Nghị định 92/1999/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải

thuộc tính Nghị định 92/1999/NĐ-CP

Nghị định 92/1999/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:92/1999/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:04/09/1999
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Vi phạm hành chính, Hàng hải

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 92/1999/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 92 /1999/NĐ-CP NGÀY 04 THÁNG 9 NĂM 1999
VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HÀNG HẢI

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Bộ Luật Hàng hải Việt Nam ngày 12 tháng 7 năm 1990;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải,

NGHỊ ĐỊNH:

 

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải là những hành vi vi phạm quy tắc quản lý nhà nước trong lĩnh vực hàng hải do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải xử phạt vi phạm hành chính.

2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải quy định trong Nghị định này bao gồm:

a) Vi phạm trong hoạt động khai thác cảng biển;

b) Vi phạm trong hoạt động hàng hải của tàu thuyền trong phạm vi cảng biển và khu vực hàng hải;

c) Vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hàng hải;

d) Vi phạm trong hoạt động tìm kiếm cứu nạn hàng hải;

đ) Vi phạm trong hoạt động trục vớt tài sản chìm đắm;

e) Vi phạm trong hoạt động bảo đảm an toàn hàng hải.

 

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải đều bị xử lý theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính có liên quan.

 

Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải tại các cảng biển và khu vực hàng hải của Việt Nam (trừ các khu vực cảng và vùng nước cảng dùng cho mục đích quân sự) cũng bị xử phạt theo quy định của Nghị định này, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

2. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 và Điều 6 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là Pháp lệnh).

 

Điều 3. Nguyên tắc xử phạt

1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải được áp dụng theo quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh.

2. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải do người có thẩm quyền được quy định tại Điều 27, Điều 28, Điều 29, Điều 30 của Nghị định này thực hiện.

3. Không xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc trong những trường hợp khẩn cấp để bảo đảm an toàn sinh mạng con người, bảo đảm an toàn cho tàu thuyền, hàng hoá và công trình giao thông.

 

Điều 4. Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng

1. Tình tiết giảm nhẹ trong lĩnh vực hàng hải là những tình tiết quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh.

2. Tình tiết tăng nặng trong lĩnh vực hàng hải là những tình tiết quy định tại Điều 8 của Pháp lệnh.

 

Điều 5. Thời hiệu xử phạt

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải là một năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện.

Đối với hành vi vi phạm hành chính về khai thác cảng biển và công trình hàng hải; xuất khẩu, nhập khẩu tàu thuyền và các thiết bị chuyên dùng hàng hải; xuất cảnh, nhập cảnh tàu thuyền, thuyền viên và hành khách thì thời hiệu xử phạt là hai năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện.

Quá thời hạn nói trên thì không xử phạt vi phạm hành chính nhưng có thể áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm a, b và d khoản 3 Điều 6 của Nghị định này.

2. Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, thì bị xử phạt vi phạm hành chính nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này là ba tháng kể từ ngày có quyết định đình chỉ.

3. Trong thời hạn được quy định tại các khoản 1 và 2 của Điều này, nếu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính mới về hàng hải hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu nói tại khoản 1 và 2 của Điều này.

 

Điều 6. Các hình thức xử phạt

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng bằng, giấy phép, giấy chứng nhận, hộ chiếu thuyền viên và tịch thu tang vật, tịch thu phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

3. Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn bị áp dụng một hoặc các biện pháp sau đây:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;

b) Buộc thực hiện những biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hành vi vi phạm hành chính gây ra;

c) Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra đối với những thiệt hại đến 1.000.000 đồng;

d) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại sức khoẻ con người, môi trường.

4. Hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung và các biện pháp áp dụng đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải được quy định cụ thể tại Chương II của Nghị định này.

Mỗi hình thức xử phạt chính được áp dụng độc lập đối với từng hành vi vi phạm hành chính.

5. Khi áp dụng hình thức phạt tiền, tuỳ từng trường hợp cụ thể, mức phạt đối với một hành vi vi phạm trong lĩnh vực hàng hải được căn cứ vào hành vi vi phạm, mức độ thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra, nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thể giảm xuống thấp hơn nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung phạt tiền; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể tăng lên cao hơn nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung phạt.

6. Việc áp dụng các hình thức xử phạt hành chính, biện pháp hành chính khác sẽ không loại trừ trách nhiệm cá nhân của người, trách nhiệm của tổ chức có liên quan trong việc bồi thường thiệt hại vật chất do hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức đó gây ra.

7. Tổ chức bị xử phạt hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt, đồng thời phải tiến hành xác định lỗi của người thuộc tổ chức của mình trực tiếp gây ra hành vi vi phạm hành chính để quy trách nhiệm cá nhân và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG II
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HÀNG HẢI;
HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT

 

MỤC I
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC CẢNG BIỂN

 

Điều 7. Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn, trật tự, vệ sinh trong hoạt động khai thác cảng biển

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Ra, vào vùng đất cảng hoặc lên tàu không có giấy phép hoặc không tuân theo các chỉ dẫn của người có thẩm quyền;

b) Không thực hiện các biện pháp bảo đảm vệ sinh khu vực vùng đất cảng;

c) Không báo cáo kịp thời cho Cảng vụ về các sự cố, tai nạn có liên quan đến trật tự, vệ sinh.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Sử dụng người lao động không có giấy chứng nhận chuyên môn phù hợp;

b) Vi phạm quy định về báo hiệu ban ngày và đèn báo hiệu, đèn chiếu sáng ban đêm đối với giới hạn cầu cảng cho tàu cập cầu bảo đảm an toàn;

c) Hệ thống đệm chống va, bích buộc tàu không đủ hoặc không bảo đảm an toàn cho tàu đậu ở cầu cảng;

d) Để các vật ở trên cầu cảng làm trở ngại cho tàu cập cầu, rời cầu hoặc các hoạt động hàng hải khác tại cảng;

đ) Chủ tàu hoặc Đại lý của chủ tàu không giao bản lược khai hàng hoá và sơ đồ xếp dỡ hàng hoá đúng thời gian theo quy định cho cảng;

e) Không báo cáo kịp thời cho Cảng vụ về các sự cố, tai nạn có liên quan đến an toàn khai thác cảng biển.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi cho tàu cập cảng hoặc neo đậu tại vùng nước khi chưa được công bố theo quy định hoặc sử dụng, khai thác cảng không đúng với chức năng của cảng đã được công bố.

4. Áp dụng các biện pháp hành chính khác:

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 của Điều này.

 

Điều 8. Vi phạm quy định về ký mã hiệu, bốc dỡ, lưu kho hàng hoá

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về đánh dấu ký mã hiệu, hoặc bốc dỡ và lưu kho các loại hàng hoá không theo quy định.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 của Điều này trong trường hợp là các loại hàng hoá nguy hiểm.

3. Áp dụng các biện pháp hành chính khác:

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này.

 

Điều 9. Vi phạm quy định về phòng chống cháy, nổ tại cảng biển

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có bảng nội quy, biển báo hoặc chỉ dẫn cảnh báo cần thiết ở những nơi dễ cháy, nổ;

b) Sử dụng các trang thiết bị cứu hoả vào các mục đích khác;

c) Không có đủ hệ thống phòng ngừa cháy, nổ theo quy định;

d) Các trang thiết bị cứu hoả không phù hợp, không ở trạng thái sẵn sàng, không đặt đúng nơi quy định hoặc không bố trí các thiết bị phòng, chống cháy, nổ phụ trợ thích hợp với loại hàng hoá đang vận chuyển, bốc dỡ;

đ) Không báo cáo kịp thời cho các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan về các sự cố, tai nạn có liên quan đến phòng ngừa cháy, nổ;

e) Sử dụng nhân viên không được trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ hoặc không có chứng chỉ chuyên môn về phòng chống cháy, nổ theo quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 của Điều này trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng.

3. Vi phạm hành chính về phòng ngừa cháy, nổ khác được áp dụng theo Điều 15 Nghị định số 49/CP ngày 15 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự.

4. Hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp hành chính khác:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh đến ba tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 của Điều này;

b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 của Điều này.

 

Điều 10. Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn hàng hải khi xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp cảng biển

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có báo hiệu hoặc báo hiệu sai lệch khu vực đang thi công cầu cảng;

b) Không có hệ thống cứu hỏa, thiết bị cứu sinh phù hợp;

c) Không có đèn chiếu sáng về ban đêm hoặc đèn chiếu sáng không an toàn, không đủ sáng tại khu vực thi công.

2. Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 của Điều này trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng.

3. Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Tàu công trình, tàu phục vụ neo đậu gây cản trở luồng ra vào cảng;

b) Đổ hoặc làm rơi các thiết bị, vật liệu thi công xuống khu vực vùng nước cảng.

4. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 của Điều này trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Thi công công trình khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền;

b) Thi công sai vị trí được phép gây ảnh hưởng đến an toàn luồng tàu.

6. Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 của Điều này trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng.

7. Hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp hành chính khác:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, khai thác cảng đến ba tháng;

b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, khoản 3 và khoản 5 của Điều này.

 

Điều 11. Vi phạm quy định về bảo vệ môi trường do hoạt động khai thác cảng gây ra

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đổ hoặc để nước bẩn chảy ra làm mất vệ sinh khu vực cầu cảng hoặc vùng nước cảng.

2. Phạt tiền từ trên 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 của Điều này trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng.

3. Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi bơm, xả dầu, nhớt hoặc các loại rác, nước bẩn, cặn bẩn, chất thải có lẫn dầu và các loại hoá chất độc hại khác xuống vùng nước cảng.

4. Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 của Điều này trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng.

5. Áp dụng các biện pháp hành chính khác:

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 của Điều này.

 

MỤC II
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG HÀNG HẢI
CỦA TÀU THUYỀN TRONG PHẠM VI CẢNG BIỂN
VÀ KHU VỰC HÀNG HẢI

Điều 12. Vi phạm quy định về thủ tục xin đến cảng

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Tàu thuyền đến cảng không xin phép theo quy định;

b) Tàu thuyền đến cảng không thực hiện chế độ thông báo hoặc thông báo không đúng việc tàu thuyền đến vị trí đón, trả hoa tiêu theo quy định.

2. Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 của Điều này trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng.

 

Điều 13. Vi phạm quy định về thủ tục vào cảng và rời cảng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi ghi không đủ hoặc ghi sai một trong các thông số kỹ thuật của tàu trong giấy khai tàu đến, giấy khai tàu đi.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định khoản 1 của Điều này trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thiếu giấy tờ hoặc một trong các giấy tờ phải xuất trình đã hết hạn khi làm thủ tục ra, vào cảng theo quy định.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm tại khoản 3 của Điều này khi có nhiều tình tiết tăng nặng.

5. Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có giấy phép rời cảng cuối cùng;

b) Tàu thuyền cố tình rời cảng khi chưa được phép.

6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không cung cấp hoặc cung cấp không đúng theo quy định cho Cảng vụ các đặc tính cần thiết của hàng hoá nguy hiểm đang được chuyên chở;

b) Tàu chở dầu không có các ký hiệu hoặc không có giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu theo quy định.

7. Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 của Điều này khi có nhiều tình tiết tăng nặng.

8. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cho thuyền viên, hành khách lên tàu hoặc rời tàu trước khi hoàn thành thủ tục về xuất nhập cảnh.

9. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh vận tải biển, giấy phép hoạt động hàng hải của tàu hoặc bằng thuyền trưởng từ ba đến sáu tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 của Điều này.

 

Điều 14. Vi phạm quy định về an toàn, trật tự, vệ sinh đối với tàu thuyền

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với sỹ quan, thuyền viên trực ca không mặc đồng phục hoặc mang phù hiệu theo quy định.

2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ trên 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không treo Quốc kỳ Việt Nam theo quy định;

b) Tự ý treo cờ lễ, cờ tang khi chưa được phép của Cảng vụ;

c) Tự ý kéo còi mà không xin phép Cảng vụ khi neo đậu tại cảng.

3. Phạt tiền từ trên 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Nạo ống khói, xả khói đen khi đang neo đậu trong vùng nước cảng;

b) Để các trang thiết bị, tài sản của tàu hoặc của thuyền viên trên mặt cầu cảng không đúng nơi quy định;

c) Gõ rỉ, sơn tàu khi chưa được sự đồng ý của Cảng vụ;

d) Tiến hành các việc sửa chữa, thử máy, thử còi khi chưa được Cảng vụ đồng ý;

đ) Bơi lội hoặc làm huyên náo trong cảng;

e) Sử dụng các kênh VHF sai quy định;

g) Thu gom rác, chất thải cặn dầu không theo đúng quy định hoặc không đáp ứng các quy định về vệ sinh và bảo vệ môi trường, hoặc không được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

h) Tiến hành hun chuột, khử trùng không đúng nơi quy định.

4. Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Đóng đăng, đáy hoặc đặt các phương tiện đánh bắt thuỷ sản trong vùng nước cảng khi chưa được phép của Cảng vụ hoặc đặt không đúng vị trí hoặc thời gian như trong giấy phép đã quy định;

b) Đóng đăng, đáy hoặc đặt các phương tiện đánh bắt thuỷ sản kiểu chữ chi hoặc cài răng lược trên tuyến luồng hoặc sử dụng các loại đăng, đáy di động, lưới rê, lưới vét hoặc các phương tiện khác để đánh bắt thuỷ, hải sản làm trở ngại tới hoạt động của tàu thuyền;

c) Tiến hành các hoạt động khác như mò, lặn hoặc các công việc ngầm dưới nước trong vùng nước cảng khi chưa được phép của Cảng vụ hoặc tiến hành các công việc đó không có các báo hiệu cảnh báo theo quy định;

d) Thực hiện các hoạt động thi đấu thể thao hay các cuộc vui chơi trong vùng nước cảng khi chưa được phép của Cảng vụ;

đ) Các tàu thuyền chuyên dùng vào mục đích thể thao, du lịch hoạt động trong vùng nước cảng khi chưa được phép của Cảng vụ;

e) Tàu chuyên dùng khảo sát, nạo vét luồng, thả phao tiêu và các phương tiện, thiết bị công trình khác tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng khi chưa được phép của Cảng vụ;

g) Tàu chuyên dùng khảo sát, nạo vét luồng, thả phao tiêu và các phương tiện, thiết bị công trình khác tiến hành hoạt động trong vùng nước cảng mà không có đủ báo hiệu cảnh giới theo quy định;

h) Các phương tiện không tự hành khi cập mạn tàu thuyền khác, cầu cảng để bốc dỡ hàng hoá mà không có đủ phương tiện lai dắt phù hợp hoặc thực hiện lệnh di chuyển do Cảng vụ chỉ định chậm so với quy định;

i) Không sử dụng hoặc sử dụng không đúng các loại báo hiệu theo quy định;

k) Không thực hiện đúng các quy tắc về tránh va trên biển.

5. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm khoản 1 và điểm e, điểm g khoản 4 của Điều này trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng.

6. Vi phạm hành chính về kiểm dịch y tế biên giới khác được áp dụng theo Điều 7 của Nghị định số 46/CP ngày 6 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế.

7. Hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp hành chính khác:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a, b và c khoản 4 của Điều này;

b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại điểm a, b khoản 4 của Điều này.

 

Điều 15. Vi phạm quy định về an toàn phòng chống cháy, nổ đối với tàu thuyền

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với mỗi hành vi hút thuốc ở nơi cấm hút thuốc.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Trang bị các thiết bị cứu hoả không ở trạng thái sẵn sàng hoạt động;

b) Không có các dấu hiệu cảnh báo hoặc chỉ dẫn cần thiết ở những nơi dễ cháy, dễ nổ;

c) Không có sơ đồ hệ thống cứu hoả, bảng phân công cứu hoả và bảng chỉ dẫn thao tác trên tàu;

3. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không trang bị đầy đủ các trang thiết bị cứu hoả theo quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia;

b) Sử dụng các trang thiết bị cứu hoả không còn hoạt động được;

c) Đặt các trang thiết bị cứu hoả không đặt đúng nơi quy định trên tàu, thuyền;

d) Thuyền viên trên tàu không sử dụng thành thạo các trang thiết bị phòng hoả, cứu hoả;

đ) Không thực hiện hoặc thực hiện chậm trễ lệnh của Cảng vụ về tham gia cứu hoả đối với tàu gặp nạn ở cảng, vùng nước cảng hoặc khu vực hàng hải;

e) Tự ý tiến hành các công việc có phát ra tia lửa ở trên boong, hầm hàng, buồng máy khi chưa được Cảng vụ kiểm tra và cho phép;

 

g) Sử dụng phương tiện chuyên dùng chữa cháy vào mục đích khác;

h) Không thực hiện đúng quy trình bảo quản, bảo dưỡng phương tiện cứu hoả;

i) Không có kế hoạch ứng cứu trong trường hợp khẩn cấp.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 của Điều này trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng.

5. Áp dụng các biện pháp hành chính khác:

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại đối với các vi phạm tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 của Điều này.

 

Điều 16. Vi phạm quy định về phòng ngừa ô nhiễm môi trường do tàu thuyền gây ra

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có sổ nhật ký về bơm nước la canh buồng máy;

b) Vứt, đổ rác hoặc các đồ vật khác từ tàu xuống nước hoặc cầu cảng.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có đầy đủ các trang thiết bị lọc dầu, nước la canh đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam và các Công ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia;

b) Các thiết bị lọc dầu không còn hoạt động được;

c) Dùng các ống, vòi, khớp nối không đảm bảo kỹ thuật khi tiếp nhận nhiên liệu;

d) Không bố trí người trực tại nơi tiếp nhận nhiên liệu trên tàu;

đ) Không ghi nhật ký dầu hoặc ghi nhật ký dầu không theo quy định.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không có các phương án xử lý sự cố dầu tràn theo quy định.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi tự ý bơm xả các loại rác hoặc cặn bẩn hoặc nước thải có lẫn dầu và các hoá chất độc hại khác từ trên tàu xuống nước hoặc cầu cảng.

5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 của Điều này trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng.

6. áp dụng các biện pháp hành chính khác:

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại đối với các vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 và khoản 4 của Điều này.

 

Điều 17. Vi phạm quy định về an toàn sinh mạng người và tàu

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

 

a) Không có bảng quy định nhiệm vụ cứu sinh, cứu đắm đặt tại các vị trí cần thiết hoặc bảng quy định đã bị hư hỏng;

b) Không có các bảng chỉ dẫn thao tác các thiết bị cứu sinh, cứu đắm hoặc các bảng chỉ dẫn đã bị hư hỏng;

c) Không có bảng phân công về cứu sinh, cứu đắm ở những nơi quy định trên tàu;

d) Bố trí thuyền viên không sử dụng thành thạo các trang thiết bị cứu sinh, cứu đắm;

đ) Chở khách vượt quá số lượng theo quy định thì mức phạt sẽ tính trên mỗi hành khách vượt số lượng;

e) Trang bị không đầy đủ các trang thiết bị cứu sinh, cứu đắm theo quy định;

f) Các trang thiết bị cứu sinh, cứu đắm không đảm bảo chất lượng; không đảm bảo sẵn sàng hoạt động được ngay.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có nhật ký tàu hoặc sử dụng nhật ký tàu sai quy định;

b) Bố trí thuyền viên không có đủ bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn theo quy định;

c) Không bố trí đủ định biên an toàn tối thiểu hoặc bố trí quá định biên theo quy định;

d) Bố trí người đảm nhiệm chức danh không đúng với tên người đã đăng ký trong "Sổ danh bạ thuyền viên";

đ) Không có hoặc viết không rõ ràng, hoặc đặt không đúng vị trí tên tàu, số hiệu đăng ký của phương tiện theo quy định.

3. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không có các trang thiết bị cứu sinh, cứu đắm theo quy định;

b) Các trang thiết bị cứu sinh, cứu đắm đã hết hạn sử dụng;

c) Chở hàng quá trọng tải cho phép theo quy định.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 của Điều này trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận về huấn luyện an toàn cơ bản có thời hạn từ ba đến sáu tháng hoặc không thời hạn đối với vi phạm quy định tại điểm d, khoản 1 của Điều này.

Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh vận tải biển, giấy phép hoạt động hàng hải của tàu hoặc bằng thuyền trưởng có thời hạn từ ba đến sáu tháng hoặc không thời hạn đối với vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 và điểm c khoản 3 của Điều này.

Điều 18. Vi phạm quy định về neo đậu, cập cầu, cập mạn, lai dắt của tàu thuyền trong vùng nước cảng

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự ý neo đậu, cập cầu, cập mạn, di chuyển vị trí hoặc tiến hành các hoạt động khác trong khu vực luồng ra vào cảng khi chưa có lệnh điều động của Cảng vụ;

b) Không chấp hành hoặc thực hiện sai hoặc cố ý kéo dài thời gian thực hiện lệnh điều động của Cảng vụ;

c) Không thực hiện chế độ trực canh VHF trên kênh 16 liên tục 24/24 giờ hàng ngày;

d) Sử dụng VHF không có giấy phép hoặc sử dụng các kênh VHF vào các mục đích khác mà chưa được đăng ký;

đ) Không có đèn chiếu sáng hoặc chiếu sáng không đủ khi tàu làm hàng, neo đậu về ban đêm;

e) Không sử dụng đủ đèn báo hiệu về ban đêm khi tàu neo đậu, cập cầu, cập mạn, lai dắt trong vùng nước cảng;

g) Không có hoặc không đủ các đệm chống va theo quy định;

h) Không thông báo kịp thời cho Cảng vụ về sự sai lệch hư hỏng của các báo hiệu hàng hải được phát hiện khi hành trình trên luồng;

i) Không chấp hành quy tắc phòng ngừa va chạm khi hành trình trong vùng nước cảng;

k) Không thông báo cho Cảng vụ biết việc hành trình của tàu trong vùng nước cảng;

l) Không duy trì đầy đủ chế độ trực ca trên tàu khi tàu đang ở cảng và vùng nước cảng;

m) Không thực hiện hoặc thực hiện chậm trễ các lệnh phòng, chống bão lụt của Cảng vụ;

n) Tự ý buộc tàu vào các báo hiệu trên luồng;

o) Không sử dụng tàu lai dắt theo quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 của Điều này khi có nhiều tình tiết tăng nặng.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng bằng thuyền trưởng từ ba đến sáu tháng hoặc không thời hạn đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 của Điều này.

 

Điều 19. Vi phạm trong lĩnh vực đăng ký tàu biển và thuyền viên

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm sau đây:

a) Đăng ký tàu không đúng thời hạn theo quy định;

b) Làm hư hỏng hoặc làm mất giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;

c) Làm mất hoặc làm hư hỏng hộ chiếu thuyền viên hoặc các chứng chỉ chuyên môn hàng hải của thuyền viên;

 

d) Làm mất hoặc làm hư hỏng sổ danh bạ thuyền viên.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 của Điều này trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm sau đây:

a) Khai báo không đúng sự thật về thông số kỹ thuật, tình trạng sở hữu của tàu khi thực hiện đăng ký.

b) Tẩy xoá, giả mạo, mua, bán, cho thuê, cho mượn chứng chỉ về đăng ký tàu biển, hộ chiếu thuyền viên, bằng, các chứng chỉ chuyên môn hàng hải hoặc có hành vi gian lận trong việc đăng ký tàu hoặc đăng ký thuyền viên hoặc thi, cấp chứng chỉ chuyên môn;

4. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm sau đây:

a) Khai thác tàu khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển;

b) Không thực hiện đăng ký thay đổi chủ tàu theo đúng quy định của pháp luật khi tàu đã được mua, bán, chuyển dịch sở hữu.

5. Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm tại khoản 3 và khoản 4 của Điều này trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký tàu biển, hộ chiếu thuyền viên hoặc bằng, chứng chỉ chuyên môn từ ba đến sáu tháng hoặc không có thời hạn đối với vi phạm quy định tại điểm b, khoản 3 của Điều này.

 

Điều 20. Vi phạm quy định về hoa tiêu hàng hải

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với mỗi hành vi tàu không treo cờ hiệu chữ "G" khi xin hoa tiêu hoặc không treo cờ hiệu chữ "H" khi hoa tiêu đang ở trên tàu.

2. Phạt tiền từ trên 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Cố ý sử dụng hoa tiêu để dẫn tàu khi chưa được phép của Cảng vụ;

b) Hoa tiêu dẫn tàu phát hiện về tai nạn, sự cố, những thay đổi của luồng và báo hiệu hàng hải mà không thông báo kịp thời cho Cảng vụ;

c) Bố trí hoa tiêu dẫn tàu trong vùng hoạt động hoa tiêu không theo đúng quy định.

d) Bố trí hoa tiêu dẫn tàu không có chứng chỉ chuyên môn phù hợp theo quy định;

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 của Điều này trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng.

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

 

a) Điều khiển tàu thuyền ra, vào cảng mà không sử dụng hoa tiêu theo quy định;

b) Không có các biện pháp bảo đảm an toàn hoặc không bố trí loại thang phù hợp cho hoa tiêu lên xuống an toàn theo quy định;

c) Không thông báo hoặc thông báo không chính xác cho hoa tiêu về tính năng và đặc điểm riêng của tàu;

d) Không bảo đảm điều kiện làm việc và sinh hoạt cho hoa tiêu trong suốt thời gian hoa tiêu ở trên tàu.

5. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 của Điều này trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động hoa tiêu từ ba đến sáu tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 2 của Điều này.

 

MỤC III
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH VẬN TẢI BIỂN VÀ DỊCH VỤ HÀNG HẢI

 

Điều 21. Vi phạm quy định về sử dụng giấy phép kinh doanh vận tải biển, giấy phép hoạt động của tàu, giấy phép khai thác tàu biển định tuyến, giấy phép hành nghề đại lý tàu biển, các giấy phép hoạt động hàng hải (gọi chung là giấy phép).

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thông báo cho cơ quan cấp giấy phép về những thay đổi đã đăng ký trong giấy phép;

b) Không thực hiện đúng các quy định về báo cáo thống kê chuyên ngành hoặc cung cấp các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Quảng cáo sai với nội dung được kinh doanh hoặc quảng cáo khi chưa được phép kinh doanh.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 của Điều này trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng.

3. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Kinh doanh không đúng với nội dung, phạm vi được quy định trong giấy phép;

b) Không thực hiện đúng các nội dung về mức cước trần, cước sàn, luồng tuyến, tên tàu mà doanh nghiệp đã đăng ký;

c) Không trang bị đầy đủ về các phương tiện bảo đảm an toàn về người, phương tiện khi hoạt động kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hàng hải.

d) Thực hiện kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hàng hải không có giấy phép hoặc giấy phép đã hết hạn;

đ) Sửa chữa, tẩy xoá giấy phép.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 của Điều này trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép đến ba tháng đối với một trong những hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 3 (trừ điểm d) của Điều này.

 

Điều 22. Vi phạm quy định về hoạt động mua, bán tàu biển

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mỗi hành vi cố tình khai không đúng các thông số kỹ thuật của tàu xin được mua, bán.

2. Phạt tiền từ trên 2.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua, bán tàu khi chưa được phép theo quy định.

3. Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khoản 1 và khoản 2 của Điều này trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng.

 

MỤC IV
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG
TÌM KIẾM CỨU NẠN

Điều 23. Vi phạm quy định về hoạt động tìm kiếm cứu nạn

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện nghĩa vụ theo quy định về tìm kiếm cứu nạn hàng hải.

2. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh điều động mà không có lý do chính đáng hoặc thiếu trách nhiệm khi thực hiện lệnh điều động của cơ quan có thẩm quyền.

 

MỤC V
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG
TRỤC VỚT TÀI SẢN CHÌM ĐẮM Ở BIỂN

 

Điều 24. Vi phạm quy định về trục vớt tài sản chìm đắm ở biển

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo hoặc thông báo không kịp thời theo quy định về tài sản bị chìm đắm ở biển;

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không lắp đặt hoặc lắp đặt không kịp thời báo hiệu phù hợp với vị trí tài sản bị chìm đắm;

b) Thực hiện việc trục vớt hoặc kết thúc việc trục vớt tài sản chìm đắm không theo đúng thời gian quy định;

 

c) Trục vớt tài sản chìm đắm không có giấy phép;

d) Không bàn giao tài sản chìm đắm ngẫu nhiên trục vớt được cho cơ quan có thẩm quyền;

đ) Không thanh toán các chi phí liên quan đến việc trục vớt tài sản chìm đắm theo quy định.

3. Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 của Điều này trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 2 của Điều này.

 

MỤC VI
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ BẢO ĐẢM AN TOÀN HÀNG HẢI

 

Điều 25. Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn hàng hải

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không thông báo kịp thời hoặc thông báo không đúng thực tế các "Thông báo hàng hải";

b) Lắp đặt sai báo hiệu hàng hải so với vị trí và quy định của pháp luật;

c) Làm che khuất báo hiệu hàng hải.

2. Phạt tiền từ trên 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm quy định tại khoản 1 của Điều này khi có nhiều tình tiết tăng nặng.

3. Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:

a) Không đặt báo hiệu hoặc đặt báo hiệu không kịp thời các chướng ngại vật trên luồng;

b) Nạo vét luồng lạch, đổ bùn đất không đúng nơi quy định;

c) Làm dịch chuyển hoặc hư hỏng báo hiệu hàng hải.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng.

5. Áp dụng các biện pháp hành chính khác:

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại đối với vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 của Điều này.

Điều 26. Vi phạm quy định liên quan đến hoạt động thanh tra an toàn hàng hải

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với mỗi hành vi cản trở, không chấp hành yêu cầu hoặc cố ý gây khó khăn cho Thanh tra viên an toàn hàng hải khi làm nhiệm vụ.

2. Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với mỗi hành vi lăng mạ, xúc phạm Thanh tra viên an toàn hàng hải đang thi hành công vụ.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm tại khoản 1, khoản 2 của Điều này trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng.

4. Hình phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng bằng thuyền trưởng hoặc giấy chứng chỉ chuyên môn từ ba đến sáu tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều này.

 

CHƯƠNG III
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

 

MỤC I
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT

 

Điều 27. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra an toàn hàng hải, Giám đốc Cảng vụ:

1. Thanh tra viên an toàn hàng hải đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;

d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu do hành vi vi phạm hành chính gây ra;

đ) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hành vi vi phạm hành chính gây ra;

e) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, môi trường.

2. Chánh Thanh tra an toàn hàng hải khu vực có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính;

d) Tước quyền sử dụng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ chuyên môn, hộ chiếu thuyền viên, bằng theo thẩm quyền có thời hạn đến ba tháng. Trong trường hợp giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ chuyên môn, hộ chiếu thuyền viên, bằng do cơ quan nhà nước cấp trên cấp thì ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi các loại giấy tờ trên.

đ) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra;

e) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hành vi vi phạm hành chính gây ra;

 

g) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người;

h) Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra đến 1.000.000 đồng.

3. Giám đốc Cảng vụ hàng hải có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính;

d) Tước quyền sử dụng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ chuyên môn, hộ chiếu thuyền viên, bằng theo thẩm quyền có thời hạn đến sáu tháng. Trong trường hợp giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ chuyên môn, hộ chiếu thuyền viên, bằng do cơ quan nhà nước cấp trên cấp thì ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi các loại giấy tờ trên.

đ) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra;

e) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hành vi vi phạm hành chính gây ra;

g) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người;

h) Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra đến 1.000.000 đồng.

4. Chánh Thanh tra an toàn hàng hải Trung ương có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ chuyên môn, hộ chiếu thuyền viên, bằng theo thẩm quyền có thời hạn đến sáu tháng. Trong trường hợp giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ chuyên môn, hộ chiếu thuyền viên, bằng do cơ quan nhà nước cấp trên cấp thì ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi các loại giấy tờ trên.

d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để thực hiện vi phạm hành chính;

đ) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra;

e) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hành vi vi phạm hành chính gây ra.

g) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người;

h) Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra đến 1.000.000 đồng.

 

Điều 28. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 26 của Pháp lệnh.

 

Điều 29. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 27 của Pháp lệnh.

 

Điều 30. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

c) Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung.

Trong trường hợp áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng bằng, các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ chuyên môn, hộ chiếu thuyến viên do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cấp thì Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị cơ quan quản lý nhà nước đã cấp bằng, các loại giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ chuyên môn, hộ chiếu thuyền viên đó ra quyết định thu hồi.

 

Điều 31. Nguyên tắc phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:

1. Các cơ quan thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý.

2. Trong trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan thì việc xử phạt do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện.

 

MỤC II
THỦ TỤC XỬ PHẠT

 

Điều 32. Thủ tục áp dụng hình thức xử phạt hành chính

1. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải, người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm.

2. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt tại chỗ theo thủ tục đơn giản quy định tại Điều 46 của Pháp lệnh.

3. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền trên 20.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt phải kịp thời lập biên bản về vi phạm hành chính theo đúng quy định tại Điều 47 của Pháp lệnh. Nếu người lập biên bản không đủ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thì phải gửi kịp thời biên bản và các hồ sơ liên quan đến cấp có đủ thẩm quyền để ra quyết định xử phạt.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 48 của Pháp lệnh. Thời hạn trên có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

4. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định có quy định cụ thể ngày có hiệu lực.

Quyết định có hiệu lực phải gửi cho tổ chức, các nhân bị xử phạt và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt. Quyết định phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên phải được gửi cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp.

5. Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền phải nộp tiền phạt tại nơi mà quyết định xử phạt đã ghi và được nhận biên lai thu tiền phạt. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn chi tiết về thủ tục thu, nộp tiền phạt, quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.

6. Nghiêm cấm việc thu tiền phạt tại chỗ.

7. Mẫu biên bản xử phạt vi phạm hành chính và mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định.

 

Điều 33. Thủ tục tước quyền sử dụng bằng, các loại giấy phép, chứng chỉ chuyên môn, giấy chứng nhận, hộ chiếu thuyền viên

1. Thủ tục tước quyền sử dụng bằng, các loại giấy phép, chứng chỉ chuyên môn, giấy chứng nhận, hộ chiếu thuyền viên thực hiện đúng theo quy định tại Điều 50 của Pháp lệnh.

2. Khi phát hiện bằng, các loại giấy phép, chứng chỉ chuyên môn, giấy chứng nhận, hộ chiếu thuyền viên được cấp không đúng thẩm quyền hoặc các loại giấy phép, chứng chỉ chuyên môn, giấy chứng nhận có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực hàng hải phải tiến hành thu hồi ngay, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết để xử lý.

 

Điều 34. Thủ tục tịch thu và xử lý tang vật, phương tiện sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính

1. Khi áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản theo đúng quy định tại Điều 51 của Pháp lệnh.

2. Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên phải gửi ngay cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp.

3. Việc xử lý tang vật, phương tiện sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại Điều 52 của Pháp lệnh.

 

Điều 35. Thi hành quyết định xử phạt

1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải thi hành quyết định xử phạt trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt trừ trường hợp được ghi rõ trong quyết định xử phạt. Quá thời hạn trên, tổ chức, cá nhân bị xử phạt không tự giác chấp hành thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thích hợp.

2. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 36 của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật liên quan.

3. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hết hiệu lực thi hành sau một năm kể từ ngày ra quyết định; trong trường hợp tổ chức, cá nhân bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì không áp dụng thời hiệu này.

 

Điều 36. Áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính thực hiện theo các quy định cụ thể sau:

a) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập; khấu trừ tiền từ tài khoản tại Ngân hàng;

b) Kê biên tài sản hoặc phần tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;

c) Tạm thời chưa cho phép tàu thuyền rời cảng cho đến khi nộp đủ tiền phạt.

2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có quyền ra quyết định cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế.

3. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

4. Lực lượng cảnh sát nhân dân có trách nhiệm thi hành quyết định cưỡng chế của ủy ban nhân dân cùng cấp và phải phối hợp với các cơ quan nhà nước khác tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế của các cơ quan đó khi được yêu cầu.

5. Việc chuyển hồ sơ vi phạm hành chính để truy cứu trách nhiệm hình sự thực hiện theo quy định tại Điều 53 của Pháp lệnh.

 

CHƯƠNG IV
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 37. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo

1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt của người có thẩm quyền theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo. Trong thời gian chờ đợi kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vẫn phải thi hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp buộc tháo dỡ công trình xây dựng.

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khiếu nại lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định đó hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại toà án có thẩm quyền.

2. Thủ tục khiếu nại, giải quyết khiếu nại và khởi kiện vụ án hành chính theo quy định tại các Điều 87 và Điều 88 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

3. Cá nhân Việt Nam và nước ngoài có quyền tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải của tổ chức, cá nhân theo các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

4. Cá nhân Việt Nam và nước ngoài có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải.

Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.

 

Điều 38. Xử lý vi phạm

1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt vượt quá thẩm quyền quy định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải nếu có hành vi cản trở, chống người thi hành công vụ trong việc kiểm tra, kiểm soát hoặc cố tình trì hoãn, trốn tránh thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 39. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Bãi bỏ các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải đã được ban hành như sau:

Bãi bỏ Điều 16 Chương III, Quy chế tổ chức và hoạt động của thanh tra an toàn hàng hải Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 204/TTg ngày 28 tháng 12 năm 1992 của Thủ tướng Chính phủ.

Bãi bỏ các Điều: 57, 58, 59 và Điều 60 Chương IV của Quy chế quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển và các khu vực hàng hải ở Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 13/CP ngày 25 tháng 02 năm 1994 của Chính phủ.

 

Điều 40. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence- Freedom- Happiness
------------
No.92/1999/ND-CP
Hanoi, September 4, 1999
 
DECREE
ON SANCTIONS AGAINST ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE MARITIME FIELD
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to Vietnam’s Maritime Code of July 12, 1990;
Pursuant to the Ordinance on Handling of Administrative Violations of July 6, 1995;
At the proposal of the Minister of Communications and Transport,
DECREES
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Scope of regulation
1. Administrative violations in the maritime field are acts of breaching the rules of the State management over the maritime field, intentionally or unintentionally by organizations and/or individuals, which are not serious enough for penal liability examination, but must be administratively sanctioned as prescribed by law.
2. Administrative violations in the maritime field prescribed in this Decree include:
a/ Violations in seaport exploitation activities;
b/ Violations in maritime activities of vessels within seaport areas and maritime zones;
c/ Violations in sea shipping business and maritime service activities;
d/ Violations in maritime search and rescue activities;
e/ Violations in sunken property salvage and recovery activities;
f/ Violations in maritime safety guaranty activities.
Article 2.- Objects of application
1. All organizations and individuals that commit acts of administrative violation in the maritime field shall be dealt with according to the provisions of this Decree and other relevant provisions of the legislation on handling of administrative violations.
Foreign organizations and individuals that commit acts of administrative violations in the maritime field at seaports and maritime zones of Vietnam (except for port land and water areas used for military purposes) shall also be sanctioned according to the provisions of this Decree, except otherwise provided for by international agreements which Vietnam has signed or acceded to.
2. The sanctioning of administrative violations committed by minors in the maritime field shall comply with the provisions in Point a, Clause 1 of Article 5, and Article 6 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations (hereafter referred to as the Ordinance).
Article 3.- Sanctioning principles
1. The principles for sanctioning administrative violations in the maritime field shall comply with the provisions in Article 3 of the Ordinance.
2. The sanctions against administrative violations in the maritime field shall be imposed by competent persons defined in Articles 27, 28, 29 and 30 of this Decree.
3. No sanction shall be imposed on administrative violations committed under force majeure circumstances or in emergency cases to protect human life or ensure the safety of vessels, cargo and navigation projects.
Article 4.- Extenuating and aggravating circumstances
1. Extenuating circumstances in the maritime field are those specified in Article 7 of the Ordinance.
2. Aggravating circumstances in the maritime field are those specified in Article 8 of the Ordinance.
Article 5.- The statute of limitations for sanctioning
1. The statute of limitations for sanctioning an administrative violation in the maritime field shall be one year after such administrative violation is committed.
For administrative violations committed in the exploitation of seaports and maritime projects; export and import of vessels and maritime special-use equipment; exit and/or entry of vessels, crew members and passengers, the statute of limitations for sanctioning shall be two years after such administrative violation acts are committed.
Past that statute of limitations, no sanctions shall be imposed on administrative violations, but other measures specified in Points a, b and d, Clause 3, Article 6 of this Decree may be applied.
2. An individual, who is sued, prosecuted or brought to trial under the criminal procedures, but later there is a decision to suspend the investigation or to suspend the case, shall be sanctioned for administrative violation(s) if his/her acts show signs of administrative violation(s); the statute of limitations for sanctioning the administrative violation(s) in this case shall be 3 months after the suspension decision is issued.
3. If within the time limits prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, an organization or individual commits new acts of administrative violation in the maritime field or intentionally avert or hinder the sanction, the statute of limitations stated in Clauses 1 and 2 of this Article shall no longer apply.
Article 6.- Sanctioning forms
1. For each act of administrative violation, a violating organization or individual shall be subject to one of the following main sanctioning forms:
a/ Warning;
b/ Pecuniary penalty.
2. Depending on the nature and seriousness of their violations, the administratively violating organizations and individuals shall also be imposed with such additional sanctioning forms as stripping off the right to use licenses, certificates, crew member’s passports, and confiscation of material evidences and/or means used for the administrative violations.
3. In addition to the main and additional sanctioning forms prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, the administratively violating organizations and individuals may also be subject to one or several of the following measures:
a/ Compelled restoration of the original state which has altered due to the administrative violations or compelled dismantlement of illegally constructed projects;
b/ Compelled application of measures to overcome the environmental pollution caused by the administrative violations;
c/ Compelled payment of compensations for damage of up to VND1,000,000 caused by the administrative violations;
d/ Compelled destruction of articles hazardous to human health and environment.
4. The main sanctioning forms, the additional sanctioning forms and the measures applicable to each administrative violation act in the maritime field are specified in Chapter II of this Decree.
Each main sanctioning form shall be independently imposed on each administrative violation.
5. Where the sanctioning form of pecuniary penalty is imposed on a violation act in the maritime field, the sanctioning level shall be based on the nature of or the damage caused by such violation act. If such violation involves extenuating circumstances, the pecuniary penalty level may be reduced but must not be lower than the minimum level of the fine bracket; if the violation involves aggravating circumstances, the fine level may be increased but must not exceed the maximum level of the fine bracket.
6. The application of administrative sanctioning forms and other administrative measures shall not relieve the individual liability of the concerned individuals or the liability of the concerned organizations to pay compensations for material damage caused by violation acts of such individuals or organizations.
7. An administratively sanctioned organization shall have to abide by the sanctioning decision, and at the same time verify the fault of its own personnel who has personally committed the administrative violation, so as to individualize the liability and compel the compensation for damage according to the provisions of law.
Chapter II
ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE MARITIME FIELD; SANCTIONING FORMS AND LEVELS
Section I. VIOLATIONS OF THE REGULATIONS ON SEAPORT EXPLOITATION ACTIVITIES
Article 7.- Violations of the regulations on ensuring safety, order and hygiene in seaport exploitation activities
1. A warning or a fine of from VND50,000 to VND200,000 shall be imposed on one of the following violation acts:
a/ Entering or leaving the port’s land area or getting on board a ship without permit or not in compliance with instructions of competent persons;
b/ Failing to apply measures to ensure the hygiene of the port's land area;
c/ Failing to promptly report to the port authority on incidents and/or accidents related to the port’s order and hygiene.
2. A fine of from VND500,000 to VND2,000,000 shall be imposed on one of the following violation acts:
a/ Employing laborers without appropriate professional qualification certificates;
b/ Violating the regulations on day-time marks, and night-time signaling and lighting lamps that delimit a wharf to ensure the safety of docking ships.
c/ The system of anti-collision cushions and mooring flanges are insufficient or incapable of ensuring the safety of ships mooring at the wharf;
d/ Laying objects on the wharf that hinder ships from docking at or leaving the wharf or other maritime activities at the port;
e/ The shipowners or their agents fail to produce the cargo packing lists and cargo loading-unloading schemes within the prescribed time limit to the port authority;
f/ Failing to promptly report to the port authority on the incidents and/or accidents related to the safety of the seaport exploitation activities.
3. A fine of from VND5,000,000 to VND20,000,000 shall be imposed on each act of docking at a wharf or anchoring at a water zone not yet publicly declared for use as prescribed, or using or exploiting a port not in conformity with its functions already declared.
4. Application of other administrative measures:
Compelled application of measures to overcome consequences and payment of compensations for damage caused by violation acts prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.
Article 8.- Violations of the regulations on cargo signs and marks, unloading and warehousing
1. A fine of from VND500,000 to VND1,000,000 shall be imposed on acts of violating regulations on inscribing signs and marks, or unloading and warehousing goods of various kinds not in compliance with regulations.
2. A fine of from VND2,000,000 to VND10,000,000 shall be imposed on violation acts prescribed in Clause 1 of this Article in cases of hazardous goods.
3. Application of other administrative measures:
Compelled application of measures to overcome consequences and payment of compensations for damage caused by violation acts prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.
Article 9.- Violations of the regulations on fire and explosion prevention and combat at seaports
1. A warning or a fine of from VND200,000 to VND1,000,000 shall be imposed on one of the following violation acts:
a/ Failing to put up boards of internal rules, or signboards indicating or giving necessary cautions at fire or explosion-prone places;
b/ Using fire fighting equipment and devices for other purposes;
c/ Failing to adequately install a fire and explosion prevention and combat system as prescribed;
d/ Failing to provide appropriate fire fighting equipment and devices or make them ready for use or install them at the prescribed places, or failing to dispose auxiliary fire and explosion prevention and combat equipment compatible to goods being transported or unloaded;
e/ Failing to promptly report to the concerned State management agencies on incidents or accidents related to the fire and explosion prevention activities;
f/ Using employees who are not fully equipped with protection devices or without certificates of professional qualifications for fire and explosion prevention and combat as required.
2. A fine of from VND10,000,000 to VND20,000,000 shall be imposed on each violation act prescribed in Clause 1 of this Article in cases where such violation involves many aggravating circumstances.
3. Other administrative violations in fire and explosion prevention shall be handled according to Article 15 of the Government’s Decree No.49/CP of August 15, 1996 on sanctions against administrative violation in the security and order field.
4. Additional sanctioning forms and other administrative measures:
a/ Stripping off the right to use business licenses for up to 3 months, for violation acts prescribed in Clause 1 of this Article;
b/ Compelling the application of measures to overcome consequences and the payment of compensations for damage caused by violation act prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 10.- Violations of the regulations on ensuring the maritime safety in the construction, renovation or upgrading of seaports
1. A fine of from VND 500,000 to VND 2,000,000 shall be imposed on one of the following violation acts:
a/ Failing to install signals or giving false signals at the areas where a wharf is being under construction;
b/ Failing to provide appropriate fire fighting system and life rescue equipment;
c/ Failing to install night-time lighting lamps or installing lamps which are unsafe or incapable of producing enough light at the construction site.
2. A fine of from over VND2,000,000 to VND10,000,000 shall be imposed on each violation act prescribed in Clause 1 of this Article in cases where such violation involves many aggravating circumstances.
3. A fine of from over VND2,000,000 to VND5,000,000 shall be imposed on one of the following violation acts:
a/ Ships servicing construction projects or services ships which dock or anchor, thus obstructing the port entrance or exit fairways;
b/ Dumping or dropping construction equipment and materials into the port waters.
4. A fine of from over VND5,000,000 to VND20,000,000 shall be imposed on each violation act prescribed in Clause 3 of this Article in cases where such violation involves many aggravating circumstances.
5. A fine of from VND10,000,000 to VND20,000,000 shall be imposed on one of the following violation acts:
a/ Constructing a project without the competent agency's permit;
b/ Carrying out construction activities not at the prescribed places, thus affecting the safety in ship navigation fairways.
6. A fine of from over VND20,000,000 to VND100,000,000 shall be imposed on each violation act prescribed in Clause 5 of this Article in cases where such violation involves many aggravating circumstances.
7. Additional sanctioning form and other administrative measures:
a/ Stripping off the right to use the license for port construction or exploitation for up to 3 months;
b/ Compelling the application of measures to overcome consequences and payment of compensations for damage caused by violation acts prescribed in Clauses 1, 3 and 5 of this Article.
Article 11.- Violations of the regulations on environment a projection in port exploitation activities
1. A warning or a fine of from VND100,000 to VND500,000 shall be imposed on act of discharging or spilling waste water onto the wharf area or port water, thus affecting the hygiene therein.
2. A fine of from over VND500,000 to VND2,000,000 shall be imposed on each violation act prescribed in Clause 1 of this Article in cases where such violation involves many aggravating circumstances.
3. A fine of from over VND2,000,000 to VND10,000,000 shall be imposed on each act of pumping or discharging engine oil or lubricant or garbage, waste water, dirty sludge and other waste matters contaminated with engine oil and other hazardous chemicals into the port water.
4. A fine of from over VND10,000,000 to VND50,000,000 shall be imposed on each violation act prescribed in Clause 3 of this Article in cases where such violation involves many aggravating circumstances.
5. Application of other administrative measures:
Compelled application of measures to overcome consequences and compensation for damage caused by violation acts prescribed in Clause 3 of this Article.
Section II. VIOLATIONS OF THE REGULATIONS ON MARITIME ACTIVITIES OF VESSELS WITHIN SEAPORTS AND MARITIME ZONES
Article 12.- Violations of the regulations on the procedures applying for port calls
1. A fine of VND5,000,000 to VND10,000,000 shall be imposed on one of the following violation acts:
a/ Vessels calling at ports without asking for permits as prescribed;
b/ Vessels calling at ports without observing the regime of making declarations or making false declarations of vessels’ arrival at pilot-embarking and/or disembarking places as prescribed.
2. A fine of from over VND10,000,000 to VND50,000,000 shall be imposed on each violation act prescribed in Clause 1 of this Article in cases where such violation involves many aggravating circumstances.
Article 13.- Violations of the regulations on the procedures for port entrance and exit
1. A warning or a fine of from VND100,000 to VND500,000 shall be imposed on act of inadequately or wrongly inscribing one of the ship’s technical specifications in its entrance or exit declaration.
2. A fine of from VND1,000,000 to VND5,000,000 shall be imposed on each violation act prescribed in Clause 1 of this Article in cases where such violation involves many aggravating circumstances.
3. A fine of from VND500,000 to VND1,000,000 shall be imposed on act of failing to produce all required papers or filling the procedures for port entrance or exit with one of the produced papers having expired.
4. A fine of from VND5,000,000 to VND10,000,000 shall be imposed on each violation act prescribed in Clause 3 of this Article involves many aggravating circumstances.
5. A fine of from over VND10,000,000 to VND50,000,000 shall be imposed on one of the following violation acts:
a/ Failing to obtain the permit for final;
b/ Vessels deliberately leaving the port without permit.
6. A fine of from VND10,000,000 to VND20,000,000 shall be imposed off one of the following violation acts:
a/ Failing to inform or informing not in compliance with the regulations to the port authority substantial characteristics of hazardous goods being transported;
b/ Oil tankers have no marks or certificates of shipowners’ civil liability insurance as required.
7. A fine of from over VND20,000,000 to VND50,000,000 shall be imposed on each violation act prescribed in Clause 6 of this Article in cases where such violation involves many aggravating circumstances.
8. A fine of from VND10,000,000 to VND30,000,000 shall be imposed on acts of letting crew members or passengers to embark or disembark the ships before the entry and exit procedures arc completed.
9. Additional sanctioning forms:
Stripping off the right to use the sea shipping business licenses or maritime operation licenses of the ships or the shipmasters� licenses for 3 to 6 months, for violation acts prescribed in Clause 6 of this Article.
Article 14.- Violations of the regulations on the safety order and hygiene of vessels
1. A warning or a fine of from VND50,000 to VND100,000 shall be imposed on an officer or a crew member who fails to wear uniform or service badges as required, while on duty.
2. A warning or a fine of from over VND100,000 to VND500,000 shall be imposed on one of the following violation acts:
a/ Failing to fly the national flag of Vietnam as prescribed;
b/ Arbitrarily putting up anniversary flags or flags at half mast without the port authority’s permit;
c/ Arbitrarily blowing whistles without the port authority’s permit while anchoring or calling at the port.
3. A fine of from over VND500,000 to VND2,000,000 shall be imposed on one of the following violation acts:
a/ Scraping funnels or emitting black smoke while anchoring or calling at the port waters;
b/ Laying facilities, equipment and appurtenance of the ship or the crew members on the wharf outside the prescribed places;
c/ Scraping rust and painting ships without the port authority’s consent;
d/ Repairing or testing engines or whistles without the port authority’s consent;
e/ Swimming or causing tumult in the port;
f/ Using VHF channels in contravention of the regulations;
g/ Collecting wastes and oil sludge not in compliance with regulations on environmental hygiene and protection, or without the State management agency’s permit;
h/ Smoking rats or spreading disinfectants not at prescribed places.
4. A fine of from over VND2,000,000 to VND5,000,000 shall be imposed on one of the following violation acts:
a/ Setting hecks, fish traps or laying aquatic resources exploiting means in the port waters without the port authority’s permit or setting them not at places or at the time prescribed in fishing licenses;
b/ Setting hecks, fish traps or laying aquatic resources exploiting means in zigzag or brush-toothed disposition on navigation lanes and fairways, or using mobile fish traps brushwoods and hecks, trawl nets, drag nets or other means to tap aquatic and marine resources, thus hindering the movement of vessels;
c/ Carrying out other activities such as: underwater groping, diving or other underwater activities in the port waters without the port authority’s permits or carrying out such activities without giving warning signals as prescribed;
d/ Staging sport competitions or entertainments in the port waters without the port authority’s permit;
e/ Sport or tourist vessels operate in the port waters without the port authority’s permit;
f/ Ships used exclusively for surveying and dredging navigation fairways and placing signal buoys, and other project facilities and equipment operate in the port waters without the port authority's permit;
g/ Ships used exclusively for surveying and dredging navigation fairways and placing signal buoys, and other project facilities and equipment operate in the port waters without enough warning signals as prescribed;
h/ Non-self-propelled means draw up alongside other vessels or dock at a wharf for unloading cargo without adequate and appropriate towing facilities, or delay implementing movement orders issued by the port authority.
i/ Refusing to use or improperly using signals as prescribed;
j/ Failing to strictly observe the rules for collision avoidance on the sea.
5. A fine of from over VND5,000,000 to VND20,000,000 shall be imposed on each violation act prescribed in Clause 1 and Points f and g, Clause 4 of this Article in cases where such a violation involves many aggravating circumstances.
6. Other administrative violations regarding border medical quarantine shall be handled according to Article 7 of the Government’s Decree No.46/CP of August 6, 1996 stipulating the sanctions against administrative violations in the field of State management over medical activities.
7. The additional sanctioning forms and other administrative measures.
a/ Confiscation of material evidences an means used to commit administrative violations, for acts prescribed at Points a, b and c, Clause 4 of this Article;
b/ Compelled restoration of the original state, for acts prescribed at Points a and b, Clause 4 of this Article.
Article 15.- Violations of the regulations on safety of fire and explosion prevention and combat applicable to vessels
1. A fine of from VND100,000 to VND500,000 shall be imposed on each act of smoking at no-smoking places.
2. A fine of from VND2,000,000 to VND5,000,000 shall be imposed on one of the following violation acts:
a/ Equipping fire extinguishers not ready for use;
b/ Failing to install warning signals or necessary instructions at fire or explosion-prone places;
c/ Having no diagram of fire fighting system, and boards of fire-fighting duty assignment and instructions on operation aboard;
3. A fine of from over VND5,000,000 to VND10,000,000 shall be imposed on one of the following violation acts:
a/ Failing to sufficiently provide fire-fighting equipment and devices as prescribed by Vietnamese laws and relevant international agreements which Vietnam has signed or acceded to;
b/ Using fire-fighting equipment and devices which have been out of order;
c/ Placing fire-fighting equipment and devices not at prescribed places on ships and boars;
d/ Crew members on board fail to expertly handle the fire-preventing and fighting equipment and devices;
e/ Failing to execute or delaying the execution of the port authority’s orders to take part in fighting fire on ships in distress in the port, port waters or maritime zone;
f/ Arbitrarily conducting activities that send out sparks on the deck, cargo hold or engine room, when such activities are not yet inspected and permitted by the port authority;
g/ Using the fire-fighting devices for other purposes;
h/ Failing to strictly observe the procedures for preserving and maintaining fire-fighting devices;
i/ Having no plans for rescue or salvage in emergency cases.
4. A fine of from VND20,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed on each violation act prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article in cases where such violation involves many aggravating circumstances.
5. Application of other administrative measures:
Compelled application of measures to overcome consequences and payment of compensations for damage caused by violations prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.
Article 16.- Violations of the regulations on prevention of environmental pollution caused by vessels
1. A fine of from VND200,000 to VND1,000,000 shall be imposed on one of the following violation acts.
a/ Having no diary recording the pumping of bilge water from the engine room;
b/ Throwing or discharging garbage or other objects from ships into water or wharf.
2. A fine of from VND2,000,000 to VND5,000,000 shall be imposed on one of the following violation acts:
a/ Failing to equip adequate oil-and bilge water-filtering equipment as prescribed by Vietnamese laws and relevant international agreements which Vietnam has signed or acceded to;
b/ The oil-filtering equipment have been out of order;
c/ Using technically unsafe pipes, hoses and pipe fittings for receiving fuels;
d/ Failing to assign personnel on duty at the fuel receiving place aboard the ship;
e/ Failing to keep the oil diary or keeping it not in compliance with regulations.
3. A fine of from VND2,000,000 to VND10,000,000 shall be imposed on act of failing to devise oil spill-handling plans as required.
4. A fine of from VND5,000,000 to VND20,000,000 shall be imposed on each act of arbitrarily pumping or discharging garbage or dirty sludge or waste water contaminated with oil and other hazardous chemicals from a ship into the port water or wharf.
5. A fine of from VND50,000,000 to VND10,000,000 shall be imposed on each violation act prescribed in Clause 4 of this Article in cases where such violation involves many aggravating circumstances.
6. Application of other administrative measures:
Compelled application of measures to overcome consequences and payment of compensations for damage caused by violations prescribed at Point b, Clause 1 and Clause 4 of this Article.
Article 17.- Violations of the regulations on human life and ship safety protection
1. A warning or a fine of from VND100,000 to VND500,000 shall be imposed on one of the following violation acts:
a/ Failing to put up boards stipulating the life rescue and shipwreck salvage duties at the prescribed places or such boards have already been damaged;
b/ Failing to put up boards of instructions on operating the life rescue and shipwreck salvage equipment and devices or such boards have already been damaged;
c/ Failing to put up boards of assignment of life rescue and shipwreck salvage ditties at the prescribed places aboard the ship;
d/ Employing crew members who fail to expertly handle the life rescue and shipwreck salvage equipment and devices;
e/ Carrying passengers in excess of the prescribed number; in this case the fine shall be calculated on each excess passenger;
f/ Failing to equip vessels with sufficient life rescue and shipwreck salvage equipment and devices as prescribed;
g/ The life rescue and shipwreck salvage equipment and devices are neither up to the prescribed quality nor ready for immediate use.
2. A fine of from VND1,000,000 to VND5,000,000 shall be imposed on one of the following violation acts:
a/ Having no ship log-book or using it not according to the regulations;
b/ Employing crew members who do not possess enough professional diplomas and certificates as prescribed;
c/ Failing to sufficiently employ the minimum safe staff or employ a staff in excess of the prescribed number;
d/ Assigning personnel to posts not in consistency with the names of persons already registered in the "crew member register";
e/ Having no or unclearly inscribing or putting at wrong place aboard the vessel’s name and registration number as prescribed.
3. A fine of from over VND5,000,000 to VND10,000,000 shall be imposed on one of the following violation acts:
a/ Having no life rescue and shipwreck salvage equipment and devices;
b/ The life rescue and shipwreck salvage equipment and devices are on the expiry date;
c/ Carrying cargo in excess of the prescribed tonnage.
4. A fine of from VND20,000,000 to VND50,000,000 shall be imposed on each violation act prescribed in Clauses 1, 2 and 3 of this Article in cases where such violation involves many aggravating circumstances.
5. The additional sanctioning forms:
Stripping off the right to use the certificate of basic safety training, for 3 to 6 months or indefinitely, for violations prescribed at Point d, Clause 1 of this Article.
Stripping off the right to use the sea shipping business license or the maritime operation license of the ship or the shipmaster's license for 3 to 6 months or indefinitely, for violations prescribed at Point e, Clause 1 and Point c, Clause 3 of this Article.
Article 18.- Violations of the regulations on anchoring, docking, lightering and towing of vessels in the port waters
1. A fine of VND1,000,000 to VND5,000,000 shall be imposed on one of the following violation acts:
a/ Arbitrarily anchoring, docking, lightering, moving from place to place or conducting other activities in the port entrance and exit fairways without the port authority's operation orders;
b/ Failing to abide by or wrongly executing or deliberately delaying the execution of the port authority's operation order;
c/ Failing to effect the regime of watching VHF on channel 16 round the clock;
d/ Using VHF without permits or using VHF channels for purposes other than registered ones;
e/ Having no lighting lamps or using lamps incapable of producing enough light for the ships� night-time cargo handling or anchoring;
f/ Failing to use sufficient signal lamps for the ships' night-time anchoring, docking, lightering or towing in the port waters;
g/ Having no or having insufficient anti-collision cushions as prescribed;
h/ Failing to promptly report to the port authority on the maritime signals' improper operation or damage while traveling on navigation fairways;
i/ Failing to observe the rules for preventing collisions while traveling in the port waters;
j/ Failing to report to the port authority on the ship’s itinerary in the port waters;
k/ Failing to adequately maintain the duty regime on board while the ship calls at the port or the port waters;
l/ Failing to execute or delaying the execution of the port authority's orders for storm and flood prevention and combat;
m/ Arbitrarily mooring the strip to sea markers on navigation fairways;
n/ Refusing to use tug boats as prescribed.
2. A fine of from VND5,000,000 to VND20,000,000 shall be imposed on each of violation acts prescribed in Clause 1 of this Article in cases where such violation involves many aggravating circumstances.
3. Additional sanctioning forms:
Stripping off the right to use the shipmaster’s licenses for 3 to 6 months or indefinitely, for violations prescribed in Clause 1 of this Article.
Article 19.- Violations of the regulations on registration of sea-going ships and crew members
1. A warning or a fine of from VND500,000 to VND1,000,000 shall be imposed on one of the following violation acts:
a/ Failing to register a ship within the prescribed time limit;
b/ Damaging or losing the sea-going ship registration certificate;
c/ Losing or damaging the crew member’s passport or the crew member’s maritime professional certificates;
d/ Losing or damaging the crew member’s register book.
2. A fine of from VND2,000,000 to VND5,000,000 shall be imposed on each violation act prescribed in Clause 1 of this Article in cases where such violation involves many aggravating circumstances.
3. A fine of from VND2,000,000 to VND5,000,000 shall be imposed on one of the following violation acts:
a/ Falsely declaring the ship’s technical specifications and ownership state upon making the registration;
b/ Erasing, crossing out, falsifying, trading, hiring out or lending the sea-going ship registration certificate, crew member’s passport, licenses and maritime professional certificate, or committing fraudulent acts in the ship or crew member registration or the examination for and granting of professional certificate(s);
4. A fine of from over VND5,000,000 to VND10,000,000 shall be imposed on one of the following violation acts:
a/ Operating a ship when the sea-going ship registration certificate is yet granted;
b/ Failing to make the registration of the shipowner change strictly according to the provisions of law after the ship’s purchase, sale ownership transfer.
5. A fine of from over VND10,000,000 to VND20,000,000 shall be imposed on each violation act prescribed in Clauses 3 and 4 of this Article in cases where such violation involves many aggravating circumstances.
6. Additional sanctioning forms:
Stripping off the right to use the sea-going ship registration certificate, crew member passport or other professional licenses or certificates for 3 to 6 months or indefinitely, for violations prescribed at Point b, Clause 3 of this Article.
Article 20.- Violations of the regulations on maritime pilotage
1. A warning or a fine of VND100,000 to VND500,000 shall be imposed on each act of failing to put up signal banner with letter "G", when asking for a pilot, or signal banner with letter "H" when the pilot is on board the ship.
2. A fine of from over VND500,000 to VND2,000,000 shall be imposed on one of the following violation acts:
a/ Deliberately using a pilot to conduct the ship when not yet so permitted by the port authority;
b/ The pilot, upon detecting an accident, incident or changes of navigation fairways or maritime signals, fails to promptly report it (them) to the port authority;
c/ Employing a pilot to conduct the ship in the pilotage operation zone not in accordance with the regulations.
d/ Employing a pilot to conduct the ship without the prescribed professional certificates.
3. A fine of from VND5,000,000 to VND10,000,000 shall be imposed on each violation act prescribed in Clause 2 of this Article in cases where such violation involves many aggravating circumstances.
4. A fine of from VDN1,000,000 to VDN5,000,000 shall be imposed on one of the following violation acts:
a/ Navigating vessels into or out of ports without any pilot as prescribed;
b/ Failing to devise measures to ensure safety or failing to place appropriate ladders for the pilot to safely climbing up and down as prescribed;
c/ Failing to inform or inaccurately inform the pilot of the ship's specifications and particular characteristics;
d/ Failing to ensure the working and living conditions for the pilot during his/her stay on board.
5. A fine of from over VND5,000,000 to VND10,000,000 shall be imposed on each violation act prescribed in Clause 4 of this Article in cases where such violation involves many aggravating circumstances.
6. Additional sanctioning forms:
Stripping off the right to use the pilot operation license for 3 to 6 months, for violations prescribed in Clause 2 of this Article.
Section III. VIOLATIONS OF THE REGULATIONS ON SEA SHIPPING BUSINESS AND MARITIME SERVICE ACTIVITIES
Article 21.- Violations of the regulations on the use of the sea-shipping business license, the ship's operation license, the license for exploitation of sea-going ship on fixed routes, the sea-shipping agency license and other maritime operation licenses (hereafter referred collectively to as the licenses).
1. A warning or a fine of from VND100,000 to VND500,000 shall be imposed on one of the following violation acts:
a/ Failing to report to the licensing agency on the changes already registered in the license;
b/ Failing to comply with the regulations on specialized statistical reports or failing to provide other necessary information at the requests of the
competent State agency(ies).
c/ Making advertisements contrary to the permitted business contents or advertising business contents not yet licensed.
2. A fine of from VND1,000,000 to VND5,000,000 shall be imposed on each violation act prescribed in Clause 1 of this Article in cases where such violation involves many aggravating circumstances.
3. A fine of from over VND5,000,000 to VND10,000,000 shall be imposed on one of the following violation acts:
a/ Conducting business activities not in line with the contents and scopes prescribed in the business license;
b/ Failing to comply with the provisions on the ceiling and flooring freight rates, navigation fairways and routes and ship names which enterprises have registered;
c/ Failing to adequately equip vessels with means to ensure the human life and transport means safety while conducting sea shipping business and maritime service activities;
d/ Conducting sea shipping business and maritime service activities without licenses or with expired licenses;
c/ Modifying or erasing licenses.
4. A fine of from VND20,000,000 to VND50,000,000 shall be imposed on each of violation acts prescribed in Clause 3 of this Article in cases where such violation involves many aggravating circumstances.
5. Additional sanctioning forms:
Stripping off the right to use the licenses for 3 to 6 months, for each of violation acts prescribed in Clauses 1 and 3 (except for Point d) of this Article.
Article 22.- Violations of the regulations on the sea-going ship purchase and sale
1. A fine of from VND500,000 to VND2,000,000 shall be imposed on each act of deliberately making a false declaration of technical specifications of a ship intended for purchase or sale.
2. A fine of from over VND2,000,000 to VND5,000,000 shall be imposed on each act of purchasing or selling ship a without permit as prescribed.
3. A fine of from over VND10,000,000 to VND20,000,000 shall be imposed on each violation act prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article in cases where such violation involves many aggravating circumstances.
Section IV. VIOLATIONS OF THE REGULATIONS ON SEARCH AND RESCUE
Article 23. - Violations of the regulations on search and rescue activities
1. A fine of from VND2,000,000 to VND5,000,000 shall be imposed on act of failing to perform the prescribed duty for maritime search and rescue.
2. A fine of from over VND5,000,000 to VND10,000,000 shall be imposed on act of failing to obey the operation order without plausible reason(s) or showing irresponsibility while executing the operation order
of the competent agency.
Section V. VIOLATIONS OF THE REGULATIONS ON SALVAGE OF PROPERTY SUNK IN THE SEA
Article 24.- Violations of the regulations on salvage of property sunk in the sea
1. A warning or a fine of from VND200,000 to VND1,000,000 shall be imposed on act of failing to report or failing to promptly report as required on property sunk in the sea;
2. A fine of from VND10,000,000 to VND20,000,000 shall be imposed on one of the following violation acts:
a/ Failing to place or failing to promptly place a marker in the place where the property has sunk;
b/ Failing to carry out the salvage or complete the salvage of sunken property within the prescribed time limit;
c/ Carrying out the salvage of sunken property without any permit;
d/ Failing to hand over the sunken property which has been incidentally recovered to the competent agency;
e/ Failing to pay expenses related to the salvage of sunken property as prescribed.
3. A fine of from over VND20,000,000 to VND50,000,000 shall be imposed on each violation act prescribed in Clause 2 of this Article in cases such violation involves many aggravating circumstances.
4. Additional sanctioning forms:
Confiscation of material evidences and means used in administrative violations, for violation acts prescribed in Clause 2 of this Article.
Section VI. VIOLATIONS OF THE REGULATIONS ON ENSURING THE MARITIME SAFETY
Article 25.- Violation of the regulations on ensuring the maritime safety
1. A fine of from VND500,000 to VND2,000,000 shall be imposed on one of the following violation acts:
a/ Failing to publicize promptly or publicizing untruthfully the "maritime notices";
b/ Installing maritime signals not at the prescribed places and not according to the provisions of law;
c/ Hiding maritime signals.
2. A fine of from over VND2,000,000 to VND5,000,000 shall be imposed on each violation act prescribed in Clause 1 of this Article in cases where such violation involves many aggravating circumstances.
3. A fine of from over VND5,000,000 to VND10,000,000 shall be imposed on one of the following violation acts:
a/ Failing to place markers or placing markers not in time to warn against obstacles on navigation fairways;
b/ Dredging navigation fairways or dumping mud and soil not at the prescribed places;
c/ Moving or damaging the maritime markers.
4. A fine of from VND20,000,000 to VND100,000,000 shall be imposed on each violation act prescribed in this Article in cases where such violation involves aggravating circumstances.
5. Application of other administrative measures:
Compelled application of measures to overcome consequences and pay compensations for damage caused by violations prescribed in Clauses 1 and 3 of this Article.
Article 26.- Violations of the regulations on the maritime safety inspection activities
1. A warning or a fine of from 200,000 to 1,000,000 shall be imposed on each act of hindering or deliberately troubling a maritime safety inspector
on duty or failing to satisfy his/her requests.
2. A fine of from over VND1,000,000 to VND2,000,000 shall be imposed on each act of insulting or offending a maritime safety inspector on duty.
3. A fine of from VND5,000,000 to VND10,000,000 shall be imposed on each violation act prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article in cases where such violation involves many aggravating circumstances.
4. Additional sanctions:
Stripping off the right to use the shipmaster’s license or the professional certificate for 3 to 6 months, for violation acts prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.
Chapter III
THE COMPETENCE AND PROCEDURES FOR SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Section I. THE SANCTIONING COMPETENCE
Article 27.- The competence for sanctioning administrative violations of the maritime safety inspectors and port authority directors:
1. A maritime safety inspector on official duty can:
a/ Serve a warning;
b/ Impose a fine of up to VND200,000;
c/ Confiscate material evidences and means used for administrative violations, valued at up to VND500,000;
d/ Compel the restoration of the original state which has altered due to administrative violations;
e/ Compel the application of measures to overcome environmental pollution caused by administrative violations.
f/ Compel the destruction of articles hazardous to human health and environment.
2. A regional chief maritime safety inspector can:
a/ Serve a warning;
b/ Impose a fine of up to VND10,000,000;
c/ Confiscate material evidences and means used for administrative violations;
d/ Strip off the right to use various kinds of licenses, certificates, professional certificates, crew member’s passports and other diplomas according to his/her competence for up to 3 months. In cases where such an operation license, certificate, professional certificate, crew member’s passport or diploma has been granted by a superior State agency, he/she shall issue a decision to suspend the violation act and request the competent State agency to withdraw such papers.
e/ Compel the restoration of the original state which has altered due to administrative violations;
f/ Compel the application of measures to overcome the environmental pollution caused by administrative violations;
g/ Compel the destruction of articles harmful to human health;
h/ Compel the payment of compensation of up to VND1,000,000 for damage caused by administrative violations.
3. A maritime port authority director may:
a/ Serve a warning;
b/ Impose a fine of up to VND10,000,000;
c/ Confiscate material evidences and means used for administrative violations;
d/ Strip off according his/her competence, the right to use various kinds of licenses, certificates, professional certificates, crew member’s passports and other diplomas for up to 6 months. In cases where such an operation license, certificate, professional certificate, crew member’s passport or diploma has been granted by a superior State agency, he/she shall issue a decision to suspend the violation act and request the competent State agency to withdraw such paper.
e/ Compel the restoration of the original state which has altered due to the administrative violations;
f/ Compel the application of measures to overcome the environmental pollution caused by administrative violations;
g/ Compel the destruction of articles harmful to human health;
h/ Compel the payment of compensation of up to VND1,000,000 for damage caused by administrative violations.
4. The central-level chief maritime safety inspector may:
a/ Serve a warning;
b/ Impose a fine of up to VND20,000,000;
c/ Strip off according to his/her competence, the right to use various kinds of licenses, certificates, professional certificates, crew member’s passports and other diplomas for up to 6 months. In cases where such an operation license, certificate, professional certificate, crew member's passport or diploma has been granted by a superior State agency, he/she shall issue a decision to suspend the violation act and request the competent State agency to withdraw such papers.
d/ Confiscate material evidences and means used for administrative violations;
e/ Compel the restoration of the original state which has altered due to the administrative violations;
f/ Compel the application of measures to overcome the environmental pollution caused by administrative violations;
g/ Compel the destruction of articles harmful to human healthy;
h/ Compel the payment of compensations of up to VND1,000,000 for damage caused by administrative violations.
Article 28.- Presidents of commune-level People’s Committees shall have the competence to sanction administrative violations as defined in Article 26 of the Ordinance.
Article 29.- Presidents of district-level People’s Committees shall have the competence to sanction administrative violations as defined in Article 27 of the Ordinance.
Article 30. - Presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities may:
a/ Serve a warning;
b/ Impose a fine of up to VND100,000,000;
c/ Apply the additional sanctioning forms.
In cases where the additional sanctioning form of stripping off the right to use licenses, permits, certificates, professional certificates and crew member's passports granted by the specialized State management agencies is applied, the presidents of the provincial-level People’s Committees shall request the State management agencies that have granted such licenses, permits, certificates, professional certificates and/or crew member’s passports to issue decisions to withdraw such papers.
Article 31.- The principles for assigning the competence to sanction administrative violations:
1. The specialized inspection agencies shall be competent to sanction administrative violations in maritime activities related to the branches under their respective management.
2. In cases where an administrative violation in the maritime field falls under the sanctioning competence of several agencies, the sanctioning shall be elected by the first agency that accept the case’s dossier.
Section II. THE SANCTIONIN G PROCEDURES
Article 32.- The procedures for applying administrative sanctioning forms:
1. Upon detecting an administrative violation in the maritime field, the person with sanctioning competence shall have to issue an order to immediately suspend such violation act.
2. In cases where an administrative violation must be sanctioned with a warning or a fine of up to VND20,000, the person with sanctioning competence shall have to issue an on-the-spot sanctioning decision according to the simple procedures prescribed in Article 46 of the Ordinance.
3. In cases where an administrative violation must be sanctioned with a fine of over VND20,000, the person with the sanctioning competence shall have to promptly record such administrative violation in a minutes according to the provisions in Article 47 of the Ordinance. If the minutes maker is incompetent to sanction such administrative violation, he/she shall have to promptly forward the minutes and the relevant dossier to the competent level, for issuance of the sanctioning decision.
Within 15 days after the minutes on the administrative violation is made, the competent person shall have to issue a decision to sanction such administrative violation according to Article 48 of the Ordinance. The above-said time limit may be extended but shall not exceed 30 days.
4. A sanctioning decision shall take effect after its signing, except for cases where the effective date is clearly inscribed therein.
The effective decisions shall be sent to the sanctioned organizations and individuals as well as the fine collecting agencies within 3 days after such sanctioning decisions are issued. Decisions on fines of from VND2,000,000 or more shall be sent to the People's Procuracy of the same level.
5. The fined organizations and individuals shall have to pay their fines at the places inscribed in the sanctioning decisions and shall get fine receipts. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Communications and Transport in guiding in detail the procedures for collecting and paying fines, managing and using proceeds from sanctions against administrative violations in the maritime field.
6. It is strictly prohibited to collect fines on the spot.
7. The forms of administrative violation sanctioning minutes and decisions shall be set by the Minister of Communications and Transport.
Article 33.- The procedures for stripping off the right to use diplomas, licenses, professional certificates, certificates and crew member’s passports
1. The procedures for stripping off the right to use licenses, professional certificates, certificates and crew member’s passports shall strictly comply with the provisions of Article 50 of the Ordinance.
2. Upon detecting that a license, professional certificate, written certification or crew member’s passport has been granted ultra vires or has unlawful contents, the person competent to sanction administrative violations in the maritime field shall have to immediately withdraw it, and at the same time notify the competent State agency thereof for handling.
Article 34.- The procedures for confiscating and handling material evidences and means used for administrative violations
1. When applying the sanctioning form of confiscating material evidences and means used for administrative violations, the person with sanctioning competence shall have to make a minutes according to the provisions of Article 51 of the Ordinance.
2. A decision to confiscate material evidences and means used for an administrative violation, valued at VND5,000,000 or more, shall be promptly sent to the People’s Procuracy of the same level.
3. The handling of material evidences and means used for administrative violations shall comply with the provisions of Article 52 of the Ordinance.
Article 35.- Execution of sanctioning decisions
1. Organizations and individuals sanctioned for their administrative violations shall have to execute sanctioning decisions within 5 days after they are handled such sanctioning decisions, except for cases where such time limit is clearly stated therein. If past that time limit, the sanctioned organizations and individuals fail to voluntarily execute the sanctioning decisions, the persons with sanctioning competence may apply appropriate coercive measures against them.
2. The application of measures to coerce the execution of administrative violation sanctioning decisions shall comply with the provisions of Article 36 of this Decree and other relevant provisions of law.
3. An administrative violation sanctioning decision shall cease to be effective one year after it is issued. In cases where the sanctioned organization or individual deliberately shirk or delay the execution, such statute of limitations shall not apply.
Article 36.- Application of measures to coerce the execution of administrative violation sanctioning decisions
1. The application of measures to coerce the execution of administrative violation sanctioning decisions shall be effected according to the following specific regulations:
a/ Deduction of a part of wage or income; deduction of money from bank accounts;
b/ Distraint of property or a part of property with a value corresponding to the fine amount, for auction sale;
c/ Temporarily not following the fined vessels to leave the port until they fully pay the fines.
2. Persons competent to sanction administrative violations can issue coercive decisions and shall have to organize the coercion.
3. The coerced organizations and individuals shall have to bear all expenses for organizing the enforcement of coercive measures.
4. The people’s police force shall have to enforce the coercive decisions of the People’s Committees of the same level and coordinate with other State agencies in organizing the enforcement of coercive decisions of such agencies when so requested.
5. The transfer of dossier on administrative violations for penal liability examination shall comply with the provisions of Article 53 of the Ordinance.
Chapter IV
COMPLAINTS, DENUNCIATIONS AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 37.- Complaint, denunciations and settlement thereof
1. Organizations and individuals that are sanctioned for their administrative violations in the maritime domain or their lawful representatives may lodge complaints against sanctioning decisions of the Law on Complaints and Denunciations. Pending the complaint settlement by the competent agency(ies), the sanctioned organizations and individuals shall still have to execute the sanctioning decisions, except for cases of compelled dismantlement of construction projects.
In cases where the complainants disagree with the complaint settling decisions, they may further lodge their complaints to the immediate superiors of the persons who have issued such decisions or initiate administrative lawsuits at the competent courts.
2. The procedures for lodging and settling complaints and initiating administrative lawsuits shall comply with the provisions of Articles 87 and 88 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and the Ordinance on the Procedures for Settling Administrative Cases.
3. Vietnamese and foreign individuals may denounce to the competent State agencies acts administrative violation in the maritime field committed by organizations and other individuals according to the provisions of the legislation on complaints and denunciations.
4. Vietnamese and foreign individuals may denounce to the competent State agencies unlawful acts committed by persons competent to sanction administrative violations in the maritime field.
The settlement of denunciations shall comply with the current law provisions.
Article 38.- Handling of violations
1. Persons competent to sanction administrative violations in the maritime field who harass, tolerate or cover up violators, fail to impose sanctions or sanction not in time, improperly or ultra vires shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability. If damage is caused, compensations therefor must be made according to provisions of law.
2. Persons sanctioned for their administrative violations in the maritime field who hinder or act against officials on inspection and control duties, or deliberately delay or shirk the execution of administrative violation sanctioning decisions shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively handled or examined for penal liability according to the provisions of law.
Chapter V
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 39.- Effect
This Decree takes effect 15 days after its signing.
To annul the following previously promulgated regulations on sanctions against administrative violations in the maritime field:
To annul Article 16, Chapter III of the Regulation on organization and operation of the Vietnam maritime safety inspectorate, promulgated together with the Prime Minister’s Decision No.204/TTg of December 28, 1992.
To annul Article 57, 58, 59, and 60, Chapter IV of the Regulation on management of maritime activities at seaports and maritime zones in Vietnam promulgated together with the Government’s Decree No.13/CP of February 25, 1994.
Article 40.- The implementation organization responsibilities
The Minister of Communications and Transport shall have to guide the implementation of this Decree.
The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




PHAN VAN KHAI

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 92/1999/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1896/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định 46/2024/NĐ-CP ngày 04/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ

Vi phạm hành chính, Sở hữu trí tuệ

văn bản mới nhất