Nghị định 79/CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện

thuộc tính Nghị định 79/CP

Nghị định 79/CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:79/CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:19/06/1997
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Vi phạm hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 79/CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 79/CP NGÀY 19 THÁNG 6 NĂM 1997 QUI ĐỊNH
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG
VÀ TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện,

NGHỊ ĐỊNH:

 

CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1.- Phạm vi điều chỉnh:

1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện (dưới đây gọi là vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tấn số vô tuyến điện) là hành vi cố ý hoặc vô ý của tổ chức, cá nhân vi phạm các quy tắc quản lý Nhà nước về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

2. Vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyền điện quy định trong Nghị định này bao gồm:

a) Vi phạm trong thiết lập, bảo đảm an toàn, thông suốt mạng lưới bưu chính; cung cấp và sử dụng dịch vụ bưu chính; phát hành, lưu hành, sử dụng, xuất khẩu, nhập khẩu tem bưu chính;

b) Vi phạm trong thiết lập, bảo đảm an toàn, thông suốt mạng lưới viễn thông; cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông;

c) Vi phạm trong quản lý, sử dụng phổ tần số vô tuyến điện và thiết bị phát sóng vô tuyền điện;

d) Vi phạm về giá, cước, phí bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện;

e) Vi phạm về tiêu chuẩn công nghệ, thiết bị mạng lưới; lắp đặt, kiểm tra, hiệu chỉnh thiết bị; xây dựng công trình chuyên ngành bưu chính, viễn thông.

 

Điều 2.- Đối tượng áp dụng:

1. Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện đều bị xử phạt theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính có liên quan.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện trên lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thêm lục địa của Việt Nam thì bị xử phạt như đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

2. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện thực hiện theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 5 và Điều 6 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

 

Điều 3.- Nguyên tắc xử phạt:

1. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện phải do người có thẩm quyền quy định tại các Điều 23, 24 và 25 Nghị định này tiến hành theo đúng quy định của pháp luật.

2. Mọi hành vi vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử phạt phải được tiến hành nhanh chóng, công minh. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khẩn trương khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Đối với thiệt hại đến 1.000.000 đồng mà các bên không tự thoả thuận được thì người có thẩm quyền xử phạt quyết định mức bồi thường; những thiệt hại trên 1.000.000 đồng được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

3. Một hành vi vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện chỉ bị xử phạt một lần. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.

4. Việc xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân; những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng quy định tại các Điều 7 và 8 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính để quyết định hình thức, biện pháp, mức xử phạt thích hợp.

5. Không xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ, hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình.

6. Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử phạt hành chính.

 

Điều 4.- Thời hiệu xử phạt:

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện trừ trường hợp quy dịnh tại các Khoản 2 và 3 Điều này.

2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hai năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện đối với hành vi vi phạm hành chính về giá, cước, phí bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện; về xây dựng công trình chuyên ngành bưu chính, viễn thông; xuất khẩu, nhập khẩu tem bưu chính; sản xuất tem bưu chính giả.

3. Đối với cá nhân bị khởi tố, truy tố hoặc có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự mà có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án, thì bị xử phạt vi phạm hành chính nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp này là ba tháng kể từ ngày có quyết định đình chỉ.

4. Quá thời hạn nói tại các Khoản 1 và 2 Điều này thì không xử phạt nhưng có thể áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm a, b và d Khoản 3 Điều 5 Nghị định này.

5. Trong thời hạn được quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này nếu cá nhân, tổ chức có vi phạm hành chính mới hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt tính từ thời điểm thực hiện vi phạm hành chính mới hoặc từ thời điểm hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt chấm dứt.

 

Điều 5.- Các hình thức xử phạt:

1. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

2. Tuỳ theo tính chất, mức dộ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn bị áp dụng một số hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

3. Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung nêu trên, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khác:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;

b) Buộc thực hiện những biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;

c) Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đối với những thiệt hại đến 1.000.000 đồng;

d) Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, văn hoá phẩm độc hại.

4. Hình thức xử phạt hành chính, xử phạt bổ sung và các biện pháp áp dụng đối với từng hành vi vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện được quy định cụ thể tại Chương II, Nghị định này.

Các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính trừ khi cần thiết áp dụng các biện pháp quy định tại các điểm a, b, d Khoản 3 Điều này trong trường hợp vi phạm hành chính đã hết thời hiệu xử phạt.

5. Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện là mức trung bình của khung phạt tiền tương ứng với hành vi đó được quy định tại Nghị định này; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thể giảm xuống thấp hơn nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung phạt tiền; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể tăng lên cao hơn nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

 

CHƯƠNG II
VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG VÀ
TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN; HÌNH THỨC
VÀ MỨC XỬ PHẠT

 

MỤC 1
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG VIỆC THIẾT LẬP MẠNG LƯỚI, BẢO ĐẢM AN TOÀN, THÔNG SUỐT MẠNG LƯỚI BƯU CHÍNH; CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ BƯU CHÍNH;
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TEM BƯU CHÍNH;
HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT

 

Điều 6.- Xử phạt vi phạm về thiết lập mạng lưới bưu chính:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không khai báo làm thủ tục cấp lại giấy phép thiết lập mạng lưới bưu chính khi giấy phép bị mất hoặc bị hư hỏng.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện vận chuyển bưu chính dùng để chuyên chở hàng hoá, chở người trái quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, hoặc sử dụng trang thiết bị bưu chính chuyên dùng khác không đúng mục đích.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đông đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vị sau đây:

a) Thiếp lập mạng lưới bưu chính không đúng quy định trong giấy phép;

b) Đóng, mở các đường thư liên tỉnh, quốc tế bao gồm cả việc đóng, mở các bưu cục ngoại dịch, bưu cục kiểm quan không có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

c) Sửa chữa, tẩy xoá giấy phép thiết lập mạng lưới bưu chính;

d) Sử dụng giấy phép thiết lập mạng lưới bưu chính quá thời hạn.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thiết lập mạng lưới bưu chính không có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

5. Hình thức xử phạt bổ xung áp dụng với các hành vi vi phạm tại Điều này:

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại Khoản 4.

 

Điều 7.- Xử phạt vi phạm về bảo đảm an toàn, thông suốt của mạng lưới bưu chính:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Làm dịch chuyển vị trí, làm thay đổi trạng thái lắp đặt hoặc làm hư hỏng, làm mất tác dụng của thùng thư bưu chính;

b) Không niêm yết hoặc niêm yết không đúng quy định về thời gian mở cửa phục vụ tại bưu cục, điểm phục vụ;

c) Không mở cửa hoặc mở cửa bưu cục, điểm phục vụ không đúng thời gian quy định.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng không đúng qui định dấu ngày của bưu cục, dấu niêm phong túi thư, túi bưu phẩm, túi bưu kiện;

b) Giữ, làm hư hỏng bưu phẩm (trừ thư), bưu kiện của người khác không đúng quy định của pháp luật.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Kiểm tra trái pháp luật túi bưu phẩm, bưu kiện trên đường vận chuyển;

b) Làm hư hỏng hoặc làm mất túi bưu phẩm, bưu kiện, báo chí trên đường vận chuyển;

c) Sử dụng dấu ngày của bưu cục, dấu niêm phong túi thư, túi bưu phẩm, túi bưu kiện giả.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Trì hoãn, khước từ hoặc có hành vi khác nhằm trốn tránh việc thực hiện quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc huy động phương tiện, thiết bị bảo đảm vận chuyển tài liệu công văn, phục vụ các nhu cầu thông tin trong trường hợp khẩn cấp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Cản trở, gây ách tắc việc khai thác, vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ quy định về bảo vệ túi thư đặc biệt hoặc tài liệu bí mật Nhà nước gửi qua đường bưu chính.

6. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp áp dụng đối với các hành vi vi phạm tại Điều này:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại điểm a Khoản 1, điểm c Khoản 3;

b) Buộc khôi phục lại tình trạnh ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra đối với vi phạm quy định tại điểm a Khoản 1; điểm a Khoản 3;

c) Buộc bồi thường đối với những thiệt hại đến 1.000.000 đồng nếu các bên không tự thoả thuận được đối với vi phạm quy định tại điểm a Khoản 1; điểm b Khoản 2; điểm a Khoản 3.

 

Điều 8.- Xử phạt vi phạm về cung cấp, sử dụng dịch vụ bưu chính:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không khai báo làm thủ tục cấp lại khi giấy phép cung cấp dịch vụ bưu chính bị mất, bị hư hỏng.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng dịch vụ bưu chính để đe doạ, quấy rối, xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của người khác mà chưa đến mức độ truy cứa trách nhiệm hình sự;

b) Đưa thêm, tráo đổi vật phẩm, hàng hoá trong bưu phẩm, bưu kiện sau khi đã làm xong các thủ tục nhận gửi;

c) Kê khai nội dung bưu phẩm, bưu kiện không đúng với phiếu gửi;

d) Ngăn cản hoặc từ trối trái pháp luật việc cung cấp dịch vụ bưu chính;

e) Cho người khác thuê, mượn, dùng chung trái phép hộp thư thuê bao;

f) Gửi hoặc nhận gửi trong bưu phẩm, bưu kiện vật phẩm, hàng hoá làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi gửi hoặc nhận gửi trong bưu phẩm, bưu kiện vật phẩm, hàng hoá mà Nhà nước nước ngoài có quan hệ bưu chính với Việt Nam cấm nhập khẩu trong trường hợp gửi đi nước ngoài.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cung cấp dịch vụ bưu chính không đúng quy định trong giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

b) Làm đại lý cho tổ chức nước ngoài để kinh doanh dịch vụ bưu chính không dúng quy định trong giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

c) Đóng, mở dịch vụ bưu chính trong nước và với nước ngoài không đúng quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

d) Sửa chữa, tẩy xoá giấy phép hành nghề cung cấp dịch vụ bưu chính;

e) Gửi hoặc nhận gửi trong bưu phẩm, bưu kiện hàng hoá, vật phẩm thuộc danh mục gửi có điều kiện mà không thực hiện đúng các yêu cầu theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cung cấp dịch vụ bưu chính không có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

b) Làm đại lý cho tổ chức nước ngoài để kinh doanh dịch vụ bưu chính không có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

c) Đóng, mở các dịch vụ bưu chính trong nước và với nước ngoài không có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

d) Sử dụng giấy phép hành nghề cung cấp dịch vụ bưu chính quá thời hạn;

e) Cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn giấy phép hành nghề cung cấp dịch vụ bưu chính;

f) Làm dịch vụ mang thư ra nước ngoài, mang thư từ nước ngoài vào Việt Nam mà không có phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

g) Gửi hoặc nhận gửi vật phẩm, hàng hoá Nhà nước Việt Nam cấm lưu thông, cấm lưu hành.

6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gửi hoặc nhận gửi vật gây cháy, nổ, gây nguy hại cho sức khoẻ con người, lây lan dịch bệnh.

7. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp áp dụng đối với hành vi vi phạm tại Điều này:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn đối với vi phạm quy định tại điểm e Khoản 5;

b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại Khoản 3; Khoản 4; các điểm a, b, c, d, e và g Khoản 5; Khoản 6;

c) Buộc bồi thường đối với những thiệt hại đến 1.000.000 đồng nếu các bên không tự thoả thuận được đối với vi phạm quy định tại điểm f Khoản 2; điểm e Khoản 4;

d) Buộc áp dụng những biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra đối với vi phạm quy định tại điểm f Khoản 2; điểm e Khoản 4; Khoản 6.

e) Buộc tiêu huỷ vật phẩm làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm f Khoản 2; điểm e Khoản 4; Khoản 6.

 

Điều 9.- Xử phạt vi phạm về bảo đảm bí mật bưu phẩm, bưu kiện:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi vô ý tiết lộ tên, địa chỉ người sử dụng Bưu điện.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Bóc, mở bưu phẩm (trừ thư), bưu kiện của người khác không đúng quy định của pháp luật;

b) Cố ý tiết lộ nội dung bưu phẩm (trừ thư), bưu kiện hoặc tên, địa chỉ người sử dụng Bưu kiện.

 

Điều 10.- Xử phạt vi phạm về quản lý, sử dụng tem bưu chính:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng tem bưu chính không đúng quy định của pháp luật;

b) Bán tem cước phí bưu chính không đúng giá in trên con tem.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi lưu hành tem bưu chính chưa có thông báo phát hành hoặc tem bưu chính đã có quyết định thu hồi của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuất khẩu, nhập khẩu tem bưu chính không đúng quy định trong giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

a) Làm ra hoặc buôn bán tem bưu chính giả mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Xuất khẩu, nhập khẩu tem bưu chính không có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

5. Hình thức xử phạt bổ sung áp dụng đối với hành vi vi phạm tại Điều này:

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4.

 

MỤC 2
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG VIỆC THIẾT LẬP MẠNG LƯỚI, BẢO ĐẢM AN TOÀN, THÔNG SUỐT MẠNG LƯỚI VIỄN THÔNG; CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ VIỄN THÔNG; HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT

 

Điều 11.- Xử phạt vi phạm về thiết lập mạng lưới viễn thông:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không khai báo làm thủ tục cấp lại khi giấy phép thiết lập mạng lưới viễn thông bị mất hoặc bị hư hỏng.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thiết lập mạng lưới viễn thông chuyên dùng không đúng quy định trong giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

b) Mở rộng mạng lưới viễn thông không đúng quy định trong giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thiết lập mạng lưới viễn thông công cộng không đúng quy định trong giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

b) Thiết lập trạm mặt đất hoặc sử dụng thiết bị thông tin qua vệ tinh không đúng quy định trong giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Kết nối các máy tính, mạng máy tính với mạng máy tính toàn cầu Internet không đúng quy định trong giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

d) Thiết lập mạng lưới viễn thông chuyên dùng không có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

e) Đầu nối hai mạng lưới viễn thông chuyên dùng trực tiếp với nhau không được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

f) Đóng, mở các đường viễn thông liên tỉnh, quốc tế bao gồm cả việc thiết lập thông tin máy tính qua mạng lưới viễn thông công cộng hoặc đóng, mở đài thông tin duyên hải không có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

g) Sửa chữa, tẩy xoá giấy phép;

h) Sử dụng giấy phép quá thời hạn.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thiết lập mạng lưới viễn thông công cộng không có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

b) Thiết lập trạm mặt đất hoặc sử dụng hệ thống thiết bị thông tin qua vệ tinh không có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; c) Kết nối các máy tính, mạng máy tính với mạng máy tính toàn cầu Internet không có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

d) Cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn giấy phép.

5. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp áp dụng đối với hành vi vi phạm tại Điều này:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép từ 1 đến 3 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm a Khoản 2; tước quyền sử dụng từ 3 đến 6 tháng đối với vi phạm quy định tại các điểm b, c, e và g Khoản 3; tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn đối với vi phạm quy định tại điểm d Khoản 4;

b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại các điểm d, g và h Khoản 3; Khoản 4;

c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra đối với vi phạm quy định tại các điểm e và f Khoản 3.

 

Điều 12.- Xử phạt vi phạm về bảo vệ an toàn, thông suốt của mạng lưới viễn thông:

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi làm hư hỏng đường dây, ăngten hoặc trang thiết bị của hệ thống truyền dẫn, chuyển mạch và các thiết bị viễn thông khác thuộc mạng lưới nội hạt.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thu trộm, nghe trộm các tín hiệu viễn thông;

b) Không thực hiện đúng các quy định đấu nối khi kết nối mạng lưới viễn thông chuyên dùng vào mạng lưới viễn thông công cộng;

c) Kết nối mạng lưới viễn thông chuyên dùng vào mạng lưới viễn thông công cộng mà các tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị và mạng lưới viễn thông chuyên dùng không phù hợp với mạng lưới viễn thông công cộng;

d) Làm hư hỏng đường dây, ăngten hoặc trang thiết bị của hệ thống truyền dẫn, chyển mạch và các thiết bị viễn thông khác thuộc mạng lưới nội tỉnh;

e) Dùng thiết bị viễn thông, thiết bị điện tử, tin học hoặc thiết bị khác thâm nhập trái phép vào mạng lưới viễn thông công cộng, mạng lưới viễn thông chuyên dùng hoặc đường thuê bao viễn thông khác.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Làm hư hỏng đường dây, ăngten hoặc trang thiết bị của hệ thống truyền dẫn, chuyển mạch và các thiết bị viễn thông khác của mạng viễn thông thuộc hệ thống đường trục viễn thông quốc gia (hệ thống chuyển mạch truyền dẫn liên tỉnh, quốc tế);

b) Trì hoãn, khước từ hoặc có những hành vi khác nhằm trốn tránh thực hiện quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc huy động mạng lưới viễn thông công cộng, mạng lưới viễn thông chuyên dùng để phục vụ các nhu cầu thông tin khẩn cấp mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp áp dụng đối với hành vi vi phạm tại Điều này:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại Khoản 1; các điểm a, d và e Khoản 2; điểm a Khoản 3;

b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra, buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép đối với vi phạm quy định tại Khoản 1; điểm d Khoản 2; điểm a Khoản 3;

c) Buộc bồi thường đối với thiệt hại đến 1.000.000 đồng nếu các bên không tự thoả thuận được đối với vi phạm quy định tại Khoản 1; điểm a, d và e Khoản 2; điểm a Khoản 3.

 

Điều 13.- Xử phạt vi phạm về cung cấp, sử dụng các dịch vụ viễn thông:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không khai báo làm thủ tục cấp lại giấy phép hành nghề cung cấp dịch vụ viễn thông bị mất hoặc bị hư hỏng.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Người thuê bao viễn thông sử dụng các thiết bị thuê bao để kinh doanh các dịch vụ viễn thông;

b) Sử dụng tiếng mật trong các điện văn mà không đăng ký, không được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

c) Sử dụng dịch vụ viễn thông để đe doạ, quấy rối, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng thiết bị của mạng lưới viễn thông chuyên dùng để kinh doanh các dịch vụ viễn thông;

b) Cung cấp dịch vụ viễn thông không đúng nội dung quy định trong giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

c) Làm đại lý cho tổ chức nước ngoài để kinh doanh dịch vụ viễn thông không đúng nội dung quy định trong giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

d) Đóng, mở các dịch vụ viễn thông trong nước và với nước ngoài không đúng quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

e) Ngừng, tạm ngừng cung cấp dịch vụ viễn thông không thông báo cho người sử dụng dịch vụ viễn thông biết trước;

f) Sửa chữa, tẩy xoá giấy phép hành nghề cung cấp dịch vụ viễn thông;

g) Sử dụng quá hạn giấy phép hành nghề cung cấp dịch vụ viễn thông.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cung cấp dịch vụ viễn thông không có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

b) Làm đại lý cho tổ chức nước ngoài để kinh doanh dịch vụ viễn thông không có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

c) Đóng, mở các dịch vụ viễn thông trong nước và với nước ngoài không có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

d) Cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn giấy phép hành nghề cung cấp dịch vụ viễn thông;

e) Không tuân thủ qui định về bảo vệ bí mật Nhà nước trong khai thác, cung cấp các dịch vụ viễn thông mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

f) Chiếm đoạt, huỷ bỏ, tráo đổi, tiết lộ nội dung thông tin của người khác.

5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp hoặc sử dụng dịch vụ viễn thông không được sử dụng ở Việt Nam.

6. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp áp dụng đối với hành vi vi phạm tại Điều này:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép từ 1 đến 3 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và c Khoản 3; tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn đối với vi phạm quy định tại điểm d Khoản 4;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại điểm a Khoản 2; các điểm a, b, c, d, f và g Khoản 3; các điểm a, b, c và d Khoản 4; Khoản 5;

c) Buộc bồi thường đối với thiệt hại đến 1.000.000 đồng nếu các bên không tự thoả thuận được đối với vi phạm quy định tại điểm c Khoản 2; điểm f Khoản 4.

 

MỤC 3
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHỔ TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN VÀ THIẾT BỊ PHÁT SÓNG VÔ TUYẾN ĐIỆN; HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT

 

Điều 14.- Xử phạt vi phạm về sử dụng thiết bị phát sóng vô tuyến điện và sử dụng tần số vô tuyến điện:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng trên một máy phát vô tuyến điện đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không khai báo làm thủ tục xin cấp lại giấy phép khi giấy phép bị hư hỏng hoặc bị mất;

b) Không lưu giữ giấy phép tại đài vô tuyền điện;

c) Không khai báo khi tạm ngừng từ hai tháng trở lên hoặc chấm dứt hoạt động máy phát vô tuyến điện trong trường hợp giấy phép còn thời hạn.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng trên một máy phát vô tuyến điện đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng giấy phép quá thời hạn;

b) Đặt đài phát sai địa điểm qui định trong phạm vi tỉnh;

c) Sử dụng sai quy ước liên lạc: Hô hiệu, giờ liên lạc, quy cách ăng ten, phương thức phát, mục đích liên lạc;

d) Không khai báo, đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi thay đổi máy phát khác;

e) Không khai báo, làm thủ tục thay đổi trong giấy phép khi đổi tên cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dung máy phát vô tuyến điện.

3. Phạt tiền từ 500.000 đến 2.000.000 đồng trên một máy phát, một tần số vô tuyến điện đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đặt đài phát sai địa điểm quy định ra ngoài phạm vi các tỉnh;

b) Phát sai tần số cho phép;

c) Phát vượt quá công suất cho phép;

d) Liên lạc với các đài khác không có quy định trong giấy phép;

e) Tẩy xoá sửa chữa giấy phép, chứng chỉ chuyên môn;

f) Sử dụng người không có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định để vận hành máy phát vô tuyến điện;

g) Cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn giấy phép;

h) Thay đổi máy phát vô tuyến điện từ cố định thành di động không có giấy phép do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.

i) Sử dụng tần số, máy phát vô tuyến điện có công suất đến 50W không có giấy phép do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trên một máy phát, một tần số vô tuyến điện đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng tần số, máy phát vô tuyến điện có công suất trên 50W đến 150W không có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

b) Sử dụng tần số, máy phát vô tuyến điện khi đã có quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động máy phát vô tuyến điện;

c) Dự trữ, tàng trữ trái phép máy phát vô tuyến điện;

d) Không khai báo ngay với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi máy phát vô tuyến điện bị mất.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trên một tần số vô tuyến điện đối với hành vi sử dụng sai mục đích hoặc sai quy định các tần số trực canh, cứu nạn, cứu hộ, thông báo an toàn, tín hiệu chuẩn quốc tế, quốc gia.

6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trên một máy phát, một tần số vô tuyến điện đối với hành vi sử dụng tần số, máy phát vô tuyến điện có công suất trên 150W không có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Sử dụng thiệt bị thông tin liên lạc sóng ngắn đặt trên tầu bay, tầu biển nước ngoài khi tầu bay đã đậu xuống sân bay của Việt Nam, tầu biển đã vào vùng nội thuỷ của Việt Nam;

b) Không tuân thủ các quy định về thông tin liên lạc của Việt Nam khi tầu bay, tầu biển của Việt Nam hoặc nước ngoài ra, vào, trú đậu tại các sân bay, cảng của Việt Nam.

8. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng tần số vô tuyến điện khi tầu bay, tầu biển đi qua lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa của Việt Nam.

9. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp áp dụng đối với hành vi vi phạm tại Điều này:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép từ 1 đến 3 tháng đối với vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản 3; tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn đối với vi phạm quy định tại điểm e Khoản 2, các điểm g và h Khoản 3;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại điểm a Khoản 2; các điểm e và i Khoản 3; điểm a và b Khoản 4; Khoản 6;

c) Buộc bồi thường đối với thiệt hại đến 1.000.000 đồng nếu các bên không tự thoả thuận được đối với vi phạm quy định tại các điểm b và c Khoản 2; các điểm a, b, c, d, h và i Khoản 3; các điểm a và b Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 và Khoản 8.

 

Điều 15.- Xử phạt vi phạm về nhiễu có hại:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp chống gây nhiễu có hại theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi sử dụng các thiết bị điện tử dân dụng; thiết bị sinh ra tia lửa điện, điện, hồ quang điện dùng trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, y tế, nghiên cứu khoa học và các lĩnh vực khác gây nhiễu có hại đối với:

a) Mạng lưới viễn thông công cộng;

b) Mạng lưới viễn thông chuyên dùng;

c) Cơ sở truyền dẫn tín hiệu và phát sóng phát thanh, truyền hình hoặc thu, phát sóng vô tuyến điện khác.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị phát sóng vô tuyến điện không đúng quy định trong giấy phép, gây nhiễu có hại đối với:

a) Mạng lưới viễn thông công cộng nội hạt;

b) Mạng lưới viễn thông chuyên dùng; cơ sở truyền dẫn tín hiệu và phát sóng phát thanh, truyền hình hoặc thu, phát sóng vô tuyến điện khác trong nội hạt.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị phát sóng vô tuyến điện không đúng quy định trong giấy phép, gây nhiễu có hại đối với:

a) Mạng lưới viễn thông công cộng nội tỉnh;

b) Mạng lưới viễn thông chuyên dùng; cơ sở truyền dẫn tín hiệu và phát sóng phát thanh, truyền hình hoặc thu, phát sóng vô tuyến điện khác trong nội tỉnh.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị phát sóng vô tuyến đến không đúng quy định trong giấy phép, gây nhiều có hại đối với:

a) Mạng lưới đường trục viễn thông quốc gia (hệ thống chuyển mạch truyền dẫn liên tỉnh, quốc tế);

b) Mạng lưới viễn thông chuyên dùng; cơ sở truyền dẫn tín hiệu và phát sóng phát thanh, truyền hình hoặc thu, phát sóng vô tuyến điện quốc gia, quốc tế;

c) Tần số trực canh, cứu nạn, cứu hộ, thông báo an toàn, tín hiệu chuẩn quốc gia và quốc tế.

5. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp áp dụng đối với hành vi vi phạm tại Điều này:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép từ 1 đến 3 tháng đối với vi phạm quy định tại Khoản 2; tước quyền sử dụng giấy phép từ 3 đến 6 tháng đối với vi phạm quy định tại Khoản 3, tước quyền sử dụng giấy phép không thời hạn đối với vi phạm quy định tại Khoản 4;

b) Buộc thực hiện các biện pháp chống gây nhiễu có hại đối với vi phạm quy định tại Khoản 1;

c) Buộc bồi thường đối với thiệt hại đến 1.000.000 đồng nếu các bên không tự thoả thuận được đối với vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4.

 

Điều 16.- Xử phạt vi phạm về sử dụng vô tuyến điện nghiệp dư:

Người sử dụng vô tuyến điện nghiệp dư có hành vi vi phạm thì bị xử phạt theo quy định tại các Điều 14, 15 Nghị định này.

 

MỤC 4
VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ GIÁ, CƯỚC, PHÍ BƯU CHÍNH,
VIỄN THÔNG VÀ TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN; HÌNH THỨC
VÀ MỨC XỬ PHẠT

 

Điều 17.- Xử phạt vi phạm về giá, cước, phí bưu chính, viễn thông:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 20.000 đồng đối với hành vi không niêm yết công khai hoặc niêm yết bảng giá, cước, phí các dịch vụ bưu chính, viễn thông không đúng quy định hiện hành tại Bưu cục, điểm phục vụ, các đại lý cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông từ cấp huyện trở xuống.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết công khai hoặc niêm yết bảng giá, cước, phí các dịch vụ bưu chính, viễn thông không đúng quy định hiện hành tại các Bưu cục trung tâm cấp tỉnh, thành phố, các Bưu cục cửa khẩu; các nhà khách, nhà hàng, khách sạn có phục vụ dịch vụ bưu chính, viễn thông.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi thu tiền của khách hàng sai mức quy định ghi trong bảng giá, cước, phí dịch vụ bưu chính, viễn thông hiện hành.

4. Hình thức xử phạt bổ sung áp dụng đối với các hành vi vi phạm tại Điều này:

Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại Khoản 3.

 

Điều 18.- Xử phạt vi phạm về phí tần số vô tuyến điện:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp tiền phí sử dụng, bảo vệ tần số vô tuyến điện không đúng thời hạn ghi trong thông báo thu phí của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

2. Tổ chức, cá nhân chậm nộp tiền phí sử dụng, bảo vệ tần số vô tuyền điện, ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều này, còn phải trả lãi đối với số tiền chậm nộp theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chậm nộp tính từ thời điểm hết hạn nộp đến thời điểm thanh toán.

 

MỤC 5
VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ TIÊU CHUẨN CÔNG NGHỆ THIẾT BỊ MẠNG LƯỚI; LẮP ĐẶT, KIỂM TRA, HIỆU CHỈNH THIẾT BỊ; XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CHUYÊN NGÀNH BƯU CHÍNH,
VIỄN THÔNG; HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT

 

Điều 19.- Xử phạt vi phạm về tiêu chuẩn công nghệ thiết bị mạng lưới bưu chính, viễn thông:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đưa vào sử dụng thiết bị trên mạng lưới bưu chính, viễn thông chưa qua kiểm định theo quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lắp đặt thử nghiệm thiết bị trên mạng lưới bưu chính, viễn thông công cộng mà chưa có giấy phép do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.

3. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp áp dụng đối với hành vi vi phạm tại Điều này:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép từ 3 đến 6 tháng đối với vi phạm quy định tại Khoản 1;

b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại các Khoản 1 và 2;

c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1 và 2;

d) Buộc bồi thường đối với thiệt hại đến 1.000.000 đồng nếu các bên không tự thoả thuận được đối với vi phạm quy định tại các Khoản 1 và 2.

 

Điều 20.- Xử phạt vi phạm về đăng ký chất lượng thiết bị, vật liệu bưu chính, viễn thông:

1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không khai báo để làm thủ tục cấp lại khi giấy chứng nhận đăng ký chất lượng, chủng loại thiết bị, vật liệu bưu chính, viễn thông bị mất, bị hư hỏng.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận đăng lý chất lượng, chủng loại thiết bị, vật liệu bưu chính, viễn thông quá thời hạn.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

a) Không đăng ký chất lượng, chủng loại sản phẩm đối với việc sản xuất, lắp ráp thiết bị, vật liệu bưu chính, viễn thông bắt buộc phải đăng ký;

b) Tẩy xoá giấy chứng nhận đăng ký chất lượng, chủng loại thiết bị, vật liệu bưu chính, viễn thông;

c) Đưa vào lưu thông thiết bị, vật liệu sản xuất, lắp ráp không đạt các chỉ tiêu chất lượng ghi trong giấy chứng nhận đăng lý chất lượng.

4. Hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm tại Điều này:

a) Tước quyền sử dụng không thời hạn giấy chứng nhận đăng ký chất lượng, chủng loại đối với vi phạm quy định tại các điểm b và c Khoản 3;

b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2; điểm b Khoản 3;

 

Điều 21.- Xử phạt các vi phạm về chất lượng dịch vụ:

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông thấp hơn mức chất lượng đã đăng ký hoặc thấp hơn tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ bắt buộc áp dụng;

b) Không đảm bảo liên tục chất lượng dịch vụ bắt buộc áp dụng hoặc giảm chất lượng dịch vụ nhưng không thông báo cho người sử dụng.

2. Biện pháp áp dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1; b) Buộc bồi thường thiệt hại đến 1.000.000 đồng nếu các bên không tự thoả thuận được đối với vi phạm quy định tại Khoản 1.

 

Điều 22.- Xử phạt vi phạm trong lắp đặt, kiểm tra, hiệu chỉnh thiết bị và xây dựng công trình chuyên ngành bưu chính, viễn thông:

1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không khai báo để làm thủ tục cấp lại khi chứng chỉ hành nghề lắp đặt, kiểm tra, hiệu chỉnh thiết bị bưu chính, viễn thông; chứng chỉ hành nghề xây dựng công trình chuyên ngành bưu chính, viễn thông bị mất, bị hư hỏng.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện đúng tiêu chuẩn Việt Nam, quy trình, quy phạm, định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành trong xây lắp công trình bưu chính, viễn thông;

b) Đưa vào vận hành, khai thác sử dụng công trình bưu chính, viễn thông chưa qua giám định tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành;

c) Thực hiện những công việc không đúng quy định trong chứng chỉ hành nghề lắp đặt, kiểm tra, hiệu chỉnh thiết bị bưu chính, viễn thông; chứng chỉ hành nghề xây dựng công trình chuyên ngành bưu chính, viễn thông.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Lắp đặt, kiểm tra, hiệu chỉnh thiết bị bưu chính, viễn thông; thi công công trình chuyên ngành bưu chính, viễn thông không có chứng chỉ hành nghề phù hợp của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

b) Cho thuê, cho mượn hoặc thuê mượn chứng chỉ hành nghề lắp đặt, kiểm tra, hiệu chỉnh thiết bị bưu chính, viễn thông; chứng chỉ hành nghề xây dựng công trình chuyên ngành bưu chính, viễn thông;

c) Tẩy xoá, sửa chữa chứng chỉ hành nghề lắp đặt, kiểm tra, hiệu chỉnh thiết bị bưu chính, viễn thông; chứng chỉ hành nghề xây dựng công trình chuyên ngành bưu chính viễn thông;

d) Sử dụng chứng chỉ hành nghề lắp đặt, kiểm tra, hiệu chỉnh thiết bị bưu chính, viễn thông; chứng chỉ hành nghề xây dựng công trình chuyên ngành bưu chính, viễn thông quá thời hạn.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình bưu chính, viễn thông đi qua lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa của Việt Nam không đúng nội dung quy định trong giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình bưu chính, viễn thông đi qua lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa của Việt Nam mà chưa có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

6. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp áp dụng đối với hành vi vi phạm tại Điều này:

a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề từ 3 đến 6 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm c Khoản 2; tước quyền sử dụng không thời hạn giấy phép, chứng chỉ hành nghề đối với vi phạm quy định tại các điểm b và c Khoản 3; Khoản 4;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại điểm c Khoản 3; Khoản 5;

c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a Khoản 2; Khoản 4; Khoản 5.

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG III
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH

MỤC 1:
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT

 

Điều 23.- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành bưu điện:

Lực lượng thanh tra chuyên ngành bưu điện có quyền xử phạt theo thẩm quyền qui định tại Điều 34 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện được quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính có liên quan.

 

Điều 24.- Thẩm quyền xử phạt của Uỷ ban nhân dân các cấp:

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại các Điều 26, 27 và 28 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính trong phạm vi địa bàn do mình quản lý đối với các hành vi vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện được quy định tại Nghị định này.

 

Điều 25.- Thẩm quyền xử phạt của các cơ quan Cảnh sát; cơ quan Hải quan; cơ quan Thuế; cơ quan Quản lý thị trường và các cơ quan Thành tra chuyên ngành khác:

Cơ quan Cảnh sát; cơ quan Hải quan; cơ quan Thuế; cơ quan Quản lý thị trường và các cơ quan Thanh tra chuyên ngành khác có quyền xử phạt theo thẩm quyền quy định tại các Điều 29, 30, 32, 33 và 34 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mình quản lý được quy định tại Nghị định này.

 

Điều 26.- Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:

1. Việc xử phạt các hành vi vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyền điện đối với mạng lưới bưu chính, viễn thông chuyên dùng thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ do cơ quan Thanh tra Quốc phòng và các lực lượng có thẩm quyền xử phạt thuộc Bộ Nội vụ thực hiện.

2. Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan thì việc xử phạt do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện.

 

MỤC 2:
THỦ TỤC XỬ PHẠT

 

Điều 27.- Thủ tục áp dụng hình thức xử phạt chính:

1. Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện, người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm hành chính.

2. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt cảnh cáo thì người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt tại chỗ theo thủ tục đơn giản quy định tại Điều 46 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

3. Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền thì người có thẩm quyền xử phạt phải kịp thời lập biên bản về vi phạm hành chính theo đúng quy định tại Điều 47 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Nếu người lập biên bản không đủ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hoặc không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thì phải gửi kịp thời biên bản và các hồ sơ liên quan đến cấp có đủ thẩm quyền để ra quyết định xử phạt.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính, người có thẩm quyền phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định tại Điều 48 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Thời hạn trên có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

4. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định cụ thể ngày có hiệu lực.

Quyết định xử phạt phải gửi cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt và nơi thu tiền phạt trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt. Quyết định phạt tiền từ 2.000.000 đồng trở lên phải được gửi cho Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp.

5. Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền phải nộp tiền phạt tại nơi ghi trong quyết định xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Tổng cục Bưu điện quy định việc thu và sử dụng tiền phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện.

6. Nghiêm cấm người xử phạt trực tiếp thu tiền phạt.

 

Điều 28.- Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép:

1. Thủ tục tước quyền sử dụng các loại giấy phép về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện thực hiện đúng theo quy định tại Điều 50 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Khi phát hiện giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền hoặc giấy phép có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyền điện phải tiến hành thu hồi ngay, đồng thời báo cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền biết.

 

Điều 29.- Thủ tục tịch thu và xử lý tang tật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính:

1. Khi áp dụng hình thức tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản theo đúng quy định tại Điều 51 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị từ 5.000.000 đồng trở lên phải gửi ngay cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

3. Việc xử lý tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính thực hiện theo đúng những qui định tại Điều 52 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

 

Điều 30.- Thi hành quyết định xử phạt:

1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính phải thi hành quyết định xử phạt trong thời hạn 5 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt trừ trường hợp pháp luật có qui định khác và được ghi rõ trong quyết định xử phạt. Quá thời hạn trên, tổ chức cá nhân bị xử phạt không tự giác chấp hành thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành.

2. Việc tổ chức cưỡng chế thi hành và áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 31 Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hết hiệu lực thi hành sau một năm kể từ ngày ra quyết định; trong trường hợp tổ chức, cá nhân bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu tính từ ngày hành vi trì hoãn, trốn tránh chấm dứt.

 

Điều 31.- Áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt:

1. Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo các biện pháp sau đây:

a) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập; khấu trừ tiền từ tài khoản tại ngân hàng;

b) Kê biên phần tài sản có trị giá tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;

c) Các biện pháp cưỡng chế khác để thi hành quyết định xử phạt.

2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm có quyền ra quyết định cưỡng chế và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế.

3. Lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm thi hành quyết định cưỡng chế của Uỷ ban nhân dân cùng cấp và phải phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này để tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế của các cơ quan đó khi được yêu cầu.

4. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí về việc tổ chức thực hiện các biện pháp cưỡng chế.

 

CHƯƠNG IV
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO; XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 32.- Qui định về xử lý vi phạm

1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt vượt quá thẩm quyền qui định thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Người bị xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện nếu có hành vi cản trở, chống người thi hành công vụ có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát hoặc cố tình trì hoãn, trốn tránh thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì tuỳ theo tình chất, mức độ vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý vi phạm hành chính theo các qui định pháp luật hiện hành.

 

Điều 33.- Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo:

1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại đối với quyết định xử phạt của người có thẩm quyền. Trong thời gian chờ đợt kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân bị xử phạt vẫn phải thi hành quyết định xử phạt trừ trường hợp buộc tháo dỡ công trình xây dựng.

Thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại theo quy định tại các Điều 87 và 88 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Phép lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

2. Công dân có quyền tố cáo với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện theo các quy định của pháp luật về khiếu nại, tổ cáo.

3. Công dân có quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hành vi trái pháp luật của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện.

Việc giải quyết tố cáo của công dân thực hiện theo qui định tại Điều 90 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

 

CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 34.- Hiệu lực thi hành:

Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Bãi bỏ các quy định trước đây về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và tấn số vô tuyến điện.

 

Điều 35.- Trách nhiệm tổ chức thực hiện:

Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-----
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-------
No. 79/CP
Hanoi, June 19, 1997
 
DECREE
ON SANCTIONS AGAINST ADMINISTRA-TIVE VIOLATIONS IN THE DOMAIN OF STATE MANAGEMENT OVER POST, TELECOMMUNICATIONS AND RADIO FREQUENCIES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July 6, 1995;
At the proposal of the Director General of the General Department of Post and Telecommunications,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Scope of regulation:
1. Administrative violations in the domain of State management of post, telecommunications and radio frequencies (hereafter referred to as administrative violations regarding post, telecommunications and radio frequencies) are acts of intentionally or unintentionally violating the regulations on the State management of the post, telecommunications and radio frequencies by organizations and/or individuals, not seriously enough to be examined for penal liability but liable to administrative sanctions as prescribed by law.
2. Administrative violations regarding post, telecommunications and radio frequencies stipulated in this Decree include:
a/ Violations in the establishment and ensuring of the safety and smooth operation of postal networks; the provision and use of postal services; the issue, circulation, use, export and import of postage stamps;
b/ Violations in the establishment and ensuring of the safety and smooth operation of telecommunications networks; the provision and use of telecommunications services;
c/ Violations in the management and use of radio spectrum and radio wave transmitters;
d/ Violations regarding rates, charges and fees of post, telecommunications and radio frequencies;
e/ Violations regarding technological standards and network equipment; installation, inspection and regulation of equipment; and construction of specialized post and telecommunications projects.
Article 2.- Objects of application:
1. All organizations and/or individuals committing acts of administrative violation regarding post, telecommunications and radio frequencies shall be sanctioned in accordance with the provisions of this Decree and the relevant provisions of law on sanctions against administrative violations.
Foreign organizations and/or individuals committing acts of administrative violation regarding post, telecommunications and radio frequencies on the territory, exclusive economic zones or the continental shelf of Vietnam shall be sanctioned like Vietnamese organizations and/or individuals, except otherwise provided for by the international treaties which Vietnam has signed or acceded to.
2. The sanctioning of administrative violations committed by adolescents regarding post, telecommunications and radio frequencies shall comply with the provisions in Point a, Item 1, Article 5 and Article 6 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.
Article 3.- Sanctioning principles:
1. Sanctions against administrative violations regarding post, telecommunications and radio frequencies shall be imposed by competent persons defined in Articles 23, 24 and 25 of this Decree and in accordance with the provisions of law.
2. Administrative violations regarding post, telecommunications and radio frequencies must be discovered promptly and stopped immediately. The sanctions must be ordered quickly and fairly. All consequences of the administrative violations must be quickly overcome as prescribed by law.
Organizations and/or individuals committing administrative violations regarding post, telecommunications and radio frequencies, that cause material losses shall have to pay compensation as prescribed by law. For a loss of up to 1,000,000 VND which cannot be settled by the two parties themselves, the person competent to sanction shall decide the level of compensation; losses of over 1,000,000 VND shall be settled according to the civil law procedures.
3. An administrative violation regarding post, telecommunications and radio frequencies shall be sanctioned only once. A person committing many administrative violations regarding post, telecommunications and radio frequencies shall be sanctioned for each violation. Many persons committing an administrative violation regarding post, telecommunications and radio frequencies shall be all sanctioned.
4. Sanctions against administrative violations regarding post, telecommunications and radio frequencies must be based on the nature and seriousness of the violations and personal record of the offender(s); and on extenuating and aggravating factors stipulated in Articles 7 and 8 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations in order to decide the suitable forms, measures and levels of sanction.
5. Administrative sanctions shall not be imposed in cases of emergency, legitimate self-defense, unforeseeable events or when a violation is committed by a person suffering from mental trouble or other diseases that make him/her unable to be aware of or control his/her acts.
6. The transfer of violations with criminal factors to administrative sanctions is strictly forbidden.
Article 4.- Statute of limitations for sanction:
1. The statute of limitations for sanction against an administrative violation regarding post, telecommunications and radio frequency is one year from the date the administrative violation is committed, except for cases prescribed in Items 2 and 3 of this Article.
2. For an administrative violation regarding rates, charges and fees of post, telecommunications and radio frequencies; the construction of specialized post and telecommunications projects; the installation, inspection and regulation of post and telecommunications equipment; export and import of postage stamps; or production of fake postage stamps, the statute of limitations for sanction shall be two years from the date the violation is committed.
3. With regard to an individual who is litigated, prosecuted or subject to a court decision to bring his/her case to trial according to the criminal procedures, if there is a decision to suspend the investigation or trial, he/she shall be sanctioned administratively, provided that his/her act shows signs of an administrative violation; the statute of limitations for sanction against the administrative violation in this case shall be 3 months from the date when the decision on suspension is issued.
4. Past the time-limits mentioned in Items 1 and 2 of this Article, administrative sanction shall not be imposed but measures prescribed in Points a, b and d, Item 3, Article 5 of this Decree may apply.
5. Within the time-limits prescribed in Items 1, 2 and 3 of this Article if the sanctioned organization and/or individual commits a new administrative violation or deliberately evades or obstructs the sanction, the statute of limitations for sanction shall be counted from the time the new violation is committed or when the act of evading or obstructing the sanction stops.
Article 5.- Forms of sanction:
1. For each administrative violation, the violating organization and/or individual shall be subject to one of the following forms of main sanction:
a/ Warning;
b/ Fine.
2. Depending on the nature and seriousness of the violation, the individual and/or organization committing an administrative violation shall be subject to one or more forms of additional sanction:
a/ Revocation of the right to use the permit;
b/ Confiscation of material evidences and means used for the administrative violation.
3. In addition to the above-said main sanction and additional sanction, the violating individual and/or organization may also be subject to one or more than one of the following measures:
a/ Forcible restoration of the original state that has been altered due to the administrative violation or forcible dismantlement of the illegally built structures;
b/ Forcible implementation of measures to overcome pollution of the living environment and the spread of epidemics caused by the administrative violation;
c/ Forcible compensation for damage of up to 1,000,000 VND caused by the administrative violation;
d/ Forcible destruction of objects harmful to the peoples health and noxious cultural products.
4. The main sanction and additional sanction and measures applicable to each act of administrative violation regarding post, telecommunications and radio frequencies are detailed in Chapter II of this Decree.
Additional sanctions and measures shall be applied only together with main sanction, except when it is necessary to apply measures stipulated in Points a, b and d, Item 3 of this Article and when the statute of limitations for sanction has expired.
5. When a fine is applied, the concrete amount of fine for administrative violation regarding post, telecommunications and radio frequencies shall be the average in the fine bracket corresponding to such act as defined in this Decree; if the violation involves extenuating factors, the amount of fine may be reduced but must not be lower than the minimum in the fine bracket; if the violation involves aggravating factors, the amount of fine may be increased but must not exceed the maximum in the fine bracket.
Chapter II
VIOLATIONS REGARDING POST, TELECOMMUNICATIONS AND RADIO FREQUENCY; FORMS AND LEVELS OF SANCTION
Section I: VIOLATIONS IN THE ESTABLISHMENT OF POSTAL NETWORKS AND THE ASSURANCE OF ITS SAFETY AND SMOOTH OPERATION; PROVISION AND USE OF POSTAL SERVICES; EXPORT AND IMPORT OF POSTAGE STAMPS; FORMS AND LEVELS OF SANCTION
Article 6.- Sanctions against violations in the establishment of postal networks:
1. Warning or a fine of 50,000 VND to 200,000 VND for failing to fill the procedures for renewing the permit for the establishment of postal networks when the permit is lost or damaged.
2. A fine of 500,000 VND to 2,000,000 VND for using specialized postal transport means to carry goods or people in contravention of the regulations of the competent State agency or using other specialized postal equipment not in line with the prescribed purpose.
3. A fine of 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Setting up postal networks not prescribed in the permit;
b/ Closing, opening inter-provincial and international mailing lines, including the closing or opening of external post offices and customs control post stations without decision by the competent State agency;
c/ Amending, tampering with the permit for the establishment of postal network(s);
d/ Using an expired permit to establish postal network(s).
4. A fine of 20,000,000 VND to 30,000,000 VND for setting up postal networks without permit from the competent State agency.
5. Additional sanctions against violations defined in this Article:
Confiscation of material evidences and means used to commit administrative violations described in Item 4.
Article 7.- Sanctions against violations in ensuring the safety and smooth operation of post networks:
1. Warning or a fine of 50,000 VND to 200,000 VND for one of the following acts:
a/ Moving, changing the position of installed post boxes or damaging, making them useless;
b/ Failing to post or improperly posting notices on the opening time at the post offices and service locations;
c/ Failing to open or opening not according to the prescribed time the post offices and service places.
2. A fine of 500,000 VND to 2,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Failing to properly use the date seal of the post office, seals of post-bags, mails and parcels as prescribed;
b/ Illegally retaining, damaging others mails (except letters) and parcels.
3. A fine of 2,000,000 VND to 5,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Illegally inspecting mails or parcels during the transportation;
b/ Damaging or losing mails, parcels or press during transportation;
c/ Using a fake date seal, fake seals of post-bags, mails and parcels of post offices.
4. A fine of 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Delaying, refusing or committing other acts to evade the implementation of decision issued by the competent State agency on the mobilization of means and equipment to ensure the transport of documents and official dispatches to serve communication needs in urgent situation but not seriously enough to be examined for penal liability;
b/ Obstructing, blocking the mail business and the transport of mails and parcels.
5. A fine of 20,000,000 VND to 50,000,000 VND for failing to abide by the regulations on the protection of special post-bags or confidential State documents sent by mail.
6. Additional sanctions and measures applicable to violations defined in this Article:
a/ Confiscation of material evidences and means used to commit administrative violations described in Point a, Item 1; and Point c, Item 3;
b/ Forcible restoration of the original state which has been altered due to administrative violations described in Point a, Item 1; and Point a, Item 3;
c/ Forcible compensation for damage of up to 1,000,000 VND caused by violations described in Point a, Item 1; Point b, Item 2; and Point a, Item 3 if the parties fail to reach an agreement thereon.
Article 8.- Sanctions against violations in the provision and use of postal services:
1. Warning or a fine of 50,000 VND to 200,000 VND for failing to make declaration to fill the permit re-issue procedures if the permit for postal services provision and use is lost or damaged.
2. A fine of 300,000 VND to 1,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Using postal services to threaten, disturb or hurt the dignity and honor of other persons but not seriously enough to be examined for penal liability;
b/ Adding, changing objects or goods in mails or parcels after the completion of receiving procedures;
c/ Declaring the contents of mails or parcels not in accordance with the inventory;
d/ Obstructing or illegally refusing the provision of postal services;
e/ Illegally leasing, lending or sharing with others the subscribed P.O. box;
f/ Sending or accepting in mails or parcels unhygienic objects or goods that cause environmental pollution.
3. A fine of 1,000,000 VND to 3,000,000 VND for sending or accepting mails or in parcels sent abroad objects or goods which are banned by foreign countries that have established postal relations with Vietnam.
4. A fine of 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Providing postal services not prescribed in the permit granted by the competent State agency;
b/ Acting as agents for foreign organizations to provide postal services for business purpose in contravention of prescriptions in the permit granted by the competent State agency;
c/ Opening or closing postal services at home and abroad not in accordance with the regulations of the competent State agency;
d/ Amending, tampering with business licenses for the provision of postal services;
e/ Sending or accepting in mails or parcels sent abroad objects or goods which are on the list of objects and goods subject to conditional dispatch without meeting the requirements set by the competent State agency.
5. A fine of 10,000,000 VND to 20,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Providing postal services without permission from the competent State agency;
b/ Acting as agents for foreign organizations to provide postal services for business purpose without permission from the competent State agency;
c/ Closing or opening postal services at home and with foreign countries without decision of the competent State agency;
d/ Using an expired business license for the provision of postal services;
e/ Leasing, lending or hiring or borrowing the business license for the provision of postal services;
f/ Providing services in delivering letters abroad or from overseas into Vietnam without permission from the competent State agency;
g/ Sending or accepting in parcels objects or goods that are banned from circulation by the State of Vietnam.
6. A fine of 50,000,000 VND to 100,000,000 VND for sending or agreeing to send imflammable, explosives or objects harmful to the peoples health or likely to spread epidemics.
7. Forms of additional sanction and measures applicable to acts of violations described in this Article:
a/ Indefinite revocation of the right to use permit for violations described in Point e, Item 5;
b/ Confiscation of material evidences of the administrative violation described in Item 3; Item 4; Points a, b, c, d, e and g, Item 5; and Item 6;
c/ Forcible compensation for damage of up to 1,000,000 VND caused by the violation described in Point f, Item 2; Point e, Item 4, if the involved parties fail to reach an agreement thereon;
d/ Forcible application of measures to overcome the pollution of the living environment and the spread of epidemics caused by the administrative violations prescribed in Point f, Item 2; Point e, Item 4; and Item 6.
e/ Forcible destruction of objects that are unhygienic and cause environmental pollution and spread of epidemics due to violations described in Point f, Item 2; Point e, Item 4; and Item 6.
Article 9.- Sanctions against violations of confidentiality of mails and parcels:
1. Warning or a fine of 50,000 VND to 200,000 VND for unintentionally disclosing names and addresses of the post users.
2. A fine of 500,000 VND to 2,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Opening others mails (except letters) or parcels not in accordance with the provisions of law;
b/ Intentionally disclosing contents of mails (except letters), parcels or names and addresses of the post users.
Article 10.- Sanctions against violations in the management and use of postage stamps:
1. Warning or a fine of 50,000 VND to 200,000 VND for one of the following acts:
a/ Failing to use postage stamps as prescribed by law;
b/ Failing to sell postage stamps at the prices affixed thereon.
2. A fine of 200,000 VND to 500,000 VND for circulating postage stamps without notice of publication or postage stamps subject to withdrawal from circulation by decision of the competent State agency.
3. A fine of 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for exporting or importing postage stamps in contravention of the provisions in the permit granted by the competent State agency.
4. A fine of 20,000,000 VND to 30,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Making or trading fake postage stamps but not seriously enough to be examined for penal liability;
b/ Exporting or importing postage stamps without permission from the competent State agency.
5. Additional sanction applicable to violations described in this Article:
Confiscation of material evidences and means used to commit administrative violations described in Item 2, Item 3 and Item 4.
Section 2: ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE ESTABLISHMENT, ENSURING THE SAFETY AND SMOOTH OPERATION OF TELECOMMUNICATIONS NETWORKS;
THE PROVISION AND USE OF TELECOMMUNICATIONS SERVICES; FORMS AND LEVELS OF SANCTION
Article 11.- Sanctions against violations in the establishment of telecommunications networks:
1. Warning or a fine of 50,000 VND to 200,000 VND for failing to fill the procedures for re-issue of the permit for establishing telecommunications networks, which has been lost or damaged.
2. A fine of 2,000,000 VND to 5,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Establishing specialized telecommunications networks not in accordance with the prescription in the permit granted by the competent State agency;
b/ Expanding the telecommunications networks not in accordance with the prescription in the permit granted by the competent State agency.
3. A fine of 10,000,000 VND to 20,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Establishing a public telecommunications network not in accordance with the prescription in the permit granted by the competent State agency;
b/ Establishing ground stations or using communications equipment via satellites not provided for in the permit granted by the competent State agency;
c/ Connecting computers or computer networks to the Internet not in line with the prescription in the permit granted by the competent State agency;
d/ Establishing specialized telecommunications networks without permit from the competent State agency;
e/ Directly linking two specialized telecommunications networks without permission from the competent State agency;
f/ Closing or opening inter provincial and international telecommunications lines, including the provision of computerized information through the public telecommunications networks; closing or opening coastal communications stations without permission from the competent State agency;
g/ Correcting or otherwise tampering with the permit;
h/ Using an expired permit.
4. A fine of 20,000,000 VND to 50,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Establishing a public telecommunications network without permit granted by the competent State agency;
b/ Establishing ground stations or using the system of communications equipment via satellite without permission from the competent State agency;
c/ Connecting computer terminals, computer networks to the Internet without permission from the competent State agency;
d/ Leasing, lending or hiring, borrowing the permit.
5. Additional sanctions and measures applicable to acts of violations described in this Article:
a/ Revocation of the right to use permit for 1 to 3 months for violations described in Point a, Item 2; 3 to 6 months for violations described in Points b, c, e and g, Item 3; and indefinite revocation of the right to use permit for violations described in Point d, Item 4;
b/ Confiscation of material evidences of administrative violations described in Points d, g and h, Item 3; and Item 4;
c/ Forcible restoration of the original state that has been altered by the administrative violations described in Points e and f, Item 3.
Article 12.- Sanctions against violations in ensuring the safety and smooth operation of telecommunications networks:
1. A fine of 500,000 VND to 2,000,000 VND for damaging wires, antennae or equipment of the transmission or switchboard systems, and other telecommunications equipment of the intra-district network.
2. A fine of 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Surreptitiously receiving or monitoring telecommunications signals;
b/ Failing to comply with the hook-up regulations when connecting specialized telecommunications networks to the public telecommunications network;
c/ Connecting to the public telecommunications network specialized telecommunications networks which are not compatible with the public telecommunications network in terms of technical standards of their equipment;
d/ Damaging wires, antennae or equipment of the transmission and switchboard systems, and other telecommunications equipment of the intra-provincial networks;
e/ Using telecommunications, electronic, informatic or other equipment to illegally access the public or specialized telecommunications network or other subscribed telecommunications channels.
3. A fine of 20,000,000 VND to 50,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Damaging wires, antennae or equipment of the transmission and switchboard systems and other equipment of telecommunications networks belonging to the national trunk telecommunications system (the inter-provincial and international transmission and switchboard systems);
b/ Delaying, refusing or committing other acts to evade the execution of a decision issued by the competent State agency on the employment of the public and specialized telecommunications networks to meet the urgent information requirements, but not seriously enough to be examined for penal liability.
4. Additional sanctions and measures applicable to acts of violation prescribed in this Article:
a/ Confiscation of material evidences and means used to commit administrative violations described in Item 1; Points a, d and e, Item 2; Point a, Item 3;
b/ Forcible restoration of the original state that has been altered by the administrative violation; forcible dismantlement of the illegally built structures for violations described in Item 1; Point d, Item 2; Point a, Item 3;
c/ Forcible compensation for damage of up to 1,000,000 VND caused by violations described in Item 1; Points a, d and e, Item2; and Point a, Item 3, if the parties fail to reach an agreement thereon.
Article 13.- Sanctions against violations in the provision and use of telecommunications services:
1. Warning or a fine of 50,000 VND to 200,000 VND for act of failing to make a declaration to fill the procedures for the re-issue of the permit for the provision of telecommunications services, which is lost or damaged.
2. A fine of 2,000,000 VND to 5,000,000 VND for one of the following acts:
a/ The telecommunications subscriber uses the subscribed equipment to provide telecommunication services for business purpose;
b/ Using coded languages in telegraphs without registration and without permission from the competent State agency;
c/ Using telecommunications services to threaten, disturb or hurt the others honor and dignity but not seriously enough to be examined for penal liability.
3. A fine of 10,000,000 VND to 20,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Using equipment of the specialized telecommunications network to provide telecommunications services for business purpose;
b/ Providing telecommunications services in contravention of the provisions of the permit granted by the competent State agency;
c/ Acting as agent dealer for foreign organizations to provide telecommunications services for business purpose in contravention of the prescriptions in the permit granted by the competent State agency;
d/ Closing or opening telecommunications services at home and with foreign countries in contravention of regulations by the competent State agency;
e/ Ceasing or halting the provision of telecommunications services without prior notice to service users;
f/ Correcting and otherwise tampering with the business license for the provision of telecommunications services;
g/ Using an expired business license for the provision of telecommunication services.
4. A fine of 20,000,000 VND to 50,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Providing telecommunications services without permission from the competent State agency;
b/ Acting as agent dealer for foreign organizations to provide telecommunications services for business purpose without permission from the competent State agency;
c/ Closing or opening telecommunications services at home and with foreign countries without decision of the competent State agency;
d/ Leasing and lending or hiring and borrowing the business license for the provision of telecommunications services;
e/ Failing to abide by the regulations on protecting State secrets in the use and provision of telecommunications services, but not seriously enough to be examined for penal liability;
f/ Appropriating, canceling, replacing, disclosing information of other people.
5. A fine of 50,000,000 VND to 100,000,000 VND for providing or using telecommunications services prohibited in Vietnam.
6. Additional sanctions and measures applicable to acts of violation prescribed in this Article:
a/ Revocation of the right to use permit for 1 to 3 months for violations described in Points a and c, Item 3; indefinite revocation of the right to use permit for violations described in Point d, Item 4;
b/ Confiscation of material evidences and means used to commit administrative violations described in Point a, Item 2; Points a, b, c, d, f and g, Item 3; Point a, b, c and d, Item 4; and Item 5;
c/ Forcible compensation for damage of up to 1,000,000 VND caused by the violations described in Point c, Item 2; and Point f, Item 4, if the involved parties fail to reach an agreement thereon.
Section 3. ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE MANAGEMENT AND USE OF BAND SPECTRUM AND RADIO TRANSMITTERS; FORMS AND LEVELS OF SANCTION
Article 14.- Sanctions against violations in the use of radio transmitters and radio frequencies:
1. Warning or a fine of 50,000 VND to 200,000 VND on each radio transmitter for one of the following acts:
a/ Failing to make declaration to fill the procedures for re-issue of the permit which has been lost or damaged;
b/ Failing to keep the permit at the radio station;
c/ Failing to announce the temporary cessation of operation or the termination of operation of the radio transmitter two months in advance though the permit is still valid.
2. A fine of 300,000 VND to 1,000,000 VND on each radio transmitter for one of the following acts:
a/ Using an expired permit;
b/ Locating the broadcasting station at a place in the province outside the prescribed place;
c/ Wrongly using communications convention: Call back, communication time, specifications of antennae, broadcasting mode and communication purpose;
d/ Failing to make declaration and registration with the competent State agency on the change of the radio transmitter;
e/ Failing to make declaration to fill procedures for the changes in the permit when renaming the agencies, organizations and/or individuals that use the radio transmitter.
3. A fine of 500,000 VND to 2,000,000 VND on each radio transmitter and a radio frequency for one of the following acts:
a/ Locating the broadcasting station outside the province in contravention of prescription;
b/ Using an unprescribed transmission frequency;
c/ Exceeding the permitted transmission capacity;
d/ Communicating with other stations not provided for in the permit;
e/ Tampering with the permit and professional certificate;
f/ Using persons who do not have the prescribed standards or professional certificates granted by the competent agency to operate the radio transmitter;
g/ Leasing and lending or hiring and borrowing the permit;
h/ Changing a fixed radio transmitter into a mobile one without permission from the competent State agency;
i/ Using radio frequency and transmitter with capacity of up to 50W without a permit granted by the competent State agency.
4. A fine of 2,000,000 VND to 5,000,000 VND on each radio transmitter and frequency for one of the following acts:
a/ Using radio frequency and transmitter with capacity of over 50W up to 150W without permission from the competent State agency;
b/ Using radio frequency and transmitter when the competent State agency has ordered the suspension or termination of the operation of radio transmitters;
c/ Illegally reserving or storing radio transmitter(s);
d/ Failing to immediately declare with the competent State agency when a radio transmitter is lost.
5. A fine of 5,000,000 VND to 10,000,000 VND on each radio frequency for using for wrong purpose or unauthorized use of frequencies for watch duty, rescue, salvage, safety notice, international and national standard signals.
6. A fine of 10,000,000 VND to 20,000,000 VND on each radio transmitter or a radio frequency for using a radio frequency or transmitter with capacity of over 150W without permission from the competent State agency.
7. A fine of 20,000,000 VND to 50,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Using shortwave communication equipment on foreign airplanes or vessels when an airplane has landed on Vietnamese airports or when a foreign vessel has moved into the inland waters of Vietnam;
b/ Failing to abide by the communication regulations of Vietnam when Vietnamese or foreign airplanes or vessels land on, move in and out of, or stay at airports or seaports of Vietnam.
8. A fine of 50,000,000 VND to 100,000,000 VND for failing to submit to the inspection and supervision by the competent State agency of the use of radio frequencies when the airplanes or vessels pass the territory, exclusive economic zone or continental self of Vietnam.
9. Additional sanctions and measures applicable to acts of violations defined in this Article:
a/ Revocation of the right to use permit for 1 to 3 months for violations described in Points a, b, c and d; indefinite revocation of the right to use permit for violations described in Point e, Item 2; Points g and h, Item 3;
b/ Confiscation of material evidences and means used to commit administrative violations described in Point a, Item 2; Points e and i, Item 3; Points a and b, Item 4; and Item 6;
c/ Forcible compensation for damage of up to 1,000,000 VND caused by violations described in Points b and c, Item 2; Points a, b, c, d, h and i, Item 3; Points a and b, Item 4; Items 5, 6, 7 and 8, if the involved parties fail to reach an agreement thereon.
Article 15.- Sanctions against violations regarding harmful interferences:
1. Warning or a fine of 50,000 VND to 200,000 VND for failing to take measures against harmful interferences as prescribed by the competent State agency when using civil electronic equipment; equipment emitting electric sparks, electricity and electric arc used in the fields of industry, construction, communications and transport, health care, scientific research and other fields, thus constituting harmful interferences in:
a/ The public telecommunications networks;
b/ The specialized telecommunications networks;
c/ Other radio, television signal transmitting and broadcasting or radio receiving and/or transmitting establishments.
2. A fine of 2,000,000 VND to 5,000,000 VND for failing to use radio transmitting equipment as prescribed in the permit, and thus causing harmful interference to:
a/ The intra-district public telecommunications networks;
b/ The specialized telecommunications networks; other intra-district radio, television signal transmitting and broadcasting or radio receiving and/or transmitting establishments.
3. A fine of 10,000,000 VND to 20,000,000 VND for acts of using radio transmitting equipment not prescribed in the permit, thus causing harmful interference to:
a/ The intra-provincial public telecommunications networks;
b/ The specialized telecommunications networks; other intra-provincial radio or television signal transmitting and broadcasting or radio receiving and/or transmitting bases.
4. A fine of 20,000,000 VND to 50,000,000 VND for act of using radio transmitting equipment not prescribed in the permit, thus causing harmful interferences to:
a/ The national telecommunications backbone network (inter-provincial and international transmission and switchboard systems);
b/ The specialized telecommunications networks; national and international radio or television signal transmitting and broadcasting or radio receiving and/or transmitting establishments;
c/ Frequencies for direct watch-out, rescue, salvage, safety notice, national and international standard signals.
5. Forms of additional sanction and measures applicable to violations defined in this Article:
a/ Revocation of the right to use permit for 1 to 3 months for violations described in Item 2; 3 to 6 months for violations prescribed in Item 3; and indefinite revocation of the right to use permit for violations prescribed in Item 4;
b/ Forcible application of measures against interferences for violations prescribed in Item 1;
c/ Forcible compensation for damage of up to 1,000,000 VND caused by violations prescribed in Items 1, 2, 3 and 4, if the involved parties fail to reach an agreement thereon;
Article 16.- Sanctions against violations in the use of non-professional radio:
Non-professional radio users who commit acts of violation shall be sanctioned in accordance with the provisions of Articles 14 and 15 of this Decree.
Section 4. ADMINISTRATIVE VIOLATIONS REGARDING THE POST AND
TELECOMMUNICATIONS PRICES, FREIGHT AND CHARGES AND RADIO FREQUENCIES; FORMS AND LEVELS OF SANCTION
Article 17.- Sanctions against violations regarding post and telecommunications prices, freight and charges:
1. Warning or a fine of 50,000 VND to 200,000 VND for act of not publicly posting or posting post and telecommunications charge, freight and service charge brackets not in accordance with the current regulations at post offices, service locations and agents providing post and telecommunications services at district or lower levels.
2. A fine of 500,000 VND to 2,000,000 VND for act of not publicly posting or posting post and telecommunications charge, freight and service charge brackets not in accordance with the current regulations at provincial or municipal post offices, border gates post offices; guest houses, restaurants and hotels where post and telecommunications services are provided.
3. A fine of 1,000,000 VND to 3,000,000 VND for act of collecting money from customers at a level not described in the current post and telecommunications price, freight and service charge brackets.
4. Additional sanction applicable to acts of violation prescribed in this Article:
Confiscation of material evidences of administrative violations with regard to violations stipulated in Item 3.
Article 18.- Sanctions against violations regarding radio frequency charges:
1. A fine of 1,000,000 VND to 3,000,000 VND for failing to pay charges for the use and protection of radio frequencies within the time-limit stated in the collection notice from the competent State agency.
2. Organizations and/or individuals that delay the payment of charges for the use and protection of radio frequencies shall not only be subject to the fine prescribed in Item 1 of this Article but also have to pay the interest on the deferred payment at the interest rates for overdue debts set by the State Bank, correspondingly to the duration of the delay from the time the payment is due to the time of payment.
Section 5. ADMINISTRATIVE VIOLATIONS REGARDING TECHNOLOGICAL CRITERIA OF THE NETWORK EQUIPMENT; INSTALLATION, INSPECTION AND ADJUSTMENT OF EQUIPMENT; CONSTRUCTION OF SPECIALIZED POST AND TELECOMMUNICATIONS PROJECTS; FORMS AND LEVELS OF SANCTION
Article 19.- Sanctions against violations of technological criteria of post and telecommunications network equipment:
1. A fine of 1,000,000 VND to 3,000,000 VND for putting into use on post and telecommunications networks equipment not yet expertised as prescribed.
2. A fine of 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for acts of experimental installation of equipment into the public post and telecommunications networks without permission from the competent State agency.
3. Additional sanctions and measures applicable to violations described in this Article:
a/ Revocation of the right to use permit for 3 to 6 months for violations described in Item 1;
b/ Confiscation of material evidences of administrative violations described in Items 1 and 2;
c/ Forcible restoration of the original state that has been altered due to the administrative violations described in Items 1 and 2;
d/ Forcible compensation for damage of up to 1,000,000 VND caused by violations described in Items 1 and 2, if the involved parties fail to reach an agreement;
Article 20.- Sanctions against violations in the registration of quality of post and telecommunications equipment and materials:
1. Warning or a fine of 50,000 VND to 200,000 VND for failing to fill the procedures for re-issue of the registration certificate of the quality and types of post and telecommunications equipment and materials which have been lost or damaged.
2. A fine of 500,000 VND to 2,000,000 VND for using an expired registration certificate of the quality and type of post and telecommunications equipment and materials.
3. A fine of 2,000,000 VND to 5,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Failing to register the quality and type of products with regard to the production and installation of post and telecommunications equipment and materials that must be registered;
b/ Erasing the registration certificate of the quality and types of post and telecommunications equipment and materials;
c/ Putting into circulation equipment for the production and installation equipment and materials that fail to meet quality criteria prescribed in the quality registration certificate.
4. Additional sanctions against violations stipulated in this Article:
a/ Indefinite revocation of the right to use the quality and type registration certificate for violations stipulated in Points b and c, Item 3;
b/ Confiscation of material evidences of administrative violations with regard to violations stipulated in Items 2; Points b, Item 3.
Article 21.- Sanctions against violations regarding the quality of services:
1. A fine of 2,000,000 VND to 5,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Providing post and telecommunications services with quality lower than the registered level or lower than the required quality criteria;
b/ Failing to constantly ensure the required quality of services or reducing the services� quality without notifying the users thereof.
2. Measures applicable to acts of violation defined in this Article:
a/ Forcible restoration of the original state that has been altered due to administrative violations described in Item 1;
b/ Forcible compensation of up to 1,000,000 VND for damage caused by violations described in Item 1, if the involved parties fail to reach an agreement thereon.
Article 22.- Sanctions against violations in the installation, inspection, adjustment of equipment and construction of the specialized post and telecommunications projects:
1. A fine of 50,000 VND to 200,000 VND for failing to make declaration to fill the procedures for re-issue of the business license for installation, inspection and adjustment of post and telecommunications equipment; or the business license for the construction of the specialized post and telecommunications projects, which has been lost or damaged.
2. A fine of 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Failing to comply with Vietnamese criteria, specialized technical processes, regulations, norms and criteria in the construction and installation of post and telecommunications projects;
b/ Putting into operation, exploitation and use of post and telecommunications projects which have not been expertised according to Vietnamese criteria and specialized technical criteria;
c/ Conducting jobs not prescribed in the business license for the installation, inspection and adjustment of post and telecommunications equipment; or the business license for the construction of the specialized post and telecommunications projects.
3. A fine of 10,000,000 VND to 20,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Installing, inspecting and adjusting post and telecommunications equipment or constructing specialized post and telecommunications projects without suitable business licenses from the competent State agency;
b/ Leasing and lending or hiring and borrowing the business license for the installation, inspection and readjustment of post and telecommunications equipment; or the license for the construction of specialized post and telecommunications projects.
c/ Erasing, amending the business license for the installation, inspection and adjustment of post and telecommunications equipment or the license for the construction of specialized post and telecommunications projects.
d/ Using an expired business license for the installation, inspection and adjustment of post and telecommunications equipment; or for the construction of specialized post and telecommunications projects.
4. A fine of 20,000,000 VND to 50,000,000 VND for building post and telecommunications projects which run through the territory, exclusive economic zones and continental shelf of Vietnam not in accordance with the provisions in the permit of the competent State agency.
5. A fine of 50,000,000 VND to 100,000,000 VND for building post and telecommunications projects which run through the territory, exclusive economic zones and continental shelf of Vietnam without permission from the competent State agency, but not seriously enough to be examined for penal liability.
6. Additional sanctions and measures applicable to violations defined in this Article:
a/ Revocation of the right to use the license for 3 to 6 months for violations described in Point c, Item 2; indefinite revocation of the right to use the permit and license for violations described in Points b and c, Item 3; and Item 4;
b/ Confiscation of material evidences and means used to commit administrative violations described in Points c, Item 3 and Item 5;
c/ Forcible restoration of the original state that has been altered by the administrative violations or forcible dismantlement of the illegally built structures for violations described in Point a, Item 2; Item 4; and Item 5.
Chapter III
COMPETENCE, PROCEDURES FOR SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS
Section 1. SANCTIONING COMPETENCE
Article 23.- Competence of the specialized post and telecommunications inspectors for sanctioning administrative violations:
The specialized post and telecommunications inspectors shall be entitled according to their competence, as prescribed in Article 34 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations, to impose sanctions on acts of administrative violation regarding post, telecommunications and radio frequencies as described in this Decree and the relevant legislation on sanctioning administrative violations.
Article 24.- Sanctioning competence of the Peoples Committees of various levels:
The Presidents of the Peoples Committees of different levels shall be entitled to impose sanctions according to their competence prescribed in Articles 26, 27 and 28 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations, within the geographical areas under their management, on acts of administrative violation regarding post, telecommunications and radio frequencies prescribed in this Decree.
Article 25.- Sanctioning competence of the police, customs, tax and market control agencies and other specialized inspection agencies:
The police, customs, tax, market control agencies and other specialized inspection agencies shall be entitled to impose sanctions according to the competence described in Articles 29, 30, 32, 33 and 34 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations, on acts of administrative violation regarding post, telecommunications and radio frequencies directly related to the fields of their management as defined in this Decree.
Article 26.- Determination of competence for sanctioning administrative violations:
1. Administrative violations regarding post, telecommunications and radio frequencies in the specialized post and telecommunications networks of the Ministry of Defense or the Ministry of the Interior shall be sanctioned by the Defense Inspectorate or competent agencies attached to the Ministry of the Interior.
2. If the sanctioning of an administrative violation falls under the competence of several agencies, it shall be implemented by the agency that receives the case first.
Section 2: SANCTIONING PROCEDURES
Article 27.- Procedures for the application of the forms of administrative sanction:
1. Upon detection of an administrative violation regarding post, telecommunications and radio frequencies, the person having sanctioning competence must order an immediate end to the administrative violation.
2. Where a warning is served against an administrative violation, the person having sanctioning competence shall have to issue an on-the-spot sanctioning decision according to the simple procedures described in Article 46 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.
3. Where a fine is imposed on an administrative violation, the person having sanctioning competence shall have to promptly make a record of the violation in accordance with the provisions of Article 47 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations. If the record making person has not enough competence or has no competence to impose a sanction on the administrative violation, he/she shall have to promptly send the record and related dossiers to the competent level for the issue of the sanctioning decision.
Within 15 days after making the record on the administrative violation, the competent person shall have to issue a sanctioning decision according to his/her competence described in Article 48 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations. This time-limit may be extended but must not exceed 30 days.
4. The sanctioning decision shall take effect from the date of its signing, unless the effective date of the decision is stated clearly therein.
The sanctioning decision must be sent to the sanctioned organization and/or individual and the fine collecting agency within 3 days after its issue. A decision on the fine of 2,000,000 VND or more must be sent to the Peoples Procuracy of the same level.
5. An organization and/or individual subject to a fine shall have to pay it at the place stated in the sanctioning decision and shall be given a receipt thereof. The Ministry of Finance shall assume the main responsibility and coordinate with the General Department of Post and Telecommunications in deciding the collection and use of fines imposed on acts of administrative violation regarding post, telecommunications and radio frequencies.
6. The sanctioning person is strictly forbidden to directly collect fines.
Article 28.- Procedures for the revocation of the right to use permit:
1. The procedures for the revocation of the right to use different types of permits regarding post, telecommunications and radio frequencies shall comply with the provisions of Article 50 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.
2. When detecting that a permit is granted ultra vires or includes contents contrary to the law, the person competent to sanction administrative violations regarding post, telecommunications and radio frequencies shall have to immediately withdraw it and at the same time notify the competent State agency thereof.
Article 29.- Procedures for the confiscation and handling of material evidences and means used to commit administrative violations:
1. When the form of confiscation of material evidences and means used to commit administrative violations is applied, the person having sanctioning competence shall have to make a record thereof in accordance with the provisions of Article 51 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.
2. A decision on the confiscation of material evidences and means of administrative violations valued at 5,000,000 VND or more must be sent immediately to the Peoples Procuracy of the same level.
3. The handling of material evidences and means used to commit administrative violations shall comply with the provisions of Article 52 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.
Article 30.- Execution of the sanctioning decision:
1. An administratively sanctioned organization and/or individual shall have to execute the sanctioning decision within 5 days after receiving it, except otherwise prescribed by law and stated clearly in the sanctioning decision. Past the above-said time-limit, if the sanctioned organization and/or individual still fails to execute the decision, the competent sanctioning person shall have the right to apply coercive measures for the execution.
2. The coercion and the application of coercive measures for the execution of decisions on sanctioning administrative violations shall comply with Article 31 of this Decree and the related provisions of law.
3. A decision to impose a sanctioning on an administrative violation shall cease to be effective after one year from the date of its issue; in case the sanctioned organization and/or individual intentionally evades or delays the execution, the statute of limitations shall be counted from the date when the act of evasion or delay stops.
Article 31.- Application of coercive measures for the execution of the sanctioning decision:
1. The coercive execution of decisions on sanctions against administrative violations shall be applied through the following measures:
a/ Deducting part of the salary or income or bank account;
b/ Inventorying assets equivalent to the value of the fine for auction;
c/ Other coercive measures for the execution of the sanctioning decision.
2. The person with sanctioning competence shall have the right to issue a decision on coercion and the task of organizing the implementation thereof.
3. The Peoples Police shall have to effect coercive decisions issued by the Peoples Committee of the same level and coordinate with the agencies competent to impose sanctions on administrative violations stipulated in this Decree in organizing the execution of such decisions issued by those agencies when requested.
4. An individual and/or organization under the coercive measures shall have to bear all costs of the application thereof.
Chapter IV
COMPLAINTS, DENUNCIATIONS AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 32.- Provisions on the handling of violations:
1. A person competent to sanction administrative violations regarding post, telecommunications and radio frequencies, who commits acts of hasslement, connivance, cover-up, failing to impose sanction or imposing sanction not in time, improperly or untra vires, shall, depending on the nature and seriousness of the violation, be disciplined or examined for penal liability; compensation for damage, if any, must be paid as prescribed by law.
2. A person subject to sanction against an administrative violation regarding post, telecommunications and radio frequencies, who commits acts of obstructing or opposing persons on duty responsible for inspection and control, or intentionally delay or evades the execution of the sanctioning decision shall, depending on the nature and seriousness of the violation, be examined for penal liability or subject to administrative sanction in accordance with current provisions of law.
Article 33.- Complaints, denunciations and the settlement thereof:
1. Organizations and/or individuals subject to sanctions for administrative violations regarding post, telecommunications and radio frequencies or their lawful representatives shall have the right to protest against sanctioning decision of the competent person. Pending the settlement of the complaints by the competent agency, the sanctioned organizations and/or individuals shall still have to execute the sanctioning decision, except for cases of compulsory dismantlement of construction structures.
The procedures for lodging complaints and settling them shall comply with the provisions of Articles 87 and 88 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations and the Ordinance on the Procedures for the Settlement of Administrative Cases.
2. A citizen shall have the right to send to the competent State agency denunciations of administrative violations regarding post, telecommunications and radio frequencies in accordance with the provisions of law on complaints and denunciations.
3. A citizen shall have the right to send to the competent State agency denunciations of unlawful acts committed by the person competent to impose sanctions on administrative violations regarding post, telecommunications and radio frequency.
The settlement of the citizens denunciations shall comply with the provisions of Article 90 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.
Chapter V
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 34.- Effect of implementation:
This Decree takes effect 15 days from the date of its signing.
To annul the earlier provisions on sanctioning administrative violations in the domain of post, telecommunications and radio frequencies.
Article 35.- Responsibilities for organization of implementation:
The Director General of the General Department of Post and Telecommunications shall provide guidances for the implementation of this Decree.
The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the Peoples Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Phan Van Khai
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 79/CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất