Nghị định 78/CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật

thuộc tính Nghị định 78/CP

Nghị định 78/CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:78/CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:29/11/1996
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Vi phạm hành chính
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 78/CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 78/CP NGÀY 29 THÁNG 11 NĂM 1996 VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ
VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995;

Căn cứ Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 15 tháng 2 năm 1993;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn;

NGHỊ ĐỊNH

 

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1.- Phạm vi áp dụng đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật do cá nhân, tổ chức gây ra một cách cố ý hoặc vô ý nhưng chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự bao gồm:

1- Vi phạm các quy định về chống dịch gây hại tài nguyên thực vật.

2- Vi phạm các quy định về kiểm dịch thực vật.

3- Vi phạm các quy định về khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất khẩu , nhập khẩu và bảo quản trong kho.

4- Vi phạm các quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

 

Điều 2.- Đối tượng áp dụng gồm:

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật đều bị xử phạt theo Nghị định này.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài nếu vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật đều phải xử phạt theo Nghị định này, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, có quy định khác.

Điều 3.- Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật:

1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại Điều 11, 12, 13 của Nghị định này. 2. Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay, việc xử phạt phải được tiến hành nhanh chóng, công minh. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng pháp luật. Tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính gây ra thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ xử phạt một lần; một người có nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.

4. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất mức độ vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 7 và Điều 8 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995 để quyết định hình thức xử phạt, mức xử phạt và các biện pháp xử lý phù hợp với quy định tại Nghị định này và các Nghị định, Quy định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính.

5. Không xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp người vi phạm đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi và trong các trường hợp tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ.

 

Điều 4.- Thời hiệu xử phạt và thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính và thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo các Điều 9 và 10 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995.

 

Điều 5.- Các hình thức xử phạt:

Khi thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định này, người có thẩm quyền xử phạt chỉ được áp dụng những hình thức xử phạt và các biện pháp xử lý khác đã được pháp luật quy định cụ thể như sau: 1- Phạt cảnh cáo, áp dụng đối với những vi phạm nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ.

2- Phạt tiền căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm để quyết định.

Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình trong khung phạt tiền đã được quy định của Nghị định này.

Mức tiền phạt vi phạm có tình tiết giảm nhẹ có thể thấp hơn mức tiền phạt trung bình nhưng không được dưới mức thấp nhất của khung phạt tiền đã được quy định. Mức tiền phạt vi phạm có nhiều tình tiết tăng nặng có thể tăng lên cao hơn mức tiền phạt trung bình nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt đã được quy định trong Nghị định này.

3- Tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm mà tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật còn bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức phạt bổ sung sau:

a) Tước quyền sử dụng các loại giấy phép hành nghề dịch vụ bảo vệ thực vật, khử trùng, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật;

b) Niêm phong, tịch thu hàng hoá, tang vật, phương tiện được sử dụng để gây ra vi phạm;

c) Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 1.000.000 đ;

d) Tiêu huỷ hoặc trả lại nơi xuất xứ đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật, phương tiện bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam mà những đối tượng này không có khả năng bao vây tiêu diệt được tại Việt Nam;

đ) Tiêu huỷ hoặc trả lại nơi xuất xứ đối với những loại thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam.

Tổ chức, cá nhân vi phạm bị xử phạt theo các điểm d, đ khoản 3 của Điều này phải thực hiện theo quy định của pháp luật và chịu mọi chi phí cho việc niêm phong, tịch thu, tiêu huỷ, trả về nơi xuất xứ những hàng hoá, phương tiện vi phạm.

 

CHƯƠNG II

HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC PHẠT CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ,
KIỂM DỊCH THỰC VẬT

 

Điều 6.- Hình thức xử phạt và mức phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về chống dịch gây hại tài nguyên thực vật vùng đang có dịch:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đưa vào vùng hoặc mang ra khỏi vùng dịch các loại tài nguyên thực vật nhiễm sinh vật gây hại nguy hiểm đã được công bố là dịch hại vùng đó nhưng chưa được xử lý.

 

Điều 7.- Hình thức xử phạt và mức phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về kiểm dịch thực vật:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của các Chi cục bảo vệ thực vật hoặc cơ quan kiểm dịch thực vật ở nơi xuất phát khi đưa tài nguyên thực vật thuộc diện kiểm dịch thực vật từ tỉnh có dịch sang tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.

b) Vứt bỏ các tài nguyên thực vật bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật gây lây lan ra các vùng khác;

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không làm thủ tục theo quy định về khai báo kiểm dịch thực vật trước khi nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh tài nguyên thực vật;

b) Vận chuyển và bốc dỡ tài nguyên thực vật bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật không đúng với nơi quy định.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không chấp hành các quy định về chế độ xử lý đối với vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam;

b) Vận chuyển, lưu thông tài nguyên thực vật đã có kết luận bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật với khối lượng lớn mà không thực hiện đúng quy định của cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền;

c) Vận chuyển quá cảnh tài nguyên thực vật không được phép của cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của Việt Nam, không thực hiện đầy đủ các biện pháp ngăn chặn sinh vật gây hại theo quy định của Việt Nam hoặc không có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật nơi xuất xứ cấp;

d) Có hành vi trốn tránh việc kiểm tra, kiểm dịch tài nguyên thực vật;

đ) Không chấp hành các biện pháp khoanh vùng, bao vây, tiêu diệt ổ dịch sinh vật gây hại thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật theo lệnh đã công bố;

e) Đưa vào lãnh thổ Việt Nam vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật mà không có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất cảnh hoặc chưa qua kiểm dịch tại cửa khẩu;

4- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không chấp hành các biện pháp xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi xuất, nhập khẩu do cơ quan kiểm dịch thực vật quy định;

b) Chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khai man, giấu diếm hoặc đánh tráo vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trong quá trình cơ quan kiểm dịch thực vật tiến hành kiểm dịch thực vật cho những lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu; đưa thêm hoặc thay thế hàng hoá đã được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật bằng hàng hoá chưa được kiểm dịch;

5- Phạt tiền từ 20.000.000đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Đưa từ nước ngoài vào Việt Nam đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống thuộc danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam mà chưa được phép của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.

b) Khi cán bộ kiểm dịch thực vật phát hiện mọt T.G trong kho mà chủ vật thể không xử lý hoặc chưa có xác nhận của cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền là đã trừ diệt triệt để loại mọt này.

6- Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Trong quá trình vận chuyển vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật, cán bộ kiểm dịch thực vật phát hiện vật thể bị nhiễm mọt T.G mà chủ vật thể không xử lý triệt để theo hướng dẫn và chưa được cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền xác nhận là đã trừ diệt triệt để loại mọt này;

b) Khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật khác đã được công bố cụ thể, từng nơi, từng thời gian trong quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản và vận chuyển mà không xử lý hoặc đã được hướng dẫn mà không xử lý đúng theo hướng dẫn của cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền xác nhận là đã xử lý triệt để loại đối tượng kiểm dịch thực vật này.

Điều 8.- Hình thức xử phạt và mức phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về khử trùng:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối, với hành vi vi phạm không có giấy phép hành nghề về khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu và bảo quản của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật có thẩm quyền cấp.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Sử dụng các loại thuốc khử trùng thuộc danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam;

b) Sử dụng các loại thuốc khử trùng sai quy định, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng vật thể được khử trùng hoặc làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đối với sức khoẻ con người và sinh vật.

3. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại khoản 2 của Điều này còn bị tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề và buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.

 

Điều 9.- Hình thức xử phạt và mức phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về thuốc bảo vệ thực vật:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật an toàn về vận chuyển, bảo quản thuốc và nguyên liệu làm thuốc của phương tiện vận chuyển, kho tàng;

b) Bảo quản, vận chuyển, buôn bán thuốc và nguyên liệu làm thuốc chung với người, gia súc, lương thực, thực phẩm;

c) Buôn bán thuốc và nguyên liệu làm thuốc không có giấy phép.

d) Nếu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần ở điểm b, c khoản 1 Điều này có thể bị phạt đến 5.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Sản xuất, gia công thuốc không đúng quy định được ghi trong giấy phép;

b) Cá nhân làm dịch vụ mà sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đảm bảo đúng kỹ thuật và thời gian cách ly gây ngộ độc cho người, gia súc và làm ô nhiễm môi trường;

c) Khảo nghiệm thuốc mới không đúng địa điểm đã cho phép;

d) Buôn bán thuốc không có nhãn hoặc nhãn không đúng quy định.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Sản xuất, gia công thuốc không có giấy phép.

b) Khảo nghiệm thuốc mới không có giấy phép.

c) Buôn bán thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng, thuốc quá hạn dùng.

d) Buôn bán thuốc ngoài danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Nhập thuốc hoặc nguyên liệu làm thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam.

b) Sản xuất, gia công thuốc không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật như đã đăng ký và ghi trên bao gói.

c) Buôn bán thuốc cấm, thuốc giả.

d) Tổ chức, cá nhân làm dịch vụ mà sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, sử dụng thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam.

5. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Sản xuất, gia công thuốc trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam;

b) Sản xuất, gia công thuốc giả nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

c) Buôn bán thuốc cấm, thuốc giả với khối lượng lớn, cố ý vi phạm nhiều lần.

6. Buộc bồi thường thiệt hại đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm d khoản 4 của Điều này.

7. Buộc tiêu huỷ hoặc trả lại nơi xuất xứ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 của Điều này.

8. Niêm phong, tịch thu thuốc và phương tiện sản xuất đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, c khoản 3, điểm b, c khoản 4, điểm a, b, c khoản 5 của Điều này.

9. Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 2, nếu có tình tiết tăng nặng, điểm a, b, c khoản 4, điểm a, b, c khoản 5 của Điều này.

 

Điều 10.- Hình thức xử phạt và mức phạt đối với hành vi vi phạm quy định quản lý hành chính về bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Sửa chữa, tẩy xoá giấy phép hành nghề bảo vệ thực vật, khử trùng, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, giấy phép nhập khẩu hàng thực vật, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, kiểm nghiệm chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật;

b) Ngăn cản và không chấp hành các yêu cầu của cán bộ bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, thanh tra chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật khi thi hành nhiệm vụ.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Làm giả giấy phép hành nghề bảo vệ thực vật, khử trùng, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, giấy phép nhập khẩu hàng thực vật, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, kiểm nghiệm chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật;

b) Cho người khác sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận để hành nghề;

c) Đe doạ hoặc dùng vũ lực chống lại cán bộ kiểm dịch thực vật, bảo vệ thực vật, thanh tra chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật đang thi hành nhiệm vụ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Sửa chữa hồ sơ để xin cấp giấy phép, giấy đăng ký về bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, khử trùng và thuốc bảo vệ thực vật;

b) Thông tin, quảng cáo không đúng với tính năng, tác dụng của thuốc đã được đăng ký ở Việt Nam;

c) Lưu hành thuốc có nhãn hiệu không được cấp có thẩm quyền duyệt hoặc nhãn thuốc in không đúng mẫu được duyệt;

d) Sửa chữa, làm giả mạo nhãn thuốc của thứ thuốc khác đang lưu hành trên thị trường đã được đăng ký.

4. Tịch thu nhãn thuốc đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c, d khoản 3 của Điều này.

5. Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 của Điều này.

 

CHƯƠNG III

THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT

 

Điều 11.- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật:

1. Thanh tra viên bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong khi thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 200.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng và áp dụng các biện pháp xử lý khác quy định tại điểm a, b, d khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995.

2. Chánh thanh tra của Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quyền phạt tiền đến 10.000.000 đồng và các biện pháp xử lý khác ghi trong Điều 5 của Nghị định này.

3. Chánh thanh tra Cục bảo vệ thực vật có quyền phạt tiền đến 20. 000.000 đồng được áp dụng tất cả các hình thức phạt theo quy định của Nghị định này.

 

Điều 12.- Thẩm quyền xử hạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp: 1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 200.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng, buộc bồi thường do vi phạm hành chính gây ra 500.000 đồng, đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường sống, tiêu huỷ những vật phẩm độc hại gây ảnh hưởng cho sức khoẻ của con người.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 10.000.000 đồng, quyết định việc áp dụng các hình thức phạt bổ sung, các biện pháp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, trừ trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép do cơ quan Nhà nước cấp trên cấp thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm và đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 100.000.000 đồng, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, các biện pháp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, trừ trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép do cơ quan Nhà nước cấp trên cấp, thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định đình chỉ hành vi vi phạm và đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép.

 

Điều 13.- Thẩm quyền xử phạt của các cơ quan khác:

1. Ngoài những người quy định tại Điều 11 và Điều 12 của Nghị định này, những người có thẩm quyền xử phạt theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này thuộc lĩnh vực và địa bàn quản lý của mình thì có quyền xử phạt nhưng phải thực hiện đúng các quy định tại các Điều 46, 47, 48 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử lý của nhiều cơ quan thì việc xử lý do cơ quan thụ lý đầu tiên thực hiện.

 

CHƯƠNG IV

THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT

 

Điều 14.- Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính:

1- Thủ tục, trình tự xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật thực hiện theo quy định tại Điều 45, 46, 47, 48, 49 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995.

2. Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền phải nộp tiền tại nơi ghi trong quyết định xử phạt và được nhận biên lai ghi tiền phạt, nếu không có biên lai thu tiền phạt thì người bị phạt có quyền không nộp phạt, người có thẩm quyền xử phạt hành chính phải chỉ rõ cho tổ chức, cá nhân vi phạm biết điều, khoản, tên văn bản, pháp luật mà họ vi phạm.

3. Trừ trường hợp phạt đơn giản, các hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt đều phải được lập thành hồ sơ và lưu giữ đầy đủ tại cơ quan có thẩm quyền phạt trong thời hạn theo quy định hiện hành.

4. Khi áp dụng các hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện đúng các thủ tục quy định tại Điều 51 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Hàng hoá, tang vật, phương tiện của các vụ vi phạm hành chính bị tịch thu, được chuyển giao cho cơ quan tài chính cùng cấp để tổ chức bán đấu giá theo quy định. Tiền thu được nộp vào Kho bạc Nhà nước theo quy định. Trường hợp hàng hoá, tang vật, phương tiện của người bị xử phạt sau khi xử lý vi phạm mà bị tiêu huỷ hoặc bị trả lại nơi xuất xứ thì người vi phạm phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

5. Chế độ quản lý, sử dụng tiền phạt thu được do vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Nhà nước.

 

Điều 15.- Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề được thực hiện theo Điều 50 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995.

 

Điều 16.- Thi hành Quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật:

1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định này phải nghiêm chỉnh thi hành quyết định xử phạt của cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn quy định. Nếu không thi hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại Điều 55 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995.

2. Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan và người có thẩm quyền phải tuân theo trình tự, thủ tục cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

 

Điều 17.- Áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật:

1. Để ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính trong công tác bảo vệ và kiểm dịch thực vật, những người và cơ quan có thẩm quyền được áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính theo Điều 38 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995.

2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và đảm bảo việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật được thực hiện theo quy định tại các Điều 39, 40, 41, 42, 43, 44 của Pháp lệnh về Xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995.

 

CHƯƠNG V

KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 18.- Khiếu nại, tố cáo quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật và giải quyết khiếu nại, tố cáo được quy định như sau:

1. Công dân có quyền tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân và tố cáo hành vi vi phạm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

2. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính, bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại, tố cáo về việc xử phạt hoặc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với họ.

3. Thủ tục, trình tự, thời hạn, thẩm quyền khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo quy định tại các Điều 87, 88, 90 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 6 tháng 7 năm 1995.

 

Điều 19.- Việc xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật:

Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật mà có hành vi sách nhiễu, dung túng, bao che vi phạm, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng mức, không đúng thẩm quyền, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền bạc, hàng hoá, tang vật, phương tiện vi phạm, làm cản trở lưu thông hàng hoá hợp pháp gây thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân thì tuỳ theo mức độ, tính chất vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại về vật chất phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 20. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế cho quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật ban hành kèm theo Nghị định số 92/CP ngày 27 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

 

Điều 21.- Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
------
No: 78-CP
Ha Noi ,October 29, 1996
 
DECREE
OF THE GOVERNMENT ON SANCTIONS AGAINST ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE DOMAIN OF PLANT PROTECTION AND EPIDEMIOLOGY CONTROL
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July 6, 1995;
Pursuant to the Ordinance on Plant Protection and Epidemiology Control of February 15, 1993;
At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1
1. Violations of regulations on the fight against pests that damage plant resources.
2. Violations of regulations on plant epidemiology control.
3. Violations of regulations on the disinfection of objects which are subject to plant epidemiology control for export, import or preservation in storehouses.
4. Violations of regulations on the management of plant protection drugs.
Article 2
1. Any organization or individual committing acts of administrative violation in the domain of plant protection and epidemiology control shall be sanctioned in accordance with this Decree.
2. Foreign organizations or individuals committing acts of administrative violations in the domain of plant protection and epidemiology control shall be sanctioned in accordance with this Decree, except otherwise provided for by international treaties which Vietnam has signed or acceded to.
Article 3
1. The competence to handle administrative violations in the domain of plant protection and epidemiology control shall comply with the provisions of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations and shall be specified in Articles 11, 12 and 13 of this Decree.
2. All acts of administrative violation in the domain of plant protection and epidemiology control must be detected in time and stopped immediately, and the sanction must be imposed quickly and fairly. All consequences of the administrative violation must be overcome in accordance with law. An organization or individual committing an act of administrative violation thus causing material damage shall have to pay compensation in accordance with the provisions of law.
3. An act of administrative violation shall be sanctioned only once; an individual committing many acts of administrative violation shall be sanctioned for each violation. If many individuals commit one act of administrative violation each of the violators shall be sanctioned.
4. The sanction against administrative violations must be based on the nature and extent of the violation as well as the aggravating and extenuating factors provided for in Articles 7 and 8 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July 6, 1995 so as to determine the form, level and measure of sanction in accordance with the provisions of this Decree and other Decrees and Regulations of the Government on the sanction against administrative violations.
5. No administrative sanction shall be imposed if the offender is suffering from mental illness or other diseases which render him/her incapable of being aware of or controlling his/her act and in case of emergency or contingency.
Article 4
The statute of limitations for sanction and time limit for being considered as having not been sanctioned administratively shall comply with Articles 9 and 10 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July 6, 1995.
Article 5
When sanctions are imposed against administrative violations in accordance with this Decree, the person competent to sanction shall apply only those forms of sanction and other measures already specified by law. More concretely:
1. A warning shall be served against minor and first-time violations with extenuating factors.
2. Fines shall be decided depending on the nature and extent of the violation.
The amount of fine for an act of administrative violation shall be the average in the fine bracket provided for in this Decree.
The amount of fine for a violation with extenuating factors may be lower than the average but must not be less than the minimum level prescribed in the fine bracket. The amount of fine for a violation with aggravating factors may be higher than the average but must not exceed the maximum level in the fine bracket provided for in this Decree.
3. Depending on the nature and extent of the violation, the organization or individual that commits an administrative violation in the domain of plant protection and epidemiology control shall also be subject to one or many following additional forms of sanction:
a/ Stripping of the right to use the operation license for plant protection services, for disinfection or for trading in plant protection drugs, and revoking the certificate of plant epidemiology control;
d/ Destroying or sending back to the original place the objects subject to plant epidemiology control and means infected by objects of plant epidemiology control of Vietnam which cannot be isolated or eliminated in Vietnam;
Vietnam.
An organization or individual subject to sanctions prescribed in Points d and e, Item 3 of this Article shall have to observe the provisions of law and bear all the costs for sealing, confiscating, destroying and sending back the goods and tools of the violation to the place of origin.
Chapter II
FORMS AND LEVELS OF SANCTION AGAINST ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE DOMAIN OF PLANT PROTECTION AND EPIDEMIOLOGY CONTROL
Article 6
A warning or fine of 200,000 VND to 1,000,000 VND shall be imposed on acts of bringing in or out of infested area plant resources infected with dangerous harmful organisms which have been declared a pest but not yet overcome in that area.
Article 7
1. A warning or fine of 200,000 VND to 1,000,000 VND shall be imposed on one of the following violations:
a/ Failing to obtain a certificate of plant epidemiology control from the Plant Protection Services or plant epidemiology control agencies at the place of departure when moving plant resources subject to plant epidemiology control from an infested area to another province or city directly under the Central Government;
2. A fine of 1,000,000 VND to 3,000,000 VND shall be imposed on one of the following violations:
3. A fine of 3,000,000 VND to 10,000,000 VND shall be imposed on one of the following violations:
Vietnam;
b/ Transporting or circulating a large quantity of plant resources which have been found infected with objects of plant epidemiology control without strictly observing the regulations of the competent plant epidemiology control agency;
c/ Transporting in transit plant resources without permission of the competent plant epidemiology control agency of Vietnam, failing to take all necessary measures for the prevention of harmful organisms in accordance with the regulations of Vietnam or failing to obtain certificates of plant epidemiology control from the plant epidemiology control agency at the place of origin;
4. A fine of 10,000,000 VND to 30,000,000 VND shall be imposed on one of the following violations:
a/ Failing to apply measures to treat the objects subject to plant epidemiology control when they are exported or imported as provided for by the plant epidemiology control agency;
b/ The owner of the objects subject to plant epidemiology control makes false declarations, covers up or substitutes the objects subject to plant epidemiology control when lots of imported, exported goods are being checked by the plant epidemiology control agency; adding or substituting goods not yet quarantined for goods already certified for plant epidemiology control;
5. A fine of 20,000,000 VND to 50,000,000 VND shall be imposed on one of the following violations:
a/ Bringing from overseas into Vietnam live objects of plant epidemiology control, which are on Vietnam�s list of plant epidemiology control objects without permission from the Ministry of Agriculture and Rural Development.
b/ Though the plant epidemiology control officer has discovered T.G. termites in storehouses, the owner of the objects still takes no measure for treatment or produces no certification by the competent plant epidemiology control agency that such termite has been eradicated;
6. A fine of 25,000,000 VND to 80,000,000 VND shall be imposed on one of the following violations:
a/ During the process of transporting the objects subject to plant epidemiology control, the plant epidemiology control officer discovers that the objects have been infected with T.G termites, but the owner fails to take thorough treatment measures as directed and produces no certification by the competent plant epidemiology control agency that such type of termite has been eradicated;
b/ Though being aware of the promulgation of other objects of plant epidemiology control, places and time of their production, processing, preservation and transportation, he/she still takes no measure for treatment or refuses to follow the treatment guidance given by the plant epidemiology control agency which is competent to certify that such objects of plant epidemiology control have been eradicated.
Article 8
1. A fine of 1,000,000 VND to 3,000,000 VND for the failure to get an operation license on the disinfection of objects subject to plant epidemiology control for export, import and preservation, granted by the competent State agency managing the plant protection and epidemiology control.
2. A fine of 5,000,000 to 20,000,000 VND shall be imposed on one of the following violations:
Vietnam;
3. An organization or individual that violates provisions in Clause 2 of this Article shall also be stripped of the right to use their operation licenses and forced to take measures to overcome the environmental pollution.
Article 9
1. A warning or a fine of 200,000 VND to 1,000,000 VND shall be imposed on one of the following violations:
d/ If the violation of the provisions of Points b and c, Clause 1 of this Article is repeated once or many times, the fine may go up to 5,000,000 VND.
2. A fine of 1,000,000 VND to 3,000,000 VND shall be imposed on one of the following violations:
b/ An individual providing services in plant protection who uses plant protection drugs not in conformity with technical requirements or the required quarantine time, thus causing poisoning to people and livestock and polluting the environment;
3. A fine of 3,000,000 VND to 10,000,000 VND shall be imposed on one of the following violations:
Vietnam.
4. A fine of 10,000,000 VND to 30,000,000 VND shall be imposed on one of the following violations:
Vietnam;
d/ An organization or individual that provides services but uses plant protection drugs outside the list of plant protection drugs allowed for use in Vietnam or drugs on the list of plant protection drugs banned from use in Vietnam.
5. A fine of 25,000,000 VND to 80,000,000 VND shall be imposed on one of the following violations:
Vietnam;
6. Compulsory compensation for damage shall be imposed on an organization or individual violating the provisions of Point b, Clause 2 and Point d, Clause 4 of this Article.
7. Forcible destruction or sending back to the place of origin, for violations of the provisions of Point a, Clause 4 of this Article.
8. The sealing and confiscation of drugs and production means with regard to violations of the provisions of Points a and c, Clause 3, Points b and c, Clause 4, Points a, b and c, Clause 5 of this Article.
9. The stripping of the right to use an operation license shall be applied to a violation of the provisions of Points b, Clause 2 with aggravating factors, Points a, b and c, Clause 4 and Points a, b and c, Clause 5 of this Article.
Article 10
1. A warning or fine of 200,000 VND to 1,000,000 VND shall be imposed on one of the following violations:
a/ Correcting or erasing the operation license for plant protection, for disinfection or trading in plant protection drugs, permit for the import of vegetal goods or certificates of plant epidemiology control, certificates of quality control and of the excess quantity of plant protection drugs;
2. A fine of 500,000 VND to 2,000,000 VND shall be imposed on one of the following violations:
a/ Counterfeiting operation licenses for plant protection, disinfection or trading in plant protection drugs, permits for the import of vegetal goods or certificates of plant epidemiology control, certificates of quality control and of the excess quantity of plant protection drugs;
c/ Threatening to use or using force against plant epidemiology control and plant protection officers, plant protection and epidemiology control inspectors on duty, but not seriously enough to be examined for penal liability.
3. A fine of 3,000,000 VND to 10,000,000 VND shall be imposed on one of the following violations:
a/ Correcting the dossiers of application for licenses, permits or registration certificates of plant protection, plant epidemiology control, disinfection and plant protection drugs;
Vietnam;
4. The confiscation of labels of drugs shall be applied to the violations of the provisions of Points c and d, Clause 3 of this Article.
5. Stripping of the right to use the operation license shall be applied to the violations of the provisions of Point b, Clause 2, Point b, Clause 3 of this Article.
Chapter III
COMPETENCE TO SANCTION AGAINST ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE DOMAIN OF PLANT PROTECTION AND EPIDEMIOLOGY CONTROL
Article 11
1. The plant protection and epidemiology control inspector on duty shall have the right to serve a warning or a fine of up to 200,000 VND, confiscate material evidences and means used for the administrative violation valued up to 500,000 VND and apply other measures provided for in Points a, b and d, Clause 3, Article 11 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July 6, 1995.
2. The Chief Inspector of the Plant Protection Service of a province or city directly under the Central Government shall have the right to fine up to 10,000,000 VND and apply other measures prescribed in Article 5 of this Decree.
3. The Chief Inspector of the Plant Protection Department shall have the right to fine up to 20,000,000 VND and apply all sanctioning measures provided for in this Decree.
Article 12
1. The President of the People's Committee of a commune, precinct or township shall have the right to serve a warning or a fine of up to 200,000 VND, confiscate material evidences and means used for the administrative violation valued up to 500,000 VND, order forcible compensation of up to 500,000 VND for damage caused by the administrative violation, the suspension of activities polluting the environment and the destruction of toxic objects which adversely affect the people�s health.
2. The President of the People�s Committee of a district, town or provincial city shall have the right to serve a warning or a fine of up to 10,000,000 VND, and decide additional sanctions as well as measures provided for in Clauses 2 and 3, Article 11 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations, except the stripping of the right to use the permit granted by the higher-level State agency in which case the President of the district People�s Committee shall issue a decision to suspend the violation and propose the competent State agency to withdraw the permit.
3. The President of the People�s Committee of a province or city directly under the Central Government shall have the right to serve a warning or a fine of up to 100,000,000 VND, to apply additional sanctions and measures provided for in Items 2 and 3, Article 11 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations, except the stripping of the right to use permit granted by the higher-level State agency in which case the President of the provincial People�s Committee shall issue a decision to suspend the violation and propose the competent State agency to withdraw the permit.
Article 13
1. Besides the sanctions stipulated in Articles 11 and 12 of this Decree, the person competent to impose sanctions in accordance with the provisions of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations, when discovering an administrative violation prescribed in this Decree that falls within the field and scope of his/her management shall have the right to impose sanctions but must strictly observe the provisions of Articles 46, 47 and 48 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.
2. Where an administrative violation comes under the jurisdiction of many agencies, the handling thereof shall be undertaken by the first agency to receive the dossier.
Chapter IV
PROCEDURES FOR SANCTIONING AGAINST ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE DOMAIN OF PLANT PROTECTION AND EPIDEMIOLOGY CONTROL
Article 14
1. The procedure and order for sanctioning against administrative violations in the domain of plant protection and epidemiology control shall comply with the provisions of Articles 45, 46, 47, 48 and 49 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July 6, 1995.
2. An organization or individual subject to fines shall have to pay them at the place specified in the fining decision and shall be entitled to get the fine receipt; Without the fine receipt, the offender can refuse to pay the fine; the person competent to sanction against administrative violations shall have to point out to the offending organization or individual the Article, Clause or name of the legal document or law they have violated.
3. Except for simple sanctions, all the sanctioned administrative violations shall have to be fully filed at the agency competente to impose sanctions within the time limits prescribed by current provisions.
4. When applying the form of counterfeiting material evidences and means used for the violation, the person competent to impose sanctions shall have to strictly follow the procedures provided for in Article 51 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations. The confiscated goods, material evidences and means related to administrative violations shall be transferred to the financial agency of the same level for the organization of auctions as prescribed. The proceeds shall be remitted into the State Treasury as prescribed. In cases where goods, material evidences and means of the offenders destroyed or sent back to the place of origin, the offender shall have to do it in accordance with the provisions of law.
5. The regime of management and use of the collected fines against administrative violations shall comply with the regulations of the State.
Article 15
Article 16
1. An organization or individual that is sanctioned for an administrative violation under this Decree shall have to strictly implement the sanctioning decision made by the agency or person competent to impose sanction within the prescribed time limit. Failing to implement the sanctioning decision, they shall be forced to implement them as prescribed in Article 55 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July 6, 1995.
2. When applying measures of forcible implementation of sanctions against administrative violations, the competent agency or person shall have to follow the order and procedures for forcible measures as prescribed by law.
Article 17
2. The competence, order and procedures for the application of preventive measures against administrative violations and ensure the sanction against administrative violations in the domain of plant protection and epidemiology control shall comply with the provisions of Articles 39, 40, 41, 42, 43 and 44 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July 6, 1995.
Chapter V
PROTEST, DENUNCIATION AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 18
1. All citizens have the right to denounce before competent State agencies any administrative violations committed by organizations or individuals and denounce violations committed by persons competent to sanction against administrative violations in the domain of plant protection and epidemiology control.
2. An organization or individual subject to administrative sanctions or administrative preventive measures or their lawful representatives shall have the right to lodge a protest or denunciation against the sanctions or preventive measures imposed on them.
3. The procedure, order, time-limit and competence for making protests, denunciations and the settlement thereof shall comply with the provisions of Articles 87, 88 and 90 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July 6, 1995.
Article 19
A person competent to handle administrative violations in the domain of plant protection and epidemiology control, who abuses his/her power to hassle others, tolerate or cover up violations, fails to handle or handle them in time, properly or in accordance with his/her vested power, illegally possesses or uses money, goods, material evidences and means related to the violations, obstructs the legal circulation of goods causing damage to organizations or individuals, shall, depending on the nature and seriousness of his/her violations, be either sanctioned administratively or examined for penal liability; if material losses are caused, compensation must be made in accordance with the provisions of law.
Chapter VI
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 20
The Minister of Agriculture and Rural Development shall be responsible for guiding the implementation of this Decree.
Article 21

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Phan Van Khai
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 78/CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất