Nghị định 55/2021/NĐ-CP sửa đổi mức phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Nghị định 55/2021/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 55/2021/NĐ-CP |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Nghị định |
Người ký: | Lê Văn Thành |
Ngày ban hành: | 24/05/2021 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 55/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ngày 24/5/2021.
Theo đó, phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường theo quy định về thực hiện Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đặc biệt, giảm mạnh mức phạt đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng còn từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng so với mức phạt cũ là từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Ngoài ra, bổ sung quy định phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất phân tán dầu tràn và chế phẩm sinh học trong ứng phó sự cố tràn dầu không đúng quy định.
Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 10/7/2021.
Xem chi tiết Nghị định55/2021/NĐ-CP tại đây
tải Nghị định 55/2021/NĐ-CP
CHÍNH PHỦ _____ Số: 55/2021/NĐ-CP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ________________________ Hà Nội, ngày 24 tháng 5 năm 2021 |
NGHỊ ĐỊNH
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
_________________
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Pháp lệnh Cảnh sát môi trường ngày 23 tháng 12 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
“a) Các hành vi vi phạm các quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường;”
a) Doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện) được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
b) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã;
c) Nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư;
d) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
đ) Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
e) Các đơn vị sự nghiệp công lập;
g) Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
“4. Thông số môi trường nguy hại trong khí thải và môi trường không khí là các thông số môi trường có tên trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh và một số thông số có tên trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải, chi tiết trong Mục II Phụ lục I kèm theo Nghị định này.”
“10. Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường bao gồm: Giấy xác nhận hoàn thành các nội dung của đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt; Giấy xác nhận hoàn thành việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; Giấy xác nhận về việc thực hiện các nội dung của báo cáo và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án trước khi đi vào vận hành chính thức; Giấy xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án; Giấy xác nhận việc đã thực hiện một trong các hạng mục công trình của dự án đã được đầu tư trong trường hợp dự án được phân kỳ đầu tư theo nhiều giai đoạn trước khi đưa dự án, công trình vào vận hành chính thức và Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.”
“11. Công trình bảo vệ môi trường, gồm: công trình xử lý chất thải; công trình thu gom, lưu giữ chất thải rắn và công trình bảo vệ môi trường khác theo quy định.”
“c) Việc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với cơ sở hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ công được nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp hành vi vi phạm của cơ sở không gây ô nhiễm môi trường hoặc cơ sở đã chấm dứt hành vi vi phạm hoặc đã khắc phục xong hậu quả vi phạm do hành vi vi phạm hành chính gây ra. Thời điểm đình chỉ hoạt động có thời hạn được tính từ thời điểm cơ quan nhà nước đã giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu giao nhiệm vụ, chỉ định đơn vị hoặc lựa chọn được nhà thầu khác để cung ứng sản phẩm, dịch vụ công.”
“4. Việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, h và m khoản 3 Điều này chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ chứng minh hậu quả hoặc số lợi bất hợp pháp thu được hoặc số phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn nộp theo quy định do hành vi vi phạm hành chính, trừ trường hợp buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường.”
“Điều 6. Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật môi trường và sử dụng thông số môi trường để xác định hành vi vi phạm hành chính, mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; nguyên tắc xử phạt một số hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường
1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được sử dụng để xác định hành vi vi phạm hành chính và mức độ vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường khi cá nhân, tổ chức xả, thải chất thải vào môi trường; trường hợp có cả quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật địa phương thì áp dụng quy chuẩn kỹ thuật địa phương (sau đây gọi chung là quy chuẩn kỹ thuật).
2. Số lần vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường là giá trị cao nhất được xác định trên cơ sở lấy kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, kết quả giám định, kiểm định, quan trắc, giám sát, đo đạc, phân tích của một trong các thông số môi trường của mẫu chất thải, mẫu môi trường xung quanh chia cho giá trị tối đa cho phép của thông số đó trong các quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
3. Khi áp dụng hình thức phạt tiền đối với các hành vi xả nước thải (Điều 13 và Điều 14 của Nghị định này) hoặc thải bụi, khí thải (Điều 15 và Điều 16 của Nghị định này) vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường, nếu trong nước thải hoặc bụi, khí thải có cả các thông số môi trường nguy hại, các loại vi khuẩn, các thông số môi trường thông thường vượt quy chuẩn kỹ thuật hoặc giá trị pH nằm ngoài ngưỡng quy chuẩn kỹ thuật thì chọn thông số tương ứng với hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao nhất của mẫu nước thải hoặc bụi, khí thải để xử phạt; trường hợp có mức phạt bằng nhau thì thông số nguy hại là thông số để xác định hành vi vi phạm.
Các thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật còn lại của cùng mẫu chất thải đó sẽ bị phạt tăng thêm từ 10% đến 50% mức phạt tiền của hành vi vi phạm đã chọn đối với mỗi thông số môi trường đó nhưng tổng mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm không vượt quá mức phạt tiền tối đa.
Trường hợp một cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có nhiều điểm xả nước thải hoặc nhiều điểm thải bụi, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường bị xử phạt theo từng điểm xả, thải đó.
4. Thải lượng nước thải quy định tại Điều 13, 14 của Nghị định này là tổng khối lượng nước thải xả ra môi trường tính trong một ngày (24 giờ). Trường hợp không xác định được thải lượng nước thải thì thải lượng được tính theo lưu lượng nước thải tại thời điểm lấy mẫu nhân với 24 giờ.
5. Đối với một hành vi cùng vi phạm quy định tại Điều 9 và Điều 10 thì xử lý theo quy định tại Điều 10 của Nghị định này.
6. Các hành vi quy định tại điểm 1 khoản 1, điểm 1 khoản 2 Điều 9, điểm đ khoản 1, điểm đ khoản 2 Điều 10, điểm d khoản 1, điểm d khoản 2, điểm d khoản 3, điểm d khoản 4, điểm d khoản 5 Điều 11 của Nghị định này là hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện và thời hiệu xử phạt được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
7. Đối với hành vi vi phạm về lập, thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản đã được áp dụng hình thức xử lý theo quy định tại Điều 32 thì không áp dụng hình thức xử lý theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này.
8. Người không có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Nghị định này thì không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tương ứng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm đó.”
“c) Kết quả thu được bằng thiết bị, hệ thống quan trắc tự động, liên tục khí thải, nước thải theo giá trị trung bình ngày (24 giờ) của cá nhân, tổ chức đã được thử nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp phải lắp đặt và truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường để kiểm tra, giám sát. Trường hợp phát hiện kết quả này vượt ngưỡng giá trị cho phép các thông số ô nhiễm về nước thải theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải thì tiếp tục phân tích mẫu tại hệ thống lấy mẫu tự động của ngày kế tiếp để xác định hành vi vi phạm; trường hợp vượt ngưỡng giá trị cho phép các thông số ô nhiễm về khí thải theo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải thì chậm nhất trong vòng 03 ngày làm việc phải tổ chức quan trắc khí thải của cá nhân, tổ chức đó để xác định hành vi vi phạm.”
“Điều 8. Vi phạm các quy định về thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường
1. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận của Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này bị xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các biện pháp bảo vệ môi trường trong kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ các trường hợp: vi phạm quy định về thực hiện quan trắc, giám sát môi trường và quy định tại điểm c khoản này; không thông báo cho cơ quan đã xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường để biết việc thay đổi chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo quy định;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trong các biện pháp bảo vệ môi trường trong kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ trường hợp vi phạm quy định về thực hiện quan trắc, giám sát môi trường và trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý chất thải đã cam kết trong kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận; xây lắp không đúng quy định đối với công trình xử lý chất thải đã cam kết trong kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận trong các trường hợp: giảm công suất dẫn đến không đủ khả năng xử lý chất thải phát sinh, thay đổi công nghệ, thiếu công đoạn xử lý; không thu gom triệt để dẫn đến tình trạng một lượng nước thải, khí thải phát sinh trong quá trình triển khai xây dựng và vận hành dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không được xử lý trước khi thải ra môi trường;
d) Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định;
đ) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi không đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định.
2. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận của Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện và do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các biện pháp bảo vệ môi trường trong kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ các trường hợp: vi phạm quy định về thực hiện quan trắc, giám sát môi trường và trường hợp quy định tại điểm c khoản này; không thông báo cho cơ quan đã xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường để biết việc thay đổi chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo quy định;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trong các biện pháp bảo vệ môi trường trong kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ trường hợp vi phạm quy định về thực hiện quan trắc, giám sát môi trường và trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý chất thải đã cam kết trong kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận; xây lắp không đúng quy định đối với công trình xử lý chất thải đã cam kết trong kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận trong các trường hợp: giảm công suất dẫn đến không đủ khả năng xử lý chất thải phát sinh, thay đổi công nghệ, thiếu công đoạn xử lý; không thu gom triệt để dẫn đến tình trạng một lượng nước thải, khí thải phát sinh trong quá trình triển khai xây dựng và vận hành dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không được xử lý trước khi thải ra môi trường;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định;
đ) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định.
3. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các biện pháp bảo vệ môi trường trong kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ các trường hợp: vi phạm quy định về thực hiện quan trắc, giám sát môi trường và trường hợp quy định tại điểm c khoản này; không thông báo cho cơ quan đã xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường để biết việc thay đổi chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ theo quy định;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trong các biện pháp bảo vệ môi trường trong kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ trường hợp vi phạm quy định về thực hiện quan trắc, giám sát môi trường và trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý chất thải đã cam kết trong kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận; xây lắp không đúng quy định đối với công trình xử lý chất thải đã cam kết trong kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận trong các trường hợp: Giảm công suất dẫn đến không đủ khả năng xử lý chất thải phát sinh, thay đổi công nghệ, thiếu công đoạn xử lý; không thu gom triệt để dẫn đến tình trạng một lượng nước thải, khí thải phát sinh trong quá trình triển khai xây dựng và vận hành dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không được xử lý trước khi thải ra môi trường;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định;
đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định.
4. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận của bộ, cơ quan ngang bộ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ các trường hợp: vi phạm quy định về thực hiện quan trắc, giám sát môi trường và trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trong các nội dung bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ trường hợp vi phạm quy định về thực hiện quan trắc, giám sát môi trường và trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý chất thải đã cam kết trong bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được xác nhận; xây lắp không đúng quy định đối với công trình xử lý chất thải đã cam kết trong bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được xác nhận trong các trường hợp: giảm công suất dẫn đến không đủ khả năng xử lý chất thải phát sinh, thay đổi công nghệ, thiếu công đoạn xử lý; không thu gom triệt để dẫn đến tình trạng một lượng nước thải, khí thải phát sinh trong quá trình triển khai xây dựng và vận hành dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không được xử lý trước khi thải ra môi trường;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 01 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm c và d khoản 1, các điểm c và d khoản 2 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm c và d khoản 3 Điều này hoặc đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi không đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường quy định tại điểm đ khoản 1, điểm đ khoản 2 và điểm đ khoản 3 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 06 tháng đến 09 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm c và d khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường; buộc tháo dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2, điểm c khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này;
b) Buộc phải xây lắp công trình bảo vệ môi trường đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật theo quy định trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm d khoản 1, điểm d khoản 2, điểm d khoản 3 và điểm d khoản 4 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d khoản 1; các điểm c, d khoản 2; các điểm c, d khoản 3 và các điểm c, d khoản 4 Điều này.”
“Điều 9. Vi phạm các quy định về thực hiện quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bộ, cơ quan ngang bộ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã lấy ý kiến trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường để tổ chức niêm yết công khai quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp phải tham vấn theo quy định;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo cho cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh biết trong trường hợp có thay đổi chủ dự án theo quy định;
c) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập, gửi Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi thực hiện dự án và cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tự ý đưa các công trình xử lý chất thải vào vận hành thử nghiệm khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền; không dừng hoạt động hoặc không giảm công suất của dự án để đảm bảo các công trình xử lý chất thải hiện hữu có thể xử lý các loại chất thải phát sinh đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm dự án; không cải tạo, nâng cấp, xây dựng bổ sung các công trình xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định trong trường hợp phát hiện chất thải xả ra môi trường không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định chấp thuận về môi trường của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có); không tiếp thu đầy đủ các nội dung, yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường vào dự án đầu tư, dự án đầu tư xây dựng, trừ các trường hợp: Có sự thay đổi nhưng không phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định, vi phạm quy định về thực hiện quan trắc, giám sát môi trường và các trường hợp quy định tại điểm b, điểm h và điểm m khoản này;
e) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trong các nội dung của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, trừ trường hợp vi phạm quy định về thực hiện quan trắc, giám sát môi trường và trường hợp quy định tại các điểm b, c và k khoản này;
g) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không rà soát, cải tạo, nâng cấp các công trình xử lý chất thải trong trường hợp không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải và theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để làm căn cứ lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường;
h) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý chất thải; không vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm dự án; xây lắp không đúng quy định công trình xử lý chất thải theo Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trong các trường hợp: giảm công suất dẫn đến không đủ khả năng xử lý chất thải phát sinh, thay đổi công nghệ, thiếu công đoạn xử lý;
i) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không dừng ngay hoạt động vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải và báo cáo kịp thời tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi triển khai dự án để hướng dẫn giải quyết trong trường hợp gây ra sự cố môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường; không tổ chức khác phục ô nhiễm môi trường và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải quá thời gian theo quy định;
k) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 3 Điều 12 và điểm k khoản 4 Điều 12 Nghị định này;
l) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi không lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định.
2. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên và Môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã lấy ý kiến trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường để tổ chức niêm yết công khai quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp phải tham vấn theo quy định;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo cho cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh biết trong trường hợp có thay đổi chủ dự án theo quy định;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không lập, gửi Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án cho cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi thực hiện dự án và cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi tự ý đưa các công trình xử lý chất thải vào vận hành thử nghiệm khi chưa được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền; không dừng hoạt động hoặc không giảm công suất của dự án để đảm bảo các công trình xử lý chất thải hiện hữu có thể xử lý các loại chất thải phát sinh đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm dự án; không cải tạo, nâng cấp, xây dựng bổ sung các công trình xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định trong trường hợp phát hiện chất thải xả ra môi trường không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm;
đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, quyết định chấp thuận về môi trường của cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có); không tiếp thu đầy đủ các nội dung, yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường vào dự án đầu tư, dự án đầu tư xây dựng, trừ các trường hợp: Có sự thay đổi nhưng không phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định, vi phạm quy định về thực hiện quan trắc, giám sát môi trường và các trường hợp quy định tại điểm b, điểm h và điểm m khoản này;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trong các nội dung của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, trừ trường hợp vi phạm quy định về thực hiện quan trắc, giám sát môi trường và các trường hợp quy định tại các điểm b, c và k khoản này;
g) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không rà soát, cải tạo, nâng cấp các công trình xử lý chất thải trong trường hợp không đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về chất thải theo quy định và theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để làm căn cứ lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường;
h) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý chất thải; không vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải đồng thời với quá trình vận hành thử nghiệm dự án; xây lắp không đúng quy định công trình xử lý chất thải theo Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trong các trường hợp: giảm công suất dẫn đến không đủ khả năng xử lý chất thải phát sinh, thay đổi công nghệ, thiếu công đoạn xử lý;
i) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi không dừng ngay hoạt động vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải và báo cáo kịp thời tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi triển khai dự án để hướng dẫn giải quyết trong trường hợp gây ra sự cố môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường; không tổ chức khắc phục ô nhiễm môi trường và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải quá thời gian theo quy định;
k) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 3 Điều 12 và điểm k khoản 4 Điều 12 Nghị định này;
l) Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi không lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án theo quy định.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng để khắc phục vi phạm đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm d, g, h, i, k và l khoản 1 và các điểm d, g, h, i, k và l khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường; buộc tháo dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm h khoản 1, điểm h khoản 2 Điều này;
b) Buộc phải xây lắp, vận hành công trình bảo vệ môi trường và lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường trình cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm g, i, k và l khoản 1; các điểm g, i, k và l khoản 2 Điều này;
c) Buộc phải lập hồ sơ báo cáo kết quả hoàn thành công trình bảo vệ môi trường trình cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 1 và điểm g khoản 2 Điều này;
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm d, g, h và k khoản 1; các điểm d, g, h và k khoản 2 Điều này.”
“Điều 10. Vi phạm các quy định về thực hiện Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường
1. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bộ, cơ quan ngang bộ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung của Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường (từng hạng mục công trình hoặc từng giai đoạn theo phân kỳ đầu tư hoặc toàn bộ dự án) theo quy định, trừ các trường hợp: vi phạm quy định về thực hiện quan trắc, giám sát môi trường; lắp đặt thiết bị, hệ thống quan trắc chất thải tự động, liên tục; cải tạo, nâng cấp công trình xử lý chất thải đã xuống cấp hoặc chưa bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về chất thải; lắp đặt bổ sung một hoặc nhiều công đoạn xử lý cho công trình xử lý chất thải và trường hợp quy định tại các điểm c, d và đ khoản này;
b) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trong các nội dung của Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường (từng hạng mục công trình hoặc từng giai đoạn theo phân kỳ đầu tư hoặc toàn bộ dự án) theo quy định, trừ trường hợp vi phạm quy định về thực hiện quan trắc, giám sát môi trường và trường hợp quy định tại các điểm c và d khoản này;
c) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi vận hành không đúng quy trình, vận hành không đúng chế độ hoặc không vận hành một trong các công đoạn của một trong các công trình xử lý chất thải theo Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường (từng hạng mục công trình hoặc từng giai đoạn theo phân kỳ đầu tư hoặc toàn bộ dự án) theo quy định;
d) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường;
đ) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi không có Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ mòi trường (từng hạng mục công trình hoặc từng giai đoạn theo phân kỳ đầu tư hoặc toàn bộ dự án) theo quy định.
2. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận của Bộ Tài nguyên và Môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung của Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường (từng hạng mục công trình hoặc từng giai đoạn theo phân kỳ đầu tư hoặc toàn bộ dự án) theo quy định, trừ các trường hợp: vi phạm quy định về thực hiện quan trắc, giám sát môi trường; lắp đặt thiết bị, hệ thống quan trắc chất thải tự động, liên tục; cải tạo, nâng cấp công trình xử lý chất thải đã xuống cấp hoặc chưa bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về chất thải; lắp đặt bổ sung một hoặc nhiều công đoạn xử lý cho công trình xử lý chất thải và trường hợp quy định tại các điểm c, d và đ khoản này;
b) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trong các nội dung của Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường (từng hạng mục công trình hoặc từng giai đoạn theo phân kỳ đầu tư hoặc toàn bộ dự án) theo quy định, trừ trường hợp vi phạm quy định về thực hiện quan trắc, giám sát môi trường và trường hợp quy định tại các điểm c và d khoản này;
c) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vận hành không đúng quy trình, vận hành không đúng chế độ hoặc không vận hành một trong các công đoạn của một trong các công trình xử lý chất thải theo Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường (từng hạng mục công trình hoặc từng giai đoạn theo phân kỳ đầu tư hoặc toàn bộ dự án) theo quy định;
d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường;
đ) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi không có Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường (từng hạng mục công trình hoặc từng giai đoạn theo phân kỳ đầu tư hoặc toàn bộ dự án) theo quy định.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng để khắc phục vi phạm đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm c và d khoản 1 và các điểm c và d khoản 2 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 09 tháng để khắc phục vi phạm đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 và điểm đ khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc phải vận hành đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều này;
b) Buộc tháo dỡ công trình, thiết bị được xây lắp trái quy định về bảo vệ môi trường để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 và điểm d khoản 2 Điều này;
c) Buộc phải lập hồ sơ báo cáo kết quả hoàn thành công trình bảo vệ môi trường trình cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 và điểm đ khoản 2 Điều này;
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 và các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này.”
“Điều 11. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc triển khai xây dựng dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà không có kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc báo cáo đánh giá tác động môi trường”
“1. Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc triển khai xây dựng dự án, phương án sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này bị xử phạt như sau:”
“2. Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc triển khai xây dựng dự án, phương án sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận và do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị xử phạt như sau:”
“3. Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc triển khai xây dựng dự án, phương án sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường trình Sở Tài nguyên và Môi trường xác nhận bị xử phạt như sau:”
“4. Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc triển khai xây dựng dự án sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, cơ quan ngang bộ phê duyệt, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này bị xử phạt như sau:”
“5. Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc triển khai xây dựng dự án sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt bị xử phạt như sau:”
“6a. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp, công trình thu gom, lưu giữ, xử lý, quản lý chất thải phát sinh theo quy định đối với trường hợp dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng được miễn thực hiện đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định.”
a) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2, điểm c khoản 3, điểm c khoản 4 và điểm c khoản 5 và khoản 6a Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm các quy định tại điểm d khoản 1, điểm d khoản 2, điểm d khoản 3, điểm d khoản 4 và điểm d khoản 5 Điều này.
a) Buộc phải có biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, giảm thiểu tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt và xử lý nước thải, khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm tại các điểm b và c khoản 1, điểm b và c khoản 2, điểm b và c khoản 3, điểm b và c khoản 4, điểm b và c khoản 5 và khoản 6a Điều này;
b) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này gây ra;
c) Buộc di dời dự án, cơ sở đến địa điểm phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với các trường hợp vi phạm quy định tại điểm d khoản 1, điểm d khoản 2, điểm d khoản 3, điểm d khoản 4 và điểm d khoản 5 Điều này mà địa điểm đang thực hiện dự án, cơ sở không phù hợp với quy hoạch được phê duyệt theo quy định;
d) Buộc phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm d khoản 1, điểm d khoản 2 và điểm d khoản 3 Điều này mà địa điểm đang thực hiện dự án, cơ sở phù hợp với quy hoạch được phê duyệt theo quy định;
đ) Buộc phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án cải tạo, nâng cấp, bổ sung các công trình bảo vệ môi trường trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm d khoản 4 và điểm d khoản 5 Điều này mà địa điểm đang thực hiện dự án, cơ sở phù hợp với quy hoạch được phê duyệt theo quy định;
e) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện một trong các hành vi: xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra ngoài môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình xử lý chất thải theo quy định; không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải, bụi đạt quy chuẩn kỹ thuật quy định tại các điểm b, c khoản 1; các điểm b, c khoản 2; các điểm b, c khoản 3; các điểm b, c khoản 4 và các điểm b, c khoản 5 Điều này.”
“b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không có nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định;”
“7. Hành vi vi phạm quy định về quan trắc tự động, liên tục đối với nước thải, khí thải và các hành vi vi phạm khác về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí sàn thao tác bảo đảm an toàn tại vị trí lấy mẫu khí thải, lỗ lấy mẫu khí thải theo quy định; không lắp đặt đồng hồ, thiết bị đo lưu lượng để quan trắc lưu lượng nước thải đầu vào, đầu ra của hệ thống xử lý nước thải theo quy định;
b) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi không vận hành, vận hành không đúng quy trình đối với thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục hoặc thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục; không lưu giữ số liệu quan trắc nước thải, khí thải theo quy định hoặc không truyền số liệu quan trắc về cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu theo quy định;
c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi lắp đặt thiếu một trong các thông số quan trắc tự động, liên tục của thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục hoặc thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; không lắp đặt camera theo dõi, không đánh giá định kỳ chất lượng hệ thống quan trắc, tự động liên tục đối với nước thải, khí thải theo quy định;
d) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không có thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (bao gồm: thiết bị quan trắc tự động, liên tục và thiết bị lấy mẫu tự động) hoặc thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hoặc không khắc phục sự cố hệ thống quan trắc tự động, liên tục theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi cố tình xây lắp, lắp đặt đường ống, cửa xả nước thải ra ngoài môi trường ở vị trí không thể thực hiện việc kiểm tra, giám sát theo quy định; pha loãng nước thải, khí thải sau xử lý nhằm đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải;
e) Đối với hành vi không kiểm định, hiệu chuẩn hệ thống quan trắc nước thải hoặc khí thải theo quy định thì áp dụng hình thức xử lý theo quy định tại pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường.”
a) Buộc phải có biện pháp quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại, giảm thiểu tiếng ồn, độ rung và xử lý nước thải, khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm tại Điều này;
b) Buộc tháo dỡ công trình nuôi trồng thủy sản; buộc phục hồi môi trường do các hành vi vi phạm quy định tại điểm d và điểm đ khoản 5 Điều này gây ra; buộc phải lắp đặt thiết bị, hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục hoặc thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục theo quy định trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại điểm c và điểm đ khoản 7 Điều này; buộc phải xây lắp, lắp đặt đường ống, cửa xả nước thải ra ngoài môi trường ở vị trí có thể thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoặc buộc phải tháo dỡ công trình, thiết bị để pha loãng chất thải và phải xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại điểm đ khoản 7 Điều này.”
“Điều 13a. Vi phạm quy định về thực hiện quan trắc, giám sát môi trường
1. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện quan trắc, giám sát môi trường trong quá trình thi công, xây dựng dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bị xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ chương trình quan trắc chất thải (về thông số, vị trí, tần suất giám sát) đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện giám sát chất thải hoặc không báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm theo quy định đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện không đúng, không đầy đủ chương trình quan trắc chất thải (về thông số, vị trí, tần suất giám sát) đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện giám sát chất thải hoặc không báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm theo quy định đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; thực hiện không đúng, không đầy đủ chương trình quan trắc chất thải (về thông số, vị trí, tần suất giám sát) đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quan trắc chất thải hoặc không báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm theo quy định đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền; thực hiện không đúng, không đầy đủ chương trình quan trắc chất thải (về thông số, vị trí, tần suất giám sát) đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quan trắc chất thải hoặc không báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm theo quy định đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ.
2. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện quan trắc môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm dự án bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ chương trình quan trắc chất thải (về thông số, vị trí, tần suất giám sát) để đánh giá hiệu quả xử lý đối với từng công đoạn và cả công trình xử lý chất thải theo quy định đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chương trình quan trắc chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý đối với từng công đoạn và cả công trình xử lý chất thải theo quy định hoặc không báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm theo quy định đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền; thực hiện không đúng, không đầy đủ chương trình quan trắc chất thải (về thông số, vị trí, tần suất giám sát) để đánh giá hiệu quả xử lý đối với từng công đoạn và cả công trình xử lý chất thải theo quy định đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện chương trình quan trắc chất thải để đánh giá hiệu quả xử lý đối với từng công đoạn và cả công trình xử lý chất thải theo quy định hoặc không báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm theo quy định đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan ngang bộ.
3. Hành vi vi phạm quy định về thực hiện quan trắc môi trường khi dự án đi vào vận hành bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ chương trình quan trắc chất thải (về thông số, vị trí, tần suất giám sát) đối với trường hợp phải thực hiện và có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; thực hiện không đúng, không đầy đủ chương trình giám sát môi trường xung quanh hoặc giám sát các vấn đề môi trường khác đối với trường hợp phải thực hiện và có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quan trắc chất thải hoặc không báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm hoặc không xây dựng kế hoạch thực hiện quan trắc môi trường định kỳ gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định đối với trường hợp phải thực hiện và có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường; không thực hiện chương trình giám sát môi trường xung quanh hoặc giám sát các vấn đề môi trường khác đối với trường hợp phải thực hiện và có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
c) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ chương trình quan trắc chất thải (về thông số, vị trí, tần suất giám sát) đối với trường hợp phải thực hiện và có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện quan trắc chất thải hoặc không báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm hoặc không xây dựng kế hoạch thực hiện quan trắc môi trường định kỳ gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định đối với trường hợp phải thực hiện và có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi phối hợp với đơn vị không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường (theo lĩnh vực và phạm vi được cấp giấy chứng nhận) để thực hiện quan trắc, giám sát môi trường, trừ các trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thành lập và giao thực hiện nhiệm vụ quan trắc, giám sát môi trường trên địa bàn tỉnh hoặc trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.”
“7. Phạt tăng thêm 10% của mức phạt tiền cao nhất đã chọn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,1 đến dưới 1,5 lần; 20% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 1,5 đến dưới 03 lần; 30% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 03 đến dưới 05 lần; 40% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 05 đến dưới 10 lần; 50% đối với mỗi thông số môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 10 lần trở lên. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng.”
“a) Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm i, k, l, m, n, o, p, q, r, s, t và u khoản 4, các điểm h, i, k, l, m, n, o, p, q, r, s và t khoản 5 và các điểm g, h, i, k, l, m, n, o, p, q, r và s khoản 6 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm ư, v, x và y khoản 4, các điểm u, ư, v, x và y khoản 5 và các điểm t, u, ư, v, x và y khoản 6 Điều này.”
“Điều 14. Vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường hoặc xả nước thải có chứa thông số vi sinh vật (Salmonella, Shigella, Vibrio cholerae) theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế hoặc xả nước thải có pH nằm ngoài ngưỡng quy chuẩn kỹ thuật bị xử phạt như sau:”
“b) Buộc rà soát, cải tạo công trình xử lý khí thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định đối với các vi phạm quy định tại Điều này;”
“d) Buộc phải lắp đặt thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục theo quy định trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.”
“b) Buộc rà soát, cải tạo công trình xử lý khí thải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định đối với các vi phạm quy định tại Điều này;”
“d) Buộc phải lắp đặt thiết bị, hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục theo quy định trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.”
“đ) Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.”
a) Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 150.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ đầu, mẩu và tàn thuốc lá không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
b) Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng;
c) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng, trừ vi phạm quy định tại điểm d khoản này;
d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt, trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt; đổ nước thải không đúng quy định trên vỉa hè, lòng đường phố.
“a1) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có biên bản bàn giao rác thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định;”
“9a. Đối với hành vi thu gom, vận chuyển, xử lý bùn thải từ bể tự hoại, bùn thải từ hệ thống thoát nước đô thị không đúng quy định về bảo vệ môi trường được áp dụng hình thức xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng.”
“9. Hành vi chuyển giao, cho, bán chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn thông thường đặc thù, sản phẩm thải lỏng không nguy hại cho đơn vị không có chức năng, năng lực xử lý theo quy định; chôn, lấp, đô, thải, đốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn thông thường đặc thù, sản phẩm thải lỏng không nguy hại trái quy định về bảo vệ môi trường, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường; tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn thông thường đặc thù, sản phẩm thải lỏng không nguy hại nhưng không có biện pháp xử lý hoặc không chuyển giao cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn thông thường đặc thù, sản phẩm thải lỏng không nguy hại dưới 1.000 kg;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn thông thường đặc thù, sản phẩm thải lỏng không nguy hại từ 1.000 kg đến dưới 2.000 kg;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn thông thường đặc thù, sản phẩm thải lỏng không nguy hại từ 2.000 kg đến dưới 3.000 kg;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn thông thường đặc thù, sản phẩm thải lỏng không nguy hại từ 3.000 kg đến dưới 4.000 kg;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn thông thường đặc thù, sản phẩm thải lỏng không nguy hại từ 4.000 kg đến dưới 5.000 kg;
e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn thông thường đặc thù, sản phẩm thải lỏng không nguy hại từ 5.000 kg đến dưới 10.000 kg;
g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn thông thường đặc thù, sản phẩm thải lỏng không nguy hại từ 10.000 kg đến dưới 20.000 kg;
h) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn thông thường đặc thù, sản phẩm thải lỏng không nguy hại từ 20.000 kg đến dưới 30.000 kg;
i) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn thông thường đặc thù, sản phẩm thải lỏng không nguy hại từ 30.000 kg đến dưới 40.000 kg;
k) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn thông thường đặc thù, sản phẩm thải lỏng không nguy hại từ 40.000 kg đến dưới 60.000 kg;
l) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn thông thường đặc thù, sản phẩm thải lỏng không nguy hại từ 60.000 kg đến dưới 80.000 kg;
m) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn thông thường đặc thù, sản phẩm thải lỏng không nguy hại từ 80.000 kg đến dưới 100.000 kg;
n) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp chuyển giao, cho, bán, tiếp nhận, chôn, lấp, đổ, thải, đốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn thông thường đặc thù, sản phẩm thải lỏng không nguy hại từ 100.000 kg trở lên, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.”
“b) Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 9a, 9, 10 và 11 Điều này.”
“a) Không lập báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ theo quy định hoặc không lập báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; không gửi báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ hoặc đột xuất cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định hoặc gửi báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ không đúng quy định.”
“b) Không thu gom, lưu giữ chất thải nguy hại theo quy định.”
“b) Không chuyển giao chất thải nguy hại cho đơn vị có giấy phép xử lý chất thải nguy hại phù hợp để thu gom, xử lý theo quy định trong trường hợp không được phép tiếp tục lưu giữ theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;”
“7. Hành vi chuyển giao, cho, bán chất thải nguy hại cho tổ chức, cá nhân không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại, trừ các trường hợp đặc thù theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại và các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường, bị xử phạt như sau:”
“đ) Buộc chuyển giao chất thải cho đơn vị có chức năng xử lý do hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này gây ra.”
“d) Không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi chuyển giao chất thải nguy hại cho các chủ xử lý khác.”
“6. Hành vi chuyển giao, cho, bán chất thải nguy hại cho tổ chức, cá nhân không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại phù hợp, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường bị xử phạt như sau:”
“10a. Đối với các hành vi đốt chất thải nguy hại, chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định về bảo vệ môi trường, trừ trường hợp hành vi tội phạm về môi trường thì bị xử lý như hành vi chôn lấp, đổ, thải chất thải nguy hại, chất hữu cơ khó phân hủy được quy định tại khoản 8 và khoản 9 Điều này.”
“d) Buộc chuyển giao chất thải cho đơn vị có chức năng xử lý do hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này gây ra.”
“Điều 23. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động xử lý chất thải nguy hại và thực hiện Giấy phép xử lý chất thải nguy hại”
“d) Sử dụng kho chứa chất thải nguy hại không có trong Giấy phép xử lý chất thải nguy hại, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.”
“e) Không thực hiện đúng nội dung văn bản chấp thuận vận hành thử nghiệm của cơ quan cấp phép.”
“b) Không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi tiếp nhận chất thải nguy hại từ các chủ xử lý chất thải nguy hại khác;”
“d) Xử lý chất thải nguy hại vượt quá công suất xử lý một trong các nhóm chất thải nguy hại quy định trong giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc trong văn bản chấp thuận vận hành thử nghiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;”
“6. Hành vi chuyển giao, cho, bán chất thải nguy hại cho tổ chức, cá nhân không có giấy phép xử lý chất thải nguy hại phù hợp, trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường bị xử phạt như sau:”
“9a. Đối với các hành vi đốt chất thải nguy hại, chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiêm hữu cơ khó phân hủy trái quy định về bảo vệ môi trường, trừ trường hợp hành vi tội phạm về môi trường thì bị xử lý như hành vi chôn lấp, đổ, thải chất thải nguy hại, chất hữu cơ khó phân hủy được quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều này.”
“a1) Buộc chuyển giao chất thải nguy hại cho đơn vị có chức năng xử lý đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm đ khoản 5 và khoản 6 Điều này;”
“a) Tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này khi bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc tiêu hủy máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, tàu biển đã qua sử dụng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu;”
“a) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy trong trường hợp không thể tái xuất máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, tàu biển đã qua sử dụng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3, các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 4 Điều này;”
“c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này gây ra.”
“7. Phạt tiền từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu, quá cảnh phế liệu có chứa chất phóng xạ; nhập khẩu phế liệu không thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho phép nhập khẩu phế liệu để thử nghiệm làm nguyên liệu sản xuất và các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.”
“a) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy trong trường hợp không thể tái xuất đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, đ và e khoản 2, khoản 4, 5, 6 và khoản 7 Điều này;”
“c) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 Điều này gây ra.”
“1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc điều tra, đánh giá chi tiết khu vực đất bị ô nhiễm theo quy định trong trường hợp gây ra ô nhiễm môi trường.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không lập phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm trình Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, theo dõi, giám sát theo quy định trong trường hợp gây ra ô nhiễm môi trường.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm theo quy định trong trường hợp gây ra ô nhiễm môi trường.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra.”
“3. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không có phương án cải tạo, phục hồi môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; không lập lại phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định, trừ trường hợp thuộc đối tượng phải lập lại báo đánh giá tác động môi trường.”
“8a. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất phân tán dầu tràn và chế phẩm sinh học trong ứng phó sự cố tràn dầu không đúng quy định.”
“b) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm, buộc phải bồi thường thiệt hại do ô nhiễm dầu gây ra theo quy định trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại các khoản 8a, 8, và 9 Điều này gây ra.”
“Điều 34. Vi phạm các quy định trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường và bảo vệ môi trường đối với hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y”
“g) Phạt tiền từ 250.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi gây thiệt hại từ 2.000 m2 đất, đất ngập nước, mặt nước trở lên tại khu vực không thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn hoặc gây thiệt hại từ 200 m2 trở lên đất, đất ngập nước, mặt nước tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn; trừ các trường hợp hành vi tội phạm về môi trường.”
“3. Hành vi khai thác trái phép đối với gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ thì áp dụng biện pháp xử lý theo quy định tại Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp. Hành vi khai thác trái phép loài thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, trừ gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá dưới 1.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 1.000.000 đồng đến dưới 2.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 15.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tang vật vi phạm trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.”
“4. Hành vi tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ thì áp dụng biện pháp xử lý theo quy định tại Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp. Hành vi tàng trữ, vận chuyển, chế biến, mua bán trái phép loài thực vật hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, trừ gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có giá trị dưới 15.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 15.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 90.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 90.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 120.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 180.000.000 đồng;
i) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 210.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 180.000.000 đồng đến dưới 210.000.000 đồng;
k) Phạt tiền từ 210.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 210.000.000 đồng đến dưới 240.000.000 đồng;
l) Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 240.000.000 đồng đến dưới 270.000.000 đồng;
m) Phạt tiền từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với loài thực vật hoang dã có trị giá từ 270.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.”
a) Không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen cho bên thứ ba với cùng mục đích sử dụng để nghiên cứu không vì mục đích thương mại;
b) Không thực hiện báo cáo định kỳ hoặc báo cáo hoạt động theo quy định trong thời gian tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu không vì mục đích thương mại ghi tại Giấy phép tiếp cận nguồn gen.”
a) Không tuân thủ các nội dung trong Kế hoạch tiếp cận nguồn gen đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Không thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc chuyển giao nguồn gen, dẫn xuất của nguồn gen cho bên thứ ba với cùng mục đích sử dụng để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại;
c) Không tiến hành chia sẻ lợi ích thu được từ việc sử dụng nguồn gen với các bên liên quan theo quy định;
d) Không thực hiện báo cáo định kỳ hoặc báo cáo hoạt động theo quy định trong thời gian tiếp cận nguồn gen để nghiên cứu vì mục đích thương mại, phát triển sản phẩm thương mại ghi tại Giấy phép tiếp cận nguồn gen;
đ) Đưa nguồn gen ra khỏi lãnh thổ Việt Nam nhưng không thực hiện đúng các nội dung quy định tại Giấy phép tiếp cận nguồn gen hoặc Quyết định cho phép đưa nguồn gen ra nước ngoài phục vụ học tập/nghiên cứu không vì mục đích thương mại;
e) Sử dụng Giấy phép tiếp cận nguồn gen không đúng nội dung, mục đích;
g) Không gia hạn Giấy phép tiếp cận nguồn gen khi Giấy phép hết hạn nhưng vẫn thực hiện việc thu mẫu, tiếp cận nguồn gen đã được cấp phép.
“a) Tước quyền sử dụng Giấy phép tiếp cận nguồn gen từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản 2 Điều này;”
“1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không công khai thông tin về mức độ rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro đối với môi trường và đa dạng sinh học khi nhập khẩu, mua, bán, phóng thích sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen.”
“đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, h, i, k, l, m, o, p, q, r, s và t khoản 3 Điều 4 Nghị định này.”
“1. Chiến sỹ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 2.500.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng Cảnh sát môi trường và Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c, đ, i, k, l, m, o, p, q, r, s và t khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c, đ, h, i, k, l, m, o, p, q, r, s và t khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, c, đ, h, i, k, l, m, o, p, q, r, s và t khoản 3 Điều 4 Nghị định này.”
“a) Kiểm lâm có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động kiểm lâm được quy định tại các Điều 39, Điều 40, Điều 41, Điều 42, các khoản 1, 2 3, 4 và 5 Điều 43, Điều 44, Điều 45, các khoản 1, khoản 2a, khoản 2b, khoản 2, điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 46 và Điều 47 của Nghị định này. Thanh tra nông nghiệp và phát triển nông thôn có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định tại khoản 5 Điều 12, khoản 3 Điều 27, khoản 3 Điều 34, các Điều 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 và 47 của Nghị định này. Thanh tra chuyên ngành thủy sản có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động thủy sản được quy định tại khoản 5 Điều 12, khoản 3 Điều 27, các Điều 39, 41, 42, 43, 44, 45, 46 và 47 của Nghị định này;”
“e) Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động hải quan được quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 24; các khoản 4, 5, 6, 7 Điều 25; các Điều 26, 40, 43, 46 và 47 của Nghị định này;”
“h) Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, i, k và l khoản 1 Điều 9; khoản 1 Điều 10; khoản 4 Điều 11; các điểm c và d khoản 2, các điểm c, d, đ và e khoản 3, các điểm g, h, i và k khoản 4, các điểm a, b và c khoản 5, các điểm b và c khoản 6, các điểm a, b, c, d và đ khoản 7 Điều 12; các điểm d, đ khoản 1, các điểm b, c khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 13a; các Điều 13, 14, 15, 16, 17, 18 và 19; các khoản 1, 2, 3, 9a, 9, 10 và 11 Điều 20; điểm b khoản 2, các khoản 7, 8, 9 và 10 Điều 21; các khoản 5, 6, 7, 8 và 10a Điều 22; các khoản 5, 6, 7, 8 và 9a Điều 23; các khoản 2 và 3, các điểm đ, e và g khoản 4 Điều 24; các khoản 5, 6 và 7 Điều 25; điểm đ khoản 3, các khoản 4, 5 và 6 Điều 27; các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 31; điểm c khoản 4, điểm b khoản 5, điểm b khoản 6 và khoản 8 Điều 33; các điểm b và đ khoản 1, điểm d khoản 3 Điều 34; các khoản 2, 3 và 4 Điều 40; Điều 41; các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 43, Điều 47 và hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra ngoài môi trường quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2, điểm c khoản 3, điểm c khoản 4 Điều 8, điểm h khoản 2 Điều 9, điểm c khoản 2 Điều 10, điểm b khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3, điểm b khoản 5 Điều 11 của Nghị định này;”
“4. Đối với các hành vi vi phạm hành chính bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc lập, lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường, đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại, lập hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất hoặc buộc cải tạo, nâng cấp công trình bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và cấp lại giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, thủ tục kiểm tra, thanh tra và xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức được lồng ghép với quá trình thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường, cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại, cấp giấy xác nhận đủ điều kiện bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, cấp, cấp lại giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Kết quả giải quyết các thủ tục hành chính này thay thế kết luận kiểm tra, thanh tra việc đã khắc phục xong hậu quả vi phạm về bảo vệ môi trường đối với cá nhân, tổ chức theo quy định tại Điều này.”
“1. Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được lập theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.”
“4. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng thủ tục xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản trong trường hợp xử phạt cảnh cáo vi phạm tại quy định tại các Điều 8, 13a, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 28, 30, 31, 39, 40, 42, 43, 44 và 45 hoặc xử phạt bằng tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 20 của Nghị định này; trừ trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ.”
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 7 năm 2021.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, NN (2). |
TM. CHÍNH PHỦ KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG
Lê Văn Thành |
Phụ lục I
DANH MỤC CÁC THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG NGUY HẠI TRONG CHẤT THẢI
(Kèm theo Nghị định số 55/2021/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2021 của Chính phủ)
__________________
I. CÁC THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG NGUY HẠI TRONG NƯỚC, NƯỚC THẢI
STT |
Thành phần nguy hại |
Công thức hoá học |
A |
Các thành phần nguy hại vô cơ |
|
|
Nhóm kim loại nặng và hợp chất vô cơ của chúng (tính theo nguyên tố kim loại) |
|
1 |
Asen (Arsenic) |
As |
2 |
Cadmi (Cadmium) |
Cd |
3 |
Chì (Lead) |
Pb |
4 |
Kẽm (Zinc) |
Zn |
5 |
Nicken (Nickel) |
Ni |
6 |
Thủy ngân (Mercury) |
Hg |
7 |
Crom VI (Chromium VI) |
Cr |
|
Các thành phần vô cơ khác |
|
8 |
Muối florua (Fluoride) trừ canxi florua (calcium floride) |
F- |
9 |
Xyanua/Tổng Xyanua |
CN- |
B |
Các thành phần nguy hại hữu cơ |
|
1 |
Tổng Phenol |
|
2 |
PCB |
|
3 |
Dioxin |
|
4 |
Dầu mỡ khoáng |
|
5 |
Hoá chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ |
|
6 |
Hoá chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ |
|
7 |
Halogen hữu cơ dễ hấp thụ (AOX) |
|
II. CÁC THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG NGUY HẠI TRONG KHÍ, KHÍ THẢI
STT |
Thông số môi trường nguy hại |
Công thức hoá học |
A |
Các chất vô cơ |
|
1 |
Asen và các hợp chất, tính theo As |
As |
2 |
Axit clohydric |
HCl |
3 |
Hơi HNO3 (các nguồn khác), tính theo NO2 |
HNO3 |
4 |
Hơi H2SO4 hoặc SO3, tính theo SO3 |
H2SO4 |
5 |
Bụi chứa silic |
|
6 |
Cadmi và hợp chất, tính theo Cd |
Cd |
7 |
Clo |
Cl2 |
8 |
Flo, HF, hoặc các hợp chất vô cơ của Flo, tính theo HF |
|
9 |
Thủy ngân (kim loại và hợp chất, tính theo Hg) |
Hg |
10 |
HydroXyanua |
HCN |
11 |
Chì và hợp chất, tính theo Pb |
Pb |
12 |
Tổng các kim loại nặng và hợp chất tương ứng |
|
B |
Các chất hữu cơ |
|
1 |
Acetaldehyt |
CH3CHO |
2 |
Acrolein |
CH2=CHCHO |
3 |
Anilin |
C6H5NH2 |
4 |
Benzidin |
NH2C6H4C6H4NH2 |
5 |
Benzen |
C6H6 |
6 |
Cloroform |
CHCI3 |
7 |
Fomaldehyt |
HCHO |
8 |
Naphtalen |
C10H8 |
9 |
Phenol |
C6H5OH |
10 |
Tetracloetylen |
C2CI4 |
11 |
Vinyl clorua |
ClCH=CH2 |
12 |
Methyl mecarptan |
CH3SH |
13 |
Styren |
C6H5CH=CH2 |
14 |
Toluen |
C6H5CH3 |
15 |
Xylen |
C6H4(CH3)2 |
16 |
Tổng Dioxin/Furan |
|
THE GOVERNMENT ________ No. 55/2021/ND-CP |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness ________________ Hanoi, May 24, 2021 |
DECREE
Amending and supplementing a number of articles of the Government's Decree No. 155/2016/ND-CP dated November 18, 2016 providing for the sanctioning of administrative violations in the domain of environmental protection
_____________
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Administrations dated November 22, 2019;
Pursuant to the Law on Handling of Administrative Violations dated June 20, 2012;
Pursuant to the Law on Environmental Protection dated June 23, 2014;
Pursuant to the Law on Biodiversity dated November 13, 2008;
Pursuant to the Ordinance on Environmental Police Forces dated December 23, 2014;
At the proposal of the Minister of Natural Resources and Environment;
The Government promulgates the Decree amending and supplementing a number of articles of the Decree No. 155/2016/ND-CP dated November 18, 2016 providing for the sanctioning of administrative violations in the domain of environmental protection.
Article 1. To amend and supplement a number of articles of the Government's Decree No. 155/2016/ND-CP dated November 18, 2016 providing for the sanctioning of administrative violations in the domain of environmental protection as follows:
1. To amend Point a, Clause 2, Article 1 as follows:
“a) Acts of violation against regulations on environmental protection plans and environmental impact assessment;”
2. To add Clauses 3 and 4, Article 2 as follows:
“3. Organizations subject to sanctioning of administrative violations in the domain of environmental protection in accordance with this Decree include:
a) Private enterprises, joint stock companies, limited liability companies, partnerships and their affiliated units (branches and representative offices) that are established in accordance with the Law on Enterprises;
b) Cooperatives and unions of cooperatives that are established in accordance with the Law on Cooperatives;
c) Foreign investors, foreign-invested economic organizations, Vietnam-based representative offices and branches of foreign traders and Vietnam-based representative offices of foreign trade promotion organizations that are established in accordance with the Law on Investment;
d) State agencies that commit acts of violation not subject to their assigned state management task;
dd) Socio-political organizations and socio-professional organizations;
e) Public non-business units;
g) Other organizations as prescribed by law provisions.
4. Persons competent to make administrative violation records; persons competent to sanction administrative violations in the domain of environmental protection; other agencies and organizations related to environmental protection activities.”
3. To amend Clauses 4, 7, 8, 10 and 11, and add Clauses 14 and 15, Article 3 as follows:
a) To amend Clause 4 as follows:
“4. Hazardous environmental parameters in emission and air environment refer to the environmental parameters specified in the national technical regulation on hazardous substances in ambient air thresholds and some other parameters specified in the national technical regulation on waste, detailed in Section II, Appendix I issued together with this Decree.”
b) To amend Clauses 7 and 8 as follows:
“7. Environmental protection plan includes a declaration on production activities that cause impacts on the environment; an approved environmental protection scheme; a simple environmental protection scheme; a registration form of satisfaction of environmental standards; an environmental protection commitment and the environmental protection plan.
8. Environmental impact assessment report includes a detailed environmental impact assessment report; an environmental impact assessment report made by the operating business establishment; an approved environmental protection scheme; a detailed environmental protection scheme; an additional environmental impact assessment report and the environmental impact assessment report.”
c) To amend Clause 10 as follows:
“10. Certification of completion of environmental protection facilities includes certification of completion of contents of the approved environmental protection scheme; certification of completion of the detailed environmental protection scheme; certification of compliance with contents of the environmental impact assessment report and requirements of decision on approval for environmental impact assessment report before the project is put into official operation; certification of implementation of environmental protection facilities and measures to serve the project’s operation; certification of execution of one of work items of the investment project in cases of investment phasing before the project is put into official operation and certification of completion of environmental protection facilities.”
d) To amend Clause 11 as follows:
“11. Environmental protection facilities include waste treatment facilities; solid waste collection and storage facilities and other environmental protection facilities as prescribed by law provisions.”
dd) To add Clauses 14 and 15 as follows:
“14. Suspension of the establishment’s polluting activities mentioned in this Decree means the suspension of activities of parts or items that directly cause environmental pollution or discharge wastes in excess of the allowable level as specified in the technical regulation on environment to the extent that it is likely to cause environmental pollution.
15. Typical nonhazardous solid wastes mentioned in this Decree include ordinary solid wastes arising from medical activities; construction activities; animal husbandry activities; packaging of used plant protection chemicals off which hazardous ingredients have been cleaned; mud dredged from canals and irrigation facilities; mud dredged from seas, rivers, lakes and other bodies of water.”
4. To add Point c, Clause 2; Points o, p, q, r, s and t, Clause 3; and Clause 4 to Article 4 as follows:
a) To add Point c, Clause 2 as follows:
“c) The additional sanction of suspension of operations for a definite period shall be imposed on establishments providing public products and services through the State’s task assignment, order placement or bidding in accordance with the provisions of this Decree, except cases where their violations do not cause environmental pollution or the establishments have stopped committing the violations or have completely remedied the consequences caused by their administrative violations. The time of suspension of operation for a definite period shall be calculated from the time when a state agency assigns a task, places an order or bids to assign a task, appoints a unit or selects another contractor to provide public products and services.”
b) To add Points o, p, q, r, s and t, Clause 3 as follows:
“o) Forcible relocation of projects or establishments to other locations consistent with the planning approved by a competent agency;
p) Forcible review and renovation of waste treatment facilities to meet technical requirements on environmental protection as prescribed by law provisions;
q) Forcible installation of automatic and continuous wastewater or emission monitoring equipment and systems in accordance with provisions within the time limit set by the person competent to sanction in administrative sanctioning decisions;
r) Forcible formulation of an environmental protection plan and submission of such plan to a competent state management agency for certification in accordance with law provisions;
s) Forcible preparation of environmental impact assessment reports for projects on renovation, upgrading and supplementation of environmental protection facilities and submitting them to competent agencies for approval in accordance with law provisions;
t) Forcible demolition of facilities and equipment built in contravention of regulations on environmental protection with the aim of discharging untreated waste into the environment.”
c) To add Clause 4 as follows:
“4. The remedial measures specified at Points a, c, h and m, Clause 3 of this Article shall only be applied when there are sufficient grounds to prove the consequences or illegal profits or underpayment or evasion of environmental protection fees as prescribed by law provisions due to administrative violations, except for the cases of forcible payment of expenses for solicitation of assessment, inspection, survey and analysis of environmental samples.”
5. To amend and supplement Article 6 as follows:
“Article 6. Application of technical regulations on environment and use of environmental parameters to determine administrative violations in the domain of environmental protection and seriousness of such violations; principles of sanctioning a number of administrative violations against regulations on environmental protection
1. When individuals or organizations discharge wastes into the environment, the national technical regulations shall be used to determine administrative violations in the domain of environmental protection and seriousness of such violations. In cases where both national technical regulations and local technical regulations and local technical regulations are available, the local technical regulations shall prevail (hereinafter referred to as technical regulations).
2. The times of exceeding environmental technical regulations shall be the highest value determined by dividing the results collected by technical and professional means and equipment, results of assessment, inspection, monitoring, supervision, measurement and analysis of certain environmental parameters of waste samples or surrounding environmental samples by the maximum allowable value of that parameter specified in the environmental technical regulations.
3. When imposing fines for the act of discharging wastewater (Articles 13 and 14 of this Decree) or discharging dust and emission (Articles 15 and 16 of this Decree) in excess of the allowable limits specified in the environmental technical regulations, if the wastewater or dust and emission contain hazardous environmental parameters, bacteria, nonhazardous environmental parameters and pH values that exceed the allowable limits specified in technical regulations, the sanction shall be determined on the basis of the parameter of wastewater, dust and emission corresponding to the violation with the highest fine level; in cases where the fines determined according to such parameter are equal, the hazardous parameter shall be the parameter for determining the violation.
The remaining environmental parameters of the same waste samples exceeding the allowable limits prescribed in the technical regulations shall be fined 10% - 50% more than the fine of the selected violation for each of such environmental parameters but the total amount of fines for each violation shall not exceed the prescribed maximum fine.
In cases where an establishment or a concentrated production, business or service zone has many points of discharging wastewater or dust and emission in excess of the allowable limits specified in the environmental technical regulations, an appropriate fine shall be imposed on each point of discharge.
4. Discharged wastewater volume specified in Articles 13 and 14 of this Decree is the total volume of wastewater discharged into the environment in a day (24 hours). In cases where the discharged wastewater volume cannot be determined, the discharge volume shall be calculated by multiplying the discharged wastewater volume at the time of sampling by 24 hours.
5. With regard to an act of violations against the same regulation specified in Articles 9 and 10, the sanction shall be determined according to the regulation of Article 10 of this Decree.
6. The acts specified at Point 1 Clause 1, Point 1 Clause 2 of Article 9, Point dd Clause 1, Point dd Clause 2 of Article 10, Point d Clause 1, Point d Clause 2, Point d Clause 3, Point d Clause 4, Point d Clause 5 of Article 11 of this Decree are the acts of administrative violation that are being committed and for which the statute of limitations for sanctioning is determined from the time of detecting the violation.
7. With regard to the acts of violation against regulations on formulation and implementation of environmental improvement and restoration plans in mining activities that have been handled as prescribed in Article 32, such violations shall not be sanctioned as prescribed in Article 9 of this Decree.
8. Persons who are not competent to apply remedial measures as prescribed in this Decree shall not be competent to sanction the acts of administrative violation corresponding to such remedial measures.”
6. To amend Point c, Clause 2, Article 7 as follows:
“c) Results obtained by automatic and continuous monitoring equipment or system of emission and wastewater according to average values per day (24 hours) of individuals and organizations that have been tested, verified and calibrated as prescribed by law provisions in cases where automatic and continuous monitoring equipment or system must be installed and data obtained from such equipment or system need to be transmitted directly to the Department of Natural Resources and Environment for inspection and supervision. In cases of detecting that the results exceed the allowable value of wastewater pollution parameters as prescribed in the technical regulations on wastes, the analysis of sample collected at automatic sampling systems must be continued in the following day for determining the violations; in cases of exceeding the allowable value of emission pollution parameters as prescribed in the technical regulations on wastes, within a period of 03 working days, the emission monitoring of that individual or organization must be set in motion for determining the violations.”
7. To amend and supplement Article 8 as follows:
“Article 8. Violations of regulations on implementation of environmental protection plans
1. With regard to acts of violation against regulations on implementation of environmental protection plans for which Natural Resources and Environment Divisions and district-level People's Committees have the competence to certify and that do not fall into the cases specified in Clause 2 of this Article, the sanctions shall be carried out as follows:
a) A warning will be imposed on the act of improperly implementing any of environmental protection measures in the environmental protection plans that are certified by competent state agencies, except for the violations of regulations on environmental monitoring and supervision and regulation of Point c of this Clause; the act of failing to notify the certification agencies about the change of project owners, owners of production or service establishments as prescribed by law provisions;
b) A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed on the act of failing to implement any of environmental protection measures in the environmental protection plans that are certified by competent state agencies, except for the violations of regulations on environmental monitoring and supervision and the cases specified at Point d of this Clause;
c) A fine of between VND 1,000,000 and VND 1,500,000 shall be imposed on the act of building and installing equipment, pipes or other waste lines in order to discharge untreated wastes into the environment; the act of failing to regularly operate or improperly operating waste treatment facilities as committed in the certified environmental protection plans; the act of improperly building and installing waste treatment facilities as committed in the certified environmental protection plans in the following cases: reduction of capacity leading to the insufficient capacity for waste treatment, changes in waste treatment technology, lack of waste treatment stages; failure to collect wastes completely leading to the situation in which a certain amount of wastewater and emission generated during the construction and operation of projects, production, business and service plans are not treated before being discharged into the environment;
d) A fine of between VND 1,500,000 and VND 2,000,000 shall be imposed on the act of failing to build or install environmental protection facilities as prescribed by law provisions;
dd) A fine of between VND 2,000,000 and VND 2,500,000 shall be imposed on the act of failing to re-register environmental protection plans as prescribed by law provisions.
2. With regard to acts of violation against regulations on implementation of environmental protection plans for which Natural Resources and Environment Divisions and district-level People's Committees have the competence to certify and that involve business registration certificates issued by provincial-level business registration offices, the sanctions shall be carried out as follows:
a) A fine of between 1,000,000 VND and 5,000,000 VND shall be imposed on the act of improperly implementing any of environmental protection measures in the environmental protection plans that are certified by competent state agencies, except for the violations of regulations on environmental monitoring and supervision and the cases specified at Point c of this Clause; the act of failing to notify the certification agencies about the change of project owners, owners of production or service establishments as prescribed by law provisions;
b) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on the act of failing to implement any of environmental protection measures in the environmental protection plans that are certified by competent state agencies, except for the violations of regulations on implementation of environmental monitoring and supervision and the cases specified at Point d of this Clause;
c) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on the act of building and installing equipment, pipes or other waste lines in order to discharge untreated wastes into the environment; the act of failing to regularly operate or improperly operating waste treatment facilities as committed in the certified environmental protection plans; the act of improperly building and installing waste treatment facilities as committed in the certified environmental protection plans in the following cases: reduction of capacity leading to the insufficient capacity for waste treatment, changes in waste treatment technology, lack of waste treatment stages; failure to collect wastes completely leading to the situation in which a certain amount of wastewater and emission generated during the construction and operation of projects, production, business and service plans are not treated before being discharged into the environment;
d) A fine of between VND 20,000,000 and VND 25,000,000 shall be imposed on the act of failing to build and install environmental protection facilities as prescribed by law provisions;
dd) A fine of between VND 25,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on the act of failing to re-register the environmental protection plans as prescribed by law provisions.
3. With regard to acts of violation against regulations on implementation of environmental protection plans for which the provincial-level Departments of Natural Resources and Environment have the competence to certify, the sanctions shall be carried out as follows:
a) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on the act of improperly implementing any of environmental protection measures in the environmental protection plans that are certified by competent state agencies, except for the violations of regulations on environmental monitoring and supervision and the cases specified at Point c of this Clause; the act of failing to notify the certification agencies about the change of project owners, owners of the production or service establishments as prescribed;
b) A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed on the act of failing to implement any of environmental protection measures in the environmental protection plans that are certified by competent state agencies, except for the violations of regulations on implementation of environmental monitoring and supervision and the cases specified at Point d of this Clause;
c) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on the act of building and installing equipment, pipes or other waste lines in order to discharge untreated wastes into the environment; the act of failing to regularly operate or improperly operating waste treatment facilities as committed in the certified environmental protection plans; the act of improperly building and installing waste treatment facilities as committed in the certified environmental protection plans in the following cases: reduction of capacity leading to the insufficient capacity for waste treatment, changes in waste treatment technology, lack of waste treatment stages; failure to collect wastes completely leading to the situation in which a certain amount of wastewater and emission generated during the construction and operation of projects, production, business and service plans are not treated before being discharged into the environment;
d) A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed on the act of failing to build and install environmental protection facilities as prescribed by law provisions;
dd) A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on the act of failing to re-register the environmental protection plans as prescribed by law provisions.
4. With regard to acts of violation against regulations on implementation of the registration form of satisfaction of environmental standards for which ministries or ministerial-level agencies have the competence to certify, the sanctions shall be carried out as follows:
a) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on the act of improperly implementing any of contents in the registration form of satisfaction of environmental standards that are certified by competent state agencies, except for the violations of regulations on environmental monitoring and supervision and the cases specified at Point c of this Clause;
b) A fine of between VND 20,000,000 and VND 25,000,000 shall be imposed on the act of failing to implement any of contents in the registration form of satisfaction of environmental standards that are certified by competent state agencies, except for the violations of regulations on environmental monitoring and supervision and the cases specified at Point d of this Clause;
c) A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed on the act of building and installing equipment, pipes or other waste lines in order to discharge untreated wastes into the environment; the act of failing to regularly operate or improperly operating waste treatment facilities as committed in the certified registration form of satisfaction of environmental standards; the act of improperly building or installing waste treatment facilities as committed in the certified registration form of satisfaction of environmental standards in the following cases: reduction of capacity leading to the insufficient capacity for waste treatment, changes in waste treatment technology, lack of waste treatment stages; failure to collect wastes completely leading to the situation in which a certain amount of wastewater and emission generated during the construction and operation of projects, production, business and service plans are not treated before being discharged into the environment;
d) A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on the act of failing to build and install environmental protection facilities as prescribed by law provisions.
5. Additional sanctions:
a) Suspension of the establishment’s polluting activities for a period of between 01 month and 03 months, for the acts of violation specified at Points c and d, Clause 1, and Points c and d, Clause 2 of this Article;
b) Suspension of the establishment’s polluting activities for a period of between 03 months and 06 months for the violations specified at Points c and d, Clause 3 of this Article, or suspension of the establishment's operations for a period of between 03 months and 06 months for the act of failing to re-register the environmental protection plans specified at Point dd Clause 1, Point dd Clause 2 and Point dd Clause 3 of this Article;
c) Suspension of the establishment’s polluting activities for a period of between 06 months and 09 months for violations specified at Points c and d, Clause 4 of this Article.
6. Remedial measures:
a) Forcible operation of environmental protection facilities in a proper manner; forcible demolition of facilities and equipment built in contravention of regulations on environmental protection with the aim of discharging untreated waste into the environment, for the acts of violation specified at Point c Clause 1, Point c Clause 2, Point c Clause 3 and Point c Clause 4 of this Article;
b) Forcible building and installation of environmental protection facilities in conformity with technical regulations in accordance with provisions within the time limit set by the person competent to sanction in administrative sanctioning decisions, for the acts of violation specified at Point d Clause 1, Point d Clause 2, Point d Clause 3 and Point d Clause 4 of this Article;
c) Forcible surrendering of illegal benefits gained from committing the acts of violation specified at Points c and d, Clause 1; Points c, d Clause 2; Points c, d Clause 3 and Points c and d Clause 4 of this Article.”
8. To amend and supplement Article 9 as follows:
“Article 9. Violations of regulations on implementation of decisions on approval of environmental impact assessment reports
1. With regard to acts of violation against regulations on implementation of decisions on approval of environmental impact assessment reports for which provincial-level People's Committees, ministries or ministerial-level agencies have the competence to approve, except for the case specified in Clause 2 of this Article, the sanctions shall be carried out as follows:
a) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on the act of failing to cooperate with commune-level People's Committees where the opinions have been collected during the preparation of environmental impact assessment reports in posting decisions on approval of the environmental impact assessment reports at the headquarters of the commune-level People's Committees, in cases where the consultation is required as prescribed by law provisions;
b) A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed on the act of failing to notify any change of project owners to the agencies approving the environmental impact assessment reports or the specialized environmental protection agencies at the provincial level;
c) A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on the act of failing to prepare and send plans for trial operation of the project's waste treatment facilities to the specialized environmental protection agencies of provinces where the project is implemented and the agencies approving the environmental impact assessment reports as prescribed by law provisions;
d) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on the act of arbitrarily putting waste treatment facilities into trial operation without the approval of competent agencies; the act of failing to halt or reduce the capacity of the project to ensure that the existing waste treatment facilities can treat generated wastes to meet the environmental technical regulations during the trial operation of the project; the act of failing to renovate, upgrade or construct additional waste treatment facilities in conformity with technical requirements on environmental protection as prescribed in cases of detecting that wastes discharged into the environment do not meet technical regulations on environmental protection during the trial operation;
dd) A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed on the act of improperly implementing any of contents in the decisions on approval of environmental impact assessment reports or decisions on environmental approval of the agencies approving the environmental impact assessment reports (if any); the act of failing to fully integrate the contents and requirements of the decisions on approval of environmental impact assessment reports into investment projects or construction investment projects, except for the cases where there is a change but it is not required to report to competent state agencies as prescribed, or the violations of regulations on environmental monitoring and supervision and the cases specified at Points b, h and m of this Clause;
e) A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on the act of failing to implement any of contents in the decisions on approval of environmental impact assessment reports, except for the violations of regulations on environmental monitoring and supervision and the cases specified at Points b, c and k of this Clause;
g) A fine of between VND 50,000,000 and VND 60,000,000 shall be imposed on the act of failing to review, renovate and upgrade waste treatment facilities in cases where the waste treatment facilities fail to meet the technical regulations on wastes and as requested by competent state agencies as a basis for preparing dossiers of application for certification of completion of environmental protection facilities;
h) A fine of between VND 60,000,000 and VND 80,000,000 shall be imposed on the act of building and installing equipment, pipelines or other waste lines in order to discharge untreated wastes into the environment; the act of failing to regularly operate or improperly operating waste treatment facilities; the act of failing to conduct the trial operation of waste treatment facilities and projects at the same time; the act of improperly building and installing waste treatment facilities as committed in the decisions on approval of environmental impact assessment reports in the following cases: reduction of capacity leading to the insufficient capacity for waste treatment, changes in waste treatment technology or lack of waste treatment stages;
i) A fine of between VND 80,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed on the act of failing to immediately stop the trial operation of waste treatment facilities and promptly report to specialized environmental protection agencies at the provincial level of localities where the projects are implemented to guide settlement in cases of environmental incidents or environmental pollution; the act of failing to remedy environmental pollution and compensate for damage as prescribed by law provisions; the act of trial operation of waste treatment facilities in excess of the prescribed time;
k) A fine of between VND 120,000,000 and VND 140,000,000 shall be imposed on the act of failing to build and install environmental protection facilities as prescribed, except for the cases specified at Point e, Clause 3, Article 12 and Point k, Clause 4, Article 12 of this Decree;
l) A fine of between VND 140,000,000 and VND 160,000,000 shall be imposed on the act of failing to re-compile the environmental impact assessment reports of projects as prescribed by law provisions.
2. With regard to acts of violations against regulations on implementation of decisions on approval of environmental impact assessment reports for which the Ministry of Natural Resources and Environment have the competence to approve, the sanctions shall be carried out as follows:
a) A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed on the act of failing to cooperate with commune-level People's Committees where the opinions have been collected during the preparation of the environmental impact assessment reports in posting the decisions on approval of environmental impact assessment reports at the headquarters of the commune-level People's Committees, in cases where the consultation is required as prescribed;
b) A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on the act of failing to notify any change of project owners to the agencies approving the environmental impact assessment reports or the specialized environmental protection agencies at the provincial level as prescribed by law provisions;
c) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on the act of failing to prepare and send plans for trial operation of the project's waste treatment facilities to the provincial specialized environmental protection agencies of localities where the projects are executed, and the agencies approving the environmental impact assessment reports as prescribed by law provisions;
d) A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed on the act of arbitrarily putting waste treatment facilities into trial operation without the approval of competent agencies; the act of failing to halt or reduce the capacity of the project to ensure that the existing waste treatment facilities can treat generated wastes to meet the environmental technical regulations during the trial operation of the project; the act of failing to renovate, upgrade or construct additional waste treatment facilities in conformity with technical requirements on environmental protection as prescribed in cases of detecting that wastes discharged into the environment do not meet technical regulations on environmental protection during the trial operation;
dd) A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on the act of improperly implementing any of contents in the decisions on approval of environmental impact assessment reports or decisions on environmental approval of the agencies approving the environmental impact assessment reports (if any); the act of failing to fully integrate the contents and requirements of the decisions on approval of environmental impact assessment reports into investment projects or construction investment projects, except for the cases where there is a change but it is not required to report to competent state agencies as prescribed, or the violations of regulations on environmental monitoring and supervision and the cases specified at Points at Points b, h and m of this Clause;
e) A fine of between VND 50,000,000 and VND 60,000,000 shall be imposed on the act of failing to implement any of contents in the decisions on approval of the environmental impact assessment reports, except for the violations of regulations on environmental monitoring and supervision and the cases specified at Points b, c and k of this Clause;
g) A fine of between VND 60,000,000 and VND 80,000,000 shall be imposed on the act of failing to review, renovate or upgrade waste treatment facilities in cases of failure to comply with the technical regulations on wastes and as requested by competent state agencies as a basis for preparing dossiers of application for certification of completion of environmental protection facilities;
h) A fine of between VND 80,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed on the act of building and installing equipment, pipelines or other waste lines in order to discharge untreated wastes into the environment; the act of failing to regularly operate or improperly operating waste treatment facilities; the act of failing to conduct the trial operation of waste treatment facilities and projects at the same time; the act of improperly building and installing waste treatment facilities as committed in the decisions on approval of environmental impact assessment reports in the following cases: reduction of capacity leading to the insufficient capacity for waste treatment, changes in waste treatment technology or lack of waste treatment stages;
i) A fine of between VND 100,000,000 and VND 120,000,000 shall be imposed on the act of failing to immediately stop the trial operation of waste treatment facilities and promptly report to specialized environmental protection agencies at the provincial level of localities where the projects are implemented to guide settlement in cases of environmental incidents or environmental pollution; the act of failing to remedy environmental pollution and compensate for damage as prescribed by law provisions; the act of trial operation of waste treatment facilities in excess of the prescribed time;
k) A fine of between VND 140,000,000 and VND 160,000,000 shall be imposed on the act of failing to build or install environmental protection facilities as prescribed, except for the cases specified at Point e, Clause 3, Article 12 and Point k, Clause 4, Article 12 of this Decree;
l) A fine of between VND 160,000,000 and VND 180,000,000 shall be imposed on the act of failing to re-compile the environmental impact assessment reports of projects as prescribed by law provisions.
3. Additional sanctions:
Suspensions of the establishment's operations for a period of between 03 months and 06 months to remedy violations, for the acts of violation specified at Points d, g, h, i, k and l Clause 1 and Points d, g, h, i, k and l, Clause 2 of this Article.
4. Remedial measures:
a) Forcible operation of environmental protection facilities in a proper manner; forcible demolition of facilities and equipment built in contravention of regulations on environmental protection with the aim of discharging untreated waste into the environment, for the acts of violation specified at Point h Clause 1, Point h Clause 2 of this Article;
b) Forcible building or installation and operation of environmental protection facilities, preparation of dossiers of reports on the performance of environmental protection facilities and submission of such dossiers to the agencies approving the environmental impact assessment reports for inspection and certification of completion of the environmental protection facilities as prescribed within the time limit set by the person competent to sanction in administrative sanctioning decisions, for the acts of violation specified at Points g, i, k and l Clause 1; Points g, i, k and l, Clause 2 of this Article;
c) Forcible preparation of dossiers of reports on completion of environmental protection facilities and submission of such dossiers to competent agencies for inspection and certification of completion of the environmental protection facilities, for the acts of violation specified at Point g, Clause 1 and Point g, Clause 2 of this Article;
d) Forcible surrendering of illegal benefits gained from committing the acts of violation specified at Points d, g, h and k, Clause 1; Points d, g, h and k, Clause 2 of this Article.”
9. To replace Article 10 as follows:
“Article 10. Violations of regulations on implementation of certification of completion of environmental protection facilities
1. With regard to acts of violation against regulations on implementation of certification of completion of environmental protection facilities for which provincial-level People's Committees, ministries or ministerial-level agencies have the competence to approve, except for the cases specified in Clause 2 of this Article, the sanctions shall be carried out as follows:
a) A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed on the act of improperly implementing any of contents in the certification of completion of environmental protection facilities (each work item or each investment phase or the entire project) as prescribed by law provisions, except for the following cases: violations of regulations on environmental monitoring and supervision; installation of automatic and continuous waste monitoring equipment or system; renovation and upgrading of waste treatment facilities that have deteriorated or fail to satisfy the technical regulations on wastes; installation of one or more treatment stages for the waste treatment facilities and the cases specified at Points c, d and dd of this Clause;
b) A fine of between VND 40,000,000 and VND 60,000,000 shall be imposed for the act of failing to implement any of contents in the certification of completion of environmental protection facilities (each work item or each investment phase or the entire project) as prescribed by law provisions, except for the violations of regulations on environmental monitoring and supervision and the cases specified at Points c and d of this Clause;
c) A fine of between VND 60,000,000 and VND 80,000,000 shall be imposed on the act of operating in contravention of the processes or regulations, or failing to operate one of the parts of the waste treatment processes according to the certification of completion of environmental protection facilities (each work item or each investment phase or the entire project) as prescribed by law provisions;
d) A fine of between VND 80,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed on the act of building and installing equipment, pipes or other waste lines in order to discharge untreated wastes into the environment;
dd) A fine of between VND 100,000,000 and VND 120,000,000 shall be imposed on the act of failing to obtain a certification of completion of environmental protection facilities (each work item or each investment phase or the entire project) as prescribed by law provisions;
2. With regard to acts of violation against regulations on implementation of certification of completion of environmental protection facilities for which the Ministry of Natural Resources and Environment has the competence to approve, the sanctions shall be carried out as follows:
a) A fine of between VND 40,000,000 and VND 60,000,000 shall be imposed for improperly implementing any of contents in the certification of completion of environmental protection facilities (each work item or each investment phase or the entire project) as prescribed by law provisions, except for the following cases: violations of regulations on environmental monitoring and supervision; installation of automatic and continuous waste monitoring equipment or system; renovation and upgrading of waste treatment facilities that have deteriorated or fail to satisfy the technical regulations on wastes; installation of one or more treatment stages for the waste treatment facilities and the cases specified at Points c, d and dd of this Clause;
b) A fine of between VND 60,000,000 and VND 80,000,000 shall be imposed on the act of failing to implement any of contents in the certification of completion of environmental protection facilities (each work item or each investment phase or the entire project) as prescribed by law provisions, except for the violations of regulations on environmental monitoring and supervision and the cases specified at Points c and d of this Clause;
c) A fine of between VND 80,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed on the act of operating in contravention of the processes or regulations, or failing to operate one of the parts of the waste treatment processes according to the certification of completion of environmental protection facilities (each work item or each investment phase or the entire project) as prescribed by law provisions;
d) A fine of between VND 100,000,000 and VND 120,000,000 shall be imposed on the act of building and installing equipment, pipes or other waste lines in order to discharge untreated wastes into the environment;
dd) A fine of between VND 120,000,000 and VND 140,000,000 shall be imposed on the act of failing to obtain a certification of completion of environmental protection facilities (each work item or each investment phase or the entire project) as prescribed by law provisions.
3. Additional sanctions:
a) Suspension of the establishment's operations for a period of between 03 months and 06 months to remedy violations, for the acts of violation specified at Points c and d, Clause 1, and Points c and d, Clause 2 of this Article;
b) Suspension of the establishment's operations for a period of between 06 months and 09 months to remedy violations, for the acts of violation specified at Point dd, Clause 1 and Point dd, Clause 2 of this Article.
4. Remedial measures:
a) Forcible operation of environmental protection facilities in a proper manner, for the acts of violation specified at Point c, Clause 1 and Point c, Clause 2 of this Article;
b) Forcible demolition of facilities and equipment built in contravention of regulations on environmental protection with the aim of discharging untreated waste into the environment, for the acts of violation specified at Point d, Clause 1 and Point d, Clause 2 of this Article;
c) Forcible preparation of dossiers of reports on completion of environmental protection facilities and submission of such dossiers to competent agencies for inspection and certification of completion of the environmental protection facilities as prescribed by law provisions, for the acts of violation specified at Point dd, Clause 1 and Point dd, Clause 2 of this Article;
d) Forcible surrendering of illegal benefits gained from committing the acts of violation specified at Points c, d and dd Clause 1 and Points c, d and dd Clause 2 of this Article.”
10. To amend and supplement Article 11 as follows:
a) To amend the title of Article 11 as follows:
“Article 11. Violations of regulations on environmental protection in production, business and service activities or construction of production, business and service projects or plans, without any environmental protection plan or environmental impact assessment report”
b) To amend the title of Clause 1 as follows:
“1. With regard to production, business, service activities or construction of production, business and service projects or plans whose scale and capacity are equivalent to the cases of requiring the formulation of environmental protection plans and the submission of such plans to district-level People's Committees for certification, and which do not fall into the cases specified in Clause 2 of this Article, the sanctions shall be carried out as follows:”
c) To amend the title of Clause 2 as follows:
“2. With regard to production, business, service activities or construction of production, business and service projects or plans whose scale and capacity are equivalent to the cases of requiring the formulation of environmental protection plans and the submission of such plans to district-level People's Committees certification, and which are issued with business registration certificates by the provincial-level business registration agencies, the sanctions shall be carried out as follows:”
d) To amend the title of Clause 3 as follows:
“3. With regard to production, business, service activities or construction of production, business and service projects or plans whose scale and capacity are equivalent to the cases of requiring the formulation of environmental protection plans and the submission of such plans to provincial-level Departments of Natural Resources and Environment for certification, the sanctions shall be carried out as follows:”
dd) To amend the title of Clause 4 as follows:
“4. With regard to production, business and service activities or construction of production, business and service projects whose scale and capacity are equivalent to the cases of requiring the formulation of environmental impact assessment reports and the submission of such reports to provincial-level People's Committees, ministries and ministerial-level agencies for approval, except for the cases specified in Clause 5 of this Article, the sanctions shall be carried out as follows:”
e) To amend the title of Clause 5 as follows:
“5. With regard to production, business and service activities or construction of production, business and service projects whose scale and capacity are equivalent to the cases of requiring the formulation of environmental impact assessment reports and the submission of such reports to the Natural Resources and Environment for approval, the sanctions shall be carried out as follows:”
g) To add Clause 6a before Clause 6 as follows:
“6a. A fine of between VND 1,500,000 and VND 2,000,000 shall be imposed on the act of failing to take measures or to have facilities for collecting, storing, treating and managing wastes generated as prescribed in cases where production, business and service projects or plans are eligible for exemption from registration of environmental protection plans as prescribed by law provisions.”
h) To amend and supplement Clauses 6 and 7 as follows:
“6. Additional sanctions:
a) Suspension of the establishment's operations for a period of between 03 months and 06 months, for the acts of violation specified at Point c Clause 1, Point c Clause 2, Point c Clause 3, Point c Clause 4, and Point c Clause 5, and Clause 6a of this Article;
b) Suspension of the establishment's operations for a period of between 06 months and 12 months, for the acts of violation specified at Point d Clause 1, Point d Clause 2, Point d Clause 3, Point d Clause 4 and Point d Clause 5 of this Article.
7. Remedial measures:
a) Forcible application of measures to manage solid waste, hazardous waste, reduce noise, vibration, heat and light radiation, and treat wastewater and emission in conformity with the technical regulations on wastes within the time limit set by the person competent to sanction in administrative sanctioning decisions, for the acts violation specified at Points b and c, Clause 1, Points b and c Clause 2, Points b and c Clause 3, and Points b and c Clause 4, Points b and c Clause 5 and Clause 6a of this Article;
b) Forcible application of remedial measures for environmental pollution and submission of reports on results of completed remediation of consequences of violations within the time limit set by the person competent to sanction in administrative sanctioning decisions, for the acts violation specified at Point a Clause 1, Point a Clause 2, Point a Clause 3, Point a Clause 4 and Point a Clause 5 of this Article;
c) Forcible relocation of projects or establishments to other locations consistent with the planning approved by a competent agency, for the acts of violation specified at Point d Clause 1, Point d Clause 2, Point d Clause 3, Point d Clause 4 and Point d Clause 5 of this Article that involve the locations of projects in progress or establishments that are not conformable to the approved planning as prescribed by law provisions;
d) Forcible formulation of environmental protection plans and submission of such plans to competent state agencies for certification, for the acts of violation specified at Point d Clause 1, Point d Clause 2 and Point d Clause 3 of this Article that involve the locations of projects in progress or establishments in accordance with the approved planning as prescribed by law provisions;
dd) Forcible formulation of environmental impact assessment reports for projects on renovation, upgrading and supplementation of environmental protection facilities and submission of such reports to competent agencies for approval, for the acts of violation specified at Point d Clause 4 and Point d Clause 5 of this Article that involve the locations of projects in progress or establishments in accordance with the approved planning as prescribed by law provisions;
e) Forcible surrendering of illegal benefits gained from committing any of the following acts: building or installation of equipment, pipelines or other waste lines in order to discharge untreated wastes into the environment; the act of failing to regularly operating or improperly operating the waste treatment facilities as prescribed by law provisions; the act of failing to have wastewater, emission and dust treatment system in conformity with the technical regulations specified at Points b and c, Clause 1; Points b and c, Clause 2; Points b and c, Clause 3; Points b and c, Clause 4; and Points b and c, Clause 5 of this Article.”
11. To amend and supplement Article 12 as follows:
a) To amend Point b, Clause 3 as follows:
“b) A fine of between VND 10,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on the act of failing to have logbooks recording data on operation of centralized wastewater treatment system as prescribed by law provisions;”
b) To amend Points b and c, Clause 6 as follows:
“b) A fine equal to 50% of the fines specified in Articles 13 and 14 of this Decree, for the act of discharging wastewater into centralized collection and treatment systems of industrial parks, export processing zones, hi-tech zones, industrial clusters and craft villages with one of the environmental parameters (the highest parameter which is chosen) exceeding the wastewater reception standards of investors in the construction and business of infrastructure of industrial parks, export processing zones, hi-tech zones, industrial clusters and craft villages;
c) A fine of between VND 50,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed on the act of illegally discharging wastewater into storm water drainage systems of industrial parks, export processing zones, hi-tech zones or industrial clusters.”
c) To amend Clause 7 as follows:
“7. With regard to acts of violation against regulations on automatic and continuous wastewater and emission monitoring and other acts of violation against regulations on environmental protection in production, business and service activities, the sanctions shall be carried out as follows:
a) A fine of between VND 60,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed on the act of failing to arrange a safe working platform at the locations or outlet holes of emission sampling as prescribed by law provisions; the act of failing to install flow meters and measurement devices for monitoring effluent inlet and outlet flow of wastewater treatment systems as prescribed by law provisions;
b) A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed on the act of failing to operate or improperly operating automatic and continuous wastewater or emission monitoring equipment and systems; the act of failing to store wastewater or emission monitoring data or the act of failing to transmit monitoring data to competent agencies upon request as prescribed by law provisions;
c) A fine of between VND 100,000,000 and VND 150,000,000 shall be imposed on the act of incompletely installing one of the automatic and continuous monitoring parameters of automatic and continuous wastewater or emission monitoring equipment and systems as prescribed or at the request of competent state agencies; the acts of failing to install CCTV cameras, periodically assess the quality of automatic and continuous wastewater or emission monitoring systems as prescribed by law provisions;
d) A fine of between VND 150,000,000 and VND 200,000,000 shall be imposed on the act of failing to have automatic and continuous wastewater monitoring equipment and systems (including automatic and continuous monitoring equipment and automatic sampling equipment) or automatic and continuous emission monitoring equipment and systems as prescribed or at the request of competent state agencies; or the act of failing to troubleshoot automatic and continuous monitoring systems at the request of competent state agencies;
dd) A fine of between VND 200,000,000 and VND 250,000,000 shall be imposed on the act of deliberately building and installing pipes or outlets used for discharging wastewater into the environment at locations at which the inspection and supervision cannot be carried out as prescribed; the act of diluting treated wastewater and emissions in order to meet the technical regulations on wastes;
e) With regard to the act of failing to inspect and calibrate wastewater or emission monitoring systems as prescribed, the sanctions shall comply with the laws on handling of administrative violations in the domain of measurement.”
d) To annul Clause 8 and amend and supplement Clause 9 as follows:
“9. Remedial measures:
a) Forcible application of measures to manage solid waste, hazardous waste, reduce noise, vibration, and treat wastewater and emissions to meet the technical regulations on wastes within the time limit set by the person competent to sanction in administrative sanctioning decisions, for the acts violation specified in this Article;
b) Forcible demolition of aquaculture facilities; forcible application of environmental restoration measures, for the acts of violation specified at Points d and dd Clause 5 of this Article; forcible installation of automatic and continuous wastewater or emission monitoring equipment and systems as prescribed within the time limit set by the person competent to sanction in administrative sanctioning decisions, for the acts of violation specified at Points c and dd, Clause 7 of this Article; forcible building or installation of pipes and outlets used for discharging wastewater into the environment at locations convenient for the inspection and supervision; or forcible demolition of facilities and equipment used for diluting wastes and forcible treatment of wastes in accordance with the technical regulations on wastes within the time limit set by the person competent to sanction in administrative sanctioning decisions, for the acts of violation specified at Point dd, Clause 7 of this Article.”
12. To add Article 13a before Article 13 as follows:
“Article 13a. Violations of regulations on implementing environmental monitoring and supervision
1. Acts of violation against regulations on implementing environmental monitoring and supervision during the construction process, process of developing projects, developing manufacturing, business and service-providing plans shall be sanctioned as follows:
a) Warnings shall be imposed on acts of failing to implement waste monitoring programs or implementing in an insufficient manner (on the parameters, locations and frequency of monitoring), for cases in which the District-level People’s Committees have the competence to certify the environmental protection plan;
b) A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed on the act of failing to implement waste supervision or failing to make annual reports on environmental protection activities in accordance with law provisions, for cases in which the District-level People’s Committees have the competence to certify the environmental protection plan; failing to implement waste monitoring programs properly or implementing in an insufficient manner (on the parameters, locations and frequency of monitoring), for cases in which the Departments of Natural Resources and Environment or the Management Boards of industrial parks, export processing zones and economic zones have the competence to certify the environmental protection plan;
c) A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed on the act of failing to perform waste supervision or failing to make annual reports on environmental protection activities in accordance with law provisions, for cases in which the Departments of Natural Resources and Environment or the Management Boards of industrial parks, export processing zones and economic zones have the competence to certify the environmental protection plan; failing to implement waste monitoring programs properly or implementing in an insufficient manner (on the parameters, locations and frequency of monitoring), for cases in which the provincial-level People’s Committees or agencies authorized by the provincial-level People’s Committees have the competence to approve the environmental impact assessment report;
d) A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on the act of failing to implement waste monitoring or failing to make annual reports on environmental protection activities in accordance with law provisions, for cases in which the provincial-level People’s Committees or agencies authorized by the provincial-level People’s Committees have the competence to approve the environmental impact assessment report; failing to implement waste monitoring programs properly or implementing in an insufficient manner (on the parameters, locations and frequency of monitoring), for cases in which the Ministry of Natural Resources and Environment, ministries and ministerial-level agencies have the competence to approve the environmental impact assessment report;
dd) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on the act of failing to implement waste monitoring or failing to make annual reports on environmental protection activities in accordance with law provisions, for cases in which the Ministry of Natural Resources and Environment, ministries and ministerial-level agencies have the competence to approve the environmental impact assessment report;
2. Acts of violation against regulations on implementing environmental monitoring during the trail operation of a project shall be sanctioned as follows:
a) A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed on the act of failing to implement waste monitoring programs properly or implementing in an insufficient manner (on the parameters, locations and frequency of monitoring) to assess the treatment effectiveness of each phase and of a whole waste treatment facility in accordance with law provisions, for cases in which the provincial-level People’s Committees or agencies authorized by the provincial-level People’s Committees have the competence to approve the environmental impact assessment report;
b) A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on the act of failing to implement waste monitoring programs to assess the treatment effectiveness of each phase and of a whole waste treatment facility in accordance with law provisions or failing to make annual reports on environmental protection activities in accordance with law provisions, for cases in which the provincial-level People’s Committees or agencies authorized by the provincial-level People’s Committees have the competence to approve the environmental impact assessment report; failing to implement waste monitoring programs properly, implementing in an insufficient manner (on the parameters, locations and frequency of monitoring) to assess the treatment effectiveness of each phase and of a whole waste treatment facility in accordance with law provisions, for cases in which the Ministry of Natural Resources and Environment, ministries and ministerial-level agencies have the competence to approve the environmental impact assessment report;
c) A fine of between VND 20,000,000 and VND 25,000,000 shall be imposed on the act of failing to implement waste monitoring programs to assess the treatment effectiveness of each phase and of a whole waste treatment facility in accordance with law provisions or failing to make annual reports on environmental protection activities in accordance with law provisions, for cases in which the Ministry of Natural Resources and Environment, ministries and ministerial-level agencies have the competence to approve the environmental impact assessment report.
3. Acts of violation against regulations on implementing environmental monitoring when a project is put into operation shall be sanctioned as follows:
a) A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on the act of failing to implement waste monitoring programs properly or implementing in an insufficient manner (on the parameters, locations and frequency of monitoring) for mandatory cases and for cases in which the scale and the capacity is equivalent to those subject to registration of environmental protection plans; failing to implement properly or properly or implementing in an insufficient manner - the environment monitoring program for the surrounding area or monitoring of other environmental issues, for mandatory cases and for cases in which the scale and the capacity is equivalent to those subject to elaboration of environmental impact assessment reports;
b) A fine of between VND 20,000,000 and VND 25,000,000 shall be imposed on the act of failing implement waste monitoring or failing to make annual reports on environmental protection activities or failing to develop plans for implementing periodical environmental monitoring and send to competent state agencies in accordance with law provisions, for mandatory cases and for cases in which the scale and the capacity is equivalent to those subject to registration of environmental protection plans; failing to implement the environment monitoring program for the surrounding area or monitoring of other environmental issues, for mandatory cases and for cases in which the scale and the capacity is equivalent to those subject to elaboration of environmental impact assessment reports;
c) A fine of between VND 25,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on the act of failing to implement properly or implementing in an insufficient manner waste monitoring programs (on the parameters, locations and frequency of monitoring) for mandatory cases and for cases in which the scale and the capacity is equivalent to those subject to elaboration of environmental impact assessment reports;
d) A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed on the act of failing to implement waste monitoring or failing to make annual reports on environmental protection activities or failing to develop plans for implementing periodical environmental monitoring and send to competent state agencies in accordance with law provisions, for mandatory cases and for cases in which the scale and the capacity is equivalent to those subject to elaboration of environmental impact assessment reports.
4. A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on the act of working with an entity that does not have a Certificate of eligibility to provide environmental monitoring services (in accordance with the field and scope provided in the Certificate) to conduct environmental monitoring and supervision, except for the cases of public non-business units established by the provincial-level People's Committees or by the Ministry of National Defense or the Ministry of Public Security and assigned to perform environmental monitoring and supervision tasks in such provinces or in the field of national defense and security.”
13. To amend and supplement Article 13 as follows:
a) To amend Clause 7 as follows:
“7. An additional fine equal to 10% of the highest fine level shall be imposed on the act of violating regulations specified in this Article for each environmental parameter exceeding the technical regulation from 1.1 to less than 1.5 times; an additional fine equal to 20% shall be imposed for each environmental parameter exceeding the technical regulation from 1.5 to less than 03 times; an additional fine equal to 30% shall be imposed for each environmental parameter exceeding the technical regulation from 03 to less than 05 times; an additional fine equal to 40% shall be imposed for each environmental parameter exceeding the technical regulation from 05 to less than 10 times; an additional fine equal to 50% shall be imposed for each environmental parameter exceeding the technical regulation 10 times or more. The total fine for each act of violation shall not exceed VND 1,000,000,000.”
b) To amend Clause 8 as follows:
“a) Suspension of the facility’sactivities causing environmental pollution for a definite time of between 03 months and 06 months for violations specified at Points i, k, l, m, n, o, p, q, r, s, t and u, Clause 4, and Points h, i, k, l, m, n, o, p, q, r, s and t, Clause 5 and Points g, h, i, k, l, m, n, o, p, q, r and s, Clause 6 of this Article;
b) Suspension of the facility’soperation for a definite time of between 06 months and 12 months for violations specified at Points uu, v, x and y, Clause 4, and Points u, uu, v, x and y, Clause 5 and Points t, u, uu, v, x and y, Clause 6 of this Article.”
c) To replace Point b and to add Point d, Clause 9 as follows:
“b) Forcible reviewing and renovating of wastewater treatment facilities to meet technical requirements on environmental protection as prescribed by the law, for acts of violations specified in this Article;
d) Forcible installation of automatic and continuous wastewater monitoring equipment and systems in accordance with law provisions within the time limit set by the person competent to sanction in the decision on sanctioning of administrative violations, for acts of violation specified in this Article which are relapsed or repeated several times.”
14. To amend and supplement Article 14 as follows:
a) To amend the title of Article 14 as follows:
“Article 14. Violations of regulations on discharge of wastewater which contains hazardous environmental parameters into the environment or discharge of wastewater which contains microbial parameters (Salmonella, Shigella, Vibrio cholerae) in accordance with the national technical regulations on healthcare wastewater or discharge of wastewater with a pH outside the technical regulation threshold shall be sanctioned as follows:”
b) To amend Point k and annul Points l, m, n, o, p, q, r, s, t, u, uu, v, x, y, Clause 6 as follows:
“k) A fine of between VND 200,000,000 and VND 220,000,000 shall be imposed in cases where the amount of wastewater discharged ranges from 400 m3/day (24 hours) or more, except for cases of committing environmental crimes.”
c) To amend Point a, Point b, Clause 12 as follows:
“a) Suspension of the facility’sactivities causing environmental pollution for a definite time of between 03 months and 06 months for acts of violation specified at Points h, i, k, l, m, n, o, p, q, r, s and t, Clause 4, and Points g, h, i, k, l, m, n, o, p, q, r and s, Clause 5, and Points e, g, h, i and k Clause 6, Points h, i, and k Clause 7, Points g, h, i and k, Clause 8 and Points e, g, h, i and k, Clause 9 of this Article;
b) Suspension of the facility’s operation for a definite time of between 06 months and 12 months for violations specified at Points u, uu, v, x and y, Clause 4, Points t, u, uu, v, x and y, Clause 5, and Clause 10 of this Article.”
d) To replace Point b and add Point d, Clause 13 as follows:
“b) Forcible reviewing and renovating of wastewater treatment facilities to meet technical requirements on environmental protection as prescribed by the law, for acts of violations specified in this Article;
d) Forcible installation of automatic and continuous wastewater monitoring equipment and systems in accordance with law provisions within the time limit set by the person competent to sanction in the decision on sanctioning of administrative violations, for acts of violation specified in this Article which are relapsed or repeated several times.”
15. To replace Point b and add Point d, Clause 8, Article 15 as follows:
a) To replace Point b, Clause 8 as follows:
“b) Forcible reviewing and renovating of emission treatment facilities to meet technical requirements on environmental protection as prescribed by the law, for acts of violations specified in this Article;”
b) To add Point d, Clause 8 as follows:
“d) Forcible installation of automatic and continuous emission monitoring equipment and systems in accordance with law provisions within the time limit set by the person competent to sanction in the decision on sanctioning of administrative violations, for acts of violation specified in this Article which are relapsed or repeated several times.”
16. To replace Point b and to add Point d, Clause 9, Article 16 as follows:
a) To replace Point b, Clause 9 as follows:
“b) Forcible reviewing and renovating of emission treatment facilities to meet technical requirements on environmental protection as prescribed by the law, for acts of violations specified in this Article;”
b) To add Point d, Clause 9 as follows:
“d) Forcible installation of automatic and continuous emission monitoring equipment and systems in accordance with law provisions within the time limit set by the person competent to sanction in the decision on sanctioning of administrative violations, for acts of violation specified in this Article which are relapsed or repeated several times.”
17. To amend Point dd Clause 8, Article19 as follows:
“dd) Confiscation of means of administrative violations for acts of violation specified in Clause 1 of this Article.”
18. To amend and supplement Article 20 as follows:
a) To amend Clause 1 and Clause 2 as follows:
“ 1. The act of collecting, discharging domestic wastes not in accordance with law provisions on environmental protection shall be sanctioned as follows:
a) A fine of between VND 100,000 and VND 150,000 shall be imposed on the act of throwing, disposing, discarding cigarette butts and heads improperly in apartments, commercial centers, service spots or public places;
b) A fine of between VND 150,000 and VND 250,000 shall be imposed on the act of failing to perform personal hygiene (urinating, defecating) in the right place in apartments, commercial centers, service spots or public places;
c) A fine of between VND 500,000 and VND 1,000,000 shall be imposed on the act of failing to discard, dispose domestic wastes, dump wastewater in the right places in apartments, commercial centers, service spots or public places; except for violations specified at Point d of this Clause;
d) A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed on the act of throwing, discharging domestic wastes into sidewalks, roadways or into urban sewage or surface water drainage systems; failing to dump wastewater into sidewalk, roadways properly.
2. A fine of between VND 2,000,000 and VND 4,000,000 shall be imposed on the act of transporting raw materials, materials and goods without proper coverage or letting them leak into the environment while on road.”
b) To add Point a1 before Point a, Clause 6 as follows:
“a1) A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on the act of failing to make records on the handover of domestic wastes, normal industrial solid wastes in accordance with law provisions;”
c) To amend Points c, d and dd Clause 7 as follows:
“c) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed on the act of failing to implement properly one of the contents specified in the plan on treatment of domestic solid wastes which has been approved by the competent agency, except for cases of violations of regulations on conducting environmental monitoring and supervision of the surrounding area;
d) A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed on the act of failing to implement one of the contents specified in the plan on treatment of domestic solid wastes which has been approved by the competent agency, except for cases of violations of regulations on conducting environmental monitoring and supervision of the surrounding area;
dd) A fine of between VND 140,000,000 and VND 160,000,000 shall be imposed on the act of failing to have a plan on treatment of domestic wastes which is approved by the competent agency in accordance with law provisions.”
d) To amend Points c, d and g Clause 8 as follows:
“c) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed on the act of failing to implement one of the contents specified in the plan on treatment of normal industrial solid wastes which has been approved by the competent agency, except for cases of: violations of regulations on conducting environmental monitoring and supervision of the surrounding area and cases specified at Point dd of this Clause;
d) A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed on the act of failing to implement one of the contents specified in the plan on treatment of normal industrial solid wastes which has been approved by the competent agency, except for cases of violations of regulations on conducting environmental monitoring and supervision of the surrounding area and cases specified at Point e of this Clause;
g) A fine of between VND 140,000,000 and VND 160,000,000 shall be imposed on the act of failing to have a plan on treatment of normal industrial solid wastes which is approved by the competent agency in accordance with law provisions.”
dd) To add Clause 9a before Clause 9 as follows:
“9a. For the acts of collecting, transporting and treating sewage sludge from septic tanks, sludge from urban drainage systems that fail to comply with the law provisions on environmental protection, the form of handling in accordance with law provisions on sanctioning of administrative violations in construction investment activities shall be applied.”
e) To amend Clause 9 as follows:
“9. The acts of transferring, giving, domestic solid wastes, normal industrial solid wastes, typical normal solid wastes, non-hazardous liquid waste products for units without the function, capability of treating such wastes in accordance with law provisions; burying, land-filling, dumping, discharging, burning domestic solid wastes, normal industrial solid wastes, typical normal solid wastes, non-hazardous liquid waste products not in accordance with law provisions on environmental protection, except for cases of committing environmental crimes; receiving domestic solid wastes, normal industrial solid wastes, typical normal solid wastes, non-hazardous liquid waste products but having no treatment solution or failing to transfer to a functional unit in accordance with law provisions shall be sanctioned as follows:
a) A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on the acts of transferring, giving, selling, receiving, burying, land-filling, dumping, discharging, burning domestic solid wastes, normal industrial solid wastes, typical normal solid wastes, non-hazardous liquid waste products weighing under 1,000 kg;
b) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on the acts of transferring, giving, selling, receiving, burying, land-filling, dumping, discharging, burning domestic solid wastes, normal industrial solid wastes, typical normal solid wastes, non-hazardous liquid waste products weighing from 1,000 kg to under 2,000 kg;
c) A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed on the acts of transferring, giving, selling, receiving, burying, land-filling, dumping, discharging, burning domestic solid wastes, normal industrial solid wastes, typical normal solid wastes, non-hazardous liquid waste products weighing from 2,000 kg to under 3,000 kg;
d) A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on the acts of transferring, giving, selling, receiving, burying, land-filling, dumping, discharging, burning domestic solid wastes, normal industrial solid wastes, typical normal solid wastes, non-hazardous liquid waste products weighing from 3,000 kg to under 4,000 kg;
dd) A fine of between VND 20,000,000 and VND 25,000,000 shall be imposed on the acts of transferring, giving, selling, receiving, burying, land-filling, dumping, discharging, burning domestic solid wastes, normal industrial solid wastes, typical normal solid wastes, non-hazardous liquid waste products weighing from 4,000 kg to under 5,000 kg;
e) A fine of between VND 25,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on the acts of transferring, giving, selling, receiving, burying, land-filling, dumping, discharging, burning domestic solid wastes, normal industrial solid wastes, typical normal solid wastes, non-hazardous liquid waste products weighing from 5,000 kg to under 10,000 kg;
g) A fine of between VND 30,000,000 and VND 35,000,000 shall be imposed on the acts of transferring, giving, selling, receiving, burying, land-filling, dumping, discharging, burning domestic solid wastes, normal industrial solid wastes, typical normal solid wastes, non-hazardous liquid waste products weighing from 10,000 kg to under 20,000 kg;
h) A fine of between VND 35,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed on the acts of transferring, giving, selling, receiving, burying, land-filling, dumping, discharging, burning domestic solid wastes, normal industrial solid wastes, typical normal solid wastes, non-hazardous liquid waste products weighing from 20,000 kg đến dưới 30,000 kg;
i) A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on the acts of transferring, giving, selling, receiving, burying, land-filling, dumping, discharging, burning domestic solid wastes, normal industrial solid wastes, typical normal solid wastes, non-hazardous liquid waste products weighing from 30,000 kg to under 40,000 kg;
k) A fine of between VND 50,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed on the acts of transferring, giving, selling, receiving, burying, land-filling, dumping, discharging, burning domestic solid wastes, normal industrial solid wastes, typical normal solid wastes, non-hazardous liquid waste products weighing from 40,000 kg to under 60,000 kg;
l) A fine of between VND 100,000,000 and VND 150,000,000 shall be imposed on the acts of transferring, giving, selling, receiving, burying, land-filling, dumping, discharging, burning domestic solid wastes, normal industrial solid wastes, typical normal solid wastes, non-hazardous liquid waste products weighing from 60,000 kg to under 80,000 kg;
m) A fine of between VND 150,000,000 and VND 200,000,000 shall be imposed on the acts of transferring, giving, selling, receiving, burying, land-filling, dumping, discharging, burning domestic solid wastes, normal industrial solid wastes, typical normal solid wastes, non-hazardous liquid waste products weighing from 80,000 kg to under 100,000 kg;
n) A fine of between VND 200,000,000 and VND 250,000,000 shall be imposed on the acts of transferring, giving, selling, receiving, burying, land-filling, dumping, discharging, burning domestic solid wastes, normal industrial solid wastes, typical normal solid wastes, non-hazardous liquid waste products weighing more than 100,000 kg, except for cases of committing environmental crimes.”
g) To amend Point b, Clause 12 as follows:
“b) Confiscation of means of administrative violations for acts of violation specified in Clause 9a, 9, 10 and 11 of this Article.”
h) To amend Point a and Point b, Clause 13 as follows:
“a) Forcible restoration of the original environmental condition, transferring of the waste to a treatment unit due to acts of violation specified in Clauses 2, 9a, 9, 10 and 11 of this Article
b) Forcible payment of the cost of soliciting assessment, inspection, measurement and analysis of environmental samples, for acts of violations on waste discharge exceeding the environmental technical regulations or causing environmental pollution in accordance with the norms and unit prices applicable to violations specified in Clause 10 of this Article;”
19. To amend and supplement Article 21 as follows:
a) To amend Point a, Clause 1 as follows:
“a) Failing to make periodical reports on hazardous waste management in accordance with law provisions or failing to make other extraordinary reports at the request of the competent state agency; failing to send periodical reports on hazardous waste management or extraordinary reports to the competent state agency in accordance with law provisions or sending periodical reports on hazardous waste management improperly.”
b) To amend Point b, Clause 2 as follows:
“b) Failing to collect, store hazardous wastes in accordance with law provisions.”
c) To amend Point b, Clause 5 as follows:
“b) Failing to transfer hazardous wastes to units having the proper license for hazardous waste treatment for collection and treatment in accordance with law provisions in cases where it is not allowed to continue storing such wastes in accordance with law provisions or at the request of the competent state agency;”
d) To amend the title of Clause 7 as follows:
“7. The acts of transferring, giving or selling hazardous wastes for organizations, individuals without any licenses for hazardous waste treatment, except for some specific cases in accordance with law provisions on management of hazardous wastes and cases of environmental crimes, shall be sanctioned as follows:”
dd) To annul Point a and to add Point dd, Clause 12 as follows:
“dd) Forcible transfer of wastes for units in charge of providing treatment due to acts of violation specified in Clause 7 of this Article.”
20. To amend and supplement Article 22 as follows:
a) To annul Clause 1.
b) To annul Points a, dd, e, g and to amend Point c, Clause 2 as follows:
“c) Failing to set up GPS online record of vehicle tracking and provide access to competent agencies in accordance with law provisions;”
c) To annul Point c, Clause 3.
d) To amend Point d, Clause 3 as follows:
“d) Failing to have a written approval from the competent state agency before transferring hazardous wastes to other waste treaters.”
dd) To annul Point c and Point dd Clause 4.
e) To amend Points b, c Clause 5 as follows:
“b) Collecting and transporting hazardous wastes exceeding the volume of one of the hazardous wastes groups specified in the licenses for hazardous waste treatment or in the written approval of trial operation issued by the competent state agency.;
c) Using vehicles to transport hazardous wastes that are not registered in the licenses for hazardous waste treatment or not in the written approval of trial operation issued by the competent state agency.”
g) To amend the title of Clause 6 as follows:
“6. The acts of transferring, giving or selling hazardous wastes to organizations or individuals that do not have appropriate licenses for hazardous waste treatment, except for cases of committing environmental crimes shall be sanctioned as follows:”
h) To add Clause 10a before Clause 10 as follows:
“10a. For the acts of burning hazardous wastes, persistent organic matters in the list of elimination of Annex A of the Stockholm Convention on Persistent Organic Pollutants which is not in accordance with law provisions on environmental protection, except for cases of environmental crimes, shall be sanctioned like the acts of burying, dumping, hazardous wastes, persistent organic substances specified in Clause 8 and Clause 9 of this Article.”
i) To amend Points b and d Clause 10 as follows:
“b) Suspension of hazardous waste collection and transportation activities of hazardous waste treaters for a definite time of between 06 months and 12 months for acts of violation specified in Clauses 4, 5 and 6 of this Article.;
d) Confiscation of means of administrative violations for acts of violation specified in Clause 8 and Clause 9 of this Article.”
k) To add Point d, Clause 11 as follows:
“d) Forcible transfer of wastes for units in charge of providing treatment due to acts of violation specified in Clause 6 of this Article.”
21. To amend and supplement Article 23 as follows:
a) To amend the title Article 23 as follows:
“Article 23. Violations of regulations on environmental protection related to the treatment of hazardous wastes and the implementation of the license for hazardous waste treatment”
a) To annul Points g, h and to amend Points a, b, e Clause 1 as follows:
“a) Failing to properly implement one of the contents of the license for hazardous waste treatment: Procedures for safe operation of specialized vehicles and equipment; pollution control and environmental protection plan; plans on occupational safety and health protection; incident prevention and response plan; annual training plan;
b) Failing to implement the program to monitor the treatment operation and evaluate the effectiveness of hazardous wastes treatment in the license for hazardous waste treatment having been granted;
e) Failure to report to the licensing agency on changes in facilities, techniques, key personnel or programs and plans in the license for hazardous waste treatment compared to the contents having been licensed.”
c) To amend Point d, Clause 2 as follows:
“d) Using storage for hazardous wastes that are not prescribed in the license for hazardous waste treatment, except for cases specified in Point c, Clause 3 of this Article.”
d) To add Point e, Clause 3 as follows:
“e) Failing to comply with the content of the written approval for trial operation of the licensing agency .”
dd) To amend Point b, Clause 4 as follows:
“b) Failing to have a written approval from the competent agency before receiving hazardous wastes from other hazardous wastes treaters;”
e) To amend Point d Clause 5 as follows:
“d) Treating hazardous wastes exceeding the treatment capacity of one of the groups of hazardous wastes specified in the license for hazardous waste treatment or in the written approval of trial operation issued by the competent state agency;”
g) To amend the title of Clause 6 as follows:
“6. The acts of transferring, giving, selling hazardous wastes for organizations, individuals without any proper licenses for hazardous waste treatment, except for cases of committing environmental crimes shall be sanctioned as follows:”
h) To add Clause 9a before Clause 9 as follows:
“9a. For the acts of burning hazardous wastes, persistent organic matters in the list of elimination of Annex A of the Stockholm Convention on Persistent Organic Pollutants which is not in accordance with law provisions on environmental protection, except for cases of environmental crimes, shall be sanctioned like the acts of burying, dumping, hazardous wastes, persistent organic matters specified in Clause 8 and Clause 9 of this Article.”
i) To amend Point a, Point dd, Clause 9 as follows:
“a) Deprivation of the right to use the license for hazardous waste treatment, the written approval of trial operation for a definite time of between 01 month and 03 months for acts of violation specified in Clause 3 and Clause 4 of this Article;
dd) Confiscation of means of administrative violations for acts of violation specified in Clause 7 and Clause 8 of this Article.”
k) To add Point a1 before Point a, Clause 10 as follows:
“a1) Forcible transfer of hazardous wastes for functional units in charge of treating wastes for acts of violation specified at Point dd, Clause 5 and Clause 6 of this Article;”
22. To amend and supplement Article 24 as follows:
a) To amend Point a, Point b and Point c Clause 4 as follows:
“a) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on the act of failing to make periodical reports to competent state agencies on environmental protection in used ship dismantling activities in accordance with law provisions;
b) A fine of between VND 50,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed on the act of failing to apply environmental management system in accordance with the national standard TCVN ISO 14001 for ship dismantling facilities;
c) A fine of between VND 100,000,000 and VND 150,000,000 shall be imposed on the act of failing to have environmental protection plans approved by the competent agency before dismantling each ship;”
b) To replace Point a, Clause 5 as follows:
“a) Confiscation of valuable products after destruction for acts of violation specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article when applying remedial measures of forcible destruction of machinery, equipment, vehicles transport, used ships, raw materials, fuel, materials;”
c) To amend Point a, Clause 6 as follows:
“a) Forcible re-export or destruction in cases where it is impossible to re-export used machinery, equipment, means of transport, ships, raw materials, fuel and materials for acts of violation specified in Clause 1, 2, 3, Points b, c, d, dd, e and g, Clause 4 of this Article;”
d) To amend Point c, Clause 6 as follows:
“c) Forcible application of remedial measures to alleviate environmental pollution and report on the remedy results within the time limit set by the person competent to sanction in the decision on sanctioning of administrative violations, for acts of violations specified in Clause 4 of this Article.”
23. To amend and supplement Article 25 as follows:
a) To amend and supplement Points b, c and e Clause 2 as follows:
“b) A fine of between VND 130,000,000 and VND 150,000,000 shall be imposed on the act of failing to have warehouses or storage for imported scrap that meet the conditions on environmental protection for importing scrap for use as raw production materials or for testing as production materials in accordance with law provisions; storing imported scrap in an area that does not meet the conditions for environmental protection in importing scrap for use as raw production materials or for testing as production materials in accordance with law provisions;
c) A fine of between VND 150,000,000 and VND 170,000,000 shall be imposed on the act of failing to have technology and equipment for recycling and reuse of scrap in accordance with law provision; failing to treat impurities accompanying the scraps or failing transfer the impurities to the functional facilities in accordance with law provisions;
e) A fine of between VND 230,000,000 and VND 250,000,000 shall be imposed on the act of failing to import scraps in accordance with the type of scraps specified in the certificate of satisfaction of environmental protection conditions in the import of scraps for use as production materials as prescribed by the technical regulations on environment, except for cases specified in Clause 7 of this Article.”
b) To annul Clause 3.
c) To amend Clause 7 as follows:
“7. A fine of between VND 900,000,000 and VND 1,000,000,000 shall be imposed on the act of importing or transiting scraps containing radioactive substances; importing scraps that are not on the list of scraps allowed to be imported, except for cases approved by the Prime Minister to allow the import of scraps for testing as production materials and cases of environmental crimes.”
d) To amend Point a and to add Point d Clause 8 as follows:
“a) Deprivation of the right to use the certificates of satisfaction of environmental protection conditions in the import of scraps for use as production materials for a definite time of between 03 months and 06 months for acts of violations specified in Clause 2 of this Article;
d) Confiscation of valuable products after destruction for acts of violation specified in Points d, dd and e Clause 2, Clauses 4, 5, 6 and Clause 7 of this Article when the remedial measure of forcible destruction of imported scraps is applied.”
dd) To amend Point a, Clause 9 as follows:
“a) Forcible re-export or destruction in cases where it is impossible to be re-exported for acts of violations specified in Points d, dd and e, Clause 2, Clauses 4, 5, 6 and Clause 7 of this Article;”
e) To amend Point c, Clause 9 as follows:
“c) Forcible application of remedial measures to alleviate environmental pollution and report on the remedy results within the time limit set by the person competent to sanction in the decision on sanctioning of administrative violations for acts of violation specified in Clause 2 of this Article.”
24. To annul Point c, Clause 4 of Article 27.
25. To amend and supplement Article 29 as follows:
“1. A fine of between VND 50,000,000 and VND 60,000,000 shall be imposed on the act of failing to carry out detailed investigation and assessment of the contaminated land area in accordance with law provisions in case of causing environmental pollution.
2. A fine of between VND 60,000,000 and VND 80,000,000 shall be imposed on the act of failing to establish plans on remediation, improvement and rehabilitation of contaminated land areas and submit to the Ministry of Natural Resources and Environment or the provincial People's Committees for consideration, monitoring and supervision in accordance with law provisions in case of causing environmental pollution.
3. A fine of between VND 80,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed on the act of failing to carry out the environmental remediation, improvement and rehabilitation of the contaminated land areas in accordance with law provisions in case of causing environmental pollution.
4. Remedial measures:
Forcible application of remedial measures to alleviate environmental pollution and report on the remedy results within the time limit set by the person competent to sanction in the decision on sanctioning of administrative violations for acts of violation specified in this Article.”
26. To amend and supplement Article 32 as follows:
a) To amend Clause 1 and to add Clause 1a before Clause 1 as follows:
“1a. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on the act of failing to report the implementation of environmental improvement and rehabilitation and payment of deposits for environmental improvement and rehabilitation to the plan-approving agency and the local environmental protection management agency in accordance with law provisions; failing to report to the plan-approving agency in cases where there is any adjustment to the plan for environmental environmental improvement and rehabilitation as prescribed by the law.
1. A fine of between VND 100,000,000 and VND 120,000,000 shall be imposed on the act of failing to implement properly or implementing in an insufficient manner one of the work items to be performed in the environmental improvement and rehabilitation plan in accordance with law provisions.”
b) To amend Clause 3 as follows:
“3. A fine of between VND 150,000,000 and VND 200,000,000 shall be imposed on the act of failing to have an environmental improvement and rehabilitation plan approved by the competent agency; failing to repeat the environmental improvement and rehabilitation plan as prescribed by the law, except for cases having to re-establish the environmental impact assessment report.”
c) To annul Point c and d Clause 6.
27. To amend and supplement Article 33 as follows:
a) To add Clause 8a before Clause 8 as follows:
“8a. A fine of between VND 70,000,000 and VND 80,000,000 shall be imposed on the act of improperly using of oil spill dispersants and biological products in response to oil spill.”
b) To amend Point b, Clause 10 as follows:
“b) Forcible application of remedial measures to alleviate environmental pollution and report on the remedy results, forcible compensation for damage caused by oil pollution in accordance with law provisions within the time limit set by the person competent to sanction in the decision on sanctioning of administrative violations for acts of violation specified in Clauses 8a, 8 and 9 of this Article.”
28. To amend and supplement Article 34 as follows:
a) To amend the title of Article 34 as follows:
“Article 34. Violations of regulations on prevention, response and remedy of environmental incidents and environmental protection for chemicals, pesticides and veterinary drugs”
b) To annul Clause 1, Point a and Point b, Clause 4.
29. To amend and supplement Article 39 as follows:
a) To annul Clause 2.
b) To amend and supplement Point g, Clause 3 as follows:
“g) A fine of between VND 250,000,000 and VND 400,000,000 shall be imposed on the act of causing damage from 2,000 m2 or more of land, wetland, or water surface in areas not under strictly protected subdivision of a reserve or causing damage of 200 m2 or more of land, wetlands, surface water in the strictly protected subdivision of a reserve; except for cases of committing environmental crimes.”
c) To annul Point b, Clause 5.
30. To amend and supplement Article 40 as follows:
a) To amend Clause 3 as follows:
“3. The acts of illegal exploitation of timber and non-timber forest plants on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection shall be handled in accordance with the provisions of the Government's Decree No. 35/2019/ND-CP dated April 25, 2019 prescribing sanctions for administrative violations in the forestry sector. The acts of illegally exploitation of wild plant species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection, except timber and non-timber forest plants shall be sanctioned as follows:
a) A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be impossed for exhibits of violation valued at less than VND 1,000,000;
b) A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be impossed for exhibits of violation valued from VND 1,000,000 to under VND 2,000,000;
c) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be impossed for exhibits of violation valued from VND 2,000,000 to under VND 5,000,000;
d) A fine of between VND 10,000,000 and VND 25,000,000 shall be impossed for exhibits of violation valued from VND 5,000,000 to under VND 10,000,000;
dd) A fine of between VND 25,000,000 and VND 50,000,000 shall be impossed for exhibits of violation valued from VND 10,000,000 to under VND 15,000,000;
e) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be impossed for exhibits of violation valued from VND 15,000,000 to under VND 20,000,000;
g) A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be impossed for exhibits of violation valued from VND 20,000,000 to under VND 30,000,000.”
b) To amend Clause 4 as follows:
“4. The acts of illegally storing, transporting, processing, trading in timber and non-timber forest plants on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection shall be handled in accordance with the provisions of the Government's Decree No. 35/2019/ND-CP dated April 25, 2019 prescribing sanctions for administrative violations in the forestry sector. The acts of illegally storing, transporting, processing, trading in wild plant species on the list of endangered precious and rare species prioritized for protection, except timber and non-timber forest plants shall be sanctioned as follows :
a) A fine of between VND 5,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for wild plant species valued under VND 15,000,000;
b) A fine of between VND 15,000,000 and VND 25,000,000 shall be imposed for wild plant species valued from VND 15,000,000 to under VND 25,000,000;
c) A fine of between VND 25,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for wild plant species valued from VND 25,000,000 to under VND 50,000,000;
d) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for wild plant species valued from VND 50,000,000 to under VND 70,000,000;
dd) A fine of between VND 70,000,000 and VND 90,000,000 shall be imposed for wild plant species valued from VND 70,000,000 to under VND 90,000,000;
e) A fine of between VND 90,000,000 and VND 120,000,000 shall be imposed for wild plant species valued from VND 90,000,000 to under VND 120,000,000;
g) A fine of between VND 120,000,000 and VND 150,000,000 shall be imposed for wild plant species valued from VND 120,000,000 to under VND 150,000,000;
h) A fine of between VND 150,000,000 and VND 180,000,000 shall be imposed for wild plant species valued from VND 150,000,000 to under VND 180,000,000;
i) A fine of between VND 180,000,000 and VND 210,000,000 shall be imposed for wild plant species valued from VND 180,000,000 to under VND 210,000,000;
k) A fine of between VND 210,000,000 and VND 240,000,000 shall be imposed for wild plant species valued from VND 210,000,000 to under VND 240,000,000;
l) A fine of between VND 240,000,000 and VND 270,000,000 shall be imposed for wild plant species valued from VND 240,000,000 to under VND 270,000,000;
m) A fine of between VND 270,000,000 and VND 300,000,000 shall be imposed for wild plant species valued from VND 270,000,000 to under VND 300,000,000.”
31. To amend and supplement Article 44 as follows:
a) To amend Clause 1, Clause 2 and Clause 3 as follows:
“1. Warnings shall be imposed on one of the following acts of violation:
a) Failing to notify the competent state management agency of the transfer of genetic resources or their derivatives to a third party with the same purpose for non-commercial research;
b) Failing to make periodical reports or reports on activities as prescribed by the law during the time of accessing genetic resources for non-commercial research as stated in the license to access genetic resources.”
2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on one of the following acts of violation:
a) Failing to comply with the contents of the plan on access to genetic resources approved by the competent state agency;
b) Failing to notify the competent state agency of the transfer of genetic resources or their derivatives to a third party with the same purpose of use for commercial research and development of commercial products;
c) Failing to share benefits obtained from the use of genetic resources with related parties in accordance with law provisions;
d) Failing to make periodical reports or report on activities in accordance with law provisions during the time of accessing genetic resources for commercial research or for development of commercial product as stated in the license to access genetic resources;
dd) Bringing genetic resources out of the Vietnamese territory but failing to comply with the contents specified in the license to access genetic resources or the Decision allowing to bring genetic resources abroad for study/research for non-commercial purposes;
e) Using the license to access genetic resources for improper content and purposes;
g) Failing to renew the license to access genetic resources when the license expires but still collect samples and access the licensed genetic resources.
3. A fine of between VND 10,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on the act of exchanging, transferring and providing the assigned genetic resources to other organizations or individuals not in accordance with law provisions; transfering of genetic resources or derivatives of genetic resources and changing the purpose of use stated in the license to access genetic resources.”
b) To amend Point a Clause 5 as follows:
“a) Deprivation of the right to use the license to access genetic resources for a definite time of between 06 months and 12 months for acts of violation specified at Points a, b, c, d, dd, e and g, Clause 2 of this Article;”
32. To amend and supplement Article 46 as follows:
a) To amend Clause 1 as follows:
“1. A fine of between VND 100,000 and VND 500,000 shall be imposed on the act of failing to disclose information about the level of risk and risk management measures for the environment and biodiversity when importing, buying, selling, releasing genetically modified organisms, genetic specimens of genetically modified organisms.”
b) To add Clauses 2a and 2b before Clause 2 as follows:
“2a. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on the act of failing to comply with the contents of the biosafety certificate.
2b. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on the act of concealing information about the risk of causing negative impacts on the environment, biodiversity of genetically modified organisms, genetic specimens and products of genetically modified organisms.”
33. To amend and supplement Point dd, Clause 2, Article 48 as follows:
“dd) Applying remedial measures for acts of violation specified at Points a, b, c, dd, e, g, h, i, k, l, m, o, p, q, r, s and t, Clause 3, Article 4 of this Decree.”
34. To amend and supplement Article 49 as follows:
“1. Officers of the People’s Public Security forces while on duty shall have the following powers:
a) Imposing warnings;
b) Imposing fines of up to VND 500,000.
2. Heads of stations or team leaders of the persons defined in Clause 1 of this Article shall have the following powers:
a) Imposing warnings;
b) Imposing fines of up to VND 1,500,000.
3. Heads of Communal Police Stations, Heads of Police Stations, Heads of Police stations at border gates and export processing zones shall have the following powers:
a) Imposing warnings;
b) Imposing fines of up to VND 2,500,000;
c) Confiscation of material evidences and means used to commit administrative violations whose value does not exceed VND 2,500,000;
d) Applying remedial measures prescribed at Points a, c and dd, Clause 3, Article 4 of this Decree.
4. Heads of District Police, Heads of Divisions under Provincial Police Departments including Heads of the Police Divisions of Environmental Crimes, Head of Immigration Divisions shall have the following powers:
a) Imposing warnings;
b) Imposing fines of up to VND 25,000,000;
c) Deprivation of the right to use the environmental license for a definite time or suspension of operation for a definite time within their competence;
d) Confiscation of material evidences and means used to commit administrative violations whose value does not exceed VND 25,000,000;
dd) Applying remedial measures prescribed at Points a, c, dd, i, k, l, m, o, p, q, r, s and t, Clause 3, Article 4 of this Decree.
5. Directors of Provincial Police Departments shall have the following powers:
a) Imposing warnings;
b) Imposing fines of up to VND 50,000,000;
c) Deprivation of the right to use the environmental license for a definite time or suspension of operation for a definite time;
d) Confiscation of material evidences and means used to commit administrative violations whose value does not exceed VND 50,000,000;
dd) Applying remedial measures prescribed at Points a, c, dd, h, i, k, l, m, o, p, q, r, s and t, Clause 3, Article 4 of this Decree.
6. The General Director of the Police Department of Environmental Crimes, the General Director of the Department of Immigration shall have the following powers:
a) Imposing warnings;
b) Imposing fines of up to VND 1,000,000,000;
c) Deprivation of the right to use the environmental license for a definite time or suspension of operation for a definite time;
d) Confiscation of material evidences and means used to commit administrative violations;
dd) Applying remedial measures prescribed at Points a, c, dd, h, i, k, l, m, o, p, q, r, s and t, Clause 3, Article 4 of this Decree.”
35. To amend and supplement Article 52 as follows:
a) To amend Point a Clause 1 as follows:
“a) The Forest ranger force shall be competent in imposing administrative sanctions within their competence, their field and scope of management, for acts of administrative violation in the field of environmental protection related to forest ranger activities which are prescribed in Article 39, Article 40, Article 41, Article 42, Clauses 1, 2 3, 4 and 5 of Article 43, Article 44, Article 45, Clauses 1, Clause 2a, Clause 2b, Clause 2, Point a, Clause 3, Point a, Clause 4 of Article 46 and Article 47 of this Decree. Inspectorate of Agriculture and Rural development shall be competent in imposing administrative sanctions within their competence, their field and scope of management, for acts of administrative violation in the field of environmental protection related to agriculture and rural development activities which are prescribed in Clause 5, Article 12, Clause 3, Article 27, Clause 3, Article 34, Articles 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 and 47 of this Decree. Fishery Inspectorate shall be competent in imposing administrative sanctions within their competence, their field and scope of management, for acts of administrative violation in the field of environmental protection related to fishery activities which are prescribed in Clause 5, Article 12, Clause 3, Article 27, Articles 39, 41, 42, 43, 44, 45, 46 and 47 of this Decree;”
b) To amend Point d, Point dd, Clause 1 as follows:
“d) the Border Guard force shall be competent in imposing administrative sanctions within their competence, their field and scope of management, for acts of administrative violation in the field of environmental protection which are prescribed in Articles 20, 21, 22, 23, 27, 33, 34, 39, 40, 41, 42; Clauses 1, 2 3, 4 and 5 of Article 43; Clause 1, Clause 2a, Clause 2b, Clause 2, Point a, Clause 3, Point a, Clause 4 of Article 46 and Article 47 of this Decree;
dd) The Vietnam Coast Guard force shall be competent in imposing administrative sanctions within their competence, their field and scope of management, for acts of administrative violation in the field of environmental protection happening at sea areas, exclusive economic zones and areas of sovereign right of the Socialist Republic of Vietnam, which are prescribed in Articles 13, 14, 15, 16, 19, 20; Clauses 7, 8, 9 and 10, Article 21; Clauses 6, 7, 8 and 9, Article 22; Articles 27, 33, 34, 39, 40, 41, 42; Clauses 1, 2, 3, 4 and 5, Article 43; Article 44, Article 45; Clause 1, Clause 2a, Clause 2b, Clause 2, Point a, Clause 3, Point a, Clause 4 of Article 46 and Article 47 of this Decree;”
c) To amend Point e, Clause 1 as follows:
“e) The Customs agencies shall be competent in imposing administrative sanctions within their competence, their field and scope of management, for acts of administrative violation in the field of environmental protection related to the customs activities, which are prescribed in Clauses 1, 2, 3, Article 24; Clauses 4, 5, 6, 7, Article 25; Articles 26, 40, 43, 46 and 47 of this Decree;”
d) To amend Point h Clause 1 as follows:
“h) The People’s Public Security shall be competent in imposing administrative sanctions within their competence, their field and scope of management, for acts of administrative violation prescribed at Points c, d, dd, e, g, i, k and l, Clause 1, Article 9; Clause 1, Article 10; Clause 4, Article 11; Points c and d, Clause 2, Points c, d, dd and e, Clause 3, Points g, h, i and k Clause 4, Points a, b and c, Clause 5, Points b and c, Clause 6, Points a, b, c, d and dd, Clause 7, Article 12; Points d, dd, Clause 1, Points b, c, Clause 2, Clause 3, Clause 4 of Article 13a; Articles 13, 14, 15, 16, 17, 18 and 19; Clauses 1, 2, 3, 9a, 9, 10 and 11, Article 20; Point b, Clause 2, Clauses 7, 8, 9 and 10, Article 21; Clauses 5, 6, 7, 8 and 10a, Article 22; Clauses 5, 6, 7, 8 and 9a, Article 23; Clauses 2 and 3, Points dd, e and g, Clause 4, Article 24; Clauses 5, 6 and 7, Article 25; Point dd, Clause 3, Clauses 4, 5 and 6, Article 27; Clauses 1, 2, 3 and 5, Article 31; Point c, Clause 4, Point b, Clause 5, Point b, Clause 6 and Clause 8 of Article 33; Points b and dd, Clause 1, Point d, Clause 3, Article 34; Clauses 2, 3 and 4, Article 40; Article 41; Clauses 1, 2, 3, 4 and 5, Article 43, Article 47 and the acts of constructing, installing equipment, pipes or other waste lines to discharge untreated waste into the environment which are prescribed at Point c, Clause 1, Point c, Clause 2, Point c, Clause 3, Point c, Clause 4 of Article 8, Point h, Clause 2 of Article 9, Point c, Clause 2 of Article 10, Point b, Clause 1, Point b Clause 2, Point b, Clause 3, Point b, Clause 5 of Article 11 of this Decree;”
dd) To amend Point i and Point k, Clause 1 as follows:
“i) Chairpersons of Commune-level People’s Committees shall be competent in imposing administrative sanctions within their competence, their scope of management, for acts of administrative violation in the field of environmental protection, which are prescribed at Point a, Clause 1, Point a, Clause 2 of Article 11; Clauses 1, 2, 6, 9, Article 20; Articles 39, 40, 41, 42; Clauses 1, 2, Article 43; Clauses 1, 2, Article 45 and Clause 1, Article 46 of this Decree;
k) Chairpersons of District-level People’s Committees shall be competent in imposing administrative sanctions within their competence, their scope of management, for acts of administrative violation in the field of environmental protection, which are prescribed in Articles 8, 11, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 27, 28, 30, 36, 39, 40, 41, 42; Clauses 1, 2, 3, 4 and 5, Article 43, Article 44, Article 45, Clause 1, Clause 2a, Clause 2b, Clause 2, Point a, Clause 3 of Article 46 and Article 47 of this Decree;”
36. To add Clause 4, Article 55 as follows:
“4. For acts of administrative violations subject to the remedial measure of forcible establishment, re-establishment of environmental impact assessment reports, registering of environmental protection plans, establishment of the dossier applying for certification of completion of environmental protection facilities, establishment of the dossier applying for the issuance of licenses for hazardous waste treatment, establishment of the dossier applying for the certificate of satisfaction of environmental protection conditions in the import of scraps for use as production materials or forcible restoration and upgrade of environmental protection facilities to meet the technical requirements and to be re-issued the certificate of completion of environmental protection facilities, procedures for examination, inspection and confirmation that the consequences of administrative violations have been remedied for individuals and organizations being integrated with the process of appraising and approving the environmental impact assessment report to confirm the environmental protection plan, grant the licenses for hazardous waste treatment, grant the certificates of satisfaction of environmental protection conditions in the import of scraps for use as production materials, grant and re-grant the certificates of completion of environmental protection facilities of competent state agencies. The results of these administrative procedures shall replace the conclusion of inspection and examination that the consequences of violations on environmental protection have been remedied for individuals and organizations as prescribed in this Article.”
37. To amend Clause 1 and to supplement Clause 4 Article 56 as follows:
a) To amend Clause 1, Article 56 as follows:
“1. Written records of administrative violations in the field of environmental protection shall be set up in accordance with regulations of the Law on Handling of Administrative Violations.”
b) To add Clause 4, Article 56 as follows:
“4. Persons competent to sanction administrative violations shall be eligible for applying procedures for sanctioning administrative violations without making a record, in cases of imposing warnings for acts of violation specified in Articles 8, 13a, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 28, 30, 31, 39, 40, 42, 43, 44 and 45 or imposing fines of up to VND 250,000 for individuals and VND 500,000 for organizations violating regulations specified at Point a, Point b, Clause 1, Article 20 of this Decree; except for cases where administrative violations are detected by using technical and professional means and equipment.”
Article 2. Effect
This Decree shall take effect from July 10, 2021.
Article 3. Transitional provisions
1. For acts of administrative violations in the field of environmental protection which are committed before the effective date of this Decree, but are uncovered or considered for handling after the effective date of this Decree, provisions of this Decree shall prevail, provided that this Decree does not prescribe the legal liability or prescribe lighter legal liability.
2. For the decisions on sanctioning of administrative violations having been issued before the effective date of this Decree, if sanctioned organizations and individuals still have petitions and complaint, provisions of the Law on Handling of Administrative Violations shall prevail.
Article 4. Implementation responsibilities
Ministers, Heads of Ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees at all levels, relevant organizations and individuals shall be responsible for implementing this Decree./.
P.P the Government
For the Prime Minister
The Deputy Minister
Le Van Thanh
Appendix I
LIST OF HAZARDOUS ENVIRONMENTAL PARAMETERS IN WASTES
(Issued together with this Government’s Decree No. 55/2021/ND-CP dated May 24, 2021
__________________
I. HAZARDOUS ENVIRONMENTAL PARAMETERS IN WATER, WASTE WATER
No. |
Hazardous components |
Chemical formula |
A |
Inorganic hazardous components |
|
|
Group of heavy metals and their inorganic compounds (measured by metal elements) |
|
1 |
Arsenic |
As |
2 |
Cadmium |
Cd |
3 |
Lead |
Pb |
4 |
Zinc |
Zn |
5 |
Nickel |
Ni |
6 |
Mercury |
Hg |
7 |
Chromium VI |
Cr |
|
Other inorganic components |
|
8 |
Fluoride except for calcium fluoride |
F- |
9 |
Cyanide |
CN- |
B |
Organic hazardous components |
|
1 |
Total Phenolic content |
|
2 |
PCB |
|
3 |
Dioxane |
|
4 |
Mineral oil |
|
5 |
Organochlorine plant protection chemicals |
|
6 |
Organic phosphorus plant protection chemicals |
|
7 |
Easily Absorbed Organic Halogen (AOX) |
|
II. HAZARDOUS ENVIRONMENTAL PARAMETERS IN AIR, EMISSION
No. |
Hazardous environmental parameters |
Chemical formula |
A |
Inorganic matter |
|
1 |
Arsenic and compounds, expressed in As |
As |
2 |
Hydrochloric acid |
HCl |
3 |
HNO3 vapor (other sources), expressed in NO2 |
HNO3 |
4 |
H2SO4 or SO3 vapor, expressed in SO3 |
H2SO4 |
5 |
Silica-containing dust |
|
6 |
Cadmium and compounds, expressed in Cd |
Cd |
7 |
Chlorine |
Cl2 |
8 |
Fluorine, HF, or inorganic fluorine compounds, expressed in HF |
|
9 |
Mercury (metals and compounds, expressed in Hg) |
Hg |
10 |
HydroCyanide |
HCN |
11 |
Lead and compounds, expressed in Pb |
Pb |
12 |
Sum of heavy metals and their respective compounds |
|
B |
Organic matters |
|
1 |
Acetaldehyde |
CH3CHO |
2 |
Acrolein |
CH2=CHCHO |
3 |
Aniline |
C6H5NH2 |
4 |
Benzidine |
NH2C6H4C6H4NH2 |
5 |
Benzene |
C6H6 |
6 |
Chloroform |
CHCI3 |
7 |
Formaldehyde |
HCHO |
8 |
Naphthalene |
C10H8 |
9 |
Phenol |
C6H5OH |
10 |
Tetrachloroethylene |
C2CI4 |
11 |
Vinyl chloride |
ClCH=CH2 |
12 |
Methyl mercaptan |
CH3SH |
13 |
Styrene |
C6H5CH=CH2 |
14 |
Toluene |
C6H5CH3 |
15 |
Xylene |
C6H4(CH3)2 |
16 |
Total Dioxin/Furan |
|
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây