Nghị định 55/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng

thuộc tính Nghị định 55/2008/NĐ-CP

Nghị định 55/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:55/2008/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:24/04/2008
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Vi phạm hành chính, Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Theo Nghị định số 55/2008/NĐ-CP ban hành ngày 24/4/2008 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ người tiêu dùng, Chính phủ quy định: mọi hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng phải được xử lý kịp thời và nghiêm minh, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường… Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ khi nhận được khiếu nại của người tiêu dùng phải cấp phiếu tiếp nhận khiếu nại và tiến hành giải quyết khiếu nại trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại. Trong trường hợp cấp thiết, thời gian giải quyết khiếu nại là 3 ngày làm việc. Phiếu tiếp nhận khiếu nại có thể được thực hiện dưới hình thức văn bản hoặc thư điện tử… Cấm các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ép buộc người tiêu dùng trong các quy ước bán hàng, quy ước phục vụ. Cấm mọi hành vi quảng cáo, khuyến mại, trưng bày, giới thiệu sản phẩm và các hành vi khác gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ. Các tổ chức, cá nhân này cần cung cấp thông tin kịp thời, trung thực và chính xác cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ do mình cung cấp. Công khai niêm yết giá cả các loại hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh… Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là một tổ chức xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Tổ chức này đại diện cho người tiêu dùng tiến hành khiếu nại tới tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; tố cáo tới cơ quan nhà nước; khởi kiện ra tòa khi được người tiêu dùng ủy quyền… Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Từ 30/12/2020, Nghị định này hết hiệu lực bởi Nghị định 151/2020/NĐ-CP.

Xem chi tiết Nghị định55/2008/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 55/2008/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 04 NĂM 2008

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH BẢO VỆ

QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

 

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Pháp lệnh số 13/1999/PL-UBTVQH10 về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 27 tháng 04 năm 1999;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

 

NGHỊ ĐỊNH:

 

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; giải quyết khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng; và quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với những tổ chức và cá nhân sau đây:

1. Người tiêu dùng;

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;

3. Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

4. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

5. Các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. "Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ" là tổ chức, cá nhân thực hiện một hoặc một số công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi bao gồm cả tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và phân phối hàng hóa, dịch vụ.

2. "Khiếu nại của người tiêu dùng" là việc người tiêu dùng đề nghị tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ giải quyết các yêu cầu liên quan tới hàng hóa, dịch vụ do các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó cung cấp khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Điều 4. Các nguyên tắc cơ bản về hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:

1. Mọi quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng đều phải được tôn trọng và bảo vệ theo quy định của pháp luật.

2. Mọi hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng phải được xử lý kịp thời và nghiêm minh, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của toàn xã hội.

Điều 5. Những hành vi bị cấm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

Cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện một trong các hành vi sau đây:

1. Đưa ra các quy tắc trái pháp luật, ép buộc người tiêu dùng trong các quy ước bán hàng, quy ước phục vụ.

2. Trì hoãn hoặc kéo dài việc thực hiện trách nhiệm dân sự khi vi phạm quyền lợi người tiêu dùng.

3. Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

 

Chương II. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KINH DOANH HÀNG HÓA, DỊCH VỤ

 

Điều 6. Trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời và chính xác

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có trách nhiệm:

a) Cung cấp thông tin kịp thời, trung thực và chính xác cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ do mình cung cấp;

b) Thực hiện việc ghi nhãn hàng hóa đầy đủ theo quy định của pháp luật;

c) Công khai niêm yết giá cả các loại hàng hoá, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh của mình;

d) Cung cấp các tài liệu hướng dẫn cho người tiêu dùng về cách thức sử dụng hàng hóa, dịch vụ;

đ) Thực hiện đầy đủ các chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật và giao hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng.

2. Cấm mọi hành vi quảng cáo, khuyến mại, trưng bày, giới thiệu sản phẩm và các hành vi khác gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ.

Điều 7. Trách nhiệm bảo đảm tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có trách nhiệm đảm bảo các tiêu chuẩn và chất lượng hàng hóa, dịch vụ như đã cam kết, thoả thuận với người tiêu dùng và phải đảm bảo đo lường hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật về đo lường.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định hàng hoá, dịch vụ phải công bố, đăng ký tiêu chuẩn và chất lượng, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải thực hiện việc công bố, chứng nhận hoặc đăng ký theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm đảm bảo hàng hóa, dịch vụ phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã công bố hoặc đăng ký.

3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về chất lượng, vệ sinh, an toàn và pháp luật có liên quan khác trong trường hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng phải công bố tiêu chuẩn và chất lượng.

4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải thường xuyên kiểm tra hàng hoá, dịch vụ để đảm bảo tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này trước khi cung ứng đến người tiêu dùng; phải kịp thời tiến hành các biện pháp khắc phục, xử lý và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các hàng hóa, dịch vụ lưu thông trên thị trường không đạt tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng.

5. Ngoài các trách nhiệm quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải thực hiện đầy đủ các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng hàng hoá, dịch vụ.

Điều 8. Trách nhiệm bảo hành

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm:

a) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hành đối với hàng hóa, dịch vụ do mình cung cấp theo thỏa thuận hoặc theo các quy định của pháp luật có liên quan;

b) Công bố các điều kiện, thời hạn, địa điểm, thủ tục bảo hành trước khi lưu hành hàng hóa, dịch vụ trên thị trường;

c) Giải thích cho người tiêu dùng về điều kiện, thời hạn, địa điểm và thủ tục bảo hành đã được công bố và cung cấp các giấy tờ liên quan tới việc bảo hành hàng hóa, dịch vụ đó.

2. Các tài liệu hướng dẫn sử dụng và giấy tờ liên quan tới việc bảo hành hàng hóa, dịch vụ quy định tại Khoản 1 Điều này phải được thể hiện bằng tiếng Việt và tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan khác.

Điều 9. Trách nhiệm bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng sử dụng hàng hóa, dịch vụ do mình cung cấp; phải hướng dẫn đầy đủ về các thông tin an toàn sản phẩm cho người tiêu dùng; phải chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn sản phẩm.

2. Đối với hàng hoá, dịch vụ khi sử dụng có thể đe dọa gây ảnh hưởng về sức khoẻ, tính mạng, tài sản và môi trường, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải cảnh báo trước cho người tiêu dùng về những nguy cơ đó; giải thích rõ ràng và hướng dẫn cách sử dụng hàng hoá cùng các biện pháp phòng tránh các tác hại có thể xảy ra.

3. Trong trường hợp để xảy ra thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản cho người tiêu dùng khi sử dụng đúng các hướng dẫn về hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải tiến hành ngay mọi biện pháp nhằm ngăn chặn và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.

Điều 10. Trách nhiệm giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có trách nhiệm giải quyết nhanh chóng, kịp thời mọi khiếu nại của người tiêu dùng đối với hàng hóa, dịch vụ do mình cung cấp; xây dựng và niêm yết công khai quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng tại các địa điểm kinh doanh.

2. Việc giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng thực hiện theo quy định tại Chương IV Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

 

Chương III. TỔ CHỨC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

 

Điều 11. Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

1. Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là tổ chức xã hội của người tiêu dùng được thành lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ, nghề nghiệp và là tổ chức đại diện để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.

2. Việc thành lập các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực hiện theo các quy định của pháp luật về thành lập các tổ chức xã hội có liên quan.

Điều 12. Nguyên tắc hoạt động của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản sau đây:

1. Mọi hoạt động của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải nhằm mục đích hỗ trợ hoặc đại diện cho người tiêu dùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật.

2. Hoạt động của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không vì mục đích lợi nhuận.

3. Các nguyên tắc khác theo quy định của pháp luật liên quan về hoạt động của các tổ chức xã hội.

Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

1. Trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có các quyền sau:

a) Tiếp nhận các khiếu nại của người tiêu dùng và tổ chức hoà giải giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;

b) Đại diện cho người tiêu dùng tiến hành khiếu nại tới tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; tố cáo tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền; khởi kiện ra tòa án khi được người tiêu dùng ủy quyền;

c) Thực hiện các hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước và được nhận hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;

d) Tham gia ý kiến với các cơ quan quản lý nhà nước về pháp luật, chủ trương, chính sách, phương hướng, kế hoạch và biện pháp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

2. Trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có các nghĩa vụ sau:

a) Hướng dẫn, giúp đỡ người tiêu dùng khi có yêu cầu của người tiêu dùng;

b) Tuân thủ các nguyên tắc hoạt động quy định tại Điều 12 Nghị định này;

c) Đảm bảo khách quan, công bằng trong quá trình đại diện cho người tiêu tiêu dùng;

d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và điều lệ của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Điều 14. Thực hiện các hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước

1. Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thể được cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này giao thực hiện một hoặc một số hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước quy định tại Khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 18 Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

2. Thẩm quyền giao thực hiện một hoặc một số hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước được quy định như sau:

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định việc giao thực hiện hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước cho tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thành lập ở cấp Trung ương;

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định việc giao thực hiện hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước cho tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thành lập ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do mình quản lý.

3. Khi thực hiện hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ được ngân sách nhà nước hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần kinh phí thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Chương IV. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG

 

Điều 15. Tổ chức, cá nhân bị khiếu nại

Khi phát hiện quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại, người tiêu dùng hoặc đại diện hợp pháp của mình khiếu nại đến các tổ chức, cá nhân sau đây :

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ.

2. Tổ chức, cá nhân khác chịu trách nhiệm về hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Điều 16. Hình thức khiếu nại

Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác về hình thức khiếu nại, việc khiếu nại của người tiêu dùng có thể được thực hiện dưới mọi hình thức.

Điều 17. Thời hiệu khiếu nại

Trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác, thời hiệu khiếu nại của người tiêu dùng là sáu tháng kể từ ngày người tiêu dùng thông báo cho tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị tổ chức, cá nhân đó vi phạm.

Điều 18. Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ khi nhận được khiếu nại của người tiêu dùng phải cấp phiếu tiếp nhận khiếu nại và tiến hành giải quyết khiếu nại cho người tiêu dùng. Phiếu tiếp nhận khiếu nại có thể được thực hiện dưới hình thức văn bản hoặc thư điện tử và phải thể hiện rõ nội dung khiếu nại của người tiêu dùng, yêu cầu giải quyết khiếu nại và thời gian giải quyết khiếu nại cụ thể.

2. Trong trường hợp khiếu nại tại Khoản 1 Điều này được giải quyết ngay khi người tiêu dùng tiến hành khiếu nại và đã đạt được thỏa thuận với người tiêu dùng thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không cần phải cấp phiếu tiếp nhận khiếu nại.

3. Trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác và trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này hoặc các bên có thoả thuận về thời hạn giải quyết khiếu nại, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có nghĩa vụ giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại.

4. Trường hợp đối tượng bị khiếu nại là hàng hóa, dịch vụ ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng hoặc các trường hợp cấp thiết khác thì thời hạn giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận khiếu nại.

5. Việc giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng phải được thực hiện trên nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng. Kết quả giải quyết khiếu nại phải được thông báo bằng văn bản tới người tiêu dùng hoặc hình thức khác được người tiêu dùng chấp nhận.

Điều 19. Giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng bằng thủ tục hoà giải tại cơ quan quản lý nhà nước

1. Thủ tục hoà giải tại các cơ quan quản lý nhà nước quy định tại Khoản 2 Điều này được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

a) Khi người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ cùng đồng ý hoà giải tại cơ quan quản lý nhà nước;

b) Người tiêu dùng đề nghị cơ quan quản lý nhà nước hoà giải khi tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không giải quyết khiếu nại trong thời hạn quy định tại Khoản 3 cà 4 Điều 18 Nghị định này hoặc người tiêu dùng không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

2. Thẩm quyền hoà giải được quy định như sau:

a) Sở Công Thương chịu trách nhiệm giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành hoà giải khiếu nại của người tiêu dùng trong phạm vi địa phương do mình quản lý; 

b) Cục Quản lý cạnh tranh chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương tiến hành hoà giải khiếu nại của người tiêu dùng trong trường hợp xét thấy vụ việc phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và ở phạm vi lớn.

3. Thủ tục giải quyết yêu cầu hoà giải quy định tại Khoản 1 Điều này được tiến hành như sau:

a) Yêu cầu hoà giải phải được thực hiện bằng văn bản trong đó nêu rõ vụ việc khiếu nại, quá trình giải quyết vụ việc và yêu cầu hoà giải cụ thể;

b) Khi tiếp nhận được yêu cầu hoà giải, cơ quan có thẩm quyền hòa giải sẽ xem xét vụ việc để tiến hành tổ chức hoà giải;

c) Việc hoà giải được tiến hành theo nguyên tắc không công khai. Các bên liên quan có thể tự mình hoặc cử đại diện hợp pháp tham gia hoà giải;

d) Các bên tham gia hoà giải lập biên bản hoà giải có xác nhận của cơ quan hòa giải.

4. Trong quá trình hoà giải, cơ quản hòa giải có quyền hạn và trách nhiệm sau đây:

a) Yêu cầu các bên liên quan tới vụ việc khiếu nại đến tham dự hoà giải;

b) Yêu cầu các bên liên quan cung cấp các thông tin cần thiết;

c) Xác nhận biên bản hoà giải;

d) Đảm bảo bí mật thông tin trong quá trình hoà giải.

5. Trong quá trình hoà giải, người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có trách nhiệm sau đây:

a) Tham gia hoà giải theo yêu cầu của cơ quan hòa giải;

b) Cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến vụ việc khiếu nại theo yêu cầu của cơ quan hòa giải;

c) Thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành.

Điều 20. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng

Trong quá trình giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước chịu trách nhiệm sau đây:

1. Hướng dẫn người tiêu dùng thực hiện việc khiếu nại theo quy định của pháp luật.

2. Kiểm tra, giám sát quá trình giải quyết khiếu nại của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và tiến hành xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

3. Tiến hành hoà giải theo thẩm quyền quy định tại Điều 19 Nghị định này.

Điều 21. Quyền rút khiếu nại của người tiêu dùng

Người tiêu dùng có quyền rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng. Việc rút khiếu nại phải được thực hiện bằng văn bản.

Điều 22. Giải quyết tố cáo của người tiêu dùng

1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại pháp luật về tố cáo chịu trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết tố cáo của người tiêu dùng.

2. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo của người tiêu dùng thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo và các quy định tại Nghị định này.

Điều 23. Quyền khởi kiện của người tiêu dùng

1. Trong mọi trường hợp, người tiêu dùng có quyền khởi kiện ra toà án có thẩm quyền tại bất kỳ thời điểm nào của quá trình giải quyết khiếu nại để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật.

2. Trình tự, thủ tục khởi kiện tại tòa án thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng.

Chương V. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

 

Mục 1. TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

 

Điều 24. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

1. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi cả nước. Bộ Công Thương có quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể sau đây:

a) Tổ chức nghiên cứu, lập quy hoạch, kế hoạch chương trình dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện;

b) Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

c) Chỉ đạo, hướng dẫn các Sở Công Thương thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương;

d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;

đ) Tiếp nhận tố cáo của người tiêu dùng và giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật;

e) Tiếp nhận và giải quyết yêu cầu hoà giải theo quy định tại Nghị định này;

g) Xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền;

h) Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền;

i) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

2. Cục Quản lý cạnh tranh là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Điều 25. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở địa phương

1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi địa phương do mình quản lý. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể sau đây:

a) Chỉ đạo, đôn đốc các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn do mình quản lý;

b) Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn do mình quản lý theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan;

d) Tiếp nhận tố cáo của người tiêu dùng và giải quyết theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật;

đ) Tiếp nhận và giải quyết yêu cầu hoà giải theo quy định tại Nghị định này;

e) Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn do mình quản lý theo thẩm quyền;

g) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

2. Sở Công Thương là cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Điều 26. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Xây dựng trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý có liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

b) Chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý;

c) Thoo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tiến hành hoặc cùng tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;

d) Giải quyết tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền;

đ) Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý;

e) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

2. Ngoài những trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này, đối với một số Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan chặt chẽ với công tác bảo vệ người tiêu dùng, Chính phủ giao trách nhiệm cụ thể như sau:

a) Bộ Y tế thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh tra đối với dược phẩm, dược liệu, trang thiết bị, dụng cụ y tế, các loại mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, chất lượng thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến công nghiệp;

b) Bộ Xây dựng thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh tra trong tất cả các khâu từ quy hoạch, thiết kế, thi công, nghiệm thu công trình xây dựng dân dụng;

c) Bộ Giao thông vận tải thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh tra chất lượng các phương tiện giao thông vận tải đường thủy, đường bộ, đường sắt, đường hàng không, ga đường sắt, sân bay, bến cảng và các trang thiết bị sử dụng cùng với phương tiện vận tải nhằm đảm bản an toàn cho người tiêu dùng trong các dịch vụ về vận chuyển hoặc khi người tiêu dùng mua để sử dụng các phương tiện, thiết bị này;

d) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các Bộ chuyên ngành thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh tra các hoạt động tuyên truyền, thông tin, quảng cáo về hàng hoá, văn hóa phẩm và dịch vụ trên các phương tiện thông tin đại chúng;

đ) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh tra chất lượng phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây, giống con, các sản phẩm sinh học phục vụ trồng trọt và chăn nuôi, thức ăn gia súc; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh tra chất lượng các chủng loại động, thực vật thủy sản, thức ăn cho thủy sản, hải sản, thuốc bảo vệ và thuốc thú y thủy sản, ngư lưới, dịch vụ đánh cá;

e) Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh tra chất lượng, giá cả các dịch vụ bưu chính và chuyển phát; viễn thông và intemet, truyền dẫn phát sóng; tần số vô tuyến điện; hoạt động báo chí, xuất bản theo quy định của pháp luật;

g) Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện việc thống nhất quản lý, kiểm tra, thanh tra hoạt động khoa học, công nghệ, tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm, hàng hóa, sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật;

h) Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, xây dựng giáo trình, tài liệu giảng dạy về vấn đề bảo vệ người tiêu dùng; nghiên cứu, trình Chính phủ phương án đưa vấn đề bảo vệ người tiêu dùng vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân;

i) Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam thường xuyên cập nhật, đăng tải các thông tin liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng; dành thời lượng phát sóng thích hợp để tuyên truyền các vấn đề liên quan đến pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.

 

Mục 2. THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 27. Thanh tra về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Việc thanh tra trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra và pháp luật có liên quan khác.

Điều 28. Trường hợp kiểm tra về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra xem xét quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong những trường hợp sau đây:

1. Khi giải quyết đơn tố cáo của người tiêu dùng về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc các trường hợp kiểm tra đột xuất khác việc chấp hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

2. Theo chương trình, kế hoạch kiểm tra định kỳ việc chấp hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 29 Nghị định này phê duyệt.

Điều 29. Chương trình, kế hoạch kiểm tra định kỳ

Chương trình, kế hoạch kiểm tra định kỳ được tiến hành xây dựng theo năm trong đó phải xác định rõ yêu cầu, nội dung, phạm vi, đối tượng, thời gian thực hiện và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc xây dựng và phê duyệt chương trình, kế hoạch kiểm tra định kỳ được thực hiện theo quy định sau:

1. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm chỉ đạo xây dựng và phê duyệt chương trình, kế hoạch kiểm tra định kỳ việc chấp hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi ngành, lĩnh vực mình quản lý.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo xây dựng và phê duyệt chương trình, kế hoạch kiểm tra định kỳ việc chấp hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi địa phương mình quản lý.

Điều 30. Quyết định kiểm tra

1. Khi có căn cứ tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra ra quyết định kiểm tra.

2. Nội dung quyết định kiểm tra bao gồm:

a) Căn cứ pháp lý để kiểm tra;

b) Nội dung, yêu cầu, phạm vi kiểm tra;

c) Thời hạn kiểm tra;

d) Thành viên đoàn kiểm tra; quyền và trách nhiệm của người thực hiện nhiệm vụ kiểm tra;

đ) Quyền và nghĩa vụ của đối tượng bị kiểm tra.

Điều 31. Quyền và trách nhiệm của đoàn kiểm tra

1. Khi tiến hành kiểm tra, đoàn kiểm tra có các quyền hạn sau đây:

a) Yêu cầu cá nhân, tổ chức liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho công tác kiểm tra; yêu cầu cơ quan, tổ chức liên quan cử người tham gia công tác kiểm tra;

b) Tạm đình chỉ hành vi có dấu hiệu vi phạm các quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nếu xét thấy hành vi đó gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân;

c) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, phương tiện, đình chỉ hoặc thu hồi giấy chứng nhận, chứng chỉ có liên quan trong trường hợp có căn cứ để cho rằng có dấu hiệu vi phạm pháp luật và cần phải ngăn chặn và xử lý kịp thời;

c) Tổ chức trưng cầu giám định theo quy định của pháp luật;

d) Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

2. Khi tiến hành kiểm tra, đoàn kiểm tra có các trách nhiệm sau đây:

a) Báo cáo, kiến nghị cơ quan ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật nếu xét thấy có dấu hiệu cấu thành tội phạm;

b) Báo cáo kết quả kiểm tra và kiến nghị với cơ quan ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra về biện pháp ngăn chặn, xử lý sau khi kiểm tra;

c) Thực hiện đầy đủ việc bảo mật thông tin, tài liệu liên quan tới cuộc kiểm tra do đối tượng bị kiểm tra cung cấp theo quy định của pháp luật;

d) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 32. Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân bị kiểm tra

1. Trong quá trình kiểm tra, các tổ chức, cá nhân là đối tượng bị kiểm tra có các quyền sau đây:

a) Từ chối việc kiểm tra nếu có căn cứ cho rằng việc kiểm tra đó không được tiến hành theo đúng quy định của Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan khác;

b) Kiến nghị, giải trình về những nội dung kiểm tra;

c) Được nhận kết luận kiểm tra;

d) Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về các hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình kiểm tra;

đ) Yêu cầu bồi thường thiệt hại do các biện pháp xử lý trái pháp luật của cán bộ kiểm tra gây ra.

2. Trong quá trình kiểm tra, tổ chức, cá nhân là đối tượng bị kiểm tra có nghĩa vụ sau đây:

a) Cử người có thẩm quyền làm việc với đoàn hoặc cán bộ kiểm tra;

b) Cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo kịp thời theo yêu cầu của người được giao nhiệm vụ kiểm tra và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin, tài liệu, báo cáo đã cung cấp;

c) Chấp hành nghiêm chỉnh các yêu cầu, kiến nghị, quyết định, kết luận về kiểm tra.

Điều 33. Xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy theo tính chất, mức độ, đối tượng vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trong trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Mục 3. PHỐI HỢP THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

 

Điều 34. Trách nhiệm phối hợp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

1. Mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm tiến hành, phối hợp kịp thời các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tiến hành cung cấp mọi thông tin có liên quan theo yêu cầu của các cơ quan có trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

2. Trừ trường hợp cấp thiết hoặc pháp luật có quy định khác, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu phối hợp bằng văn bản của cơ quan có trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cơ quan, tổ chức và cá nhân được yêu cầu phải thực hiện các yêu cầu phối hợp.

3. Cơ quan, tổ chức và cá nhân được yêu cầu phối hợp không thực hiện hoặc chậm trễ thực hiện yêu cầu nêu tại khoản 2 Điều này phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không thực hiện hoặc chậm trễ thực hiện yêu cầu phối hợp gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường thiệt hại.

 

Chương VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 35. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo, thay thế Nghị định số 69/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02 tháng 10 năm 2001 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Điều 36. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ Công Thương chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi trong ngành, lĩnh vực do mình quản lý.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Nghị định này trong phạm vi địa phương do mình quản lý./.

 

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom  - Happiness 
No. 55/2008/ND-CP
Hanoi, April 24, 2008 
DECREE
DETAILING THE IMPLEMENTATION OF THE ORDINANCE ON THE PROTECTION OF CONSUMERS INTERESTS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to April 27, 1999 Ordinance No. 13/ 1999/PL-UBTVQH10, on the Protection of Consumers Interests;
At the proposal of the Minister of Industry and Trade,
DECREES:
Chapter 1
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Governing scope
This Decree details the implementation of the Ordinance on the Protection of Consumers Interests regarding responsibilities of organizations and individuals trading in goods and/or services: organizations protecting consumers interests: the settlement of consumers complaints and denunciations; and state management of the protection of consumers interests.
Article 2. Subjects of application
This Decree applies to the following organizations and individuals:
1. Consumers:
2. Organizations and individuals trading in goods and/or services:
3. Organizations protecting consumers interests;
4. State agencies in charge of the protection of consumers interests;
5. Other agencies and organizations involved in the protection of consumers interests according to this Decree and relevant provisions of law.
Article 3. Interpretation of terms
In this Decree, the terms below are construed as follows:
1. Organizations and individuals trading in goods and/or services means organizations and individuals that undertake one or several stages of the investment process, from production to consumption of goods or supply of services in the market for profit-making puiposes, including organizations and individuals importing, exporting and distributing goods and/or services.
2. Consumers complaint" means that consumers, who deem that their lawful rights and interests are infringed upon, ask organizations or individuals trading in goods and/or services to handle their requests related to goods and/or services supplied by the latter.
Article 4. Basic principles on the protection of consumers interests
Protection of consumers interests complies with the following basic principles:
1. All lawful rights and interests of consumers must be respected and protected in accordance with law.
2. All acts in violation of consumers lawful rights and interests must be handled promptly and stringently and, in case of damage, compensation must be paid in accordance with law.
3. Protecting consumers interests is the common responsibility of the entire society.
Article 5. Prohibited acts of organizations and individuals trading in goods and/or services
Organizations and individuals trading in goods and/or services are prohibited from taking one of the following acts:
1. Setting out rules contrary to law, putting pressure on consumers through sale or service rules.
2. Delaying or prolonging the performance of their civil liabilities for violation of consumers interests.
3. Other prohibited acts prescribed by law.
Chapter 2
RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS TRADING IN GOODS AND/OR SERVICES
Article 6. Responsibility to supply prompt and accurate information
1. Organizations and individuals trading in goods and/or services shall:
a/ Provide consumers with prompt, truthful and accurate information on goods and/or services they supply;
b/ Label goods adequately in accordance with law;
c/ Post up goods and/or service prices at their business places;
d/ Supply documents guiding consumers on the use of goods and services:
e/ Observe all invoice and voucher regulations in accordance with law and hand goods and service sale invoices to consumers.
2. To prohibit all acts of advertising, commercially promoting, exhibiting or introducing products, and other acts which confuse consumers about goods and/or sen ices.
Article 7. Responsibility to ensure standards, measurement and quality
1. Organizations and individuals trading in goods and/or services shall ensure standards and quality of goods and services according to commitments or agreements with consumers and ensure the measurement of goods and services in accordance with the measurement law.
2. In case the law provides that goods or services are subject to announcement and registration of standards and quality, to announcement or certification of standard or regulation conformity, organizations and individuals trading in those goods and/or services shall conduct the announcement, certification or registration in accordance with law and take responsibility for ensuring that those goods and services are conformable with the announced or registered standards or technical regulations.
3. If producing or trading in goods and/or services not subject to announcement of standards and quality, organizations and individuals trading in those goods and/or services shall compiy with legal provisions on quality, hygiene and safety, and relevant laws.
4. Organizations and individuals trading in goods and/or services shall regularly check goods and services to ensure their compliance with standards, measurement and quality according to Clauses 1, 2 and 3 of this Article before supplying them to consumers; promptly take remedies to handle, and announce on the mass media, goods or services circulating on market but failing to satisfy standard, measurement and quality requirements.
5. In addition to the responsibilities specified in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article, organizations and individuals trading in goods and/or services shall fulfill other responsibilities according to the law on standards, measurement and quality of goods and services.
Article 8. Warranty responsibility
1. Organizations and individuals trading in goods and/or services shall:
a/ Fulfill the obligation of providing warranty for goods and services they supply according to agreements or relevant provisions of law;
b/ Announce warranty conditions, durations, places and procedures before circulating goods and services on market;
c/ Explaining to consumers the announced warranty conditions, durations, places and procedures and supply papers related to the warranty of those goods and services.
2. Use instructions and papers related to the warranty of goods and services prescribed in Clause 1 of this Article must be written in Vietnamese and comply with relevant provisions of law.
Article 9. Responsibility to ensure safety for consumers
1. Organizations and individuals trading in goods and/or services shall ensure safety for consumers using their goods and services; provide consumers with adequate guidance on product safety information; and observe all legal provisions on product safety assurance.
2. For goods and services the use of which threaten to affect human health, life, property or the environment, organizations and individuals trading in those goods and services shall wam consumers of those threats: explicitly explain and guide the use of goods as well as measures to prevent possible harms.
3. If consumers still suffer health, life or property damage even though they have properly followed the use instructions on goods or services provided by organizations and individuals fading in those goods or services, those organizations and individuals shall immediately take preventive measures and pay compensation to consumers.
Article 10. Responsibility to settle consumers complaints
1. Organizations and individuals trading in goods and/or services shall expeditiously and promptly settle all consumers complaints on goods or services they supply; formulate and post up consumer complaint-settlement procedures at their business places.
2. Consumers complaints shall be settled under the provisions of Chapter IV of this Decree and relevant provisions of law.
Chapter 3
ORGANIZATIONS PROTECTING CONSUMERS INTERESTS
Article 11. Organizations protecting consumers interests
1. Organization protecting consumers interests is a social organization of consumers set up on the basis of voluntariness and equality, regardless of nationality, religion, qualification and occupation, and representing consumers to protect their interests in accordance with law.
2. The establishment of organizations protecting consumers interests complies with related legal provisions on the establishment of social organizations.
Article 12. Operation principles of organizations protecting consumers interests
Protection of consumer interests by organizations protecting consumers interests must comply with the following basic principles:
1. All activities of organizations protecting consumers interests must aim at supporting or representing consumers to protect their lawful rights and interests in accordance with law.
2. Activities of organizations protecting consumers interests must be for non-profit purposes.
3. Other principles under related law on activities of social organizations.
Article 73. Rights and obligations of organizations protecting consumers interests
1. In the protection of consumers interests, organizations protecting consumers interests have the following rights:
a/ To receive consumers complaints and organize conciliation between consumers and organizations and individuals trading in goods and/or services;
b/ To represent consumers to complain with organizations and individuals trading in goods and/or services; to lodge denunciations with competent state agencies; to initiate lawsuits when authorized by consumers;
c/ To conduct activities associated with state-assigned tasks and receive support funds from the slate budget according to Article 14 of this Decree;
d/ To conuibute opinions to state management agencies on laws, undertakings, policies, orientations, plans and measures on die protection of consumers" interests;
e/ Other rights provided for by law and their charters.
2. In the protection of consumers interests, organizations protecting consumers interests have the following obligations:
a/ To guide and assist consumers upon request;
b/ To observe the operation principles prescribed in Article 12 of this Decree;
c/ To ensure objectivity and equality in the process of representing consumers;
d/ Other obligations as prescribed by law and their charters.
Article 14. Implementation of activities associated with state-assigned tasks
1. Organizations protecting consumers interests may be assigned by a competent authority defined in Clause 2 of this Article to implement one or several activities associated with state-assigned tasks specified in Clauses 2, 4, 5 and 6, Article 18 of the Ordinance on the Protection on Consumers Interests.
2. Competence to implement one or several activities associated with state-assigned tasks is provided as follows:
a/ The Prime Minister shall decide on assigning central organizations protecting consumers interests to carry out activities associated with state-assigned tasks;
b/ Presidents of provincial/municipal Peoples Committees (below referred to as provincial-level Peoples Committees) decide on assigning provincial/municipal organizations protecting consumers interests under their management to carry out activities associated with state-assigned tasks.
3. When implementing activities associated with state-assigned tasks on the protection of consumers interests, organizations protecting consumers interests will be wholly or partially supported with state budget funds for the performance of assigned tasks in accordance with the state budget law.
Chapter 4
SETTLEMENT OF CONSUMERS COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS
Article 15. Complained organizations and individuals
When detecting that their lawful rights and interests are infringed upon, consumers or their lawful representatives may lodge complaints with the following organizations and individuals:
1. Organizations and individuals trading in goods and/or services that have sold or provided services.
2. Other organizations and individuals responsible for goods or services as prescribed by law.
Article 16. Forms of com plaint
Unless the form of complaint is otherwise prescribed by law, consumers may complain in any form.
Article 17. Statute of limitations for complaint
Unless otherwise prescribed by law, the statute of limitations for consumers complaint is 6 months after they notify the organizations or individuals trading in goods and/or services of the fact that their lawful rights and interests are infringed upon by those organizations or individuals.
Article 18. Receipt and settlement of complaints
1. When receiving consumers complaints, organizations and individuals trading in goods and/or services shall issue complaint receipt slips to consumers and settle die complaints. Complaint receipt slips may be in written or electronic form and must state clearly contents of consumers complaints, their requests for complaint settlement and specific time limit for complaint settlement.
2. In case complaints mentioned in Clause 1 of this Article are settled immediately after consumers lodge complaints and agreement reached with consumers, organizations and individuals trading in goods and/or services need not issue complaint receipt slips.
3. Unless otherwise provided for by law and except for cases specified in Clause 4 of this Article or if involved parties have reached an agreement on the complaint settlement time limit, organizations and individuals trading in goods and/or services shall settle consumers complaints within 7 working days after receiving their complaints.
4. If complained objects are goods or services which affect consumers health and life or in other urgent cases, consumers complaints must be settled within 3 working days after their receipt.
5. Consumers complaints must be settled on the basis of the principles of promptness, timeliness and assurance of consumers lawful rights and interests. Results of complaint settlement must be notified in writing or otherwise as accepted to consumers.
Article 19. Settlement of consumers complaints through conciliation procedures at state management agencies
1. Procedures for conciliation at state management agencies prescribed in Clause 2 of this Article apply to the following cases:
a/ When consumers and organizations and individuals trading in goods and/or services agree on conciliation at competent state agencies;
b/ Consumers request state management agencies to conciliate when organizations and individuals trading in goods and/or services do not settle their complaints within the time limit prescribed in Clauses 3 and 4, Article 18 of this Decree or consumers disagree with results of complaint settlement by organizations and individuals trading in goods and/or services.
2. The conciliation competence is provided as follows:
a/ Provincial/municipal Services of Industry and Trade shall assist presidents of provincial/ municipal Peoples Committees in settling complaints of consumers within localities under their management:
b/ The Competition Administration Department shall assist the Minister of Industry and Trade in conducting conciliation for settlement of consumers complaints if deeming that the complaints are complicated and related to different branches and domains on a wide scope.
3. Procedures for handling a conciliation request prescribed in Clause 1 of this Article are conducted as follows:
a/ Conciliation request must be made in writing, stating the case subject to the complaint, the process of settlement of the complaint and specific request for conciliation;
b/ Upon receipt of a conciliation request, the competent conciliation agency shall consider the case in order to organize conciliation;
c/ Conciliation shall be conducted on the principle of non-publicity. Involved parties may themselves participate or nominate lawful representatives to participate in the conciliation:
d/ Parties to conciliation shall make a conciliation minutes to be certified by the conciliation agency.
4. In the course of conciliation, the conciliation agency has the following powers and responsibilities:
a/ To request parties related to the complaint to attend the conciliation;
b/ To request involved parties to supply necessary information:
c/ To certify the conciliation minutes:
d/ To keep secret information in the conciliation process.
5. In the conciliation process, consumers and organizations and individuals trading in goods and/or services have the following responsibilities:
a/ To participate in the conciliation at the request of the conciliation agency;
b/ To supply necessary information related to the complaint at the request of the conciliation agency;
c/ To abide by agreements in the successful conciliation minutes.
Article 20. Responsibilities of state management agencies in the process of settlement of consumers complaints
In the process of settlement of consumers complaints, state management agencies shall:
1. Guide consumers in making complaints in accordance with law.
2. Inspect, supervise organizations and individuals trading in goods and/or services in complaint settlement.
3. Conduct conciliation according to their competence provided for in Article 19 of this Decree.
Article 21. Consumers right to withdraw complaints
Consumers may withdraw their complaints at any time in the complaint settlement process. Withdrawal of complaints must be effected in writing.
Article 22. Settlement of consumers denunciations
1. Competent state agencies prescribed by the law on denunciations shall receive and settle consumers denunciations.
2. The order and procedures for settlement of consumers denunciations comply with legal provisions on denunciations and this Decree.
Article 23. Consumers right to initiate lawsuits
1. In any case, at any time in the complaint settlement process, consumers may initiate lawsuits at a competent court in order to request the protection of their lawful rights and interests in accordance with law.
2. The order and procedures for lawsuit initiation at courts comply with the law on legal proceedings.
Chapter 5
STATE MANAGEMENT OF THE PROTECTION OF CONSUMERS INTERESTS
Section 1. RESPONSIBILITIES FOR STATE MANAGEMENT OF CONSUMERS INTERESTS
Article 24. Responsibilities of state management agencies for the protection of consumers interests
1. The Ministry of Industry and Trade shall take responsibility before the Government for performing the unified state management of the protection of consumers interests nationwide. The Ministry of Industry and Trade has the following specific tasks and powers:
a/ To organize study and formulation of master plans and plans for programs and projects to be submitted to competent authorities for approval; draft legal documents to be submitted to competent state agencies for promulgation and organize their implementation;
b/ To coordinate with concerned agencies in organizing propagation and dissemination of and education about the law on the protection of consumers interests;
c/ To direct and guide provincial/municipal Services of Industry and Trade in protecting consumers interests in localities;
d/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies and organizations in, inspecting and supervising the observance of the law on the protection of consumers interests according to this Decree and relevant law;
e/ To receive consumers denunciations and settle them according to its competence or request competent state agencies to settle them in accordance with law;
f/ To receive and handle conciliation requests according to this Decree;
g/ To handle violations of the law on the protection of consumers interests according to competence;
h/ To cany out activities on international cooperation on the protection of consumers interests according to its competence;
i/ To perform other tasks and exercise other powers in accordance with law.
2. The Competition Administration Department shall assist the Minister of Industry and Trade in performing the state management of the protection of consumers interests strictly according to this Decree and relevant provisions of law.
Article 25. Responsibilities for state management of the protection of consumers interests in localities
1. Provincial-level Peoples Committees shall perform the state management of the protection of consumers interests in localities under their management. They have the following specific tasks and powers:
a/ To direct and urge oxrganizations and individuals to implement legal provisions on the protection of consumers interests in the areas under their management;
b/ To coordinate with concerned agencies in conducting propagation, dissemination of and education about the law on the protection of consumers interests;
c/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies and organizations in, inspecting and supervising the observance of law on the protection of consumers interests according to this Decree and relevant laws;
d/ To receive consumers denunciations and settle them according to their competence or request competent state agencies to settle them in accordance with law;
e/ To receive and handle conciliation requests according to this Decree:
f/ To handle violations of law on the protection of consumers interests according to their competence:
g/ To perform other tasks and exercise other powers in accordance with law.
2. Provincial/municipal Industry and Trade Services are specialized bodies responsible for advising and assisting provincial-level Peoples Committee presidents in performing the state management of the protection of consumers interests in provinces in accordance with this Decree and relevant provisions of law.
Article 26. Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies responsibilities in the protection of consumers interests
1. Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall, within the ambit of their functions, tasks and powers, coordinate with state management agencies in charge of the protection of consumers interests in performing the following tasks and exercising the following powers:
a/ To elaborate and submit to the Government for promulgation or to promulgate according to their competence legal documents on the protection of consumers interests in branches or domains under their management:
b/ To direct, inspect and supervise the implementation of legal provisions on the protection of consumers interests in the branches and domains under their management;
c/ To inspect and supervise or join state management agencies in charge of the protection of consumers interests in inspecting and supervising organizations and individuals trading in goods and/or services in the observance of the law on the protection of consumers interests;
d/ To settle denunciations and handle violations of the law on the protection of consumers interests according to competence;
e/ To propagate, educate and disseminate knowledge and law on the protection of consumers interests in branches and domains under their management;
f/ To perform other tasks and exercise other powers in accordance with law.
2. Apart from the responsibilities specified in Clause 1 of this Article, the Government assigns the following specific responsibilities to ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies which are closely related to the work of the protection of consumers interests:
a/ The Ministry of Health shall manage, supervise and inspect pharmaceuticals, pharmaceutical materials, medical equipment and instruments and cosmetics which directly affect human health and the quality of fresh and raw or industrially processed foods;
b/ The Ministry of Construction shall manage, supervise and inspect all stages, from planning, design, construction to take-over test of civil construction works;
c/ The Ministry of Transport shall manage, supervise and inspect the quality of waterway, land, railway and air means of transport, train stations, airports, seaports as well as equipment used together with means of transport so as to ensure safety for consumers in transport services or in the use of those means or equipment in case consumers buy them;
d/ The Ministry of Culture, Spoils and Tourism shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Industry and Trade and specialized ministries in, managing, supervising and inspecting activities of propagating and providing information on or advertising goods, cultural products and services on the mass media;
e/ The Ministry of Agriculture and Rural Development shall manage, supervise and inspect the quality of fertilizers, veterinary drugs, plant protection drugs, plant varieties, animal breeds and bio-products in service of cultivation and husbandry, and animal feeds; assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in. managing, supervising and inspecting the quality of aquatic animal and plant species, aquatic animal feeds, aquatic animal and plant protection drugs, fishing nets and services;
f/ The Ministry of Information and Communication shall manage, supervise and inspect the quality and prices of post and delivery services; telecommunications and internet as well as transmission for broadcast; radio frequencies; press and publication activities according to law;
g/ The Ministry of Science and Technology shall uniformly manage, supervise and inspect scientific and technological activities, standards, measurement and quality of products, goods and intellectual property according to law;
h/ The Ministry of Education and Training shall study and compile curricula and teaching materials on consumer protection: study and submit to the Government plans on including consumer protection issues into educational programs of the national education system;
i/ The Vietnam Television and the Voice of Vietnam Radio shall regularly update and publish information on consumer protection; reserve appropriate broadcast time amounts for propagating issues related to the consumer protection law.
Section 2. INSPECTION, EXAMINATION, AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 27. Inspection of the protection of consumers interests
Inspection in the domain of the protection of consumers interests shall be conducted in accordance with the inspection law and relevant laws.
Article 28. Cases of examination of the protection of consumers interests
Competent examination agencies shall consider and decide on examination of the observance of the law on the protection of consumers interests in the follow ins cases:
1. When settling consumers denunciations about acts in violation of the law on the protection of consumers interests or other irregular cases of examination of the observance of the law on the protection of consumer interests.
2. Under programs and plans on periodical examination of the observance of die law on the protection of consumers interests worked out by competent authorities according to Article 29 of this Decree.
Article 29. Periodical examination programs and plans
Periodical examination programs and plans are worked out on a yearly basis, identifying requirements, contents, scope, objects and time of examination and must be approved by competent authorities. The formulation and approval of periodical examination programs and plans comply with the following provisions:
1. Ministers and heads of ministerial-level agencies shall direct the formulation of programs and plans on periodical examination of the observance of the law on the protection of consumers interests in branches and domains under their management.
2. Provincial-level Peoples Committee presidents shall direct the formulation and approval of programs and plans on periodical examination of the observance of the law on the protection of consumers interests in localities under their management.
Article 30. Examination decisions
1. If having grounds for conducting examination of the observance of the law on the protection of consumers interests, competent examination agency shall issue examination decisions.
2. An examination decision has the following details:
a/ Legal grounds for examination;
b/ Contents, requirements and scope of examination;
c/ Examination time limit;
d/ Members of the examination team; rights and responsibilities of examiners;
e/ Rights and obligations of examinees.
Article 31. Rights and responsibilities of examination teams
1. When conducting examination, an examination team has the following powers:
a/ To request concerned individuals and organizations to supply necessary information and documents for examination; to request concerned agencies and organizations to nominate persons to join in examination:
b/ To suspend acts showing signs of violation of regulations on the protection of consumers interests if deeming that those acts cause han .is or threaten to cause harms to state interests or the lawful rights and interests of agencies, organizations and citizens;
c/ To request competent agencies to seize money, objects or means, to suspend or withdraw related certificates if having grounds to believe that there are signs of violations of law which must be promptly prevented and handled;
d/ To ask for expert inspection in accordance with law;
e/ Other powers as provided for by law.
2. When conducting examination, an examination team has the following responsibilities:
a/ To report and request the agency that makes decision on setting up the team to transfer the dossier to the investigation agency in accordance with law, if seeing signs of crime;
b/ To report examination results and propose post-examination preventives and handling measures to the agency that makes decision on setting up the team;
c/ To keep secret information and documents related to the examination which are supplied by examinees according to law;
d/ Other responsibilities as prescribed by law.
Article 32. Rights and responsibilities of organizations and individuals subject to examination
1. In the course of examination, organizations and individuals subject to examination have the
following rights:
a/ To reject examination if having grounds to think that it is not conducted in accordance with this Decree and relevant provisions of law;
b/ To make recommendations andexplanations on contents of examination;
c/ To receive examination conclusions:
d/ To make complaints or denunciations in accordance with law against law-breaking acts in the examination process;
e/ To request compensation for damage caused by handling measures which are taken by examiners in contravention of law.
2. In the course of examination, organizations and individuals subject to examination have the following obligations:
a/ To nominate competent persons to work with the examination team or examiners;
b/ To promptly supply information, documents and reports at the request of persons assigned to conduct examination and take responsibility before law for the supplied information, documents and reports;
c/ To strictly abide by examination requirements, recommendations, decisions and conclusions.
Article 33. Handling of violations
Organizations and individuals committing acts in violation of law on the protection of consumers interests shall, depending on the nature, severity and objects of violations, be administratively sanctioned or examined for penal liabilities; and if causing damage, pay adequate compensation in accordance with law.
Section 3. COORDINATION IN THE PROTECTION OF CONSUMERS INTERESTS
Article 34.Responsibility for coordination in the protection of consumer interests
1. All agencies, organizations and individuals are responsible for conducting and promptly coordinating activities for the protection of consumers interests, supplying all related information upon request of agencies responsible for the protection of consumers interests.
2. Except for emergency cases and unless otherwise prescribed by law, within 5 working days after receiving a written request for coordination from an agency responsible for the protection of consumers interests, the requested agency, organization or individual must respond to the request.
3. Agencies, organizations and individuals requested for coordination that fail to respond or delay the response to the request mentioned in Clause 2 of this Article shall bear responsibility in accordance with law; and pay compensation if causing damage to consumers in these cases.
Chapter 6
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 35. Implementation effect
This Decree takes effect 15 days after its publication in CONG BAO, replacing the Governments Decree No. 69/2001/ND-CP of October 2, 2001, detailing the implementation of the Ordinance on the Protection of Consumers Interests.
Article 36. Implementation responsibility
1. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with other ministries, branches and organizations in. implementing this Decree.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of government-attached agencies shall organize the implementation of regulations on the protection of consumers interests in branches and domains under their management.
3. Provincial-level Peoples Committees shall organize the implementation of this Decree in localities under their management.

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 55/2008/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1896/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định 46/2024/NĐ-CP ngày 04/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ

Vi phạm hành chính, Sở hữu trí tuệ

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe