Nghị định 41/2017/NĐ-CP sửa đổi xử phạt hành chính lĩnh vực thủy sản, thú y

thuộc tính Nghị định 41/2017/NĐ-CP

Nghị định 41/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng; phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:41/2017/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:05/04/2017
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Vi phạm hành chính, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Vi phạm sử dụng kháng sinh trong SX thức ăn chăn nuôi, phạt đến 30 triệu

Đây là nội dung mới đáng chú ý tại Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05/04/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Cụ thể, từ ngày 20/05/2017, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm trong sản xuất, gia công, kinh doanh mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi có sử dụng loại kháng sinh không đúng như đã công bố theo quy định hoặc ghi trên nhãn hàng hóa là từ 20 - 30 triệu đồng; từ 50 - 70 triệu đồng với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; trường hợp sử dụng mỗi chất cấm trong sản xuất, gia công và kinh doanh thức ăn chăn nuôi, mức phạt vẫn giữ nguyên từ 50 - 70 triệu đồng.
Cũng từ ngày 20/05/2017, mức phạt đối với hành vi đưa nước hoặc các loại chất khác vào động vật trước khi giết mổ và vào sản phẩm động vật làm mất vệ sinh thú y tăng đáng kể, từ 05 - 06 triệu lên 20 - 30 triệu đồng; mức phạt tiền này cũng được áp dụng với hành vi vận chuyển, lưu giữ, giết mổ động vật để làm thực phẩm mà động vật đó bị sử dụng thuốc an thần không theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền.
Với hành vi vi phạm về phòng bệnh, chữa bệnh động vật trên cạn, Nghị định quy định, phạt từ 02 - 03 triệu đồng với chủ vật nuôi vứt động vật mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng, xả nước thải, chất thải mang mầm bệnh ra môi trường, trong khi mức phạt theo quy định cũ là cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng - 01 triệu đồng. Đặc biệt, từ ngày 20/05/2017, chủ vật nuôi không chấp hành việc tiêm phòng vắc xin dại cho chó nuôi sẽ bị phạt từ 02 - 03 triệu đồng…
Nghị định này thay thế Nghị định số 40/2015/NĐ-CP ngày 27/04/2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/05/2017.

- Từ ngày 10/06/2019, Nghị định này hết hiệu lực một phần bởi Nghị định 35/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.
- Từ ngày 05/07/2019, Nghị định này hết hiệu lực một phần bởi Nghị định 42/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản

Xem chi tiết Nghị định41/2017/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

Số: 41/2017/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 05 tháng 04 năm 2017

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC NGHỊ ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN; LĨNH VỰC THÚ Y, GIỐNG VẬT NUÔI, THỨC ĂN CHĂN NUÔI; QUẢN LÝ RỪNG, PHÁT TRIỂN RỪNG, BẢO VỆ RỪNG VÀ QUẢN LÝ LÂM SẢN

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật thú y ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Pháp lệnh giống vật nuôi ngày 24 tháng 3 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, ging vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

nhayNghị định 103/2013/NĐ-CP bị thay thế bởi quy định tại Khoản 1 Điều 56 Nghị định số 42/2019/NĐ-CP. Do vậy, Điều 1 Nghị định 41/2017/NĐ-CP không còn được áp dụng.nhay
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản (sau đây viết tắt là Nghị định số 103/2013/NĐ-CP):
1. Điểm a Khoản 2 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Vi phạm các quy định về bảo tồn, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản;”
2. Điểm đ Khoản 2 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“đ) Vi phạm các quy định về thu gom, sơ chế, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản;”
3. Khoản 2 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Chuyển giao số thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng bị thương cho cơ sở cứu hộ để chữa trị, phục hồi và thả về môi trường sống khi đủ điều kiện hoặc chuyển giao các cá thể bị chết hoặc dẫn xuất của chúng cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.”
4. Bổ sung khoản 10 vào Điều 4 như sau:
“10. Buộc tiếp tục nuôi thủy sản đến khi kết quả kiểm nghiệm dư lượng hóa chất, kháng sinh dưới mức giới hạn tối đa cho phép.”
5. Khoản 1 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác, hủy hoại trái phép rạn đá ngầm, rạn san hô, bãi thực vật ngầm, rừng ngập mặn, hệ sinh cảnh khác.”
6. Tên khoản 2 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Mức phạt tiền đối với hành vi khai thác, mua bán, vận chuyển, thu gom, lưu giữ san hô trái phép được quy định như sau:”
7. Khoản 4 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.”
8. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 6. Vi phạm quy định về bảo vệ các loài thủy sản
1. Mức phạt đối với hành vi khai thác, vận chuyển, thu gom, lưu giữ thủy sản nếu khối lượng các loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép khai thác vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khai thác ngoài tự nhiên giống, loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép đến dưới 30 kg;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép từ 30 kg đến dưới 100 kg;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép từ 100 kg đến dưới 200 kg;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép từ 200 kg đến dưới 300 kg;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép từ 300 kg đến dưới 400 kg;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu khối lượng vượt quá mức cho phép khai thác lẫn hoặc khối lượng giống, loài thủy sản khai thác ngoài tự nhiên có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép từ 400 kg trở lên.”
2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm các quy định về thời gian cấm khai thác, vùng cấm, nghề cấm khai thác theo quy định của pháp luật như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tàu cá không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 mét hoặc tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính dưới 20 sức ngựa hoặc khai thác mà không sử dụng tàu cá;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 mét trở lên mà không lắp máy hoặc tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa trở lên đến dưới 50 sức ngựa;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 50 sức ngựa đến dưới 90 sức ngựa;
d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 sức ngựa đến dưới 250 sức ngựa;
đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 250 sức ngựa đến dưới 400 sức ngựa;
e) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 400 sức ngựa trở lên.
3. Mức phạt đối với hành vi nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy các loài thủy sinh hoang dã có nguồn gốc hợp pháp nhưng không đăng ký trại nuôi như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký trại nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sinh hoang dã quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam nhưng không quy định tại các phụ lục của Công ước CITES;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký trại nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sinh hoang dã quy định tại Phụ lục II và III của Công ước CITES;
c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký trại nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo các loài thủy sinh hoang dã quy định tại Phụ lục I của Công ước CITES.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu công cụ khai thác thủy sản (trừ tàu cá) đối với trường hợp vi phạm nghề cấm khai thác quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thả số thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;
b) Buộc tổ chức, cá nhân chuyển giao số thủy sản đã chết cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;
c) Buộc tổ chức, cá nhân vi phạm thực hiện đăng ký trại nuôi với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.”
9. Tên Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 7. Vi phạm quy định về quản lý các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng và danh mục loài thủy sản cấm khai thác”
10. Tên khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Mức phạt đối với một trong các hành vi khai thác, mua bán, thu gom, nuôi, lưu giữ, sơ chế, chế biến, vận chuyển các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng lớn, có thứ hạng sẽ nguy cấp (VU) như sau:”
“2. Mức phạt đối với một trong các hành vi khai thác, mua bán, thu gom, nuôi, lưu giữ, sơ chế, chế biến, vận chuyển các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn, có thứ hạng nguy cấp (EN), các loài thủy sinh thuộc Phụ lục II Công ước CITES như sau:”
“3. Mức phạt đối với một trong các hành vi khai thác, mua bán, thu gom, nuôi, lưu giữ, sơ chế, chế biến, vận chuyển các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn, có thứ hạng rất nguy cấp (CR), các loài thủy sinh quy định tại Phụ lục I Công ước CITES hoặc loài thủy sản thuộc danh mục cấm khai thác như sau:”
11. Điểm d Khoản 1 Điều 10 được sửa đổi như sau:
“d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng giấy phép khai thác thủy sản quá hạn từ 60 ngày trở lên.”
12. Điểm d Khoản 2 Điều 10 được sửa đổi như sau:
“d) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng giấy phép khai thác thủy sản quá hạn từ 60 ngày trở lên.”
13. Tên khoản 5 Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Mức phạt đối với hành vi hoạt động sai nội dung ghi trong giấy phép khai thác thủy sản về nghề khai thác, về vùng khai thác như sau:”
14. Khoản 1 Điều 12 được sửa đổi như sau:
“1. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với chủ tàu cá hoặc thuyền trưởng hoặc tổ chức, cá nhân có hành vi môi giới, đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác thủy sản trái phép tại vùng biển của quốc gia hoặc lãnh thổ khác.”
15. Khoản 1 Điều 14 được sửa đổi như sau:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không đánh dấu ngư cụ đang được sử dụng tại ngư trường theo quy định của pháp luật hoặc vứt bỏ ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên.”
16. Khoản 3 Điều 14 được sửa đổi như sau:
“3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các loại ngư cụ hoặc thiết bị khai thác thủy sản du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam để khai thác thủy sản mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép.”
17. Khoản 3 Điều 15 được sửa đổi như sau:
“3. Mức phạt đối với hành vi sử dụng công cụ kích điện hoặc sử dụng trực tiếp điện từ máy phát điện trên tàu cá hoặc phương tiện nổi khác để khai thác thủy sản như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính dưới 20 sức ngựa hoặc tàu cá không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 mét nước;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 m trở lên mà không lắp máy hoặc tàu cá có lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa trở lên đến dưới 50 sức ngựa;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 50 sức ngựa đến dưới 90 sức ngựa;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 sức ngựa đến dưới 250 sức ngựa;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 250 sức ngựa đến dưới 400 sức ngựa;
e) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 400 sức ngựa trở lên.”
18. Điểm a Khoản 5 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Tịch thu tang vật để khai thác thủy sản và sản phẩm thủy sản khai thác đối với các hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này;”
19. Khoản 3, Khoản 4 Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác thủy sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tổ chức, cá nhân tiêu hủy chất độc, thực vật có độc tố và sản phẩm thủy sản khai thác đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;
b) Buộc tổ chức, cá nhân thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm do chất độc, thực vật có độc tố gây ra đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.”
20. Điểm b Khoản 1 Điều 19 được sửa đổi như sau:
“b) Tắt thiết bị giám sát tàu cá khi tàu cá thuộc diện bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát đang hoạt động thủy sản trên biển.”
21. Tên khoản 2 Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Mức phạt đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đã quá hạn hoặc không đăng kiểm lại tàu cá theo quy định khi hoạt động thủy sản như sau:”
22. Tên khoản 3 Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Mức phạt đối với hành vi sử dụng giấy chứng nhận đăng ký tàu cá hoặc giấy xác nhận đăng ký tàu cá tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung hoặc sử dụng biển số không đúng với số đăng ký ghi trong giấy đăng ký, giấy xác nhận đã đăng ký tàu cá; biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp như sau:”
23. Khoản 4 Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu giấy chứng nhận đăng ký tàu cá hoặc giấy xác nhận đăng ký tàu cá hoặc biển số, số đăng ký tàu cá quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của tàu cá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.”
24. Khoản 3 Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không có văn bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên theo quy định hoặc sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên sửa chữa, tẩy xóa làm thay đổi nội dung.”
25. Khoản 6 Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng thuyền viên đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.”
26. Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 26. Vi phạm các quy định về sử dụng mặt nước được giao để nuôi trồng thủy sản
1. Mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng vượt quá hạn mức diện tích mặt nước được giao để nuôi trồng thủy sản như sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá đến dưới 01 ha;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá từ 01 ha đến dưới 02 ha;
c) Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá từ 02 ha trở lên.
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản mà chưa được cơ quan có thẩm quyền giao hoặc không đúng vị trí ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc mặt nước được giao để nuôi trồng thủy sản.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tổ chức, cá nhân vi phạm tháo dỡ hoặc di chuyển lồng bè nuôi thủy sản, các mốc phân định ranh giới để trả lại mặt nước sử dụng vượt quá hạn mức đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tổ chức, cá nhân vi phạm tháo dỡ hoặc di chuyển lồng, bè nuôi thủy sản để trả lại mặt nước để nuôi trồng thủy sản đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.”
27. Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 27. Vi phạm các quy định về sử dụng mặt nước được cho thuê để nuôi trồng thủy sản
1. Mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng vượt quá hạn mức mặt nước cho thuê để nuôi trồng thủy sản như sau:
a) Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá đến dưới 01 ha;
b) Từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá từ 01 ha đến dưới 02 ha;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích vượt quá từ 02 ha trở lên.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối hành vi sử dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho thuê hoặc không đúng vị trí ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tổ chức, cá nhân vi phạm tháo dỡ hoặc di chuyển lồng bè nuôi thủy sản, các mốc phân định ranh giới để trả lại mặt nước sử dụng vượt quá hạn mức đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tổ chức, cá nhân vi phạm tháo dỡ hoặc di chuyển lồng, bè nuôi thủy sản để trả lại mặt nước đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.”
28. Khoản 4 Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tổ chức, cá nhân tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này trong trường hợp lấy mẫu lô hàng để xét nghiệm phát hiện chỉ tiêu không đảm bảo an toàn thực phẩm;
b) Buộc tổ chức, cá nhân chuyển đổi mục đích sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, thủy sản đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này trong trường hợp lấy mẫu lô hàng để xét nghiệm có các chỉ tiêu đảm bảo an toàn thực phẩm;
c) Buộc tổ chức, cá nhân thả số thủy sản còn sống khai thác trái quy định về môi trường tự nhiên đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.”
29. Khoản 1, khoản 2, khoản 3Khoản 4 Điều 31 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển tàu cá và phương tiện khác gây hại đến công trình cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xả chất thải, nước thải không đúng nơi quy định tại khu vực cảng cá, vùng nước cảng, vùng nước khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sau:
a) Phá hủy, tháo dỡ, gây hư hại các công trình, trang thiết bị của cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu;
b) Không có trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa theo quy định tại cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm phạm vi bảo vệ công trình cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá.”
30. Tên khoản 2 Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục thủy sản, thú y, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản có quyền:”
31. Tên Khoản 5 Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thủy sản có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
32. Tên khoản 1 Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Kiểm ngư viên đang thi hành công vụ có quyền:”
33. Điều 41 được sửa đổi như sau:
“Điều 41. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan khác
1. Người có thẩm quyền của Quản lý thị trường quy định tại Điều 45 Luật xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình được quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 5, 7, 28, 30 và Điều 33 của Nghị định này.
2. Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Trưởng đại diện Cảng vụ hàng hải; Giám đốc cảng vụ đường thủy nội địa và Trưởng đại diện Cảng vụ đường thủy nội địa thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam quy định tại Điều 47 Luật xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình được quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 31 của Nghị định này.
3. Người có thẩm quyền của lực lượng kiểm lâm quy định tại Điều 43 Luật xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình trong các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên hoặc khu bảo tồn biển được quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 13, 14, 15, 16, 17, 24, 25, 26, 27 và Điều 28 của Nghị định này.”
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi (sau đây viết tắt là Nghị định số 119/2013/NĐ-CP):
nhayCác nội dung về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản tại Nghị định số 41/2017/NĐ-CP được thay thế bởi nội dung Nghị định 64/2018/NĐ-CP (Điểm b Khoản 2 Điều 35)nhay
1. Điểm a khoản 2 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Hành vi vi phạm quy định về phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh cho động vật; kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kinh doanh động vật thủy sản giống mắc bệnh; kiểm soát giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; quản lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y; hành nghề thú y;”
2. Điểm a khoản 1 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật nuôi;”
3. Điểm c khoản 1 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“c) Không chấp hành biện pháp xử lý bắt buộc đối với động vật mắc bệnh, động vật có dấu hiệu mắc bệnh, sản phẩm của động vật mang mầm bệnh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;”
4. Bổ sung điểm d vào khoản 1 Điều 5 như sau:
“d) Không chấp hành các biện pháp phòng bệnh, chống dịch bệnh động vật trong vùng có dịch, vùng bị dịch uy hiếp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.”
5. Khoản 3 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với chủ vật nuôi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép để phòng bệnh, chữa bệnh cho động vật;
b) Vứt động vật mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng, xả nước thải, chất thải mang mầm bệnh ra môi trường;
c) Không chấp hành việc tiêm phòng vắc xin Dại cho chó nuôi.”
6. Khoản 4 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung; mua, bán, thuê, mượn giấy chứng nhận tiêm phòng cho gia súc, gia cầm, giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật".
7. Tên khoản 5 Điều 5 và điểm a khoản 5 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
"5. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cơ sở chăn nuôi tập trung, trang trại, cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống gia súc, giống gia cầm và bò sữa có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành việc lấy mẫu xét nghiệm định kỳ các bệnh tại cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống gia súc, giống gia cầm và bò sữa;”
8. Khoản 6 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“6. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với chủ vật nuôi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng nguyên liệu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc y tế, thuốc y tế để phòng, chữa bệnh động vật;
b) Không thực hiện việc ngừng sử dụng thuốc đối với động vật trước khi giết mổ, khai thác trứng, sữa để làm thực phẩm theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền;
c) Kinh doanh con giống mắc bệnh truyền nhiễm.”
9. Điểm a khoản 8 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Buộc tiêu hủy động vật mắc bệnh, chết và sản phẩm của chúng; khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;”
10. Điểm b khoản 8 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“b) Buộc thu hồi giấy chứng nhận tiêm phòng, giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;”
11. Điểm d khoản 8 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“d) Buộc tiêu hủy thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc y tế, thuốc y tế, sản phẩm động vật, con giống đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, khoản 6, khoản 7 Điều này;”
12. Bổ sung điểm đ, điểm e vào khoản 8 Điều 5 như sau:
“đ) Buộc chấp hành việc lấy mẫu, xét nghiệm bệnh động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;
e) Buộc chấp hành việc tiêm phòng vắc xin Dại cho chó đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này; trường hợp cố tình không chấp hành tiêm phòng vắc xin Dại thì buộc tiêu hủy chó chưa được tiêm phòng Dại.”
13. Điểm a khoản 3 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Sử dụng thuốc thú y không có trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép để phòng, chữa bệnh cho động vật thủy sản;”
14. Bổ sung khoản 4a vào Điều 7 như sau:
“4a. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ cơ sở nuôi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng nguyên liệu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc y tế, thuốc y tế để phòng, chữa bệnh cho động vật thủy sản;
b) Không thực hiện việc ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý thú y;
c) Kinh doanh động vật thủy sản giống mắc bệnh.”
15. Khoản 5 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy thuốc thú y, nguyên liệu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc y tế, thuốc y tế, sản phẩm động vật thủy sản, động vật thủy sản giống đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3, khoản 4, khoản 4a Điều này.”
16. Bổ sung khoản 5a vào Điều 11 như sau:
“5a. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tự ý tháo dỡ niêm phong kiểm dịch phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam”.
17. Khoản 6 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tồn dư các chất độc hại, nhiễm vi sinh vật vượt quá mức giới hạn cho phép, chưa làm sạch lông, da, móng và các tạp chất khác để bảo đảm yêu cầu về cảm quan.”
18. Điểm c khoản 9 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“c) Buộc xử lý nhiệt chuyển đổi mục đích sử dụng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đối với sản phẩm động vật bị nhiễm vi sinh vật vượt quá mức giới hạn cho phép; buộc xử lý vệ sinh thú y sản phẩm động vật để bảo đảm yêu cầu về cảm quan đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này;”
19. Tên Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 13. Vi phạm về vận chuyển, kinh doanh, thu gom, lưu giữ, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh.”
20. Điểm c khoản 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đưa nước hoặc các loại chất khác vào động vật trước khi giết mổ và vào sản phẩm động vật làm mất vệ sinh thú y;”
21. Điểm e khoản 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển, lưu giữ, giết mổ động vật để làm thực phẩm mà động vật đó bị sử dụng thuốc an thần không theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y có thẩm quyền;”
22. Điểm h khoản 2 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“h) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển, kinh doanh, thu gom, lưu giữ, giết mổ động vật, sơ chế, chế biến sản phẩm động vật chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi.”
23. Điểm a khoản 4 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“a) Buộc tiêu hủy động vật, sản phẩm động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm d, g và điểm h khoản 2 Điều này;
Tạm dừng giết mổ động vật bị sử dụng thuốc an thần cho đến khi có kết quả kiểm tra an toàn thực phẩm; buộc tiêu hủy sản phẩm động vật có dư lượng thuốc an thần vượt quá giới hạn do Bộ Y tế quy định đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 2 Điều này;”
24. Điểm c khoản 4 Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“c) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm động vật làm thức ăn cho động vật đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.”
25. Bổ sung khoản 6a vào Điều 16 như sau:
“6a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng mỗi loại nguyên liệu làm thuốc thú y sai mục đích sản xuất thuốc thú y.”
26. Điểm b khoản 9 Điều 16 được sửa đổi như sau:
“b) Buộc thu hồi, tiêu hủy thuốc thú y; vắc xin đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 6a và khoản 7 Điều này.”
27. Bổ sung điểm c vào khoản 3 Điều 17 như sau:
“c) Bảo quản vắc xin không đúng quy định của nhà sản xuất.”
28. Bổ sung khoản 6a, 6b vào Điều 17 như sau:
“6a. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm kinh doanh mỗi loại nguyên liệu làm thuốc thú y khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y.
6b. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm bán mỗi loại nguyên liệu làm thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc y tế, thuốc y tế cho cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản”.
29. Điểm b khoản 8 Điều 17 được sửa đổi như sau:
“b) Buộc thu hồi, tiêu hủy thuốc thú y; vắc xin đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều này.”
30. Bổ sung điểm c vào khoản 8 Điều 17 như sau:
“c) Tiêu hủy nguyên liệu thuốc thú y, nguyên liệu thuốc y tế, thuốc y tế đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 6a và 6b Điều này.”
31. Bổ sung khoản 3a vào Điều 18 như sau:
“3a. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm bán mỗi loại nguyên liệu làm thuốc thú y nhập khẩu cho cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu thuốc thú y hoặc cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc thú y hoặc cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.”
32. Bổ sung khoản 3b vào Điều 18 như sau:
“3b. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc thú y vi phạm trong thời hạn 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3a Điều này.”
33. Khoản 2, khoản 3 Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi mà không lưu giữ, cập nhật đầy đủ hồ sơ theo dõi giống.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh giống thuần chủng, cụ kỵ, ông bà, hạt nhân không có nhân viên kỹ thuật có bằng đại học chuyên ngành chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thủy sản.”
34. Khoản 1 Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, kinh doanh tinh, phôi, trứng giống, ấu trùng mà không lưu giữ, cập nhật đầy đủ hồ sơ theo dõi giống.”
35. Khoản 1 Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, không có nhân viên kỹ thuật trong sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm.”
36. Khoản 3 Điều 32 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm không thực hiện phân tích kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi.”
37. Khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 33 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“4. Phạt tiền từ 10% đến 15% giá trị của lô hàng vi phạm, nhưng không thấp hơn 6.000.000 đồng và không vượt quá 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sản xuất, gia công sản phẩm thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ 90% đến dưới 95% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc sử dụng mỗi loại kháng sinh không đúng với hàm lượng công bố theo quy định hoặc ghi trên nhãn hàng hóa vượt mức từ 10% đến dưới 20%.
5. Phạt tiền từ 15% đến 20% giá trị của lô hàng vi phạm, nhưng không thấp hơn 6.000.000 đồng và không vượt quá 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sản xuất, gia công sản phẩm thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ 80% đến dưới 90% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc sử dụng mỗi loại kháng sinh không đúng với hàm lượng công bố theo quy định hoặc ghi trên nhãn hàng hóa vượt mức từ 20% đến dưới 30%.
6. Phạt tiền từ 20% đến 30% giá trị của lô hàng vi phạm, nhưng không thấp hơn 6.000.000 đồng và không vượt quá 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sản xuất, gia công sản phẩm thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ trên 70% đến dưới 80% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc sử dụng mỗi loại kháng sinh không đúng với hàm lượng công bố theo quy định hoặc ghi trên nhãn hàng hóa vượt mức từ 30% trở lên.”
38. Khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 35 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm kinh doanh mỗi loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi không có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc không có văn bản cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.
3. Phạt tiền từ 10% đến 15% giá trị của lô hàng vi phạm nhưng không thấp hơn 6.000.000 đồng và không vượt quá 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm kinh doanh sản phẩm thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ 90% đến dưới 95% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc sử dụng mỗi loại kháng sinh không đúng với hàm lượng công bố theo quy định hoặc ghi trên nhãn hàng hóa vượt mức từ 10% đến dưới 20%.”
4. Phạt tiền từ 15% đến 20% giá trị của lô hàng vi phạm nhưng không thấp hơn 6.000.000 đồng và không vượt quá 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm kinh doanh sản phẩm thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ 80% đến dưới 90% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc sử dụng mỗi loại kháng sinh không đúng với hàm lượng công bố theo quy định hoặc ghi trên nhãn hàng hóa vượt mức từ 20% đến dưới 30%.”
5. Phạt tiền từ 20% đến 25% giá trị của lô hàng vi phạm nhưng không thấp hơn 6.000.000 đồng và không vượt quá 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm kinh doanh sản phẩm thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ trên 70% đến dưới 80% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc sử dụng mỗi loại kháng sinh không đúng với hàm lượng công bố theo quy định hoặc ghi trên nhãn hàng hóa vượt mức từ 30% trở lên.”
39. Điều 36 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 36. Vi phạm về sử dụng kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi và sản xuất, gia công, kinh doanh thức ăn chăn nuôi
1. Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm sau đây:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong sản xuất, gia công, kinh doanh mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi có sử dụng loại kháng sinh không đúng như đã công bố theo quy định hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản;
c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng mỗi chất cấm trong sản xuất, gia công và kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động sản xuất, gia công, kinh doanh thức ăn chăn nuôi từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đối với thức ăn chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy toàn bộ chất cấm và thức ăn chăn nuôi có chứa chất cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này;
c) Buộc cơ sở chăn nuôi tiếp tục nuôi dưỡng vật nuôi đã sử dụng chất cấm đến khi kiểm tra không còn tồn dư chất cấm mới được phép xuất bán hoặc giết mổ đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; Buộc tiêu hủy vật nuôi trong trường hợp tái phạm sử dụng chất cấm.
40. Điều 37 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 37. Vi phạm về nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng, định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng không phải là chất chính chỉ đạt từ 90% đến dưới 95% hoặc vượt từ 5% đến dưới 10% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng, định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng không phải là chất chính chỉ đạt mức từ 80% đến dưới 90% hoặc vượt từ 10% đến dưới 20% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng, định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng không phải là chất chính chỉ đạt mức từ 70% đến dưới 80% hoặc vượt từ 20% đến dưới 30% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có hàm lượng, định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng không phải là chất chính chỉ đạt mức dưới 70% hoặc vượt từ 30% trở lên so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi có chỉ tiêu vi sinh vật vượt ngưỡng cho phép quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc vượt mức công bố trong tiêu chuẩn đã công bố.
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng, định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ 90% đến dưới 95% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, trong các tiêu chuẩn đã công bố hoặc sử dụng mỗi loại kháng sinh không đúng với hàm lượng công bố theo quy định hoặc ghi trên nhãn hàng hóa vượt mức từ 10% đến dưới 20%.
7. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng, định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ 80% đến dưới 90% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, trong các tiêu chuẩn đã công bố hoặc sử dụng mỗi loại kháng sinh không đúng với hàm lượng công bố theo quy định hoặc ghi trên nhãn hàng hóa vượt mức từ 20% đến dưới 30%.
8. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi:
a) Có hàm lượng, định lượng mỗi chất chính chỉ đạt mức từ trên 70% đến dưới 80% so với tiêu chuẩn đã công bố hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
b) Có hàm lượng định lượng mỗi chất gây mất an toàn quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, trong các tiêu chuẩn đã công bố hoặc sử dụng mỗi loại kháng sinh không đúng với hàm lượng công bố theo quy định hoặc ghi trên nhãn hàng hóa vượt mức từ 30% trở lên.
9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu sản phẩm thức ăn chăn nuôi hết hạn sử dụng có giá trị theo hóa đơn nhập khẩu dưới 50.000.000 đồng.
10. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu sản phẩm thức ăn chăn nuôi hết hạn sử dụng có giá trị theo hóa đơn nhập khẩu từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
11. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu sản phẩm thức ăn chăn nuôi hết hạn sử dụng có giá trị theo hóa đơn nhập khẩu từ 100.000.000 đồng trở lên.
12. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi không có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam hoặc không được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
13. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi có chứa chất cấm.
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc công bố lại chất lượng thực tế của lô sản phẩm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, điểm a khoản 6, điểm a khoản 7 Điều này;
b) Buộc tái chế hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng toàn bộ thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4, khoản 5, điểm b khoản 6, điểm b khoản 7, khoản 8 Điều này, trường hợp không thể tái chế hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tái xuất hoặc tiêu hủy;
c) Buộc tái xuất toàn bộ thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 9, khoản 10, khoản 11 Điều này, trường hợp không thể tái xuất thì buộc tiêu hủy;
d) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy toàn bộ thức ăn chăn nuôi nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 12 và khoản 13 Điều này.”
41. Khoản 2 Điều 43 được sửa đổi như sau:
“2. Người có thẩm quyền xử phạt thuộc lực lượng Quản lý thị trường quy định tại Điều 45 Luật xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình có quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 và điểm c, d khoản 2 Điều 13; khoản 1, 4, 5, 6 Điều 14; Điều 17; khoản 2, 5, 6 Điều 20; Điều 23, Điều 27, Điều 30, Điều 34, Điều 35 của Nghị định này.”
42. Bổ sung khoản 4 vào Điều 43 như sau:
“4. Người có thẩm quyền xử phạt thuộc lực lượng Bộ đội biên phòng quy định tại Điều 40 và Cảnh sát biển quy định tại Điều 41 Luật xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình thuộc địa bàn được giao quản lý có quyền kiểm tra phát hiện lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11, Điều 18, Điều 27 và Điều 37 của Nghị định này.”
43. Bãi bỏ các điều, khoản, điểm, cụm từ sau:
a) Khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 30; khoản 1 Điều 35.
b) Cụm từ “sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản” được quy định tại Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi.
Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 40/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (sau đây viết tắt là Nghị định số 157/2013/NĐ-CP):
1. Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Nghị định này không điều chỉnh đối với động vật rừng, thực vật rừng thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của Chính phủ”.
2. Khoản 2 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Lâm sản là sản phẩm thực vật, động vật và các bộ phận, dẫn xuất của chúng có nguồn gốc khai thác từ rừng.”
3. Khoản 8 Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“8. Phương tiện bị người vi phạm sử dụng trái phép là trường hợp chủ sở hữu hợp pháp, người quản lý hợp pháp hoặc người sử dụng hợp pháp phương tiện cho người khác thuê, mượn hoặc thuê người khác điều khiển phương tiện hoặc giao phương tiện cho người lao động của mình điều khiển để sử dụng vào mục đích hợp pháp, nhưng người được thuê, được mượn phương tiện hoặc người được giao điều khiển phương tiện đó đã tự ý sử dụng phương tiện để vi phạm hành chính.
Việc cho thuê, cho mượn hoặc thuê người điều khiển phương tiện hoặc giao người điều khiển phương tiện phải được giao kết bằng văn bản giữa chủ sở hữu hợp pháp, người quản lý hợp pháp hoặc người sử dụng hợp pháp phương tiện và người được thuê, được mượn theo quy định của pháp luật trước khi hành vi vi phạm xảy ra. Văn bản giao kết phải ghi rõ mục đích, nội dung sử dụng phương tiện cho thuê, cho mượn hoặc thuê người điều khiển. Đối với cá nhân cho thuê, cho mượn hoặc thuê người điều khiển phương tiện thì văn bản giao kết phải có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc chứng nhận của Công chứng viên; đối với tổ chức giao phương tiện cho người lao động của mình quản lý, điều khiển thì phải có hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; trong thời hạn 48 giờ kể từ khi phương tiện bị tạm giữ, người có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật phải xuất trình bản giao kết hoặc hợp đồng lao động cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc.”
4. Bổ sung khoản 9 vào Điều 3 như sau:
“9. Dịch vụ môi trường rừng quy định tại Điều 9a của Nghị định này bao gồm:
a) Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối;
b) Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội;
c) Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển rừng bền vững;
d) Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch;
đ) Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.”
5. Bổ sung khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 vào Điều 4 như sau:
“4. Buộc ký hợp đồng chi trả dịch vụ môi trường rừng.
5. Buộc kê khai số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng.
6. Buộc chi trả đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng và tiền lãi phát sinh từ việc chậm chi trả (nếu có) tương ứng với số tiền và thời gian chậm chi trả.
7. Buộc chi trả đầy đủ tiền dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng đã ký kết.”
6. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 7. Áp dụng xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 9a của Nghị định này. Tổ chức vi phạm áp dụng phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền với cá nhân có cùng hành vi và mức độ vi phạm.
2. Hành vi vi phạm hành chính đối với thực vật rừng, động vật rừng quy định tại Phụ lục I, II của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) nhưng không quy định trong Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, xử lý như sau:
a) Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài quy định tại Phụ lục I thì xử lý hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB.
Trường hợp hành vi vi phạm hành chính đối với các loài quy định tại Phụ lục I nhưng là thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA, IIB xử lý hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IB;
b) Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài quy định tại Phụ lục II thì xử lý hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA, IIB.
3. Hành vi vi phạm pháp luật do cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý nhưng sau đó đình chỉ hoạt động tố tụng chuyển sang xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 63 Luật xử lý vi phạm hành chính thì căn cứ tính chất, mức độ, hậu quả hành vi vi phạm để áp dụng xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
Đối với hành vi vi phạm vượt quá mức tối đa xử lý vi phạm hành chính thì áp dụng khung xử phạt bằng tiền cao nhất quy định đối với hành vi vi phạm đó để xử phạt.
4. Trường hợp một hành vi vi phạm hành chính mà tang vật gồm nhiều loại lâm sản khác nhau cả gỗ thông thường và gỗ quý, hiếm; động vật rừng thông thường và động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; gỗ và động vật rừng (chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự), thì xác định tiền phạt theo từng loại lâm sản, sau đó tổng hợp (cộng lại) thành tổng số tiền phạt chung đối với hành vi vi phạm đó.
5. Hành vi vi phạm đối với rừng đã quy hoạch cho mục đích khác, nhưng chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng, thì áp dụng xử lý theo quy định đối với loại rừng tương ứng trước khi quy hoạch cho mục đích khác.
6. Hành vi vi phạm đối với lâm sản của chủ rừng do chủ rừng phát hiện thì chủ rừng tiến hành thu thập tài liệu, tang vật và báo cáo kịp thời cho người, cơ quan có thẩm quyền lập biên bản xử lý vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Nghị định này.
Lâm sản tịch thu trả lại chủ rừng thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chủ rừng phát hiện bắt quả tang người vi phạm tại lâm phận của mình;
b) Chủ rừng không bắt quả tang người vi phạm, nhưng có đủ căn cứ chứng minh lâm sản thuộc rừng trồng do chủ rừng tự bỏ vốn đầu tư trồng rừng.”
7. Bổ sung Điều 9a như sau:
“Điều 9a. Vi phạm quy định về chi trả dịch vụ môi trường rừng
1. Người sử dụng dịch vụ môi trường rừng không ký hợp đồng chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng sau 03 tháng, kể từ khi sử dụng dịch vụ môi trường rừng, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu không ký hợp đồng đối với chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp chi trả trực tiếp;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi không ký hợp đồng với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh trong trường hợp chi trả gián tiếp;
c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi không ký hợp đồng với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam trong trường hợp chi trả gián tiếp.
2. Người sử dụng dịch vụ môi trường rừng không kê khai tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp chi trả gián tiếp, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả đến 50.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả trên 500.000.000 đồng.
3. Người sử dụng dịch vụ môi trường rừng không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền đến 20.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền từ trên 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ quá 03 tháng theo thời hạn ký kết trong hợp đồng với số tiền trên 500.000.000 đồng.
4. Xử phạt chủ rừng là tổ chức được Nhà nước giao rừng không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ, đúng hạn tiền thu từ dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng ký kết giữa chủ rừng và người nhận khoán bảo vệ rừng, như sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả đến 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả từ trên 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu số tiền phải chi trả trên 50.000.000 đồng.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định này trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với người có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 4 của Nghị định này trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với người vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 6 Điều 4 của Nghị định này trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với người có hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều này.
Tiền lãi được tính trên cơ sở số tiền chậm chi trả, thời gian chậm chi trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm gần nhất với thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
d) Buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 7 Điều 4 của Nghị định này trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với người có hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.”
8. Điểm c khoản 4, điểm c khoản 5, điểm c khoản 6, điểm c khoản 7, điểm c khoản 8, điểm c khoản 9 Điều 21 được sửa đổi như sau:
a) Điểm c Khoản 4 Điều 21 được sửa đổi như sau:
“c) Động vật rừng hoặc bộ phận của 01 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”
b) Điểm c Khoản 5 Điều 21 được sửa đổi như sau:
“c) Động vật rừng hoặc bộ phận của 02 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”
c) Điểm c Khoản 6 Điều 21 được sửa đổi như sau:
“c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ 03 đến 04 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”
d) Điểm c Khoản 7 Điều 21 được sửa đổi như sau:
“c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ 05 đến 06 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”
đ) Điểm c Khoản 8 Điều 21 được sửa đổi như sau:
“c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ 07 đến 08 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”
e) Điểm c khoản 9 Điều 21 được sửa đổi như sau:
“c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ trên 08 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”
9. Điểm c khoản 5, điểm c khoản 6, điểm c khoản 7, điểm c khoản 8, điểm c khoản 9 Điều 22 được sửa đổi như sau:
a) Điểm c Khoản 5 Điều 22 được sửa đổi như sau:
“c) Động vật rừng hoặc bộ phận của 01 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”
b) Điểm c Khoản 6 Điều 22 được sửa đổi như sau:
“c) Động vật rừng hoặc bộ phận của 02 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”
c) Điểm c Khoản 7 Điều 22 được sửa đổi như sau:
“c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ 03 đến 04 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”
d)) Điểm c Khoản 8 Điều 22 được sửa đổi như sau:
“c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ 05 đến 06 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”
đ) Điểm c khoản 9 Điều 22 được sửa đổi như sau:
“c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ 07 đến 08 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”
10. Bổ sung điểm d vào Khoản 10 Điều 22 như sau:
“d) Động vật rừng hoặc bộ phận từ trên 08 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”
11. Điểm c khoản 5, điểm c khoản 6, điểm c khoản 7, điểm c khoản 8, điểm c khoản 9 Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:
a) Điểm c Khoản 5 Điều 23 được sửa đổi như sau:
“c) Động vật rừng hoặc bộ phận của 01 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”
b) Điểm c Khoản 6 Điều 23 được sửa đổi như sau:
“c) Động vật rừng hoặc bộ phận của 02 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”
c) Điểm c Khoản 7 Điều 23 được sửa đổi như sau:
“c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ 03 đến 04 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”
d) Điểm c Khoản 8 Điều 23 được sửa đổi như sau:
“c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ 05 đến 06 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”
đ) Điểm c khoản 9 Điều 23 được sửa đổi như sau:
“c) Động vật rừng hoặc bộ phận từ 07 đến 08 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”
12. Bổ sung điểm d Khoản 10 Điều 23 như sau:
“d) Động vật rừng hoặc bộ phận từ trên 08 cá thể thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB.”
13. Khoản 3 Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Trường hợp người lập biên bản vi phạm hành chính là người có thẩm quyền thuộc lực lượng Công an, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Quản lý thị trường, Thanh tra chuyên ngành khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền xử phạt của ngành mình thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày lập biên bản phải chuyển giao hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho cơ quan có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính.”
14. Điều 29 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 29. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Quản lý thị trường
1. Người có thẩm quyền xử phạt thuộc lực lượng Công an nhân dân quy định tại Điều 39 Luật xử lý vi phạm hành chính có thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 52 Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Người có thẩm quyền xử phạt thuộc lực lượng Bộ đội biên phòng quy định tại Điều 40 Luật xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình có quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 12, 16, 17, 20, 21, 22 và hành vi mua, bán lâm sản trái pháp luật quy định tại Điều 23 của Nghị định này.
3. Người có thẩm quyền xử phạt thuộc lực lượng Quản lý thị trường quy định tại Điều 45 Luật xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình có quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi mua, bán lâm sản trái pháp luật quy định tại Điều 23 của Nghị định này.
4. Người có thẩm quyền xử phạt thuộc lực lượng Cảnh sát biển quy định tại Điều 41 Luật xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền, thuộc lĩnh vực và phạm vi quản lý của mình có quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 22 và hành vi mua, bán, cất giữ quy định tại Điều 23 Nghị định này.”
15. Bãi bỏ điểm c khoản 3, điểm d khoản 4, điểm d khoản 5, điểm d khoản 6, điểm d khoản 7, Điểm d Khoản 8 Điều 21; điểm c khoản 3, Điểm c Khoản 4 Điều 22; điểm c khoản 3, Điểm c Khoản 4 Điều 23; khoản 5 và Khoản 6 Điều 24.
Điều 4. Điều khoản chuyển tiếp
1. Các hành vi vi phạm hành chính xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì áp dụng Nghị định số 103/2013/NĐ-CP, Nghị định số 119/2013/NĐ-CP, Nghị định số 157/2013/NĐ-CP để xử lý.
2. Các hành vi vi phạm xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định về xử phạt tại Nghị định này nếu có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 5 năm 2017.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 40/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 157/2013/NĐ-CP.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tnh, thành phố trực thuộc trung ương;
-
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NN (3b).XH

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

Decree No.41/2017/ND-CP dated April 05, 2017 of the Government on amending and supplementing a number of Articles of the Decree on administrative penalties for violations in fields of aquaculture, veterinary , animal breeds, animal feed; forest management, development and protection, and forestry product management

Pursuant to the Law on Government organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Actions against administrative violations dated June 20, 2012;

Pursuant to the Law on Fishery dated November 26, 2003;

Pursuant to the Law on Forest Protection and Development dated December 03, 2004;

Pursuant to the Law on Veterinary dated June 6, 2015;

Pursuant to the Ordinance on Livestock breeds dated March 24, 2004;

Pursuant to the Government s Decree No. 08/2010/ND-CP dated February 05, 2010 on the management of animal feeds;

Upon request of the Minister of Agriculture and Rural development;

The Government hereby issues this Decree on amendment and supplementation to a number of articles of the decree on administrative penalties in aquaculture, veterinary , animal breeds, animal feeds; forest management, development and protection, and forestry management.

Article 1. To amend and supplement a number of the Government’s Decree No.103/2013/ND-CP on actions against violations in the aquaculture industry (hereinafter referred to as “Decree No.103/2013/ND-CP):

1. To amend and supplement Point a clause 2 Article 1 as follows:

“a) Violations against regulations on reservation, protection, reproduction and development of aquatic resources;”

2. To amend and supplement Point dd clause 2 Article 1 as follows:

“dd) Violations against regulations on collection, processing, storage, transport, trading, import and export of aquatic animals;”

3. To amend and supplement Clause 2 Article 4 is as follows:

“2.Transfer endangered, rare and precious aquatic animals which are wounded to rescue establishments for treatment, and release them into their environment or transfer dead aquatic animals to the competent authority to deal with in accordance with provisions of laws."

4. To add Clause 10 to Article 4 as follows:

“10.Enforced of farming of aquatic animals until the chemical and antibiotic residues thereof is less than the maximum permissible limit."

5. To amend and supplement Clause 1 Article 5 as follows:

“1. A fine of from VND 5,000,000 to 10,000,000 shall be imposed on any offender who illegally catches or damages reefs, coral reefs, underwater vegetable, mangrove forests and other ecosystems.”

6. To rename Clause 2 Article 5 as follows:

“2. The fines for illegal extraction, transport, collection, trading and storage of coral):”

7. To amend and supplement Clause 4 Article 5 as follows:

“4.Additional penalties:

Confiscate exhibits in case violations specified in clause 1, clause 2 and clause 3 of this Article are committed.”

8. To amend and supplement Article 6 as follows:

“Article 6. Violations against regulations on aquatic animal protection

1. Fines for catching, transport and storage of undersized aquatic animals and aquatic breeds are as follows:

a) A fine of from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 for less than 30 kg in weight of aquatic animals and aquatic breeds which are undersized caught in the natural environment or those caught by by-catch.

b) A fine of from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 for from 30 kg to under 100kg in weight of aquatic animals and aquatic breeds which are undersized caught in the natural environment or those caught by by-catch.

c) A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 for from 100 kg to under 200kg in weight of aquatic animals and aquatic breeds which are undersized caught in the natural environment or those caught by by-catch.

d) A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 for from 200 kg to under 300kg in weight of aquatic animals and aquatic breeds which are undersized caught in the natural environment or those caught by by-catch.

dd) A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 for from 300 kg to under 400kg in weight of aquatic animals and aquatic breeds which are undersized caught in the natural environment or those caught by by-catch.

e) A fine of from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 for 400 kg in weight or more of aquatic animals and aquatic breeds which are undersized caught in the natural environment or those caught by by-catch.”

2. Fines for violations against regulations on date and time of catching and banned waters are as follows:

a) A fine of from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 for any fishing vessel with the main propulsion machinery of less than 20HP , or fishing vessel without propulsion machinery having the waterline length of less than 15 meters, or catching not using fishing vessels;

b) A fine of from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 for any fishing vessel with the main propulsion machinery of from 20HP to under 50 HP , or fishing vessel without propulsion machinery but its waterline length of at least 15 meters;

c) A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 for any fishing vessel with the main propulsion machinery of from 50HP to under 90 HP

d) A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 for any fishing vessel with the main propulsion machinery of from 90HP to under 250 HP;

dd) A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 for any fishing vessel with the main propulsion machinery of from 250HP to under 400 HP;

e) A fine of from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 for any fishing vessel with the main propulsion machinery of 400 HP or more.

3. Fines for rearing, raising and planting wild aquatic species whose origin is legally accepted but having yet to register farms are as follows:

a) A fine of from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 for not registering the farm for rearing, raising and artificially growing wild, rare and precious aquatic species stipulated by Vietnam ’s law but not by Appendixes to CITES;

b) A fine of from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 for not registering the farm for rearing, raising and artificially planting wild, rare and precious aquatic species stipulated by Appendixes II and III to CITES;

c) A fine of from VND 5,000,000 to VND 7,000,000 for not registering the farm for rearing, raising and artificially growing wild, rare and precious aquatic species stipulated by Appendix I to CITES;

4. “Additional penalties:

Offenders shall have their fishing gears and tackle (except for fishing vessels) confiscated if they commit the violation prescribed in clause 2 of this Article.

5. Remedial measures:

a) Enforced release of living aquatic animals to their environment if offenders commit violations prescribed in clause 1 and clause 2 of this Article;

b) Enforced transfer of dead aquatic animals to the competent authority if offenders commit violations prescribed in clause 1 and clause 2 of this Article;

c) Enforced registration for husbandry farms at the State management authority if offenders commit violations prescribed in clause 3 of this Article.”

9. To rename Article 7 as follows:

“Article 7. Violations against regulations on management of endangered, rare and precious aquatic animals and list of aquatic animals banned from catching”

10. To rename Clause 1, clause 2 and clause 3 of Article 7 as follows:

“1.Fines for catching, trading, raising, storing, processing and transporting vulnerable aquatic animals (VU):”

“2.Fines for catching, trading, raising, storing, processing and transporting endangered aquatic animals (EN) and aquatic animals on the List of aquatic animals in the Appendix II attached to the CITIES:”

“3.Fines for catching, trading, raising, storing, processing and transporting critically-endangered aquatic animals (CR) and aquatic animals on the List of aquatic animals in the Appendix II attached to the CITIES, or aquatic animals on the list of aquatic animal banned from catching:”

11. To amend Point d clause 1 Article 10 as follows:

“d) A fine of from VND 2,000,000 to VND 4,000,000 for using an expired catch permit in 60 days or more.”

12. To amend Point d clause 2 Article 10 as follows:

“d) A fine of from VND 4,000,000 to VND 6,000,000 for using expired catch permit in 60 days or more.”

13. To rename Clause 5 Article 10 as follows:

“5.Fines for activities other than those specified in the catch permit:”

14. To amend Clause 1 of Article 12 as follows:

“1.A fine of from VND 70,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed on any entity that acts as a broker to help Vietnamese fishermen illegally do catching in other countries’ sea or territories.”

15. To amend Clause 1 of Article 14 as follows:

“1. A discipline or fine of from VND 300,000 to VND 500,000 for failure to mark fishing tackle used in the fishing ground under provisions of laws or disposal of fishing tackle into natural waters shall be imposed.”

16. To amend Clause 3 of Article 14 as follows:

“3.A fine of from VND 3,000,000 to VND 6,000,000 for using imported fishing tackle and gears for catching without the competent authority’s permission.”

17. To amend Clause 3 of Article 15 as follows:

“3.Fines for using electro-fishing equipment or directly using electricity generated from electric generators installed onboard fishing vessels or other means for catching are as follows:

a) A fine of from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 for any offender using the fishing vessel with the main propulsion machinery of less than 20HP , or fishing vessel without propulsion machinery but its waterline length is less than 15 meters;

b) A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 for any offender using the fishing vessel with the main propulsion machinery of from 20HP to under 50 HP , or fishing vessel without propulsion machinery but its waterline length is at least 15 meters;

c) A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 for any offender using the fishing vessel with the main propulsion machinery of from 50HP to under 90 HP;

d) A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 for any offender using the fishing vessel with the main propulsion machinery of from 90HP to under 250 HP ;

dd) A fine of from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 for any fishing vessel with the main propulsion machinery of from 250HP to under 400 HP;

e) A fine of from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 for any offender using the fishing vessel with the main propulsion machinery of 400 HP or more.”

18. To amend and supplement Point a clause 5 Article 15 as follows:

“a) Every offender shall have his/her exhibits for catching and caught aquatic animals confiscated if (s)he commits any violation specified in clause 1, clause 2, clause 3 and clause 4 of this Article;"

19. To amend and supplement Clause 3 and clause 4 of Article 17 as follows:

“3.Additional penalties:

Every offender shall have his/her right to enjoyment the catch permit abolished for 03 months to 06 months if (s)he commits the violation prescribed in clause 2 of this Article.

4. Remedial measures:

a) Enforced destruction of toxic substances and poisonous vegetables and aquatic animals if offenders commit any violation prescribed in clause 1 and clause 2 of this Article;

b) Enforced application of remedial measures for detoxifying if offenders commit any violation prescribed in clause 3 of this article.”

20. To amend Point b clause 1 Article 19 as follows:

“b) turn off vessel monitoring systems onboard fishing vessels on which monitoring systems are mandatory.”

21. To rename Clause 2 Article 20 as follows:

“2.Fines for using the expired fishing vessel safety certificate or failing to conduct re-registration for operation in the aquatic industry:”

22. To rename Clause 3 Article 21 as follows:

“3. Fines for using edited and erased fishing vessel registration certificates or using the vessel identification number other than that in the registration certificate; or using the identification number not granted by the competent authorities:”

23. To amend and supplement Clause 4 Article 21 as follows:

“4.Additional penalties:

a) Every offender shall have his/her vessel registration certificate or vessel identification withdrawn if (s) he commits the violation in clause 3 of this Article;

b) Every offender shall have his/her fishing vessel operation suspended for 01 month to 03 months if (s) he commits the violation in clause 3 of this Article."

24. To amend and supplement Clause 3 Article 23 as follows:

“3. A fine of from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 for absence of the certificate or degrees of master, chief engineer and/or seafarer, or use of edited and erased certificate and degrees.”

25. To amend and supplement Clause 6 Article 23 as follows:

“6.Additional penalties:

Every offender shall have his/her degrees or certificates of the master/chief engineer/seafarer withdrawn if (s) he commits the violation in clause 3 of this Article.”

26. To amend and supplement Article 26 as follows:

“Article 26.Violation against regulations on use of granted water surface for aquaculture

1. Fines for violations against regulations on use of granted water surface for aquaculture are as follows:

a) From VND 1,000,000 to VND 2,000,000 if the intrusion area is less than 01 ha;

b) From VND 2,000,000 to VND 4,000,000 if the intrusion area is from 01 ha to under 2 ha;

c) From VND 4,000,000 to VND 6,000,000 if the intrusion area is 02 ha or more;

2. A fine of from VND 6,000,000 to VND 8,000,000 shall be imposed on any entity using water surface for aquaculture without the competent authority’s approval or using water surface outside the location specified in the land-use right certificate or using water surface other than that granted by the competent authority.

3. Remedial measures:

a) Enforced demolition and relocation of cages and demarcated lines if they commit the violation prescribed in clause 1 of this Article;

b) Enforced demolition and relocation of cages lines if they commit the violation prescribed in clause 2 of this Article.”

27. To amend and supplement Article 27 as follows:

“Article 27.Violation against regulations on use of water surface leased for aquaculture

1. Fines imposed on violations against regulations on water surface leased for aquaculture are as follows:

a) From VND 4,000,000 to VND 6,000,000 if the intrusion area is less than 01 ha;

b) From VND 6,000,000 to VND 10,000,000 if the intrusion area is from 01 ha to under 2 ha;

c) From VND 10,000,000 to VND 15,000,000 if the intrusion area is 02 ha or more;

2. A fine of from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed on any entity using water surface for aquaculture without the competent authority’s leasing agreement or using water surface located outside the location specified in the land-use right certificate.

3. Remedial measures:

a) Enforced demolition and relocation of cages and demarcated lines if they commit the violation prescribed in clause 1 of this Article;

b) Enforce demolition and relocation of cages lines if they commit the violation prescribed in clause 2 of this Article.”

28. To amend and supplement Clause 4 Article 28 as follows:

“4.Remedial measures:

a) Enforced destruction of exhibits if they commit any violation against sampling for food safety test prescribed in clause 1 and clause 2 of this Article

b) Enforced repurposing of exhibits into animal feeds and aquatic feed if offenders commit any violation against sampling for food safety test prescribed in clause 1 and clause 2 of this Article ;

c) Enforced release of living aquatic animals which are caught in contravention with natural environmental regulations if they commit the violation prescribed in clause 2 of this Article.”

29. To amend and supplement Clause 1, clause 2, clause 3 and clause 4 of Article 31 as follows:

“1.A fine of from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed on every entity that operates a fishing vessel or other means causing damage to fishing ports and asylum harbors.

2. A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be impose for illegally discharging wastewater and sewerage into undesignated areas in fishing ports, port waters and asylum harbor waters.

3. A fine of from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for:

a) Destruction, demolition and damage of a construction works and facilities of fishing ports and/or asylum harbors;

b) Absence of rescue equipment and fire safety equipment under regulations of the fishing ports, asylum harbors.

4. A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for intrusion of into fishing ports and/or asylum harbors.”

30. To rename Clause 2 Article 36 as follows:

“2. Rights of the Chief Inspector of Departments of Agriculture and Rural development , Directors of Agro-Forestry-Fishery Management Departments and veterinary authorities:"

31. To rename Clause 5 Article 36 as follows:

“5.The chief inspectors of the inspectorate of Departments of Agriculture and Rural development and of the State management authorities who are assigned to conduct specialized inspection of aquatic animals have the authority to handle violations in accordance with clause 2 of this Article."

32. To rename Clause 1 Article 37 as follows:

“1.Rights of on-duty fisheries inspectors:”

33. To amend Article 41 as follows:

“Article 41. The authority to handle administrative violations by other authorities

1. The competent person of the market surveillance agency prescribed in Article 45 of the Law on Actions against administrative violations shall, within the management, inspect and record administrative violations, take remedial measures and handle violations specified in Article 5, 7, 28, 30 and 33 hereof.

2. The director and chief representative of the airport authority; director and chief representative of the Inland Waterway Port Authority under the Vietnam Inland Waterway Administration prescribed in Article 47 of the law on action against administrative violations shall, within the authority and management, take remedial measure and handle administrative violations specified in Article 31 hereof.

3. The competent person of the forest management authority prescribed in Article 43 of the Law on Actions against administrative violations shall, within the management of national parks, wildlife sanctuaries or sea sanctuaries, inspect and record administrative violations, take remedial measures and handle violations prescribed in Article 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 13, 14, 15, 16, 17, 24, 25, 26, 27 and 28 hereof.”

Article 2. To amend and supplement a number of the Government’s Decree No.103/119/2013/ND-CP dated October 09, 2013 on actions against administrative violations in veterinary medicine, animal varieties and animal feeds (hereinafter referred to as “Decree No.119/2013/ND-CP)):

1. To amend and supplement Point a clause 2 Article 1 as follows:

“a) Violations against provisions on prevention and cure of diseases on animals, quarantine of animals and animal products; trade in aquatic animals carrying diseases, slaughtering control and animal product processing, veterinary hygiene inspection, management of veterinary medicine, biological preparations, microorganisms and chemicals used for veterinary medicine, and veterinary practicing;”

2. To amend and supplement Point a clause 1 Article 5 as follows:

“a) Fail to have domestic animals vaccinated or fails to apply compulsory prophylactic measures to domestic animals;”

3. To amend and supplement Point c clause 1 Article 5 as follows:

“c) Refuse to comply with compulsory remedial measures against animals and animal products which carry diseases or have any sign of diseases as required by the competent authority;”

4. To add Point d to clause 1 of Article 5 as follows:

“d) refuse to conform to disease prevention measures in epidemic zones and potentially-epidemic zones as required by the competent authority.”

5. To amend and supplement Clause 3 Article 5 as follows:

“3.A fine of from VND 2,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed on any animal owner who:

a) applies veterinary medicines not mentioned in the List of veterinary medicines permitted to sell in Vietnam or those which have yet to be approved by the competent authority on animals for disease prevention and treatment;

b) disposes disease and/or dead animals and other animal products, discharges wastewater and sewerage carrying germs into the environment;

c) refuses to have his/her dogs inoculated with rabies vaccines.”

6. To amend and supplement Clause 4 Article 5 as follows:

“4.A fine of from VND 1,000,000 to VND 1,500,000 shall be imposed in case of deletion and edition of the content of the certificate of vaccination and/or certificate of disease-free facility; or trade or lease or borrowing of those certificates”.

7. To amend and supplement Clause 5 of Article 5 and point a clause 5 of Article 5 as follows:

“5.A fine of from VND 1,500,000 to VND 2,000,000 shall be imposed on any centralized farm, cattle and poultry breed trading facility which

a) refuse to carry out on-site sampling for disease periodic tests;”

8. To amend and supplement Clause 6 Article 5 as follows:

“6.A fine of from VND 4,000,000 to VND 6,000,000 shall be imposed on any animal owner who:

a) applies medicine and veterinary medicine ingredients on animals for prevention and treatment of diseases;

b) refuse to stop applying medicines on animals before slaughtering and using eggs and milk for human consumption under directions of the manufacturer or veterinary authorities; or

c) trade breeds carrying infectious diseases.”

9. To amend and supplement Point a clause 8 Article 5 as follows:

“Enforced destruction of disease-carrying and dead animals and products thereof; and to remediate the environment in case the violation prescribed in point b clause 3 of this Article is committed;”

10. To amend and supplement Point b clause 8 Article 5 as follows:

“b) Every offender shall have the certificate of vaccination and certificate of disease-fee facility withdrawn if (s) he commits any violation prescribed in clause 4 of this Article;”

11. To amend and supplement Point d clause 8 Article 5 as follows:

“d) Enforced destruction of veterinary medicines, veterinary medicine ingredients, medicine and medicine ingredients, animal products and animal breeds if offenders commit violations prescribed in point a clause 3, clause 6 and clause 7 of this Article.”

12. To add Point dd to clause 8 of Article 5 as follows:

“dd) Enforced compliance with animal sampling and testing for diseases in case they commit the violation prescribed in point a clause 5 of this Article;

e) Every offender shall have their domestic dogs inoculated with rabies vaccines in case they commit the violation prescribed in point c clause 3 of this Article; where the owner intentionally refuses to have his/her dogs vaccinated, the dogs which have yet to be inoculated with rabies vaccine shall be destroyed.”

13. To amend and supplement Point a clause 3 Article 7 as follows:

“a) use veterinary medicines not mentioned in the List of veterinary medicines permitted to sell in Vietnam or those which have yet to be approved by the competent authority for aquatic animal disease prevention and treatment;”

14. To add Clause 4a to Article 7 as follows:

4a. A fine of from VND 7,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed on every offender who:

a) applies medicine and veterinary medicine ingredients for prevention and treatment of diseases on aquatic animals;

b) fails to stop feeding animals with medicines prior to catching/sale under the direction of the manufacturer or veterinary authority; or

c) trades aquatic animals which carry diseases.”

15. To amend and supplement Clause 5 Article 7 as follows:

“5.Remedial measures:

Enforced destruction of veterinary medicines, veterinary medicine ingredients, medicine and medicine ingredients, aquatic animal products and aquatic animal varieties if offenders commit violations prescribed in point a clause 3, clause 4 and clause 4a of this Article.”

16. To add Clause 5a to Article 11 as follows:

“5a.A fine of from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed on any entity that breaks quarantine seals on containers without permissions, transports animals and animal products which are imported, temporarily imported for re-export, temporarily exported for re-import, transited to another checkpoint, bonded warehouses and transited to Vietnam without prior approval.”

17. To amend and supplement Clause 6 Article 11 as follows:

“6. A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed in case any animal and/or animal product which carry infectious diseases, toxic residue and microorganism exceeding the permissible limit, other impure substances, and/or have yet to have their skin, hair and claws cleaned are imported, temporarily imported for re-export, temporarily exported for re-import, transited to another checkpoint, bonded warehouses or transited to Vietnam.

18. To amend and supplement Point c, clause 9, Article 11 as follows:

“c)Enforced repurposing of animal products which carry microorganisms in the quantity exceeding the permitted limit for animal consumption by applying heat treatment; and to conform to veterinary hygiene requirements in case violation prescribed in clause 6 of this Article is committed.”

19. To amend Article 13 as follows:

“Article 13. Violations against regulations on transport, trade, catch, retention and control of slaughtering of terrestrial animals, processing of animals and animal products for sale.”

20. To amend and supplement Point c clause 2 Article 13 as follows:

“c) A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall for injection of water or any other substance into animals prior to slaughter and into animal products;”

21. To amend and supplement Point e clause 2 Article 13 as follows:

“e) A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 for transport, retention and slaughtering of animals which are injected with sedatives without directions of manufacturers or veterinary authorities for food;”

22. To amend and supplement Point h clause 2 Article 13 as follows:

“h) A fine of from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 for transport, trade, retention and slaughter of animals, and/or processing animal products which containing prohibited substances."

23. To amend and supplement Point a clause 4 Article 13 as follows:

“a) Enforced destruction of animals and animal products if they commit prescribed in point d, g and h clause 2 of this Article;

Suspend slaughter of animals injected with sedatives until they are declared safe under the food safety inspection result; forcibly destroy animal products having sedative residue exceeding that stipulated by the Ministry of Health in case the violation in point e, clause 2 of this Article is committed."

24. To amend and supplement Point c clause 4 Article 13 as follows:

“c) Enforced repurposing of animal products for animal consumption if they commit the violation in point c, clause 2 of this Article.”

25. To add Clause 6a to Article 16 as follows:

“6a) A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed in case any single veterinary medicine ingredient is used for wrong purposes.”

26. To amend Point b clause 9 Article 16 as follows:

“b) Enforced recall and/or destruction of veterinary medicine and/or vaccines if offenders commit any violation prescribed in clause 3, clause 4, clause 5, clause 6 clause 6a and clause 7 of this Article.”

27. To add Point c to clause 3 of Article 17 as follows:

“c) Fail to follow the manufacturer’s regulations on vaccine preservation.”

28. To add Clause 6a and 6b to Article 17 as follows:

“6a.A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed in case any single veterinary medicine ingredient which has yet to be granted the certificate of eligibility to import for veterinary medicine is imported.

6b.A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed if any single veterinary medicine ingredient or any medicine ingredient is illegally sold to any husbandry or aquaculture facility".

29. To amend Point b clause 8 Article 17 as follows:

“b) Enforced recall and/or destruction of veterinary medicine and/or vaccines if offenders commit any violation prescribed in clause 4, clause 5, clause 6 this Article.”

30. To add Point c to clause 8 of Article 17 as follows:

“c) Destroy medicine and veterinary medicine ingredients in case violations prescribed in clause 6a and clause 6b of this Article are committed."

31. To add Clause 3a to Article 18 as follows:

“3a. A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed in case any single imported veterinary medicine is sold to a facility which has yet to obtain the certificate of eligibility to import veterinary medicine or the one that has yet to obtain the certificate of eligibility to produce veterinary medicine or aquaculture facility.”

32. To add Clause 3b to Article 18 as follows:

“3b. Additional penalties:

 Import of veterinary medicine ingredients is suspended during 12 months in case the violation prescribed in clause 3a of this Article is committed.”

33. To amend and supplement Clause 2 and clause 3 of Article 25 as follows:

“2.A fine of from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed on any entity that produces and/or trade animal varieties but fails to record, retain and update track records.

3. A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed in case no technician who acquires bachelor degree(s) in husbandry, veterinary medicine and/or aquaculture is hired to in charge of producing and trading purebreds, GGP, GP and PS breeds.

34. To amend and supplement Clause 1 Article 26 as follows:

“1.A fine of from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed on any entity that produces and/or trade sperms, embryos, breeds and/or larva but fails to record, retain and update track records.”

35. To amend and supplement Clause 1 Article 32 as follows:

“1. A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed on any entity producing and processing animal feed without any quality control technician.”

36. To amend and supplement Clause 3 Article 32 as follows:

“3.A fine of from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for not testing animal feed quality."

37. To amend and supplement Clause 4, clause 5 and clause 6 of Article 33 as follows:

“4.A fine of from 10% up to 15% (from VND 6,000,000 to VND 100,000,000) of the value of an offending shipment shall be imposed for production and processing of:

a) The animal feed of which the content of each main ingredient accounts for from 90% to under 95% of that in the announced standard or on product label; or

b) The animal feed containing any antibiotics whose content is of 10 % to fewer than 20% higher than that specified on the product label or prescribed by laws, or containing any single unsafe substance prescribed by national technical regulations.

5. “4.A fine of from 15% up to 20% (from VND 6,000,000 to VND 100,000,000) of the value of an offending shipment shall be imposed on production and processing of:

a) The animal feed of which the content of each main ingredient accounts for from 80% to under 90% of that in the announced standard or on product label; or

b) The animal feed containing any antibiotics whose content is of 20 % to fewer than 30% higher than that specified on the product label or prescribed by laws, or containing any single unsafe substance prescribed by national technical regulations.

6. “4.A fine of from 20% up to 30% (from VND 6,000,000 to VND 100,000,000) of the value of an offending shipment shall be imposed on production and processing of:

a) the animal feed of which the content of each main ingredient accounts for from 70% and 80% of that in the announced standard or on product label is imported; or

b) the animal feed containing any antibiotics whose content is at least 30% higher than that specified on the product label or prescribed by laws, or containing any single unsafe substance prescribed by national technical regulations.

38. To amend and supplement Clause 2, clause 3, clause 4 and clause 5 of Article 35 as follows:

“2.A fine of from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed on trading any single type of animal feed not specified on the List of animal feed permitted to be sold in Vietnam or on trading any type of animal feed without the written consent of the State competent authority.

3. “4.A fine of from 10% up to 15% ( from VND 6,000,000 to VND 100,000,000) of the value of a offending shipment shall be imposed for trading in:

a) an animal feed of which the content of each main ingredient accounts for from 90% to under 95% of that in the announced standard or on product label ; or

b) an animal feed containing any antibiotics whose content is of from 10 % to fewer than 20% higher than that specified on the product label or prescribed by laws, or containing any single unsafe substance prescribed by national technical regulations.

4. “4.A fine of from 15% up to 20% ( from VND 6,000,000 to VND 100,000,000) of the value of a offending shipment shall be imposed for trading in:

a) an animal feed of which the content of each main ingredient accounts for from 80% to under 90% of that in the announced standard or on product label; or

b) an animal feed containing any antibiotics whose content is of from 20 % to fewer than 30% higher than that specified on the product label or prescribed by laws, or containing any single unsafe substance prescribed by national technical regulations.

5. “4.A fine of from 20% up to 25% (from VND 6,000,000 to VND 100,000,000) of the value of an offending shipment shall be imposed on trading in:

a) an animal feed of which the content of each main ingredient accounts for from 70% and 80% of that in the announced standard or on product label; or

b) an animal feed containing any antibiotics whose content is at least 30% higher than that specified on the product label or prescribed by laws, or containing any single unsafe substance prescribed by national technical regulations.”

39. To amend and supplement Article 36 as follows:

“Article 36. Violations against regulations on use of antibiotics and prohibited substances in animal feed and for purposes of production, processing and trade in animal feed

1. Fines for violations area s follows:

a) A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 for any violation related to production, processing and trade in any single animal feed containing antibiotics other than those declared or specified in the product label;

b) A fine of from VND 50,000,000 to VND 70,000,000 for using any single prohibited substance in husbandry and aquaculture; and

c) A fine of from VND 70,000,000 to VND 100,000,000 for use of any single prohibited substance for production, processing of animal feed and trade in animal feed containing any prohibited substance.

2. “Additional penalties:

Production, processing and/or trade in animal feed shall be suspended for 06 months to 12 months in case of any violation specified in point c clause 1 of this point is committed.

3. Remedial measures:

a) Force offenders to destroy or to repurpose animal feed if they commit the violation specified in point a clause 1 of this Article;

b) Force offenders to destroy all prohibited substances and animal feed containing such prohibited substances if they commit the violation specified in point b and point c clause 1 of this Article;

c) Force husbandry farms to keep raising animals which are fed with prohibited substances until no prohibited substance residue remains if they commit the violation in point b clause 1 of this Article ;
Force offenders to destroy animals in case they repeatedly commit such violation.

40. To amend and supplement Article 37 as follows:

“Article 37. Violations against import of animal feed

1. A fine of from VND 5,000,000 to VND 7,000,000 shall apply if the content of each ingredient other than the main ingredients of the imported animal feed is of from 90% to under 95% of or is of from 5% to under 10% higher than the announced standard or than that on the label.

2. A fine of from VND 7,000,000 to VND 10,000,000 shall apply if the content of each ingredient other than the main ingredients of the imported animal feed is from 80% to under 90% of or is from 10% to under 20% higher than the announced standard or than that on the label.

3. A fine of from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall apply if the content of each ingredient other than the main ingredients of the imported animal feed is of from 70% to under 80% of or is of from 20% to under 30% higher than the announced standard or than that on the label.

4. A fine of from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall apply if the content of each ingredient other than the main ingredients of the imported animal feed is from 70% to under 80% of or is from 20% to under 30% higher than the announced standard or than that on the label.

5. A fine of from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall apply if the import animal feed of which the quantity of microorganisms exceeds the permissible limit prescribed in national technical regulations or the announced standards.

6. A fine of from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed if:

a) an animal feed of which the content of each main ingredient accounts for from 90% to under 95% of that in the announced standard or on product label is imported; or

b) animal feed containing any antibiotics whose content is 10 % to fewer than 20% higher than that specified on the product label or prescribed by laws, or containing unsafe substance prescribed by announced standards and national technical regulations is imported.

7. A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed if:

a) an animal feed of which the content of each main ingredient accounts for from 80% to under 90% of that in the announced standard or on product label is imported; or

b) an animal feed containing any antibiotics whose content is 20 % to fewer than 30% higher than that specified on the product label or prescribed by laws, or containing unsafe substance prescribed by announced standards and national technical regulations is imported.

8. A fine of from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed if:

a) an animal feed of which the content of each main ingredient accounts for from 70% and 80% of that in the announced standard or on product label is imported; or

b) an animal feed containing any antibiotics whose content is at least 30% higher than that specified on the product label or prescribed by laws, or containing unsafe substance prescribed by announced standards and national technical regulations is imported.

9. A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed on any entity importing expired animal feed which values less than VND 50,000,000 according to the invoices.

10. A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed on any entity importing expired animal feed which values VND 50,000,000 to less than 100,000,000 according to the invoices.

11. A fine of from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed on any entity importing expired animal feed which values VND 100,000,000 or more according to the invoices.

12. A fine of from VND 40,000,000 to 50,000,000 shall be imposed if any single animal feed not specified on the List of animal feed permitted to be sold in Vietnam is imported or any single animal feed is imported without the written consent of the State competent authority.

13. A fine of from VND 70,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed if any single animal feed containing prohibited substances is imported.

14. Remedial measures:

a) Force offenders to make declaration about the actual quality of products in case they commit violations prescribed in clause 1, clause 2 , clause 3, point a of clause 6 and point a clause 7 of this Article ;

b) Force offenders to recycle or to repurpose imported animal feeds if offenders commit violations prescribed in clause 4, clause 5, point b of clause 6, point b of clause 7 and clause 8 of this Article. Where it is impossible to be recycled or repurposed, such imported animal feed shall be re-exported or destroyed.

c) Forcibly re-export the whole of imported animal feed if violations prescribed in clause 9, clause 10 and clause 11 of this Article are committed. Where it is impossible to be re-exported, such animal feed shall be destroyed;

d) Force offenders to re-export or destroy the whole of imported animal feed if offenders commit violations prescribed in clause 12 and clause 13 of this Article.”

41. To amend Clause 2 of Article 43 as follows:

“2.The competent person of the market surveillance agency prescribed in Article 45 of the Law on actions against administrative violations shall, within his/her authority and management, inspect and record administrative violations, handle such violations and take remedial measures in case violations in clause 1 and point c and d clause 2 of Article 13, clause 1, 4, 5, and 6 of Article 14, Article 17, clause 2, 5 and 6 of Article 20, Article 23, Article 27, Article 30, Article 34 and Article 35 of this Decree are committed."

42. To add Clause 4 to Article 43 as follows:

The competent person of the Border Guard and that of the Coastguard prescribed in Article 40 and Article 41, respectively, of the Law on Actions against administrative violations shall, within their authority and management, inspect and record administrative violations, take actions against such violations and take remedial measures against administrative violations specified Article 11, 18, 27 and 27 of this Decree are committed.”

43. To annul the following Article, clause, point and phrases as follows:

a) clause 1 and point a clause 2 of Article 30; and clause 1 of Article 35.

b) the phrase “products for treating and improving the environment in aquaculture” used in the Decree No.119/2013/ND-CP dated October 09, 2-13 on handling of administrative violations in respect of veterinary, domestic animals and animal feeds.

Article 3. To amend and supplement Amendment and supplement to a number of Article of the Government’s Decree No.157/2013/ND-CP dated November 11, 2013 on actions against administrative violations against forest management and protection , and management of forestry products amended by the Government’s Decree No.40/2015/ND-CP dated April 27, 2015 on amendment and supplement to a number of Articles of the Decree No.157/2013/ND-CP dated November 11, 2013 on actions against administrative violations against forest management and protection , and management of forestry products (hereinafter referred to as “Decree No.157/2013/ND-CP):

1. To amend and supplement Article 1 as follows:

“This Decree stipulates administrative violations, penalties, remedial measures, the authority to handle administrative violations and to make violation records in respect of forest management, protection and development, and forestry product management.

The List of endangered, precious and rare species under protection prescribed by the Government is not amended by this Decree".

2. To amend and supplement Clause 2 Article 3 as follows:

“2.Forestry product is any material derived from flora, fauna and parts or derivatives of forestry.”

3. To amend and supplement Clause 8 Article 3 as follows:

“8. Illegal use of facilities means the person whose is hired or leased or designated to operate a facility to serve lawful purposes by the law full owner, manager or user illegally uses such facilities as means of administrative violations.

Lease or borrowing of a facility or designation of facility’s operator shall be made in writing which specifies purposes of such facility as agreed by the lawful owner, manager or user and lessee in accordance with regulations of laws. Individuals, who lease, borrow or hire facility operator shall have the agreement certified true by the People’s Committees of communes or certified by the notary. Any organization assigning its employees manage and operate facilities shall conclude labor contracts under provisions of laws. Within 48 hours from the time on which the facility is impounded, the offender who illegally transports forestry products shall present the agreement or labor contract to competent entities.“

4. To add Clause 9 to Article 3 as follows:

“9.Forest environmental services prescribed in Article 9a hereof consist of:

a) land protection, erosion control and riverbed sedimentation;

b) Regulation of sources of water for consumption and production;

c) forest degradation prevention, deforestation prevention and forest sustainable development for the purposes of absorption and retention of carbon and reduction of greenhouse gas emission;

d) Preservation of biodiversity and natural landscape of ecosystems for tourism;

dd) Provision of spawning grounds feeds and breeds and utilization of water form forests for aquaculture.”

5. To add Clause 4, clause 5, clause 6 and clause 7 to Article 4 as follows:

“4. Forcibly sign contracts for payment for forest environmental services.

5. Enforced declaration of forest environmental service charges.

6. Enforced settlement of full payment of forest environmental service charges and late payment interests (if any).

7. Enforced settlement of full payment of forest environmental service charges to contracted person under the contract.”

6. To amend and supplement Article 7 as follows:

“Article 7. Actions against administrative violations

1. Fines prescribed by Chapter II hereof apply to individuals, except where it is prescribed in clause 4 Article 9a of this Decree. Any organization committing an administrative violation shall face a fine doubling that applied to an individual offender who commits the same violation at the same seriousness.

2. Any administrative violation against provisions on respect of forest species prescribed in Chapter I and II of the Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Flora and Fauna (CITIES) but not stipulated in the List of endangered, rare and precious wild fauna and flora shall be dealt with as follows:

a) Any administrative violation in respect of species specified in Appendix I shall be dealt with as to forest endangered, rare and precious flora and fauna of group IA and group IB.

Any administrative violation in respect of endangered, rare and precious flora and fauna of group IIA and group IIB specified in Appendix I shall be dealt with as to those of group IA and group IB.

b) Any administrative violation in respect of species specified in Appendix II shall be dealt with as to forest endangered, rare and precious flora and fauna of group IIA and group IIB.

3. Any violation which is supposed to be handled by a presiding agency but is suspended to undergo administrative penalties under Article 63 of the Law on actions against administrative violations shall be dealt with in accordance with provisions hereof on the basis of the nature, seriousness and consequences of such violation.

Where any violation is beyond the administrative penalty, the maximum fine for such violations shall apply.

4. In case more than one forestry products are found in an administrative violation including both ordinary and precious wood, ordinary animals and endangered, precious and rare animals, and wood and forest animals ( if it is not serious enough to be subject to criminal prosecution), the fine shall be determined by each type of forestry product and total up thereafter.

5. Any violation in respect of the forest which is supposed to be used for other purposes but has yet to be repurposed shall be dealt with as to violation of the respective forest before it is repurposed.

6. The forest owner who discovers any violation related to the forest owner’s forestry products shall collect proofs and exhibits, and punctually reports to the competent entity that has the authority to make an administrative violation record to handle in accordance with provisions hereof.

Confiscated forestry products shall be returned to the forest owner if:

a) the forest owner catches offenders red-handed in his/her forest; or

b) the forest owner has yet catch offenders red-handed; however, (s) he has sufficient proofs and grounds evidencing that such confiscated forestry products were cultivated or grown within the owner’s forest and were financed by the forest owner.”

7. 7. To supplement Article 9a:

“Article 9a. Violations against regulations on forest environmental services

1. Any service users who refuse to sign the forest environmental service agreement within 03 months from the date of enjoyment of the service shall face the following penalties:

a) In case of direct payment, any user who refuses to sign the agreement with the forest owner who provides forest service shall face a fine of from VND 1,000,000 to VND 2,000,000;

b) In case of indirect payment, any user who refuses to sign the agreement with the provincial forest protection and development fund shall face a fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000;

c) In case of indirect payment, any user who refuses to sign the agreement with Vietnam forest protection and development fund shall face a fine of from VND 40,000,000 to VND 50,000,000;

2. Any service user, in case of indirect payment, refusing to make a declaration on forest environmental service charges shall face the following penalties:

a) A fine of from VND 1,000,000 to VND 2,000,000if the payment is up to VND 50,000,000;

b) A fine of from VND 2,000,000 to VND 3,000,000 if the payment is between VND 50,000,000 and VND 200,000,000 inclusive;

c) A fine of from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 if the payment is between VND 200,000,000 and VND 300,000,000 inclusive;

d) A fine of from VND 5,000,000 to VND 7,000,000 if the payment is between VND 300,000,000 and VND 500,000,000 inclusive;

dd) A fine of from VND 7,000,000 to VND10, 000,000 if the payment is exceeding VND 500,000,000;

3. Any service user who refuses to make payment or fails to make full payment for forest service shall face penalties as follows:

a) If any user refuses to make payment or fails to make full payment after 03 months according to the contract duration and the payable is up to VND 20,000,000, (s) he shall face a fine of from VND 1,000,000 to VND 2,000,000;

b) If any user refuses to make payment or fails to make full payment after 03 months according to the contract duration and the payable is between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 inclusive, (s) he shall face a fine of from VND 2,000,000 to VND 3,000,000;

c) If any user refuses to make payment or fails to make full payment after 03 months according to the contract duration and the payable is between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 inclusive, (s) he shall face a fine of from VND 3,000,000 to VND 5,000,000;

d) If any user refuses to make payment or fails to make full payment after 03 months according to the contract duration and the payable is between VND 50,000,000 and VND 100,000,000 inclusive, (s) he shall face a fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000;

dd) If any user refuses to make payment or fails to make full payment after 03 months according to the contract duration and the payable is between VND 100,000,000 and VND 200,000,000 inclusive, (s)he shall face a fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000;

e) If any user refuses to make payment or fails to make full payment after 03 months according to the contract duration and the payable is between VND 200,000,000 and VND 500,000,000 inclusive, (s) he shall face a fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 inclusive;

g) If any user refuses to make payment or fails to make full payment after 03 months according to the contract duration and the payable is up to VND 500,000,000, (s) he shall face a fine of from VND 30,000,000 to VND 50,000,000;

4. Any forest owner who is assigned to be in charge of the forest but refuses or fails to transfer full forest service charges which are collected from persons contracted to protect the forest on due date shall face penalties as follows:

a) A fine of from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 if the payment is up to VND 5,000,000;

b) A fine of from VND 2,000,000 to VND 3,000,000 if the payment is between VND 5,000,000 and VND 20,000,000 inclusive;

c) A fine of from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 if the payment is between VND 20,000,000 and VND 50,000,000 inclusive;

d) A fine of from VND 5,000,000 to VND10, 000,000 if the payment is exceeding VND 50,000,000;

5. Remedial measures:

a) Offenders committing administrative violation prescribed in clause 1 of this Article shall be enforced application of remedial measures under clause 4 Article 4 hereof within 01 month from the date of receipt of the decision on penalty;

b) Offenders committing administrative violation prescribed in clause 2 of this Article shall be enforced application of remedial measures under clause 5 Article 4 hereof within 15 days from the date of receipt of the decision on penalty;

c) Offenders committing administrative violation prescribed in clause 3 of this Article shall be enforced application of remedial measures under clause 6 Article 4 hereof within 01 month from the date of receipt of the decision on penalty;

The interest is calculated on the basis of the amount of late payment and duration of late payment by basic interest rate published by the State Bank of Vietnam at the time closest to the time of decision on administrative penalties;

d) Offenders committing administrative violation prescribed in clause 4 of this Article shall be enforced application of remedial measures under clause 7 Article 4 hereof within 01 month from the date of receipt of the decision on penalty.”

8. To amend to point c clause 4, point c clause 5, point c clause 6, point c clause 7, point c clause 8, point c clause 9 of Article 21:

a) To amend Point c clause 4 Article 21 as follows:

“c) Forest animals or parts of the body of an endangered, rare and precious individual of group IB.”

b) To amend Point c clause 5 Article 21 as follows:

“c) Forest animals or parts of the body of 02 endangered, rare and precious individuals of group IB.”

c) To amend Point c clause 6 Article 21 as follows:

“c) Forest animals or parts of the body of 03 or 04 endangered, rare and precious individuals of group IB.”

d) To amend Point c clause 7 Article 21 as follows:

“c) Forest animals or parts of the body of 05 or 06 endangered, rare and precious individuals of group IB.”

dd) To amend Point c clause 8 Article 21 as follows:

“c) Forest animals or parts of the body of 07 or 08 endangered, rare and precious individuals of group IB.”

e) To amend Point c clause 9 Article 21 as follows:

“c) Forest animals or parts of the body of more than 08 endangered, rare and precious individuals of group IB.”

9. Amendment to point c clause 5, point c clause 6, point c clause 7, point c clause 8, point c clause 9 of Article 22:

a) To amend Point c clause 5 Article 22 as follows:

“c) Forest animals or parts of the body of 01 endangered, rare and precious individuals of group IB.”

b) To amend Point c clause 6 Article 22 as follows:

“c) Forest animals or parts of the body of 02 endangered, rare and precious individuals of group IB.”

c) To amend Point c clause 7 Article 22 as follows:

“c) Forest animals or parts of the body of 03 or 04 endangered, rare and precious individuals of group IB.”

d) To amend Point c clause 8 Article 22 as follows:

“c) Forest animals or parts of the body of 05 or 06 endangered, rare and precious individuals of group IB.”

dd) To amend Point c clause 9 Article 22 as follows:

“c) Forest animals or parts of the body of 07 or 08 endangered, rare and precious individuals of group IB.”

10. Toa add Point d to clause 10 of Article 22 as follows:

“d) Forest animals or parts of the body of more than 08 endangered, rare and precious individuals of group IB.”

11. To amend and supplement to Point c clause 5, point c clause 6, point c clause 7, point c clause 8, point c clause 9 of Article 23:

a) To amend Point c clause 5 Article 23 as follows:

“c) Forest animals or parts of the body of 01 endangered, rare and precious individual of group IB.”

b) To amend Point c clause 6 Article 23 as follows:

“c) Forest animals or parts of the body of 02 endangered, rare and precious individuals of group IB.”

c) To amend Point c clause 7 Article 23 as follows:

“c) Forest animals or parts of the body of 03 or 04 endangered, rare and precious individuals of group IB.”

d) To amend Point c clause 8 Article 23 as follows:

“c) Forest animals or parts of the body of 05 or 06 endangered, rare and precious individuals of group IB.”

dd) To amend Point c clause 9 Article 23 as follows:

“c) Forest animals or parts of the body of 07 or 08 endangered, rare and precious individuals of group IB.”

12. To add Point d to clause 10 of Article 23 as follows:

“d) Forest animals or parts of the body of more than 08 endangered, rare and precious individuals of group IB.”

13. To amend and supplement Clause 3 Article 25 as follows:

“3.In case any recorded administrative violated is beyond the authority of the competent person who makes that record whether (s)he comes from the Public Security authority, Border guard, Coastguard, market surveillance agency or specialized inspection authority, within 05 working days from the date on which the record is made, that competent person shall transfer such record, exhibits and means causing administrative violations to the competent authority as stipulated in Article 52 of the Law on actions against administrative violations.

14. To amend and supplement Article 29 as follows:

“Article 29. The authority of People’s Public Security of Vietnam, People’s Public Security of Vietnam and the Coastguard and market surveillance agency handle violations

1. The People s Security’s competent person who has the authority to impose penalty as prescribed in Article 39 of the Law on Actions against administrative violations has the authority to inspect and record administrative violations, take actions against such violations and take remedial measures against administrative violations specified herein within the management under Article 52 of the Law on Administrative Violations.

2. The Border guard’s competent person prescribed in Article 40 of the Law on Actions against administrative violations has the authority to inspect and record administrative violations, take actions against such violations and take remedial measures against administrative violations specified Article 12, 16, 17, 20, 21 and 22 and illegal trade in forestry products prescribed in Article 23 hereof.

3. The market surveillance agency’s competent person prescribed in Article 45 of the Law on Actions against administrative violations has the authority to inspect and record administrative violations, take actions against such violations and take remedial measures against illegal trade in forestry products prescribed in Article 23 hereof.

4. The Coastguard’s competent person prescribed in Article 41 of the Law on Actions against administrative violations has the authority to inspect and record administrative violations, take actions against such violations and take remedial measures against administrative violations specified Article 22 and illegal trade in forestry products prescribed in Article 23 hereof.”

15. Point c clause 3, point d clause 4, point d clause 5, point d clause 6, point d clause 7, point d clause 8 of Article 21; point c clause 3, point c clause 4 of Article 22; point c clause 3, point c clause 4 of Article 23, clause 5 and clause 6 of Article 24 shall be annulled.

Article 4. Transitional provisions

1. Administrative violations committed before the effective date of this Decree shall be dealt with in accordance with the Decree No.103/2013/ND-CP, Decree No.119/2013/ND-CP and Decree No.157/2013/ND-CP

2. Any violation which is committed before the effective date of this Decree but is found or solved after the effective date of this Decree shall be dealt with in accordance with Decree.

Article 5. Effect

1. This Decree takes effect on May 20, 2017.

2. This Decree replaces the Government’s Decree No.40/2015/ND-CP dated April 27, 2015 on amendment and supplementation to a number of Articles of the Decree No.157/2013/ND-CP.

Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of governmental agencies, Presidents of People s Committees of provinces shall implement this Decree./.

For the Government

The Deputy Minister

Nguyen Xuan Phuc

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 41/2017/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Nghị định 28/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo

Vi phạm hành chính, Sở hữu trí tuệ, Văn hóa-Thể thao-Du lịch

văn bản mới nhất