Nghị định 34/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước

thuộc tính Nghị định 34/2005/NĐ-CP

Nghị định 34/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:34/2005/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:17/03/2005
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Vi phạm hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước - Theo Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ban hành ngày 17/3/2005, Chính phủ quy định: mức phạt cao nhất là 100 triệu đồng đối với hành vi xả nước thải trái phép vào tầng chứa nước, Khai thác nước dưới đất trong vùng cấm khai thác... Hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau đây: khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 1 giếng khoan, chiều sâu dưới 50 mét, Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy dưới 50 kW, Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 3.000 m3/ngày đêm... có thể bị phạt từ 200 đến 500.000 đồng... Phạt tiền từ 100 đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi tiếp tục thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi giấy phép đã quá hạn từ 30 đến dưới 60 ngày... Phạt tiền từ 9 đến 11 triệu đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải vượt quá quy định trong giấy phép từ 100 m3/ngày đêm đến dưới 500 m3/ngày đêm... Phạt tiền từ 10 đến 12 triệu đồng đối với các hành vi cho mượn, cho thuê, chuyển nhượng giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước... Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Nghị định34/2005/NĐ-CP tại đây

tải Nghị định 34/2005/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 34/2005/NĐ-CP NGÀY 17 THÁNG 3 NĂM 2005
QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;

Căn cứ Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 05 tháng 8 năm 2002 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ nhất quy định danh sách các Bộ và cơ quan ngang Bộ của Chính phủ;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

NGHỊ ĐỊNH:

 

CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước; hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả.

2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên nước do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

3. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước quy định tại Nghị định này bao gồm:

a) Vi phạm các quy định về bảo vệ tài nguyên nước;

b) Vi phạm các quy định về thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;

c) Vi phạm các quy định về thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước và các vi phạm khác trong lĩnh vực tài nguyên nước.

4. Những hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước được quy định tại các nghị định khác của Chính phủ thì áp dụng theo quy định tại các Nghị định đó để xử phạt.

Điều 2. Đối tượng bị xử phạt

1. Cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước trên lãnh thổ Việt Nam đều bị xử phạt theo các quy định của Nghị định này và các nghị định khác có liên quan.

Trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Nghị định này thì thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế đó.

2. Người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

3. Cán bộ, công chức khi thực hiện công vụ có liên quan đến quản lý tài nguyên nước mà có hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước thì không xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này mà xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh Cán bộ, công chức.

 

Điều 3. Nguyên tắc xử phạt

1. Mọi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước phải được phát hiện, đình chỉ, xử lý kịp thời. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật có liên quan.

2. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này.

3. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền quy định tại các Điều 17, 18, 19 và 20 của Nghị định này thực hiện.

4. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần.

Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì từng người vi phạm đều bị xử phạt.

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt
về từng hành vi vi phạm.

5. Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

6. Hình thức xử phạt chính được áp dụng độc lập; hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính đối với những hành vi vi phạm hành chính có quy định hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định trong Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định này.

7. Hình thức, mức độ xử phạt được xác định căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả của hành vi vi phạm hành chính, nhân thân của người có hành vi vi phạm hành chính, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.

 

Điều 4. Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng

Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng áp dụng khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước được thực hiện theo quy định tại Điều 8, Điều 9 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 6 của Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (sau đây gọi tắt là Nghị định số 134/2003/NĐ-CP).

 

Điều 5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước
là (1) một năm, kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện. Quá thời hạn nói trên thì không xử phạt, nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.

2. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính thì bị xử phạt vi phạm hành chính; trong trường hợp này thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm của cơ quan tiến hành tố tụng.

3. Trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà cá nhân,
tổ chức lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới trong lĩnh vực tài nguyên nước hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm hành chính mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

 

Điều 6. Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt

Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước thực hiện theo khoản 1 Điều 11 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 7 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP.

 

Điều 7. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả

1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền.

Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực tài nguyên nước là 100.000.000 đồng.

Mức phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó; mức trung bình của khung phạt tiền thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 24 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP.

Nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt tiền có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung phạt tiền đối với hành vi vi phạm đó.

Nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung phạt tiền đối với hành vi vi phạm đó.

2. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc hai hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính.

3. Ngoài hình thức xử phạt được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, dỡ bỏ, di dời các vật gây cản trở dòng chảy;

b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng của nguồn nước do vi phạm hành chính gây ra;

c) Buộc thực hiện đúng quy định trong giấy phép;

d) Buộc cung cấp đầy đủ và trung thực các dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước tại khu vực thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

4. Cá nhân, tổ chức vi phạm nếu không tự nguyện thực hiện các hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều này thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí cho việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế đó. Việc cưỡng chế thi hành được thực hiện theo quy định tại Điều 66 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

 

CHƯƠNG II. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC PHẠT

 

Điều 8. Vi phạm trong việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép theo quy định của pháp luật

1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau đây:

a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 1 giếng khoan, chiều sâu dưới 50 mét;

b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy dưới 50 kW;

c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng dưới 0,2 m3/giây;

d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 3.000 m3/ngày đêm;

đ) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng dưới 200 m3/ngày đêm.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau đây:

a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 1 giếng khoan, chiều sâu từ 50 mét trở lên;

b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 50 kW đến dưới 300 kW;

c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,2 m3/giây đến dưới 0,5 m3/giây;

d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 20.000 m3/ngày đêm;

đ) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm đến dưới 400 m3/ngày đêm.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau đây:

a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 2 giếng khoan, tổng chiều sâu dưới 80 mét;

b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 300 kW đến dưới 700 kW;

c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,5 m3/giây đến dưới 1 m3/giây;

d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 20.000 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm;

đ) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 400 m3/ngày đêm đến dưới 800 m3/ngày đêm.

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau đây:

a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 2 giếng khoan, tổng chiều sâu từ 80 mét trở lên;

b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 700 kW đến dưới 1.800 kW;

c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 1 m3/giây đến dưới 2 m3/giây;

d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm đến dưới 100.000 m3/ngày đêm;

đ) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 800 m3/ngày đêm đến dưới 1.500 m3/ngày đêm.

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau đây:

a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 3 giếng khoan, tổng chiều sâu dưới 100 mét;

b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 1.800 kW đến dưới 3.500 kW;

c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên;

d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 100.000 m3/ngày đêm đến dưới 200.000 m3/ngày đêm;

đ) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 1.500 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm.

6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau đây:

a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 3 giếng khoan, tổng chiều sâu từ 100 mét trở lên;

b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 3.500 kW đến dưới 5.000 kW;

c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 200.000 m3/ngày đêm đến dưới 300.000 m3/ngày đêm;

d) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 4.000 m3/ngày đêm.

7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau đây:

a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm từ 4 giếng khoan trở lên;

b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 5.000 kW trở lên;

c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 300.000 m3/ngày đêm trở lên;

d) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 4.000 m3/ngày đêm trở lên.

8. Hành vi xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép theo quy định của pháp luật:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 10 m3/ngày đêm đến dưới 50 m3/ngày đêm;

b) Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 50 m3/ngày đêm đến dưới 100 m3/ngày đêm;

c) Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 100 m3/ngày đêm đến dưới 500 m3/ngày đêm;

d) Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 500 m3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm;

đ) Phạt tiền từ 18.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 1.000 m3/ngày đêm đến dưới 2.000 m3/ngày đêm;

e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 2.000 m3/ngày đêm đến dưới 5.000 m3/ngày đêm;

g) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày đêm trở lên.

9. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;

b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.

 

Điều 9. Vi phạm quy định của giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không báo cáo kết quả thăm dò theo quy định;

b) Cản trở quyền thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;

c) Không cung cấp đầy đủ và trung thực các dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước tại khu vực thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;

d) Không thực hiện chế độ báo cáo về kết quả khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

2. Đối với hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước vượt quá quy định trong giấy phép thì phần lưu lượng vượt quy định áp dụng xử phạt theo quy định trong trường hợp không có giấy phép (Điều 8) trong Nghị định này.

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Khai thác nước dưới đất không đúng tầng chứa nước;

b) Khai thác nước dưới đất không theo chế độ đã quy định trong giấy phép;

c) Khai thác nước dưới đất không đúng vị trí quy định trong giấy phép.

4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thăm dò nước dưới đất không đúng theo nội dung giấy phép;

b) Không giám sát quá trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

c) Không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa, khắc phục sự cố trong quá trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;

d) Chủ giấy phép xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí quy định trong giấy phép.

5. Hành vi xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng xả vượt quá quy định trong giấy phép:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải vượt quá quy định trong giấy phép từ 10 m3/ngày đêm đến dưới 50 m3/ngày đêm;

b) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 9.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải vượt quá quy định trong giấy phép từ 50 m3/ngày đêm đến dưới 100 m3/ngày đêm;

c) Phạt tiền từ 9.000.000 đồng đến 11.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải vượt quá quy định trong giấy phép từ 100 m3/ngày đêm đến dưới 500 m3/ngày đêm;

d) Phạt tiền từ 11.000.000 đồng đến 13.000.000 đồng đối với hành vi
xả vào nguồn nước lượng nước thải vượt quá quy định trong giấy phép từ 500 m3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm;

đ) Phạt tiền từ 13.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải vượt quá quy định trong giấy phép từ 1.000 m3/ngày đêm đến dưới 2.000 m3/ngày đêm;

e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải vượt quá quy định trong giấy phép từ 2.000 m3/ngày đêm đến dưới 5.000 m3/ngày đêm;

g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi xả vào nguồn nước lượng nước thải vượt quá quy định trong giấy phép từ 5000 m3/ngày đêm trở lên.

6. Các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm tại Điều này:

a) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước;

b) Buộc thực hiện đúng quy định trong giấy phép.

 

Điều 10. Hình thức xử phạt và mức phạt đối với hành vi cho mượn, cho thuê, chuyển nhượng, sửa chữa nội dung giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với các hành vi cho mượn, cho thuê, chuyển nhượng giấy phép.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa nội dung giấy phép.

3. Hình thức xử phạt bổ sung đối với vi phạm tại Điều này:

a) Tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn từ chín mươi (90) ngày đến một trăm tám mươi (180) ngày đối với trường hợp cho mượn, cho thuê giấy phép;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép đối với trường hợp chuyển nhượng giấy phép và sửa chữa nội dung giấy phép.

 

Điều 11. Sử dụng giấy phép đã quá hạn

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước khi giấy phép đã quá hạn dưới ba mươi (30) ngày, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi tiếp tục thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi giấy phép đã quá hạn từ ba mươi (30) ngày đến dưới sáu mươi (60) ngày, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định:

a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 1 giếng khoan, chiều sâu dưới 50 mét;

b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy dưới 50 kW;

c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng dưới 0,2 m3/giây;

d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 3.000 m3/ngày đêm;

đ) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng dưới 200 m3/ngày đêm.

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi tiếp tục thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi giấy phép đã quá hạn từ ba mươi (30) ngày đến dưới sáu mươi (60) ngày, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định:

a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 1 giếng khoan, chiều sâu từ 50 mét trở lên;

b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 50 kW đến dưới 300 kW;

c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,2 m3/giây đến dưới 0,5 m3/giây;

d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 20.000 m3/ngày đêm;

đ) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm đến dưới 400 m3/ngày đêm.

4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi tiếp tục thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi giấy phép đã quá hạn từ ba mươi (30) ngày đến dưới sáu mươi (60) ngày, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định:

a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 2 giếng khoan, tổng chiều sâu dưới 80 mét;

b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 300 kW đến dưới 700 kW;

c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,5 m3/giây đến dưới 1 m3/giây;

d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 20.000 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm;

đ) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 400 m3/ngày đêm đến dưới 800 m3/ngày đêm.

5. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tiếp tục thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi giấy phép đã quá hạn từ ba mươi (30) ngày đến dưới sáu mươi (60) ngày, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định:

a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 2 giếng khoan, tổng chiều sâu từ 80 mét trở lên;

b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 700 kW đến dưới 1.800 kW;

c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 1 m3/giây đến dưới 2 m3/giây;

d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm đến dưới 100.000 m3/ngày đêm;

đ) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 800 m3/ngày đêm đến dưới 1.500 m3/ngày đêm.

6. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi tiếp tục thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi giấy phép đã quá hạn từ ba mươi (30) ngày đến dưới sáu mươi (60) ngày, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định:

a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 3 giếng khoan, tổng chiều sâu dưới 100 mét;

b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 1.800 kW đến dưới 3.500 kW;

c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên;

d) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng
từ 100.000 m3/ngày đêm đến dưới 200.000 m3/ngày đêm;

đ) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 1.500 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm.

7. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi giấy phép đã quá hạn từ ba mươi (30) ngày đến dưới sáu mươi (60) ngày, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định:

a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm 3 giếng khoan, tổng chiều sâu từ 100 mét trở lên;

b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy
từ 3.500 kW đến dưới 5.000 kW;

c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng
từ 200.000 m3/ngày đêm đến dưới 300.000 m3/ngày đêm;

d) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 4.000 m3/ngày đêm.

8. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi giấy phép đã quá hạn từ ba mươi (30) ngày đến dưới sáu mươi (60) ngày, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định:

a) Khoan thăm dò nước dưới đất với công trình gồm từ 4 giếng khoan trở lên;

b) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 5.000 kW trở lên;

c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng
từ 300.000 m3/ngày đêm trở lên;

d) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với lưu lượng từ 4.000 m3/ngày đêm trở lên.

9. Hành vi tiếp tục xả nước thải vào nguồn nước khi giấy phép xả nước thải đã quá hạn từ ba mươi (30) ngày đến dưới sáu mươi (60) ngày, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định:

a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi tiếp tục xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 10 m3/ngày đêm đến dưới 50 m3/ngày đêm;

b) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 50 m3/ngày đêm đến dưới 100 m3/ngày đêm;

c) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 100 m3/ngày đêm đến dưới 500 m3/ngày đêm;

d) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 500 m3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm;

đ) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 1.000 m3/ngày đêm đến dưới 2.000 m3/ngày đêm;

e) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 2.000 m3/ngày đêm đến dưới 5.000 m3/ngày đêm;

g) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục xả vào nguồn nước lượng nước thải từ 5.000 m3/ngày đêm trở lên.

10. Đối với trường hợp giấy phép quá hạn từ 60 ngày trở lên, áp dụng hình thức xử phạt như trường hợp thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép (Điều 8) trong Nghị định này.

11. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm tại Điều này:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;

c) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.

 

Điều 12. Vi phạm quy định về hành nghề khoan nước dưới đất

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện báo cáo định kỳ hàng năm về khoan thăm dò, khoan khai thác theo quy định.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tiếp tục hành nghề khoan nước dưới đất khi giấy phép đã hết hạn;

b) Thi công các giếng khoan không theo đúng quy trình, thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt gây ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng nước dưới đất;

c) Không lấp lỗ khoan theo quy định;

d) Thi công thăm dò, khoan khai thác nước dưới đất cho tổ chức, cá nhân không có giấy phép.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Hành nghề khoan nước dưới đất ở ngoài khu vực quy định của giấy phép;

b) Sử dụng giấy phép hành nghề của cá nhân, tổ chức khác để hành nghề khoan nước dưới đất;

c) Hành nghề khoan nước dưới đất mà không có giấy phép hành nghề theo quy định của pháp luật.

4. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 2; điểm a khoản 3;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất đối với hành vi vi phạm tại điểm a, điểm b khoản 3;

c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm
hành chính gây ra; buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy giảm chất lượng
và số lượng của nguồn nước đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 2.

 

Điều 13. Gây hư hại các phương tiện, công trình, thiết bị trong hệ thống lưới trạm điều tra cơ bản tài nguyên nước

1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi chăn thả súc vật trong phạm vi bảo vệ tại các đài, trạm, vườn quan trắc, đo đạc, thu thập các dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm hành lang an toàn kỹ thuật trên không, mặt nước, dưới nước và dưới đất gây cản trở, sai lệch các kết quả đo đạc, quan trắc, thu thập dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.

3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi gây hư hại các phương tiện, công trình, thiết bị đo đạc, quan trắc, thu thập dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm tại Điều này:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

 

Điều 14. Vi phạm các quy định về thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước

1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi gây cản trở việc quan trắc, thu thập, trao đổi, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không tuân thủ các quy định về xử lý dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước;

b) Cung cấp dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước không đúng chức năng, không đúng thẩm quyền.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi xâm nhập trái phép vào hệ thống lưu trữ dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp không đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc và các tài liệu liên quan khác cho cơ quan lưu trữ dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước theo quy định của cấp có thẩm quyền.

5. Phạt tiền từ 2.000.000 đến 4.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch, tẩy xoá dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.

6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp các số liệu tính toán; các kết luận điều tra, khảo sát không trung thực cho cơ quan lưu trữ dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.

 

Điều 15. Cản trở hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên nước

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi cản trở hoạt động nghiên cứu khoa học, điều tra, đánh giá nguồn nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tiến hành tại khu vực đã được cấp phép.

2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi cản trở công tác kiểm tra, thanh tra về tài nguyên nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành.

 

Điều 16. Các vi phạm khác trong lĩnh vực tài nguyên nước

1. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi khai thác nước dưới đất quy mô nhỏ trong phạm vi gia đình thuộc diện phải đăng ký nhưng không làm các thủ tục đăng ký.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các
hành vi vi phạm sau đây:

a) Ngâm tre, nứa, lá, gỗ, đay, tràm; cắm đăng, đáy hoặc các vật khác gây cản trở dòng chảy sông, ngòi và gây ảnh hưởng xấu đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước của cá nhân, tổ chức khác;

b) Đổ vào sông, ngòi, ao, hồ, đầm công cộng các chất phế thải, đất, đá với khối lượng dưới 2 m3;

c) Khai thác cát, sỏi, vật liệu xây dựng; đào, đãi khoáng sản bằng phương tiện thô sơ trờn sụng, ngũi gây ô nhiễm nguồn nước.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đổ vào sông, ngòi, ao, hồ, đầm công cộng các chất phế thải, đất, đá với khối lượng từ 2 m3 đến dưới 10 m3.

4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi đổ vào sông, ngòi, ao, hồ, đầm công cộng các chất phế thải, đất, đá với khối lượng từ 10 m3 trở lên hoặc san lấp, lấn chiếm mặt nước với diện tích từ 10 m2 trở lên.

5. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Khai thác cát, sỏi, vật liệu xây dựng; đào, đãi khoáng sản bằng phương tiện cơ giới gây ô nhiễm nguồn nước; gây xói, lở lòng, bờ sông, hồ;

b) Thi công xây dựng các công trình ngầm, các công trình trên mặt đất, xử lý nền móng công trình không tuân theo các quy trình, quy phạm về an toàn kỹ thuật, về bảo vệ các tầng chứa nước và môi trường liên quan.

6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây ô nhiễm vùng bảo hộ vệ sinh của khu vực lấy nước sinh hoạt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

7. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Xả nước thải trái phép vào tầng chứa nước;

b) Khai thác nước dưới đất trong vùng cấm khai thác.

8. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm tại Điều này:

a) Buộc dỡ bỏ, di dời các vật gây cản trở dòng chảy đối với các hành vi vi phạm tại điểm a khoản 2;

b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm tại điểm b khoản 2; khoản 3; khoản 4; điểm a khoản 5;

c) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm do hành vi vi phạm gây ra.

 

CHƯƠNG III. THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC

 

Điều 17. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã

1. Phạt cảnh cáo.

2. Phạt tiền đến 500.000 đồng.

3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng.

4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.

 

Điều 18. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện

1. Phạt cảnh cáo.

2. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng.

3. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

4. Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề khoan, giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.

5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.

 

Điều 19. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

1. Phạt cảnh cáo.

2. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng.

3. Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề khoan, giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.

4. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

5. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.

 

Điều 20. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường

1. Thanh tra viên chuyên ngành tài nguyên và môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường và của Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;

d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.

2. Chánh Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề khoan, giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.

3. Chánh Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề khoan, giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 7 của Nghị định này.

 

Điều 21. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

1. Khi phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước, người có thẩm quyền xử phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm, đồng thời lập biên bản về hành vi vi phạm; biên bản lập theo đúng mẫu quy định của pháp luật và tiến hành xử phạt theo thẩm quyền; trường hợp hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được gửi đến người có thẩm quyền xử phạt.

2. Trình tự, thủ tục xử phạt được thực hiện như sau:

a) Đối với vi phạm hành chính mà hình thức xử phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ;

Quyết định xử phạt phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, nghề nghiệp, địa chỉ của cá nhân, tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Quyết định này được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt một bản;

Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt;
cá nhân, đại diện tổ chức vi phạm có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt và được nhận biên lai thu tiền phạt theo quy định;

b) Khi phạt tiền trên 100.000 đồng thì người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính. Biên bản phải được lập ít nhất hai bản, đồng thời trong biên bản ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp cá nhân, đại diện tổ chức vi phạm; ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm, các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt; tình trạng, chủng loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ (nếu có); ký xác nhận của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; ký xác nhận của người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại phải ghi rõ họ, tên, nghề nghiệp, địa chỉ.

3. Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền phải nộp tiền tại Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt và được nhận biên lai ghi tiền phạt.

Trong trường hợp việc xử phạt vi phạm hành chính xảy ra tại những vùng xa xôi, hẻo lánh, trên sông, trên biển, những vùng mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm thu tiền phạt tại chỗ và nộp vào Kho bạc Nhà nước theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền không nộp tiền phạt nếu không có biên lai thu tiền phạt.

4. Trường hợp tịch thu hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm tài nguyên nước, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản ghi rõ tên, chủng loại, số lượng, tình trạng hàng hoá, vật phẩm bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến. Trường hợp cần niêm phong hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm tài nguyên nước thì phải tiến hành có mặt người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến.

5. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày kể từ ngày được giao quyết định xử phạt. Nếu quá thời hạn trên mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại Điều 66 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

6. Cá nhân bị phạt tiền từ 500.000 đồng trở lên có thể được hoãn chấp hành quyết định xử phạt trong trường hợp đang gặp khó khăn đặc biệt về tài chính. Thủ tục và thời hạn hoãn chấp hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 65 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

 

Điều 22. Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép

1. Khi áp dụng hình phạt tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề khoan, giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, người có thẩm quyền xử phạt phải ghi trong quyết định xử phạt và thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy phép đó biết.

Quyết định xử phạt phải ghi rõ tên, loại, số giấy phép, ngày cấp giấy phép; thời hạn tước quyền sử dụng.

Trường hợp tước quyền sử dụng giấp phép có thời hạn thì khi hết thời hạn ghi trong quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt phải trả lại giấy phép đó cho cá nhân, tổ chức sử dụng.

2. Khi phát hiện giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật thì người có thẩm quyền xử phạt phải tiến hành lập biên bản và thu hồi ngay, đồng thời báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền biết.

 

Điều 23. Thủ tục tịch thu tang vật, phương tiện và xử lý tang vật, phương tiện

Khi áp dụng các hình thức tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện đúng các thủ tục quy định tại Điều 60 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính áp dụng theo Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 32 của Nghị định số 134/2003/NĐ-CP.

 

CHƯƠNG IV. KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 24. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo

1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại, tố cáo đối với quyết định xử phạt của người có thẩm quyền.

2. Mọi công dân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này và tố cáo người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính lạm dụng quyền hạn, làm trái các quy định của Nghị định này.

3. Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

4. Việc khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.

 

Điều 25. Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước lạm dụng quyền hạn để sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử phạt, xử phạt không kịp thời, xử phạt không đúng mức hoặc xử phạt vượt thẩm quyền thì căn cứ tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

 

Điều 26. Xử lý vi phạm đối với người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước

Người bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước nếu có hành vi chống người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành hoặc có những hành vi vi phạm khác thì căn cứ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 27. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

 

Điều 28. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành

Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence- Freedom- Happiness
---------

No. 34/2005/ND-CP

Hanoi, March 17, 2005

 

DECREE

ON SANCTIONS AGAINST ADMINISTRATIVE VIOLATIONS OF WATER RESOURCES MANAGEMENT REGULATIONS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on the Government Organization dated 25 December 2001;
Pursuant to the Law on Water Resources dated 20 May 1998;
Pursuant to the Resolution 02/2002/QH11 Listing Ministries and Ministerial level Agencies of the Government of the first session of the XI National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam dated August 5, 2002
Pursuant to the Ordinance on Handling of Administrative Violations dated 2 July 2002; and,
At the request of the Minister of Natural Resources and Environment,

DECREES:

Chapter 1

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

1. This decree regulates: administrative violations of water resources management regulations; sanctions; fining rates; powers and procedures for sanctioning, and; measures to mitigate the consequences of the violations.

2. Any act by an individual or organization, whether deliberate or not, which violates the principles of state management of water resources management regulations, shall be subject to administrative sanctions in accordance with the Ordinance on Handling of Administrative Violations and this Decree, provided that the act is not serious enough to be examined for criminal liability as stipulated by law.

3. Administrative violations of water resources management regulations subject to this Decree are:

a. Violations of regulations on water resources protection;

b. Violations of regulations on water resources exploration, exploitation, utilization and discharge of waste water into the water sources;

c. Violations of regulations on collection, management, dissemination, and use of water resource data and information, and;

d. other violations of water resources regulations.

4. Other administrative violations of water resources management regulations established by other decrees of the Government (all hereunder called related decrees) shall be sanctioned in accordance with regulations provided in those decrees.

Article 2. Subject of Regulation

1. Domestic individuals and organizations as well as foreign individuals and organizations (hereafter referred to as individuals and organizations) who commit administrative violations of water resources management regulations within the territory of Vietnam shall be subject to this Decree and other related decrees.

2. In case of any sanctions provisions regulated by an international treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a party or signatory of, the subjects of this regulation shall be bound by that treaty.

3. Individuals who are juveniles and commit violations of regulations on water resources shall be sanctioned in accordance with the regulations provided for in Article 7 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

4. Government officials and employees who commit violations of regulations on water resources when carrying out their water resource management duties in shall not be subject to sanctions provided for in this Decree but to those regulated in Item 2, Article 7 of the Ordinance on State Employees.

Article 3. Principles for Handling of Administrative Violations of Water Resource Regulations

1. Any administrative violation of water resources regulations must be promptly detected and
immediately stopped.

The sanction must be applied in a timely, transparent and strict manner; all consequences caused by administrative violations must be handled promptly in accordance with this Decree and other related regulations.

2. An organization or individual shall only be subject to sanctions for administrative violations of water resources management regulations when committing violations of regulations provided in this Decree

3. Handling of administrative violations on water resource management regulations must be done by authorized persons as provided for in Articles 17, 18, 19 and 20 of this Decree.

4. Each administrative violation of water resources management regulations shall be sanctioned only once.

If many individuals/ organizations commit the same administrative violation of water resources regulations, each of them shall be sanctioned.

An individual or organization that commits several administrative violations shall be sanctioned for each violation.

5. Sanctions shall not be applicable for administrative violations of water resources management regulations which are committed in emergency cases, in unexpected developments, in proper self-defense situations or while the offender is suffering from mental disorder or other diseases that makes him/her unconscious of his/her action or incapable of controlling his/her action.

6. Major sanctions will be applied independently; additional sanctions against violations, and mitigation measures shall be applied at the same time with the major sanction only when the violations are defined as those need to be handled with additional sanctions and mitigation measures in accordance with this Decree, with exception of the cases provided for in Item 1, Article 5 of this Decree.

7. Any sanction against an administrative violation of water resources management regulations must be based on the nature and seriousness of the violation, personal identification of the offender, and assessment of extenuating and/or aggravating circumstances, in order to determine a suitable and appropriate form of sanction, punitive solution and level of punishment.

Article 4. Extenuating and Aggravating Circumstances

Extenuating and aggravating circumstances in relation to a sanction against administrative violations of water resources management regulations shall be taken into account in accordance with Articles 8 and 9 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 6 of Decree 134/2003/ND-CP of the Government dated November 14, 2003 guiding the implementation of some articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations (hereunder called Decree 134/2003/ND-CP).

Article 5. Statute of limitations for handling of administrative violations

1. The statute of limitations for sanctioning an administrative violation of water resources management regulations shall be one year (01) as from the date such administrative violation is committed . In case the time limit has passed, no sanction shall be imposed, but mitigations measures, as stated in Item 3, Article 7 of this Decree shall apply.

2. For a person who is prosecuted, sued or brought to court in line with legal proceedings against criminal actions, but later receives a decision suspending the investigation or the trial, he/she shall be subject to an administrative sanction if his/her action bears signs of an administrative violation of water resources management regulations; in this case, the administrative sanction shall be imposed within three (03) months from the date when the sanctioning authority receives the suspending decision and the case description dossier.

3. Within the time limits provided for in Items 1 2 of this Article, if an individual or organization commits a new administrative violation of water resources management regulations, or deliberately evades or obstructs the sanction, the time limit for imposing a sanction shall commence from the point of time when the new violation is committed, or from the point of time when the deliberated evasion or obstruction of the sanction ceased.

Article 6. Time limits for being considered not yet administratively sanctioned

The time limits for being considered not yet administratively sanctioned will be applied in accordance with Item 1, Article 11 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 7 of Decree 134/2003/ND-CP.

Article 7. Forms of Sanction and Mitigation Measures

1. An organization or individual who commits an administrative violation of water resources
management regulations shall be subject to one of the following sanctions:

a. Warning

b. Fine:

The maximum fine for an administrative violation of water resources management regulations is 100,000,000 VND.

The specific fine for each administrative violation is the average fine of a range of monetary fines applicable for that particular violation; the average fine in a range of monetary fines is defined in accordance with the regulations of Item 2, Article 57 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 24 of the Decree 24 134/2003/ND-CP.

If a violation involves an extenuating circumstance, the fine may be reduced to lower than the average fine, but not lower than the minimum fine given by the range of monetary fines.

If a violation involves an aggravating circumstance, the fine may be increased to higher than the average fine, but not higher than the maximum fine of the range of monetary fines.

2. Based on the nature and the seriousness of the violation, certain form(s) of additional sanction(s) shall be applied in addition to the main form of sanction:

a. Cancellation or suspension of the licence for exploration, exploitation and utilization of water resources, the licence for discharge of waste water into the water sources; the licence for drilling of groundwater.

b. Confiscating material evidences and means of administrative violations.

3. In addition to the sanctions stated in Items 1 and 2 of this Article, the sanctioned organization/individual shall be required to take one or more of the following mitigating measures:

a. Forcible restoration to original condition of a construction, which has been damaged by violation or illegal removal of water resource infrastructure, forcible removing the materials which cause obstruction to water flows;

b. Forcible implementation of measures to redress water pollution, degradation, and depletion due to the act of violation;

c. Forcible observation of terms and conditions provided for in the licences for well drilling, water resource exploration, exploitation, utilization and discharging waste water into the water source.

d. Forcible provision of sufficient and credible water resources data and information collected from the areas where exploration, abstraction and utilization of water resources and/or discharge of waste water are/is conducted whenever required by the state authority.

4. Any sanctioned organization or individual that fails to undertake the measures mentioned in points a, b, c, d, of Item 3 of this Article shall be subject to forcible solutions and payment for all the expenses for taking such coercive solutions. Forcible implementation of these measures shall follow the regulations provided for in Article 66 of the Decree on Sanction against Administrative Violations.

Chapter II

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN WATER RESOURCE SECTION, FORMS AND RATES OF FINING

Article 8. Water Resources Exploration, Abstraction and Utilization of Water Resources, Discharge of Waste Water into Water Sources without a Required License

1. A fine of VND 200,000-500,000 shall apply for each of the following violations in relation to exploration, abstraction and utilization of water resources without a the required licence:

a. Drilling of a groundwater work (bore) to a depth of less than 50m;

b. Abstraction and utilization of surface water for hydropower generation with the hydropower plant having a capacity less than 50kW;

c. Abstraction and utilization of surface water for agricultural production at a rate of less than 0.2m3/s;

d. Abstraction and utilization of surface water for other purposes at a rate of less than 3,000m3/day;

dd. Abstraction and utilization of groundwater at a discharge rate below 200m3/day.

2. A fine of VND 500,000-1,000,000 shall apply for each of the following violations in relation to exploration, abstraction and utilization of water resources without a required licence:

a. Drilling of a groundwater work (bore) to a depth of 50m or more;

b. Abstraction and utilization of surface water for hydropower generation with the hydropower plant having a capacity ranging from 50kW to less than 300kW;

c. Abstraction and utilization of surface water for agricultural production at a rate ranging from 0.2m3/s to less than 0.5m3/s;

d. Abstraction and utilization of surface water for other purposes at a rate ranging from 3,000m3/day to less than 20,000m3/day;

dd. Abstraction and utilization of groundwater at a rate ranging from 200m3/day to less than 400m3/day.

3. A fine of VND 1,000,000-2,000,000 shall apply for each of the following violations in relation to exploration, abstraction and utilization of water resources without a required licence:

a. Drilling of two groundwater works (bores) to a total depth of less than 80m;

b. Abstraction and utilization of surface water for hydropower generation with the hydropower plant having a capacity ranging from 300kW to less than 700kW;

c. Abstraction and utilization of surface water for agricultural production at a rate ranging from 0.5m3/s to less than 1m3/s;

d. Abstraction and utilization of surface water for other purposes at a rate ranging from 20,000m3/day to less than 50,000m3/day;

dd. Abstraction and utilization of groundwater at a rate ranging from 400m3/day to less than 800m3/day.

4. A fine of VND 2,000,000-5,000,000 shall apply for each of the following violations in relation to exploration, abstraction and utilization of water resources without a required licence:

a. Drilling of two groundwater works (bores) to a total depth of 80m or more;

b. Abstraction and utilization of surface water for hydropower generation with the hydropower plant having a capacity ranging from 700kW to less than 1,800kW;

c. Abstraction and utilization of surface water for agricultural production at a rate ranging from 1m3/s to less than 2m3/s;

d. Abstraction and utilization of surface water for other purposes at a rate ranging from 50,000m3/day to less than 100,000m3/day;

dd. Abstraction and utilization of groundwater at a rate ranging from 800m3/day to less than 1,500m3/day.

5. A fine of VND 5,000,000-10,000,000 shall apply for each of the following violations in relation to exploration, abstraction and utilization of water resources without a required licence:

a. Drilling of three groundwater works (bores) to a total depth of 100m;

b. Abstraction and utilization of surface water for hydropower generation with the hydropower plant having a capacity ranging from 1,800kW to less than 3,500kW;

c. Abstraction and utilization of surface water for agricultural production at a rate equivalent to or higher than 2m3/s;

d. Abstraction and utilization of surface water for other purposes at a rate ranging from 100,000m3/day to less than 200,000m3/day;

dd. Abstraction and utilization of groundwater at a rate ranging from 1,500m3/day to less than 3,000m3/day.

6. A fine of VND 10,000,000-15,000,000 shall apply for each of the following violations in relation to exploration, abstraction and utilization of water resources without a required licence:

a. Drilling of three groundwater works (bores) with a total depth of 100m or more;

b. Abstraction and utilization of surface water for hydropower generation with the hydropower plant having a capacity ranging from 3,500kW to less than 5,000kW;

c. Abstraction and utilization of surface water for other purposes at a rate ranging from 200,000m3/day to less than 300,000m3/day;

d. Abstraction and utilization of groundwater at a rate ranging from 3,000m3/day to less than 4,000m3/day.

7. A fine of VND 15,000,000-20,000,000 shall apply for each of the following violations in relation to exploration, abstraction and utilization of water resources without a the required licence:

a. Drilling of four or more groundwater works (bores);

b. Abstraction and utilization of surface water for hydropower generation with the hydropower plant having a capacity of 5,000kW or higher;

c. Abstraction and utilization of surface water for other purposes at a rate of 300,000m3/day or higher;

d. Abstraction and utilization of groundwater at a rate of 4,000m3/day or higher.

8. For violations relating to discharging waste water into a water source without a required licence:

a. A fine of VND 10,000,000-12,000,000 shall apply for discharging at a rate ranging from 10m3 /day to less than 50m3/day;

b. A fine of VND 12,000,000-14,000,000 shall apply for discharging at a rate ranging from 50 m3/day to less than 100 m3/day;

c. A fine of VND 14,000,000-16,000,000 shall apply for discharging at a rate ranging from 100m3/day to less than 500m3/day;

d. A fine of VND 16,000,000-18,000,000 shall apply for discharging at a rate ranging from 500m3/day to less than 1,000m3/day;

dd/ A fine of VND 18,000,000-20,000,000 shall apply for discharging at a rate ranging from 1,000m3/day to less than 2,000m3/day;

e/ A fine of VND 20,000,000-25,000,000 shall apply for discharging at a rate ranging from 2,000m3/day to less than 5,000m3/day;

g/ A fine of VND 25,000,000-30,000,000 shall apply for discharging at a rate equivalent to 5,000m3/day or higher;

9. Additional sanctions and mitigation measures include:

a. Confiscation of the material evidence, tools and means which were used to commit the violations.

b. Forcible implementation of measures for overcoming water source pollution and degradation caused by each of the violations.

Article 9. Violations of Regulations Provided for in Licences for Exploration, Abstraction, Utilization of Water Resource and Discharge of Waste Water into Water Sources

1. A fine of VND 100,000-500,000 shall apply for any of the following violations:

a. Not reporting the result of the exploration as regulated;

b. Obstructing the legal right to abstract and use water resources of other individuals and organizations;

c. Not providing complete and accurate data and information about water resources at the sites of water resources exploration, abstraction and utilization or waste water discharge when requested by the authorized state agency;

d. Not reporting on results of water resources exploration, abstraction and utilization and waste water discharge into water sources to the authorized state agency as required.

2. Where water is abstracted or utilized at a volume exceeding the permitted volume stated in the licence, the individual or organization shall be fined for the excess amount in accordance with sanctions applicable for the individual or organization that abstracts or use water without a licence as stipulated in Article 8 of this Decree.

3. A fine of VND 2,000,000-4,000,000 shall apply for any of the following violations:

a. Abstracting groundwater from an aquifer that is not registered in the licence;

b. Abstracting groundwater without contrary to the water regime given in the licence;

c. Abstracting groundwater from a location that is not stated in the licence.

4. A fine of VND 4,000,000-6,000,000 shall apply for any of the following violations:

a. Exploring groundwater contrary to conditions given in the licence;

b. Failing to supervise the process of exploration, abstraction and utilization of water resources and discharge of waste water into water sources as guided by the authorized state agency

c. Not taking prompt and accurate measures to assure the safety, protection and avoidance of negative incidents occurring during exploration, exploitation and utilization of water resources and discharging waste water into water sources;

d. Discharging wastewater into a water source that is not provided for in the licence;

5. The following fines shall apply for violations of discharging wastewater into water sources at a discharge rate exceeding that specified in the licence:

a. VND 5,000,000-7,000,000 for an excess amount ranging from 10m3/day to less than 50m3/day;

b. VND 7,000,000-9,000,000 for an excess amount ranging from 50m3/day to less than 100m3/day;

c. VND 9,000,000-11,000,000 for an excess amount ranging from 100m3/day to less than 500m3/day;

d. VND 11,000,000-13,000,000 for an excess amount from 500m3/day to less than 1,000m3/day;

dd. VND 13,000,000-15,000,000 for an excess amount from 1,000m3/day to less than 2,000m3/day;

e. VND 15,000,000-20,000,000 for an excess amount from 2,000m3/day to less than 5,000m3/day;

g. VND 20,000,000-25,000,000 for an excess amount of 5,000m3/day or more;

6. Mitigation measures for violations in this Article include:

a. Forcible undertaking of the measures for overcoming the water source pollution, degradation and depletion caused by the violations;

b. Forcible observation of terms and conditions given in the license.

Article 10. Sanctions on Lending, Leasing, Transferring Licences, Changing Contents of Licences for Exploration, Abstraction, Utilization of Water Resource and Discharge of Waste Water into Water Sources

1. A fine of VND 10,000,000-12,000,000 shall apply for lending, leasing or transferring the licence.

2. A fine of 20,000,000-30,000,000 shall apply for changing the contents of the licence.

3. Additional fining measures for violations regulated in this Article:

a. Suspension of the licence for a period ranging from ninety days (90) to a hundred and eighty days (180) if the licence owner lends or leases his/her licence.

b. Stripping off the right to use of the licence if the licence owner transfers and change the contents of his/her licence.

Article 11. Using Expired Licences

1. Warning sanctions shall be applied for an individual or organization that continues to explore, abstract and utilize water resources or discharge waste water into water sources when the licence has been expired for thirty (30) days or less, unless application for extension to the licence has been made accordance with the regulations.

2. A fine of VND 100,000-400,000 shall apply for an individual or organization that continues to explore, abstract and utilize water resources or discharge waste water into water sources when he/she uses the licence has been expired for between thirty (30) days and less than sixty (60) days, unless application for extension to the licence has been made in accordance with the regulations, and if:

a. Drilling of a groundwater work (bore) to a depth of less than 50m;

b. Abstraction and utilization of surface water for hydropower generation with the hydropower plant having a capacity less than 50kW;

c. Abstraction and utilization of surface water for agricultural production at a rate of less than 0.2m3/s;

d. Abstraction and utilization of surface water for other purposes at a rate of less than 3,000m3/day;

dd. Abstraction and utilization of groundwater at a discharge rate below 200m3/day.

3. A fine of VND 400,000-800,000 shall apply for continuing to explore, abstract and utilize water resources or discharge waste water into water sources when the licence has been expired for between thirty (30) days and less than sixty (60) days, unless application for extension to the licence has been made in accordance with the regulations, and if:

a. Drilling of a groundwater work (bore) to a depth of 50m or more;

b. Abstraction and utilization of surface water for hydropower generation with the hydropower plant having a capacity ranging from 50kW to less than 300kW;

c. Abstraction and utilization of surface water for agricultural production at a rate ranging from 0.2m3/s to less than 0.5m3/s;

d. Abstraction and utilization of surface water for other purposes at a rate ranging from 3,000m3/day to less than 20,000m3/day;

dd. Abstraction and utilization of groundwater at a rate ranging from 200m3/day to less than 400m3/day.

4. A fine of VND 800,000-1,500,000 shall apply for continuing to explore, abstract and utilize water resources or discharge waste water into water sources when the licence has been expired for between thirty (30) days and less than sixty (60) days, unless application for extension to the licence has been made in accordance with the regulations, and if:

a. Drilling of two groundwater works (bores) to a total depth of less than 80m;

b. Abstraction and utilization of surface water for hydropower generation with the hydropower plant having a capacity ranging from 300kW to less than 700kW;

c. Abstraction and utilization of surface water for agricultural production at a rate ranging from 0.5m3/s to less than 1m3/s;

d. Abstraction and utilization of surface water for other purposes at a rate ranging from 20,000m3/day to less than 50,000m3/day;

dd. Abstraction and utilization of groundwater at a rate ranging from 400m3/day to less than 800m3/day.

5. A fine of VND 1,500,000-4,000,000 shall apply for continuing to explore, abstract and utilize water resources or discharge waste water into water sources when the licence has been expired for between thirty (30) days and less than sixty (60) days, unless application for extension to the licence has been made in accordance with the regulations, and if:

a. Drilling of two groundwater works (bores) to a total depth of 80m or more;

b. Abstraction and utilization of surface water for hydropower generation with the hydropower plant having a capacity ranging from 700kW to less than 1,800kW;

c. Abstraction and utilization of surface water for agricultural production at a rate ranging from 1m3/s to less than 2m3/s;

d. Abstraction and utilization of surface water for other purposes at a rate ranging from 50,000m3/day to less than 100,000m3/day;

dd. Abstraction and utilization of groundwater at a rate ranging from 800m3/day to less than 1,500m3/day.

6. A fine of VND 4,000,000-8,000,000 shall apply for continuing to explore, abstract and utilize water resources ord discharge waste water into water sources when the licence has been expired for between thirty (30) days and less than sixty (60) days, unless application for extension to the licence has been made in accordance with the regulations, and if:

a. Drilling of three groundwater works (bores) to a total depth of 100m;

b. Abstraction and utilization of surface water for hydropower generation with the hydropower plant having a capacity ranging from 1,800kW to less than 3,500kW;

c. Abstraction and utilization of surface water for agricultural production at a rate equivalent to or higher than 2m3/s;

d. Abstraction and utilization of surface water for other purposes at a rate ranging from 100,000m3/day to less than 200,000m3/day;

dd. Abstraction and utilization of groundwater at a rate ranging from 1,500m3/day to less than 3,000m3/day.

7. A fine of VND 8,000,000-12,000,000 shall apply for continuing to explore, abstract and utilize water resources or discharge waste water into sources when the licence has been expired for between thirty (30) days and less than sixty (60) days, unless application for extension to the licence has been made in accordance with the regulations, and if:

a. Drilling of three groundwater works (bores) with a total depth of 100m or more;

b. Abstraction and utilization of surface water for hydropower generation with the hydropower plant having a capacity ranging from 3,500kW to less than 5,000kW;

c. Abstraction and utilization of surface water for other purposes at a rate ranging from 200,000m3/day to less than 300,000m3/day;

d. Abstraction and utilization of groundwater at a rate ranging from 3,000m3/day to less than 4,000m3/day.

8. A fine of VND 12,000,000-16,000,000 shall apply for continuing to explore, abstract and utilize water resources and discharge wastewater into sources when the license has been expired for thirty (30) days to less than sixty (60) days, unless application for extension to the licence has been made in accordance with the regulations, and if:

a. Drilling of four or more groundwater works (bores);

b. Abstraction and utilization of surface water for hydropower generation with the hydropower plant having a capacity of 5,000kW or higher;

c. Abstraction and utilization of surface water for other purposes at a rate of 300,000m3/day or higher;

d. Abstraction and utilization of groundwater at a rate of 4,000m3/day or higher.

9. For the violation of continuing to discharge wastewater into sources when the licence has been expired for between thirty (30) days and less than sixty (60) days, unless application for extension to the licence has been made in accordance with the regulations, and if:

a. A fine of VND 200,000-500,000 shall apply if the discharge rate ranges from 10m3/day to less than 50m3/day;

b. A fine of VND 500,000-1,000,000 shall apply if the discharge rate ranges from 50m3/day to less than 100m3/day;

c. A fine of VND 1,0030,000-2,000,000 shall apply if the discharge rate ranges from 100m3/day to less than 500m3/day;

d. A fine of VND 2,000,000-4,000,000 shall apply if the discharge rate ranges from 500m3/day to less than 1,000m3/day;

dd. A fine of VND 4,000,000-6,000,000 shall apply if the discharge rate ranges 1,000m3/day to less than 2,000m3/day;

e. fine o3 VND 6,000,000-8,000,000 shall apply if the discharge rate ranges from 2,000m3/day to less than 5,000m3/day;

g. A fine of VND 25,000,000-30,000,000 shall apply if the discharge rate is 5,000m3/day or or more;

10. If a licence has been expired for sixty (60) days or more, the applicable sanctions are the same as those for exploration, abstraction and utilization of water resources and discharge of waste water into water sources without a licence, as stated in Article 8 of this Decree.

11. Additional fining measures for violations regulated in this Article:

a. Confiscation of the material evidence, tools and means which were used to commit the violations;

b. Stripping off the right to use licences for exploration, abstraction, utilization of water resources and discharge of wastewater into water sources;

c. Forcible implementation of measures for overcoming water source pollution and degradation caused by each of the violations.

Article 12: Violations of Regulations on Groundwater Drilling Practices

1. A fine of VND 500,000 -1,000,000 shall apply for not submitting annual reports on the results of drilling for exploration and exploitation of groundwater as stipulated.

2. A fine of VND 2,000,000-4,000,000 shall apply for any of the following violations:

a. Continuing to practice drilling of groundwater works when the drillers licence has expired;

b. Constructing drilling boreholes without observing approved technical procedures and designs, causing negative impacts on groundwater quantity and quality;

c. Not filling up drilled boreholes as requested;

d. Exploring and drilling groundwater works for individuals or organizations that have no licences to explore, exploit or use groundwater;

3. A fine of VND 10,000,000 to 14,000,000 shall apply for any of the following violations:

a. Operating drilling of groundwater outside the area that is provided for in the granted licence;

b. Using the drillers licence of another individual or organization;

c. Undertaking groundwater drilling without a legitimate drillers licence;

4. Additional sanctions to the violations mentioned in Item 2 of this Article include:

a. Confiscating material evidence and tools used to conduct the violations stated in Point a, Item 2 and Point a, Item 3;

b. Stripping off the right to use licences for groundwater drilling if an individual or organization commits any violation stated in Points a and b of Article 3;

c. Forcible remediation of any damage caused by the violations; forcible implementation of measures for remediating water pollution, depletion as a result of violations stated in Clause 2b of this Article.

Article 13. Violations Causing Damage to Works Supporting Water Resources Information Survey and Monitoring

1. A fine of VND 50,000 - 200,000 shall apply for raising and feeding cattle in protection zones of water resources information surveying and monitoring stations;

2. A fine of VND 2,000,000 -4,000,000 shall apply for encroaching upon aerial, water surface, underwater, and underground technical safety corridors causing obstruction to and inaccuracy in the data or information of water resource surveys, monitoring and inspection;

3. A fine of VND 4,000,000 -8,000,000 shall apply for causing damage to facilities, works and equipment used for surveying, monitoring, collecting data and information about water resources;

4. The measures to overcome the consequences of the violations mentioned in this Article include forcible remediation of any impact caused by the violations.

Article 14: Violations of Regulations of Water Resource Information and Data Collection, Management, Storage and Utilization

1. A fine of VND 50,000-100,000 shall apply for obstructing the process of water resource information and data monitoring, collection, exchange, exploitation and use;

2. A fine of VND 50,000-200,000 shall apply for one of the following violations:

a. Not obeying provided regulations on water resources information and data processing;

b. Providing information and data beyond legitimate management authority;

3. A fine of VND 500,000-1,000,000 shall apply for illegally accessing water resources information and data inventory systems;

4. A fine of VND 1,000,000-2,000,000 shall apply for not providing adequate surveying, monitoring indicators/data and other related documentation to water resources information and data as required;

5. A fine of VND 2,000,000-4,000,000 shall apply for intentionally distorting or erasing water resources information and data;

6. A fine of VND 3,000,000-5,000,000 shall apply for providing intentionally false calculations, surveys and monitoring findings to authorized water resource information and data agencies.

Article 15: Violations Causing Obstruction to Water Resource Management Activities

1. A fine of 100,000 VND to 500,000 VND shall apply to acts that cause obstruction to the research, survey, assessment and monitoring of water resources at the sites that are permitted by the authorized state agency;

2. A fine of 6,000,000 VND to 8,000,000 VND shall apply to acts that cause obstruction to the inspection on water resources conducted by authorized state management agencies.

Article 16. Other Violations of Water Resources Regulations

1. A fine of VND 50,000-100,000 shall apply for exploiting groundwater on a small scale for domestic use without registering while being subject to registration requirements for exploration, abstraction, utilization of water resources.

2. A fine of VND 200,000-500,000 shall apply for one of the following violations:

a. Soaking bamboo or wood, or putting equipment for fishing and other materials in the water,
causing obstruction to the water flows, badly affecting the water resources exploitation and
utilization of other individuals or organizations;

b. Discharging less than 2m3 of solid waste, soil and stones into public rivers, canals, lakes,
water sources;

c. Exploiting sand, stones, material for construction and/or digging and washing out ores with
rudimentary facility, causing pollution to water resources.

3. A fine of VND 500,000 to 1,000,000 shall apply for discharging between 2m3 and less than 10m3 of
solid waste, soil and stones into public rivers, canals, lakes, water sources;

4. A fine of VND 4,000,000 to 7,000,000 shall apply for discharging more than 10m3 of solid waste, soil and stones into public rivers, canals, lakes, water sources; or for filling up and transgressing 10m2 or more of the water surface;

5. A fine of 7,000,000-10,000,000 shall apply for one of the following violations:

a. Exploiting sand, stones, material for construction, digging and washing out ores with
mechanical facility that cause water pollution or river/lake bank and bed erosion.

b. Constructing underground works, surface works, or foundation consolidation without
following technical procedures and norms on safety and on protection of aquifers and the
surrounding environment;

6. A fine of VND 10,000,000-20,000,000 shall apply for polluting the sanitary protection zones surrounding the areas where water is abstracted for domestic use as regulated by authorized state agencies;

7. A fine of VND 70,000,000-100,000,000 shall apply for one of the following violations:

a. Illegally discharging wastewater into aquifers;

b. Abstracting groundwater in the restricted areas;

8. Additional sanctions and mitigation measures for violations covered by this Article:

a. Forcible dismantling, removing the materials that cause obstruction to the water flow with the
violations mentioned at Point a, Item 2;

b. Forcible restoration to the original conditions which have been changed due to violations
stated in Point b of Item 2, Item 3, Item 4, and Point a of Item 5;

c. Forcible implementation of the measures for overcoming the water source pollution,
degradation due to hereinabove violations.

Chapter III

SANCTIONING POWERS AND PROCEDURES

Article 17: Sanctioning Powers of Chairman of Communal People's Committee

1. Warning;

2. Fines of up to VND 500,000;

3. Confiscation of the exhibits, tools and means which have been used to commit the violations subject to a fine of up to VND 500,000;

4. Requiring mitigation measures stated in Item 3, Article 7 of this Decree.

Article 17: Sanctioning Powers of Chairman of District People’s Committee

1. Warning;

2. Fines of up to VND 20,000,000;

3. Confiscation of the exhibits, tools and means which have been used to commit the violations;

4. Stripping off the right to use licences for exploration, abstraction, utilization of water resources and/or discharge of wastewater into water sources;

5. Requiring mitigation measures stated in Item 3, Article 7 of this Decree.

Article 19: Sanctioning Powers of Chairman of Provincial People’s Committee

1. Warning;

2. Fines of up to VND 100,000,000;

3. Stripping off the right to use licences for exploration, abstraction, utilization of water resources and/or discharge of wastewater into water sources;

4. Confiscation of the exhibits, tools and means which have been used to commit the violations; and,

5. Requiring mitigation measures stated in Item 3, Article 7 of this Decree.

Article 20. Powers of Natural Resources and Environment Inspector

1. The Natural Resources and Environment Inspectors of provincial Departments of Natural Resources and Environment and the Ministry of Natural Resources and Environment shall have the power to exercise the following sanctions:

a. Warning;

b. Fines of up to VND 200,000;

c. Confiscation of the exhibits, means and tools of violations subject to a fine of up to 2,000,000 VND; and,

d. Requiring mitigation measures stated in Item 3 Article 7 this Decree.

2. The Chief Natural Resources and Environment Inspector of a provincial Department of Natural Resources and Environment shall have the power to exercise the following sanctions:

a. Warning;

b. Fines of up to VND 20,000,000;

c. Stripping off the right to use licences for exploration, abstraction, utilization of water resources and/or discharge of wastewater into water sources and/or drilling practicing;

d. Confiscation of exhibits, means and tools of violations; and,

dd. Requiring mitigation measures stated in Item 3, Article 7 of this Decree.

3. The Chief Natural Resources and Environment Inspector of the Ministry of Natural Resources and Environment shall have the power to exercise the following sanctions:

a. Warning;

b. Fines of up to VND 100,000,000;

c. Stripping off the right to use licences for exploration, abstraction, utilization of water resources and/or discharge of wastewater into water sources and/or drilling practicing;

d. Confiscation of exhibits, means and tools of violations; and,

dd. Requiring mitigation measures stated in Item 3, Article 7 of this Decree.

Article 21: Sanctioning Procedures

1. When a violation of water resources regulations is detected, the person who is authorized to sanction must immediately stop the violation, and make a report on it. The report must follow the required format. Where sanctioning the violation is beyond the power of the person that prepares the report, it shall be submitted to an authorized person.

2. The procedures for sanctioning an administrative violation will be implemented as follows:

a. If the sanction is a warning or fine up to VND 100,000, it shall be decided upon by the authorized person on the spot;

The record of the sanctioning decision must include the day, month, and year of the decision; full name and address of the offending organization or individual; name and place of the violation; name and position of the authorized person; the name of the legal document and the Article which has been violated. One copy of the decision must be given to the offending organization or individual.

If a fine is applied, the decision must clearly specify the amount of the fine. The offending organization or individual can pay the fine on the spot to the authorized person, in which case they must be issued a receipt for the fine;

b. For a violation with a fine of more than VND 100,000, the authorized person must write a report on the violation. The report must include the day, month, and year and the place where the report was written; full name and position of the report writer; full name, address, and occupation of the offending organization or individual; name, place, and date of the violation; measures for cessation of the violation and measures to assure that the sanction is applied ; status and types of exhibits that have been confiscated (if any); signature of the offender or his/her representative; signature of the witnesses and of offended persons or their representatives with full information about their names, addresses and comments.

3. The offending organization or individual shall pay fines required by the sanction decision to the State Treasury, and shall be provided with a receipt for the payment.

In isolated and faraway areas, the sea and mountainous areas, or areas where transportation is exceptionally difficult, the offending organization or individual may pay the fine to the authorized person. The authorized person must have the responsibility to collect the fine on the spot and send it to the State Treasury following the regulations in Item 3, Article 58 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations. The offending person or organizations has the right not to pay the fine if they do not receive a receipt for the payment.

4. When the sanction of confiscation of material and goods that cause water pollution is applied, the authorized person must write a report specifying the name/kind, quantity, condition, and quality of the confiscated materials and goods; the signatures of the authorized person, the offending organization's representative and individual and the witness.

In case the materials or goods must be sealed, it shall be undertaken in the presence of the offending individual or representative of the offending organization and another witness.

5. The organization or individual who is subject to any of the administrative sanctions hereinabove must abide by the sanctioning decision within 10 days from the day they receive the sanctioning decision. If 10 days elapses without complying with the sanction decision, the offending organisation or individual shall be subject to Article 66 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

6. Any individual or organization that is fined VND 500,000 or more can delay paying the fine stated in the sanctioning decision only when they face tremendous financial difficulties. Procedures and time limit for delaying payment are provided for in Article 65 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations.

Article 22: Procedure of Licence Revocation

1. When applying the sanction of stripping off the right to use a license for drilling, exploration, abstraction, utilization of water resources or waste water discharge into water sources, the authorized sanctioning person must record the applied sanction in the sanctioning decision and report immediately to the licensing agency that has granted the licence.

The sanctioning decision must include the name, type, serial number, date of issuing, duration of the revoked licence.

If the licence is suspended for a set period, the authorized sanctioning person, after the completion of the suspension period, must return the licence to the licence owner.

2. Upon detecting that the licence has been granted by an unauthorized agency or contains illegitimate contents, the authorized sanctioning person must write a report on the violation, confiscate the licence and report to the authorized state agency.

Article 23: Procedures of Confiscation and Handling of Exhibits, Means and Tools Used during Violations

When confiscating the exhibits, means and tools used during claimed violations, the authorized sanctioning person must follow the regulations provided for in Article 60 and those on handling of confiscated exhibits, means and tools stipulated in Article 61 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations and Article 32 of the Decree 134/2003/ND-CP.

Chapter IV

APPEALING, DENUNCIATION AND VIOLATION HANDLING

Article 24: Complaints, Denunciation and Settlement of Complaints and Denunciation

1. Any organization or individual sanctioned for an administrative violation of water resources regulations or their legitimate representative can lodge an appeal against a sanctioning decision given by an authorized person.

2. Every citizen has the rights to report any individual or organization that commits violations regulated in this Decree, and any authorized sanctioning person that misuses his/her power and contravenes the regulations provided for in this Decree.

3. The powers, procedures, and schedules for settling complaints and denunciation shall be implemented in accordance with existing regulations on petitions and denunciations.

4. The procedures of lodging appeals against sanctioning decisions and/or for reporting violations shall follow the regulated procedures for handling administrative.

Article 25: Sanctions against Authorized Sanctioning Person

Any authorized sanctioning person in the water resources management sector that misuses his/her power to harass, abet or protect the offender; not to sanction, or to sanction untimely or wrongly or beyond authority shall be punished or face criminal charges depending on the character and seriousness of the violation. If his/her actions cause loss or damage to the State, individuals or organizations, he/she shall have to compensate as stipulated by the law.

Article 26: Handling Violations Committed by Sanctioned Individual or Organization

Any sanctioned person/organization that resists an authorized sanctioning person, delays or avoids observing the provided sanctioning decision, or commits other violations, may face criminal charges, depending on the character and seriousness of the act; If his/her actions cause loss or damage, he/she shall have to compensate as stipulated by the law.

Chapter V

 IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 26: Effect of Implementation

This Decree shall take effect 15 days from publication in the Official Gazette.

Article 27: The Responsibility of guidance and implementation

The Minister of Resource and Environment shall give guidance on, and organize the implementation of, this Decree within his scope of functions, responsibilities and powers.

Ministers of related ministries, Heads of ministerial-level agencies, Heads of government-level agencies and Chairmen of Provincial People's Committees shall be responsible for implementing this Decree.

 

 

THE PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 34/2005/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1896/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định 46/2024/NĐ-CP ngày 04/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ

Vi phạm hành chính, Sở hữu trí tuệ

văn bản mới nhất