Nghị định 31/2016/NĐ-CP về xử phạt VPHC trong lĩnh vực giống cây trồng

thuộc tính Nghị định 31/2016/NĐ-CP

Nghị định 31/2016/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:31/2016/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:06/05/2016
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Vi phạm hành chính, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cấm bị phạt đến 5 triệu đồng

Đây là nội dung được quy định tại Nghị định số 31/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/05/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Theo đó, từ ngày 25/06/2016, hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam sẽ bị phạt tiền với mức từ 03 triệu đồng - 05 triệu đồng; trong khi trước đây, mức phạt đối với hành vi này chỉ từ 01 triệu đồng - 03 triệu đồng. Nghị định cũng quy định, hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng với hướng dẫn sử dụng; Không thu gom, để đúng nơi quy định bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng - 500.000 đồng. Mức phạt từ 01 triệu đồng - 02 triệu đồng sẽ được áp dụng đối với hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam; Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật dưới dạng ống tiêm thủy tinh…

Về việc nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật, Nghị định chỉ rõ, phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng đối với hành vi nhập khẩu thuốc thành phẩm có thời hạn sử dụng dưới 2/3 hạn sử dụng được ghi trên nhãn thuốc, kể từ ngày thuốc đến Việt Nam. Đặc biệt, phạt đến 10 - 15 triệu đồng đối với hành vi nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm, thuốc kỹ thuật không đảm bảo chất lượng, không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng…

Ngoài những nội dung cụ thể nêu trên, Nghị định quy định mức phạt tối đa đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật đối với cá nhân là 50 triệu đồng và đối với tổ chức là 100 triệu đồng…

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 25/06/2016; thay thế Nghị định số 114/2013/NĐ-CP ngày 03/10/2013 của Chính phủ.

Từ ngày 18/02/2020, Nghị định này bị hết hiệu lực một phần bởi Nghị định 04/2020/NĐ-CP.

Xem chi tiết Nghị định31/2016/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

Số: 31/2016/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 06 tháng 5 năm 2016

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC

 GIỐNG CÂY TRỒNG, BẢO VỆ VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật sửa đi, bsung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;

Căn cứ Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Pháp lệnh Giống cây trồng ngày 24 tháng 3 năm 2004;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

nhayCác nội dung quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, thời hiệu xử phạt, hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực giống cây trồng quy định từ Điều 1 đến Điều 18 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 bị bãi bỏ theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 39. nhay
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
2. Các hành vi vi phạm hành chính về giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm quy định về giống cây trồng;
b) Vi phạm quy định về bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật và thuốc bảo vệ thực vật.
3. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
Điều 2. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính liên quan đến giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 3. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật là một năm, trừ các trường hợp vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, thực vật, sản phẩm thực vật thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hai năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 4. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, tổ chức, cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn gồm: Giấy chứng chỉ hành nghề đại diện quyền đối với giống cây trồng; Thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng; Giấy công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng; Quyết định chỉ định khảo nghiệm giống cây trồng; Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật; Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật; Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật; Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu;
b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
3. Ngoài các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính, Nghị định này quy định các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng giống cây trồng;
b) Buộc thực hiện gắn mã hiệu cho nguồn giống;
c) Buộc lập sổ theo dõi tình hình cung cấp vật liệu nhân giống;
d) Buộc thực hiện việc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng;
đ) Buộc trả thù lao cho tác giả giống cây trồng theo quy định;
e) Buộc thực hiện đúng nghĩa vụ giúp chủ Bằng bảo hộ duy trì vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ;
g) Buộc tái chế đối với những thuốc bảo vệ thực vật còn có khả năng tái chế là thuốc có hàm lượng hoạt chất đạt từ 70% trở lên so với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
h) Buộc chấp hành đúng biện pháp chống dịch khi có quyết định công bố dịch hại thực vật;
i) Buộc xử lý bao bì đóng gói bằng gỗ theo quy định;
k) Buộc xử lý triệt để vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật;
l) Buộc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm đã thực hiện;
m) Buộc thay nhãn theo đúng quy định.
Bổ sung
Điều 5. Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 (hai) lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
Bổ sung
Chương II
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC GIỐNG CÂY TRỒNG
Điều 6. Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng và bảo tồn nguồn gen cây trồng trong các khu bảo tồn
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm khai thác hoặc sử dụng nguồn gen cây trồng trong khu bảo tồn vượt quá giới hạn cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm khai thác, sử dụng nguồn gen cây trồng trong khu bảo tồn mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chiếm đoạt nguồn gen trong khu bảo tồn;
b) Phá hoại nguồn gen giống cây trồng trong khu bảo tồn, trong trường hợp có thể phục hồi lại được tình trạng ban đầu.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm phá hoại nguồn gen giống cây trồng trong khu bảo tồn đến mức không thể khôi phục lại được tình trạng ban đầu.
5. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, 3 và 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.
Điều 7. Vi phạm quy định về thu thập, bảo tồn nguồn gen cây trồng quý hiếm trong Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm cần bảo tồn
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chiếm đoạt nguồn gen quý hiếm trong khu bảo tồn;
b) Phá hoại nguồn gen quý hiếm trong khu bảo tồn, trong trường hợp có thể phục hồi lại được tình trạng ban đầu.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm phá hoại nguồn gen cây trồng quý hiếm cần bảo tồn đến mức không thể khôi phục lại được tình trạng ban đầu.
3. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
Điều 8. Vi phạm quy định về xuất khẩu nguồn gen, giống cây trồng quý hiếm
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm xuất khẩu quá số lượng đối với từng nguồn gen cây trồng quý hiếm so với văn bản đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm xuất khẩu không đúng tên nguồn gen cây trồng quý hiếm so với văn bản đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm xuất khẩu nguồn gen quý hiếm mà không được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm xuất khẩu giống cây trồng thuộc Danh mục giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu.
5. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Điều 9. Vi phạm quy định về khảo nghiệm giá trị canh tác, giá trị sử dụng (khảo nghiệm VCU); khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định (khảo nghiệm DUS)
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khảo nghiệm nhưng không duy trì đầy đủ điều kiện khảo nghiệm như tại thời điểm được cơ quan có thẩm quyền chỉ định.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khảo nghiệm nhưng không thực hiện đúng quy định khảo nghiệm hiện hành.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi công bố sai sự thật kết quả khảo nghiệm.
4. Hình thức xử phạt bổ sung
Tước quyền sử dụng Quyết định chỉ định khảo nghiệm từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
Điều 10. Vi phạm quy định về sử dụng giống cây trồng mới đang trong quá trình khảo nghiệm, sản xuất thử
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm đưa giống cây trồng ra khảo nghiệm sản xuất vượt từ 30% trở lên so với diện tích được phép theo quy định đối với từng loại giống cây trồng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây khi sản xuất thử giống cây trồng:
a) Không có quy trình kỹ thuật trồng trọt của giống sản xuất thử kèm theo cho người sản xuất;
b) Không có hợp đồng hoặc danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất thử, thời gian, số lượng giống được chuyển giao;
c) Không có sổ theo dõi, đánh giá giống trong quá trình sản xuất thử.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sản xuất thử giống cây trồng không đúng vùng sinh thái được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
b) Đưa giống cây trồng ra sản xuất thử vượt đến dưới 30% so với diện tích được phép đối với từng loại giống cây trồng.
4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đưa giống cây trồng ra sản xuất thử vượt từ 30% đến dưới 70% so với diện tích được phép đối với từng loại giống cây trồng.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa giống cây trồng ra sản xuất thử vượt từ 70% trở lên so với diện tích được phép đối với từng loại giống cây trồng.
Điều 11. Vi phạm quy định về quản lý cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không gắn mã hiệu cho nguồn giống;
b) Khai thác nguồn giống không đảm bảo đạt các tiêu chí như khi được công nhận, bị nhiễm bệnh nguy hiểm, thoái hóa;
c) Cây có múi S0, cây có múi S1 không được trồng trong nhà lưới đủ tiêu chuẩn ngăn chặn côn trùng trung gian truyền bệnh;
d) Khai thác vật liệu nhân giống vượt quá định mức quy định trong Giấy công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng;
đ) Không lập sổ theo dõi tình hình cung cấp vật liệu nhân giống.
2. Hình thức xử phạt bổ sung
Tước quyền sử dụng Giấy công nhận cây đầu đòng, vườn cây đầu dòng trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm tại Điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc thực hiện gắn mã hiệu cho nguồn giống đối với hành vi vi phạm tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Buộc lập sổ theo dõi tình hình cung cấp vật liệu nhân giống đối với hành vi vi phạm tại Điểm đ Khoản 1 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy nguồn giống bị nhiễm bệnh nguy hiểm, thoái hóa đối với hành vi vi phạm các quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều này.
Điều 12. Vi phạm quy định về quyền của chủ Bằng bảo hộ
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng giống cây trồng đã được chấp nhận đơn đăng ký bảo hộ nhằm mục đích thương mại mà không trả tiền đền bù theo quy định tại Điều 189 Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng quyền của chủ Bằng bảo hộ liên quan đến vật liệu nhân của giống cây trồng đã được bảo hộ mà không được sự đồng ý của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng để thực hiện một trong các mục đích sau:
a) Sản xuất hoặc nhân giống;
b) Chế biến nhằm mục đích nhân giống;
c) Chào hàng;
d) Bán hoặc thực hiện các hoạt động tiếp cận thị trường;
đ) Xuất khẩu;
e) Nhập khẩu;
g) Lưu giữ để thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản này;
h) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản này đối với giống cây trồng mà việc sản xuất đòi hỏi phải sử dụng lặp lại giống cây trồng đã được bảo hộ;
i) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điểm a, b, c, d, đ và e Khoản này đối với giống cây trồng có nguồn gốc từ giống cây trồng được bảo hộ, trừ trường hợp giống cây trồng được bảo hộ có nguồn gốc từ một giống cây trồng đã được bảo hộ khác.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với việc sử dụng tên giống cây trồng trùng hoặc tương tự với tên giống cây trồng đã được bảo hộ cho giống cây trồng cùng loài hoặc loài liên quan gần gũi với giống cây trồng đã được bảo hộ.
4. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu tang vật vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 13. Vi phạm quy định về nghĩa vụ của chủ Bằng bảo hộ, tác giả giống cây trồng
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng không thực hiện việc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng đã được bảo hộ theo quyết định chuyển giao bắt buộc của cơ quan có thẩm quyền;
b) Chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng không trả thù lao cho tác giả giống cây trồng theo quy định;
c) Chủ Bằng bảo hộ không đáp ứng được điều kiện về tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định của giống cây trồng được bảo hộ như tại thời điểm cấp Bằng bảo hộ mà vẫn khai thác, sử dụng vật liệu nhân giống;
d) Tác giả giống cây trồng không thực hiện đúng nghĩa vụ giúp chủ Bằng bảo hộ duy trì vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng Bằng bảo hộ giống cây trồng đã hết hiệu lực, bị đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực để thực hiện quyền đối với giống cây trồng.
3. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu Bằng bảo hộ giống cây trồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc thực hiện các nghĩa vụ đối với các trường hợp quy định tại các Điểm a, b và d Khoản 1 Điều này.
Điều 14. Vi phạm quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng chính
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về điều kiện kinh doanh giống cây trồng chính đã quy định:
a) Không có địa điểm kinh doanh và cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp với từng loài cây trồng, từng cấp giống;
b) Không có hoặc không thuê nhân viên kỹ thuật có trình độ từ trung cấp trồng trọt, bảo vệ thực vật trở lên hoặc có giấy chứng nhận, xác nhận tập huấn về trồng trọt, bảo vệ thực vật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về điều kiện sản xuất giống cây trồng chính với mục đích thương mại:
a) Địa điểm sản xuất không phù hợp với quy hoạch của ngành nông nghiệp; yêu cầu sản xuất của từng loài cây trồng, từng cấp giống đã quy định;
b) Không có cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với quy trình kỹ thuật sản xuất từng loài cây trồng, từng cấp giống đã quy định;
c) Không có hoặc không thuê nhân viên kỹ thuật có trình độ từ trung cấp Trồng trọt, Bảo vệ thực vật trở lên;
d) Không có hoặc không thuê nhân viên kỹ thuật có trình độ từ đại học chuyên ngành Nông học, Trồng trọt, Bảo vệ thực vật trở lên đối với sản xuất giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng, giống bố mẹ và hạt lai F1.
3. Hình thức xử phạt bổ sung
Đình chỉ hoạt động sản xuất giống cây trồng từ 6 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 15. Vi phạm quy định về sản xuất giống cây trồng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất giống cây trồng không có quy trình sản xuất đối với từng loài, từng cấp giống cây trồng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sản xuất giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm bằng phương pháp vô tính không từ cây đầu dòng hoặc từ vườn cây đầu dòng đã được công nhận với quy mô dưới 5.000 cây giống;
b) Sản xuất giống cây lâm nghiệp chính không sử dụng vật liệu nhân giống từ cây mẹ, vườn cây đầu dòng, vườn giống hoặc rừng giống đã được công nhận với quy mô dưới 10.000 cây giống.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sản xuất giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm bằng phương pháp vô tính không từ cây đầu dòng hoặc từ vườn cây đầu dòng đã được công nhận với quy mô từ 5.000 cây giống trở lên;
b) Sản xuất giống cây lâm nghiệp chính không sử dụng vật liệu nhân giống từ cây mẹ, vườn cây đầu dòng, vườn giống hoặc rừng giống đã được công nhận với quy mô từ 10.000 cây giống trở lên.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất nhằm mục đích thương mại giống cây trồng không có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống cây trồng mới.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc buộc tiêu hủy giống cây trồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy giống cây trồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
Điều 16. Vi phạm quy định về kinh doanh giống cây trồng
1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng khi kinh doanh lô giống cây trồng có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh giống cây trồng hết hạn sử dụng;
b) Kinh doanh giống cây trồng không có tên trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc giống chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống cây trồng nông, lâm nghiệp mới.
2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này theo mức phạt sau đây:
a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến dưới 14.000.000 đồng khi kinh doanh lô giống cây trồng có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng khi kinh doanh lô giống cây trồng có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng khi kinh doanh lô giống cây trồng có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng khi kinh doanh lô giống cây trồng có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi kinh doanh lô giống cây trồng có giá trị trên 70.000.000 đồng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc buộc tiêu hủy giống cây trồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 17. Vi phạm quy định về nhập khẩu giống cây trồng, nguồn gen cây trồng không thuộc nguồn gen cây trồng quý hiếm
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu giống cây trồng, nguồn gen cây trồng không đúng với nội dung văn bản cho phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu giống cây trồng, nguồn gen cây trồng chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép bằng văn bản.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu nguồn gen cây trồng, giống cây trồng gây hại đến sản xuất và sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy giống cây trồng, nguồn gen cây trồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, 2 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy giống cây trồng, nguồn gen cây trồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
Điều 18. Vi phạm quy định quản lý giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề về giống cây trồng của người khác để hành nghề, bao gồm các giấy tờ sau:
a) Giấy công nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng;
b) Quyết định chỉ định khảo nghiệm giống cây trồng;
c) Chứng chỉ người lấy mẫu, người kiểm định, người kiểm nghiệm giống cây trồng, thẻ giám định viên quyền đối với giống cây trồng;
d) Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng;
đ) Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu nguồn gen giống cây trồng.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung các loại giấy tờ sau:
a) Các loại giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Giấy chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy giống cây trồng;
c) Biên bản kiểm định; kết quả kiểm nghiệm mẫu giống cây trồng.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm làm giả các loại giấy tờ, hồ sơ xin cấp các loại giấy tờ quy định tại Khoản 2 Điều này nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc thu hồi các loại giấy tờ, hồ sơ đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
c) Buộc thu hồi và tiêu hủy các loại giấy tờ, hồ sơ đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
Chương III
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC, MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT
Điều 19. Vi phạm quy định về phòng, chống sinh vật gây hại thực vật
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm người trực tiếp làm dịch vụ bảo vệ thực vật không có trình độ chuyên môn về bảo vệ thực vật theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cố ý áp dụng không đúng biện pháp chống dịch theo yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có quyết định công bố dịch hại thực vật;
b) Hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật không có văn bản đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không áp dụng các biện pháp chống dịch theo yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có quyết định công bố dịch hại thực vật;
b) Không bố trí người, phương tiện phục vụ việc kiểm tra vật thể kiểm dịch khi cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật yêu cầu mà không có lý do xác đáng.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vận chuyển, sử dụng giống cây hoặc vật liệu làm giống bị nhiễm sinh vật gây hại từ vùng công bố dịch sang vùng khác;
b) Nhập khẩu, vận chuyển, nhân nuôi, lưu giữ sinh vật gây hại thực vật mà không được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép bằng văn bản;
c) Phát tán sinh vật gây hại thực vật.
Bổ sung
5. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, b Khoản 4 Điều này vì mục đích thương mại.
Bổ sung
6. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc chấp hành đúng biện pháp chống dịch đối với hành vi vi phạm tại Điểm a Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy giống cây, vật liệu làm giống, sinh vật gây hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 5 Điều này.
Điều 20. Vi phạm quy định về kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không làm thủ tục khai báo kiểm dịch thực vật trước khi nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
b) Không khai báo, không làm thủ tục kiểm dịch thực vật đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật mang theo hành lý xách tay, hành lý ký gửi.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đưa vào lãnh thổ Việt Nam vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật mà không làm thủ tục kiểm dịch tại cửa khẩu;
b) Đưa vào lãnh thổ Việt Nam vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật mà không có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu, trừ trường hợp được cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận;
c) Không có Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu theo quy định, trừ trường hợp được cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vận chuyển, quá cảnh vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật mà không thực hiện các biện pháp ngăn chặn sinh vật gây hại theo quy định của Việt Nam;
b) Vận chuyển, quá cảnh vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật không đúng lộ trình quy định của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật hoặc lưu giữ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật quá cảnh trên lãnh thổ Việt Nam quá thời hạn được phép;
c) Không xử lý bao bì đóng gói bằng gỗ theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Khai man, giấu diếm, tẩu tán vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trong quá trình cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật tiến hành kiểm dịch cho những lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Đưa thêm vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật chưa được kiểm dịch vào lô hàng đã được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật;
c) Tự ý tháo dỡ niêm phong, xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn, sang toa, cắt toa vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trên phương tiện vận chuyển đang chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Bổ sung
Bổ sung
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đưa vào lãnh thổ Việt Nam vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật mà không thực hiện biện pháp xử lý theo quy định trong Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu;
b) Đưa vào lãnh thổ Việt Nam đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát hoặc sinh vật gây hại lạ còn sống mà không được phép của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
c) Đưa đất vào Việt Nam trừ trường hợp được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
d) Không thực hiện tái xuất vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc sinh vật gây hại lạ đúng thời hạn theo quyết định của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
đ) Vận chuyển vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật chưa được xử lý triệt để theo chỉ định của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Bổ sung
6. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi có quyết định của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b, c Khoản 2, Điểm c Khoản 5 Điều này; trường hợp tái phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này;
Quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật vẫn chưa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam thì người có thẩm quyền quy định tại Khoản 4 Điều 33 Nghị định này ra quyết định tiêu hủy, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
c) Buộc xử lý bao bì đóng gói bằng gỗ đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này;
d) Buộc tiêu hủy đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát hoặc sinh vật gây hại lạ còn sống đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều này;
đ) Buộc xử lý triệt để vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 5 Điều này.
Điều 21. Vi phạm quy định về kiểm dịch thực vật nội địa
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm không có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa do cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật vận chuyển từ vùng công bố dịch là đối tượng kiểm dịch thực vật ra vùng khác.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vận chuyển, bốc dỡ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát, sinh vật gây hại lạ không đúng địa điểm quy định trong Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa;
b) Đưa vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật tới những nơi không quy định trong Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đưa đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát, sinh vật gây hại lạ ra các vùng trong lãnh thổ Việt Nam;
b) Vận chuyển, lưu thông vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đã có kết luận bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát hoặc sinh vật gây hại lạ mà không thực hiện đúng quy định của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật có thẩm quyền;
c) Không chấp hành các biện pháp khoanh vùng, bao vây, tiêu diệt ổ dịch, đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát hoặc sinh vật gây hại lạ theo quyết định của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm không chấp hành các biện pháp xử lý đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành quy định, quyết định của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật đối với việc xử lý đối tượng kiểm dịch thực vật.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng lây lan đối tượng kiểm dịch thực vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, 3 và 5 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4, 5 Điều này.
Điều 22. Vi phạm quy định về kiểm dịch thực vật giống cây trồng và sinh vật có ích nhập khẩu
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm không khai báo với cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở địa phương khi đưa giống cây trồng mới lần đầu nhập khẩu gieo trồng tại địa phương theo thông báo của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tuân thủ quy định về việc nhập khẩu, nhân nuôi và sử dụng sinh vật có ích;
b) Gieo trồng giống cây trồng mới lần đầu nhập khẩu không đúng địa điểm theo quy định tại Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm đưa ra gieo trồng, sản xuất giống cây trồng nhập khẩu ngoài khu cách ly khi chưa có kết luận của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật về tình trạng nhiễm sinh vật gây hại đối với giống cây trồng phải gieo trồng trong khu cách ly.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc tiêu hủy giống cây trồng, sinh vật có ích nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
Điều 23. Vi phạm quy định về xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người trực tiếp quản lý, điều hành của tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật không có trình độ chuyên môn phù hợp theo quy định;
b) Sử dụng người trực tiếp thực hiện xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật không có Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
c) Xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật không có quy trình kỹ thuật đã đăng ký, thiếu phương tiện, trang thiết bị hành nghề theo quy định;
d) Kho chứa thuốc bảo vệ thực vật dùng để xông hơi khử trùng không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng các loại thuốc xông hơi khử trùng chưa có tên thuốc thành phẩm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam;
b) Sử dụng các loại thuốc xông hơi khử trùng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
c) Xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật, bao bì đóng gói bằng gỗ không đúng quy trình kỹ thuật;
d) Hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi không có Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hoạt động hành nghề xông hơi khử trùng có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng các loại thuốc xông hơi khử trùng thuộc Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam;
b) Sử dụng các loại thuốc xông hơi khử trùng sai quy định gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được xông hơi khử trùng;
c) Hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị thông báo vi phạm của cơ quan có thẩm quyền về kiểm dịch thực vật nước nhập khẩu;
4. Hình thức xử phạt bổ sung
a) Tước quyền sử dụng Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật từ 01 tháng đến 03 tháng nếu có tình tiết tăng nặng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, b Khoản 2 và Điểm a, b Khoản 3 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;
d) Đình chỉ hoạt động hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này trong trường hợp tái phạm.
Điều 24. Vi phạm quy định về sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sản xuất thuốc mà Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đã hết hạn;
b) Không duy trì đầy đủ các điều kiện về sản xuất thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 61 của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong quá trình hoạt động sản xuất;
c) Sản xuất thuốc không đúng với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp.
d) Không tiến hành kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với mỗi lô sản phẩm xuất xưởng, không lưu giữ hồ sơ, giấy kiểm định chất lượng và thuốc mẫu của từng lô thuốc bảo vệ thực vật xuất xưởng theo đúng quy định pháp luật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đóng gói thuốc thành phẩm đã quá hạn sử dụng;
b) Sản xuất thuốc có nội dung nhãn không đúng với nội dung của Giấy Chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sản xuất thuốc không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật;
b) Đóng gói thuốc dưới dạng ống tiêm thủy tinh;
c) Tiếp tục sản xuất khi đã bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động sản xuất, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc;
d) Không thực hiện thu hồi hoặc không tuân thủ thời hạn thu hồi thuốc bảo vệ thực vật theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sản xuất thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam trừ trường hợp có Giấy phép nhập khẩu quy định tại Khoản 2 Điều 67 của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
5. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng dưới 50 kilôgam (hoặc 50 lít) thuốc thành phẩm.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 50 kilôgam (hoặc 50 lít) đến 100 kilôgam (hoặc 100 lít) thuốc thành phẩm.
7. Đối với hành vi sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng trên 100 kilôgam (hoặc 100 lít) thuốc thành phẩm thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính; trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì phạt tiền 50.000.000 đồng.
8. Hình thức xử phạt bổ sung
a) Đình chỉ 06 tháng hoạt động sản xuất thuốc bảo vệ thực vật của cơ sở đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5, 6 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc tiêu hủy hoặc buộc tái chế thuốc thành phẩm còn có khả năng tái chế đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Buộc thu hồi thuốc bảo vệ thực vật có nhãn sai quy định và buộc loại bỏ các nội dung vi phạm hoặc thay nhãn theo đúng quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy thuốc thành phẩm, thuốc kỹ thuật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 3, Khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này.
Bổ sung
Điều 25. Vi phạm quy định về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật chung với các loại hàng hóa khác như: Lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thuốc y tế, thuốc thú y;
b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thuốc không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam khối lượng dưới 5 kilôgam (hoặc 5 lít) thuốc thành phẩm;
c) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật đã hết hạn;
d) Không duy trì đầy đủ các điều kiện về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 63 của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong quá trình hoạt động kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thuốc không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 5 kilôgam (hoặc 5 lít) đến dưới 20 kilôgam (hoặc 20 lít) thuốc thành phẩm;
b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng đến dưới 3 kilôgam (hoặc 3 lít) thuốc thành phẩm;
c) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật sau đây:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không bảo đảm chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thuốc không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 20 kilôgam (hoặc 20 lít) đến dưới 100 kilôgam (hoặc 100 lít) thuốc thành phẩm;
b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 3 kilôgam (hoặc 3 lít) đến dưới 5 kilôgam (hoặc 5 lít) thuốc thành phẩm;
c) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật dưới dạng ống tiêm thủy tinh;
d) Bán thuốc bảo vệ thực vật dùng để xông hơi khử trùng cho người không có thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật hoặc tổ chức không có Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
đ) Hướng dẫn sử dụng cho người mua thuốc bảo vệ thực vật không đúng nội dung trên nhãn thuốc;
e) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong thời gian đang bị đình chỉ hoạt động buôn bán, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thuốc không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 100 kilôgam (hoặc 100 lít) đến dưới 300 kilôgam (hoặc 300 lít) thuốc thành phẩm;
b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 5 kilôgam (hoặc 5 lít) đến dưới 10 kilôgam (hoặc 10 lít) thuốc thành phẩm.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thuốc không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 300 kilôgam (hoặc 300 lít) đến dưới 500 kilôgam (hoặc 500 lít) thuốc thành phẩm;
b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 10 kilôgam (hoặc 10 lít) đến dưới 20 kilôgam (hoặc 20 lít) thuốc thành phẩm.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thuốc không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 500 kilôgam (hoặc 500 lít) đến dưới 1.000 kilôgam (hoặc 1.000 lít) thuốc thành phẩm;
b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 20 kilôgam (hoặc 20 lít) đến dưới 30 kilôgam (hoặc 30 lít) thuốc thành phẩm.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng; thuốc không đảm bảo chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; thuốc không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 1.000 kilôgam (hoặc 1.000 lít) thuốc thành phẩm trở lên;
b) Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng từ 30 kilôgam (hoặc 30 lít) đến dưới 50 kilôgam (hoặc 50 lít) thuốc thành phẩm.
8. Đối với hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam có khối lượng trên 50 kilôgam (hoặc 50 lít) thuốc thành phẩm thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm sang cơ quan tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 62 của Luật Xử lý vi phạm hành chính; trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì phạt tiền đến 50.000.000 đồng.
9. Hình thức xử phạt bổ sung
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, thuốc cấm sử dụng tại Việt Nam quy định tại Khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc thu hồi, trả lại nhà sản xuất hoặc nhà phân phối để tiêu hủy hoặc tái chế thuốc còn có khả năng tái chế đối với thuốc hết hạn sử dụng, thuốc không đảm bảo chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng quy định tại Điểm b Khoản 1, Điểm a Khoản 2, Điểm a Khoản 3, Điểm a Khoản 4, Điểm a Khoản 5, Điểm a Khoản 6 và Điểm a Khoản 7 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam, thuốc không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, thuốc dưới dạng ống tiêm thủy tinh đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 3; Điểm a, b Khoản 2; Điểm a, b Khoản 3; Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7 và Khoản 8 Điều này.
Điều 26. Vi phạm quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng với nội dung hướng dẫn sử dụng ghi trên nhãn thuốc;
b) Không thu gom, để đúng nơi quy định bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam;
b) Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật dưới dạng ống tiêm thủy tinh.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng nội dung hướng dẫn ghi trên nhãn gây hậu quả nguy hiểm.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc tiêu hủy thuốc đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, 4 Điều này;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
Điều 27. Vi phạm quy định về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật an toàn về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật của phương tiện vận chuyển;
b) Vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật chung với các loại hàng hóa khác như: Lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thuốc y tế, thuốc thú y;
c) Vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật hóa học trên các phương tiện giao thông công cộng.
2. Vận chuyển thuốc cấm, thuốc không có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam thì áp dụng xử phạt vi phạm hành chính như hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật quy định tại Điều 25 Nghị định này.
Điều 28. Vi phạm quy định về nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Nhập khẩu thuốc thành phẩm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam không đúng nhà sản xuất trong Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam;
b) Nhập khẩu thuốc thành phẩm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam có thời hạn sử dụng dưới 2/3 hạn sử dụng được ghi trên nhãn thuốc kể từ khi thuốc đến Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam làm chất chuẩn dùng trong hoạt động thử nghiệm mà không có Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm, thuốc kỹ thuật không đảm bảo chất lượng, không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Nhập khẩu thuốc thành phẩm hoặc thuốc kỹ thuật không có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam mà không có Giấy phép nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
b) Nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm hoặc thuốc kỹ thuật hết hạn sử dụng, thuốc dưới dạng ống tiêm thủy tinh;
c) Nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật có Giấy phép nhưng không đúng loại thuốc thành phẩm, thuốc kỹ thuật ghi trong giấy phép;
d) Đưa vào sản xuất, lưu thông hoặc không bảo quản nguyên trạng thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm, thuốc kỹ thuật nhập khẩu khi chưa có thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu không có Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các loại thuốc chứa hoạt chất methyl bromide hoặc thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất có độ độc cấp tính loại I, II theo hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS).
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc tái xuất thuốc bảo vệ thực vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 3 Điều này;
Quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà thuốc bảo vệ thực vật vẫn chưa được tái xuất thì người có thẩm quyền quy định tại Khoản 4 Điều 33 Nghị định này phải ra quyết định tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm theo quy định, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
b) Buộc tái xuất hoặc buộc tiêu hủy thuốc thành phẩm và thuốc kỹ thuật đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2; Điểm a, b, c Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 Điều này.
Điều 29. Vi phạm quy định về khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật để đăng ký vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
b) Không duy trì đầy đủ các điều kiện về khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 59 của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong quá trình hoạt động khảo nghiệm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tuân thủ đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật và các yêu cầu khảo nghiệm theo quy định;
b) Gian lận trong hoạt động khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các hành vi không thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật mà có báo cáo kết quả khảo nghiệm.
4. Hình thức xử phạt bổ sung
Đình chỉ hoạt động của tổ chức thực hiện khảo nghiệm từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm tại Khoản 2, 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc hủy bỏ kết quả khảo nghiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, 3 Điều này.
Điều 30. Vi phạm quy định quản lý giấy phép, Giấy chứng nhận về bảo vệ và kiểm dịch thực vật
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung các loại giấy tờ sau:
a) Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật;
b) Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;
c) Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;
d) Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu, Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa;
đ) Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật; Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật;
e) Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
g) Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;
h) Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu.
i) Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm làm giả các loại giấy tờ, hồ sơ đề nghị cấp các loại giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi dùng thuốc bảo vệ thực vật sai mục đích ghi trong Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi các loại giấy tờ, hồ sơ đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Buộc thu hồi và tiêu hủy các loại giấy tờ, hồ sơ đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Chương IV
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ LẬP BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 31. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c, đ, e, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 32. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giống cây trồng
Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giống cây trồng có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này, cụ thể như sau:
1. Thanh tra viên nông nghiệp và phát triển nông thôn, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Chánh thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng: Chi cục Kiểm Lâm hoặc Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Thủy sản, Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành: Cục Trồng trọt, Chi cục Kiểm lâm hoặc Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Thủy sản, Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật được giao nhiệm vụ quản lý giống cây trồng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điểm a, b, c, d, đ, e Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Tổng cục Thủy sản, Tổng cục Thủy lợi có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 35.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điểm a, b, c, d, đ, e Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Chánh thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điểm a, b, c, d, đ, e Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 33. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật
Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương III của Nghị định này, cụ thể như sau:
1. Thanh tra viên nông nghiệp và phát triển nông thôn, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 của Nghị định này.
2. Chánh thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành: Cục Bảo vệ thực vật, Chi cục Bảo vệ thực vật hoặc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng chỉ hành nghề bảo vệ và kiểm dịch thực vật hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điểm g, h, i, k, l, m Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 35.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 35.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c, d, đ, g, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điểm g, h, i, k, l, m Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Chánh thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, chứng chỉ hành nghề bảo vệ và kiểm dịch thực vật hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i Khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Điểm g, h, i, k, l, m Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 34. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, trưởng đồn Công an, Trạm trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát đường thủy; Trưởng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng an ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng an ninh kinh tế, Trưởng phòng an ninh văn hóa, tư tưởng, Trưởng phòng an ninh thông tin có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, tư tưởng, Cục trưởng Cục An ninh thông tin, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Điều 35. Thẩm quyền xử phạt của Hải quan
1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Đội trưởng Đội thủ tục Hải quan, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm d, đ, g, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm d, đ, g, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm d, đ, g, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 36. Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, đ, e, g, h, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương, Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ, e, g, h, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 37. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội Biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại Khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, đ, i và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 38. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c và đ Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
6. Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, c, d, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
7. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và k Khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 39. Phân định thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân, Hải quan, Quản lý thị trường, Bộ đội biên phòng và Cảnh sát biển
1. Những người có thẩm quyền của Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 34 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Những người có thẩm quyền của cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 8, Điểm d, đ Khoản 2 Điều 12, Điều 17, Điều 20, Điều 22, Điều 28 và Điều 30 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 35 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Những người có thẩm quyền của cơ quan quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều: 13, 14, 15, 16, 18, 19, 24, 25, 27 và 30 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 36 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Những người có thẩm quyền của lực lượng bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 17, Khoản 1 Điều 18, Khoản 4 Điều 19, Điều 20, Điều 27, Khoản 6 Điều 28 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
5. Những người có thẩm quyền của lực lượng cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 17, Khoản 1 Điều 18, Khoản 4 Điều 19, Điều 20, Điều 27, Khoản 6 Điều 28 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 38 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
nhayNội dung quy định về thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực giống cây trồng nêu tại Điều này bị bãi bỏ bởi điểm b khoản 2 Điều 39 Nghị định 31/2023/NĐ-CP.nhay
Điều 40. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định từ Điều 31 đến Điều 38 của Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo chức năng, quyền hạn được giao thuộc lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
nhayNội dung quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng nêu tại Điều này bị bãi bỏ bởi điểm b khoản 2 Điều 39 Nghị định 31/2023/NĐ-CP. nhay
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 41. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 6 năm 2016.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 114/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Điều 42. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật xảy ra trước khi Nghị định này đã có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.
Điều 43. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn chi tiết, tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
-
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chtịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTN (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Xuân Phúc

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

Decree No.31/2016/ND-CP dated May 06, 2016 of the Government on penalties for administrative violations against regulations on plant varieties, plant protection and quarantine

Pursuant to the Law on the Organization of the Government dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Actions against administrative violations dated June 20, 2012;

Pursuant to the Law on intellectual property dated November 29, 2005 and the Law dated June 19, 2009 on amendments to certain articles of the Law on intellectual property;

Pursuant to the Law on plant protection and quarantine dated November 25, 2013;

Pursuant to the Ordinance on plant varieties dated March 24, 2004;

At the request of Minister of Agriculture and Rural Development;

The Government promulgates a decree on penalties for administrative violations against regulations on plant varieties, plant protection and quarantine.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scopeof adjustment

1.This Decree deals with violations, penalties, fines, remedial measures against administrative violations, the power to impose penalties against administrative violations against regulations on plant varieties, plant protection and quarantine.

2.Administrative violations against regulations on plant varieties, plant protection and quarantine prescribed in this Decree consist of:

a) Violations against regulations on plant varieties;

b) Violations against regulations on plant protection and quarantine, and pesticide products.

3.Other administrative violations against regulations on plant varieties, plant protection and quarantine which are not prescribed in this Decree shall apply other relevant Government s decrees on penalties for administrative violations against regulations on state management.

Article 2. Subject of application

This Circular shall apply to organizations and individuals (hereinafter referred to as entities) committing administrative violations against regulations on plant varieties, plant protection and quarantine in the territory of Vietnam.

Article 3. Prescriptive period of penalties for administrative violations

1.Prescriptive period of penalties for administrative violations against regulations on plant varieties, plant protection and quarantine is one year, except for administrative violations against regulations on intellectual property rights in plant varieties, and administrative violations against regulations on production, import, export and trading in plant varieties, pesticide products, plants and plant products, for which prescriptive period of penalties is two years.

2.The time to calculate the prescriptive period of penalties for administrative violations as prescribed in Clause 1 of this Article shall comply with regulations in Point b Clause 1 Article 6 of the Law on Actions against administrative violations.

Article 4. Penalties and remedial measures

1.Any entity committing any of administrative violations against regulations on plant varieties, plant protection and quarantine must face a warning or a fine.

2.Entities committing administrative violations might, subject to the nature and level of their violations, be compelled to take the following additional penalties:

a) Suspension of practicing certificates or permits, consisting of: Practicing certificate for representative service of rights to plant varieties; Plant variety rights assessor’s card; Certificate of elite trees or certificate of bud wood orchards; Decision on authorization for plant variety testing; Practicing card for treatment of plant quarantine subjects; Practicing card for treatment of plant quarantine subjects; Certificate of eligibility for production of pesticides; Certificate of eligibility for pesticide sales; Permit to import pesticides; Permit for pesticide testing; Phytosanitary certificate;

b) Suspension of operation registration certificates;

c) Confiscation of the exhibits of administrative violations against regulations on plant varieties, plant protection and quarantine.

3.Apart from remedial measures prescribed in Points a, c, d, dd, e, g, h, i Clause 1 Article 28 of the Law on Actions against administrative violations, this Decree provides for certain remedial measures as below:

a) Change using purposes of plant varieties;

b) Label each source of plant variety with varietal batch code;

c) Make records of delivery of propagating materials;

d) Transfer rights to use plant varieties;

dd) Pay remunerations to plant breeders as regulated;

e) Assist owners of plant variety patents in controlling propagating materials of registered plant varieties;

g) Recycle pesticides which contain 70% of active ingredients or higher in comparison with applicable standards and corresponding technical regulations;

h) Implement preventive measures against plant pests upon the decision on announcement of plant pests;

i) Carry out treatment of wooden packages as regulated;

k) Carry out the treatment of plant quarantine subjects which are infected with quarantine plant pests;

l) Annul plant variety testing results;

m) Change labels as regulated.

Article 5. Regulations on fines and the power to impose fines

1.The maximum fine for a violation against regulations on plant varieties, plant protection and quarantine incurred by an individual is VND 50,000,000; that incurred by an organization is VND 100,000,000.

2.The fines in this Decree are applied to individuals who commit administrative violations. The fine incurred by an organization is twice as much as the fine incurred by an individual for the same violation.

3.The maximum fines imposed by the persons mentioned in this Decree are incurred by individuals; the maximum fines they may impose upon organizations are twice as much as the fines incurred by individuals.

Chapter II

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, PENALTIES, FINES AND REMEDIAL MEASURES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON PLANT VARIETIES

Article 6. Violations against regulations on management, use and conservation of plant genetic resources in sanctuaries

1.A fine of from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for exploitation or use of plant genetic resources in sanctuaries beyond the limits approved by competent state authorities.

2.A fine of from VND 7,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for exploitation or use of plant genetic resources in sanctuaries without permission granted by competent state authorities.

3.A fine of from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Appropriation of genetic resources in sanctuaries;

b) Destruction of plant genetic resources in sanctuaries but the initial status of such genetic resources may be restored.

4.A fine of from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for destruction of plant genetic resources in sanctuaries at the level that the initial status of such genetic resources cannot be restored.

5.Additional penalties

Confiscation of the exhibits which are used to commit violations prescribed in Clauses 2, 3 and 4 of this Article.

6.Remedial measures:

Restore the initial status of genetic resources if any of the violations prescribed in Point b Clause 3 of this Article is committed.

Article 7. Violations against regulations on collection and conservation of rare plant genetic resources in the list of rare plant genetic resources of greatest conservation need

1.A fine of from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Appropriation of rare genetic resources in sanctuaries;

b) Destruction of rare genetic resources in sanctuaries but the initial status of such genetic resources may be restored.

2.A fine of from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for destruction of plant genetic resources in sanctuaries at the level that the initial status of such genetic resources cannot be restored.

3.Additional penalties

Confiscation of the exhibits which are used to commit violations prescribed in Clauses 1, 2 of this Article.

4.Remedial measures:

Restore the initial status of genetic resources if any of the violations prescribed in Point b Clause 1 of this Article is committed.

Article 8. Violations against regulations on export of rare genetic resources and rare plant varieties

1.A fine of from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for export of a rare plant genetic resource with a quantity exceeding that specified in the written permission granted by competent state authorities.

2.A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for export of a rare plant genetic resource other than that specified in the written permission granted by competent state authorities.

3.A fine of from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for export of rare plant genetic resources without the written permission granted by competent state authorities.

4.A fine of from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for export of plant varieties in the List of rare plant varieties which are banned from export.

5.Additional penalties

Confiscation of the exhibits which are used to commit violations prescribed in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article.

6.Remedial measures:

Transfer earnings from violations prescribed in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article to competent authorities.

Article 9. Violations against regulations on Value for Cultivation and Use Testing (referred to as VCU testing), and Testing for Distinctness, Uniformity and Stability (referred to as DUS testing)

1.A fine of from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for failure to maintain the satisfaction of requirements for carrying out the testing which is approved by a competent state agency at the time when the testing is designated.

2.A fine of from VND 7,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for failure to comply with current regulations on testing.

3.A fine of from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for untrue announcement of testing results.

4.Additional penalties

Suspension of Decision on authorization for plant variety testing for a period from 06 to 12 months if any of the violations in Clause 3 of this Article is committed.

5.Remedial measures:

Announce accurate information about testing results if the violation in Clause 3 of this Article is committed.

Article 10. Violations against regulations on use of new plant varieties which are undergone testing and trial production

1.A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for testing of a new plant variety in the testing area that exceeds 30% or more of the regulated one.

2.A fine of from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for any of the following violations against regulations on trial production of plant varieties:

a) Failure to provide cultivation techniques and methods of plant varieties undergoing trial production to growers;

b) Failure to make the contract or the list which specifies name and address of the entity in charge of trial production, period of trial production, and quantity of plant varieties transferred for trial production;

c) Failure to make records of plant varieties during the trial production.

3.A fine of from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Failure to carry out the trial production of a plant variety in a suitable ecological region as approved by a competent agency;

b) Carrying out the trial production of a new plant variety in the producing area that exceeds below 30% of the regulated one.

4.A fine of from VND 25,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for the trial production of a new plant variety in the producing area that exceeds from 30% to below 70% of the regulated one.

5.A fine of from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for the trial production of a new plant variety in the producing area that exceeds 70% or more of the regulated one.

Article 11. Violations against regulations on management of elite trees and bud wood orchards of perennial industrial plants and fruit plants

1.A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Failure to label plant varieties with varietal batch codes;

b) Failure to satisfy criteria for exploiting plant varieties, or exploitation of plant varieties infected with any dangerous plant pest or degenerative plant varieties;

c) Failure to cultivate S0seedling and S1seedling in qualified net houses which can prevent vector entry;

d) Exploitation of propagating materials in excess of the limits specified in Certificate of elite trees or bud wood orchards;

dd) Failure to make records of delivery of propagating materials;

2.Additional penalties

Suspension of Certificate of elite trees or bud wood orchards for a period from 03 to 06 months if any of the violations in Points b, c, d and dd Clause 1 of this Article is committed.

3.Remedial measures:

a) Label plant variety sources with varietal batch codes if the violation in Point a Clause 1 of this Article is committed;

b) Make records of delivery of propagating materials if the violation in point dd Clause 1 of this Article is committed;

c) Destroy plant varieties infected with dangerous plant pests or degenerative plant varieties if any of the violations in Points b and c Clause 1 of this Article is committed.

Article 12. Violations against regulations on rights of owners of plant variety patents

1.A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for the use of a plant variety, of which the application for a patent has been accepted, for commercial purposes without payment of compensates as regulated in Article 189 of the Law on intellectual property.

2.A fine of from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for use of rights of a plant variety patent owner on propagating materials of a registered plant variety without consent of such patent owner for any of the following purposes:

a) Production or propagation;

b) Treatment for propagation purpose;

c) Offering;

d) Sales or performance of activities for access to the market;

dd) Export;

e) Import;

g) Storage for performing any of the acts in Points a, b, c, d, dd and e of this Clause;

h) Performance of any of the acts in Points a, b, c, d, dd and e of this Clause with regard to plant varieties of which the production must use the registered varieties;

i) Performance of any of the acts in Points a, b, c, d, dd and e of this Clause with regard to plant varieties originated from registered plant varieties, except for the cases where a registered plant variety is originated from another.

3.A fine of from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for use of a variety denomination which is the same or similar with the denomination of a registered variety of the same, or a closely related, species.

4.Additional penalties

Confiscation of the exhibits which are used to commit any of the violations prescribed in Clauses 1, 2 of this Article.

5.Remedial measures:

Transfer earnings from the commitment of any of the administrative violations in this Article.

Article 13. Violations against regulations on obligations of owners of plant variety patents and plant breeders

1.A fine of from VND 15,000,000 to VND 25,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Owners of plant variety patents fail to transfer the rights to use registered varieties upon decisions on compulsory transfer granted by competent agencies.

b) Owners of plant variety patents fail to pay remuneration to plant breeders as regulated;

c) Owners of plant variety patents fail to maintain the satisfaction of requirements ondistinctness, uniformity and stability of registered plant varieties as at the time when plant variety patents are granted but still exploit and use propagating materials;

d) Plant breeders fail to assist owners of plant variety patents in maintaining propagating materials of registered plant varieties;

2.A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for use of plant variety patents, whose validity is expired, suspended or annulled, to exercise rights to plant varieties.

3.Additional penalties

Confiscation of plant variety patents if any of the violations in Point c Clauses 1 and 2 of this Article is committed.

4.Remedial measures:

Fulfill obligations if any of the violations in Points a, b and d Clause 1 of this Article is committed.

Article 14. Violations against regulations on conditions for production and sale of major plant varieties

1.A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for any of the following violations against regulations on conditions for sale of major plant varieties:

a) Failure to establish business locations and facilities conformable to each species of plant and each grade of variety;

b) Failure to hire technicians who possess intermediate-level education qualifications in cultivation or plant protection, or certificates of training in cultivation or plant protection, or higher.

2.A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for any of the following violations against regulations on conditions for production of major plant varieties for commercial purpose:

a) The production location is not conformable with the planning in agriculture sector; or production requirements for each species of plant, and those for each grade of variety as regulated;

b) Technical facilities and equipment are not conformable with the production process and techniques for each species of plant, and those for each grade of variety as regulated;

c) Failure to hire technicians who possess intermediate-level education qualifications in cultivation or plant protection, or higher.

d) Failure to hire technicians who possess bachelor s degrees, or higher, in agronomy, cultivation, or plant protection, to carry out the production of pre-basic seeds, basic seeds, parental seeds and hybrid seeds.

3.Additional penalties

The production of plant varieties shall be suspended for 06 – 12 months if any of the violations in Clauses 2 of this Article is committed.

Article 15. Violations against regulations on production of plant varieties

1. A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for production of plant varieties without going through production process for each species of plant or each grade of plant variety.

2. A fine of from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Production of varieties of perennial industrial trees or fruit trees by vegetative propagation methods without using propagating materials from certified elite trees or bud wood orchards with the scale of under 5,000 plants;

b) Production of major varieties of forest trees without using propagating materials from certified parental trees, bud wood orchards, variety nurseries or sapling forests with the scale of under 10,000 plants.

3. A fine of from VND 15,000,000 to VND 25,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Production of varieties of perennial industrial trees or fruit trees by vegetative propagation methods without using propagating materials from certified elite trees or bud wood orchards with the scale of 5,000 plants or more;

b) Production of major varieties of forest trees without using propagating materials from certified parental trees, bud wood orchards, variety nurseries or sapling forests with the scale of 10,000 plants or more.

4. A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for production, for commercial purposes, of plant varieties which are not in the list of plant varieties eligible for production and sale in Vietnam, or are not recognized as new plant varieties by Ministry of Agriculture and Rural Development.

5. Remedial measures:

a) Change purposes of use or destruct plant varieties if any of the violations in Clauses 1, 2 and 3 of this Article is committed;

b) Transfer illegal benefits obtained from the violation mentioned in Clause 4 of this Article to state budget;

c) Destruct plant varieties if the violation mentioned in Clause 4 of this Article is committed.

Article 16. Violations against regulations on sale of plant varieties

1. A fine of from VND 6,000,000 to below VND 10,000,000 shall be imposed for any of the following violations committed in the course of sale of plant varieties in which value of the varietal batch is from VND 10,000,000 to below VND 20,000,000:

a) Sale of plant varieties whose period of use expires;

b) Sale of plant varieties which are not in the list of plant varieties eligible for production and sale in Vietnam, or are not recognized as new farm crop or forest tree varieties by Ministry of Agriculture and Rural Development.

2. Fines for the violations in Clause 1 of this Article:

a) A fine of from VND 10,000,000 to below VND 14,000,000 if value of the varietal batch is from VND 20,000,000 to below VND 30,000,000:

b) A fine of from VND 14,000,000 to below VND 20,000,000 if value of the varietal batch is from VND 30,000,000 to below VND 40,000,000:

c) A fine of from VND 20,000,000 to below VND 30,000,000 if value of the varietal batch is from VND 40,000,000 to below VND 50,000,000:

d) A fine of from VND 30,000,000 to below VND 40,000,000 if value of the varietal batch is from VND 50,000,000 to below VND 70,000,000:

dd) A fine of from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 if value of the varietal batch is more than VND 70,000,000.

3. Remedial measures:

Change purposes of use or destruct plant varieties if any of the violations mentioned in this Article is committed.

Article 17. Violations against regulations on import of plant varieties and plant genetic resources which are not rare plant genetic resources

1. A fine of from VND 15,000,000 to VND 25,000,000 shall be imposed for import of plant varieties or plant genetic resources inconsistently with written permission granted by Ministry of Agriculture and Rural Development.

2. A fine of from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for import of plant varieties or plant genetic resources without written permission granted by Ministry of Agriculture and Rural Development.

3. A fine of from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for import of plant genetic resources or plant varieties that are harmful to manufacturing, human health, environment or ecosystem.

4. Remedial measures:

a) Re-export or destruct plant varieties or plant genetic resources if any of the violations mentioned in Clauses 1 and 2 of this Article is committed;

b) Destruct plant varieties or plant genetic resources if the violation mentioned in Clause 3 of this Article is committed.

Article 18. Violations against regulations on management of permits/certificate of practice in plant varieties

1. A fine of from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed for using permits/certificates of practice in plant varieties of other persons, including the following types:

a) Certificate of elite trees or bud wood orchards;

b) Decision on authorization for plant variety testing;

c) Certificates of sample-taking persons, individuals in charge of testing plant varieties, plant variety rights assessor s card;

d) Practicing certificate for representative service of rights to plant varieties;

dd) Permit for import/export of genetic resources of plant varieties.

2. A fine of from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for deliberately changing contents of any of the following documents:

a) Types of documents mentioned in Clause 1 of this Article;

b) Certificate of conformity of plant varieties;

c) Written record of assessment results; written record of testing results of plant variety sample.

3. A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for forging the application for any of documents mentioned in Clause 2 of this Article that not liable to criminal prosecutions.

4. Remedial measures:

a) Transfer illegal benefits obtained from the violations mentioned in Clause 1 of this Article to state budget;

b) Revoke relevant certificates/documents if any of the violations mentioned in Clause 2 of this Article is committed;

c) Revoke and destruct relevant certificates/documents if the violation mentioned in Clause 3 of this Article is committed.

Chapter III

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, PENALTIES, FINES AND REMEDIAL MEASURES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AGAINST REGULATIONS ON PLANT PROTECTION AND QUARANTINE

Article 19. Violations against regulations on plant pest prevention and control

1. A warning or a fine of from VND 200,000 to VND 500,000 shall be imposed upon an individual who directly provides plant protection services but fails to meet requirements for qualifications in plant protection as regulated by the law.

2. A fine of from VND 500,000 to VND 1,500,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Deliberately failing to adopt proper measures against plant pests as requested and instructed by competent state agencies upon the decision on announcement of plant pests;

b) Providing plant protection services without written permission granted by communal-level people’s committees.

3. A fine of from VND 1,500,000 to VND 3,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Failure to adopt measures against plant pests as requested and instructed by competent state agencies upon the decision on announcement of plant pests;

b) Failing to appoint personnel and arrange facilities to serve the testing of plant quarantine subjects at the requests of specialized plant protection and quarantine agencies without legitimate reasons.

4. A fine of from VND 3,000,000 to VND 6,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Transport and use of plant varieties or planting materials infected with plant pests from the area where the plant pests are announced to other areas;

b) Import, transport, reproduction, raising or storage of plant pests without written permission granted by Minister of Agriculture and Rural Development;

c) Spreading plant pests.

5. A fine of from VND 6,000,000 to VND 12,000,000 shall be imposed for committing any of the violations mentioned in Points a, b Clause 4 of this Article for commercial purposes.

6. Remedial measures:

a) Implement measures against plant pests as regulated if any of the violations in Point a Clauses 2 and Point a Clause 3 of this Article is committed;

b) Destruct plant varieties, planting materials, and plant pests if any of the violations mentioned in Clause 4 of this Article is committed.

c) Transfer illegal benefits obtained from the violation mentioned in Clause 5 of this Article to state budget.

Article 20. Violations against regulations on imported, exported and in-transit plant quarantine

1. A fine of from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Failing to carry out procedures for plant quarantine before plant quarantine subjects are imported/exported or in transit;

b) Failing to make statement or carry out procedures for plant quarantine for plant quarantine subjects brought together with cabin luggage or checked luggage.

2. A fine of from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Carrying plant quarantine subjects into Vietnam without carry out quarantine procedures at border gates;

b) Carrying plant quarantine subjects into Vietnam without Phytosanitary Certificate granted in the exporting country, except for the cases where plant quarantine subjects carried are certified by a specialized plant protection and quarantine agency – Ministry of Agriculture and Rural Development;

c) Failing to obtain Phytosanitary Certificate for imported plants as regulated, except for the cases where certification is granted by specialized plant protection and quarantine agency – Ministry of Agriculture and Rural Development.

3. A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Transporting or transiting plant quarantine subjects without implementing measures against plant pests in conformity with Vietnam s regulations;

b) Failing to transport or transit plant quarantine subjects in conformity with the routes regulated by specialized agencies for plant protection and quarantine, or storing in-transit plant quarantine subjects in the territory of Vietnam over the permitted period;

c) Failing to carry out the treatment of wooden packages as regulated.

4. A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Providing false information or hiding plant quarantine subjects when a plant protection and quarantine agency carries out the quarantine inspection of import/export shipments;

b) Putting plant quarantine subjects of which the quarantine inspection is not yet carried out in shipments for which Phytosanitary Certificates have been granted;

c) Arbitrarily breaking the seal, loading/unloading, carrying out the transshipment, ship-to-ship transfer, carriage transfer or detachment of plant quarantine subjects which are exported, imported or in transit via means of transport under the inspection of specialized agencies for plant protection and quarantine.

5. A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Carrying plant quarantine subjects into the territory of Vietnam but failing to implement mandatory measures as specified in the Phytosanitary Certificate;

b) Carrying plant quarantine pests or pests subject to control or live alien pests into the territory of Vietnam without obtaining permission from Minister of Agriculture and Rural Development;

c) Transporting soils into Vietnam, except for the cases where a written permission has been granted by Minister of Agriculture and Rural Development;

d) Failing to re-export plant quarantine subjects infected with plant quarantine pests or alien pests within a regulated period upon a decision by a specialized agency for plant protection and quarantine;

dd) Transporting plant quarantine subjects that are infected with plant quarantine pests but are not thoroughly treated as designated by specialized agencies for plant protection and quarantine.

6. Remedial measures:

a) Re-export or destruct plant quarantine subjects if the violation mentioned in Point b Clause 1 of this Article is committed;

b) Send plant quarantine subjects out of the territory of Vietnam upon decisions of specialized agencies for plant protection and quarantine if any of the violations mentioned in Points b, c Clause 2, Point c Clause 5 of this Article is committed; or the violation mentioned in Point a Clause 5 of this Article is committed again;

Over the period of 30 days from the date on which a competent state agency granted decision on imposition of penalties, if plant quarantine subjects are still in the territory of Vietnam, competent persons mentioned in Clause 4 Article 33 of this Decree may make decision on destruction of such plant quarantine subjects, except for legitimate reasons.

c) Carry out treatment of wooden packages if the violation mentioned in Point c Clause 3 of this Article is committed;

d) Destruct plant quarantine pests, or pests subject to control, or live alien pests if the violation mentioned in Point b Clause 5 of this Article is committed;

dd) Carry out a thorough treatment of plant quarantine subjects which are infected with quarantine plant pests if the violation mentioned in Point dd Clause 5 of this Article is committed.

Article 21. Violations against regulations on domestic plant quarantine

1. A warning or a fine of from VND 200,000 to VND 500,000 shall be imposed for failing to obtain Phytosanitary Certificate for imported, in-transit or domestically transported plants from a specialized agency for plant protection and quarantine when plant quarantine subjects are transported from an area where the plant pests are announced to other areas.

2. A fine of from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Failing to transport or load/unload plant quarantine subjects which are infected with plant quarantine pests, pests subject to control or alien pests in regulated places as mentioned in Phytosanitary Certificates for imported, in-transit or domestically transported plants;

b) Transporting plant quarantine subjects to places that are not regulated in the Phytosanitary Certificate.

3. A fine of from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Transporting plant quarantine pests, pests subject to control or alien pests to various regions in the territory of Vietnam;

b) Transporting or selling plant quarantine subjects that are infected with plant quarantine pests, pests subject to control or alien pests as certified but failing to adhere to regulations of competent agencies on plant protection and quarantine;

c) Failing to implement measures to localize, block and eliminate epidemic niduses, pests subject to control or alien pests upon decisions of competent agencies on plant protection and quarantine.

4. A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for failing to implement measures for treatment of plant quarantine subjects infected with plant quarantine pests, or pests subject to control of Vietnam, or alien pests.

5. A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for failing to comply with regulations and decisions by specialized agencies for plant protection and quarantine on the treatment of plant quarantine pests.

6. Remedial measures:

a) Implement measures to stop the spread of plant quarantine pests if any of the violations mentioned in Clauses 2, 3 and 5 of this Article is committed;

b) Destruct plant quarantine subjects that are infected with quarantine plant pests if any of the violations mentioned in Clauses 4, 5 of this Article is committed.

Article 22. Violations against regulations on plant quarantine inspection of imported useful organisms and plant varieties

1. A fine of from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed for failing to report to the local plant protection and quarantine agency on the cultivation of firstly imported plant varieties in such local area upon the notice of specialized agency for plant protection and quarantine.

2. A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Failure to comply with regulations on import, raising and use of useful organisms;

b) Failing to carry out the cultivation of firstly imported plant varieties in regulated places as mentioned in Phytosanitary Certificates granted by specialized agencies for plant protection and quarantine.

3. A fine of from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for carrying out the cultivation or production of imported plant varieties outside the isolation areas while a specialized agency for plant protection and quarantine does not come to the conclusion of pest infection of plant varieties the cultivation/production of which must be carried out in isolation areas.

4. Remedial measures

Destruct imported useful organisms or plant varieties if any of the violations mentioned in Clause 2 and Clause 3 of this Article is committed.

Article 23. Violations against regulations on treatment of plant quarantine subjects

1. A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Manager of an organization practicing treatment of plant quarantine subjects does not possess professional qualifications as regulated;

b) Using persons who directly practices the treatment of plant quarantine subjects but do not have practicing cards for treatment of plant quarantine subjects;

c) Failing to meet requirements on technical methods, facilities and equipment for practicing the treatment of plant quarantine subjects as regulated;

d) Failing to meet requirements on warehouse of fumigants.

2. A fine of from VND 7,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Using a type of fumigants whose commercial name is not in the list of pesticides permitted for use in Vietnam;

b) Using fumigants which are not in conformity with applicable standards and corresponding technical regulations;

c) Treatment of plant quarantine subjects and/or wooden packages is not in conformity with regulated technical processes;

d) Practicing treatment of plant quarantine subjects without obtaining a practicing certificate for treatment of plant quarantine subjects.

3. A fine of from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for any of the following violations committed while practicing the fumigation:

a) Using types of fumigants in the list of pesticides banned from use in Vietnam;

b) Failing to comply with regulations on use of fumigants which causes adverse effect on quality of plant quarantine subjects being fumigated;

c) Practicing treatment of plant quarantine subjects which are stated in violation announcements by competent plant quarantine agencies in importing countries;

4. Additional penalties

a) Suspend practicing cards for treatment of plant quarantine subjects for 01 - 03 months if having aggravating factors for the violation mentioned in Point c Clause 2 of this Article;

b) Suspend practicing certificates for treatment of plant quarantine subjects for 01 - 06 months if any of the violations mentioned in Points a, b Clause 2 and Points a, b Clause 3 of this Article is committed;

c) Suspend practicing activities for treatment of plant quarantine subjects for 01 - 03 months if any of the violations mentioned in Clause 1 of this Article is committed;

d) Suspend practicing activities for treatment of plant quarantine subjects for 03 - 06 months if the violation mentioned in Point c Clause 3 of this Article is repeated.

Article 24. Violations against regulations on production of pesticides

1. A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Carrying out the production of pesticides while Certificate of eligibility for production of pesticides expires;

b) Failing to maintain the satisfaction of conditions for production of pesticides as regulated in Article 61 of the Law on plant protection and quarantine while carrying out production activities;

c) Carrying out the production of pesticides inconsistently with contents specified in the issued Certificate of eligibility for production of pesticides;

d) Failing to carry out the quality control of each batch of formulated pesticides, or failing to retain documents, quality control certificate and pesticide sample of each batch of formulated pesticides as regulated by the law.

2. A fine of from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Packing formulated pesticides whose expiration dates are over;

b) Producing pesticides whose labeling contents are not in conformity with those stated in pesticide registration certificate.

3. A fine of from VND 15,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Carrying out the production of pesticides without obtaining Certificate of eligibility for production of pesticides;

b) Packing pesticides in the form of glass syringes;

c) Continuing the production of pesticides while production activities are suspended, or certificate of eligibility for production of pesticides is suspended or revoked by a competent state agency;

d) Failing to recollect or comply with period for recollecting pesticides under competent agency’s decision.

4. A fine of from VND 20,000,000 to VND 25,000,000 shall be imposed for production of pesticides which are not in the list of pesticides permitted for use in Vietnam, except for the cases where an import permit is granted as regulated in Clause 2 Article 67 of the Law on plant protection and quarantine.

5. A fine of from VND 25,000,000 to VND 35,000,000 shall be imposed for production of pesticides which are in the list of pesticides banned from use in Vietnam if the amount of formulated pesticides is below 50 kilograms (or 50 liters).

6. A fine of from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for production of pesticides which are in the list of pesticides banned from use in Vietnam if the amount of formulated pesticides is from 50 kilograms (or 50 liters) to 100 kilograms (or 100 liters).

7. With regard to the production of pesticides which are in the list of pesticides banned from use in Vietnam, and where the amount of formulated pesticides exceeds 100 kilograms (or 100 liters), the competent person in charge of processing the case must transfer records of such violation to a criminal proceedings agency in order to carry out the criminal prosecution as regulated in Article 62 of the Law on actions against administrative violations. A fine of VND 50,000,000 shall be imposed if the criminal proceedings agency does not make decision on filing of criminal charges.

8. Additional penalties

a) Suspend activities of producer of pesticides for 06 months if the violation mentioned in Point d Clause 3 of this Article is committed;

b) Suspend certificate of eligibility for production of pesticides for 03 - 06 months if the violation mentioned in Clause 4 of this Article is committed;

b) Suspend certificate of eligibility for production of pesticides for 06 - 12 months if any of the violations mentioned in Clauses 5, 6 of this Article is committed.

9. Remedial measures

a) Destruct or re-export formulated pesticides with recyclability if the violation in Point a Clause 2 of this Article is committed;

b) Recollect pesticides which have improper labels and eliminate improper contents or replace with proper labels as regulated if the violation mentioned in Point b Clause 2 of this Article is committed;

c) Destruct formulated pesticides or technical pesticides if any of the violations mentioned in Point b Clause 3, Clauses 4, 5, 6 and 7 of this Article is committed.

Article 25. Violations against regulations on sale of pesticides

1. A fine of from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed for any of the following violations against regulations on sale of pesticides:

a) Sale of pesticides together with other goods such as foods, foodstuffs, soft drink, cattle feed, medicines, veterinary medicines;

b) Sale of expired or unqualified pesticides, or those whose quality is not conformable with corresponding technical regulations, or commercial names are not in the list of pesticides permitted for use in Vietnam and the amount of formulated pesticides is below 5 kilograms (or 5 liters);

c) Selling pesticides while Certificate of eligibility for sale of pesticides expires;

d) Failing to maintain the satisfaction of conditions for sale of pesticides as regulated in Article 63 of the Law on plant protection and quarantine.

2. A fine of from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for any of the following violations against regulations on sale of pesticides:

a) Sale of expired or unqualified pesticides, or those whose quality is not conformable with corresponding technical regulations, or commercial names are not in the list of pesticides permitted for use in Vietnam and the amount of formulated pesticides is from 5 kilograms (or 5 liters) to 20 kilograms (or 20 liters);

b) Sale of a type of pesticides in the list of pesticides banned from use in Vietnam and the amount of formulated pesticides is below 3 kilograms (or 3 liters);

c) Selling pesticides without obtaining a Certificate of eligibility for sale of pesticides.

3.A fine of from VND 5,000,000 to VND 8,000,000 shall be imposed for any of the following violations against regulations on sale of pesticides:

a) Sale of expired or unqualified pesticides, or those whose quality is not conformable with corresponding technical regulations, or commercial names are not in the list of pesticides permitted for use in Vietnam and the amount of formulated pesticides is from 20 kilograms (or 20 liters) to 100 kilograms (or 100 liters);

b) Selling a type of pesticides in the list of pesticides banned from use in Vietnam and the amount of formulated pesticides is from 03 kilograms (or 03 liters) to below 05 kilograms (or 05 liters);

c) Selling pesticides which are packed in the form of glass syringes;

d) Selling pesticides which are used as fumigants to persons who do not obtain practicing cards for treatment of plant quarantine subjects, or entities that do not obtain practicing certificates for treatment of plant quarantine subjects;

dd) Providing false instructions for use to buyers of pesticides;

e) Selling pesticides while sale activities are suspended, or certificate of eligibility for sale of pesticides is suspended or revoked.

4.A fine of from VND 8,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Sale of expired or unqualified pesticides, or those whose quality is not conformable with corresponding technical regulations, or commercial names are not in the list of pesticides permitted for use in Vietnam and the amount of formulated pesticides is from 100 kilograms (or 100 liters) to below 300 kilograms (or 300 liters);

b) Selling a type of pesticides in the list of pesticides banned from use in Vietnam and the amount of formulated pesticides is from 05 kilograms (or 05 liters) to below 10 kilograms (or 10 liters).

5.A fine of from VND 15,000,000 to VND 25,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Sale of expired or unqualified pesticides, or those whose quality is not conformable with corresponding technical regulations, or commercial names are not in the list of pesticides permitted for use in Vietnam and the amount of formulated pesticides is from 300 kilograms (or 300 liters) to below 500 kilograms (or 500 liters);

b) Selling a type of pesticides in the list of pesticides banned from use in Vietnam and the amount of formulated pesticides is from 10 kilograms (or 10 liters) to below 20 kilograms (or 20 liters).

6.A fine of from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Sale of expired or unqualified pesticides, or those whose quality is not conformable with corresponding technical regulations, or commercial names are not in the list of pesticides permitted for use in Vietnam and the amount of formulated pesticides is from 500 kilograms (or 500 liters) to below 1,000 kilograms (or 1,000 liters);

b) Selling a type of pesticides in the list of pesticides banned from use in Vietnam and the amount of formulated pesticides is from 20 kilograms (or 20 liters) to below 30 kilograms (or 30 liters).

7.A fine of from VND 40,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

b) Sale of expired or unqualified pesticides, or those whose quality is not conformable with corresponding technical regulations, or commercial names are not in the list of pesticides permitted for use in Vietnam and the amount of finished pesticides is 1,000 kilograms (or 1,000 liters) or above;

b) Selling a type of pesticides in the list of pesticides banned from use in Vietnam and the amount of formulated pesticides is from 30 kilograms (or 30 liters) to below 50 kilograms (or 50 liters).

8.With regard to the sale of pesticides which are in the list of pesticides banned from use in Vietnam, and where the amount of formulated pesticides exceeds 50 kilograms (or 50 liters), the competent person in charge of processing the case must transfer records of such violation to a criminal proceedings agency in order to carry out the criminal prosecution as regulated in Article 62 of the Law on actions against administrative violations. A fine of up to VND 50,000,000 shall be imposed if the criminal proceedings agency does not make decision on filing of criminal charges.

9.Additional penalties

Suspend certificate of eligibility for sale of pesticides for 01 - 06 months for sale of pesticides which are not in the list of pesticides permitted for use in Vietnam, or sale of pesticides which are banned from sale in Vietnam as regulated in Clauses 4, 5, 6 and 7 of this Article.

10.Remedial measures

a) Recollect and return expired or unqualified pesticides, or pesticides whose quality is not conformable with corresponding technical regulations as regulated in Point b Clause 1, Point a Clause 2, Point a Clause 3, Point a Clause 4, Point a Clause 5, Point a Clause 6 and Point a Clause 7 of this Article to relevant producers or distributors for destruction or recycling, if possible.

b) Destruct pesticides which are in the list of pesticides banned from use in Vietnam, and/or those whose commercial names are not in the list of pesticides permitted for use in Vietnam, and/or pesticides packed in the form of glass syringes if the violations in Point c Clause 3, Points a, b Clause 2, Points a, b Clause 3, Clause 4, Clause 5, Clause 6, Clause 7 and Clause 8 of this Articles is committed.

Article 26. Violations against regulations on use of pesticides

1. A warning or a fine of from VND 200,000 to VND 500,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Failing to follow instructions for use which are stated in labels of pesticides;

b) Failing to collect and put packages of used pesticides in regulated places.

2. A fine of from VND 1,000,000 to VND 2,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Using a type of pesticides whose commercial names are not in the list of pesticides permitted for use in Vietnam;

b) Using pesticides which are packed in the form of glass syringes.

3. A fine of from VND 2,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed for failing to follow instructions for use as stated labels of pesticides, leading to dangerous consequences.

4. A fine of from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for using pesticides which are in the list of pesticides banned from use in Vietnam.

5. Remedial measures

a) Destruct pesticides if any of the violations mentioned in Clauses 2, 4 of this Article is committed;

b) Implement measures for controlling environmental pollution if the violation mentioned in Clause 3 of this Article is committed.

Article 27. Violations against regulations on transport of pesticides

1. A warning or a fine of from VND 500,000 to VND 1,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Failing to meet technical requirements on vehicles for transporting pesticides;

b) Transporting pesticides together with other goods such as foods, foodstuffs, soft drink, cattle feed, medicines, veterinary medicines;

c) Transporting chemical pesticides by public transport vehicles.

2. Penalties for administrative violations against regulations on sale of pesticides mentioned in Article 25 of this Article shall be imposed for transporting banned pesticides, or pesticides whose commercial names are not in the list of pesticides permitted for use in Vietnam.

Article 28. Violations against regulations on import of pesticides

1. A fine of from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Importing formulated pesticides which are in the list of pesticides permitted for use in Vietnam from a manufacturer other than that stated in the pesticide registration certificate granted in Vietnam;

b) Importing formulated pesticides which are in the list of pesticides permitted for use in Vietnam but remaining of shelf life, as of the date on which such pesticides enter Vietnam, is below two-thirds of that specified in their labels.

2. A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for importing pesticides which are in the list of pesticides banned from use in Vietnam to use as titrant in tests without obtaining Permit to import pesticides from Ministry of Agriculture and Rural Development.

3. A fine of from VND 10,000,000 to VND 15,000,000 shall be imposed for import of unqualified formulated pesticides or technical pesticides, or those whose quality is not conformable with corresponding technical regulations.

4. A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Importing formulated pesticides or technical pesticides which are not in the list of pesticides permitted for use in Vietnam without Permit to import pesticides granted by Ministry of Agriculture and Rural Development;

b) Importing expired formulated pesticides or technical pesticides, or those packed in the form of glass syringes;

c) Importing formulated pesticides or technical pesticides other than those stated in the issued Permit;

d) Using, selling or failing to preserve the status quo of imported formulated pesticides or technical pesticides without obtaining notice of state inspection results on quality of imported pesticides.

5. A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for importing pesticides that contain methyl bromine or active ingredients with grade-I or grade-II acute toxicity upon Globally Harmonized System of Classification and Labeling of Chemicals (referred to as “GHS”) without obtaining Permit to import pesticides from Ministry of Agriculture and Rural Development.

6. A fine of from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for import of pesticides which are in the list of pesticides banned from use in Vietnam.

7. Remedial measures

a) Re-export pesticides if any of the violations mentioned in Clause 1 and Clause 3 of this Article is committed;

Over the period of 30 days from the date on which a competent state agency granted decision on imposition of penalties, if pesticides are still not re-exported, competent persons mentioned in Clause 4 Article 33 of this Decree may make decision on confiscation or destruction of exhibits of violations as regulated, except for legitimate reasons.

b) Re-export or destruct formulated pesticides and technical pesticides if any of the violations mentioned in Clause 2, Points a, b, c Clause 4, Clause 5 and Clause 6 of this Article is committed.

Article 29. Violations against regulations on pesticide testing for recording in the List of pesticides

1. A fine of from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Failing to obtain Permit for pesticide testing;

b) Failing to maintain the satisfaction of conditions for pesticide testing as regulated in Article 59 of the Law on plant protection and quarantine while carrying out relevant testing.

2. A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for any of the following violations:

a) Failing to comply with technical regulations, standards and methods, and requirements on pesticide testing as regulated;

b) Committing frauds of pesticide testing.

3. A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for making reports on testing results without carrying out the pesticide testing as regulated.

4. Additional penalties

Suspend activities of an entity carrying out pesticide testing for 03 – 06 months if any of the violations in Clauses 2, 3 of this Article is committed.

5. Remedial measures

Cancel pesticide testing results if any of the violations mentioned in Clauses 2, 3 of this Article is committed.

Article 30. Violations against regulations on management of permits/ certificates of plant protection and quarantine

1. A fine of from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for deliberately changing contents of any of the following documents:

a) Permit to import pesticides;

b) Permit for pesticide testing;

c) Pesticide registration certificate;

d) Phytosanitary Certificates for imported plants, or Phytosanitary Certificates for exported, imported, in-transit and domestically transported plants;

dd) Certificate of eligibility for production of pesticides; Certificate of eligibility for sale of pesticides;

e) Practicing certificate for treatment of plant quarantine subjects;

g) Practicing card for treatment of plant quarantine subjects;

h) Notice of state inspection results on quality of imported pesticides.

i) Certificate of plant protection services granted by a communal-level people’s committee.

2. A fine of from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for forging the application for any of documents mentioned in Clause 1 of this Article that not liable to criminal prosecutions.

3. A fine of from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for using pesticides for purposes other than those regulated in Permit to import pesticides.

4. Remedial measures:

a) Revoke relevant certificates/documents if any of the violations mentioned in Clause 1 of this Article is committed;

b) Revoke and cancel relevant certificates/documents if the violation mentioned in Clause 2 of this Article is committed.

Chapter IV

POWER TO RECORD AND IMPOSE PENALTIES FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

Article 31. Power to impose penalties of Presidents of people’s committees at various levels

1. Presidents of people’s committees of communes have the power to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine up to VND 5,000,000;

c) Confiscate the exhibits whose value is up to VND 5,000,000;

d) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c, dd Clause 1 Article 28 of the Law on Actions against administrative violations.

2. Presidents of people’s committees of districts have the power to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine up to VND 25,000,000;

c) Suspend practicing certificates/permits, or suspend relevant activities;

d) Confiscate the exhibits whose value is up to VND 25,000,000;

dd) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c, dd, e, h, i Clause 1 Article 28 of the Law on Actions against administrative violations and Clause 3 Article 4 of this Decree.

3. Presidents of people’s committees of provinces have the power to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine up to VND 50,000,000;

c) Suspend practicing certificates/permits, or suspend relevant activities;

d) Confiscate the exhibits for committing administrative violations;

dd) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c, d, dd, e, g, h, i Clause 1 Article 28 of the Law on Actions against administrative violations and Clause 3 Article 4 of this Decree.

Article 32. Power to impose penalties of inspectors of plant varieties

Inspectors of plant varieties have the power to impose penalties for administrative violations mentioned in Chapter II of this Decree. To be specific:

1. Agriculture and rural development inspectors, and persons who are assigned to carry out specialized inspections have the power to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine up to VND 500,000;

c) Confiscate the exhibits whose value is up to VND 500,000;

d) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c, dd Clause 1 Article 28 of the Law on Actions against administrative violations.

2. Chief Inspectors of Departments of Agriculture and Rural Development; Directors General or Forest Protection Sub-departments or Sub-departments of Forestry, Sub-departments of Fisheries, Plant Protection Sub-departments or Sub-departments of Crop Production and Plant Protection; Chiefs of inspectorates of Departments of Agriculture and Rural Development; Chiefs of inspectorates of Department of Crop Production, Forest Protection Sub-departments or Sub-departments of Forestry, Sub-departments of Fisheries, Plant Protection Sub-departments or Sub-departments of Crop Production and Plant Protection that are assigned to manage plant varieties have the power to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine up to VND 25,000,000;

c) Suspend practicing certificates/permits, or suspend relevant activities;

d) Confiscate the exhibits whose value is up to VND 25,000,000;

dd) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c, d, dd, e, g, h, i Clause 1 Article 28 of the Law on Actions against administrative violations and Points a, b, c, d, dd, e Clause 3 Article 4 of this Decree.

3. Chief of the Inspectorate of Ministry of Agriculture and Rural Development, and Chiefs of Inspectorates of Directorate of Fisheries, and Directorate of Water Resources have the power to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine up to VND 35,000,000;

c) Suspend practicing certificates/permits, or suspend relevant activities;

d) Confiscate the exhibits whose value is up to VND 35,000,000;

dd) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c, d, dd, e, g, h, i Clause 1 Article 28 of the Law on Actions against administrative violations and Points a, b, c, d, dd, e Clause 3 Article 4 of this Decree.

4. Chief Inspector of Ministry of Agriculture and Rural Development, Director General of Vietnam Administration of Forestry, Director General of Directorate of Fisheries, Director General of Department of Crop Production, and Director General of Plant Protection Department have the power to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine up to VND 50,000,000;

c) Suspend practicing certificates/permits, or suspend relevant activities;

d) Confiscate the exhibits for committing administrative violations;

dd) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c, d, dd, e, g, h, i Clause 1 Article 28 of the Law on Actions against administrative violations and Points a, b, c, d, dd, e Clause 3 Article 4 of this Decree.

Article 33. Power to impose penalties of inspectors of plant protection and quarantine

Inspectors of plant protection and quarantine have the power to impose penalties for administrative violations mentioned in Chapter III of this Decree. To be specific:

1. Agriculture and rural development inspectors, and persons who are assigned to carry out specialized inspections shall comply with regulations in Clause 1 Article 32 of this Decree.

2. Chief Inspectors of Departments of Agriculture and Rural Development; Directors General of Plant Protection Sub-departments or Sub-departments of Crop Production and Plant Protection; Chiefs of inspectorates of Departments of Agriculture and Rural Development; Chiefs of inspectorates of Plant Protection Department, Plant Protection Sub-departments or Sub-departments of Crop Production and Plant Protection have the power to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine up to VND 25,000,000;

c) Suspend permits/certificates of eligibility/certificates of practice in plant protection and quarantine, or suspend relevant activities;

d) Confiscate the exhibits whose value is up to VND 25,000,000;

dd) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c, d, dd, e, g, h, i Clause 1 Article 28 of the Law on Actions against administrative violations and Points g, h, i, k, l, m Clause 3 Article 4 of this Decree.

3. Chief of the Inspectorate of Ministry of Agriculture and Rural Development shall have the power to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine up to VND 35,000,000;

c) Suspend practicing certificates/permits, or suspend relevant activities;

d) Confiscate the exhibits whose value is up to VND 35,000,000;

dd) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c, d, dd, g, h, i Clause 1 Article 28 of the Law on Actions against administrative violations and Points g, h, i, k, l, m Clause 3 Article 4 of this Decree.

4. Chief Inspector of Ministry of Agriculture and Rural Development and Director General of Plant Protection Department have the power to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine up to VND 50,000,000;

c) Suspend permits/certificates of eligibility/certificates of practice in plant protection and quarantine, or suspend relevant activities;

d) Confiscate the exhibits for committing administrative violations;

dd) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c, d, dd, e, g, h, i Clause 1 Article 28 of the Law on Actions against administrative violations and Points g, h, i, k, l, m Clause 3 Article 4 of this Decree.

Article 34. Power to impose penalties of People’s Public Security Forces

1. Soldiers on duty of People’s Public Security Forces have the power to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine up to VND 500,000;

2. Heads of public security stations, and leaders of soldiers mentioned in Clause 1 of this Article have the power to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine up to VND 1,500,000;

3. Communal-level police chiefs, heads of public security stations, heads of public security stations at border gates and export processing zones have the power to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine up to VND 2,500,000;

c) Confiscate the exhibits whose value does not exceed the fine mentioned in Point b of this Clause;

d) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c, dd Clause 1 Article 28 of the Law on Actions against administrative violations.

4. District-level police chiefs; Chief of operation division of Railway and Road Traffic Police Department, Chief of operation division of Waterway Police Department; Chiefs of provincial-level police agencies, including Chiefs of Police Agencies for Administrative Management of Social Order, Chiefs of Order Police Agencies, Chiefs of Police Agencies for Investigation of Social Order-related Crimes, Chiefs of Police Agencies for Investigation of Crimes Related to Economic Management Order and Positions, Chiefs of the Police Agencies for Investigation of Drug-related Crimes, Chiefs of Railway and Road Traffic Police Agencies, Chiefs of Waterway Traffic Police Agencies, Chiefs of Anti-Environment Crime Police Agencies, Chiefs of Internal Political Security Agencies, Chiefs of Economic Security Agencies, Chiefs of Ideology & Cultural Security Agencies, and Chiefs of Information Security Agencies, have the power to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine up to VND 10,000,000;

c) Suspend practicing certificates/permits, or suspend relevant activities;

c) Confiscate the exhibits whose value does not exceed the fine mentioned in Point b of this Clause;

dd) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c, dd Clause 1 Article 28 of the Law on Actions against administrative violations.

5. Directors of Public Security Departments of provinces have the power to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine up to VND 25,000,000;

c) Suspend practicing certificates/permits, or suspend relevant activities;

d) Confiscate the exhibits whose value does not exceed the fine mentioned in Point b of this Clause;

dd) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c, dd, i, k Clause 1 Article 28 of the Law on Actions against administrative violations.

6. Directors General of Department of Internal Political Security, Department of Economic Security, Department of Ideology & Cultural Security, Department of Information Security, Police Department for Administrative Management of Social Order, Police Department for Investigation of Social Order-related Crimes, Police Department for Investigation of Crimes Related to Economic Management Order and Positions, Police Department for Investigation of Drug-related Crimes, Railway and Road Traffic Police Department, Waterway Police Department, Anti-Environment Crime Police Department, and Police Department for Hi-tech Crime Prevention, have the power to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine up to VND 50,000,000;

c) Suspend practicing certificates/permits, or suspend relevant activities;

d) Confiscate the exhibits for committing administrative violations;

dd) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c, dd, i, k Clause 1 Article 28 of the Law on Actions against administrative violations and Clause 3 Article 4 of this Decree.

Article 35. Power to impose penalties of Customs Authorities

1. Customs officials on duty have the power to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine up to VND 500,000;

2. Team leaders of Customs Branches, and team leaders of Post-clearance Audit Branches have the power to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine up to VND 5,000,000;

3. Directors General of Customs Branches and Post-clearance Audit Branches, leaders of customs enforcement teams affiliated to provincial, inter-provincial or city Customs Departments, leaders of anti-smuggling and control teams, leaders of customs procedure teams, leaders of marine control squads and leaders of intellectual property protection and control teams, affiliated to Anti-smuggling and Investigation Department, Vietnam Customs, have the power to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine up to VND 25,000,000;

d) Confiscate the exhibits whose value does not exceed the fine mentioned in Point b of this Clause;

d) Enforce the remedial measures mentioned in Points d, dd, g, i, k Clause 1 Article 28 of the Law on Actions against administrative violations.

4. Directors General of Anti-smuggling and Investigation Department, and Post-clearance Audit Department, affiliated to Vietnam Customs, and Directors General of provincial, inter-provincial or city Customs Departments have the power to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine up to VND 50,000,000;

c) Suspend practicing certificates/permits, or suspend relevant activities;

d) Confiscate the exhibits whose value does not exceed the fine mentioned in Point b of this Clause;

dd) Enforce the remedial measures mentioned in Points d, dd, g, i, k Clause 1 Article 28 of the Law on Actions against administrative violations.

5. Director General of Vietnam Customs has the power to:

a) Issue warnings;

b) Impose fines up to maximum levels mentioned in this Decree;

d) Confiscate the exhibits for committing administrative violations;

d) Enforce the remedial measures mentioned in Points d, dd, g, i, k Clause 1 Article 28 of the Law on Actions against administrative violations.

Article 36. Power to impose penalties of Market Surveillance Units

1. Market controllers on duty have the power to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine up to VND 500,000;

2. Leaders of Market Surveillance Teams have the power to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine up to VND 25,000,000;

c) Confiscate the exhibits whose value does not exceed the fine mentioned in Point b of this Clause;

d) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, dd, e, g, h, i, k Clause 1 Article 28 of the Law on Actions against administrative violations.

3. Directors General of Market Surveillance Departments affiliated to Departments of Industry and Trade, and Heads of Anti-smuggling Division, Anti-Counterfeiting Division, and Goods Quality Control Division, affiliated to Market Surveillance Agency, have the power to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine up to VND 50,000,000;

c) Confiscate the exhibits whose value does not exceed the fine mentioned in Point b of this Clause;

d) Suspend practicing certificates/permits, or suspend relevant activities;

dd) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c, d, dd, e, g, h, i, k Clause 1 Article 28 of the Law on Actions against administrative violations.

4. Director General of Market Surveillance Agency has the power to:

a) Issue warnings;

b) Impose fines up to maximum levels mentioned in this Decree;

c) Confiscate the exhibits for committing administrative violations;

d) Suspend practicing certificates/permits, or suspend relevant activities;

dd) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c, d, dd, e, g, h, i, k Clause 1 Article 28 of the Law on Actions against administrative violations.

Article 37. Power to impose penalties of Border Guard Forces

1. Border guards on duty have the power to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine up to VND 500,000;

2. Heads of border guard stations, and leaders of individuals mentioned in Clause 1 of this Article have the power to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine up to VND 2,500,000;

3. Heads of Border Guard Posts, Leaders of Marine Border Guard units, Commanders of border guard sub-regions, and Commanders of Border Guard Teams at Ports have the power to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine up to VND 10,000,000;

c) Confiscate the exhibits whose value does not exceed the fine mentioned in Point b of this Clause;

d) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c, dd, k Clause 1 Article 28 of the Law on Actions against administrative violations.

4. Commanders of Border Guard Units of provinces, Commanders of Marine Boarder Guard Fleets affiliated to the Border Guard High Command have the power to:

a) Issue warnings;

b) Impose fines up to maximum levels mentioned in this Decree;

c) Suspend practicing certificates/permits, or suspend relevant activities;

d) Confiscate the exhibits for committing administrative violations;

dd) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c, dd, i, k Clause 1 Article 28 of the Law on Actions against administrative violations.

Article 38. Power to impose penalties of Coast Guard Units

1. Coast guards on duty have the power to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine up to VND 1,000,000;

2. Heads of Coast Guard operation groups have the power to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine up to VND 2,500,000;

3. Heads of Coast Guard operation units and Heads of Coast Guard stations have the power to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine up to VND 5,000,000;

c) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c, dd Clause 1 Article 28 of the Law on Actions against administrative violations.

4. Heads of Coast Guard squads have the power to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine up to VND 10,000,000;

c) Confiscate the exhibits whose value does not exceed the fine mentioned in Point b of this Clause;

d) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c, d, dd, k Clause 1 Article 28 of the Law on Actions against administrative violations.

5. Heads of Coast Guard Fleets have the power to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine up to VND 15,000,000;

c) Confiscate the exhibits whose value does not exceed the fine mentioned in Point b of this Clause;

d) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c, d, dd, k Clause 1 Article 28 of the Law on Actions against administrative violations.

6. Commanders of Coast Guard regions have the power to:

a) Issue warnings;

b) Impose a fine up to VND 25,000,000;

c) Confiscate the exhibits whose value does not exceed the fine mentioned in Point b of this Clause;

d) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, c, d, dd, k Clause 1 Article 28 of the Law on Actions against administrative violations.

7. The Commander of Coast Guard High Command has the power to:

a) Issue warnings;

b) Impose fines up to maximum levels mentioned in this Decree;

c) Suspend practicing certificates/permits, or suspend relevant activities;

d) Confiscate the exhibits for committing administrative violations;

dd) Enforce the remedial measures mentioned in Points a, b, c, d, dd, k Clause 1 Article 28 of the Law on Actions against administrative violations.

Article 39. Determination of power to impose penalties of People’s Public Security, Customs Authorities, Market Surveillance Units, Border Guard Forces and Coast Guard Forces

1. Competent persons of People’s Public Security Forces have the power to impose penalties for administrative violations, impose additional penalties and enforce remedial measures for administrative violations mentioned in this Decree within their competence as regulated in Article 34 of this Decree and within the ambit of their functions, tasks and powers.

2. Competent persons of Customs Authorities have the power to impose penalties for administrative violations, impose additional penalties and enforce remedial measures for administrative violations mentioned in Article 8, Points d, dd Clause 2 Article 12, Article 17, Article 20, Article 22, Article 28 and Article 30 of this Decree within their competence as regulated in Article 35 of this Decree and within the ambit of their functions, tasks and powers.

3. Competent persons of Market Surveillance Units have the power to impose penalties for administrative violations, impose additional penalties and enforce remedial measures for administrative violations mentioned in Articles 13, 14, 15, 16, 18, 19, 24, 25, 27 and 30 of this Decree within their competence as regulated in Article 36 of this Decree and within the ambit of their functions, tasks and powers.

4.Competent persons of Border Guard Forces have the power to impose penalties for administrative violations, impose additional penalties and enforce remedial measures for administrative violations mentioned in Article 17, Clause 1 Article 18, Clause 4 Article 19, Article 20, Article 27, and Clause 6 Article 28 of this Decree within their competence as regulated in Article 37 of this Decree and within the ambit of their functions, tasks and powers.

5. Competent persons of Coast Guard Forces have the power to impose penalties for administrative violations, impose additional penalties and enforce remedial measures for administrative violations mentioned in Article 17, Clause 1 Article 18, Clause 4 Article 19, Article 20, Article 27, and Clause 6 Article 28 of this Decree within their competence as regulated in Article 38 of this Decree and within the ambit of their functions, tasks and powers.

Article 40. Power to record administrative violations

1. The persons having the power to impose penalties mentioned in Article 31 - 38 of this Decree within the ambit of their functions, tasks and powers.

2. Officials and public employees on duty within the ambit of their functions and powers as assigned in the field of plant varieties, plant protection and quarantine.

Chapter V

IMPLEMENTATIONPROVISIONS

Article 41. Effect

1. This Decree takes effect on June 25, 2016.

2. This Decree replaces the Government s Decree No. 114/2013/ND-CP dated October 03, 2013 on penalties for administrative violations against regulations on plant varieties, plant protection and quarantine.

Article 42. Transitional provisions

The administrative violations against regulations on plant varieties, plant protection and quarantine that are committed before the effective date of this Decree and discovered afterwards or still in consideration, the regulations that are advantageous to the violators shall apply.

Article 43. Implementationresponsibilities

1. Minister of Agriculture and Rural Development shall instruct and organize the implementation of this Decree.

2. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Government’s agencies, Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities or provinces shall implement this Decision./.

For the Government

The Prime Minister

Nguyen Xuan Phuc

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 31/2016/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Thông tư 06/2024/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá

Nông nghiệp-Lâm nghiệp