Nghị định 124/2020/NĐ-CP biện pháp thi hành Luật Khiếu nại
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Nghị định 124/2020/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 124/2020/NĐ-CP |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Nghị định |
Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 19/10/2020 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Hành chính, Tư pháp-Hộ tịch |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Theo đó, chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm áp dụng các biện pháp để thực hiện hoặc có văn bản chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Đáng chú ý, Chính phủ cũng quy định các hình thức kỷ luật áp dụng đối với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, bao gồm:
Trước hết, áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với người có hành vi bao che cho người bị khiếu nại; Sách nhiễu, cản trở, gây khó khăn, phiền hà; Đe dọa trả thù, trù dập người khiếu nại, người được ủy quyền khiếu nại, người bị khiếu nại.
Tiếp theo, áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với người cố ý không thụ lý giải quyết khiếu nại đối với vụ việc khiếu nại đủ điều kiện thụ lý thuộc thẩm quyền; Cố ý bỏ qua các bằng chứng, bỏ lọt các thông tin, tài liệu hoặc làm sai lệch hồ sơ vụ việc; Cố ý không ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
Đặc biệt, người nào vi phạm nghiêm trọng trong việc thực hiện trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại; Cố ý ban hành quyết định giải quyết khiếu nại trái pháp luật gây mất ổn định nghiêm trọng về an ninh, trật tự xã hội hoặc gây hậu quả chết người thì sẽ bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức.
Nghị định này có hiệu lực từ 10/12/2020.
Xem chi tiết Nghị định124/2020/NĐ-CP tại đây
tải Nghị định 124/2020/NĐ-CP
CHÍNH PHỦ _________ Số: 124/2020/NĐ-CP
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________ Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2020 |
NGHỊ ĐỊNH
Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại
__________
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Theo đề nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại.
QUY ĐỊNH CHUNG
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam trong việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
KHIẾU NẠI, CỬ NGƯỜI ĐẠI DIỆN TRÌNH BÀY KHIẾU NẠI VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG VIỆC PHỐI HỢP XỬ LÝ TRƯỜNG HỢP NHIỀU NGƯỜI CÙNG KHIẾU NẠI VỀ MỘT NỘI DUNG
KHIẾU NẠI, CỬ NGƯỜI ĐẠI DIỆN TRÌNH BÀY KHIẾU NẠI
Trường hợp khiếu nại lần hai thì người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
KHIẾU NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong đơn vị sự nghiệp công lập là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân theo thủ tục do Luật Khiếu nại và Nghị định này quy định, đề nghị đơn vị sự nghiệp công lập, người có thẩm quyền trong đơn vị sự nghiệp công lập xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập không có đơn vị sự nghiệp công lập cấp trên trực tiếp thì người đứng đầu cơ quan nhà nước quản lý đơn vị sự nghiệp công lập đó có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại, thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính trong đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại và Nghị định này.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
THỤ LÝ, CHUẨN BỊ XÁC MINH NỘI DUNG KHIẾU NẠI
Thông báo việc thụ lý giải quyết khiếu nại thực hiện theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này. Thông báo việc không thụ lý giải quyết khiếu nại thực hiện theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này.
Đối với khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải trực tiếp kiểm tra lại hoặc phân công người có trách nhiệm kiểm tra lại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại.
Đối với khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức, nếu xét thấy nội dung khiếu nại có căn cứ thì người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại yêu cầu Hội đồng kỷ luật cán bộ, công chức xem xét, đề nghị người có thẩm quyền giải quyết.
Người giải quyết khiếu nại tự mình xác minh hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc quyền quản lý của mình tiến hành xác minh nội dung khiếu nại. Người giải quyết khiếu nại hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh ban hành Quyết định xác minh nội dung khiếu nại, trong đó xác định rõ người thực hiện xác minh, quyền và nghĩa vụ của người thực hiện xác minh, thời gian, nội dung xác minh. Quyết định xác minh nội dung khiếu nại được thực hiện theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định này.
Trong quá trình xác minh nội dung khiếu nại, người giải quyết khiếu nại hoặc người được giao nhiệm vụ xác minh gửi văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại. Văn bản yêu cầu thực hiện theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp làm việc trực tiếp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan để yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng thì lập biên bản làm việc. Biên bản được lập thành ít nhất hai bản, mỗi bên giữ một bản. Biên bản làm việc thực hiện theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này.
Người giải quyết khiếu nại hoặc người được giao nhiệm vụ xác minh khi tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng do người khiếu nại hoặc người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân cung cấp trực tiếp phải lập biên bản giao nhận. Biên bản giao nhận được thực hiện theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Nghị định này.
Quyết định trưng cầu giám định theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được thực hiện theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Nghị định này.
Văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức giám định thực hiện theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp kết quả xác minh khác với thông tin, tài liệu, bằng chứng do người khiếu nại, người bị khiếu nại cung cấp thì người giải quyết khiếu nại hoặc người được giao nhiệm vụ xác minh phải tổ chức làm việc với người khiếu nại, người bị khiếu nại; trường hợp cần thiết thì mời cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan tham gia làm việc.
Nội dung làm việc phải được lập thành biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham gia, nội dung, ý kiến của những người tham gia, những nội dung đã được thống nhất, những vấn đề còn ý kiến khác nhau và có chữ ký của các bên. Biên bản được lập thành ít nhất ba bản, mỗi bên giữ một bản. Biên bản làm việc được thực hiện theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này.
Báo cáo kết quả xác minh thực hiện theo Mẫu số 13 ban hành kèm theo Nghị định này.
Đối với các trường hợp khác, người giải quyết khiếu nại có thể phân công cấp phó của mình hoặc thủ trưởng cơ quan chuyên môn cùng cấp hoặc thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ xác minh đối thoại với người khiếu nại. Trong quá trình đối thoại, người được phân công phải kịp thời báo cáo với người giải quyết khiếu nại về những nội dung phức tạp, vượt quá thẩm quyền; kết thúc đối thoại phải báo cáo với người giải quyết khiếu nại về kết quả đối thoại và chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo.
BAN HÀNH, GỬI, CÔNG KHAI QUYẾT ĐỊNH GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ LẬP, QUẢN LÝ HỒ SƠ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI
Trong quyết định giải quyết khiếu nại phải thể hiện rõ điều kiện thụ lý giải quyết khiếu nại; tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại; nội dung khiếu nại, lý do khiếu nại, yêu cầu giải quyết của người khiếu nại; kết quả giải quyết khiếu nại trước đó (nếu có); kết quả xác minh nội dung khiếu nại; nêu rõ căn cứ để kết luận nội dung khiếu nại là đúng toàn bộ, sai toàn bộ hoặc đúng một phần; giữ nguyên, hủy bỏ toàn bộ hoặc sửa đổi, bổ sung một phần quyết định hành chính hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại (đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu) hoặc yêu cầu người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại sửa đổi, hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại (đối với giải quyết khiếu nại lần hai); việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại (nếu có) và giải quyết các vấn đề khác có liên quan; quyền khiếu nại lần hai, quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
Trong quyết định giải quyết khiếu nại phải thể hiện rõ tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại; nội dung khiếu nại, lý do khiếu nại, kết quả xác minh, kết quả đối thoại; nêu rõ các căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại; kết luận về nội dung khiếu nại; giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định kỷ luật (đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu) hoặc kết luận về từng vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại và việc giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu (đối với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai); việc bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại (nếu có) và giải quyết các vấn đề khác có liên quan; quyền khiếu nại lần hai hoặc quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người giải quyết khiếu nại; người giải quyết khiếu nại lần hai, người có quyền, nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại phải gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu; người có quyền, nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại; người có quyền, nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại có trách nhiệm gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu; người có quyền, nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải được gửi cho Tổng Thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi có quyết định giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm công khai quyết định giải quyết khiếu nại theo một trong các hình thức sau:
Thành phần tham dự gồm: người giải quyết khiếu nại, người khiếu nại hoặc người đại diện thực hiện việc khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trước khi tiến hành cuộc họp công khai, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại phải có văn bản thông báo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết trước 03 ngày.
Việc thông báo quyết định giải quyết khiếu nại trên các phương tiện thông tin đại chúng gồm báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm lựa chọn một trong các phương tiện thông tin đại chúng để thực hiện việc thông báo. Trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có Cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử thì phải công khai trên Cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử. Số lần thông báo trên báo nói ít nhất 02 lần phát sóng; trên báo hình ít nhất 02 lần phát sóng; trên báo in ít nhất 02 số phát hành liên tục. Thời gian đăng tải trên báo điện tử, trên Cổng thông tin điện tử hoặc trên trang thông tin điện tử ít nhất là 15 ngày liên tục.
Người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại có trách nhiệm lập hồ sơ giải quyết khiếu nại; tập hợp những thông tin, tài liệu, bằng chứng, chứng cứ liên quan đến nội dung khiếu nại, kết quả xác minh, kết luận, kiến nghị, quyết định giải quyết khiếu nại.
Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức trong việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm chấp hành quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật khi được yêu cầu.
Khi phát hiện việc giải quyết khiếu nại vi phạm pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu người có thẩm quyền hoặc giao Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ kiểm tra, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết.
Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và các nội dung khác có liên quan đến việc xử lý kỷ luật người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại, người thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật mà có vi phạm pháp luật khiếu nại nhưng chưa được quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Quốc hội; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, V.I(2b). |
TM. CHÍNH PHỦ
Nguyễn Xuân Phúc |
Phụ lục
(Kèm theo Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ)
__________
Mẫu số 01 |
Đơn khiếu nại |
Mẫu số 02 |
Giấy ủy quyền khiếu nại |
Mẫu số 03 |
Thông báo về việc thụ lý giải quyết khiếu nại |
Mẫu số 04 |
Thông báo về việc không thụ lý giải quyết khiếu nại |
Mẫu số 05 |
Quyết định về việc xác minh nội dung khiếu nại |
Mẫu số 06 |
Biên bản làm việc về xác minh nội dung khiếu nại |
Mẫu số 07 |
Văn bản đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại |
Mẫu số 08 |
Biên bản giao nhận về việc tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại |
Mẫu số 09 |
Quyết định về việc trưng cầu giám định thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại |
Mẫu số 10 |
Văn bản đề nghị gửi kết quả giám định liên quan đến nội dung khiếu nại |
Mẫu số 11 |
Quyết định về việc tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại |
Mẫu số 12 |
Quyết định về việc hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại |
Mẫu số 13 |
Báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại |
Mẫu số 14 |
Biên bản đối thoại với người khiếu nại |
Mẫu số 15 |
Quyết định về việc giải quyết khiếu nại lần đầu |
Mẫu số 16 |
Quyết định về việc giải quyết khiếu nại lần hai |
Mẫu số 01
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________
..., ngày... tháng ... năm...
ĐƠN KHIẾU NẠI
Kính gửi:............................................ (1)
Họ và tên người khiếu nại:..................................................................................... ;
Địa chỉ:............................................................................................................. (2);
Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân.................................. , ngày cấp................................................................................................................ , nơi cấp:................................................................................................................ (3).
Tên của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại:...................................................... ;
Địa chỉ:.................................................................................................................................... (4);
Khiếu nại về việc:.................................................................................................................................... (5);
Nội dung khiếu nại:............................................................................................ (6).
(Tài liệu, chứng cứ kèm theo - nếu có).
NGƯỜI KHIẾU NẠI
(Chữ ký hoặc điểm chỉ)
Họ và tên
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
(2) Họ, tên và địa chỉ của người khiếu nại:
- Nếu là người đại diện của cơ quan, tổ chức thực hiện việc khiếu nại thì ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức mà mình được đại diện;
- Nếu là người được ủy quyền khiếu nại thì ghi rõ cơ quan, tổ chức, cá nhân ủy quyền.
(3) Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.
(4) Tên và địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại.
(5) Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về việc gì (ghi rõ khiếu nại lần đầu hoặc lần hai).
(6) Ghi tóm tắt nội dung khiếu nại; ghi rõ cơ sở của việc khiếu nại; yêu cầu giải quyết khiếu nại.
Mẫu số 02
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________
...., ngày... tháng ... năm....
GIẤY ỦY QUYỀN KHIẾU NẠI
Họ và tên người khiếu nại:................................................................................................... ;
Địa chỉ:...................................................................................................................... ;
Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân................... , ngày cấp......................................, nơi cấp:...........................
Họ và tên người được ủy quyền khiếu nại............................................................................................. ;
Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân................... , ngày cấp............................................. nơi cấp:..................
Nội dung ủy quyền khiếu nại:......................................................... (1)
(Trong quá trình thực hiện việc khiếu nại, người được ủy quyền có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung ủy quyền).
NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN (Chữ ký hoặc điểm chỉ)
Họ và tên |
NGƯỜI ỦY QUYỀN (Chữ ký hoặc điểm chỉ)
Họ và tên |
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN,
TỔ CHỨC CÓ THẨM QUYỀN(2)
(Chức danh, chữ ký, dấu)
Họ và tên
Ghi chú:
(1) Ủy quyền toàn bộ hay ủy quyền một số nội dung khiếu nại (trường hợp ủy quyền một số nội dung thì phải ghi rõ nội dung ủy quyền khiếu nại).
(2) Xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan công chứng.
Mẫu số 03
..............(1)............ ..............(2)............ ________ Số: .../TB-... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _________________________ ......,ngày ... tháng ... năm..... |
THÔNG BÁO
Về việc thụ lý giải quyết khiếu nại ...(3)
___________
Kính gửi:.................... (4)
Ngày ... tháng... năm ..., ...(2)... đã nhận được đơn khiếu nại của...(4)...:
Địa chỉ:................................................................................................... ;
Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân.................................. , ngày cấp..................... , nơi cấp:...................................... (5);
Khiếu nại về việc......................................................................... (6).
Sau khi xem xét nội dung đơn khiếu nại của .. .(4)..., căn cứ quy định của pháp luật về khiếu nại, ...(2)...nhận thấy đơn khiếu nại của ...(4)... đủ điều kiện thụ lý.
Vậy thông báo để ...(4)... được biết./.
Nơi nhận: - Như trên; - ....(7)....; - Lưu: VT, hồ sơ.
|
CHỨC DANH NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CỦA (2) (Chữ ký, dấu)
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị thông báo về việc thụ lý giải quyết khiếu nại.
(3) Lần giải quyết khiếu nại: "lần đầu" hoặc "lần hai".
(4) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức, người đại diện, người được ủy quyền khiếu nại).
(5) Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.
(6) Tóm tắt nội dung khiếu nại.
(7) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.
(8) Tên cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.
Mẫu số 04
..............(1)............ ..............(2)............ ________ Số: .../TB-... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _________________________ ......,ngày ... tháng ... năm..... |
THÔNG BÁO
Về việc không thụ lý giải quyết khiếu nại
___________
Kính gửi: (3)
Ngày ... tháng ... năm ..., ...(2)... đã nhận được đơn khiếu nại của ....(3)
Địa chỉ:..........................................................................................................................................
Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân.................. , ngày cấp....................... , nơi cấp:........................................ (4)
Khiếu nại về việc.......................................................................................................................... (5)
Sau khi xem xét nội dung đơn khiếu nại, căn cứ Điều 11 của Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011, cơ quan chức năng nhận thấy, đơn khiếu nại của ...(3)... không đủ điều kiện để thụ lý giải quyết vì lý do sau đây:.. .(6)
Vậy thông báo để... (3)... được biết./.
Nơi nhận: - Như trên; - ....(7)....; - ....(8)....; - Lưu: VT, hồ sơ.
|
CHỨC DANH NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CỦA (2) (Chữ ký, dấu)
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị thông báo về việc không thụ lý giải quyết khiếu nại.
(3) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức, người đại diện, người được ủy quyền khiếu nại).
(4) Nếu người khiếu nại không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.
(5) Tóm tắt nội dung khiếu nại.
(6) Lý do của việc không thụ lý giải quyết khiếu nại.
(7) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan
(8) Tên cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.
Mẫu số 05
..............(1)............ ..............(2)............ ________ Số: .../QĐ-... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _________________________ ......,ngày ... tháng ... năm..... |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc xác minh nội dung khiếu nại
____________
............................... (3)
Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Nghị định số /2020/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại;
Căn cứ........................................................................................................... (4);
Căn cứ........................................................................................................... (5);
Theo đề nghị của............................................................................................... (6).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tiến hành xác minh nội dung khiếu nại của ...(7)... về việc (8)....Thời gian xác minh là .... ngày.
Điều 2. Thành lập Đoàn (hoặc Tổ) xác minh gồm:
1. Ông (bà).......... chức vụ .................... Trưởng Đoàn (Tổ trưởng).
2. Ông (bà).......... chức vụ ................... Phó trưởng Đoàn (Tổ phó) (nếu có).
3. Ông (bà) ......................... chức vụ .................................. Thành viên .
Đoàn (Tổ) xác minh có nhiệm vụ xác minh làm rõ nội dung khiếu nại được nêu tại Điều 1 Quyết định này.
Trưởng Đoàn (Tổ trưởng), Thành viên xác minh thực hiện quyền, nghĩa vụ của người có trách nhiệm xác minh theo quy định của Luật Khiếu nại và quy định pháp luật có liên quan.
Điều 3. ...(9)...; những người có tên tại Điều 2 và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Lưu: VT, hồ sơ. |
CHỨC DANH NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CỦA (2) (Chữ ký, dấu)
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại.
(3) Chức danh của người có thẩm quyền ban hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại.
(4) Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định xác minh nội dung khiếu nại.
(5) Quyết định giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại (nếu có).
(6) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đề xuất việc xác minh nội dung khiếu nại (nếu có).
(7) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức, người đại diện, người được ủy quyền khiếu nại).
(8) Nội dung được giao xác minh.
(9) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm thi hành quyết định.
Mẫu số 06
..............(1)............ ..............(2)............ ________ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _________________________ |
BIÊN BẢN LÀM VIỆC
Về xác minh nội dung khiếu nại
___________
Vào hồi... giờ ... ngày ... tháng ... năm.................... , tại....................................... (3);
Chúng tôi gồm:
1. Người được giao nhiệm vụ xác minh (người xác minh): (4)
2. Người làm việc với người được giao nhiệm vụ xác minh: (5)
3. Nội dung làm việc:.......................................................................................... (6)
4. Kết quả làm việc:............................................................................................ (7)
5. Những nội dung khác có liên quan:.................................................................. (8)
Buổi làm việc kết thúc vào hồi... giờ ... phút ngày... tháng...năm...............................
Biên bản này đã được đọc cho những người làm việc cùng nghe, mọi người nhất trí với nội dung biên bản và xác nhận dưới đây.
Biên bản được lập thành ... bản mỗi bên giữ 01 bản./.
NGƯỜI LÀM VIỆC VỚI NGƯỜI XÁC MINH |
NGƯỜI XÁC MINH (Chữ ký, dấu (nếu có))
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định xác minh hoặc trực tiếp tiến hành xác minh.
(2) Đoàn (Tổ) xác minh được thành lập (nếu có).
(3) Địa điểm làm việc.
(4) Họ tên, chức danh của người được giao nhiệm vụ xác minh.
(5) Ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ (nếu có) của người làm việc với người được giao nhiệm vụ xác minh như: người khiếu nại, người bị khiếu nại, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan.
(6) Các nội dung làm việc cụ thể.
(7) Kết quả làm việc đã đạt được, những nội dung đã thống nhất, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, đề xuất, kiến nghị của các bên tham gia buổi làm việc.
(8) Những nội dung khác chưa được thể hiện ở (6), (7).
(9) Chữ ký (ghi rõ họ tên) hoặc điểm chỉ của những người cùng làm việc. Trong trường hợp có người không ký thì trong biên bản phải ghi rõ và đề nghị người làm chứng hoặc đại diện chính quyền địa phương ký vào biên bản.
Mẫu số 07
..............(1)............ ..............(2)............ ________ Số: .../... V/v: Đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _________________________ ......,ngày ... tháng ... năm..... |
Kính gửi: (3)
Ngày ... tháng ... năm............... , cơ quan chức năng đã thụ lý giải quyết đơn khiếu nại của...(4)... đối với....(5)
Theo quy định của pháp luật và để phục vụ việc giải quyết khiếu nại,...(2)... đề nghị...(3)...cung cấp cho...(2)... những thông tin, tài liệu, bằng chứng sau đây:................... (6)
Đề nghị ...(3)... chuẩn bị đầy đủ những thông tin, tài liệu, bằng chứng nêu trên và gửi cho ...(2)... trước ngày ... tháng ... năm..................................................
Địa chỉ (hoặc tên người) nhận:............................................................................ (7)
Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: VT, hồ sơ. |
CHỨC DANH NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CỦA (2) (Chữ ký, dấu (nếu có))
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị gửi văn bản đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng.
(3) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được đề nghị cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng.
(4) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức, người đại diện, người được ủy quyền khiếu nại).
(5) Quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại.
(6) Các yêu cầu đối với thông tin, tài liệu, bằng chứng đề nghị cung cấp.
(7) Địa chỉ nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng hoặc người được giao tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng.
Mẫu số 08
..............(1)............ ..............(2)............ ________ Số: ...(3)... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _________________________ |
BIÊN BẢN GIAO NHẬN
Về việc tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại
_________
Vào hồi... giờ ... ngày ... tháng ... năm.................. , tại......................................... (4)
Bên nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng:..................................................................................................................................... (5)
Bên giao thông tin, tài liệu, bằng chứng:..................................................................................................................................... (6)
Đã giao, nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng sau đây: (7)
1. ..........................................................................................................
2. ..........................................................................................................
3. ..........................................................................................................
Biên bản giao nhận này được lập thành ... bản, mỗi bên giữ 01 bản./.
BÊN GIAO (Chữ ký, dấu (nếu có))
Họ và tên |
BÊN NHẬN
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng.
(3) Ghi số trong trường hợp Biên bản giao nhận được quản lý, theo dõi bằng số văn bản.
(4) Địa điểm giao, nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng.
(5) Họ tên, chức danh, cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác của người nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng.
(6) Họ tên, chức danh, cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác hoặc địa chỉ của người giao thông tin, tài liệu, bằng chứng.
(7) Loại thông tin, vật mang tin, tên, số trang, tình trạng tài liệu, bằng chứng.Mẫu số 09
(1).......................... (2).......................... ________ Số: .../QĐ-...(3) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _________________________ .......,ngày ... tháng ... năm..... |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc trưng cầu giám định thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại
__________
....................... (4)
Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Nghị định số /2020/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại;
Căn cứ.............................................................................................................. (5);
Xét đề nghị của........... (6)........ về việc trưng cầu giám định............................... (7);
Xét................................................................................................................... (8).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Trưng cầu ...(9)... thực hiện việc giám định đối với.................................................................................................................................... (7).
Điều 2. Kinh phí trưng cầu giám định (nếu phải chi trả) do ... (2)... chi trả theo quy định.
Điều 3. Các ông (bà)...(6), (9)...và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: - (1); - Như Điều 3; - Lưu:... |
CHỨC DANH NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CỦA (2) (Chữ ký, dấu)
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định trưng cầu giám định.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan ban hành quyết định trưng cầu giám định.
(4) Người giải quyết khiếu nại.
(5) Văn bản quy phạm pháp luật có liên quan (nếu có).
(6) Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ xác minh hoặc người khiếu nại đề nghị trưng cầu giám định.
(7) Đối tượng, nội dung giám định.
(8) Lý do của việc trưng cầu giám định.
(9) Cơ quan, tổ chức thực hiện việc giám định.
Mẫu số 10
..............(1)............ ..............(2)............ ________ Số: .../... V/v: Đề nghị gửi kết quả giám định liên quan đến nội dung khiếu nại |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _________________________ ......,ngày ... tháng ... năm..... |
Kính gửi: (3)
Để có cơ sở cho việc giải quyết khiếu nại bảo đảm chính xác, khách quan; ngày...tháng...năm , (4)... đã có Quyết định số .......................... về việc trưng cầu giám định các thông tin, tài liệu, bằng chứng sau đây:
......................................................................................................................... (5)
Vậy đề nghị ...(3)...tiến hành giám định và gửi kết quả cho...(2)...trước ngày...tháng ... năm..........................................
...(2)... cử ông (bà) ...(6)... trực tiếp bàn giao thông tin, tài liệu, bằng chứng và nhận kết quả giám định.
Kinh phí giám định (nếu phải chi trả) do ...(4)... chi trả theo quy định.
Nơi nhận: - Như trên; -....(6)....; - Lưu: VT, hồ sơ. |
CHỨC DANH NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CỦA (2) (Chữ ký, dấu)
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị trưng cầu giám định.
(3) Tên cơ quan, tổ chức được trưng cầu giám định.
(4) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định trưng cầu giám định.
(5) Thông tin, tài liệu, bằng chứng đề nghị giám định và nội dung cần giám định.
(6) Họ tên, chức vụ, chức danh của người được cử bàn giao thông tin, tài liệu, bằng chứng và tiếp nhận kết quả giám định.
(7) Đơn vị, bộ phận quản lý tài chính của cơ quan, tổ chức, đơn vị đề nghị trưng cầu giám định.
Mẫu số 11
..............(1)............ ..............(2)............ ________ Số: .../QĐ-... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _________________________ ......,ngày ... tháng ... năm..... |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại
__________
..............(3).............
Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Nghị định số.../2020/NĐ-CP ngày ... tháng ... năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại;
Căn cứ.............................................................................................................. (4);
Theo đề nghị của... (5) ...(tại Văn bản số... ngày ...tháng... năm... (nếu có));
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định...................................................... (6)
Lý do tạm đình chỉ:............................................................................................. (7)
Thời gian tạm đình chỉ kể từ ...giờ ...ngày ...tháng...năm... đến khi có quyết định hủy bỏ Quyết định này.
Điều 2. ...(8)..., ...(9)... và ...(10)... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 2; - Lưu: VT, hồ sơ. |
CHỨC DANH NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CỦA (2) (Chữ ký, dấu)
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.
(3) Chức danh của người có thẩm quyền ban hành quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.
(4) Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.
(5) Tên cơ quan, đơn vị, cá nhân tham mưu đề xuất, kiến nghị ban hành quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.
(6) Ghi rõ tên, số, ngày tháng năm, người ký quyết định hành chính bị tạm đình chỉ việc thi hành.
(7) Lý do, căn cứ ban hành quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.
(8) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân ban hành quyết định hành chính bị tạm đình chỉ thi hành.
(9) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm thi hành quyết định tạm đình chỉ.
(10) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.
Mẫu số 12
..............(1)............ ..............(2)............ ________ Số: .../QĐ-... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _________________________ ......,ngày ... tháng ... năm..... |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại
__________
....................... (3)
Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Nghị định số ..../2020/NĐ-CP ngày ...tháng ...năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại;
Căn cứ............................................................................................................ (4);
Theo đề nghị của...(5)...(tại Văn bản số... ngày...tháng...năm...(nếu có));
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Hủy bỏ Quyết định về việc tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại số ... ngày ... tháng ... năm ... của...................................................................... (6)
Lý do của việc hủy bỏ:........................................................................................ (7)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Điều 3. ...(8)..., ...(9)... và ...(10)... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 3; - Lưu: VT, hồ sơ. |
CHỨC DANH NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CỦA (2) (Chữ ký, dấu)
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.
(3) Chức danh của người ban hành quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.
(4) Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.
(5) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tham mưu đề xuất, kiến nghị ban hành quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ việc thi hành Quyết định hành chính bị khiếu nại.
(6) Người có thẩm quyền ký quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.
(7) Nêu rõ lý do, căn cứ của việc hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.
(8) Chức danh của người ban hành quyết định hành chính bị khiếu nại.
(9) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm thi hành quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại.
(10) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.
Mẫu số 13
..............(1)............ ..............(2)............ ________ Số: .../BC-... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _________________________ ......,ngày ... tháng ... năm..... |
BÁO CÁO
Kết quả xác minh nội dung khiếu nại
__________
Kính gửi:................... (3)
Thực hiện Quyết định số..................................................................................... (4)
Từ ngày ...tháng...năm... đến ngày ...tháng...năm............................ , ...(5)... đã tiến hành xác minh nội dung khiếu nại của ....(6)....đối với ....(7).......................... ..................
Căn cứ vào thông tin, tài liệu, bằng chứng thu thập được trong quá trình xác minh nội dung khiếu nại, kết quả làm việc với các cơ quan, tổ chức đơn vị, cá nhân có liên quan,.. .(5).. .báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại như sau:
1. Yêu cầu của người khiếu nại, căn cứ để khiếu nại và kết quả giải quyết khiếu nại trước đó (nếu có):
2. Tóm tắt nội dung được giao xác minh và kết quả xác minh đối với từng nội dung được giao xác minh:
3. Kết luận nội dung khiếu nại được giao xác minh là đúng toàn bộ, sai toàn bộ hoặc đúng một phần:
4. Kiến nghị về việc giải quyết khiếu nại:
Trên đây là báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại, kính trình ...(3)... xem xét, cho ý kiến chỉ đạo./.
Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: VT, hồ sơ. |
CHỨC DANH NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CỦA (2) HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC GIAO NHIỆM VỤ XÁC MINH (Chữ ký, dấu (nếu có))
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc Đoàn (Tổ) báo cáo kết quả xác minh nội dung khiếu nại.
(3) Người giao nhiệm vụ xác minh.
(4) Quyết định giao nhiệm vụ xác minh hoặc quyết định xác minh nội dung khiếu nại.
(5) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị, Đoàn (Tổ) hoặc người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại.
(6) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức, người đại diện, người được ủy quyền khiếu nại).
(7) Quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bị khiếu nại.
Mẫu số 14
..............(1)............ ..............(2)............ ________ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _________________________ |
BIÊN BẢN ĐỐI THOẠI VỚI NGƯỜI KHIẾU NẠI
Vào hồi... giờ ..., ngày ... tháng ... năm...................... , tại.................................... (3)
I. THÀNH PHẦN THAM GIA ĐỐI THOẠI:
1. Người giải quyết khiếu nại, người được phân công chủ trì đối thoại:
Ông (bà)............................. chức.. vụ............... , cơ quan (tổ chức, đơn vị)
2. Người ghi biên bản:
Ông (bà) ........................ chức vụ .................., cơ quan (tổ chức, đơn vị)
3. Người khiếu nại (hoặc người đại diện, người được ủy quyền của người khiếu nại): .............(4)
Ông (bà) .................. chức vụ ...................., cơ quan (tổ chức)
Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân..., ngày cấp..., nơi cấp.. .(5)
Địa chỉ:..........................................................................................................................................
(Trường hợp người khiếu nại không tham gia đối thoại thì ghi rõ trong biên bản người khiếu nại vắng mặt có lý do hoặc không có lý do).
4. Người bị khiếu nại (hoặc người đại diện, người được ủy quyền khiếu nại của người bị khiếu nại (nếu có)):
Ông (bà) .................. chức vụ ...................., cơ quan (tổ chức, đơn vị)
5. Người có quyền, nghĩa vụ liên quan (nếu có):
Ông (bà)..........................................................................................................................................
Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân..., ngày cấp..., nơi cấp.. .(5)
Địa chỉ:..........................................................................................................................................
6. Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có):
Ông (bà)..........................................................................................................................................
Địa chỉ:..........................................................................................................................................
II. NỘI DUNG ĐỐI THOẠI:
1. Người giải quyết khiếu nại hoặc người được phân công chủ trì đối thoại nêu mục đích, yêu cầu của việc đối thoại, tóm tắt kết quả xác minh nội dung khiếu nại và những nội dung đối thoại: ..............................................
2. Ý kiến của những người tham gia đối thoại về từng nội dung đối thoại ...................
III. KẾT QUẢ ĐỐI THOẠI:
Những nội dung đối thoại đã thống nhất, những vấn đề còn ý kiến khác nhau và những ý kiến khác (nếu có).
Buổi đối thoại kết thúc hồi... giờ ... ngày ...tháng...năm.............................
Biên bản đối thoại đã được đọc lại cho những người tham gia đối thoại nghe và ký xác nhận (trường hợp người tham gia đối thoại không ký xác nhận thì phải ghi rõ lý do).
Biên bàn được lập thành .... bản; người giải quyết khiếu nại, người được giao nhiệm vụ xác minh, người khiếu nại, người bị khiếu nại - mỗi người được nhận 01 bản./.
NGƯỜI BỊ KHIẾU NẠI (Ký, ghi rõ họ tên) |
NGƯỜI GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có)) |
NGƯỜI KHIẾU NẠI |
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có)) |
NGƯỜI CÓ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LIÊN QUAN (Ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ) |
NGƯỜI GHI BIÊN BẢN (Ký, ghi rõ họ tên) |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ trì đối thoại.
(3) Địa điểm tiến hành đối thoại.
(4) Người khiếu nại (hoặc người đại diện, người được ủy quyền của người khiếu nại).
(5) Nếu không có CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước công dân thì ghi các thông tin theo giấy tờ tùy thân.
Mẫu số 15
..............(1)............ ..............(2)............ ________ Số: ..../QĐ-.... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _________________________ ......, ngày .... tháng .... năm ..... |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc giải quyết khiếu nại của ...(3)...
(lần đầu)
_______
..................... (4)
Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Nghị định số ..../2020/NĐ-CP ngày ...tháng ...năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại;
Căn cứ............................................................................................................ (5);
Căn cứ pháp luật khác có liên quan (nếu có);
Xét đơn khiếu nại ngày ...tháng....năm................... của........... (3)...(địa chỉ:........................................................................................ ).
Theo báo cáo của............. (6)...... tại Văn bản số.... ngày... tháng... năm.................................................... về việc giải quyết khiếu nại của ...(3)... với các nội dung sau đây:
I. Nội dung khiếu nại:
....... ........ ........................................................................................................ (7)
II. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại:
........................................ .......... ..................................................................... (8)
III. Kết quả đối thoại (nếu có):
............. ........................................................................................................... (9)
IV. Kết luận
(Nêu rõ căn cứ pháp luật (viện dẫn các điều khoản của văn bản pháp luật) để kết luận về từng nội dung khiếu nại; kết luận rõ từng nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hay sai toàn bộ (nếu đúng một phần thì ghi cụ thể những nội dung đúng trong quyết định giải quyết khiếu nại)............).
Từ những nhận định và căn cứ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.............................................................................................................. (10)
Điều 2.............................................................................................................. (11)
Điều 3. Trong thời hạn ... ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này, nếu...(3)...không đồng ý với giải quyết khiếu nại của...(2)...thì...(3)... có quyền khiếu nại đến...(12)... hoặc khởi kiện...(2)... tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Điều 4. Các ông (bà)...(13)...chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 4; -....(14)....; -....(15)....; -....(16)...; - Lưu: VT, hồ sơ. |
CHỨC DANH NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CỦA (2)
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
(3) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức, người đại diện, người được ủy quyền khiếu nại).
(4) Chức danh người ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
(5) Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
(6) Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao tham mưu giải quyết vụ việc khiếu nại.
(7) Ghi rõ từng nội dung khiếu nại.
(8) Ghi rõ từng nội dung đã được xác minh để làm rõ nội dung khiếu nại.
(9) Ghi rõ kết quả đối thoại.
(10) Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính; tiếp tục thực hiện hoặc chấm dứt hành vi hành chính đã bị khiếu nại.
(11) Giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung khiếu nại.
(12) Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
(13) Những người chịu trách nhiệm thi hành giải quyết khiếu nại và người khiếu nại (hoặc cơ quan, tổ chức, người đại diện, người được ủy quyền khiếu nại).
(14) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của người ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
(15) Người có quyền và nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.
(16) Cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.
Mẫu số 16
..............(1)............ ..............(2)............ ________ Số: ..../QĐ-.... |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _________________________ ......, ngày .... tháng .... năm ..... |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc giải quyết khiếu nại ...(3)...
(lần hai)
________
(4)
Căn cứ Luật Khiếu nại ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Nghị định số ..../2020/NĐ-CP ngày ...tháng ...năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại;
Căn cứ.............................................................................................................. (5);
Căn cứ pháp luật khác có liên quan (nếu có);
Xét đơn khiếu nại ngày ...tháng....năm... của........................ (3)... (địa chỉ:..........).
Theo báo cáo của........... (6)....... tại Văn bản số.... ngày... tháng... năm................................................. về việc giải quyết khiếu nại của ...(3)... với các nội dung sau đây:
I. Nội dung khiếu nại:
............................................................................................................ (7)
II. Kết quả giải quyết khiếu nại của người đã giải quyết khiếu nại lần đầu:
..... ...................... .................... ....................................................... (8)
III. Kết quả xác minh nội dung khiếu nại:
..... ................... .................................................... ................. (9)
IV. Kết quả đối thoại:
..... ............................ ................. (10)
V. Kết luận:
(Nêu rõ căn cứ pháp luật (viện dẫn các điều khoản của văn bản pháp luật) để kết luận về từng nội dung khiếu nại; kết luận rõ từng nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hay sai toàn bộ (nếu đúng một phần thì ghi cụ thể những nội dung đúng trong quyết định giải quyết khiếu nại).................................................................................................................... )
Từ những nhận định và căn cứ trên,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
(Nội dung Điều này áp dụng tùy theo các trường hợp sau đây:
1. Nếu khiếu nại là đúng hoặc đúng một phần thì ghi:
- Yêu cầu người ban hành quyết định hành chính bị khiếu nại sửa đổi, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ Quyết định số... ngày ...tháng...năm... bị khiếu nại (hoặc ghi cụ thể những nội dung yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ);
- Yêu cầu người thực hiện hành vi hành chính chấm dứt hành vi hành chính - trường hợp khiếu nại đối với hành vi hành chính.
2. Nếu khiếu nại là sai toàn bộ thì ghi rõ:
- Công nhận và giữ nguyên nội dung quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu là đúng;
- Yêu cầu người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện quyết định hành chính và hành vi hành chính đã bị khiếu nại.............)
Điều 2.
(Quyết định giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung khiếu nại:
- Khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại (cơ quan, tổ chức khiếu nại) và cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan (nếu có);
- Bồi thường thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân bị thiệt hại (nếu có).........)
Điều 3. Trong thời hạn ... ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định này, nếu...(3)...không đồng ý với giải quyết khiếu nại của...(2)...thì...(3)... có quyền khởi kiện ...(2)... tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Điều 4. Các ông (bà) ...(11)... chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 4; -....(12)....; -....(13)....; - Lưu: VT, hồ sơ. |
CHỨC DANH NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CỦA (2) (Chữ ký, dấu)
Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
(3) Họ tên người khiếu nại (hoặc tên cơ quan, tổ chức, người đại diện, người được ủy quyền khiếu nại).
(4) Chức danh người ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
(5) Văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.
(6) Cơ quan, tổ chức, cá nhân được giao tham mưu giải quyết vụ việc khiếu nại.
(7) Ghi rõ từng nội dung khiếu nại.
(8) Ghi rõ kết luận của người giải quyết khiếu nại lần đầu.
(9) Ghi rõ từng nội dung đã được xác minh để làm rõ nội dung khiếu nại.
(10) Ghi rõ kết quả đối thoại.
(11) Ghi rõ những người chịu trách nhiệm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại: người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu,...
(12) Người có quyền và nghĩa vụ liên quan; cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.
(13) Cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp.
THE GOVERNMENT _________ No. 124/2020/ND-CP
|
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness _______________________ Hanoi, October 19, 2020 |
DECREE
Detailing a number of articles of, and providing measures for implementing, the Law on Complaints
__________
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Complaints dated November 11, 2011;
At the request of the Inspector General of the Government;
The Government hereby promulgates the Decree detailing a number of articles of, and providing measures for implementing, the Law on Complaints.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
1. This Decree details the following provisions of the Law on Complaints:
a) Provisions of Clause 2 Article 3 on the complaints and settlement of complaints in public non-business units;
b) Provisions of Clause 4 Article 8 on the cases where many persons jointly make a complaint about the same content;
c) Provisions of Clause 3 Article 41 on public notification of complaint settlement decisions;
d) Provisions of Clause 4 Article 46 on execution of legally effective complaint settlement decisions;
dd) Provisions of Clause 2 Article 58 on execution of legally effective decisions on settlement of complaints about disciplinary decisions against cadres or civil servants.
2. To provide a number of measures for implementing the Law on Complaints, including forms of complaint; second-time complaints; appointment of representatives to make complaints; order and procedures for complaint settlement; review of the settlement of complaints violating the law; handling of violations.
Article 2. Subjects of application
This Decree applies to Vietnamese agencies, organizations and citizens; foreign agencies, organizations and individuals in Vietnam involved in the complaint of administrative decisions, administrative acts, unless otherwise prescribed by treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party.
Chapter II
COMPLAINTS, APPOINTMENT OF REPRESENTATIVES TO PRESENT THE COMPLAINTS AND RESPONSIBILITIES OF THE AGENCIES, ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS IN THE COORDINATION OF SETTLEMENT IN CASE MANY PERSONS JOINTLY MAKE A COMPLAINT ABOUT THE SAME CONTENT
Section 1
COMPLAINTS AND APPOINTMENT OF REPRESENTATIVES TO PRESENT THE COMPLAINTS
Article 3. Forms of complaint
1. Forms of complaint shall comply with Clauses 1 and 2 Article 8 of the Law on Complaints. Written complaints shall be made according to Form No. 01 to this Decree.
2. In case the complainant makes a verbal complaint, the complaint recipient shall guide the complainant in making a written complaint or he/she shall record in writing the complaint using Form No. 01 to this Decree.
Article 4. Second-time complaints
1. 30 days after the expiration of the complaint settlement time limit specified in Article 28 of the Law on Complaints, if a first-time complaint remains unsettled, or after receiving a first-time complaint settlement decision, if the complainant disagrees with this decision, he/she may file another complaint with a person competent to settle second-time complaints. For deep-lying or remote areas with difficult travel conditions, this time limit may be prolonged but must not exceed 45 days.
The complainant shall send a second-time complaint enclosed with the first-time complaint settlement decision and relevant documents to a person competent to settle second-time complaints.
2. Past the prescribed time limit, if the first-time complaint remains unsettled, the complainant may send a written complaint and relevant documents to the person competent to settle second-time complaints, clearly stating the reason. The person competent to settle second-time complaints shall consider accepting and settling according to the second-time complaint settlement order and procedures. In such case, the complaint settlement decisions shall be considered the second-time complaint settlement decisions.
3. The person competent to settle second-time complaints shall take measures to attribute responsibilities under his/her competence toward the person competent to settle first-time complaints if any act of violation is committed.
Article 5. Complaints on behalf of others
1. The complainant may make a complaint himself/herself, or authorize a lawyer or legal aid provider, or authorize others with full civil act capacity to make a complaint on behalf of him/her. For a minor complainant, or a complainant who loses his/her civil act capacity, his/her at-law representative shall make a complaint on his/her behalf. The determination of the representative shall comply with civil law.
2. Agencies and organizations shall have their complaints filed by their at-law representatives. Their representatives may authorize lawyers or other persons with full civil act capacity to make complaints.
3. The authorization specified in Clauses 1 and 2 of this Article must be made in writing and certified or notarized. The mandator may authorize a person or many persons to make complaints about different contents but it is not allowed to authorize one content to different persons for implementation. A power of attorney for complaints shall be made according to Form No. 02 to this Decree.
4. If the complainant dies during the course of making a complaint, and his/her rights and obligations are inherited in accordance with law provisions, his/her heir must produce the agency competent to settle complaints of papers proving the inheritance right when making a complaint. The heir may make a complaint himself/herself, or authorize a lawyer, legal aid provider, or others with full civil act capacity to make a complaint on behalf of him/her. If there are many heirs, they may authorize one of them, or authorize a lawyer, legal aid provider, or others with full civil act capacity to make a complaint.
Article 6. Appointment of a representative to present in case many persons jointly make a complaint about the same content
1. In case where many persons jointly make a complaint about the same content, they must appoint a representative to present the complaint. The representative must be the complainant.
2. The appointment of representative shall be conducted as follows:
a) If there are 05 to 10 complainants, no more than two representatives shall be appointed;
b) If there are 11 or more complainants, additional representatives may be appointed, but the number of representatives must not exceed 05.
Article 7. Documents for appointing representatives
1. The appointment of a representative to present a complaint must be expressed in writing, in accordance with Point a, Point b Clause 4 Article 8 of the Law on Complaints.
2. Document appointing a representative for the complaint must contain the following contents:
a) Day, month, year;
b) Full name and address of the representative for the complaint;
c) The contents and scope of representation;
d) The signatures or fingerprints of the complainants;
dd) Other related contents (if any).
3. The representatives shall bear responsibility for their representation.
Section 2
RESPONSIBILITIES OF THE AGENCIES, ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS IN THE COORDINATION OF SETTLEMENT IN CASE MANY PERSONS JOINTLY MAKE A COMPLAINT ABOUT THE SAME CONTENT
Article 8. Responsibilities of agencies, organizations and individuals in the coordination of settlement in case many persons jointly make a complaint about the same content at the commune level
1. When arising the cases that many persons jointly make a complaint about the same content in a commune, ward or township (hereinafter referred to as commune level), Chairperson of the commune-level People's Committee shall be responsible for:
a) Assigning officials to receive representatives of the complainants for hearing the presentation on the complaint content. For a complicated case, the commune-level People’s Committee shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Fatherland Front and relevant socio-political organizations in, receiving and listening to representatives of the complaints to present the complaint content;
b) Directing the commune-level public security agency to maintain public order where the complaints gather;
c) Convincing and guiding the complainants to make the complaints in compliance with the provisions of law.
2. The head of the commune-level public security agency shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the security forces, civil defense in maintaining public order where the complaints gather; handling the violations in accordance with law provisions.
3. Chairperson of the commune-level People's Committee shall accept and settle the complaints in accordance with the law on complaints. If the complaints are not under the competence, he/she shall guide citizens to the competent state agency for settlement.
Article 9. Responsibilities of agencies, organizations and individuals in the coordination of settlement in case many persons jointly make a complaint about the same content at the district level
1. The heads of the agencies where the complainants gather shall appoint officials or they shall receive the representatives of the complainants for hearing presentation on the complaint content at the citizen reception places. Where the complaints are under their competence, the heads of the agencies shall accept and settle the complaints in accordance with the law provisions. If the complaints do not fall under their competence, they shall guide the complaints to the competent state agency for settlement.
2. Head of the district-level citizen reception board of the place where the complainants gather shall be responsible for:
a) Presiding over or advising the Chairperson of People's Committee of district, ward, town or provincial city (herein referred to as the district level) to receive representatives of the complainants;
b) When necessary, requesting the Chairperson of the commune-level People's Committee where the complaints occur and the concerned agencies and organizations to provide information and documents on the complaints or appoint a person who has responsibility for receiving representatives of the complainants;
c) Monitoring and urging the Chairperson of the commune-level People's Committee in dealing with complaints transferred by the district-level citizen reception board.
3. The Chairperson of the district-level People's Committee shall directly meet or appoint a person who has responsibility for meeting representatives of the complainants to hear the presentation on the complaint content; settle the complaints in accordance with the law provisions.
4. Head of the district-level public security agency shall be responsible for ensuring security and public order; handling violations in accordance with law provisions.
5. The heads of the relevant state agencies shall be responsible for providing information and documents on the complaints; participating in reception of representatives of the complainants at the request of the persons who are competent to settle the complaints.
Article 10. Responsibilities of agencies, organizations and individuals in the coordination of settlement in case many persons jointly make a complaint about the same content at the provincial level
1. The heads of the agencies where the complainants gather shall appoint officials or they shall receive the representatives of the complainants for hearing presentation on the complaint content at the citizen reception places. Where the complaints are under their competence, the heads of the agencies shall accept and settle the complaints in accordance with the law provisions. If the complaints do not fall under their competence, they shall guide the complaints to the competent state agency for settlement.
2. The provincial-level citizen reception board shall be responsible for:
a) Presiding over or advising the Chairperson of People's Committee of the province or centrally-run city (herein referred to as the provincial level) to receive representatives of the complainants;
b) When necessary, requesting the Chairperson of the district-level People's Committee where the complaints occur to join in or appoint a person who has responsibility for receiving representatives of the complainants;
c) Requiring the concerned agencies and organizations to provide information and documents on the complaints or joint to receive representatives of the complainants;
d) Monitoring and urging the Chairperson of the district-level People's Committee in dealing with complaints transferred by the provincial-level citizen reception board.
3. The heads of the public security agencies managing areas and directors of provincial-level public security departments shall be responsible for ensuring security and public order; handling violations in accordance with law provisions.
4. The Chairperson of the provincial-level People's Committee shall directly meet or appoint a person who has responsibility for meeting representatives of the complainants to hear the presentation on the complaint content; settle the complaints in accordance with the law provisions.
5. The heads of the relevant state agencies shall be responsible for providing information and documents on the complaints; participating in reception of representatives of the complainants at the request of the persons who are competent to settle the complaints.
Article 11. Responsibilities of agencies, organizations and individuals in the coordination of settlement in case many persons jointly make a complaint about the same content to the central agencies
1. The heads of the agencies where the complainants gather shall appoint officials or they shall receive the representatives of the complainants for hearing presentation on the complaint content at the citizen reception places. Where the complaints are under their competence, the heads of the agencies shall accept and settle the complaints in accordance with the law provisions. If the complaints do not fall under their competence, they shall guide the complaints to the competent state agency for settlement.
2. The central citizen reception board shall be responsible for:
a) Assuming the prime responsibility for, and coordinating with representatives of concerned central agencies and the competent persons of the provincial-level People's Committee where the complaints occur to receive the complainants;
b) When necessary, requesting the Chairperson of the district-level People's Committee where the complaints occur to join in or appoint a person who has responsibility for receiving representatives of the complainants;
c) Requiring the concerned agencies and organizations to provide information and documents on the complaints or joint to receive representatives of the complainants;
d) Monitoring and urging the Chairperson of the provincial-level People's Committee in dealing with complaints transferred by the central citizen reception board;
dd) Coordinating with the Chairperson of the provincial-level People's Committee to mobilize and persuade citizens to return to their localities.
3. Chairperson of the provincial-level People's Committee where the complaints occur shall be responsible for:
a) Directly receiving or appointing responsible persons to coordinate with the central citizen reception board and relevant central functional agencies to receive representatives of the complainants;
b) Providing information and documents on the complaints at the request of the competent persons;
c) Settling complaints under the competence or direct agencies under the management to settle the complaints in accordance with law provisions;
d) Persuading and mobilizing citizens to return to their localities.
4. Commune-level, district-level, and provincial-level public security departments managing the areas where the complaints occur shall be responsible for ensuring security and public order; handling violations in accordance with law provisions.
5. Heads of the relevant agencies shall be responsible for providing information and documents related to the complaint at the request of the competent persons to resolve complaints; participating in receiving citizens, handling complaints related to the fields and sectors under their respective management as required.
Article 12. Responsibilities of the Inspector General of Government, the Minister of Public Security, Chairpersons of Hanoi People's Committee and Ho Chi Minh City People's Committee
1. Within the scope of their functions, duties and powers, the Inspector General of Government, the Minister of Public Security shall be responsible for the implementation, guidance, inspection and urging of the Chairpersons of People's Committees, public security agencies, inspection agencies at all levels and relevant agencies in handling the case where many persons jointly make a complaint about the same content.
2. Chairpersons of Hanoi People's Committee and Ho Chi Minh City People's Committee shall be responsible for support and coordination with the Inspector General of Government, the Minister of Public Security, central citizen reception boards in Hanoi and Ho Chi Minh City and the concerned ministries, branches in the handling of the cases that many persons jointly make a complaint about the same content as required.
Chapter III
COMPLAINTS AND SETTLEMENT OF COMPLAINTS IN PUBLIC NON-BUSINESS UNITS
Article 13. Complaints of administrative decisions and administrative acts in public non-business units
Complaint of an administrative decision or administrative act in a public non-business unit means that an agency, organization, or individual, according to the procedures specified by the Law on Complaints and this Decree, requests a public non-business unit or a competent person in the public non-business unit to review an administrative decision or act when having grounds to believe that such decision or act is unlawful and infringes upon its/his/her rights and legitimate interests.
Article 14. Competence to settle complaints in public non-business units
1. Heads of public non-business units have the competence to settle first-time complaints for their administrative decisions or administrative acts, or those of officials under their direct management.
2. Heads of immediate higher-level public non-business units have the competence to settle the second-time complaints for the administrative decisions or administrative acts s which are further filed after being settled by the heads of the subordinate-level public non-business units or in case the first-time complaints remain unsettled after the settlement time limit expires.
If a public non-business unit does not have an immediate higher-level public non-business unit, the head of the state agency managing such public non-business unit shall have the competence to settle the second-time complaint.
3. Complaints of administrative decisions, administrative acts of public non-business units established under the Prime Minister’s decisions, the ministers, heads of ministerial-level agencies of state management on fields, sectors shall be the ones who are competent for second-time complaint settlement.
Article 15. Rights and obligations of the complainants, the complained, complaint settlers, statute of limitations for filing a complaint, time limit for settling complaints, order and procedures for settling complaints
The rights and obligations of the complainants, the complained, complaint settlers, statute of limitations for filing a complaint, time limit for settling complaints, order and procedures for settling complaints about administrative decisions, administrative acts in public non-business units shall comply with the Law on Complaints and this Decree.
Chapter IV
ORDER AND PROCEDURES FOR COMPLAINT SETTLEMENT
Section 1
ACCEPTANCE AND PREPARATION FOR VERIFICATION OF THE COMPLAINTS
Article 16. Acceptance and settlement of complaints
1. Within 10 working days after receiving the complaint about an administrative decision, administrative act, or disciplinary decision against cadres or civil servants under the competence other than the cases specified in Article 11 of the Law on Complaints, the person competent to settle the first-time complaint or second-time complain must accept and settle it. In case where many persons jointly make a complaint about the same content and a representative is appointed to present the complaint contents, then when accepting the complaint, the written complaint must bear all signatures of the complainants, together with a written appointment of a representative in accordance with Article 7 of this Decree. In case of refusal of settlement, a written notice clearly stating the reason shall be sent to the complainants.
2. Regarding the complaint about an administrative decision or administrative act, the person competent to settle the complaint shall send a written notice of the acceptance or non-acceptance to the complainant, competent agency, organization, unit or person that transferred the complaint (if any) and state inspection agency at the same level. Regarding the complaint about a disciplinary decision against cadres or civil servants, the written notice of the acceptance or non-acceptance shall be sent to the complainant. In case where many persons jointly make a complaint about the same content and representatives are appointed to present the complaint contents, the written notice of acceptance or non-acceptance shall be sent to one of the representatives.
The written notice of the acceptance shall be made according to Form No. 03 to this Decree. The written notice of the non-acceptance shall be made according to Form No. 04 to this Decree.
Article 17. Review of administrative decisions, administrative acts and disciplinary decisions against cadres or civil servants
1. After accepting the complaint, the person competent to settle the first-time complaint shall review the complained administrative decision or administrative act.
Regarding the complaint about a disciplinary decision against cadres or civil servants, the person competent to settle the complaint must directly review or assign a responsible person to review such disciplinary decision.
2. Contents of review include:
a) Legal grounds for issuing an administrative decision, performing an administrative act, or issuing a disciplinary decision against cadres or civil servants;
b) Competence to issue an administrative decision, perform an administrative act, or issue a disciplinary decision against cadres or civil servants;
c) Content of an administrative decision, the performance of an administrative act, or content of a disciplinary decision against cadres or civil servants;
d) The order and procedures for issuance, forms and techniques of presentation of an administrative decision or a disciplinary decision against cadres or civil servants;
dd) Other contents (if any).
3. After review, if the complaint is correct, the person competent to settle the first-time complaint shall promptly issue a complaint settlement decision. If having no ground to make conclusions on the complaint contents, the person competent to settle the complaint shall conduct verification.
Regarding the complaint about a disciplinary decision against cadres or civil servants, if deeming that the complaint content is well-founded, the person competent to settle the complaint shall request the cadre and civil servant disciplining council to consider and request a competent person to settle the complaint.
Article 18. Assignment of the task of verification of complaint contents
The complaint settler shall verify himself/herself or assign the state inspection agency at the same level, or an agency, organization, unit, or person under his/her management to conduct the verification of complaint contents. The complaint settler or an organization, agency or unit assigned to verify shall issue a decision on verification of complaint contents, clearly defining the person conducting the verification, rights and obligations of such person, time and verification contents. The decision verifying the complaint contents shall be made according to Form No. 05 to this Decree.
Section 2
VERIFICATION OF COMPLAINT CONTENTS
Article 19. Directly working with the complainants, representatives, authorized persons, lawyers, legal aid providers of the complainants
1. The complaint settlers or persons assigned the tasks of verifying the complaint contents shall directly work with, and request the complaints, or their representatives, authorized persons, lawyers, legal aid providers to provide information, documents and proofs related to personal details and complaint contents.
2. Working contents shall be recorded in the minutes, clearly stating the time, place, components, contents and signatures of the parties. In case where the complainant fails to cooperate, work or sign in the working minutes, such minutes shall bear the signature of the witness or the representative of the local administration. Such a minutes must be made in two copies, kept by each party. The working minutes shall be made according to Form No. 06 to this Decree.
Article 20. Directly working with persons with related rights and interests and the complained
1. During the first-time complaint settlement, the complaint settler or person assigned the task of verification shall directly work with persons with related rights and interests and request them to provide information, documents and proofs related to the complaint contents.
2. During the second-time complaint settlement, the complaint settler or person assigned the task of verification shall directly work with the complained and persons with related rights and interests and request them to provide information, documents and proofs related to the complaint contents, explanations about the complained administrative decisions or administrative acts.
3. Working contents specified in Clauses 1 and 2 of this Article shall be recorded in the minutes, clearly stating the time, place, components, contents and signatures of the parties. Such a minutes must be made in two copies, kept by each party. The working minutes shall be made according to Form No. 06 to this Decree.
Article 21. Requesting concerned agencies, organizations, units and individuals to provide information, documents and proofs
During the verification of the complaint contents, the complaint settler or person assigned the task of verification shall send a written request to concerned agencies, organizations, units and individuals for the provision of information, documents and proof relating to the complaint contents. The written request shall be made according to Form No. 07 to this Decree.
In case of directly working with concerned agencies, organizations, units and individuals to request the provision of information, documents and proofs, the working minutes is required. Such a minutes must be made in two copies, kept by each party. The working minutes shall be made according to Form No. 06 to this Decree.
Article 22. Receipt and processing of information, documents and proofs
The complaint settler or person assigned the task of verification must make a delivery and receipt minutes when receiving information, documents and proofs directly provided by the complainant or his/her representative, authorized person, lawyer or legal aid provider, the complained, agencies, organizations, units or individuals. The delivery and receipt minutes shall be made according to Form No. 08 to this Decree.
Article 23. Field verification
1. In case of necessity, the complaint settler or person assigned the task of verification shall conduct the field verification to collect, check and verify the accuracy, validity and completeness of information, documents and proofs relating to the complaint case.
2. Field verification shall be recorded in writing, sully stating the time, place, working components, contents, verification results and opinions of persons involved in the verification and other related persons. The minutes shall be made according to Form No. 06 to this Decree.
Article 24. Solicitation of expert assessment
1. The complaint settler shall decide to solicit expert assessment when deeming it necessary to have expert opinions on professional or technical matters for use as a basis for making conclusions on complaint contents.
2. The complainant, the complained and concerned agencies, organizations may request the complaint settler to solicit expert assessment. When deeming the request of the complainant, the complained and concerned agencies and organizations having grounds, the complainant, the complaint settler shall decide to solicit expert assessment.
The decision on solicitation of expert assessment specified in Clauses 1 and 2 of this Article shall be made according to Form No. 09 to this Decree.
3. The solicitation of expert assessment shall be made in writing, clearly stating the name of the assessing agency or organization, information and documents to be assessed, contents requested to be assessed, and deadline for assessment conclusions.
The written request for expert assessment shall be made according to Form No. 10 to this Decree.
Article 25. Working with involved parties in verification of complaint contents
If the verification result is different from the information, documents and proofs provided by the complainant or the complained, the complaint settler or person assigned the task of verification shall organize and work with the complainant, the complained. In case of necessity, he/she shall invite related agencies, organizations, units and individuals to join the working session.
The working contents must be recorded in writing, clearly stating the time, place, participants, contents, participants’ opinions, agreed contents, matters with different opinions and bearing the parties’ signatures. Such a minutes must be made in three copies at least, kept by each party. The working minutes shall be made according to Form No. 06 to this Decree.
Article 26. Suspension of the execution of the complained administrative decisions
1. In the course of settlement of a complaint, if finding that the execution of the complained administrative decision might lead to irremediable consequences, the complaint settler shall issue a decision to suspend the execution of such administrative decision. The suspension duration must not exceed the remaining duration of the settlement time limit. The suspension decision shall be made according to Form No. 11 to this Decree.
2. When finding the reason for suspension no longer exists, the complaint settler shall promptly cancel the suspension decision. The cancellation decision shall be made according to Form No. 12 to this Decree.
Article 27. Reports on results of the verification of complaint contents
1. The persons assigned the task of verification must send reports on results of the verification of complaint contents to the complaint settlers in an honest and objective manner.
2. A report on results of the verification of complaint contents must include contents specified in Clause 4 Article 29 of the Law on Complaints. Such a report must specify the information about the complainant, the complained, the complained administrative decision, administrative act or disciplinary decisions against cadres or civil servants, the complainant's request, grounds for complaint; the previous complaint settlement results (if any); verification result of each content assigned to be verified; conclusion that the complaint contents assigned to be verified are correct, partially correct or wholly wrong; proposal for upholding, wholly cancellation or modification, supplementation of part of the administrative decision, or disciplinary decisions against cadres or civil servants, or termination of the complained administrative act; or proposal for the issuance of the complaint settlement decision.
The report on verification results shall be made according to Form No. 13 to this Decree.
Article 28. Organization of dialogs in the course of settlement of second-time complaints
1. In the course of settlement of a second-time complaint, the complaint settler must organize the dialogs.
a) The person settling the second-time complaint who is the Chairperson of the district-level People’s Committee or Director of provincial-level Department, or equivalent must directly hold the dialogs with the complainant.
b) The person settling the second-time complaint who is the Minister, head of the ministerial-level agency, or Chairperson of the provincial-level People’s Committee must directly hold the dialogs, for the complicated case (many persons jointly make a complaint about the same content, competent agencies have different opinions about settlement measures, the complainant has a harsh attitude, or the case attracts social attention, or affects political security or social order and safety).
For other cases, the complaint settler may assign his/her deputy or head of the specialized agency at the same level, or head of the affiliated agency or unit that is assigned the task of verification to hold the dialogs with the complainant. During the dialog, the assigned one must timely report to the complaint settler of complicated contents which are beyond his/her competence; end of the dialog, he/she must report the complaint settler of the dialog result and take responsibility for the report contents.
2. The person presiding over the dialog must directly hold the dialog with the complainant, the complained and persons with related rights and interests. During the dialog, the person presiding over the dialog must specify the contents subject to the dialog, results of the verification of the complaint contents; persons participating the dialog may give their opinions, provide additional information, documents and proofs relating to the complaint and their requests. The person presiding over the dialog shall send a written notice to the dialog participants, including the complainant, the representative (in case many persons jointly make a complaint about the same content), the complained, persons with related rights and interests, and related agencies and organizations of the time, location and contents of the dialog.
3. The dialog must be recorded in writing, clearly stating the time, location, participants (specifying the participants and absentees; specifying whether the complainant fails to join the dialog with reason or without reason), contents, participants’ opinions, agreed contents, matters with different opinions, bearing the parties’ signatures. Such a minutes must be made in three copies at least, kept by each party. The minutes shall be made according to Form No. 14 to this Decree.
Section 3
ISSUANCE, SENDING AND PUBLIC NOTIFICATION OF DECISIONS ON COMPLAINT SETTLEMENT, AND COMPLICATION AND MANAGEMENT OF COMPLAINT SETTLEMENT DOSSIERS
Article 29. Issuance, sending and public notification of decisions on complaint settlement
1. The complaint settlers shall, based on law provisions, results of the verification of complaint contents, dialog results (if any), issue the decisions on complaint settlement in accordance with the following regulations:
a) Decisions on first-time settlement of administrative decisions or administrative acts shall comply with Article 31 of the Law on Complaints; Decisions on second-time complaint settlement shall comply with Article 40 of the Law on Complaints.
The complaint settlement decision must specify conditions for acceptance and settlement of the complaint; name and addresses of the complainant and the complained; complaint contents and reasons, requests of the complainant; previous complaint settlement results (if any); results of the verification of complaint contents; specify the grounds for conclusion that the complaint contents are correct, partially correct or wholly wrong; upholding, wholly cancellation or modification, supplementation of part of the administrative decision, or termination of the complained administrative act (for first-time complaint settlement decisions); or requesting the person issued the complained administrative decision or performed the complained administrative act to modify or cancel a part or whole of that administrative decision, or terminate the complained administrative act (for second-time complaint settlement); payment of compensations for damage to sufferers (if any) and settlement of related matters; the right to file a second-time complaint or the right to institute an administrative case at court.
b) Decisions on first-time complaint settlement of disciplinary decisions against cadres or civil servants shall comply with Article 54 of the Law on Complaints; Decisions on second-time complaint settlement of disciplinary decisions against cadres or civil servants shall comply with Article 56 of the Law on Complaints.
The complaint settlement decision must specify name and addresses of the complainant and the complained; complaint contents and reasons, verification results and dialog results; specify the grounds for settlement of the complaint; conclusion of the complaint contents; upholding, modification, supplementation or cancellation of part or the whole of the disciplinary decision (for first-time complaint settlement decisions); or conclusions on each specific matter in the complaint and the settlement by the first-time complaint settler (for second-time complaint settlement decisions); payment of compensations for damage to sufferers (if any) and settlement of related matters; the right to file a second-time complaint or the right to institute an administrative case at court.
c) Decisions on first-time complaint settlement shall be made according to Form No. 15, decisions on second-time complaint settlement shall be made according to Form No. 16 to this Decree.
2. Sending of decisions on complaint settlement:
a) For decisions on settlement of complaints about administrative decisions and administrative acts:
Within 03 working days from the date of issuing the first-time complaint settlement decision, the complaint settler shall send the decision on complaint settlement to the complainant, the direct superior of the complaint settler; the second-time complaint settler, persons with related rights and obligations; concerned agencies, organizations and individuals.
Within 07 working days from the date of issuing the second-time complaint settlement decision, the complaint settler shall send the complaint settlement decision to the complainant, the complained, the first-time complaint settler; persons with related interests or obligations; concerned organizations, agencies and individuals.
b) For decisions on settlement of complaints about disciplinary decisions against cadres or civil servants:
Within 03 working days from the date of issuing the first-time complaint settlement decision, the complaint settler shall send the decision on complaint settlement to the complainant, the complained; persons with related rights and obligations; concerned agencies, organizations and individuals.
Within 07 working days from the date of issuing the second-time complaint settlement decision, the complaint settler shall send the complaint settlement decision to the complainant, the first-time complaint settler; persons with related interests or obligations; concerned organizations, agencies and individuals. Second-time complaint settlement decisions issued by the ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies or Chairpersons of provincial-level People’s Committees shall be sent to the Government Inspector General and Minister of Home Affairs.
3. Publication of decisions on complaint settlement:
Within 15 days from the date the decision to settle the complaint is issued, persons competent to settle the complaint shall be responsible for publication of the decision on complaint settlement in one of the following forms:
a) Publication at the meeting held at the agency or organization where the complained is working
Participants: Complaint settler, complainant or the representative to present the complaint, the complained and concerned agencies, organizations and individuals. 03 days prior to the public meeting, the person competent to settle the complaint shall send a written notice to the concerned agencies, organizations and individuals.
b) Listing at the head office or citizen reception place of the agency or organize that has settled the complaint. The complaint settlement decision must be listed at least 15 days.
c) Public notification in the mass media
Decisions on complaint settlement shall be publicly notified in the mass media, including audio media, visual media, print media and online media. Persons competent to settle the complaint shall be responsible for choosing one of the mass media to make the public notification. If the complaint settlers’ agencies have portals or websites, such decisions must be publicized on their portals or websites. The public notification on audio media or visual media shall be made for at least 02 broadcastings, or 2 consecutive issues for print media, while the public notification on online media and portals or websites must last at least 15 consecutive days.
Article 30. Compilation and management of complaint settlement dossiers
Persons assigned the task of verifying the complaint contents shall compile complaint settlement dossiers; summarize information, documents and proofs relating to the complaint contents, verification results, conclusions, proposals and complaint settlement decisions.
Chapter V
EXECUTION OF LEGALLY EFFECTIVE COMPLAINT SETTLEMENT DECISIONS
Article 31. Responsibilities of complaint settlers in the execution of legally effective complaint settlement decisions
1. Within 05 working days, from the date the complaint settlement decision comes into force, within the ambit of the tasks and powers, the complaint settler shall be responsible for taking measures to implement, or issuing documents to direct related agencies, organizations and individuals to organize the execution of the legally effective complaint settlement decision. Such a direction must specify responsibilities of the executing organizations or agencies, the agencies, organizations or individuals obligated to execute; responsibilities of relevant agencies, organizations and individuals; contents and deadline for execution; reports on the execution to the complaint settler.
2. The person competent to settle the complaint shall conduct himself/herself, or assign relevant agency or organization to conduct, or assign the state inspection agency at the same level to conduct the monitoring, urging and inspection of the execution of legally effective complaint settlement decisions. In case of detecting any agency, organization or individual failing to execute, or failing to execute the legally effective complaint settlement decision in a proper, complete and timely manner, he/she may take measures for timely and strictly handling according to the competence. Cases beyond the competence shall be proposed to the competent agencies, organizations or individuals for settlement.
Article 32. Responsibilities of the complained in the execution of legally effective complaint settlement decisions
1. The complained shall, based on the legally effective complaint settlement decision, organize the execution of the legally effective complaint settlement decision.
a) If the complaint settlement decision mentions the modification, supplementation or cancellation of a part or the whole of an administrative decision, the complained shall issue the new decision replacing, amending or supplementing the complained one; take measures under his/her competence in order to restore the legal rights and interests of the complainant and involved persons that have been infringed.
b) If the complaint settlement decision concludes that the administrative decision is compliant with the law, the complainant shall abide by that administrative decision. If the complainant fails to comply with such decision, the competent person shall organize to enforce the complainant to execute that administrative decision. The competence, order and procedures for enforcement of administrative decisions shall comply with the law on enforcement of administrative decisions. The person competent to enforce shall make a plan to organize the enforcement in an effective and feasible manner; focus on mobilization and persuasion of the person subject to the enforcement to voluntarily execute the administrative decision before taking coercive measures; closely coordinate with organizations and unions, and participate in the enforcement.
c) If the complaint settlement decision concludes that the administrative act is compliant with the law, the complainant shall follow that act. If the complaint settlement decision concludes that the administrative act is unlawful, the complained must terminate that act.
2. The complained shall be responsible for reporting competent other agencies, organizations and individuals of the execution of legally effective complaint settlement decisions.
Article 33. Responsibilities of the complainants in the execution of legally effective complaint settlement decisions
1. To coordinate with the competent agencies, organizations and individuals to restore their legitimate rights and interests infringed by unlawful administrative decisions or administrative acts (if any).
2. To execute the administrative decisions, administrative acts to be complained if the administrative decisions, administrative acts are concluded by competent persons that they are lawful.
3. To abide by the decisions of the competent agencies to execute the legally effective complaint settlement decisions.
Article 34. Responsibilities of the persons with legitimate rights and interests in the execution of legally effective complaint settlement decisions
1. To collaborate with the competent agencies, organizations and individuals in restoration of the legitimate rights and interests of the complainants; restoration of their legitimate rights and interests that have been infringed by unlawful administrative decisions, administrative acts.
2. To abide by the administrative decisions of the competent agencies to execute legally effective complaint settlement decisions with content related to their legitimate rights and interests.
Article 35. Responsibilities of agencies, organizations managing cadres and civil servants in the execution of legally effective complaint settlement decisions
Agencies, organizations managing cadres and civil servants who have administrative decisions, administrative acts complained within their functions, tasks and powers shall be responsible for executing the legally effective complaint settlement decisions; guiding, inspecting and urging cadres and civil servants in the execution of legally effective complaint settlement decisions.
Article 36. Responsibilities of the agencies assigned the organization and execution of legally effective complaint settlement decisions
1. To take measures within the ambit of competence to organize the execution of legally effective complaint settlement decisions; assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned organizations and agencies in, organizing the execution of legally effective complaint settlement decisions under Point a Clause 1 Article 32 of this Decree; request affiliated agencies, organizations and individuals to take measures to execute administrative decisions. In case of beyond the competence, to propose competent agencies, organizations and individuals to take measures to execute legally effective complaint settlement decisions.
2. To assist heads of administrative agencies that have issued complaint settlement decisions in monitoring, inspecting and urging assigned agencies, organizations, individuals, cadres and civil servants to execute legally effective complaint settlement decisions.
3. To report competent persons to timely handle issues arising in the execution of legally effective complaint settlement decisions.
Article 37. Responsibilities of the other agencies, organizations and individuals in the execution of legally effective complaint settlement decisions
Within the scope of their functions, tasks, powers, concerned agencies, organizations and individuals shall have to abide by administrative decisions of the competent agencies to execute legally effective complaint settlement decisions; coordinate with competent agencies, organizations and individuals in organizing the implementation of legally effective complaint settlement decisions upon requests.
Article 38. Review of the settlement of complaints which is contrary to law
When detecting the settlement of complaints contrary to law, causing damage to the interests of the State, legitimate rights and interests of citizens, agencies, organizations, the Prime Minister shall request the competent persons, or assign the Government Inspector General, ministers or head of ministerial-level agencies to review and report to the Prime Minister for direction and settlement.
Chapter VI
HANDLING OF VIOLATIONS
Article 39. Principles of handling violations
1. Persons competent to settle complaints, persons assigned the task of verifying the complaint contents and persons responsible for organizing the execution of legally effective complaint settlement decisions who commit acts of violation against the law on complaints shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined in accordance with Articles 40, 41 and 42 of this Decree. Disciplinary forms include reprimand, warning, salary reduction, demotion, dismissal and sack. If there is any sign of crime, they shall be examined for penal liability. If causing damage, they shall pay compensations under law.
For principles, competence, order, procedures and other contents relating to the discipline of persons in charge of complaint settlement, persons assigned the task of verifying the complaint contents, persons executing legally effective complaint settlement decisions who commit acts of violation against the law on complaints but not yet mentioned in this Decree, the law on disciplining cadres, civil servants and public employees shall prevail.
2. The complainants and related persons who commit acts of violation shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined or examined for penal liability. If causing damage, they shall pay compensations under law.
Article 40. Disciplining persons assigned the task of verifying the complaint contents
1. Reprimand shall be applied to persons assigned the task of verifying the complaint contents when any of the following acts of violation is committed:
a) Giving unreasonable demands, obstructing, causing troubles or harassments to the complainants, persons authorized to make complaints and the complained.
b) Covering up the complained.
c) Threatening to take revenge on complainants, persons authorized to make complaints and the complained.
2. Warning shall be applied to persons assigned the task of verifying the complaint contents when there are any of the acts of intentionally omitting proofs or missing information, documents, or falsifying case records when verifying the complaint contents.
3. Demotions or dismissal shall be applied to persons assigned the task of verifying the complaint contents when there is an act of intentionally reporting incorrect verification results of the complaint contents, thus leading to the wrong complaint settlement decisions causing serious security or social order destabilization or causing human death. In case persons assigned the verification task have no title, a salary reduction shall be applied.
Article 41. Disciplining persons competent to settle complaints
1. Reprimand shall be applied to persons competent to settle complaints when any of the following acts of violation is committed:
a) Giving unreasonable demands, obstructing, causing troubles or harassments to the complainants, persons authorized to make complaints and the complained.
b) Covering up the complained.
c) Threatening to take revenge on complainants, persons authorized to make complaints and the complained.
2. Warning shall be applied to persons competent to settle complaints when any of the following acts of violation is committed:
a) Intentionally refusing to accept and settle the complaints under the competence which are eligible for acceptance.
b) Intentionally omitting proofs or missing information, documents, or falsifying case records.
c) Intentionally refusing to issue complaint settlement decisions.
3. Demotion or dismissal shall be applied to persons competent to settle complaints when any of the following acts of violation is committed:
a) Committing serious violations in carrying out the order and procedures for complaint settlement, causing serious security or social order destabilization or causing human death.
b) Intentionally issuing complaint settlement decisions in contravention of law, causing serious security or social order destabilization or causing human death.
Article 42. Disciplining persons in charge of organizing the execution of legally effective complaint settlement decisions
1. Reprimand shall be applied to persons in charge of organizing the execution of legally effective complaint settlement decisions when any of the following acts of violation is committed:
a) Covering or failing to handle agencies, organizations and individuals that fail to execute legally effective complaint settlement decisions.
b) Organizing the improper or insufficient execution of legally effective complaint settlement decisions.
2. Warning shall be applied to persons in charge of organizing the execution of legally effective complaint settlement decisions who intentionally refuse to organize the execution of legally effective complaint settlement decisions.
Chapter VII
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 43. Effect
1. The settlement of complaints in state-owned enterprises and employees’ complaints in public non-business units shall comply with the Government’s Decree No. 24/2018/ND-CP dated February 27, 2018, on providing regulations on the settlement of complaints and denunciations in the field of labor, vocational education and sending Vietnamese workers to work abroad under contracts, employment, occupational safety and hygiene and relevant laws on complaints.
2. This Decree takes effect from December 10, 2020, and replaces the Government's Decree No. 75/2012/ND-CP dated October 03, 2012, detailing a number of articles of the Law on Complaints.
Article 44. Implementation responsibility
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of People’s Committees of provinces and centrally-run cities, and related agencies, organizations and individuals shall be responsible for the implementation of this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
Nguyen Xuan Phuc |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây