Thông tư 88/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn Nghị định 12/2006/NĐ-CP về mua bán hàng hoá quốc tế

thuộc tính Thông tư 88/2011/TT-BNNPTNT

Thông tư 88/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:88/2011/TT-BNNPTNT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Cao Đức Phát
Ngày ban hành:28/12/2011
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------------------
Số: 88/2011/TT-BNNPTNT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2011
 
 
THÔNG TƯ
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 12/2006/NĐ-CP NGÀY 23/01/2006 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HOÁ QUỐC TẾ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ, MUA, BÁN, GIA CÔNG VÀ QUÁ CẢNH HÀNG HOÁ VỚI NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN
 
 
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản như sau:
 
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về nội dung, trình tự, thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản gồm:
1. Xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ từ rừng tự nhiên trong nước; củi, than làm từ gỗ hoặc củi có nguồn gốc từ gỗ rừng tự nhiên trong nước;
2. Xuất khẩu, nhập khẩu động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm
3. Xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng;
4. Xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi;
5. Xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản sống;
6. Nhập khẩu thuốc, nguyên liệu sản xuất thuốc, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật và hoá chất dùng trong thú y;
7. Nhập khẩu nguyên liệu và sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản;
8. Nhập khẩu thuốc, nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật và sinh vật sống sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật;
9. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi;
10. Nhập khẩu phân bón và nguyên liệu sản xuất phân bón;
11. Xuất khẩu, nhập khẩu nguồn gen cây trồng phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học, kỹ thuật.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân, thương nhân (sau đây gọi tắt là Thương nhân) hoạt động có liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Gỗ tròn: bao gồm gỗ nguyên khai, gỗ đẽo tròn, gỗ lóc lõi có đường kính đầu nhỏ từ 10 cm đến dưới 20 cm, chiều dài từ 01 mét trở lên hoặc có đường kính đầu nhỏ từ 20 cm trở lên, chiều dài từ 30 cm trở lên (kể cả gỗ nguyên khai còn có gốc, cành, lá mà đường kính sát gốc từ 10cm đến dưới 20cm, chiều dài từ 01 mét trở lên hoặc có đường kính sát gốc từ 20cm trở lên, chiều dài từ 30cm trở lên). Riêng đối với gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm không phân biệt kích thước.
2. Gỗ xẻ: là gỗ đã cưa hoặc xẻ, lạng hoặc bóc, có độ dầy trên 06 milimet (mm).
3. Sản phẩm đồ mộc hoàn chỉnh (bao gồm cả đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gỗ cao cấp): là các sản phẩm từ gỗ được lắp ráp hoàn chỉnh theo công dụng của loại sản phẩm hoặc các chi tiết tháo rời của sản phẩm hoàn chỉnh, khi lắp ráp có thể sử dụng được ngay theo công dụng của sản phẩm đó.
4. Động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm: là những loài động vật, thực vật hoang dã thuộc quản lý của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) và những loài thực vật, động vật rừng quy định tại danh mục các loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (sau đây gọi tắt là Nghị định số 32/2006/NĐ-CP).
5. Thủy sản:
a) Thuỷ sản sống: là các loài động vật, thực vật thuỷ sản còn có khả năng sinh trưởng và phát triển.
b) Giống thuỷ sản: Là các loài động vật, thực vật thuỷ sản kể cả trứng, phôi, tinh trùng và ấu trùng của chúng sử dụng để sản xuất giống, làm con giống cho nuôi thương phẩm, nuôi làm cảnh, nuôi giải trí.
c) Thuỷ sản sống làm thực phẩm: là các loài động vật, thực vật thuỷ sản còn sống sử dụng để làm thực phẩm cho con người.
d) Đánh giá rủi ro thuỷ sản sống nhập khẩu làm thực phẩm: là các hoạt động nhằm xác định những tác động bất lợi có thể xảy ra đối với con người và môi trường trong các hoạt động có liên quan đến thuỷ sản sống nhập khẩu.
đ) Sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản: Là những chất hoặc hợp chất có nguồn gốc từ khoáng chất, hoá chất, động vật, thực vật, vi sinh vật và các chế phẩm từ chúng được sử dụng để điều chỉnh tính chất vật lý, tính chất hóa học, sinh học của môi trường nuôi trồng thủy sản.
Điều 4. Nguyên tắc thực hiện các quy định về kiểm dịch động vật, thực vật; kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm đối với động vật, thực vật và hàng hóa có nguồn gốc từ động vật, thực vật nhập khẩu
1. Hàng hoá nhập khẩu thuộc diện kiểm dịch động vật, thủy sản, sản phẩm động vật, sản phẩm thủy sản, trước khi thông quan, phải thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, kiểm dịch thủy sản, sản phẩm động vật, sản phẩm thủy sản; Danh mục động vật; Danh mục thủy sản, sản phẩm động vật, sản phẩm thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch và Quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, kiểm dịch thủy sản, sản phẩm động vật, sản phẩm thủy sản, kiểm tra vệ sinh thú y.
2. Hàng hóa nhập khẩu trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trước khi thông quan phải thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Việt Nam, Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam, Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam, ban hành quy định về các thủ tục kiểm tra vật thể và lập hồ sơ kiểm dịch thực vật.
3. Hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi nhập khẩu vào Việt Nam phải thực hiện các quy định về kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Trường hợp cửa khẩu chưa có cơ quan kiểm dịch động, thực vật thì hàng hoá được thông quan theo cơ chế đăng ký trước, kiểm tra sau. Cơ quan kiểm dịch có thể kiểm dịch cùng lúc Cơ quan hải quan kiểm tra hàng hoá hoặc kiểm dịch sau khi hàng hoá đã hoàn thành thủ tục hải quan theo thời gian và địa điểm được xác định trong giấy đăng ký kiểm dịch.
5. Đối với các mặt hàng phải kiểm tra chất lượng và an toàn thực phẩm thực hiện theo hình thức đăng ký trước và kiểm tra sau khi thông quan.
6. Sau khi đã thông quan, trong trường hợp hàng hóa không đáp ứng đủ điều kiện về kiểm dịch, chất lượng, an toàn thực phẩm thì buộc phải tái xuất.
Điều 5. Nguyên tắc nhập khẩu trong thời gian chờ bổ sung vào danh mục hàng hoá được phép nhập khẩu không phải xin phép
1. Đối với các loại hàng hoá ngoài danh mục hàng hoá được phép nhập khẩu không phải xin phép, sau khi có kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả đánh giá rủi ro được các cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có văn bản công nhận, Thương nhân được phép nhập khẩu theo nhu cầu, không bị hạn chế về số lượng, trị giá, không phải đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu.
2. Cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm đăng tải ngay sau khi ban hành văn bản công nhận kết quả khảo nghiệm hoặc kết quả đánh giá rủi ro, danh mục hàng hoá trên trang tin điện tử (website) của đơn vị quản lý chuyên ngành và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại địa chỉ http://www.omard.gov.vn/ và gửi tới cơ quan Hải quan.
3. Căn cứ vào kết quả khảo nghiệm, kết quả đánh giá rủi ro, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung vào các danh mục hàng hoá tương ứng.
Điều 6. Quy định chung về trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
1. Trình tự và cách thức: Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc gửi qua đường bưu điện.
a) Cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ và xem xét, hướng dẫn ngay Thương nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định trong trường hợp Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trong vòng ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ thông qua đường bưu điện.
b) Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, Cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu.
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ
3. Thành phần hồ sơ: Được quy định tại các Điều 9, 12, 15, 19, 21, 24, 26, 28, 30, 34, 36 của Thông tư này.
4. Cách thức nộp phí, lệ phí và trả kết quả cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu:
a) Thương nhân nộp phí, lệ phí theo quy định hiện hành trực tiếp tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ, chuyển khoản hoặc gửi bằng đường bưu điện.
b) Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả kết quả trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện theo đề nghị của thương nhân.
5. Cơ quan thực hiện: Được quy định tại các Điều 9, 12, 15, 19, 21, 24, 26, 28, 30, 34, 36 của Thông tư này.
6. Thời hạn hiệu lực của giấy phép: Quy định tại các Điều 15, 21, 24, 28, 30 của Thông tư này.
7. Trong trường hợp có quy định khác với các quy định nêu tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 của Điều này thì được thực hiện cụ thể tại các Điều của Chương II Thông tư này.
 
Chương 2.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
 
MỤC 1. XUẤT KHẨU GỖ VÀ SẢN PHẨM GỖ; CỦI, THAN LÀM TỪ GỖ HOẶC CỦI CÓ NGUỒN GỐC TỪ GỖ RỪNG TỰ NHIÊN TRONG NƯỚC
Điều 7. Cấm xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ rừng tự nhiên trong nước (trừ những trường hợp quy định tại Điều 8 Thông tư này) gồm:
1. Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại.
2. Sản phẩm làm từ gỗ thuộc Nhóm IA (trừ gỗ là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước) quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ- CP ; sản phẩm làm từ gỗ quy định tại Phụ lục I của CITES.
Điều 8. Xuất khẩu theo điều kiện hoặc theo giấy phép
1. Sản phẩm làm từ gỗ thuộc Nhóm IA là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước; Nhóm IIA quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP chỉ được phép xuất khẩu ở dạng sản phẩm đồ mộc hoàn chỉnh. Khi xuất khẩu, Thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại, và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp, không phải xin phép.
2. Sản phẩm làm từ gỗ quy định tại Phụ lục II của CITES, khi xuất khẩu phải có giấy phép do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp.
3. Khi xuất khẩu các loại củi, than, Thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc hàng hoá hợp pháp, không phải xin phép.
Điều 9. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép xuất khẩu sản phẩm làm từ gỗ quy định tại Phụ lục II của CITES
1. Thành phần hồ sơ:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu theo mẫu số 01/LN ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao chụp hợp đồng giao kết thương mại giữa các bên có liên quan;
c) Hồ sơ chứng minh mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành (bản sao chụp và mang theo bản gốc để đối chiếu, trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực, trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện);
d) Bản sao chụp Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc chứng minh nhân dân/hộ chiếu đối với Thương nhân lần đầu đề nghị cấp phép.
đ) Bản sao có chứng thực Hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc gỗ là tang vật xử lý.
2. Cơ quan thực hiện: Cơ quan quản lý CITES Việt Nam
Thương nhân nộp hồ sơ tại một trong các địa chỉ sau:
a) Cơ quan quản lý CITES Việt Nam:
- Địa chỉ:           Nhà A3, số 2 Ngọc Hà, Quận Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại:      (04) 3733 5676; Fax: (04) 3734 6742
- Email:             fpdvn@hn.vnn.vn; cites_vn.kl@mard.gov.vn
- Trang web:      www.tongcuclamnghiep.gov.vn
b) Cơ quan đại diện Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam tại phía Nam:
- Địa chỉ:           Tầng 7, toà nhà văn phòng, 146 Nguyễn Công Trứ, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
- Điện thoại:      (08) 3821 8206; Fax: (08) 3915 1120
- Email:             citesphianam@gmail.com
MỤC 2. XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM
(trừ gỗ và sản phẩm gỗ quy định tại Mục I, Chương II của Thông tư này)
Điều 10. Xuất khẩu động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm
1. Cấm xuất khẩu vì mục đích thương mại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được khai thác từ rừng tự nhiên (trừ những trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều này) gồm:
a) Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB và IIB, thực vật rừng thuộc nhóm IA tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP.
b) Động vật, thực vật hoang dã quy định tại Phụ lục I của CITES.
2. Cấm xuất khẩu các loài thủy sản hoang dã nguy cấp, quý, hiếm có tên trong Danh mục các loài thuỷ sản cấm xuất khẩu tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.
3. Xuất khẩu động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm khai thác từ rừng tự nhiên theo giấy phép gồm:
a) Động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Khoản 1, 2 Điều này xuất khẩu phục vụ ngoại giao, nghiên cứu khoa học, trao đổi giữa các vườn động vật, vườn thực vật, triển lãm, biểu diễn xiếc, trao đổi, trao trả mẫu vật giữa các Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES các nước.
b) Xuất khẩu vì mục đích thương mại:
- Động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm từ tự nhiên quy định tại Phục lục II của CITES;
- Thực vật rừng từ tự nhiên thuộc nhóm IIA, quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP;
- Động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm I, nhóm II của Nghị định số 32/2006/NĐ-CP; quy định tại các Phụ lục I và II của Công ước CITES có nguồn gốc nuôi, trồng theo quy định tại Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.
4. Xuất khẩu thủy sản theo giấy phép
Các loài thuỷ sản có tên trong Danh mục các loài thuỷ sản cấm xuất khẩu tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này chỉ được xuất khẩu trong trường hợp thực hiện Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
Điều 11. Nhập khẩu động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm
Nhập khẩu động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm quy định tại các Phụ lục của CITES phải được Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cấp giấy phép.
Điều 12. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép nhập khẩu động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý, hiếm
1. Thành phần hồ sơ:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu theo mẫu số 01/LN ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao chụp hợp đồng giao kết thương mại giữa các bên có liên quan. Trường hợp xuất khẩu không vì mục đích thương mại theo quy định tại điểm a, Khoản 3, Điều 10 của Thông tư này: Bản sao chụp văn bản ký kết về chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học hoặc văn bản xác nhận quà biếu, tặng, ngoại giao (đối với mẫu vật nghiên cứu khoa học, ngoại giao) hoặc Quyết định cử đi tham dự triển lãm hoặc biểu diễn xiếc (đối với mẫu vật để triển lãm, biểu diễn xiếc) của Bộ chủ quản;
c) Bản sao chụp Giấy phép đăng ký kinh doanh hoặc Quyết định thành lập hoặc chứng minh nhân dân/hộ chiếu đối với Thương nhân lần đầu đề nghị cấp phép (áp dụng đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu);
d) Hồ sơ chứng minh mẫu vật có nguồn gốc hợp pháp theo quy định hiện hành (Bản sao chụp mang theo bản gốc để đối chiếu, trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực, trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện) (áp dụng đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu);
đ) Bản sao chụp Giấy phép xuất khẩu, tái xuất khẩu do Cơ quan quản lý CITES của nước xuất khẩu, tái xuất khẩu cấp (áp dụng đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu);
e) Trường hợp mẫu vật nhập khẩu là động vật, thực vật hoang dã còn sống (áp dụng đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu) phải có các giấy tờ sau:
- Văn bản xác nhận đủ điều kiện nuôi, giữ, chăm sóc của cơ quan kiểm lâm tỉnh hoặc xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành thuỷ sản cấp tỉnh đối với các loài thủy sinh;
- Văn bản xác nhận về việc nhập khẩu mẫu vật đó không ảnh hưởng xấu tới môi trường và việc bảo tồn các loài động vật, thực vật trong nước đối với trường hợp loài động vật, thực vật đó lần đầu tiên được nhập khẩu vào Việt Nam của một trong các Cơ quan Khoa học CITES Việt Nam dưới đây:
+ Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam;
+ Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Viện Nghiên cứu Hải sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Cơ quan thực hiện: Theo quy định tại Khoản 2, Điều 9 của Thông tư này.
MỤC 3. XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU GIỐNG CÂY TRỒNG
Điều 13. Xuất khẩu giống cây trồng
1. Thương nhân không được xuất khẩu giống cây trồng có trong Danh mục giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Thương nhân xuất khẩu giống cây trồng có trong Danh mục Nguồn gen cây trồng quý hiếm trao đổi quốc tế trong trường hợp đặc biệt và Danh mục Nguồn gen cây trồng quý hiếm hạn chế trao đổi quốc tế theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Thương nhân xuất khẩu giống cây trồng không có trong Danh mục quy định tại các khoản 1, 2 Điều này và Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam phải được Tổng Cục lâm nghiệp (đối với giống cây trồng lâm nghiệp) hoặc Cục Trồng trọt (đối với giống cây trồng nông nghiệp) cấp phép.
4. Thương nhân được xuất khẩu giống cây trồng không thuộc quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này, không phải xin phép.
5. Hồ sơ và trình tự thủ tục xuất khẩu giống cây trồng được thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 30 của Thông tư này.
Điều 14. Nhập khẩu giống cây trồng
1. Thương nhân nhập khẩu giống cây trồng có tên trong Danh mục giống cây trồng hoặc Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam không phải xin phép.
2. Thương nhân nhập khẩu giống cây trồng không có tên trong Danh mục giống cây trồng hoặc Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam thuộc các trường hợp dưới đây phải được Tổng cục Lâm nghiệp hoặc Cục Trồng trọt cấp phép:
a) Nhập khẩu giống cây trồng để khảo nghiệm, sản xuất thử;
b) Nhập khẩu giống cây trồng với mục đích phục vụ hợp tác quốc tế, để làm mẫu tham gia triển lãm, làm quà tặng và để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư.
Điều 15. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép, hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng
1. Thành phần hồ sơ:
a) Hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu giống cây trồng nông nghiệp:
- Đơn đăng ký nhập khẩu theo mẫu số 01/TTr ban hành kèm theo Thông tư này;
- Tờ khai kỹ thuật theo mẫu số 02/TTr ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản photocopy Quyết định công nhận giống cây trồng cho sản xuất thử (đối với nhập khẩu giống cây trồng để sản xuất thử)
- Trong trường hợp giống cây trồng nhập khẩu lần đầu toàn bộ khối lượng theo quy định để khảo nghiệm, sản xuất thử: Phải bổ sung văn bản chấp thuận của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi khảo nghiệm, sản xuất thử;
- Trong trường hợp giống cây trồng nhập khẩu lần thứ 02 trở đi để khảo nghiệm, sản xuất thử: Nộp báo cáo kết quả nhập khẩu, khảo nghiệm, sản xuất thử lần nhập trước, không cần nộp Tờ khai kỹ thuật;
- Bản sao chụp mang theo bản gốc để đối chiếu, trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực, trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện đối với các giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cơ quan có thẩm quyền hoặc văn bản về hợp tác quốc tế hoặc giấy mời tham gia triển lãm (tùy theo mục đích nhập khẩu).
Nếu nhập khẩu giống cây trồng để thực hiện các Chương trình, Dự án đầu tư, hồ sơ cần bổ sung gồm:
+ Văn bản phê duyệt Chương trình, Dự án đầu tư được Uỷ ban nhân dân tỉnh chấp thuận;
+ Văn bản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi thực hiện Dự án đầu tư đề nghị cho nhập khẩu giống để thực hiện Dự án trừ Dự án sân thể thao.
b) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp:
- Đơn đăng ký nhập khẩu giống cây trồng lâm nghiệp theo mẫu số 02/LN ban hành kèm theo Thông tư này;
- Lý lịch giống xin nhập khẩu theo mẫu số 03/LN ban hành kèm theo Thông tư này;
- Các tài liệu liên quan như hợp đồng mua bán giống hoặc giấy cho tặng giống của đối tác.
2. Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chưa đầy đủ: Không quá 03 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ lần đầu. Nếu quá thời hạn trên, Thương nhân không bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ thì phải nộp hồ sơ mới.
3. Hiệu lực của Giấy phép: Giấy phép có giá trị 01 (một) năm kể từ ngày cấp.
4. Cơ quan thực hiện:
a) Đối với giống cây trồng nông nghiệp: Cục Trồng trọt
- Nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Bộ phận “một cửa” - Văn phòng Cục Trồng trọt
- Website:         www.cuctrongtrot.gov.vn.
- Địa chỉ:           Số 2 Ngọc Hà - Ba Đình - Hà Nội
- Điện thoại:      04.3823.4651     Fax: 04.3734.4967
- Email:             vanphongctt@gmail.com
b) Đối với giống cây trồng lâm nghiệp: Tổng cục Lâm nghiệp
- Nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Văn phòng Tổng cục Lâm nghiệp
- Địa chỉ:           Số 2 Ngọc Hà - Ba Đình - Hà Nội.
- Điện thoại:      04.3843.8792     Fax: 04.3843.8793
- Email:             ln@mard.gov.vn
MỤC 4. XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU GIỐNG VẬT NUÔI
Điều 16. Xuất khẩu giống vật nuôi
1. Thương nhân được xuất khẩu giống vật nuôi không có trong Danh mục giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu và Danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, không phải xin phép.
2. Thương nhân trao đổi với nước ngoài những giống vật nuôi quý hiếm có trong Danh mục giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu và Danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn để phục vụ nghiên cứu khoa học hoặc các mục đích đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.
Điều 17. Nhập khẩu giống vật nuôi
1. Thương nhân nhập khẩu giống vật nuôi có trong Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông ban hành, không phải xin phép.
2. Thương nhân nhập khẩu giống vật nuôi ngoài Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam để nghiên cứu, khảo nghiệm, hoặc trong các trường hợp đặc biệt khác phải được Cục Chăn nuôi cấp phép.
Điều 18. Nhập khẩu tinh, phôi
Tinh, phôi của giống vật nuôi nhập khẩu lần đầu phải được Cục Chăn nuôi cấp phép nhập khẩu để khảo nghiệm.
Điều 19. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi
1. Thành phần hồ sơ:
a) Hồ sơ xuất khẩu giống vật nuôi và nguồn gen vật nuôi quý hiếm:
- Đơn đăng ký xuất khẩu giống vật nuôi hoặc nguồn gen vật nuôi quý hiếm theo mẫu số 01/CN ban hành kèm theo Thông tư này;
- Lý lịch nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần trao đổi quốc tế theo mẫu số 02/CN ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao chụp Dự án hợp tác nghiên cứu hoặc Hợp đồng nghiên cứu có nội dung liên quan đến xuất khẩu nguồn gen vật nuôi quý hiếm;
b) Hồ sơ nhập khẩu giống vật nuôi ngoài Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam:
- Đơn đề nghị khảo nghiệm giống vật nuôi theo mẫu số 03/CN ban hành kèm theo Thông tư này;
- Hồ sơ lý lịch giống vật nuôi trong đó ghi rõ tên giống, phẩm cấp giống, xuất xứ, số lượng, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng giống, những bệnh thường gặp ở vật nuôi đó (nếu có); Hồ sơ phải được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu. Hồ sơ là bản gốc kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có công chứng;
- Nội dung khảo nghiệm, kiểm nghiệm (địa điểm, các chỉ tiêu theo dõi);
- Bản sao chụp Dự án hợp tác nghiên cứu hoặc Hợp đồng nghiên cứu có nội dung liên quan đến nhập khẩu giống vật nuôi ngoài Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam;
- Bản sao chụp mang theo bản gốc để đối chiếu, trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực, trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư đối với trường hợp đăng ký nhập khẩu lần đầu.
c) Hồ sơ nhập khẩu tinh, phôi:
- Đơn đăng ký nhập khẩu tinh, phôi theo mẫu số 04/CN ban hành kèm theo Thông tư này;
- Hồ sơ các chỉ tiêu kỹ thuật của môi trường pha loãng, bảo tồn tinh là bản gốc kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có công chứng;
- Bản sao chụp mang theo bản gốc để đối chiếu, trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực, trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư đối với trường hợp đăng ký nhập khẩu lần đầu.
2. Cơ quan thực hiện: Cục Chăn nuôi.
- Địa chỉ:           Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại:      04.37345443      Fax: 04.37345444
- Email:             cn@mard.gov.vn
MỤC 5. NHẬP KHẨU THUỐC THÚ Y
Điều 20. Nhập khẩu thuốc thú y
1. Nhập khẩu thuốc thú y trong các trường hợp sau không phải xin phép:
- Thuốc thú y đã được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam, trừ trường hợp nhập khẩu vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật phải được Cục Thú y cấp phép ;
- Thuốc thú y chưa được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam tạm nhập khẩu tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài.
2. Thuốc thú y, nguyên liệu làm thuốc thú y chưa có Giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam khi nhập khẩu phải được Cục Thú y cấp phép, bao gồm các trường hợp sau:
a) Nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm thuốc thú y đã được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam;
b) Để kiểm nghiệm, khảo nghiệm cho mục đích đăng ký lưu hành;
c) Để chẩn đoán, phòng trị bệnh cho động vật quý hiếm hoặc vật nuôi nhập khẩu không dùng cho mục đích kinh doanh;
d) Làm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm.
3. Trong trường hợp có dịch bệnh khẩn cấp, việc nhập khẩu vắc xin chưa có Giấy chứng nhận lưu hành tại Việt Nam dùng để phòng chống dịch do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.
Điều 21. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép, hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu thuốc thú y
1. Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký nhập khẩu thuốc thú y theo mẫu số 01/TY hoặc mẫu số 02/TY (đối với nhập khẩu vắc xin, vi sinh vật) ban hành kèm theo Thông tư này. Đồng thời gửi file mềm qua địa chỉ email: quanlythuoc@dah.gov.vn;
- Các loại giấy chứng nhận GMP hoặc ISO (đối với một số loại hoá chất thông dụng);
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) tại nước xuất khẩu đối với sản phẩm thuốc nhập khẩu;
- Phiếu phân tích chất lượng sản phẩm của nhà sản xuất và của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất (đối với vắc xin, chế phẩm sinh học);
- Tóm tắt đặc tính sản phẩm (đối với thuốc mới).
2. Cơ quan thực hiện: Cục Thú y
- Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Văn phòng Cục Thú y
- Địa chỉ:           15/78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
- Điện thoại:      +(844) 3869.5527/3869.6788
- Email:             quanlythuoc@dah.gov.vn
3. Hiệu lực của giấy phép: Giấy phép có giá trị 01 (một) năm kể từ ngày cấp.
MỤC 6. NHẬP KHẨU THUỐC, NGUYÊN LIỆU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ SINH VẬT SỐNG SỬ DỤNG TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ THỰC VẬT
Điều 22. Nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật
1. Thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành (danh mục thuốc bảo vệ thực vật), khi nhập khẩu không phải xin phép.
2. Nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật trong các trường hợp sau đây phải được Cục Bảo vệ thực vật cấp phép:
a) Thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật đã có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng tại Việt Nam hoặc chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
b) Chất chuẩn thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam để phục vụ cho công tác kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu.
Điều 23. Nhập khẩu sinh vật sống sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật
Thương nhân chỉ được phép nhập khẩu sinh vật sống sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật khi có Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu do Cục Bảo vệ thực vật cấp.
Điều 24. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép; hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật và sinh vật sống sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật
1. Thành phần hồ sơ:
a) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu số 01/BVTV hoặc mẫu số 02/BVTV (đối với nhập khẩu Methyl Bromide) ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành hàng thuốc bảo vệ thực vật hoặc vật tư nông nghiệp (chỉ nộp lần đầu);
- Bản sao công chứng hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng xuất khẩu hoặc hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài trong trường hợp nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật để tái xuất (bao gồm tạm nhập tái xuất, gia công, sang chai và đóng gói xuất khẩu);
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng trong trường hợp nhập khẩu thuốc xông hơi khử trùng;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) tại nước xuất khẩu trong trường hợp nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong Danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam.
b) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu sinh vật sống sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật:
- Trước khi nhập khẩu:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu theo mẫu số 03/BVTV ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Tài liệu để phân tích nguy cơ dịch hại.
- Khi nhập khẩu:
+ Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu;
+ Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật theo mẫu số 04/BVTV ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thời hạn giải quyết:
a) Thời hạn giải quyết đối với trường hợp thực hiện cấp Giấy phép nhập khẩu sinh vật sống sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật là ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.
b) Thời hạn giải quyết đối với trường hợp thực hiện cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh, vận chuyển nội địa là 24 giờ.
3. Cơ quan thực hiện:
a) Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật; Giấy phép nhập khẩu sinh vật sống sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật
- Địa chỉ:           149 Hồ Đắc Di, Đống Đa - Hà Nội
- ĐT:                 04.3533.0361     Fax: 04.3533.3056;
- Email:             p.cchc@fpt.vn
b) Cơ quan Kiểm dịch thực vật tại các cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh, vận chuyển nội địa.
4. Hiệu lực của Giấy phép:
Giấy phép nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật có giá trị cho toàn bộ lô hàng và thời hạn ghi trong Giấy phép. Giấy phép có giá trị 01 (một) năm kể từ ngày cấp, được quy định cụ thể theo từng loại thuốc nêu trong Giấy phép.
MỤC 7. NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Điều 25. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
1. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi trong những trường hợp sau không phải xin phép:
a) Thức ăn chăn nuôi đã có trong Danh mục thức ăn chăn nuôi thủy sản và Danh mục thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành;
b) Thức ăn chăn nuôi đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia; Riêng thức ăn thuỷ sản có thể áp dụng tiêu chuẩn ngành.
2. Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi ngoài quy định tại khoản 1 Điều này phải có giấy phép của Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản) hoặc giấy phép của Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm).
Điều 26. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
1. Thành phần hồ sơ đề nghị nhập khẩu để khảo nghiệm:
- Đơn đăng ký nhập khẩu thức ăn chăn nuôi mới để khảo nghiệm theo mẫu số 01/CN-TS ban hành kèm theo Thông tư này;
- Đề cương khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi mới theo mẫu số 05/CN đối với thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc mẫu số 06/TS đối với thức ăn thủy sản ban hành kèm theo Thông tư này;
- Hợp đồng khảo nghiệm giữa cơ sở đăng ký khảo nghiệm với đơn vị thực hiện khảo nghiệm có tên trong danh sách được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư (chỉ trình lần đầu);
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do của hàng hoá nhập khẩu (CFS) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp;
- Thành phần, chất lượng, công dụng, hướng dẫn sử dụng sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp;
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm thành phần chất lượng chủ yếu và các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi (đối với nhà sản xuất có một trong các giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO hoặc giấy chứng nhận tương đương) hoặc bản gốc hoặc bản sao có chứng thực Phiếu báo kết quả phân tích chất lượng sản phẩm của phòng kiểm nghiệm độc lập hoặc cơ quan có thẩm quyền nước sản xuất cấp.
Hồ sơ là bản gốc hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có đóng dấu treo của thương nhân đăng ký nhập khẩu. Nếu bản gốc không phải là tiếng Anh thì bản dịch ra tiếng Việt phải có công chứng.
2. Cơ quan thực hiện:
a) Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản):
- Nơi tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận “một cửa”- Văn phòng Tổng cục Thuỷ sản
- Địa chỉ:           Số 10 Nguyễn Công Hoan – Ba Đình – Hà Nội.
- Điện thoại:      04. 3724.5370;   Fax: 04. 3724.5120;
b) Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn chăn nuôi)
- Nơi tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận “một cửa” – Văn phòng Cục Chăn nuôi
- Địa chỉ:           Số 2 Ngọc Hà - Ba Đình - Hà Nội
- Điện thoại:      04.3734.5443     Fax: 04.3734.5444
- Email:             cn@mard.gov.vn
MỤC 8. NHẬP KHẨU PHÂN BÓN
Điều 27. Nhập khẩu phân bón
1. Thương nhân nhập khẩu phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành không phải xin phép.
2. Thương nhân nhập khẩu phân bón ngoài Danh mục phân bón thuộc các trường hợp dưới đây phải được Cục Trồng trọt cấp phép:
a) Phân bón mới để khảo nghiệm;
b) Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao;
c) Phân bón chuyên dùng của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của công ty;
d) Phân bón làm hàng mẫu, tham gia hội chợ, triểm lãm, làm quà tặng, phục vụ nghiên cứu khoa học.
đ) Phân bón hoặc nguyên liệu khác chưa có tên trong Danh mục phân bón để sản xuất các loại phân bón đã có tên trong Danh mục phân bón hoặc để sản xuất loại phân bón xuất khẩu theo hợp đồng;
Điều 28. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép, hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu phân bón
1. Thành phần hồ sơ:
a) Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón theo mẫu số 03/TTr ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tờ khai kỹ thuật theo mẫu số 04/TTr ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản sao chụp mang theo bản gốc để đối chiếu, trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực, trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện: Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) của cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu cấp.
d) Một (01) bản tiếng nước ngoài giới thiệu thành phần nguyên liệu, thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng, công dụng, hướng dẫn sử dụng, các cảnh báo khi vận chuyển, lưu trữ, sử dụng phân bón kèm theo một (01) bản dịch sang tiếng Việt có chữ ký và dấu xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu.
2. Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chưa đầy đủ: Không quá ba (03) tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu. Nếu quá thời hạn trên, Thương nhân không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ thì phải nộp hồ sơ mới.
3. Cơ quan thực hiện: Cục Trồng trọt
- Nơi tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận “một cửa” - Văn phòng Cục Trồng trọt
- Địa chỉ:           Số 2 Ngọc Hà - Ba Đình - Hà Nội.
- Điện thoại:      04.3823.4651     Fax: 04.3734.4967
- Email:             vanphongctt@gmail.com
4. Hiệu lực của giấy phép: Giấy phép có giá trị một (01) năm kể từ ngày cấp.
MỤC 9. XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU NGUỒN GEN CÂY TRỒNG PHỤC VỤ NGHIÊN CỨU, TRAO ĐỔI KHOA HỌC KỸ THUẬT
Điều 29. Quy định chung về xuất khẩu, nhập khẩu nguồn gen cây trồng
1. Thương nhân xuất khẩu nguồn gen cây trồng có trong Danh mục Nguồn gen cây trồng quý hiếm trao đổi quốc tế trong trường hợp đặc biệt và Danh mục Nguồn gen cây trồng quý hiếm hạn chế trao đổi quốc tế theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Thương nhân xuất, nhập khẩu nguồn gen cây trồng không có trong Danh mục 1 và Danh mục 2 theo quy định tại khoản 1 Điều này, Danh mục giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu và Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải được Cục Trồng trọt cấp phép.
Điều 30. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép, hiệu lực của Giấy phép xuất/nhập khẩu nguồn gen cây trồng phục vụ nghiên cứu, trao đổi khoa học kỹ thuật
1. Thành phần hồ sơ:
a) Đơn đăng ký xuất/nhập khẩu nguồn gen cây trồng theo mẫu số 05/TTr ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thông tin về nguồn gen cây trồng đăng ký xuất/nhập khẩu theo mẫu số 06/TTr ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bản sao chụp mang theo bản gốc để đối chiếu, trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc bản sao có chứng thực, trong trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện: Dự án hợp tác nghiên cứu; Hợp đồng nghiên cứu, Biên bản thoả thuận với đối tác nước ngoài đối với trường hợp xuất/nhập khẩu nguồn gen cây trồng phục vụ hợp tác khoa học kỹ thuật.
2. Thời hạn giải quyết:
a) Thời hạn giải quyết đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 29 của Thông tư này là mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ;
b) Thời hạn giải quyết đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 của Thông tư này là năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ.
3. Thời gian bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ chưa hợp lệ: Không quá ba (03) tháng kể từ ngày nhận hồ sơ lần đầu. Nếu quá thời hạn trên, thương nhân không bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ thì phải nộp hồ sơ mới.
4. Hiệu lực của giấy phép: Giấy phép có giá trị một (01) năm kể từ ngày cấp.
5. Cơ quan thực hiện: Cục Trồng trọt
- Nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết qủa: Bộ phận “một cửa” - Văn phòng Cục Trồng trọt
- Địa chỉ:           Số 2 Ngọc Hà -Ba Đình -Hà Nội.
- Điện thoại:      04.3823.4651     Fax: 04.3734.4967
- Email:             vanphongctt@gmail.com
- Website:         www.cuctrongtrot.gov.vn.
MỤC 10. XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CHUYÊN NGÀNH THỦY SẢN
Điều 31. Xuất khẩu thuỷ sản sống
1. Thương nhân được xuất khẩu các loài thuỷ sản không có tên trong Danh mục các loài thuỷ sản cấm xuất khẩu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, không phải xin phép.
2. Các loài thủy sản có tên trong Danh mục các loài thuỷ sản xuất khẩu có điều kiện tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này chỉ được xuất khẩu khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Phụ lục này, không phải xin phép.
Điều 32. Nhập khẩu giống thuỷ sản
1. Nhập khẩu giống thủy sản trong danh mục
Thương nhân được nhập khẩu các loài thủy sản có tên trong Danh mục giống thuỷ sản được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Thủy sản (cũ) ban hành, không phải xin phép .
2. Nhập khẩu thủy sản ngoài danh mục
Các loài thủy sản không có tên trong Danh mục quy định tại Khoản 1
Điều này, thương nhân nhập khẩu trong các trường hợp dưới đây phải được Tổng cục Thủy sản cấp phép:
a) Nhập khẩu để khảo nghiệm, nghiên cứu;
b) Nhập khẩu để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm;
c) Nhập khẩu để tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài.
Điều 33. Nhập khẩu thuỷ sản sống để làm thực phẩm
1. Nhập khẩu các loài thủy sản trong Danh mục các loài thủy sản sống được phép nhập khẩu làm thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Phụ lục 03 kèm theo Thông tư này không phải xin phép.
2. Các loài thủy sản không có trong Danh mục quy định tại Khoản 1 Điều này, nhập khẩu trong các trường hợp dưới đây phải được Tổng cục Thủy sản cấp phép:
a) Nhập khẩu để đánh giá rủi ro;
b) Nhập khẩu để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm;
c) Nhập khẩu để tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài.
Điều 34. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép nhập khẩu thuỷ sản sống
1. Thành phần hồ sơ:
a) Trường hợp nhập khẩu giống thủy sản để khảo nghiệm:
- Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư;
- Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thuỷ sản xin nhập khẩu kèm theo tên thương mại, tên khoa học;
- Bản thuyết minh đặc tính sinh học, hiệu quả kinh tế của loài thuỷ sản xin nhập;
- Đề cương khảo nghiệm giống thủy sản theo mẫu số 02/TS của cơ sở khảo nghiệm.
b) Trường hợp nhập khẩu giống thủy sản để nghiên cứu
- Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư;
- Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thuỷ sản xin nhập khẩu kèm theo tên thương mại, tên khoa học;
- Bản thuyết minh đặc tính sinh học, hiệu quả kinh tế của loài thuỷ sản xin nhập;
- Đề cương nghiên cứu giống thủy sản nhập khẩu theo mẫu số 03/TS ban hành kèm theo Thông tư này được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Trường hợp nhập khẩu giống thủy sản, thủy sản sống để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm
- Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư;
- Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thuỷ sản xin nhập khẩu kèm theo tên thương mại, tên khoa học;
- Giấy tờ chứng minh về việc tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam;
- Phương án xử lý sản phẩm sau thời gian sử dụng để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm.
d) Trường hợp nhập khẩu giống thủy sản, thủy sản sống để tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài
- Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư;
- Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thuỷ sản xin nhập khẩu kèm theo tên thương mại, tên khoa học;
- Đề cương khảo nghiệm giống thủy sản theo mẫu số 02/TS của cơ sở khảo nghiệm.
- Bản sao công chứng Hợp đồng tái xuất đã ký với nước ngoài;
- Bản giải trình về điều kiện vận chuyển, bảo quản thủy sản sống.
đ) Trường hợp nhập khẩu các loài thuỷ sản sống để đánh giá rủi ro:
- Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư;
- Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thuỷ sản xin nhập khẩu kèm theo tên thương mại, tên khoa học;
- Bản thuyết minh đặc tính sinh học, hiệu quả kinh tế của loài thuỷ sản xin nhập;
- Đề cương đánh giá rủi ro;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ.
Trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, các tài liệu quy định tại Khoản 1
Điều này là bản sao chụp, mang theo bản gốc để đối chiếu. Tài liệu là tiếng nước ngoài thì bản dịch ra tiếng Việt phải có công chứng.
2. Cơ quan thực hiện: Tổng cục Thủy sản
- Nơi tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận “một cửa” -Văn phòng Tổng cục Thuỷ sản
- Địa chỉ:           Số 10 Nguyễn Công Hoan – Ba Đình – Hà Nội.
- Điện thoại:      043.7245370. Fax: 043.724.5120;
Điều 35. Nhập khẩu sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản
1. Nhập khẩu sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản không phải xin phép trong các trường hợp sau:
a) Sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản có tên trong Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Thủy sản (cũ) ban hành.
b) Sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản có tên trong Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản có điều kiện tại Phụ lục 04 kèm theo Thông tư này khi đáp ứng các điều kiện quy định tại phụ lục này.
c) Sản phẩm để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm.
2. Nhập khẩu sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản ngoài Danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam phải xin phép Tổng cục Thủy sản đối với các trường hợp sau:
- Nhập khẩu để khảo nghiệm, nghiên cứu;
- Nhập khẩu để tạm nhập tái xuất, gia công, đóng gói để xuất khẩu theo hợp đồng đã ký với nước ngoài.
Điều 36. Thành phần hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép nhập khẩu sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thuỷ sản
1 Thành phần hồ sơ:
a) Trường hợp nhập khẩu để khảo nghiệm
- Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép đầu tư hoặc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp;
- Bản tóm tắt đặc tính, hiệu lực, độ an toàn của sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản theo mẫu số 04/TS ban hành kèm theo Thông tư này;
- Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm của nhà sản xuất và của cơ quan thẩm quyền nước sản xuất hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập cấp;
- Đề cương khảo nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản của cơ sở khảo nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận theo mẫu số 05/TS ban hành kèm theo Thông tư này;
- Biên bản kiểm tra điều kiện cơ sở thực hiện khảo nghiệm của cơ quan có thẩm quyền kết luận đạt yêu cầu theo quy định hiện hành.
b) Trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu
- Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp;
- Bản tóm tắt đặc tính, hiệu lực, độ an toàn của sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản theo mẫu số 04/TS ban hành kèm theo Thông tư này;
- Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm của nhà sản xuất và của cơ quan thẩm quyền nước sản xuất hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập cấp;
- Bản sao có chứng thực Quyết định thành lập của cơ quan nghiên cứu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt.
c) Trường hợp nhập khẩu để sản xuất, gia công nhằm mục đích tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài
- Đơn đề nghị nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành thủy sản theo mẫu số 01/TS ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép đầu tư hoặc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp;
- Bản tóm tắt đặc tính, hiệu lực, độ an toàn của sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản theo mẫu số 04/TS ban hành kèm theo Thông tư này;
- Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm của nhà sản xuất và của cơ quan thẩm quyền nước sản xuất hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập cấp;
- Hợp đồng tái xuất đã ký với nước ngoài.
Trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp, các tài liệu quy định tại Khoản 1
Điều này là bản sao chụp, mang theo bản gốc để đối chiếu. Tài liệu là tiếng nước ngoài thì bản dịch ra tiếng Việt phải có công chứng.
2. Cơ quan thực hiện: Tổng cục Thủy sản.
- Nơi tiếp nhận và trả kết quả: Bộ phận “một cửa”- Văn phòng Tổng cục Thuỷ sản
- Địa chỉ:           Số 10 Nguyễn Công Hoan – Ba Đình – Hà Nội.
- Điện thoại:      043.7245370. Fax: 043.724.5120;
 
Chương 3.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
 
Điều 37. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số 60/2009/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 9 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 ;
Bãi bỏ Khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010;
Bãi bỏ Khoản 5 Điều 1 Thông tư 20/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thú y theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân, thương nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời sửa đổi, bổ sung./.
 

Nơi nhận:
- Thủ tướng và các Phó Thủ tướng;
- VP TW Đảng và các Ban của Đảng;
- VP Quốc hội;
- VP Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc CP;
- UBND, Sở NN&PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT; CB (VT, TM)
BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No. 88/2011/TT-BNNPTNT

Hanoi, December 28, 2011

 

CIRCULAR

GUIDING THE GOVERNMENT S DECREE NO. 12/2006/ ND-CP OF JANUARY 23, 2006, DETAILING THE COMMERCIAL LAW REGARDING INTERNATIONAL GOODS TRADING AND GOODS AGENCY, TRADING, PROCESSING AND TRANSIT WITH FOREIGN PARTIES IN THE AGRICULTURE, FORESTRY AND FISHERIES SECTOR

Pursuant to the Government s Decree No. 01/2008/ND-CP of January 3, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development; and the Government s Decree No. 75/2009/ND-CP of September 10, 2009, amending Article 3 of Decree No. 01/ 2008/ND-CP;

Pursuant to the Government s Decree No. 12/2006/ND-CP of January 23, 2006, detailing the Commercial Law regarding international goods trading and goods agency, trading, processing and transit with foreign parties;

The Ministry of Agriculture and Rural Development provides the export and import of goods subject to specialized management by the agriculture, forestry and fisheries sector as follows:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Circular provides contents, order and procedures for the export and import of goods subject to specialized management by the agriculture, forestry and fisheries sector, including:

1. Export of timber and wood products from domestic natural forests; firewood and charcoal made from timber or firewood originated from wood from domestic natural forests.

2. Export and import of endangered, precious and are will animals and plants.

3. Export and import of plant varieties.

4. Export and import of animal breeds.

5. Export and import of live aquatic products.

6. Import of veterinary drugs and materials for the production of drugs, vaccines, biological preparations, microorganisms and chemicals used in animal health.

7. Import of materials and products for the treatment and improvement of the aquaculture environment.

8. Import of plant protection drugs and materials for the production of plant protection drugs and living organisms used for plant protection.

9. Import of animal feed.

10. Import of fertilizers and materials for fertilizer production.

11. Export and import of genetic resources of plants for scientific and technical research and exchange.

Article 2. Subjects of application

This Circular applies to organizations, individuals and traders (below referred to as traders) involved in the export and import of goods subject to specialized management by the agriculture, forestry and fisheries sector.

Article 3. Interpretation of terms

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1. Round timber includes raw wood, rounded-off timber and heartwood with its smaller end s diameter of between 10 cm and under 20 cm and a length of 1 m or longer or with its smaller end s diameter of 30 cm or larger and a length of 30 cm or longer (including also raw wood with root, branches and leaves with the root end s diameter of between 10 cm and under 20 cm and a length of 1 m or longer or the root end s diameter of 20 cm or larger and a length of 30 cm or longer). Particularly for timber of endangered, precious and rare species, it can be of any sizes.

2. Sawn timber means sawn, cut, sliced or peeled timber with a thickness of over 6 millimeters (mm).

3. Finished woodwork (including art woodcraft and high-class woodwork) means products made from timber which have been completely assembled according to their use or which are detached parts of complete products and can be used according to their use right after being assembled.

4. Endangered, precious and rare wild animals and plants means wild species of animals and plants governed by the Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora (CITES > and species of forest animals and plants on the list of endangered, precious and rare animals and plants promulgated together with the Government s Decree No. 32/2006/ND-CP of March 30, 2006, on management of endangered, precious and rare forest animals and plants (below referred to as Decree No. 32/ 2006/ND-CP).

5. Aquatic products:

a/ Live aquatic products means species of aquatic animals and plants which can grow and develop;

b/ Aquatic breeds means species of aquatic animals and plants, including their spawns, embryos, sperms, larvae, used for the production of breeds or used as breeders for commercial, ornamental or recreational raising:

c/ Live aquatic products as food means live aquatic animals and plants used as food for human;

d/ Risk assessment of imported live aquatic products as food means activities to identify potential adverse impacts on humans and the environment arising from activities relating to imported live aquatic products:

e/ Products for treatment and improvement of the aquaculture environment means substances or compounds originated from minerals, chemicals, animals, plants or microorganisms and their preparations which are used to adjust the physic, chemical and biological properties of the aquaculture environment.

Article 4. Principles of implementation of regulations on animal and plant quarantine; food quality and safety inspection of animals, plants and goods originated from imported animals and plants

1. Prior to customs clearance, imports subject to quarantine of animals, seafood, animal products and aquatic products must comply with the Ministry of Agriculture and Rural Development s regulations promulgating the list of objects of quarantine of animals, seafood, animal products and aquatic products; the lists of animals; seafood; animal products; and aquatic products subject to quarantine; and processes and procedures for quarantine of animals, seafood, animal products and aquatic products, and veterinary hygiene inspection.

2. Prior to customs clearance, imports on the list of objects of plant quarantine must comply with the Ministry of Agriculture and Rural Development s regulations on announcement of the list of objects subject to plant quarantine of Vietnam; the list of objects of plant quarantine of Vietnam; and the list of objects subject to plant quarantine and epidemic risk analysis prior to import into Vietnam, and on procedures for inspection of objects and compilation of plant quarantine dossiers.

3. When being imported into Vietnam, goods subject to specialized management by the Ministry of Agriculture and Rural Development must comply with the Ministry of Agriculture and Rural Development s current regulations on food quality and safety inspection.

4. For a border gate without an animal and plant quarantine agency, customs clearance for goods shall be carried out under the mechanism of pre-customs clearance registration and post-customs clearance inspection. The quarantine agency may conduct quarantine concurrently with customs inspection or after customs clearance of goods at the time and place stated in the written quarantine registration.

5. For goods subject to food quality and safety inspection, the mechanism of pre-customs clearance registration and post-customs clearance inspection applies.

6. After customs procedures are cleared, goods that fail to meet quarantine and food quality and safety requirements must be re-exported.

Article 5. Principles of import pending addition to the list of imports freed from licensing

1. For goods outside the list of imports freed from licensing, traders may import them without a permit according to their needs with unlimited quantity and value after their testing or risk assessment results are recognized in writing by specialized management agencies of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

2. Specialized management agencies of the Ministry of Agriculture and Rural Development shall publish documents recognizing testing or risk assessment results of goods and the list of those goods on their websites and the Ministry of Agriculture and Rural Development s website at http://www.omard.gov.vn and send them to customs agencies.

3. Based on testing or risk assessment results, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall add goods to corresponding lists.

Article 6. General provisions on order and procedures for licensing exports and imports subject to specialized management by the agriculture, forestry and fisheries sector

1. Order and mode: A trader shall submit a dossier directly or by post to the Ministry of Agriculture and Rural Development s specialized management agency.

a/ This agency shall receive and consider the dossier and guide the trader in supplementing incomplete or improper contents immediately if receiving the dossier directly or within three (3) working days after receiving the dossier by-post;

b/ If the dossier is complete as required, within five (5) working days, the agency shall grant an import or export permit or issue a written reply stating the reason for refusal of licensing.

2. Number of dossier: 1 set.

3. Dossier composition: To be provided in Articles 9. 12. 15. 19, 21. 24. 26. 28, 30. 34 and 36 of this Circular.

4. Mode of charge and fee payment and notification of licensing results:

a/ A trader shall pay charges and fees under current regulations directly at the dossier-receiving agency, through account transfer or by post.

b/The dossier-receiving agency shall notify licensing results directly at the place of dossier receipt or by post at the trader s request.

5. Licensing agencies: To be provided in Articles 9. 12. 15. 19. 21, 24. 26, 28. 30, 34 and 36 of this Circular.

6. Permit validity: To be provided in Articles 15, 21, 24. 28 and 30 of this Circular.

7. When there are other regulations different from Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6 of this Article, Chapter II of this Circular applies.

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

Section 1: EXPORT OF TIMBER AND WOOD PRODUCTS; FIREWOOD AND CHARCOAL MADE FROM TIMBER OR FIREWOOD ORIGINATED FROM WOOD FROM DOMESTIC NATURAL FORESTS

Article 7. To prohibit the export of timber and wood products of domestic natural forests (except the cases specified in Article 8 of this Circular), including:

1. Round timber and sawn timber of different categories.

2. Products made from group-IA timber (other than limber being confiscated material evidence undercurrent state regulations) under Decree No. 32/2006/ND-CP; products made from timber provided in Appendix I to CITES.

Article 8. Conditional or licensed export

1. Products made from group-IA timber being confiscated material evidence under current stale regulations or group-IIA timber under Decree No. 32/2006/ND-CP may be exported only as finished woodwork. Upon exportation, traders do not have to apply for a permit and shall declare goods quantity and categories to customs offices and take responsibility for the lawful origin of timber.

2. Export of products made from timber provided in Appendix II to CITES must be licensed by the Vietnam CITES Management Authority.

3. When exporting firewood and charcoal, traders do not have to apply for a permit and shall declare their quantity and categories to customs offices and take responsibility for their lawful origin.

Article 9. Dossier composition, agencies licensing the export of products made from timber provided in Appendix II to CITES

1. A dossier comprises:

a/ An application for an export permit, made according to a set form;

b/ A copy of the commercial contract between involved parties:

c/ Documents proving the lawful origin of specimens (copies enclosed with the originals for comparison, in case of direct dossier submission; or certified copies in case of dossier submission by post);

d/ Copy of the business registration certificate or identity card/passport, for traders applying for a permit for the first time;

e/ Certified copies of invoices and documents proving timber being material evidence.

2. Licensing agency: Vietnam CITES Management Authority

Traders may submit dossiers to either of the following addresses:

a/ Vietnam CITES Management Authority:

- Address: Building A3, No. 2, Ngoc Ha, Ba Dinh district, Hanoi

- Tel: (04) 3733 5676; Fax: (04) 3734 6742

- Email: fpdvn@hn.vnn.vn; cites_vn.kl @ mard. gov. vn

- Website: www.tongcuclamnghiep.gov.vn

b/ Southern representative office of Vietnam CITES Management Authority:

- Address: Floor 7, Office Building, 146
Nguyen Cong Tru, District 1, Ho Chi Minh City

- Tel: (08) 3821 8206; Fax: (08) 3915 1120

- Email: citesphianam@gmail.com

Section 2: EXPORT IMPORT OF ENDANGERED, PRECIOUS AND RARE WILD ANIMALS AND PLANTS

(Other than timber and wood products provided in Section 1, Chapter II of this Circular)

Article 10. Export of endangered, precious and rare wild animals and plants

1. To prohibit the commercial export of endangered, precious and rare wild animals and plants exploited from natural forests (except the cases specified in Clause 3 of this Article), including".

a/ Endangered, precious and rare forest animals of groups IB and IIB, forest plants of group IA under Decree No. 32/2006/ND-CP.

b/ Wild animals and plants provided in Appendix I to CITES.

2. To prohibit the export of endangered, precious and rare wild aquatic species on the list of aquatic species banned from export under Appendix 1 to this Circular (not printed herein), except the case specified in Clause 4 of this Article.

3. Endangered, precious and rare wild animals and plants exploited from natural forests subject to export licensing include:

a/ Endangered, precious and rare wild animals and plants mentioned in Clauses 1 and 2 of this Article which are exported for diplomatic purposes, scientific research, exchange between wild life parks, exhibition. circus performance, or exchange or return of specimens between competent CITES Management Authorities of different countries;

b/ Commercial export:

- Endangered, precious and rare wild animals and plants of natural forests provided in Appendix II to CITES;

- Natural forest plants of group IIA under Decree No. 32/2006/ND-CP;

- Endangered, precious and rare wild animals and plants of groups I and II under Decree No. 32/2006/ND-CP; and under Appendices I and II to CITES which are raised or planted under the Government s Decree No. 82/2006/ND-CP of August 10, 2006, on management of export, import, re-export, introduction from the sea, transit, raising for breeding and growth and artificial propagation of endangered, precious and rare wild animals and plants.

4. Export of aquatic products under permits

Aquatic species on the list of aquatic species banned from export under Appendix 1 to this Circular may be exported only in case of implementing treaties which Vietnam has signed or acceded to.

Article 11. Import of endangered, precious and rare wild animals and plants

The import of endangered, precious and rare wild animals and plants provided in the CITES Appendices to must be licensed by the Vietnam CITES Management Authority.

Article 12. Dossier composition and agencies licensing the import of endangered, precious and rare wild animals and plants

1. A dossier comprises:

a/ An application for an import permit, made according to a set form;

b/ A copy of the commercial contract between involved parties.

In case of non-commercial export under Point a, Clause 3, Article 10 of this Circular: A copy of the agreement on a scientific research cooperation program or the written certification of gift, donation or diplomatic purpose (for specimens for scientific research or diplomatic purpose) or the decision on participation in an exhibition or a circus performance (for specimens for exhibition or circus performance) of the managing ministry:

c/ A copy of the business registration certificate or establishment decision or identity card/passport, for traders applying for a permit for the first time (applicable to dossiers of export permit application);

d/ Documents proving the lawful origin of specimens under current regulations (copies enclosed with the originals for comparison, in case of direct dossier submission; or certified copies, in case of dossier submission by post) (applicable to dossiers of export permit application);

e/ A copy of the export or re-export permit granted by the CITES Management Authority of the country of exportation or re-exportation (applicable lo dossiers of import permit application);

f/ In case imported specimens are live wild animals or plants (applicable to dossiers of import permit application), the following documents are additionally required:

- Written certification of eligibility for raising, keeping and care by a provincial-level forest or fisheries management agency, for aquatic species:

- Written certification that the import of specimens does not adversely affect the environment and the conservation of domestic animal and plant species, for species imported to Vietnam for the first time, by one of the following Vietnam CITES science agencies:

+ Institute, of Ecology and Biological Resources under Vietnam Academy of Science and Technology;

+ Forest Science Institute of Vietnam under the Ministry of Agriculture and Rural Development;

+ Research Institute for Marine Fisheries under the Ministry of Agriculture and Rural Development;

+ Center for Natural Resources and Environmental Studies under Hanoi National University.

2. Licensing agency: As provided in Clause 2, Article 9 of this Circular.

Section 3: EXPORT AND IMPORT OF PLANT VARIETIES

Article 13. Export of plant varieties

1. Traders may not export plant varieties on the list of precious and rare plant varieties banned from export under the Ministry of Agriculture and Rural Development s regulations.

2. Exporters of plant varieties on the list of genetic resources of precious and rare plants for international exchange in special cases and the list of genetic resources of precious and rare plants restricted from international exchange under the Ministry of Agriculture and Rural Development s regulations must obtain written approval of the Minister of Agriculture and Rural Development.

3. Exporters of plant varieties outside the lists mentioned in Clauses 1 and 2 of this Article and the list of plant varieties licensed for production and business in Vietnam must be licensed by Vietnam Administration of Forestry (for forest plant varieties) or the Department of Crop Production (for agricultural plant varieties).

4. Traders may export without a permit plant varieties other than those provided in Clauses 1. 2 and 3 of this Article.

5. Dossiers, order and procedures for plant variety export comply with Articles 6 and 30 of this Circular.

Article 14. Import of plant varieties

1. Traders may import without a permit plant varieties on the list of plant varieties or forest plant varieties licensed for production and business in Vietnam.

2. Importers of plant varieties outside the list of plant varieties or forest plant varieties licensed for production and business in Vietnam must be licensed by Vietnam Administration of Forestry or the Department of Crop Production in the following cases:

a/ Importing plant varieties for testing and trial production;

b/ Importing plant varieties for international cooperation, as specimens for display at exhibitions or as gifts, or for implementation of investment programs and projects.

Article 15. Dossier composition, licensing agencies and validity of plant variety import permits

1. Dossier composition:

a/ Dossier of application for an agricultural plant variety import permit:

- An import application, made according to a set form;

- A technical declaration, made according to a set form:

- A photocopy of the decision on recognition of plant varieties licensed for trial production (for import of plant varieties for trial production):

- Written approval of the provincial-level Agriculture and Rural Development Department of the locality in which testing and trial production are conducted, for first-time import of the whole quantity of plant varieties under regulations for testing and trial production;

- Report on results of import, testing and trial production of the previous imports without a technical declaration, for import of plant varieties for testing and trial production of the second time onward;

- Copies enclosed with the originals for comparison, for direct dossier submission; or certified copies, for dossier submission by post, of the following documents:

+ Business registration certificate or investment license or decision on approval of the investment project issued by a competent authority or international cooperation document or invitation to an exhibition (depending on import purposes).

For import of plant varieties for the implementation of investment programs and projects, the following documents are additionally required:

+ Written approval of the investment program or project accepted by the provincial-level People s Committee;

+ Written request of the provincial-level Agriculture and Rural Development Department of the locality in which the investment project is implemented, for import of varieties for project implementation, except sports ground projects.

b/ Dossier of application for a forest plant variety import permit:

- An application for import registration of forest plant varieties, made according to a set form;

- Records of plant varieties to be imported, made according to a set form;

- Related documents such as variety trading contract or document on grant or donation of plant varieties of partners.

2. Time limit for supplementing and finalizing incomplete dossiers: Three (3) months after first-time receipt of dossiers. Past this time limit, traders that fail to supplement and finalize their dossiers shall submit new dossiers.

3. Permit validity: A permit is valid for 1 (one) year from the date of its grant.

4. Licensing agencies:

a/ For agricultural plant varieties: The Department of Crop Production

- Place of dossier receipt and result notification: One-slop-shop section - the Office of the Department of Crop Production

- Website: www.cuctrongtrot.gov.vn

- Address: No. 2, Ngoc Ha - Ba Dinh - Hanoi -Tel: 04.3823.4651 Fax: 04.3734.4967

- Email: vanphongctt@gmail.com

b/ For forest plant varieties: Vietnam Administration of Forestry

- Place of dossier receipt and result notification: The Office of Vietnam Administration of Forestry

- Address: No. 2, Ngoc Ha - Ba Dinh - Hanoi

- Tel: 04.3843.8792 Fax: 04.3843.8793

- Email: ln@mard.gov.vn

Section 4: EXPORT AND IMPORT OF ANIMAL BREEDS

Article 16. Export of animal breeds

1. Traders may export without a permit animal breeds outside the list of precious and rare animal breeds banned from export and the list of genetic resources of precious and rare animals subject to conservation promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

2. The Minister of Agriculture and Rural Development shall decide on traders exchange with foreign parties of precious and rare animal breeds on the list of precious and rare animal breeds banned from export and the list of genetic resources of precious and rare animals subject to conservation for scientific research or other special purposes.

Article 17. Import of animal breeds

1. Traders may import without a permit animal breeds on the list of animal breeds licensed for production and business in Vietnam promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

2. Importers of animal breeds outside the list of animal breeds licensed for production and business in Vietnam for research or testing or in other special cases must be licensed by the Department of Livestock Husbandry.

Article 18. Import of sperms and embryos

The import of sperms and embryos of animal breeds for the first time must be licensed for testing by the Department of Livestock Husbandry.

Article 19. Dossier composition, licensing agencies for export and import of animal breeds

1. Dossier composition:

a/ Dossier of export of animal breeds and genetic resources of precious and rare animals:

- Application for export registration of animal breeds or genetic resources of precious and rare animals, made according to a set form:

- Record of genetic resources of precious and rare animals for international exchange, made according to a set form;

- Photocopy of the research cooperation project or research contract relating to the export of genetic resources of precious and rare animals.

b/ Dossier of import of animal breeds outside the list of animal breeds licensed for production and business in Vietnam:

- Application for testing of animal breeds, made according to a set form;

- Record of the animal breed, clearly staling the name, srade. origin, quality. lechno-economic norms, technical caring and raising process of the breed and common diseases (if any) of that animal. This record must be certified by a competent authority of the country of exportation and be the original enclosed with a notarized Vietnamese translation;

- Assay and testing contents (places and monitoring indicators);

- Copy of the research cooperation project or research contract relating to the import of the animal breed outside the list of animal breeds licensed for production and business in Vietnam;

- Copy enclosed with the original for comparison, in case of direct dossier submission; or certified copy, in case of dossier submission by post, of the business registration certificate or investment license, for first-time import registration.

c/ Dossier of sperm or embryo import:

- Application for sperm or embryo import, made according to a set form:

- Original file of technical indicators of the diluted environment for sperm conservation enclosed with a notarized Vietnamese translation;

- Copy enclosed with the original for comparison, in case of direct dossier submission: or certified copy, in case of dossier submission by post, of the business registration certificate or investment license, for first-lime import registration.

2. Licensing agency: The Department of Livestock Husbandry

- Address: No. 2, Ngoc Ha, Ba Dinh, Hanoi

- Tel: 04.37345443 Fax: 04.37345444

- Email: cn@mard.gov.vn

Section 5 IMPORT OF VETERINARY DRUGS

Article 20. Import of veterinary drugs

1. The import of veterinary drugs is freed from licensing in the following cases:

- Veterinary drugs with certificates of circulation in Vietnam, except the import of vaccines, biological preparations and microorganisms which must be licensed by the Department of Animal Health:

- Veterinary drugs without certificates of circulation in Vietnam temporarily imported for re-export under contracts signed with foreign parties.

2. Import of veterinary drugs and materials for veterinary drug production without a certificate of circulation in Vietnam must be licensed by the Department of Animal Health, including the following cases:

a/ Materials for production of veterinary drug products with a certificate of circulation in Vietnam;

b/ For testing or assay for circulation registration:

c/ For diagnosis, prevention and treatment of diseases of precious and rare animals or animals imported for non-commercial purposes;

d/ As samples or specimens for display at exhibitions.

3. In urgent case of outbreak of an epidemic, the import of vaccines without a certificate of circulation in Vietnam for prevention and control of such epidemic shall be decided by the Minister of Agriculture and Rural Development.

Article 21. Dossier composition, licensing agency, validity of veterinary drug import permits

1. Dossier composition:

- Application for veterinary drug import registration, made according to a set form (for import of vaccines or microorganisms, the application is made according to another set form). The soft copy of this application shall be concurrently sent to the email: quanlythuoc@dah.gov.vn;

- Certificates of Good Manufacture Practice or ISO (for a number of popular chemicals);

- Certified copy of the certificate of free sale (CFS) in the country of exportation, for imported drugs;

- Product quality analysis notices of the manufacturer and a competent agency of the country of manufacture (for vaccines and biological preparations);

- Summary of product properties (for new drugs).

2. Licensing agency: The Department of Animal Health

- Section for dossier receipt and result notification: The Office of the Department of Animal Health

- Address: 15/78 Giai Phong. Phuong Mai. Dong Da, Hanoi

- Tel: +(844) 3869.5527/3869.6788

- Email: quanlythuoc@dah.gov.vn

3. Permit validity: A permit is valid for 1 (one) year from the date of its grant.

Section 6: IMPORT OF PLANT PROTECTION DRUGS,MATERIALS OF PLANT PROTECTION DRUGS AND LIVING ORGANISMS USED FOR PLANT PROTECTION

Article 22. Import of plant protection drugs and their materials

1. The import of plant protection drugs and materials of plant protection drugs on the list of plant protection drugs licensed for use in Vietnam promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development (list of plant protection drugs) is freed from licensing.

2. The import of plant protection drugs and their materials must be licensed by the Department of Plant Protection in the following cases:

a/ Plant protection drugs and materials of plant protection drugs on the list of plant protection drugs restricted from use in Vietnam or outside the list of plant protection drugs licensed for use in Vietnam promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development:

b/ Standard substances of plant protection drugs outside the list of plant protection drugs licensed for use in Vietnam for the examination of plant protection drug residues and smuggled plant protection drugs.

Article 23. Import of living organisms used for plant protection

Traders may import living organisms used for plant protection only when obtaining a permit for imported plant quarantine granted by the Department of Plant Protection.

Article 24. Dossier composition, licensing agency; validity of import permits for plant protection drugs, materials of plant protection drugs and living organisms used for plant protection

1. Dossier composition:

a/ Dossier of application for an import permit for plant protection drugs or materials of plant protection drugs:

- Application for an import permit for plant protection drugs or materials of plant protection drugs, made according to a set form (for import of methyl bromide, the application is made according to another set form):

- Certified copy of the business registration certificate of plant protection drugs or agricultural supplies (submitted in the first time only):

- Notarized copy of the import or export, contract or processing contract with the foreign party in case of import of plant protection drugs or their materials for re-export (including temporary import for re-export, processing, bottling and packing for export):

- Certified copy of the certificate of eligibility for fumigation business, for import of drugs for fumigation;

- Certified copy the certificate of free sale (CFS) in the country of exportation, for import of plant protection drugs outside the list of plant protection drugs licensed for use in Vietnam.

b/ Dossier of application for an import permit for living organisms used for plant protection:

- Prior to importation:

+ Application for a permit for imported plant quarantine, made according to a set form:

+ Documents for epidemic risk analysis.

- Upon importation:

+ Permit for imported plant quarantine:

+ Plant quarantine registration, made according to a set form.

2. Settlement time limit:

a/ The time limit for licensing the import of living organisms used for plant protection is thirty (30) working days after receiving a complete dossier.

b/ The time limit for granting quarantine certificates of imported, transited or domestically transported plants is 24 hours.

3. Licensing agencies:

a/ The Department of Plant Protection shall license the import of plant protection drugs, materials of plant protection drugs and living organisms used for plant protection.

- Address: No. 149. Ho Dac Di. Dong Da -Hanoi

- Tel: 04.3533.0361 Fax: 04.3533.3056;

- Email:p.cchc@fpt.vn

b/ Plant quarantine agencies at border gates shall grant quarantine certificates of imported, transited and domestically transported plants.

4. Permit validity:

An import permit for plant protection drugs or materials of plant protection drugs is valid for the whole goods batch and for the time indicated in that permit. A permit is valid for 1 (one) year after the date of its grant and is specified for each type of drug slated in the permit.

Section 7 IMPORT OF ANIMAL FEED

Article 25. Import of animal feed

1. The following animal feed may be imported without permits:

a/ Animal feed on the list of aquatic animal feed or the list of cattle and poultry feed permitted for sale in Vietnam issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development;

b/ Animal feed for which national technical regulations or national standards have been promulgated. Particularly for aquatic animal feed, sectoral standards may apply.

2. The import of animal feed other than those specified in Clause 1 of this Article must be licensed by the Directorate of Fisheries (for aquatic animal feed) or the Department of Livestock Husbandry (for cattle and poultry feed).

Article 26. Dossiers of application for animal feed import permits and licensing agencies

1. A dossier of application for a permit to import animal feed for testing comprises:

- A written registration for the import of a new animal feed for testing, made according to a set form;

- A scheme on testing the new animal feed, made according to a set form;

- A testing contract signed between the testing registrant and the testing unit which is named on the list recognized by the Ministry of Agriculture and Rural Development;

- A certified copy of the business registration certificate or investment license (to be produced for the first time only):

- The imported goods certificate of free sale (CFS), issued by a competent state agency of the country of origin;

- The product s composition, quality, utilities and use instructions provided by the manufacturer;

- The result slip of testing major ingredients and safety and hygiene norms of the animal feed (for manufacturers possessing a GMP, HACCP or ISO or an equivalent certificate) or the original or a certified copy of the result slip of product quality analysis of an independent laboratory or a competent agency of the country of manufacture.

The above documents must be originals or certified copies, enclosed with their Vietnamese translations appended with the importer s seal in the upper left corner. In case an original document is made at a foreign language other than English, its Vietnamese translation must be notarized.

2. Licensing agencies:

a/ The Directorate of Fisheries (for aquatic animal feed):

- Dossier-receiving place: "One-Stop-Shop" section - the Office of the Directorate of Fisheries.

- Address: No. 10. Nguyen Cong Hoan, Ba Dinh, Hanoi.

- Telephone: 04.3724.5370; Fax: 04.3724.5120.

b/ The Department of Livestock Husbandry (for cattle and poultry feed):

- Dossier-receiving place: "One-Slop-Shop" section - the Office of the Department of Livestock Husbandry.

- Address: No. 2, Ngoc Ha. Ba Dinh, Hanoi.

- Telephone: 04.3734.5443; Fax: 04.3734.5444

- Email: cn@mard.gov.vn.

Section 8 IMPORT OF FERTILIZERS

Article 27. Import of fertilizers

1. Traders that import fertilizers on the list of fertilizers permitted for production, trading and use in Vietnam promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development are not required to apply for permits.

2. Traders that import fertilizers outside the above-said list must be licensed by the Department of Crop Production in the following cases:

a/ Importing new fertilizers for testing;

b/ Importing fertilizers exclusively used for sports grounds:

c/ Importing special-use fertilizers to serve production activities of foreign-invested companies;

d/ Importing fertilizers for use as samples, display at fairs or exhibitions, use as gifts or for scientific research:

e/ Importing fertilizers or other raw materials not yet named on the above-said list for production of fertilizers named on the above-said list or for production of fertilizers for export under contracts.

Article 28. Dossiers of application for fertilizer import permits, licensing agencies and permit validity

1. A dossier comprises:

a/ A written registration for import of fertilizers, made according to a set form;

b/ A technical declaration, made according to a set form;

c/ The certificate of free sale (CFS) issued by a competent agency of the country or territory of exportation: A copy enclosed with its original for comparison, if the dossier is submitted directly, or a certified copy, if the dossier is submitted by post;

d/A foreign-language document introducing the ingredients, compositions and contents of nutrients, utilities and use instructions of fertilizers and fertilizer transportation, preservation and use precautions, enclosed with its Vietnamese translation containing the signature and seal of the translator or importer.

2. Time limit for supplementing and finalizing an incomplete dossier: Three (3) months after the dossier is submitted for the first time. Past this time limit, traders that fail to complete dossiers shall submit new ones.

3. Licensing agency: The Department of Crop Production

- Dossier-receiving place: "One-Stop-Shop" section - the Office of the Department of Crop Production.

- Address: No. 2. Ngoc Ha, Ba Dinh, Hanoi.

- Telephone: 04.3823.4651; Fax: 04.3734.4967

- E-mail: vanphongctt@gmail.com

4. Permit validity: A permit is valid for one (1) year from the date of its grant.

Section 9: EXPORT AND IMPORT OF PLANT GENETIC RESOURCES FOR SCIENTIFIC AND TECHNICAL RESEARCH AND EXCHANGE

Article 29. General provisions on export and import of plant genetic resources

1. Traders that export plant genetic resources on the list of precious and rare genetic resources of plants allowed for international exchange in special cases or the list of precious and rare genetic resources of plants restricted from international exchange provided by the Ministry of Agriculture and Rural Development must obtain written approval of the Minister of Agriculture and Rural Development

2. Traders that import or export plant genetic resources outside the lists mentioned in Clause 1 of this Article, the list of precious and rare plant varieties banned from export and the list of plant varieties permitted for production and trading issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development must be licensed by the Department of Crop Production.

Article 30. Dossiers of application for permits for import/export of plant genetic resources for scientific and technical research and exchange, licensing agencies and permit validity

1. A dossier comprises:

a/ A written registration for import/export of plant genetic resources, made according to a set form;

b/ Information on the plant genetic resources registered for import/export, made according to a set form;

c/ The research cooperation project or research contract or agreement with a foreign partner, for import/export of plant genetic resources for scientific and technical cooperation: A copy enclosed with its original for comparison, if the dossier is submitted directly, or a certified copy, if the dossier is submitted by post.

2. Settlement time limits:

a/ For the case specified in Clause 1. Article 29 of this Circular, the settlement time limit is ten (10) working days after receiving a complete dossier;

b/ For the case specified in Clause 2. Article 29 of this Circular, the settlement time limit is five (5) working days after receiving a complete dossier.

3. Time limit for supplementing and completing an invalid dossier: Three (3) months after the dossier is submitted for the first time. Past this time limit, traders that fail to complete dossiers shall submit new ones.

4. Permit validity: A permit is valid for one (1) year from the date of its grant.

Licensing agency: the Department of Crop Production.

- Dossier-receiving place: One-Stop-Shop" section - the Office of the Department of Crop Production.

- Address: No. 2, Ngoc Ha. Ba Dinh, Hanoi.

- Telephone: 04.3823.4651; Fax: 04.3734.4967

- E-mail: vanphongctt@gmail.com

- Website: www.cuctrongtrol.gov.vn.

Section 10: EXPORT AND IMPORT OF GOODS EXCLUSIVELY USED IN THE FISHERIES SECTOR

Article 31. Export of live aquatic products

1. Traders may export without a permit aquatic products outside the list of aquatic species banned from export provided in Appendix 1 this Circular.

2. Aquatic products on the list of aquatic species subject to conditional export provided in Appendix 2 to this Circular (not printed herein) may be exported without a permit only when the conditions specified in this Appendix are fully met.

Article 32. Import of aquatic breeds

1. Import of aquatic breeds on the list of aquatic breeds permitted for production and trading

Traders may import without a permit aquatic-breeds on the list of aquatic breeds permitted for production and trading issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development or the former Ministry of Fisheries.

2. Import of aquatic breeds outside the list of aquatic breeds permitted for production and trading

Traders that import aquatic breeds outside the list specified in Clause 1 of this Article must be licensed by the Directorate of Fisheries in the following cases:

a/ Importing aquatic breeds for testing or research;

b/ Importing aquatic breeds for display at fairs or exhibitions;

c/ Importing aquatic breeds for re-export under contracts signed with foreign parties.

Article 33. Import of live aquatic products as food

1. Traders that import aquatic products on the list of live aquatic products permitted for import as food issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development in Appendix 3 to this Circular (not printed herein) are not required to apply for a permit.

2. Traders that import aquatic products outside the list specified in Clause 1 of this Article must be licensed by the Directorate of Fisheries in the following cases:

a/ Importing aquatic products for risk assessment;

b/ Importing aquatic products for display at fairs or exhibitions;

c/ Importing aquatic products for re-export under contracts signed with foreign parties.

Article 34. Dossiers of application for permits for live aquatic product import and licensing agencies

1. A dossier comprises:

a/ For import of aquatic breeds for testing:

- An application for the import of goods exclusively used in the fisheries sector, made according to a set form;

- A certified copy of the business registration certificate or investment license;

- A photo or drawing of the aquatic species to be imported and its trade and scientific names;

- Written explanations about biological characteristics and economic effects of the aquatic species to be imported;

- A scheme on testing of the aquatic breeds, made by the testing unit according to a set form. b/ For import of aquatic breeds for research:

- An application for the import of goods exclusively used in the fisheries sector, made according to a set form;

- A certified copy of the business registration certificate or investment license:

- A photo or drawing of the aquatic species to be imported and its trade and scientific names;

- Written explanations about biological characteristics and economic effects of the aquatic species to be imported;

- A research scheme on the imported aquatic breed, made according to a set form and approved by a competent agency.

c/ For import of aquatic breeds or live aquatic products for display at fairs or exhibitions

- An application for the import of goods exclusively used in the fisheries sector, made according to a set form;

- A certified copy of the business registration certificate or investment license;

- A photo or drawing of the aquatic species to be imported and its trade and scientific names;

- Papers proving the participation in a fair or an exhibition in Vietnam;

- A plan to handle imported aquatic breeds or live aquatic products after the fair or exhibition.

d/ For import of aquatic breeds or live aquatic products for re-export under contracts signed with foreign parties

- An application for the import of goods exclusively used in the fisheries sector, made according to a set form;

- A certified copy of the business registration certificate or investment license;

- A photo or drawing of the aquatic species to be imported and its trade and scientific names:

- A scheme on testing of the aquatic breeds, made by the testing unit according to a set form;

- A notarized copy of the re-export contract signed with the foreign party;

- Written explanations about conditions for transportation and preservation of live aquatic products.

e/ For import of live aquatic products for risk assessment

- An application for the import of goods exclusively used in the fisheries sector, made according to a set form;

- A certified copy of the business registration certificate or investment license;

- A photo or drawing of the aquatic species to be imported and its trade and scientific names;

- Written explanations about biological characteristics and economic effects of the aquatic species to be imported:

- A risk assessment scheme;

- A certified copy of the certificate of origin.

If submitting the dossier directly, the applicant may submit copies of the documents specified in Clause 1 of this Article and shall produce their originals for comparison.

Vietnamese translations of foreign-language documents must be notarized.

2. Licensing agency: The Directorate of Fisheries

- Dossier-receiving place: "Onc-Stop-Shop" section - the Office of Directorate of Fisheries.

- Address: No. 10, Nguyen Cong Hoan, Ba Dinh, Hanoi.

- Telephone: 043.7245370; Fax: 043.7245120.

Article 35. Import of aquaculture environment treatment and improvement products

1. The following aquaculture environment treatment and improvement products may be imported without a permit:

a/ Aquaculture environment treatment and improvement products on the list of those permitted for sale in Vietnam issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development or the former Ministry of Fisheries:

b/ Aquaculture environment treatment and improvement products on the list of those subject to conditions provided in Appendix 4 to this Circular (not prinled herein), which meet all the conditions specified in this Appendix;

c/ Products imported for display at fairs or exhibitions.

2. Traders that import aquaculture environment treatment and improvement products outside the list of those permitted for sale in Vietnam must be licensed by the Directorate of Fisheries in the following cases:

- Importing these products for testing or research;

- Importing these products for re-export or processing or packing for export under contracts signed with foreign parties.

Article 36. Dossiers of application for permits to import aquaculture environment treatment and improvement products and licensing agencies

1. A dossier comprises: a/ For import for testing

- An application for the import of goods exclusively used in the fisheries sector, made according to a set form;

- A certified copy of the business registration certificate or investment license or license for establishment of a representative office of a foreign trader in Vietnam;

- A certified copy of the certificate of free sale (CFS) granted by a competent agency of the country of origin;

- A summary of characteristics, effects and safety of the product, made according to a set form;

- Product assay slips of the manufacturer and a competent agency of the country of manufacture or an independent laboratory;

- A scheme on the product testing, made according to a set form by a testing unit recognized by the Ministry of Agriculture and Rural Development;

- An inspection record made by a competent agency, concluding that the testing unit meets current requirements.

b/ For import for research

- An application for the import of goods exclusively used in the fisheries sector, made according to a set form;

- A certified copy of the certificate of free sale (CFS) granted by a competent agency of the country of origin;

- A summary of characteristics, effects and safety of the product, made according to a set form;

- Product assay slips of the manufacturer and a competent agency of the country of manufacture or an independent laboratory:

- A certified copy of the researcher s establishment decision or the business registration certificate;

- The approved research scheme.

c/ For import for production or processing for re-export under contracts signed with foreign parties

- An application for the import of goods exclusively used in the fisheries sector, made according to a set form;

- A certified copy of the business registration certificate or investment license or license for establishment of a representative office of a foreign trader in Vietnam;

- A certified copy of the certificate of free sale (CFS) granted by a competent agency of the country of origin;

- A summary of characteristics, effects and safety of the product, made according to a set form;

- Product assay slips of the manufacturer and a competent agency of the country of manufacture or an independent laboratory;

- A re-export contract signed with the foreign party.

If submitting the dossier directly, the applicant may submit copies of the documents specified in Clause I of this Article and shall produce their originals for comparison. Vietnamese translations of foreign-language documents must be notarized.

2. Licensing agency; The Directorate of Fisheries

- Dossier-receiving place: "One-Stop-Shop" section - the Office of the Directorate of Fisheries.

- Address: No. 10, Nguyen Cong Hoan, Ba Dinh, Hanoi.

- Telephone: 043.7245370; Fax: 043.7245120.

Chapter III

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 37. Effect

1. This Circular takes effect 45 days after its signing.

2. This Circular replaces the Minister of Agriculture and Rural Development s Circular No. 60/2009/TT-BNNPTNT of September 16, 2009, guiding the implementation of Decree No. 12/2006/ND-CP of January 23, 2006;

To annul Clause 7. Article 1 of the Minister of Agriculture and Rural Development s Circular No. 18/2011/TT-BNNPTNT of April 6, 2011, amending, supplementing and annulling a number of provisions on administrative procedures in the plant protection and quarantine sector under Resolution No. 57/ NQ-CP of December 15, 2010;

To annul Clause 5, Article 1 of the Minister of Agriculture and Rural Development s Circular No. 20/2011/TT-BNNPTNT of April 6, 2011, amending, supplementing and annulling a number of provisions on administrative procedures in the animal health sector under Resolution No. 57/NQ-CP of December 15.2010.

3. Any difficulties or problems arising in the course of implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development for timely amendment and supplementation.-

 

 

MINISTER OF
AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT




Cao Duc Phat

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 88/2011/TT-BNNPTNT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 1450/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đính chính Thông tư 26/2023/TT-BGDĐT ngày 28/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ban hành kèm theo Thông tư 37/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Tiểu học, Thông tư 38/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp Trung học cơ sở, Thông tư 39/2021/TT-BGDĐT ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiếu cấp Trung học phổ thông

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề