Thông tư 03/1998/TT-TCHQ của Tổng cục Hải quan hướng dẫn thi hành Chương III Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định thi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài

thuộc tính Thông tư 03/1998/TT-TCHQ

Thông tư 03/1998/TT-TCHQ của Tổng cục Hải quan hướng dẫn thi hành Chương III Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định thi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài
Cơ quan ban hành: Tổng cục Hải quan
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:03/1998/TT-TCHQ
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Phan Văn Dĩnh
Ngày ban hành:29/08/1998
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 03/1998/TT-TCHQ

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN SỐ 03/1998/TT-TCHQ NGÀY 29 THÁNG 8 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN THI HÀNH CHƯƠNG III NGHỊ ĐỊNH SỐ 57/1998/NĐ-CP NGÀY 31/7/1998 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH
CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU, GIA CÔNG VÀ ĐẠI LÝ
MUA BÁN HÀNG HOÁ VỚI NƯỚC NGOÀI

 

- Căn cứ Pháp lệnh Hải quan ngày 20/02/1990;

- Thực hiện khoản 4, Điều 29 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài;

- Tổng cục Hải quan hướng dẫn cụ thể việc thi hành Chương III về gia công với thương nhân nước ngoài quy định tại Nghị định 57/1998/NĐ-CP nói trên như sau:

 

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

1. Hợp đồng gia công hàng hoá ký giữa thương nhân Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo nội dung đã được quy định tại Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ Việt Nam là căn cứ để cơ quan Hải quan làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá để thực hiện hợp đồng gia công.

Các phụ kiện của hợp đồng là một bộ phận không tách rời của hợp đồng gia công.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công nếu có thay đổi, điều chỉnh các điều khoản của hợp đồng gia công, thương nhân Việt Nam tham gia ký kết hợp đồng phải cung cấp kịp thời cho Hải quan Việt Nam nơi theo dõi hợp đồng gia công các văn bản điều chỉnh đó.

Thương nhân ký hợp đồng gia công phải chịu trách nhiệm thực hiện đúng quy định của pháp luật Việt Nam về ký kết và thực hiện hợp đồng gia công.

2. Tất cả hàng hoá xuất, nhập khẩu của hợp đồng gia công đều phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra giám sát của Hải quan và nộp lệ phí hải quan theo đúng quy định của Pháp luật Việt Nam.

3. Việc tiếp nhận hợp đồng gia công, làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu của một hợp đồng gia công, thanh khoản thanh lý hợp đồng gia công được thực hiện ở một đơn vị Hải quan thuộc tỉnh, thành phố nơi có Xí nghiệp hoặc trụ sở của doanh nghiệp. Trường hợp tại địa phương không có cơ sở Hải quan, doanh nghiệp được chọn cơ quan Hải quan thuận tiện nhất để làm thủ tục.

Nếu hàng hoá của hợp đồng gia công được xuất/nhập khẩu tại cửa khẩu của Cục Hải quan tỉnh, thành phố khác với Hải quan tỉnh, thành phố nơi tiếp nhập hợp đồng gia công, thì Hải quan nơi có cửa khẩu xuất/nhập làm tiếp thủ tục hải quan trên cơ sở bộ hồ sơ hải quan đã được Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi tiếp nhận, theo dõi hợp đồng chuyển đến. Sau khi làm xong thủ tục cho lô hàng, Hải quan cửa khẩu xuất/nhập chuyển trả lại bộ hồ sơ cho Hải quan nơi tiếp nhận hợp đồng gia công.

4. Toàn bộ sản phẩm gia công phải được xuất trả cho bên nước ngoài thuê gia công hoặc khách hàng do bên thuê gia công chỉ định, trừ số sản phẩm do bên thuê gia công thanh toán tiền gia công.

Sản phẩm gia công sau khi đã xuất khẩu, nếu bên thuê gia công có văn bản trả lại hàng để tái chế, sửa chữa thì bên nhận gia công được nhận lại để tái chế và sau đó phải tái xuất khẩu.

5. Doanh nghiệp được phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng mẫu để làm mẫu gia công. Hàng mẫu không có giá trị thương mại thì không phải nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Nếu mẫu hàng xuất khẩu được sản xuất từ nguyên phụ liệu, vật tư nhập khẩu của hợp đồng gia công, thì được đưa vào thanh khoản như sản phẩm xuất khẩu.

 

II. GIẢI THÍCH MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH

 

1. Đối tượng gia công: Thương nhân Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế đều được gia công với thương nhân nước ngoài. Riêng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài việc gia công thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài, các văn bản pháp luật có liên quan và các quy định tại các Điều 12, 13, 15, 16, 17, 18 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 của Chính phủ.

2. Về hợp đồng gia công quy định tại Điều 12 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP:

2.1. Hợp đồng gia công có thể ký trực tiếp hoặc ký qua điện tín (fax, telex...).

2.2. Hợp đồng gia công được lập bằng hai thứ tiếng là tiếng Việt và tiếng Anh hoặc một thứ tiếng nước ngoài khác do hai bên thoả thuận. Trường hợp hợp đồng được ký bằng tiếng nước ngoài, thì doanh nghiệp phía Việt Nam phải có bản dịch chính thức ra tiếng Việt, doanh nghiệp Việt Nam phải ký và đóng dấu, chịu trách nhiệm về nội dung của bản dịch đó.

2.3. Về phương thức thanh toán nêu ở khoản (d), Điều 12: Hợp đồng gia công phải ghi rõ phương thức thanh toán bằng tiền hay sản phẩm gia công. Nếu thanh toán tiền công bằng sản phẩm gia công thì phải ghi rõ loại sản phẩm, trị giá sản phẩm.

3. Về nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá quy định ở khoản (i) Điều 12 của Nghị định: trong hợp đồng các bên phải thoả thuận về việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá. Bên thuê giá công phải cam kết chịu trách nhiệm về việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá và chịu trách nhiệm giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá đó.

Trường hợp nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ đó trùng với nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, thì phải có giấy chứng nhận của Cục Sở hữu công nghiệp Việt Nam.

4. Máy móc thiết bị thuê, mượn quy định tại Chương III của Nghị định bao gồm máy móc thiết bị đồng bộ, máy móc thiết bị lẻ và dụng cụ sản xuất, dụng cụ thay thế, bổ sung do bên thuê gia công cung cấp dưới hình thức tạm nhập - tái xuất.

5. Định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư (quy định tại Điều 13, 18 của Nghị định) là lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

Định mức vật tư tiêu hao là lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dùng để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, nhưng không cấu thành trên sản phẩm hoặc không biểu hiện ra bên ngoài thành một bộ phận của sản phẩm.

Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vật tư là lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư hao hụt trong quá trình sản xuất. Tỷ lệ hao hụt này phụ thuộc vào chất lượng nguyên liệu, trình độ công nhân, sự cố máy móc thiết bị và các nguyên nhân khác.

6. Giám đốc doanh nghiệp quy định tại Điều 13 được hiểu như sau:

Đối với thương nhân là pháp nhân: là Giám đốc doanh nghiệp. Đối với thương nhân là cá nhân: là chính cá nhân đó. Đối với thương nhân là tổ hợp tác: là người đứng đầu tổ hợp tác đó. Đối với thương nhân là hộ gia đình: là chủ hộ của hộ gia đình đó.

7. Khoản 2, Điều 14 quy định về nhập khẩu công nghệ và quản lý XNK: theo quy định này, khi nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ sản xuất doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng, về an toàn lao động và các quy định về quản lý chuyên ngành (nếu là hàng thuộc danh mục quản lý chuyên ngành).

8. Việc thanh toán tiền gia công bằng sản phẩm gia công quy định tại khoản 2.d, Điều 15 của Nghị định phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Phải được thoả thuận trong hợp đồng gia công (hoặc phụ lục bổ sung hợp đồng).

- Trị giá của sản phẩm dùng để thanh toán tiền gia công không được vượt quá trị giá tiền thuê gia công.

- Không thuộc diện hàng cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu. Nếu là thuộc diện hàng nhập khẩu có điều kiện, thì phải có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.

- Phải chịu thuế nhập khẩu và các thuế liên quan đối với sản phẩm gia công thanh toán tiền thuê gia công.

 

III. THỦ TỤC HẢI QUAN

 

A. NHẬN GIA CÔNG CHO THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI

 

1. Thủ tục tiếp nhận hợp đồng gia công:

Chậm nhất 3 ngày làm việc trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên cho hợp đồng, doanh nghiệp phải làm thủ tục xuất trình hợp đồng với cơ quan Hải quan.

a. Bộ hồ sơ xuất trình gồm:

- Hợp đồng gia công và các phụ kiện kèm theo (nếu có) 2 bản.

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (nếu đăng ký lần đầu).

- Văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại nếu mặt hàng gia công thuộc danh mục Nhà nước Việt Nam cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu.

- Giấy chứng nhận của Cục Sở hữu công nghiệp Việt Nam (Trường hợp nhãn iệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam).

b. Trách nhiệm của Hải quan khi tiếp nhận hợp đồng gia công:

- Tiếp nhận hợp đồng gia công phù hợp với quy định tại Điều 12 của Nghị định.

- Đóng dấu "Đã tiếp nhận" lên hợp đồng và các tài liệu khác kèm theo.

Trong thời gian không quá 2 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Hải quan phải làm xong thủ tục tiếp nhận hợp đồng. Sau khi tiếp nhận, Hải quan lưu một bản để theo dõi.

2. Thủ tục nhập khẩu:

2.1. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, vật tư:

a. Bộ hồ sơ đăng ký làm thủ tục hải quan đối với nguyên phụ liệu, vật tư nhập khẩu để gia công như quy định tại Quyết định 50/1998/QĐ-TCHQ ngày 10/3/1998.

b. Lấy mẫu nguyên phụ liệu:

Trừ những trường hợp do tính chất mặt hàng không thể lấy mẫu được (như gia công vàng bạc, da sống...), còn các trường hợp khác khi kiểm hoá nguyên phụ liệu, vật tư gia công nhập khẩu, Hải quan phải lấy mẫu nguyên liệu chính để làm cơ sở đối chiếu khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm. Mẫu hàng phải được cán bộ hải quan và đại diện của doanh nghiệp cùng lấy. Mẫu được niêm phòng hải quan và giao doanh nghiệp bảo quản để xuất trình khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm.

2.2. Thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị tạm nhập:

Máy móc thiết bị tạm nhập phục vụ gia công, sau khi kết thúc hợp đồng phải tái xuất trả cho bên gia công, trừ các thiết bị, dụng cụ bị tiêu hao hoặc bị hỏng không còn sử dụng được và những trường hợp khác được Bộ Thương mại cho phép.

Thủ tục hải quan đối với loại máy móc thiết bị này như thủ tục hải quan đối với lô hàng tạm nhập - tái xuất, nhưng được miễn thuế.

Trong quá trình sử dụng, nếu máy móc, thiết bị bị hư hỏng, doanh nghiệp có nhu cầu đưa ra nước ngoài để sửa chữa, thì được phép làm thủ tục tạm xuất - tái nhập miễn thuế.

3. Thủ tục xuất khẩu đối với sản phẩm gia công xuất khẩu:

Bộ hồ sơ để đăng ký làm thủ tục hải quan đối với sản phẩm gia công xuất khẩu thực hiện như quy định tại Quyết định 50/1998/QĐ-TCHQ ngày 10/3/1998. Khi làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm, Hải quan phải đối chiếu nguyên liệu mẫu nhập khẩu với nguyên liệu cấu thành trên sản phẩm.

4. Thủ tục chuyển nguyên phụ liệu, vật tư từ hợp đồng này sang hợp đồng khác:

4.1. Trường hợp cùng đối tác thuê và nhận gia công, cùng đơn vị Hải quan quản lý: bên nhận gia công chỉ cần có văn bản thông báo cho cơ quan Hải quan nơi theo dõi hợp đồng gia công về việc chuyển nguyên phụ liệu, vật tư đó kèm theo văn bản thoả thuận giữa hai bên.

4.2. Trường hợp cùng đối tác thuê và nhận gia công, nhưng hợp đồng do đơn vị Hải quan thuộc tỉnh, thành phố khác quản lý: làm thủ tục như sản phẩm gia công chuyển tiếp dưới đây.

4.3. Cùng đối tác thuê gia công nhưng khác đối tác nhận gia công: làm thủ tục như hàng gia công chuyển tiếp quy định dưới đây.

5. Thủ tục giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp theo quy định tại khoản 3 Điều 17 của Nghị định:

5.1. Trong điều này:

- Thương nhân giao sản phẩm gia công chuyển tiếp dưới đây gọi tắt là Bên giao.

- Thương nhân nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp dưới đây gọi tắt là Bên nhận.

- Hải quan quản lý hợp đồng gia công của Bên giao dưới đây gọi tắt là Hải quan bên giao.

- Hải quan quản lý hợp đồng gia công của Bên nhận dưới đây gọi tắt là Hải quan bên nhận.

- Phiếu chuyển giao sản phẩm gia công chuyển tiếp gọi tắt là Phiếu chuyển tiếp.

5.2. Về nguyên tắc, việc chuyển giao sản phẩm gia công chuyển tiếp phải chịu sự quản lý của Hải quan, nhưng Hải quan không trực tiếp làm thủ tục cho việc giao nhận hàng. Các doanh nghiệp liên quan tự tổ chức việc giao, nhận hàng theo các bước quy định dưới đây. Giám đốc doanh nghiệp giao, doanh nghiệp nhận chịu trách nhiệm trước Pháp luật về việc giao, nhận đúng, đủ sản phẩm.

5.3. Các bước thực hiện:

a. Bước 1: Bên giao lập 4 phiếu giao hàng chuyển tiếp theo mẫu Tổng cục Hải quan ban hành theo Thông tư này (mẫu 10/GC). Sau khi lập Phiếu, Bên giao giao sản phẩm cho Bên nhận.

b. Bước 2: Bên nhận sau khi nhận đủ sản phẩm, xác nhận, ký tên đóng dấu vào cả 4 Phiếu chuyển tiếp trên, sau đó đến trình và đăng ký với Hải quan Bên nhận.

c. Bước 3: Hải quan Bên nhận tiếp nhận bốn phiếu chuyển tiếp, xác nhận vào 4 tờ phiếu trên, ký tên và đóng dấu.

Nếu đơn vị Hải quan bên nhận là Phòng giám quản của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, thì do Trưởng (Phó) phòng giám quản ký tên, đóng dấu của Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

Nếu đơn vị Hải quan bên nhận là Hải quan cửa khẩu, thì do Trưởng (Phó) Hải quan cửa khẩu ký tên, đóng dấu của Hải quan cửa khẩu.

Sau khi xác nhận vào cả 4 Phiếu trên, Hải quan bên nhận trả lại cho Bên nhận 3 bản, Hải quan lưu 1 bản cùng với hợp đồng gia công có sử dụng sản phẩm gia công chuyển tiếp.

Bên nhận lưu một bản cùng với hợp đồng gia công, chuyển hai bản cho Bên giao.

d. Bước 4: Bên giao sau khi nhận được 2 bản Phiếu chuyển tiếp đã có đủ xác nhận của Bên nhận và Hải quan bên nhận do Bên nhận chuyển đến, phải đến trình Hải quan bên giao. Hải quan Bên giao xác nhận, ký tên, đóng dấu vào 2 phiếu theo dõi đó, lưu một bản cùng với hợp đồng gia công, trả cho Bên giao một bản để lưu cùng hợp đồng gia công lưu tại Bên giao.

Người ký và con dấu của Hải quan bên giao như quy định đối với Hải quan Bên nhận.

5.4. Phiếu chuyển tiếp này được coi là chứng từ để thanh khoản hợp đồng gia công sau này. Đối với Bên giao, thì phiếu có đầy đủ xác nhận ký tên, đóng dấu của 4 bên nêu trên mới có giá trị thanh khoản hợp đồng. Đối với Bên nhận, chỉ có những phiếu có dủ xác nhận của 3 bên (từ Hải quan bên giao) mới có giá trị thanh khoản hợp đồng. Giám đốc doanh nghiệp của Bên giao, Bên nhận phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật về tính hợp pháp, trung thực của việc giao, nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp và của Phiếu này.

5.5. Gia công chuyển tiếp trong trường hợp cùng đối tác trong nước, nhưng khác đối tác nước ngoài, thì doanh nghiệp nhận gia công chỉ cần làm văn bản báo cáo với cơ quan Hải quan về việc chuyển tiếp đó. Văn bản báo cáo phải ghi rõ tên, lượng, trị giá sản phẩm chuyển giao. Văn bản báo cáo phải làm thành 4 bản, sau khi Hải quan xác nhận, Hải quan giữ 2 bản để lưu ở mỗi hợp đồng 1 bản, trả lại doanh nghiệp 2 bản để lưu vào hồ sơ mỗi hợp đồng 1 bản.

Văn bản báo cáo này có giá trị để thanh khoản hợp đồng.

6. Thuê thương nhân khác gia công theo quy định tại khoản 2.b, Điều 15 của Nghị định:

Doanh nghiệp nhận gia công với nước ngoài được thuê thương nhân khác gia công. Hải quan không làm thủ tục cho việc thuê gia công này.

Doanh nghiệp ký kết hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài là người trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, thanh khoản hợp đồng gia công và làm các nghĩa vụ khác liên quan đến hợp đồng gia công.

7. Thủ tục xuất trả nguyên phụ liệu, vật tư gia công:

Trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công, theo yêu cầu của bên thuê gia công, bên nhận gia công được xuất trả nguyên phụ liệu, vật tư cho bên thuê gia công.

Thủ tục hải quan như thủ tục xuất khẩu của một lô hàng gia công xuất khẩu. Ngoài bộ hồ sơ như một lô hàng gia công xuất khẩu phải nộp thêm bản sao có xác nhận của doanh nghiệp nhận gia công về yêu cầu xuất trả. Hải quan làm thủ tục xuất trả phải đối chiếu với mẫu nguyên phụ liệu khi nhập khẩu.

8. Thủ tục thanh lý, thanh khoản hợp đồng gia công theo quy định tại Điều 18 của Nghị định:

8.1. Căn cứ để thanh khoản như quy định tại khoản 2 Điều 18 của Nghị định.

Giám đốc doanh nghiệp ký kết hợp đồng gia công chịu trách nhiệm trước Pháp luật về định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu, phụ liệu, vật tư đã thoả thuận trong hợp đồng và khai báo với Hải quan.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công, Hải quan không kiểm tra định mức từng mã hàng. Nhưng khi có căn cứ chứng tỏ định mức ghi trong hợp đồng gia công không chính xác, không trung thực Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra định mức. Nếu phát hiện sai phạm, Giám đốc doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp luật.

8.2. Hồ sơ thanh khoản bao gồm:

- Hợp đồng gia công và các phụ kiện hợp đồng.

- Bảng thống kê tờ khai nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu (bao gồm cả phiếu giao sản phẩm gia công chuyển tiếp) kèm theo tờ khai. (Mẫu 01/GC ban hành kèm theo Thông tư này).

- Bảng tổng hợp nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu. (Mẫu 02/GC).

- Bảng thống kê tờ khai sản phẩm gia công xuất khẩu (bao gồm cả phiếu giao sản phẩm gia công chuyển tiếp), kèm theo tờ khai. (Mẫu 03/GC).

- Bảng tổng hợp sản phẩm gia công đã xuất khẩu. (Mẫu 04/GC).

- Bảng kê tờ khai tạm nhập máy móc, thiết bị, kèm theo tờ khai (Mẫu 05/GC).

- Bảng tổng hợp máy móc, thiết bị tạm nhập khẩu (Mẫu 06/GC).

- Bảng tổng hợp định mức sử dụng, định mức tiêu hao, nguyên phụ liệu, vật tư gia công (kèm theo định mức của từng mẫu hàng. (Mẫu 07/GC).

- Bảng tổng hợp nguyên phụ liệu đã sản xuất thành sản phẩm xuất khẩu (Mẫu 08/GC).

- Bảng thanh khoản hợp đồng gia công (Mẫu 09/GC).

8.3. Thời gian thanh khoản:

Chậm nhất 3 tháng kể từ khi chấm dứt hợp đồng gia công, bên nhận gia công phải hoàn tất việc thanh khoản hợp đồng với cơ quan Hải quan (bao gồm cả việc giải quyết nguyên phụ liệu, vật tư dư thừa, máy móc thiết bị tạm nhập, phế liệu phế phẩm). Quá thời hạn trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về Hải quan theo quy định của Pháp luật.

Đối với những hợp đồng gia công có thời hạn trên một năm, thì phải tách ra thành từng phụ kiện nhỏ, thời gian thực hiện của một phụ kiện không quá một năm. Nguyên phụ liệu dư thừa sau khi thanh khoản chuyển sang sử dụng cho phụ kiện khác của hợp đồng.

9. Thủ tục giải quyết nguyên phụ liệu, vật tư dư thừa, máy móc thiết bị tạm nhập phục vụ gia công sau khi kết thúc hợp đồng:

9.1. Hải quan giải quyết:

- Tái xuất trả cho bên thuê gia công. - Chuyển sang hợp đồng gia công khác.

- Tiêu huỷ phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam.

Các trường hợp trên đều được miễn thuế.

- Bán hoặc tặng cho tại Việt Nam những nguyên liệu, phụ liệu, vật tư , máy móc thiết bị không thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu và nhập khẩu có điều kiện.

9.2. Các trường hợp phải có ý kiến chấp thuận của Bộ Thương mại (theo quy định tại khoản 3, Điều 18 của Nghị định):

- Bán tại thị trường Việt Nam.

- Biếu tặng tại Việt Nam.

10. Thủ tục tiêu huỷ phế liệu, phế phẩm:

Các loại phế liệu, phế phẩm của hợp đồng gia công được tiêu huỷ dưới sự giám sát của Hải quan nơi theo dõi hợp đồng gia công. Trường hợp việc tiêu huỷ ảnh hưởng đến môi trường, thì phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý môi trường ở địa phương.

11. Thủ tục biếu tặng:

Bên được tặng phải làm thủ tục nhập khẩu tại Hải quan nơi theo dõi hợp đồng gia công, phải nộp thuế nhập khẩu (nếu có). Hồ sơ làm thủ tục hải quan gồm:

- Tờ khai hải quan

- Văn bản tặng của bên đặt gia công.

- Văn bản chấp thuận của Bộ Thương mại (nếu hàng biếu tặng thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện).

 

B. ĐẶT GIA CÔNG HÀNG HOÁ Ở NƯỚC NGOÀI:

 

1. Thủ tục tiếp nhận hợp đồng đặt gia công hàng hoá ở nước ngoài: - Các hợp đồng, phụ kiện hợp đồng đặt gia công hàng hoá ở nước ngoài đều phải làm thủ tục tiếp nhận tại cơ quan Hải quan.

- Thủ tục tiếp nhận như quy định tại điểm 1 mục A phần III trên đây.

- Thời gian tiếp nhận: chậm nhất 3 ngày làm việc trước khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên, doanh nghiệp Việt Nam đặt gia công phải làm thủ tục xuất trình hợp đồng gia công với cơ quan Hải quan. Trong thời gian 4 giờ làm việc, cơ quan Hải quan phải làm xong thủ tục tiếp nhận hợp đồng gia công nói trên.

2. Thủ tục xuất khẩu máy móc, thiết bị nguyên liệu phụ liệu, vật tư:

a. Đối với máy móc, thiết bị: làm thủ tục như thủ tục đối với hàng tạm xuất - tái nhập, nhưng không phải tính thuế.

b. Đối với nguyên phụ liệu, vật tư: làm thủ tục hải quan theo quy định tại Quyết định số 50/1998/QĐ-TCHQ ngày 10/3/1998.

3. Thủ tục nhập khẩu: như quy định tại Quyết định số 50/1998/QĐ-TCHQ ngày 10/3/1998.

Hải quan phải đối chiếu nguyên phụ liệu cấu thành trên sản phẩm với mẫu lưu nguyên phụ liệu.

4. Thanh khoản hợp đồng gia công:

Hồ sơ thanh khoản, thủ tục thanh khoản như quy định tại điểm 8, mục A phần III trên đây.

 

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/9/1998. Huỷ bỏ Quy chế về quản lý hải quan đối với hàng gia công xuất, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 126/TCHQ-GSQL ngày 08/4/1995 và các văn bản khác của Tổng cục Hải quan về gia công với thương nhân nước ngoài.

2. Đối với những hợp đồng đang thực hiện:

a. Những hợp đồng gia công đang làm thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hoá tại đơn vị Hải quan nào, thì vẫn tiếp tục làm thủ tục xuất, nhập khẩu tại đơn vị Hải quan đó cho đến khi thanh khoản xong hợp đồng.

b. Vấn đề định mức:

- Những mã hàng đã kiểm tra định mức, thì thực hiện theo định mức đã được Hải quan kiểm tra.

- Những mã hàng mới thực hiện từ ngày Nghị định có hiệu lực thi hành, thì thực hiện theo quy định tại Nghị định và hướng dẫn tại Thông tư này.

3. Mọi hành vi vi phạm các quy định tại Nghị định số 57/1998/NĐ-CP nêu trên và tại Thông tư này đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

 

BẢNG THỐNG KÊ TỜ KHAI NHẬP KHẨU

 

Mẫu: 01/GC, khổ A4

 

Hợp đồng gia công số:......... ngày........ thời hạn.............

Phụ kiện hợp đồng số:............................................

Bên thuê:..................... Địa chỉ:..........................

Bên nhận:..................... Địa chỉ:..........................

 

Số TT

Số tờ khai

Ngày tờ khai

Đơn vị hải quan làm thủ tục

Cửa khẩu nhập

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:........... Tổng số tờ khai:...............................

 

 

Ngày... tháng... năm...

Giám đốc

Người lập biểu

(Ký tên, đóng dấu)

(Ký tên)

BẢNG TỔNG HỢP NGUYÊN LIỆU, PHỤ LIỆU, VẬT TƯ NHẬP KHẨU

 

Mẫu: 02/GC, khổ A4

 

Hợp đồng gia công số:............... ngày...... thời hạn.........

Phụ kiện hợp đồng gia công số:...... ngày...... thời hạn.........

Bên thuê:..................... Địa chỉ:..........................

Bên nhận:..................... Địa chỉ:..........................

Mặt hàng:..................... Số lượng:.........................

 

Số TT

Tên nguyên phụ liệu

Đơn vị tính

Tổng số TKXK

Tổng lượng

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giám đốc

Ngày... tháng... năm...

(Ký tên, đóng dấu)

Người lập biểu

BẢNG THỐNG KÊ TỜ KHAI XUẤT KHẨU

 

Mẫu: 03/GC, khổ A4

 

Hợp đồng gia công số:......... ngày........ thời hạn.............

Phụ kiện hợp đồng số:............................................

Bên thuê:..................... Địa chỉ:..........................

Bên nhận:..................... Địa chỉ:..........................

 

Số TT

Số tờ khai

Ngày tờ khai

Đơn vị hải quan làm thủ tục

Cửa khẩu xuất

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:........... Tổng số tờ khai:...............................

 

 

Ngày... tháng... năm...

Giám đốc

Người lập biểu

(Ký tên, đóng dấu)

(Ký tên)

BẢNG TỔNG HỢP SẢN PHẨM XUẤT KHẨU

 

Mẫu: 04/GC, khổ A4

 

Hợp đồng gia công số:............... ngày...... thời hạn.........

Phụ kiện hợp đồng gia công số:...... ngày...... thời hạn.........

Bên thuê:..................... Địa chỉ:..........................

Bên nhận:..................... Địa chỉ:..........................

Mặt hàng:..................... Số lượng:.........................

 

Số TT

Tên thành phẩm (mã)

Đơn vị tính

Tổng số TKXK

Tổng lượng

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giám đốc

Ngày... tháng... năm...

(Ký tên, đóng dấu)

Người lập biểu

BẢNG THỐNG KÊ TỜ KHAI MÁY MÓC THIẾT BỊ NHẬP KHẨU

 

Mẫu: 05/GC, khổ A4

 

Hợp đồng gia công số:......... ngày........ thời hạn.............

Phụ kiện hợp đồng số:............................................

Bên thuê:..................... Địa chỉ:..........................

Bên nhận:..................... Địa chỉ:..........................

 

Số TT

Số tờ khai

Ngày tờ khai

Đơn vị hải quan làm thủ tục

Cửa khẩu nhập

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:........... Tổng số tờ khai:...............................

 

 

Ngày... tháng... năm...

Giám đốc

Người lập biểu

(Ký tên, đóng dấu)

(Ký tên)

BẢNG TỔNG HỢP MÁY MÓC, THIẾT BỊ TẠM NHẬP

 

Mẫu: 06/GC, khổ A4

 

Hợp đồng gia công số:......... ngày........ thời hạn.............

Bên nhận:..................... Đại chỉ:..........................

Phụ kiện hợp đồng gia công số:........ ngày......... thời hạn....

Bên thuê:..................... Địa chỉ:..........................

 

Số TT

Tên máy móc thiết bị

Đơn vị tính

Tổng số TKXK

Tổng lượng

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giám đốc

Ngày... tháng... năm...

(Ký tên, đóng dấu)

Người lập biểu

 

 

BẢNG TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC, ĐỊNH MỨC TIÊU HAO NGUYÊN PHỤ LIỆU, VẬT TƯ

Mẫu: 07/GC, khổ A3

 

Hợp đồng gia công số:......... Ngày........ Thời hạn.............

Phụ kiện hợp đồng gia công số:...... ngày...... thời hạn.........

Bên thuê:..................... Địa chỉ:..........................

Bên nhận:..................... Địa chỉ:..........................

Mặt hàng:..................... Số lượng:.........................

 

 

 

Định mức

 

S TT

Tên SP (Mã)

Nguyên phụ liệu

Nguyên phụ liệu

Nguyên phụ liệu

Nguyên phụ liệu

Nguyên phụ liệu

Nguyên phụ liệu

Nguyên phụ liệu

Nguyên phụ liệu

Ghi chú

 

 

ĐM

Đvị

ĐM

Đvị

ĐM

Đvị

ĐM

Đvị

ĐM

Đvị

ĐM

Đvị

ĐM

Đvị

ĐM

Đvị

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                           

 

Giám đốc

Ngày... tháng... năm...

(Ký tên, đóng dấu)

Người lập biểu

 

 

BẢNG TỔNG HỢP NGUYÊN LIỆU, PHỤ LIỆU, VẬT TƯ
Đà SẢN XUẤT THÀNH SẢN PHẨM XUẤT KHẨU

(Quy đổi từ lượng sản phẩm đã thực xuất khẩu)

Mẫu số: 08/GC, Khổ A3

 

 

 

 

Lượng nguyên phụ liệu đã lên thành phẩm xuất khẩu theo từng mã hàng

 

 

 

 

Số TT

Tên nguyên phụ liệu

ĐV tính

Mã hàng:
Số lượng:

Mã hàng:
Số lượng:

Mã hàng:
Số lượng:

Mã hàng:
Số lượng:

Mã hàng:
Số lượng:

Mã hàng:
Số lượng:

Mã hàng:
Số lượng:

Mã hàng:
Số lượng:

Tổng cộng số lượng NPL đã lên

Tỷ lệ hao hụt

Lượng NPL

Tổng lượng NPL

 

 

 

Định mức

Tổng số NPL

Định mức

Tổng số NPL

Định mức

Tổng số NPL

Định mức

Tổng số NPL

Định mức

Tổng số NPL

Định mức

Tổng số NPL

Định mức

Tổng số NPL

Định mức

Tổng số NPL

toàn bộ TPXK

 

hao hụt

đã sử dụng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                               

 

 

BẢNG THANH KHOẢN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG

 

Mẫu: 09/GC, khổ A4

Hợp đồng gia công số:......... Ngày........ Thời hạn.............

Phụ kiện hợp đồng gia công số:...... ngày...... thời hạn.........

Bên thuê:..................... Địa chỉ:..........................

Bên nhận:..................... Địa chỉ:..........................

Mặt hàng:..................... Số lượng:.........................

 

Số TT

Tên nguyên phụ liệu

Đơn vị tính

Tổng lượng nhập khẩu

Tổng lượng xuất khẩu

Chênh lệch
(+); (-)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giám đốc

Ngày... tháng... năm...

(Ký tên, đóng dấu)

Người lập biểu

 

PHIẾU CHUYỂN GIAO SẢN PHẨM GIA CÔNG CHUYỂN TIẾP

Mẫu: 10/GC

Số:

Ngày... tháng... năm 19...

1. Bên giao:...................................................

Địa chỉ:....................................................

Sản phẩm giao thuộc hợp đồng gia công số:...... ngày........

ký giữa Bên giao và Công ty..................................

Địa chỉ:....................................................

2. Bên nhận:...................................................

Địa chỉ:....................................................

Sản phẩm nhận thuộc hợp đồng gia công số:...... ngày........

ký giữa Bên nhận và Công ty.................................

Địa chỉ:....................................................

3. Tên sản phẩm giao nhận:

- Sản phẩm:........................... Số lượng.............

- Sản phẩm:........................... Số lượng.............

- Sản phẩm:........................... Số lượng.............

-

-

Phiếu này được lập thành 4 bản để đưa vào hồ sơ Hợp đồng gia công lưu tại Bên giao, Bên nhận, Hải quan Bên giao, Hải quan Bên nhận mỗi nơi 1 bản.

 

Bên giao

Bên nhận

Cam kết đã giao đúng, đủ các sản phẩm trên. Nếu có man trá, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Cam kết đã giao đúng, đủ các sản phẩm trên. Nếu có man trá, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Ngày tháng năm 199

Ngày tháng năm 199

Giám đốc

Giám đốc

(Ký tên, đóng dấu)

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

Ngày... tháng... năm 19...

Ngày... tháng... năm 19...

Hải quan Bên giao

Hải quan Bên nhận

(Ký tên, đóng dấu)

(Ký tên, đóng dấu)

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOM
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No. 03/1998/TT-TCHQ
Hanoi, August29, 1998
 
CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF CHAPTER III OF DECREE No. 57/1998/ND-CP OF JULY 31, 1998 OF THE GOVERNMENT DETAILING THE IMPLEMENTATION OF THE COMMERCIAL LAW REGARDING THE GOODS IMPORT, EXPORT, PROCESSING, AND SALE AND PURCHASE AGENCY ACTIVITIES WITH FOREIGN COUNTRIES
Pursuant to the Ordinance on Customs of February 20, 1990;
In furtherance of Clause 4, Article 29 of Decree No.57/1998/ND-CP of July 31, 1998 of the Government detailing the implementation of the Commercial Law regarding the goods import, export, processing, sale and purchase agency activities with foreign countries;
The General Department of Customs hereby provides detailed guidance for the implementation of Chapter III on goods processing for foreign traders in the above-said Decree No.57/1998/ND-CP, as follows:
I. GENERAL PROVISIONS
1. Goods processing contracts signed between Vietnamese traders and foreign traders according to the contents stipulated in Decree No.57/1998/ND-CP of July 31, 1998 of the Vietnamese Government shall serve as basis for the customs authorities to carry out the procedures for export and/or import of goods for the performance of processing contracts.
All the contractual components are integral parts of processing contracts.
In the course of performing such a processing contract, should there be any changes in or adjustments of such contract�s terms, the Vietnamese traders who have signed the contract shall have to promptly provide Vietnam�s customs office which monitors such processing contract with documents on such changes or adjustments.
Traders who have signed processing contracts shall have to strictly comply with regulations of Vietnamese law on signing and performance of processing contracts.
2. All goods exported and/or imported under the processing contracts must be subject to the customs procedures, customs inspection and supervision, and the customs fee payment as prescribed by Vietnamese law.
3. The receipt of a processing contract, the carrying out of the customs procedures for export goods and/or import goods under such processing contract, the liquidation and settlement of such processing contract shall be conducted at a customs unit of the province or city where the concerned enterprise or its head offices is located. In cases where the customs authority is not available in the locality, the enterprise shall be entitled to choose a customs authority most convenient for them to carry out the procedures.
In cases where the goods under such processing contract are exported and/or imported through the border-gate managed by the provincial/municipal customs department other than the provincial/municipal customs office that has received the processing contract, the customs authority of the locality having such export/import border-gate shall continue proceeding with the customs procedures on the basis of the customs dossier sent by the provincial/municipal customs department which has received and monitored the contract. After completing the procedures for the lot of goods, the customs authority of export/import border-gate shall return the dossier to the customs authority which has received the processing contract.
4. All processed products shall have to be re-exported to the foreign processees or customers designated by the processees, except for products paid as the processing remuneration by the processees.
In cases where the processed products, after being exported, are returned together with a written notice by the processee for reprocessing or repair, the processor shall be entitled to receive such products for reprocessing, then have to re-export them.
5. Enterprises are entitled to export and/or import goods samples to be used as processing models. The goods samples having no commercial value shall be exempt from export tax and import tax. If the export goods samples are made from raw materials, auxiliary materials and materials imported under processing contracts, they shall be liquidated as export products.
II. INTERPRETATION OF A NUMBER OF THE DECREE’S CONTENTS
1. Processing-undertaking parties: Vietnamese traders of all economic sectors shall be entitled to undertake processing for foreign traders. Particularly, the processing activities undertaken by foreign-invested enterprises shall comply with the provisions of the Law on Foreign Investment in Vietnam, the relevant legal documents and stipulations in Articles 12, 13, 15, 16, 17 and 18 of Decree No.57/1998/ND-CP of July 31, 1998 of the Government.
2. Regarding processing contracts stipulated in Article 12 of Decree No.57/1998/ND-CP:
2.1. Processing contracts may be signed directly or via facsimile, telex,...
2.2. A processing contract must be made in Vietnamese and English or another foreign language mutually agreed upon by the two parties. In cases where a processing contract is signed in a foreign language, the Vietnamese enterprise shall have to make the official Vietnamese translation of such contract, to affix with its signature and seal thereon and take responsibility for such translation.
2.3. Regarding the payment mode stipulated in Clause d, Article 12: Processing contracts must clearly state the payment mode: in cash or in processed products. If the processing remuneration is paid in processed products, the types and value of such products must be clearly stated.
3. Regarding the trademarks and the names of origin of goods stipulated in Clause i, Article 12 of the Decree: The parties must agree in the contracts upon the use of trademarks and names of origin of goods. The processee must commit itself to take responsibility for the use of trademarks and names of origin of goods and for the settlement of disputes related to the use of such trademarks and names of origin of goods.
In cases where such trademarks and names of origin of goods are identical to those already registered for protection in Vietnam, the written certifications of the Vietnam Industrial Property Office are required.
4. Hired or borrowed machinery and/or equipment stipulated in Chapter III of the said Decree include machinery and equipment in complete sets or in separate units, production tools, and replacement or supplement tools, which are supplied by the processees in form of temporary import for re-export.
5. The norms for the use of raw materials, auxiliary materials and materials (stipulated in Articles 13 and 18 of the Decree) are volume of raw materials, auxiliary materials and materials necessary for production of a product unit.
The norms for materials consumption are volume of raw materials, auxiliary materials and materials used for production of a product unit, but not constitute the products or a visible part of products.
The wastage of raw materials, auxiliary materials and materials is volume of raw materials, auxiliary materials and materials wasted during the production process. Such wastage depends on the quality of materials, skills of workers, possible machinery and equipment incidents and other reasons.
6. Enterprise directors as stipulated in Article 13 shall be understood as follows:
For traders being legal persons: They are directors of enterprises. For traders being individuals: They are such individuals. For traders being cooperatives: They are heads of such cooperatives. For traders being households: They are heads of such households.
7. Clause 2, Article 14 stipulates the import of technologies, and export and import management: According to this stipulation, when importing production machinery, equipment and tools, enterprises shall have to abide by the regulations on quality control, labor safety and regulations on specialized management (if the imports are on the list of imports subject to specialized management).
8. The payment of processing remuneration in form of processed products as stipulated in Clause 2.d, Article 15 of the Decree must ensure the following conditions:
- It must be agreed upon in processing contracts (or their appendices).
- The value of products to be used for payment of processing remuneration shall not exceed the value of processing charge.
- The products to be used for payment are not banned or suspended from import. If they are subject to conditional import, the written approval from the competent agency is required.
- The processed products used for payment of processing remunerations shall be liable to import tax and relevant taxes.
III. CUSTOMS PROCEDURES
A. UNDERTAKING PROCESSING FOR FOREIGN TRADERS
1. The procedures for receiving processing contracts:
Within 3 working days before the procedures for import of the first lot of goods under a contract are carried out, the concerned enterprise shall have to fill in the procedures for producing the contract to the customs authority.
a) Each dossier to be produced comprises:
- The processing contract and its appendices (if any), two copies.
- The copy of its business registration certificate or investment license (for foreign-invested enterprises which make the registration for the first time).
- The written approval of the Ministry of Trade, if the to-be-processed commodity is on the list of goods banned or suspended by the Vietnamese State from export or import.
- The certificate of the Vietnam Industrial Property Office (in cases where the trademark and name of origin of goods have been registered for protection in Vietnam).
b) The responsibilities of the customs authorities when receiving processing contracts:
- To receive processing contracts in accordance with Article 12 of the Decree.
- To stamp the "RECEIVED" seal on the contracts and enlosed documents.
Within 2 working days after receiving complete and valid dossiers, the customs authority shall have to complete the procedures for receiving contracts. After receiving a contract, the customs authority shall keep one copy thereof for monitoring purpose.
2. The import procedures:
2.1. The procedures for import of raw materials, auxiliary materials and/or materials:
a) The dossiers registered for carrying out of the customs procedures for raw materials, auxiliary materials and/or materials imported for the processing as stipulated in Decision No.50/1998/QD-TCHQ of March 10, 1998.
b) Sampling of raw materials and auxiliary materials:
Except for cases where goods items cannot be sampled due to their natural properties (gold, silver, raw skin,...); for other cases, when inspecting raw materials, auxiliary materials and/or materials imported for processing, the customs authorities shall have to sample main raw materials serving as basis for comparison when the procedures for export of products are carried out. Products shall be sampled by customs officers together with representatives of the enterprises. The samples shall be sealed up by customs authorities and handed over to the enterprises to preserve and produce when carrying out the procedures for export of products.
2.2. The procedures for temporary import of machinery and equipment:
The machinery and equipment temporarily imported in service of the processing shall, upon the expiry of the processing contracts, have to be re-exported to the processee, except for expendable or damaged equipment and/or tools which can no longer be used and other cases permitted by the Ministry of Trade.
These machinery and equipment shall have to go through the customs procedures as those applicable to lots of goods temporarily imported for re-export, but shall be exempt from tax(es).
In the use course, if such machinery and/or equipment are damaged and the enterprises wish to send them abroad for repair, they shall be entitled to carry out the procedures for tax-free temporary export - reimport.
3. The procedures for export of processed products:
The dossiers to be registered for carrying out of the customs procedures for export of processed products shall comply with Decision No.50/1998/QD-TCHQ of March 10, 1998. When carrying out the procedures for export of products, the customs authority shall have to compare the imported raw materials samples with those constituting the products.
4. The procedures for transfer of raw materials, auxiliary materials and/or materials from one contract to another:
4.1. For cases of the same processee and processor and the same managing customs authority: The processor shall only have to notify in writing the customs authority managing the processing contract of the transfer of such raw materials, auxiliary materials and/or materials, together with the written agreement between the two parties.
4.2. For cases of the same processee and processor, but the processing contract is managed by the customs authority of another province or city: The procedures shall be carried as for intermediary processed products as stipulated below.
4.3. For cases of the same processee but different processors: The procedures shall be carried out as for intermediary processed products as stipulated below.
5. The procedures for delivery and receipt of intermediary processed products as stipulated in Clause 3, Article 17 of the Decree:
5.1. In this Article:
- Traders delivering intermediary processed products shall be referred to as the delivering party.
- Traders receiving intermediary processed products shall be referred to as the receiving party.
- Customs authorities managing the processing contracts of the delivering parties shall be referred to as the delivering party�s customs authority.
- Customs authorities managing the processing contracts of the receiving parties shall be referred to as the receiving party�s customs authority.
- Bills for delivery of intermediary processed products shall be referred to as the intermediary bills.
5.2. In principle, the delivery of intermediary processed products shall be managed by the customs authorities, but the customs authorities shall not directly carry out the procedures for the delivery and receipt of goods. The concerned enterprises shall organize by themselves the delivery and receipt of goods according to the steps stipulated below. The directors of the delivering enterprises and receiving enterprises shall be responsible before law for the delivery and receipt of products according to the agreed quantity and categories.
5.3. The implementation steps:
a) Step 1: The delivering party shall make 4 bills for delivery of intermediary processed goods according to the form set by the General Department of Customs. After making the bills, the delivering party shall hand over the products to the receiving party.
b) Step 2: The receiving party, after receiving in full the products, certifying and putting its signature and seal on the above-said 4 intermediary bills, shall produce and register such bills with the receiving party�s customs authority.
c) Step 3: The receiving party�s customs authority shall receive the 4 intermediary bills, give its certification on such bills, with its signature and seal.
If the receiving party�s customs authority is the supervision and management section of the provincial/municipal customs department, the head (deputy head) of such supervision and management section shall give his/her signature and stamp the seal of the provincial/municipal customs department.
If the receiving party�s customs authority is the border-gate customs authority, the head (deputy head) of such border-gate customs authority shall give his/her signature and stamp such border-gate customs office�s seal.
After giving its certification on all the above-said bills, the receiving-party�s customs authority shall return 3 bills to the receiving party and keep one bill together with the processing contract under which the intermediary processed products are used.
The receiving party shall keep one bill together with the processing contract and return two others to the delivering party.
d) Step 4: The delivering party shall, after receiving back 2 intermediary bills with certifications of the receiving party and receiving party�s customs authority from the receiving party, have to produce them to the delivering party�s customs authority. The delivering party�s customs authority shall give its certification, signature and seal on such 2 monitoring bills, keep one bill together with the processing contract, return the other to the delivering party for being kept together with processing contract.
The signatory and seal of the delivering party�s customs authority shall be similar to those of the receiving party�s customs authority.
5.4. These intermediary bills shall be considered vouchers for the future liquidation of processing contract. For the delivering party, only bills with certifications, signatures and seals of the above-said 4 parties shall be valid for contract liquidation. For the receiving party, only bills with certifications of 3 parties (excluding the delivering party�s customs authority) shall be valid for contract liquidation. The enterprise directors of the delivering party and the receiving party shall be responsible before law for the legality and truthfulness of the delivery and receipt of intermediary processed products and these bills.
5.5. For the intermediary processing in case of the same domestic partner but with different foreign partners, the processing-undertaking enterprise shall only have to report in writing to the customs authority on such intermediary processing. Such report must clearly state the names, quantity and value of delivered products. The written report shall be made in 4 copies, of which, after being certified by the customs authority, 2 copies shall be kept by the customs authority together with the 2 contracts, 2 others shall be returned to the enterprises for being kept together with the 2 contracts.
Such written report shall be valid for contract liquidation.
6. Hiring other traders to conduct the processing activities, as stipulated in Clause 2.b, Article 15 of the Decree:
The enterprises that undertake the processing for foreign traders shall be entitled to hire other traders to do the processing. The customs authority shall not carry out the procedures for such hired processing.
The enterprises that have signed processing contracts with foreign traders shall have to directly carry out the procedures for export, import and liquidation of processing contracts, and fulfill other obligations related to the processing contracts.
7. The procedures for re-export of processing raw materials, auxiliary materials and materials:
In the course of performing processing contracts, at the requests of the processees, the processors shall be entitled to re-export the raw materials, auxiliary materials and materials to the processees.
The customs procedures for re-export of such raw materials, auxiliary materials and materials shall be similar to those appicable to the export of a lot of processed goods. Apart from a dossier as set for a lot of export processed goods, a copy of the re-export request with certification of the processing-undertaking enterprise must be submitted. The customs authorities carrying out the re-export procedures shall have to compare the to be-re-exported raw materials, auxiliary materials and materials with their imported samples.
8. The procedures for liquidation and settlement of processing contracts according to Article 18 of the Decree:
8.1. The bases for the settlement of processing contracts shall comply with Clause 2, Article 18 of the Decree.
The directors of the enterprises which have signed processing contracts shall be responsible before law for the norms on the use, consumption and wastage of raw materials, auxiliary materials and materials as agreed upon in the processing contracts and declare them to the customs authorities.
In the course of performing processing contracts, the customs authorities shall not inspect the norms upon each goods� tax code. But when there are evidences to believe that the norms stated in the processing contracts are inaccurate or untruthful, the customs authorities shall inspect such norms. If violations are detected, the enterprise directors shall be handled according to law.
8.2. Each settlement dossier comprises:
- The processing contract and its appendices;
- The list of declarations of imported raw materials, auxiliary materials and materials (including the bills for delivery of intermediary processed products) enclosed with such declarations;
- The sum-up list of imported raw materials, auxiliary materials and materials;
- The list of declarations of export processed products (including bills for delivery of intermediary processed products), enclosed with such declarations.
- The sum-up of the processed products already exported.
- The list of declarations of temporarily imported machinery and equipment, enclosed with such declarations.
- The sum-up list of temporarily imported machinery and equipment.
- The sum-up table of norms on the use and consumption of processing raw materials, auxiliary materials and materials (enclosed with norms for each goods sample).
- The sum-up list of raw materials, auxiliary materials and materials already turned into export products.
- The settlement of the processing contract.
8.3. The time limit for settlement:
Within 3 months from the termination of a processing contract, the processor shall have to complete the contract settlement with the customs authority (including the handling of surplus raw materials, auxiliary materials and materials, temporarily imported machinery and equipment, discarded materials and faulty products). Past that time limit, they shall be sanctioned for administrative violations in the field of customs as prescribed by law.
Processing contracts with a term of over one year must be divided into contractual components; and the term for performing each component shall not exceed one year. The surplus raw materials and auxiliary materials after the settlement of one contractual component shall be used for another component.
9. The procedures for handling of surplus raw materials, auxiliary materials and materials and temporarily imported machinery and equipment in service of processing after the termination of contracts:
9.1. The customs authorities shall consider and permit:
- Their re-export to the processees;
- Their transfer to other processing contracts;
- Destruction of discarded materials and faulty products in Vietnam;
All the above-said cases shall be exempt from tax(es).
- Sale or donation in Vietnam of raw materials, auxiliary materials, materials, machinery and/or equipment which are not on the lists of goods banned or suspended from import or subject to conditional import.
9.2. Cases where the consents of the Ministry of Trade (as stipulated in Clause 3, Article 8 of the Decree) are required:
- Sale on Vietnamese markets.
- Donation in Vietnam.
10. The procedures for destroying discarded materials and faulty products:
The discarded materials and/or faulty products of processing contracts shall be destroyed under the supervision of the customs authorities which monitor such processing contracts. In cases where the destruction affects the environment, the consents of the local environment management agencies are required.
11. The procedures for donation:
The donees shall have to fill in the import procedures at the customs authorities which monitor the processing contracts, and to pay import tax (if any). The dossier for filling in the customs procedures shall comprises:
- The customs declaration;
- The written paper on donation made by the processee;
- The written approval of the Ministry of Trade (if the donated goods are on the list of goods banned or suspended from import or subject to conditional import).
B. ORDERING THE GOODS PROCESSING ABROAD:
1. The procedures for receiving contracts for ordering the goods processing abroad:
- The procedures for receiving contracts and contractual components for ordering goods processing abroad must be carried out at the customs authorities.
- The receiving procedures shall comply with the stipulations in Point 1, Section A, Part III above.
- The time limit for the receipt: within 3 working days before the procedures for export of its first goods lot are carried out, the Vietnamese enterprise ordering the processing shall have to produce the processing contract to the customs authority. Within 4 working hours, the customs authority shall have to complete the procedures for receiving such processing contract.
2. The procedures for export of machinery, equipment, raw materials, auxiliary materials and materials:
a) For machinery and equipment: the procedures shall be carried out as for the goods temporarily exported for re-import, but they shall be exempt from tax(es).
b) For raw materials, auxiliary materials and materials: the customs procedures shall be carried out in accordance with Decision No.50/1998/QD-TCHQ of March 10, 1998.
3. The import procedures: shall comply with Decision No.50/1998/QD-TCHQ of March 10, 1998.
The customs authorities shall have to compare the raw materials and auxiliary materials constituting the products with the raw materials and auxiliary materials samples they keep.
4. The settlement of processing contracts:
The settlement dossiers and procedures shall comply with stipulations in Point 8, Section A, Part III above.
IV. IMPLEMENTATION ORGANIZATION
1. This Circular takes effect from September 1st, 1998. The Regulation on customs management over export and/or import processed goods, issued together with Decision No.126/TCHQ-GSQL of April 8, 1995 and other documents of the General Department of Customs on the goods processing for foreign traders are now annulled.
2. For contracts being performed:
a) The procedures for export and/or import of goods under a processing contract, which have been carried out at a certain custom authority, shall continue to be carried out at such customs authority till the contract is fully settled.
b) Regarding the norms:
- All batches of goods, for which the norms have been inspected by the customs authorities, shall be subject to such inspected norms.
- Those batches of goods, which have been inspected since the effective date of the said Decree, shall comply with such Decree and guidance in this Circular.
3. All acts of violating the provisions of the above-mentioned Decree No.57/1998/ND-CP and this Circular shall be handled according to law.
 

 
GENERAL DIRECTOR OF CUSTOMS




Phan Van Dinh

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 03/1998/TT-TCHQ DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất