Quyết định 3584/QĐ-BCT 2016 về áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 3584/QĐ-BCT
Cơ quan ban hành: | Bộ Công Thương |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 3584/QĐ-BCT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Trần Tuấn Anh |
Ngày ban hành: | 01/09/2016 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Thương mại-Quảng cáo |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đây là nội dung đáng chú ý tại Quyết định số 3584/QĐ-BCT ngày 01/09/2016 của Bộ Công Thương về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời.
Cụ thể, từ ngày 16/09/2016, sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời với sản phẩm thép mạ (tôn mạ) nhập khẩu có xuất xứ từ Trung Hoa (gồm cả Hồng Kông) và Hàn Quốc với mức thuế chống bán phá giá tạm thời dao động từ 4.02% - 38,34%. Trong đó, mức thấp nhất 4,02% được áp dụng với sản phẩm thép mạ do công ty Yieh Phui (China) Technomaterial Co., Ltd. sản xuất; mức thuế cao nhất 38,34% áp dụng cho sản phẩm có xuất xứ từ công ty Bazhou Sanquiang Metal Products Co., Ltd.; sản phẩm thép do POSCO, Hàn Quốc sản xuất được áp mức thuế suất 12,4%...
Biện pháp chống bán phá giá tạm thời nêu trên sẽ được áp dụng trong 120 ngày, đến hết ngày 13/01/2017. Trường hợp Quyết định cuối cùng của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho thấy việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá là không cần thiết hoặc mức thuế chống bán phá giá cuối cùng thấp hơn mức thuế chống bán phá giá tạm thời đã áp dụng thì khoản chênh lệch về thuế sẽ được hoàn trả cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật; nếu mức thuế chống bán phá giá cuối cùng cao hơn mức thuế chống bán phá giá tạm thời đã áp dụng thì người nộp thuế không phải nộp thêm khoản chênh lệch về thuế.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/09/2016.
Xem chi tiết Quyết định3584/QĐ-BCT tại đây
tải Quyết định 3584/QĐ-BCT
Số: 3584/QĐ-BCT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 01 tháng 9 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠM THỜI
----------------------
Căn cứ Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 90/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh,
QUYẾT ĐỊNH:
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
THÔNG BÁO
V/V ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠM THỜI
(Kèm theo Quyết định số 3584/QĐ-BCT ngày 01 tháng 09 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
Theo quy định tại Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 4 năm 2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và Nghị định số 90/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, Bộ Công Thương thông báo nội dung chi tiết về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với sản phẩm tôn mạ (còn gọi là thép mạ) nhập khẩu có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (bao gồm Hồng Kông) (“Trung Quốc”) và Đại Hàn Dân quốc (“Hàn Quốc”) (mã vụ việc AD02) với nội dung chi tiết như sau:
1. Thông tin cơ bản
Ngày 03 tháng 3 năm 2016, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 818/QĐ-BCT về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá sản phẩm thép mạ (còn gọi là tôn mạ) nhập khẩu vào Việt Nam có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông) và Hàn Quốc.
Ngày 23 tháng 5 năm 2016, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 2003/QĐ-BCT về việc gia hạn thời gian ra kết luận sơ bộ đối với vụ việc nêu trên (đến ngày 03 tháng 8 năm 2016). Ngày 04 tháng 8 năm 2016, Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương (Cơ quan điều tra) đã gửi dự thảo kết luận điều tra sơ bộ cho các bên liên quan có ý kiến bình luận.
Căn cứ ý kiến bình luận của các bên liên quan đối với dự thảo kết luận điều tra sơ bộ, Cơ quan điều tra đã hoàn thiện kết luận điều tra sơ bộ, là căn cứ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời.
2. Bên Yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Bên yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá là bốn nhà sản xuất thép mạ của Việt Nam, cụ thể như sau:
a. Công ty cổ phần China Steel Sumikin Việt Nam (CSVC)
Địa chỉ: Khu Công Nghiệp Mỹ Xuân A2, Ấp Mỹ Xuân, Huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Việt Nam
b. Công ty TNHH Tôn Phương Nam (SSSC)
Địa chỉ: Đường số 9, Khu Công Nghiệp Biên Hòa I, Tỉnh Đồng Nai, Việt Nam
c. Công ty cổ phần Thép Nam Kim
Địa chỉ: Đại lộ N1, Khu Sản Xuất An Thạnh, Thuận An, Bình Dương, Việt Nam
d. Công ty cổ phần Tôn Đông Á
Địa chỉ: Số 5, đường số 5, KCN Sóng Thần 1, Phường Dĩ An, Thị Xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương
3. Hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng thuế chống bán phá giá
3.1. Tên gọi: thép mạ (còn gọi là tôn mạ)
3.2. Chủng loại: hàng hóa bị điều tra là một số sản phẩm thép cacbon cán phẳng ở dạng cuộn và không phải dạng cuộn, chứa hàm lượng cacbon dưới 0,60% tính theo trọng lượng, có tráng, mạ hay phủ kim loại chống gỉ như kẽm hoặc nhôm hoặc các hợp kim gốc sắt theo tất cả các phương pháp phủ kẽm hợp kim gốc sắt, bất kể độ dày và chiều rộng.
3.3. Mã HS theo Biểu thuế nhập khẩu hiện hành
Hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam được phân loại theo danh sách các mã HS như sau: 7210.41.11; 7210.41.12; 7210.41.19; 7210.49.11; 7210.49.12; 7210.49.13; 7210.49.19; 7210.50.00; 7210.61.11; 7210.61.12; 7210.61.19; 7210.69.11; 7210.69.12; 7210.69.19; 7210.90.10; 7210.90.90; 7212.30.10; 7212.30.20; 7212.30.91; 7212.30.99; 7212.50.11; 7212.50.12; 7212.50.19; 7212.50.21 7212.50.22; 7212.50.29; 7212.50.91; 7212.50.92; 7212.50.99; 7212.60.10; 7212.60.20; 7212.60.90; 7225.92.90; 7226.99.11; 7226.99.91 (tổng cộng 35 mã HS).
3.4. Các đặc tính cơ bản: Thép mạ, được phủ lớp kim loại, có đặc tính chống gỉ như chịu đựng phong hóa, ngoài ra có đặc tính kết dính và tạo hình tốt. Khả năng chống gỉ và các khả năng hữu ích khác của thép được tăng cường bằng tỷ lệ thích hợp hàm lượng cacbon và các thành phần khác trong lớp tính theo trọng lượng.
3.5. Mục đích sử dụng chính: Sản phẩm thép mạ được sử dụng làm vật liệu xây dựng, bộ phận xe ô tô, vách ngăn, khung lưng tủ lạnh, vỏ máy vi tính, ống thông gió, vách sau máy điều hòa không khí, kim loại có tráng men, ống, đai thùng, đồ nội thất, cửa ra vào, thanh trượt, v.v. Thép mạ còn có thể được sử dụng làm vật liệu nền cho tôn mạ màu ("PPGI"). Thép mạ có thể ứng dụng trong nhiều trường hợp khác nhau tùy theo yêu cầu của khách hàng về chất lượng, đặc tính vật lý, hạng và ứng dụng của sản phẩm.
4. Thuế chống bán phá giá tạm thời
Căn cứ kết luận sơ bộ của Cơ quan điều tra, Bộ Công Thương quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với các nhà sản xuất/xuất khẩu của nước ngoài như sau:
4.1. Đối với hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông)
4.1.1. Thuế suất dành cho các nhà sản xuất/xuất khẩu hợp tác với Cơ quan điều tra
TT |
Tên nhà sản xuất/xuất khẩu |
Các công ty thương mại |
Mức thuế chống bán phá giá tạm thời |
1 |
Yieh Phui (China) Technomaterial Co., Ltd. |
Chin Fong Metal Pte., Ltd. |
4.02% |
2 |
Bazhou Sanquiang Metal Products Co., Ltd. |
Sumec International Technology Co., Ltd. |
7.20% |
3 |
BX Steel POSCO Cold Rolled Sheet Co., Ltd. |
Benxi Iron and Steel International Economic and Trading Co., Ltd. |
38.34% |
4 |
Bengang Steel Plates Co., Ltd. |
Benxi Iron and Steel International Economic and Trading Co., Ltd. |
34.77% |
5 |
Tianjin Haigang Steel Sheet |
Tianjin Hajinde Co., Ltd. |
11.87% |
6 |
Hebei Iron & Steel Co., Ltd., Tangshan Branch |
Tangshan Iron & Steel Group Co., Ltd. |
20.76% |
7 |
Wuhan Iron and Steel Company Limited |
1. International Economic and Trading Corporation WISCO 2. Wugang Trading Company Limited 3. Ye-Steel Trading Co., Limited 4. Steelco Pacific Trading Limited |
25.63% |
4.1.2. Thuế suất dành cho các nhà sản xuất/xuất khẩu khác: 38.34%
4.2. Đối với hàng hóa có xuất xứ từ Hàn Quốc
4.2.1. Thuế suất dành cho các nhà sản xuất/xuất khẩu hợp tác với Cơ quan điều tra
Tên nhà sản xuất/xuất khẩu |
Các công ty thương mại |
Mức thuế chống bán phá giá tạm thời |
POSCO |
1. Daewoo International Corporation 2. POSCO Asia 3. POSCO Processing & Service Co., Ltd |
12.40% |
4.2.2. Thuế suất dành cho các nhà sản xuất/xuất khẩu khác: 19.00%
Để được hưởng thuế suất dành cho các nhà sản xuất/xuất khẩu nước ngoài hợp tác với Cơ quan điều tra như liệt kê ở trên, các nhà nhập khẩu hàng hóa, khi làm thủ tục hải quan, cần nộp các tài liệu sau:
- Hợp đồng thương mại, trong đó thể hiện tên công ty xuất khẩu là một trong các nhà sản xuất/xuất khẩu hoặc các công ty thương mại được liệt kê ở trên;
- Giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa (Mill-test Certificate) hoặc các giấy tờ tương tự thể hiện nhà sản xuất hàng hóa là một trong các nhà sản xuất/xuất khẩu được liệt kê ở trên;
- Giấy chứng nhận xuất xứ thể hiện hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông) và Hàn Quốc.
5. Thời hạn áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời
Biện pháp chống bán phá giá tạm thời có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày Bộ Công Thương ra Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời, tức là có hiệu lực từ ngày 16 tháng 9 năm 2016. Biện pháp chống bán phá giá tạm thời được áp dụng trong 120 ngày kể từ ngày có hiệu lực, tức là đến hết ngày 13 tháng 01 năm 2017. Biện pháp chống bán phá giá tạm thời sẽ chấm dứt hiệu lực trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương ra Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức.
Trong trường hợp Quyết định cuối cùng của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho thấy việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá là không cần thiết hoặc mức thuế chống bán phá giá cuối cùng thấp hơn mức thuế chống bán phá giá tạm thời đã áp dụng thì khoản chênh lệch về thuế sẽ được hoàn trả cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp mức thuế chống bán phá giá cuối cùng cao hơn mức thuế chống bán phá giá tạm thời đã áp dụng thì người nộp thuế không phải nộp thêm khoản chênh lệch về thuế.
6. Cơ sở áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời
Căn cứ thông tin do các bên liên quan cung cấp và các phân tích tại kết luận điều tra sơ bộ, Cơ quan điều tra đánh giá như sau:
- Có hiện tượng bán phá giá hàng hóa bị điều tra vào thị trường Việt Nam từ 02 nước thuộc diện điều tra với các biên độ bán phá giá được xác định cụ thể;
- Ngành sản xuất trong nước chịu thiệt hại ở mức đáng kể;
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng bán phá giá và thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước.
Kết luận điều tra sơ bộ đã được Cơ quan điều tra gửi cho các bên liên quan theo quy định pháp luật. Bản tóm tắt kết luận điều tra sơ bộ được thể hiện ở Phụ lục 1 kèm theo Thông báo này.
Sau khi biện pháp chống bán phá giá tạm thời có hiệu lực, Tổng cục Hải quan Việt Nam sẽ tiến hành áp dụng mức thuế chống bán phá giá với hàng hóa bị điều tra từ các nhà sản xuất/xuất khẩu thuộc các nước/vùng lãnh thổ trong phạm vi vụ việc điều tra này theo các mức thuế cụ thể được liệt kê tại Mục 4 của Thông báo này.
Trong giai đoạn điều tra tiếp theo của vụ việc, Cơ quan điều tra sẽ tiến hành thẩm tra tại chỗ đối với các doanh nghiệp hợp tác nhằm kiểm tra tính chính xác và đầy đủ của các thông tin do các doanh nghiệp cung cấp để xem xét và tính toán lại biên độ bán phá giá chính thức. Kế hoạch và lịch trình thẩm tra sẽ được Cơ quan điều tra thông báo cụ thể tới từng doanh nghiệp trong khoảng thời gian hợp lý.
Sau khi kết thúc thẩm tra, Cơ quan điều tra sẽ tổ chức Phiên tham vấn công khai với các bên liên quan trong vụ việc, nhằm tạo cơ hội cho tất cả các bên được trình bày ý kiến của mình. Thông tin về Phiên tham vấn công khai sẽ được Cơ quan điều tra thông báo tới các bên liên quan và đăng trên website (http://www.vca.gov.vn hoặc http://www.qlct.gov.vn).
Sau khi kết thúc Phiên tham vấn công khai, Cơ quan điều tra sẽ gửi dự thảo Kết luận điều tra chính thức cho các bên liên quan để đóng góp ý kiến và trình bày quan điểm.
Kết luận chính thức của Cơ quan điều tra, ý kiến của các bên liên quan và ý kiến của Hội đồng xử lý vụ việc Chống bán phá giá, chống trợ cấp sẽ là căn cứ để Bộ trưởng Bộ Công Thương ra Quyết định chính thức về vụ việc.
Thông tin về Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời trong vụ việc này có thể truy cập tại trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương (http://www.moit.gov.vn) và Cục Quản lý cạnh tranh (http://www.vca.gov.vn hoặc http://www.qlct.gov.vn).
Mọi thông tin liên lạc và bình luận xin gửi về:
Phòng Điều tra vụ kiện Phòng vệ thương mại của doanh nghiệp trong nước - Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương
Địa chỉ: 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: (+84 4) 222.05002 (Máy lẻ: 1039) hoặc (+84 4) 222.05018
Điều tra viên phụ trách vụ việc:
Nguyễn Thị Nguyệt Nga: ngantn@moit.gov.vn
Vũ Quỳnh Giao: giaovq@moit.gov.vn
PHỤ LỤC 1
THÔNG BÁO VỀ VIỆC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠM THỜI
(Kèm theo Quyết định số 3584/QĐ-BCT ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
TÓM TẮT KẾT LUẬN ĐIỀU TRA SƠ BỘ[1]
I. Ngành sản xuất trong nước
Ngày 18 tháng 3 năm 2016, Cơ quan điều tra đã gửi bản câu hỏi điều tra cho các doanh nghiệp trong nước sản xuất hàng hóa tương tự. Sau khi hết thời hạn nhận bản trả lời câu hỏi theo quy định, Cơ quan điều tra đã nhận được 07 bản trả lời của các nhà sản xuất trong nước, cụ thể gồm các doanh nghiệp sau:
Công ty cổ phần China Steel Sumikin Việt Nam (“CSVC”)
Công ty cổ phần Tôn Đông Á (“Tôn Đông Á”)
Công ty TNHH Tôn Phương Nam (“Tôn Phương Nam”)
Công ty cổ phần Thép Nam Kim (“Thép Nam Kim”)
Công ty cổ phần tập đoàn Hoa Sen (“Hoa Sen”)
Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc (“Đại Thiên Lộc”)
Công ty TNHH công nghiệp Chính Đại (“Chính Đại”)
Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Pháp lệnh chống bán phá giá: “Ngành sản xuất trong nước là tập hợp các nhà sản xuất trong nước hoặc đại diện của họ có khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa sản xuất chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa tương tự được sản xuất ở trong nước…”.
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 90/2005/NĐ-CP: “Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa sản xuất chiếm từ 50% tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa tương tự được sản xuất ở trong nước trở lên được coi là chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa tương tự được sản xuất ở trong nước”.
Trong vụ việc này, lượng hàng hóa tương tự của 07 nhà sản xuất trong nước có nộp Bản trả lời 84.19%, tỷ lệ này đáp ứng quy định về ngành sản xuất trong nước.
II. Nhập khẩu và tác động của hàng hóa nhập khẩu
1. Tổng lượng nhập khẩu và lượng nhập khẩu không đáng kể
Bảng 1: Lượng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra vào Việt Nam trong POI
Nước/vùng lãnh thổ |
Lượng (tấn) |
Tỷ lệ (%) |
Hàn Quốc |
41,487 |
4.57% |
Trung Quốc (bao gồm cả Hồng Kông) |
824,364 |
90.91% |
Các nước khác |
40,963 |
4.52% |
Tổng nhập khẩu vào Việt Nam |
906,814 |
100 |
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Biểu đồ 1: Lượng nhập khẩu từ 02 nước bị điều tra
Đơn vị: Tấn
Theo số liệu nhập khẩu nêu trên, cả 02 nước/vùng lãnh thổ bị điều tra đều có lượng nhập khẩu vào Việt Nam lớn hơn 3% so với tổng lượng nhập khẩu hàng hóa tương tự vào Việt Nam trong POI. Do đó, cả 02 nước/vùng lãnh thổ bị điều tra trong vụ việc này đều không thuộc đối tượng được chấm dứt điều tra theo quy định tại Điểm (a) Khoản 4 Điều 2 và Điểm (c) Khoản 2 Điều 19 của Pháp lệnh chống bán phá giá.
2. Phân tích về biến động tăng tuyệt đối của hàng hóa nhập khẩu
Bảng 2: Lượng và tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra
|
POI-3 |
POI-2 |
POI-1 |
POI |
||||
Tấn |
% |
Tấn |
% |
Tấn |
% |
Tấn |
% |
|
Hàn Quốc |
2,378 |
6.91 |
26,809 |
11.29 |
40,189 |
12.36 |
41,487 |
4.58 |
Tốc độ tăng/giảm |
- |
1,027.26% |
49.91% |
3.23% |
||||
Trung Quốc |
19,120 |
55.52 |
154,872 |
65.24 |
230,090 |
70.79 |
824,364 |
90.91 |
Tốc độ tăng/giảm |
- |
709.99% |
48.57% |
258.28% |
||||
NK từ 2 nước |
21,498 |
62.43 |
181,680 |
76.53 |
270,279 |
83.15 |
865,851 |
95.48 |
Tốc độ tăng/giảm |
- |
745.09% |
48.77% |
220.35% |
||||
Các nước khác |
12,938 |
37.57 |
55,716 |
23.47 |
54,757 |
16.85 |
40,964 |
4.52 |
Tốc độ tăng/giảm |
- |
330.64% |
-1.72% |
-25.19% |
||||
Tổng NK vào Việt Nam |
34,436 |
100 |
237,396 |
100 |
325,036 |
100 |
906,814 |
100 |
Tốc độ tăng/giảm |
- |
589.37% |
36.92% |
178.99% |
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tổng lượng nhập khẩu từ các nước bị điều tra trong POI là 865,851 tấn, tăng khoảng 220% so với cùng kỳ năm trước (270,279 tấn) và đạt mức nhập khẩu cao nhất trong vòng 04 năm trở lại đây.
Lượng nhập khẩu từ 02 nước bị điều tra đã tăng hơn 40 lần trong vòng 04 năm, từ 21,498 tấn trong POI-3 lên đến 865,851 tấn trong POI. Trong giai đoạn từ POI-3 đến POI, tỷ trọng nhập khẩu từ 02 nước bị điều tra cũng tăng từ 62% lên đến 95% tổng lượng nhập khẩu vào Việt Nam.
Dựa trên số liệu tổng hợp từ Tổng cục Hải quan và các phân tích trên đây, Cơ quan điều tra xác định có sự gia tăng một cách tuyệt đối về tổng lượng nhập khẩu hàng hóa bị điều tra từ các nước bị điều tra vào Việt Nam trong POI.
3. Phân tích về biến động tăng tương đối của hàng hóa nhập khẩu
Bảng 3: Lượng nhập khẩu và tổng lượng hàng bán trong nước
Năm |
Đơn vị |
POI-3 |
POI-2 |
POI-1 |
POI |
Lượng nhập khẩu từ 02 nước bị điều tra |
Tấn |
21,498 |
181,680 |
270,279 |
865,851 |
Tốc độ tăng/giảm |
% |
- |
745.09 |
48.77 |
220.35 |
Tổng lượng hàng bán trong nước[2] |
Index 100 |
100.00 |
239.76 |
433.81 |
704.15 |
Tốc độ tăng/giảm |
Index 100 |
- |
100.00 |
57.91 |
44.59 |
Chênh lệch tốc độ tăng/giảm giữa nhập khẩu và tiêu thụ trong nước |
Index 100 |
- |
100.00 |
-5.31 |
26.11 |
Nguồn: Bản trả lời của ngành sản xuất trong nước và Tổng cục Hải quan
Biểu đồ 2: So sánh sự gia tăng của hàng nhập khẩu và hàng bán trong nước
Nguồn: Tổng cục Hải quan và Bản trả lời của các nhà sản xuất trong nước
Nhìn vào bảng và biểu đồ trên có thể thấy trong POI, tốc độ gia tăng hàng nhập khẩu từ 02 nước bị điều tra đạt khoảng 220%, gấp 3 lần tốc độ gia tăng tổng lượng hàng bán trong nước (62%), qua đó cho thấy sức ép lên hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước.
Trong POI, tốc độ gia tăng hàng hóa nhập khẩu cao hơn 158% so với tốc độ gia tăng lượng hàng bán trong nước. Do đó, Cơ quan điều tra kết luận có sự gia tăng một cách tương đối của hàng hóa nhập khẩu so với lượng hàng bán nội địa trong POI.
4. Tác động về giá của hàng hóa nhập khẩu
Để phân tích tác động về giá của hàng hóa nhập khẩu, Cơ quan điều tra đã tính toán giá bán của hàng hóa nhập khẩu tại thị trường Việt Nam và giá bán của hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước ở cùng một cấp độ thương mại, cụ thể như sau:
Giá bán hàng hóa nhập khẩu được tính dựa trên đơn giá nhập khẩu bình quân (đã có thuế nhập khẩu) theo số liệu của Tổng cục Hải quan cộng với các chi phí nhập khẩu và lợi nhuận hợp lý do các nhà nhập khẩu cung cấp, bao gồm:
- Chi phí giao nhận;
- Chi phí lưu kho;
- Chi phí hải quan.
Bảng 4: Giá bình quân của hàng nhập khẩu
Đơn vị: Index 100
|
POI-3 |
POI-2 |
POI-1 |
POI |
Giá bán của hàng nhập khẩu |
100.00 |
96.44 |
91.82 |
53.03 |
Tỷ giá bình quân |
100.00 |
100.50 |
101.50 |
105.31 |
Chi phí nhập khẩu |
100.00 |
51.34 |
56.24 |
33.29 |
Lợi nhuận bình quân |
100.00 |
179.37 |
47.37 |
37.13 |
Giá nhập khẩu |
100.00 |
94.01 |
90.55 |
54.20 |
Tăng/giảm |
- |
100.00 |
61.60 |
1088.08 |
Nguồn: Tổng cục Hải quan và bản trả lời của các doanh nghiệp nhập khẩu
Giá bán hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước là giá bán bình quân của ngành sản xuất trong nước.
Bảng 5: Giá bán của ngành sản xuất trong nước
Đơn vị: Index 100
|
POI-3 |
POI-2 |
POI-1 |
POI |
Doanh thu thuần của hàng hóa trong nước |
100.00 |
107.74 |
145.54 |
160.80 |
Lượng bán hàng trong nước |
100.00 |
126.43 |
180.59 |
225.97 |
Đơn giá trung bình |
100.00 |
85.22 |
80.59 |
71.16 |
Nguồn: Bản trả lời của các doanh nghiệp sản xuất trong nước
4.1. Tác động ép giá (Price depression)
Bảng 6: Tác động ép giá
Đơn vị: Index 100
|
POI-3 |
POI-2 |
POI-1 |
POI |
Giá bán nhập khẩu |
100.00 |
94.01 |
90.55 |
54.20 |
Tốc độ tăng/giảm |
- |
100.00 |
61.60 |
670.28 |
Giá bán trong nước |
100.00 |
85.22 |
80.59 |
71.16 |
Tốc độ tăng/giảm |
- |
100.00 |
36.74 |
79.16 |
Nguồn: Cơ quan điều tra tổng hợp
Trong 3 năm trước POI, giá bán của hàng hoá nhập khẩu có xu hướng ổn định qua các năm. Trong đó, giá nhập khẩu bình quân trong POI-2 và POI-1 thấp hơn so với giá hàng hóa tương tự trong nước. Tuy nhiên, trong POI, giá bán hàng nhập khẩu đột ngột giảm sâu, chỉ còn bằng hơn một nửa so với giá bán năm POI-3.
Trước xu hướng giảm mạnh của giá hàng hoá nhập khẩu trong POI, ngành sản xuất trong nước buộc phải giảm giá khoảng 30% so với POI-3. Điều này đã cho thấy tác động ép giá của hàng hoá nhập khẩu đối với giá bán hàng hoá trong nước.
Biểu đồ 3: So sánh giá bán của hàng hoá trong nước và hàng hoá nhập khẩu
Nguồn: TCHQ và bản trả lời của nhà sản xuất trong nước, nhà nhập khẩu
4.2. Tác động kìm giá
Bảng 7: So sánh chi phí sản xuất và giá bán của hàng hoá sản xuất trong nước
Đơn vị: Index 100
|
POI-3 |
POI-2 |
POI-1 |
POI |
Chi phí sản xuất |
100.00 |
90.37 |
125.15 |
117.15 |
Tăng/giảm |
- |
100.00 |
-399.55 |
66.37 |
Giá bán trong nước |
100.00 |
85.22 |
80.59 |
71.16 |
Tăng/giảm |
- |
100.00 |
36.71 |
79.15 |
Tỷ lệ giữa chi phí sản xuất/giá bán của hàng hoá trong nước |
100.00 |
106.05 |
155.28 |
164.62 |
Mức chênh lệch giữa tốc độ tăng của chi phí và giá bán |
- |
100.00 |
852.35 |
103.05 |
Nguồn: Bản trả lời của các nhà sản xuất trong nước
Nhìn vào bảng trên có thể thấy, trong 02 năm đầu tiên của giai đoạn điều tra, chi phí của ngành sản xuất trong nước thấp hơn khoảng [20%-30%] so với giá bán. Điều này cho thấy, với chi phí ổn định và mức giá như trên, ngành sản xuất trong nước vẫn đạt lợi nhuận để duy trì sản xuất.
Tuy nhiên, xu hướng này đã đột ngột thay đổi trong POI-1 và POI khi chi phí sản xuất luôn cao hơn giá bán trong nước, đặc biệt trong POI, chi phí sản xuất cao hơn khoảng [20%-30%] so với giá bán.
Trong POI, chi phí sản xuất giảm từ [5-15]%. Tuy nhiên, để cạnh tranh với hàng hóa trong nước, giá bán đã giảm gần gấp đôi. Do đó, Cơ quan điều tra xác định có hiện tượng kìm giá đối với hàng hoá sản xuất trong nước.
Biểu đồ 4: So sánh chi phí sản xuất và giá bán của hàng hoá trong nước
Nguồn: Bản trả lời của các nhà sản xuất trong nước
II. Các chỉ số đánh giá thiệt hại của ngành sản xuất trong nước
1. Sản lượng và công suất của ngành sản xuất trong nước
1.1. Sản lượng của ngành sản xuất trong nước
Bảng 8. Sản lượng của ngành sản xuất trong nước
Đơn vị: Index 100
|
POI-3 |
POI-2 |
POI-1 |
POI |
Sản lượng của ngành sản xuất trong nước |
100.00 |
149.16 |
216.11 |
309.68 |
Tốc độ tăng giảm |
- |
100.00 |
91.31 |
88.06 |
Lượng nhập khẩu từ hai nước bị điều tra |
100.00 |
845.10 |
1,257.23 |
4,027.59 |
Tốc độ tăng giảm |
- |
100.00 |
6.55 |
29.57 |
Nguồn: Bản trả lời câu hỏi của ngành sản xuất trong nước
Biểu đồ 5: Tốc độ tăng sản lượng của ngành sản xuất trong nước và lượng hàng hóa nhập khẩu từ hai nước bị điều tra
Nguồn: Bản trả lời câu hỏi của các nhà sản xuất trong nước
Trong giai đoạn từ POI-3 đến POI, ngành sản xuất thép mạ trong nước có sự gia tăng về sản lượng. Năm POI-2, sản lượng của ngành tăng 49.16% so với năm POI-3. Năm POI-1, sản lượng của ngành tăng 44.89% so với POI-2. Trong POI, sản lượng của ngành tăng 43.29% so với năm POI-1.
Tuy nhiên tốc độ gia tăng sản lượng của ngành sản xuất trong nước không theo kịp mức gia tăng mạnh mẽ của hàng hóa nhập khẩu từ hai nước bị điều tra. Đặc biệt so với năm POI-1, tốc độ gia tăng của hàng hóa nhập khẩu từ hai nước bị điều tra là 220.35%, cao hơn rất nhiều so với tốc độ tăng sản lượng 43.29% của ngành sản xuất trong nước.
1.2. Công suất sử dụng của ngành sản xuất trong nước
Bảng 9. Công suất thiết kế và công suất sử dụng của ngành sản xuất trong nước
Đơn vị: Index 100
|
POI-3 |
POI-2 |
POI-1 |
POI |
Công suất thiết kế của ngành sản xuất trong nước |
100.00 |
117.35 |
158.19 |
196.57 |
Tốc độ tăng giảm |
- |
100.00 |
200.58 |
69.74 |
Sản lượng của ngành sản xuất trong nước |
100.00 |
149.16 |
216.11 |
309.68 |
Công suất sử dụng của ngành sản xuất trong nước |
100.00 |
127.10 |
107.49 |
115.31 |
Nguồn: Bản trả lời câu hỏi của Ngành sản xuất trong nước
Trong giai đoạn từ POI-3 đến POI, tổng công suất thiết kế của ngành sản xuất trong nước tăng tương đối với mức tăng qua các năm tương ứng là 17.35%, 34.80% và 24.27%.
Công suất sử dụng của ngành có sự gia tăng qua các năm, lần lượt ở các mức 100, 127, 107 và 115 (chỉ số Index 100). Chỉ số này không cho thấy thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.
2. Bán hàng trong nước của ngành sản xuất trong nước
Bảng 10. Lượng hàng bán trong nước
Đơn vị: Index
|
POI-3 |
POI-2 |
POI-1 |
POI |
Lượng bán hàng trong nước của ngành sản xuất trong nước |
100.00 |
145.00 |
236.42 |
307.51 |
Tốc độ tăng giảm |
- |
100.00 |
140.09 |
66.82 |
Lượng nhập khẩu từ hai nước bị điều tra |
100.00 |
845.10 |
1,257.23 |
4,027.59 |
Tốc độ tăng giảm |
- |
100.00 |
6.55 |
29.57 |
Nguồn: Bản trả lời câu hỏi của Ngành sản xuất trong nước
Biểu đồ 6: Tình hình bán hàng trong nước của ngành sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu từ hai nước bị điều tra
Nguồn: TCHQ, bản trả lời của ngành sản xuất trong nước và VSA
Tổng lượng bán hàng của ngành sản xuất trong nước từ POI-3 đến POI đạt lần lượt là 100, 145, 236 và 307 (chỉ số index 100).
Tuy nhiên, tốc độ gia tăng bán hàng của ngành sản xuất trong nước không theo kịp tốc độ gia tăng của hàng hóa nhập khẩu từ các nước bị điều tra. Trong giai đoạn POI-3 đến POI, tốc độ gia tăng bán hàng của ngành sản xuất trong nước lần lượt là 45.00%, 63.04% và 30.07%; thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng 745.10%, 48.77% và 220.35% của hàng hóa nhập khẩu từ hai nước bị điều tra.
3. Tồn kho của ngành sản xuất trong nước
Bảng 11. Tồn kho của ngành sản xuất trong nước
Đơn vị: Index 100
|
POI-3 |
POI-2 |
POI-1 |
POI |
Tồn kho của ngành sản xuất trong nước |
100.00 |
130.87 |
222.92 |
249.66 |
Nguồn: Bản trả lời của Ngành sản xuất trong nước
Trong các năm từ POI-3 đến POI, lượng hàng tồn kho của ngành sản xuất trong nước liên tục gia tăng. Đặc biệt, năm POI-1 đánh dấu thời kỳ tồn kho tăng mạnh mẽ (từ mức 130 trong POI-2 lên 223 trong POI-1). Năm POI, lượng tồn kho của ngành tiếp tục gia tăng, gần chạm mốc 249, gấp gần 2.5 lần lượng tồn kho của năm POI-3.
Biểu đồ 7: Lượng tồn kho của ngành sản xuất trong nước
Nguồn: Bản trả lời câu hỏi của Ngành sản xuất trong nước
4. Thị phần trong nước
Bảng 12. Thị phần thép mạ trong nước
Đơn vị: Index 100
|
POI-3 |
POI-2 |
POI-1 |
POI |
Thị phần của ngành sản xuất trong nước |
100.00 |
60.48 |
54.50 |
43.67 |
Thị phần của các doanh nghiệp trong nước khác |
0 |
100.00 |
203.16 |
136.54 |
Thị phần của hàng hóa nhập khẩu từ hai nước bị điều tra |
100.00 |
352.47 |
289.81 |
571.96 |
Thị phần nhập khẩu từ các nước khác |
100.00 |
179.61 |
97.56 |
44.96 |
Nguồn: TCHQ, bản trả lời câu hỏi của ngành sản xuất trong nước và VSA
Trong các năm từ POI-3 tới POI, tổng lượng hàng bán trong nước tăng gần 7 lần. Tuy nhiên qua từng năm, thị phần trong nước có sự thay đổi đáng kể. Cụ thể, thị phần của ngành sản xuất trong nước giảm dần từ 100 (POI-3) xuống chỉ còn 43.67 (POI). Trong khi đó, thị phần của hàng hóa nhập khẩu từ hai nước bị điều tra tăng từ mức 100 (POI-3) lên tới mức 572 (POI). Đặc biệt, so với năm POI-1, thị phần của hàng hóa nhập khẩu từ hai nước bị điều tra trong POI tăng mạnh mẽ, trong khi thị phần của các thành phần còn lại đều giảm mạnh.
5. Doanh thu và lợi nhuận
Bảng 13: Doanh thu và lợi nhuận bán hàng trong nước của ngành sản xuất trong nước
Đơn vị: Index 100
|
POI-3 |
POI-2 |
POI-1 |
POI |
Doanh thu |
100.00 |
107.74 |
145.54 |
160.80 |
Tỷ lệ thay đổi |
- |
7.74% |
35.09% |
10.49% |
Lợi nhuận |
100.00 |
90.18 |
-26.02 |
-254.83 |
Tỷ lệ thay đổi |
- |
-9.82% |
-128.86% |
-879.26% |
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của ngành sản xuất trong nước
Trong giai đoạn từ POI-3 đến POI, doanh thu của ngành sản xuất trong nước đạt mức tăng trưởng tốt. Trong POI-1, doanh thu của ngành tăng 35% so với năm trước đó nhưng đến POI mức tăng chỉ còn hơn 10%.
Mặc dù lượng bán hàng của ngành sản xuất trong nước tăng hơn 30% trong POI nhưng doanh thu chỉ tăng tương ứng 10.49%, cho thấy doanh thu bị ảnh hưởng tiêu cực bởi giá bán giảm mạnh.
Biểu đồ 8: Doanh thu và lợi nhuận bán hàng trong nước
Nguồn: Số liệu của ngành sản xuất trong nước.
Ngược lại với xu hướng tăng trưởng của doanh thu, lợi nhuận của ngành có sự suy giảm rõ rệt, từ mức lãi 90.18 trong POI-2, ngành đã thua lỗ ở mức 26.02 trong POI-1 và tiếp tục thua lỗ ở mức 254 trong POI. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn điều tra.
6. Đầu tư
Bảng 14: Đầu tư của ngành sản xuất trong nước
Đơn vị: Index 100
|
POI-3 |
POI-2 |
POI-1 |
POI |
Đầu tư |
100.00 |
194.69 |
1,109.26 |
775.14 |
Tỷ lệ thay đổi |
- |
100.00 |
496.08 |
-31.81 |
Nguồn: Bản trả lời câu hỏi của ngành sản xuất trong nước
Bảng 15: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
Đơn vị: Index 100
|
POI-3 |
POI-2 |
POI-1 |
POI |
Tài sản ròng |
100.00 |
194.69 |
1,109.26 |
775.14 |
Lợi nhuận trước thuế |
100.00 |
90.18 |
-26.02 |
-254.83 |
Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA) (%) |
66.45 |
30.78 |
-1.56 |
-21.84 |
Nguồn : Tổng hợp từ số liệu của các nhà sản xuất trong nước
Trong POI-1 và POI, đầu tư của ngành sản xuất trong nước đối với thép mạ đã tăng đột biến do kỳ vọng về nhu cầu thị trường đang tăng cao.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản liên tục giảm từ mức 66.45% xuống còn -21.84% trong 4 năm, cho thấy việc đầu tư không đạt được hiệu quả như ý.
Biểu đồ 9: Tỷ suất lợi nhuận/tài sản
Nguồn: Bản trả lời của ngành sản xuất trong nước
7. Nhân công
Lượng nhân công trong POI-2 giảm nhẹ so với POI-3 và tăng trong giai đoạn POI-1 và POI. Mức dao động về lượng nhân công trong giai đoạn này thấp hơn so mức tăng công suất. Cho thấy sự cắt giảm nhân công nhằm tiết kiệm chi phí của ngành sản xuất trong nước.
Biểu đồ 10: Nhân công trực tiếp của ngành sản xuất trong nước
Nguồn: Bản trả lời của ngành sản xuất trong nước
Bảng 16: Lao động của ngành sản xuất trong nước
Đơn vị: Index 100
|
POI-3 |
POI-2 |
POI-1 |
POI |
Nhân công sản xuất trực tiếp sản phẩm tương tự của ngành |
100.00 |
90.25 |
99.78 |
119.72 |
Chênh lệch so với POI-3 |
|
-100.00 |
-2.31 |
202.31 |
Chênh lệch so với năm trước |
|
-100.00 |
108.24 |
205.08 |
Công suất |
100.00 |
117.35 |
158.19 |
196.57 |
Chênh lệch so với POI-3 |
|
100.00 |
285.83 |
351.92 |
Lượng bán sản phẩm tương tự trong nước |
100.00 |
145.00 |
236.42 |
307.51 |
Chênh lệch so với POI-3 |
|
100.00 |
303.12 |
461.08 |
Biểu đồ 11: Tỷ lệ tăng/giảm lượng nhân công so với sản lượng và công suất sản xuất hàng hóa tương tự trong nước
Nguồn: Số liệu của ngành sản xuất trong nước
Biểu đồ trên cho thấy trong POI-1, lương nhân công tăng 10.55% so với POI-2. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng này không theo kịp với mức tăng công suất (34.8%) và sản lượng (41.72%). Diễn biến này tiếp tục duy trì trong POI.
8. Đánh giá về thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước
Thông qua việc đánh giá các chỉ số thiệt hại như trên, Cơ quan điều tra kết luận như sau:
Nhập khẩu hàng hóa bị điều tra: tổng lượng nhập khẩu từ các nước bị điều tra trong POI là 865,851 tấn, tăng 220% so với cùng kỳ năm trước (270,279 tấn) và đạt mức nhập khẩu cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây. Bên cạnh đó, Cơ quan điều tra cũng xác định có sự gia tăng tương đối của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam so với lượng hàng bán trong nước.
Tác động giá: qua phân tích tại Mục 4.2.3.1 và Mục 4.3.2.2 cho thấy có hiện tượng hàng hóa nhập khẩu ép giá và kìm giá đối với hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước, đặc biệt trong POI-1 và POI.
Về sản lượng: trong giai đoạn từ POI-3 đến POI, sản lượng của ngành sản xuất trong nước liên tục gia tăng. Tuy nhiên tốc độ gia tăng đang giảm dần và thấp hơn nhiều so với tốc độ gia tăng của lượng hàng hóa nhập khẩu từ hai nước bị điều tra.
Về công suất thiết kế và công suất sử dụng: các chỉ số về công suất thiết kế và công suất sử dụng đều tăng trong giai đoạn điều tra. Chỉ số này không cho thấy thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.
Về lượng hàng bán: lượng hàng bán trong nước tăng trong giai đoạn điều tra, tuy nhiên tốc độ gia tăng vẫn thấp hơn nhiều so với tốc độ gia tăng nhập khẩu từ hai nước bị điều tra.
Về tồn kho: lượng hàng hóa tồn kho liên tục gia tăng trong giai đoạn điều tra. Đặc biệt, trong POI, lượng tồn kho tăng gấp 2.5 lần so với lượng tồn kho trong POI-3.
Về thị phần: thị phần của ngành sản xuất trong nước giảm liên tục trong giai đoạn POI-3 đến POI, trong khi thị phần hàng nhập khẩu từ 2 nước bị điều tra gia tăng nhanh và liên tục. Riêng hàng nhập khẩu từ các nước khác lại giảm từ hơn 2 trong giai đoạn từ POI-3 đến POI.
Về doanh thu và lợi nhuận: về cơ bản, từ POI-3 đến POI, doanh thu của ngành sản xuất trong nước vẫn đạt mức tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, lợi nhuận của ngành có sự suy giảm rõ rệt, đặc biệt trong POI-1 và POI ngành đã thua lỗ lớn.
Về đầu tư: trong giai đoạn POI-1 và POI, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản bị âm, trái ngược với giai đoạn từ POI-3 đến POI-2.
Về lao động: lượng nhân công trong POI-1 và POI có sự gia tăng nhưng không đáng kể.
Tổng hợp lại các chỉ số trên, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Pháp lệnh Chống bán phá giá và khoản 2 Điều 24 Nghị định 90, Cơ quan điều tra kết luận có thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
III. MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ
Căn cứ Điều 3 Hiệp định Chống bán phá giá và Điều 28 Nghị định 90, ngoài những yếu tố về hành vi bán phá giá và đánh giá thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước, Cơ quan điều tra cũng xem xét các yếu tố khác để lý giải xem liệu các yếu tố đó có là nguyên nhân gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước hay không.
1. Lượng nhập khẩu không bán phá giá
Bảng 17: Lượng nhập khẩu từ các nước khác
|
POI-3 |
POI-2 |
POI-1 |
POI |
||||
Tấn |
% |
Tấn |
% |
Tấn |
% |
Tấn |
% |
|
Tổng nhập khẩu từ 02 nước bị điều tra |
21,498 |
62.43 |
181,680 |
76.53 |
270,279 |
83.15 |
865,851 |
95.48 |
Các nước khác |
12,938 |
37.57 |
55,716 |
23.47 |
54,757 |
16.85 |
40,964 |
4.52 |
Tổng |
34,436 |
100 |
237,396 |
100 |
325,036 |
100 |
906,814 |
100 |
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Trong POI, tỷ trọng nhập khẩu từ các nguồn khác là 4.52%, tỷ trọng của 02 nước bị điều tra chiếm đến 95.48%. Bên cạnh đó, giai đoạn POI-3 cho đến nay, tổng nhập khẩu của các nước bị điều tra liên tục tăng mạnh trong khi đó lượng nhập khẩu từ các nguồn khác biến động với tỷ trọng giảm liên tục, từ 37.57% trong POI-3 xuống còn 4.52% trong POI. Do đó, lượng nhập khẩu từ các nước khác không phải là nguyên nhân gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.
2. Tiêu thụ trên thị trường nội địa
Tổng lượng tiêu thụ trên thị trường nội địa trong giai đoạn POI-3 đến POI liên tục gia tăng từ [********] tấn lên [********] tấn (xem biểu đồ 12). Điều này cho thấy thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước không phải xuất phát từ tổng lượng tiêu thụ thay đổi hay suy giảm.
Biểu đồ 12: Lượng tiêu thụ trên thị trường nội địa
Nguồn : Tổng hợp số liệu của các bên liên quan
3. Năng suất lao động
Bảng 18: Năng suất lao động của ngành sản xuất trong nước
Đơn vị: Index 100
|
POI-3 |
POI-2 |
POI-1 |
POI |
Sản lượng |
100.00 |
149.16 |
216.12 |
309.68 |
Lao động trực tiếp |
100.00 |
90.25 |
99.78 |
119.72 |
Năng suất lao động |
100.00 |
165.26 |
216.60 |
258.68 |
Tốc độ tăng/giảm so với POI-3 (%) |
- |
65.26% |
116.6% |
158.68% |
Nguồn : Số liệu của ngành sản xuất trong nước
Các chỉ số về năng suất lao động của ngành cho thấy năng suất lao động trong giai đoạn POI đã tăng gần 159% so với giai đoạn POI-3 và liên tục tăng đáng kể trong suốt giai đoạn POI-3 đến POI. Như vậy có thể thấy yếu tố năng suất lao động không phải là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
4. Sự phát triển về công nghệ
Hiện nay, các công nghệ và dây chuyền sản xuất của ngành sản xuất trong nước đều có khả năng đáp ứng hầu hết các yêu cầu về sản phẩm. Hầu như không có sự khác biệt đáng kể giữa công nghệ của ngành sản xuất từ các nước bị điều tra và ngành sản xuất trong nước.
5. Hành vi hạn chế thương mại đối với các nhà sản xuất trong nước
Trong giai đoạn POI-3 đến POI, Cơ quan điều tra xác định không có hành vi hạn chế thương mại nào đối với các nhà sản xuất trong nước cũng như không có hành vi cạnh tranh trái pháp luật giữa các nhà sản xuất trong nước dẫn đến thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước.
6. Xuất khẩu của ngành sản xuất trong nước
Bảng 19: Lượng và doanh thu xuất khẩu của ngành sản xuất trong nước
Đơn vị: Index 100
|
POI-3 |
POI-2 |
POI-1 |
POI |
Lượng xuất khẩu |
100.00 |
158.74 |
218.29 |
282.55 |
Tốc độ tăng/ giảm |
- |
58.74% |
37.51% |
29.43% |
Doanh thu xuất khẩu |
100.00 |
170.23 |
219.71 |
263.31 |
Tốc độ tăng/ giảm (%) |
- |
70.23% |
29.07% |
19.84% |
Nguồn : Bản trả lời của ngành sản xuất trong nước
Trong giai đoạn điều tra, lượng xuất khẩu của ngành sản xuất trong nước tăng 29.43% so với cùng kỳ trước. Bên cạnh đó, doanh thu xuất khẩu trong POI cũng tăng tương ứng 20% so với năm POI-1. Do đó, xuất khẩu không phải là nguyên nhân gây ra thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước.
7. Đánh giá về mối quan hệ nhân quả
Cân nhắc các yếu tố khác có thể gây thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, Cơ quan điều tra nhận thấy :
(i) không có xu hướng gia tăng nhập khẩu từ các nước không bị điều tra,
(ii) lượng tiêu thụ nội địa tăng trong POI,
(iii) Năng suất lao động gia tăng trong giai đoạn điều tra,
(iv) công nghệ sản xuất không có sự khác biệt đáng kể giữa ngành sản xuất nội địa và nước ngoài,
(iv) không có hạn chế về thương mại giữa hàng hóa bị điều tra trong nước và nhập khẩu, và
(v) tình hình xuất khẩu của ngành sản xuất trong nước tăng trưởng trong giai đoạn điều tra.
Do đó, Cơ quan điều tra cho rằng không có cơ sở để xác định thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước là do các yếu tố ngoài hàng hóa nhập khẩu bị điều tra. Cơ quan điều tra kết luận rằng có tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá từ 02 nước thuộc phạm vi điều tra và thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước.
[1] Định dạng số học sử dụng trong Phụ lục này tuân theo tiêu chuẩn quốc tế.
[2] Lượng hàng bán trong nước = lượng bán hàng trong nước + lượng nhập khẩu vào Việt Nam
THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE
Decision No. 3584/QD-BCT dated September 01, 2016 of the Ministry of Industry and Trade on implementation of temporary anti-dumping actions
Pursuant to Ordinance on Anti-dumping No. 20/2004/PL-UBTVQH11 dated April 29, 2004 of Standing Committee of the National Assembly on anti-dumping;
Pursuant to the Government s Decree No. 90/2005/NĐ-CP dated July 11, 2005 providing guidelines for the Ordinance on Anti-dumping;
Pursuant to the Government s Decree No. 95/2012/NĐ-CP dated November 12, 2012, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;
At the request of the Director of Vietnam Competition Authority,
DECISION:
Article 1.Temporary anti-dumping actions shall be applied to plated steel imported into Vietnam bearing the following HS codes:7210.41.11; 7210.41.12; 7210.41.19; 7210.49.11; 7210.49.12; 7210.49.13; 7210.49.19; 7210.50.00; 7210.61.11; 7210.61.12; 7210.61.19; 7210.69.11; 7210.69.12; 7210.69.19; 7210.90.10; 7210.90.90; 7212.30.10; 7212.30.20; 7212.30.91; 7212.30.99; 7212.50.11; 7212.50.12; 7212.50.19; 7212.50.21 7212.50.22; 7212.50.29; 7212.50.91; 7212.50.92; 7212.50.99; 7212.60.10; 7212.60.20; 7212.60.90; 7225.92.90; 7226.99.11; 7226.99.91 from the People’s Republic of China (including Hong Kong) and Korea (case AD02). Details are provided in the Announcement enclosed herewith.
Article 2.Procedures for implementation of temporary anti-dumping actions shall comply with regulations of law on anti-dumping.
Article 3.This Decision takes effect after 15 days from thesigning date.
Article 4.The Director of Vietnam Competition Authority, heads of units and relevant parties are responsible for the implementation of this Decision.
The Minister
Tran Tuan Anh
ANNOUNCEMENT
OF TEMPORARY ANTI-DUMPING ACTIONS
(Enclosed with Decision No. 3584/QĐ-BCT dated September 01, 2016 of the Minister of Industry and Trade)
Pursuant to Ordinance on Anti-dumping No. 20/2004/PL-UBTVQH11 and the Government s Decree No. 90/2005/NĐ-CP, the Ministry of Industry and Trade hereby announce application of temporary anti-dumping actions to plated steel imported from the People’s Republic of China (including Hong Kong) and Korea (Case AD02).
1. Basic information
On March 03, 2016, the Ministry of Industry and Trade issued Decision No. 818/QĐ-BCT on investigation into application of anti-dumping actions to plated steel imported into Vietnam from China (including Hong Kong) and Korea.
On May 23, 2016, the Ministry of Industry and Trade issued Decision No. 2003/QĐ-BCT to extend the deadline for giving the preliminary determinations on the aforementioned affair (to August 03, 2016). On August 04, 2016, the Vietnam Competition Authority (the investigating authority) sent the draft preliminary determinations to relevant parties for comments.
In consideration of comments about the draft preliminary determinations, the investigating authority has completed the preliminary determinations, which is the basis for application of temporary anti-dumping actions.
2. Requesting party
The party that requests application of anti-dumping actions consists of the following four Vietnamese plated steel producers:
a) China Steel Sumikin Vietnam JSC (CSVC)
Address: My Xuan A2 Industrial Park, My Xuan hamlet, Tan Thanh district, Ba Ria – Vung Tau province, Vietnam
b. Southern Steel Sheet Co. Ltd (SSSC)
Address: Road 9, Bien Hoa I Industrial Park, Dong Nai province, Vietnam
c. Nam Kim Steel JSC
Address: N1 avenue, An Thanh Manufacturing Zone, Thuan An district, Binh Duong province, Vietnam
d. Ton Dong A Corporation
Address: No. 5, Road 5, Song Than Industrial Park, Di An ward, Di An town, Binh Duong province
3. Imports on which anti-dumping duty is imposed
3.1. Name:Plated steel
3.2. Categories:The subject merchandise includes flat-rolled carbonate steel, in rolls and not in rolls, containing by weight 0.6% or more of carbon, coated or plated with anti-corrosion metal such as zinc or aluminum or ferrous alloy using any method for coating ferrous alloy with zinc, regardless of thickness and width.
3.3. HS codes according to current Import Classification Nomenclature
HS codes of products on which anti-dumping duty is imposed when they are imported into Vietnam 7210.41.11; 7210.41.12; 7210.41.19; 7210.49.11; 7210.49.12; 7210.49.13; 7210.49.19; 7210.50.00; 7210.61.11; 7210.61.12; 7210.61.19; 7210.69.11; 7210.69.12; 7210.69.19; 7210.90.10; 7210.90.90; 7212.30.10; 7212.30.20; 7212.30.91; 7212.30.99; 7212.50.11; 7212.50.12; 7212.50.19; 7212.50.21 7212.50.22; 7212.50.29; 7212.50.91; 7212.50.92; 7212.50.99; 7212.60.10; 7212.60.20; 7212.60.90; 7225.92.90; 7226.99.11; 7226.99.91 (totally 35 HS codes).
3.4. Basic characteristics:plated steel, coated with metal, able to resist corrosion with great adhesion and malleability.The anti-corrosion ability and other useful abilities of steel are enhanced by an appropriate ratio by weight of carbon and other elements.
3.5. Primary uses:plated steel is used as building materials, for manufacture of automobile parts, partitions, fridge back-frames, computer chassis, ventilation ducts, air conditioner backplates,glazed metal, pipes, lashing belts, furniture, doors, sliders, etc. Plated steel can also be used as background material for pre-painted galvanised iron (PPGI) Plated steel can be used in various circumstances depending on clients’ quality requirement, physical properties, class and uses of products.
4. Temporary anti-dumping duty
According to the preliminary determinations given by the investigating authority, the Ministry of Industry and Trade hereby imposes temporary anti-dumping duty on foreign producers/exporters as follows:
4.1. Regarding goods originating in China (including Hong Kong)
4.1.1. Duty rates applied to cooperative producers/exporters
No. | Name | Trade company | Temporary anti-dumping duty rate |
1 | Yieh Phui (China) Technomaterial Co., Ltd. | Chin Fong Metal Pte., Ltd. | 4.02% |
2 | Bazhou Sanquiang Metal Products Co., Ltd. | Sumec International Technology Co., Ltd. | 7.20% |
3 | BX Steel POSCO Cold Rolled Sheet Co., Ltd. | Benxi Iron and Steel International Economic and Trading Co., Ltd. | 38.34% |
4 | Bengang Steel Plates Co., Ltd. | Benxi Iron and Steel International Economic and Trading Co., Ltd. | 34.77% |
5 | Tianjin Haigang Steel Sheet | Tianjin Hajinde Co., Ltd. | 11.87% |
6 | Hebei Iron & Steel Co., Ltd., Tangshan Branch | Tangshan Iron & Steel Group Co., Ltd. | 20.76% |
7 | Wuhan Iron and Steel Company Limited | 1. International Economic and Trading Corporation WISCO 2. Wugang Trading Company Limited 3. Ye-Steel Trading Co., Limited 4. Steelco Pacific Trading Limited | 25.63% |
4.1.2. Anti-dumping duty rate applied to other producers/exporters: 38.34%
4.2. Regarding goods originating in Korea
4.2.1. Duty rates applied to cooperative producers/exporters
Name | Trade company | Temporary anti-dumping duty rate |
POSCO | 1. Daewoo International Corporation 2. POSCO Asia 3. POSCO Processing & Service Co., Ltd | 12.40% |
4.2.2. Anti-dumping duty rate applied to other producers/exporters: 19.00%
In order to be eligible for anti-dumping duty rates applied to cooperative producers/exporters, the importer shall submit the following documents while following customs procedures:
- A commercial contract on which the exporter is one of the aforementioned producers/exporters or trade companies;
- The Mill-test Certificate or similar documents showing that the producer is one of the aforementioned producers/exporters;
- A Certificate of Origin showing that goods originate in China (including Hong Kong) or Korea.
5. Time limit for implementation of temporary anti-dumping actions
The temporary anti-dumping action comes into force after 15 days from the day on which the Ministry of Industry and Trade issues the Decision on application of temporary anti-dumping action, which is September 16, 2016. The temporary anti-dumping action shall be effective until January 13, 2017 inclusive, which is 120 days. The temporary anti-dumping action shall be lifted when the Minister of Industry and Trade issues a decision on official anti-dumping action.
Where the final decision of the Minister of Industry and Trade shows that the application of an anti-dumping action is unnecessary or the final anti-dumping duty is lower that the temporary anti-dumping duty, the tax difference shall be refunded to taxpayers as prescribed by law. Where the final anti-dumping duty is higher than the temporary anti-dumping duty, taxpayers are not required to pay the tax difference.
6. Establishments to which temporary anti-dumping action is applied
According to information provided by relevant parties and the preliminary determinations, the investigating authority determines that:
- The subject merchandise is dumped into Vietnam’s market from the subject countries with determined dumping margins;
- The domestic manufacturing has been materially injured;
- There is causality between the dumping and material injury to by domestic manufacturing.
The preliminary determinations have been sent by the investigating authority to relevant parties as prescribed by law. The summary of the preliminary determinations is provided in Appendix 1 enclosed herewith.
7. Subsequent procedures
After the temporary anti-dumping action comes into force, the General Department of Customs shall apply anti-dumping duty to the subject merchandise from producers/exporters in subject countries/territories. The specific anti-dumping duty rates are specified in Section 4 of this document.
In the next phase of investigation, the investigating authority shall visit the cooperative enterprises to verify the information they provided as the basis for recalculating the dumping margins. The visit plan and schedule shall be informed to each enterprise by the investigating authority within a reasonable time frame.
After the visit, the investigating authority shall hold a public hearing with relevant parties in order for all parties to comments. the Information about the public hearing shall be sent to relevant parties and posted on www.vca.gov.vn or www.qlct.gov.vn by the investigating authority.
After the end of the public hearing, the investigating authority shall send the draft preliminary determinations to relevant parties for comments.
The official determinations given by the investigating authority, comments of relevant parties and the Anti-dumping and Countervailing Council shall be the basis for the Minister of Industry and Trade to issue an official decision.
8. Contact:
Information about the decision on application of temporary anti-dumping action is posted on www.moit.gov.vn and www.vca.gov.vn or www.qlct.gov.vn.
Mailing address:
Address: No. 25, Ngo Quyen street, Hoan Kiem district, Hanoi, Vietnam
Tel: (+84 4) 222.05002 (extension number: 1039) or (+84 4) 222.05018
Investigator in charge:
Nguyen Thi Nguyet Nga: ngantn@moit.gov.vn
Vu Quynh Giao: giaovq@moit.gov.vn
APPENDIX 1
ANNOUNCEMENT OF TEMPORARY ANTI-DUMPING ACTION
(Attached with Decision No. 3584/QĐ-BCT dated September 01, 2016 of the Minister of Industry and Trade)
SUMMARY OF PRELIMINARY DETERMINATIONS[1]
I. Domestic manufacturing
On March 18, 2016, the investigating authority sent the questionnaires to producers of similar products. Upon expiration of the deadline for responding, the investigating authority received 07 responses from the following domestic producers:
China Steel Sumikin Vietnam JSC (CSVC)
Ton Dong A Corporation
Southern Steel Sheet Co. Ltd (SSSC)
Nam Kim Steel JSC
Hoa Sen Group
Dai Thien Loc Corporation
Chinh Dai Ltd.
Pursuant to Clause 5 Article 2 of the Ordinance on Anti-dumping: “Domestic manufacturing is a collection of domestic producers or representative thereof whose volume, quantity or value of exports makes up a substantial portion of the total volume, quantity or value of similar domestic products …”.
Pursuant to Article 4 of Decree No. 90/2005/NĐ-CP: “A substantial portion means at least 50% of the total volume, quantity or value of similar domestic products”.
In this case, the quantity of similar products of the aforementioned domestic producers is 84.19%, which satisfy the criterion for domestic manufacturing.
II. Imports and impacts thereof
1. Total import volume and inconsiderable import volume
Table 1: Import volume of the subject merchandise in the period of investigation (POI)
Country/territory | Volume (ton) | Ratio (%) |
Korea | 41,487 | 4.57% |
China (including Hong Kong) | 824,364 | 90.91% |
Other countries | 40,963 | 4.52% |
Total import volume | 906,814 | 100 |
Source: General Department of Customs
Chart 1: Import volume from 02 subject countries
Unit: Ton
According to this chart, the volume of imports from both subject countries/territories was 3% higher than total volume of similar imports in POI. Therefore, both of them are not eligible for termination of investigation specified in Clause 4(a) Article 2 and Clause 2(c) Article 19 of the Ordinance on Anti-dumping.
2. Analysis of absolute increase in import volume
Table 2: Import volume of and ratio of the subject merchandise
| POI-3 | POI-2 | POI-1 | POI | ||||
Ton | % | Ton | % | Ton | % | Ton | % | |
Korea | 2,378 | 6.91 | 26,809 | 11.29 | 40,189 | 12.36 | 41,487 | 4.58 |
Increase/decrease rate | - | 1,027.26% | 49.91% | 3.23% | ||||
China | 19,120 | 55.52 | 154,872 | 65.24 | 230,090 | 70.79 | 824,364 | 90.91 |
Increase/decrease rate | - | 709.99% | 48.57% | 258.28% | ||||
Import volume from both countries | 21,498 | 62.43 | 181,680 | 76.53 | 270,279 | 83.15 | 865,851 | 95.48 |
Increase/decrease rate | - | 745.09% | 48.77% | 220.35% | ||||
Other countries | 12,938 | 37.57 | 55,716 | 23.47 | 54,757 | 16.85 | 40,964 | 4.52 |
Increase/decrease rate | - | 330.64% | -1.72% | -25.19% | ||||
Total import volume | 34,436 | 100 | 237,396 | 100 | 325,036 | 100 | 906,814 | 100 |
Increase/decrease rate | - | 589.37% | 36.92% | 178.99% |
Source: General Department of Customs
According to the data provided by the General Department of Customs, the total volume of imports from the subject countries in POI is 865,851 tons, which increases by 220% YoY (compared to (270,279 tons) and is highest over the last 04 years.
The volume of imports from the two subject countries has increased by more than 40 times over 04 years, from 21,498 tons in POI-3 to 865,851 tons in POI. In the period from POI-3 to POI, the import ratio from the two subject countries also increases from 62% to 95% of total imports into Vietnam.
According to the data provided by the General Department of Customs and the analysis above, the investigating authority finds an absolute increase in total import volume of the subject merchandise from subject countries into Vietnam in POI.
3. Analysis of relative increase in import volume
Table 3: Import volumes and domestic sales
Year | Unit | POI-3 | POI-2 | POI-1 | POI |
Import volume from 02 subject countries | Ton | 21,498 | 181,680 | 270,279 | 865,851 |
Increase/decrease rate | % | - | 745.09 | 48.77 | 220.35 |
Total domestic sales[2] | Index 100 | 100.00 | 239.76 | 433.81 | 704.15 |
Increase/decrease rate | Index 100 | - | 100.00 | 57.91 | 44.59 |
Difference in increase/decrease rate between import volume and domestic sales | Index 100 | - | 100.00 | -5.31 | 26.11 |
Source: Domestic producers and General Department of Customs
Chart 2: Comparison between increase in import volumes and domestic sales
Blue: Domestic sales
Orange: Import volumes from subjects countries/territories
Source: Domestic producers and General Department of Customs
According to the table and chart above, during POI the increase in volumes of imports from the two subject countries is approximately 220%, which is 3 times the increase in total domestic sales (62%). This shows the pressure on similar domestic products.
In POI, the increase in import volume is 158% higher than increase in domestic sales. Therefore, the investigating authority determines that there is a relative increase in import volume compared to domestic sales in POI.
4. Impacts of imports on pricing
To analyze the impacts of imports on pricing, the investigating authority calculated selling prices for imports in Vietnam’s market and selling prices for similar domestic products at the same level of trade. To be specific:
Selling prices of imports are calculated according to the average import price (inclusive of import duty) according to the data provided by the General Department of Customs plus (+) importation cost and reasonable profits provided by importers, including:
- Delivery cost;
- Storage cost;
- Customs cost.
Table 4: Average prices for imports
Unit: Index 100
| POI-3 | POI-2 | POI-1 | POI |
Selling prices for imports | 100.00 | 96.44 | 91.82 | 53.03 |
Average exchange rate | 100.00 | 100.50 | 101.50 | 105.31 |
Importation cost | 100.00 | 51.34 | 56.24 | 33.29 |
Average profit | 100.00 | 179.37 | 47.37 | 37.13 |
Import price | 100.00 | 94.01 | 90.55 | 54.20 |
Increase/decrease | - | 100.00 | 61.60 | 1088.08 |
Source: Domestic producers and General Department of Customs
Selling prices for similar domestic products are average prices set by domestic producers
Table 5: Selling prices set by domestic producers
Unit: Index 100
| POI-3 | POI-2 | POI-1 | POI |
Net revenue from domestic products | 100.00 | 107.74 | 145.54 | 160.80 |
Domestic sales | 100.00 | 126.43 | 180.59 | 225.97 |
Average unit price | 100.00 | 85.22 | 80.59 | 71.16 |
Source: Domestic producers
4.1. Price depression
Table 6: Price depression
Unit: Index 100
| POI-3 | POI-2 | POI-1 | POI |
Selling price for imports | 100.00 | 94.01 | 90.55 | 54.20 |
Increase/decrease rate | - | 100.00 | 61.60 | 670.28 |
Selling price for domestic products | 100.00 | 85.22 | 80.59 | 71.16 |
Increase/decrease rate | - | 100.00 | 36.74 | 79.16 |
Source: Investigating authority
Over 3 years before POI, selling prices for imports had a tendency to be stable over the years. Among them, average selling prices for imports in POI-2 and POI-2 were lower than those for similar domestic products. However, in POI, the selling price for imports drastically dropped to more than half of that in POI-3.
Facing the tendency for selling prices for imports to drastically drop in POI, domestic producers had to reduce their prices by approximately 30% compared to those in POI-3. This shows how imports depress prices for domestic products.
Chart 3: Comparison between selling prices for domestic products and imports
Blue continuous line: Selling price for imports
Orange dotted line: Selling price for domestic products
Source: General Department of Customs, domestic producers and importers
4.2: Price suppression
Table 7: Comparison between production cost and selling prices for domestic products
Unit: Index 100
| POI-3 | POI-2 | POI-1 | POI |
Production cost | 100.00 | 90.37 | 125.15 | 117.15 |
Increase/decrease | - | 100.00 | -399.55 | 66.37 |
Selling price for domestic products | 100.00 | 85.22 | 80.59 | 71.16 |
Increase/decrease | - | 100.00 | 36.71 | 79.15 |
Ratio of production cost to selling price for domestic products | 100.00 | 106.05 | 155.28 | 164.62 |
Difference between increase rates of cost and selling price | - | 100.00 | 852.35 | 103.05 |
Source: Domestic producers
According to the above table, during the first two years of the period of investigation, the production cost is 20% - 30% lower than the selling price. This means with stable costs and prices, domestic producers still have profit to sustain their production.
However, they suddenly changed in POI-1 and POI when production cost was always higher than selling prices of domestic products. Especially in POI, the production cost is 20% - 30% higher than the selling price.
In POI, the production cost reduced by 5% - 15%. However, to compete with domestic products, the selling price dropped nearly by 50%. Therefore, the investigating authority finds price suppression effect on domestic products.
Chart 4: Comparison between production cost and selling prices for domestic products
Blue continuous line: Production cost
Orange dotted line: Selling price for domestic products
Source: Domestic producers
II. Indicators for assessment of injury to domestic manufacturing
1. Production and capacity of domestic producers
1.1. Domestic production
Table 8. Domestic production
Unit: Index 100
| POI-3 | POI-2 | POI-1 | POI |
Domestic production | 100.00 | 149.16 | 216.11 | 309.68 |
Increase/decrease rate | - | 100.00 | 91.31 | 88.06 |
Import volume from the two subject countries | 100.00 | 845.10 | 1,257.23 | 4,027.59 |
Increase/decrease rate | - | 100.00 | 6.55 | 29.57 |
Source: Domestic producers
Chart 5: Increase in domestic production and import volume from the two subject countries
Blue continuous line: Increase/decrease rate of domestic production (%)
Orange dotted line: Increase/decrease rate of import volume from subject countries (%)
Source: Domestic producers
Over the period from POI-3 to POI, the domestic production of plated steel increased. In POI-2, the production increased by 49.16% compared to that in POI-3. In POI-1, the production increased by 44.89% compared to that in POI-2. In POI, the production increased by 43.29% compared to that in POI-1.
However, the increase in domestic production failed to keep pace with the rapid increase in import volume from the two subject countries. The increase in import volume from the two subject countries is 220.35% compared to POI-1, much higher than the 43.29% increase in domestic production.
1.2. Utilized of domestic producers
Table 9. Designed capacity and utilized capacity of domestic producers
Unit: Index 100
| POI-3 | POI-2 | POI-1 | POI |
Designed capacity of domestic producers | 100.00 | 117.35 | 158.19 | 196.57 |
Increase/decrease rate | - | 100.00 | 200.58 | 69.74 |
Domestic production | 100.00 | 149.16 | 216.11 | 309.68 |
Utilized capacity of domestic producers | 100.00 | 127.10 | 107.49 | 115.31 |
Source: Domestic producers
Over the period from POI-3 to POI, the total designed capacity of domestic producers relatively increased by 17.35%, 34.80% and 24.27% respectively.
The utilized capacity increased by 100, 127, 107 and 115 respectively (Index 100). These figures show no injury to domestic manufacturing.
2. Sales of domestic products
Table 10. Sales of domestic products
Unit: Index
| POI-3 | POI-2 | POI-1 | POI |
Sales of domestic products | 100.00 | 145.00 | 236.42 | 307.51 |
Increase/decrease rate | - | 100.00 | 140.09 | 66.82 |
Import volume from the two subject countries | 100.00 | 845.10 | 1,257.23 | 4,027.59 |
Increase/decrease rate | - | 100.00 | 6.55 | 29.57 |
Source: Domestic producers
Chart 6: Sales of domestic products and imports from the two subject countries
Blue dotted line: Sales of domestic products (ton)
Orange continuous line: Import volume from the two subject countries (ton)
Source: General Department of Customs, domestic producers and VSA
The total sales of domestic products over the period from POI-3 to POI were 100, 145, 236 and 307 respectively (index 100).
However, the increase in sales of domestic products failed to keep up with the rapid increase in import volume from the two subject countries. Over the period from POI-3 to POI, the sales of domestic products increased by 45.00%, 63.04% and 30.07% respectively, much lower than the 745.10%, 48.77% and 220.35% increase in import volume from the two subject countries.
3. Domestic stock
Table 11. Domestic stock
Unit: Index 100
| POI-3 | POI-2 | POI-1 | POI |
Domestic stock | 100.00 | 130.87 | 222.92 | 249.66 |
Source: Domestic producers
The domestic stock kept increasing over the period from POI-3 to POI. POI-1 marks a rapid increase in stock (from 130 in POI-2 to 223 in POI-1). In POI, stock kept increasing to 249, which is 2.5 times the stock in POI-3.
Chart 7. Domestic stock
Source: Domestic producers
4. Domestic market share
Table 12. Domestic plated steel market share
Unit: Index 100
| POI-3 | POI-2 | POI-1 | POI |
Market share of domestic producers | 100.00 | 60.48 | 54.50 | 43.67 |
Market share of other domestic enterprises | 0 | 100.00 | 203.16 | 136.54 |
Market share of imports from the two subject countries | 100.00 | 352.47 | 289.81 | 571.96 |
Market share of imports from other countries | 100.00 | 179.61 | 97.56 | 44.96 |
Source: General Department of Customs, domestic producers and VSA
Over the period from POI-3 to POI, the total domestic sales increased by 7 times. However, the domestic market share has significantly changed each year. To be specific, the market share of domestic producers gradually decreases from 100 (POI-3) to 43.67 (POI). Meanwhile, the market share of imports from the two subject countries increased from 100 (POI-3) to 572 (POI). Compared to POI-1, the market share of imports from the two subject countries rapidly increased while market shares of other sectors sharply dropped.
5. Revenue and profit
Table 13: Revenue and profit from sales of domestic products
Unit: Index 100
| POI-3 | POI-2 | POI-1 | POI |
Revenue | 100.00 | 107.74 | 145.54 | 160.80 |
Ratio of change | - | 7.74% | 35.09% | 10.49% |
Profit | 100.00 | 90.18 | -26.02 | -254.83 |
Ratio of change | - | -9.82% | -128.86% | -879.26% |
Source: Domestic producers
Over the period from POI-3 to POI, the revenue from domestic sales experienced significant growth. In POI-1, the revenue of this industry increased by 35% compared to the previous year. In POI, it only increased by more than 10%.
Though the sales of domestic products increased by more than 30% in POI but revenue only increased by 10.49%. This means revenue is negatively affected by rapid decrease in selling prices.
Chart 8: Revenue and profit from sales of domestic products
Blue continuous line: Revenue
Red dotted line: Profit
Source: Domestic producers
In the opposite to the growth in revenue, the profit of this industry clearly dropped from 90.18 in POI to -26.02 in POI-1 and -254 in POI. Besides, the return on sales ratio had a tendency to rapidly drop during the period of investigation.
6. Investment
Table 14. Investment by domestic producers
Unit: Index 100
| POI-3 | POI-2 | POI-1 | POI |
Investment | 100.00 | 194.69 | 1,109.26 | 775.14 |
Ratio of change | - | 100.00 | 496.08 | -31.81 |
Source: Domestic producers
Table 15: Return on assets
Unit: Index 100
| POI-3 | POI-2 | POI-1 | POI |
Net assets | 100.00 | 194.69 | 1,109.26 | 775.14 |
Pretax profit | 100.00 | 90.18 | -26.02 | -254.83 |
Return on assets (ROA) (%) | 66.45 | 30.78 | -1.56 | -21.84 |
Source: Domestic producers
In POI-1 and POI, investment by domestic producers in plated steel rapidly increased because of expectation of growing demand.
In reality, the ROA keeps dropping from 66.45% to -21.84% in 4 years. This means investment was not as effective as expected.
Chart 9: Return on assets
Source: Domestic producers
7. Labor
Labor in POI-2 slightly increased compared to POI-3 and increased in POI-1 and POI. The change in labor in this period is smaller than the increase in capacity. This shows that domestic producers downsized to reduce costs.
Chart 10. Direct labor of domestic producers
Source: Domestic producers
Table 16. Labor of domestic producers
Unit: Index 100
| POI-3 | POI-2 | POI-1 | POI |
Quantity of workers directly producing similar products of the industry | 100.00 | 90.25 | 99.78 | 119.72 |
Difference compared to POI-3 |
| -100.00 | -2.31 | 202.31 |
Difference compared to previous year |
| -100.00 | 108.24 | 205.08 |
Capacity | 100.00 | 117.35 | 158.19 | 196.57 |
Difference compared to POI-3 |
| 100.00 | 285.83 | 351.92 |
Sales of similar domestic products | 100.00 | 145.00 | 236.42 | 307.51 |
Difference compared to POI-3 |
| 100.00 | 303.12 | 461.08 |
Chart 11: Increase/decrease in quantity of workers compared to production and capacity for production of similar domestic products
Orange: Capacity
Black and white: Production
Blue continuous line: Direct labor
Source: Domestic producers
The chart above shows that in POI-1, the quantity of workers increased by 10.55% compared to POI-2. However, this increase is still lower than the increase in capacity (34.8%) and production (41.72%). This phenomenon happened again in POI.
8. Assessment of injury to domestic manufacturing
By assessing the indicators above, the investigating authority determines that:
Import of the subject merchandise: total import volume from the subject countries in POI was 865,851 tons, which increased by 220% YoY ((270,279 tons) and is the highest import volume over the last 4 years. Besides, the investigating authority also finds a relative increase in import volume compared to domestic sales.
Price impact: Through analyses in 4.2.3.1 and 4.3.2.2, imports are found depressing and suppressing prices for similar domestic products, especially in POI-1 and POI.
Production: Over the period from POI-3 to POI, the domestic production kept increasing. However, the increase rate is dropping and is much smaller than the rate of increase in import volume from the two subject countries.
Both designed capacity and utilized capacity indicators increased during the period of investigation. This indicator does not indicate injury to domestic manufacturing.
The sales of domestic products experienced an increase during the period of investigation. However, the increase rate is still much smaller than the rate of increase in import volume from the two subject countries.
The stock kept rising throughout the period of investigation. Especially in POI, the stock rose by 2.5 times that in POI-3.
The market share of domestic producers continuously decreased over the period from POI-3 to POI while the market share of imports from the two subject countries rise sharply and continuously. The volume of imports from other countries dropped over the period from POI-3 to POI.
Over the period from POI-3 to POI, the revenue from domestic manufacturing stilly achieved significant growth. However, the profit remarkably dropt, especially in POI-1 and POI when big loss was incurred.
In POI-1 and POI, return on assets was negative, as opposed to the period from POI-3 to POI-2.
The number of workers in POI-1 and POI experienced an insignificant increase.
In consideration of the aforesaid indicators, pursuant to Clause 2 Article 12 of the Ordinance on Anti-dumping and Clause 2 Article 24 of Decree 90, the investigating authority determines that domestic manufacturing has been materially injured.
III. CAUSALITY
Pursuant to Article 3 of the Anti-dumping Agreement and Article 29 of Decree 90, apart from dumping acts and material injury to domestic manufacturing, the investigating authority also consider other factors to explain the reason for injury or threat of injury to domestic manufacturing.
1. Non-dumping import volume
Table 17: Volume of imports from other countries
| POI-3 | POI-2 | POI-1 | POI | ||||
Ton | % | Ton | % | Ton | % | Ton | % | |
Total import volume from 02 subject countries | 21,498 | 62.43 | 181,680 | 76.53 | 270,279 | 83.15 | 865,851 | 95.48 |
Other countries | 12,938 | 37.57 | 55,716 | 23.47 | 54,757 | 16.85 | 40,964 | 4.52 |
Total | 34,436 | 100 | 237,396 | 100 | 325,036 | 100 | 906,814 | 100 |
Source: General Department of Customs
In POI, the ratio of imports from other sources was 4.52%; that from the two subject country was 95.48%. Besides, since POI-3, the total import of subject countries keep rapidly rising while imports from other sources continuously fluctuated and dropped from 37.57% in POI-3 to 4.52% in POI. Therefore, imports from other countries are not the cause of injury to domestic manufacturing.
2. Domestic consumption
The total domestic consumption over the period from POI-3 to POI keep increasing from [*****] tons to [*****] (see Chart 12). This shows that material injury to domestic manufacturing is not due to the change or decrease in total consumption.
Chart 12: Domestic consumption
Source: Relevant parties
3. Productivity
Table 18. Productivity of domestic producers
Unit: Index 100
| POI-3 | POI-2 | POI-1 | POI |
Production | 100.00 | 149.16 | 216.12 | 309.68 |
Direct labor | 100.00 | 90.25 | 99.78 | 119.72 |
Productivity | 100.00 | 165.26 | 216.60 | 258.68 |
Increase/decrease rate compared to POI-3 (%) | - | 65.26% | 116.6% | 158.68% |
Source: Domestic producers
The increase in productivity indicates productivity in POI rose by nearly 159% compared to POI-3 and kept remarkably rose over the period from POI-3 to POI. This means productivity is not the cause of material injury to domestic manufacturing.
4. Technological development
Nowadays, technologies and production lines of domestic producers meet all production demands. There is almost no remarkable difference between technologies from subject countries and those of domestic manufactures.
5. Trade restriction against domestic producers
Over the period from POI-3 to POI, the investigating authority did not find any act of trade restriction against domestic producers as well as illegal competition between domestic producers that might have read to such material injury to domestic manufacturing.
6. Export by domestic producers
Table 19. Export volume and revenue from export by domestic producers
Unit: Index 100
| POI-3 | POI-2 | POI-1 | POI |
Export volume | 100.00 | 158.74 | 218.29 | 282.55 |
Increase/decrease rate | - | 58.74% | 37.51% | 29.43% |
Revenue from export | 100.00 | 170.23 | 219.71 | 263.31 |
Increase/decrease rate (%) | - | 70.23% | 29.07% | 19.84% |
Source: Domestic producers
Over the period of investigation, the volume of export by domestic producers increased by 29.43% YoY. Besides, the revenue from export in POI also increased by 20% compared to POI-1. Therefore, export is not the cause of injury to domestic manufacturing.
7. Assessment of causality
In consideration of other factors that might cause or threaten to cause material injury to domestic manufacturing, the investigating authority finds that:
(i) import volume from non-subject countries did not increase,
(ii) domestic consumption increased in POI,
(iii) Productivity increased during the period of investigation,
(iv) there is not remarkable difference between production technologies of domestic and foreign producers.
(iv) no trade restrictions between domestic and imported merchandise, and
(v) the volume of export by domestic producers increased during the period of investigation.
For that reasons, the investigating authority did not have the grounds for determining that material injury to domestic manufacturing is caused by factors other than the investigated imports. The investigating authority determines that there is causality between dumping from the two subject countries and material injury to domestic manufacturing.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây