Quyết định 2466/QĐ-BCT chống bán phá giá với sản phẩm đường mía từ Thái Lan
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 2466/QĐ-BCT
Cơ quan ban hành: | Bộ Công Thương |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 2466/QĐ-BCT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Trần Tuấn Anh |
Ngày ban hành: | 21/09/2020 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Thương mại-Quảng cáo |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cụ thể, điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía, thuộc các mã HS 1701.13.00, 1701.14.00 và 1701.99.10 có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan (mã vụ việc: AD13-AS01).
Trong đó, thời kỳ điều tra xác định hành vi bán phá giá và trợ cấp từ ngày 01/7/2019 đến ngày 30/6/2020. Bên yêu cầu đề nghị áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa bị điều tra ở mức 37,9%.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định2466/QĐ-BCT tại đây
tải Quyết định 2466/QĐ-BCT
BỘ CÔNG THƯƠNG Số: 2466/QĐ-BCT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2020 |
QUYẾT ĐỊNH
ĐIỀU TRA ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG TRỢ CẤP ĐỐI VỚI MỘT SỐ SẢN PHẨM ĐƯỜNG MÍA CÓ XUẤT XỨ TỪ VƯƠNG QUỐC THÁI LAN
-------
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại;
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại;
Căn cứ Quyết định số 3752/QĐ-BCT ngày 02 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm đường mía, thuộc các mã HS 1701.13.00, 1701.14.00 và 1701.99.10 có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan (mã vụ việc: AD13-AS01) với nội dung chi tiết nêu tại Thông báo kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Trình tự, thủ tục điều tra thực hiện theo quy định pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại và Thủ trưởng các đơn vị, các bên liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
BỘ TRƯỞNG |
THÔNG BÁO
ĐIỀU TRA ÁP DỤNG BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG TRỢ CẤP ĐỐI VỚI MỘT SỐ SẢN PHẨM ĐƯỜNG MÍA CÓ XUẤT XỨ TỪ VƯƠNG QUỐC THÁI LAN
(Kèm theo Quyết định số 2466/QĐ-BCT ngày 21 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
1. Thông tin cơ bản
Ngày 20 tháng 8 năm 2020, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương (Cơ quan điều tra) nhận được Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp (CTC) đối với một số sản phẩm đường mía có các mã HS 1701.13.00, 1701.14.00 và 1701.99.10 (Hàng hóa bị điều tra) có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan (Thái Lan). Bên yêu cầu là đại diện của ngành sản xuất đường mía trong nước, gồm 06 công ty là Công ty cổ phần Mía đường Sơn La, Công ty Cổ phần Mía đường Sơn Dương, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Công nghiệp KCP Việt Nam, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ, Công ty Cổ phần Mía đường 333 và Công ty Cổ phần Mía đường Sóc Trăng.
Căn cứ Khoản 1 Điều 30 Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương (Nghị định 10/2018/NĐ-CP), ngày 26 tháng 8 năm 2020, Cơ quan điều tra có công văn số 671/PVTM-P1 xác nhận Hồ sơ yêu cầu đã hợp lệ và đầy đủ các nội dung được quy định tại Điều 28 và Điều 29 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.
Căn cứ quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 70 Luật Quản lý ngoại thương, Điều 5.5 Hiệp định chống bán phá giá của WTO và Điều 13.1 Hiệp định trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO, ngày 26 tháng 8 năm 2020, Cơ quan điều tra đã có thư gửi Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam thông báo về việc nhận được hồ sơ đề nghị đầy đủ và hợp lệ và gửi lời mời tham vấn. Ngày 15 tháng 9 năm 2020, Cục Ngoại thương, Bộ Thương mại Thái Lan đã có một số ý kiến liên quan đến các chương trình bị cáo buộc trợ cấp và bán phá giá trong Hồ sơ yêu cầu. Cơ quan điều tra đã phân tích các nội dung này trong Báo cáo thẩm định và sẽ tiếp tục làm rõ trong quá trình điều tra.
Theo quy định tại Điều 79 và Điều 87 Luật Quản lý ngoại thương về căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp CBPG, CTC, Cơ quan điều tra xác định rằng:
- Bên yêu cầu áp dụng biện pháp CBPG, CTC đáp ứng yêu cầu về tỉnh đại diện cho ngành sản xuất trong nước; và
- Có bằng chứng rõ ràng về việc hàng hóa nhập khẩu bán phá giá và được trợ cấp gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
Căn cứ Điều 70 Luật Quản lý ngoại thương về trình tự, thủ tục điều tra vụ việc phòng vệ thương mại, Điều 79 và Điều 87 Luật Quản lý ngoại thương về căn cứ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp CBPG, CTC, Bộ Công Thương quyết định tiến hành điều tra áp dụng biện pháp CBPG và CTC đối với hàng hóa bị điều tra có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan (mã vụ việc: AD13-AS01).
2. Nội dung điều tra
Các nội dung điều tra sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 80 và Điều 88 Luật Quản lý ngoại thương và Điều 31 Nghị định 10/2018/NĐ-CP liên quan đến việc thẩm định hồ sơ, cụ thể như sau:
2.1. Hàng hóa bị điều tra
a) Mô tả hàng hóa:
Tên sản phẩm: Đường mía
Tên khoa học: Đường sacarose (sucrose)
Tên thông thường: Bao gồm nhưng không giới hạn ở đường cát, đường mía, đường kính, đường thô, đường trắng, đường tinh luyện
Sản phẩm đường mía được phân loại theo mã HS như sau:
STT |
Phân nhóm thuế (Mã HS) |
Mô tả hàng hóa |
Mức thuế hải quan |
1 |
1701.1300 |
- Đường thô chưa pha thêm hương liệu hoặc chất màu: - - Đường mía đã nêu trong Chú giải phân nhóm 2 của Chương này |
Thuế nhập khẩu ưu đãi: HNTQ - Trong hạn ngạch 25%, ngoài hạn ngạch 80% |
ATIGA[1]: 5% |
|||
ACFTA[2]: 50% |
|||
AANZFTA[3]: 0% |
|||
2 |
1701.1400 |
- - Các loại đường mía khác |
Thuế nhập khẩu ưu đãi: HNTQ - Trong hạn ngạch 25%, ngoài hạn ngạch 80% |
ATIGA: 5% |
|||
ACFTA: 50% |
|||
AANZFTA: 0% |
|||
3 |
1701.9910 |
- - - Đường đã tinh luyện |
Thuế nhập khẩu ưu đãi: HNTQ - Trong hạn ngạch 40%, ngoài hạn ngạch 85% |
ATIGA: 5% |
|||
ACFTA: 50% |
|||
AANZFTA: 0% |
Bộ Công Thương có thể sửa đổi, bổ sung danh sách các mã HS của hàng hoá bị điều tra để phù hợp với mô tả hàng hoá bị điều tra và các thay đổi khác (nếu có).
b) Xuất xứ của hàng hóa bị điều tra: Thái Lan
2.2. Tóm tắt thông tin về cáo buộc hành vi bán phá giá, trợ cấp và thiệt hại của ngành sản xuất trong nước
a) Kết quả thẩm định hồ sơ yêu cầu
(i) Về điều kiện nộp hồ sơ:
Trong vụ việc này, sản lượng của Bên yêu cầu và Bên ủng hộ vụ việc chiếm trên 25% tổng lượng hàng hóa tương tự sản xuất trong nước và chưa có nhà sản xuất trong nước nào phản đối vụ việc. Do đó Bên yêu cầu đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 79 và Khoản 2 Điều 87 Luật Quản lý ngoại thương về việc:
+ Sản lượng của Bên yêu cầu và Bên ủng hộ vụ việc chiếm ít nhất 25% tổng khối lượng hoặc số lượng hàng hóa tương tự được sản xuất bởi ngành sản xuất trong nước; và
+ Sản lượng của Bên yêu cầu và Bên ủng hộ vụ việc lớn hơn sản lượng của Bên phản đối vụ việc.
(ii) Về cáo buộc hành vi bán phá giá: Bên yêu cầu cung cấp các cơ sở hợp lý để tính toán biên độ bán phá giá của hàng hóa bị điều tra có xuất xứ từ Thái Lan. Theo đó biên độ bán phá giá cáo buộc là 37,9%.
(iii) Về cáo buộc hành vi trợ cấp: Bên yêu cầu cung cấp các cơ sở hợp lý để chứng minh sự tồn tại của các trợ cấp đối với hàng hóa bị điều tra có xuất xứ từ Thái Lan. Các chương trình trợ cấp gồm:
+) Chương trình Miễn/Giảm thuế nhập khẩu máy móc;
+) Chương trình Miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu nhập khẩu sử dụng cho việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu;
+) Chương trình Giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thô hoặc thiết yếu;
+) Chương trình Miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp;
+) Chương trình Giảm thuế thu nhập trong các khu xúc tiến đầu tư;
+) Chương trình Giảm thêm 25% chi phí lắp đặt và xây dựng cơ sở vật chất;
+) Chương trình Giảm trừ kép cho các công ty trong các khu xúc tiến thương mại;
+) Chương trình Miễn thuế thu nhập - Cổ tức;
+) Chương trình Miễn VAT đối với hàng xuất khẩu;
+) Chương trình Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn;
+) Chương trình Mở rộng đề án “Xúc tiến tín dụng nhằm tăng hiệu quả sản xuất mía một cách toàn diện năm 2019 - 2021”;
+) Chương trình Thanh toán khoản vay cho ngân hàng Krung Thai để hỗ trợ nông dân trồng mía trong khâu tư liệu sản xuất;
+) Chương trình Hỗ trợ nông dân 10 tỷ baht năm 2020;
+) Chương trình Chia sẻ lợi nhuận 70:30.
(iv) Về cáo buộc thiệt hại: Bên yêu cầu cung cấp được các thông tin hợp lý chứng minh dấu hiệu về thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước, cụ thể như sau:
- Lượng nhập khẩu từ nước bị điều tra tăng cả về tuyệt đối và tương đối.
- Có dấu hiệu về hiện tượng chênh lệch giá, ép giá và kìm giá.
- Các chỉ số đánh giá hoạt động của ngành sản xuất trong nước cho thấy sự suy giảm: doanh thu, lợi nhuận, bán hàng, sản lượng.
(v) Về mối quan hệ nhân quả: Hồ sơ của Bên yêu cầu chứng minh có tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hàng hóa nhập khẩu bán phá giá, được trợ cấp và thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước.
Do đó, Cơ quan điều tra xác định Hồ sơ của Bên yêu cầu đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định pháp luật CBPG, CTC và kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định tiến hành khởi xướng điều tra.
b) Thời kỳ điều tra (POI):[4]
- Thời kỳ điều tra xác định hành vi bán phá giá và trợ cấp: từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 đến ngày 30 tháng 6 năm 2020.
- Thời kỳ điều tra xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước:
Năm 1: từ ngày 01 tháng 7 năm 2017 đến ngày 30 tháng 6 năm 2018;
Năm 2: từ ngày 01 tháng 7 năm 2018 đến ngày 30 tháng 6 năm 2019;
Năm 3: từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 đến ngày 30 tháng 6 năm 2020.
c) Đề xuất về mức thuế của Bên yêu cầu:[5]
Bên yêu cầu đề nghị áp dụng thuế CBPG đối với hàng hóa bị điều tra ở mức 37,9%.
3. Trình tự, thủ tục điều tra
3.1. Đăng ký bên liên quan
a) Căn cứ Điều 6 Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại (Thông tư 37/2019/TT-BCT), tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 74 Luật Quản lý ngoại thương có thể đăng ký làm bên liên quan trong vụ việc với Cơ quan điều tra để tiếp cận thông tin lưu hành công khai trong quá trình điều tra, gửi các ý kiến bình luận, thông tin và bằng chứng liên quan đến nội dung điều tra được nêu tại Thông báo này.
b) Tổ chức, cá nhân đăng ký bên liên quan theo mẫu Đơn đăng ký bên liên quan ban hành tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 37/2019/TT-BCT và gửi tới Cơ quan điều tra theo địa chỉ nêu tại Thông báo này trong thời hạn sáu mươi (60) ngày làm việc kể từ ngày có hiệu lực của quyết định điều tra bằng cách gửi công văn chính thức kèm theo Đơn đăng ký bên liên quan theo một trong hai phương thức sau: (i) bưu điện hoặc (ii) thư điện tử.
c) Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, Cơ quan điều tra khuyến nghị các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, sử dụng hàng hóa bị điều tra đăng ký làm bên liên quan để thực hiện quyền tiếp cận thông tin, cung cấp thông tin và bày tỏ quan điểm trong quá trình điều tra của vụ việc.
3.2. Bản câu hỏi điều tra
Căn cứ Điều 35 Nghị định 10/2018/NĐ-CP, trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày có quyết định điều tra, Cơ quan điều tra gửi bản câu hỏi điều tra cho các đối tượng sau đây:
- Bên nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp CBPG, CTC;
- Các nhà sản xuất trong nước khác mà Cơ quan điều tra biết;
- Bên bị đề nghị điều tra áp dụng biện pháp CBPG, CTC mà Cơ quan điều tra biết;
- Các nhà nhập khẩu hàng hóa bị điều tra;
- Cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam của quốc gia sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị điều tra;
- Các bên có liên quan khác.
3.3. Chọn mẫu điều tra
Trong trường hợp số lượng các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài, nhà nhập khẩu và nhà sản xuất trong nước quá lớn hoặc chủng loại hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp CBPG, CTC quá lớn, Cơ quan điều tra có thế giới hạn phạm vi điều tra. Việc giới hạn phạm vi điều tra được thực hiện theo quy định tại Điều 36 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.
3.4. Tiếng nói và chữ viết
Căn cứ Điều 4 Thông tư 37/2019/TT-BCT:
a) Tiếng nói và chữ viết dùng trong quá trình điều tra là tiếng Việt. Bên liên quan có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này phải có biên dịch và phiên dịch.
b) Các thông tin, tài liệu không phải bằng tiếng Việt do bên liên quan cung cấp phải được dịch ra tiếng Việt. Bên liên quan phải đảm bảo tính trung thực, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung được dịch thuật.
3.5. Bảo mật thông tin
Cơ quan điều tra thực hiện việc bảo mật thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật Quản lý ngoại thương và Điều 11 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.
3.6. Hợp tác trong quá trình điều tra
Căn cứ Điều 10 Nghị định 10/2018/NĐ-CP:
a) Bất kỳ bên liên quan nào từ chối tham gia vụ việc hoặc không cung cấp chứng cứ cần thiết hoặc gây cản trở đáng kể tới việc hoàn thành việc điều tra thì kết luận điều tra đối với bên liên quan đó sẽ dựa trên cơ sở các thông tin sẵn có.
b) Bất kỳ bên liên quan nào cung cấp các chứng cứ không chính xác hoặc gây nhầm lẫn thì các chứng cứ đó sẽ không được xem xét và kết luận điều tra đối với bên liên quan đó sẽ dựa trên cơ sở các thông tin sẵn có.
c) Cơ quan điều tra khuyến nghị các bên liên quan tham gia hợp tác đầy đủ trong quá trình vụ việc để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
3.7. Quản lý nhập khẩu đối với hàng hóa bị điều tra
Kể từ khi có quyết định điều tra cho đến khi kết thúc quá trình điều tra áp dụng biện pháp CBPG, CTC, Bộ Công Thương có thể thực hiện chế độ yêu cầu khai báo nhập khẩu đối với hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp CBPG, CTC để phục vụ công tác điều tra và xem xét áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp có hiệu lực trở về trước theo quy định tại Điều 45 Nghị định 10/2018/NĐ-CP. Việc khai báo nhập khẩu không hạn chế về số lượng, khối lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu.
Trình tự thủ tục thực hiện quản lý nhập khẩu đối với hàng hóa bị điều tra được thực hiện theo quy định hiện hành. Bộ Công Thương sẽ có thông báo chi tiết trong trường hợp áp dụng biện pháp này.
3.8. Tham vấn
Các bên liên quan có quyền yêu cầu tham vấn riêng với Cơ quan điều tra theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 10/2018/NĐ-CP với điều kiện việc tham vấn này không ảnh hưởng tới thời hạn điều tra vụ việc.
Trước khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra tổ chức phiên tham vấn công khai với các bên liên quan. Cơ quan điều tra có trách nhiệm thông báo về việc tổ chức tham vấn cho các bên liên quan chậm nhất ba mươi (30) ngày trước ngày tổ chức tham vấn. Việc tổ chức phiên tham vấn công khai được thực hiện theo thủ tục quy định tại các Khoản 2,3,4 và 5 Điều 13 Nghị định 10/2018/NĐ-CP.
4. Áp dụng thuế CBPG, CTC tạm thời
Căn cứ kết luận điều tra sơ bộ, Cơ quan điều tra có thể kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc áp dụng thuế CBPG, CTC tạm thời theo quy định tại Khoản 1 Điều 81 và Khoản 1 Điều 89 Luật Quản lý ngoại thương và Điều 37 Nghị định 10/2018/NĐ-CP. Mức thuế CBPG, CTC tạm thời không được vượt quá biên độ bán phá giá, mức trợ cấp trong kết luận điều tra sơ bộ.
5. Áp dụng thuế CBPG, CTC có hiệu lực trở về trước
Căn cứ Khoản 4 Điều 81 và Khoản 4 Điều 89 Luật Quản lý ngoại thương:
a) Trong trường hợp kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định có thiệt hại đáng kể hoặc có đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định áp dụng thuế CBPG, CTC có hiệu lực trở về trước;
b) Thuế CBPG, CTC được áp dụng có hiệu lực trở về trước đối với hàng hóa nhập khẩu trong thời hạn chín mươi (90) ngày trước khi áp dụng thuế CBPG, CTC tạm thời nếu hàng hóa nhập khẩu được xác định bị bán phá giá, có trợ cấp; khối lượng hoặc số lượng hàng hóa bị bán phá giá, có trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh đột biến trong giai đoạn từ khi tiến hành điều tra đến khi áp dụng thuế CBPG, CTC tạm thời và gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.
6. Thông tin liên hệ
Cục Phòng vệ thương mại - Bộ Công Thương
Địa chỉ: 23 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại:+84.24.7303.7898 (Ext: 111, 116)
Thư điện tử: trangntph@moit.gov.vn; trongnd@moit.gov.vn
Quyết định và Thông báo về vụ việc có thể truy cập và tải xuống tại trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương: www.moit.gov.vn: hoặc Cục Phòng vệ thương mại: www.trav.gov.vn hoặc www.pvtm.gov.vn.
[1] Thuế suất ưu đãi theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
[2] Thuế suất ưu đãi theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc
[3] Thuế suất ưu đãi theo Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand
[4] Đây là thời kỳ Cơ quan điều tra thu thập các thông tin, số liệu để xác định sự tồn tại của hành vi bán phá giá, trợ cấp, sự tồn tại của thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại hoặc sự ngăn cản một cách đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại nêu bên.
[5] Mức thuế này là cáo buộc của Bên yêu cầu, không phải là kết luận của Cơ quan điều tra.
THE MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE No. 2466/QD-BCT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Hanoi, September 21, 2020 |
DECISION
On investigation and application of anti-dumping measure and countervailing measure to a number of cane sugar products originating from the Kingdom of Thailand
-------
THE MINISTER OF INDUSTRY AND TRADE
Pursuant to the Law on Foreign Trade Management No. 05/2017/QH14 dated June 12, 2017;
Pursuant to the Government's Decree No. 10/2018/ND-CP dated January 15, 2018, detailing a number of articles of the Law on Foreign Trade Management regarding trade remedies;
Pursuant to the Government’s Decree No. 98/2017/ND-CP dated August 18, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade;
Pursuant to the Minister of Industry and Trade’s Circular No. 37/2019/TT-BCT dated November 29, 2019, detailing a number of provisions on trade remedies;
Pursuant to the Minister of Industry and Trade’s Decision No. 3752/QD-BCT dated October 02, 2017 on defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Trade Remedies Authority of Vietnam;
At the proposal of the Director of the Trade Remedies Authority of Vietnam,
DECIDES:
Article 1. To investigate and apply anti-dumping measure and countervailing measure to a number of cane sugar products originating from the Kingdom of Thailand, of HS codes 1701.13.00, 1701.14.00 and 1701.99.10 (case code: AD13-AS01) with specific contents as prescribed in the Notice to this Decision.
Article 2. Order and procedures for investigation shall comply with Vietnam's laws on trade remedy.
Article 3. This Decision takes effect on the date of its signing.
Article 4. The Chief of the Ministerial Office, the Director General of the Trade Remedies Authority of Vietnam and heads of units and relevant parties shall implement this Decision./.
|
THE MINISTER |
NOTICE
ON INVESTIGATION AND APPLICATION OF ANTI-DUMPING MEASURE AND COUNTERVAILING MEASURE TO A NUMBER OF CANE SUGAR PRODUCTS ORIGINATING FROM THE KINGDOM OF THAILAND
(Attached to the Minister of Industry and Trade’s Decision No. 2466/QD-BCT dated September 21, 2020)
1. Basic information
On August 20, 2020, the Trade Remedies Authority of Vietnam, the Ministry of Industry and Trade (investigation body), received an dossier for applying anti-dumping and countervailing measures on a number of cane sugar products of HD codes 1701.13.00, 1701.14.00, and 1701.99.10 (Investigated goods) originating from the Kingdom of Thailand (Thailand). The requesting party is a representative of the domestic cane sugar industry, comprising six companies: Son La Sugar Joint Stock Company, Son Duong Sugar and Sugar Cane Joint Stock Company, KCP Vietnam Industries Limited, Can Tho Sugar Joint Stock Company, The 333 Sugar Joint Stock Company, and Soc Trang Sugar Joint Stock Company.
Based on Clause 1 Article 30 of Decree No. 10/2018/ND-CP dated January 15, 2018, detailing a number of articles of the Law on Foreign Trade Management regarding trade remedies (hereinafter referred to as Decree No. 10/2018/ND-CP), on August 26, 2020, the investigation body issued Official Dispatch No. 671/PVTM-P1 confirming that the dossier was valid and contained all required information as prescribed in Articles 28 and 29 of Decree No. 10/2018/ND-CP.
Based on Point c Clause 5 Article 70 of the Law on Foreign Trade Management, Article 5.5 of the WTO Anti-Dumping Agreement, and Article 13.1 of the WTO Agreement on Subsidies and Countervailing Measures, on August 26, 2020, the investigation body sent a notice to the Embassy of Thailand in Vietnam regarding the receipt of a valid and complete dossier and extended an invitation for consultations. On September 15, 2020, the Department of Foreign Trade, Ministry of Commerce of Thailand, provided comments regarding the alleged subsidy and dumping programs mentioned in the dossier. The investigation body analyzed these matters in the appraisal report and will further clarify them during the investigation.
Pursuant to Articles 79 and 87 of the Law on Foreign Trade Management, regarding the basis for initiating an investigation on the application of anti-dumping and countervailing measures, the investigation body determined that:
- The requesting party meets the representativeness requirements for the domestic industry; and
- There is sufficient evidence that the imported goods were dumped and subsidized, causing material injury to the domestic industry.
Based on Article 70 of the Law on Foreign Trade Management concerning the order and procedures for investigation of trade remedy cases, and Articles 79 and 87 concerning the grounds for launching investigations for application of anti-dumping and countervailing measures, the Ministry of Industry and Trade decided to initiate an investigation and application of anti-dumping and countervailing measures on the investigated goods originating from the Kingdom of Thailand (Case Code: AD13-AS01).
2. Contents of inspection
The investigation shall be conducted in accordance with Articles 80 and 88 of the Law on Foreign Trade Management and Article 31 of Decree No. 10/2018/ND-CP, concerning the dossier appraisal as follows:
2.1. Investigated goods
a) Description of goods:
Product name: Cane sugar
Scientific name: Sucrose
Common name: Including but not limited to granulated sugar, cane sugar, refined sugar, raw sugar, and white sugar.
The cane sugar products under investigation are classified under the following HS codes:
No. |
Subheadings (HS codes) |
Description |
Duty rate |
1 |
1701.1300 |
- Raw sugar not containing added flavoring or coloring matter: - - Cane sugar specified in Subheading Note 2 to this Chapter |
Preferential import duty: TRQ - In-quota 25%, out-of-quota 80% |
ATIGA[1]: 5% |
|||
ACFTA[2]: 50% |
|||
AANZFTA[3]: 0% |
|||
2 |
1701.1400 |
- - Other cane sugar |
Preferential import duty: TRQ - In-quota 25%, out-of-quota 80% |
ATIGA: 5% |
|||
ACFTA: 50% |
|||
AANZFTA: 0% |
|||
3 |
1701.9910 |
- - - Refined sugar |
Preferential import duty: TRQ - In-quota 40%, out-of-quota 85% |
ATIGA: 5% |
|||
ACFTA: 50% |
|||
AANZFTA: 0% |
The Ministry of Industry and Trade may amend and supplement the List of HS codes of investigated goods to conform to the description of the investigated goods and other changes (if any).
b) Origin of investigated goods: Thailand
2.2. Summary of allegations on dumping, subsidy, and domestic industry injury
a) Dossier appraisal results
(i) Regarding dossier submission conditions:
In this case, the production volume of the requesting party and the supporting party of the case constitutes over 25% of the total volume of similar goods produced domestically, and no domestic producers have opposed the case. Therefore, the requesting party meets the requirements stipulated in Clause 2 Article 79 and Clause 2 Article 87 of the Foreign Trade Management Law, which require that:
+ The production volume of the requesting party and the supporting party must account for at least 25% of the total volume or quantity of similar goods produced by the domestic industry; and
+ The production volume of the requesting party and the supporting party must exceed that of the opponent.
(ii) Regarding allegation of dumping: The requesting party has provided reasonable grounds to calculate the dumping margin of the investigated goods originating from Thailand, which is claimed to be 37.9%.
(ii) Regarding allegation of subsidy: The requesting party has provided reasonable grounds to demonstrate the existence of subsidies for the investigated goods originating from Thailand. The subsidy programs include:
+) Program for import duty exemption/reduction on machinery;
+) Program for import duty exemption for raw materials used in the production of exported goods;
+) Program for reduction of import duty on raw or essential materials;
+) Enterprise income tax exemption program;
+) Program for income tax reductions in investment promotion areas;
+) Program for additional 25% reduction in installation and construction costs;
+) Program for double deductions for companies in trade promotion zones;
+) Income tax - dividends exemption program;
+) Program for VAT exemption for exported goods;
+) Short-term, medium-term, and long-term export credit insurance programs;
+) Program for the expansion of the project “credit promotion to enhance the comprehensive efficiency of sugarcane production for the 2019-2021 period ”;
+) Loan repayment program for Krung Thai Bank to support sugarcane farmers in procuring production inputs;
+) 10 Billion Baht Farmer Support Program for 2020;
+) 70:30 Profit-Sharing Program.
(iv) Regarding allegation of injury: The requesting party has provided reasonable information proving signs of significant injury to the domestic industry. To be specific:
- Import volume from the investigated country increased both absolutely and relatively.
- Showing signs of price distortion, price suppression, and price depression.
- Indicators showing a decline in the domestic industry’s performance: revenue, profit, sales, and production.
(v) Regarding causal relationship: The requesting party's dossier demonstrates the existence of a causal relationship between the dumped and subsidized imported goods and the material injury suffered by the domestic industry.
As a result, the investigation body determined that the requesting party’s dossier fulfills all the requirements as prescribed by the law on anti-dumping and countervailing, and recommends that the Minister of Industry and Trade decide to initiate the investigation.
b) Period of investigation (POI)[4]
- The period for investigating dumping and subsidies: from July 1, 2019, to June 30, 2020.
- The period for investigating injury to the domestic industry:
Year 1: from July 1, 2017, to June 30, 2018.
Year 2: from July 1, 2018, to June 30, 2019.
Year 3: from July 1, 2019, to June 30, 2020.
c) Proposed duty rate by the requesting party: [5]
The requesting party proposes the application of an anti-dumping duty of 37.9% on the investigated goods.
3. Investigation order and procedures
3.1. Registration of related parties
a) Pursuant to Article 6 of the Minister of Industry and Trade’s Circular No. 37/2019/TT-BCT dated November 29, 2019, detailing a number of provisions on trade remedies (Circular 37/2019/TT-BCT), organizations and individuals specified in Article 74 of the Foreign Trade Management Law may register as related parties with the investigation body to access publicly available information during the investigation, submit comments, information, and evidence related to the subject matter of the investigation as stated in this Notice.
b) Organizations and individuals registering as related parties must use the related party registration form attached in Appendix I to Circular 37/2019/TT-BCT and submit it to the investigation body within sixty (60) working days from the effective date of the investigation decision by sending an official dispatch along with the registration form via either (i) post office or (ii) email.
c) To protect the legal rights and interests, the investigation body recommends that organizations and individuals involved in the production, importation, or use of the investigated goods register as related parties to exercise their rights to access information, provide data, and express views during the investigation.
3.2. Investigation questionnaire
Pursuant to Article 35 of Decree No. 10/2018/ND-CP, within fifteen (15) days from the date of the investigation decision, the investigation body shall send an investigation questionnaire to the following parties:
- The requesting party applying for anti-dumping or countervailing measures;
- Other domestic producers known to the investigation body;
- The parties under investigation for anti-dumping or countervailing measures known to the investigation body;
- Importers of the investigated goods;
- Diplomatic representatives of the country manufacturing and exporting investigated goods in Vietnam;
- Other relevant parties.
3.3. Sample selection for investigation
In cases where the number of foreign producers, exporters, importers, and domestic producers is large or the variety of goods under investigation is vast, the investigation body may limit the scope of the investigation. The scope of the investigation shall be limited under Article 36 of Decree No. 10/2018/ND-CP.
3.4. Language and writing
Pursuant to Article 4 of Circular 37/2019/TT-BCT:
a) The language and writing used during the investigation process shall be Vietnamese. Related parties may use their native language, provided that translation and interpretation are provided.
b) Non-Vietnamese documents submitted by related parties must be translated into Vietnamese. Related parties must ensure the authenticity and accuracy of the translation and bear legal responsibility for the content of the translation.
3.5. Information confidentiality
The investigation body shall maintain confidentiality of information in accordance with Clause 2 Article 75 of the Law on Foreign Trade Management and Article 11 of Decree No. 10/2018/ND-CP.
3.6. Cooperation during investigation
Pursuant to Article 10 of Decree No. 10/2018/ND-CP:
a) Any related party that refuses to participate in the case, fails to provide necessary evidence, or significantly obstructs the completion of the investigation, will have the investigation conclusion based on available information.
b) Any related party providing inaccurate or misleading evidence will have that evidence excluded, and the investigation conclusion will be based on available information.
c) The investigation body encourages all related parties to fully cooperate during the investigation to protect their legal rights and interests.
3.7. Import management of investigated goods
From the date of the investigation decision until the end of the investigation on anti-dumping or countervailing measures, the Ministry of Industry and Trade may impose an import declaration requirement for the investigated goods to support the investigation process and consider applying retroactive anti-dumping and countervailing duties as provided in Article 45 of Decree No. 10/2018/ND-CP. Import declarations are not limited by quantity, volume, or value of the imported goods.
Order and procedures for import management of investigated goods shall comply with applicable regulations. The Ministry of Industry and Trade shall issue detailed notices when applying such measure.
3.8. Consultation
Related parties have the right to request private consultations with the investigation body under Clause 1 Article 13 of Decree No. 10/2018/ND-CP, provided that such consultations do not affect the investigation time limit.
Before ending the investigation, the investigation body will hold a public consultation with related parties and notify them at least thirty (30) days before the date of consultation. The public consultation will be conducted according to the procedures outlined in Clauses 2, 3, 4, and 5 Article 13 of Decree No. 10/2018/ND-CP.
4. Imposition of provisional anti-dumping and countervailing duties
Based on the preliminary investigation results, the investigation body may recommend that the Minister of Industry and Trade decide to impose provisional anti-dumping and countervailing duties under Clause 1 Article 81 and Clause 1 Article 89 of the Law on Foreign Trade Management and Article 37 of Decree No. 10/2018/ND-CP. The provisional anti-dumping and countervailing duties must not exceed the dumping margin or subsidy level in the preliminary investigation.
5. Imposition of retrospective anti-dumping and countervailing duties
Pursuant to Clause 4 Article 81 and Clause 4 Article 89 of the Law on Foreign Trade Management:
a) In case the investigation body’s final conclusion affirms that there is material injury or a threat of causing material injury to a domestic industry, the Minister of Industry and Trade may decide to impose retrospective anti-dumping and countervailing duties;
b) Retrospective anti-dumping and countervailing duties shall be imposed on goods imported within ninety (90) days before the imposition of provisional anti-dumping and countervailing duties if the imports are concluded as being dumped; the volume or quantity of dumped imports into Vietnam sees an unusual increase in the period from the time of commencement of the investigation to the time of imposition of provisional anti-dumping and countervailing duties, causing hardly remediable injury to a domestic industry.
6. Contact information
Trade Remedies Authority of Vietnam - The Ministry of Industry and Trade
Address: No. 23, Ngo Quyen Street, Hoan Kiem District, Hanoi, Vietnam
Tel.: +84.24.7303.7898 (Ext: 111, 116)
E-mail: trangntph@moit.gov.vn; trongnd@moit.gov.vn
The Decision and Notice on the case may be access and downloaded from the website of the Ministry of Industry and Trade: www.moit.gov.vn; or the website of the Trade Remedies Authority of Vietnam: www.trav.gov.vn or www.pvtm.gov.vn.
[1] Preferential duty rate under the ASEAN Trade in Goods Agreement
[2] Preferential duty rate under the ASEAN-China Free Trade Agreement
[3] Preferential tax rate under the ASEAN-Australia-New Zealand Free Trade Agreement
[4] This is the period during which the investigation body collects information and data to determine the existence of dumping, subsidies, injury or threat of injury, or significant impediment to the establishment of a domestic industry, as well as the causal relationship between the practice and the injury.
[5] This tax rate is an allegation by the requesting party, not a conclusion of the investigation body.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây