Quyết định 2219/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rượu trên phạm vi toàn quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035

thuộc tính Quyết định 2219/QĐ-BCT

Quyết định 2219/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc phê duyệt "Quy hoạch mạng lưới kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rượu trên phạm vi toàn quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035"
Cơ quan ban hành: Bộ Công Thương
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:2219/QĐ-BCT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Hồ Thị Kim Thoa
Ngày ban hành:12/03/2015
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thương mại-Quảng cáo
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Quy hoạch mạng lưới kinh doanh phân phối, bán buôn rượu

Ngày 12/03/2015, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 2219/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch mạng lưới kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rượu trên phạm vi toàn quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 trên nguyên tắc không khuyến khích kinh doanh và sử dụng rượu, đảm bảo thu ngân sách Nhà nước và lợi ích người tiêu dùng.
Quy hoạch do Bộ Công Thương chủ trì thực hiện đến năm 2035 với tổng nhu cầu năng lực tài chính tối thiểu là 295,34 tỷ đồng trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2025 và 876,5 tỷ đồng giai đoạn từ năm 2025 đến năm 2035. Dự kiến từ năm 2015 đến năm 2025, cấp phép tối đa 249 Giấy phép phân phối sản phẩm rượu, 996 Giấy phép bán buôn sản phẩm rượu, tăng từ 99 - 224 giấy phép so với năm 2014; từ năm 2026 đến năm 2035, cấp phép tối đa 264 Giấy phép phân phối sản phẩm rượu và 1.056 Giấy phép bán buôn sản phẩm rượu, tăng đáng kể so với năm 2025.
Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật áp dụng đối với Quy hoạch cũng được quy định chi tiết. Theo đó, doanh nghiệp bán buôn sản phẩm rượu phải được thành lập theo quy định của pháp luật và có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán buôn đồ uống có cồn hoặc kinh doanh rượu; có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định; có hệ thống bán buôn sản phẩm rượu trên địa bàn tỉnh nơi thương nhân đặt trụ sở chính (tối thiểu 03 thương nhân bán lẻ sản phẩm rượu trở lên) và có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống phân phối của doanh nghiệp hoạt động bình thường...
Về số lượng Giấy phép kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rượu, Bộ Công Thương nhấn mạnh, Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu và bán buôn sản phẩm rượu được xác định theo số dân trên cả nước theo nguyên tắc không quá 01 Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu/400.000 dân và tối đa 01 Giấy phép kinh doanh buôn bán sản phẩm rượu/100.000 dân.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định2219/QĐ-BCT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

B CÔNG THƯƠNG
-------
Số: 2219/QĐ-BCT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
------------------
Hà Nội, ngày 12 tháng 03 năm 2015
 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT “QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI KINH DOANH PHÂN PHỐI, BÁN BUÔN SẢN PHẨM RƯỢU TRÊN PHẠM VI TOÀN QUỐC ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2035”
------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
 
 
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước,
 
QUYẾT ĐỊNH
 
 
Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rượu trên phạm vi toàn quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035” với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Quan điểm quy hoạch
- Quy hoạch mạng lưới kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rượu phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển thương mại và quy hoạch phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát;
- Quy hoạch mạng lưới kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rượu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rượu trên thị trường.
- Số lượng, phân bố các cơ sở phân phối, bán buôn sản phẩm rượu phù hợp với đặc điểm, đặc thù và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng vùng, từng khu vực, đảm bảo hiệu quả đầu tư phát triển và quản lý nhà nước.
- Quy hoạch mạng lưới kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rượu được xây dựng trên nguyên tắc không khuyến khích kinh doanh và sử dụng rượu, đảm bảo thu ngân sách nhà nước và lợi ích người tiêu dùng, gắn với phát triển kinh tế bền vững.
2. Mục tiêu quy hoạch
Phát triển có sự kiểm soát chặt chẽ mạng lưới kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rượu trên phạm vi toàn quốc nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu, đảm bảo thu ngân sách và lợi ích của toàn xã hội, phù hợp với các quy hoạch có liên quan. Trên cơ sở đó, định hướng sản xuất và tiêu dùng sản phẩm rượu theo hướng văn minh, phù hợp với truyền thống văn hóa và xu thế của thời đại.
3. Nội dung quy hoạch
3.1. Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật áp dụng đối với quy hoạch mạng lưới kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rượu
Theo quy định tại Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu:
a) Đối với doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu
- Doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu phải được thành lập theo quy định của pháp luật và có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán buôn đồ uống có cồn hoặc kinh doanh sản phẩm rượu;
- Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định;
- Có hệ thống phân phối sản phẩm rượu trên địa bàn từ 06 tỉnh trở lên (tại mỗi tỉnh phải có từ 03 thương nhân bán buôn sản phẩm rượu trở lên);
- Có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc của các thương nhân phân phối sản phẩm rượu khác;
- Có kho hàng (hoặc hệ thống kho hàng) thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê kho hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (tối thiểu tổng diện tích phải từ 300 m2 trở lên hoặc khối tích phải từ 1000 m3 trở lên); đáp ứng yêu cầu bảo quản chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian lưu kho;
- Có phương tiện vận tải thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê phương tiện vận tải phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp; đáp ứng yêu cầu bảo quản chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian vận chuyển;
- Có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống phân phối của doanh nghiệp hoạt động bình thường.
- Có bản cam kết về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
b) Đối với doanh nghiệp bán buôn sản phẩm rượu
- Doanh nghiệp bán buôn sản phẩm rượu phải được thành lập theo quy định của pháp luật và có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán buôn đồ uống có cồn hoặc kinh doanh rượu;
- Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định;
- Có hệ thống bán buôn sản phẩm rượu trên địa bàn tỉnh nơi thương nhân đặt trụ sở chính (tối thiểu từ 03 thương nhân bán lẻ sản phẩm rượu trở lên);
- Trực thuộc hệ thống kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc của doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu; có hợp đồng và văn bản giới thiệu của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu hoặc của doanh nghiệp phân phối sản phẩm rượu;
- Có kho hàng (hoặc hệ thống kho hàng) thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê kho hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp (tối thiểu tổng diện tích phải từ 50 m2 trở lên hoặc khối tích phải từ 150 m3 trở lên) đáp ứng yêu cầu bảo quản chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian lưu kho;
- Có phương tiện vận tải thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê phương tiện vận tải phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp; đáp ứng yêu cầu bảo quản chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian vận chuyển;
- Có năng lực tài chính bảo đảm cho toàn bộ hệ thống phân phối của doanh nghiệp hoạt động bình thường;
- Có bản cam kết của doanh nghiệp về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
c) Số lượng Giấy phép kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rượu
Nghị định số 94/2012/NĐ-CP quy định số lượng Giấy phép kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rượu được xác định như sau:
- Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu được xác định theo số dân trên cả nước theo nguyên tắc không quá một (01) Giấy phép kinh doanh phân phối sản phẩm rượu trên bốn trăm nghìn (400.000) dân.
- Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu được xác định trên địa bàn tỉnh theo nguyên tắc không quá một (01) Giấy phép kinh doanh bán buôn sản phẩm rượu trên một trăm nghìn (100.000) dân.
3.2. Quy hoạch mạng lưới kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rượu
a) Từ năm 2015 đến năm 2025
- Cấp phép tối đa 249 Giấy phép phân phối sản phẩm rượu, tăng 99 Giấy phép so với năm 2014 (năm 2014 đã cấp 150 Giấy phép phân phối sản phẩm rượu trên địa bàn cả nước).
- Cấp phép tối đa 996 Giấy phép bán buôn sản phẩm rượu, tăng 224 Giấy phép so với năm 2014 (năm 2014 đã cấp 772 Giấy phép bán buôn sản phẩm rượu trên địa bàn cả nước).
b) Từ năm 2026 đến năm 2035
- Cấp phép tối đa 264 Giấy phép phân phối sản phẩm rượu, tăng 114 Giấy phép so với năm 2014 và tăng 15 Giấy phép so với năm 2025.
- Cấp phép tối đa 1056 Giấy phép bán buôn sản phẩm rượu, tăng 284 Giấy phép so với năm 2014 và tăng 60 Giấy phép so với năm 2025.
(Cụ thể số lượng và phân bố Giấy phép kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rượu trong phụ lục kèm theo)
3.3. Các nhu cầu cần thiết để thực hiện quy hoạch
a) Nhu cầu về kho hàng (hoặc hệ thống kho hàng)
- Từ năm 2015 đến năm 2025, tổng nhu cầu diện tích tối thiểu cho nhu cầu phân phối và bán buôn sản phẩm rượu trên địa bàn cả nước khoảng 132.360 m2. Trong đó, 72.150 m2 đối với doanh nghiệp phân phối; 60.210 m2 đối với doanh nghiệp bán buôn.
- Từ năm 2025 đến năm 2035, tổng nhu cầu diện tích tối thiểu cho nhu cầu phân phối và bán buôn sản phẩm rượu trên địa bàn cả nước khoảng 245.250 m2. Trong đó, 169.650 m2 đối với doanh nghiệp phân phối; 75.600 m2 đối với doanh nghiệp bán buôn.
b) Nhu cầu về năng lực tài chính
- Tổng năng lực tài chính đầu tư:
+ Từ năm 2015 đến năm 2025, tổng nhu cầu năng lực tài chính tối thiểu đối với phân phối và bán buôn sản phẩm rượu trên địa bàn cả nước khoảng 295,34 tỷ đồng. Trong đó, 277,5 tỷ đồng đối với các doanh nghiệp phân phối; 17,84 tỷ đồng đối với các doanh nghiệp bán buôn.
+ Từ năm 2025 đến năm 2035, tổng nhu cầu năng lực tài chính tối thiểu đối với phân phối và bán buôn sản phẩm rượu trên địa bàn cả nước khoảng 876,5 tỷ đồng. Trong đó, 625,5 tỷ đồng đối với các doanh nghiệp phân phối; 224 tỷ đồng đối với các doanh nghiệp bán buôn.
- Cơ cấu nguồn năng lực tài chính: Nguồn năng lực tài chính cho kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rượu do các doanh nghiệp kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rượu tự đảm nhiệm.
4. Giải pháp thực hiện quy hoạch
4.1. Đối với nhà nước
- Hàng năm tiến hành rà soát để sửa đổi, bổ sung Nghị định 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn (nếu có) phù hợp với thực tế, đảm bảo tính khả thi, nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước đối với sản xuất và kinh doanh mặt hàng rượu.
- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, giữa các cơ quan quản lý liên ngành nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các biện pháp kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ các điều kiện kinh doanh, các quy định của pháp luật về kinh doanh sản phẩm rượu đối với các thương nhân phân phối, bán buôn, bán lẻ sản phẩm rượu nhằm tạo một hệ thống kinh doanh ổn định để chống hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định hiện hành của pháp luật về kinh doanh sản phẩm rượu tới các thương nhân kinh doanh sản phẩm rượu và tới các cơ quan chức năng có liên quan.
- Định hướng và tạo điều kiện phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm rượu. Đẩy nhanh quá trình hình thành và phát triển các loại hình kinh doanh sản phẩm rượu hiện đại. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với mạng lưới kinh doanh sản phẩm rượu.
4.2. Đối với các doanh nghiệp phân phối, bán buôn sản phẩm rượu
- Xây dựng chiến lược kinh doanh, phát triển thị trường phù hợp với yêu cầu kiểm soát, quản lý của nhà nước. Tổ chức nghiên cứu thị trường, thị hiếu khách hàng để có giải pháp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại từng khu vực thị trường.
- Xây dựng và kiểm soát hệ thống thương nhân trực thuộc hệ thống thành một mạng lưới mua bán sản phẩm rượu ổn định.
- Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, phân phối, bán buôn, xuất nhập khẩu, các cơ sở bán lẻ, gắn kết các hoạt động sản xuất, kinh doanh với nhau (trên cơ sở các hợp đồng kinh tế mang tính dài hạn và chặt chẽ để đảm bảo chất lượng rượu lưu thông trên thị trường cũng như phát triển và bảo vệ thương hiệu của các loại rượu) nhằm hạn chế tình trạng nhập lậu, sản xuất và lưu thông rượu giả, kém chất lượng.
4.3. Đối với Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam
- Phối hợp với các cơ quan chức năng trong xây dựng cơ chế, chính sách quản lý sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu;
- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi và kịp thời về những quy định pháp luật đến các nhà sản xuất và kinh doanh sản phẩm rượu. Cũng như trợ giúp pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này thực thi tốt các quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm kiểm soát và phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm rượu cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân phối, bán buôn, bán lẻ sản phẩm rượu.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm của Bộ Công Thương
Bộ Công Thương có trách nhiệm công bố Quy hoạch, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn Sở Công Thương các tỉnh thực hiện Quyết định này, tập trung vào những công việc chủ yếu sau đây:
- Tổ chức theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các tỉnh rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng mới Quy hoạch mạng lưới bán lẻ sản phẩm rượu tại các địa phương phù hợp với Quy hoạch này và các văn bản pháp luật có liên quan.
- Hướng dẫn, kiểm tra các tỉnh trong việc quản lý và kiểm tra hoạt động phân phối, bán buôn, bán lẻ sản phẩm rượu trên địa bàn tỉnh.
- Rà soát cơ chế, chính sách và pháp luật có liên quan để sửa đổi, bổ sung và ban hành theo thẩm quyền hoặc thống nhất với các Bộ, ngành liên quan trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung.
2. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương triển khai thực hiện các giải pháp, chính sách trong Quy hoạch này.
3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Tham gia cùng các Bộ, ngành kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện quy hoạch này, chỉ đạo Sở Công Thương phối hợp với các đơn vị có liên quan trong địa bàn triển khai xây dựng quy hoạch mạng lưới kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu trên địa bàn và triển khai một số nhiệm vụ khác liên quan đến quy hoạch này.
- Trong quá trình tổ chức thực hiện Quy hoạch mạng lưới kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rượu, các địa phương căn cứ vào Quyết định phê duyệt Quy hoạch này để cấp phép cho các thương nhân bán buôn sản phẩm rượu trên địa bàn tỉnh. Trong từng thời kỳ quy hoạch, nếu xét thấy cần thiết phải điều chỉnh quy hoạch để phù hợp với nhu cầu, sự phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển thương mại của từng địa phương thì kiến nghị Bộ Công Thương xem xét, quyết định.
4. Trách nhiệm của các doanh nghiệp phân phối, bán buôn sản phẩm rượu
- Tuân thủ các quy định của pháp luật trong kinh doanh, phân phối sản phẩm rượu trong phạm vi được cấp phép của doanh nghiệp.
- Kiểm soát mạng lưới các thương nhân kinh doanh sản phẩm rượu của mình, báo cáo kịp thời tới các cơ quan có thẩm quyền để xử lý những vi phạm của thương nhân (nếu có).
5. Trách nhiệm của Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam
- Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam phối hợp với Bộ Công Thương, các địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến Quy hoạch, hướng dẫn các doanh nghiệp trong Hiệp hội chấp hành Quy hoạch này và các quy định khác của pháp luật.
- Nghiên cứu, đề xuất và tổ chức việc phối hợp giữa các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm rượu với các thương nhân kinh doanh phân phối, bán buôn, bán lẻ sản phẩm rượu nhằm nâng cao tính hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rượu.
- Nghiên cứu, đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước các giải pháp, cơ chế chính sách đối với ngành rượu để thực hiện quy hoạch được phê duyệt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng (để b/c);
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Bộ Công Thương: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, Văn phòng Bộ, các Vụ, Cục, Viện, Tổng cục thuộc Bộ;
- Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam;
- Viện Nghiên cứu Thương mại;
- Cổng TTĐT Văn phòng Chính phủ;
- Công báo; Website Bộ Công Thương;
- Lưu: VT, TTTN (4).
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hồ Thị Kim Thoa
 
PHỤ LỤC 1
SỐ LƯỢNG GIẤY PHÉP TỐI ĐA CẤP CHO CÁC THƯƠNG NHÂN PHÂN PHỐI, BÁN BUÔN SẢN PHẨM RƯỢU ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035
(kèm theo Quyết định số 2219/QĐ-BCT ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
 
 

Năm
Số giấy phép phân phối tối đa được cấp
Số giấy phép bán buôn tối đa được cấp
2014
224
896
2015
226
904
2016
228
912
2017
230
920
2018
232
928
2019
234
936
2020
236
944
2021
238
952
2022
241
964
2023
244
976
2024
247
988
2025
249
996
2035
264
1056
 
 
PHỤ LỤC 2
SỐ LƯỢNG GIẤY PHÉP BÁN BUÔN SẢN PHẨM RƯỢU THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035
(kèm theo Quyết định số 2219/QĐ-BCT ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
 
 

 
Số DN bán buôn tối đa được cấp phép năm 2014
Số DN bán buôn đã được cấp phép đến năm 2014
Số DN bán buôn tối đa được cấp phép đến năm 2025
Số DN bán buôn còn được cấp phép đến năm 2025
Số DN bán buôn tối đa được cấp phép đến năm 2035
Số DN bán buôn còn được cấp phép đến năm 2035
Cả nước
896
772
996
224
1056
284
1. ĐBSH
204
335
225
-110
235
-100
Hà Nội
69
238
79
-159
85
-153
Vĩnh Phúc
10
10
11
1
12
2
Bắc Ninh
11
4
12
8
13
9
Quảng Ninh
12
24
13
-11
14
-10
Hải Dương
17
12
19
7
19
7
Hải Phòng
19
26
21
-5
22
-4
Hưng Yên
12
4
13
9
13
9
Thái Bình
18
2
19
17
19
17
Hà Nam
8
4
8
4
8
4
Nam Định
18
8
20
12
20
12
Ninh Bình
9
3
10
7
10
7
2. TDMNPB
114
53
127
74
135
82
Hà Giang
7
1
8
7
10
9
Cao Bằng
5
2
6
4
6
4
Bắc Kạn
3
0
3
3
3
3
Tuyên Quang
7
2
8
6
8
6
Lào Cai
7
4
8
4
8
4
Yên Bái
8
3
8
5
9
6
Thái Nguyên
12
5
13
8
13
8
Lạng Sơn
8
0
8
8
9
9
Bắc Giang
16
7
17
10
18
11
Phú Thọ
14
13
15
2
15
2
Điện Biên
5
3
6
3
7
4
Lai Châu
4
2
5
3
5
3
Sơn La
11
4
13
9
15
11
Hòa Bình
8
7
9
2
9
2
3. BTB & DHMT
194
161
207
46
218
57
Thanh Hóa
35
11
36
25
37
26
Nghệ An
30
16
33
17
35
19
Hà Tĩnh
12
12
13
1
13
1
Quảng Bình
9
11
9
-2
10
-1
Quảng Trị
6
21
7
-14
7
-14
Thừa Thiên Huế
11
6
12
6
13
7
Đà Nẵng
10
29
11
-18
12
-17
Quảng Nam
15
8
15
7
16
8
Quảng Ngãi
12
2
13
11
13
11
Bình Định
15
8
16
8
17
9
Phú Yên
9
2
10
8
10
8
Khánh Hòa
12
26
13
-13
14
-12
Ninh Thuận
6
4
6
2
7
3
Bình Thuận
12
5
13
8
14
9
4. Tây Nguyên
55
24
64
40
71
47
Kon Tum
5
3
6
3
7
4
Gia Lai
14
5
16
11
18
13
Đắk Lắk
18
7
21
14
23
16
Đắk Nông
6
4
6
2
7
3
Lâm Đồng
12
5
15
10
16
11
5. ĐN B
155
164
183
19
200
36
Bình Phước
9
3
10
7
11
8
Tây Ninh
11
13
12
-1
13
0
Bình Dương
18
6
24
18
28
22
Đồng Nai
28
2
32
30
35
33
Bà Rịa-VT
11
9
12
3
13
4
TP.HCM
78
131
93
-38
100
-31
6. ĐBSCL
175
35
190
155
197
162
Long An
15
4
16
12
17
13
Tiền Giang
17
2
18
16
18
16
Bến Tre
13
1
13
12
13
12
Trà Vinh
10
1
11
10
11
10
Vĩnh Long
10
2
11
9
11
9
Đồng Tháp
17
0
18
18
19
19
An Giang
22
11
24
13
24
13
Kiên Giang
17
2
19
17
20
18
Cần Thơ
12
8
15
7
16
8
Hậu Giang
8
1
8
7
9
8
Sóc Trăng
13
1
14
13
15
14
Bạc Liêu
9
0
10
10
10
10
Cà Mau
12
2
13
11
14
12

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Nghị định 173/2024/NĐ-CP của Chính phủ bãi bỏ một phần Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện và bãi bỏ Nghị định 43/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện

Thương mại-Quảng cáo

văn bản mới nhất