Quyết định 1129/QĐ-TTg 2020 Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam

thuộc tính Quyết định 1129/QĐ-TTg

Quyết định 1129/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1129/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:27/07/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách, Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Thí điểm kéo dài dịch vụ ban đêm đến 6h sáng tại 10 thành phố
Ngày 27/7/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1129/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam.

Theo đó, kinh tế ban đêm không phải là một bộ phận tách rời của nền kinh tế. Trước mắt, phát triển kinh tế ban đêm nhằm thúc đẩy tiêu dùng trong nước và phát triển du lịch, thông qua tập trung phát triển lĩnh vực dịch vụ văn hóa, vui chơi, giải trí, dịch vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm và du lịch diễn ra từ 06 giờ tối hôm trước đến 06 giờ sáng hôm sau.

Tuy nhiên, không khuyến khích phát triển hoạt động kinh tế ban đêm sau 10 giờ tối một cách đại trà mà phát triển có trọng tâm, trọng điểm. Nghiên cứu, đề xuất ưu tiên đầu tư xây dựng một số khu vực tổ hợp giải trí ban đêm riêng biệt ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng giai đoạn 2021 – 2025.

Trong đó, cho phép thí điểm kéo dài thời gian tổ chức các hoạt động dịch vụ ban đêm đến 06 giờ sáng hôm sau tại một số điểm, khu du lịch hấp dẫn và có điều kiện thuận lợi để quản lý rủi ro hoạt động dịch vụ ban đêm ở một số thành phố/trung tâm lớn như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hội An, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ, Đà Lạt, Phú Quốc.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định1129/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

____________

Số: 1129/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

____________________

Hà Nội, ngày 27 tháng 7 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm Việt Nam

______________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại các văn bản số 2611/TTr-BKHĐT ngày 22 tháng 4 năm 2020 và số 3945/TTr-BKHĐT ngày 18 tháng 6 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam” với những nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu
Khai thác tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm nhằm tận dụng tối đa cơ hội phát triển kinh tế mới, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân; đồng thời hạn chế những rủi ro, tác động tiêu cực đối với công tác đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
2. Yêu cầu
a) Ưu tiên hướng tới tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và đồng thời gắn kết cộng đồng, giao lưu xã hội cho người dân Việt Nam, giữa người dân Việt Nam và người nước ngoài, đặc biệt là khách du lịch.
b) Khuyến khích phát triển nhiều ngành nghề/hoạt động mới, đặc biệt là ngành công nghiệp sáng tạo, du lịch, bán lẻ, ẩm thực, đồ uống, ...
c) Khuyến khích sự tham gia hiệu quả của doanh nghiệp vào tham vấn và thực thi chính sách phát triển kinh tế ban đêm.
d) Tạo động lực thúc đẩy phát triển dịch vụ công cộng và tối ưu hóa việc sử dụng các dịch vụ công, đặc biệt là giảm hiện tượng sử dụng quá tải cơ sở hạ tầng vào ban ngày.
đ) Nhận diện và xử lý hiệu quả các rủi ro, hệ lụy tiêu cực từ hoạt động kinh tế ban đêm.
3. Quan điểm
a) Chủ động phát triển kinh tế ban đêm là phù hợp với xu hướng phát triển của quốc tế nhằm góp phần tận dụng tối đa thời gian, tạo thêm những cơ hội mới cho tăng trưởng kinh tế, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế, đồng thời phục vụ tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của người dân, người nước ngoài, đặc biệt là khách du lịch.
b) Kinh tế ban đêm không phải là một bộ phận tách rời của nền kinh tế. Trước mắt, phát triển kinh tế ban đêm nhằm thúc đẩy tiêu dùng trong nước và phát triển du lịch, thông qua tập trung phát triển lĩnh vực dịch vụ văn hóa, vui chơi, giải trí, dịch vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm và du lịch diễn ra từ 06 giờ tối hôm trước đến 06 giờ sáng hôm sau.
c) Phát triển kinh tế ban đêm phải dựa trên cơ sở tôn trọng và hài hòa cả cung và cầu trên thị trường, không áp đặt tư duy chủ quan của cơ quan quản lý. Đẩy nhanh thí điểm hướng đến nền kinh tế 24h đối với những thành phố/đô thị có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm; đồng thời nâng cao nhận thức và năng lực của địa phương, doanh nghiệp và người dân về kinh tế ban đêm, trên cơ sở đó thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng dân cư và doanh nghiệp.
d) Đổi mới mạnh mẽ tư duy, phương thức quản lý xã hội trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm quốc tế để mạnh dạn ưu tiên cho các hoạt động kinh tế ban đêm phát triển thuận lợi và dựa trên nguyên tắc thị trường, đồng thời xử lý hiệu quả các rủi ro, hệ lụy tiêu cực từ hoạt động kinh tế ban đêm.
đ) Chính quyền tỉnh/thành phố chủ động nghiên cứu xây dựng và thực hiện Chương trình/kế hoạch cũng như các giải pháp thúc đẩy kinh tế ban đêm theo thẩm quyền; và đề xuất sáng kiến phát triển kinh tế ban đêm với cấp có thẩm quyền (nếu vượt quá thẩm quyền của địa phương). Chương trình/kế hoạch phát triển kinh tế ban đêm phải đảm bảo cân đối hài hòa và liền mạch với các hoạt động kinh tế diễn ra vào ban ngày tại từng địa phương.
e) Không khuyến khích phát triển hoạt động kinh tế ban đêm sau 10 giờ tối một cách đại trà mà phát triển có trọng tâm, trọng điểm. Trước mắt, cho phép một số thành phố, một số trung tâm du lịch lớn của cả nước có tính biểu tượng, theo không gian và thời gian riêng biệt, chủ động lựa chọn những dịch vụ mới và/hoặc có nhu cầu cao về ban đêm ở những địa bàn đông khách du lịch. Phải đầu tư bài bản trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch phát triển cẩn thận, đồng bộ, dài hạn, có lộ trình phát triển và nguồn lực thực thi phù hợp.
4. Giải pháp chủ động phát triển kinh tế ban đêm
a) Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về lợi ích và rủi ro phát triển kinh tế ban đêm
- Nâng cao nhận thức về phạm vi và vai trò của kinh tế ban đêm, đồng thời giảm dần, tiến tới xóa bỏ định kiến về những tiêu cực của kinh tế ban đêm, định kiến về các loại hình, hoạt động và các điểm vui chơi giải trí về đêm.
- Nâng cao nhận thức của bộ máy quản lý nhà nước hướng tới tư duy mở hơn, nhìn nhận và đánh giá đủ đa chiều về vai trò, cơ hội và rủi ro của kinh tế ban đêm. Phát triển kinh tế ban đêm nhất thiết phải vượt qua được rào cản tư duy “không quản được thì cấm” trong các cơ quan quản lý nhà nước. Nhìn nhận đầy đủ, song không e ngại quá mức vào rủi ro bất ổn an ninh trật tự để bỏ qua các cơ hội để phát triển kinh tế ban đêm. Cần nhìn nhận kinh tế ban đêm nếu được quản lý tốt sẽ có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, khai thác tiềm năng các hoạt động du lịch, dịch vụ, mua sắm, quảng bá văn hóa và nền ẩm thực Việt Nam ra thế giới.
- Nâng cao nhận thức về vai trò của chính quyền địa phương trong việc chủ động nghiên cứu, xây dựng chính sách phát triển các loại hình, hoạt động kinh tế ban đêm phù hợp trên địa bàn. Chính phủ chỉ giữ vai trò định hướng, tạo môi trường chính sách, pháp lý phù hợp, thuận lợi và xem xét, tháo gỡ khó khăn cho địa phương.
- Tăng cường truyền thông đa phương tiện qua báo, đài, truyền hình, qua các tổ chức xã hội, tổ chức tại cơ sở, phường xã, các tổ dân phố, các hiệp hội về những lợi ích, cơ hội, chủ trương phát triển kinh tế ban đêm, các chính sách hỗ trợ các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế ban đêm. Chú trọng truyền thông về tác hại của ma túy và các chất gây nghiện đối với sức khỏe và tương lai của mỗi người, đặc biệt chú trọng truyền thông tới các cơ sở kinh doanh đêm ý thức tuân thủ đạo đức kinh doanh.
b) Nhóm giải pháp tiếp tục hoàn thiện chính sách, khung pháp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế ban đêm và kiểm soát rủi ro
- Chủ động rà soát chính sách và khung pháp lý liên quan đến phát triển kinh tế ban đêm, trong đó tập trung vào các quy định về: khu vực hoạt động; sản phẩm ưu tiên phát triển ban đêm; thời gian hoạt động; giấy phép hoạt động; tiêu chuẩn hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể tham gia kinh tế ban đêm.
- Phân định rõ trách nhiệm và thẩm quyền giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý hoạt động kinh tế ban đêm, trên cơ sở tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương trong việc quản lý và phát triển kinh tế ban đêm.
- Nghiên cứu, đánh giá tương tác giữa chính sách phát triển kinh tế ban đêm và các mô hình, hoạt động kinh tế mới/hiện đại khác (như kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử, ...) để có những giải pháp đủ toàn diện, đồng bộ.
- Nghiên cứu, đề xuất mô hình thí điểm thành lập lực lượng cảnh sát du lịch tại các địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm để xử lý các vấn đề liên quan đến an ninh, an toàn của du khách.
- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế thu thập thông tin đi lại của người dân và du khách nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát rủi ro, trên cơ sở nhất quán với các quy định hiện hành về bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư.
c) Nhóm giải pháp sử dụng quy hoạch để quản lý các hoạt động kinh tế ban đêm
- Chủ động lồng ghép nội dung phát triển kinh tế ban đêm vào trong nội dung quy hoạch tỉnh, trong đó, cần dự kiến các khu vực, địa bàn, tuyến được tập trung phát triển kinh tế ban đêm, các khu vực trung tâm và vệ tinh, các loại hình dịch vụ kinh tế ban đêm chủ yếu để có cơ sở triển khai trong tương lai (khi hội tụ các điều kiện cho phép).
- Quy hoạch các khu vực phát triển kinh tế ban đêm cần gắn với phát triển cơ sở hạ tầng (điện, nước, giao thông, ...), đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, hạn chế tác động của ô nhiễm tiếng ồn, rác thải sinh hoạt, ...
- Có phương án di dời dân cư ra khỏi khu vực tập trung phát triển kinh tế ban đêm, có quy hoạch cụ thể khu vực sinh sống của người dân sau khi di dời, tránh ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân vào ban đêm.
- Chủ động lồng ghép nội dung phát triển kinh tế ban đêm vào nội dung quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch ngành. Nội dung phát triển kinh tế ban đêm cần gắn chặt với quy hoạch phát triển du lịch và các hoạt động dịch vụ, ăn uống, mua sắm. Phát triển mạng lưới các cơ sở dịch vụ gắn với các khu, điểm du lịch.
d) Nhóm giải pháp thí điểm kéo dài thời gian tổ chức hoạt động dịch vụ ban đêm tại một số thành phố và một số khu du lịch lớn trên cả nước
- Cho phép thí điểm kéo dài thời gian tổ chức các hoạt động dịch vụ ban đêm đến 06 giờ sáng hôm sau tại một số điểm, khu du lịch hấp dẫn và có điều kiện thuận lợi để quản lý rủi ro hoạt động dịch vụ ban đêm ở một số thành phố/trung tâm lớn nơi có đông lượng khách du lịch như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hội An, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ, Đà Lạt, Phú Quốc. Trên cơ sở đó, đánh giá hiệu quả hoạt động và công tác quản lý hoạt động kinh tế ban đêm ở những nơi đã lựa chọn để xây dựng, hoàn thiện mô hình hoạt động kinh tế ban đêm và sau đó sẽ nhân rộng ra các địa phương khác.
- Nghiên cứu, đề xuất ưu tiên đầu tư xây dựng một số khu vực tổ hợp giải trí ban đêm riêng biệt ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2025.
đ) Các giải pháp khác
- Xây dựng và thực thi các chính sách khuyến khích, ưu đãi các doanh nghiệp, hộ kinh doanh tham gia hoạt động kinh tế ban đêm thông qua nâng cao năng lực, tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh tiếp cận nguồn tài chính chính thức, đặc biệt là vốn tín dụng ngân hàng.
- Nghiên cứu hỗ trợ các phương tiện vận tải công cộng trên một số tuyến giao thông quan trọng để tăng tuyến, tăng thời gian phục vụ trong đêm nhằm tăng cường kết nối các trung tâm đô thị về đêm, nhất là vào dịp cuối tuần.
- Thiết lập các đường dây nóng cho du khách thông tin kịp thời về các vấn đề an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, ...
- Đẩy mạnh xúc tiến du lịch, quảng bá các hoạt động kinh tế ban đêm. Xây dựng sản phẩm du lịch đêm dựa trên yếu tố văn hóa bản địa, tạo điểm nhấn theo đặc trưng địa phương (lựa chọn các loại hình dịch vụ, các địa điểm mang tính biểu tượng để thu hút khách du lịch).
- Tăng cường năng lực thông tin, thống kê thường kỳ và tổng hợp số liệu, dữ liệu về các hoạt động kinh tế ban đêm của các tỉnh, thành phố, đảm bảo chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan quản lý và cơ quan nghiên cứu để làm cơ sở tăng cường hiệu lực quản lý, hoạch định và điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế ban đêm phù hợp.
- Chủ động nguồn nhân lực, vật lực, tài lực cho việc phát triển kinh tế ban đêm, trong đó tăng cường nhân lực quản lý, kiểm tra, giám sát công tác an ninh, trật tự xã hội, y tế, môi trường, ... tại các địa bàn phát triển kinh tế ban đêm.
- Tiếp tục nghiên cứu các thông lệ quốc tế tốt, các mô hình hiệu quả về quản lý hoạt động kinh tế ban đêm, đặc biệt là công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, cấp phép hoạt động và phân bổ nguồn lực cho cấp phép hoạt động, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống tác hại của rượu bia trong kinh tế ban đêm, an toàn phòng cháy chữa cháy, thông tin từ cơ sở về rủi ro đối với hoạt động kinh tế ban đêm, ...
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Các bộ, ngành, địa phương:
a) Quán triệt, tuân thủ và thể hiện đầy đủ, rõ ràng, nhất quán quan điểm, mục tiêu và giải pháp phát triển kinh tế ban đêm trong các văn bản pháp luật, chính sách được phân công soạn thảo và các đề án, chương trình cụ thể của từng bộ, ngành, cơ quan, địa phương.
b) Rà soát, bổ sung và hoàn thiện chính sách để tăng cường công tác quản lý, hỗ trợ phát triển kinh tế ban đêm đối với hoạt động có liên quan tới ngành, lĩnh vực và địa phương.
c) Tăng cường công tác phối hợp liên ngành trong quản lý, kiểm tra, giám sát phát triển kinh tế ban đêm đối với các vấn đề như: văn hóa - nghệ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, hạ tầng (giao thông, điện, nước, xử lý chất thải), an ninh - an toàn, du lịch, bán lẻ, ...
d) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ năng lực và kinh nghiệm về phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với hoạt động về đêm.
đ) Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy của cán bộ, công chức, viên chức liên quan về tầm quan trọng và các nguy cơ rủi ro của kinh tế ban đêm đối với nền kinh tế trong nước.
e) Thường xuyên theo dõi, nghiên cứu các chính sách, biện pháp phát triển các loại hình, hoạt động kinh tế ban đêm ở các nước để rút ra kinh nghiệm, bài học phù hợp trong lĩnh vực điều hành, quản lý của bộ, ngành, địa phương.
g) Thường xuyên trao đổi, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp và người dân để nắm bắt nhu cầu, các vấn đề ở cơ sở đối với kinh tế ban đêm, từ đó có định hướng tháo gỡ, hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
a) Nghiên cứu và xây dựng mô hình phát triển kinh tế ban đêm phù hợp với lợi thế và điều kiện thực tiễn ở địa phương, đặc biệt phù hợp với khả năng xây dựng các cơ sở hạ tầng hỗ trợ, nguồn lực đầu tư và khả năng huy động, thu hút đầu tư ở từng địa điểm cụ thể. Các chương trình/kế hoạch phát triển kinh tế ban đêm cần có sự tính toán kỹ lưỡng các yếu tố ảnh hưởng, tác động kinh tế ban đêm đến địa phương (cả tác động tích cực và tiêu cực) dựa trên nhu cầu và việc khai thác tối đa thế mạnh, cũng như yêu cầu và khả năng bố trí nguồn lực quản lý và hỗ trợ của địa phương.
b) Trong quá trình xây dựng Quy hoạch tỉnh thời kỳ mới, chủ động nghiên cứu quy hoạch những khu vực, địa điểm có khả năng phát triển kinh tế ban đêm với khung thời gian hoạt động cụ thể ở từng khu vực nhằm đảm bảo an toàn xã hội để có cơ sở triển khai trong tương lai (khi hội đủ các điều kiện phát triển cho phép).
c) Rà soát, nghiên cứu, xây dựng, điều chỉnh cơ chế chính sách, khung pháp lý phù hợp nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư cho sản phẩm kinh tế ban đêm, chú trọng tăng cường năng lực quản lý, khai thác nguồn tài nguyên, tri thức, tài chính, ứng dụng công nghệ, hợp tác khu vực công và tư. Đặc biệt, thu hút và xây dựng quan hệ đối tác bền vững với các doanh nghiệp uy tín, giàu kinh nghiệm trong việc tham gia phát triển hoạt động kinh tế ban đêm ở địa phương.
d) Phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan đánh giá các loại hình dịch vụ, sản phẩm du lịch về đêm, phát triển thêm các sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, gắn liền với thế mạnh địa phương, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch trong nước, quốc tế.
đ) Đánh giá một số mô hình, cách thức quản lý, phát triển kinh tế ban đêm tại một số thành phố, quốc gia có quy mô, bản sắc văn hóa tương đồng để nghiên cứu, thí điểm triển khai trên địa bàn. Cân nhắc xây dựng “Cẩm nang hướng dẫn về phát triển kinh tế ban đêm” để hướng dẫn các nhà quản lý ở địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội và các bên có liên quan tham gia hoạt động đêm.
e) Định kỳ tổ chức đào tạo, bồi dường đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành dịch vụ, thương mại, văn hóa - du lịch, môi trường, an ninh, quản lý thị trường.
g) Phân bổ nguồn lực phù hợp cho quản lý, kiểm tra, giám sát công tác an ninh, trật tự xã hội, y tế, môi trường, ... tại khu vực phát triển kinh tế ban đêm.
h) Tăng cường năng lực thông tin, thống kê thường kỳ và tổng hợp số liệu, dữ liệu về các hoạt động kinh tế ban đêm, căn cứ hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và đặc thù của địa phương.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan bổ sung các chỉ tiêu thông kê hoạt động kinh tế ban đêm và ban hành hướng dẫn phương pháp tính toán các chỉ tiêu.
a) Thường xuyên trao đổi, đối thoại với các bộ, ngành, địa phương để tập hợp và đề xuất giải pháp đối với các vấn đề nảy sinh trong phát triển kinh tế ban đêm.
b) Chủ trì theo dõi việc lồng ghép các nội dung về phát triển kinh tế ban đêm vào Chiến lược, Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch vùng, Quy hoạch tỉnh và ngành.
c) Chủ trì nghiên cứu, đánh giá, khảo sát về nhu cầu, cơ hội và khó khăn đối với phát triển kinh tế ban đêm; tương tác giữa phát triển kinh tế ban đêm với các mô hình, hoạt động kinh tế mới, hiện đại (như kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử, ...).
4. Bộ Tài chính:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu các chính sách, biện pháp ưu đãi thuế đối với hoạt động kinh tế ban đêm.
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu các chính sách, biện pháp nhằm tạo nguồn cho các chi phí phát sinh thêm liên quan tới quản lý kinh tế ban đêm.
c) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, xem xét các đề xuất kinh phí liên quan đến kinh tế ban đêm và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
5. Bộ Công Thương:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng chính sách thương mại và dịch vụ phù hợp để thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn một số tỉnh/thành phố trọng điểm, trên cơ sở không trái với các cam kết quốc tế của Việt Nam.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản (theo thẩm quyền) về quy định hoạt động và quản lý hoạt động vào ban đêm của các loại hình chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng kinh doanh tổng hợp, chuyên doanh.
c) Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về quản lý thị trường, quy định về tiêu chuẩn, quy cách, nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thị trường, thanh kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp.
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương có liên quan đảm bảo cung cấp nguồn điện ổn định ở những khu vực trọng điểm phát triển kinh tế ban đêm.
6. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan nghiên cứu, đề xuất một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn một số trung tâm du lịch, phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương và nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch đến từ các thị trường mục tiêu.
7. Bộ Công an:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng đảm bảo an ninh, trật tự phục vụ kinh tế ban đêm phát triển, hạn chế những ảnh hưởng, tác hại trong quá trình phát triển kinh tế ban đêm đối với an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất mô hình thí điểm thành lập lực lượng cảnh sát du lịch tại các địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm để xử lý các vấn đề liên quan đến an ninh, an toàn của du khách.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng Chương trình, Kế hoạch, Dự án đào tạo nguồn nhân lực để đảm bảo đáp ứng nhu cầu nguồn lực phát triển kinh tế ban đêm.
9. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương có liên quan lập kế hoạch và triển khai cải thiện hệ thống đô thị, trong đó chú trọng hệ thống chiếu sáng nơi công cộng, hệ thống toilets công cộng, ... ở những địa điểm trọng điểm phát triển kinh tế ban đêm.
10. Bộ Giao thông vận tải:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương có liên quan lập kế hoạch và triển khai cải thiện hệ thống giao thông kết nối thuận tiện, đặc biệt là nghiên cứu mở rộng các tuyến và kéo dài thời gian hoạt động của các phương tiện giao thông công cộng ở những địa điểm trọng điểm phù hợp với hoạt động kinh tế ban đêm.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương có liên quan thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng kinh tế chia sẻ trong hoạt động vận tải, đặc biệt lưu ý đến khung giờ ban đêm.
11. Bộ Y tế tăng cường nhân lực quản lý và phối hợp với các cơ quan, địa phương có liên quan đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là những địa điểm trọng điểm phát triển kinh tế ban đêm.
12. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương có liên quan triển khai các nhiệm vụ nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường; giảm thiểu tác động do chất thải và tiếng ồn từ hoạt động kinh tế ban đêm ảnh hưởng đến người dân địa phương, đặc biệt là những địa điểm trọng điểm phát triển kinh tế ban đêm.
13. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản (theo thẩm quyền) về quy định hoạt động và quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng phù hợp với nhu cầu hoạt động kinh tế ban đêm.
14. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương có liên quan nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách về lao động, việc làm, thanh tra, kiểm tra lao động nhằm đảm bảo môi trường và điều kiện làm việc cho người lao động làm việc về đêm.
15. Các bộ, ngành khác căn cứ chức năng quản lý nhà nước của mình để rà soát, xác định các vấn đề liên quan đến kinh tế ban đêm, xây dựng đề án, quy chế phối hợp quản lý hoạt động kinh tế ban đêm và đề xuất chính sách sửa đổi, bổ sung phù hợp.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;

- Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

- Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: VT, KTTH (2b).

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

Nguyễn Xuân Phúc

KẾ HOẠCH

Triển khai thực hiện nhiệm vụ Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam
(Kèm theo Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)

_______________________
 

TT

Tên nhiệm vụ

Hình thức văn bản trình (Báo cáo, Đề án, Thông tư, Nghị định,...)

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian trình

Cấp trình

1

Đề án phát triển kinh tế ban đêm của địa phương.

Đề án

Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố

Các bộ, ngành liên quan

2020-2021

Thủ tướng Chính phủ (nếu nội dung Đề án vượt thẩm quyền của địa phương)

2

Hướng dẫn thống kê các chỉ tiêu hoạt động kinh tế ban đêm

Thông tư

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các bộ, ngành liên quan

Quý II/2021

 

3

Nghiên cứu, đánh giá, khảo sát về nhu cầu, cơ hội và khó khăn đối với phát triển kinh tế ban đêm; tương tác giữa phát triển kinh tế ban đêm với các mô hình, hoạt động kinh tế mới, hiện đại (như kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử,..).

Báo cáo

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Các bộ, ngành liên quan

Quý IV/2021

Thủ tướng Chính phủ

4

Nghiên cứu các chính sách, biện pháp ưu đãi thuế đối với hoạt động kinh tế ban đêm; và các chính sách, biện pháp nhằm tạo nguồn cho các chi phí phát sinh liên quan tới quản lý kinh tế ban đêm

Báo cáo

Bộ Tài chính

Các Bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an, Ngân hàng Nhà nước, và các bộ, ngành liên quan

Quý II/2021

Thủ tướng Chính phủ

5

Nghiên cứu và xây dựng chính sách thương mại và dịch vụ phù hợp để thúc đẩy phát triển kinh tế ban đêm trên địa bàn một số tỉnh/thành phố trọng điểm, trên cơ sở không trái với các cam kết quốc tế của Việt Nam.

Báo cáo

Bộ Công Thương

Các bộ, ngành và địa phương liên quan

Quý II/2021

Thủ tướng Chính phủ

6

Rà soát, xây dựng quy định hoạt động và quản lý hoạt động vào ban đêm của các loại hình chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng kinh doanh tổng hợp.

Dự thảo Nghị định

Bộ Công Thương

Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công an, Tư pháp và các bộ, ngành, địa phương liên quan

Quý II/2021

Chính phủ

7

Đề xuất một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn một số trung tâm du lịch, phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương và nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch đến từ các thị trường mục tiêu.

Đề án

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các bộ, ngành và địa phương liên quan

Quý II/2021

Thủ tướng Chính phủ

8

Nghiên cứu, đề xuất mô hình thí điểm thành lập lực lượng cảnh sát du lịch tại một số địa phương có tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm để xử lý các vấn đề liên quan đến an ninh, an toàn của du khách.

Đề án

Bộ Công an

Các bộ, ngành và địa phương liên quan

Quý II/2021

Thủ tướng Chính phủ

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem bản dịch TTXVN.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Công báo tiếng Anh
Decision 1129/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 1129/QD-TTg PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất