Nghị quyết 02/NQ-CP 2019 về giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh năm 2019

thuộc tính Nghị quyết 02/NQ-CP

Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:02/NQ-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị quyết
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:01/01/2019
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách, Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh năm 2019

Ngày 01/01/2019, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2019 và định hướng đến 2021.

Theo đó, mục tiêu cụ thể về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019, định hướng đến 2021 được quy định cụ thể như sau:

Về cải thiện Môi trường kinh doanh theo EoDB:

- Nâng xếp hạng chỉ số Khởi sự kinh doanh (gọi tắt là A1) lên 20 – 25 bậc, năm 2019 ít nhất 05 bậc.

- Nâng chỉ số Cấp phép xây dựng (A3) lên 02 – 03 bậc; năm 2019 ít nhất 01 bậc.

- Nâng chỉ số Tiếp cận tín dụng (A4) lên 03 – 05 bậc; năm 2019 ít nhất 01 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Bảo vệ nhà đầu tư (A5) lên 14 -19 bậc; năm 2019 ít nhất 05 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Tiếp cận điện năng (A6) lên 05 – 07 bậc; năm 2019 từ 03 - 05 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Đăng ký tài sản (A7) lên từ 20 – 30 bậc; năm 2019 từ 05 – 08 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới (A8) lên 10 – 15 bậc; năm 2019 từ 03 - 05 bậc…

Về cải thiện năng lực cạnh tranh theo GCI 4.0:

- Nâng xếp hạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật (gọi tắt là B1) lên từ 05 – 10 bậc; năm 2019 ít nhất là 02 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Kiểm soát tham nhũng B2 lên từ 05 – 10 bậc; năm 2019 từ 02 – 05 bậc…

Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.

Xem chi tiết Nghị quyết02/NQ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

Số: 02/NQ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 01 tháng 01 năm 2019

 

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2019 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2021

------

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 69/2018/QH14 ngày 12 tháng 4 năm 2016 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020; Nghị quyết số 48/2017/QH14 ngày 08 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

 

QUYẾT NGHỊ:

 

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

Thực hiện Nghị quyết số 19 hàng năm của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, các bộ, ngành, địa phương đã nhận thức ngày càng rõ trách nhiệm và tham gia ngày càng chủ động, tích cực để cải thiện điểm số và thứ hạng các chỉ số, tiêu chí cụ thể thuộc trách nhiệm quản lý của mình. Nhiều bộ, ngành, địa phương đã chỉ định đầu mối, thiết lập cơ chế theo dõi thực hiện Nghị quyết số 19 cũng như theo dõi việc cung cấp thông tin và kết quả đánh giá, xếp hạng của các tổ chức quốc tế như Bộ Công Thương (Tiếp cận điện năng); Bộ Tài chính (Nộp thuế); Bộ Khoa học và Công nghệ (Đổi mới sáng tạo)..., Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Nộp bảo hiểm xã hội), tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Đồng Tháp, thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hàng ngàn điều kiện kinh doanh bất hợp lý đã được bãi bỏ. Công tác kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu đã được đổi mới cơ bản theo nguyên tắc đánh giá rủi ro, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm đối với nhiều loại hàng hóa. Số lượng dịch vụ công trực tuyến tăng nhanh...

Theo đánh giá, xếp hạng của các tổ chức quốc tế, môi trường kinh doanh năm 2018 của Việt Nam được cải thiện 13 bậc1 so với năm 2016 (trong đó, chỉ số thành phần Tiếp cận điện năng tăng 69 bậc2, Nộp thuế và bảo hiểm xã hội tăng 36 bậc3, Khởi sự kinh doanh tăng 17 bậc4). Chỉ số Hiệu quả logistics tăng 25 bậc5, Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu tăng 14 bậc6...

Hơn 50% doanh nghiệp đã đánh giá môi trường kinh doanh thông thoáng, thuận lợi hơn đáng kể. Những bộ, ngành, địa phương tích cực thực hiện Nghị quyết số 19 cũng là những bộ, ngành, địa phương tiếp tục duy trì được thứ hạng cao hoặc có bước cải thiện mạnh về thứ hạng Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI (do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố); Chỉ số Cải cách hành chính PAR Index (do Bộ Nội vụ công bố);...

Kết quả cải thiện nhanh, rõ nét của môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nước ta được các tổ chức quốc tế đánh giá cao, được doanh nghiệp và người dân ghi nhận.

Mặc dù vậy, xếp hạng môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của Việt Nam mới ở mức trung bình khá trên bình diện quốc tế (xếp thứ 69/190 về môi trường kinh doanh, thứ 77/140 về năng lực cạnh tranh). Trong khu vực ASEAN vẫn chưa vào nhóm 4 nước dẫn đầu (đứng thứ 5 về môi trường kinh doanh, thứ 7 về năng lực cạnh tranh). Bên cạnh một số chỉ số có mức cải thiện nhanh, vẫn còn nhiều chỉ số cải thiện chậm. Đặc biệt một số chỉ số bị tụt hạng mạnh so với khu vực và thế giới như: Giải quyết phá sản doanh nghiệp năm 2018 giảm 8 bậc7 so với 2016, ở vị trí cuối bảng xếp hạng; Giao dịch thương mại qua biên giới giảm 7 bậc8...

Các chỉ số liên quan tới công nghệ, sáng tạo nhằm thích nghi với nền sản xuất mới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 chậm được cập nhật, theo dõi, tập trung cải thiện dẫn tới năm 2018 giảm 01 bậc trong xếp hạng Môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới (WB), giảm 03 bậc trong xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF).

Từ năm 2016, Nghị quyết số 19 đã phân công trách nhiệm của bộ, ngành làm đầu mối theo dõi từng bảng xếp hạng quốc tế và chịu trách nhiệm từng chỉ số cụ thể nhưng không ít bộ, ngành vẫn chưa chỉ định đầu mối, chưa thiết lập cơ chế chỉ đạo trong cơ quan và theo ngành dọc. Vai trò cơ quan đầu mối của các Bộ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với Báo cáo Môi trường kinh doanh của WB và Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu của WEF; Bộ Khoa học và Công nghệ đối với Báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO); Bộ Thông tin và Truyền thông đối với Báo cáo Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Liên hp quốc (UN)) trong việc hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện và cung cấp số liệu còn chưa tích cực, chưa rõ nét. Một số chỉ tiêu dù được cải thiện nhưng do chưa có cơ chế tổng hợp, cung cấp thông tin chính xác đến các tổ chức quốc tế nên thứ hạng của nước ta được đánh giá thấp hơn thực tế (như số năm học trung bình của một người khi đến tuổi trưởng thành theo Báo cáo Chỉ sphát triển Chính phủ điện tử ...).

Đổi mới phương thức thực hiện quản lý nhà nước, nhất là từ tiền kiểm sang hậu kiểm và quản lý rủi ro ở một số ngành, cơ quan còn chậm, thiếu chủ động, chưa quyết liệt; mới tập trung vào các chỉ số nhằm tháo gỡ vướng mắc khi có sức ép mạnh từ cộng đồng doanh nghiệp hoặc chỉ đạo trực tiếp của cấp trên. Những chỉ số ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa được quan tâm đúng mức. Một số hành động cải cách chưa thực chất, còn hình thức. Chi phí cơ hội, chi phí không chính thức của doanh nghiệp trong khởi sự kinh doanh, trong hoạt động cũng như chi phí về thời gian, tiền bạc của người dân trong tiếp cận các dịch vụ công đã giảm nhưng vẫn còn nhiều. Không ít nơi, ít lúc doanh nghiệp, người dân vẫn bị gây khó khăn, nhũng nhiễu bởi những quy định còn nặng tính cục bộ của một số cơ quan công quyền và một bộ phận công chức, viên chức.

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng, các quốc gia, nền kinh tế đều nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh và chú trọng đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, sáng tạo nhằm thích ứng với nền sản xuất mới. Mục tiêu tăng thứ hạng trên thế giới, vào nhóm 4 quốc gia dẫn đầu trong khu vực ASEAN đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hơn trước rất nhiều. Trong nước, cộng đồng doanh nghiệp và toàn xã hội phấn khởi trước những thành tựu phát triển kinh tế, xã hội song cũng đòi hỏi các cơ quan công quyền phải đổi mới mạnh mẽ hơn theo hướng công khai, minh bạch nhằm tạo điều kiện thông thoáng nhất để mọi người dân đều đóng góp công sức, của cải phát triển sản xuất kinh doanh làm giàu cho mình, cho đất nước.

Nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 theo Nghị quyết của Quốc hội, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động, Chính phủ ban hành Nghị quyết này tiếp nối các Nghị quyết số 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

II. MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2019, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2021

1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao thứ hạng trong các xếp hạng quốc tế của WB, WEF, WIPO, UN về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh... nhằm thích ứng với nền sản xuất mới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập; giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động; giảm chi phí đầu vào, chi phí cơ hội, chi phí không chính thức cho doanh nghiệp và người dân; góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Chính phủ về phát triển kinh tế xã hội. Phấn đấu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh nước ta thuộc nhóm ASEAN 4.

a) Nâng xếp hạng Môi trường kinh doanh - EoDB (của WB)9 lên 15 - 20 bậc; trong năm 2019 tăng 5 - 7 bậc.

b) Nâng xếp hạng Năng lực cạnh tranh - GCI 4.0 (của WEF)10 tăng 5 - 10 bậc; trong năm 2019 tăng 3-5 bậc.

c) Nâng xếp hạng Đổi mới sáng tạo - GII (của WIPO)11 lên 5 - 7 bậc; trong năm 2019 tăng từ 2 - 3 bậc.

d) Nâng xếp hạng Hiệu quả logistics (của WB)12 lên 5 -10 bậc.

đ) Nâng xếp hạng Năng lực cạnh tranh du lịch (của WEF)13 lên 10 - 15 bậc; trong năm 2019 tăng 7 - 10 bậc.

e) Nâng xếp hạng Chính phủ điện tử (của UN)14 lên 10 - 15 bậc năm 2020.

2. Một số mục tiêu cụ thể

a) Về cải thiện Môi trường kinh doanh theo EoDB:

- Nâng xếp hạng chỉ số Khởi sự kinh doanh (gọi tắt là A1) lên 20 - 25 bậc; năm 2019 ít nhất 5 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Nộp thuế và Bảo hiểm xã hội (A2) lên 30 - 40 bậc; năm 2019 từ 7 - 10 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Cấp phép xây dựng (A3) lên 2 - 3 bậc; năm 2019 ít nhất 1 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Tiếp cận tín dụng (A4) lên 3 - 5 bậc; năm 2019 ít nhất 1 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Bảo vệ nhà đầu tư (A5) lên 14 - 19 bậc; năm 2019 ít nhất 5 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Tiếp cận điện năng (A6) lên 5 - 7 bậc; năm 2019 từ 3 - 5 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Đăng ký tài sản (A7) lên từ 20 - 30 bậc; năm 2019 từ 5 - 8 bc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Giao dịch thương mại qua biên giới (A8) lên 10 - 15 bậc; năm 2019 từ 3 - 5 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Giải quyết tranh chấp hợp đồng (A9) lên 8 - 12 bậc; năm 2019 ít nhất 3 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Phá sản doanh nghiệp (A10) lên 10 -15 bậc; năm 2019 tăng ít nhất 3 bậc.

b) Về cải thiện năng lực cạnh tranh theo GCI 4.0:

- Nâng xếp hạng chỉ số Chi phí tuân thủ pháp luật15 (gọi tắt là B1) lên từ 5 - 10 bậc; năm 2019 ít nhất 2 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Kiểm soát tham nhũng16 (B2) lên từ 5 đến 10 bậc; năm 2019 từ 2 - 5 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Chất lượng quản lý hành chính đất đai17 (B3) lên từ 5 đến 8 bậc; năm 2019 từ 2 - 3 bậc.

- Nâng xếp hạng nhóm chỉ số Hạ tầng18 (B4) lên từ 3 - 5 bậc; năm 2019 ít nhất 1 bậc.

- Nâng xếp hạng nhóm chỉ số ng dụng công nghệ thông tin19 (B5) lên từ 20 đến 25 bậc; năm 2019 ít nhất 5 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Chất lượng đào tạo nghề20 (B6) lên từ 20-25 bậc; năm 2019 ít nhất 5 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Vốn hóa thị trường chứng khoán21 (B7) lên từ 10 - 15 bậc; năm 2019 ít nhất 5 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển22 (B8) lên 6 - 10 bậc; năm 2019 ít nhất 2 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Tăng trưởng về doanh nghiệp đổi mới sáng tạo23 (B9) lên từ 20 - 25 bậc; năm 2019 ít nhất 5 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Công ty có ý tưởng sáng tạo mới đột phá24 (B10) lên từ 5 - 10 bậc, năm 2019 ít nhất 2 bậc.

c) Về cải thiện các chỉ số Đổi mới sáng tạo:

Về các chỉ số Đổi mới sáng tạo theo GII:

- Nâng xếp hạng nhóm chỉ số Hạ tầng công nghệ thông tin25 (gọi tắt là C1) lên 10 - 15 bậc; năm 2019 tăng 5 - 7 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Tuyển dụng lao động thâm dụng tri thức26 (C2) lên từ 15 - 20 bậc; năm 2019 tăng 5 - 7 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Hợp tác nghiên cứu nhà trường - doanh nghiệp27 (C3) lên 10 - 15 bậc; năm 2019 tăng 3 - 5 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Công nghệ thông tin và sáng tạo trong mô hình kinh doanh28 (C4) lên 15 - 20 bậc; năm 2019 tăng 5 - 7 bậc.

- Nâng xếp hạng chỉ số Công nghệ thông tin và sáng tạo trong mô hình của tổ chức29 (C5) lên 10 - 15 bậc; năm 2019 tăng 3 - 5 bậc.

- Nâng xếp hạng các chỉ số thuộc nhóm Sáng tạo trực tuyến30 (C6) lên 10 - 14 bậc; năm 2019 tăng 3 - 5 bậc.

Về nhóm chỉ số trụ cột Công nghệ và Đổi mới sáng tạo31 theo đánh giá Mức độ sẵn sàng cho sản xuất tương lai32 của WEF:

- Nâng xếp hạng các chỉ số thuộc nhóm Giải pháp công nghệ33 (gọi tắt là C7) lên 15 - 20 bậc; năm 2019 tăng 5 - 7 bậc.

- Nâng xếp hạng các chỉ số thuộc nhóm Năng lực Đổi mới sáng tạo34 (C8) lên 10 - 15 bậc; năm 2019 tăng 3 - 5 bậc.

- Nâng xếp hạng các chỉ số thuộc nhóm Nguồn nhân lực35 (C9) lên 10 - 15 bậc; năm 2019 tăng 3 - 5 bậc.

d) Về cải thiện xếp hạng Hiệu quả logistics: Nâng xếp hạng chỉ số Chất lượng và năng lực các dịch vụ logistics (gọi tắt là D1) lên 3 - 5 bậc; năm 2019 từ 1 - 2 bậc.

đ) Về các chỉ số theo xếp hạng Năng lực cạnh tranh du lịch: Nâng xếp hạng nhóm chỉ số Mức độ ưu tiên cho ngành du lịch (gọi tắt là Đ1) lên 15 - 20 bậc; năm 2019 từ 5 - 7 bậc.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường trách nhiệm của các bộ được phân công làm đầu mối theo dõi việc cải thiện các bộ chỉ số và các bộ được phân công chủ trì, chịu trách nhiệm đối với các nhóm chỉ số, chỉ số thành phần.

a) Phân công các bộ đầu mối theo dõi việc cải thiện các bộ chỉ số như sau:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối theo dõi bộ chỉ số Môi trường kinh doanh của WB và Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 của WEF.

- Bộ Khoa học và Công nghệ làm đầu mối theo dõi bộ chỉ số Đổi mới sáng tạo của WIPO và nhóm chỉ số Công nghệ và Đổi mới sáng tạo theo đánh giá Mức độ sẵn sàng cho sản xuất tương lai của WEF.

- Bộ Công Thương làm đầu mối theo dõi bộ chỉ số Hiệu quả logistics của WB.

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm đầu mối theo dõi bộ chỉ số Năng lực cạnh tranh du lịch của WEF.

- Bộ Thông tin và Truyền thông làm đầu mối theo dõi bộ chỉ số Phát triển Chính phủ điện tử của UN.

b) Phân công các bộ, cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm đối với các nhóm chỉ số, chỉ số thành phần cụ thể như sau:

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chỉ số A1 và A5.

- Bộ Tài chính: Chỉ số A8, B7 và cấu phần Nộp thuế trong chỉ số A2.

- Bộ Thông tin và Truyền thông: Chỉ số B5, C1, C4, C5 và C6.

- Bộ Giao thông vận tải: Chỉ số B4.

- Bộ Xây dựng: Chỉ số A3.

- Bộ Tài nguyên và Môi trường: Chỉ số A7 và B3.

- Ngân hàng nhà nước Việt Nam: Chỉ số A4.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Chỉ số B6 và C2.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chỉ số C3 và C9.

- Thanh tra Chính phủ: Chỉ số B2.

- Bộ Khoa học và Công nghệ: Chỉ số B8, B9, B10, C7 và C8.

- Bộ Công Thương: Chỉ số A6 và D1.

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chỉ số Đ1.

- Bộ Tư pháp: Chỉ số B1; tham mưu cho Chính phủ và trực tiếp thực hiện (khi được ủy quyền) giải pháp cải thiện chỉ số A9 và A10.

- Bảo hiểm xã hội Việt Nam: cấu phần “Nộp bảo hiểm” trong chỉ số A2.

c) Các bộ được phân công làm đầu mối theo dõi các bộ chỉ số (nêu tại điểm a, khoản 1, mục III) và các bộ, cơ quan được phân công chủ trì, chịu trách nhiệm đối với các nhóm chỉ số, chỉ sthành phần (nêu tại điểm b, khoản 1 mục III) có trách nhiệm:

- Căn cứ Nghị quyết này xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện, trong đó đề ra các nhiệm vụ, giải pháp, cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện và thời hạn hoàn thành theo các mục tiêu, nhiệm vụ được giao; ban hành trong Quý I năm 2019.

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn các bộ, cơ quan, địa phương để có cách hiểu đúng, thống nhất về các bộ chỉ số, nhóm chỉ số, chỉ số thành phần, các mục tiêu, mẫu biểu báo cáo; ban hành trong Quý I năm 2019. Tài liệu hướng dẫn phải được công khai trên Trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan.

- Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện tại các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp liên quan; kịp thời đề xuất, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách, giải pháp, nhiệm vụ phát sinh để cải thiện các chỉ số được phân công.

- Chủ động kết nối với các tổ chức quốc tế; tạo lập kênh thông tin để cung cấp, cập nhật đầy đủ, kịp thời nhằm đánh giá, xếp hạng khách quan, chính xác.

- Tổng hợp kết quả thực hiện cải thiện các chỉ số được phân công, định kỳ hàng quý báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ để tổng hợp vào báo cáo chung về tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết.

d) Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan: (i) Thúc đẩy hợp tác với các đối tác, tổ chức quốc tế về môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh; (ii) đôn đốc WEF hoàn thành báo cáo về Việt Nam sẵn sàng tham gia cách mạng công nghiệp 4.0 vào đầu năm 2020 và triển khai xây dựng Trung tâm đổi mới sáng tạo.

2. Tiếp tục bãi bỏ, đơn giản hóa các quy định về điều kiện kinh doanh; thực thi đầy đủ, triệt để những cải cách về điều kiện kinh doanh đã thực hiện trong năm 2018.

a) Các bộ, cơ quan ngang bộ:

- Tiếp tục rà soát, trình Chính phủ bãi bỏ, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh không rõ ràng, không cụ thể, không khả thi36 trước quý III năm 2019.

- Đẩy nhanh tiến độ soạn thảo Luật sửa đổi các luật có liên quan trình Chính phủ để trình Quốc hội bãi bỏ, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh được quy định tại các luật chuyên ngành theo phương án đã được phê duyệt.

- Công bố đầy đủ các điều kiện kinh doanh đã được bãi bỏ, các điều kiện kinh doanh đã được đơn giản hóa trong năm 2018.

b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo dõi, chỉ đạo các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện đảm bảo thực thi đầy đủ điều kiện kinh doanh đã bị bãi bỏ, những nội dung được đơn giản hóa của các quy định về điều kiện kinh doanh; không tự đặt thêm điều kiện kinh doanh trái quy định của pháp luật; xử lý nghiêm những cán bộ, công chức không thực hiện đúng, đầy đủ các quy định mới về điều kiện kinh doanh.

c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì:

- Đánh giá mức độ thay đổi và tác động thực chất đối với doanh nghiệp của những cải cách, bãi bỏ đơn giản hóa các quy định về điều kiện kinh doanh do các bộ, ngành thực hiện năm 2018; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6 năm 2019.

- Theo dõi, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện cải cách toàn diện các quy định về điều kiện kinh doanh ở các bộ, ngành, địa phương; định kỳ hàng quý báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết ngay các chậm trễ, sai lệch, biến tướng và các vấn đề mới phát sinh.

- Chủ trì xây dựng, trình Chính phủ Đề án cắt giảm ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu tư trong quý IV năm 2019.

3. Tiếp tục thực hiện cải cách toàn diện công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành và kết nối Cổng thông tin một cửa quốc gia

a) Các bộ, cơ quan ngang bộ:

- Đến hết năm 2019, thực hiện đầy đủ các nguyên tắc cải cách về quản lý, kiểm tra chuyên ngành, gồm: (i) áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá, phân tích về mức độ tuân thủ của doanh nghiệp và mức độ, quy mô rủi ro của hàng hóa; (ii) chuyển mạnh sang hậu kiểm, chủ yếu thực hiện tại giai đoạn lưu thông hàng hóa tại thị trường nội địa; (iii) minh bạch về danh mục mặt hàng kiểm tra chuyên ngành kèm mã số HS ở cấp độ chi tiết; minh bạch về chế độ quản lý và chi phí; (iv) áp dụng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4.

- Rà soát, bãi bỏ, chấm dứt việc quy định thủ tục hành chính trong công văn hướng dẫn. Hoàn thành trong quý I năm 2019.

- Công bcông khai đầy đủ trên trang thông tin điện tử của bộ quản lý chuyên ngành về danh mục các mặt hàng kiểm tra chuyên ngành đã cắt giảm (kèm theo mã HS) trong quý I năm 2019. Trước tháng 6 năm 2019, hoàn thành rà soát, cắt giảm thực chất 50% số mặt hàng thuộc danh mục mặt hàng kiểm tra chuyên ngành37 và thực hiện việc công khai đầy đủ danh mục này.

- Trong năm 2019, hoàn thành tập trung một đầu mối duy nhất thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với một sản phẩm, hàng hóa.

- Nghiên cứu, xây dựng giải pháp kỹ thuật kết nối đồng bộ hệ thống VNACC/VCIS và tất cả các thủ tục hành chính về quản lý, kiểm tra chuyên ngành vào Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018 - 2020.

b) Bộ Tài chính chủ trì theo dõi tình hình và đánh giá kết quả thực hiện cải cách về quản lý, kiểm tra chuyên ngành; đánh giá mức độ thay đổi và tác động thực chất đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu; định kỳ hàng quý báo cáo và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết ngay các chậm trễ, sai lệch, biến tướng và các vấn đề mới phát sinh.

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo dõi, chỉ đạo các sở ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện đảm bảo thực thi đầy đủ các quy định về cắt giảm danh mục mặt hàng và cải cách thủ tục hành chính về kiểm tra chuyên ngành.

4. Đẩy mạnh thanh toán điện tử và cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4

a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chỉ đạo thực hiện cung cấp ít nhất 30% số dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền giải quyết ở cấp độ 4; cho phép người dân, doanh nghiệp thanh toán không dùng tiền mặt bằng nhiều phương tiện khác nhau; đẩy mạnh phương thức tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.

b) Bộ Thông tin và Truyền thông:

- Trước quý II năm 2019, tháo gỡ triệt để những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp viễn thông trong cấp phép khai thác băng tần 2.6GHz triển khai mạng 4G; đảm bảo cho các doanh nghiệp viễn thông được thi tuyển, đấu giá, cấp phép băng tần theo đúng quy định của pháp luật.

- Trong quý I năm 2019, chủ trì, hoàn thành xây dựng Kiến trúc tổng thể Chính phủ điện tử Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025; hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, cập nhật Kiến trúc Chính phủ điện tử (đối với cấp bộ), Kiến trúc Chính quyền điện tử (đối với cấp tỉnh).

c) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Trước quý III năm 2019, báo cáo Chính phủ phương án cho phép nạp tiền mặt vào ví điện tử không qua tài khoản thanh toán ngân hàng; xác định hạn mức số tiền tối đa nạp ví điện tử và giá trị giao dịch hàng tháng. Yêu cầu các ngân hàng thương mại, các tổ chức trung gian thanh toán áp dụng Tiêu chuẩn cơ sở QR code để đảm bảo khả năng tương thích giữa các giải pháp thanh toán trên nền QR code. Phối hợp với Bộ Tài chính liệt kê và công khai chi tiết danh mục các giao dịch bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng, nghiên cứu đề xuất Chính phủ sửa đổi các quy định của pháp luật để khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch về bất động sản.

- Trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 222/2013/NĐ-CP về thanh toán bằng tiền mặt trong quý IV năm 2019.

d) Bộ Tài chính, thực hiện trước quý III năm 2019 rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về cơ chế tài chính cho phép các tổ chức hành chính, sự nghiệp và doanh nghiệp được chi trả phí dịch vụ cho các dịch vụ thanh toán điện tử.

đ) Bộ Công an:

- Đẩy nhanh tiến độ triển khai nhiệm vụ được giao tại Đán đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013 - 2020.

- Chủ trì xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông; áp dụng thống nhất việc định danh các khoản thu phạt vi phạm hành chính (mã ID); kết nối, chia sẻ thông tin thu phạt với Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp được giao quản lý mạng bưu chính công cộng, cung ứng dịch vụ bưu chính công ích và các đơn vị có liên quan; ứng dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong thu phạt vi phạm hành chính.

e) Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh thực hiện các giải pháp vận động, khuyến khích phát triển người nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt với mục tiêu đạt 50% số người nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, mai táng phí, tử tuất,... sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực đô thị.

g) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo các tổ chức, đơn vị liên quan tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người hưởng nhận các khoản trợ cấp qua các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, đảm bảo ít nhất trên địa bàn đô thị đạt 10% đến hết năm 2019 và 30% đến hết năm 2020.

h) Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan:

- Thiết lập và đưa vào vận hành Cổng dịch vụ công quốc gia trước tháng 12 năm 2019; kết nối với Cổng thông tin một cửa quốc gia, Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh và các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

- Triển khai thực hiện và tổ chức kiểm tra việc cải cách thủ tục hành chính, triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính... Theo dõi, đôn đốc, tham mưu việc triển khai dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4 ở các bộ, ngành, địa phương.

i) Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo tất cả các công ty điện lực phối hợp với các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thu tiền điện bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; khuyến khích người sử dụng điện thanh toán tiền điện bằng các giải pháp điện tử, di động; trong năm 2019 tăng gấp đôi số người sử dụng điện thanh toán tiền điện bằng phương thức thanh toán điện tử.

k) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo hoàn thành các nhiệm vụ:

- Ban hành kế hoạch thực hiện cung cấp ít nhất 30% số dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền ở cấp độ 4; hoàn thành trước tháng 12/2019. Đẩy mạnh phương thức tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích.

- Yêu cầu 100% trường học, bệnh viện, công ty điện, công ty cấp, thoát nước, công ty vệ sinh môi trường, các công ty viễn thông, bưu chính trên địa bàn đô thị phối hợp với các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để thu học phí, viện phí, tiền điện... bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, ưu tiên giải pháp thanh toán trên thiết bị di động, thanh toán qua thiết bị chấp nhận thẻ. Hoàn thành trước tháng 12 năm 2019.

5. Phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (startup).

a) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp phải quán triệt đầy đủ nguyên tắc:

- Phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo phải lấy doanh nghiệp làm trung tâm; tăng cường vai trò nghiên cứu của các trường đại học; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ các chương trình khoa học trọng điểm, các nghiên cứu cấp bộ và hoạt động của các viện nghiên cứu nhà nước; khuyến khích thành lập các viện nghiên cứu tư nhân, nhất là trong lĩnh vực khoa học, công nghệ.

- Hệ thống thể chế phải thực sự khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, tham gia nghiên cứu và phát triển (R&D) và trí tuệ nhân tạo.

- Tuyệt đối không sử dụng các công cụ hành chính can thiệp vào hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học.

b) Các bộ, ngành, địa phương trong phạm vi thẩm quyền khuyến khích các hoạt động đổi mới sáng tạo; tạo thuận lợi tối đa và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phát triển thị trường; khuyến khích các doanh nghiệp lớn đầu tư thực hiện vai trò “bà đỡ” cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phát triển.

c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ Đề án thành lập Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia trong tháng 3 năm 2019; Chiến lược phát triển quốc gia về cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong tháng 9 năm 2019.

d) Bộ Khoa học và Công nghệ tập trung triển khai các giải pháp để tiếp thu và làm chủ các công nghệ cốt lõi của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo. Đẩy mạnh cơ cấu lại chương trình khoa học và công nghệ quốc gia theo hướng coi doanh nghiệp là trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia. Phát triển Trung tâm khởi nghiệp quốc gia thống nhất; xây dựng Mạng lưới kết nối khởi nghiệp quốc gia. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh triển khai mạnh mẽ, toàn diện đề án “Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa”.

đ) Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển không gian khởi nghiệp sáng tạo trong các trường đại học.

e) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi và ban hành Thông tư hướng dẫn nội dung chi và quản lý quỹ phát triển của doanh nghiệp nhằm thúc đẩy tinh thần, hoạt động đổi mới sáng tạo, chuyển giao công nghệ tại doanh nghiệp; cho phép doanh nghiệp tự chủ, tự quyết định sử dụng quỹ nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp cho đổi mới sáng tạo và đầu tư cho khởi nghiệp sáng tạo.

g) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn tăng cường tổ chức các hoạt động sáng tạo, trải nghiệm khoa học.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

a) Coi việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên, trực tiếp chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; phân công đơn vị làm đầu mối thực hiện tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của bộ, ngành, địa phương.

b) Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết và hướng dẫn của các bộ đầu mi về các bộ chỉ số, hướng dẫn của các bộ, cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm về các nhóm chỉ số; chỉ số thành phần xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện và ban hành trong quý I năm 2019; gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng chính phủ đtổng hp.

c) Thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện Chương trình, Kế hoạch thực hiện các Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

d) Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo. Trước ngày 15 của tháng cuối quý và trước ngày 15 tháng 12, tổng hợp báo cáo, đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện trong quý và cả năm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng cuối quý và cuối năm.

2. Từng bộ, ngành, địa phương tổ chức công tác truyền thông về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh thuộc phạm vi trách nhiệm của mình. Thông tấn xã Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan báo chí chủ động hỗ trợ các bộ, cơ quan, địa phương tổ chức truyền thông, quán triệt, phổ biến Nghị quyết sâu rộng trong các ngành, các cấp; tăng cường theo dõi, giám sát của các cơ quan truyền thông, báo chí về kết quả thực hiện Nghị quyết.

3. Bộ Nội vụ nghiên cứu lồng ghép một số tiêu chí đánh giá, xếp hạng việc thực thi Nghị quyết vào nội dung khảo sát hàng năm của chỉ số cải cách hành chính và chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS).

4. Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh chủ trì, chịu trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ theo dõi, đánh giá độc lập về tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết, trong đó nêu rõ các bộ, ngành, địa phương làm tốt và nơi làm chưa tốt. Định kỳ hàng năm công khai kết quả khảo sát, đánh giá trong Chính phủ.

5. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng theo dõi, đánh giá độc lập thường xuyên về tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tiến hành điều tra và công bố chỉ số PCI, tiến hành đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp trên các lĩnh vực như thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, tiếp cận điện năng...; tổng hợp những bất cập, vướng mắc của pháp luật mà doanh nghiệp kiến nghị; chủ trì thực hiện chương trình hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững, chương trình “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam” và chương trình nâng cao năng lực cho các hiệp hội doanh nghiệp.

6. Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ thực hiện khảo sát, đánh giá và công bố thường niên Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính (APCI)./.

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Viện NCQLKTTW, Văn phòng PTBV (Bộ KH&ĐT);
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ l
ý TTg, Tổng Thư ký HĐQG về PTBV và Nâng cao NLCT, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục;
- Lưu: VT, KSTT (2).XH

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG





 

Nguyễn Xuân Phúc

 

 

-------------------

1 Từ thứ 82 lên thứ 69 theo đánh giá, xếp hạng của Ngân hàng thế giới.

2 Từ thứ 96 lên thứ 27

3 Từ thứ 167 lên thứ 131

4 Từ thứ 121 lên thứ 104

5 Từ thứ 64 lên thứ 39

6 Từ thứ 59 lên thứ 45

7 Từ thứ 125 xuống thứ 133

8 Từ thứ 93 xuống thứ 100

9 Xếp hạng Doing Business (xem tại http://www.doingbusiness.org/)

10 Xếp hạng Global Competitiveness Index 4.0 (xem tại https://www.weforum.org/reports/the-global-competitveness-report-2018)

11 Xếp hạng Global Innovation Index (xem tại https://www.globalinnovationindex.org/gii-2018-report)

12 Xếp hạng Logistics Performance Index (xem tại https://lpi.worldbank.org/international/global)

13 Xếp hạng Travel and Tourism Competitiveness Index

(xem tại https://www.weforum.org/reports/the-travel-tourism-competitiveness-report-2017)

14 Xếp hạng E-Government Development Index (trong báo cáo United Nation E-Government Survey, xem tại https://publicadministration.un.org/egovkb/en-us/Reports/UN-E-Govemment-Survey-2018)

15 Thuộc Trụ cột 1, GCI 4.0

16 Thuộc Trụ cột 1, GCI 4.0

17 Thuộc Trụ ct 1, GCI 4.0

18 Trụ cột 2, GCI 4.0

19 Trụ cột 3, GCI 4.0

20 Thuộc Trụ cột 6, GCI 4.0

21 Thuộc Trụ cột 9, GCI 4.0

22 Thuộc Trụ cột 12, GCI 4.0

23 Thuộc Trụ cột 11, GCI 4.0

24 Thuộc Trụ cột 11, GCI 4.0

25 Trụ cột 3- Cơ sở hạ tầng, GII

26 Thuộc Trụ cột 5 - Trình độ phát triển kinh doanh, GII

27 Thuộc Trụ cột 5 - Trình độ phát triển kinh doanh, GII

28 Thuộc Trụ cột 7 - Sản phẩm sáng tạo, GII

29 Thuộc Trụ cột 7 - Sản phẩm sáng tạo, GII

30 Thuộc Trụ cột 7- Sản phẩm sáng tạo, GII

31 Động lực Công nghệ và Đổi mới sáng tạo - Technology & Innovation

32 Xếp hạng Readiness for Future of Production Assessment

33 Technology Platform

34 Ability to innovate

35 Human capital

36 Theo rà soát các Nghị định về cắt giảm điều kiện kinh doanh được ban hành trong năm 2018 và các điều kiện kinh doanh hiện nay cho thấy vẫn còn một số điều kiện kinh doanh không cần thiết, không cụ thể, không khả thi và có thể dẫn tới những rủi ro cho doanh nghiệp. Do đó, những điều kiện kinh doanh như vậy cần tiếp tục rà soát và kiến nghị bãi bỏ, đơn giản hóa.

37 Danh mục mặt hàng quản lý, kiểm tra chuyên ngành tính tại thời điểm ban hành Nghị quyết 19-2018 (ngày 15 tháng 5 năm 2018).

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

Resolution No. 02/NQ-CP dated January 01, 2019 of the Government on continuing implementation of major tasks and solutions for improving the business environment and the national competitiveness in 2019 and orientation towards 2021

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015;

Pursuant to Resolution No. 69/2018/QH14 dated April 12, 2016 of the National Assembly on the 5-year socioeconomic development plan from 2016-2020; Resolution No. 48/2017/QH14 dated November 8, 2018 of the National Assembly on the socio-economic development plan for 2019;

At the proposal of the Minister of Planning and Investment,

DECIDES:

I. GENERAL EVALUATION

Thanks to implementation of the Government s annual Resolutions No. 19 on improving the business environment and the national competitiveness, ministries, agencies and localities have become increasingly aware of their responsibilities and have actively participated in improving scores and ranking of indicators and/or specific criteria in their assigned management scope. Many ministries, agencies and localities, such as the Ministry of Industry and Trade (Getting electricity); Ministry of Finance (Paying taxes); Ministry of Science and Technology (Innovation) ...; the Viet Nam Social Security (Paying social insurance), Quang Ninh Province, Dong Thap Province, Ha Noi, and Ho Chi Minh City, have designated focal points, set up mechanisms to monitor the implementation of Resolutions No. 19 as well as to monitor the information, evaluation results and rankings of international organizations.

Thousands of unreasonable business conditions have been abolished. Specialized inspection of import-export goods has been fundamentally renewed under the principle of risk assessment, shifting from pre-check to post-check for many goods. The number of online public services has increased rapidly.

According to the evaluation and ranking of international organizations, Viet Nam has improved 13 ranks [1] in terms of business environment in 2018 compared to 2016 (in which, Getting Electricity jumps [2] 69 places, Paying Taxes and Social Insurance climbs [3] 36 places, Starting a Business jumps [4] 17 places). Logistics Performance Index climbs [5] 25 places, and Global Innovation Index jumps [6] 14 places...

More than 50% of businesses assessed the business environment has become more open and convenient. Ministries, agencies and localities that actively implement Resolutions No. 19 are also ones that continue to maintain high rankings and/or gain strong improvements in rankings with respect to the Viet Nam Provincial Competitiveness Index (PCI) (published by the Viet Nam Chamber of Commerce and Industry); and the Public Administration Reform Index (PAR Index) (announced by the Ministry of Home Affairs)...

The rapid and clear improvements of the business environment and the national competitiveness are highly appreciated by international organizations and well-recognized by enterprises and the people.

However, Viet Nam’s business environment and national competitiveness rankings remain at average level on global scale (ranking 69th out of 190 economies in terms of business environment, 77th out of 140 in terms of competitiveness). In the ASEAN region, Viet Nam is still not in the top 4 countries (ranking 5th in terms of business environment, 7th in terms of competitiveness). Besides some indexes that have improved quickly, many indexes still observe slow improvements. Particularly, some indexes have dropped sharply compared to the region and the world such as: Resolving Insolvency in 2018 down 8 ranks [7] compared to 2016, at the bottom of the rankings; and trading across Borders down 7 places [8]...

Indexes related to technology and innovation to adapt to new generation of manufacturing in the 4thindustrial revolution are slowly updated, monitored and improved, business environment ranking fell by one place according to the World Bank, and Global Competitiveness dipped by 03 ranks as the World Economic Forum (WEF) reported.

Since 2016, Resolutions No. 19 has delegated responsibilities to ministries and agencies acting as the focal points to monitor each international ranking and be responsible for each specific index. However, many ministries and agencies have not yet designated the focal point or established mechanisms for internal direction in the respective ministry or the agency. The role as focal agencies of ministries (The Ministry of Planning and Investment to report on the WB s Business Environment Index and WEF’s Global Competitiveness Index; the Ministry of Science and Technology for Global Innovation Index of the World Intellectual Property Organization (WIPO); the Ministry of Information and Communications for the E-Government Development Index of the United Nations (UN)), in guiding other ministries, agencies, and localities to implement and provide data, remain limited and unclear. Although some indicators have been improved, Viet Nam’s rankings remain lower than reality due to the lack of clear mechanisms to synthesize and provide accurate information to international organizations (such as the average number of years of study of a person when he reaches adulthood according to the E-Government Development Index Report ...).

Innovation in state management approach, especially shifting from pre-check to post-check and risk management in a number of sectors and agencies, remains slow, unprofessional, and not drastic enough. Attention has only been paid to removing obstacles of some indexes in response to strong pressure from the business community and/or under direct instruction of superiors. Indexes that have indirectly impact on production and business activities have not been given adequate attention. Some reform actions lack in substance and still at outer appearance. Opportunity costs, unofficial costs of businesses in starting a business, costs in operations as well as costs in terms of time and money of people in access to public services have decreased but remain rampant. At times businesses and the people still have to face with difficulties and harassment due to local regulations of a few public agencies and a part of civil servants and public officials.

In the context of the 4th industrial revolution and increasing international competition, all countries and economies are striving to improve the business environment and focus on innovating and improving technology and innovation capacity to adapt to new generation of manufacturing. The target to improve the national rankings in the world to put Viet Nam in the group of four leading countries in ASEAN region, requires us to work harder than before. Internally, the business community and the whole society are excited by the achievements on socio-economic development but also require public agencies to innovate more strongly towards publicity and transparency in order to create the most open conditions to all people to contribute their effort and properties to production and business development to enrich themselves and the country.

In order to successfully achieve the objectives and tasks on socio-economic development in 2019 according to the Resolution approved by the National Assembly, creating strong transformation in the business environment, improving competitiveness and productivity, the Government has issued this Resolution in continuation of previous years’ Resolutions No. 19 on improving the business environment and the national competitiveness.

II. MAJOR OBJECTIVES AND TARGETS TO IMPROVE THE BUSINESS ENVIRONMENT AND THE NATIONAL COMPETITIVENESS IN 2019, AND ORIENTATIONS TOWARDS 2021

1. General objectives

Improve Viet Nam’s international rankings on reports by the WB, WEF, WIPO, and UN on the business environment and the national competitiveness ... to adapt to new generation of manufacturing in the Industry 4.0. Strongly improve the business environment, rapidly increase the number of newly established enterprises; reduce the ratio of dissolved or suspended enterprises; reduce input costs, opportunity costs, and unofficial costs for enterprises and the people; contribute to the successful implementation of the Government s Resolution on socio-economic development. Strive to put Viet Nam’s business environment and competitiveness into the ASEAN top 4.

a) Raising the Ease of Doing Business ranking - EoDB (WB)[9] by 15 - 20 steps; in 2019 improving by 5 - 7 steps.

b) Raising the Global Competitiveness ranking - GCI 4.0 (WEF)[10] by 5 - 10 steps; in 2019 improving by 3 - 5 steps.

c) Raising the Global Innovation ranking - GII (WIPO)[11] by 5 - 7 steps; in 2019 improving by 2-3 steps

d) Raising the Logistics Performance ranking (WB)[12] by 5 -10 steps.

dd) Raising the Travel and Tourism Competitiveness ranking (of WEF)[13] by 10 - 15 steps; in 2019 improving by 7- 10 steps.

e) Raising the E-Government Development ranking (UN)[14] by 10-15 steps in 2020.

2. Some specific targets

a) Regarding improving the business environment according to EoDB Index:

- Raising ranking of the Starting a Business index (A1) by 20-25 steps; in 2019 improving by at least 5 steps.

- Raising ranking of the Paying Taxes and Social Insurance index (A2) by 30-40 steps; in 2019 improving by 7-10 steps.

- Raising ranking of the Dealing with Construction Permits index (A3) by 2-3 steps; in 2019 improving by at least 1 step.

- Raising ranking of the Getting Credit index (A4) by 3-5 steps; in 2019 improving by at least 1 step.

- Raising ranking of the Protecting Minority Investors index (A5) by 14-19 steps; in 2019 improving by at least 5 steps.

- Raising ranking of the Getting Electricity index (A6) by 5 - 7 steps; in 2019 improving by 3-5 steps.

- Raising ranking of the Registering Property index (A7) by 20-30 steps; in 2019 improving by 5-8 steps.

- Raising ranking of the Trading across Borders index (A8) by 10-15 steps; in 2019 improving by 3-5 steps.

- Raising ranking of the Enforcing Contracts index (A9) by 8-12 steps; in 2019 improving by at least 3 steps.

- Raising ranking of the Resolving Insolvency index (A10) by 10 -15 steps; in 2019 improving by at least 3 steps.

b) Regarding improving the competitiveness according to GCI 4.0 Index:

- Raising ranking of the Burden of government regulation index [15] (B1) by 5 - 10 steps; in 2019 improving by at least 2 steps.

- Raising ranking of the Incidence of corruption index [16] (B2) by 5 - 10 steps; in 2019 improving by 2 - 5 steps.

- Raising ranking of the Quality of land administration index [17] (B3) by 5 - 8 steps; in 2019 improving by 2-3 steps.

- Raising ranking of the Infrastructure index group [18] (B4) by 3 - 5 steps; in 2019 improving by at least 1 step.

- Raising ranking of the ICT adoption index group [19] (B5) by 20 - 25 steps; in 2019 improving by at least 5 steps.

- Raising ranking of the Quality of vocational training index [20] (B6) by 20-25 steps; in 2019 improving by at least 5 steps.

- Raising ranking of the Market capitalization index [21] (B7) by 10-15 steps; in 2019 improving by at least 5 steps.

- Raising ranking of the R&D expenditures index [22] (B8) by 6-10 steps; in 2019 improving by at least 2 steps.

- Raising ranking of the Growth of innovative companies index [23] (B9) by 20-25 steps; in 2019 improving by at least 5 steps.

- Raising ranking of the Companies embracing disruptive ideas index [24] (B10) by 5 - 10 steps, in 2019 improving by at least 2 steps.

c) Regarding improving of Innovation indicators:

About Innovation indicators according to GII Index:

- Raising ranking of the Information & communication technologies index group (ICTs) [25] (C1) by 10-15 steps; in 2019 improving by 5 - 7 steps.

- Raising ranking of the Knowledge-intensive employment index [26] (C2) by 15-20 steps; in 2019 improving by 5 - 7 steps.

- Raising ranking of the University/industry research collaboration index [27] (C3) by 10-15 steps; in 2019 improving by 3 - 5 steps.

- Raising ranking of the ICTs & business model creation index [28] (C4) by 15 - 20 steps; in 2019 improving by 5 - 7 steps.

- Raising ranking of the ICTs & organizational model creation index [29] (C5) by 10-15 levels; in 2019 improving by 3 - 5 steps.

- Raising ranking of the Online creativity index group [30] (C6) by 10-14 steps; in 2019 improving by 3 - 5 steps.

About the Technology and Innovation index group [31] according to the Readiness for the Future of Production Report [32] of WEF:

- Raising ranking of indexes under the Technology index group [33] (C7) by 15 - 20 steps; in 2019 improving by 5 - 7 steps.

- Raising ranking of indexes under the Ability to Innovate index group [34] (C8) by 10-15 steps; in 2019 improving by 3 - 5 steps.

- Raising ranking of indexes under the Human Capital index group [35] (C9) by 10-15 steps; in 2019 improving by 3 - 5 steps.

d) Regarding improving Logistics Performance Index ranking: Raising ranking of Competence and quality of logistics services index (D1) by 3 - 5 steps; in 2019 improving by 1 - 2 steps.

dd) Regarding ranking of the Travel and Tourism Competitiveness Index: Raising ranking of the Prioritization of Travel & Tourism index (D1) by 15 - 20 steps; in 2019 improving by 5 - 7 steps.

III. MAJOR TASKS AND SOLUTIONS

1. Enhance responsibilities of the ministries assigned to monitor the improvement of indexes and ministries assigned and responsible for indexes and sub-indexes.

a) Assign line ministries to monitor the improvement of indexes as follows:

- The Ministry of Planning and Investment shall be the focal point to monitor the WB s Ease of Doing Business Index and the WEF’s Global Competitiveness Index 4.0.

- The Ministry of Science and Technology shall be the focal point to monitor the WIPO s Global Innovation Index and the WEF’s Technology & Innovation Index according to the Readiness for the Future of Production Report.

- The Ministry of Industry and Trade shall be the focal point to monitor the WB s Logistics Performance Index.

- The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall be the focal point to monitor the WEF’s Travel and Tourism Competitiveness Index.

- The Ministry of Information and Communications shall be the focal point to monitor the UN’s E-Government Development Index.

b) Ministries and agencies are assigned to assume the prime responsibility for the specific Indexes and sub-indexes as follows:

- The Ministry of Planning and Investment: Indexes A1 and A5.

- The Ministry of Finance: Indexes A8 and B7 and sub-index on Paying taxes in Index A2.

- The Ministry of Information and Communications: Indexes B5, C1, C4, C5 and C6.

- The Ministry of Transport: Index B4.

- The Ministry of Construction: Index A3.

- The Ministry of Natural Resources and Environment: Indexes A7 and B3.

- The State Bank of Viet Nam: Index A4.

- The Ministry of Labor - Invalids and Social Affairs: Indexes B6 and C2.

- The Ministry of Education and Training: Indexes C3 and C9.

- The Government Inspectorate: Index B2.

- The Ministry of Science and Technology: Indexes B8, B9, B10, C7 and C8.

- The Ministry of Industry and Trade: Indexes A6 and D1.

- The Ministry of Culture, Sports and Tourism: Index D1.

- The Ministry of Justice: Index B1; advice the Government and directly implement (when authorized) solutions to improve Indexes A9 and A10.

- The Viet Nam Social Security: Sub-index "Paying insurance" under Index A2.

c) Ministries assigned to act as focal points to monitor indexes (mentioned at Point a, Clause 1, Section III) and Ministries and agencies assigned to assume the prime responsibility for indexes and sub-indexes (mentioned at Point b, Clause 1, Section III) shall:

- Based on this Resolution, formulate a plan to organize the implementation, which must set out tasks and solutions, agencies and units to assume the prime responsibility for, and/or coordinate the implementation and timeframe for completion according to the targets and tasks assigned. These plans must be issued in the first quarter of 2019.

- Develop documents to guide other ministries, agencies and provinces to have a correct and unified understanding of indexes, index groups, sub-indexes, targets and report templates. These documents must be issued in the first quarter of 2019. Guidelines must be published on the website of the respective ministry or agency.

- Accelerate and inspect the implementation at ministries, branches and People s Committees of provinces and centrally-run cities (provincial-level People s Committees) in the performance of relevant tasks and solutions; promptly propose and report to the Government and the Prime Minister to remove difficulties in mechanisms, policies, solutions and arising tasks to improve the assigned indexes.

- Actively connect with international organizations; create information channels to provide and update in full and due time to ensure objectiveness and accuracy of assessment and rankings.

- Summarize improvement of assigned indexes. Quarterly report to the Prime Minister; and at the same time send the report to the Ministry of Planning and Investment and the Government Office to synthesize into the general report on the implementation situation and results of the Resolution.

d) The Ministry of Foreign Affairs shall assume the prime responsibility for and coordinate with the concerned ministries and branches in: (i) Promoting cooperation with international partners and organizations on business environment and competitiveness; (ii) Asking WEF to complete a report on Viet Nam in preparation for the country’s participation in the 4th industrial revolution in early 2020 and to develop an innovation center.

2. Continue to remove and simplify regulations on business conditions; fully and thoroughly adopt business conditions reforms which were employed in 2018.

a) Ministries and ministerial-level agencies shall:

- Continue to review and submit to the Government to remove and simplify unclear, unspecific and unfeasible business conditions [36] before the third quarter of 2019.

- Accelerate the drafting of Laws revising relevant laws and submit them to the Government for submission to the National Assembly to abolish and simplify business conditions stipulated in specialized laws according to the approved plan.

- Disclosure in full business conditions that have been abolished or have been simplified in 2018.

b) Chairmen of provincial-level People s Committees shall monitor and direct provincial-level departments, branches and People s Committees to ensure the comprehensive application of abolished business conditions and simplified contents of regulations on business conditions; not to set up additional business conditions in contravention of current legislation; strictly handle public officials and public employees who fail to properly and fully comply with new regulations on business conditions.

c) The Ministry of Planning and Investment shall preside:

- The assessment of the change level and the actual impact on enterprises due to of reforms, abolishment and/or simplification of regulations on business conditions implemented by ministries and branches in 2018 and report to the Prime Minister in June 2019.

- The monitoring and evaluation of the situation and implementation results of comprehensive legal reforms on business conditions by ministries, branches and provinces; quarterly report and propose to the Prime Minister to direct to address delays, deviations, changes and new arising issues.

- Assume the prime responsibility for formulating and submitting to the Government a Scheme to reduce conditional business lines according to the Law on Investment in the fourth quarter of 2019.

3. Continue to implement a comprehensive reform of specialized management, inspection and connection of the National Single Window

a) Ministries and ministerial-level agencies shall:

- By the end of 2019, comprehensively adopt reform principles of specialized management and inspection, including: (i) applying risk management principles based on assessment and analysis of the compliance level of enterprises and the extent and the scale of risks of goods; (ii) strongly transforming to post-check, which shall be mainly done at the stage of goods circulation in the domestic market; (iii) ensuring transparency in publishing the list of goods subject to specialized inspection with detail HS codes; transparency in management regime and management costs; (iv) applying online public service at level 4.

- Review, abolish and terminate administrative procedures in the provision of guiding documents. Ensure to complete this task in the first quarter of 2019.

- Fully publicize on website of specialized management ministries the streamline list of goods subject to specialized inspection (together with HS code) in the first quarter of 2019. Before June 2019, complete reviewing and substantially reduce 50% of goods on the list of specialized inspection [37] and make full disclosure of the list.

- In 2019, complete the adoption of a single focal point to carry out specialized inspection procedures for a product or goods.

- Research and develop technical solutions to synchronize the VNACC/VCIS system and all administrative procedures for specialized management and inspection into the National Single Window and the ASEAN Single Window. Speed up the implementation of tasks as stipulated in Decision No. 1254/QD-TTg dated September 26, 2018 of the Prime Minister on approving the Action Plan to promote the National Single Window and the ASEAN Single Window, reform of specialized inspection for export-import goods and trade facilitation for the 2018-2020 period.

b) The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for monitoring and evaluating the implementation results of specialized management and inspection reforms; assess the level of change and actual impact on import- export enterprises; quarterly report and propose to the Prime Minister to direct to address delays, deviations, changes and new arising issues.

c) Chairmen of provincial-level People s Committees shall monitor and direct district-level departments and People s Committees to ensure the comprehensive adoption of regulations cutting down the list of goods and public administrative reforms on specialized inspection.

4. Promote electronic payment and online public service delivery at level 4

a) Ministers and heads of ministerial-level agencies shall direct the provision of at least 30% of online public services under their respective competence at level 4; allowing people and enterprises to make non-cash payment by various means; promote methods of receiving dossiers and returning results of administrative procedures settlement through public postal services.

b) The Ministry of Information and Communications shall:

- Prior to the second quarter of 2019, thoroughly remove difficulties and obstacles for telecommunications enterprises in obtaining licenses to exploit the 2.6GHz band for 4G networks deployment; ensure telecommunications enterprises’ eligibility for examination, auction, and licensing of bands in accordance with current legislation.

- In the first quarter of 2019, assume the prime responsibility for and complete the construction of the overall architecture of Viet Nam’s e-Government in the 2018 - 2025 period; guide ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People s Committees to build and update e-Government architectures (for ministerial-level) and e- government architectures (for provincial-level).

c) The State Bank of Viet Nam shall perform the following tasks:

- Before the third quarter of 2019, report to the Government the plan to allow cash deposit into electronic wallet without transaction via bank account; determine the maximum amount of money allowed for loading onto e-wallet and monthly transaction limit. Request commercial banks and payment intermediaries to apply QR code to ensure compatibility between payment solutions on QR code. Coordinate with the Ministry of Finance to list and publicize the list of transactions required to pay via banks and propose to the Government to amend regulations to encourage non- cash payments for real estate transactions.

- Submit to the Government a Decree amending and supplementing a number of articles of Decree No. 222/2013/ND-CP on cash payment in the fourth quarter of 2019.

d) Before the third quarter of 2019, The Ministry of Finance shall to review, amend and supplement regulations on financial mechanisms to allow administrative, non-business organizations and enterprises to pay service fees for electronic payment services.

dd) The Ministry of Public Security shall:

- Accelerate the progress of assigned tasks in the Project to simplify administrative procedures, citizen documents and databases related to population management in the 2013 – 2020 period.

- Lead the development of a database on handling administrative violations in the field of traffic safety; the uniform identification of fine collection of administrative violations (ID code); the connection and sharing of fine information with the State Treasury, commercial banks and enterprises assigned to manage public postal networks, public postal services delivery and relevant units; the application of non-cash payment methods in fine collection of administrative violations.

e) The Viet Nam Social Insurance shall direct provincial-level social insurance to implement measures to mobilize and encourage the development of pensioners and social insurance allowances through non-cash payment means with the target to reach 50% of people receiving pensions, social insurance allowances, funeral costs, death allowances, ... via non-cash payment means in urban areas.

g) The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall direct concerned organizations and units to communicate, guide and support beneficiaries to receive subsidies through non-cash payment means, ensuring to reach non-cash payment ratio at least 10% in urban areas by the end of 2019 and 30% by the end of 2020.

h) The Government Office shall assume the prime responsibility for and coordinate with other ministries, branches and agencies to:

- Set up and put into operation the National Public Service Portal before December 2019; connecting with the National One-stop-shop Portal, the Public Service Portal and the Electronic One-stop-shop Information System at ministerial- and provincial-levels, national databases and specialized databases for online public services delivery.

- Implement and organize the inspection of administrative procedure reforms, the adoption of the one-stop-shop and one-door mechanisms in solving administrative procedures, etc. Monitor, urge and advise the implementation of online public services at levels 3 and 4 in ministries, branches and provinces.

i) The Viet Nam Electricity shall direct all power companies to coordinate with banks and intermediary service providers to collect electricity bill payment by non-cash means of payment; encourage electricity users to pay electricity bills by electronic and mobile solutions; in 2019 double the number of electricity users paying electricity bills by electronic payment method.

k) Chairmen of Provincial People s Committees shall direct the completion of the following tasks:

- Issuing an implementation plan to provide at least 30% of online public services under its authority at level 4; ensure to complete this task before December 2019. Promote methods of receiving dossiers, returning results of administrative procedures settlement through public postal services.

- Requiring 100% of schools, hospitals, power companies, water supply and drainage companies, environmental sanitation companies, telecommunications and postal companies in urban areas to coordinate with banks and intermediary service providers for the collection of tuition fees, hospital fees, and electricity bills, etc. by non-cash payment method, giving priority to payment solutions on mobile devices and payment via bank card reader devices. Ensure to complete this task before December 2019.

5. Develop an innovative ecosystem supporting and encouraging creative startups.

a) Ministries, ministerial-level agencies, Governmental bodies and People s Committees at all levels must fully grasp the following principles:

- Developing an innovative ecosystem must take enterprises as the center; ensure to strengthen the research role of universities; continue to vigorously renovate key scientific programs, ministerial-level studies and activities of state-run research institutes; encourage the establishment of private research institutes, especially in the field of science and technology.

- Institutional systems must truly encourage innovation, entrepreneurship and creative startups; encourage enterprises to invest in technological innovation, participate in research and development (R&D) and artificial intelligence.

- Absolutely avoid using administrative tools to intervene in innovative activities of businesses, research institutes, and universities.

b) Ministries, branches and localities within the scope of their competence shall encourage innovation activities; create the most favorable conditions and support innovative startups to develop market; encourage large enterprises to invest in and play the role of angel investor in supporting creative startup businesses.

c) The Ministry of Planning and Investment shall submit to the Prime Minister a Scheme to establish the National Innovation Center in March 2019; and the National Development Strategy for the 4th Industrial Revolution in September 2019.

d) The Ministry of Science and Technology shall focus on implementing solutions to acquire and master the core technologies of the 4th Industrial Revolution, especially artificial intelligence. Promote the restructuring of the national science and technology program in the direction of considering enterprises as the center of the national innovation system. Develop a unified National Startup Center; build a National Startup Network. Lead and coordinating with ministries, branches and provinces, the Central Committee of Ho Chi Minh Communist Youth Union to deploy strongly and comprehensively the Project of "Developing the Vietnamese digital knowledge system".

dd) The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for studying and proposing solutions to develop creative working space for startups in universities.

e) The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Science and Technology in, revising and promulgating a Circular guiding the spending contents and managing the development fund of enterprises in order to promote the spirit, innovation and technology transfer at enterprises; allowing enterprises to be independent and autonomous in using enterprise s research and development fund for innovation and investment in creative startups.

g) Provincial-level People s Committees shall direct educational establishments in the respective province to intensify the organization of creative activities and scientific experiences.

IV. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. Ministers, heads of ministerial-level agencies, Governmental bodies and provincial-level People s Committee Chairmen shall:

a) Consider the improvement of the business environment and the national competitiveness as a key priority task. Provide direct instruction and take responsibility before the Government and the Prime Minister for the implementation of the Government’s Resolution on the tasks and solutions to improve the business environment and the national competitiveness; assign specific units to act as key agencies in providing advices, guidance, inspection, and synthesis of the improvement of the business environment and the national competitiveness of ministries, branches and provinces.

b) Based on the targets and tasks assigned in the Resolution and the guidance of leading Ministries in charge of indexes, and guidelines of ministries and agencies responsible for index groups and sub-indexes, develop Implementation Plans and issue them in the first quarter of 2019; and report to the Ministry of Planning and Investment and the Government Office for synthesis.

c) Regularly check and monitor the progress and implementation results of Programs and Plans for implementing Resolutions on improving the business environment and the national competitiveness.

d) Strictly comply with the reporting procedures. Before the 15th day of the last month of the quarter and before December 15, synthesize and report on the situation and implementation results in the quarter and the whole year to the Ministry of Planning and Investment and the Government Office for summing up and reporting to the Government and the Prime Minister at the Government s regular meeting at the end of the quarter and the end of the year.

2. Each ministry, agency and locality shall organize communication on improvements in the business environment and the national competitiveness under its responsibility. The Viet Nam News Agency, the Voice of Viet Nam, Viet Nam Television and press agencies shall actively support ministries, agencies and provinces to organize communication, thoroughly grasp and disseminate extensively Resolutions to branches and levels; strengthen monitoring and supervision of media agencies and newspapers in communication of the implementation results of the Resolution.

3. The Ministry of Home Affairs shall study to integrate a number of criteria to evaluate and rank the Resolution implementation into the annual survey of administrative reform index and the satisfaction index of public administrative service (SIPAS).

4. The National Council for Sustainable Development and Competitiveness Improvement shall lead and held responsibility for assisting the Prime Minister in independently monitoring and evaluating the situation and implementation results of the Resolution, including clearly identifying ministries, agencies, and localities that do well and that do not do well. Annually publicize the survey and assessment results of the Government.

5. The Viet Nam Chamber of Commerce and Industry, the Viet Nam Association of Small and Medium Enterprises, business associations and industries shall monitor and conduct regular independent evaluation of the situation and implementation results of the Resolution. The Viet Nam Chamber of Commerce and Industry shall conduct an investigation and publish the PCI index, assess the satisfaction level of enterprises in areas such as taxes, customs, social insurance and access to electricity, etc.; synthesize the shortcomings and problems of regulations proposed by enterprises; chair the implementation of a program to support the sustainable development of enterprises, the Program on "Vietnamese goods conquering Vietnamese people", and a program on capacity building for business associations.

6. The Prime Minister s Advisory Council for Administrative Procedure Reform shall conduct an annual survey and assessment and publish the Annual Administrative Procedures Cost Index (APCI)./.

On Behalf of the Government

Prime Minister

Nguyen Xuan Phuc


 

 

[1] From 82nd to 69th, according to World Bank’s ranking.

[2] From 96th to 27th

[3] From 167th to 131st

[4] From 121st to 104th

[5] From 64th to 39th

[6] From 59th to 45th

[7] From 125th to 133rd

[8] From 93rd to 100th

[9] Ease of Doing Business Ranking (refer to http://www.doingbusiness.org/)

[10] The Global Competitiveness Index 4.0 Ranking (refer to https://www.weforum.org/reports/the-global- competiveness-report-2018)

[11] The Global Innovation Index Ranking (refer to https://www.globalinnovationindex.org/gii-2018-report)

[12] The Logistics Performance Index Ranking (refer to https://lpi.worldbank.org/international/global)

[13] The Travel and Tourism Competitiveness Index Ranking (refer to https://www.weforum.org/reports/the-travel- tourism-competitiveness-report-2017)

[14] The E-Government Development Index Ranking (in United Nation E-Government Survey Report, refer to https://publicadministration.un.org/egovkb/en-us/Reports/UN-E-Government-Survey-2018)

[15] Under Pillar 1, GCI 4.0

[16] Under Pillar 1, GCI 4.0

[17] Under Pillar 1, GCI 4.0

[18] Pillar 2, GCI 4.0

[19] Pillar 3, GCI 4.0

[20] Under Pillar 6, GCI 4.0

[21] Under Pillar 9, GCI 4.0

[22] Under Pillar 12, GCI 4.0

[23] Under Pillar 11, GCI 4.0

[24] Under Pillar 11, GCI 4.0

[25] Under Pillar 3- Infrastructure, GII

[26] Under Pillar 5- Business sophistication, GII

[27] Under Pillar 5- Business sophistication, GII

[28] Under Pillar 7- Creative outputs, GII

[29] Under Pillar 7- Creative outputs, GII

[30] Under Pillar 7- Creative outputs, GII

[31] Driver Technology & Innovation

[32] Readiness for Future of Production Assessment Ranking

[33] Technology Platform

[34] Ability to innovate

[35] Human capital

[36] According to the review of Decrees on business conditions reduction issued in 2018 and current business conditions, there remain a number of unnecessary, unspecific, and unfeasible business conditions which can lead to risks for businesses. Therefore, it is necessary to continue reviewing such business conditions and propose to remove and/or simplify them.

[37] The list of goods subject to specialized management and inspection upon the issuance of Resolution 19-2018 (dated May 15, 2018).

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Resolution 02/NQ-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 4894/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc đính chính Thông tư 45/2018/TT-BCT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 56/2014/TT-BCT ngày 19/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá phát điện, trình tự kiểm tra hợp đồng mua bán điện

Công nghiệp, Thương mại-Quảng cáo, Điện lực

văn bản mới nhất

Quyết định 930/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất kinh doanh nguyên vật liệu phòng cháy chữa cháy, vật liệu cách nhiệt cách âm, ngành xây dựng, ngành cơ khí, ngành thép, điện, điện tử, đồ gỗ, đồ gia dụng, sản phẩm từ plastic, nhựa nguyên sinh, vật liệu hiện đại” của Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật công nghệ môi trường Đất Việt

Tài nguyên-Môi trường