Nghị định 69/2001/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

thuộc tính Nghị định 69/2001/NĐ-CP

Nghị định 69/2001/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:69/2001/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:02/10/2001
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 69/2001/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 69/2001/NĐ-CP NGÀY 02 THÁNG 10 NĂM 2001
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH PHÁP LỆNH BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Pháp lệnh số 13/1999/PL-UBTVQH10 ngày 27 tháng 4 năm 1999 về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,

NGHỊ ĐỊNH :

 

CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Nghị định này quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 27 tháng 4 năm 1999.

 

Điều 2.

1. Những quy định của Nghị định này điều chỉnh đối với tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và người mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt và nhu cầu công việc của tổ chức, cá nhân, gia đình.

2. Người mua sử dụng hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt và nhu cầu công việc của tổ chức, cá nhân, gia đình bao gồm :

a) Người mua và là người sử dụng hàng hoá, dịch vụ đã mua cho chính bản thân mình;

b) Người mua hàng hoá, dịch vụ cho người khác, cho gia đình hoặc cho tổ chức sử dụng;

c) Cá nhân, gia đình, tổ chức sử dụng hàng hoá, dịch vụ do người khác mua hoặc do được cho, tặng.

 

Điều 3. Người mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

 

 

CHƯƠNG II. THỰC HIỆN BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

 

Điều 4. Mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh) có trách nhiệm :

1. Bảo đảm cung cấp hàng hoá, dịch vụ để người tiêu dùng tự do lựa chọn; tự do mua hoặc không mua; chấp nhận hoặc không chấp nhận bất kỳ kiểu, loại hàng hoá, phương thức, điều kiện dịch vụ nào đó.

2. Tạo điều kiện để người tiêu dùng thực hiện việc mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ với chất lượng đảm bảo, giá cả phù hợp và kèm theo các biện pháp bảo hành, sửa chữa theo quy định của pháp luật.

3. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo cam kết đã thoả thuận với người tiêu dùng.

4. Công bố tiêu chuẩn chất lượng và bảo đảm đúng tiêu chuẩn, chất lượng đã công bố đối với hàng hoá thuộc Danh mục phải công bố phù hợp tiêu chuẩn; thực hiện đúng quy định về ghi nhãn hàng hoá, kiểm tra về vệ sinh, an toàn, chất lượng; thực hiện việc cân, đong, đo đếm chính xác đối với hàng hoá, dịch vụ của mình theo quy định của pháp luật.

5. Bảo đảm chất lượng, vệ sinh, an toàn trong trường hợp sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng phải công bố phù hợp tiêu chuẩn chất lượng.

6. Cung cấp các thông tin chính xác, trung thực về xuất xứ, nhãn hiệu hàng hoá, nơi sản xuất, công dụng, đặc tính, tiêu chuẩn, cấp hạng, các thành phần chính, ngày sản xuất, chứng chỉ đã được kiểm tra, kiểm soát về chất lượng, hướng dẫn việc vận hành, sử dụng, bảo quản hàng hoá dịch vụ; công khai niêm yết giá cả các loại hàng hoá, dịch vụ tại các cửa hàng của mình; giao hoá đơn bán hàng hoá, hoá đơn thu tiền dịch vụ theo đúng các quy định của cơ quan thuế cho người tiêu dùng.

7. Cung cấp hàng hoá, dịch vụ đảm bảo an toàn, không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, sức khoẻ của người tiêu dùng.

Đối với hàng hoá, dịch vụ khi sử dụng có thể gây tác hại về sức khoẻ, ảnh hưởng xấu đến môi trường, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải lưu ý cảnh báo trước cho người tiêu dùng; giải thích rõ ràng và chỉ dẫn cách sử dụng hàng hoá cùng các biện pháp phòng tránh các tác hại có thể xảy ra.

 

Điều 5. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không được đưa ra các quy tắc trái pháp luật và ép buộc người tiêu dùng trong cam kết, trong các quy ước bán hàng, quy ước phục vụ; không được trì hoãn hoặc kéo dài việc thực hiện trách nhiệm dân sự khi vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng. Nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành, sửa chữa, đổi lại hàng hoá, trả lại tiền, nhận lại hàng hoá đã bán hoặc chịu các trách nhiệm khác với người tiêu dùng theo đúng các cam kết đã thoả thuận, không được trì hoãn hoặc từ chối thực hiện nghĩa vụ này.

 

Điều 6. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm tiếp thu ý kiến góp ý, phê bình, kiến nghị của người tiêu dùng về việc thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ các trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

 

Điều 7. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải có biện pháp hướng dẫn để người tiêu dùng sử dụng hàng hoá, dịch vụ hợp lý, tiết kiệm, phải khuyến cáo và yêu cầu người tiêu dùng thực hiện trách nhiệm tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.

 

CHƯƠNG III. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

 

Điều 8. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi cả nước.

 

Điều 9. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường trực tiếp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, có quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể sau đây :

1. Tổ chức nghiên cứu, lập quy hoạch, kế hoạch chương trình dự án trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trình cơ quan nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện.

2. Tổ chức điều hoà, phối hợp với các cơ quan có liên quan thuộc các Bộ, ngành, địa phương trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

3. Phối hợp với các cơ quan có liên quan, các địa phương tổ chức tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

4. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra tổ chức và các cá nhân trong việc thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; giải quyết các khiếu nại, tố cáo; xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi thẩm quyền.

5. Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm soát thông tin, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

6. Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo thẩm quyền được phân cấp.

 

Điều 10. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ trong chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện những nhiệm vụ sau đây :

1. Xây dựng trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực của mình quản lý có liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

 

2. Chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi ngành, lĩnh vực của mình quản lý.

3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp.

4. Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi ngành, lĩnh vực do Bộ, ngành phụ trách.

 

Điều 11. Đối với một số hàng hoá, dịch vụ đặc thù có liên quan đến môi trường sống, chất lượng, giá cả, vệ sinh, an toàn, sức khoẻ và tính mạng của người tiêu dùng, Chính phủ giao trách nhiệm cụ thể như sau :

1. Bộ Thương mại chủ trì và phối hợp với các Bộ có liên quan thực hiện quản lý, kiểm tra, thanh tra việc lưu thông trên thị trường đối với các loại hàng hoá, dịch vụ bị cấm sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hoặc sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu có điều kiện; đối với việc niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ và thực hiện theo giá đã niêm yết; tiến hành xử lý nhằm ngăn chặn việc lưu thông trên thị trường các loại hàng giả, hàng chất lượng kém, hàng hoá vi phạm Quy chế ghi nhãn hàng hoá, các loại hàng hoá và dịch vụ không đảm bảo an toàn, gây nguy hại đến sức khoẻ người tiêu dùng; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quảng cáo thương mại theo thẩm quyền.

2. Bộ Y tế thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh tra đối với dược phẩm, dược liệu, trang thiết bị, dụng cụ y tế, các loại mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, chất lượng thực phẩm tươi sống, thực phẩm đã qua chế biến công nghiệp; các loại nước uống, rượu và thuốc lá.

3. Bộ Xây dựng thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh tra trong tất cả các khâu từ quy hoạch, thiết kế, thi công, nghiệm thu công trình xây dựng dân dụng.

4. Bộ Giao thông vận tải thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh tra chất lượng các phương tiện giao thông vận tải đường thủy, đường bộ, đường sắt, ga đường sắt, bến cảng và các trang thiết bị sử dụng cùng với phương tiện vận tải nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng trong các dịch vụ về vận chuyển hoặc khi người tiêu dùng mua để sử dụng các phương tiện, thiết bị này.

5. Cục Hàng không dân dụng Việt Nam thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh tra các phương tiện vận chuyển hàng không, sân bay, cảng hàng không và các phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ vận chuyển hàng không.

6. Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các Bộ chuyên ngành thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh tra các hoạt động tuyên truyền, thông tin, quảng cáo về hàng hoá, văn hóa phẩm và dịch vụ trên các phương tiện thông tin đại chúng; hoạt động về báo chí, xuất bản theo quy định của pháp luật.

7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh tra chất lượng phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây, giống con, các sản phẩm sinh học phục vụ trồng trọt và chăn nuôi, thức ăn gia súc.

8. Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh tra chất lượng theo quy định của pháp luật đối với các loại hàng hóa vật liệu nổ công nghiệp, các loại hóa chất công nghiệp, hàng hóa, máy móc, trang thiết bị công nghiệp.

 

9. Bộ Thủy sản chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh tra chất lượng các chủng loại động, thực vật thủy sản, thức ăn cho thủy sản, hải sản, thuốc bảo vệ và thuốc thú y thủy sản, ngư lưới, dịch vụ đánh cá.

10. Tổng cục Bưu điện thực hiện việc quản lý, kiểm tra, thanh tra giá cả, chất lượng dịch vụ, mạng lưới, vật tư, thiết bị, công trình bưu chính viễn thông, mạng Internet.

11. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện việc thống nhất quản lý, kiểm tra, thanh tra hoạt động khoa học, công nghệ và môi trường, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, sở hữu công nghiệp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.

Việc phân công trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định tại Điều này sẽ được Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh kịp thời phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo đề nghị của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các Bộ, ngành có liên quan.

 

Điều 12. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước trong phạm vi địa phương về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như sau:

1. Chỉ đạo, đôn đốc các tổ chức, cá nhân thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn.

2. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

3. Phối hợp với các cơ quan có liên quan trong hoạt động kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương.

4. Tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các kiến nghị về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong phạm vi quyền hạn hoặc chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền để xử lý.

 

Điều 13. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở địa phương.

 

CHƯƠNG IV. TỔ CHỨC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

 

Điều 14. Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là tổ chức xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt thành phần kinh tế, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ, nghề nghiệp; là tổ chức đại diện để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.

 

Điều 15. Hoạt động của Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

1. Phải là tổ chức đại diện cho người tiêu dùng.

2. Không được liên quan đến việc khuyếch trương thương mại cho bất kỳ tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh nào khác.

3. Không được quảng cáo cho bất kỳ mục đích thương mại nào trong các hoạt động của mình.

4. Không được khai thác các thông tin, hướng dẫn người tiêu dùng nhằm mục đích kinh doanh.

5. Không bị ảnh hưởng hoặc bị lệ thuộc bởi việc nhận tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong mọi hoạt động.

 

Điều 16. Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được phép đăng ký hoạt động tại ủy ban nhân dân địa phương các cấp và phải tuân thủ theo quy định tại các Điều 14, Điều 15 của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật.

 

CHƯƠNG V. GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 17. Khi quyền lợi của mình bị xâm phạm thì người tiêu dùng trực tiếp hoặc thông qua đại diện của mình thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

 

Điều 18. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm tiếp thu, xử lý và trả lời các khiếu nại của người tiêu dùng hoặc của Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ của mình; thực hiện trách nhiệm bảo hành hàng hoá, dịch vụ đối với khách hàng.

 

Điều 19. Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền tiếp nhận các khiếu nại của người tiêu dùng và tổ chức hoà giải giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh.

Theo yêu cầu của người tiêu dùng, Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ người tiêu dùng hoặc đại diện cho người tiêu dùng đưa khiếu nại tới các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

 

Điều 20. Người tiêu dùng có trách nhiệm phát hiện, tố cáo với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về những hành vi của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng, về những hành vi vi phạm pháp luật, thiếu trách nhiệm của cơ quan nhà nước hay viên chức chịu trách nhiệm về bảo vệ người tiêu dùng; có quyền đưa ra ý kiến phê bình hay kiến nghị về việc thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các khiếu nại, tố cáo của người tiêu dùng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

 

Điều 21. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì tùy theo tính chất, mức độ, đối tượng vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG VI. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 22. Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

 

Điều 23. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

 

Điều 24. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

DANH MỤC
VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC ÁP DỤNG ĐỂ XỬ LÝ VÀ
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG VIỆC BẢO VỆ
QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

 

I.

Bộ Luật Dân sự năm 1995 :

Điều 294.

Thực hiện nghĩa vụ giao vật.

Điều 295.

Thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

Điều 310.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Điều 311.

Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật.

Điều 312.

Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ phải làm một công việc hoặc không được làm một công việc.

Điều 313.

Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Điều 314.

Trách nhiệm do chậm tiếp nhận thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Điều 423.

Chất lượng của vật mua bán.

Điều 428.

Trách nhiệm do giao vật không đúng số lượng.

Điều 429.

Trách nhiệm do giao vật không đồng bộ.

Điều 430.

Trách nhiệm giao vật không đúng chủng loại.

Điều 464.

Trách nhiệm do cố ý tặng, cho tài sản không thuộc sở hữu của mình.

Điều 549.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Điều 612.

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm.

Điều 613.

Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm.

Điều 614.

Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm.

Điều 616.

Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.

Điều 632.

Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng.

II.

Luật Thương mại năm 1997 :

Điều 9.

Bảo vệ quyền lợi chính đáng của người sản xuất, người tiêu dùng.

Khoản 4.

Người tiêu dùng được thành lập tổ chức để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình theo quy định của pháp luật.

Điều 245.

Nội dung quản lý nhà nước về thương mại.

Khoản 4.

Hướng dẫn tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm.

Khoản 6.

Quản lý chất lượng hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất nhập khẩu.

III.

Bộ Luật hình sự :

Điều 156.

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả.

Điều 157.

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.

Điều 158.

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi.

Điều 159.

Tội kinh doanh trái phép.

Điều 171.

Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Điều 180.

Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả.

Điều 181.

Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác.

IV.

Pháp lệnh :

1.

Pháp lệnh thú y ngày 04 tháng 02 năm 1993.

2.

Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 04 tháng 02 năm 1993.

3.

Pháp lệnh thi hành án dân sự ngày 17 tháng 4 năm 1993.

4.

Pháp lệnh về hành nghề y dược tư nhân ngày 30 tháng 9 năm 1993.

5.

Pháp lệnh giải quyết các vụ án kinh tế ngày 16 tháng 3 năm 1994.

6.

Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1996.

7.

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 21 tháng 5 năm 1996.

8.

Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 27 tháng 4 năm 1999.

9

Pháp lệnh Đo lường ngày 06 tháng 10 năm 1999.

10.

Pháp lệnh chất lượng hàng hoá ngày 24 tháng 12 năm 1999.

V.

Nghị định của Chính phủ liên quan đến xử lý vi phạm hành chính.

1.

Nghị định số 49/CP ngày 26 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị.

2.

Nghị định số 88/CP ngày 14 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá và phòng chống một số tệ nạn xã hội.

3.

Nghị định số 01/CP ngày 03 tháng 01 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế.

4.

Nghị định số 16/CP ngày 20 tháng 3 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan

5.

Nghị định số 22/CP ngày 17 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.

6.

Nghị định số 24/CP ngày 18 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng.

7.

Nghị định số 26/CP ngày 26 tháng 4 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về bảo vệ môi trường.

8

Nghị định số 77/CP ngày 29 tháng 11 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

9.

Nghị định số 78/CP ngày 29 tháng 11 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

10.

Nghị định số 38/CP ngày 25 tháng 6 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động.

11.

Nghị định số 49/CP ngày 15 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự.

12.

Nghị định số 46/CP ngày 06 tháng 8 năm 1996 quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế.

13.

Nghị định số 48/CP ngày 12 tháng 8 năm 1996 quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

14.

Nghị định số 04/CP ngày 10 tháng 01 năm 1996 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai.

15.

Nghị định số 35/CP ngày 23 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản

16.

Nghị định số 48/CP ngày 05 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý xây dựng, quản lý nhà và công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị.

17.

Nghị định số 57/CP ngày 31 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng hàng hoá.

18.

Nghị định số 79/CP ngày 19 tháng 6 năm 1997 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện.

19.

Nghị định số 18/CP ngày 24 tháng 02 năm 1997 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Ngân hàng.

20.

Nghị định số 12/1999/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

21.

Nghị định số 49/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán.

22.

Nghị định số 93/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê.

23.

Nghị định số 67/1999/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo.

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALISTREPUBLICOF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 69/2001/ND-CP

Hanoi, October 02, 2001

 

DECREE

DETAILING THE IMPLEMENTATION OF THE ORDINANCE ON THE PROTECTION OF CONSUMERS’ INTERESTS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;

Pursuant to Ordinance No.13/1999/PL-UBTVQH10 of April 27, 1999 on the Protection of Consumers Interests;

At the proposal of the Minister of Science, Technology and Environment,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.-This Decree details the implementation of the Ordinance on the Protection of Consumers Interests, which was passed on April 27, 1999 by the Standing Committee of the Xth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam.

Article 2.-

1. The provisions of this Decree govern organization and individuals engaged in production of and trading in goods and services, as well as the buyers and/or users of goods and services for the purposes of meeting daily-life consumption and working requirements of organizations, individuals and families.

2. Those who purchase and/or use goods and services for purposes of satisfying consumption, daily-life needs and working requirements of organizations, individuals and families include:

a/ Goods and service purchasers and users who have purchased them for themselves;

b/ Persons who purchase goods and services for use by others, their families or organizations;

c/ Individuals, families and organizations that use goods and/or services, which have been purchased, donated or presented by others.

Article 3.-Those who purchase and/or use goods and/or services for production and business purposes shall not be governed by this Decree.

Chapter II

EFFECTING THE PROTECTION OF CONSUMERSINTERESTS

Article 4.-All organizations and individuals engaged in production of and trading in goods and/or services (hereinafter referred collectively to as production and/or business organizations and individuals) shall have to:

1. Ensure the supply of goods and services for consumers to freely choose, freely opt to purchase them or not, accept or not accept any goods models or categories, service-providing modes or conditions.

2. Create conditions for consumers to purchase goods or use services of good quality, at reasonable prices, and to be provided with warranty and repair services as prescribed by law.

3. Fulfill their obligations as committed to consumers.

4. Publicize quality standards and strictly ensure the already publicized quality standards for goods on the list of goods subject to standard compatibility publicization; strictly comply with regulations on goods labeling, and hygiene, safety and quality inspection; carry out the accurate weighing, measuring and counting of their goods and services according to the provisions of law.

5. Ensure the quality, hygiene and safety in cases where they produce and/or trade in goods and services not subject to the quality standard compatibility publicization.

6. Supply accurate and truthful information on origin, appellations, places of manufacture, utility, peculiar properties, standards, grades, main components or ingredients, date of manufacture, certificates of quality inspection and control, instructions on operation, use and preservation of goods or services; publicly post up prices of goods and services at their outlets; hand over to consumers goods sale invoices or invoices of collection of service charges according to the regulations of the tax agencies.

7. Supply goods and services ensuring their safety and causing no adverse impacts on the environment and consumers health.

For goods and services, the use of which may cause harms to consumers health or adverse impacts on the environment, the production and/or business organizations and individuals must give cautions or warnings to consumers; clearly explain and instruct the use of goods together with measures to prevent possible harmful effects.

Article 5.-Production and/or business organizations and individuals must not lay down rules that contravene the law and constrain consumers in their commitments, goods sale or service provision conventions, must neither delay nor prolong the fulfillment of civil liability when they infringe upon the consumers interests. If they commit violations, they shall be handled according to the provisions of law.

Production and/or business organizations and individuals must perform the obligation to give warranty, repair, change goods, refund money, take back the sold goods or bear other liabilities toward consumers according to the agreed commitments. They must neither delay nor refuse to perform such obligation.

Article 6.-Production and/or business organizations and individuals shall have to accept consumers comments, criticisms and complaints about improper or inadequate performance of their responsibilities to protect consumers interests.

Article 7.-Production and/or business organizations and individuals must give consumers instructions on rational and economical use of goods and services, as well as cautions, and request consumers to perform their own responsibility to protect their legitimate rights and interests by themselves.

Chapter III

STATE MANAGEMENT OVER THE PROTECTION OF CONSUMERSINTERESTS

Article 8.-The Ministry of Science, Technology and Environment shall be answerable to the Government for uniform State management over the protection of consumers interests throughout the country.

Article 9.-The General Department of Standardization, Metrology and Quality Control shall assist the Minister of Science, Technology and Environment in personally exercising the State management over the protection of consumers interests, and have the following specific powers and tasks:

1. To organize the study and formulation of planning, plans, programs and projects, then submit them to the competent authority(IES) for approval; to draft and submit legal documents to the competent State agencies for promulgation and organization of implementation.

2. To regulate and coordinate activities with the concerned bodies of the ministries, branches and localities in protecting consumers interests.

3. To coordinate with the concerned agencies and localities in organizing the propaganda, education, training and dissemination of legal knowledge about the protection of consumers interests.

4. To guide, examine and inspect organizations and individuals in their observance of the legislation on protection of consumers interests; settle complaints and denunciations; handle violations of the legislation on the protection of consumers interests within its competence.

5. To coordinate with the competent agencies in controlling information and advertisements related to the protection of consumers interests on the mass media.

6. To undertake international cooperation activities in the protection of consumers interests according to its vested powers.

Article 10.-The ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government shall, within the ambit of their respective functions, tasks and powers, have to coordinate with the Ministry of Science, Technology and Environment in performing the following tasks:

1. Drafting and submitting to the Government for promulgation or promulgating according to their competence legal documents governing the branches and fields under their management and related to the protection of consumers interests.

2. Directing, examining and inspecting the observance of the provisions of the legislation on the protection of consumers interests within the ambit of the branches and fields under their management.

3. Settling complaints and denunciations and handling violations of the legislation on protection of consumers interests within their vested powers.

4. Carrying the propagation, education and popularization of knowledge and legislation on protection of consumers interests within the branches and fields they are in charge of.

Article 11.-Regarding a number of goods and services of special types, which are related to the living environment, their quality, prices and hygiene, the health and life of consumers, the Government assigns the responsibilities as follows:

1. The Trade Ministry shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries in effecting the management, examination and inspection of the circulation on market of goods and services banned from production, trading, export and import or subject to conditional production, trading, export and import; the observance of already posted up prices of goods and services; handling fake goods, goods of inferior quality, goods violating the Regulation on goods labeling, and goods and services of various kinds which fail to meet safety requirements and may cause harms to consumers health in order to prevent their circulation on the market; conducting inspection and examination of the observance of the legislation on commercial advertisements according to their competence.

2. The Health Ministry shall perform the management, examination and inspection of pharmaceuticals, medicament raw materials, medical equipment and instruments and cosmetics of various kinds that directly affect the human health, quality of fresh and raw foodstuff, industrially processed foodstuff; drinking water of all kinds, liquors and cigarettes.

3. The Construction Ministry shall perform the management, examination and inspection of all processes from planning, designing, construction to pre-acceptance test of construction works.

4. The Ministry of Communications and Transport shall perform the management, examination and inspection of quality of waterway, land and railway transport means, railway stations, ports and equipment and facilities used together with these transport means, in order to secure safety for users of transport services or consumers who purchase these means and equipment for their own use.

5. The Civil Aviation Administration of Vietnam shall perform the management, examination and inspection of air transport means, airfields, airports and facilities, equipment and tools in service of air transport.

6. The Ministry of Culture and Information shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Science, Technology and Environment and the other specialized ministries in conducting the management, examination and inspection of activities of propagating, information and advertising goods, cultural products and services on the mass media; as well as press and publication activities as prescribed by law.

7. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall perform the management, examination and inspection of the quality of fertilizers, veterinary and plant protection drugs, plant and animal breeds, bio-products in service of cultivation and husbandry, and livestock feeds.

8. The Industry Ministry shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and branches in performing the management, examination and inspection of the quality of goods being industrial explosive materials, industrial chemicals, industrial goods, machinery and equipment according to the provisions of law.

9. The Ministry of Aquatic Resources shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and branches in performing the management, examination and inspection of the quality of aquatic animal and plant species, feeds for aquatic animals, marine products, aquatic plant protection and aquatic animal veterinary drugs, fishing nets, fishing services.

10. The General Department of Post and Telecommunications shall perform the management, examination and inspection of prices and quality of post and telecommunications services, networks, supplies, equipment and works, as well as the Internet.

11. The Ministry of Science, Technology and Environment shall perform the uniform management, examination and inspection of scientific, technological and environmental activities, measuring and quality standards, industrial property and protection of consumers interests according to the provisions of law.

The assignment of responsibilities for protecting consumers interests prescribed in this Article shall be considered, amended, supplemented and/or readjusted in time to suit the socio-economic conditions in each period at the requests of the Ministry of Science, Technology and Environment and the concerned ministries and branches.

Article 12.-The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to perform the State management in their respective localities over the protection of consumers interests as follows:

1. To direct and urge organizations and individuals to observe the law provisions on the protection of consumers interests in their respective localities.

2. To examine and inspect the observance of the law provisions on the protection of consumers interests.

3. To coordinate with the concerned agencies in activities of examining, inspecting and handling violations of the legislation on the protection of consumers interests in their respective localities.

4. To receive and settle complaints, denunciations and petitions on the protection of consumers interests within the ambit of their powers or forward them to the competent agencies for settlement.

Article 13.-The Sub-departments of Standardization, Metrology and Quality Control under the Services of Science, Technology and Environment of the provinces and centrally-run cities shall perform the State management over the protection of consumers interests in their respective localities.

Chapter IV

CONSUMERS’ INTEREST-PROTECTING ORGANIZATION

Article 14.-The consumers interest-protecting organization is a social organization founded on the basis of voluntariness and equality, irrespective of economic sectors, nationalities, religions, beliefs, levels and occupations of their members, and acts as a representative to protect the consumers interests according to the provisions of law.

Article 15.-The consumers interest-protecting organization must comply with the following principles in its operation:

1. It must be an organization representing the consumers.

2. It must not be related to trade promotion for any other production and/or business organizations or individuals.

3. It must not advertise its activities for any commercial purposes.

4. It must not exploit information and instructions given to consumers for business purposes.

5. It is not influenced by or dependent on financial assistance from organizations and individuals at home and abroad in its operation.

Article 16.-The consumers interest-protecting organization is entitled to register its operation at local People’s Committees of all levels and must comply with the provisions of Articles 14 and 15 of this Decree and other provisions of law.

Chapter V

SETTLEMENT OF COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 17.-When their interests are infringed upon, consumers shall themselves or through their representatives lodge complaints and/or denunciations or initiate lawsuits according to the provisions of the legislation on complaints and denunciations.

Article 18.-Production and/or business organizations and individuals shall have to receive and settle complaints of consumers or the consumers interest-protecting organization about their goods and/or services, then notify the latter of the settlement results; and perform their responsibility to provide goods and/or service warranty to the consumers.

Article 19.-The consumers interest-protecting organization may receive consumers complaints and organize conciliation between consumers and production and/or business organizations or individuals.

At consumers requests, the consumers interest-protecting organization shall have to guide and help consumers or represent them in lodging complaints to the competent agencies for settlement according to the provisions of law.

Article 20.-Consumers shall have to detect and denounce to competent State management agencies acts committed by production and/or business organizations and individuals against their interests, law-breaking or irresponsible acts of State agencies or officials in charge of protection of consumers interests; may make their criticisms or proposals on the application of measures to protect consumers interests.

The competent State agencies shall have to quickly and promptly settle complaints and denunciations of consumers according to the provisions of the legislation on complaints and denunciations.

Article 21.-Organizations and individuals that commit acts of violating the legislation on the protection of consumers interests shall, depending on the nature, seriousness and objects of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability according to the provisions of law.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 22.-The Minister of Science, Technology and Environment, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies and the heads of the agencies attached to the Government shall base themselves on their respective functions, tasks and powers to guide the implementation of this Decree.

Article 23.-This Decree takes effect 15 days after its signing.

Article 24.-The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

LIST

OF LEGAL DOCUMENTS APPLICABLE TO THE HANDLING AND SANCTIONING OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE PROTECTION OF CONSUMERSINTERESTS

I

The 1995 Civil Code

Article 294

Performing the obligation to hand over objects

Article 295

Performing the obligation to pay money

Article 310

Liability for compensating damage

Article 311

Liability for failure to perform the obligation to hand over objects

Article 132

Liability for failure to perform an obligation to do a task or for performance of a task not allowed

Article 313

Liability for delayed performance of a civil obligation

Article 314

Liability for delayed acceptance of the performance of a civil obligation

Article 423

Quality of the objects for sale and purchase

Article 428

Liability for handing over objects in an incorrect quantity

Article 429

Liability for handing over objects in incomplete sets

Article 430

Liability for handing over objects of the wrong kind

Article 464

Liability for intentional donation of property not under ones ownership

Article 549

Liability for compensating damage

Article 612

Damage caused by infringements on property

Article 613

Damage caused by infringements upon health

Article 614

Damage caused by infringements on life

Article 616

Duration for enjoyment of compensation for damage caused by infringements on life or health

Article 632

Compensation for damage caused by infringement on the consumersinterests

II

The 1997 Commercial Law

Article 9

Protection of legitimate interests of producers and consumers

Clause 4

Consumers are entitled to establish organizations to protect their legitimate interests under the provisions of law

Article 245

Contents of the State management of commerce

Clause 4

Provision of guidance for rational and economical consumption

Clause 6

Control of quality of domestically circulated goods, imported goods and exported goods

III

The Penal Code

Article 156

Manufacturing and/or trading in fake goods

Article 157

Manufacturing and/or trading in fake goods being food, foodstuff, curative medicines, preventive medicines

Article 158

Manufacturing and/or trading in fake goods being animal feeds, fertilizers, veterinary drugs, plant protection drugs, plant varieties, animal breeds

Article 159

Conducting business illegally

Article 171

Infringing upon industrial property rights

Article 180

Making, storing, transporting and/or circulating counterfeit money, treasury bills and/or bonds

Article 181

Making, storing, transporting and/or circulating counterfeit checks and/or other counterfeit valuable papers

IV

Ordinances:

1.

The February 4, 1993 Veterinary Ordinance

2.

The February 4, 1993 Ordinance on Plant Protection and Quarantine

3.

The April 17, 1993 Ordinance on Execution of Civil Judgments

4.

The September 30, 1993 Ordinance on Private Medical and Pharmaceutical Practices

5.

The March 16, 1994 Ordinance on the Handling of Economic Cases

6.

The July 6, 1996 Ordinance on the Handling of Administrative Violations

7.

The May 21, 1996 Ordinance on the Procedures for Handling Administrative Cases

8.

The April 27, 1999 Ordinance on the Protection of Consumers’ Interests

9.

The October 6, 1999 Ordinance on Measurement

10.

The December 24, 1999 Ordinance on the Quality of Goods

V

The Government’s decrees concerning the handling of administrative violations

1.

The Government’s Decree No.49/CP of July 26, 1995 prescribing the administrative sanctions against acts of breaking land-road and urban traffic order and safety

2.

The Government’s Decree No.88/CP of December 14, 1995 prescribing sanctions against administrative violations in cultural activities, cultural services and the prevention of and combat against a number of social vices

3.

The Government’s Decree No.01/CP of January 3, 1996 on administrative sanctions in the field of taxation

4.

The Government’s Decree No.16/CP of March 20, 1996 prescribing the sanctioning of administrative violations in the State management over customs

5.

The Government’s Decree No.22/CP of April 17, 1996 prescribing the sanctioning of administrative violations in the field of taxation

6.

The Government’s Decree No.24/CP of April 18, 1996 prescribing the sanctioning of administrative violations in the field of national defense

7.

The Government’s Decree No.26/CP of April 26, 1996 prescribing the sanctioning of administrative violations in the field of environmental protection

8.

The Government’s Decree No.77/CP of November 29, 1996 prescribing the sanctioning of administrative violations in the field of forest management and protection and forest product management

9.

The Government’s Decree No.78/CP of November 29, 1996 prescribing the sanctioning of administrative violations in the field of plant protection and quarantine

10.

The Government’s Decree No.38/CP of June 25, 1996 prescribing the sanctioning of administrative violations of the labor legislation

11.

The Government’s Decree No.49/CP of August 15, 1996 prescribing the sanctioning of administrative violations in the field of security and order

12.

The Government’s Decree No.46/CP of August 6, 1996 prescribing the sanctioning of administrative violations in the field of State management over healthcare

13.

The Government’s Decree No.48/CP of August 12, 1996 prescribing the sanctioning of administrative violations in the field of aquatic resource protection

14.

The Government’s Decree No.04/CP of January 10, 1997 prescribing the sanctioning of administrative violations in the field of land management and use

15.

The Government’s Decree No.35/CP of April 23, 1997 prescribing the sanctioning of

 

administrative violations in the field of State management of minerals

16.

The Government’s Decree No.48/CP of May 5, 1997 prescribing the sanctioning of administrative violations in the construction management, management of houses and urban technical infrastructure works

17.

The Government’s Decree No.57/CP of May 31, 1997 prescribing the sanctioning of administrative violations in the field of goods measurement and quality

18.

The Government’s Decree No.79/CP of June 19, 1997 prescribing the sanctioning of administrative violations in the field of State management over post, telecommunications and radio frequencies

19.

The Government’s Decree No.18/CP of February 24, 1997 prescribing the sanctioning of administrative violations in the banking field

20.

The Government’s Decree No.12/1999/ND-CP of March 6, 1999 prescribing the sanctioning of administrative violations in the field of industrial property

21.

The Government’s Decree No.49/1999/ND-CP of July 8, 1999 prescribing the sanctioning of administrative violations in the field of accountancy

22.

The Government’s Decree No.93/1999/ND-CP of September 7, 1999 prescribing the sanctioning of administrative violations in the field of statistics

23.

The Government’s Decree No.67/1999/ND-CP of August 7, 1999 detailing and guiding the implementation of the Law on Complaints and Denunciations

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 69/2001/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất