Chỉ thị 02/CT-BCT về xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp

thuộc tính Chỉ thị 02/CT-BCT

Chỉ thị 02/CT-BCT của Bộ Công Thương về việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp
Cơ quan ban hành: Bộ Công Thương
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:02/CT-BCT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thị
Người ký:Vũ Huy Hoàng
Ngày ban hành:09/03/2016
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thương mại-Quảng cáo
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

Số: 02/CT-BCT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 09 tháng03 năm 2016

 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP

 

Căn cứ quy định tại Nghị định 42/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về việc xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực hoạt động bán hàng đa cấp theo thông báo tại Công văn số 7290/VPCP-NC ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Văn phòng Chính phủ, thời gian vừa qua, Bộ Công Thương,Ủy bannhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng liên quan đã triển khai nhiều biện pháp nhằm tăngcườngquản lý và xử lý vi phạm đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên toàn quốc cũng như trên địa bàn từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tuy nhiên, hoạt động bán hàng đa cấp vẫn còn những diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự và đời sống nhân dân.

Đtiếp tục tăng cường quản lý đối với hoạt động bán hàng đa cấp, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Cục Quản lý cạnh tranh, Sở Công Thương các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan,đơn vịliên quan tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể sau đây:

I. Về công tác quản lý nhà nước về hoạt động bán hàng đa cấp

1. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1.1. Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành của địa phương tiếp tục tham mưu choỦy bannhân dân tỉnh/thành phố tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn.

1.2. Chủ trì,phối hợpvới các cơ quan liên quan trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trên trên địa bàn địa phương theo các quy định của pháp luật có liên quan.

1.3. Chủ trì,phối hợpvới các cơ quan liên quan của địa phương chủ động thực hiện hoạt động giám sát, kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý kịp thời, hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời, các hành vi vi phạm pháp luật về bán hàng đa cấp trên địa bàn. Trong quá trình giám sát, kiểm tra, đề nghị đặc biệt lưu ý các hành vi có khả năng vi phạmKhoản 1, Điều 5, Nghị định 42/2014/NĐ-CPngày 14 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp.

1.4. Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan và UBND các quận, huyện, thành phố triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của các doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn.

1.5. Chủ trì,phối hợpvới các cơ quan có liên quan của địa phương tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, xử lý các doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép, doanh nghiệp bán hàng theo phương thức đa cấp nhưng không có Giấy chứng nhận hoạt động bán hàng đa cấp.

1.6. Tăng cường công tác kiểm tra việc thông báo hoạt động bán hàng đa cấp, hoạt động hội nghị, hội thảo, đào tạo của doanh nghiệp bán hàng đa cấp và người tham gia bán hàng đa cấp tại địa phương nhằm ngăn ngừa, phát hiện, xử lý hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp và người tham gia bán hàng đa cấp tại địa phương.

1.7. Hướng dẫn, đôn đốc doanh nghiệp hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn địa phương tuân thủ các quy định của pháp luật.

1.8. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, cơ quan truyền thông đại chúng và các tổ chức đoàn thể quần chúng trên địa bàn triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân, doanh nghiệp bán hàng đa cấp và người tham gia bán hàng đa cấp trên địa bàn về hoạt động bán hàng đa cấp nói chung và pháp luật quản lý hoạt động bán hàng đa cấp nói riêng. Trong các nội dung tuyên truyền, cần đặc biệt lưu ý các nội dung quan trọng như: những hành vi bị cấm trong hoạt động bán hàng đa cấp, trách nhiệm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp, trách nhiệm và quyền lợi của người tham gia bán hàng đa cấp, mua lại hàng hóa từ người tham gia bán hàng đa cấp, các quy định về trả hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khácv..v.

1.9. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn cho cán bộ công chức trực tiếp thực hiện hoạt động quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp;

1.10. Công bố số điện thoại liên hệ để người dân có thể phản ánh kịp thời với Sở Công Thương các dấu hiệu vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp và cáctrường hợpkinh doanh đa cấptrái phép.

2. Cácđơn vịthuộc Bộ Công Thương

2.1. Cục Quản lý cạnh tranh

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, đánh giá, phát hiện những chồng chéo, bất cập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp nói chung và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp nói riêng để tổng hợp, đề xuất sửa đổi, bổ sung, đưa vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm.

- Chủ trì,phối hợpvới các Sở Công Thương và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác tiến hànhkiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm hoạt động bán hàng đa cấp theo thẩm quyền.

- Phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan báo chí, truyền thông của Bộ Công Thương và các cơ quan, đơn vị liên quan kháctổ chứcthực hiện các hoạt động:

+ Đào tạo, tập huấn cho cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp;

+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về hoạt động bán hàng đa cấp nói chung và pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp nói riêng cho người dân, doanh nghiệp bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp.

2.2. Cục Quản lý thị trường

Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cườngkiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định 185/2013/NĐ-CP.

2.3. Cácđơn vịbáo chí, truyền thông thuộc Bộ Công Thương

- Báo Công Thương, Tạp Chí Công Thương, Truyền hình Công Thương chịu trách nhiệm về công tác tuyêntruyền về công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý bán hàng đa cấp trong phạm vi của ngành Công Thương.

-Địnhhướng nội dung, phương thức hoạt động tuyên truyền về lĩnh vực bán hàng đa cấp cho các đơn vị có liên quan của Bộ Công Thương.

II. Tổ chức thực hiện

1. Các đơn vị căn cứ trách nhiệm được giao, triển khai thực hiện Chỉ thị này có trách nhiệm báo cáo Bộ Công Thương kết quả thực hiện Chỉ thị này thông qua Cục Quản lý cạnh tranh định kỳ ba tháng một lần.

2. Giao Cục Quản lý cạnh tranh làm đầu mối chủ trì theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện Chỉ thị này,tổng hợpkết quả, báo cáo Lãnh đạo Bộ.

III. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký.

2. Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh; Giám đc Sở Công Thương các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương; Các cơ quan báo chí, truyền thông thuộc Bộ Công Thương nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị này.

3. Trong quá trình thực hiện Chỉ thị này, nếu có vướng mắc phát sinh, đề nghị các đơn vị có liên quan có báo cáo, phản ánh bằng văn bản gửi về Bộ Công Thương (Cục Quản lý cạnh tranh) để tổng hợp, xử lý./.

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Lãnh đạo Bộ;
- UBND các
tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để p/h);
- CácSởCông Thương (để
t/h);
- Cục QLTT; các đơn vị báo chí, truyền thông của Bộ;
- Đăng MOIT;
- Lưu: VT, QLCT.

BỘ TRƯỞNG




Vũ Huy Hoàng

 

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất