Nghị định 103/2008/NĐ-CP bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới

thuộc tính Nghị định 103/2008/NĐ-CP

Nghị định 103/2008/NĐ-CP của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:103/2008/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:16/09/2008
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thuế-Phí-Lệ phí, Giao thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới - Theo Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ban hành ngày 16/9/2008, Chính phủ quy định: chủ xe cơ giới phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) theo quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm do Bộ Tài chính quy định. Chủ xe cơ giới không được đồng thời tham gia 2 hợp đồng bảo hiểm bắt buộc TNDS trở lên cho cùng 1 xe cơ giới…. Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại. Thời hạn yêu cầu bồi thường của chủ xe cơ giới là 1 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 5 ngày từ ngày xảy ra tai nạn (trừ trường hợp bất khả kháng), chủ xe phải gửi thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm kèm theo tài liệu quy định trong hồ sơ yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới. Thời hạn thanh toán bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm là 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới và không quá 30 ngày trong trường hợp phải xác minh hồ sơ. Ngoài ra, Nghị định cũng quy định rõ các hành vi vi phạm, hình thức và mức xử phạt. Cụ thể, hành vi không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe mô tô ba bánh và các loại xe cơ giới tương tự bị phạt 100.000 đồng; người điều khiển ô tô, máy kéo và các loại xe cơ giới tương tự bị phạt 500.000 đồng… Từ chối bán bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm bị phạt 50 triệu đồng, Tổng giám đốc (Giám đốc) và người liên quan của doanh nghiệp bảo hiểm bị phạt 10 triệu đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm bị phạt 50 triệu đồng nếu sử dụng Giấy chứng nhận bảo hiểm cấp cho chủ xe cơ giới không đúng quy định của Bộ Tài chính; bị phạt 30 triệu đồng nếu không tuân thủ thời giạn bảo hiểm; bị phạt 50 - 70 triệu đồng nếu không tuân thủ mức phí bảo hiểm do Bộ Tài chính quy định. Việc trả hoa hồng bảo hiểm không đúng đối tượng quy định bị phạt 70 triệu đồng. Cá nhân, tổ chức có hành vi trục lợi để nhận tiền bồi thường, trả tiền bảo hiểm bị phạt tiền từ 30 - 70 triệu đồng. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Từ ngày 01/03/2021, Nghị định này hết hiệu lực bởi Nghị định 03/2021/NĐ-CP

Xem chi tiết Nghị định103/2008/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 103/2008/NĐ-CP NGÀY 16 THÁNG 09 NĂM 2008

VỀ BẢO HIỂM BẮT BUỘC TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Bộ luật Dân sự ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 09 tháng 12 năm 2000;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;

Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I
NHŨNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; quyền và nghĩa vụ của chủ xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm; trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Chủ xe cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa biệt Nam.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định của pháp luật.
3. Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. "Doanh nghiệp bảo hiểm" là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm hợp pháp tại Việt Nam và được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. "Chủ xe cơ giới" (tổ chức, cá nhân) là chủ sở hữu xe cơ giới hoặc được chủ sở hữu xe cơ giới giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp, điều khiển xe cơ giới.
3. "Xe cơ giới" bao gồm xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo), xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) có tham gia giao thông.
4. "Hành khách" là người được chở trên xe theo hợp đồng vận chuyển hành khách thuộc các hình thức quy định trong Bộ luật Dân sự.
5. "Bên thứ ba" là người bị thiệt hại về thân thể, tính mạng, tài sản do xe cơ giới gây ra, trừ những người sau:
a) Lái xe, phụ xe trên chính chiếc xe đó;
b) Người trên xe và hành khách trên chính chiếc xe đó;
c) Chủ sở hữu xe trừ trường hợp chủ sở hữu đã giao cho tổ chức, cá nhân khác chiếm hữu, sử dụng chiếc xe đó.
6. "Ngày" (thời hạn) quy định trong Nghị định này là ngày làm việc.
Điều 4. Quỹ bảo hiểm xe cơ giới
1. Quỹ bảo hiểm xe cơ giới do các doanh nghiệp bảo hiểm đóng để sử dụng cho các mục đích sau:
a) Công tác đề phòng hạn chế tổn thất, tai nạn giao thông đường bộ;
b) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông đường bộ và chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
c) Hỗ trợ nhân đạo cho những thiệt hại xảy ra đối với người thứ ba và hành khách chuyên chở trên xe do xe cơ giới gây ra trong những trường hợp không xác định được xe gây tai nạn hoặc xe không tham gia bảo hiểm;
d) Hỗ trợ chi phí mai táng trong các trường hợp loại trừ bảo hiểm quy định tại Điều 13 Nghị định này;
đ) Hỗ trợ khen thưởng thành tích cho lực lượng công an trong công tác kiểm soát phát hiện và xử lý vi phạm hành chính các chủ xe cơ giới trong việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
e) Hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
g) Hỗ trợ các mục đích khác để phối hợp, chỉ đạo thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm trích tối thiểu 2% doanh thu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới hàng năm để đóng vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
Điều 5: Cơ sở dữ liệu về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
1. Cơ sở dữ liệu được xây dựng nhằm thống kê, cập nhật và hệ thống hoá toàn bộ thông tin liên quan đến xe cơ giới và chủ xe cơ giới tham gia giao thông và tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm và sự giám sát của nhân dân.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Chương II
BẢO HIỂM BẮT BUỘC
TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI
Điều 6. Nguyên tắc tham gia bảo hiểm
1. Chủ xe cơ giới phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định tại Nghị định này và Quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới do Bộ Tài chính quy định.
2. Chủ xe cơ giới không được đồng thời tham gia hai hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự trở lên cho cùng một xe cơ giới.
3. Ngoài việc tham gia hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự, chủ xe cơ giới có thể thoả thuận với doanh nghiệp bảo hiểm để tham gia hợp đồng bảo hiểm tự nguyện.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm được quyền chủ động bán bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới dưới các hình thức sau:
a) Trực tiếp;
b) Thông qua đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm;
c) Thông qua đấu thầu;
d) Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Trường hợp bán bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thông qua đại lý bảo hiểm thì đại lý bảo hiểm phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành, các quy định khác của pháp luật liên quan.
Doanh nghiệp bảo hiểm không được sử dụng đại lý bán bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới của doanh nghiệp bảo hiểm khác trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm đó chấp thuận bằng văn bản.
Điều 7. Phạm vi bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra.
2. Thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra.
Điều 8. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới
1. Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (sau đây gọi là Giấy chứng nhận bảo hiểm) là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự giữa chủ xe cơ giới với doanh nghiệp bảo hiểm.
2. Khi mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, chủ xe cơ giới được doanh nghiệp bảo hiểm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cho chủ xe cơ giới khi chủ xe cơ giới đã đóng đủ phí bảo hiểm. Những trường hợp đặc thù do Bộ Tài chính quy định.
3. Bộ Tài chính quy định cụ thể về mẫu Giấy chứng nhận bảo hiểm để áp dụng và quản lý thống nhất trong phạm vi cả nước.
Điều 9. Phí bảo hiểm và mức trách nhiệm bảo hiểm
1. Phí bảo hiểm là khoản tiền mà chủ xe cơ giới phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm khi mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Mức trách nhiệm bảo hiểm là số tiền tối đa doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải trả đối với thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản của bên thứ ba và hành khách do xe cơ giới gây ra trong mỗi vụ tai nạn xảy ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm.
3. Bộ Tài chính quy định mức phí và mức trách nhiệm bảo hiểm.
Điều 10. Thời hạn và hiệu lực bảo hiểm
1. Thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm là một năm, trong các trường hợp sau, thời hạn bảo hiểm có thể dưới 01 năm:
a) Xe cơ giới nước ngoài tạm nhập tái xuất có thời hạn tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dưới 01 năm;
b) Niên hạn sử dụng của xe cơ giới nhỏ hơn một năm theo quy định của pháp luật.
2. Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc theo thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm.
3. Trong thời hạn còn hiệu lực ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu có sự chuyển quyền sở hữu xe cơ giới thì mọi quyền lợi bảo hiểm liên quan đến trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cũ vẫn còn hiệu lực đối với chủ xe cơ giới mới.
Điều 11. Hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm
1. Hợp đồng bảo hiểm chỉ được hủy bỏ trong những trường hợp sau:
a) Xe cơ giới bị thu hồi đăng ký và biển số theo quy định của pháp luật;
b) Xe cơ giới hết niên hạn sử dụng theo quy định của pháp luật;
c) Xe cơ giới bị mất được cơ quan công an xác nhận;
d) Xe cơ giới hỏng không sử dụng được hoặc bị phá huỷ do tai nạn giao thông được cơ quan công an xác nhận; xe tạm nhập, tái xuất.
2. Chủ xe cơ giới muốn huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm kèm theo Giấy chứng nhận bảo hiểm muốn huỷ bỏ và các bằng chứng về việc xe cơ giới thuộc đối tượng được hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt từ thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm nhận được thông báo huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm.
3. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho chủ xe cơ giới 70% phần phí bảo hiểm của thời gian hủy bỏ. Doanh nghiệp bảo hiểm không phải hoàn phí bảo hiểm trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực, nhưng chủ xe cơ giới yêu cầu hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đã xảy ra sự kiện bảo hiểm và phát sinh trách nhiệm bồi thường bảo hiểm.
4. Trường hợp chủ xe cơ giới không có thông báo về việc huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm, nhưng doanh nghiệp bảo hiểm có những bằng chứng cụ thể về việc xe cơ giới thuộc đối tượng được hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều này, thì doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo cho chủ xe cơ giới để thực hiện các thủ tục huỷ bỏ hợp đồng. Sau 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo mà chủ xe cơ giới không thực hiện các thủ tục huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm mặc nhiên được huỷ bỏ.
Điều 12. Giám định thiệt hại
1. Khi xảy ra tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền phải phối hợp chặt chẽ với chủ xe cơ giới, bên thứ ba hoặc người đại diện hợp pháp của các bên liên quan thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Kết quả giám định phải lập thành văn bản có chữ ký của các bên liên quan. Doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm về chi phí giám định.
2. Trường hợp chủ xe cơ giới không thống nhất về nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm xác định, hai bên thoả thuận chọn cơ quan giám định độc lập thực hiện việc giám định. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được việc trưng cầu giám định độc lập thì một trong các bên được yêu cầu Toà án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi cư trú của chủ xe cơ giới chỉ định giám định độc lập. Kết luận bằng văn bản của giám định độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên.
3. Trường hợp kết luận của giám định độc lập khác với kết luận giám định của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả chi phí giám định độc lập. Trường hợp kết luận của giám định độc lập trùng với kết luận giám định của doanh nghiệp bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải trả chi phí giám định độc lập.
4. Trong trường hợp đặc biệt không thể thực hiện được việc giám định thì doanh nghiệp bảo hiểm được căn cứ vào các biên bản, kết luận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền và các tài liệu liên quan để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại.
Điều 13. Loại trừ bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp sau:
1. Hành động cố ý gây thiệt hại của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại.
2. Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy không thực hiện trách nhiệm dân sự của chủ xe, lái xe cơ giới.
3. Lái xe không có Giấy phép lái xe hoặc Giấy phép lái xe không phù hợp đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe.
4. Thiệt hại gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hại gắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.
5. Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.
6. Chiến tranh, khủng bố, động đất.
7. Thiệt hại đối với tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.
Điều 14. Nguyên tắc bồi thường
1. Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi mức trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho chủ xe cơ giới số tiền mà chủ xe cơ giới đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Trường hợp chủ xe cơ giới chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại.
2. Trường hợp cần thiết, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng ngay những chi phí cần thiết và hợp lý trong phạm vi trách nhiệm bảo hiểm nhằm khắc phục hậu quả tai nạn.
3. Mức bồi thường bảo hiểm:
a) Mức bồi thường bảo hiểm về người: được xác định dựa trên Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về người theo quy định của Bộ Tài chính;
b) Mức bồi thường thiệt hại về tài sản: được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới.
4. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường phần vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính.
5. Trường hợp chủ xe cơ giới đồng thời tham gia nhiều hợp đồng, bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự cho cùng một xe cơ giới thì số tiền bồi thường chỉ được tính theo hợp đồng bảo hiểm đầu tiên.
Điều 15. Hồ sơ bồi thường
1. Hồ sơ bồi thường do doanh nghiệp bảo hiểm lập bao gồm các tài liệu sau:
a) Tài liệu liên quan đến xe, lái xe;
b) Các giấy tờ chứng minh thiệt hại về người và tài sản;
c) Tài liệu liên quan của cơ quan có thẩm quyền về vụ tai nạn.
2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chủ xe cơ giới có trách nhiệm thu thập, cung cấp các tài liệu liên quan trong hồ sơ bồi thường.
3. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể hồ sơ bồi thuờng.
Điều 16. Thời hạn yêu cầu, thanh toán và khiếu nại bồi thường
1. Thời hạn yêu cầu bồi thường của chủ xe cơ giới là 01 năm kể từ ngày xảy ra tai nạn, trừ trường hợp chậm trễ do nguyên nhân khách quan và bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
2. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn (trừ trường hợp bất khả kháng), chủ xe cơ giới phải gửi thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm kèm theo các tài liệu quy định trong hồ sơ yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới.
3. Thời hạn thanh toán bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm là mười lăm ngày kể từ khi nhận được hồ sơ bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới và không quá 30 ngày trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ.
4. Trường hợp từ chối bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho chủ xe cơ giới biết lý do từ chối bồi thường trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm.
5. Thời hiệu khởi kiện về việc bồi thường bảo hiểm là 03 năm kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm thanh toán bồi thường hoặc từ chối bồi thường. Quá thời hạn trên quyền khởi kiện không còn giá trị.
Điều 17. Quyền của chủ xe cơ giới
1. Được lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm để tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích, cung cấp các thông tin liên quan đến việc giao kết, thực hiện và huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm.
3. Trường hợp có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm, có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm mức phí bảo hiểm phù hợp cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm.
4. Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường nhanh chóng, đầy đủ và kịp thời theo hợp đồng bảo hiểm.
5. Chủ xe cơ giới là đơn vị sản xuất kinh doanh, phí bảo hiểm được tính vào chi phí hoạt động kinh doanh; chủ xe cơ giới là cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, phí bảo hiểm được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Nghĩa vụ của chủ xe cơ giới
1. Phải tham gia và đóng đầy đủ phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định tại Nghị định này. Khi mua bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải cung cấp đầy đủ và trung thực những nội dung đã được quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.
2. Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp bảo hiểm xem xét tình trạng xe trước khi cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.
3. Trường hợp có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải kịp thời thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm để áp dụng mức phí bảo hiểm phù hợp cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm.
4. Chủ xe cơ giới phải luôn mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực khi tham gia giao thông, xuất trình giấy tờ này khi có yêu cầu của lực lượng cảnh sát giao thông và cơ quan chức năng có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
5. Tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn giao thông đường bộ.
6. Khi tai nạn giao thông xảy ra, chủ xe cơ giới phải có trách nhiệm:
a) Thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm để phối hợp giải quyết, tích cực cứu chữa, hạn chế thiệt hại về người và tài sản, bảo vệ hiện trường tai nạn; đồng thời thông báo cho cơ quan Công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất;
b) Không được di chuyển, tháo gỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có ý kiến chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm; trừ trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại về người và tài sản hoặc phải thi hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
c) Chủ xe cơ giới phải cung cấp các tài liệu trong hồ sơ yêu cầu bồi thường và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh các tài liệu đó.
7. Chủ xe cơ giới phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm trong trường hợp xe cơ giới thuộc đối tượng được hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này.
8. Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Quyền của doanh nghiệp bảo hiểm
1. Thu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm, có quyền yêu cầu chủ xe cơ giới nộp thêm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm.
2. Yêu cầu chủ xe cơ giới cung cấp đầy đủ và trung thực những nội dung đã được quy định trong Giấy chứng nhận bảo hiểm; xem xét tình trạng xe cơ giới trước khi cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.
3. Đề nghị cơ quan Công an cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định này.
4. Từ chối giải quyết bồi thường đối với những trường hợp không thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
5. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới phù hợp với thực tế triển khai loại hình bảo hiểm này.
6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm
1. Phải bán bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo đúng Quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính. Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm nhận được thông báo của chủ xe cơ giới về sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm và hoàn trả số tiền chênh lệch cho chủ xe cơ giới.
2. Cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm và giải thích rõ Quy tắc, điều khoản và biểu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cho chủ xe cơ giới.
3. Phải sử dụng mẫu Giấy chứng nhận bảo hiểm theo quy định của Bộ Tài chính để cấp cho chủ xe cơ giới.
4. Không được chi hỗ trợ đại lý bán bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới dưới mọi hình thức ngoài mức hoa hồng bảo hiểm đại lý được hưởng theo quy định của Bộ Tài chính.
5. Không được khuyến mại dưới mọi hình thức đối với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
6. Thanh toán cho cơ quan Công an chi phí sao chụp những hồ sơ, biên bản tai nạn đã được cung cấp và có trách nhiệm giữ gìn bí mật trong quá trình điều tra.
7. Chi trả bồi thường nhanh chóng và chính xác theo quy định của Nghị định này.
8. Trong vòng 15 ngày trước khi hết thời hạn bảo hiểm phải thông báo cho chủ xe cơ giới về việc hết thời hạn của hợp đồng bảo hiểm.
9. Trích tối thiểu 2% doanh thu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới hàng năm đóng vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới. Mức đóng góp hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính.
10. Phải hạch toán tách biệt doanh thu phí bảo hiểm, hoa hồng, bồi thường và các khoản chi phí khác liên quan đến bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
11. Xây dựng và vận hành hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo việc thống kê và cập nhật tình hình triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đảm bảo kết nối vào cơ sở dữ liệu về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
12. Báo cáo Bộ Tài chính về tình hình thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu.
13. Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
14. Các trách nhiệm khác theo quy địch của pháp luật.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, NGÀNH VÀ ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Điều 21. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn, tuyên truyền thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Ban hành quy tắc, điều khoản và biểu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
3. Quy định việc phát hành, quản lý và sử dụng mẫu Giấy chứng nhận bảo hiểm.
4. Hướng dẫn hồ sơ yêu cầu bồi thường.
5.
Quy định mức đóng góp hàng năm và ban hành cơ chế quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
6. Trực tiếp hoặc chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
7. Chỉ đạo các lực lượng chức năng xử phạt vi phạm hành chính các doanh nghiệp bảo hiểm vi phạm các quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác của pháp luật liên quan.
8. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Điều 22. Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, tuyên truyền thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông và lực lượng Cảnh sát khác liên quan giám sát và kiểm tra các chủ xe cơ giới trong việc:
a) Yêu cầu chủ xe cơ giới xuất trình Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực khi làm thủ tục cấp đăng ký xe;
b) Thông qua tuần tra kiểm soát phát hiện và xử lý vi phạm hành chính các chủ xe cơ giới tham gia giao thông không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực; yêu cầu chủ xe phải mua bảo hiểm.
3. Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát điều tra cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến các vụ tai nạn giao thông cho doanh nghiệp bảo hiểm để giải quyết bồi thường, bao gồm:
a) Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn;
b) Sơ đồ hiện trường, bản ảnh (nếu có);
c) Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn;
d) Thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu vụ tai nạn giao thông;
đ) Các tài liệu khác có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có).
4. Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông và lực lượng Cảnh sát khác liên quan phối hợp với các đơn vị của Bộ tài chính trong việc kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
5. Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông và lực lượng Cảnh sát khác thực hiện việc chia sẻ và kết nối hệ thống cơ sở dữ liệu về xe cơ giới do ngành mình quản lý vào cơ sở dữ liệu về bảo hiểm băt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Điều 23. Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
1. Phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn, tuyên truyền thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Chỉ đạo các cơ quan đăng kiểm khi kiểm định an toàn kỹ thuật xe cơ giới phải yêu cầu chủ xe cơ giới xuất trình Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực. Cơ quan đăng kiểm chỉ cấp tem và sổ kiểm định an toàn kỹ thuật cho xe cơ giới khi chủ xe có Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực.
3. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
4. Thực hiện việc chia sẻ và kết nối hệ thống cơ sở dữ liệu về xe cơ giới do ngành mình quản lý vào cơ sở dữ liệu về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
5. Phối hợp với các cơ quản chức năng áp dụng các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất trong giao thông đường bộ theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 24. Trách nhiệm của Bộ Y tế
Chỉ đạo các cơ sở y tế Trung ương và địa phương trong việc cung cấp các bản sao hồ sơ bệnh án, các tài liệu liên quan đến việc cấp cứu, chữa trị các nạn nhận bị tai nạn về giao thông đường bộ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ bồi thường, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm.
Điều 25. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông
1. Chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí Trung ương và địa phương thường xuyên tuyên truyền, phổ biến về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam dành thời lượng phát sóng nhất định để thường xuyên tuyên truyền, phổ biến về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Điều 26. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ khác, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Phối hợp với Bộ Tài chính trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 27. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Chỉ đạo các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền tổ chức thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trên địa bàn.
2. Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí địa phương thường xuyên tuyên truyền, phổ biến về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
3. Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông và lực lượng cảnh sát khác có liên quan trên địa bàn tổ chức kiểm tra, xử lý các chủ xe cơ giới không tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền.
Điều 28. Trách nhiệm của Cơ quan Quốc gia Việt Nam thực hiện Chương trình bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới ASEAN
1. Cơ quan Quốc gia Việt Nam thực hiện Chương trình bảo hiểm bắt buộc xe cơ giới ASEAN (gọi tắt là Cơ quan Quốc gia bảo hiểm xe cơ giới) là cơ quan thường trực giúp các Bộ, ngành liên quan trong việc chỉ đạo giám sát việc thực hiện bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hoạt động của cơ quan Quốc gia bảo hiểm xe cơ giới.
Chương IV
XỬ LÝ VI PHẠM
Mục 1
CÁC HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT
Điều 29. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về tham gia bảo hiểm của người điều khiển xe cơ giới
1. Phạt tiền 100.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe mô tô ba bánh và các loại xe cơ giới tương tự không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực.
2. Phạt tiền 500.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe cơ giới tương tự không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực.
Điều 30. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về từ chối bán bảo hiểm
1. Phạt tiền 50.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm; phạt tiền 10.000.000 đồng đối với Tổng giám đốc (Giám đốc) và người liên quan của doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi từ chối bán bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
2. Trường hợp tái phạm hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm và các cá nhân bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 Điều này; đồng thời doanh nghiệp bảo hiểm còn bị xem xét áp dụng biện pháp đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới.
Điều 31. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về mẫu Giấy chứng nhận bảo hiểm
1. Phạt tiền 50.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm; phạt tiền 50.000.000 đồng đối với Tổng giám đốc (Giám đốc) và người có liên quan của doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng Giấy chứng nhận bảo hiểm cấp cho chủ xe cơ giới không đúng quy định của Bộ Tài chính.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt doanh nghiệp bảo hiểm buộc phải thu hồi Giấy chứng nhận bảo hiểm đã cấp và thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận bảo hiểm mới cho chủ xe cơ giới theo đúng quy định của Bộ Tài chính.
3. Trường hợp tái phạm hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm và các cá nhân bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 Điều này; đồng thời doanh nghiệp bảo hiểm còn bị xem xét áp dụng biện pháp đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới.
Điều 32. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về thời hạn bảo hiểm
1. Phạt tiền 30.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm; Phạt tiền 30.000.000 đồng đối với Tổng giám đốc (Giám đốc) và người liên quan của doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi không tuân thủ thời hạn bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, doanh nghiệp bảo hiểm buộc phải thu hồi Giấy chứng nhận bảo hiểm đã cấp và thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận bảo hiểm mới cho chủ xe cơ giới theo đúng thời hạn quy định và áp dụng mức phí phù hợp.
3. Trường hợp tái phạm hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm và các cá nhân bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 Điều này; đồng thời doanh nghiệp bảo hiểm còn bị xem xét áp dụng biện pháp đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới.
Điều 33. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về mức phí bảo hiểm
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm; phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với Tổng giám đốc (Giám đốc) và người liên quan của doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi không tuân thủ mức phí bảo hiểm do Bộ Tài chính quy định.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, doanh nghiệp bảo hiểm buộc phải điều chỉnh mức phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho chủ xe cơ giới theo đúng quy định.
3. Trường hợp tái phạm hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm và các cá nhân bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 Điều này; đồng thời doanh nghiệp bảo hiểm còn bị xem xét áp dụng biện pháp đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động trong giấy phép thành lập và hoạt động đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới.
Điều 34. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về mức trách nhiệm bảo hiểm
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm; phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với Tổng giám đốc (Giám đốc) và người liên quan của doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi không tuân thủ mức trách nhiệm bảo hiểm do Bộ Tài chính quy định.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, doanh nghiệp bảo hiểm buộc phải điều chỉnh lại mức trách nhiệm bảo hiểm theo đúng quy định.
3. Trường hợp tái phạm hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm và các cá nhân bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 Điều này; đồng thời doanh nghiệp bảo hiểm còn bị xem xét áp dụng biện pháp đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới.
Điều 35. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về trả hoa hồng bảo hiểm, chi hỗ trợ đại lý
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm; phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng và người liên quan của doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi trả hoa hồng bảo hiểm không đúng mức do Bộ Tài chính quy định.
2. Phạt tiền 70.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm; phạt tiền 70.000.000 đồng đối với Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng và người liên quan của doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Trả hoa hồng bảo hiểm không đúng đối tượng quy định;
b) Chi hỗ trợ đại lý bán bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định tại khoản 4 Điều 20 Nghị định này.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, doanh nghiệp bảo hiểm buộc phải thu hồi toàn bộ số tiền đã chi sai do hành vi vi phạm các quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp tái phạm hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm và các cá nhân bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này, đồng thời doanh nghiệp bảo hiểm còn bị xem xét áp dụng biện pháp đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động trong Giấy phép thành lập và hoạt động dối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới.
Điều 36. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về khuyến mại
1. Phạt tiền 50.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng và người liên quan của doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 20 Nghị định này.
2. Trường hợp tái phạm hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm và các cá nhân bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 Điều này; đồng thời doanh nghiệp bảo hiểm còn bị xem xét áp dụng biện pháp đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới.
Điều 37. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm
1. Phạt tiền 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi tự ý huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới không thuộc các trường hợp hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định này.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, doanh nghiệp bảo hiểm buộc phải khôi phục lại hợp đồng bảo hiểm đã bị huỷ bỏ.
Điều 38. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về giải quyết bồi thường bảo hiểm
1. Phạt tiền 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm, Tổng giám đốc (Giám đốc) và người liên quan thực hiện giải quyết bồi thường không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Doanh nghiệp bảo hiểm, Tổng giám đốc (Giám đốc) và người liên quan có hành vi yêu cầu người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm trả thù lao, hay các quyền lợi vật chất khác trái pháp luật trong quá trình giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
b) Cá nhân, tổ chức có hành vi trục lợi để nhận tiền bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
c) Cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp bảo hiểm đồng lõa với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật vì mục đích vụ lợi;
d) Doanh nghiệp bảo hiểm từ chối thực hiện nghĩa vụ bồi thường bảo hiểm đã được giao kết.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, doanh nghiệp bảo hiểm buộc phải bồi thường đúng theo quy định. Cá nhân, tổ chức buộc phải hoàn trả toàn bộ số tiền đã thu được do hành vi vi phạm các quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này.
4. Đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, c và d khoản 2 Điều này, ngoài việc bị phạt tiền doanh nghiệp bảo hiểm còn bị xem xét áp dụng biện pháp đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới.
Điều 39. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về hạch toán kế toán
1. Phạt tiền 30.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm; phạt tiền 10.000.000 đồng đối với Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng và người liên quan của doanh nghiệp bảo hiểm vi phạm khoản 10 Điều 20 Nghị định này.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, doanh nghiệp bảo hiểm buộc phải thực hiện đúng quy định tại khoản 10 Điều 20 Nghị định này.
Điều 40. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đóng góp Quỹ bảo hiểm xe cơ giới
1. Phạt tiền 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm, phạt tiền 20.000.000 đồng đối với Tổng giám đốc (Giám đốc) của doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Đóng Quỹ bảo hiểm xe cơ giới không đúng thời hạn quy định;
b) Đóng Quỹ bảo hiểm xe cơ giới không đủ số tiền quy định.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, doanh nghiệp bảo hiểm buộc phải thực hiện đóng đủ số tiền vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới theo quy định.
Điều 41. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về chế độ báo cáo, thống kê
1. Phạt tiền 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp bảo hiểm; phạt tiền 20.000.000 đồng đối với Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng của doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ không đầy đủ nội dung, mẫu biểu hoặc không đúng thời hạn theo quy định
b) Không xây dựng và vận hành hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo thời hạn do Bộ Tài chính quy định.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, doanh nghiệp bảo hiểm buộc phải thực hiện báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ đầy đủ nội dung, mẫu biểu theo quy định; thực hiện kế hoạch xây dựng và vận hành hệ thống công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo thời hạn do Bộ Tài chính quy định.
3. Trường hợp tái phạm hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm và các cá nhân bị phạt tiền theo quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm còn bị xem xét áp dụng biện pháp đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc thu hẹp nội dung, phạm vi và địa bàn hoạt động trong Giấy phép thành lập và hoạt động đối với nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới.
Mục 2
THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 42. Thẩm quyền xử phạt
1. Thanh tra tài chính và thanh tra chuyên ngành liên quan thuộc Bộ Tài chính xử phạt vi phạm hành chính về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định tại Điều 38 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và theo quy định tại Nghị định này.
2. Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với chủ xe cơ giới theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và theo quy định tại Nghị định này.
Điều 43. Áp dụng quy định của pháp luật liên quan về xử lý vi phạm hành chính
1. Nguyên tắc xử phạt; thời hiệu xử phạt; trình tự, thủ tục xử phạt; việc thu, nộp tiền phạt được thực hiện theo các quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đã bị xử phạt theo quy định tại Nghị định này thì không bị xử phạt theo quy định tại các văn bản pháp luật về xử phạt khác.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 44. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 115/1997/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 1997 của Chính phủ về chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
Điều 45. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness

No. 103/2008/ND-CP

Ha Noi, September 16, 2008

 

DECREE

ON COMPULSORY INSURANCE FOR CIVIL LIABILITY OF MOTOR VEHICLE OWNERS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the June 14, 2005 Civil Code;

Pursuant to the December 9, 200V Law on Insurance Business;

Pursuant to the June 29, 2001 Law on Road Traffic;

Pursuant to the July 2, 2002 Ordinance on Handling of Administrative Violations and the April 2, 2008 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations;

At the proposal of the Minister of Finance,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

This Decree provides for compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners: rights and obligations of motor vehicle owners and insurance enterprises: responsibilities of ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial/municipal People's Committees for implementing compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners.

Article 2.- Subjects of application

1. Motor vehicle owners who join traffic in the territory of the Socialist Republic of Vietnam

2. Insurance enterprises licensed to organize compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners under law.

3. In case a treaty to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party contain provisions different from those of this Decree that treaty prevails.

Article 3.- Interpretation of terms

1. Insurance enterprise means an enterprise lawfully established and conducting insurance business in Vietnam and licensed to implement compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners.

2. Motor vehicle owner (organization or individual) means the owner of a motor vehicle or a person authorized by the owner of a motor vehicle to lawfully possess or use or drive that motor vehicle.

3. Motor vehicle means an automobile, tractor, construction vehicle or machine, agricultural or forestry vehicle or machine or a special-type vehicle, which is used for security or defense purpose (including trailers and semi-trailers pulled by automobiles or tractors), two-wheeled motorcycle, three-wheeled motorcycle, motorbike or a similar motor vehicle (including motor vehicles for disabled people) which runs on road.

4. Passenger means a person transported or riding on a motor vehicle under a passenger transport contract in any form specified in the Civil Code.

5. Third party means a person suffering from loss of life, bodily or property damage caused by a motor vehicle, other than the following persons:

a/ The driver or assistant driver of the vehicle;

b/ Persons and passengers on board the vehicle;

c/ The owner of that vehicle, unless he/she/ it has authorized another organization or individual to possess or use the vehicle.

6. Day (counted in a time limit) referred to in this Decree is a working day.

Article 4.- The Motor Vehicle Insurance Fund

1. The Motor Vehicle Insurance Fund is raised by insurance enterprises for the following purposes:

a/ To prevent road traffic accidents and mitigate their consequences;

b/ To conduct public information and education about road traffic safety and compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners:

c/ To provide humanitarian aid for third parties and passengers oh board to remedy damage caused by motor vehicles in cases accident-causing vehicles are unidentifiable or insurance has not been purchased for these vehicles;

d/ To provide financial supports to cover accident victim burial costs in cases of insurance exemption specified in Article 13 of this Decree;

f/ To provide financial supports for the commendation and rewarding of public security forces for their achievements in controlling, detecting and handling motor vehicle owners' administrative violations of regulations on compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners;

g/ To provide financial supports for developing a database on compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners;

h/ To provide financial supports for other purposes in the course of coordination and direction of compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners.

2. Insurance enterprises shall deduct at least 2% of annually collected premiums of compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners as contributions to the Motor Vehicle Insurance Fund.

Article 5.- Database on compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners

1. The database is developed to make statistics on. update and systematize all information on motor vehicles and motor vehicle owners joining traffic and participating in compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners; and to serve the state management, operation of insurance enterprises and supervision by the people.

2. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies in. guiding the Vietnam Insurance Association and insurance enterprises in organizing the development of the database on compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners.

Chapter II

COMPULSORY INSURANCE FOR CIVIL LIABILITY OF MOTOR VEHICLE OWNERS.

Article 6.- Principles for insurance participation

1. Motor vehicle owners shall participate in compulsory insurance for their civil liability under this Decree and in accordance with the rules, terms and table of premium rates of compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners set out by the Ministry of Finance.

2. A motor vehicle owner may not concurrently enter into two or more policies of compulsory insurance for civil liability for the same motor vehicle.

3. Apart from entering into policies of compulsory insurance for civil liability, motor vehicle owners may also reach agreement with insurance enterprises on entry into voluntary insurance policies.

4. Insurance enterprises may take the initiative in selling compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners by the following modes:

a/ Direct sale to motor vehicle owners;

b/ Through insurance agents or brokers:

c/ Through bidding;

d/ By other modes in accordance with law.

In case of sale of compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners through insurance agents, these insurance agents must satisfy the criteria specified in the Law on Insurance Business, guiding documents and relevant legal provisions.

Insurance enterprises may not use other insurance enterprises agents for sale of insurance for civil liability of motor vehicle owners, unless those enterprises so consent in writing.

Article 7.- Scope of indemnification for damage

1.  Loss of life, bodily or property damage caused by motor vehicles to third parties.

2.  Loss of life or bodily damage of passengers under passenger transport contracts caused by motor vehicles.

Article 8.- Policies of insurance for civil liability of motor vehicle owners

1. Certificates of compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners (below referred to as insurance certificates) are evidence of entry into civil liability insurance policies between motor vehicle owners and insurance enterprises.

2. When purchasing compulsory insurance for their civil liability, motor vehicle owners are issued insurance certificates by insurance enterprises. Insurance enterprises shall issue insurance certificates to motor vehicle owners only when the latter have fully paid insurance premiums. Other particular cases are subject to specific regulations of the Ministry of Finance.

3. The Ministry of Finance shall specify the model insurance certificate for unified application and management nationwide.

Article 9.- Insurance premiums and insurance liability level

1.  Insurance premium means a sum of money payable by a motor vehicle owner to an insurance enterprise when purchasing compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners.

2.  Insurance liability level means the maximum sum of money which an insurance enterprise may be obliged to pay for the loss of life or a bodily or property damage caused by a motor vehicle to a third party or passenger in an insured accident.

3.  The Ministry of Finance shall specify premium rates and insurance liability levels.

Article 10.- Insurance duration and validity

1. The validity duration stated in insurance certificates is one year. In the following cases, the insurance duration may be under one year:

a/ Foreign motor vehicles are temporarily imported for re-export and run on roads in the territory of the Socialist Republic of Vietnam for under one year;

b/ The use life of motor vehicles is less than one year under law.

2. The insurance validity commences and expires according to the validity duration stated in the insurance certificate.

3. When insurance certificates are still valid, if the ownership of motor vehicles is transferred, all insurance benefits related to the civil liability of motor vehicle owners remain valid for new owners.

Article 11.- Cancellation of insurance policies

1. An insurance policy is cancelled only in the following cases:

a/ The registration and number plate of the motor vehicle are withdrawn under law;

b/ The use life of the motor vehicle expires under law;

c/ The motor vehicle is lost and this loss is certified by a police office;

d/ The motor vehicle breaks down and is no longer usable or damaged in a traffic accident with the certification of a police office: the motor vehicle is temporarily imported for re-export.

2. When wishing to cancel insurance policies, motor vehicle owners shall notify in writing insurance enterprises thereof and furnish the latter with insurance policies requested to be cancelled and evidence to prove that their motor vehicles are eligible for insurance policy cancellation under Clause 1 of this Article.

Insurance policies are invalidated as soon as insurance enterprises receive notices of insurance policy cancellation.

3.  Within five days after receiving notices, insurance enterprises shall refund to motor vehicle owners 70% of insurance premiums already paid for the cancelled duration. Insurance enterprises are not required to refund insurance premiums in case insurance policies are still valid and insured events have occurred to motor vehicle owners requesting the insurance policy cancellation and the insurance indemnity liability has arisen.

4.  In case motor vehicle owners do not notify the insurance policy cancellation, but insurance enterprises have specific evidence of motor vehicles' eligibility for insurance policy cancellation under Clause 1 of this Article, insurance enterprises shall notify such to motor vehicle owners for carrying out procedures for policy cancellation. If motor vehicle owners fail to carry out procedures for insurance policy cancellation within 15 days after being notified, their insurance policies are automatically cancelled.

Article 12.- Assessment of damage

1. Upon the occurrence of an accident, the insurance enterprise or a person authorized by the insurance enterprise shall closely coordinate with the motor vehicle owner, the third party or lawful representatives of involved parties in conducting a loss assessment in order to identify the cause and extent of loss. Assessment results must be recorded in writing with signatures of involved parties. The insurance enterprise shall bear all assessment costs.

2. In case the motor vehicle owner disagrees with the Insurance enterprise on the cause and extent of damage, the two parties may agree to select an independent assessor to conduct the assessment. In case the parties cannot reach agreement on the invitation of an independent assessor, either of them may request a court of the locality where the loss occurs or where the motor vehicle owner resides to designate an independent assessor. The independent assessor's documentary award is binding on the parties.

3. In case the independent assessor's award is different from that of the insurance enterprise, the insurance enterprise shall pay the charge for the independent assessment. In case the independent assessor's award is similar to that of the insurance enterprise, the motor vehicle owner shall pay the charge for the independent assessment.

4. In a special case it is impossible to conduct an assessment, the insurance enterprise may base itself on written records and conclusions of competent functional agencies and relevant documents to identify the cause and extent of damage.

Article 13.- Insurance exemption

Insurance enterprises do not indemnify for damage in the following cases:

1. Motor vehicle owners, drivers or damage sufferers intentionally take damage-causing acts.

2. Accident-causing motor vehicle drivers intentionally flee away, shirking the civil liability of motor vehicle owners or drivers.

3. Drivers have no driving licenses or inappropriate driving licenses for motor vehicles for which driving licenses are required.

4. The damage entails such circumstantial consequences as decrease in commercial value, loss caused by the use and exploitation of the damaged property.

5. The damage is property stolen or robbed in accidents.

6. Wars, terrorism, earthquakes.

7. The damage is caused to such special property as gold, silver, gems, money, papers of monetary value, antiques, precious and rare paintings and pictures, corpses, dead bodies' remains.

Article 14.- Principles of indemnification

1. Upon the occurrence of accidents, insurance enterprises shall, within the scope of their liability, indemnify motor vehicle owners for sums of money the latter have paid or will be obliged to pay as compensations to damage sufferers.

In case motor vehicle owners are dead or sutler from permanent bodily injuries, insurance enterprises shall pay indemnity directly to damage sufferers.

2. When necessary, insurance enterprises shall promptly advance necessary and reasonable expenses within the scope of insurance liability to remedy accident consequences.

3. Levels of insurance indemnity:

a/ The level of insurance indemnity for loss of life or bodily damage is determined on the basis of the table of indemnities for loss of life or bodily damage set by the Ministry of Finance.

b/ The level of indemnity for property damage is determined according to the actual damage and the degree of fault of motor vehicle owners.

4. Insurance enterprises are not obliged to indemnify for the damage beyond the insurance liability level specified by the Ministry of Finance.

5. In case a motor vehicle owner concurrently enters into many policies of compulsory insurance for civil liability for the same motor vehicle, the receivable indemnity is calculated under the first insurance policy.

Article 15.- Indemnity dossiers

1. An indemnity dossier shall be compiled by an insurance enterprise, comprising the following:

a/ Documents related to the motor vehicle and driver:

b/ Documents evidencing human and property damage;

c/ A competent agency's documents relevant to the accident.

2.  Insurance enterprises and motor vehicle owners shall gather and supply related documents in indemnity dossiers.

3.  The Ministry of Finance shall guide in detail indemnity dossiers.

Article 16.- Time limits for claiming, paying and lodging complaints about indemnities

1. The time limit for claiming an indemnity by a motor vehicle owner is one year after the occurrence of an accident, except for cases in which claims cannot be made within this time limit due to objective reasons and force majeure circumstances under law.

2. Within five days after the occurrence of an accident (except in force majeure circumstances), a motor vehicle owner shall send a written notice thereof to the insurance enterprise enclosed with documents required for a dossier of request for indemnity within his/ her/its liability.

3. The time limit for paying an indemnity by an insurance enterprise is fifteen days after receiving a dossier of request for indemnity within the motor vehicle owner's liability, and thirty days in case it is necessary to verify the dossier.

4. In case of refusal to pay an indemnity, the insurance enterprise shall notify in writing the motor vehicle owner of the reason for refusal within thirty days after receiving the dossier of request for insurance indemnity.

5. The statute of limitations for instituting a lawsuit about insurance indemnity is three years after the insurance enterprise pays or refuses to pay an indemnity. Past that time limit, the right to institute lawsuits is no longer valid.

Article 17.- Rights of motor vehicle owners

1. To select insurance enterprises to purchase compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners from.

2. To request insurance enterprises to explain and supply information relevant to the entry into, performance and cancellation of insurance policies.

3. To request insurance enterprises to reduce insurance premium rates as appropriate for the remaining validity duration of insurance policies in case there is a change in factors serving as bases for insurance premium calculation which leads to fewer insured risks.

4.  To request insurance enterprises to indemnify in a swift, full and timely manner under insurance policies.

5.  To have insurance premiums accounted into their business operation costs, for motor vehicle owners being production and business units; or have insurance premiums included in their regular operation funds, for motor vehicle owners being administrative agencies and non-business units of the State.

6. Other rights provided for by law.

Article 18..- Obligations of motor vehicle owners

1. To participate in compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners and fully pay insurance premiums under this Decree. When purchasing insurance, motor vehicle owners shall provide full and truthful information in their insurance certificates.

2. To create favorable conditions for insurance enterprises to inspect the actual conditions of motor vehicles before issuing insurance certificates.

3. To promptly notify insurance enterprises of any change in factors serving as bases for insurance premium calculation which leads to more insured risks in order to apply appropriate insurance premium rates for the remaining validity duration of insurance policies.

4. To hold all the time their valid insurance certificates when joining traffic, and produce these certificates at the request of the traffic police and other competent functional agencies defined by law.

5. To comply with regulations on road traffic safety assurance.

6. Upon the occurrence of an accident, a motor vehicle owner shall:

a/ Promptly notify the accident to the insurance enterprise for coordinated handling, actively rescue and treat victims, mitigate human and. property damage and protect the accident scene: and at the same time, notify the accident to the nearest police office or local administration;

b/ Refrain from moving, disassembling or repairing properly without the consent of the insurance enterprise, except when it is necessary to assure safety and prevent and mitigate human and property damage or at the request of competent agencies;

c/ Supply documents in a dossier of request for indemnity, and create favorable conditions for the insurance enterprise to verify these documents.

7. To notify in writing insurance enterprises in case their motor vehicles are eligible for

insurance policy cancellation under Clause 1, Article 11 of this Decree.

8. Other obligations specified by law.

Article 19.- Rights of insurance enterprises

1.To collect premiums for compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners under the Ministry of Finance's regulations. To request motor vehicle owners to additionally pay insurance premiums for the remaining validity duration of insurance policies in case of a change in factors serving as bases for insurance premium calculation which leads to more insured risks.

2.To request motor vehicle owners to supply full and truthful information in insurance certificates; to inspect the actual conditions of motor vehicles before issuing insurance certificates.

3.To request police offices to supply copies of documents relevant to accidents under Clause 3, Article 22 of this Decree.

4.To refuse to pay indemnities for cases falling beyond their indemnifying liability.

5. To propose amendments or supplements to rules, terms and table of premium rates of compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners to suit the practical implementation of this type of insurance.

6. Other rights provided for by law.

Article 20.- Obligations of insurance enterprises

1. To sell compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners in strict compliance with rules, table of premium rates and insurance liability levels set by the Ministry of Finance. In case they receive motor vehicle owners' notices on a change in factors serving as bases for insurance premium calculation which leads to fewer insured risks, insurance enterprises shall reduce insurance premiums for the remaining validity duration of insurance policies and refund premium differences to motor vehicle owners.

2. To fully supply information related to insurance policies and clearly explain rules, terms and premium rates of compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners to motor vehicle owners.

3. To issue insurance certificates according to the model insurance certificate set by the Ministry of Finance to motor vehicle owners.

4. To refrain from providing financial supports other than commissions for agents selling insurance for civil liability of motor vehicle owners under the Ministry of Finance's regulations.

5. To refrain from conducting sales promotion in any form for compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners.

6. To pay to police offices expenses for copying dossiers and written records of accidents supplied to them, and keep confidential these dossiers and records in the course of investigation.

7. To pay indemnities in a swift and accurate manner under this Decree.

8. To notify motor vehicle owners of the expiration of insurance policies 15 days in advance.

9. To deduct and contribute at least 27c of annually collected premiums of compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners to the Motor Vehicle Insurance Fund at the annual contribution level prescribed by the Ministry of Finance.

10. To account separately turnover from insurance premiums, commissions, indemnities and other expenses related to compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners.

11. To install and operate information technology systems to assure adequate statistics on and updating of information on the actual implementation of compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners. linked with the database on compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners under the Ministry of Finance's guidance.

12. To report to the Ministry of Finance on the implementation of compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners on a periodical basis or at the latter's request.

13. To submit to the inspection or supervision of compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners by competent state agencies.

14. Other obligations specified by law.

Chapter III

RESPONSIBILITIES OF MINISTRIES, BRANCHES AND PROVINCIAL/ MUNICIPAL PEOPLE'S COMMITTEES

Article 21.- Responsibilities of the Ministry of Finance

1. To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches and provincial/municipal People's Committees in, guiding and conducting public information on compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners.

2. To promulgate rules, terms and table of premium rates of compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners.

3. To specify the issuance, management and use of the model insurance certificate.

4. To guide dossiers of request for indemnities.

5. To set the level of annual contributions to and promulgate the mechanism of management, use, payment and finalization of the motor vehicle insurance fund.

6. To directly inspect and supervise insurance enterprises in organizing compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners, or assume prime responsibility for. and coordinate with concerned agencies in, doing so.

7. To direct functional forces in sanctioning insurance enterprises' administrative violations of regulations on compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners under this Decree and other relevant provisions of law.

8. To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies in, guiding the Vietnam Insurance Association and insurance enterprises in developing a database on compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners.

Article 22.- Responsibilities of the Ministry of Public Security

1. To coordinate with the Ministry of Finance and concerned ministries and branches in, guiding and conducting public information on compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners.

2. To direct the traffic police and other concerned police forces in supervising and inspecting motor vehicle owners and:

a/ Requesting motor vehicle owners to produce valid insurance certificates when carrying out procedures for motor vehicle registration;

b/ Detecting and handling, through patrol and control operations, administrative violations of motor vehicle owners joining traffic without valid insurance certificates; requesting motor vehicle owners to purchase insurance.

3. To direct the traffic police and investigative police forces to supply copies of documents relevant to traffic accidents to insurance enterprises for paying indemnities, including:

a. Written records of accident scene investigation;

b. Plans and photos of accident scenes (if any).

c/ Written records of inspection of accident-related motor vehicles;

d/ Preliminary reports on results of the initial investigation of traffic accidents;

e/ Other documents relevant to accidents (if am)

4. To direct the traffic police and other police forces in coordinating with the Ministry of Finance's units in inspecting and supervising insurance enterprises in implementing compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners.

5. To direct the traffic police and other police forces in sharing and linking databases on motor vehicles under their management with the database on compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners.

Article 23.- Responsibilities of the Ministry of Transport

1.To coordinate with the Ministry of Finance and concerned ministries and branches in guiding and conducting public information on compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners.

2.To direct registry offices to request, in examining the technical safety of motor vehicles, their owners to produce valid insurance certificates. Registry offices shall only issue technical safety examination stamps and books for motor vehicles when their owners can produce valid insurance certificates.

3. To coordinate with the Ministry of Finance in inspecting and supervising insurance enterprises in implementing compulsory insurance; for civil liability of motor vehicle owners.

4. To share and link the database on motor vehicles under its management with the database on compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners.

5. To coordinate with functional agencies in applying measures to prevent and mitigate damage in road traffic in strict compliance with law.

Article 24.- Responsibilities of the Ministry of Health

To direct central and local health establishments in supplying copies of medical records and documents relevant to the rendering of first aid and medical treatment to road traffic accident victims to insurance enterprises for swiftly completing indemnity dossiers to assure the insured's interests.

Article 25.- Responsibilities of the Ministry of Information and Communication

1. To direct central and local information and press agencies in regularly conducting public information on compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners.

2. To direct the Vietnam Television Station and the Voice of Vietnam Radio to spare a certain broadcasting time volume to regularly propagate and disseminate information on compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners.

Article 26.- Responsibilities of ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies

1. To coordinate with the Ministry of Finance in inspecting and supervising the implementation of compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners.

2. To perform other tasks within their competence under law.

Article 27.- Responsibilities of provincial/ municipal People's Committees

1. To direct functional agencies and local administrations at all levels in implementing compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners in their respective localities.

2. To direct local news and press agencies in regularly conducting public information on compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners.

3. To direct the traffic police and other concerned police forces in their respective localities in organizing the inspection and handling of motor vehicle owners that fail to participate in compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners.

4. To perform other tasks within their competence.

Article 28.- Responsibilities of the National Office of Vietnam for Implementation of the ASEAN Scheme of Compulsory Motor Vehicle Insurance

1. The National Office of Vietnam for Implementation of the ASEAN Scheme of Compulsory Motor Vehicle Insurance (referred to as the National Office for Motor Vehicle Insurance for short) is a standing body assisting concerned ministries and branches in directing and supervising the implementation of compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners.

2. The Ministry of Finance shall define the functions, tasks, organizational structure and operation of the National Office for Motor Vehicle Insurance.

Chapter IV

HANDLING OF VIOLATIONS

Section 1. ACTS OF VIOLATION, SANCTIONING FORMS AND LEVELS

Article 29.- Sanctions against acts of violation of provisions on motor vehicle drivers' participation in insurance

1. A fine of VND 100,000 shall be imposed on drivers of motorbikes, mopeds, three-wheeled motorcycles and similar motor vehicles who do not have or carry a valid insurance certificate.

2. A fine of VND 500,000 shall be imposed on drivers of automobiles, tractors and similar motor vehicles who do not have or carry a valid insurance certificate.

Article 30.- Sanctions against acts of violation of provisions on refusal to sell insurance

1. A fine of VND 50,000,000 shall be imposed on insurance enterprises that refuse to sell compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners; a fine, of VND 10,000,000 shall be imposed on directors general (directors) and affiliated persons of insurance enterprises who commit such act.

2. In case of repeated commission of the act of violation specified in Clause 1 of this Article, violating insurance enterprises and individuals shall be fined under Clause 1 of this Article. At the same time, insurance enterprises shall be subjected to the sanction of suspension of operation for a definite time or narrowing of the scope and area of the motor vehicle insurance operation stated in their establishment and operation licenses.

Article 31.- Sanctions against acts of violation of provisions on model insurance certificates

1. A fine of VND 50,000,000 shall be imposed on insurance enterprises that issue to motor vehicle owners insurance certificates at variance with the Ministry of Finance's regulations; a fine of VND 50,000,000 shall be imposed on directors general (directors) and affiliated persons of insurance enterprises who commit such act.

2. Within 10 days after receiving sanctioning decisions, insurance enterprises shall withdraw the issued insurance certificates and issue new ones to motor vehicle owners under the Ministry of Finance's regulations.

3. In case of repeated commission of the act of violation specified in Clause 1 of this Article, violating insurance enterprises and individuals shall be lined under Clause 1 of this Article. At the same time, insurance enterprises shall be subjected to the sanction of suspension of operation for a definite time or narrowing of the scope and area of the motor vehicle insurance operation stated in their establishment and operation licenses.

Article 32.- Sanctions against acts of violation of provisions on the validity duration of insurance

1.A fine of VND 30,000,000 shall be imposed on insurance enterprises that fail to comply with the validity duration of insurance specified in Clause 1, Article 10 of this Article; a fine of VND 30,000,000 shall be imposed on directors, general (directors) and affiliated persons of insurance enterprises who commit such act

2.Within 10 days after receiving sanctioning decisions, insurance enterprises shall withdraw the issued insurance certificates and issue new ones to motor vehicle owners with the specified validity duration of insurance and apply appropriate premium rates.

3. In case of repeated commission of the act of violation specified in Clause 1 of this Article, violating insurance enterprises and individuals shall be fined under Clause 1 of this Article. At the same time, insurance enterprises shall be subjected to the sanction of suspension of operation for a definite time or narrowing of the scope and area of the motor vehicle insurance operation stated in their establishment and operation licenses.

Article 33.- Sanctions against acts of violation of provisions on insurance premium rates

1. A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed on insurance enterprises that fail to comply with insurance premium rates set by the Ministry of Finance; a fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed on directors general (directors) and affiliated persons of insurance enterprises who commit such act.

2. Within 10 days after receiving sanctioning decisions, insurance enterprises shall readjust premium rates of insurance for civil liability of motor vehicle owners in strict compliance with regulations.

3. In case of repeated commission of the act of violation specified in Clause 1 of this Article, violating insurance enterprises and individuals shall be fined under Clause 1 of this Article. At the same time, insurance enterprises shall be subjected to the sanction of suspension of operation for a definite time or narrowing of the scope and area of the motor vehicle insurance operation staled in their establishment and operation licenses.

Article 34.- Sanctions against acts of violation of provisions on insurance liability levels

1. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on insurance enterprises that fail to comply with insurance liability levels set by the Ministry of Finance; a fine of VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on directors general (directors) and affiliated persons of insurance enterprises who commit such act.

2. Within 10 days after receiving sanctioning decisions, insurance enterprises shall readjust insurance liability levels in strict compliance with regulations.

3. In case of repeated commission of the act of violation specified in Clause 1 of this Article, violating insurance enterprises and individuals shall be fined under Clause 1 of this Article. At the same time, insurance enterprises shall be subject to the sanction of suspension of operation for a definite time or narrowing of the scope and area of the motor vehicle insurance operation stated in their establishment and operation licenses.

Article 35.- Sanctions against acts of violation of provisions on payment of insurance commissions or provision of financial supports for insurance agents

1. A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed on insurance enterprises that pay insurance commissions not at the level set by the Ministry of Finance; a fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed on directors general (directors) and affiliated persons of insurance enterprises who commit such act.

2. A fine of VND 70,000,000 shall be imposed on insurance enterprises, directors general (directors), chief accountants or affiliated persons of insurance enterprises that commit one of the following acts:

a/ Paying insurance commissions not to specified beneficiaries;

b/ Providing financial supports for agents selling compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners against Clause 4, Article 20 of this Decree.

3. Within 30 days after receiving sanctioning decisions, insurance enterprises shall withdraw all sums of money paid or provided in violation of Clause 1 or 2 of this Article.

4. In case of repeated commission of the act of violation specified in Clause 1 or 2 of this Article, violating insurance enterprises and individuals shall be fined under Clause 1 or 2 of this Article. At the same time, insurance enterprises shall be subjected to the sanction of suspension of operation for a definite time or narrowing of the scope and area of the motor vehicle insurance operation stated in their establishment and operation licenses.

Article 36.- Sanctions against acts of violation of provisions on sales promotion

1. A fine of VND 50,000,000 shall be imposed on insurance enterprises, directors general (directors), chief accountants and affiliated persons of insurance enterprises that commit acts of violation of Clause 5, Article 20 of this Decree.

2. In case of repeated commission of the act of violation specified in Clause 1 of this Article, violating insurance enterprises and individuals shall be fined under Clause 1 of this Article. At the same time, insurance enterprises shall be subjected to the sanction of suspension of operation for a definite time or narrowing of the scope and area of the motor vehicle insurance operation stated in their establishment and operation licenses.

Article 37.- Sanctions against acts of violation of provisions on cancellation of insurance policies

1. A fine of VND 20,000,000 shall be imposed on insurance enterprises that unilaterally cancel insurance policies for civil liability of motor vehicle owners not falling into the cases of insurance policy cancellation specified in Clause 1, Article 11 of this Decree.

2. Within 10 days after receiving sanctioning decisions, insurance enterprises shall reinstitute cancelled insurance policies.

Article 38.- Sanctions against acts of violation of provisions on payment of insurance indemnities

1. A fine of VND 10,000,000 shall be imposed on insurance enterprises, directors general (directors) and affiliated persons of insurance enterprises that pa\ indemnities at variance with regulations.

2. A fine of between VND 30,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a/ Insurance enterprises, directors general (directors) and affiliated persons of insurance enterprises that request insurance beneficiaries to pay a sum of money or other material benefits in contravention of law in the course of settlement of claims for indemnities or payment of insurance sums;

b/ Individuals and organizations that commit self-seeking acts in order to receive indemnities or insurance sums;

c/ Employees and staff members of insurance enterprises pay, in collusion with insurance beneficiaries, insurance indemnities or insurance sums in contravention of law for self-seeking purposes;

d/ Insurance enterprises refuse to fulfill the agreed obligation to pay insurance indemnities.

3. Within 30 days after receiving sanctioning decisions, insurance enterprises shall pay indemnities in compliance with regulations. Individuals and organizations shall refund all money amounts they have gained from committing acts of violation specified at Points a, b and c, Clause 2 of this Article.

4. For acts of violation specified at Points a. c and d, Clause 2 of this Article, insurance enterprises shall, apart from being fined, be subjected to the sanction of suspension of operation for a definite time or narrowing of the scope and area of the motor vehicle insurance operation stated in their establishment and operation licenses.

Article 39.- Sanctions against acts of violation of provisions on cost accounting

1. A fine of VND 30,000,000 shall be imposed on insurance enterprises that violate Clause 10, Article 20 of this Decree; a fine of VND 10,000,000 shall imposed on directors general (directors), chief accountants and affiliated persons of insurance enterprises who commit such act.

2. Within 30 days after receiving sanctioning decisions, insurance enterprises shall strictly comply with provisions of Clause 10, Article 20 of this Decree.

Article 40.- Sanctions against acts of violation of provisions on contributions to the Motor Vehicle Insurance Fund

1. A fine of VND 20,000,000 shall be imposed on insurance enterprises, directors general (directors) of insurance enterprises that commit one of the following acts:

a/ Failing to pay contributions to the Motor Vehicle Insurance Fund within the specified time limit;

b/ Failing to contribute sufficient money amounts as prescribed to the Motor Vehicle Insurance Fund.

2. Within 30 days after receiving sanctioning decisions, insurance enterprises shall contribute sufficient money amounts as prescribed to the

Motor Vehicle Insurance Fund.

Article 41.- Sanctions against acts of violation of provisions on reporting and statistical regulations

1. A fine of VND 20,000,000 shall be imposed on insurance enterprises, directors general (directors) and chief accountants of insurance enterprises that commit one of the following acts of violation:

a/ Failing to make statistical or professional operation reports with all required contents and in proper forms or within the specified time limit;

b/ Failing to set up and operate information technology systems or databases on compulsory insurance of civil liability of motor vehicle owners within the time limit specified by the Ministry of Finance.

2. Within 30 days after receiving sanctioning decisions, insurance enterprises shall make statistical or professional operation reports with all required contents and in proper forms; implement plans on setting up and operation of information technology systems or databases on compulsory insurance of civil liability of motor vehicle owners within the time limit specified by the Ministry of Finance.

3. For acts of violation specified in Clause 1 of this Article, violating insurance enterprises and individuals shall be fined under Clause 1 of this Article. At the same time, insurance enterprises shall be subjected to the sanction of suspension of operation for a definite time or narrowing of the scope and area of the motor vehicle insurance operation stated in their establishment and operation licenses.

Section 2. COMPETENCE AND PROCEDURES FOR SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

Article 42.- Sanctioning competence

1. The Finance Inspectorate and concerned specialized inspectorates under the Ministry of Finance may sanction administrative violations in the domain of compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners committed by insurance enterprises under Article 38 of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, Article 1 of the Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, and this Decree.

2. The People's Public Security forces are competent to sanction administrative violations in the domain of compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners committed by insurance enterprises under Clause 6, Article 1 of the Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Handling of Administrative Violations, and this Decree.

Article 43.- Application of relevant legal provisions on handling of administrative violations

1. Sanctioning principles; statute of limitations for sanctioning; sanctioning order and procedures; collection and remittance of fine amounts comply with the Ordinance on Handling of Administrative Violations and its guiding documents.

2. Acts of administrative violation in the domain of insurance business which are sanctioned under this Decree will not be further sanctioned under other legal documents on sanctioning.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 44.- Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO" and replaces the Government's Decree No. 115/1997/ND-CP of December 17, 1997, on compulsory insurance for civil liability of motor vehicle owners.

Article 45.- Organization of implementation

1. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for. and coordinate with the Ministry of Public Security and concerned agencies in. guiding the implementation of this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decree.

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT

PRIME MINISTER

 

 

 

Nguyen Tan Dung

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 103/2008/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất