Thông tư 95/2021/TT-BTC dự toán và kinh phí Đề án Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025

thuộc tính Thông tư 95/2021/TT-BTC

Thông tư 95/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện Đề án "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025"
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:95/2021/TT-BTC
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Võ Thành Hưng
Ngày ban hành:11/11/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Thông tin-Truyền thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Hướng dẫn kinh phí cho Đề án phát triển nhân lực an toàn thông tin 2021-2025
Ngày 11/11/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 95/2021/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện Đề án "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025".

Cụ thể, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng an toàn thông tin (ATTT) đối với cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách. Kinh phí trên đối với người lao động trong các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế được bảo đảm từ kinh phí của tổ chức, đơn vị đó.

Ngoài ra, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng ATTT đối với đội ngũ nhân lực ATTT và công nghệ thông tin của các đơn vị thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức được bảo đảm từ nguồn ngân sách trung ương.

Bên cạnh đó, Thông tư hướng dẫn một số nội dung chi, mức chi đặc thù như: Chi đào tạo, giảng dạy trực tuyến, đào tạo, thực hành tại chỗ và xây dựng các hệ thống, chương trình, tài liệu để phục vụ kiểm tra, đánh giá; Chi xây dựng, ban hành quy định chuẩn kỹ năng về ATTT; phát triển nguồn nhân lực ATTT trong và ngoài nước…

Thông tư có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Xem chi tiết Thông tư95/2021/TT-BTC tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
_________

Số: 95/2021/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
__________________________

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2021

THÔNG TƯ

Quy định việc lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025”

___________

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ;

Thực hiện Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025”;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định việc lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025”.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định việc lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025” (sau đây gọi tắt là Đề án) phê duyệt tại Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Đối tượng áp dụng: Cơ quan, tổ chức triển khai Đề án theo quy định tại Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng về an toàn thông tin
Đào tạo, bồi dưỡng về an toàn thông tin cho các đối tượng theo quy định tại Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 3. Nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng
1. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng an toàn thông tin đối với cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành.
Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng an toàn thông tin đối với đội ngũ nhân lực an toàn thông tin và công nghệ thông tin của các đơn vị thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức được bảo đảm từ nguồn ngân sách trung ương, bố trí trong dự toán hàng năm của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng an toàn thông tin đối với viên chức, người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập:
a) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên được bố trí kinh phí từ dự toán ngân sách nhà nước được giao hàng năm theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên được bố trí kinh phí từ dự toán ngân sách nhà nước được giao hàng năm và Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, kinh phí do đơn vị tự đảm bảo từ các nguồn tài chính của đơn vị; từ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và các nguồn khác theo quy định của pháp luật (nếu có) phù hợp với quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng an toàn thông tin đối với người lao động trong các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế được bảo đảm từ kinh phí của tổ chức, đơn vị đó.
4. Khuyến khích việc huy động từ các nguồn đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp và các nguồn tài trợ hợp pháp khác để triển khai Đề án này.
Điều 4. Nội dung chi, mức chi
Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Ngoài ra, Thông tư này hướng dẫn một số nội dung chi, mức chi đặc thù như sau:
1. Đối với các lớp đào tạo, bồi dưỡng yêu cầu có trợ giảng, tùy theo mức độ cần thiết, thủ trưởng cơ sở đào tạo, bồi dưỡng quyết định số lượng trợ giảng và được chi tiền ăn, thuê phòng nghỉ, phương tiện đi lại đối với trợ giảng trong phạm vi dự toán chi đào tạo, bồi dưỡng của cơ quan, đơn vị theo mức chi quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.
2. Chi đào tạo, giảng dạy trực tuyến, đào tạo, thực hành tại chỗ (on-the-job-training) và xây dựng các hệ thống, chương trình, tài liệu để phục vụ kiểm tra, đánh giá năng lực an toàn thông tin trong quá trình đào tạo, đào tạo trực tuyến rộng rãi và kiểm tra kết quả đầu ra:
a) Chi thuê thiết bị, phần mềm và hạng mục ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và các văn bản sửa đổi, bổ sung; các định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông và các văn bản hướng dẫn liên quan;
b) Chi xây dựng video bài giảng: Áp dụng quy định tại Thông tư số 03/2018/TT-BTTTT ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành định mức kinh tế- kỹ thuật về sản xuất chương trình truyền hình.
3. Chi xây dựng, ban hành quy định chuẩn kỹ năng về an toàn thông tin, tiêu chuẩn, tiêu chí, yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ an toàn thông tin: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 27/2020/TT-BTC ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật.
4. Chi khảo sát, học tập kinh nghiệm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ATTT trong và ngoài nước; chi tăng cường hợp tác quốc tế để trao đổi kinh nghiệm về đào tạo, nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí; Thông tư số 71/2018/TT-BTC ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ Tài chính quy định chế độ tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chế độ chi tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chế độ tiếp khách trong nước và Thông tư số 54/2021/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 35 Thông tư số 71/2018/TT-BTC ngày 10 tháng 8 năm 2018 của Bộ Tài chính.
Điều 5. Về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước để thực hiện Đề án
Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước để thực hiện Đề án thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan. Ngoài ra, Thông tư này hướng dẫn bổ sung một số nội dung như sau:
1. Lập dự toán: Hằng năm, căn cứ nhiệm vụ được giao tại Đề án, hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông về xây dựng kế hoạch hàng năm và các quy định tại Thông tư này; các cơ quan, đơn vị lập dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ đào tạo về an toàn thông tin của cơ quan, đơn vị mình, tổng hợp chung trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức của năm kế hoạch gửi Bộ Thông tin và Truyền thông tổng hợp (đối với các Bộ, cơ quan trung ương), gửi cơ quan được giao chủ trì Đề án tại địa phương (đối với các cơ quan ở địa phương), đồng thời tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước năm kế hoạch của cơ quan, đơn vị để gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp trình cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Về phân bổ dự toán: Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao, các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương phân bổ kinh phí ngân sách nhà nước cấp để thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn Luật.
3. Việc thanh toán và quyết toán kinh phí thực hiện Đề án thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn.
Điều 6. Tổ chức thực hiện
1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ nhiệm vụ được giao tại Đề án và quy định tại Thông tư này tổ chức triển khai thực hiện hàng năm.
2. Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập: Tùy theo nhu cầu và khả năng kinh phí của mình, chủ động triển khai các hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin theo quy định tại Đề án.
3. Đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng an toàn thông tin sử dụng các nguồn kinh phí khác thì khuyến khích vận dụng nội dung chi, mức chi quy định tại Thông tư này nhằm đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và phù hợp khả năng ngân sách của đơn vị.
Điều 7. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
2. Thông tư số 166/2015/TT-BTC ngày 05 tháng 11 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện dự án đào tạo ngắn hạn về an toàn, an ninh thông tin trong nước thuộc Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì sẽ áp dụng theo các văn bản mới đó.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để kịp thời giải quyết./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cơ quan Trung ương các Hội, Đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo Chính phủ; Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, HCSN. (180b)

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

Võ Thành Hưng

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định 33/QĐ-TTg ngày 05/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định 356/QĐ-TTg ngày 03/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định 33/QĐ-TTg ngày 05/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ

Hành chính, Thông tin-Truyền thông

văn bản mới nhất