Thông tư 09/2019/TT-BTTTT ban hành QCVN về chất lượng truy nhập Internet trên mạng di động

thuộc tính Thông tư 09/2019/TT-BTTTT

Thông tư 09/2019/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất"
Cơ quan ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:09/2019/TT-BTTTT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Mạnh Hùng
Ngày ban hành:16/08/2019
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Thông tin-Truyền thông

TÓM TẮT VĂN BẢN

Ban hành Quy chuẩn về chất lượng dịch vụ truy nhập Internet

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ra Thông tư 09/2019/TT-BTTTT về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất” ngày 16/8/2019.

Cụ thể, Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất, bao gồm: Dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất sử dụng công nghệ WCDMA và dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất sử dụng công nghệ LTE, LTE-A, các phiên bản tiếp theo. Chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật như sau:

Thứ nhất, độ sẵn sàng của mạng vô tuyến ≥ 95%. Kết quả này có được từ 100.000 mẫu đo tối thiểu, thực hiện đo ngoài trời di động vào các giờ khác nhau trong ngày, trong vùng cung cấp dịch vụ.

Thứ hai, tỷ lệ truy nhập không thành công dịch vụ ≤ 5%. Kết quả này được xác định từ tối thiểu 1.500 mẫu đo, trong đó đo trong nhà tối thiểu 500 mẫu, đo ngoài trời tại các vị trí cố định tối thiểu 500 mẫu và đo ngoài trời di động tối thiểu 500 mẫu. Khoảng thời gian giữa hai mẫu đo liên tiếp xuất phát từ một UE tối thiểu là 30s.

Thứ ba, thời gian trễ trung bình truy nhập dịch vụ Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất sử dụng công nghệ WCDMA ≤ 10s; Thời gian trễ trung bình truy nhập dịch vụ Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất sử dụng công nghệ LTE, LTE-A và các phiên bản tiếp theo ≤ 5s…

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/3/2020.

Thông tư này làm hết hiệu lực Thông tư 10/2014/TT-BTTTT.

Xem chi tiết Thông tư09/2019/TT-BTTTT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

Số: 09/2019/TT-BTTTT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2019

THÔNG TƯ

BAN HÀNH “QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRUY NHẬP INTERNET TRÊN MẠNG VIỄN THÔNG DI ĐỘNG MẶT ĐẤT”

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Luật Tần số vô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Nghị định số 17/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ,

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Thông tư quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất (QCVN 81:2019/BTTTT).
Điều 2. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2020.
2. Thông tư số 10/2014/TT-BTTTT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất IMT-2000 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2020.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND và Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
- Bộ TTTT: Bộ trưởng và các Thứ trưởng, Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Cổng thông tin điện tử Bộ;
- Lưu: VT, KHCN (250).

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Mạnh Hùng

QCVN 81:2019/BTTTT

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRUY NHẬP INTERNET TRÊN MẠNG VIỄN THÔNG DI ĐỘNG MẬT ĐẤT

National technical regulation on quality of Internet access service on the Land Mobile Network

 

Mục lục

 

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

1.2. Đối tượng áp dụng

1.3. Tài liệu viện dẫn

1.4. Giải thích từ ngữ

1.5. Chữ viết tắt

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật

2.1.1 .Độ sẵn sàng của mạng vô tuyến

2.1.2. Tỷ lệ truy nhập không thành công dịch vụ

2.1.3. Thời gian trễ trung bình truy nhập dịch vụ

2.1.4. Tỷ lệ truyền tải dữ liệu bị rơi

2.1.5. Tốc độ tải dữ liệu trung bình

2.2. Chỉ tiêu chất lượng phục vụ

2.2.1. Khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ

2.2.2. Hồi âm khiếu nại của khách hàng

2.2.3. Dịch vụ trợ giúp khách hàng

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

PHỤ LỤC A (Quy định) Yêu cầu chung về đo kiểm

PHỤ LỤC B (Quy định) Yêu cầu chung về Vùng cung cấp dịch vụ dưới dạng bản đồ số

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

Lời nói đầu

QCVN 81:2019/BTTTT thay thế QCVN 81:2014/BTTTT.

QCVN 81:2019/BTTTT do Cục Viễn thông biên soạn, Vụ Khoa học và Công nghệ thẩm định và trình duyệt, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Thông tư số   /2019/TT-BTTTT ngày tháng năm 2019.

 

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VCHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TRUY NHẬP INTERNET TRÊN MẠNG VIỄN THÔNG DI ĐỘNG MẶT ĐẤT

National technical regulation on quality of Internet access service on the Land Mobile Network

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất, bao gồm:

- Dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất sử dụng công nghệ WCDMA;

- Dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất sử dụng công nghệ LTE, LTE-A và các phiên bản tiếp theo.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với Cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất (sau đây gọi tắt DNCCDV) để thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ này theo quy định của Nhà nước và của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Quy chuẩn này cũng là cơ sở để người sử dụng dịch vụ giám sát chất lượng dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất của doanh nghiệp.

1.3. Tài liệu viện dẫn

ITU-R M.1457-10 (02/2017) “Detailed specifications of the terrestrial radio interfaces of International Mobile Telecommunications-2000 (IMT-2000)”.

ITU-R M.2012-3 (01/2018) “Detailed specifications of the terrestrial radio interfaces of International Mobile Telecommunications-Advanced (IMT-Advanced)”.

1.4. Giải thích từ ngữ

1.4.1. Dịch vụ truy nhập Internet

Dịch vụ cung cấp cho người sử dụng Internet khả năng truy nhập đến Internet.

1.4.2. Dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất

Dịch vụ cung cấp cho người sử dụng Internet khả năng truy nhập đến Internet qua mạng viễn thông di động mặt đất.

1.4.3. Vùng cung cấp dịch vụ

Vùng địa lý mà DNCCDV công bố về khả năng sử dụng dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất theo mức chất lượng được quy định tại mục 2.1 của quy chuẩn này. Vùng cung cấp dịch vụ bao gồm:

- Vùng cung cấp dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất sử dụng công nghệ truy nhập vô tuyến WCDMA.

- Vùng cung cấp dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất sử dụng công nghệ truy nhập vô tuyến LTE, LTE-A và các phiên bản tiếp theo.

1.4.4. Vdmin

Tốc độ tải dữ liệu tối thiểu theo hướng xuống được DNCCDV công bố cung cấp cho khách hàng trong vùng cung cấp dịch vụ.

1.4.5. Chất lượng dịch vụ

Kết quả tổng hợp của các chỉ tiêu thể hiện mức độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ đối với dịch vụ đó.

1.4.6. Mức tín hiệu thu tối thiểu

Mức công suất tối thiểu thu được trong vùng cung cấp dịch vụ. Mức tín hiệu thu tối thiểu của:

- Vùng cung cấp dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất sử dụng công nghệ truy nhập vô tuyến WCDMA là: -100 dBm;

- Vùng cung cấp dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất sử dụng công nghệ truy nhập vô tuyến LTE, LTE-A và các phiên bản tiếp theo là: -121 dBm.

1.4.7. Thời gian trễ truy nhập dịch vụ

Thời gian tính từ lúc UE bắt đầu truy nhập dịch vụ đến khi UE truy nhập thành công dịch vụ.

1.4.8. Truy nhập thành công dịch vụ

Truy nhập mà UE có chỉ thị đã kết nối vào mạng của DNCCDV và sẵn sàng thực hiện trao đổi dữ liệu qua Internet.

1.4.9. Truy nhập không thành công dịch vụ

Truy nhập UE không thể thực hiện truy nhập thành công dịch vụ.

1.4.10. Truyền tải dữ liệu

Quá trình mà UE sau khi truy nhập thành công dịch vụ và bắt đầu thực hiện trao đổi dữ liệu qua Internet.

1.4.11. Tải theo hướng xuống (tải xuống)

Tải dữ liệu từ mạng Internet qua mạng của DNCCDV đến UE.

1.4.12. Tải theo hướng lên (tải lên)

Tải dữ liệu từ UE đến mạng Internet qua mạng của DNCCDV.

1.4.13. Vd

Tốc độ tải dữ liệu trung bình theo hướng xuống được DNCCDV công bố cung cấp cho khách hàng trong vùng cung cấp dịch vụ.

1.4.14. Vu

Tốc độ tải dữ liệu trung bình theo hướng lên được DNCCDV công bố cung cấp cho khách hàng trong vùng cung cấp dịch vụ.

1.4.15. Truyền tải dữ liệu bị rơi

Truyền tải dữ liệu nhưng bị mất giữa chừng mà nguyên nhân do mạng gây ra.

1.4.16. Phương pháp xác định

Phương pháp xác định là các phương pháp đánh giá chất lượng dịch vụ với mức lấy mẫu tối thiểu được quy định để cơ quan quản lý nhà nước và DNCCDV áp dụng trong việc đo kiểm chất lượng dịch vụ.

Mỗi chỉ tiêu chất lượng được quy định một hay nhiều phương pháp xác định khác nhau. Trong trường hợp chỉ tiêu chất lượng dịch vụ được xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau quy định tại quy chuẩn này thì chỉ tiêu chất lượng được đánh giá là phù hợp khi kết quả đánh giá bởi mỗi phương pháp đều phải phù hợp với mức chỉ tiêu quy định.

1.5. Chữ viết tắt

ACK

Acknowledgement

Bản tin xác nhận

EDGE

Enhanced Data Rates for GSM Evolution

Nâng cao tốc độ dữ liệu cho GSM

GSM

Global System for Mobile Communications

Hệ thống thông tin di động toàn cầu

IP

Internet Protocol

Giao thức Internet

LTE

Long Term Evolution

Truy nhập vô tuyến thế hệ sau

LTE-A

Long Term Evolution Advanced

Truy nhập vô tuyến tiên tiến thế hệ sau

PDP

Packet Data Protocol

Giao thức dữ liệu gói

PDN

Packet Data Network

Mạng dữ liệu gói

SACK

Selective Acknowledgement

Bản tin xác nhận có lựa chọn

TCP

Transmission Control Protocol

Giao thức điều khiển truyền tải

RSCP

Received Signal Code Power

Công suất mã tín hiệu thu được

RSRP

Reference Signal Received Power

Công suất tín hiệu tham chiếu chuẩn thu được

UE

User Equipment

Thiết bị người dùng

WCDMA

Wideband Code Division Multiple Access

Đa truy nhập phân chia theo mã băng rộng

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1. Chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật

2.1.1. Độ sẵn sàng của mạng vô tuyến

2.1.1.1. Định nghĩa

Độ sẵn sàng của mạng vô tuyến là tỷ lệ (%) giữa số mẫu đo có mức tín hiệu thu lớn hơn hoặc bằng mức tín hiệu thu tối thiểu được quy định tại mục 1.4.5 trên tổng số mẫu đo.

2.1.1.2. Chỉ tiêu

Độ sẵn sàng của mạng vô tuyến ≥ 95 %.

2.1.1.3. Phương pháp xác định

Phương pháp mô phỏng: số lượng mẫu đo tối thiểu là 100 000 mẫu, thực hiện đo ngoài trời di động vào các giờ khác nhau trong ngày, trong vùng cung cấp dịch vụ.

2.1.2. Tỷ lệ truy nhập không thành công dịch vụ

2.1.2.1. Định nghĩa

Tỷ lệ truy nhập không thành công dịch vụ là tỷ lệ (%) giữa số lần truy nhập không thành công dịch vụ trên tổng số lần truy nhập dịch vụ.

2.1.2.2. Chỉ tiêu

Tỷ lệ truy nhập không thành công dịch vụ ≤ 5 %.

2.1.2.3. Phương pháp xác định

Phương pháp mô phỏng: Số lượng mẫu đo tối thiểu là 1 500 mẫu, phân bố theo các điều kiện đo kiểm: đo trong nhà (tối thiểu 500 mẫu), đo ngoài trời tại các vị trí cố định (tối thiểu 500 mẫu), đo ngoài trời di động (tối thiểu 500 mẫu). Với mỗi điều kiện đo kiểm thực hiện đo vào các giờ khác nhau trong ngày, trong vùng cung cấp dịch vụ. Khoảng thời gian giữa hai mẫu đo liên tiếp xuất phát từ một UE tối thiểu là 30 s. Yêu cầu chung về đo kiểm được quy định tại Phụ lục A.

2.1.3. Thời gian trễ trung bình truy nhập dịch vụ

2.1.3.1. Định nghĩa

Thời gian trễ trung bình truy nhập dịch vụ là trung bình cộng của các khoảng thời gian trễ truy nhập dịch vụ.

2.1.3.2. Chỉ tiêu

- Thời gian trễ trung bình truy nhập dịch vụ Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất sử dụng công nghệ WCDMA: ≤ 10 s.

- Thời gian trễ trung bình truy nhập dịch vụ Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất sử dụng công nghệ LTE, LTE-A và các phiên bản tiếp theo: ≤ 5 s.

2.1.3.3. Phương pháp xác định

Phương pháp mô phỏng: Số lượng mẫu đo tối thiểu là 1 500 mẫu, phân bố theo các điều kiện đo kiểm: đo trong nhà (tối thiểu 500 mẫu), đo ngoài trời tại các vị trí cố định (tối thiểu 500 mẫu), đo ngoài trời di động (tối thiểu 500 mẫu). Với mỗi điều kiện đo kiểm thực hiện đo vào các giờ khác nhau trong ngày, trong vùng cung cấp dịch vụ. Khoảng thời gian giữa hai mẫu đo liên tiếp xuất phát từ một UE tối thiểu là 30 s. Yêu cầu chung về đo kiểm được quy định tại Phụ lục A.

2.1.4. Tỷ lệ truyền tải dữ liệu bị rơi

2.1.4.1. Định nghĩa

Tỷ lệ truyền tải dữ liệu bị rơi là tỷ lệ (%) giữa số lần truyền tải tệp dữ liệu bị rơi trên tổng số lần truyền tải tệp dữ liệu.

2.1.4.2. Chỉ tiêu

Tỷ lệ truyền tải dữ liệu bị rơi ≤ 5 %

2.1.4.3. Phương pháp xác định

Phương pháp mô phỏng: Mô phỏng các mẫu đo tải tệp dữ liệu lên/xuống máy chủ phục vụ công tác đo kiểm. Số lượng mẫu đo tải tệp dữ liệu tối thiểu là 1 500 mẫu, chi tiết như trong Bảng 1. Khoảng thời gian để thực hiện một mẫu đo từ 60 s đến 180 s. Dung lượng tệp dữ liệu sử dụng làm mẫu đo phải đủ lớn để đảm bảo không hoàn thành tải lên hay tải xuống tệp dữ liệu trong khoảng thời gian thực hiện một mẫu đo. Khoảng thời gian giữa hai mẫu đo liên tiếp xuất phát từ một UE tối thiểu là 30 s. Yêu cầu chung về đo kiểm được quy định tại Phụ lục A.

Bảng 1 - Số mẫu đo kiểm

STT

Hướng tải

Điều kiện đo

Số mẫu đo tối thiểu (mẫu)

1

Tải lên

Đo trong nhà

250

2

Đo ngoài trời tại các vị trí cố định

250

3

Đo ngoài trời di động

250

4

Tải xuống

Đo trong nhà

250

5

Đo ngoài trời tại các vị trí cố định

250

6

Đo ngoài trời di động

250

2.1.5. Tốc độ tải dữ liệu trung bình

2.1.5.1. Định nghĩa

Tốc độ tải dữ liệu trung bình gồm: tốc độ tải xuống trung bình (Pd) và tốc độ tải lên trung bình (Pu):

- Tốc độ tải xuống trung bình (Pd) là tỷ số giữa tổng tốc độ tải xuống của các mẫu đo trên tổng số mẫu đo theo hướng xuống.

- Tốc độ tải lên trung bình (Pu) là tỷ số giữa tổng tốc độ tải lên của các mẫu đo trên tổng số mẫu đo theo hướng lên.

Trong đó:

- Tốc độ tải xuống của từng mẫu đo là tỷ số giữa tổng dung lượng tệp dữ liệu tải xuống trên tổng thời gian tải xuống của mẫu đo đó.

- Tốc độ tải lên của từng mẫu đo là tỷ số giữa tổng dung lượng tệp dữ liệu tải lên trên tổng thời gian tải lên của mẫu đo đó.

 Chỉ tiêu

Tốc độ tải dữ liệu trung bình: Pd ≥ Vd và Pu ≥ Vu

Tỷ lệ (%) số mẫu có tốc độ tải xuống lớn hơn hoặc bằng Vdmin trong từng vùng: ≥ 95%

2.1.5.3. Phương pháp xác định

Phương pháp mô phỏng: Mô phỏng các mẫu đo tải tệp dữ liệu lên/xuống máy chủ phục vụ công tác đo kiểm, số lượng mẫu đo tải tệp dữ liệu tối thiểu là 1 500 mẫu, chi tiết như trong Bảng 1. Khoảng thời gian để thực hiện một mẫu đo từ 60 s đến 180 s. Dung lượng tệp dữ liệu sử dụng làm mẫu đo phải đủ lớn để đảm bảo không hoàn thành tải lên hay tải xuống tệp dữ liệu trong khoảng thời gian thực hiện một mẫu đo. Khoảng thời gian giữa hai mẫu đo liên tiếp xuất phát từ một UE tối thiểu là 30 s. Yêu cầu chung về đo kiểm được quy định tại Phụ lục A.

2.2. Chỉ tiêu chất lượng phục vụ

2.2.1. Khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ

2.2.1.1. Định nghĩa

Khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ là sự không hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ được báo DNCCDV bằng văn bản.

2.2.1.2. Chỉ tiêu

Tỷ lệ khiếu nại của khách hàng về chất lượng dịch vụ ≤ 0,25 khiếu nại/100 thuê bao/3 tháng.

2.2.1.3. Phương pháp xác định

Thống kê toàn bộ số khiếu nại bằng văn bản của khách hàng về chất lượng dịch vụ trong khoảng thời gian 3 tháng liên tiếp.

2.2.2. Hồi âm khiếu nại của khách hàng

2.2.2.1. Định nghĩa

Hồi âm khiếu nại của khách hàng là văn bản của DNCCDV thông báo cho khách hàng có khiếu nại về việc tiếp nhận và xem xét giải quyết khiếu nại.

2.2.2.2. Chỉ tiêu

DNCCDV phải có văn bản hồi âm cho 100 % khách hàng khiếu nại trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ thời điểm tiếp nhận khiếu nại.

2.2.2.3. Phương pháp xác định

Thống kê toàn bộ văn bản hồi âm cho khách hàng khiếu nại về chất lượng dịch vụ trong thời gian tối thiểu là 3 tháng liên tiếp.

2.2.3. Dịch vụ trợ giúp khách hàng

2.2.3.1. Định nghĩa

Dịch vụ trợ giúp khách hàng là dịch vụ giải đáp thắc mắc, tư vấn, hướng dẫn sử dụng, tiếp nhận yêu cầu, cung cấp thông tin liên quan cho khách hàng về dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất.

2.2.3.2. Chỉ tiêu

- Thời gian cung cấp dịch vụ trợ giúp khách hàng qua điện thoại là 24 giờ trong ngày.

- Tỷ lệ cuộc gọi tới dịch vụ trợ giúp khách hàng chiếm mạch thành công, gửi yêu cầu kết nối đến điện thoại viên và nhận được tín hiệu trả lời của điện thoại viên trong vòng 60 s ≥ 80 %.

2.2.3.3. Phương pháp xác định

- Mô phỏng hoặc gọi nhân công: thực hiện mô phỏng hoặc gọi nhân công tới dịch vụ trợ giúp khách hàng, số cuộc gọi thử là 250 cuộc vào các giờ khác nhau trong ngày.

- Giám sát bằng thiết bị hoặc bằng tính năng sẵn có của mạng: số lượng cuộc gọi lấy mẫu tối thiểu là toàn bộ cuộc gọi trong 7 ngày liên tiếp.

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ

3.1. Dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất thuộc phạm vi quy định tại mục 1.1 phải tuân thủ các quy định tại Quy chuẩn này.

3.2. DNCCDV phải công bố vùng cung cấp dịch vụ dưới dạng bản đồ số và các giá trị tốc độ Vdmin, Vd, Vu. Yêu cầu chung về vùng cung cấp dịch vụ dưới dạng bản đồ số được quy định tại Phụ lục B.

4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
4.1. Các DNCCDV phải đảm bảo chất lượng dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất phù hợp với Quy chuẩn này, thực hiện công bố chất lượng dịch vụ và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định hiện hành.
4.2. Các DNCCDV có trách nhiệm xây dựng máy chủ đáp ứng yêu cầu mục A.1, Phụ lục A để đảm bảo công tác kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ theo Quy chuẩn này.
4.3. Trách nhiệm cụ thể của DNCCDV được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông của Bộ Thông tin và Truyền thông (Thông tư số 08/2013/TT-BTTTT ngày 26 tháng 03 năm 2013 và Thông tư số 11/2017/TT-BTTTT ngày 23 tháng 6 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ).
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Cục Viễn thông và các Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức triển khai công tác quản lý chất lượng dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất theo Quy chuẩn này.
5.2. Quy chuẩn này thay thế Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 81:2014/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất IMT-2000”.
5.3. Trong trường hợp các quy định trong Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới.
5.4. Trong quá trình triển khai thực hiện quy chuẩn này, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, các tổ chức và cá nhân có liên quan phản ánh bằng văn bản về Bộ Thông tin và Truyền thông (Vụ Khoa học và Công nghệ) để được hướng dẫn, giải quyết./.

PHỤ LỤC A

(Quy định)

Yêu cầu chung về đo kiểm

 

A.1. Máy chủ phục vụ công tác đo kiểm

Máy chủ phục vụ công tác đo kiểm phải là máy chủ chuyên dụng phục vụ công tác đo kiểm, không sử dụng chung với mục đích thương mại.

Máy chủ phục vụ công tác đo kiểm không đăng ký tên miền và được nhận dạng bằng địa chỉ IP.

Máy chủ phục vụ công tác đo kiểm được kết nối tới mạng Internet bằng đường truyền có băng thông phải lớn hơn hoặc bằng tổng lưu lượng các hướng đo.

Thiết lập giao thức điều khiển truyền tải (TCP) của máy chủ phục vụ công tác đo kiểm phải thỏa mãn tối thiểu các yêu cầu sau:

+ Kích cỡ đoạn lớn nhất nằm trong khoảng 1 380 bytes -1 460 bytes;

+ Kích cỡ cửa sổ TCP Rx > 4 096 bytes;

+ Cho phép SACK;

+ Cho phép truyền lại nhanh TCP;

+ Cho phép khôi phục nhanh TCP;

+ Cho phép trễ ACK trong khoảng 200 ms.

A.2. Yêu cầu về các vị trí đo kiểm

Điều kiện đo trong nhà: Đo kiểm bên trong các công trình công cộng, như: cảng hàng không, nhà ga tàu hỏa, bến xe ô tô, bệnh viện, bảo tàng...

Điều kiện đo ngoài trời tại các vị trí cố định: Đo kiểm tại các điểm tập trung đông dân cư như khu vực phụ cận: bến tàu hỏa, bến xe ô tô, chợ, bệnh viện, trường học, công viên, di tích văn hóa và danh lam thắng cảnh...

- Điều kiện đo ngoài trời di động: Đo kiểm trong quá trình lưu thông trên đường.

A.3. Tệp dữ liệu mẫu

Tệp dữ liệu mẫu sử dụng đo kiểm phải ở dạng nén.

PHỤ LỤC B

(Quy định)

Yêu cầu chung về Vùng cung cấp dịch vụ dưới dạng bản đồ số

 

- Các Vùng cung cấp dịch vụ dưới dạng bản đồ số là các lớp riêng biệt được nhúng trên nền bản đồ trực tuyến Google Maps, Bing Map, Esri...

- Các Vùng cung cấp dịch vụ khác nhau phải được thể hiện bằng các màu sắc khác nhau với độ phân giải tối thiểu 100 m x 100 m và được chú thích rõ ràng giá trị Vdmin, Vd, Vu tương ứng của từng vùng.

Các Vùng cung cấp dịch vụ dưới dạng bản đồ số phải có tính năng phóng to, thu nhỏ.

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

[1] ITU - T E.804 (2014) “Quality of service aspects for popular services in mobile networks".

[2] ETSI EG 202 057-4 (2008) “Speech Processing, Transmission and Quality Aspects (STQ); User related QoS parameter definitions and measurements; Part 4: Internet access".

[3] ITU-T Y. 1545.1 (3/2017) “Framework for monitoring the quality of service of IP network services”.

[4] ETSI TR 102 678 V1.2.1 (2011-05) “Speech and multimedia Transmission Quality (STQ); QoS Parameter Measurements based on fixed data transfer times”.

[5] TRAI F. No.305-12/2012-QoS “The standard of Quality of Service for Wireless data service regulations”.

[6] MTSFB 009:2005 “Quality of Service for Voice, SMS, Packet-Switched traffic for public cellular services”.

[7] IDA “QoS Standards for 3G public cellular mobile telephone service”.

[8] IDA “QoS Standards for 4G public cellular mobile telephone service”.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF INFORMATION AND COMMUNICATIONS

No. 09/2019/TT-BTTTT

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence- Freedom- Happiness

___________

Hanoi, August 16, 2019

CIRCULAR

Promulgating “National technical regulation on quality of Internet access service on the Land Mobile Network”

 

Pursuant to the Law on Technical Standard and Regulation dated June 29, 2006;

Pursuant to the Law on Telecommunication dated November 23, 2009;

Pursuant to Decree No. 127/2007/ND-CP dated August 1, 2007 of the Government promulgating in details and guiding the implementation of some articles of Pursuant to the Law on Technical Standard and Regulation;

Pursuant to Decree No. 78/ 2018/ ND-CP dated May 16, 2018 of the Government on amendment and supplementation of some articles of Decree No. 127/2007/ND-CP dated August 1, 2007 of the Government specifying in details some articles of the Law on Technical Standard and Regulation;

Pursuant to the Decree No. 17/2017/ND-CP dated February 17, 2017 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Information and Communications;

At the proposal of the Director General of the Science and Technology Department,

The Minister of Information and Communications promulgates the Circular defining the National technical regulation on quality of Internet access service on the Land Mobile Network

 

Article 1. This Circular is promulgated with attachment of National technical regulation on quality of internet access service on the Land Mobile Network (QCVN 81:2019/BTTTT).

Article 2. Effect

1. This Circular takes effect on March 1, 2020.

2. Circular No. 10/2014/TT-BTTTT dated August 28, 2014, of the Minister of Information and Communications, promulgating National Technical Regulation on quality of Internet access services on the Land Mobile Network IMT-2000 ceases to be effective from March 1, 2020.

Article 3. Chief of the Office, Director General of the Science and Technology Department, Heads of the agencies and units under the Ministry of Information and Communications, Directors of the Departments of Information and Communications of the provinces and centrally-run cities under the central government and relevant organizations, individuals shall implement this Circular.

 

 

THE MINISTER

 

 

 

Nguyen Manh Hung


QCVN 81:2019/BTTTT

 

National technical regulation on quality of Internet access service on the Land Mobile NetWork

 

Introduction

QCVN 81:2019/BTTTT replaces QCVN 81:2014/BTTTT.

QCVN 81:2019/BTTTT compiled by Department of Telecommunication, verified and submitted for approval by Department of Science and Technology, promulgated by Ministry of Information and Communications which is attached to Circular No./2019/TT- BTTTT dated               , 2019.

 

 

National technical regulation

On quality of Internet access service on the Land Mobile Network

1.  GENERAL

1.1.  Scope of regulation

This regulation prescribes the limit of quality targets for Internet access service on the Land Mobile Network, including:

  • Internet access service on the Land Mobile Network using WCDMA technology;
  • Internet access service on the Land Mobile Network using LTE, LTE-A technology and further versions.

1.2.  Subjects of application

This regulation is applied to State management agencies and telecommunication enterprises providing Internet access service on the Land Mobile Network (hereinafter referred to as service supply enterprises “SSE”) to perform quality management of this service in accordance with regulations of the State and Ministry of Information and Communications.

This regulation is also a basis for service users to supervise the quality of Internet access service on the Land Mobile Network of enterprises.

1.3.  Normative references

ITU-R M. 1457-10 (02/2017) “Detailed specifications of the terrestrial radio interfaces of International Mobile Telecommunications-2000 (IMT-2000)”.

ITU-R M.2012-3 (01/2018) “Detailed specifications of the terrestrial radio interfaces of International Mobile Telecommunications-Advanced (IMT-Advanced)”.

1.4.  Interpretation of terms

1.4.1.   Internet access service

The service providing Internet users the capability to access Internet.

1.4.2.   Internet access service on the Land Mobile Network

The service providing Internet users the capability to access Internet via Land Mobile Network.

1.4.3.   Service area

The geographical area where SSE declared about the capability to access Internet on Land Mobile Network according to the quality level specified in Section 2.1 of this Regulation. The area of service supply includes:

  • Area of Internet access service supply on the Land Mobile Network using WCDMA technology;
  • Area of Internet access service supply on the Land Mobile Network using LTE, LTE-A technology and further versions

1.4.4.   Vdmin

The minimum data download speed declared to be provided by SSEs to customers in the service area

1.4.5.   Service quality

The summarized results of the indicators represent the level of the user’s satisfaction with the service.

1.4.6.   Minimum receiving signal level

Minimum receiving signal level in the service area. Minimum receiving signal level of:

  • Area of Internet access service supply on the Land Mobile Network using WCDMA technology: -100 dBm;
  • Area of Internet access service supply on the Land Mobile Network using LTE, LTE-A technology and further versions: -121 dBm.

1.4.7.   Service access delay

The amount of time from the moment the User begins to access the service to the moment he successfully accesses.

1.4.8.   Successful Service Access

The access where the User gets indicator that he has connected to SSE’s network and is ready to exchange data via Internet.

1.4.9.   Failed Service Access

The access where the User cannot successfully access the service.

1.4.10.                 Data transmission

The process in which the User after successfully access the service begins to exchange data via Internet.

1.4.11.                 Loading downward (download)

Loading from Internet via SSE’s network to the User.

1.4.12.                 Loading upward (upload)

Loading from the User to Internet via SSE’s network

1.4.13.                 Vd

The average downloading speed declared to be provided by SSEs to customers in the service area.

1.4.14.                 Vu

The average uploading speed declared to be provided by SSEs to customers in the service area.

1.4.15.                 Lost transmission of data

The data transmission that is lost due to internet problems.

1.4.16.                 Method of determination

Method of determination are methods of assessing service quality with the minimum sampling level as specified for state management agencies and service providing enterprises to apply in service quality testing.

For each quality target, one or more different methods of determination are specified. In case the service quality target is determined by various methods specified in this regulation, the quality target is assessed to be appropriate when the results by each method are consistent with the specified targets.

1.5.  Abbreviations

ACK

EDGE

GSM

IP

LTE

LTE-A

PDP

PDN

SACK

TCP

RSCP

UE

WCDMA

Acknowledgement

Enhanced Data Rates for GSM Evolution

Global System for Mobile Communications

Internet Protocol

Long Term Evolution

Long Term Evolution Advanced

Packet Data Protocol

Packet Data Network

Selective Acknowledgement

Transmission Control Protocol

Received Signal Code Power

User Equipment

Wideband Code Division Multiple

 

 

 

  1. TECHNICAL REGULATION

2.1.  Technical quality targets

2.1.1.   Readiness of radio network.

2.1.1.1.  Definition

Readiness of radio network is percentage (%) between the number of measurement samples with receiving signal level greater than or equal to the minimum signal level specified in item 1.4.5 and the total number of samples.

2.1.1.2.  Targets

Readiness of radio network > 95 %.

2.1.1.3.  Method of determination

Simulation Method: the minimum number of measurement samples is 100,000, measured in the mobile open air at different times during the day in the service are.

2.1.2.   Percentage of failed service access

2.1.2.1.  Definition

Service failure access percentage is the ratio (%) between the number of service access failures and the total number of service access times

2.1.2.2.  Targets

Percentage of failed service access ≤ 5 %.

2.1.2.3.  Method of determination

Simulation Method: Minimum number of measurement samples is 1,500 samples, distributed under measuring conditions: indoor measurements (minimum 500 samples), outdoor measurements at fixed locations (minimum 500 samples), mobile outdoor measurements (minimum 500 samples). For each testing condition, measurement is made at different times during the day, in the service area. The time interval between two consecutive testings from the same User is at least 30s. General requirements of testing are specified in Appendix A.

2.1.3.   Average delay time of service access

2.1.3.1.  Definition

The average delay time of service access is the average of different delay times of service access.

2.1.3.2.  Targets

  • Average delay time of Internet access service supply on the Land Mobile Network using WCDMA technology: < 10 s.
  • Average delay time of internet access service supply on the Land Mobile Network using LTE, LTE-A technology and further versions: < 5 s.

2.1.3.3.  Method of determination

Minimum number of measurement samples is 1,500 samples, distributed under measuring conditions: indoor measurements (minimum 500 samples), outdoor measurements at fixed locations (minimum 500 samples), mobile outdoor measurements (minimum 500 samples). For each testing condition, measurement is made at different times during the day, in the service area. The time interval between two consecutive testings from the same User is at least 30s. General requirements of testing are specified in Appendix A.

2.1.4.   Percentage of lost transmission of data

2.1.4.1.  Definition

The percentage of the lost transmission of data is the ratio (%) between number of times of the lost data transmission and the total number of times of data transmission.

2.1.4.2.  Targets

The percentage of the lost transmission of data is 5 %

2.1.4.3.  Method of determination

Simulation Method: Simulation of samples of uploading to and downloading data files from the server for measurement, the minimum number of samples of loading data files is 1,500 with more details in table 1. The duration of one sample from 60s to 180s. The capacity of the data file used for sampling shall large enough to ensure not to complete uploading or downloading the file during the process of each sampling. The minimum interval between two consecutive samples from the same User shall be 30s. The general requirements of measurement are specified in Appendix A.

Table 1 – Number of measurement samples

No.

Loading direction

Measurement condition

Minimum measurement samples (sample)

1

 

Indoor measurement

250

2

Uploading

Outdoor measurement at fixed places

250

3

 

Mobile outdoor measurement

250

4

 

Indoor measurement

250

5

Downloading

Outdoor measurement at fixed places

250

6

 

Mobile outdoor measurement

250

2.1.5.   Average data download speed

2.1.5.1.  Definition

Average data download speed includes: average download speed (Pd) and average upload speed (Pu):

- Average download speed (Pd) is the ratio between the total download speed of the measurement samples and the total number of samples in the downward direction.

- Average upload speed (Pu) is the ratio of the total upload speed of the measurement samples to the total number of samples in the upward direction.

In which:

- The download speed of each sample is the ratio of the total capacity of the downloaded data file and the total download time of that sample.

- The upload speed of each sample is the ratio of the total capacity of the uploaded data file and the total upload time of that measurement sample.

2.1.5.2.  Targets

Average loading speed: Pd ≥ Vd and Pu ≥Vu

Percentage (%) of samples with download speed greater than or equal to Vdmin in each are ≥ 95%

2.1.5.3.  Method of determination

Simulation Method: Simulation of samples of uploading to and downloading data files from the server for measurement, the minimum number of samples of loading data files is 1,500 with more details in table 1. The duration of one sample from 60s to 180s. The capacity of the data file used for sampling shall large enough to ensure not to complete uploading or downloading the file during the process of each sampling. The minimum interval between two consecutive samples from the same User shall be 30s. The general requirements of measurement are specified in Appendix A

2.2.  Targets of service quality

2.2.1.   Customer’s complaints about service quality

2.2.1.1.  Definition

Customer's complaints about service quality is the customer's dissatisfaction about the service quality which is reported in writing to the SSE.

2.2.1.2.  Targets

Percentage of customer’s complaints about service quality: < 0.25 complaints/100 subscribers/3 months.

2.2.1.3.  Method of determination

Statistics of all written complaints from customers about service quality in a period of 3 consecutive months

2.2.2.   Response to Customer’s complaints

2.2.2.1.  Definition

Response to Customer’s complaints is the SSE’s written document notifying the complaining customers of the receiving and solving the complaints.

2.2.2.2.  Targets

The SSE shall issue a written response to one hundred percent of the complaining customers within two working days from the date of receiving the complaint.

2.2.2.3.  Method of determination

Statistics of all written response to the complaining customers about service quality in a period of at least three (03) consecutive months.

2.2.3.   Customer support service

2.2.3.1.  Definition

Customer support service is a service of answering questions, consulting, guiding to use, receiving requests, providing relevant information to customers about Internet access services on land mobile networks.

2.2.3.2.  Targets

  • Time for providing customer support service by phone is 24 hours a day.
  • The rate of successful calls to customer support service, sending a connection request to the operator and receiving the operator's response within 60s: > 80%

2.2.3.3.  Method of determination

  • Simulation or calling workers: performing simulation or calling workers to customer support service, the number of trial call is 250 calls in different times of the day.
  • Monitoring by equipment or available network features: the minimum number of sampling calls is all calls in 7 consecutive days.

3.  MANAGEMENT REGULATION

3.1.  Internet access service on land mobile network within the scope specified in Section 1.1 must comply with the provisions of this Regulation.

3.2.  The SSE must publish the service area in the form of digital maps and speed values Vdmin, Vd, Vu. General requirements on service areas in the form of digital maps are provided in Appendix B

 

 

4.  RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS, INDIVIDUALS

4.1.  The service supply enterprise must ensure the quality of the Internet access service on land mobile networks in accordance with this Regulation, make the announcement of the service quality and be subject to the inspection of the state management agencies in accordance with the current regulations

4.2.  The service supply enterprises is responsible for building a server that meets item A.1, Appendix A to ensure the service quality inspection and monitoring in accordance with this Regulation.

4.3.  Specific responsibilities of the service supply enterprises are specified in legal documents on management of telecommunication service quality of the Ministry of Information and Communications (Circular No. 08/2013/TT-BTTTT dated March 26, 2013 and Circular No. 11/2017/TT-BTTTT dated June 23, 2017 of the Minister of Information and Communications).

 

 

5.  Organization of implementation

5.1.  Department of Telecommunications and Departments of Information and Communications are responsible for guiding and organizing the management of quality of Internet access services on land mobile networks according to this Regulation.

5.2.  This regulation is applied in lieu of National Technical Regulation QCVN 81:2014/BTTTT “National Regulation on service quality of internet access on land mobile network IMT-2000”.

5.3.  In case the provisions of this Regulation are changed, supplemented or replaced, the provisions of the new document shall be applied.

5.4.  During the implementation of this regulation, if any problems or matters arise, relevant organizations and individuals reflect in writing to the Ministry of Information and Communications (Department of Science and Technology) for guidance and resolution./.

 

APPENDIX A

(Regulation)

General requirements for measurement and testing

A.1. Server for measurement and testing

-   The Server for measurement and testing must be a specialized server for measurement and testing, not for commercial use.

-   Server for measurement and testing does not register domain names and is identified by IP address.

-   Server for measurement and testing is connected to the Internet via a transmission line with a bandwidth of greater than or equal to the total flow of measurement directions.

-   Setting up a transmission control protocol (TCP) of the server for measurement and testing must meet at least the following requirements:

+ The largest segment size is in the range 1 380 bytes - 1 460 bytes;

+ TCP window size Rx > 4 096 byte;

+ SACK is allowed;

+ Fast re-transmission of TCP is allowed;

+ Fast recovery of TCP is allowed;

+ ACK delay in about 200 ms is allowed.

A.2. Requirements for measurement and testing locations

-   Indoor measurement conditions: measurement and testing inside public works, such as airports, train stations, bus stops, hospitals, museums, etc.

-   Outdoor measurement conditions in fixed locations: Measurement and testing in highly-populated places such as vicinity of: train stations, bus stops, markets, hospitals, schools, parks, cultural monuments and sight-seeing...

-   Mobile outdoor measurement conditions: Measuring and testing during transporting on the road.

A.3. Sample data file

The sampling data file used for measurement and testing must be in compressed form.

 

 

APPENDIX B

(Regulation)

General requirements on Service supply area in form of digital map

 

 

  • Service supply areas in form of digital map are separate layers embedded on the online maps of Google Maps, Bing Map, Esri ...
  • Different service supply areas must be shown in different colors with a minimum resolution of 100 m x 100 m and clearly annotated with the respective values Vdmin, Vd and Vu of each area.
  • Service supply areas in form of digital maps shall have zooming function.

 

REFERENCES

 

  1. ITU - TE.804 (2014) “Quality of service aspects for popular services in mobile networks”.
  2. ETSI EG 202 057-4 (2008) “Speech Processing, Transmission and Quality Aspects (STQ); User related QoS parameter definitions and measurements; Part 4: Internet access”.
  3. ITU-T Y. 1545.1 (3/2017) “Framework for monitoring the quality of service of IP network services”.
  4. ETSI TR 102 678 V1.2.1 (2011-05) “Speech and multimedia Transmission Quality (STQ); QoS Parameter Measurements based on fixed data transfer times”.
  5. TRAI F.No.305-12/2012-QoS “The standard of Quality of Service for Wireless data service regulations”.
  6. MTSFB 009:2005 “Quality of Service for Voice, SMS, Packet-Switched traffic for public cellular services”.
  7. IDA “QoS Standards for 3G public cellular mobile telephone service”.
  8. IDA “QoS Standards for 4G public cellular mobile telephone service”.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 09/2019/TT-BTTTT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất