Thông tư 47/2017/TT-BTNMT về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước

thuộc tính Thông tư 47/2017/TT-BTNMT

Thông tư 47/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước
Cơ quan ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:47/2017/TT-BTNMT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Võ Tuấn Nhân
Ngày ban hành:07/11/2017
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nguyên tắc giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước

Ngày 07/11/2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 47/2017/TT-BTNMT quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Việc giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan và thuận tiện cho việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về khai thác, sử dụng tài nguyên nước; Bảo đảm tính hệ thống, kịp thời, đầy đủ và liên tục nhằm kiểm soát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước; Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ thông tin, dữ liệu về mặt không gian và thời gian; giữa trung ương, địa phương và trên từng lưu vực sông; Bảo đảm tính thống nhất giữa yêu cầu về giám sát với hoạt động quan trắc của cơ sở được cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Theo Thông tư này, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước là việc kiểm soát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thông qua việc theo dõi số liệu quan trắc của các cơ sở khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Việc giám sát được thực hiện bằng các hình thức sau đây: Giám sát tự động, trực tuyến: theo dõi số liệu đo đạc, quan trắc tự động, liên tục được kết nối và truyền trực tiếp vào hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước; Giám sát bằng camera: theo dõi hình ảnh bằng camera được kết nối và truyền trực tiếp vào hệ thống giám sát; Giám sát định kỳ: theo dõi số liệu đo đạc, quan trắc được cập nhật định kỳ vào hệ thống giám sát.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 22/12/2017.

Xem chi tiết Thông tư47/2017/TT-BTNMT tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
--------

Số: 47/2017/TT-BTNMT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2017

Căn cứ Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13;

Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;

Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước;

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định việc giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở trung ương và địa phương.
2. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là cơ sở) có công trình khai thác tài nguyên nước thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Công trình hồ chứa khai thác nước mặt để phát điện với công suất lắp máy trên 50kW, bao gồm cả công trình thủy lợi kết hợp với thủy điện;
b) Công trình hồ chứa khai thác nước mặt có quy mô trên 0,1m3/giây đối với trường hợp cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; trên 100m3/ngày đêm đối với trường hợp cấp nước cho các mục đích khác;
c) Công trình cống, trạm bơm và các công trình khai thác nước mặt khác với quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này có quy mô trên 0,1m3/giây đối với trường hợp cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; trên 100m3/ngày đêm đối với trường hợp cấp nước cho các mục đích khác;
d) Công trình khai thác nước dưới đất với quy mô trên 10m3/ngày đêm;
Điều 3. Nguyên tắc giám sát
1. Bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan và thuận tiện cho việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
2. Bảo đảm tính hệ thống, kịp thời, đầy đủ và liên tục nhằm kiểm soát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
3. Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ thông tin, dữ liệu về mặt không gian và thời gian; giữa trung ương, địa phương và trên từng lưu vực sông.
4. Bảo đảm tính thống nhất giữa yêu cầu về giám sát với hoạt động quan trắc của cơ sở được cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Ðiều 4. Hình thức giám sát
Giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước là việc kiểm soát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thông qua việc theo dõi số liệu quan trắc của các cơ sở khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Việc giám sát quy định tại các Điều 9, Điều 10, Điều 11 và Điều 12 của Thông tư này được thực hiện bằng các hình thức sau đây:
1. Giám sát tự động, trực tuyến: theo dõi số liệu đo đạc, quan trắc tự động, liên tục được kết nối và truyền trực tiếp vào hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước (sau đây gọi chung là hệ thống giám sát).
2. Giám sát bằng camera: theo dõi hình ảnh bằng camera được kết nối và truyền trực tiếp vào hệ thống giám sát.
3. Giám sát định kỳ: theo dõi số liệu đo đạc, quan trắc được cập nhật định kỳ vào hệ thống giám sát.
Điều 5. Hệ thống giám sát
1. Hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước là một hệ thống thống nhất, đảm bảo kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu từ các cơ sở khai thác, sử dụng tài nguyên nước với cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, bao gồm các thành phần sau:
a) Hệ thống thiết bị thu nhận, lưu trữ dữ liệu và phần mềm quản lý, xử lý dữ liệu ở trung ương;
b) Hệ thống thiết bị thu nhận, lưu trữ dữ liệu và phần mềm quản lý, xử lý dữ liệu ở địa phương;
c) Cơ sở dữ liệu của hệ thống giám sát;
d) Thiết bị đo đạc, kết nối, truyền trực tiếp, cập nhật số liệu từ cơ sở có công trình khai thác tài nguyên nước vào cơ sở dữ liệu của hệ thống giám sát.
2. Trách nhiệm đầu tư, xây dựng hệ thống giám sát:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đầu tư xây dựng, lắp đặt thiết bị thu nhận, lưu trữ dữ liệu, phần mềm quản lý, xử lý dữ liệu ở trung ương và cơ sở dữ liệu của hệ thống giám sát quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều này;
b) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm đầu tư xây dựng, lắp đặt thiết bị thu nhận, lưu trữ dữ liệu ở địa phương quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
c) Cơ sở có công trình khai thác tài nguyên nước quy định tại Khoản 2 Điều 2 của Thông tư này có trách nhiệm đầu tư, lắp đặt các thiết bị đo đạc và các thiết bị khác liên quan theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.
3. Trách nhiệm quản lý, vận hành hệ thống giám sát:
a) Cục Quản lý tài nguyên nước có trách nhiệm tổ chức quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng và duy trì hoạt động của hệ thống thu nhận, lưu trữ dữ liệu ở trung ương và cơ sở dữ liệu của hệ thống;
b) Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh) có trách nhiệm tổ chức quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng và duy trì hoạt động của hệ thống thu nhận, lưu trữ dữ liệu ở địa phương và đảm bảo kết nối với hệ thống giám sát;
c) Cơ sở có công trình khai thác tài nguyên nước có trách nhiệm quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng và duy trì hoạt động của các thiết bị đo đạc, kết nối, truyền trực tiếp, cập nhật số liệu vào cơ sở dữ liệu của hệ thống giám sát.
4. Thông tin dữ liệu từ hệ thống giám sát là một trong những căn cứ cho hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trong việc tuân thủ quy định của giấy phép tài nguyên nước và các quy định khác của pháp luật về tài nguyên nước.
Điều 6. Yêu cầu đối với thiết bị thu nhận, lưu trữ dữ liệu và phần mềm quản lý, xử lý dữ liệu
1. Hệ thống thiết bị thu nhận, lưu trữ dữ liệu bao gồm các máy chủ, thiết bị kết nối mạng, hệ thống thiết bị lưu trữ thông tin, dữ liệu và các thiết bị phụ trợ khác, phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Phù hợp với hạ tầng truyền thông tin, dữ liệu bảo đảm hoạt động ổn định, thường xuyên, liên tục; bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật;
b) Đảm bảo kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giám sát tài nguyên nước giữa trung ương và địa phương; đảm bảo mỗi địa phương đều có quyền truy cập, kiểm soát cơ sở dữ liệu của các công trình khai thác tài nguyên nước trên địa bàn của mình quản lý;
c) Đối với hệ thống thiết bị thu nhận, lưu trữ dữ liệu của trung ương phải đảm bảo kết nối tự động, truyền trực tiếp, cập nhật, lưu trữ số liệu của cơ sở có công trình khai thác tài nguyên nước vào cơ sở dữ liệu của hệ thống giám sát.
2. Phần mềm quản lý, xử lý cơ sở dữ liệu phải được thiết kế chạy trên nền Web, tích hợp được với máy tính bảng, điện thoại di động, các thiết bị di động khác và phải có các tính năng chủ yếu sau đây:
a) Cập nhật tự động, định kỳ thông tin, dữ liệu;
b) Kiểm soát truy cập;
c) Tự động phân tích xử lý thông tin, số liệu định kỳ và thực hiện việc thông báo, cảnh báo;
d) Tổng hợp thông tin, số liệu, lập báo cáo;
đ) Trường hợp phát hiện không tuân thủ quy định thì tự động thông báo, cảnh báo đến cơ sở có công trình bằng thư điện tử, tin nhắn điện thoại và các hình thức thông báo tự động khác.
Điều 7. Yêu cầu đối với cơ sở dữ liệu giám sát
1. Cơ sở dữ liệu giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải được tổ chức, sắp xếp hợp lý để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thường xuyên.
2. Cơ sở dữ liệu phải bao gồm các thông tin về thông số kỹ thuật của công trình, quản lý, vận hành công trình và các nội dung thông tin chủ yếu sau đây:
a) Đối với cơ sở dữ liệu của các công trình khai thác nước mặt: tập hợp thông tin, dữ liệu về lưu lượng xả duy trì dòng chảy tối thiểu, lưu lượng xả qua nhà máy, lưu lượng xả qua tràn, mực nước hồ chứa đối với hoạt động khai thác tài nguyên nước mặt để phát điện; lưu lượng khai thác, lưu lượng xả duy trì dòng chảy tối thiểu, mực nước hồ, chất lượng trong quá trình khai thác của công trình khai thác đối với hoạt động khai thác nước mặt cấp cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và các mục đích khác;
b) Đối với cơ sở dữ liệu của các công trình khai thác nước dưới đất: mực nước trong các giếng quan trắc; mực nước trong giếng khai thác, lưu lượng khai thác, chất lượng nước trong quá trình khai thác.
Điều 8. Yêu cầu đối với thiết bị đo đạc, kết nối, truyền số liệu của cơ sở có công trình
Thiết bị đo đạc tại công trình khai thác tài nguyên nước phải đảm bảo các yêu cầu chủ yếu sau đây:
1. Có dải đo phù hợp với giá trị cần đo.
2. Hoạt động liên tục, kết nối, truyền thông tin, số liệu tới thiết bị thu nhận, lưu trữ cơ sở dữ liệu của hệ thống giám sát.
3. Có sai số tuyệt đối không vượt quá 01cm đối với thiết bị đo mực nước; sai số tương đối không vượt quá 5% so với giá trị thực đo đối với thiết bị đo lưu lượng.
4. Đối với các thiết bị đo đạc tự động mực nước, lưu lượng, dải đo phải đảm bảo không quá 15 phút 01 lần; đối với camera giám sát, tốc độ ghi hình không nhỏ hơn 01 khung hình/phút.
5. Các loại thiết bị đo đạc phải thực hiện hiệu chuẩn, kiểm định theo quy định.
Điều 9. Giám sát hoạt động khai thác, sử dụng đối với công trình hồ chứa để phát điện
Việc giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước mặt đối với công trình hồ chứa thủy điện hoặc hồ chứa thủy lợi kết hợp thủy điện quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 2 của Thông tư này được thực hiện như sau:
1. Thông số giám sát bao gồm:
a) Mực nước hồ;
b) Lưu lượng xả duy trì dòng chảy tối thiểu;
c) Lưu lượng xả qua nhà máy;
d) Lưu lượng xả qua tràn.
2. Hình thức giám sát:
a) Hồ chứa có dung tích toàn bộ từ một (01) triệu m3 trở lên: thực hiện giám sát tự động, trực tuyến đối với các thông số quy định tại Khoản 1 Điều này và giám sát bằng camera đối với việc vận hành xả nước;
b) Hồ chứa có dung tích toàn bộ nhỏ hơn một (01) triệu m3: thực hiện giám sát tự động, trực tuyến đối với các thông số quy định tại Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều này, thực hiện giám sát định kỳ đối với thông số quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này; giám sát bằng camera đối với việc vận hành xả nước duy trì dòng chảy tối thiểu và xả nước qua tràn.
3. Chế độ giám sát:
a) Không quá 15 phút 01 lần đối với các thông số yêu cầu giám sát tự động, trực tuyến;
b) Không quá 06 giờ 01 lần vào mùa lũ, 12 giờ 01 lần vào mùa cạn và phải cập nhật số liệu vào hệ thống giám sát tối thiểu 01 ngày 01 lần trước 20 giờ hàng ngày đối với các thông số giám sát định kỳ.
Điều 10. Giám sát hoạt động khai thác đối với công trình hồ chứa để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và cho các mục đích khác
Việc giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước mặt đối với công trình hồ chứa để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và cho các mục đích khác quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 2 của Thông tư này được thực hiện như sau:
1. Thông số giám sát bao gồm:
a) Mực nước hồ;
b) Lưu lượng xả duy trì dòng chảy tối thiểu;
c) Lưu lượng khai thác;
d) Chất lượng nước trong quá trình khai thác theo quy định.
2. Hình thức giám sát:
a) Công trình khai thác có quy mô từ 2m3/giây trở lên cấp cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản hoặc quy mô từ 50.000m3/ngày đêm trở lên cho mục đích khác:
Thực hiện giám sát tự động, trực tuyến đối với các thông số quy định tại Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều này, giám sát định kỳ đối với thông số quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.
b) Công trình khai thác có quy mô trên 0,1m3/giây đến dưới 2m3/giây cấp cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản hoặc quy mô trên 100m3/ngày đêm đến dưới 50.000m3/ngày đêm cho mục đích khác:
Thực hiện giám sát tự động, trực tuyến đối với thông số quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này; giám sát định kỳ đối với các thông số quy định tại Điểm a, Điểm c và Điểm d Khoản 1 Điều này.
3. Chế độ giám sát:
a) Đối với các thông số quy định tại Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều này, thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 của Thông tư này;
b) Đối với thông số chất lượng nước trong quá trình khai thác quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này thực hiện cập nhật số liệu vào hệ thống giám sát không quá 05 ngày kể từ ngày có kết quả phân tích.
Điều 11. Giám sát hoạt động khai thác đối với công trình cống, trạm bơm và các công trình khai thác nước mặt khác
Việc giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước mặt đối với công trình cống, trạm bơm và các công trình khai thác nước mặt khác quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 2 của Thông tư này được thực hiện như sau:
1. Thông số giám sát gồm:
a) Lưu lượng khai thác;
b) Chất lượng nước trong quá trình khai thác theo quy định.
2. Hình thức giám sát: thực hiện giám sát định kỳ đối với các thông số lưu lượng khai thác, chất lượng nước trong quá trình khai thác quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Chế độ giám sát:
a) Không quá 12 giờ 01 lần đối với thông số lưu lượng khai thác và phải cập nhật số liệu vào hệ thống giám sát tối thiểu 01 ngày 01 lần trước 20 giờ hàng ngày;
b) Đối với thông số chất lượng nước trong quá trình khai thác, thực hiện cập nhật số liệu vào hệ thống giám sát không quá 05 ngày kể từ ngày có kết quả phân tích.
Điều 12. Giám sát hoạt động khai thác nước dưới đất
Việc giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước dưới đất từ các công trình quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 2 của Thông tư này được thực hiện như sau:
1. Thông số giám sát gồm:
a) Lưu lượng khai thác;
b) Mực nước trong giếng khai thác;
c) Chất lượng nước trong quá trình khai thác theo quy định;
d) Đối với công trình có quy mô từ 3.000m3/ngày đêm trở lên ngoài thực hiện giám sát các thông số quy định tại Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản này còn phải giám sát thông số mực nước trong các giếng quan trắc.
2. Hình thức giám sát:
a) Đối với công trình có quy mô từ 3.000m3/ngày đêm trở lên: thực hiện giám sát tự động, trực tuyến đối với các thông số quy định tại Điểm a, Điểm b và Điểm d Khoản 1 Điều này, giám sát định kỳ đối với thông số chất lượng trong quá trình khai thác tại vị trí công trình khai thác quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này;
b) Đối với công trình có quy mô từ 200m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm: thực hiện giám sát tự động, trực tuyến đối với các thông số quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này, giám sát định kỳ đối với thông số chất lượng trong quá trình khai thác tại vị trí công trình khai thác quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này;
c) Đối với công trình có quy mô trên 10m3/ngày đêm đến dưới 200m3/ngày đêm: thực hiện giám sát định kỳ đối với các thông số quy định tại Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều này.
3. Chế độ giám sát:
a) Không quá 01 giờ 01 lần đối với các thông số yêu cầu giám sát tự động, trực tuyến;
b) Không quá 12 giờ 01 lần đối với các thông số giám sát định kỳ và phải cập nhật số liệu vào hệ thống giám sát trước 20 giờ hàng ngày; đối với thông số chất lượng trong quá trình khai thác, thực hiện cập nhật số liệu vào hệ thống giám sát không quá 05 ngày kể từ ngày có kết quả phân tích.
Chương III
TRÁCH NHIỆM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng, lắp đặt thiết bị thu, nhận, lưu trữ dữ liệu ở địa phương bảo đảm đồng bộ, thống nhất với lộ trình đầu tư lắp đặt thiết bị giám sát của các cơ sở trên địa bàn.
2. Chỉ đạo việc quản lý, vận hành, bảo trì và bảo đảm các điều kiện cần thiết để bảo đảm hoạt động của các thiết bị thu nhận, lưu trữ dữ liệu thuộc phạm vi quản lý.
3. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xử lý theo thẩm quyền đối với các trường hợp vi phạm quy định tại Thông tư này.
Điều 14. Trách nhiệm của Cục Quản lý tài nguyên nước
1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng, lắp đặt thiết bị thu, nhận, lưu trữ dữ liệu, phần mềm quản lý, xử lý dữ liệu ở trung ương và cơ sở dữ liệu của hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước thống nhất trên phạm vi cả nước, bảo đảm đồng bộ, thống nhất với lộ trình đầu tư lắp đặt thiết bị giám sát của các cơ sở khai thác tài nguyên nước.
2. Tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc chỉ đạo xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống giám sát trên phạm vi cả nước.
3. Tổ chức quản lý, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Kiểm tra, phối hợp thanh tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý trong trường hợp phát hiện tổ chức khai thác, sử dụng tài nguyên nước vi phạm quy định tại Thông tư này; công bố cơ sở vi phạm trên các trang thông tin điện tử theo thẩm quyền.
Điều 15. Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường
1. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc chỉ đạo xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống giám sát thuộc phạm vi quản lý; báo cáo Ủy ban nhân cấp tỉnh và Cục Quản lý tài nguyên nước kết quả giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn.
2. Hướng dẫn, theo dõi, giám sát các cơ sở khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn xây dựng, cung cấp truyền thông tin, dữ liệu từ thiết bị giám sát tại công trình về hệ thống cơ sở dữ liệu.
3. Tổ chức quản lý, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về giám sát và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý đối với các cơ sở vi phạm các quy định của Thông tư này; công bố cơ sở vi phạm trên các trang thông tin điện tử theo thẩm quyền.
Điều 16. Trách nhiệm của cơ sở khai thác, sử dụng tài nguyên nước
1. Đầu tư, lắp đặt, quản lý, vận hành thiết bị giám sát tại công trình đối với hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) nơi đặt công trình về kết quả đầu tư, lắp đặt thiết bị.
2. Kết nối và cung cấp dữ liệu giám sát thường xuyên, liên tục và định kỳ vào hệ thống giám sát theo quy định của Thông tư này.
3. Lưu trữ, cung cấp thông tin, dữ liệu giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước của mình để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra hoặc khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 17. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với cơ sở đã được cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành phải hoàn thành việc lắp đặt thiết bị, kết nối, cung cấp thông tin, dữ liệu về hệ thống giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước trước ngày 31 tháng 12 năm 2019.
2. Đối với giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước đã được cấp mà chưa quy định cụ thể về thông số, hình thức, chế độ quan trắc và cung cấp thông tin, số liệu phục vụ việc giám sát hoặc đã có quy định nhưng chưa phù hợp với quy định của Thông tư này thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép xem xét, quyết định điều chỉnh, bổ sung yêu cầu về quan trắc, giám sát theo quy định của Thông tư này khi điều chỉnh, gia hạn, cấp lại giấy phép. Trường hợp cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền cấp phép quyết định việc điều chỉnh, bổ sung quy định về quan trắc, giám sát cho phù hợp với Thông tư này.
Điều 18. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22 tháng 12 năm 2017.
2. Trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ TN&MT;
- Lưu: VT, PC, TNN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Võ Tuấn Nhân

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT 

Circular No. 47/2017/TT-BTNMT dated November 07, 2017 of the Ministry of Natural Resources and Environment on supervision of extraction and use of water resources

Pursuant to the Law on Water Resources No. 17/2012/QH13;

Pursuant to the Government’s Decree No. 201/2013/ND-CP dated November 27, 2013 elaborating some articles of the Law on Natural Resources;

Pursuant to the Government’s Decree No. 36/2017/ND-CP dated April 04, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Natural Resources and Environment

At the request of the Director General of Department of Water Resources Management;

The Minister of Natural Resources and Environment hereby adopts a Circular on supervision of extraction and use of water resources.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scopeof adjustment

This Circular provides for supervision of extraction and use of water resources.

Article 2.Subjects of application

1. Central and local water resources authority.

2. Production, business and service establishments (below collectively referred to as “establishments”) that have one of the following water extraction works:

a) Surface water reservoirs serving electricity generation with an installed capacity of over 50kW and including irrigation reservoirs in association with hydropower reservoirs;

b) Surface water reservoirs with a capacity of over 0.1 m3 per second in case of supply of water for agricultural production and aquaculture, and over 100 m3 per 24 hours in case of supply of water for other purposes;

c) Drains, pumping stations and other surface water extraction works specified in Points and b of this Circular with a capacity of over 0.1 m3 per second in case of supply of water for agricultural production and aquaculture, and over 100 m3 per 24 hours in case of supply of water for other purposes;

d) Groundwater extraction works with a capacity of 10 m3 per 24 hours;

Article 3. Rules for supervision

1. Accuracy, truthfulness and objectiveness of information and data on extraction and use of water resources are ensured. Such information and data are also used in a convenient manner.

2. The information and data is systematically organized, promptly and continuously updated and adequate to serve supervision of extraction and use of water resources.

3. Uniformity in information and data is ensured in terms of space and time; between central government and local governments and in each river basin.

4. Uniformity between supervision requirements and monitoring by the establishment issued with the water extraction license is ensured.

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

Article 4. Supervision methods

Supervision of extraction and use of water resources means the supervision of extraction and use of water resources that is carried out by a competent authority by monitoring the monitoring data obtained from the establishments using and extracting water resources. The supervision specified in Articles 9, 10, 11 and 12 of this Circular shall be carried out using the following methods:

1. Automatic and online supervision: monitor automatic and continuous measurement and monitoring data connected to and transferred directly to the system of supervision of extraction and use of water resources (below collectively referred to as “supervision system”).

2. Camera supervision: through the camera, monitor the images connected to and transferred directly to the supervision system.

3. Periodic supervision: monitor the measurement and monitoring data periodically updated to the supervision system.

Article 5. Supervision system

1. The supervision system is a uniform system that is designed to connect and share information and data of the establishments extracting and using water resources with regulatory authorities from central to local government, including:

a) Central data storage equipment and data management and processing software;

b) Local data storage equipment and data management and processing software;

c) Database of the supervision system;

d) Equipment for measuring, connecting, directly transferring and updating data from the establishment having water extraction works to the database of the supervision system.

2. Responsibility for investment in and creation of supervision system:

a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall invest in, design and install central data storage equipment and data management and processing software, and establish database of the supervision system set forth in Points a and c, Clause 1 of this Article;

b) The People’s Committee of province or central-affiliated city (hereinafter referred to as “People’s Committee of the province”) shall invest in and install local data storage equipment set forth in Point b, Clause 1 of this Article;

c) The establishment having water extraction works specified in Clause 2, Article 2 of this Circular shall invest in and install measuring equipment and other relevant equipment as prescribed in Point d, Clause 1 of this Article.

3. Responsibility for management and operation of supervision system:

a) The Department of Water Resources Management shall organize the management, operation, maintenance and maintain operation of the central data storage system and database of the system;

b) The provincial-level Department of Natural Resources and Environment shall organize the management, operation, maintenance and maintain operation of the local data storage system and database of the system;

c) The establishment having water extraction works shall manage, operate, maintain and maintain operation of the equipment for measuring, connecting, directly transferring and updating data to the database of the supervision system.

4. Information and data obtained from the supervision system shall serve as one of the bases for inspection and actions against administrative violations upon the compliance with regulations specified in the water resource licenses and other regulations of the law on water resources.

Article 6. Requirements for data storage equipment and data management and processing

1. The data storage equipment including servers, network equipment, information and data storage equipment and other auxiliary equipment must satisfy the following requirements:

a) The equipment must be compatible with information and data transmission infrastructure to ensure stable and continuous operation. Information must be secured as prescribed;

b) Connection and sharing of information and data on supervision of extraction and use of water resources between central and local governments must be ensured. Each local authority must be granted privilege configuration and control of database on water extraction works in the area under its management;

c) The central data storage equipment must be automatically connected, directly transfer, update and store data of the establishment having water extraction works to the database of the supervision system.

2. Data management and processing software must be designed to run on web, integrate with tablets, mobile phones and other mobile devices and must have the following key functions:

a) Automatic and periodic update on information and data;

b) Access control;

c) Automatic analysis and processing of information and data on a periodic basis and issuance of notice and warnings;

d) Information and data aggregation, report preparation;

dd) In case of non-compliance with regulations, automatically issuing a notice and warning to the establishment having water extraction works via email, SMS and in similar forms.

Article 7. Requirements for supervision database

1. The database on supervision of extraction and use of water resources must be organized and set up in a reasonable manner for access, use, management and regular update.

2. The database must include information about technical specifications for the works, management and operation of the works and the following main information:

a) Regarding database on surface water extraction works: aggregate information and database on the minimum discharge flow, plant overflow rate, weir overflow rate, water level at reservoirs in case of extraction of surface water for electricity generation; capacity, minimum discharge flow, water level at reservoirs, quality of extraction of surface water for agriculture, aquaculture and other purposes;

b) Regarding database on groundwater extraction works: water level in monitoring wells; water level in extraction well; capacity, quality of water during extraction.

Article 8. Requirements for equipment for measuring, connecting and transferring data of the establishment having works

The measuring equipment used in water extraction works must satisfy the following main requirements:

1. The value to be measured must be within the measurement range.

2. The measuring equipment must operate continuously and transfer information and data to the equipment for storing database of the supervision system;

3. Regarding the water level meter, the absolute error must not exceed 01 cm; regarding the flow meter, the relative error must not exceed 5% of the actually measured value.

4. Regarding the equipment for automatically measuring water level, discharge, measurement range must not exceed 15 minutes at a time; regarding surveillance cameras, the shutter speed must be at least 01 frame per minute.

5. The measuring equipment must undergo calibration and inspection as prescribed.

Article 9. Supervision of extraction and use of surface water through reservoirs for electricity generation

The supervision of extraction and use of surface water through hydropower reservoirs or irrigation reservoirs specified in Point a, Clause 2, Article 2 of this Circular shall be carried out as follows:

1. Supervision parameters:

a) Water level;

b) Minimum discharge flow;

c) Plant overflow rate;

d) Weir overflow rate;

2. Supervision methods:

a) The reservoir with a total capacity of at least one (01) million m3: carry out automatic and online supervision of the parameters specified in Clause 1 of this Article and camera supervision of the water discharge;

b) The reservoir with a total capacity of less than (01) million m3: carry out automatic and online supervision of the parameters specified in Points a, b and c, Clause 1 of this Article, periodic supervision of the parameters specified in Point d, Clause 1 of this Article, and camera supervision of the water discharge to maintain minimum flow and weir overflow rate.

3. Supervision regime:

a) Within 15 minutes at a time for the parameters under automatic and online supervision;

b) Within 06 hours at a time in the flood season, 12 hours at a time in the dry season and the data must be updated to the supervision system at least once a day before 20:00 for the parameters under periodic supervision.

Article 10. Supervision of extraction of surface water through reservoirs for agricultural production, aquaculture and other purposes

The supervision of extraction and use of surface water through reservoirs for agricultural production, aquaculture and other purposes specified in Point b, Clause 2, Article 2 of this Circular shall be carried out as follows:

1. Supervision parameters:

a) Water level;

b) Minimum discharge flow;

c) Capacity;

d) Quality of water during extraction according to regulations.

2. Supervision methods:

a) The extraction work with a capacity of at least 2 m3 per second in case of supply of water for agricultural production and aquaculture, or at least 50,000 m3 per 24 hours in case of supply of water for other purposes:

Carry out automatic and online supervision of the parameters specified in Points a, b and c, Clause 1 of this Article, and periodic supervision of the parameters specified in Point d, Clause 1 of this Article.

b) The extraction work with a capacity exceeding 0.1 m3 but not exceeding 2 m3 per second in case of supply of water for agricultural production and aquaculture or exceeding 100 m3 per 24 hours but not exceeding 50,000 m3 per 24 hours in case of supply of water for other purposes:

Carry out automatic and online supervision of the parameters specified in Point b, Clause 1 of this Article, and periodic supervision of the parameters specified in Points a, c and d, Clause 1 of this Article.

3. Supervision regime:

a) Regarding the parameters specified in Points a, b and c, Clause 1 of this Article, Clause 3, Article 9 of this Circular shall be complied with;

b) Regarding the quality of water during extraction specified in Point d, Clause 1 of this Article, data must be updated to the supervision system within 05 days from the day on which the analytical results are available.

Article 11. Supervision of extraction of surface water through drains, pumping stations and other surface water extraction works

The supervision of extraction and use of surface water through drains, pumping stations and other surface water extraction works specified in Point c, Clause 2, Article 2 of this Circular shall be carried out as follows:

1. Supervision parameters:

a) Capacity;

b) Quality of water during extraction according to regulations.

2. Supervision methods: carry out periodic supervision of the parameters specified in Clause 1 of this Article.

3. Supervision frequency:

a) Within 12 hours at a time for capacity and data must be updated to the supervision system at least once a day before 20:00;

b) Regarding the quality of water during extraction, data must be updated to the supervision system within 05 days from the day on which the analytical results are available.

Article 12. Supervision of extraction of groundwater

The supervision of extraction and use of groundwater through the works specified in Point d, Clause 2, Article 2 of this Circular shall be carried out as follows:

1. Supervision parameters:

a) Capacity;

b) Water level in extraction well;

c) Quality of water during extraction according to regulations;

d) Regarding the work with a capacity of at least 3,000 m3 per 24 hours, in addition to supervising the parameters specified in Points a, b and c of this Clause, water level in monitoring wells must be supervised.

2. Supervision methods:

a) Regarding the work with a capacity of at least 3,000 m3per 24 hours: carry out automatic and online supervision of the parameters specified in Points a, b and d, Clause 1 of this Article, and periodic supervision of quality of water during extraction in the extraction work specified in Point c, Clause 1 of this Article;

b) Regarding the work with a capacity of from 200 m3to less than 3,000 m3per 24 hours: carry out automatic and online supervision of the parameters specified in Points a and b, Clause 1 of this Article, and periodic supervision of quality of water during extraction in the extraction work specified in Point c, Clause 1 of this Article;

c) Regarding the work with a capacity exceeding 10 m3 but not exceeding 200 m3per 24 hours: carry out periodic supervision of the parameters specified in Points a, b and c, Clause 1 of this Article.

3. Supervision regime:

a) Within 01 hour at a time for the parameters under automatic and online supervision;

b) Within 12 hours at a time for the parameters under periodic supervision and data must be updated to the supervision system before 20:00; regarding the quality of water during extraction, data must be updated to the supervision system within 05 days from the day on which the analytical results are available.

Chapter III

RESPONSIBILITIES AND IMPLEMENTATIONORGANIZATION

Article 13. Responsibilities of the People’s Committees of provinces

1. Direct Departments of Natural Resources and Environment and relevant authorities and units to design and install local data storage equipment to ensure conformity with the roadmap for investment in and installation of surveillance equipment in the establishments within their area.

2. Direct the management, operation and maintenance of data storage equipment under their management and maintain the fulfillment of necessary conditions for its operation.

3. Inspect the implementation of regulations on supervision of extraction and use of water resources and take actions against violations of this Circular within their competence.

Article 14. Responsibilities of the Department of Water Resources Management

1. Take charge and cooperate with relevant units in designing and installing central data storage equipment and data management and processing software, and establishing database of the supervision system, using water resources nationwide to ensure conformity with the roadmap for investment in and installation of surveillance equipment in the establishments extracting water resources.

2. Consult and assist the Minister of Natural Resources and Environment in directing the creation, management and operation of the supervision system nationwide.

3. Organize the management and supervision of natural resources extraction and use under licensing authority by the Ministry of Natural Resources and Environment.

4. Inspect or cooperate in inspecting and taking actions within its competence or requesting a competent authority to take actions against the violations of this Circular committed by organization extracting and using water resources and publish such organization on websites within its competence.

Article 15. Responsibilities of the Department of Natural Resources and Environment

1. Provide counseling and assist the People’s Committees of provinces in directing the creation, management and operation of supervision system under their management; submit reports on supervision of extraction and use of water resources within its area to the People’s Committees of provinces and Departments of Water Resources Management.

2. Provide guidance and supervise the establishments extracting and using water resources within its area in providing and transferring information and data from the surveillance equipment used in the works to the database system.

3. Organize the management and supervision of natural resources extraction and use under licensing authority by the Ministry of Natural Resources and Environment.

4. Inspect the implementation of regulations on supervision and take actions within its competence or request a competent authority to take actions against the establishments violating this Circular and publish such establishments on websites within its competence.

Article 16. Responsibilities of the establishments extracting and using water resources

1. Invest in, install, manage and operate surveillance equipment in the works in case of extraction and use of water resources according to regulations and submit a report on investment in and installation of equipment to the People’s Committee of the province (through the Department of Natural Resources and Environment) where the work is located.

2. Connect and update data on regular, continuous and periodic supervision to the supervision system in accordance with regulations of this Circular.

3. Store and provide their information and data on supervision of extraction and use of water resources in service of inspection or at the request of the competent authority.

Article 17. Transitionalprovisions

1. Regarding the establishment issued with the water extraction license before the effective date of this Circular, the equipment installation, connection, provision of information and data on supervision on extraction and use of water resources shall be completed before December 31, 2019.

2. Regarding the water extraction license that has been issued but has yet to specify regulations on supervision parameters, methods and frequency and provision of information and data for supervision or has specified regulations in contravention of those of this Circular, the issuing authority shall consider making amendments to monitoring and supervision requirements in accordance with regulations of this Circular upon adjustment, extension and reissuance of the license. Where necessary, the issuing authority shall decide to make amendments to regulations on monitoring and supervision in conformity with this Circular.

Article 18.  Implementation effect

1. This Circular takes effect on December 22, 2017.

2. Any difficulties arising in the course of implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Natural Resources and Environment./.

For the Minister

The Deputy Minister

Vo Tuan Nhan

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 47/2017/TT-BTNMT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất