Quyết định 705/QĐ-TTg 2018 Chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai

thuộc tính Quyết định 705/QĐ-TTg

Quyết định 705/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các thiên tai liên quan đến bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:705/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Trịnh Đình Dũng
Ngày ban hành:07/06/2018
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phê duyệt Chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai

Chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các thiên tai liên quan đến bão, nước dân do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 07/06/2018, tại Quyết định 705/QĐ-TTg.

Nội dung của Chương trình này như sau:

- Thu thập số liệu, tài liệu về áp thấp nhiệt đới, bão, thủy triều, nước dâng do bão và các đặc trưng liên quan;

- Tính toán và phân tích đặc trưng tần suất, cường độ của áp thấp nhiệt đới, bão, mưa cực đại trong 24 giờ, mưa tích lũy của đợt bão, gió mạnh trong bão

- Đánh giá tính dễ bị tổn thưng của khu dân cư, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế, xã hội, văn hóa… khi xảy ra áp thấp nhiệt đới, bão và nước dâng do bão gây ra, nhất là tại khu vực ven biển…

- Xác định nguyên nhân hình thành, diễn biến lũ, ngập lụt tại các lưu vực sông;

- Lập bản đồ cảnh báo thiên tai và bản đồ phân vùng rủi ro do mưa lớn, rét hại, sương muối, lốc, sét, mưa đá…

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định705/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

Số: 705/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 07 tháng 6 năm 2018

 

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH CẬP NHẬT PHÂN VÙNG RỦI RO THIÊN TAI, LẬP BẢN ĐỒ CẢNH BÁO THIÊN TAI, ĐẶC BIỆT LÀ CÁC THIÊN TAI LIÊN QUAN ĐẾN BÃO, NƯỚC DÂNG DO BÃO, LŨ, LŨ QUÉT, SẠT LỞ ĐẤT, HẠN HÁN, XÂM NHẬP MẶN

-----------

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 06 năm 2015;

Căn cứ Luật Phòng, chng thiên tai ngày 19 tháng 06 năm 2013;

Căn cứ Luật Khí tượng Thủy văn ngày 23 tháng 11 năm 2015;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các thiên tai liên quan đến bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn (sau đây gọi tắt là Chương trình) với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu:

a) Mục tiêu tổng quát:

Phân vùng rủi ro thiên tai và cảnh báo thiên tai, đặc biệt là bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu nhằm triển khai có hiệu quả các quy định pháp luật về phòng, chống thiên tai, khí tượng thủy văn, đê điều và tài nguyên nước.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Đánh giá mức độ rủi ro đối với các loại hình thiên tai trên lãnh thổ Việt Nam, đặc biệt là các thiên tai có tần suất xuất hiện cao hàng năm như bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn.

- Xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai và bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các thiên tai bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn làm cơ sở đề xuất giải pháp phòng, chống thiên tai và ứng phó với rủi ro thiên tai cho các khu vực.

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về thiên tai và rủi ro thiên tai.

2. Phạm vi thực hiện: Tập trung tại các khu vực thường xuyên xảy ra loại hình thiên tai trên đất liền, vùng biển và hải đảo của Việt Nam.

3. Nội dung, nhiệm vụ chương trình:

a) Phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo áp thấp nhiệt đới, bão và nước dâng do bão.

- Thu thập số liệu, tài liệu về áp thấp nhiệt đới, bão, thủy triều, nước dâng do bão và các đặc trưng liên quan.

- Mô phỏng lại các tình huống áp thấp nhiệt đới, bão khi đổ bộ bằng mô hình số để chi tiết cường độ gió, mưa đối với các điểm, vùng không có số liệu đo thực tế.

- Tính toán và phân tích đặc trưng tần suất, cường độ của áp thấp nhiệt đới, bão, mưa cực đại trong 24 giờ, mưa tích lũy của đợt bão, gió mạnh trong bão.

- Điều tra, thu thập số liệu, tài liệu về điều kiện kinh tế, dân cư, cơ sở hạ tầng để xác định mức độ, khả năng thích ứng vi áp thấp nhiệt đới, bão và nước dâng do bão.

- Đánh giá tính dễ bị tổn thương của khu dân cư, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội,...khi xảy ra áp thấp nhiệt đới, bão và nước dâng do bão gây ra, nhất là tại khu vực ven biển.

- Đánh giá rủi ro thiên tai áp thấp nhiệt đới, bão và nước dâng do bão.

- Lập bản đồ cảnh báo thiên tai và bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai áp thấp nhiệt đới, bão và nước dâng do bão (tỷ lệ 1:50.000) cho cấp tỉnh.

b) Phân vùng rủi ro thiên tai và lập bản đồ cảnh báo lũ, ngập lụt.

- Thu thập số liệu cơ bản về lũ, ngập lụt, số liệu địa hình.

- Phân tích, lựa chọn phương pháp tính toán rủi ro do lũ, ngập lụt tại các địa phương và lưu vực sông.

- Xác định nguyên nhân hình thành, diễn biến lũ, ngập lụt tại các lưu vực sông.

- Điều tra, đánh giá phục vụ xác định tính dễ bị tổn thương đối với dân cư, cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông.

- Phân tích, đánh giá rủi ro do lũ, ngập lụt tại các lưu vực sông, nhất là tại các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung.

- Lập bản đồ cảnh báo thiên tai và bản đồ phân vùng rủi ro do lũ, ngập lụt cho các tỉnh, thành phố.

c) Phân vùng rủi ro thiên tai và lập bản đồ cảnh báo lũ quét, sạt lở đất và sụt lún đất do mưa tại khu vực trung du và miền núi.

- Thu thập số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, địa hình, trầm tích, lớp phủ…, hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dân cư, cơ sở hạ tầng, công trình phòng, chống lũ quét, sạt lở đất và sụt lún đất do mưa.

- Điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ hiện trạng lũ quét, sạt lở đất đá, trượt dòng bùn đá và sụt lún đất.

- Phân tích, đánh giá khả năng xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá, trượt dòng bùn đá và sụt lún đất.

- Phân tích, đánh giá tính dễ bị tổn thương, xác định các chỉ số rủi ro do lũ quét, sạt lở đất đá và sụt lún đất do mưa cho khu vực trung du và miền núi.

- Lập bản đồ cảnh báo thiên tai và bản đồ phân vùng rủi ro do lũ quét, sạt lở đất đá, trượt dòng bùn đá và sụt lún đất cho khu vực trung du và miền núi.

d) Phân vùng rủi ro thiên tai và lập bản đồ cảnh báo nắng nóng, hạn hán và xâm nhập mặn.

- Điều tra, khảo sát thu thập tài liệu, số liệu phục vụ đánh giá rủi ro do nắng nóng, hạn hán và xâm nhập mặn.

- Đánh giá diễn biến, xu thế và tác động do nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn ở các vùng sinh thái.

- Mô phỏng, đánh giá tình trạng xâm nhập mặn tại khu vực các cửa sông, ven biển.

- Xây dựng mô hình tính toán, dự báo nắng nóng, hạn hán và xâm nhập mặn cho các vùng sinh thái.

- Đánh giá rủi ro do nắng nóng, hạn hán và xâm nhập mặn cho các vùng sinh thái trong điều kiện hiện trạng và do biến đổi khí hậu.

- Xây dựng hệ thống bản đồ hiện trạng, bản đồ rủi ro thiên tai và bản đồ cảnh báo nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn tỷ lệ 1:50.000.

đ) Phân vùng rủi ro thiên tai và lập bản đồ cảnh báo thiên tai mưa lớn, lốc, sét, mưa đá, rét hại, sương muối.

- Thu thập số liệu, tài liệu về mưa lớn, lốc, sét, mưa đá, rét hại, sương muối; phân tích, đánh giá tần suất, cường độ của các loại hình thiên tai trên tại các địa phương.

- Điều tra về điều kiện kinh tế, dân cư, cơ sở hạ tầng để đánh giá năng lực ứng phó với mưa lớn, lốc, sét, mưa đá, rét hại, sương muối.

- Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương của dân cư, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội,...khi xảy ra các thiên tai trên.

- Xác định tiêu chí, đánh giá mức độ rủi ro.

- Lập bản đồ cảnh báo thiên tai và bản đồ phân vùng rủi ro do mưa lớn, rét hại, sương muối, lốc, sét, mưa đá.

e) Phân vùng rủi ro thiên tai và lập bản đcảnh báo thiên tai động đất, sóng thần.

- Thu thập số liệu cơ bản về động đất, sóng thần, số liệu địa hình, địa chất khu vực nghiên cứu; phân tích, đánh giá tn sut, cường độ của các loại hình thiên tai trên cho các địa phương.

- Điều tra, thu thập số liệu, tài liệu về điều kiện kinh tế, dân cư, cơ sở hạ tầng, khả năng thích ứng đối với động đất, sóng thần.

- Đánh giá tính dễ bị tổn thương của dân cư, cơ sở hạ tầng, hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội,…khi xảy ra các thiên tai trên.

- Đánh giá mức độ rủi ro do động đất, sóng thần cho các khu vực có nguy cơ.

- Lập bản đồ cảnh báo thiên tai và bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai do động đất, sóng thần.

g) Tổng hợp, đánh giá và phân vùng rủi ro đa thiên tai và xây dựng cơ sở dữ liệu về rủi ro thiên tai.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống phần mềm quản lý, vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu về thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai.

- Vận hành, triển khai hệ thống.

- Đánh giá rủi ro đa thiên tai và phân vùng rủi ro đa thiên tai trong điều kiện hiện trạng và biến đổi khí hậu.

- Tổ chức tập huấn, chuyển giao công nghệ, sản phẩm của Chương trình.

4. Thời gian thực hiện:

Chương trình được triển khai thực hiện từ năm 2018, thời gian thực hiện cụ thể tùy theo khả năng cân đối, bố trí kinh phí thực hiện; trong đó giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 tập trung đánh giá, lập bản đồ cảnh báo thiên tai và bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai đối với một số loại hình thiên tai thường xảy ra, bao gồm áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất đá do mưa.

5. Sản phẩm chủ yếu của Chương trình:

a) Các báo cáo phân tích, đánh giá; số liệu, cơ sở dữ liệu về thiên tai và rủi ro thiên tai.

b) Bộ bản đồ phân vùng cảnh báo thiên tai, bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai đối với các loại hình thiên tai được nghiên cứu.

6. Kinh phí thực hiện:

a) Căn cứ nội dung, nhiệm vụ, khối lượng công việc cần thiết và tiến độ triển khai thực hiện Chương trình, đơn giá và chế độ tài chính hiện hành, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo lập dự toán chi tiết đối với mỗi nhiệm vụ cụ thể và phân kỳ hàng năm làm cơ sở tổng hợp chung trong dự toán ngân sách nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi Bộ Tài chính trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

b) Nguồn kinh phí: Bố trí trong dự toán chi sự nghiệp bảo vệ môi trường hàng năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các địa phương.

7. Tổ chức thực hiện:

a) Bộ Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan và các địa phương có liên quan tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình (trừ điểm e khoản 3 Điều này) và chịu trách nhiệm về hiệu quả của Chương trình.

- Tiếp thu ý kiến các Bộ, cơ quan có liên quan, căn cứ nhiệm vụ, khối lượng công việc cụ thể cần thực hiện, đơn giá và chế độ tài chính hiện hành lập dự toán chi tiết kinh phí thực hiện mỗi nội dung nhiệm vụ đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả; phân kỳ hàng năm, thực hiện thủ tục thẩm định, phê duyệt theo quy định. Trong quá trình thực hiện cần lưu ý kế thừa các tài liệu, dữ liệu, số liệu điều tra, kết quả nghiên cứu của các Chương trình, Đề án, dự án có liên quan đã được triển khai thực hiện để tránh trùng lặp, lãng phí thời gian, kinh phí.

- Chủ động bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách được giao hàng năm để hoàn thành các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình theo đúng quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan kiểm tra tiến độ, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình theo từng năm, báo cáo cơ quan chức năng theo quy định.

- Tổ chức đánh giá, nghiệm thu và chuyển giao kết quả sau khi hoàn thành từng nội dung, nhiệm vụ, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm quyết định triển khai các nội dung, nhiệm vụ tiếp theo bảo đảm khả thi và hiệu quả.

b) Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì, phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện nhiệm vụ “phân vùng rủi ro thiên tai và lập bản đồ cảnh báo thiên tai động đất, sóng thần” tại điểm e khoản 3 Điều này.

c) Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ, cung cấp các tài liệu, kết quả nghiên cứu của các Chương trình, Đề án, dự án có liên quan cho các cơ quan được giao chủ trì thực hiện Chương trình để đảm bảo kế thừa, tiết kiệm, hiệu quả.

d) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có liên quan phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và các cơ quan liên quan trong triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình; tiếp nhận chuyển giao công nghệ, sản phẩm của Chương trình để phục vụ cho công tác phòng, chống, ứng phó với rủi ro thiên tai tại địa phương.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Bộ trưởng: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ: TN&MT, NN&PTNT, GTVT,
KH&CN, XD, KH&ĐT, TC;
- Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam;
- Ban CĐ Trung ương về phòng chống thiên tai;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- VPCP: BTCN, các PCN, TGĐ
Cổng TTĐT, các Vụ: TH, KTTH, CN, QHĐP;
- Lưu: V
ăn thư, NN.

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trịnh Đình Dũng

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

____________

No. 705/QD-TTg

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
_____________

Hanoi, June 07, 2018

 

 

DECISION

On approving the Update program for zoning natural disaster risks, making natural disaster warning maps, especially natural disasters relating to storm, storm surge, flood, flash flood, landslide, drought, and seawater intrusion

__________

THE PRIME MINISTER

 

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Natural Disaster Prevention and Control dated June 19, 2013;

Pursuant to the Law on Hydro-meteorology dated November 23, 2015;

At the proposal of the Minister of Natural Resources and Environment,

 

DECIDES:

 

Article 1. To approve the Update program for zoning natural disaster risks, making natural disaster warning maps, especially natural disasters relating to storm, storm surge, flood, flash flood, landslide, drought, seawater intrusion (hereinafter referred to as the Program) with the following principal contents:

1. Objectives:

a) Overall objectives:

To zone natural disaster risks and warn naural disasters, especially storm, storm surge, flood, flash flood, landslide, drought, seawater intrusion to serve the purpose of natural disaster prevention, control and mitigation, monitor climate change in order to effectively implement legal provisions on natural disaster prevention and control, hydro meteorology, dikes and water resources.

b) Specific objectives:

- To assess the level of risk for various types of natural disasters in the territory of Vietnam, especially natural disasters with annual high frequency such as storm, storm surge, flood, flash flood, landslide, drought and seawater intrusion.

- To make natural disaster risk zoning maps and natural disaster warning maps, especially natural disasters relating to storm, storm surge, flood, flash flood, landslide, drought, seawater intrusion to serve as a basis for proposing solutions for natural disaster prevention and control and response to natural disaster risks for the regions.

- To develop a database system on natural disasters and natural disaster risks.

2. Scope of implementation: To focus in areas where natural disasters often occur on the mainland, sea and islands of Vietnam.

3. Contents and tasks of the Program:

a) To zone natural disaster risks, make warning maps for tropical low pressure, storm and storm surge.

- To collect data and documents on tropical low pressure, storm, tide, storm surge and related features.

- To simulate situations of arising tropical low pressure and storm using digital models for detailing wind and rain intensity for locations and areas without actual measured data.

- To calculate and analyze the features of frequency and intensity of tropical low pressures, storms, maximum rainfall in 24 hours, accumulated rain of storm, strong wind in storm.

- To investigate and collect data and documents on economic, population and infrastructure conditions to determine the extent and ability to adapt to tropical low pressure, storm and storm surge.

- To evaluate the vulnerability of the residential areas, infrastructure, economic, cultural and social activities, etc. upon the occur of tropical low pressure, storm and storm surge, especially in coastal areas.

- To evaluate natural disaster risk of tropical low pressure, storm and storm surge.

- To make natural disaster warning maps and natural disaster risk zoning maps of tropical low pressure, storm and storm surge (scale of 1:50,000) for provincial level.

b) Zoning natural disaster risks and making maps for warning flood and inundation.

- To collect basic data on flood, inundation, topographic data.

- To analyze and select methods to calculate risks due to flood and inundation in localities and river basins.

- To determine the causes of the formation and development of flood and inundation in river basins.

- To investigate and evaluate the vulnerability for residential area, infrastructure, especially traffic infrastructure.

- To analyze and assess risks caused by floods and inundation in river basins, especially in Central provinces and cities.

- To make disaster warning maps and risk zoning map of flood, inundation for provinces and cities.

c) Zoning natural disaster risks and making warning map of flood, landslide and land subsidence due to rain in the midland and mountainous areas.

- To collect data and documents on natural conditions, topography, sediments, cover, etc., current status and planning for socio-economic development, population, infrastructure, works for prevention and control of flash flood, landslide and land subsidence due to rain.

- To investigate, survey and map the current state of flash flood, landslide, mud flow and land subsidence.

- To analyze and evaluate the possibility of occurrence of flash flood, landslide, mud flow and land subsidence.

- To analyze and evaluate the vulnerability, identify risk indicators caused by flash flood, landslide and land subsidence due to rain for midland and mountainous areas.

- To make disaster warning maps and risk zoning map of flash flood, landslide, mud flow and land subsidence due to rain for midland and mountainous areas.

d) Zoning natural disaster risks and making maps for warning of extreme hot weather, drought and saltwater intrusion.

- To investigate, make survey to collect documents and data for risk assessment of extreme hot weather, drought and saltwater intrusion.

- To assess changes, trends and impacts of extreme hot weather, drought, and saltwater intrusion in ecological regions.

- To simulate and assess of saltwater intrusion in area of estuaries and coastal areas.

- To make models of calculating and forecasting extreme hot weather, drought and saltwater intrusion for ecological regions.

- To assess the risks of extreme hot weather, drought and saltwater intrusion for ecological regions under current conditions and under climate change.

- To build the system of maps of current status, natural disaster risk maps and warning maps of extreme hot weather, drought and saltwater intrusion at the scale of 1:50,000.

dd) Zoning natural disaster risks and making maps for warning of heavy rain, whirlwind, lightning, hail, damaging cold, hoarfrost.

- To collect data and documents about heavy rain, whirlwind, lightning, hail, damaging cold, hoarfrost; analyze and evaluate the frequency and intensity of these types of natural disasters in the localities.

- To investigate economic, population and infrastructure conditions to assess the capacity to response with heavy rain, whirlwind, lightning, hail, damaging cold, hoarfrost.

- To evaluate the vulnerability for residential area, infrastructure, economic, cultural and social activities, etc. upon occurrence of these natural disasters.

- To define criteria and assess the level of risk.

- To make disaster warning maps and risk zoning map of heavy rain, damaging cold, hoarfrost, whirlwind, lightning, hail.

e) Zoning natural disaster risks and make the map for warning earthquake and tsunami.

- To collect basis data and documents about earthquake and tsunami, topographic and geological data of the study area; analyze and evaluate the frequency and intensity of these types of natural disasters in the localities.

- To investigate and collect data and documents on economic, population and infrastructure conditions and ability to adapt with earthquake and tsunami.

- To evaluate the vulnerability of residential area, infrastructure, economic, cultural and social activities, etc. upon occurrence of these natural disasters.

- To assess the level of risk caused by earthquake and tsunami for areas at risk.

- To make natural disaster warning maps and natural disaster risk zoning maps of earthquake and tsunami.

g) Synthesizing, evaluating and zoning multi-natural disaster risks and establishing the database of naural disaster risks.

- To establish database, software system for management, operation and exploitation of natural disaster database and natural disaster risk levels.

- To operate and deploy the system.

- To assess the risks of and conduct the risk zoning of multi-disaster under current conditions and under climate change.

- To organize training, transfer technology and products of the Program.

4. Implementation period:

The program is implemented from 2018, the specific implementation time depends on the ability to balance and arrange funding for implementation; in which the period from 2018 to 2020 shall focus on assessing and making natural disaster warning maps and natural disaster risk zoning maps for a number of commonly occurring types of natural disasters, including tropical low pressures, storms, floods, inundation, flash floods, landslides caused by rain.

5. Main products of the Program:

a) Analysis and evaluation reports; data and databases on natural disasters and natural disaster risks.

b) The set of zoning natural disaster warning maps,  natural disaster risk zoning maps for the types of natural disasters studied.

6. Fund of implementation:

a) Based on the contents, tasks, necessary work volume and progress of implementation of the Program, the current unit price and financial regime, the Ministry of Natural Resources and Environment shall direct the preparation of detailed cost estimates for each specific task and annual divergence as a basis for general synthesis in the State budget estimate of the Ministry of Natural Resources and Environment and send it to the Ministry of Finance for submission to competent authorities for approval.

b) Funding sources: allocated in the annual environmental protection expenditure estimate of the Ministry of Natural Resources and Environment and mobilized from other lawful capital sources of the Ministry of Natural Resources and Environment and localities.

7. Implementation organization

a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall:

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development, relevant agencies and localities in, organizing the implementation of the Program’s contents and tasks (except for point e, Clause 3 of this Article) and take responsibility for the effectiveness of the Program.

- Collect opinions of relevant ministries and agencies, based on specific tasks, work volume to be performed, unit price and current financial regime, make detailed cost estimate for implementation of each content with assurance of saving and efficiency; annually, carry out appraisal and approval procedures in accordance with laws provisions. During the implementation process, it is required to inherit documents, data, survey data, research results of related Programs, Schemes and projects which have been implemented to avoid duplication, waste of time and money.

- Actively allocate funds in the annual assigned budget estimate to complete the contents and tasks of the Program in accordance with law provisions.

- Assume the prime responsibility for, and coordinate with agencies in, inspecting the progress, evaluating the results of the Program’s implementation on an annual basis, and report to the relevant authorities in accordance with law provisions.

- Organize the assessment, acceptance and transfer of results after completing each content and task, on that basis, learn from experience and decide to deploy the next contents and tasks to ensure the feasibility and efficiency.

b) The Vietnam Academy of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment and the Ministry of Agriculture and Rural Development in, formulating the plan to implement the task of “zoning natural disaster risks and making the map for warning of earthquake and tsunami” specified at Point e, Clause 3 of this Article.

c) The Ministries of: Agriculture and Rural Development, Science and Technology, Construction, Transportation, Planning and Investment, Finance shall direct functional agencies to closely coordinate and provide documents and research results of relevant Programs, Schemes and projects to agencies assigned to assume the prime responsibility for the implementation of the Program in order to ensure the plan inheritance, saving and efficiency.

d) The People’s Committees of the relevant provinces and cities shall coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment, the Vietnam Academy of Science and Technology and relevant agencies in implementing the contents and tasks of the Program; receive and transfer technologies and products of the Program to serve the works of prevention, control and response to natural disaster risks in localities.

Article 2. This Decision takes effect on the signing date.

Article 3. The Ministers of Natural Resources and Environment, Agriculture and Rural Development, Science and Technology, Construction, Transportation, Planning and Investment, Finance, the President of the Vietnam Academy of Science and Technology, Chairpersons of People’s Committees of provinces and centrally-run cities and Heads of relevant agencies, units shall implement this Decision./.

 

On behalf of the Prime Minister
            
The Deputy Prime Minister
            
Trinh Dinh Dung 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 705/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 705/QD-TTg PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1790/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành và công bố Danh mục các điểm có giá trị đặc trưng mực nước triều vùng ven biển và 10 đảo, cụm đảo lớn của Việt Nam; bản đồ đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm và đường ranh giới ngoài cách đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm một khoảng cách 03 hải lý vùng ven biển Việt Nam

Tài nguyên-Môi trường

văn bản mới nhất