Quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng

thuộc tính Quyết định 380/QĐ-TTg

Quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:380/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành:10/04/2008
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Số: 380/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2008

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

 

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

 

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích

Tạo cơ sở cho việc xây dựng khung pháp lý về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng áp dụng trên phạm vi cả nước theo hướng xác định rõ lợi ích, quyền hạn và nghĩa vụ của các đối tượng được chi trả và phải chi trả dịch vụ môi trường rừng (sau đây viết tắt là dịch vụ MTR), thực hiện xã hội hóa nghề rừng, từng bước tạo lập cơ sở kinh tế bền vững cho sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái, nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ, đặc biệt là bảo đảm nguồn nước cho sản xuất điện, nước và các hoạt động kinh doanh du lịch.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh

1. Quyết định này quy định loại dịch vụ; mức nộp tiền sử dụng dịch vụ; chế độ quản lý và sử dụng tiền thu được từ dịch vụ MTR; quyền hạn, nghĩa vụ của các đối tượng được chi trả và phải chi trả dịch vụ MTR; trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ MTR.

2. Thời gian áp dụng chính sách thí điểm chi trả dịch vụ MTR là hai năm, kể từ khi Quyết định này có hiệu lực thi hành. Chính sách chi trả dịch vụ MTR được áp dụng thí điểm trên địa bàn các tỉnh Lâm Đồng, Sơn La, Đồng Nai, Hòa Bình, Bình Thuận, Ninh Thuận và Thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 3. Đối tượng áp dụng

1. Các tổ chức sử dụng và phải chi trả dịch vụ MTR trong Quyết định này, gồm:

a) Nhà máy thủy điện Đại Ninh thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tại tỉnh Bình Thuận;

b) Nhà máy thủy điện Đa Nhim thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tại tỉnh Ninh Thuận;

c) Nhà máy thủy điện Hòa Bình thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tại tỉnh Hòa Bình;

d) Các nhà máy thủy điện dọc Suối Sập thuộc tỉnh Sơn La;

đ) Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn (SAWACO) thuộc thành phố Hồ Chí Minh;

e) Công ty xây dựng cấp nước Đồng Nai thuộc tỉnh Đồng Nai;

g) Chi nhánh cấp nước huyện Phù Yên và Mộc Châu thuộc Công ty cấp nước Sơn La, tỉnh Sơn La;

h) Tổ chức, cá nhân kinh doanh các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch trên địa bàn các khu rừng đặc dụng, khu rừng phòng hộ thuộc phạm vi hành chính của 2 tỉnh Lâm Đồng và Sơn La.

2. Toàn bộ chủ rừng nằm ở vùng đầu nguồn lưu vực sông Đồng Nai, Sông Đà trong phạm vi hành chính của tỉnh Lâm Đồng và Sơn La.

3. Cơ quan nhà nước có liên quan đến việc thu, nộp quản lý và sử dụng tiền thu được từ chi trả dịch vụ MTR có trụ sở trên địa bàn các tỉnh Lâm Đồng, Sơn La, Đồng Nai, Ninh Thuận, Bình Thuận, Hòa Bình và thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Quyết định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Dịch vụ MTR là việc cung ứng và sử dụng bền vững các giá trị sử dụng của môi trường rừng (điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống bồi lắng lòng hồ, ngăn chặn lũ lụt, lũ quét, cảnh quan, đa dạng sinh học…).

2. Các chủ rừng theo quy định tại Quyết định này gồm: các chủ rừng được quy định trong Luật bảo vệ và phát triển rừng; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, bản trực tiếp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, bản được đại diện các chủ rừng của Nhà nước giao khoán bảo vệ rừng ổn định, lâu dài.

Các chủ rừng được áp dụng chính sách thí điểm chi trả dịch vụ MTR theo Quyết định này gồm:

a) Ban Quản lý rừng phòng hộ, Ban Quản lý rừng đặc dụng;

b) Tổ chức kinh tế;

c) Hộ gia đình, cá nhân trong nước;

d) Cộng đồng dân cư thôn, bản.

3. Chi trả dịch vụ MTR là quan hệ kinh tế giữa người sử dụng các dịch vụ MTR trả tiền cho người cung ứng dịch vụ MTR theo quy định tại Quyết định này.

4. Mức chi trả dịch vụ MTR (đơn giá dịch vụ) là số tiền mà người sử dụng các dịch vụ MTR phải trả cho người cung ứng dịch vụ MTR tính trên một đơn vị sử dụng dịch vụ MTR hoặc trên một đơn vị sản phẩm tương ứng theo quy định của Nhà nước hoặc theo thỏa thuận của hai bên.

5. Phí tham quan trong Quyết định này là số tiền người đi du lịch phải trả cho các Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ và các chủ rừng khác.

Điều 5. Loại dịch vụ MTR

Loại dịch vụ MTR được sử dụng trong chính sách thí điểm này, gồm:

1. Dịch vụ về điều tiết và cung ứng nguồn nước.

2. Dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, chống bồi lắng lòng hồ.

3. Dịch vụ về du lịch.

Điều 6. Hình thức chi trả dịch vụ MTR

1. Chi trả dịch vụ MTR trực tiếp: là việc người sử dụng dịch vụ MTR (người phải chi trả) trả tiền trực tiếp cho người cung ứng dịch vụ MTR (người được chi trả).

2. Chi trả dịch vụ MTR gián tiếp: là việc người sử dụng dịch vụ MTR chi trả gián tiếp cho người cung ứng dịch vụ MTR thông qua một tổ chức và thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 10 Quyết định này.

Điều 7. Nguyên tắc chi trả dịch vụ MTR

1. Việc chi trả tiền dịch vụ MTR trực tiếp do người được chi trả và người phải chi trả thực hiện trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận theo nguyên tắc thị trường.

2. Mức chi trả tiền sử dụng dịch vụ MTR gián tiếp do Nhà nước quy định được công bố công khai và điều chỉnh khi cần thiết.

3. Các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ MTR phải chi trả tiền sử dụng dịch vụ MTR cho người được chi trả dịch vụ MTR và không thay thế thuế tài nguyên nước hoặc các khoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật.

4. Đối với tổ chức kinh doanh, tiền chi trả cho việc sử dụng dịch vụ MTR được tính vào giá thành sản phẩm của bên sử dụng dịch vụ MTR.

Chương 2:

XÁC ĐỊNH MỨC CHI TRẢ TIỀN SỬ DỤNG DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG

Điều 8. Mức chi trả tiền sử dụng dịch vụ MTR

1. Các cơ sở sản xuất thủy điện

Mức chi trả dịch vụ MTR áp dụng đối với các cơ sở sản xuất thủy điện thuộc đối tượng được quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 3 Quyết định này trong thời gian thí điểm là 20 đồng/1kwh điện thương phẩm.

2. Các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sinh hoạt

Mức chi trả dịch vụ MTR áp dụng đối với các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sinh hoạt thuộc đối tượng được quy định tại các điểm đ, e và g khoản 1 Điều 3 Quyết định này trong thời gian thí điểm là 40đ/m3 nước thương phẩm.

3. Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch quy định tại điểm h khoản 1 Điều 3 Quyết định này, định mức chi trả tiền sử dụng dịch vụ MTR được xác định bằng 0,5 - 2% tính trên doanh thu du lịch thực hiện trong kỳ.

Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng và Sơn La xem xét, quy định cụ thể tỷ lệ % trên doanh thu du lịch phải chi trả đối với từng cơ sở kinh doanh du lịch.

4. Thu phí tham quan rừng phòng hộ, rừng đặc dụng

a) Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng (sau đây gọi chung là Ban quản lý rừng) được thu phí tham quan của khách du lịch;

b) Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng và Sơn La phê duyệt và điều chỉnh phí tham quan trong từng thời gian thích hợp theo thẩm quyền.

Điều 9. Xác định số tiền chi trả dịch vụ MTR

1. Trường hợp chi trả trực tiếp: số tiền người phải chi trả dịch vụ MTR thanh toán trực tiếp cho người được chi trả dịch vụ MTR, trên cơ sở hợp đồng hoặc hai bên thỏa thuận.

2. Trường hợp chi trả gián tiếp:

a) Đối với cơ sở sản xuất thủy điện:

Số tiền sử dụng dịch vụ MTR phải chi trả trong kỳ hạn thanh toán (đ) bằng sản lượng điện thương phẩm trong kỳ hạn thanh toán (kwh) nhân với mức chi trả dịch vụ MTR tính trên 1kwh (20đ/kwh);

b) Đối với cơ sở sản xuất và cung cấp nước sinh hoạt:

Số tiền sử dụng dịch vụ MTR phải chi trả trong kỳ hạn thanh toán (đ) bằng sản lượng nước thương phẩm trong kỳ hạn thanh toán (m3) nhân với mức chi trả dịch vụ MTR tính trên 1m3 nước thương phẩm (40 đ/1m3).

3. Đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch

Số tiền chi trả cho dịch vụ du lịch được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) tính trên doanh thu du lịch (bao gồm thuế giá trị gia tăng) thực hiện trong kỳ của các cơ sở kinh doanh du lịch theo khoản 3 Điều 8 Quyết định này.

4. Kỳ thanh toán đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 và 3 Điều này là năm, quý.

Chương 3:

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TIỀN CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG

Điều 10. Tổ chức chi trả tiền sử dụng

1. Đối với trường hợp chi trả trực tiếp

Người được chi trả dịch vụ MTR tự tổ chức việc thu tiền sử dụng dịch vụ MTR đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ MTR thông qua hợp đồng hoặc thông qua phí tham quan.

2. Đối với trường hợp chi trả gián tiếp

a) Đối với tổ chức, cá nhân phải chi trả dịch vụ MTR có nghĩa vụ tự kê khai và nộp số tiền phải chi trả vào nơi đăng ký tài khoản, để chuyển cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Sơn La. Đối với các tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Sơn La, là đối tượng phải chi trả dịch vụ MTR, có trách nhiệm kê khai và nộp tiền chi trả dịch vụ MTR cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của địa phương để Quỹ có trách nhiệm thanh toán trực tiếp tiền cho người được chi trả;

b) Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng và Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La mở tài khoản riêng về tiền chi trả dịch vụ MTR tại nơi đăng ký tài khoản của địa phương;

c) Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng và Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La được sử dụng tiền chi trả dịch vụ MTR theo diện tích rừng ở vùng đầu nguồn của tỉnh trong lưu vực sông Đồng Nai và sông Đà do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định;

d) Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng và Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La có trách nhiệm thanh toán trực tiếp tiền cho người được chi trả theo quy định tại Điều 13 Quyết định này.

Điều 11. Sử dụng tiền chi trả dịch vụ MTR

1. Đối với trường hợp chi trả trực tiếp:

Tiền thu được từ chi trả các dịch vụ MTR, sau khi thực hiện nghĩa vụ về tài chính theo quy định của pháp luật, người được chi trả có toàn quyền quyết định việc sử dụng số tiền này để đầu tư vào việc bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao chất lượng các dịch vụ MTR và cải thiện đời sống.

2. Đối với trường hợp chi trả gián tiếp:

Tiền thu được từ chi trả dịch vụ MTR được sử dụng như sau:

- 10% chi cho các hoạt động của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng.

- 90% chi cho các hoạt động của người được chi trả dịch vụ MTR.

Nếu người được chi trả dịch vụ MTR là các tổ chức nhà nước, được sử dụng 10% để chi phí quản lý, 80% để trả tiền công khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn bản.

Điều 12. Đối tượng được chi trả tiền dịch vụ MTR

1. Chủ rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định này.

2. Danh sách từng loại chủ rừng cụ thể là các tổ chức do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện sau khi được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định.

3. Danh sách các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, bản do Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về lâm nghiệp thuộc huyện.

Điều 13. Xác định mức tiền chi trả cho người được chi trả dịch vụ MTR

1. Căn cứ xác định mức chi trả

a) Tổng số tiền chi trả dịch vụ MTR thu được từ các đối tượng phải chi trả quy định tại Điều 9 Quyết định này (đ);

b) Tổng diện tích rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) trên lưu vực tại thời điểm được cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận làm căn cứ để chi trả dịch vụ MTR (ha);

c) Diện tích rừng, hiện trạng, nguồn gốc và chất lượng rừng tại thời điểm được cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận làm căn cứ để chi trả dịch vụ MTR (ha).

2. Xác định số tiền được chi trả cho chủ rừng

 

Tổng số tiền chi trả cho người được chi trả dịch vụ MTR trong năm (đ)

=

Định mức chi trả bình quân cho 1 ha rừng (đ/ha)

x

Diện tích rừng do người được chi trả dịch vụ MTR quản lý, sử dụng (ha)

x

Hệ số K

 

Trong đó:

a) Định mức chi trả bình quân cho 1 ha rừng (đ/ha): được xác định bằng tổng số tiền thu được từ các đối tượng phải chi trả dịch vụ MTR (sau khi đã trừ chi phí quản lý hợp lý theo quy định tại Điều 11 Quyết định này) chia cho tổng diện tích rừng trên lưu vực tại thời điểm được cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận làm căn cứ để chi trả dịch vụ MTR (ha);

Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Sơn La quy định diện tích rừng trong lưu vực thực hiện chính sách thí điểm này.

b) Diện tích rừng do người được chi trả dịch vụ MTR quản lý, sử dụng: là diện tích được giao, được thuê, được nhận khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài tính tại thời điểm kê khai thanh toán;

c) Hệ số K: phụ thuộc vào loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất); tình trạng rừng (rừng giàu, trung bình, rừng nghèo, rừng phục hồi), nguồn gốc hình thành rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng) do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Sơn La quyết định cụ thể trên cơ sở kết quả nghiệm thu rừng được cơ quan có trách nhiệm nghiệm thu xác nhận.

Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Sơn La trong việc chi trả dịch vụ MTR cho chủ rừng

1. Nhiệm vụ

a) Thay mặt các đối tượng được chi trả dịch vụ MTR, lập dự toán và quyết toán kinh phí chi trả dịch vụ MTR, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, sau khi có ý kiến bằng văn bản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài chính;

b) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dịch vụ MTR;

c) Trực tiếp thực hiện việc trả tiền cho các đối tượng được chi trả dịch vụ MTR.

- Trong trường hợp người được chi trả dịch vụ MTR có hợp đồng khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài, việc thanh toán tiền sẽ căn cứ vào kết quả nghiệm thu hợp đồng khoán;

- Trường hợp người được chi trả dịch vụ MTR là người nhận khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài có giấy ủy quyền cho chủ rừng (là các Ban quản lý rừng, các đơn vị quản lý rừng đại diện cho chủ sở hữu rừng của Nhà nước) thì Quỹ bảo vệ và phát triển rừng thanh toán tiền cho chủ rừng để chuyển trả cho người được chi trả dịch vụ MTR.

2. Quyền hạn:

Có quyền giảm trừ mức chi trả hoặc từ chối chi trả cho những trường hợp không đảm bảo tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng dịch vụ MTR theo hợp đồng khoán. Trong trường hợp không có hợp đồng khoán thì thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Chương 4:

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐƯỢC CHI TRẢ

VÀ NGƯỜI PHẢI CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG

Điều 15. Nghĩa vụ, quyền hạn của người phải chi trả dịch vụ MTR

1. Nghĩa vụ

a) Trả tiền sử dụng dịch vụ MTR đầy đủ và đúng hạn theo hợp đồng cho chủ rừng (trong trường hợp chi trả trực tiếp) hoặc nộp tiền cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh (trong trường hợp chi trả gián tiếp);

b) Phải bồi thường thiệt hại cho các chủ rừng trực tiếp hoặc thông qua Quỹ bảo vệ và phát triển rừng nếu vi phạm hợp đồng hoặc theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Quyền hạn:

Được đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thông qua Quỹ bảo vệ và phát triển rừng xem xét việc điều chỉnh chi trả tiền sử dụng dịch vụ MTR trong trường hợp chất lượng dịch vụ MTR không bảo đảm.

Điều 16. Nghĩa vụ, quyền hạn của người được chi trả dịch vụ MTR

1. Nghĩa vụ

a) Phải đảm bảo rừng được bảo vệ về số lượng và chất lượng, phát triển rừng theo quy hoạch và kế hoạch.

Trong trường hợp gặp phải yếu tố khách quan có nguy cơ ảnh hưởng đến việc cung ứng dịch vụ MTR, chủ rừng phải thông báo cho Quỹ bảo vệ và phát triển rừng và cơ quan chính quyền cấp huyện biết để chủ động có biện pháp phòng, chống thích hợp.

b) Phải sử dụng số tiền được chi trả theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 11 Quyết định này;

c) Đối với chủ rừng có rừng trồng được hỗ trợ chi trả dịch vụ MTR, sau khi khai thác rừng trồng, trong vòng 12 tháng, phải tự tổ chức trồng lại rừng theo quy định của pháp luật;

d) Không được phá rừng hoặc chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép.

2. Quyền hạn

Được yêu cầu người sử dụng dịch vụ MTR theo hợp đồng (nếu chi trả trực tiếp) hoặc Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh trả tiền sử dụng dịch vụ MTR theo quy định của Quyết định này (nếu chi trả gián tiếp).

Chương 5:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 17. Trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công thương và các Bộ, ngành liên quan:

a) Tổ chức nghiên cứu cơ sở khoa học và kinh nghiệm quốc tế của việc xây dựng chính sách chi trả dịch vụ MTR;

b) Hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai chính sách thí điểm, xây dựng các đề án, dự án thuộc nội dung chính sách thí điểm theo quy định tại khoản 1, Điều 18, Quyết định này;

c) Sau hai năm thực hiện thí điểm, kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương thực hiện thí điểm tiến hành tổng kết, bổ sung hoàn thiện chính sách chi trả dịch vụ MTR, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách áp dụng chung trên phạm vi cả nước.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông:

Tuyên truyền, quán triệt để nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa thiết thực và tầm quan trọng đối với trách nhiệm của người dân trong việc đóng góp tiền và công sức bảo vệ môi trường sống của cộng đồng để thực hiện chính sách chi trả dịch vụ MTR.

3. Trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan:

Theo chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi quản lý nhà nước của mình, các Bộ, ngành chủ động phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ trong việc thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thí điểm chi trả dịch vụ MTR.

Điều 18. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

1. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng và Sơn La

a) Tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sách thí điểm và xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ MTR trong quý II/2008;

b) Xác định các địa bàn cụ thể thực hiện chính sách thí điểm;

c) Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính xây dựng trình thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt các đề án, dự án sau đây:

- Giao đất, giao rừng;

- Khoán bảo vệ rừng ổn định lâu dài;

- Xác định giá trị dịch vụ MTR;

- Cơ chế quản lý và sử dụng tiền chi trả dịch vụ MTR;

- Điều tra phân loại thống kê các đối tượng được chi trả và phải chi trả dịch vụ MTR trong vùng thí điểm.

d) Thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh theo Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ;

đ) Tổng kết việc thực hiện chính sách thí điểm về chi trả dịch vụ MTR trên địa bàn.

2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh Đồng Nai, Ninh Thuận, Bình Thuận, Hòa Bình và thành phố Hồ Chí Minh.

a) Tuyên truyền, quán triệt để nâng cao nhận thức của nhân dân trong việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ MTR;

b) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện nộp tiền sử dụng dịch vụ MTR của các doanh nghiệp trên địa bàn theo quy định tại Điều 3 Quyết định này.

Điều 19. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã trong vùng thực hiện chính sách thí điểm:

1. Tổ chức phổ biến, quán triệt và thực hiện chính sách thí điểm về chi trả dịch vụ MTR theo nội dung Quyết định này đối với những đối tượng trực tiếp thực hiện chính sách thí điểm.

2. Xác định danh sách các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, bản thuộc đối tượng được chi trả dịch vụ MTR.

3. Tham gia giám sát thực hiện chính sách thí điểm chi trả dịch vụ MTR trên địa bàn theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 20. Trách nhiệm của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, bản:

Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, bản thuộc diện áp dụng chính sách thí điểm chi trả dịch vụ MTR có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của mình và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc thực hiện chính sách thí điểm chi trả dịch vụ MTR theo quy định tại Quyết định này.

Điều 21. Chế độ báo cáo

Định kỳ 6 tháng, các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh Lâm Đồng, Sơn La báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của mình trong phạm vi được phân công về thực hiện chính sách thí điểm chi trả dịch vụ MTR để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Điều 22. Kinh phí thực hiện chính sách thí điểm:

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối hỗ trợ kinh phí cho việc xây dựng các dự án, đề án quy định tại Điều 17, Điều 18 và Điều 19 Quyết định này.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan động viên sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế (Winrock, Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học Vùng Châu Á (ARBCP), GTZ…), cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện chính sách thí điểm chi trả dịch vụ MTR, đồng thời lập dự toán kinh phí cho các dự án, đề án hoạt động của Bộ, tổng hợp với các dự toán kinh phí cho các dự án, đề án hoạt động thí điểm của tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Sơn La trong việc thực hiện các nội dung Quyết định này trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng và Sơn La lập kế hoạch và dự toán kinh phí cho việc lập các dự án, đề án và các hoạt động khác để thực hiện chính sách thí điểm trên địa bàn tỉnh, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp chung trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trong thời gian chưa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nguồn kinh phí cho chương trình thí điểm thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Sơn La được tạm ứng kinh phí từ ngân sách của Bộ và của địa phương để chi cho các nội dung xây dựng các dự án, đề án và các hoạt động chỉ đạo thí điểm, sau đó sẽ hoàn ứng từ nguồn kinh phí được phê duyệt.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 23. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 24. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh: Lâm Đồng, Sơn La, Đồng Nai, Ninh Thuận, Bình Thuận, Hòa Bình và thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

Hoàng Trung Hải

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No. 380/QD-TTg
Hanoi, April 10, 2008
 
DECISION
ON THE PILOT POLICY ON FOREST ENVIRONMENT SERVICE CHARGE PAYMENT
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on . Organization of the Government;
Pursuant to the December 3, 2004 Law on Forest Protection and Development;
Pursuant to the Prime Ministers Decision No.18/2007/QD-TTg of February 5, 2007, approving the strategy on development of Vietnamese forestry till 2020;
At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development.
DECIDES:
Chapter 1
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Purposes
To create a basis for the formulation of a legal framework on the policy on forest environment service charge payment applicable nationwide in the direction of clearly defining the interests, rights and obligations of forest environment service (below abbreviated to FES) charge payees and payers, socializing forestry, step by step creating sustainable economic foundations for forest protection and development, environmental and eco-system protection, raising the quality of service provision, particularly ensuring water sources for electricity generation, water supply and tourist business activities.
Article 2. Governing scope
1. This Decision prescribes service types; sendee charge rates; FES charge management and use regimes; rights and obligations of FES charge payees and payers; responsibilities of authorities at all levels and branches for the implementation of the FES charge payment policy.
2. The duration of application of the pilot policy on FES charge payment will be two years, counting from the effective date of this Decision. The policy on FES charge payment is experimentally applied in Lam Dong, Son La, Dong Nai, Hoa Binh. Binh Thuan and Ninh Thuan provinces and Ho Chi Minh city.
Article 3. Subjects of application
1. Organizations using FES and paying FES charges defined in this Decision include:
a/ Dai Ninh hydro-electric power plant of the Vietnam Electricity Group, in Binh Thuan province.
b/ Da Nhim hydro-electric power plant of the Vietnam Electricity Group, in Ninh Thuan province.
c/ Hoa Binh hydro-electric power plant of the Vietnam Electricity Group, in Hoa Binh province.
d/ Hydro-electrict power plants along Suoi Sap in Son La province.
e/ The Saigon Water Supply Corporation (S AWACO) of Ho Chi Minh city.
f/ The Dong Nai water supply construction company of Dong Nai province.
g/ Phu Yen and Moc Chau water supply branches of the Son La water supply company of Son La province.
h/ Organizations and individuals dealing in tourism and tourist products in special-use forests and protection forests within the administrative boundaries of Lam Dong and Son La provinces.
2. All forest owners in the upstream areas of Dong Nai and Da river basins within the administrative boundaries of Lam Dong and Son La provinces.
3. State bodies involved in the collection, payment, management and use of FES charges and headquartered in Lam Dong. Son La, Dong Nai, Ninh Thuan, Binh Thuan or Hoa Binh province and Ho Chi Minh City.
Article 4. Interpretation of terms
In this Decision, the terms below are consuoied as follows:
1. FES means the supply and sustainable use of the use values of the forest environment (water source regulation, soil protection, lake bed deposit combat, flood and flash flood prevention, landscape, bio-diversity,..).
2. Forest owners defined in this Deision include forest owners defined in the Law on Forest, Protection and Development; organizations households, individuals, village or hamlet population communities directly managing, protecting and developing forests; organizations, households, individuals, village or hamlet population communities contracted by representatives of state-run forest owners to protect forests in a stable and long-term manner.
Forest owners entitled to apply the pilot policy on FES charge payment under this Decision include:
a/ Protection forest management boards, special-use forest management boards.
b/ Economic organizations.
c/ Domestic households and individuals.
d/ Village or hamlet population communities.
3. FES charge payment constitutes an economic relation between FES users paying money to FES providers under this Decision.
4. FES charge payment levels (sen ice charge rates) are money amounts payable by FES users to FES providers, calculated on the basis of the FES-using unit or a corresponding product unit under state regulations or the agreement between the two parties.
5. Excursion charge prescribed in this Decision means a money amount payable by a tourist to the special-use forest management boards, protection forest management boards or other forest owners.
Articles 5. FES types
Types of FES referred in this pilot policy include:
1. Service on water source regulation and supply;
2. Service on soil protection, erosion restriction, lake bed deposit combat;
3. Tourist service.
Article 6. Forms of FES charge payment
1. Direct FES charge payment means that FES users (payers) pay money directly to FES providers (payees);
2. Indirect FES charge payment means that FES users pay money to FES providers indirectly through an organization under the provisions of Clause 2. Article 10 of this Decision.
Article 7. Principles for FES charge payment
1. Direct FES charge payment is made by payees and payers under contracts of agreement on the market principles.
2. Indirect FES charge rates set by the State are publicized and adjusted when necessary.
3. Organizations and individuals using FESs shall pay FES charges to FES charge payees, which do not substitute the water resource royalty or other payable amounts prescribed by law.
4. For business organizations, money paid for the use of FESs can be accounted into production costs of FES users.
Chapter 2
DETERMINATION OF FES CHARGE RATES
Article 8. FES charge rates
1. Hydro-electric power establishments
The FES charge rate applicable to hydroelectric power establishments defined at Points a, b, c and d. Clause 1, Article 3 of this Decision in the experimental duration is VND 20/1kWh of commercial electricity.
2. Daily-life water production and supply establishments
The FES charge rate applicable to daily-life water production and supply establishments defined at Points e, f and g. Clause 1, Article 3 of this Decision in the experimental duration is VND 40/cubic meter of commercial water.
3. For tourist business organizations and individuals defined at Point b, Clause 1, Article 3 of this Decision, the FES charge rates are determined as equal to 0.5-2% of tourist revenue earned in a period.
The Peoples Committees of Lam Dong and Son La provinces are assigned to consider and specify the percentage of tourist revenue payable by each tourist establishment.
4. Collection of protection forest or special- use forest excursion charges
a/ Protection forest management boards and special-use forest management boards (below collectively referred to as forest management boards) may collect excursion charges from tourists.
b/The Peoples Committees of Lam Dong and Son La provinces shall approve and adjust excursion charges at any appropriate time according to their competence.
Article 9. Determination of payable FES charge amounts
1. For cases of direct payment: The amounts payable directly to FES charge payees by FES charge payers are based on contracts or agreed upon by the two parties.
2. For cases of indirect payment:
a/ For hydro-electric power establishments:
The FES charge amount payable in a payment period (in VND) is equal to the commercial electricity output in the payment period (in kWh) multiplied by the FES charge rate per 1 kWh (VND 20/kWh).
b/ For daily-life water production and supply establishments
The FES charge amount payable in a payment period (in VND) is equal to the commercial water output in the payment period (in m3) multiplied by the FES charge rate per m3 of commercial water (VND 40/m3).
c/ For tourist business organizations and individuals
The payable service charge amount is determined in percentage (%) of tourist revenue (inclusive of value added tax) earned in a period by the tourist establishments under Clause 3, Article 8 of this Decision.
4. The payment period for cases defined in Clauses 2 and 3 of thisArticle is the year or quarter.
Chapter 3
MANAGEMENT AND USE OF FES CHARGES
Article 10. Organization of FES charge payment
1. For cases of direct payment
FES charge payees shall organize by themselves the collection of FES charges from FES users through contracts or excursion charges.
2. For cases of indirect payment
a/ FES charge payers shall themselves declare and pay the payable amounts at the registered account places for transfer to the Forest Protection and Development Fund of Lam Dong or Son La province. FES charge payers based in Lam Dong or Son La province shall declare and pay FES charges to the local Forest Protection and Development Funds for direct payment to payees.
b/ The Forest Protection and Development Funds of Lam Dong and Son La provinces shall open separate accounts for paid FES charges at the registered account places in the localities.
c/ The Forest Protection and Development Funds of Lam Dong and Son La provinces may use FES charges according to the headwater forest areas in the Dong Nai or Da river basin as prescribed by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
d/ The Forest Protection and Development Funds of Lam Dong and Son La provinces shall pay money directly to payees as provided for in Article 13 of this Decision.
Article 11. Use of FES charges
1. For cases of direct payment:
FES charge payees are fully entitled to decide on the use of collected FES charge amounts for investment in forest protection and development and FES quality and life improvement, after fulfilling the financial obligations prescribed by law.
2. For cases of indirect payment:
The collected FES charge amounts will be used as follows:
- 10% will be spent on activities of the Forest Protection and Development Funds.
- 90% will be spent on activities of FES charge payees.
If FES charge payees are state-run organizations. 10% will be used to cover management expenses and 80% will be used as remuneration payable to households, individuals and village or hamlet population communities for contractual stable and long-term forest protection.
Article 12. FES charge payees
1. Forest owners defined in Clause 2, Article 3 of this Decision.
2. Lists of specific forest owners being organizations will be considered and decided by provincial-level Peoples Committees at the proposal of district-level Peoples Committees after they are appraised by provincial-level Services of Agriculture and Rural Development.
3. Lists of forest owners being households, individuals and village or hamlet population communities will be considered and decided by district-level Peoples Committees at the proposal of district-level forestry bodies.
Article 13. Determination of.levels of payment to FES charge payees
1. Grounds for determination of payment levels
a/ The total FES charge amount collected from payers defined in Article 9 of this Decision (in VND).
b/ The total area of (special-use, protection, production) forests in the basin at the time it is examined and certified by a responsible body for use as a basis for FES charge payment (in hectare).
c/The forest area, status, origin and quality at the time they are inspected and certified by a responsible body for use as a basis for FES charge payment (in hectare).
2. Determination of amounts payable to forest owners
Total amount payable to the FES charge payee in a year (in VND) = The average payment norm per hectare of forest (VND/ha) x The forest area managed or used by the FES charge payee (in ha) x Coefficient K
In which:
a/ The average payment norm per hectare of forest ( VND/ha) is determined as equal to the total amount collected from FES charge payers (after subtracting reasonable management costs under Article 11 of this Decision) divided by the total forest area in the basin at the time it is inspected and certified by a responsible body for use as a basis for FES charge payment (in ha).
The People Committees of Lam Dong and Son La provinces shall specify the forest areas in the basins where this pilot policy is implemented.
b/ The forest area managed or used by the FES charge payee is the area allocated, leased or contracted for stable and long-term protection at the time of payment declaration.
c/ Coefficient K: Depending on the type of forest (protection forest, special-use forest, production forest); forest status (enriched forest, medium forest, impoverished forest, restored forest), forest origin (natural forest, forest plantation), it will be specifically decided by the Peoples Committee of Lam Dong or Son La province, based on the forest hand-over results certified by a responsible body.
Article 14. Tasks and powers of the Forest Protection and Development Funds of Lam Dong and Son La provinces in the payment of FES charges to forest owners
1. Tasks:
a/ On behalf of FES charge payees, to estimate and settle the FES charge payment funds and submit them to provincial-level Peoples Committees for approval after obtaining written opinions of the provincial Agriculture and Rural Development Services and Finance Services;
b/ To inspect and supervise the provision of FESs;
c/ To directly effect the payment to FES charge payees.
- If FES charge payees have contracts on long-term stable forest protection, the payment will be based on accepted contract performance results.
- If FES charge payees are contractors for long-term stable forest protection that authorize in writing forest owners (forest management boards, forest management units representing forest owners being the State), the Forest Protection and Development Funds shall make payment to forest owners for transfer to FES charge payees.
2. Powers:
To have the power to reduce or exempt the payment or refuse the payment if the contractual FES quality and quantity standards are not met. In such a contract is unavailable, regula. of provincial-level Peoples Committees s; be complied with.
Chapter 4
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF FES CHARGE PAYEES AND PAYERS
Article 15. Obligations and rights of FES charge payers
1. Obligations:
a/ To pay FES charges in full and on time under contracts to forest owners (for case of direct payment) or remit money to provincial-level Forest Protection and Development Funds (for case of indirect payment).
b/ To pay compensations to forest owners directly or via the Forest Protection and Development Funds for contract breaches or according to regulations of provincial-level Peoples Committees.
2. Rights:
To propose provincial-level Peoples Committees directly or via the Forest Protection and Development Funds to consider the adjustment of FES charges if the FES quality is not satisfied.
Article 16.- Obligations and rights of FES charge payees
1. Obligations:
To ensure that forests are quantitatively and qualitatively protected, to develop forests according to plan.
If facing objective factors threatening to affect the FES provision, forest owners shall notify them to the Forest Protection and Development Funds and district-level administrations for measures to actively prevent and combat them.
b/ To use the paid charge amounts under Clause 2, Article 11 of this Decision.
c/ For forest owners enjoying FES charge payment supports for their forest plantations, after the exploitation of their forest plantations, to organize by themselves the forest replanting according to law within 12 months.
d/ Not to destroy forests or illegally change the forest use purposes.
2. Rights:
To request the contractual FES users (for case of direct payment) or the provincial-level Forest Protection and Development Funds (for case of indirect payment) to pay the FES charges under this Decision.
Chapter 5
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 17. Responsibilities of concerned ministries and branches
1. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministries of Planning and Investment; Finance; Natural Resources and Environment; Industry and Trade, and concerned ministries and branches in:
a/ Organizing research into scientific grounds for, and foreign experience in, the formulation of the FES charge payment policy.
b/ Guiding localities in the formulation of plans, implementation of the pilot policy, and formulation of schemes and projects covered by the pilot policy under Clause 1, Article 18 of this Decision.
c/ After two years of experiment, counting from the effective date of this Decision, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, branches and localities conducting the experiment to review and perfect the FES charge payment policy, and submit it to the Prime Minister for promulgation before it is applied nationwide.
2. The Ministry of Information and Communication
To propagate and thoroughly explain the FES charge payment policy in order to raise peoples awareness of the practical significance and the importance of peoples responsibility in contributing money and efforts to the protection of the living environment of communities for the implementation of this policy.
3. Responsibilities of concerned ministries and branches
According to their respective state management functions and tasks, ministries and branches shall actively coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in the implementation of the Prime Ministers decision, and, at the same time, direct units under their respective management to implement the Prime Ministers decision on the pilot policy for FES charge payment.
Article 18. Responsibilities of provincial-level Peoples Committees
1. Responsibilities of the Peoples Committees of Lam Dong and Son La provinces
a/ To propagate the pilot policy and draw up specific plans for implementation of the Prime Ministers decision on the policy for FES charge payment in the second quarter of 2008.
b/ To identify localities for implementation of the pilot policy.
c/To direct provincial Agriculture and Rural Development Services to assume the prime responsibility for, and coordinate with the Natural Resources and Environment Services and Finance Services in, formulating and submitting to provincial-level Peoples Committees standing bodies for approval the following schemes and projects:
- Land allocation, forest allocation.
- Contractual long-term and stable forest protection.
- Determination of FES values.
- Mechanism for management and use of FES charges.
- Surveys for calculation and classification of FES charge payees and payers in die experimental region.
d/ To set up provincial-level Forest Protection and Development Funds under the Governments Decree No. 05/2008/ND-CP of January 14, 2008.
e/ To review the implementation of the pilot policy on FES charge payment in their localities.
2. Responsibilities of the Peoples Committees of Dong Nai, Ninh Thuan, Binh Thuan and Hoa Binh provinces and Ho Chi Minh City:
a/ To propagate and thoroughly explain the pilot policy on FES charge payment so as to raise peoples awareness in the implementation of the policy.
b/ To coordinate with relevant ministries and branches in directing and inspecting the FES charge payment by enterprises in their localities according to Article 3 of this Decision.
Article 19. Responsibilities of district- and commune-level Peoples Committees in the implementation of the pilot policy
1. To disseminate, thoroughly explain and implement the pilot policy on FES charge payment under this Decision, for stakeholders directly implementing the pilot policy.
2. To make lists of households, individuals and village or hamlet population communities being FES charge payees.
3. To participate in supervising the implementation of the pilot policy on FES charge payment in their localities under the direction and guidance of provincial-level Peoples Committees.
Article 20. Responsibilities of organizations, households, individuals, village or hamlet population communities
Organizations, households, individuals and village or hamlet population communities entitled to the application of the pilot policy on FES charge payment shall strictly observe the provisions on their respective responsibilities, obligations and rights, and bear responsibility before law for the implementation of the pilot policy on FES charge payment under this Decision.
Article 21. Reporting regime
Biannually, relevant ministries and branches and the Peoples Committees of Lam Dong and Son La provinces shall report to the Ministry of Agriculture and Rural Development on the performance of their assigned state management responsibilities for implementing the pilot policy on FES charge payment for sum-up reports to the Prime Minister.
Article 22. Funds for the implementation of the pilot policy
1. The Ministry of Planning and Investment and the Finance Ministry shall provide funding support for the formulation of the schemes and projects defined in Articles 17, 18 and 19 of this Decision.
2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall coordinate with relevant ministries and branches in mobilizing financial and technical supports as well as experience of foreign countries, international organizations (Winrock, ARBCP, GTZ...), domestic and foreign individuals for the implementation of the pilot policy on FES charge payment, and, at the same time, estimate funds for projects and schemes of the Ministry, sum up funding estimates for experimental projects and schemes of Lam Dong and Son La provinces in the realization of the contents of this Decision, and submit them to the Prime Minister for approval.
3. The Peoples Committees of Lam Dong and Son La provinces shall formulate plans and estimate funds for the formulation of projects, schemes and other activities for the implementation of the pilot policy in their provinces, report them to the Ministry of Agriculture and Rural Development for sum up and submission to the Prime Minister for approval, after obtaining the opinions of the Ministry of Finance and the Ministry of Agriculture and Rural Development.
Pending the Prime Ministers approval of the funding sources for the experiment program, the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Peoples Committees of Lam Dong and Son La provinces may advance funds from their budgets for the formulation of projects and schemes and the direction of the experiment, which will be refunded from the approved funds.
Chapter 6
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 23. This Decision takes effect on the date of its signing.
Article 24. The Minister of Agriculture and Rural Development and concerned ministries and branches; the presidents of the Peoples Committees of Lam Dong, Son La, Dong Nai, Ninh Thuan, Binh Thuan and Hoa Binh provinces and Ho Chi Minh City shall implement this Decision.
 

 
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Hoang Trung Hai

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 380/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất