Quyết định 182/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước giai đoạn 2014 - 2020

thuộc tính Quyết định 182/QĐ-TTg

Quyết định 182/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước giai đoạn 2014 - 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:182/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:23/01/2014
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
---------------
Số: 182/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
--------------
Hà Nội, ngày 23 tháng 01 năm 2014
 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, BẢO VỆ, SỬ DỤNG TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC GIAI ĐOẠN 2014 – 2020
-------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước giai đoạn 2014 - 2020 kèm theo Quyết định này.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b).
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng
 
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA
NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, BẢO VỆ, SỬ DỤNG TỔNG HỢP
 TÀI NGUYÊN NƯỚC GIAI ĐOẠN 2014 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 182/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)
 
 
I. MỤC TIÊU
Bảo đảm quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước theo phương thức tổng hợp, toàn diện và hiệu quả cao nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia cho trước mắt và lâu dài, góp phần phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, bảo đảm an sinh xã hội và quốc phòng, an ninh trước diễn biến của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và sự suy giảm nguồn nước với một số chỉ tiêu chủ yếu sau đây:
1. Hoàn thiện hệ thống văn bản dưới Luật và đưa vào thực thi trong công tác quản lý việc khai thác, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm và bảo vệ có hiệu quả tài nguyên nước.
2. Hoàn thành tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia; hoàn thành việc lập bản đồ tài nguyên nước tỷ lệ 1:100.000 trên toàn quốc, tỷ lệ 1:50.000 cho 50% diện tích đất liền và tỷ lệ 1:25.000 cho một số vùng trọng điểm.
3. Đưa vào sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin tài nguyên nước; 100% lưu vực sông lớn, quan trọng có hệ thống quan trắc, giám sát tự động, trực tuyến; 100% các hồ chứa lớn, quan trọng trên các lưu vực sông được vận hành theo cơ chế phối hợp liên hồ; kiểm soát, giám sát được việc vận hành bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu của 70% các hồ chứa lớn.
4. Kiểm soát được tình trạng ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước; một số dòng sông, đoạn sông bị ô nhiễm, cạn kiệt nghiêm trọng được cải tạo, phục hồi; hoàn thành việc lập hành lang bảo vệ nguồn nước cho một số dòng sông, hồ chứa và các nguồn nước quan trọng.
II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật, chiến lược về tài nguyên nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm tài nguyên nước và phòng chống có hiệu quả các tác hại của nước do các hoạt động của con người gây ra
a) Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản dưới Luật đảm bảo đồng bộ và đưa vào thực thi trong công tác quản lý việc khai thác, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm và bảo vệ có hiệu quả tài nguyên nước;
b) Rà soát Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 và xây dựng, triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
c) Triển khai thực hiện chính sách tài chính trong lĩnh vực tài nguyên nước, gồm việc thu, quản lý, sử dụng tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; chính sách ưu đãi các hoạt động đầu tư cung cấp nước sinh hoạt, thu gom, xử lý nước thải và các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, cải thiện và nâng cao chất lượng nước;
d) Xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách thu hút, huy động các nguồn lực tài chính từ mọi thành phần trong xã hội, đặc biệt từ cộng đồng doanh nghiệp cho các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; cơ chế, chính sách bảo đảm hài hòa giữa trách nhiệm với lợi ích, giữa thượng lưu với hạ lưu và giữa khai thác với bảo vệ tài nguyên nước; cơ chế, chính sách xã hội hóa các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước;
đ) Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bảo đảm khai thác, sử dụng tổng hợp, hiệu quả nguồn nước trên các lưu vực sông; tối ưu hóa việc phối hợp vận hành điều tiết nước của các hồ chứa.
2. Chủ động thích nghi, ứng phó với những diễn biến của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và việc sử dụng nước ở thượng nguồn các lưu vực sông liên quốc gia
a) Nghiên cứu, đánh giá, dự báo toàn diện các tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến tài nguyên nước và tác động của việc tăng cường sử dụng nước ở thượng nguồn các lưu vực sông liên quốc gia;
b) Xây dựng và triển khai kế hoạch hành động của các Bộ, ngành, địa phương nhằm tăng cường các biện pháp chủ động thích nghi, ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và việc khai thác, sử dụng nước ở thượng nguồn đến tài nguyên nước;
c) Sử dụng công nghệ viễn thám để theo dõi, giám sát định kỳ, thường xuyên các hoạt động xây dựng, vận hành các công trình khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước trên các lưu vực sông liên quốc gia.
3. Quy hoạch, kiểm kê, điều tra cơ bản, quan trắc, giám sát tài nguyên nước
a) Xây dựng quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh và quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh, thành phố; rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch chuyên ngành có khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
b) Tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia;
c) Xây dựng quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước của cả nước. Điều tra, đánh giá, lập bản đồ tài nguyên nước các lưu vực sông, các vùng khan hiếm nước, thiếu nước và các vùng trọng điểm;
d) Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước của quốc gia, các lưu vực sông và của các địa phương;
đ) Xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát định kỳ, thường xuyên tài nguyên nước, các hoạt động khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước liên quốc gia, liên vùng, liên tỉnh;
e) Xây dựng, công bố báo cáo tài nguyên nước quốc gia theo định kỳ 5 năm một lần và các báo cáo chuyên đề về tài nguyên nước, báo cáo tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, báo cáo khai thác, sử dụng tài nguyên nước của ngành, lĩnh vực hằng năm.
4. Chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, hạn chế tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước
a) Phân loại nguồn nước, công bố danh mục các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nghiêm trọng và danh mục các cơ sở khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nghiêm trọng nguồn nước;
b) Thiết lập hành lang bảo vệ nguồn nước đối với các dòng sông, đoạn sông lớn; quan trọng, các hồ điều hòa ở các đô thị lớn và các hồ chứa thủy điện, thủy lợi; cải tạo, phục hồi các dòng sông, đoạn sông, hồ chứa ở các đô thị bị ô nhiễm, cạn kiệt nghiêm trọng;
c) Nghiên cứu, đề xuất xây dựng thí điểm công trình điều tiết dòng chảy ở hạ du một số lưu vực sông quan trọng thường xuyên bị thiếu nước, khan hiếm nước về mùa cạn nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nước điều tiết của các hồ chứa trong mùa cạn, tránh lãng phí, thất thoát nước ngọt ra biển;
d) Xây dựng hệ thống giám sát tự động, trực tuyến để kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước của các cơ sở gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước nghiêm trọng, giám sát và cảnh báo sớm nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước trên một số lưu vực sông lớn, quan trọng;
đ) Thống kê, kiểm kê hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
5. Điều hòa, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm tài nguyên nước và phát triển các mô hình sử dụng nước hiệu quả
a) Xây dựng, hoàn chỉnh các quy trình vận hành liên hồ chứa nhằm tối ưu hóa việc phối hợp vận hành điều tiết của các hồ chứa, bảo đảm gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ chống lũ, giảm lũ và cấp nước cho hạ du với nhiệm vụ phát điện, bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước;
b) Tăng cường năng lực, hiệu quả điều hành, giám sát việc phối hợp vận hành điều tiết nước của hệ thống hồ chứa trên các lưu vực sông ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên;
c) Tăng cường các biện pháp quản lý, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng các công trình, hệ thống khai thác sử dụng nước hiện có nhằm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát nước;
d) Xây dựng và thực hiện các chương trình sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả của các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp.
6. Ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước
a) Nghiên cứu, xác lập cơ sở khoa học phục vụ xây dựng, đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp, công cụ kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý; khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và phòng, chống, giảm thiểu tác hại do nước gây ra;
b) Nghiên cứu, triển khai áp dụng công nghệ mới, nhất là ứng dụng công nghệ thông tin, viễn thám, tự động hóa trong đánh giá, dự báo, giám sát tài nguyên nước, các hoạt động gây ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước; cải tạo phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái;
c) Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp, công cụ kỹ thuật trong điều hòa, phân bổ tài nguyên nước theo hướng sử dụng tổng hợp, hiệu quả nguồn nước trên các lưu vực sông;
d) Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, phát triển các sản phẩm, xây dựng và nhân rộng các mô hình quản lý, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, giảm tổn thất nước;
đ) Phát triển và tăng cường năng lực hệ thống các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, dịch vụ khoa học và công nghệ phục vụ quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước;
e) Tăng cường năng lực cho một số viện nghiên cứu, trường đại học và các tổ chức sự nghiệp công về tài nguyên nước trong việc nghiên cứu, đánh giá, dự báo tài nguyên nước; phát triển công nghệ, giải pháp tăng cường trữ nước ở các vùng trũng, bổ sung nhân tạo nước dưới đất; nghiên cứu áp dụng, phát triển các công cụ mô hình toán hỗ trợ quản lý tài nguyên nước, vận hành điều tiết nước tối ưu và các công nghệ sử dụng nước tiết kiệm, chống thất thoát trong các hệ thống thủy lợi, cấp nước đô thị.
7. Mở rộng, tăng cường hiệu quả hợp tác quốc tế về tài nguyên nước
a) Chủ động tham gia các diễn đàn khu vực, quốc tế và các diễn đàn trong khuôn khổ của Liên hợp quốc trong việc giải quyết những vấn đề về nguồn nước liên quốc gia nói riêng, tài nguyên nước nói chung;
b) Gia nhập Công ước của Liên hợp quốc về Luật sử dụng các nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy và chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết nhằm sử dụng có hiệu quả cơ chế giải quyết các vấn đề về nguồn nước liên quốc gia theo quy định của Công ước;
c) Mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác với các quốc gia có chung nguồn nước với Việt Nam và các đối tác phù hợp khác nhằm bảo vệ, khai thác sử dụng công bằng hợp lý, điều tiết dòng chảy, ngăn ngừa các tác hại đối với các nguồn nước liên quốc gia;
d) Tăng cường năng lực đàm phán, giải quyết các vấn đề phát sinh trong việc giải quyết các vấn đề về khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước liên quốc gia; vận động, lồng ghép vấn đề quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước vào các khuôn khổ hợp tác khu vực (APEC, ASEM, ASEAN) và tiểu vùng sông Mê Công;
đ) Tích cực vận động để huy động nguồn lực, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, ưu tiên nguồn vốn ODA cho việc bảo vệ, quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên nước.
8. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý, bảo vệ và khai thác, sử dụng tài nguyên nước
a) Huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, các tổ chức khoa học, chính trị - xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng dân cư trong quản lý, bảo vệ tài nguyên nước và sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả;
b) Xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội trong quản lý, bảo vệ tài nguyên nước và sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả;
c) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên nước cho cán bộ quản lý tài nguyên nước các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và người dân.
9. Hoàn thiện bộ máy, nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý tài nguyên nước ở các cấp
a) Kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về tài nguyên nước các cấp để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý tài nguyên nước;
b) Hoàn thiện cơ chế chủ trì, phối hợp trong quản lý tài nguyên nước, gắn quản lý lưu vực sông với quản lý theo vùng lãnh thổ, lấy lưu vực sông, địa bàn cấp xã là đơn vị cơ bản để thực hiện các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước;
c) Tăng cường năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức lưu vực sông trong việc điều phối, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống tác hại do nước gây ra và giải quyết các vấn đề phát sinh trên các lưu vực sông liên tỉnh;
d) Tăng cường đào tạo, đào tạo lại và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các cơ quan quản lý tài nguyên nước ở các cấp và các đơn vị sự nghiệp trực tiếp phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước;
đ) Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và các công cụ hỗ trợ ra quyết định cho các cơ quan quản lý tài nguyên nước các cấp và các tổ chức lưu vực sông.
III. DANH MỤC ĐỀ ÁN ƯU TIÊN TRONG GIAI ĐOẠN 2014 - 2020
Danh mục các đề án ưu tiên để thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước giai đoạn 2014 - 2020 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch hành động quốc gia) được nêu trong Phụ lục kèm theo Kế hoạch này.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Triển khai thực hiện
a) Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu, nhiệm vụ cụ thể được phân công và Danh mục các đề án ưu tiên của Kế hoạch hành động quốc gia, các Bộ, cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng kế hoạch hành động của mình gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời, triển khai xây dựng nội dung chi tiết, dự toán kinh phí đề án ưu tiên được giao trình cấp có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở xác định và bố trí kinh phí;
b) Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước đảm nhiệm chức năng Ban Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia. Chủ tịch Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước quyết định việc thành lập bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo.
2. Kinh phí thực hiện
a) Kinh phí thực hiện các đề án trong danh mục ưu tiên kèm theo Phụ lục của Kế hoạch hành động quốc gia được huy động từ các nguồn chi đầu tư phát triển, nguồn chi sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học, sự nghiệp giáo dục thuộc ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và vốn viện trợ quốc tế, vốn huy động cộng đồng và các nguồn vốn hợp pháp khác từ các tổ chức quốc tế như ADB, WB, JICA, KOICA, DANIDA, AFD...;
b) Kinh phí thực hiện các đề án, dự án, nhiệm vụ không nằm trong danh mục ưu tiên kèm theo Phụ lục của Kế hoạch hành động quốc gia được bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các Bộ, các cơ quan, các tổ chức liên quan và các địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành;
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn chi đầu tư phát triển, các nguồn chi sự nghiệp và viện trợ quốc tế để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động quốc gia; hướng dẫn các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương sử dụng kinh phí đúng mục đích và hiệu quả;
d) Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan tổ chức vận động ODA và vốn vay ưu đãi để thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia;
đ) Các Bộ, các cơ quan, tổ chức liên quan và các địa phương chủ động huy động sự tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia.
3. Trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương liên quan
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì thực hiện các nội dung trong Kế hoạch hành động quốc gia liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Lập, tổng hợp kế hoạch thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia, lập, tổng hợp dự toán kinh phí, báo cáo Ban Chỉ đạo cho ý kiến và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp theo quy định của Luật ngân sách;
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch, dự toán kinh phí hàng năm bảo đảm phù hợp với các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch hành động quốc gia; xây dựng cơ chế và tổ chức giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia;
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra và định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch; điều phối chung các hoạt động về thông tin, giáo dục và truyền thông liên quan đến tài nguyên nước;
- Định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo, Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Kế hoạch, đề xuất giải quyết những vấn đề phát sinh trong việc thực hiện Kế hoạch;
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động thực hiện Kế hoạch của Bộ và thực hiện các đề án được phân công.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính có trách nhiệm cân đối, bố trí và hướng dẫn sử dụng vốn để thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung của Kế hoạch hành động quốc gia;
c) Các Bộ, ngành căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình tổ chức thực hiện nhiệm vụ liên quan trong Kế hoạch hành động quốc gia; báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
d) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến địa phương trong Kế hoạch hành động quốc gia. Hằng năm, xây dựng kế hoạch thực hiện gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, tổng hợp trình Ban chỉ đạo phê duyệt; báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm cho Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần thiết phải bổ sung, điều chỉnh các nội dung của Kế hoạch hành động quốc gia, các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của các đoàn thể, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
 
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC ĐỀ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, BẢO VỆ, SỬ DỤNG TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC GIAI ĐOẠN 2014 - 2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch hành động quốc gia tại Quyết định số 182/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)
 
 

TT
Danh mục chương trình, đề án
Cơ quan chủ trì
Cơ quan phối hợp
Thời gian phê duyệt
Ghi chú
1
Đề án tổng kiểm kê tài nguyên nước quốc gia năm 2015, 2020
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành, địa phương
2015
 
2
Điều tra, đánh giá, lập bản đồ tài nguyên nước các lưu vực sông, các vùng khan hiếm nước, thiếu nước và các vùng trọng điểm
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Các Bộ, ngành, địa phương
2015
 
3
Đề án lập quy hoạch tài nguyên nước
Bộ TNMT, các địa phương
Các Bộ, ngành, địa phương
2014
 
4
Đề án Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước và hệ thống giám sát tài nguyên nước trên các lưu vực sông
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Các Bộ, ngành, địa phương
2016
 
5
Đề án thiết lập hành lang bảo vệ nguồn nước; cải tạo, phục hồi một số dòng sông, đoạn sông, hồ chứa ở các đô thị bị ô nhiễm, cạn kiệt nghiêm trọng
UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương
Các Bộ, ngành, địa phương liên quan
2016
 
6
Đề án thống kê, kiểm kê hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
UBND các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương
Các Bộ, ngành, địa phương liên quan
2015
 
7
Chương trình Nghiên cứu, xác lập cơ sở khoa học, ứng dụng, phát triển công nghệ phục vụ xây dựng, đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp, công cụ kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước
Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường
Các Bộ, ngành và địa phương
2015
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

Decision No. 182/QD-TTg dated January 23, 2014 of the Prime Minister approving the approving national action plan to raise the efficiency of management, protection and general use of water resources for the period 2014-2020

Pursuant to the Law on organization of the Government dated December, 25, 2001;

Pursuant to the Law on Water Resources June 21, 2012;

Pursuant to Decision No. 81/2006/QD-TTg dated April 14, 2006 of the Prime Minister approving the national strategy on water resources by 2020;

Pursuant to Resolution No. 24-NQ/TW dated June 03, 2013 of the XIth Central Executive Committee on respond to climate change, enhancing the resources management and environmental protection;

Considering the proposal of the Minister of Natural Resources and Environment;

DECIDES:

Article 1.Approving the national action plan to raise the efficiency of management, protection and comprehensive use of water resources for the period 2014-2020 accompanied with this Decision;

Article 2.This Decision takes effect on the signing date;

Article 3.Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and Chairman of People s Committees of provinces and centrally-affiliated cities are liable to execute this Decision. /.

THE PRIME MINISTER

Nguyen Tan Dung

 

NATIONAL ACTION PLAN

TO RAISE THE EFFICIENCY OF MANAGEMENT, PROTECTION AND GENERAL USE OF WATER RESOURCES FOR THE PERIOD 2014-2020
 (Issued together with Decision No. 182/QD-TTg dated January 23, 2014 of the Prime Minister)

I. OBJECTIVE

Ensuring management, utilization and protection of water resources by the general, comprehensive method and high efficiency to ensure the short and long term national water security, contributing to the sustainable development, environmental protection, social security, national defense and security due to climate change, sea level rise and the decline in water resources with some key targets as follows:

1. Perfecting the system of sub-law documents and put it into effect in management of general and economical exploitation and utilization and efficient protection of water resources;

2. Completing the general inventory of national water resources; completing the mapping of water resources with the scale of 1:100,000 nationwide, the scale of 1:50,000 for 50% land area and the scale of 1:25,000 for a number of key areas;

3. Putting the database system and water resources; 100% watershed of large and significant rivers having their online automatic monitoring and surveying system; 100% of large and important reservoirs on watersheds are operated by the inter-reservoir coordination mechanism; controlling and supervising the operation to ensure the maintenance of minimum flow of 70% of large reservoirs.

4. Controlling the pollution and depletion of water resources; a number of rivers and river sections that are polluted or seriously depleted shall be improved and restored; completing the establishment of water conservation corridor for a number of rivers, reservoirs and important water sources.

II. MAJOR DUTIES

1. Improving policies, laws and strategy of water resources in order to raise the effect and efficiency of management, protection, rational and economical exploitation and use of water resources and efficient prevention of damaging effects of water caused by human activities;

a) Reviewing, amending, supplementing and improving the system of sub-law documents to ensure the consistency and put it into effect in management of general and economical exploitation and utilization and efficient protection of water resources;

b) Reviewing the national Strategy on water resources by 2020 and preparing and implementing the national Strategy on water resources by 2030, with a vision by 2050;

c) Implementing the financial policies in the area of water resources including the collection, management and use of money from issuing right to exploit the water resources; the preferential policies for investment in domestic water supply, collection and treatment of waste water and activities of economical and efficient use of water; improving and raising the quality of water;

d) Preparing and implementing mechanisms and policies to attract and mobilize financial resources from all components of society, especially from the business community for the efficient and economical use of water; mechanisms and policies to ensure the harmony between the interests and responsibility, between the downstream end and upstream end and between exploitation and protection of water resources; mechanisms and policies of socialization of water resources protection;

dd) Reviewing, adjusting, supplementing, and newly formulating national technical regulations to ensure the general and economical exploitation and use of water resources on watersheds; optimizing the coordinated operation and regulation of water of reservoirs;

2. Actively adapting and responding to climate change, sea level rise and water use in the upstream end of transnational watersheds;

a) Comprehensively studying, evaluating and forecasting the climate change, sea level rise, water resources and impact of increased use of water in the upstream end of transnational watersheds;

b) Making and implementing the action plan of Ministries, sectors and localities in order to enhance the measures to actively adapt and respond to the impact of climate change and sea level rise and the exploitation and utilization of water in the upstream end to the water resources;

c) Applying the remote sensing technology to periodically and regularly monitor and supervise the building and operation of works to exploit, use water and discharge wastewater into the water sources on transnational watersheds;

3. Basically planning, inventorying, surveying and monitoring water resources;

a) Formulating the planning of national water resources, the planning of water resources of inter-provincial watershed and planning of water resources of provinces and cities; reviewing, adjusting and supplementing the specialized planning with the utilization of water resources;

b) Generally inventorying national water resources;

c) Formulating the master plan for basic survey of water resources of the whole country. Surveying, evaluating and making a map of water resources in watersheds, water-scare areas, water shortage areas and key areas;

d) Building the information and database system on water resources of the nation, watersheds and localities;

dd) Building the surveying system to periodically and regularly monitor water resources, exploitation, utilization of water and discharge of wastewater in the transnational, inter-regional and inter-provincial water sources;

e) Preparing and announcing the report on water resources once for every 05 years and annual specialized reports on water resources; report on water resources of provinces and centrally-affiliated cities and report on utilization of water resources of sectors and areas;

4. Actively controlling, preventing and limiting the pollution, degradation and depletion of water resources;

a) Classifying water resources, announcing the list of severely polluted, degraded, and depleted water sources and the list of establishments exploiting, using water or discharging wastewater into water sources causing severe pollution, degradation and depletion of water sources;

b) Establishing water conservation corridors for the important and large rivers or river sections; regulating reservoirs in big cities and detention reservoirs for hydraulic power and irrigation; improving and restoring rivers, river sections and detention reservoirs in serious polluted and depleted cities;

c) Studying and proposing the pilot building of flow regulating works in the downstream end of a number of important watersheds that are regularly short of water or scarcity of water in the dry season in order to efficiently use  the regulating water sources in the dry season, avoiding the wastage and loss of fresh water into the sea;

d) Building the online and automatic monitoring system to closely control the exploitation and use of water and discharge wastewater into water sources of from establishments causing serious pollution, degradation and depletion of water sources; monitor and early warn of risk of pollution of water sources on a number of large and important watersheds;

dd) Doing statistics and inventorying the present condition of exploitation and utilization of water resources and discharge of wastewater into the water sources;

5. Regulating and generally and economically using water resources and developing models to use water effectively;

a) Developing and completing the procedures for operation of inter-reservoir in order to optimize the coordinated operation and regulation of reservoirs to ensure close connection of flood prevention and mitigation and water supply to the lowlands with the duties of generation, energy security and water source security assurance;

b) Improving capacity and efficiency of operation, supervising the coordinated operation and regulation of water of reservoir system on the watersheds in the Central region and the Central Highlands;

c) Enhancing measures of management, renovation and upgrade of infrastructure of existing works and water use and exploitation system in order to use water efficiently and economically and avoid wastage and loss of water;

d) Developing and implementing programs to use water efficiently and economically of Ministries, sectors, localities and businesses;

6. Applying science and technology in raising the effect and efficiency of management, protection and general use of water resources;

a) Studying and determining the scientific basis in service of developing, proposing mechanisms, policies, measures and technical tools to meet the requirements of management, exploitation, use and protection of water resources and prevention and mitigation of damage caused by water;

b) Studying and applying new technology, especially information technology, remote sensing and automation in evaluation, forecasting and monitoring water resources, activities causing pollution and depletion of water source; improving and restoring the polluted and depleted water source;

c) Studying and proposing mechanisms, policies, measures and technical tools in regulation and allocation of water resources towards general and efficient use of water resources on watersheds;

d) Studying and applying technology, developing products, forming and replicating models of management and economical and efficient use of water and reduction of water loss;

dd) Developing and improving the capacity of system of researching, training, consulting, technological and scientific services for management, protection and general use of water resources;

e) Improving capacity for a number of institutes, universities and public non-business organizations on water resources in study, evaluation and forecasting of water resources; developing technology and solution to enhance water storage in low-lying areas, artificial addition of underground water; studying the application and development of mathematical modeling tools to support the management of water resources, optimized operation and regulation of water and technologies of water saving and prevention of loss in urban irrigation water supply systems;

7. Expanding and enhancing the effective international cooperation on water resources;

a) Actively participate in regional, international forums, and forums in the framework of the United Nations in solving the problems of transnational water sources in particular and water resources generally;

b) Joining the United Nations Convention on the Law on the use of transnational water sources for the non-waterway transportation purposes and actively preparing necessary conditions for effective use of mechanisms to resolve issues transnational water sources in accordance with the provisions of the Convention;

c) Expanding and improve the efficiency of cooperation with the countries sharing water sources with Vietnam and other appropriate partners to protect, exploit and use rationally and fairly, regulate flow and prevent damages to transnational water sources;

d) Strengthening capacity of negotiation, solving of problems arising in solving the problems of exploitation, use and protection of transnational water resources, advocating and integrating the management and sustainable use of water sources into the framework of regional cooperation (APEC, ASEM, ASEAN) and the Mekong sub-region;

dd) Actively campaigning to mobilize resources and support of the international organizations, prioritizing the ODA for the protection, management and sustainable use of water resources.

8. Propagating, educating and raising awareness on the management, protection, exploitation and use of water resources;

a) Mobilizing the participation of all economic sectors, scientific, political - social – occupational organizations, non-governmental organizations and residential communities in the management, protection of water resources and efficient and economical use of water;

b) Developing and implementing communication programs to raise awareness of the whole society in the management and protection of water resources and efficient and economical use of water;

c) Propagating and disseminating laws on water resources to managing officers of water resources at all levels, business community and people;

9. Improving the apparatus, capacity and efficiency of management of water resources at all levels;

a) Strengthening the organizational apparatus of state management on water resources at all levels to meet the requirements for management of water resources;

b) Improving the chair and coordination mechanism in the management of water resources, associating the management of river basin with the management by region, taking the river basins and the communal-level areas as the basic units to perform the protection of water resources;

c) Improving the capacity and efficiency of operation of organizations in the river basins in coordination and supervision of exploitation, use and protection of water resources, prevention of damage caused by water and solving of issues arising in the inter-provincial river basins;

d) Improving the training, re-training and raising the capacity of officials, public employees and officers that are working at water resources management agencies at all levels and non-business units directly serving the management of water resources;

dd) Increasing the investment in material facilities, equipment and tools to support decision-making for water resources management agencies at all levels and organizations in the river basins.

III. LIST OF PRIORITIZED PROJECTS  IN THE PERIOD 2014-2020

The list of projects prioritized for implementing the national action Plan to raise the efficiency of management, protection and general use of water resources for the period 2014-2020 (hereafter referred to as national action Plan) specified in the Appendix attached to this Plan;

IV. IMPLEMENTATION ORGANIZATION

1. Implementation

a) Based  on the objectives, major and specific duties assigned and the List of prioritized projects of the national action Plan, the Ministries and sectors concerned, People’s Committees of provinces and centrally-affiliated cities and agencies and organizations concerned shall develop their action plans submitted to the Ministry of Natural Resources and Environment for summary and report to the Prime Minister while developing detailed contents of fund estimate of the prioritized project assigned for submission to the competent authorities for approval as a basis for determination and allocation of funds;

b) The National Council on Water Resources shall undertake the function as the Steering Committee for implementation of national action Plan. The Chairman of the National Council on Water Resources shall decide to establish the assisting department of the Steering Committee.

2. Funds

a) The funds for implementation of projects in the prioritized list attached to the Appendix of national action plan are mobilized from expenditure sources for investment and development, economic, scientific and educational activities from central and local budget and international aid, capital mobilized from community and other legal capital sources from international institutions such as ADB, WB, JICA, KOICA, DANIDA, AFD...;

b) The funds for implementation of projects, schemes and duties outside the list of prioritized list attached to the Appendix of national action Plan shall be allocated in the annual budget expenditure estimate of the Ministries, organs and organizations concerned and localities under the current decentralized state budget;

c) The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Natural Resources and Environment to balance and allocate funds from sources of development expenditure, non-business expenditure and international aid for the effective implementation of national action Plan; guide the Ministries, sectors, organs and localities to use funds for the right purpose and with the effectiveness;

d) The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance and the Ministry of Natural Resources and Environment and organs concerned to mobilize ODA and preferential loans to implement the national action Plan;

dd) The Ministries, organs and organizations concerned and localities shall actively mobilize the assistance from domestic and foreign organizations and individuals as prescribed by law to implement the national action Plan;

3. Responsibilities of Ministries, sectors and localities concerned

a) Ministry of Natural Resources and Environment:

- Assuming the prime responsibility for implementation of contents in the national action Plan related to the functions, duties and power of the Ministry of Natural Resources and Environment;

- Preparing and summarizing plan for the implementation of national action Plan; preparing and summarizing fund estimate and making report to the Steering Committee for opinion and sending it to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance for summary under provisions of the Law on Budget;

- Coordinating with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance to guides the Ministries, sectors and localities in the development and implementation of plans, annual fund estimates to ensure the compliance with the objectives and duties of national action Plan; building mechanisms and monitoring and evaluating the implementation of the National Action Plan;

- Inspecting, examining and periodically preliminarily reviewing and general reviewing the implementation of Plan; overall coordinating activities of information, education and communication related to the water resources;

- Annually summarizing and reporting to the Steering Committee and the Prime Minister on the result of implementation of Plan and proposing the settlement of problems arising during the implementation;

- Developing and implementing the action plan for implementation of Ministry’s Plan and projects assigned;

b) The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall balance, arrange and guide the capital utilization to implement the contents of national action Plan effectively and on schedule;

c) The Ministries and sectors, based on their functions, duties and power, shall perform their duties in the national action Plan; annually report the result of implementation to the Ministry of Natural Resources and Environment for report to the Prime Minister.

d) People’s Committee of provinces and centrally-affiliated cities shall perform their duties related to locality in the national action Plan. Annually preparing the implementation plan to be submitted to the Ministry of Natural Resources and Environment for appraisal and summary and submitted to the Steering Committee for approval; annually report the result of plan implementation to the Ministry of Natural Resources and Environment for summary and report to the Prime Minister;

In the course of implementation, if finding it necessary to supplement and adjust the contents of the national action plan, the Ministries, ministerial-level agencies, governmental agencies, central agencies, the People s Committees of provinces and centrally-affiliated cities shall make proposal to the Ministry of Natural Resources and Environment for summary and report to the Prime Minister for consideration and decision.

 

APPENDIX

LIST OF PROJECTS PRIORITIZED FOR IMPLEMENTATION OF NATIONAL ACTION PLAN TO RAISE THE EFFICIENCY OF MANAGEMENT, PROTECTION AND GENERAL USE OF WATER RESOURCES FOR THE PERIOD 2014-2020
(Issued together with the national action Plan in Decision No. 182/QD-TTg dated January 23, 2014 of the Prime Minister)

No.

List of program and project

Responsible organs

Coordinating organs

Time for approval

Note

1

Project to overall inventory national water resources by 2015 and 2020

Ministry of Natural Resources and Environment

Ministry of Planning and Investment, the ministries, sectors and localities

2015

 

2

Surveying, evaluating and making a map of water resources in the watersheds, water-scare areas, water shortage areas and key areas;

Ministry of Natural Resources and Environment

Ministries, sectors and localities

2015

 

3

Project of water resource planning

Ministry of Natural Resources and Environment and localities

Ministries, sectors and localities

2014

 

4

Project to develop the system of information, database of water resources and monitoring system of water resources on watersheds

Ministry of Natural Resources and Environment

Ministries, sectors and localities

2016

 

5

Project to establish water conservation corridor; improve and restore a number of rivers, river sections and reservoirs in seriously polluted and depleted cities;

 

People’s Committees of provinces and centrally-affiliated cities

Ministries, sectors and localities concerned

2016

 

6

Project of statistics and inventory of present condition of exploitation and use of water resources and discharge of wastewater into water sources;

People’s Committees of provinces and centrally-affiliated cities

Ministries, sectors and localities concerned

2015

 

7

Research program and establishment of scientific basis, application and development of technology for building, proposing the mechanisms, policies, measures and technical tools to raise the effect and effectiveness of management, protection and general use of water resources.

Ministry of Science and Technology, Ministry of Natural Resources and Environment

Ministries, sectors and localities

2015

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 182/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất