Nghị định 201/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tài nguyên nước

thuộc tính Nghị định 201/2013/NĐ-CP

Nghị định 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:201/2013/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:27/11/2013
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

5 dự án sử dụng tài nguyên nước phải lấy ý kiến dân cư

Theo Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước, tổ chức, cá nhân đầu tư dự án trong đó có xây dựng công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước hoặc có hoạt động xả nước thải vào nguồn nước có ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống của nhân dân trên địa bàn có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn bị ảnh hưởng về những nội dung liên quan đến phương án khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước của dự án.
Các dự án có xây dựng công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước hoặc xả nước thải vào nguồn nước phải lấy ý kiến bao gồm: Công trình hồ, đập có tổng dung tích từ 500 triệu m3 trở lên hoặc công trình khai thác, sử dụng mặt nước với lưu lượng từ 10 m3/giây trở lên; Công trình chuyển nước giữa các nguồn nước; Công trình hồ, đập làm gián đoạn dòng chảy tự nhiên của sông, suối trên 01 đoạn có chiều dài từ 01 km trở lên; Công trình xả nước thải vào nguồn nước có lưu lượng từ 10.000 m3/ngày đêm trở lên; Công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất có lưu lượng từ 12.000 m3/ngày đêm. Riêng đối với các dự án có yếu tố bí mật quốc gia, không phải thực hiện lấy ý kiến.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định chi tiết các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không phải đăng ký, xin phép. Cụ thể như: Khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình; khai thác, sử dụng nước biển để sản xuất muối; khai thác nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt qúa 0,1 m3/giây; khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy không vượt quá 50 kW; xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 5 m3/ngày đêm và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ...
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2014.

Xem chi tiết Nghị định201/2013/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------
---

Số: 201/2013/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
----

Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Theo đnghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Cnh phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước,

Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; điều tra cơ bản tài nguyên nước; cấp phép về tài nguyên nước; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước và chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước; tổ chức lưu vực sông và việc điều phối giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông.
Điều 2. Lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
Việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước có ảnh hưởng lớn đến sản xuất, đời sống của nhân dân trên địa bàn theo quy định tại Điều 6 của Luật tài nguyên nước được thực hiện như sau:
1. Các dự án có xây dựng công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước phải lấy ý kiến bao gồm:
a) Công trình hồ, đập có tổng dung tích từ 500 triệu m3 trở lên; công trình khai thác, sử dụng nước mặt với lưu lượng từ 10 m3/giây trở lên;
b) Công trình chuyển nước giữa các nguồn nước;
c) Công trình hồ, đập làm gián đoạn dòng chảy tự nhiên của sông, suối trên một đoạn có chiều dài từ một (01) km trở lên;
d) Công trình xả nước thải vào nguồn nước có lưu lượng từ 10.000 m3/ngày đêm trở lên;
đ) Công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất có lưu lượng từ 12.000 m3/ngày đêm trở lên;
e) Các trường hợp quy định tại Khoản này nếu có yếu tố bí mật quốc gia thì không phải thực hiện việc lấy ý kiến.
2. Thời điểm lấy ý kiến:
a) Trong quá trình lập dự án đầu tư đối với trường hợp quy định tại Điểm a, b, c và Điểm d Khoản 1 Điều này;
b) Trong quá trình thăm dò đối với công trình khai thác nước dưới đất quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này.
3. Nội dung thông tin cung cấp để tổ chức lấy ý kiến bao gồm:
a) Thuyết minh và thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng công trình (báo cáo nghiên cứu khả thi) kèm theo tờ trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định dự án;
b) Kế hoạch triển khai xây dựng công trình;
c) Tiến độ xây dựng công trình;
d) Các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước, đảm bảo nước cho các đối tượng sử dụng ở thượng và hạ lưu công trình trong quá trình xây dựng, vận hành công trình, thời gian công trình không vận hành;
đ) Các thông tin quy định tại Khoản 1 Điều 3 của Nghị định này;
e) Các số liệu, tài liệu khác liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
4. Cơ quan tổ chức lấy ý kiến:
a) Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi nguồn nước nội tỉnh chảy qua, tổ chức lấy ý kiến đối với công trình khai thác, sử dụng nguồn nước nội tỉnh, xả nước thải vào nguồn nước nội tỉnh quy định tại Điểm a, c và Điểm d Khoản 1 Điều này;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi nguồn nước liên tỉnh chảy qua, tổ chức lấy ý kiến đối với công trình khai thác, sử dụng nguồn nước liên tỉnh, xả nước thải vào nguồn nước liên tỉnh quy định tại Điểm a, c và Điểm d Khoản 1 Điều này;
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi có nguồn nước nội tỉnh bị chuyển nước, tổ chức lấy ý kiến đối với công trình chuyển nước từ nguồn nước nội tỉnh;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi có nguồn nước liên tỉnh bị chuyển nước chảy qua, tổ chức lấy ý kiến đối với công trình chuyển nước từ nguồn nước liên tỉnh;
đ) Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi dự kiến bố trí công trình khai thác nước dưới đất, tổ chức lấy ý kiến đối với công trình khai thác, sử dụng nước dưới đất quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này.
5. Trình tự lấy ý kiến:
a) Chủ dự án gửi các tài liệu, nội dung quy định tại Khoản 3 Điều này đến Ủy ban nhân dân cấp huyện và Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, đối với trường hợp cơ quan tổ chức lấy ý kiến là Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường, đối với trường hợp cơ quan tổ chức lấy ý kiến là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Trường hợp cơ quan tổ chức lấy ý kiến là Ủy ban nhân dân cấp huyện, trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị xin ý kiến của chủ dự án, Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức các buổi làm việc, cuộc họp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để cho ý kiến về công trình dự kiến xây dựng hoặc đối thoại trực tiếp với chủ dự án; tổng hợp ý kiến trình Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi cho chủ dự án;
c) Trường hợp cơ quan tổ chức lấy ý kiến là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trong thời hạn bốn mươi (40) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị xin ý kiến của chủ dự án, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức các buổi làm việc, cuộc họp hoặc đối thoại trực tiếp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để cho ý kiến về công trình dự kiến xây dựng; tổng hợp ý kiến trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi cho chủ dự án;
d) Ngoài các nội dung thông tin quy định tại Khoản 3 Điều này, chủ dự án có trách nhiệm cung cấp bổ sung các số liệu, báo cáo, thông tin về dự án nếu các cơ quan quy định tại Khoản 4 Điều này có yêu cầu và trực tiếp báo cáo, thuyết minh, giải trình tại các cuộc họp lấy ý kiến để làm rõ các vấn đề liên quan đến dự án.
6. Chủ dự án có trách nhiệm tổng hợp, tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý. Văn bản góp ý và tổng hợp tiếp thu, giải trình là thành phần của hồ sơ dự án khi trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và phải được gửi kèm theo hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước.
7. Việc lấy ý kiến hoặc thông báo trước khi lập dự án đối với các dự án đầu tư quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 6 của Luật tài nguyên nước được thực hiện như sau:
a) Đối với dự án có chuyển nước từ nguồn nước nội tỉnh:
- Chủ dự án gửi văn bản lấy ý kiến kèm theo quy mô, phương án chuyển nước và các thông tin, số liệu, tài liệu liên quan tới Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi nguồn nước nội tỉnh bị chuyển nước và Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Trong thời hạn bốn mươi (40) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị xin ý kiến của chủ dự án, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức các buổi làm việc, cuộc họp với các cơ quan, tổ chức có liên quan cho ý kiến về quy mô, phương án chuyển nước đề xuất hoặc đối thoại trực tiếp với chủ dự án; tổng hợp ý kiến và gửi cho chủ dự án.
b) Đối với dự án có chuyển nước từ nguồn nước liên tỉnh, dự án đầu tư xây dựng hồ, đập trên dòng chính thuộc lưu vực sông liên tỉnh:
- Chủ dự án gửi văn bản lấy ý kiến kèm theo quy mô, phương án chuyển nước, phương án xây dựng công trình và các thông tin, số liệu, tài liệu liên quan tới Ủy ban nhân dân các tỉnh nơi nguồn nước liên tỉnh bị chuyển nước hoặc Ủy ban nhân dân các tỉnh nơi dòng chính chảy qua, tổ chức lưu vực sông và các Sở Tài nguyên và Môi trường liên quan;
- Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị xin ý kiến của chủ dự án, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi các tài liệu đến các sở, ban, ngành liên quan thuộc tỉnh;
- Trong thời hạn sáu mươi (60) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị xin ý kiến của chủ dự án:
+ Tổ chức lưu vực sông có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho chủ dự án;
+ Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức các buổi làm việc, cuộc họp với các sở, ban, ngành liên quan thuộc tỉnh và các tổ chức, cá nhân liên quan cho ý kiến về công trình dự kiến xây dựng hoặc đối thoại trực tiếp với chủ dự án tổng hợp ý kiến và trình Ủy ban nhân dân tỉnh để gửi chủ dự án.
c) Đối với dự án đầu tư xây dựng hồ, đập trên dòng nhánh thuộc lưu vực sông liên tỉnh:
Trước khi triển khai lập dự án đầu tư, chủ dự án phải thông báo về quy mô, phương án đề xuất xây dựng công trình cho tổ chức lưu vực sông, Ủy ban nhân dân các tỉnh thuộc lưu vực sông.
d) Trên cơ sở các ý kiến góp ý, chủ dự án hoàn chỉnh phương án xây dựng công trình gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tài nguyên nước xem xét, chấp thuận về quy mô, phương án xây dựng công trình trước khi lập dự án đầu tư.
8. Kinh phí tổ chức lấy ý kiến do chủ dự án chi trả.
Điều 3. Công khai thông tin
Việc công khai thông tin về những nội dung liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 của Luật tài nguyên nước được thực hiện như sau:
1. Chủ dự án quy định tại Điểm a, b, c, d và Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này phải công bố công khai các thông tin sau đây:
a) Đối với công trình quy định tại Điểm a, b và Điểm c Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này:
- Mục đích khai thác, sử dụng nước;
- Nguồn nước khai thác, sử dụng;
- Vị trí công trình khai thác, sử dụng nước;
- Phương thức khai thác, sử dụng nước;
- Lượng nước khai thác, sử dụng;
- Thời gian khai thác, sử dụng;
- Các đặc tính cơ bản của hồ, đập trong trường hợp xây dựng hồ, đập.
b) Đối với công trình quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này:
- Loại nước thải;
- Nguồn nước tiếp nhận nước thải;
- Vị trí xả nước thải;
- Lưu lượng, phương thức xả nước thải;
- Giới hạn thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải.
c) Đối với công trình khai thác nước dưới đất quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này:
- Mục đích khai thác, sử dụng nước;
- Vị trí công trình khai thác nước;
- Tầng chứa nước khai thác, độ sâu khai thác;
- Tổng số giếng khai thác;
- Tổng lượng nước khai thác, sử dụng;
- Chế độ khai thác;
- Thời gian khai thác, sử dụng.
2. Việc công khai thông tin được thực hiện theo các hình thức sau đây:
a) Thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng của Ủy ban nhân dân các huyện và trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân các tỉnh quy định tại Khoản 3 Điều 2 của Nghị định này;
b) Ba mươi (30) ngày làm việc trước khi khởi công và trong suốt quá trình xây dựng công trình, chủ dự án phải niêm yết công khai thông tin quy định tại Khoản 1 Điều này tại Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã và tại địa điểm nơi xây dựng công trình.
Điều 4. Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước
1. Thành lập Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước để tư vấn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong những quyết định quan trọng về tài nguyên nước thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước do một Phó Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Hội đồng; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường làm Phó Chủ tịch Hội đồng; các ủy viên Hội đồng là đại diện lãnh đạo của các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan, do Chủ tịch Hội đồng phê duyệt. Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thường trực của Hội đồng.
3. Giúp việc cho Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước có Văn phòng Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước đặt tại Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tổ chức và hoạt động của Văn phòng Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước do Chủ tịch Hội đồng quy định.
4. Thủ tướng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước.
Điều 5. Tổ chức lưu vực sông
1. Tổ chức lưu vực sông được tổ chức và hoạt động theo quy định của tổ chức phối hợp liên ngành.
Tổ chức lưu vực sông có trách nhiệm đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền việc điều hòa, phân phối nguồn nước, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, việc phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên một hoặc một số lưu vực sông liên tỉnh.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thành lập các tổ chức lưu vực sông Hồng - Thái Bình, sông Cửu Long (Mê Công), theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập các tổ chức lưu vực sông đối với các lưu vực sông liên tỉnh khác với các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về tài nguyên nước.
Chương 2.
ĐIỀU TRA CƠ BẢN TÀI NGUYÊN NƯỚC
Điều 6. Trách nhiệm thực hiện điều tra, đánh giá tài nguyên nước
Trách nhiệm thực hiện các nội dung điều tra, đánh giá tài nguyên nước quy định tại Khoản 2 Điều 12 của Luật tài nguyên nước được quy định như sau:
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá tài nguyên nước đối với các nguồn nước liên quốc gia, nguồn nước liên tỉnh; tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước trên các lưu vực sông liên tỉnh và trên phạm vi cả nước.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc điều tra, đánh giá tài nguyên nước đối với các nguồn nước nội tỉnh, nguồn nước liên tỉnh trên địa bàn; tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước trên các lưu vực sông nội tỉnh, trên địa bàn và gửi kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
Điều 7. Kiểm kê tài nguyên nước
1. Việc kiểm kê tài nguyên nước được thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước, định kỳ năm (05) năm một lần, phù hợp với kỳ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Trách nhiệm kiểm kê tài nguyên nước:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan xây dựng đề án, kế hoạch kiểm kê tài nguyên nước trên phạm vi cả nước, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tổ chức kiểm kê tài nguyên nước đối với các nguồn nước liên quốc gia, nguồn nước liên tỉnh; tổng hợp, công bố kết quả kiểm kê trên các lưu vực sông liên tỉnh và trên phạm vi cả nước;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm kê tài nguyên nước đối với các nguồn nước nội tỉnh; tổng hợp kết quả kiểm kê của các lưu vực sông nội tỉnh, nguồn nước trên địa bàn và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp;
c) Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện kiểm kê tài nguyên nước.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn nội dung, biểu mẫu kiểm kê, báo cáo kết quả kiểm kê tài nguyên nước.
Điều 8. Điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
1. Trách nhiệm điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước:
a) Các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện điều tra, lập báo cáo tình hình sử dụng nước của ngành, lĩnh vực gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức điều tra hiện trạng khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với các nguồn nước liên tỉnh, liên quốc gia; tổng hợp kết quả điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trên các lưu vực sông liên tỉnh và trên phạm vi cả nước;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với các nguồn nước nội tỉnh, nguồn nước trên địa bàn; tổng hợp kết quả điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trên các lưu vực sông nội tỉnh, trên địa bàn và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định nội dung, biểu mẫu điều tra, nội dung báo cáo và trình tự thực hiện điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
Điều 9. Quan trắc tài nguyên nước
1. Mạng lưới trạm quan trắc tài nguyên nước bao gồm:
a) Mạng lưới trạm quan trắc của Trung ương bao gồm các trạm quan trắc lượng mưa; các trạm quan trắc lưu lượng, mực nước, chất lượng nước của các nguồn nước mặt liên quốc gia, liên tỉnh và của các nguồn nước nội tỉnh quan trọng, nước biển ven bờ; các trạm quan trắc mực nước, chất lượng nước của các tầng chứa nước liên tỉnh hoặc có tiềm năng lớn;
b) Mạng lưới trạm quan trắc của địa phương bao gồm các trạm quan trắc lượng mưa; các trạm quan trắc lưu lượng, mực nước, chất lượng nước của các nguồn nước mặt, nước dưới đất trên địa bàn và phải được kết nối với mạng lưới trạm quan trắc của Trung ương.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch mạng lưới trạm quan trắc tài nguyên nước trên phạm vi cả nước, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Căn cứ quy hoạch mạng lưới trạm quan trắc tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức xây dựng, quản lý và thực hiện việc quan trắc tài nguyên nước đối với mạng lưới trạm quan trắc của Trung ương; Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức xây dựng, quản lý và thực hiện việc quan trắc tài nguyên nước đối với mạng quan trắc tài nguyên nước của địa phương.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định nội dung, chế độ quan trắc tài nguyên nước quy định tại Điều này.
Điều 10. Xây dựng và duy trì hệ thống cảnh báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra
1. Hệ thống cảnh báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra được xây dựng trên từng lưu vực sông và phải được tích hợp chung thành hệ thống thống nhất trong hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Xây dựng và duy trì hệ thống cảnh báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra trên phạm vi cả nước;
b) Thực hiện việc cảnh báo, dự báo, cung cấp và bảo đảm thông tin, số liệu phục vụ phòng, chống lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, pháp luật về phòng, chống lụt, bão, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, căn cứ yêu cầu phòng, chống lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra, xây dựng hệ thống cảnh báo, dự báo để phục vụ hoạt động của Bộ, ngành, địa phương.
Điều 11. Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước
1. Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước bao gồm:
a) Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia;
b) Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước của địa phương.
2. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định các bộ dữ liệu, chuẩn dữ liệu; tổ chức xây dựng, quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia và việc khai thác, chia sẻ thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước;
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng và các Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu về sử dụng nước của mình và tích hợp vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia;
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước của địa phương và tích hợp vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.
Điều 12. Báo cáo sử dụng tài nguyên nước
1. Hằng năm, các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng và các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn có trách nhiệm lập báo cáo tình hình sử dụng nước của mình và gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30 tháng 01 năm sau để tổng hợp, theo dõi.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định nội dung, biểu mẫu báo cáo sử dụng tài nguyên nước.
Chương 3.
BẢO VỆ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC'
Điều 13. Trồng bù diện tích rừng bị mất và đóng góp kinh phí cho bảo vệ, phát triển rừng
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm quy định việc trồng bù diện tích rừng bị mất.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ quy định mức đóng góp kinh phí cho hoạt động bảo vệ rừng thuộc phạm vi lưu vực hồ chứa và việc tham gia các hoạt động bảo vệ, phát triển rừng đầu nguồn.
Điều 14. Thăm dò nước dưới đất
1. Trước khi xây dựng công trình khai thác nước dưới đất, chủ dự án phải thực hiện thăm dò để đánh giá trữ lượng, chất lượng, khả năng khai thác và phải có giấy phép thăm dò, trừ các trường hợp khai thác, sử dụng nước dưới đất không phải xin cấp phép.
2. Tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất phải đáp ứng đủ các điều kiện về hành nghề khoan nước dưới đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất.
3. Trong quá trình thăm dò, tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất có nghĩa vụ:
a) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và công trình thăm dò;
b) Bảo đảm phòng, chống sụt, lún đất, xâm nhập mặn, ô nhiễm các tầng chứa nước;
c) Trám, lấp giếng hỏng hoặc không sử dụng sau khi kết thúc thăm dò;
d) Thực hiện các biện pháp khác để bảo vệ nước dưới đất, bảo vệ môi trường.
4. Chủ dự án thăm dò có nghĩa vụ:
a) Phối hợp với tổ chức, cá nhân thi công công trình thăm dò nước dưới đất kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định tại Khoản 3 Điều này, nếu phát hiện có vi phạm thì phải dừng ngay việc thăm dò;
b) Trường hợp xảy ra sự cố thì phải khắc phục kịp thời, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
c) Nộp báo cáo kết quả thăm dò cho cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ quy định tại Điều 29 của Nghị định này.
Điều 15. Giấy phép tài nguyên nước
1. Giấy phép tài nguyên nước bao gồm: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển; giấy phép xả nước thải vào nguồn nước.
2. Giấy phép tài nguyên nước có các nội dung chính sau:
a) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép;
b) Tên, vị trí công trình thăm dò, khai thác nước, xả nước thải vào nguồn nước;
c) Nguồn nước thăm dò, khai thác, nguồn nước tiếp nhận nước thải;
d) Quy mô, công suất, lưu lượng, thông số chủ yếu của công trình thăm dò, khai thác nước, xả nước thải; mục đích sử dụng đối với giấy phép khai thác, sử dụng nước;
đ) Chế độ, phương thức khai thác, sử dụng nước, xả nước thải;
e) Thời hạn của giấy phép;
g) Các yêu cầu, điều kiện cụ thể đối với từng trường hợp thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước do cơ quan cấp phép quy định nhằm mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác liên quan;
h) Quyền, nghĩa vụ của chủ giấy phép.
Điều 16. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không phải đăng ký, không phải xin phép
1. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước quy định tại các Điểm a, c, d và Điểm đ Khoản 1 Điều 44 của Luật tài nguyên nước mà không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 44 của Luật tài nguyên nước.
2. Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 44 của Luật tài nguyên nước bao gồm:
a) Khai thác nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 10 m3/ngày đêm không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 44 của Luật tài nguyên nước;
b) Khai thác nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 0,1 m3/giây;
c) Khai thác nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp không vượt quá 100 m3/ngày đêm;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy không vượt quá 50 kW;
đ) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm; khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động trên biển, đảo.
3. Các trường hợp không phải xin phép xả nước thải vào nguồn nước quy định tại Khoản 5 Điều 37 của Luật tài nguyên nước bao gồm:
a) Xả nước thải sinh hoạt của cá nhân, hộ gia đình;
b) Xả nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với quy mô không vượt quá 5 m3/ngày đêm và không chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ;
c) Xả nước thải của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và có thỏa thuận hoặc hợp đồng xử lý, tiêu thoát nước thải với tổ chức, cá nhân quản lý vận hành hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung đó;
d) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản với quy mô không vượt quá 10.000 m3/ngày đêm hoặc nuôi trồng thủy sản trên biển, sông, suối, hồ chứa.
Điều 17. Đăng ký khai thác nước dưới đất
1. Tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 16 của Nghị định này và các trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm d Khoản 1 Điều 44 của Luật tài nguyên nước mà nằm trong khu vực quy định tại các Điểm b, c, d và Điểm đ Khoản 4 Điều 52 của Luật tài nguyên nước thì phải thực hiện việc đăng ký khai thác nước dưới đất.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức khoanh định, công bố vùng phải đăng ký khai thác nước dưới đất; quy định cụ thể thẩm quyền tổ chức việc đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn khoanh định vùng phải đăng ký khai thác nước dưới đất, quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký khai thác nước dưới đất.
Điều 18. Nguyên tắc cấp phép
1. Đúng thẩm quyền, đúng đối tượng và trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan; bảo vệ tài nguyên nước và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
3. Ưu tiên cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước để cung cấp nước cho sinh hoạt.
4. Không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước khi thực hiện việc thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
5. Phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt.
Điều 19. Căn cứ cấp phép
1. Việc cấp phép tài nguyên nước phải trên cơ sở các căn cứ sau đây:
a) Chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành, vùng và địa phương;
b) Quy hoạch tài nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp chưa có quy hoạch tài nguyên nước thì phải căn cứ vào khả năng nguồn nước và phải bảo đảm không gây cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước;
c) Hiện trạng khai thác, sử dụng nước trong vùng;
d) Báo cáo thẩm định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hồ sơ cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
đ) Nhu cầu khai thác, sử dụng nước, xả nước thải thể hiện trong đơn đề nghị cấp phép.
2. Trường hợp cấp phép xả nước thải vào nguồn nước, ngoài các căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này còn phải căn cứ vào các quy định sau đây:
a) Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải, chất lượng của nguồn nước tiếp nhận nước thải; các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với hoạt động xả nước thải đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Chức năng của nguồn nước;
c) Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước;
d) Vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt, hành lang bảo vệ nguồn nước.
3. Trường hợp cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất, ngoài các căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này còn phải căn cứ vào các quy định tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 52 của Luật tài nguyên nước.
Điều 20. Điều kiện cấp phép
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tài nguyên nước phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Đã thực hiện việc thông báo, lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Nghị định này.
2. Có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước đã được phê duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước, khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước nếu chưa có quy hoạch tài nguyên nước. Đề án, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường lập; thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.
Phương án, biện pháp xử lý nước thải thể hiện trong đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước phải bảo đảm nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; phương án thiết kế công trình hoặc công trình khai thác tài nguyên nước phải phù hợp với quy mô, đối tượng khai thác và đáp ứng yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước.
nhayKhoản 2 Điều 20 Nghị định 201/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 2 Điều 9 Nghị định 136/2018/NĐ-CP.
Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 20 Nghị định 201/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Điểm c Khoản 1 Điều 167 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/01/2022.nhay
3. Đối với trường hợp xả nước thải vào nguồn nước, ngoài điều kiện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân khác đủ năng lực thực hiện việc vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả nước thải đối với trường hợp đã có công trình xả nước thải;
b) Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để thực hiện việc vận hành hệ thống xử lý nước thải và quan trắc hoạt động xả nước thải đối với trường hợp chưa có công trình xả nước thải;
c) Đối với trường hợp xả nước thải quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, còn phải có phương án, phương tiện, thiết bị cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước và thực hiện việc giám sát hoạt động xả nước thải theo quy định.
4. Đối với trường hợp khai thác, sử dụng nước dưới đất với quy mô từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên, ngoài điều kiện quy định tại các Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, còn phải có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thực hiện việc quan trắc, giám sát hoạt động khai thác nước theo quy định; trường hợp chưa có công trình thì phải có phương án bố trí thiết bị, nhân lực thực hiện việc quan trắc, giám sát hoạt động khai thác nước.
5. Đối với trường hợp khai thác, sử dụng nước mặt có xây dựng hồ, đập trên sông, suối phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 53 của Luật tài nguyên nước, điều kiện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này và các điều kiện sau đây:
a) Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước; phương án quan trắc khí tượng, thủy văn, tổ chức dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp chưa có công trình;
b) Có quy trình vận hành hồ chứa; có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực để thực hiện việc vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước, quan trắc khí tượng, thủy văn và dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp đã có công trình.
Điều 21. Thời hạn của giấy phép
1. Thời hạn của giấy phép tài nguyên nước được quy định như sau:
a) Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển có thời hạn tối đa là mười lăm (15) năm, tối thiểu là năm (05) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là ba (03) năm, tối đa là mười (10) năm;
b) Giấy phép thăm dò nước dưới đất có thời hạn là hai (02) năm và được xem xét gia hạn một (01) lần, thời gian gia hạn không quá một (01) năm;
c) Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất có thời hạn tối đa là mười (10) năm, tối thiểu là ba (03) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là hai (02) năm, tối đa là năm (05) năm;
d) Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước có thời hạn tối đa là mười (10) năm, tối thiểu là ba (03) năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là hai (02) năm, tối đa là năm (05) năm.
Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép với thời hạn ngắn hơn thời hạn tối thiểu quy định tại Khoản này thì giấy phép được cấp hoặc gia hạn theo thời hạn đề nghị trong đơn.
2. Căn cứ điều kiện của từng nguồn nước, mức độ chi tiết của thông tin, số liệu điều tra, đánh giá tài nguyên nước và hồ sơ đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép của tổ chức, cá nhân, cơ quan cấp phép quyết định cụ thể thời hạn của giấy phép.
Điều 22. Gia hạn giấy phép
1. Việc gia hạn giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước phải căn cứ vào các quy định tại Điều 18, Điều 19 và Điều 20 của Nghị định này và các điều kiện sau đây:
a) Giấy phép vẫn còn hiệu lực và hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép được nộp trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất chín mươi (90) ngày;
b) Đến thời điểm đề nghị gia hạn, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép đã hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến giấy phép đã được cấp theo quy định của pháp luật và không có tranh chấp;
c) Tại thời điểm đề nghị gia hạn giấy phép, kế hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước của tổ chức, cá nhân phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, khả năng đáp ứng của nguồn nước.
2. Đối với trường hợp khác với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này thì tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mới.
Điều 23. Điều chỉnh giấy phép
1. Các trường hợp điều chỉnh giấy phép thăm dò nước dưới đất:
a) Điều kiện mặt bằng không cho phép thi công một số hạng mục trong đề án thăm dò đã được phê duyệt;
b) Có sự khác biệt giữa cấu trúc địa chất thủy văn thực tế và cấu trúc địa chất thủy văn dự kiến trong đề án thăm dò đã được phê duyệt;
c) Khối lượng hạng mục thăm dò thay đổi vượt quá 10% so với khối lượng đã được phê duyệt.
2. Các trường hợp điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước:
a) Nguồn nước không bảo đảm việc cung cấp nước bình thường;
b) Nhu cầu khai thác, sử dụng nước tăng mà chưa có biện pháp xử lý, bổ sung nguồn nước;
c) Xảy ra các tình huống khẩn cấp cần phải hạn chế việc khai thác, sử dụng nước;
d) Khai thác nước gây sụt, lún mặt đất, biến dạng công trình, xâm nhập mặn, cạn kiệt, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước;
đ) Lượng nước thực tế khai thác của chủ giấy phép nhỏ hơn 70% so với lượng nước được cấp phép trong thời gian mười hai (12) tháng liên tục mà không thông báo lý do cho cơ quan cấp phép;
e) Chủ giấy phép đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép khác với quy định tại Khoản 4 Điều này.
3. Các trường hợp điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào nguồn nước:
a) Nguồn nước không còn khả năng tiếp nhận nước thải;
b) Nhu cầu xả nước thải tăng mà chưa có biện pháp xử lý, khắc phục;
c) Xảy ra các tình huống khẩn cấp cần phải hạn chế việc xả nước thải vào nguồn nước;
d) Do chuyển đổi chức năng nguồn nước;
đ) Chủ giấy phép đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép khác với quy định tại Khoản 4 Điều này.
4. Các nội dung trong giấy phép không được điều chỉnh:
a) Nguồn nước khai thác, sử dụng; nguồn nước tiếp nhận nước thải;
b) Lượng nước khai thác, sử dụng vượt quá 25% quy định trong giấy phép đã được cấp;
c) Lượng nước xả vượt quá 25% quy định trong giấy phép đã được cấp;
d) Thông số, nồng độ các chất ô nhiễm, quy chuẩn áp dụng quy định trong giấy phép xả nước thải, trừ trường hợp cơ quan cấp phép yêu cầu điều chỉnh hoặc chủ giấy phép đề nghị áp dụng mức quy chuẩn cao hơn.
Trường hợp cần điều chỉnh nội dung quy định tại Khoản này, chủ giấy phép phải lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép mới.
5. Trường hợp chủ giấy phép đề nghị điều chỉnh giấy phép thì chủ giấy phép phải lập hồ sơ điều chỉnh giấy phép theo quy định của Nghị định này; trường hợp cơ quan cấp phép điều chỉnh giấy phép thì cơ quan cấp phép phải thông báo cho chủ giấy phép biết trước ít nhất chín mươi (90) ngày.
Điều 24. Đình chỉ hiệu lực của giấy phép
1. Giấy phép bị đình chỉ hiệu lực khi chủ giấy phép có một trong những vi phạm sau đây:
a) Vi phạm nội dung quy định trong giấy phép gây ô nhiễm, cạn kiệt nghiêm trọng nguồn nước;
b) Chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước mà không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận;
c) Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
d) Lợi dụng giấy phép để tổ chức hoạt động trái quy định của pháp luật.
2. Thời hạn đình chỉ giấy phép:
a) Không quá ba (03) tháng đối với giấy phép thăm dò nước dưới đất;
b) Không quá mười hai (12) tháng đối với giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
3. Trong thời gian giấy phép bị đình chỉ hiệu lực, chủ giấy phép không có các quyền liên quan đến giấy phép và phải có biện pháp khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
4. Khi hết thời hạn đình chỉ hiệu lực của giấy phép mà cơ quan cấp phép không có quyết định khác thì chủ giấy phép được tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Điều 25. Thu hồi giấy phép
1. Việc thu hồi giấy phép được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Chủ giấy phép bị phát hiện giả mạo tài liệu, kê khai không trung thực các nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoặc sửa chữa làm sai lệch nội dung của giấy phép;
b) Tổ chức là chủ giấy phép bị giải thể hoặc bị tòa án tuyên bố phá sản; cá nhân là chủ giấy phép bị chết, bị tòa án tuyên bố là đã chết, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị tuyên bố mất tích;
c) Chủ giấy phép vi phạm quyết định đình chỉ hiệu lực của giấy phép, tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần các quy định của giấy phép;
d) Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền;
đ) Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi giấy phép vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;
e) Giấy phép đã được cấp nhưng chủ giấy phép không thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.
2. Trường hợp giấy phép bị thu hồi quy định tại Điểm a, Điểm c Khoản 1 Điều này, chủ giấy phép chỉ được xem xét cấp giấy phép mới sau ba (03) năm, kể từ ngày giấy phép bị thu hồi sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến việc thu hồi giấy phép cũ.
3. Trường hợp giấy phép bị thu hồi quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép xem xét việc cấp giấy phép mới.
4. Trường hợp giấy phép bị thu hồi quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này thì chủ giấy phép được nhà nước bồi thường thiệt hại, hoàn trả tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
Điều 26. Trả lại giấy phép, chấm dứt hiệu lực của giấy phép
1. Giấy phép tài nguyên nước đã được cấp nhưng chủ giấy phép không sử dụng hoặc không có nhu cầu sử dụng tiếp thì có quyền trả lại cho cơ quan cấp giấy phép và thông báo lý do.
2. Giấy phép bị chấm dứt hiệu lực trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép bị thu hồi;
b) Giấy phép đã hết hạn;
c) Giấy phép đã được trả lại.
3. Khi giấy phép bị chấm dứt hiệu lực thì các quyền liên quan đến giấy phép cũng chấm dứt.
Điều 27. Cấp lại giấy phép
1. Giấy phép được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép bị mất, bị rách nát, hư hỏng;
b) Tên của chủ giấy phép đã được cấp bị thay đổi do nhận chuyển nhượng, sáp nhập, chia tách, cơ cấu lại tổ chức làm thay đổi chủ quản lý, vận hành công trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước nhưng không có sự thay đổi các nội dung khác của giấy phép.
2. Thời hạn ghi trong giấy phép được cấp lại là thời hạn còn lại theo giấy phép đã được cấp trước đó.
Điều 28. Thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép tài nguyên nước
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp sau đây:
a) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;
b) Thăm dò, khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000 kw trở lên;
đ) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên;
e) Khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 100.000 m3/ngày đêm trở lên;
g) Xả nước thải với lưu lượng từ 30.000 m3/ngày đêm trở lên đối với hoạt động nuôi trồng thủy sản;
h) Xả nước thải với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên đối với các hoạt động khác.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi và cấp lại giấy phép đối với các trường hợp không quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 29. Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép
Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép (sau đây gọi chung là cơ quan tiếp nhận hồ sơ) bao gồm:
1. Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Điều 30. Hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Đề án thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên; thiết kế giếng thăm dò đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm.
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép thăm dò nước dưới đất bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh nội dung giấy phép;
b) Báo cáo tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép;
c) Bản sao giấy phép đã được cấp.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu đơn, nội dung đề án, nội dung báo cáo quy định tại Điều này.
Điều 31. Hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Sơ đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất;
c) Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất kèm theo phương án khai thác đối với công trình có quy mô từ 200 m3/ngày đêm trở lên hoặc báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm trong trường hợp chưa có công trình khai thác; báo cáo hiện trạng khai thác đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động;
d) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá sáu (06) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
Trường hợp chưa có công trình khai thác nước dưới đất, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép;
b) Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tình hình thực hiện giấy phép. Trường hợp điều chỉnh giấy phép có liên quan đến quy mô công trình, số lượng giếng khai thác, mực nước khai thác thì phải nêu rõ phương án khai thác nước;
c) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá sáu (06) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
d) Bản sao giấy phép đã được cấp.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu đơn, nội dung báo cáo, nội dung đề án quy định tại Điều này.
Điều 32. Hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Đề án khai thác, sử dụng nước đối với trường hợp chưa có công trình khai thác; báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước kèm theo quy trình vận hành đối với trường hợp đã có công trình khai thác (nếu thuộc trường hợp quy định phải có quy trình vận hành);
c) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
d) Sơ đồ vị trí công trình khai thác nước.
Trường hợp chưa có công trình khai thác nước mặt, nước biển, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép;
b) Báo cáo hiện trạng khai thác, sử dụng nước và tình hình thực hiện giấy phép. Trường hợp điều chỉnh quy mô công trình, phương thức, chế độ khai thác sử dụng nước, quy trình vận hành công trình thì phải kèm theo đề án khai thác nước;
c) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
d) Bản sao giấy phép đã được cấp.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu đơn, nội dung báo cáo nội dung đề án quy định tại Điều này.
Điều 33. Hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
b) Đề án xả nước thải vào nguồn nước kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp chưa xả nước thải; báo cáo hiện trạng xả nước thải kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước;
c) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước; kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý đối với trường hợp đang xả nước thải. Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
d) Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải.
Trường hợp chưa có công trình xả nước thải vào nguồn nước, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.
2. Hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào nguồn nước bao gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn hoặc điều chỉnh giấy phép;
b) Kết quả phân tích chất lượng nước thải và chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước. Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
c) Báo cáo hiện trạng xả nước thải và tình hình thực hiện các quy định trong giấy phép. Trường hợp điều chỉnh quy mô, phương thức, chế độ xả nước thải, quy trình vận hành thì phải có đề án xả nước thải;
d) Bản sao giấy phép đã được cấp.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu đơn, nội dung đề án, nội dung báo cáo quy định tại Điều này.
Điều 34. Hồ sơ cấp lại giấy phép tài nguyên nước
1. Đơn đề nghị cấp lại giấy phép.
2. Tài liệu chứng minh lý do đề nghị cấp lại giấy phép.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu đơn quy định tại Điều này.
Điều 35. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
1. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nộp hai (02) bộ hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép còn phải nộp thêm một (01) bộ hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường của địa phương dự định đặt công trình;
b) Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
2. Thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trong hồ sơ đề nghị cấp phép (sau đây gọi chung là đề án, báo cáo):
a) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo; nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo. Trường hợp đủ điều kiện cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép; trường hợp không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép;
b) Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là hai mươi (20) ngày làm việc;
c) Trường hợp phải lập lại đề án, báo cáo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.
3. Trả kết quả giải quyết hồ sơ cấp phép
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.
nhayQuy định về trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào nguồn nước tại Điều 35 bị bãi bỏ theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 167.nhay
Điều 36. Trình tự thực hiện thủ tục gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
1. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) nộp hai (02) bộ hồ sơ và nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổ chức, cá nhân còn phải nộp thêm một (01) bộ hồ sơ cho Sở Tài nguyên và Môi trường của địa phương dự định đặt công trình;
b) Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung hoàn thiện mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo rõ lý do.
2. Thẩm định đề án, báo cáo đối với trường hợp gia hạn, điều chỉnh giấy phép:
a) Trong thời hạn hai mươi lăm (25) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo, nếu cần thiết kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo. Trường hợp đủ điều kiện gia hạn, điều chỉnh giấy phép thì trình cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Trường hợp không đủ điều kiện để gia hạn, điều chỉnh giấy phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo lý do không gia hạn, điều chỉnh giấy phép;
b) Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo. Thời gian bổ sung, hoàn thiện hoặc lập lại đề án, báo cáo không tính vào thời gian thẩm định đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là hai mươi (20) ngày làm việc;
c) Trường hợp phải lập lại đề án, báo cáo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân nêu rõ những nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ.
3. Thẩm định hồ sơ đối với trường hợp cấp lại giấy phép:
Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện để cấp lại giấy phép thì trình cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Trường hợp không đủ điều kiện, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và thông báo lý do.
4. Trả kết quả giải quyết hồ sơ cấp phép:
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân để thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy phép.
nhayQuy định về trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào nguồn nước tại Điều 36 bị bãi bỏ theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 167.nhay
Điều 37. Trình tự, thủ tục đình chỉ giấy phép về tài nguyên nước
1. Khi phát hiện chủ giấy phép có các vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 24 của Nghị định này, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép có trách nhiệm xem xét đình chỉ hiệu lực của giấy phép.
2. Căn cứ vào mức độ vi phạm của chủ giấy phép, mức độ ảnh hưởng của việc đình chỉ giấy phép đến hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng, cơ quan cấp giấy phép quyết định thời hạn đình chỉ hiệu lực của giấy phép.
3. Cơ quan cấp giấy phép có thể xem xét rút ngắn thời hạn đình chỉ hiệu lực của giấy phép khi chủ giấy phép đã khắc phục hậu quả liên quan đến lý do đình chỉ giấy phép và hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
Điều 38. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép về tài nguyên nước
1. Khi thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện giấy phép, nếu phát hiện các trường hợp quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 25 của Nghị định này thì cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho cơ quan cấp phép; nếu phát hiện các trường hợp quy định tại Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều 25 của Nghị định này, thì cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra xử lý theo thẩm quyền, đồng thời báo cáo bằng văn bản cho cơ quan cấp phép.
Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo, cơ quan cấp phép có trách nhiệm xem xét việc thu hồi giấy phép.
2. Đối với trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi giấy phép quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 25 của Nghị định này thì phải thông báo cho chủ giấy phép biết trước chín mươi (90) ngày.
3. Đối với trường hợp giấy phép bị thu hồi theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 25 của Nghị định này thì trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp phép, cơ quan cấp phép có trách nhiệm xem xét việc thu hồi giấy phép.
Điều 39. Chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước
1. Điều kiện của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước:
a) Tính đến thời điểm chuyển nhượng, tổ chức, cá nhân chuyển nhượng đã hoàn thành công tác xây dựng cơ bản, đưa công trình khai thác vào hoạt động;
b) Tính đến thời điểm chuyển nhượng, tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng đã hoàn thành nghĩa vụ về tài chính quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 43 của Luật tài nguyên nước và đã nộp đủ tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định; không có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ liên quan đến hoạt động khai thác tài nguyên nước;
c) Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng đã nộp đủ hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước còn hiệu lực ít nhất là một trăm hai mươi (120) ngày.
2. Điều kiện của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước:
a) Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng có đủ điều kiện quy định tại Điều 20 của Nghị định này;
b) Bảo đảm không làm thay đổi mục đích khai thác, sử dụng nước.
3. Việc chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước được thể hiện bằng hợp đồng giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng theo quy định của pháp luật dân sự và có các nội dung chính sau đây:
a) Hiện trạng số lượng, khối lượng, giá trị công trình khai thác, hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư, xây dựng; tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính của tổ chức, cá nhân chuyển nhượng tính đến thời điểm ký kết hợp đồng chuyển nhượng;
b) Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng trong việc thực hiện tiếp các công việc, nghĩa vụ mà tổ chức, cá nhân chuyển nhượng chưa hoàn thành tính đến thời điểm chuyển nhượng.
4. Hồ sơ chuyển nhượng bao gồm:
a) Đơn đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước;
b) Hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước;
c) Báo cáo kết quả khai thác tài nguyên nước và việc thực hiện các nghĩa vụ đến thời điểm đề nghị chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước;
d) Bản sao (chứng thực) giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước; trường hợp bên nhận chuyển nhượng là doanh nghiệp nước ngoài còn phải có bản sao (chứng thực) quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam.
5. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng:
a) Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng nộp hai (02) bộ hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ, chưa hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và có văn bản nêu rõ lý do;
b) Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xem xét, quyết định và cấp lại giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng. Thời hạn của giấy phép được cấp lại bằng thời hạn còn lại của giấy phép đã được cấp trước đó.
Trường hợp đề nghị chuyển nhượng không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận thì tổ chức, cá nhân chuyển nhượng được tiếp tục thực hiện giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước hoặc trả lại giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
6. Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước phải thực hiện nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí liên quan đến việc chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.
Chương 4.
TÀI CHÍNH VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Điều 40. Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
1. Tổ chức, cá nhân phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước quy định tại Khoản 1 Điều 65 của Luật tài nguyên nước bao gồm các trường hợp phải có cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước và thuộc các trường hợp sau đây:
a) Khai thác, sử dụng nước để phát điện thương mại;
b) Khai thác nước mặt, nước dưới đất, nước biển để phục vụ hoạt động kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp;
c) Khai thác nước dưới đất với quy mô từ 20 m3/ngày đêm trở lên để trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ quy định mức thu, phương pháp tính, phương thức thu, chế độ quản lý, sử dụng tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Điều 41. Kinh phí cho hoạt động điều tra cơ bản, quy hoạch, bảo vệ tài nguyên nước
1. Kinh phí cho hoạt động điều tra cơ bản, quy hoạch, quản lý, bảo vệ tài nguyên nước được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 10, Khoản 4 Điều 21, Khoản 5 Điều 27 của Luật tài nguyên nước.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng kinh phí cho hoạt động điều tra cơ bản, quy hoạch, quản lý, bảo vệ tài nguyên nước.
Chương 5.
ĐIỀU PHỐI, GIÁM SÁT CÁC HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC,
SỬ DỤNG, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC, PHÒNG, CHỐNG
VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TÁC HẠI DO NƯỚC GÂY RA TRÊN LƯU VỰC SÔNG
MỤC 1. CÁC HOẠT ĐỘNG CẦN ĐIỀU PHỐI, GIÁM SÁT
Điều 42. Các hoạt động trên lưu vực sông cần điều phối, giám sát
1. Các hoạt động quy định tại các Điểm a, b, c và Điểm d Khoản 1 Điều 72 của Luật tài nguyên nước.
2. Các hoạt động khác cần được điều phối, giám sát trên lưu vực sông tại Điểm đ Khoản 1 Điều 72 của Luật tài nguyên nước được quy định cụ thể như sau:
a) Các hoạt động cải tạo, khôi phục các dòng sông, bao gồm:
- Khôi phục, bảo tồn các hệ sinh thái, cải thiện chất lượng nước;
- Phát triển các khu đất ngập nước, vành đai sinh thái ven sông, giải tỏa các vật cản dòng chảy trên sông;
- Bổ sung nước cho các nguồn nước bị cạn kiệt, xây dựng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng xử lý nước thải;
- Giảm thiểu nguồn ô nhiễm phân tán ở các khu đô thị và nông thôn; tăng cường các hoạt động phòng, chống sự cố ô nhiễm nguồn nước;
- Xây dựng cơ sở hạ tầng giữ nước để tăng lưu lượng nước trong sông, gia cố bờ sông, nạo vét bồi lắng lòng sông.
b) Các hoạt động cải tạo cảnh quan, phát triển các vùng đất ven sông, ven hồ, bao gồm:
- Phát triển các khu vui chơi giải trí, lễ hội, thể dục, thể thao ven sông;
- Phục hồi và phát triển các giá trị về lịch sử, văn hóa và du lịch ven sông.
Điều 43. Nội dung, yêu cầu đối với hoạt động điều phối, giám sát trên lưu vực sông
1. Nội dung điều phối bao gồm chỉ đạo, đôn đốc việc phối hợp hoạt động của các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện các quy định tại Điều 42 của Nghị định này.
2. Nội dung giám sát bao gồm việc theo dõi, kiểm tra hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và việc tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên phạm vi lưu vực sông.
3. Yêu cầu đối với hoạt động điều phối:
a) Bảo đảm khai thác, sử dụng tổng hợp, tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước đáp ứng các yêu cầu cấp nước cho đời sống, sinh hoạt của nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra;
b) Bảo đảm sự phối hợp đồng bộ, thống nhất giữa các cơ quan tham gia điều phối trên phạm vi lưu vực sông; sử dụng nguồn lực hợp lý, hiệu quả, tránh chồng chéo, lãng phí;
c) Tuân theo quy hoạch, kế hoạch trên phạm vi lưu vực;
d) Xác định rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan tham gia.
4. Yêu cầu đối với hoạt động giám sát:
a) Phát hiện được các hiện tượng bất thường về lưu lượng, mực nước, chất lượng của nguồn nước; cảnh báo, dự báo nguy cơ ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước trên phạm vi lưu vực sông;
b) Phát hiện được các trường hợp vi phạm pháp luật về tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân trong vận hành hồ chứa, liên hồ chứa và trong hoạt động xả nước thải vào nguồn nước trên phạm vi lưu vực sông;
c) Cung cấp thông tin, số liệu phục vụ việc điều phối các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra quy định tại Điều 42 của Nghị định này trên phạm vi lưu vực sông;
d) Các yêu cầu khác của công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông.
MỤC 2. TRÁCH NHIỆM ĐIỀU PHỐI, GIÁM SÁT TRÊN LƯU VỰC SÔNG
Điều 44. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án để thực hiện các hoạt động cần điều phối, giám sát quy định tại Điều 42 của Nghị định này đối với các lưu vực sông liên tỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Chủ trì việc phối hợp ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia, nguồn nước liên tỉnh.
3. Thẩm định, công bố dòng chảy tối thiểu trong sông hoặc đoạn sông đối với các nguồn nước liên tỉnh, quy định dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu của các hồ chứa thuộc thẩm quyền cấp giấy phép.
4. Xây dựng, duy trì hệ thống giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với lưu vực sông liên tỉnh.
5. Giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ giải quyết các vấn đề phát sinh trong việc phối hợp thực hiện của các cơ quan tham gia điều phối, giám sát đối với lưu vực sông liên tỉnh.
Điều 45. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước; chương trình, kế hoạch cải tạo các dòng sông, phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt đối với các lưu vực sông nội tỉnh.
2. Chỉ đạo việc ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn và phối hợp với các địa phương có chung nguồn nước trong việc ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước.
3. Thẩm định, công bố dòng chảy tối thiểu trong sông hoặc đoạn sông đối với nguồn nước nội tỉnh, quy định dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu của các hồ chứa thuộc thẩm quyền cấp giấy phép.
4. Xây dựng, duy trì hệ thống giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với lưu vực sông nội tỉnh.
5. Chủ trì giải quyết các vấn đề phát sinh trong việc phối hợp thực hiện của các cơ quan tham gia điều phối, giám sát đối với lưu vực sông nội tỉnh.
6. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc thực hiện các quy định tại Điều 44 của Nghị định này.
Điều 46. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
1. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc điều phối, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông.
2. Thông báo kế hoạch nhu cầu sử dụng nước của mình đối với từng nguồn nước trên lưu vực sông cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan.
3. Chỉ đạo việc xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các kế hoạch, chương trình, dự án chuyên ngành liên quan đến khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra để phù hợp với kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước, chương trình, kế hoạch cải tạo các dòng sông, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt trên các lưu vực sông và bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu đã được công bố.
4. Chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện kế hoạch điều tiết nước hồ chứa, kế hoạch khai thác, sử dụng nước của các công trình khai thác nước trên sông theo quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa đã được cấp có thẩm quyền ban hành và theo kế hoạch điều hòa, phân phối tài nguyên nước trên lưu vực sông.
5. Phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình điều phối giám sát trên lưu vực sông.
Chương 6.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 47. Điều khoản chuyển tiếp
1. Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép theo quy định của Luật tài nguyên nước số 08/1998/QH10 thực hiện theo các quy định tại Điều 77 của Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13.
2. Đối với các hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục giải quyết trên nguyên tắc tổ chức, cá nhân phải thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13.
3. Tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp quy định tại Điều 40 của Nghị định này có nghĩa vụ nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
Điều 48. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2014.
Các Nghị định: số 179/1999/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 1999 hướng dẫn thi hành Luật tài nguyên nước; số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 quy định việc cấp phép tài nguyên nước và Điều 2 của Nghị định số 38/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004, số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 và số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Bãi bỏ các quy định của Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 về quản lý, bảo vệ và khai thác tổng hợp tài nguyên môi trường hồ chứa thủy điện, thủy lợi và Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2008 về quản lý lưu vực sông trái với quy định của Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 và Nghị định này.
Điều 49. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng
Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

Decree No. 201/2013/ND-CP datedNovember 27, 2013 of the Government on detailing the implementation of a number of Articles of the Law on Water Resources

Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;

Pursuant to Law on Water Resources No. 17/2012/QH13 dated June 21, 2012;

At the request of the Minister of Natural Resources and Environment;

The Government promulgates the Decree detailing the implementation a number of articles of the Law on Water Resources,

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scopeof adjustment

This Decree provides for the collection of opinions of local community representatives when exploiting water resources and discharging wastewater into water sources; baseline study on water resources; granting water permits; Fee for granting water exploitation right and transferring such right; river basin organizations; managing and supervising the exploitation, use, protection of water resources, the prevention and mitigation of negative effects of water on the river basins.

Article 2. Collection of opinions of local community representatives and relevant entities when exploiting water resources and discharging wastewater into water sources

The collection of opinions of local community representatives and relevant entities when exploiting water resources and discharging wastewater into water sources which is prescribed in Article 6 of the Law on Water Resources shall be carried out as follows:

1. The projects which have water exploitation works and wastewater discharge works opinions about which are compulsory include:

a) Lakes, dams having the capacity of 500 million m3and above; works serving the exploitation of surface water with the flow rate of 10 m3/sec and above;

b) Works which are used for carrying water between sources;

c) Lakes and dams that interrupt the natural flow of rivers or streams for a part of one (01) km and above;

d) Works which are used for discharging wastewater with the flow rate of 10,000 m3per day and above;

dd) Works which are used for exploiting underground water with the flow rate of 12,000 m3per day and above;

e) If a project which is prescribed in this Clause involves state secrets, the collection of opinions shall not be required.

2. Opinions shall be collected during:

a) The process of project planning with regard to the cases which are prescribed in Points a, b, c and d Clause 1 this Article;

b) The exploration for underground water of the projects prescribed in Point dd Clause 1 this Article.

3. The information which is provided in order to collect opinions includes:

a) An explanation and fundamental design of the project (feasibility study report) enclosed with the request which is sent to a competent agency for assessing the project;

b) The construction plan of the project;

c) The construction schedule;

d) The measures for protecting water resources and ensuring sufficient water supply at the upstream and downstream compared with the project during the construction, the operation and the suspension of the work;

dd) The information prescribed in Clause 1 Article 3 of this Decree;

e) Other figures and documents related to the exploitation of water resources and the discharge of wastewater.

4. Surveying authorities:

a) The People’s Committee of the district through which an intra-provincial water source run shall collect opinions on projects to exploit the water source or discharge wastewater into it which are prescribed in Points a, c and d Clause 1 this Article;

a) The People’s Committee of the province through which an inter-provincial water source run shall collect opinions on the projects to exploit the water source or discharge wastewater into it which are prescribed in Points a, c and d Clause 1 this Article;

c) The People’s Committee of the district from which the water from intra-provincial water source is carried shall collect opinions on the projects to carry the water;

d) The People’s Committee of the province through which the carried water from an inter-provincial water source run shall collect opinions on the projects to carry the water;

dd) The People’s Committee of the district in which projects of underground water exploitation are expected to be located shall collect opinions on the projects which are prescribed in Point dd Clause 1 this Article.

5. Procedures for collecting opinions:

a) A project owner shall send a dossier of documents prescribed in Clause 3 this Article to the People’s Committee and the Office of Natural Resources and Environment of the district, if the authority collecting opinions is the People’s Committee of the District. The dossier shall be sent to the provincial People’s Committees and the Service of Natural Resources and Environment, if the authority collecting opinions is the provincial People’s Committee;

b) If the authority collecting opinions is the People’s Committee of the District, the Office of Natural Resources and Environment shall assist the People’s Committee of the district in holding meetings with the relevant agencies, organizations, and individuals in order to ask for their opinions on the project or discussion with the project owner within thirty (30) working days from the receipt of the dossier. The Office shall then process their opinions to submit them to the People’s Committee of the district for sending them to the project owner;

c) If the authority collecting opinions is the provincial People’s Committee, the Service of Natural Resources and Environment shall assist the provincial People’s Committee of the district in holding meetings or discussions with the relevant agencies, organizations, and individuals in order to ask for their opinions on the project within forty (40) working days from the receipt of the dossier. The Service shall then process their opinions to submit them to the provincial People’s Committee for sending them to the project owner;

d) Apart from the information prescribed in Clause 3 this Article, the project owner is responsible for providing figures of, reports and other information on the project for the agencies prescribed in Clause 4 this Article upon their requests and directly make the presentation in the meetings which serves the collection of opinions in order to classify issues related to the project.

6. The project owner is responsible for receiving and processing opinions and giving explanations. The opinions and explanations provided in writing are among the project documents which are submitted to competent authorities and required to be enclosed with the application for a water permit.

7. The collection of opinions or notifications before planning for projects prescribed in Clauses 2, 3 Article 6 of the Law on Water Resources:

a) With regard to a project to carry water from an intra-provincial water source:

- The project owner shall send an opinion request, the project plans (scale, methods) and the relevant information and figures to the Service of Natural Resources and Environment and the People’s Committees of the district and commune in which the intra-provincial water source is carried.

- Within forty (40) working days from the receipt of such documents of the project owner, the Service of Natural Resources and Environment is responsible for assisting the People’s Committees of the district and the commune in holding meetings in order to give advice on the proposed scale and methods or talk directly with the project owner; processing opinions and sending them to the project owner.

b) With regard to a project to carry water from an inter-provincial water source or construct a reservoir or dam in the inter-provincial river basin:

- The project owner shall send requests for opinions, the project plans (scale, methods) and the relevant information and figures to the People’s Committees of the provinces through which the water from interprovincial water is carried or the main stream of interprovincial water source run, the river basin organization and the relevant Services of Natural Resources and Environment;

- Within seven (07) working days from the receipt of such documents of the project owner, the Service of Natural Resources and Environment is responsible for sending the documents to the relevant services and agencies of the province;

- Within sixty (60) working days from the receipt of the project owner’s documents:

+ The river basin organization must send a written reply to the project owner;

+ The Service of Natural Resources and Environment is responsible for holding meetings with the relevant services, agencies of the province and entities in order to ask for opinions on the planned work or talk directly with the project owner, processing and sending opinions to the People’s Committee in order for the People’s Committee to send them to the project owner.

c) With regard to a project to construct a reservoir or dam on a tributary of an inter-provincial river basin:

Before planning for the investment project, the project owner must report the scale and construction methods of the work to the river basin organization and the People’s Committees of the provinces in the river basin.

d) Based on the given opinions, the project owner shall make the complete construction methods and request licensing agencies for approving the scale and construction methods before planning for the investment project.

8. The project owner shall bear the expenditure of the collection of opinions.

Article 3. Publishing information

The publication of information related to the exploitation of water resources or discharge of wastewater into water sources which is prescribed in Point b Clause 1 Article 6 of the Law on Water Resources shall be carried out as follows:

1. Every project owner prescribed in Points a, b, c, d and dd Clause 1 Article 2 of this Decree must publish the following information:

a) With regard to the works prescribed in points a, b and c Clause 1 Article 2 of this Decree:

- The purposes of the exploitation of water;

- The water source exploited;

- The location of water exploitation site;

- The methods of the exploitation of water;

- The amount of exploited water;

- The duration of the exploitation of water;

- The basic characteristics of the lake or dam (if the project is construction of a lake or a dam).

b) With regard to the works prescribed in points d Clause 1 Article 2 of this Decree:

- The type of wastewater;

- The receiving waters;

- The location of wastewater discharge;

- The flow rate and methods of the wastewater discharge;

- The limits on and concentration of pollutants in wastewater.

c) With regard to the works prescribed in point dd Clause 1 Article 2 of this Decree:

- The purposes of the exploitation of water;

- The location of water exploitation site;

- The stratum in which the water source locates, the dept of the exploitation;

- The total number of water wells;

- The total amount of exploited water;

- The policy on the water exploitation

- The duration of the exploitation of water;

2. The publication of information shall be carried out as follows:

a) It shall be published through mass media of the People’s Committees of the districts and the websites of the provincial People’s Committees prescribed in Clause 3 Article 2 of this Decree;

b) During thirty (30) working days before and during the construction, the project owner must publish the information prescribed in Clause 1 this Article at the People’s Committees of the district and the commune in which the construction site locates.

Article 4. National council on water resources

1. The National council on water resources is established for the purpose of assisting the Government and the Prime Minister in the important decisions on water resources within the competence of the Government and the Prime Minister.

2. The chairman of the National council on water resources is a Deputy Prime Minister; its vice chairman is the Minister of Natural Resources and Environment; the councilors are the Heads of the relevant Ministries and agencies which are approved by the chairman. The Ministry of Natural Resources and Environment is the standing authority of the Council

3. The National council of water resources shall establish the Office of the National council on water resources (hereinafter referred to as Water resource office) in the Ministry of Natural Resources and Environment. The organization and operation of the water resource office are decided by the chairman of the National council on water resources.

4. The Prime Minister shall decide the entitlements and tasks of the National council on water resources.

Article 5. River basin organizations

1. The organization and operation of a river basin organization shall be decided by an interdisciplinary organization.

The river basin organization is responsible for submitting proposals on conditioning and distributing water resources, supervising the exploitation and protection of water resources, the prevention and mitigation of negative effects of water on the river basin or some of inter-provincial river basins to competent authorities.

2. The Prime Minister shall decide the establishment of the river basin organizations of the Red River – Thai Binh River, Mekong River basins at the requests of the Minister of Natural Resources and Environment.

3. The Minister of Natural Resources and Environment shall establish river basin organizations of other inter-provincial river basins other than those prescribed in Clause 2 this Article at the requests of the Heads of State management agencies specialized in water resources.

Chapter 2

BASELINE STUDY OF WATER RESOURCES

Article 6. Obligation to conduct surveys on water resources

The obligation to conduct surveys of water resources which is prescribed in Clause 2 Article 12 of the Law on Water Resources shall be discharged as follows:

1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall conduct surveys on international and inter-provincial water resources; process the survey results of water resources of the inter-provincial river basins and the country.

2. The provincial People’s Committees shall conduct surveys on inter-provincial and intra-provincial water sources; process the survey results of inter-provincial and intra-provincial water resources and the send them to the Ministry of Natural Resources and Environment.

Article 7. Statistical surveys of water resources

1. The statistical surveys of water resources are conducted consistently all over the country, once every five (05) years, according to the plan for socio-economic development.

2. Obligation to make statistical surveys of water resources:

a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge and cooperate with the relevant Ministries, ministerial-level agencies in developing schemes for making and sending the national statistical survey of water resources to the Prime Minister; make statistical survey of international and inter-provincial water sources; process and publish results of the statistical survey of the basins of interprovincial rivers and water sources nationwide;

b) The provincial People’s Committees shall make statistical survey of intra-provincial water sources; process and send the statistical survey of intra-provincial river basins and local water sources to the Ministry of Natural Resources and Environment;

c) The Ministries and ministerial-level agencies, within their areas of competence, shall cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment and the provincial People’s Committees in making the statistical survey of water resources.

3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide guidelines on contents, templates for water resource statistical survey sheet and report.

Article 8. Investigation into the exploitation of water resources and discharge of wastewater

1. The obligation to investigate into the exploitation of water resources and discharge of wastewater into water sources

a) The Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Construction, the Ministry of Transportation, the Ministry of Culture, Sport and Tourism, and the relevant Ministries, ministerial-level agencies, within their areas of competence, are responsible for studying and sending reports on the use of water resources to the Ministry of Natural Resources and Environment;

b) The Ministry of Natural Resources and Environment shall study the exploitation of and discharge of wastewater into the international and inter-provincial water sources; make the report on the exploitation of water resources and discharge of wastewater into water sources in inter-provincial river basins and all over the country;

c) The provincial People’s Committees, within their areas of competence, shall investigate into the exploitation of and discharge of wastewater into intra-provincial rivers and local water sources; make reports on the exploitation of and discharge of wastewater into intra-provincial rivers and local water sources and send them to the Ministry of Natural Resources and Environment;

2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall decide the contents, survey sheet templates and procedures for conducting the investigation into the exploitation of water resources and discharge of wastewater into water sources

Article 9. Observation of water resources

1. The network of water resource observation includes:

a) The central observation network including the rainfall observation stations; observation stations of the flow rate, level and quality of the international, inter-provincial and important intra-provincial surface waters, coastal seawater; observation stations of the level and quality of the inter-provincial or highly potential underground waters;

b) Local observation networks including the rainfall observation stations; observation stations of the flow rate, level and quality of the local surface and underground waters which are connected to the Central observation network.

2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge and cooperate with the provincial People’s Committees in developing planning of nationwide network of water resource observation and request the Prime Minister for considering approval.

3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall establish and manage the water resource observation of the central observation network based on the planning of the network of water resource observation; the Services of Natural Resources and Environment shall construct and manage the water resource observation of the local observation networks.

4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide guidelines on the contents, policies of water resource observation prescribed in this Article.

Article 10. Construction and maintenance of forecast and warning systems of flood, drought, saltwater intrusion, rise of sea level and other negative effects of water

1. The forecast and warning systems of flood, drought, saltwater intrusion, rise of sea level and other negative effects of water shall be developed in each river basin and integrated into the water resource database.

2. The Ministry of Natural Resources and Environment must:

a) Construct and maintain the forecast and warning systems of flood, drought, saltwater intrusion, rise of sea level and other negative effects of water;

b) Make forecasts, issue warnings and ensure information serving the prevention and mitigation of damage caused by flood, drought, saltwater intrusion, rise of sea level and other negative effects of water according to the regulations of the Law on water resources and the Law on prevention and mitigation of disasters.

3. The Ministries, ministerial-level agencies, provincial People’s Committees, shall construction and maintain the forecast and warning systems which serve the operation of Ministries, sectors and local authorities according to the demand for the prevention and mitigation of flood, drought, saltwater intrusion, rise of sea level and other negative effects of water.

Article 11. Water resource databases

1. The water resource databases include:

a) The national water resource database;

b) The local water resource databases.

2. Obligations of Ministries, ministerial-level agencies and provincial People’s Committees:

a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall decide the categories and standards of data; establish and manage the national water resource database and the access and share of such database;

b) the Ministry of Agriculture and Rural development, The Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Construction and the relevant Ministries, ministerial-level agencies, within their areas of competence, establish and manage the database of their use of water and integrate the database with the national water resource database;

c) Provincial People’s Committees shall establish and manage the local water resource database and integrate the database with the national water resource database.

Article 12. Report on use of water resources

1. The Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Construction and the relevant Ministries, ministerial-level agencies, the provincial People’s Committees, within their areas of competence, are responsible for sending annual reports on the use of water resources to the Ministry of Natural Resources and Environment before January 30 of the upcoming year;

2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide guidelines on the contents and template of the report on the use of water resources.

Chapter 3

PROTECTION AND EXPLOITATION OF WATER RESOURCES

Article 13. Reforestation and funding for forest protection and development

1. The Ministry of Agriculture and Rural development is responsible for providing guidelines on the reforestation.

2. The Ministry of Finance shall take charge and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural development and the Ministry of Natural Resources and Environment in requesting the Government for deciding the funding for forest development in the basins of reservoirs and the protection and development of upstream forests.

Article 14. Underground water exploration

1. Before constructing a work serving the exploitation of underground water, the project owner must carry out an exploration in order to find out the reserve, quality and exploitation possibility. A permit for underground water exploration is required for carrying out the exploration except the cases in which it is allowed to exploit underground water without any permit.

2. Every entity who carries our the underground water exploration must meet the requirements for drilling for water of the Ministry of Natural Resources and Environment and obtain a permit for drilling for underground water which is issued by competent authorities.

3. During the exploration, the entity carrying out the work must:

a) Ensure the safety for people and the work serving the exploration;

c) Ensure the prevention and treatment of land subsidence, saltwater intrusion and pollution of aquifers;

c) Backfill the damaged or unused borehole when the exploration is finished;

d) Take measures for protecting the underground water and the environment.

4. The exploration project owner must:

a) Cooperate with the entity carrying out the exploration in supervising and inspecting the adherence to the regulations prescribed in Clause 3 this Article. The exploration shall be stopped if any violation is found;

b) Take remedial measures for any arising problem and pay compensation for any damage according to the regulations of the Law;

c) Report the exploration results to the authorities prescribed in Article 29 of this Decree.

Article 15. Water permits

1. Water permits include permit for underground water exploration; permit for surface water exploitation; permit for underground water exploitation; permit for seawater exploitation; wastewater discharge permit.

2. Every water permit shall have the following contents:

a) Name of the permit holder;

b) Descriptions of the work serving the water exploration, exploitation or wastewater discharge;

c) The explored or exploited water sources or receiving waters;

d) Scale, capacity, flow rate, primary parameters of the work; the using purposes of the water exploitation permit;

dd) Policy on and methods of water exploitation or wastewater discharge;

e) Validity period of the permit;

g) The specific requirements for each case of exploration, exploitation of water or wastewater discharge according to the licensing agency in order to protect the water source, lawful rights and interests of the relevant entities;

h) Entitlements and obligations of the holder of the permit

Article 16. Cases in which water exploitation, use and wastewater discharge are exempt from registration or licensing

1. The cases of the exploitation of water which are prescribed in Points a, c, d and dd Clause 1 Article 44 of the Law on Water Resources but not subject to the regulations prescribed in Clause 2 Article 44 of the Law on Water Resources.

2. The water exploitation on a small scale which serves the manufacturing, goods sale, and/or service provision according to Points b Clause 1 Article 44 of the Law on Water Resources, including:

a) The underground water exploitation with the capacity of 10 m3/day and below which serves the manufacturing, goods sale, and/or service provision and are not subject to the regulations prescribed in Clause 2 Article 44 of the Law on Water Resources;

b) The surface water exploitation with the capacity of 0.1 m3/sec and below which serves the agricultural production and aqua-cultural farming;

c) The surface water exploitation with the capacity of 100 m3/day and below which serves non-agricultural manufacturing, goods sale, and/or service provision;

d) The surface water exploitation serving power generation with the capacity of 50 kW and below;

dd) The seawater exploitation with the capacity of 10,000 m3/day and below which serve the manufacturing, goods sale, and/or service provisions on land; the seawater exploitation which serves the activities on sea, islands.

3. The cases in which wastewater discharge is exempt from registration or licensing prescribed in Clause 5 Article 37 of the Law on Water Resources, including:

a) The discharge of domestic wastewater;

b) The wastewater discharges of production and business establishments with the capacity of 5 m3/day and below without harmful chemicals and radioactive substances;

c) The discharge other than the cases prescribed in Point b this Clause of wastewater of production and business establishments into the common wastewater treatment systems which are issued with wastewater discharge permits by competent authorities according to conditions in contracts or agreements signed with the entities who manage and operate such systems;

d) The wastewater discharges of aquaculture farming establishments with the capacity of 10,000 m3/day and below or the aquaculture farms on the sea, rivers, streams and lakes.

Article 17. Registration of underground water exploitation

1. The entities exploiting underground water which are defined in Points a Clause 2 Article 16 of this Decree, or defined Points a, d Clause 1 Article 44 of the Law on Water Resources and located in areas prescribed in Points b, c, d and dd Clause 4 Article 52 of the Law on Water Resources must apply for registration of underground water exploitation.

2. The provincial People’s Committees shall decide and announce the areas in which the underground water exploitation is required to be registered, decide the jurisdiction over the registration of exploitation of local underground water sources.

3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall instruct the determination of areas in which the underground water exploitation is required to be registered, decide the necessary documents, procedures for registering the underground water exploitation.

Article 18. Regulations on issuing permits

1. Permits must be issued in accordance with the Law with regard to authority, recipient and procedures.

2. It is required to ensure the interests of the Government, lawful rights and interests of the relevant entities; ensure the protection of water resources and the environment according to the regulations of the Law.

3. The issuance of permits for water resource exploitation serving domestic water supply are preferred.

4. The water exploration, exploitation and wastewater discharge must not cause exhaustion or pollution of water sources.

5. Permits must be issued according to the approved water resource planning.

Article 19. Bases for issuing permits

1. Issuance of water permits must be based on:

a) National, sectoral, regional and local strategy and planning of socio-economic development;

b) Water resource planning approved by competent authorities; if there is no water resource planning, the capacity and possibility of pollution and exhaustion of the water sources shall be considered.

c) The local water exploitation;

d) Assessment of competent authorities of the applications for the water permits;

dd) The demands for water exploitation and wastewater discharge which are described in the applications;

2. Apart from the bases prescribed in Clause 1 this Article, the wastewater discharge permit must be issued based on:

a) The national regulations and standards on the water quality of wastewater and the receiving waters; the environmental protection requirements applied to wastewater discharge which are approved by competent agencies;

b) Function of the water source;

c) The capacity of the receiving waters;

d) The sanitary protection zone of the area in which water used for domestic purposes is taken, protection corridor of water resources.

3. Apart from the bases prescribed in Clause 1 this Article, the permits for exploration and exploitation of underground water must be issued according to Clauses 4 and 5 Article 52 of the Law on Water Resources.

Article 20. Requirements for being issued with permits

An applicant must fulfill the following requirements in order to be issued with a permit:

1. Opinions of the local community and other relevant entities have been collected according to this Decree.

2. The application has schemes, reports which are suitable for the approved water resource planning, or the production/receiving capability of the water source. The schemes, reports must be developed by qualified entities according to the regulations of the Ministry of Natural Resources and Environment; the information and figures used in the schemes, reports must be sufficient and accurate.

The plans and measures for treating wastewater which are proposed in the schemes, reports must ensure that the wastewater shall meet required technical regulations and standards; the design or the water exploitation work must be suitable for the scale, exploited source and fulfill the environmental protection requirements

3. Apart from the requirements prescribed in Clauses 1, 2 this Article, the entity applying for wastewater discharge permit must fulfill the following requirements:

a) Have equipment, staff or entered into contract with a qualified entity for operating the wastewater treatment system and observing the wastewater discharge if there is a wastewater treatment system;

b) Have plans for distributing equipment, staff in order to operate the wastewater treatment system and observe the wastewater discharge if the wastewater treatment system has not been built;

c) Have required plans, equipment for water pollution treatment and wastewater discharge observation in the cases prescribed in Point d Clause 1 Article 2 of this Decree.

4. Apart from the requirements prescribed in Clause 1 and Clause 2 this Article, the entity who carries out the exploitation of underground water with the capacity of 3000 m3/day or above must have equipment, staff or enter into contract with a qualified entity for observing and supervising the water exploitation.

5. Apart from the requirements prescribed in Point b Clause 2 Article 53 of the Law on Water Resources, Clauses 1, 2 this Article, the entity who carries out the exploitation of surface water with a work built on river or stream must fulfill the following requirements:

a) Have plans for distributing equipment, staff in order to operate the reservoir, carry out surveys and supervision of the water exploitation; methods for carrying out observation of meteorology and hydrology, forecasting the volume of water running in the reservoir in order to facilitate the operation of the reservoir if the work has not been built;

a) Have procedures for operating the reservoir; necessary equipment, staff or entered into contract with a qualified entity for operating the reservoir, supervising the water exploitation , carrying out observation of meteorology and hydrology and forecasting the volume of water running in the reservoir in order to facilitate the operation of the reservoir if the work is built.

Article 21. Validity period of permits;

1. The validity period of water permits is regulated as follows:

a) The permits for exploiting surface water and seawater shall be valid for five (05) to fifteen (15) years and may be repeatedly renewed for three (03) to ten (10) years;

b) The permits for underground water exploration shall be valid for two (02) years and may be renewed only one time for not more than one (01) year;

c) The permit for underground water exploitation shall be valid for three (03) to ten (10) years and may be repeatedly renewed for two (02) to five (05) years;

d) The wastewater discharge permit shall be valid for three (03) to ten (10) years and may be repeatedly renewed for two (02) to five (05) years;

If an applicant requests a permit of which the duration is shorter than the minimum duration prescribed in this Clause, the permit shall be issued or renewed as requested.

2. Based on the conditions of each water source, the adequacy of information, surveyed figures, water resource assessment and the application for issuance or renewal of a permit, the licensing agency shall decide the validity period of the permit.

Article 22. Renewal of permits

1. The permits must be renewed in accordance with Articles 18, 19, 20 of this Decree and the following requirements:

a) The application for renewing permit is sent at least ninety (90) days before the expiry of the permit;

b) The permitted entity has fulfilled all the obligations related to the issued permit according to the regulations of the Law and there is no dispute up to the date of extension;

c) The plans for water exploitation or wastewater discharge of the applicant are suitable for the water resources planning and the capability of the water source up to the date of renewal.

2. The applicant must file an application for a new permit for water exploitation or wastewater discharge in the cases other than those prescribed in Point a Clause 1 this Article.

Article 23. Modification of permits

1. The cases in which the permit for underground water exploration is required to be modified:

a) The ground conditions are not appropriate for carrying out some of the works in the approved exploration scheme;

b) There are differences between the actual hydro-geological structure and the one in the approved exploration scheme;

c) The exploration volume is varied more than 10% compared with the one in the approved exploration scheme.

2. The cases in which the permit for water exploitation is required to be modified:

a) The water source cannot provide the normal water supply;

b) The demand for exploitation of water increases while there is no solution for treatment and/or improvement of the water source;

c) An emergency case which requires the exploitation of water to be limited arises;

d) The water exploitation caused land subsidence, damage to the work, saltwater intrusion, exhaustion and/or water pollution;

dd) The actual exploitation production of the permit holder is less than 70% compared with permitted production for consecutive twelve (12) months without any explanation sent to the licensing agency;

e) The permit holder requests the contents other than those prescribe in Clause 4 this Article in the permit be modified.

3. The cases in which the water discharge permit is required to be modified:

a) The receiving waters cannot receive wastewater anymore;

b) The demand for wastewater discharge increases while there is no solution for treatment and/or improvement of the water source;

c) An emergency case which requires the wastewater discharge to be limited arises;

d) The function of the water source is changed;

dd) The permit holder requests the contents other than those prescribe in Clause 4 this Article in the permit be modified.

4. The contents in a permit which cannot be modified are:

a) The water sources; the receiving waters;

b) The amount of exploited water if it is more than 25% compared with the amount in the issued permit;

b) The volume of discharged water if it is more than 25% compared with the amount in the issued permit;

d) Parameters, concentration of pollutant, applied standards in the wastewater discharge permit, except the cases in which the licensing agency or the permit holder requests higher standards be applied.

If any content prescribed in this Clause is required to be modified, the permit holder shall file an application for a new permit.

5. The permit holder who wants to modify his/her permit shall file an application for modifying permit according to the regulations of this Decree; if the licensing agency modifies a permit, it must notify the permit holder at least ninety (90) days before the modification.

Article 24. Suspension of permits

1. A permit shall be suspended if its holder commits one of the following violations:

a) Violate the regulations in the permit that causes pollution and/or exhaustion of the water source;

b) Transfer the water exploitation right without the approval of competent agencies;

c) Fail to fulfill financial obligations according to the regulations;

d) Use the permit for illegal activities.

2. Suspension period of the permit is:

a) Not more than three (03) months if it is a permit for underground water exploration;

b) not more than twelve (12) months if it is a permit for exploitation of water or wastewater discharge permit.

3. During the suspension of the permit, the holder does not have the rights related to the permit and must take remedial measures and compensate for any damage (if any)according to the regulations of the Law.

4. If the period of the suspension of the permit is over but the licensing agency does not have any decision, the holder regains the rights and takes on obligations of the permit.

Article 25. Revocation of permits

1. A permit shall be revoked in the following case:

a) Any document or information in the application for the permit is found to be forged or falsified;

b) The permitted organization is dissolved or declared bankrupt by the courts; the permitted individual died, is declared dead by the courts, incapable of civil acts or declared missing;

c) The permit holder commits violations against the decision of suspension of the permit, repeats a violation once or more against the regulations of the permit.

d) The permit is issued ultra vires;

dd) The permit is revoked by competent authorities due to National defense and security reasons, national or public interests;

e) The permit is issued but its holder does not fulfill the financial obligations and take the permit.

2. If the permit is revoked as prescribed in Points a, c Clause 1 this Article, the holder may be issued with another permit after three (03) years from the revocation date and all the obligations related to the revocation are fulfilled.

3. If the permit is revoked as prescribed in Point d Clause 1 this Article, the licensing agency shall consider issuing another permit to the holder.

4. If the permit is revoked as prescribed in Point dd Clause 1 this Article, the holder shall receive a compensation for damage and receive a refund of the fee for permit issuance according to the regulations of the Law.

Article 26. Return of permit, termination of permit validity

1. The holder of a water permit may return the permit to the licensing agency with explanation if the holder no longer wishes to use the permit.

2. The permit validity shall be terminated in the following cases:

a) The permit is revoked;

b) The permit is expired;

c) The permit is returned.

3. If the permit validity is terminated, the relevant rights shall also be lost.

Article 27. Reissuance of permits

1. A permit is reissued in the following cases:

a) The permit is lost or damaged;

b) The name of the permit holder is change due to the transfer, merger, division or restructuring of the organization in which the manager and/or the operator of the work of water exploration, exploitation or wastewater discharge are changed but the other contents remain unchanged.

2. The validity period of the reissued permit is the remaining valid duration of the existing permit.

Article 28. Jurisdiction of issuance, renewal, modification, suspension, revocation and reissuance of water permits

1. The Ministry of Natural Resources and Environment has the power to issue, renew, modify, suspend, revoke and reissue the following water permits:

a) Permits for water exploitation for works of national importance in the jurisdiction of the Prime Minister;

b) Permits for underground water exploration for works having the capacity of 3,000 m3/day and above;

c) Permits for surface water exploitation which serve agricultural production, aquaculture farming with the capacity of 2 m3/sec and above;

d) Permits for surface water exploitation which serve power generation with the capacity of 2,000 kW and above;

dd) Permits of surface water exploitation which serve other purpose with the capacity of 50,000 m3/day and above;

e) Permits for seawater exploitation which serve the purpose of manufacturing, goods sales and service provisions with the capacity of 100,000 m3/day and above;

g) Permits for wastewater discharge which serves aquacultural activities with the capacity of 30,000 m3/day and above;

h) Permits for wastewater discharge which serves other activities with the capacity of 30,000 m3/day and above;

2. The provincial People’s Committees has the power to issue, renew, modify, suspend, revoke and reissue water permits other than those prescribed in Clause 1 this Article.

Article 29. Agencies receiving and managing applications for water permits

Agencies receiving and managing applications for water permits (hereinafter referred to as application-receiving agencies) include:

1. The Department of Water Resource Management of the Ministry of Natural Resources and Environment shall receive, check and manage applications for the cases within the jurisdiction of the Ministry of Natural Resources and Environment.

2. The Services of Natural Resources and Environment shall receive, check and manage applications for the cases within the jurisdiction of provincial People’s Committees.

Article 30. Application for issuing, renewing, modifying permits for underground water exploration

1. Every application for permit for underground water exploration includes:

a) The written request for the issuance of permit for underground water exploration;

b) A scheme for underground water exploration if the capacity of the work is 200 m3/ day or above; a design of exploration boreholes if the capacity of the work is below 200 m3/ day.

2. Every application for renewing, modifying a permit for underground water exploration includes:

a) The written request for renewal or modification of the permit for underground water exploration;

b) The report on the adherence to the regulations in the permit;

c) A copy of the issued permit.

3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide the templates for and contents of the schemes and reports mentioned in this Article.

Article 31. Application for issuing, renewing, modifying permits for underground water exploitation

1. Every application for issuing underground water exploitation includes:

a) The request for the issuance of the water permit;

b) A map of the area in which the location of the work is marked;

c) The exploration result on the water reserve of the underground water source and the exploitation methods if the capacity of the work is 200 m3/ day or above; or the result of exploitation boreholes if the capacity of the work is below 200 m3/day and the work has not been built; the report on the water exploitation if the exploitation work is in operation;

d) Results of water quality analysis which are obtained within six (06) month before the submission of the application.

If the underground water exploitation work has not been built, the application for issuing the permit must be submitted in the stage of investment preparation.

2. Every application for renewing or modifying a permit for underground water exploitation includes:

a) The written request for renewal or modification of the permit;

b) Report on the exploitation of the water and the adherence to the regulations of the permit. If the capacity of the work, the number of exploitation boreholes or level of the exploited water needs to be modified, the exploitation methods are required to be specified;

c) Results of water quality analysis which are obtained within six (06) month before the submission of the application;

d) A copy of issued permit.

3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide templates, contents of the reports and schemes mentioned in this Article.

Article 32. Applications for issuing, renewing and modifying permits for exploitation of surface water and seawater

1. Every application for issuing the permit for exploitation of surface water or seawater includes:

a) The written request for the permit;

b) The scheme for water exploitation if the work has not been built; the report on the water exploitation enclosed with the procedures for operation if the work is built (if the procedures for operation is required);

c) Results of water quality analysis which are obtained within six (03) month before the submission of the application;

d) A map of the area in which the location of the work is marked.

If the work of exploitation of surface water or seawater has not been built, the application for issuing the permit must be submitted in the stage of investment preparation.

2. Every application for renewal or modification of a permit for exploitation of surface water and seawater includes:

a) The written request for renewal or modification of the permit;

b) Report on the exploitation of the water and the adherence to the regulations of the permit. If the capacity of the work, methods, policy and procedures for exploiting water need to be modified, the scheme of water exploitation is required to be enclosed;

c) Results of water quality analysis must be obtained within six (03) month before the submission of the application;

d) A copy of issued permit.

3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide templates, contents of the reports and schemes mentioned in this Article.

Article 33. Applications for issuing, renewing and modifying wastewater discharge permits

1. Every application for issuing the wastewater discharge permit includes:

a) A written request for the issuance of the permit;

b) The scheme for discharging wastewater and the procedures for operating the wastewater treatment system if the discharge of wastewater has not been begun; report on the discharge of wastewater and the procedures for operating the wastewater treatment system if the discharge of wastewater is being taken place;

c) Results of analyzing the quality of the receiving waters at the discharging location; Results of analyzing the quality of the receiving waters before and after treatment if the wastewater is being discharged. The date on which the samples for analyzing water quality are taken must be within three (03) months before the submission of the application;

d) A map of the area in which the wastewater discharging location is marked.

If the wastewater discharging work has not been built, the application for issuing the permit must be submitted in the stage of investment preparation.

2. Every application for renewing or modifying wastewater discharge permit includes:

a) The request for renewing or modifying the permit;

b) Results of analyzing the quality of the wastewater and the receiving waters at the discharging location. The date on which the samples for analyzing water quality are taken must be within three (03) months before the submission of the application;

c) Report on the wastewater discharge and the adherence to the regulations of the permit. If the flow, methods, policy and procedures for discharging wastewater need to be modified, the wastewater discharging scheme is required to be enclosed;

d) A copy of issued permit.

3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide templates, contents of the reports and schemes mentioned in this Article.

Article 34. Applications for reissuing water permits

1. The written requests for the issuance of water permits;

2. The explanation and necessary documents for the reissuance.

3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide the template of the request mentioned in this Article.

Article 35. Procedures for issuing permits for exploration, exploitation of water and wastewater discharge

1. Receiving and assessing applications:

a) Every applicant shall send two (02) sets of application and the fee for checking it to an application-receiving agency according to the regulations of the Law. If the case is within the jurisdiction of the Ministry of Natural Resources and Environment, the applicant must send an (01) additional set to the Service of Natural Resources and Environment of the province in which the work is located;

b) Within ten (10) working days from the receipt of the application, the application-receiving agency is responsible for assessing it. If the application is not satisfactory, the application-receiving agency shall request the applicant to satisfy it according to the regulations.

If the application is not satisfactory after being amended by the applicant, the application-receiving agency shall return the application and give a written explanation to the applicant.

2. Assessing schemes, reports on exploration, exploitation of water and discharge of wastewater in the applications (hereinafter referred to as applying scheme/report):

a) Within thirty (30) working days from the receipt of a satisfactory application prescribed in Clause 1 this Article, the application-receiving agency is responsible for assessing the applying schemes and/or reports; carrying out the physical verification or establishing an assessing council if necessary. If all the requirements for issuing the permit are met, the application-receiving agency shall request the licensing agencies to consider issuing it; otherwise, it shall return the application to the applicant with explanation;

b) If there is any content in the applying scheme or report which is required to be amended, the application-receiving agencies shall send a written notification of such content to the applicant. The period over which the schemes, reports is completed or redeveloped is not included in the time for assessing them. The time limit for assessing the completed applying schemes, reports is twenty (20) working days;

c) If the applying schemes, reports are required to be redeveloped, the application-receiving agencies shall return the application and inform the applicants in writing the unsatisfactory contents which require the applying schemes, reports to be redeveloped.

3. Notifying results of processing applications:

Within five (05) working days from the receipt of permits from the competent agencies, the application-receiving agencies shall inform the applicants in order for them to fulfill the financial obligations and receive the permits.

Article 36. Procedure for renewing, modifying and reissuing permits for exploration, exploitation of water and discharge of wastewater

1. Receiving and assessing applications:

a) Every applicant shall send two (02) sets of application and the charge for assessment to an application-receiving agency according to the regulations of the Law. If the case is within the jurisdiction of the Ministry of Natural Resources and Environment, the applicant must send an (01) additional set to the Service of Natural Resources and Environment of the province in which the work is located;

b) Within five (05) working days from the receipt of the application, the application-receiving agency is responsible for assessing it. If the application is not satisfactory, the application-receiving agency shall notify the applicant for satisfy it according to the regulations.

If the application is not satisfactory after being amended by the applicant, the application-receiving agency shall return the application and give a written explanation to the applicant.

2. Assessing applying schemes, reports of the applications for renewing and modifying permits:

a) Within twenty five (25) working days from the receipt of a satisfactory application prescribed in Clause 1 this Article, the application-receiving agency is responsible for assessing the applying schemes and/or reports; carrying out the physical verification or establishing an assessing council if necessary. If all the requirements for renewing or modifying the permit are met, the application-receiving agency shall request a licensing agency to renew or modify it. Otherwise, the application-receiving agency shall return the application and give a written explanation to the applicant.

b) If there is any content in the applying scheme or report which is required to be amended, the application-receiving agencies shall inform the applicants such content in writing. The period over which the schemes, reports is completed or redeveloped is not included in the time for assessing them. The time limit for assessing the completed applying schemes, reports is twenty (20) working days;

c) If the applying schemes, reports are required to be redeveloped, the application-receiving agencies shall return the application and inform the applicants in writing the unsatisfactory contents which require the applying schemes, reports to be redeveloped.

3. Assessing the applications for reissuing permits:

Within ten (10) working days from the receipt of a satisfactory application prescribed in Clause 1 this Article, the application-receiving agency is responsible for assessing it; if all the requirements for reissuing the permit are met, the application-receiving agency shall request a licensing agency to reissue it. Otherwise, the application-receiving agency shall return the application and give a written explanation to the applicant.

4. Notifying results of processing applications:

Within five (05) working days from the receipt of permits from the competent agencies, the application-receiving agencies shall inform the applicants in order for them to fulfill the financial obligations and receive the permits.

Article 37. Procedures for suspending water permits

1. If a permit holder is found committing any violation prescribed in Clause 1 Article 24 of this Decree, a licensing agency shall consider suspending his/her water permit.

2. Depending on the seriousness of the violation and the effect of the suspension on the business and lives of local residents, the licensing agency shall decide the duration of the suspension.

3. The licensing agency may consider shortening the permit suspension duration if the holder has rectified the violations which lead to the suspension and fulfilled obligations according to the regulations of the Law.

Article 38. Procedures for revoking water permits

1. If any violation prescribed in Points a, b Clause 1 Article 25 of this Decree is detected during a periodic or unscheduled inspection of the adherence to the regulations in an issued permit, the inspecting agency is responsible for reporting the violation to the licensing agency in writing; if it is a violation prescribed in Points c, d Clause 1 Article 25 of this Decree, the inspecting agency shall take measures, within the area of competence, and report the violation to the licensing agency in writing.

Within thirty (30) working days from the receipt of the report, the licensing agency is responsible for considering the revocation the permit.

2. With regard to the cases in which the water permit is revoked prescribed in Point dd Clause 1 Article 25 of this Decree, the competent authority must send a notice to the permit holder at least ninety (90) days in advance.

3. With regard to the cases in which the water permit is revoked prescribed in Point e Clause 1 Article 25 of this Decree, the licensing agency shall revoke the permit within thirty (30) days from the receipt of the application managing agency’s report.

Article 39. Transfer of exploitation right of water resources

1. Requirements applied to every entity transferring the water exploitation right (hereinafter referred to as transferor):

a) The transferor finished the fundamental construction and bring the exploitation work into operation up to the transfer date;

b) The transferor has fulfilled all the financial obligations prescribed in Point dd Clause 2 Article 43 of the Law on Water Resources and paid the charge for water exploitation right; had no dispute over the rights and obligations related to the water exploitation activities;

c) The transferor has submitted sufficient documents to the application-receiving agency when the permit for exploitation of water is still valid for at least one hundred and twenty (120) days.

2. Requirements applied to every entity receiving the water exploitation right (hereinafter referred to as transferee):

a) The transferee meets all the requirements prescribed in Article 20 of this Decree;

b) The purpose of the water exploitation is not changed.

3. The transfer of water exploitation right is made with a contract between the transferor and transferee which is concluded according to according to the Civil Law and has the following contents:

a) The quantity, value of the exploitation work and invested infrastructure; the fulfillment of financial obligations of the transferor up to the conclusion date of the transfer contract;

b) Responsibilities of the transferee for continuing the uncompleted tasks and obligations of the transferor up to the transfer date.

4. Every transfer application includes:

a) The written request for the transfer of the water exploitation right;

b) The contract for transferring the water exploitation right;

c) The report on the water exploitation and the fulfillment of obligations up to the transfer date;

d) The authenticated copy of Business registration Certificate of the transferee; If the transferee is a foreign enterprise, the authenticated copy of Establishment Decision of its representative office/branch in Vietnam.

5. Procedures for transferring the right:

a) Every transferor shall send two (02) sets of transfer application to the application managing agency.

Within five (05) working days from the receipt of the transfer application, the application-receiving agency is responsible for assessing it. If it is unsatisfactory, the application-receiving agency shall return the application and give a written explanation to the applicant;

b) Within twenty (20) working days from the receipt of a satisfactory transfer application, the application-receiving agency is responsible for assessing it and then requesting the licensing agency to issue the permit for water exploitation to the transferee. The validity period of the reissued permit is the remaining validity period of the existing permit.

If the transfer application is not approved by the licensing agency, the transferor may keep exploiting and using water or return the permit.

6. The transferring and receiving entities must pay the taxes, fees and charges related to the transfer according to the regulations of the Law.

Chapter 4

FINANCE

Article 40. Charge for granting water exploitation right

1. Every entity must pay the charge for granting the water exploitation right according to Clause 1 Article 65 of the Law on Water Resources including the cases in which the permit for water exploitation is required and the following cases:

a) The exploitation of water which serve the commercial power generation;

b) The exploitation of waters which serve the businesses, services and non-agricultural production;

c) The exploitation of underground water with the capacity of 20 m3/day and above which serve industrial tree plantation, animal husbandry and aquacultural farming.

2. the Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge and cooperate with the Ministry of Finance in assisting the Government to decide the bracket, calculation and collection methods, the management of the charge for granting water exploitation right

Article 41. Funding for the baseline study, planning development and protection of water resources

1. The budget for conducting baseline study, planning development, management and protection of water resources is funded according to Clause 1 Article 10, Clause 4 Article 21 and Clause 5 Article 27 of the Law on Water Resources.

2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall take charge and cooperate with the Ministry of Finance in instructing the management of the budget for conducting baseline study, planning development, management and protection of water resources.

Chapter 5

MANAGEMENT AND SUPERVISION OF EXPLOITATION OF WATER RESOURCES, PREVENTION AND MITIGATION OF NEGATIVE EFFECTS OF WATER ON RIVER BASINS

SECTION 1. ACTIVITIES WHICH REQUIRE MANAGEMENT AND SUPERVISION

Article 42. Activities in river basins which require management and supervision

1. The activities prescribed in Points a, b, c, and d Clause 1 Article 72 of the Law on Water Resources.

2. Other activities in river basins prescribed in Point dd Clause 1 Article 72 of the Law on Water Resources, including:

a) Improvement and restoration of rivers, including:

- Restoration and preservation of the ecosystems, improvement of water quality;

- Development of wetlands and riverside ecological belts, removal of obstacles on river currents;

- Restoration of exhausted water sources, construction and improvement of wastewater infrastructure;

- Reduction of pollution sources from urban and rural areas; prevention and treatment of water pollution;

- Construction of water preservation infrastructure, reinforcement of riversides, clean of river beds.

b) Landscape improvement and development of riverside & lakeside lands, including:

- Development of riverside entertainment, festival and sporting areas;

- Restoration and improvement of historical, cultural and tourism values.

Article 43. Contents of and requirements for management and supervision

1. The management is directing the coordination among the Ministries, sectors, localities and the relevant entities in implementing the regulations prescribed in Article 42 of this Decree.

2. The supervision is monitoring, inspecting the exploitation of water, the wastewater discharge and the protection of water resources, the prevention and treatment of negative effects of water on river basins.

3. Requirements for the management include:

a) Ensuring the efficiency and economization of the water exploitation of people and socio-economic development activities; protecting water resources, preventing and treating negative effects of water;

b) Ensuring the concurrent cooperation among the agencies in managing activities of river basins; using resources properly and efficiently and avoiding overlap and wastefulness;

c) Complying with the planning of each river basin;

d) Determining the agency in charge, cooperative agencies and their specific tasks.

4. Requirements for the supervision include:

a) Detecting abnormal phenomena of flow rate, level and quality of water sources; making forecasts and giving warnings of pollution, degradation and exhaustion of water sources in river basins;

b) Detecting violations against the Law on Water Resources in operating one or many reservoirs and discharging wastewater into water sources in river basins;

c) Providing information and figures which facilitate the management of the exploitation and protection of water resources, the prevention and mitigation of negative effects of water according to Article 42 of this Decree on river basins;

d) Fulfilling other requirements of the management, protection, exploitation of water and the prevention and treatment of negative effects of water on river basins.

SECTION 2. RESPONSIBILITY FOR DISTRIBUTION AND SUPERVISION IN RIVER BASINS

Article 44. Responsibilities of the Ministry of Natural Resources and Environment

1. Take charge and cooperate with the relevant Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies and the People’s Committees of central-affiliated cities and provinces in developing plans, programs, schemes for the management and supervision of the activities according to Article 42 of this Decree in the inter-provincial river basins and then sending them to the Prime Minister.

2. Take charge for the cooperation in dealing with the pollution of international and inter-provincial water sources.

3. Assess and announce the minimum flow of a river or a part of the river which is a inter-provincial water source, decide the minimum flow at the downstream from a reservoir within the area of competence.

4. Develop and maintain the supervision system of exploration, exploitation of water and discharge of wastewater in the inter-provincial river basins.

5. Settle the cases within the area of competence or request the Prime Minister to settle the issues arising in the cooperation of the agencies who participate in the management and supervision in the inter-provincial river basins.

Article 45. Responsibilities of provincial People’s Committees

1. Develop, approve and carry out plans for distributing the water resource; programs and plans for improving rivers, restoring the polluted or exhausted water sources in the intra-provincial river basins.

2. Direct the actions against the pollution of local water sources and cooperate with the authorities of the provinces sharing the water sources in dealing with the issue.

3. Assess and announce the minimum flow of a river or a part of the river which is a intra-provincial water source, decide the minimum flow at the downstream from a reservoir within the area of competence.

4. Develop and maintain the supervision system of exploration, exploitation of water and discharge of wastewater in the intra-provincial river basins.

5. Settle the issues arising in the cooperation of the agencies who participate in the management and supervision in the intra-provincial river basins.

6. Cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in implementing the regulations prescribed in Article 44 this Decree.

Article 46. Responsibilities of the Ministries, ministerial-level agencies

1. Cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment, provincial People’s Committees in the management and supervision of the exploitation, use and protection of water resources, the prevention and treatment of the negative effect of water on river basins.

2. Inform the Ministry of Natural Resources and Environment and the relevant provincial People’s Committees of their expected demand for water exploited from each water source of river basins.

3. Direct the development of plans, programs and specialized project related to the exploitation, use and protection of water resources, the prevention and treatment of the negative effect of water which are suitable for the plan for distributing the water resource, programs and plans for improving rivers, restoring the polluted or exhausted water sources in the intra-provincial river basins and ensuring announced minimum flow.

4. Direct the development and implement the plans for adjusting water in reservoirs, exploiting and using water of works on rivers according to operation procedures of one or many reservoirs which are approved by competent agency and the plans for distributing water resources of river basins.

5. Work with each other to solve the issues arising during the management and supervision in river basins.

Chapter 6

IMPLEMENTATION

Article 47. Transitional clauses

1. The entities which are issued with water permits according to the Law on Water Resources No. 08/1998/QH10 shall apply the regulations in Article 77 of the Law on Water Resources No. 17/2012/QH13.

2. The applications for water permits which are sent to competent agencies before the effective date of this Decree shall be processed on condition that the applicants must fulfill the obligations according to the Law on Water Resources No. 17/2012/QH13.

3. The entities prescribed in Article 40 of this Decree are responsible for paying the fee for granting water permits from January 01, 2013 onward.

Article 48. Effect

This Decree takes effect on February 01, 2014

The Decree no. 179/1999/ND-CP dated December 30, 1999 providing guidance on implementing the Law on Water Resources, the Decree No. 149/2004/ND-CP dated July 07, 2004 governing the issuance of water permits and Article 2 of the Decree No. 38/2011/ND-CP dated May 26, 2011 on the amendments of administrative procedures of the Decree No. 181/2004/ND-CP dated October 29, 2004, the Decree No. 149/2004/ND-CP dated July 27, 2004 and the Decree No. 160/2005/ND-CP dated December 27, 2005 shall be replaced by this Decree.

The regulations of the Decree No. 112/2008/ND-CP on management, protection and integrated exploitation of resources and environment of irrigation and hydropower reservoirs and the Decree No. 120/2008/ND-CP dated December 01, 2008 on river basin management which are contravene the regulations of the Law on Water Resources No. 17/2012/QH13 and this Decree shall be invalidated.

Article 49. Implementation

1. The Ministry of Natural Resources and Environment is responsible for taking charge and cooperating with the relevant Ministries and sectors in providing guidance on the implementation of this Decree.

2. The Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of the People’s Committees central-affiliated cities and provinces and the relevant entities are responsible for implementing this Decree.

The Prime Minister

Nguyen Tan Dung

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 201/2013/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất