Nghị định 160/2005/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản

thuộc tính Nghị định 160/2005/NĐ-CP

Nghị định 160/2005/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:160/2005/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:27/12/2005
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Thi hành Luật Khoáng sản - Ngày 27/12/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 160/2005/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Nghị định160/2005/NĐ-CP tại đây

tải Nghị định 160/2005/NĐ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 160/2005/NĐ-CP NGÀY 27 THÁNG 12 NĂM 2005
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT KHOÁNG SẢN VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KHOÁNG SẢN

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005

Theo đề nghị của  Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

 NGHỊ ĐỊNH:

 

Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

 Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản được Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản được quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 (sau đây gọi chung là Luật Khoáng sản).

 

Điều 2. Đối tượng áp dụng

 Đối tượng áp dụng của Nghị định này bao gồm:

1. Cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản; cơ quan quản lý Nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản.

2. Tổ chức làm nhiệm vụ điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản.

3. Tổ chức, cá nhận hoạt động khoáng sản (bao gồm khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản).

4. Tổ chức, cá nhân khác có liên quản đến việc quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

 

Chương II. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN

 

Điều 3. Thẩm quyền và trách nhiệm quản lý Nhà nước về khoáng sản của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 

Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định tại khoản 2 Điều 55 của Luật Khoáng sản, có thẩm quyền và trách nhiệm:

 1. Trình Chính phủ các dự án luật và văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên khoáng sản; trình Thủ tưởng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản.

 2. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản trong phạm vi cả nước; phê duyệt các đề án, báo cáo kết quả về điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo kế hoạch nhà nước giao đối với các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

 3. Xác định khu vực có tài nguyên khoáng sản đã được điều tra, đánh giá theo quy định tại khoản l Điều 9 của Luật Khoáng sản; cung cấp cho Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng các tài liệu điều tra, đánh giá về khoáng sản phục vụ công tác quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản; khoanh định khu vực có khoáng sản độc hại theo quy định tại Điều 15 của Luật Khoáng sản và thông báo cho cơ quan nhà nước có liên quan; tổ chức thực hiện việc kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã được phê duyệt trên phạm vi cả nước.

 4. Cấp, gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản, cho phép chuyển nhượng, cho phép tiếp tục thực hiện quyền hoạt động khoáng sản trong trường hợp được thừa kế, theo thẩm quyền quy định tại điểm a khoản l Điều 56 của Luật Khoáng sản.

 5 . Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản, hướng dẫn, kiểm tra các ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật về khoáng sản; thanh tra, kiểm tra các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, hoạt động khoáng sản và công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

 6. Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản theo thẩm quyền quy định tại Điều 57 của Luật Khoáng sản và pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

 7. Tổ chức việc đăng ký, thu thập và tổng hợp kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, tình hình hoạt động khoáng sản trên phạm vi cả nước; tổ chức lưu trữ, quản lý tài liệu và mẫu vật về tài nguyên khoáng sản theo quy định của pháp luật.

 8. Thường trực Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản.

 

Điều 4. Thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản của Bộ Công nghiệp và Bộ Xây dựng

 1. Bộ Công nghiệp và Bộ Xây dựng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 55 của Luật Khoáng sản, có thẩm quyền và trách nhiệm:

 a) Trình Chính phủ chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản thuộc phạm vi được phân công quản lý; chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện sau khi được phê duyệt;

 b) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu vực đấu thầu thăm dò, khai thác khoáng sản theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định này;

 c) Ban hành các quy định về tiêu chuẩn, quy trình, công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản; .

 2. Bộ Công nghiệp ban hành danh mục, điều kiện và tiêu chuẩn khoáng sản xuất khẩu, khoáng sản hạn chế xuất khẩu. .

 

Điều 5. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản

 1. Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản đặt tại Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thành phần của Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

 2. Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản giúp Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ sau:

 a) Thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong báo cáo thăm dò khoáng sản, trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn;

 b) Thống kê trữ lượng khoáng sản, trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn, để cung cấp cho các cơ quan liên quan lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản;

c) Thẩm định quy định về phân cấp trữ lượng khoáng sản và quy định về nội dung báo cáo thăm dò đánh giá trữ lượng khoáng sản để Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành;

d) Xét duyệt, công nhận các chỉ tiêu tính trữ lượng khoáng sản.

 

Điều 6. Thẩm quyền và trách nhiệm quản lý Nhà nước về khoáng sản của Ủy ban nhân dân nhân dân các cấp

1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền và trách nhiệm:

a) Ban hành theo thẩm quyền văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và quản lý hoạt động khoáng sản tại địa phương;

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Công nghiệp, Xây dựng, Quốc phòng, Công an, Văn hóa - Thông tin, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Tổng cục Du lịch khoanh định trình Thủ tướng Chính phủ quyết định các khu vực cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này, khoanh định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại Điều 21 của Nghị định này;

c) Tổ chức lập và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng đối với các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại điểm b khoản l Điều 56 của Luật Khoáng sản;

d) Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về khoáng sản; thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên khoáng sản, môi trường và tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật tự xã hội tại các khu vực có khoáng sản;

đ) Phê duyệt trữ lượng trong báo cáo thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn;

e) Cấp, gia hạn, thu hồi, cho phép trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản, cho phép chuyển nhượng, cho phép tiếp tục thực hiện quyền hoạt động khoáng sản trong trường hợp được thừa kế, theo thẩm quyền quy định tại điểm b khoản l Điều 56 của Luật Khoáng sản;

g) Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt và công bô khu vực đấu thầu thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn; khoáng sản ở các khu vực đã được điều tra, đánh giá hoặc thăm dò, phê duyệt trữ lượng không nằm trong quy hoạch thăm dò khai thác, chế biến khoáng sản của cả nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc không thuộc diện dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia; tổ chức việc thực hiện đấu thầu theo quy định sau khi được phê duyệt;

 h) Chỉ đạo kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về khoáng sản tại địa phương; giải quyết hoặc tham gia giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về hoạt động khoáng sản và xử lý các vi phạm pháp luật về khoáng sản tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại Điều 57 của Luật Khoáng sản và pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

 i) Giải quyết việc giao đất, cho thuê đất để hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật về đất đai.

 2. Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công nghiệp, Sở Xây dựng giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản; công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản. Nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước của các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Công nghiệp, Xây dựng do Bộ trưởng các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Công nghiệp, Xây dựng quy định.

 3. Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định sau đây:

 a) Thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, môi trường, an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản; bảo đảm an ninh, trật tự xã hội tại các khu vực có khoáng sản;

 b) Giải quyết theo thẩm quyền các thủ tục giao đất, cho thuê đất, sử dụng cơ sở hạ tầng và các vấn đề lác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được pháp thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản tại địa phương theo quy định của pháp luật;

 c) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

 

Chương III. ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐỊA CHẤT VỀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN

 

Điều 7. Hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản Hoạt động điều tra cơ. bản địa chất về tài nguyên khoáng sản bao gồm:

 1. Điều tra, phát hiện tiềm năng tài nguyên khoáng sản đồng thời với việc lập các loại bản đồ địa chất khu vực, địa chất tai biến, địa chất môi trường, địa chất khoáng sản biển, các bản đồ chuyên đề và nghiên cứu các chuyên đề về địa chất và khoáng sản.

 2. Đánh giá tiềm năng tài nguyên, khoáng sản theo loại hoặc nhóm khoáng sản và đối với các cấu trúc địa chất có triển vọng nhằm phát hiện các mỏ mới.

 

Điều 8. Quản lý hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản

1. Hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản được thực hiện đồng thời với điều tra cơ bản địa chất và theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước.

2. Căn cứ quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và kế hoạch ngân sách nhà nước giao, các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức thẩm định, phê duyệt các đề án, bảo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản do các đơn vị trực thuộc thực hiện.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về nội dung dự án điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, việc lưu trữ địa chất nhà nước và bảo tàng địa chất; ban hành định mức, đơn giá trong điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản.

 

Điều 9. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức làm công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản

1. Tổ chức làm công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản có các quyền sau đây:

a) Tiến hành các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản theo dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và kế hoạch được giao;

b) Được nhà nước khen thưởng khi có thành tích trong việc nghiên cứu, phát hiện lưới về địa chất và tài nguyên khoáng sản;

c) Được gửi mẫu ra nước ngoài để phân tích thử nghiệm theo đề án đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Tổ chức làm công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện các quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản;

b) Bảo đảm tính trung thực, đầy đủ trong việc thu thập, tổng hợp tài liệu thông tin về địa chất và khoáng sản; giữ gìn bí mật nhà nước những thông tin về địa chất và khoáng sản theo quy định của pháp luật;

c) Bảo vệ môi trường, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên khác trong quá trình điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản;

 d) Nộp báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản vào Lưu trữ địa chất và các mẫu vật địa chất, khoáng sản vào Bảo tàng địa chất thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 

Điều 10. Lưu trữ kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản

 1. Báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản và các mẫu vật địa chất, khoáng sản phải được đăng ký và bảo quản tại Lưu trữ địa chất và Bảo tàng địa chất thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 2. Cơ quan Lưu trữ địa chất và Bảo tàng địa chất có trách nhiệm giữ gìn bí mật nhà nước về dữ liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản, mẫu vật địa chất, khoáng sản; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham khảo, sử dụng dữ liệu thông tin về tài nguyên khoáng sản theo quy định của pháp luật.

 

Chương IV. QUY HOẠCH KHOÁNG SẢN

 

Điều 11. Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản

 1. Việc lập quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản phải dựa trên các căn cứ sau đây:

 a) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước;

 b) Kết quả điều tra, đánh giá khoáng sản đã thực hiện; đặc điểm cấu trúc địa chất có tiềm năng và triển vọng về khoáng sản.

 2. Nội dung quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản bao gồm:

 a) Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 hoặc 1/25.000; xây dựng cơ sở hệ thống dữ liệu, thông tin về địa chất và khoáng sản;

 b) Đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản trên mặt và dưới sâu đối với từng loại, nhóm khoáng sản; xác định các vùng có triển vọng về tài nguyên khoáng sản;

 c) xác định quy mô đầu tư và nhu cầu về thiết bị, kỹ thuật, phương pháp phân tích, thí nghiệm phục vụ công tác điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản;

 d) Giải pháp, tiến độ tổ chức thực hiện quy hoạch. 

 3 . Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo tổ chức thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

 

Điều 12. Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản

 1. Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

 a) Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản phục vụ cho nhu cầu trước mắt, đồng thời có tính đến sự phát triển của khoa học, công nghệ và nhu cầu khoáng sản trong tương lai;

 b) Bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác;

 c) Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản của địa phương phải phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản của cả nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Việc lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản phải dựa trên các căn cứ sau đây:

a) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh;

b) Kết quả điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản của cả nước;

c) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại vùng có khoáng sản và nhu cầu của thị trường;

d) Tiến bộ khoa học và công nghệ trong thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản;

đ) Kết quả thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản cùng loại trước đó.

3. Nội dung quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản bao gồm:

 a) Điều tra, nghiên cứu, tổng hợp và đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản;

 b) Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản cùng loại trước đó; xác định mục tiêu thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản, nhu cầu sử dụng khoáng sản trong từng thời kỳ;

c) Xác định khu vực, mỏ và loại khoáng sản cần đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến;

d) Xác định khu vực hạn chế hoạt động khoáng sản, khu vực đấu thầu hoạt động khoáng sản;

đ) Xác định khu vực dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia;

e) Thể hiện khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

g) Định hướng về đầu tư, khoa học, công nghệ thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản;

h) Giải pháp, tiến độ tổ chức thực hiện quy hoạch.

4. Trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản được quy định như sau:

a) Bộ Công nghiệp chỉ đạo, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản, trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

b) Bộ Xây dựng chỉ đạo, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng, khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng đối với các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại điểm b khoản 1 Điều 56 của Luật Khoáng sản sau khi được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua.

Chương V. KHOÁNG SẢN QUÝ, HIẾM, ĐẶC BIỆT VÀ ĐỘC HẠI

Điều 13. Khoáng sản quý, hiếm

Khoáng sản quý, hiếm là khoáng sản kim loại thường gặp ở dạng tự sinh hoặc hỗn hợp tự nhiên với các kim loại khác, khoáng sản thuộc nhóm kim cương, đá quý có giá trị kinh tế đặc biệt, được sử dụng trong các ngành kỹ thuật, công nghệ cao hoặc để làm đồ trang sức, bao gồm: vàng, bạc, platin, kim cương, ruby, saphia (corindon) và emơrot.

Điều 14. Khoáng sản đặc biệt và độc hại

 1. Khoáng sản đặc biệt và độc hại là khoáng sản kim loại phóng xạ, đất hiếm và loại khoáng sản có chứa các nguyên tố phóng xạ hoặc độc hại, tuy có giá trị sử dụng cao trong các ngành công nghiệp, nhưng có tác động xấu đến môi trường, bao gồm: Uran (U), thori (Th), lan tan (La), se len (Se), prazeodim (Pr), neodim (Nd), samari (Sm), europi (Eu), gadolini (Gd), te bi (Tb), diprozi (Dy), honmi (Ho), eribi (Er), tuli (Tm), ytecbi (Yb), lutexi (Lu), ytri (Y) và các loại khoáng sản thuỷ ngân, arsen, chì - kẽm và asbest.

 2. Hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản đặc biệt và độc hại phải tuân theo các quy định của pháp luật về khoáng sản và các quy định của pháp luật về an toàn và kiểm soát bức xạ.

 

Chương VI. KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG

 

Điều 15. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường

 Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường bao gồm các khoáng sản có thành phần, tính chất cơ lý, cấu tạo, màu sắc hoặc tính chất khác không đạt yêu cầu làm nguyên liệu để chế biến, sản xuất các sản phẩm có giá trị cao hơn khoáng sản làm vật liệu thông thường theo tiêu chuẩn Việt Nam.

 

Điều 16. Danh mục khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường

 1. Cát các loại (trừ cát trắng silic) có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không có các khoáng vật casiterit, volfiamit, monazit, ziricon, ilmenit và vàng đi kèm.

 2. Đất sét làm gạch, ngói theo tiêu chuẩn Việt Nam, các loại sét (trừ sét bentonit, sét kaolin) không đáp ứng yêu cầu sản xuất sản phẩm gốm xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam, sản xuất vật liệu chịu lửa samot theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc sản xuất xi măng theo tiêu chuẩn Việt Nam.

 3. Đá cát kết, đá quarzit có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, các nguyên tố xạ, hiếm hoặc không đạt yêu cầu làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn Việt Nam.

 4. Các loại đá trầm tích (trừ các đá chứa keramzit, diatomit), đá magma (trừ đá bazan dạng cột, dạng bọt), đá biến chất không chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, đá quý, bán quý và các nguyên tố xạ, hiến, không đáp ứng yêu cầu làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn Việt Nanh và tiêu chuẩn Việt Nam, không đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu trường thạch (felspat) sản xuất sản phẩm gốm xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam.

 5. Đá phiến các loại, trừ đá phiến lợp, đá phiến cháy và đá phiến có chứa khoáng vật serixit, disten, hoặc silimanit với hàm lượng lớn hơn 30%.

 6. Các loại cuội, sỏi, sạn không chứa vàng, platin, đá quý và bán quý (thạch anh mỹ nghệ, topa, beril, ruby, saphia, ziricon), đá ong không chứa kim loại tự sinh hoặc khoáng vật kim loại.

 7. Các loại đá vôi, sét vôi, đá hoa (trừ nhũ đá vôi, đá vôi trắng và đá hoa trắng) không đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất xi măng pooc lăng theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc không đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn Việt Nam.

 8. Đá đolomit có hàm lượng MgO nhỏ hơn 15%, đá đolomit không đáp ứng yêu cầu sản xuất thủy tinh xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam hoặc không đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn Việt Nam.

 

Chương VII. TỔ CHỨC, CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN

 

Điều 17. Phạm vi hoạt động khoáng sản của tổ chức, cá nhân

 

1. Phạm vi hoạt động khoáng sản của tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 6 của Luật Khoáng sản được quy định như sau:

 a) Doanh nghiệp trong nước, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thuộc mọi thành phần kinh tế có đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư hoạt động khoáng sản được khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản;

 b) Doanh nghiệp nước ngoài có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam được khảo sát, thăm dò khoáng sản;

 c) Cá nhân có đăng ký kinh doanh hoạt động khoáng sản dược khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và khai thác tận thu khoáng sản.

 2. Tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này có các diều kiện sau đây thì được xem xét cấp giấy phép hoạt động khoáng sản:

 a) Có đề án thăm dò, dự án khai thác, chế biến khoáng sản phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

 b) Đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến phải có nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp thăm dò, khai thác, chế biến tiên tiến;

 c) Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

 

Điều 18. Điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản

 1. Tổ chức chuyên ngành về địa chất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập hoặc các tổ chức kinh tế khác được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về đầu tư được hành nghề thăm dò khoáng sản khi có đủ các điều kiện sau đây:

 a) Có người phụ trách kỹ thuật là kỹ sư địa chất đã công tác thực tế trong công tác thăm dò khoáng sản ít nhất là năm (05) năm; có hiểu biết và nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật về thăm dò khoáng sản;

 b) Có cán bộ, công nhân kỹ thuật thuộc các chuyên ngành địa chất thăm dò, địa chất thuỷ văn - địa chất công trình, địa vật lý, khoan, khai đào và chuyên ngành khác có liên quan;

 c) Có thiết bị, công cụ chuyên dùng cần thiết để thi công các công trình thăm dò khoáng sản.

 

Điều 19. Tiêu chuẩn Giám đốc điều hành mỏ

Giám đốc điều hành mỏ được bổ nhiệm theo Điều 36 của Luật Khoáng sản phải đạt các tiêu chuẩn sau đây:

1. Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn:

a) Giám đốc điều hành mỏ khai thác bằng phương pháp hầm lò phải là kỹ sư khai thác mỏ hầm lò hoặc,kỹ sư xây dựng mỏ hầm lò có thời gian trực tiếp khai thác tại mỏ hầm lò ít nhất là năm (05) năm;

b) Giám đốc điều hành mỏ khai thác bằng phương pháp lộ thiên phải là kỹ sư khai thác mỏ lộ thiên hoặc mỏ hầm lò có thời gian trực tiếp khai thác tại mỏ lộ thiên ít nhất là ba (03) năm; trường hợp là kỹ sư địa chất thăm dò thì phải được huấn luyện về kỹ thuật khai thác mỏ và có thời gian trực tiếp khai thác khoáng sản tại mỏ lộ thiên ít nhất là năm (05) năm;

c) Giám đốc điều hành mỏ đổi với các mỏ không kim loại được khai thác bằng phương pháp lộ thiên mà không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hoặc các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường được khai thác bằng phương pháp thủ công đơn giản thì phải có trình độ chuyên môn từ trung cấp khai thác mỏ hoặc trung cấp địa chất thăm dò trở lên; trường hợp chỉ có trình độ chuyên môn là trung cấp khai thác mỏ thì phải có thời gian trực tiếp khai thác khoáng sản tại mỏ lộ thiên ít nhất là ba (03) năm; trường hợp chỉ có trình độ chuyên môn là trung cấp địa chất thăm dò thì phải được huấn luyện về kỹ thuật khai thác mỏ và có thời gian trực tiếp khai thác khoáng sản tại mỏ lộ thiên ít nhất là ba (03) năm.

2. Tiêu chuẩn về năng lực quản lý, điều hành:

a) Nắm vững các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản và những quy định tại các văn bản pháp luật khác có liên quan đến hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản;

b) Nắm vững quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn và nguyên tắc kỹ thuật thiết kế khai thác mỏ, định mức kỹ thuật khai thác mỏ, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, nội quy, quy tắc an toàn lao động trong khai thác mỏ đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;

c) Có trình độ tổ chức, quản lý và kinh nghiệm thực tế, điều hành kỹ thuật khai thác, kỹ thuật an toàn lao động, bảo vệ môi trường.

 

Chương VIII. KHU VỰC, DIỆN TÍCH HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN

 

Điều 20. Khu vục cấm hoạt động khoáng sản

1. Khu vực cấm hoạt động khoáng sản bao gồm các khu vực:

a) Có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được ủy ban nhân cấp tỉnh quyết định khoanh vùng bảo vệ;

b) Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, bãi bồi non đang có rừng ngập mặn tái sinh tự nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn đất ngập nước, khu vực bảo tồn địa chất;

c) Đã có quy hoạch đất đai dành riêng cho mục đích quốc phòng, an ninh hoặc ảnh hưởng xấu đến nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;

d) Thuộc hành lang hoặc phạm vi bảo vệ an toàn các công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông, công trình thuỷ lợi, đê điều, thông tin;

đ) Dành riêng cho tôn giáo;

e) Đô thị, khu công nghiệp, khu thương mại, khu du lịch hoặc công trình kết cấu hạ tầng quan trọng.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt khu vực cấm hoạt động khoáng sản và thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp và Bộ Xây dựng sau khi được phê duyệt.

 

Điều 21. Khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản

1. Khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản được quy định trong các trường hợp sau đây:

a) Do yêu cầu đột xuất về quốc phòng, an ninh;

b) Do yêu cầu bảo tồn thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đang được nhà nước xem xét, công nhận hoặc phát hiện trong qúa trình thăm dò, khai thác khoáng sản;

c) Do yêu cầu phòng tránh hoặc khắc phục hậu quả thiên tai.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản và thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp và Bộ Xây dựng sau khi được phê duyệt.

 

Điều 22. Khu vực hạn chế hoạt động khoáng sản

1. Khu vực hạn chế hoạt động khoáng sản là khu vực bị hạn chế bằng các hình thức sau đây:

a) Dành riêng cho một hoặc một số tổ chức độc quyền hoạt động khoáng sản;

b) Hạn chế sản lượng khai thác;

c) Hạn chế xuất khẩu sản phẩm khai thác.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khu vực hạn chế hoạt động khoáng sản và thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp và Bộ Xây dựng sau khi được phê duyệt.

 

Điều 23. Khu vục đấu thầu thăm dò, khai thác khoáng sản

1. Khu vực đấu thầu thăm dò, khai thác khoáng sản bao gồm các khu vực sau đây:

a) Khu vực đã được điều tra, đánh giá khoáng sản bằng nguồn vốn từ Ngân sách nhà nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là khu vực đấu thầu thăm dò;

b) Mỏ khoáng sản đã được thăm dò bằng nguồn vốn, từ ngân sách Nhà nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là khu vực đấu thầu hoặc chọn thầu khai thác.

2. Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Bộ trưởng Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt và công bố khu vực đấu thầu thăm dò, khai thác khoáng sản, khu vực hoặc mỏ khoáng sản đã được thăm dò được đấu thầu hoặc chọn thầu khai thác và tổ chức thực hiện việc đấu thầu theo quy định sau khi được phê duyệt, trừ khu vực đấu thầu thuộc thẩm quyền trình thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt của ủy ban nhàn dân cấp tỉnh quy định tại điểm g khoản l Điều 6 của Nghị định này.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế đấu thầu thăm dò, khai thác khoáng sản.

 

Điều 24. Diện tích khu vực khảo sát khoáng sản

1. Diện tích khu vực khảo sát khoáng sản được cấp cho một giấy phép khảo sát khoáng sản không quá năm trăm kilômet vuông (500 km2) trừ trường hợp đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

2. Giấy phép khảo sát khoáng sản được cấp cho nhiều tổ chức, cá nhân cùng hoạt động khoáng sản trong một khu vực.

 

Điều 25. Diện tích khu vực thăm dò khoáng sản

1. Diện tích khu vực thăm dò của một giấy phép thăm dò khoáng sản kim loại, đá quý (kim cương, ruby, saphia, êmorôt) không quá năm mươi kilômet vuông (50 km2).

2. Diện tích khu vực thăm dò của một giấy phép thăm dò than, các khoáng sản không kim loại (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường) ở vùng đất liền, có hoặc không có mặt nước, không quá một trăm kilôlnet vuông ( 100 km2).

3 . Diện tích khu vực thăm dò của một giấy phép thăm dò khoáng sản các loại (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường) ở vùng thềm lục địa không quá hai trăm kilômet vuông (200 km2).

4. Diện tích khu vực thăm dò của một giấy phép thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường ở vùng đất liền không quá hai kilômet vuông (02 km2), ở vùng có mặt nước không quá một kilômet vuông (01 km2).

5. Diện tích khu vực thăm dò của một giấy phép thăm dò nước khoáng, nước nóng thiên nhiên không quá hai kilômet vuông (02 km2)

6. Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6 của Luật Khoáng sản, khoản 2 Điều 17 của Nghị định này được cấp không quá năm giấy phép, không kể các giấy phép thăm dò đã cấp cho tổ chức hoặc cá nhân nhưng đã chấm dứt hiệu lực, nhưng tổng diện tích các giấy phép thăm dò đối với một loại khoáng sản không quá hai lần diện tích thăm dò của một giấy phép được quy định tại các khoản l, 2, 3, 4 và 5 Điều này, trừ trường hợp đặc biệt được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

 

Điều 26. Diện tích khu vực khai thác khoáng sản

1. Diện tích khu vực khai thác của một giấy phép khai thác khoáng sản được xem xét trên cơ sở dự án đầu tư khai thác khoáng sản phù hợp với trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác do cơ quan nhà nước có thần quyền phê duyệt.

2. Diện tích khu vực khoáng sản có kết quả điều tra, đánh giá khoáng sản ở tỷ lệ 1:50.000 hoặc lớn hơn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà không nằm trong quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản của cả nước hoặc không thuộc diện dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại điểm b khoản Điều 56 của Luật Khoáng sản.

 

Điều 27. Diện tích khu vực khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong trường hợp không bắt buộc phải tiến hành thăm dò khoáng sản

Diện tích khu vực khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của một giấy phép trong trường hợp không bắt buộc phải tiến hành thăm dò khoáng sản theo quy định tại khoản 2 Điều 4l của Luật Khoáng sản không quá mười (10 ha) đối với một tổ chức và không quá một (01 ha) đối với cá nhân.

Chương IX. TÀI CHÍNH VÀ QUYỀN TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN

 

Điều 28. Lệ phí cấp phép hoạt động khoáng sản

1 . Lệ phí cấp phép bao gồm lệ phí cấp, gia hạn giấy phép hoạt động khoáng sản.

2. Bộ Tài chính quy định mức, thủ tục thu, nộp, quản lý và sử dụng các loại lệ phí cấp phép hoạt động khoáng sản.

 

Điều 29. Lệ phí độc quyền thăm dò khoáng sản

1. Lệ phí độc quyền thăm dò, được tính trên đơn vị diện tích khu thăm dò và thời hạn hiệu lực của giấy phép thăm dò khoáng sản.

2. Mức lệ phí độc quyền thăm dò được tính theo quy định sau đây:

Năm thứ l: 300.000 đồng/km2/năm;

Năm thứ 2: 400.000 đồng/km2/năm;

Năm thứ 3 : 550.000 đồng/km2/năm;

Năm thứ 4: 700.000 đồng/km2/năm.

3. Lệ phí độc quyền thăm dò không áp dụng đối với các trường hợp  sau đây:

a) Thời hạn có hiệu lực của giấy phép thăm dò, kể cả thời gian được gia hạn ít hơn mười hai tháng;

b) Hoạt động thăm dò trong khu vực tổ chức, cá nhân được phép khai thác.

4. Bộ Tài chính quy định thủ tục thu, nộp, quản lý, sử dụng lệ phí độc quyền thăm dò khoáng sản.

 

Điều 30. Đặt cọc thăm dò khoáng sản

l. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản phải nộp tiền đặt cọc tại kho bạc nhà nước, trừ trường hợp hoạt động thăm dò theo giấy phép được thực hiện bằng vốn của ngân sách nhà nước.

2. Tiền đặt cọc được thực hiện một lần khi cấp giấy phép thăm dò. Mức tiền dặt cọc bằng hai mươi lăm phần trăm (25 %) giá trị dự toán chi phí thăm dò của năm thăm dò đầu tiên.

3. Tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản có quyền sử dụng hình thức ký quỹ tại một tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam thay cho hình thức nộp tiền đặt cọc.

4. Sau sáu (06) tháng, kể từ ngày, giấy phép thăm dò khoáng sản có hiệu lực, công việc thăm dò không được tiến hành mà giấy phép bị chấm dứt hiệu lực thì tiền đặt cọc hoặc tiền ký quỹ được nộp vào ngân sách nhà nước.

5. Sau sáu (06) tháng, kể từ ngày giấy phép thăm dò khoảng sản có hiệu lực công việc thăm dò đã được tiến hành đúng kế hoạch thì tổ chức, cá nhân được phép thăm dò có quyền nhận lại tiền đặc cọc hoặc ký quỹ.

6. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước quy định thủ tục nộp,  quản lý tiền đặt cọc hoặc ký quỹ tiền đặt cọc thăm dò khoáng sản.

 

Điều 31. Sử dụng thông tin về kết quả khảo sát, thăm dò khoáng sản bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước

 1. Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin về kết quả khảo sát, thăm dò khoáng sản bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước có trách nhiệm và quyền đối với thông tin như sau:           

 a) Trả tiền sử dụng thông tin về kết quả khảo sát, thăm đò khoảng sản theo một trong hai phương thức: thanh toán gọn một lần hoặc trả dần theo sản lượng khai thác;

 b) Được chuyển nhượng, để thừa kế các thông tin về khảo sát, thăm dò khoáng sản sau khi đã hoàn tất việc trả tiền sử dụng thông tin đó;

 c) Trường hợp trả tiền dần theo sản lượng khai thác thì không được chuyển nhượng để thừa kế hoặc tiết lộ thông tin về kết quả khảo sát, thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp cung cấp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 2. Tổ chức, cá nhân được phép khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước không được cung cấp, chuyển nhượng thông tin về kết quả khảo sát, thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp cung cấp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trường hợp tổ chức, cá nhân hoàn trả ngân sách nhà nước số tiền đã đầu tư cho khảo sát, thăm dò thì việc sử dụng thông tin về kết quả khảo sát, thăm dò khoáng sản thực hiện theo quy định tại khoản l Điều này.

 3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định phương pháp xác định giá trị, phương thức, thủ tục thanh toán tiền sử dụng số liệu, thông tin về kểt quả khảo sát, thăm dò khoáng sản bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.

 

Điều 32. Sử dụng thông tin về kết quả khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản bằng nguồn vốn của tổ chức, cá nhân

 1. Tổ chức, cá nhân được phép khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản có quyền chuyển nhượng, để thừa kế những thông tin về kết quả, khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản được thực hiện bằng nguồn vốn của tổ chức, cá nhân đó.

 2. Sau sáu (06) tháng, kể từ ngày giấy phép thăm dò khoáng sản hết hạn mà tổ chức, cá nhân được phép thăm dò không trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt trữ lượng khoáng sản hoặc đã được phê duyệt trữ lượng mà không nộp đơn xin cấp giấy phép khai thác thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác những thông tin về khoáng sản có liên quan đến các giấy phép đó.

 

Điều 33. Sử dụng đất trong trường hợp nhận chuyển nhượng, thừa kế quyền khai thác, chế biến khoáng sản

 Việc sử dụng đất trong trường hợp nhận chuyển nhượng, thừa kế, quyền khai thác, chế biến khoáng sản thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

 

Điều 34. Quyền sở hữu tài sản khi giấy phép thăm dò hoặc khai thác, chế biến khoáng sản chấm dứt hiệu lực

 l. Khi giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản chấm dứt hiệu lực thì quyền sở hữu đối với những tài sản liên quan đến hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản được giải quyết theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 30, các điểm b và c khoản 2 Điều 40 của Luật Khoáng sản và các điểm b, c khoản 2 Điều 57 của Nghị định này.

 2. Bộ Tài chính quy định phương pháp xác định giá trị tài sản chuyển giao và thủ tục chuyển giao cho nhà nước các tài sản của tổ chức, cá nhân được phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản trong trường hợp giấy phép chấm dứt hiệu lực.

 

Điều 35. Ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản

 l. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải ký quỹ phục hồi môi trường và đất đai tại Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam.

 2. Mức tiền ký quỹ để phục hồi môi trường và đất đai căn cứ vào quy trình, tiến độ khai thác, phục hồi và dự toán chi phí phục hồi môi trường và đất đai xác định trong báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế mỏ và báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

 3. Tiền ký quỹ được tính lãi suất như đối với tiền gửi không kỳ hạn của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam.

 4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thủ tục đăng ký, quản lý, sử dụng tiền ký quỹ để phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản.

 

Điều 36. Trích nguồn thu ngân sách từ hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản để lại cho địa phương

1. Khoản trích để lại cho ngân sách địa phương từ nguồn thu ngân sách của hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản phải được thể hiện trong dự toán ngân sách hằng năm và chỉ được sử dụng để đầu tư kết cấu hạ tầng công cộng tại vùng có khoáng sản được khai thác, chế biến.

2. Việc quản lý, sử dụng khoản thu ngân sách từ hoạt động khoáng sản trên địa bàn có khoáng sản được khai thác, chế biến thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

 

Điều 37. Đầu tư của Nhà nước đối với công tác thăm dò khoáng sản

1. Nhà nước có thể đầu tư thăm dò đối với một số loại khoáng sản mà việc thu hút đầu tư từ các nguồn vốn khác không thể thực hiện được hoặc theo yêu cầu của nhiệm vụ kinh tế, xã hội.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng thẩm định các dự án được đề nghị cấp vốn nhà nước để thăm dò, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt.

Doanh nghiệp được cấp vốn để thăm dò có trách nhiệm hoàn trả nhà nước tiền vốn đã cấp theo phương thức trả dần theo sản lượng khoáng sản khi đưa mỏ vào khai thác.

3 . Việc sử dụng thông tin về kết quả thăm dò quy định tại khoản l Điều này thực hiện theo quy định tại Điều 3 l của Nghị định này.

 

Chương X. THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN, BÁO CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN

 

Điều 38. Thẩm định đề án khảo sát, thăm dò khoáng sản

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, theo thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản quy định tại khoản l Điều 56 của Luật Khoáng sản, tổ chức thẩm định các đề án khảo sát, thăm dò khoáng sản trước khi quyết định cấp giấy phép khảo sát, thăm dò.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc lập, thẩm định đề án khảo sát thăm dò khoáng sản.

 

Điều 39. Thẩm định và phê duyệt báo cáo thăm dò khoáng sản

 l. Báo cáo thăm dò khoáng sản được thẩm định theo các yêu cầu sau đây:

 a) Độ tin cậy về trữ lượng, hàm lượng và chất lượng khoáng sản, kể cả khoáng sản có ích đi kèm;

 b) Độ tin cậy về các điều kiện địa chất thuỷ văn, địa chất công trình liên quan đến nghiên cứu khả thi khai thác khoáng sản.

 2. Báo cáo thăm dò khoảng sản, trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn, phải nộp vào Lưu trữ địa chất nhà nước. Báo cáo thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và than bùn phải nộp tại Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có khoáng sản được thăm dò.

 

Điều 40. Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư khai thác khoáng sản

 l. Việc thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư khai thác khoáng sản thuộc các dự án đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật về xây dựng.

 2. Việc thẩm định dự án đầu tư khai thác khoáng sản thuộc các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

 

Điều 41. Thẩm định và phê duyệt thiết kế mỏ

 l. Thiết kế mỏ thuộc các dự án đầu tư khai thác khoáng sản được thẩm định và phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng.

 2. Tổ chức, cá nhân thẩm định thiết kế mỏ phải là tổ chức, cá nhân độc lập về lợi ích đối với tổ chức, cá nhân lập thiết kế và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định của mình.

 3. Bộ Công nghiệp hướng dẫn chi tiết nội dung thiết kế, thủ tục thẩm định và phê duyệt thiết kế mỏ.

 

Điều 42. Báo cáo về hoạt động khoáng sản

 l. Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động cho cơ quan quản lý nhà nước về khoảng sản và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số liệu, thông tin báo cáo.

 2. Báo cáo về hoạt động khoáng sản bao gồm:

 a) Báo cáo về hoạt động khảo sát khoáng sản, báo cáo về hoạt động thăm dò khoáng sản, báo cáo về hoạt động khai thác khoáng sản, báo cáo về hoạt động chế biến khoáng sản;

 b) Báo cáo về hoạt động khoáng sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung  ương.

 3. Chế độ báo cáo về hoạt động khoáng sản được quy định như sau:

 a) Chế độ báo cáo về hoạt động khoáng sản được thực hiện theo định kỳ tháng và một năm. Định kỳ sáu tháng đầu năm được tính từ ngày 01 đến ngày 30 tháng 6 của năm báo cáo. Định kỳ một năm được tính từ ngày 0 l tháng 0 l đến hết ngày 3 l tháng 12 của năm báo cáo;

 b) Ngoài việc thực hiện chế độ báo cáo nêu tại điểm a, khoản này, khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản, tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản phải thực hiện báo cáo đột xuất về tình hình hoạt động khoáng sản.

 4. Trách nhiệm nộp báo cáo về hoạt động khoáng sản được quy định như sau:

 a) Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản có trách nhiệm lập báo cáo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và chậm nhất sau năm (05) ngày của kỳ báo cáo quy định tại khoản 3 Điều này phải nộp báo cáo cho Sở Tài nguyên và Môi trường nơi hoạt động khoáng sản. Đối với tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản theo giấy phép thuộc thẩm quyền cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường còn phải nộp cho Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;

 b) Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm giúp ủy ban nhân dân lập báo cáo quy định tại khoản 2 Điều này và chậm nhất là sau mười lăm ( l5) ngày của kỳ báo cáo quy định tại khoản 3 Điều này gửi báo cáo về Bộ Tài nguyên và Môi trường (Cục Địa chất khoáng sản Việt Nam), Bộ Công nghiệp và Bộ Xây dựng.

 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn mẫu báo cáo quy định tại khoản 2 Điều này.

 

 Điều 43. Đề án đóng cửa mỏ

 l. Đề án đóng cửa mỏ phải được thẩm định và phê duyệt nội dung, yêu cầu về bảo đảm an toàn, phục hồi môi trường, đất đai và các yêu cầu khác theo quy định tại các điểm b và d khoản 2 Điều 40  của Luật Khoáng sản.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác loại khoáng sản nào thì có quyền thẩm định, phê duyệt đề án đóng cửa mỏ đối với loại khoáng sản đó.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định nội dung đề án và thủ tục đóng cửa mỏ.

 

Chương XI. GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN

 

Điều 44. Căn cứ cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

Căn cứ xét cấp giấy phép hoạt động khoáng sản bao gồm:

l. Chiến lược của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội; chiến lược phát triển các ngành công nghiệp liên quan đến khoáng sản.

2. Chính sách của Nhà nước về tài nguyên khoáng sản; quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

3. Hiệu quả kinh tể - xã hội của từng dự án cụ thể trong hoạt động khoáng sản, gắn liền với các yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, bảo đảm an ninh, quốc phòng.

4. Tư cách pháp lý của chủ đơn theo quy định của pháp luật và các điều kiện theo quy định tại Điều 6 của Luật Khoáng sản và khoản 2 Điều 17 của Nghị định này.

5. Đề án khảo sát, thăm dò trên diện tích không trùng với các khu vực đã được cấp phép hoặc đang được cơ quan nhà nước tiến hành điều tra, đánh giá khoáng sản.

6. Trữ lượng khoáng sản, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn,môi trường được phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật đối với trường hợp xin cấp giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản.

7. Văn bản của ủy ban nhân dân cấp tỉnh về diện tích dự kiến thăm dò để khai thác hoặc xây dựng nhà máy chế biến khoáng sản quy định tại Điều 45 của Nghị định này.

8. Đối với khoáng sản đặc biệt và độc hại quy định tại khoản l Điều 14 của Nghị định này, còn phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép thăm dò, khai thác, chế biến.

 

Điều 45. Trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc phối hợp thẩm định cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản

l. Trước khi cấp giấy phép thăm dò để khai thác khoáng sản hoặc giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản theo thẩm quyền, Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến bằng văn bản của ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản về diện tích dự kiến cấp giấy phép thăm dò để khai thác khoáng sản hoặc diện tích khai thác khoáng sản hoặc diện tích xây dựng nhà máy chế biến khoáng sản.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan kiểm tra, làm rõ diện tích dự kiến cấp giấy phép thăm dò để khai thác khoáng sản hoặc diện tích khai thác khoáng sản hoặc diện tích xây dựng nhà máy chế biến khoáng sản có hoặc không có liên quan đên khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản quy định tại Điều 20 và Điều 2l của Nghị định này.

 3. Trong trường hợp đặc biệt, cần thăm dò hoặc khai thác khoáng sản ở những khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại Điều 20 và Điều 21 của Nghị định này thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại khoản l Điều 56 của Luật Khoáng sản phải báo cảo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

 

Điều 46. Cấp giấy phép đầu tư hoạt động khoáng sản cho tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh có bên nước ngoài

 l. Trước khi cấp giấy phép đầu tư hoạt động khoáng sản, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư phải lấy ý kiến bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản quy định tại khoản l Điều 56 của Luật Khoáng sản. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản phải trả lời cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư.

 2. Trường hợp có ý kiến khác nhau, cơ quan cấp phép đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

 

Điều 47. Thời hạn giấy phép chế biến khoáng sản

 Thời hạn của một giấy phép chế biến khoáng sản quy định tại Điều 44 Luật Khoáng sản được xác định trên cơ sở dự án đầu tư chế biến khoáng sản, nguồn khoáng sản hợp pháp, nhưng không quá ba mươi năm và được gia hạn theo quy định tại Điều 51 của Nghị định này.

 

Điều 48. Gia hạn giấy phép khảo sát khoáng sản

 l. Giấy phép khảo sát khoáng sản được gia hạn khi có đủ các điều kiện sau đây:

 a) Khu vực được phép khảo sát có diện tích từ một trăm kilômet vuông ( 100 km2) trở lên;

 b) Chưa có tổ chức, cá nhân nào nộp đơn xin thăm dò ở khu vực xin gia hạn;

 c) Tổ chức, cá nhân được phép khảo sát đã hoàn thành mọi nghĩa vụ quy định trong giấy phép đã được cấp tại thời điểm xin gia hạn.

 2. Giấy phép khảo sát khoáng sản được gia hạn một lần với thời gian gia hạn không quá mười hai tháng.

 

Điều 49. Gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản

 l. Giấy phép thăm dò khoáng sản được gia hạn khi có đủ các điều kiện sau đây:

 a) Tổ chức, cá nhân được phép thăm đò khoáng sản đã hoàn thành mọi nghĩa vụ theo quy định trong giấy phép đã được cấp tại thời điểm xin gia hạn;

 b) Giấy phép thăm dò còn hiệu lực ít nhất là (30) ngày;

 c) Mỗi lần gia hạn phải trả lại ít nhất ba mươi phần trăm (30%) diện tích khu vực thăm dò theo giấy phép đã được cấp.

 2. Giấy phép thăm dò khoáng sản được gia hạn không quá hai lần với  tổng thời gian gia hạn không quá hai mươi bốn (24) tháng.

 3. Trường hợp thời gian gia hạn của giấy phép thăm dò đã hết, tổ chức, cá nhân được phép thăm dò đã thực hiện đầy đủ khối lượng thăm dò theo đề án và theo các quy định của giấy phép thăm dò mà vẫn chưa đủ căn cứ để lập dự án đầu tư khai thác thì giấy phép thăm dò được cấp lại một lần với thời hạn không quá hai mươi bốn (24) tháng trên diện tích đã được gia hạn trước đó và không được gia hạn tiếp.

 

Điều 50. Gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản

 1. Giấy phép khai thác khoáng sản được gia hạn với điều kiện tại thời điểm xin gia hạn, tổ chức, cá nhân được phép khai thác đã hoàn thành mọi nghĩa vụ theo quy định của giấy phép khai thác dã được cấp và các nghĩa vụ khác theo quy định khác của pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác có liên quan.

 2. Giấy phép khai thác khoáng sản được gia hạn nhiều lần phù hợp với trữ lượng khoáng sản đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa khai thác; tổng thời gian gia hạn không quá hai mươi (20) năm.

 

Điều 51. Gia hạn giấy phép chế biến khoáng sản

 l. Giấy phép chế biến khoáng sản được gia hạn với điều kiện tại thời điểm xin gia hạn, tổ chức, cá nhân được phép chế biến đã hoàn thành mọi nghĩa vụ theo quy định của giấy phép chế biến đã được cấp và các nghĩa vụ khác theo quy định khác của pháp luật về khoáng sản và pháp luật khác có liên quan.

 2. Có nguồn khoáng sản hợp pháp bảo đảm phù hợp công suất chế biến và thời gian xin gia hạn.

 3. Giấy phép chế biến khoáng sản được gia hạn nhiều lần phù hợp với nguồn khoáng sản hợp pháp; tổng thời gian gia hạn không quá hai mươi (20) năm.

 

Điều 52. Trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản hoặc trả lại từng phần diện tích hoạt động khoáng sản

 Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản có quyền trả lại từng phần diện tích hoặc trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản theo quy định sau đây:

 l. Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản đã hoàn thành mọi nghĩa vụ theo quy định của pháp luật đến thời điểm xin trả lại giấy phép; phục hồi môi trường, đất đai, bảo đảm an toàn ở phần diện tích xin trả lại;

 2. Trong thời hạn không quá chín mươi ngày (90) ngày, kể từ ngày giấy phép thăm dò được trả lại, tổ chức, cá nhân được phép thăm dò phải thác hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 30 của Luật Khoáng sản.

Trong thời hạn không quá sáu (06) tháng, kể từ ngày giấy phép khai thác, giấy phép chế biến được trả lại, tổ chức, cá nhân được phép khai thác phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 40 của Luật Khoáng sản; tổ chức, cá nhân được phép chế biến phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 57 của Nghị định này.

 3. Được cơ quan có thẩm quyền cấp loại giấy phép đó cho phép trả lại bằng văn bản.

 

Điều 53. Chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản

 Việc chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải tuân theo các quy định sau đây:

 l. Tổ chức, cá nhân được phép thăm dò hoặc khai thác, chế biến khoáng sản được chuyển nhượng quyền thăm dò hoặc quyền khai thác, chế biến cho tổ chức, cá nhân khác để tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đã được quy định trong giấy phép và theo quy định của pháp luật.

 2. Bên chuyển nhượng chỉ được phép chuyển nhượng khi đã thực hiện đầy đủ các quy định, nghĩa vụ có liên quan theo giấy phép thăm dò hoặc khai thác, chế biến khoáng sản đã được cấp đến thời điểm xin chuyển nhượng.

 3. Nội dung chuyển nhượng phải được thể hiện bằng hợp đồng giữa bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng theo quy định của pháp luật; kèm theo hợp đồng và đơn xin chuyển nhượng quyền thăm dò hoặc quyền khai thác, chế biến, tổ chức, cá nhân được phép thăm dò hoặc khai thác, chế biến phải có báo cáo kết quả thăm dò hoặc khai thác, chế biến đến thời điểm xin chuyển nhượng.

 4. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò hoặc quyền khai thác, chế biến khoáng sản phải có đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 6 của Luật Khoáng sản và khoản 2 Điều 17 của Nghị định này; đối với khoáng sản quý, hiếm, đặc biệt và độc hại còn phải tuân theo quy định tại khoản 8 Điều 44 của Nghị định này.

 5. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân nhận chuyền nhượng quyền khai thác, chế biến khoáng sản là tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài thì phải có giấy phép đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp liên doanh có bên nước ngoài chuyển đổi thành doanh nghiệp một trăm phần trăm (100%) vốn đầu tư nước ngoài cũng phải được cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư chấp thuận làm cơ sở cấp giấy phép khai thác, chế biến mới.

 6. Việc chuyển nhượng quyền thăm dò hoặc quyền khai thác, chế biến của tổ chức, cá nhân được phép thăm dò hoặc khai thác, chế biến khoáng sản phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đó cho phép và phải nộp thuế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.

Bộ Tài chính trình Chính phủ mức thuế chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản.

 

Điều 54. Thừa kế quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản

 

l. Cá nhân được phép thăm dò hoặc khai thác, chế biến khoáng sản có quyền để thừa kế quyền thăm dò hoặc quyền khai thác, chế biến khoáng sản của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.

 2. Người được thừa kế quyền thăm dò hoặc quyền khai thác, chế biến khoáng sản được tiếp tục thực hiện quyền thăm dò hoặc quyền khai thác, chế biến khi giấy phép vẫn còn hiệu lực và phải có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6 của Luật Khoáng sản và khoản 2 Điều 17 của Nghị định này. Trường hợp không đủ điều kiện để tiếp tục hoạt động thì giải quyết như sau:

 a) Người được thừa kế quyền thăm dò hoặc quyền khai thác, chế biến được chuyển nhượng quyền thăm dò hoặc quyền khai thác, chế biến cho tổ chức cá nhân khác phù hợp với quy định tại Điều 53 của Nghị định này;

 b) Trường hợp người được thừa kế quyền thăm dò hoặc quyền khai thác, chế biến khoáng sản không thực hiện quyền chuyển nhượng trong thời hạn sáu (06) tháng, kể từ thời điểm được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật thì giấy phép thăm dò hoặc giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản được coi là hết hạn.

 3. Trường hợp giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản không còn hiệu lực theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì người được thừa kế có quyền và thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 30, các điểm b, c và d khoản 2 Điều 40 của quật Khoáng sản, khoản 2 Điều 57 của Nghị định này.

 

Điều 55. Thời hạn khắc phục vi phạm trong khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản

l. Tổ chức, cá nhân được phép khảo sát khoáng sản khi vi phạm một trong các nghĩa vụ quy định tại Điều 23 của Luật Khoáng sản thì thời hạn cho phép để khắc phục không quá ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật Khoáng sản.

2. Tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản khi vi phạm một trong các nghĩa vụ quy định tại Điều 27 của Luật Khoáng sản thì thời hạn cho phép để khắc phục không quá sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại khoản l Điều 56 của Luật Khoáng sản.

3. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản khi vi phạm một trong các nghĩa vụ quy định tại Điều 33 của Luật Khoáng sản thì thời hạn cho phép để khắc phục không quá chín mươi (90) ngày, kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại khoản l Điều 56 của Luật Khoáng sản có văn bản thông báo.

 

Điều 56. Thu hồi giấy phép chế biến khoáng sản

 Giấy phép chế biến khoáng sản bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

 l. Tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản không thực hiện đúng nội dung, kế hoạch chế biến khoáng sản theo dự án chế biến và các quy định tại giấy phép chế biến đã được cấp.

 

2. Tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản vi phạm một trong các quy định tại Điều 46 của Luật Khoáng sản mà không khắc phục trong thời hạn chín mươi (90) ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại khoản l Điều 56 của Luật Khoáng sản.

 3. Khu vực chế biến bị công bố là khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật Khoáng sản và Điều 20 và Điều 21 của Nghị định này.

 4. Cá nhân được phép chế biến khoáng sản chết mà không có người thừa kế, tổ chức được phép chế biến bị giải thể hoặc phá sản mà không có tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ.

 

Điều 57. Chấm dứt hiệu lực giấy phép chế biến khoáng sản

 l Giấy phép chế biến khoáng sản chấm dứt hiệu lực trong trường hợp sau:

 a) Giấy phép hết hạn;

 b) Giấy phép được trả lại;

 c) Giấy phép bị thu hồi.

 2. Khi giấy phép chế biến khoáng sản chấm dứt hiệu lực thì :

 a) Các quyền liên quan đến giấy phép đó cũng chấm dứt;

 b) Các công trình, thiết bị để bảo vệ môi trường ở khu vực chế biến đều thuộc sở hữu nhà nước, không được tháo dỡ, phá hủy; 

 c) Ngoài những tài sản quy định tại điểm b khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản phải di chuyển toàn bộ tài sản của mình ra khỏi khu vực chế biến khoáng sản;

 d) Tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản phải thực hiện mọi nghĩa vụ có liên quan đến việc phục hồi môi trường và đất đai tlleo quy định của Luật Khoáng sản, Nghị định này và các quy định có liên quan khác của pháp luật.

 

Điều 58. Sử dụng đất trong hoạt động khoáng sản

Việc giao đất, cho thuê đất trong hoạt động khoáng sản thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

 

Chương XII. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN, THẨM ĐỊNH VÀ XÉT DUYỆT TRỮ LƯỢNG KHOÁNG SẢN

 

Điều 59. Hồ sơ cấp, gia hạn, cho phép trả lại giấy phép khảo sát khoáng sản

 l. Hồ sơ xin cấp giấy phép khảo sát khoáng sản bao gồm:

 a) Đơn xin cấp giấy phép khảo sát khoáng sản, kèm theo bản đồ khu vực khảo sát;

b) Đề án khảo sát khoáng sản, trong đó nêu rõ cơ sở địa chất và các loại khoáng sản là đối tượng khảo sát, phương pháp và khối lượng khảo sát; thời hạn, tiến độ khảo sát và nguồn tài chính;

 c) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của công chứng nhà nước của tổ chức xin cấp giấy phép khảo sát khoáng sản.

 2. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép khảo sát khoáng sản

 Hồ sơ xin gia hạn phải nộp cho cơ quan tiếp nhận trước ngày giấy phép hết hạn ba mươi (30) ngày, bao gồm:

 a) Đơn xin gia hạn;

 b) Báo cáo kết quả khảo sát khoáng sản và khối lượng công trình, kinh phí đã thực hiện đến thời điểm xin gia hạn.

Trong trường hợp giấy phép khảo sát khoáng sản đã hết hạn nhưng hồ sơ xin gia hạn đang được xem xét thì tổ chức, cá nhân được phép khảo sát khoáng sản được tiếp tục hoạt động đến thời điểm có quyết định gia hạn hoặc có văn bản trả lời giấy phép không được gia hạn.

 3. Hồ sơ xin trả lại giấy phép khảo sát khoáng sản bao gồm:

 a) Đơn trả lại giấy phép;

 b) Báo cáo kết quả khảo sát khoáng sản và khối lượng công trình, kinh phí đã thực hiện đến thời điểm trả lại giấy phép.

 

Điều 60. Hồ sơ cấp, cấp lại, gia hạn, cho phép trả lại, chuyến nhượng giấy phép thăm dò khoáng sản, cho phép tiếp tục thực hiện quyền thăm dò khoáng sản

 l. Hồ sơ xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản bao gồm:

 a) Đơn xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản;

 b) Đề án thăm dò khoáng sản lập theo quy định, kèm theo bản đồ khu vực thăm dò khoáng sản;

 c) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản là tổ chức trong nước hoặc bản sao giấy phép đầu tư có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin cấp giấy phép thăm dò khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài.

 2. Hồ sơ xin cấp lại giấy phép thăm dò khoáng sản

Trường hợp xin cấp lại giấy phép thăm dò quy định tại khoản 3 Điều 25 Luật Khoáng sản và khoản 3 Điều 49 của Nghị định này, hồ sơ phải nộp cho cơ quan tiếp nhận trước ngày giấy phép hết hạn ba mươi (30) ngày, bao gồm:

 a) Đơn xin cấp lại giấy phép thăm dò khoáng sản;

b) Báo cáo kết quả thăm đò, khối lượng công tác thăm dò đã thực hiện; chương trình, khối lượng thăm dò tiếp tục;

c) Bản đồ khu vực xin cấp lại giấy phép thăm dò.

3. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản

Hồ sơ xin gia hạn phải nộp cho cơ quan tiếp nhận trước ngày giấy phép hết hạn ba mươi (30) ngày, bao gồm:

a) Đơn xin gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản;

b) Báo cáo kết quả thăm dò, khối lượng công tác thăm dò đã thực hiện; chương trình, khối lượng thăm dò tiếp tục;

c) Bản đồ khu vực thăm dò, trong đó đã loại trừ ít nhất ba mươi phần trăm (30 %) diện tích theo giấy phép được cấp trước đó.

Trong trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hạn nhưng hồ sơ xin gia hạn đang được xem xét thì tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản được tiếp tục hoạt động đến thời điểm được gia đoạn hoặc có văn bản trả lời giấy phép không được gia hạn.

4. Hồ sơ xin trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích thăm dò khoáng sản bao gồm:

a) Đơn xin trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích thăm dò khoáng sản;

b) Báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, khối lượng công trình thăm dò đã thực hiện đến thời điểm  trả lại giấy phép hoặc trả lại một phần diện tích ghi trong giấy phép;

c) Bản đồ khu vực tiếp tục thăm dò; khối lượng công trình, chương trình thăm dò tiếp tục đối với trường hợp trả lại một phần diện tích thăm dò.

5. Hồ sơ xin chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản bao gồm:

a) Đơn xin chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản kèm theo hợp đồng chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản và bản kê giá trị tài sản sẽ chuyển nhượng;

b) Báo cáo kết quả thăm dò, khối lượng công trình đã thực hiện và các nghĩa vụ có liên quan theo quy định đã hoàn thành đến thời điểm xin chuyển nhượng quyền thăm dò;

c) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản là tổ chức trong nước hoặc bản sao giấy phép đầu tư (nếu có) có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài.

 Việc chuyển nhượng quyền thăm dò được chấp thuận bằng việc cấp giấy phép thăm dò thay thế giấy phép thăm dò đã cấp.

 6. Hồ sơ xin tiếp tục thực hiện quyền thăm dò khoáng sản bao gồm:

 a) Đơn xin tiếp tục thực hiện quyền thăm dò khoáng sản; báo cáo kết quả thăm dò, khối lượng công trình đã thực hiện và chương trình tiếp tục thăm dò;

 b) Bản sao văn bản pháp lý có chứng thực của Công chứng nhà nước chứng minh tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền thăm dò khoáng sản;

 c) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp Nhân có chứng thực của Công chứng nhà nước của tổ chức được thừa kế.

 Việc cho phép tiếp tục thực hiện quyền thăm dò khoáng sản được chấp thuận bằng việc cấp giấy phép thăm dò cho tổ chức, cá nhân được thừa kế, thay thế giấy phép đã cấp.

 

Điều 61. Hồ sơ cấp, gia hạn, cho phép trả lại, chuyển nhượng giấy phép khai thác khoáng sản, cho phép tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản

 1. Hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản bao gồm:

 a) Đơn xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản, kèm theo bản đồ khu vực khai thác khoáng sản;

 b) Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

 c) Báo cáo nghiên cứu khả thi khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt theo quy định;

 d) Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

 đ) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin cấp giấy phép khai thác khoảng sản là tổ chức trong nước mà không phải là tồ chức đã được cấp giấy phép thăm dò hoặc bản sao giấy phép đầu tư có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài.

 2. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản

 Hồ sơ xin gia hạn phải nộp cho cơ quan tiếp nhận trước ngày giấy phép hết hạn chín mươi (90) ngày, bao gồm:

 a) Đơn xin gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản;

 b) Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ tại thời điểm xin gia hạn kèm theo Báo cáo kết quả hoạt động khai thác đến thời điểm xin gia hạn; trữ lượng khoáng sản còn lại và diện tích xin tiếp tục khai thác.

 Trong trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hạn nhưng hồ sơ xin gia hạn đang được xem xét thì tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản được tiếp tục hoạt động đến thời điểm được gia hạn hoặc có văn bản trả lời giấy phép không được gia hạn.

 3. Hồ sơ xin trả lại giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khai thác khoáng sản bao gồm:

 a) Đơn trả lại giấy phép khai thác khoáng sản hoặc trả lại một phần diện tích khai thác khoáng sản;

 b) Bản đồ hiện trạng kèm theo báo cáo kết quả khai thác khoáng sản đến thời điềm trả lại giấy phép hoặc trả lại một phần diện tích khai thác;

 c) Đề án đóng cửa mỏ đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật đối với trường hợp trả lại giấy phép khai thác.

 4. Hồ sơ xin chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản bao gồm:

 a) Đơn xin chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản và hợp đồng chuyển nhượng quyền khai thác khoảng sản, kèm theo bản kê giá trị tài sản chuyển nhượng;

 b) Báo cáo kết quả khai thác và các nghĩa vụ đã thực hiện đến thời điểm xin chuyển nhượng quyền khai thác kèm theo bản đồ hiện trạng khai thác lại thời điểm xin chuyển nhượng;

 c) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản là tổ chức trong nước hoặc bản sao giấy phép đầu tư có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài.

 Việc chuyển nhượng quyền khai thác được chấp thuận bằng việc cấp giấy phép khai thác cho tổ chức nhận chuyển nhượng, thay thế giấy phép đã cấp.

 5. Hồ sơ xin tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản bao gồm:

 a) Đơn xin tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản;

 b) Bản sao văn bản pháp lý có chứng thực của Công chúng nhà nước chứng minh tổ chức, cá nhân được thừa kê quyền khai thác khoáng sản;

 c) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng nhà nước của tổ chức được thừa kế;

 d) Bản đồ hiện trạng khai thác kèm theo báo cáo kết quả khai thác khoáng sản đến thời điểm xin được tiếp tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản.

Việc cho phép tiếp ,tục thực hiện quyền khai thác khoáng sản được chấp thuận bằng việc cấp giấy phép khai ,thác. khoáng sản cho tổ chức, cá nhân được thừa kế, thay thế giấy phép đã cấp.

 6. Việc cấp giấy phép khai thác khoảng sản trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 l Luật Khoáng sản và trong trường hợp khai thác khoáng sản ở khu vực đã được điều tra, đánh giá không nằm trong quy hoạch khai thác, chế biến khoáng sản của cả nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc không thuộc diện dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia quy định tại điểm b khoản l Điều 56 của Luật Khoáng sản thì  hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác không bao gồm quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản.

 

Điều 62. Hồ sơ cấp, gia hạn, cho phép trả lại, chuyển thượng giấy phép chế biến khoáng sản, cho phép tiếp tục thực hiện quyền chế biến khoáng sản

 1. Hồ sơ xin cấp giấy phép chế biến khoáng sản bao gồm:

 a) Đơn xin cấp giấy phép chế biến khoáng sản;

 b) Báo cáo nghiên cứu khả thi chế biến khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt theo quy định;

 c) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin cấp giấy phép chế biến khoáng sản là tổ chức trong nước hoặc bản sao giấy phép đầu tư chế biến khoáng sản có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin cấp giấy phép chế biến khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài;

d) Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

 2. Hồ sơ xin gia hạn giấy phép chế biến khoáng sản

 Hồ sơ xin gia hạn phải nộp cho cơ quán tiếp nhận trước ngày giấy phép hết hạn chín mươi (90) ngày, bao gồm:

 a) Đơn xin gia hạn giấy phép chế biển khoáng sản;

 b) Báo cáo kết quả hoạt động chế biển khoáng sản đến thời điểm xin gia hạn, sản lượng khoáng sản tiếp tục chế biến.

 Trong trường lợp giấy phép chế biến khoáng sản đã hết hạn nhưng hồ sơ xin gia hạn đang được xem xét thì tổ chức, cá nhân được phép chế biến khoáng sản trực tiếp tục hoạt động đến thời điểm được gia hạn hoặc có văn bản trả lời tổ chức xin gia hạn về lý do giấy phép không được gia hạn.

 3. Hồ sơ xin trả lại giấy phép chế biến khoáng sản bao gồm:

 a) Đơn trả lại giấy phép chế biến khoáng sản;

 b) Báo cáo kết quả chế biến khoáng sản kể từ ngày giấy phép có hiệu lực đến thời điểm trả lại giấy phép.

 4. Hồ sơ xin chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản bao gồm:

 a) Đơn xin chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản;

 b) Hợp đồng chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản, kèm theo bản kê giá trị tài sản chuyển nhượng; báo cáo kết quả chế biến khoáng sản và các nghĩa vụ đã hoàn thành tính đến thời điểm xin chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản;

 c) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách pháp nhân có chứng thực củacông chứng nhà nước đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản là tổ chức trong nước hoặc bản sao giấy phép đầu tư có chứng thực của Công chứng nhà nước đối với tổ chức xin nhận chuyển nhượng quyền chế biến khoáng sản là tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài.

 Việc chuyển nhượng quyền chế biến được chấp thuận bằng việc cấp giấy phép chế biến cho tổ chức nhận chuyển nhượng, thay thế giấy phép đã cấp.

 5. Hồ sơ xin tiếp tục thực hiện quyền chế biến khoáng sản bao gồm:

 a) Đơn xin tiếp tục thực hiện quyền chế biến khoáng sản;

 b) Bản sao văn bản pháp lý có chứng thực của Công chứng nhà nước chứng minh tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền chế biến khoáng sản;

 c) Bản sao văn bản xác nhận về tư cách, pháp nhân có chứng thực của Công chứng nhà nước của tổ chức được thừa kế;

 d) Báo cáo kết quả chế biến khoáng sản và kế hoạch tiếp tục hoạt động chế biến khoáng sản.

 Việc cho phép tiếp tục thực hiện quyền chế biến khoáng sản được thể hiện bằng việc cấp giấy phép chế biến khoáng sản cho tổ chức, cá nhân được thừa kế, thay thế giấy phép đã cấp.

 

Điều 63. Trình tự thực hiện việc cấp giấy phép

 l. Trong thời hạn sáu mươi (60) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của tổ chức trong nước xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, của tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh có bên nước ngoài xin cấp giấy phép khảo sát thăm dò khoáng sản, cơ quan tiếp nhận phải hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc cấp giấy phép.

Trường hợp phức tạp cần có thời gian xem xét, thẩm định thì thời hạn thẩm định có thể dài hơn, nhưng không quá chín mươi (90) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

 2. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày tổ  chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh có bên nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư và nộp đầy đủ, hợp lệ hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định, cơ quan tiếp nhận phải hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.

 3 . Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ xin gia hạn, trả lại giấy phép, trả lại một phần diện tích hoạt động khoáng sản, chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản, tiếp tục thực hiện quyền hoạt động khoáng sản trong trường hợp thừa kế hợp pháp quyền, hoạt động khoáng sản, cơ quan tiếp nhận phải hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định việc cho phép hoặc không cho phép.

 4. Thời hạn quy định tại khoản l và khoản 3 Điều này không bao gồm thời gian lấy ý kiến của các cơ quan hữu quan về các vấn đề liên quan đến việc cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.

 5. Trong thời hạn bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do cơ quan tiếp nhận trình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định việc cấp hoặc không cấp giấy phép hoạt động khoáng sản và chuyển lại hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận. Trong trường hợp không cấp giấy phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

 6. Cơ quan tiếp nhận chịu trách nhiệm giao giấy phép cho tổ chức xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.

 7. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam là cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động khóang sản thuộc thẩm quyền cấp của ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

 8. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu đơn, mẫu giấy phép hoạt động khoáng sản và bản đồ khu vực xin cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.

 

Điều 64. Hồ sơ thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản

 Hồ sơ thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản bao gồm:

 l. Công văn trình thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản

 2. Đề án thăm dò và Bản sao giấy phép thăm dò khoáng sản có chứng thực của Công chứng nhà nước.

 3. Biên bản nghiệm thu khối lượng và chất lượng công trình thăm dò đã thi công của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản.

 4. Bốn bộ tài liệu, trong đó có ba bộ bản in và một bộ ghi trên đĩa CD bao gồm:  bản thuyết minh báo cáo thăm dò, các phụ lục, các bản vẽ và tài liệu nguyên thuỷ có liên quan.

 

Điều 65. Trình tự thực hiện việc thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản

 l. Văn phòng Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản của Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản; Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản của ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

 2. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ  hợp lệ quy định tại Điều 64 của Nghị đinh này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản phải hoàn thành việc thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản. Trường hợp không xét duyệt thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

 

Chương XIII. KHAI THÁC TẬN THU KHOÁNG SẢN

 

Điều 66. Diện tích khu vực khai thác tận thu khoáng sản

 Diện tích khu vực khai thác tận thu của một giấy phép cấp cho một tổ chức không quá mười (10) ha, cho một cá nhân không quá một (01) ha.

 

Điều 67. Gia hạn giấy phép khai thác tận thu khoáng sản

 Giấy phép khai thác tận thu được gia hạn nhiều lần nhưng tổng thời gian gia hạn không quá hai mươi bốn (24) tháng với các điều kiện sau đây, tại thời điểm xin gia hạn:

 l. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu đã hoàn thành nghĩa vụ theo quy định tại Điều 52 của Luật Khoáng sản;

 2. Giấy phép khai thác tận thu còn hiệu lực không ít hơn ba mươi (30) ngày.

 

Điều 68. Trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, cho phép trả lại giấy phép khai thác tận thu khoáng sản

 Trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, cho phép trả lại giấy phép khai thác tận thu được thực hiện theo quy định tại Điều 6l và Điều 63 của Nghị định này.

 

 

 

Chương XIV. THANH TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

 

Điều 69. Thanh tra khoáng sản

 l. Thanh tra khoáng sản là thanh tra chuyên ngành về khoáng sản.

 2. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra chuyên ngành về khoáng sản do Chính phủ quy định.

 

Điều 70. Giải quyết khiếu nại, tố cáo

 Việc giải quyết khiếu nại, tố, cáo trong lĩnh vực khoáng sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

 

Chương XV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 71. Hiệu lực thi hành

 Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 76/200/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2000 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật Khoáng sản (sửa đổi).

 

Điều 72. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan

 1. Bộ trưởng Bộ  Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng các Bộ có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

 2. Các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence- Freedom- Happiness
---------

No. 160/2005/ND-CP

Hanoi, December 27, 2005

 

DECREE

DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE LAW ON MINERALS AND THE LAW AMENDING AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON MINERALS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the March 20,1996 Law on Minerals and the June 14, 2005 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Minerals;
At the proposal of the Minister of Natural Resources and Environment,

DECREES:

Chapter 1

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Regulation scope

This Decree details and guides the implementation of the Law on Minerals, passed on March 20, 1996, by the IXth National Assembly at its 9th session, and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Minerals, passed on June 14, 2005, by the XIth National Assembly at its 7th session (hereinafter referred to collectively as the Law on Minerals).

Article 2.- Application subjects

Subject to this Decree are:

1. State management agencies in charge of minerals; state management agencies in charge of mineral exploitation and processing industries.

2. Organizations performing the tasks of basic geological survey of mineral resources.

3. Organizations and individuals engaged in mineral activities (including mineral prospecting, exploration, exploitation and processing).

4. Other organizations and individuals involved in the management and protection of mineral resources.

Chapter II

STATE MANAGEMENT OF MINERALS

Article 3.- Powers and responsibilities of the Ministry of Natural Resources and Environment in the state management of minerals

The Ministry of Natural Resources and Environment shall perform the function of state management of minerals in accordance with the provisions of Clause 2, Article 55 of the Law on Minerals, having the following powers and responsibilities:

1. To submit to the Government draft laws and legal documents on mineral resources; submit to the Prime Minister for promulgation or promulgate according to its competence legal documents on basic geological surveys of mineral resources, on management and protection of mineral resources and activities.

2. To elaborate, and direct the implementation of plannings and plans on basic geological surveys of mineral resources nationwide; approve state-funded schemes on, and reports on the results of basic geological surveys of mineral resources conducted under the State-assigned plans by units under the Ministry's management.

3. To determine mineral-deposited areas already surveyed and assessed according to the provisions of Clause 1, Article 9 of the Law on Minerals; supply to the Ministry of industry and the Ministry of Construction documents on surveys and evaluation of minerals in service of mineral exploration, exploitation, processing and use planning; zone off areas with hazardous minerals according to the provisions of Article 15 of the Law on Minerals and notify relevant state agencies thereof; organize the inventory of approved mineral deposits nationwide.

4. To grant, extend, withdraw and allow the return of mineral activity permits, to permit the transfer or further exercise of the rights to mineral activities in case of inheritance according to its competence provided for at Point a, Clause 1, Article 56 of the Law on Minerals.

5. To propagate, disseminate law on minerals, guide and inspect the observance the law on minerals by branches, localities, organizations and individuals; inspect and examine basic geological surveys of mineral resources and mineral activities as well as the management and protection of mineral resources.

6. To settle disputes, complaints and denunciations about basic geological surveys of mineral resources and mineral activities according to its competence provided for in Article 57 of the Law on Minerals and the law on complaints and denunciations.

7. To organize the registration, gathering and summing up of the results of basic geological surveys of mineral resources and the situation of mineral activities nationwide; organize the archive and management of mineral resource documents and samples in accordance with the provisions of law.

8. To act as the standing body of the Mineral Deposit Evaluating Council.

Article 4.- Powers and responsibilities of the Ministry of Industry and the Ministry of Construction in the state management of mineral exploitation and processing industries

1. The Ministry of Industry and the Ministry of Construction shall perform the function of state management of mineral exploitation and processing industries according to the provisions of Clauses 3 and 4, Article 55 of the Law on Minerals, having the following powers and responsibilities:

a/ To report to the Government policies, strategies, plannings and plans on mineral exploration, exploitation, processing and use under their respective management; direct and inspect the implementation thereof after they are approved.

b/ To report to the Prime Minister for approval regions where mineral exploration and exploitation may be put up for bidding under the provisions of Clause 2, Article 23 of this Decree;

c/ To promulgate regulations on mineral exploitation and processing standards, processes and technologies.

2. The Ministry of Industry shall promulgate lists of export minerals and minerals restricted from export, their conditions and standards.

Article 5.- Organization and operation of the Mineral Deposit Evaluating Council

1. The Mineral Deposit Evaluating Council is based at the Ministry of Natural Resources and Environment. Its membership shall be decided by the Prime Minister.

2. The Mineral Deposit Evaluating Council shall assist the Government in performing the following tasks:

a/ To evaluate, consider and approve mineral deposits stated in reports on exploration of minerals, except for minerals to be used as common building materials and peat.

b/To make statistics on mineral deposits, except for minerals used as common building materials and peat, and supply them to concerned agencies for elaborating mineral exploration, exploitation, processing and use plannings;

c/ To appraise regulations on decentralization of mineral deposits and regulations on the contents of reports on mineral deposit prospecting and evaluation for promulgation by the Minister of Natural Resources and Environment;

d/ To consider, approve and recognize mineral deposit calculation norms.

Article 6.- Powers and responsibilities of People's Committees at all levels in the state management of minerals

1. People's Committees of provinces or centrally-run cities (hereinafter referred to collectively as provincial-level People's Committees) shall have the following powers and responsibilities:

a/To promulgate according to their competence legal documents guiding the implementation of state regulations on management and protection of mineral resources as well as management of mineral activities in localities;

b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the ministries of Natural Resources and Environment, Planning and Investment, Industry, Construction, Defense, Culture and Information, Agriculture and Rural Development, and Transport, and Vietnam National Administration of Tourism in, zoning off and reporting to the Prime Minister for decision regions where mineral activities are banned according to the provisions of Article 20 of this Decree; zone off and report to the Prime Minister for decision regions where mineral activities are temporarily banned according to the provisions of Article 21 of this Decree;

c/ To organize the elaboration of, and submit to the People's Councils of the same level for approval, plannings on exploration, exploitation, processing and use of minerals of types falling under their permit-granting competence provided for at Point b, Clause 1, Article 56 of the Law on Minerals;

d/ To direct the organization of popularization and dissemination of, and education about, the law on minerals; apply measures to protect mineral resources, environment and other natural resources in accordance with the provisions of law; ensure security and social order in regions where minerals exist;

dd/ To approve mineral deposits stated in reports on exploration of minerals used as common building materials and peat;

e/To grant, extend, withdraw and allow the return of mineral activity permits; permit the transfer or further exercise of the rights to mineral activities in case of inheritance according to their competence provided for at Point b, Clause 1, Article 56 of the Law on Minerals;

g/ To report to the Prime Minister for approval and publicization regions for bidding for exploration or exploitation of minerals used as common building materials and peat, and minerals in the already surveyed, evaluated or explored regions; approve mineral deposits which are not included in the national planning on mineral exploration, exploitation and processing already approved by competent state bodies or not subject to national mineral reserves; organize biddings in accordance with regulations after getting approval;

h/ To direct inspection and examination of the observance of the law on minerals in localities; settle, or join in the settlement of, disputes, complaints or denunciations about mineral activities and handle violations of the law on minerals in localities according to their competence provided for in Article 57 of the Law on Minerals and the law on complaints and denunciations;

i/ To handle the assignment or lease of land for mineral activities in localities in accordance with the provisions of land law.

2. Provincial/municipal Services of Natural Resources and Environment, Services of Industry and Services of Construction shall assist provincial-level People's Committees in performing the state management of minerals and mineral exploitation and processing industries. The state management tasks and powers of provincial/municipal Services of Natural Resources and Environment, Services of Industry and Services of Construction shall be stipulated by the Minister of Natural Resources and Environment, Minister of Industry and Minister of Construction, respectively.

3. People's Committees of urban districts, rural districts, provincial towns or cities, and communes, wards or townships shall have the following powers and responsibilities in the state management of minerals:

a/ To apply measures for management and protection of mineral resources, environment and labor safety in mineral activities; ensure security and social order in regions where minerals exist;

b/ To handle according to their competence procedures for assignment or lease of land, use of infrastructure, and other related issues for organizations and individuals permitted to explore, exploit and/or process minerals in localities in accordance with the provisions of law;

c/To propagate, disseminate and educate about the law on minerals; handle violations in accordance with the provisions of law.

Chapter III

BASIC GEOLOGICAL SURVEY OF MINERAL RESOURCES

Article 7.- Activities of basic geological survey of mineral resources

Basic geological survey of mineral resources shall include the following activities:

1. Surveying and discovering mineral potentiality and concurrently elaborating regional geological maps, maps of geological incidents, environmental geology, marine mineral geology, topical maps, and conducting research into geological and mineral topics.

2. Assessing mineral resource potentiality of each mineral type or group and prospective geological structures in order to discover new mines.

Article 8.- Management of activities of basic geological survey of mineral resources

1. Activities of basic geological survey of mineral resources shall be conducted simultaneously with basic geological survey under the state planning" and plans.

2. Based on the planning on basic geological survey of mineral resources already approved by the Prime Minister and the assigned state budget plans, ministries and ministerial-level agencies shall organize the evaluation and approval of schemes on, and reports on the results of, basic geological surveys of mineral resources conducted by their attached units.

3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall specify the contents of projects on basic geological survey of mineral resources, the state geological archives and a geological museum; promulgate norms and unit prices in basic geological surveys of mineral resources.

Article 9.- Rights and obligations of organizations conducting basic geological surveys of mineral resources

1. Organizations conducting basic geological surveys of mineral resources shall have the following rights:

a/ To conduct activities of basic geological survey of mineral resources according to projects already ratified by competent agencies and assigned plans;

b/ To be commended and/or rewarded by the State when recording achievements in geological and mineral researches and discoveries;

c/ To send samples abroad for analysis and testing under the schemes already approved by competent state agencies.

2. Organizations conducting basic geological surveys of mineral resources shall have the following obligations:

a/ To observe econo-technical processes, regulations and norms in activities of basic geological survey of mineral resources;

b/ To ensure truthfulness and sufficiency of collected and synthesized data and information on geology and minerals; to keep state secrets about information on geology and minerals in accordance with the provisions of law;

c/ To protect the environment, mineral resources and other resources in the process of conducting basic geological surveys of mineral resources;

d/ To submit reports on the results of basic geological surveys of mineral resources to the Geological Archives and geological and mineral samples to the Geological Museum of the Ministry of Natural Resources and Environment.

Article 10.- Storing of results of basic geological surveys of mineral resources

1. Reports on the results of basic geological surveys of mineral resources as well as geological and mineral samples must be registered and preserved at the Geological Archives and Geological Museum of the Ministry of Natural Resources and Environment.

2. The Geological Archives and Geological Museum shall have to preserve state secrets about data and information on mineral resources, geological samples and minerals; create favorable conditions for organizations and individuals to refer to and use data and information on mineral resources in accordance with the provisions of law.

Chapter IV

MINERAL PLANNING

Article 11.- Planning on basic geological surveys of mineral resources

1. The elaboration of basic geological surveys of mineral resources must be based on the following:

a/ The national socio-economic development, defense and security strategies, plannings and plans;

b/ The results of mineral survey and evaluation already conducted; the characteristics of geological structures with mineral potentials and prospects.

2. Contents of a planning on basic geological survey of mineral resources shall cover:

a/ Making a geological and mineral survey map of 1/50,000 or 1/25,000 scale; establishing a geological and mineral database and information system;

b/ Evaluating potential ground and underground mineral resources with regard to each type and group of minerals; determining areas with mineral resource prospects;

c/ Determining the investment scale and demands for equipment, techniques, analytical methods and testing in service of basic geological surveys of mineral resources;

2. Mapping out solutions and a schedule for implementation of the planning.

3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall direct the implementation of the plannings on basic geological survey of mineral resources after they are approved by the Prime Minister.

Article 12.- Mineral exploration, exploitation and use plannings

1. Mineral exploration, exploitation and use plannings must ensure the following principles:

a/ Exploiting and using rationally, thriftily and efficiently mineral resources to meet immediate demands while taking into account scientific and technological development and future demands for minerals;

b/ Ensuring the requirements of protection of the environment, natural landscapes historical and cultural relics, places of scenic beauty and other natural resources;

c/ Local plannings on mineral exploration, exploitation, processing and use must be compatible with the national mineral exploration, exploitation, processing and use planning already approved by the Prime Minister.

2. The elaboration of mineral exploration, exploitation, processing and use plannings must be based on the following:

a/ Socio-economic development, defense and security strategies, plannings and plans;

b/ Results of nationwide geological basic survey of mineral resources;

c/ Natural, socio-economic conditions of the regions where minerals exist and the market demand;

d/ Scientific and technological advances in mineral exploration, exploitation, processing and use;

dd/ Results of implementation of previous plannings on exploration, exploitation, processing and use of minerals of the same type.

3. A mineral exploration, exploitation, processing and use planning shall have the following contents:

a/ Surveying, studying, summing up and assessing natural, socio-economic conditions and the current state of mineral exploration, exploitation, processing and use;

b/ Assessing the situation of implementation of previous plannings on mineral exploration, exploitation, processing and use; identifying the objectives of mineral exploration, exploitation, processing and use and mineral-use demands in each period;

c/ Identifying regions, mines and types of, mineral which need investment in exploration, exploitation and processing;

d/ Identifying regions where mineral activities are restricted and regions for mineral activity bidding;

dd/ Identifying the national mineral resource reserve area;

e/ Orientating investment in, sciences and technologies for, mineral exploration, exploitation, processing and use.

g/ Mapping out solutions and a schedule for implementation of the planning.

4. Responsibilities for directing, inspecting and monitoring the implementation of mineral prospecting, exploitation, processing and use plannings are provided as follows:

a/ The Ministry of Industry shall direct, inspect and monitor the implementation of plannings on exploration, exploitation, processing and use of minerals, except for minerals used as building materials and materials for cement production, after they are approved by the Prime Minister;

b/ The Ministry of Construction shall direct, inspect and monitor the implementation of plannings on exploration, exploitation, processing and use of minerals used as building materials and materials for cement production, after they are approved by the Prime Minister;

c/ Provincial-level People's Committees shall organize the direction and inspection of the implementation of plannings on exploration, exploitation, processing and use of minerals of the types falling under their permit-granting competence provided for at Point b, Clause 1, Article 56 of the Law on Minerals, after they are approved by the People's Councils of the same level.

Chapter V

PRECIOUS, RARE, SPECIAL AND HAZARDOUS MINERALS

Article 13.- Precious and rare minerals

Precious and rare minerals mean metals commonly seen in auto-generating forms or natural mixtures with other metals, minerals in the group of diamonds or gemstones of special economic value, which are used in high techniques and technologies or for making jewelry, including gold, silver, platinum, diamond, ruby, sapphire (corundum) and emerald.

Article 14.- Special and hazardous minerals

1. Special and hazardous minerals mean radioactive metals, rare earth and minerals containing radioactive or hazardous elements, which, though being of high value in industries, exert adverse impacts on the environment, such as uranium (U), thorium (Th), lanthanum (La), selenium (Se), praseodymium (Pr), neodymium (Nd), samarium (Sm), europium (Eu), gadolinium (Gd), terbium (Tb), dysprosium (Dy), holmium (Ho), erbium (Er), thulium (Tm), ytterbium (Yb), lutetium (Lu), yttrium (Y), and such minerals as mercury, arsenic, lead, zinc and asbestos.

2. The exploration, exploitation and processing of special and hazardous minerals must comply with the provisions of law on minerals and other provisions of law on radiation safety and control.

Chapter VI

MINERALS USED AS COMMON BUILDING MATERIALS

Article 15.- Minerals used as common building materials

Minerals used as common building materials include those with components, physical characteristics, composition, colors or other characteristics failing to meet the requirements for use as raw materials for processing or production of products of higher value, compared to those used as common materials according to Vietnamese standards.

Article 16.- List of minerals used as common building materials

1. Sand of all kinds (except for silica) with Si02 content of less than 85%, not containing such mineral substances as casiterite, volframite, monazite, ziricon, ilmenite or gold.

2. Brick and tile clay under Vietnamese standards, clay of all types (except bentonite and kaolin), which fail to meet the requirements for production of construction ceramic products according to Vietnamese standards, for production of chamotte or cement of Vietnamese standards.

3. Sandstone, quartzite with Si02 content of less than 85%, not containing metal minerals, self-generating metals, radioactive and rare elements, or failing to meet the requirements for use as paving stones or decorative stones under Vietnamese standards.

4. Sedimentary rocks {except those containing keramzite or diatomite), magma (except basalt columns or pumice), degenerated rocks not containing metal minerals, self-generating minerals, gemstones, semi-precious stones, radioactive and rare elements, which fail to meet the requirements for use as paving stones or decorative stones under Vietnamese standards or for use as felspar for production of construction ceramic products under Vietnamese standards.

5. Slates of all kinds, except for roofing and firing slates and slates containing sericites, disten or silimanite with a content of over 30%.

6. Pebbles, gravels, grits not containing gold, platinum, gemstones or semi-precious stones (decorative quartz, topaz, beryl, ruby, sapphire, ziricon), laterite, not containing self-generating metals or metal minerals.

7. Limestone, lime clay and marble of all kinds (except for stalactite, white limestone and white marble) which are not up to the requirements for use as raw materials for production of portland cement, paving stones or decorative stones under Vietnamese standards.

8. Dolomite stones with the MgO content of less than 15% and those not up to the requirements for use as materials for production of construction glass, paving stones or decorative stones under Vietnamese standards.

Chapter VII

ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS ENGAGED IN MINERAL ACTIVITIES

Article 17.- Scope of mineral activities of organizations and individuals

1. The scope of mineral activities of organizations and individuals defined in Article 6 of the Law on Minerals is provided as follows:

a/ Domestic enterprises, including foreign-invested enterprises, of all economic sectors, which have business registration certificates or licenses for investment in mineral activities, may prospect, explore, exploit and process minerals;

b/ Foreign enterprises having Vietnam-based representative offices or branches may prospect and explore minerals;

c/ Individuals having mineral activity business registration certificates may prospect, explore, exploit and process minerals for use as common building materials and fully extract minerals.

2. Organizations and individuals defined in Clause 1 of this Article that meet the following conditions shall be considered for the grant of mineral activity permits:

a/ Having mineral exploration, exploitation and processing schemes compatible with mineral exploration, exploitation, processing and use plannings already approved by competent state agencies;

b/ For mineral exploration, exploitation and processing activities, having specialized personnel, advanced equipment, technologies and methods for mineral exploration, exploitation and processing.

c/ Having reports on assessment of environmental impacts or written registrations of satisfaction of environmental standards, which have been approved or certified by competent state agencies in accordance with the provisions of environment protection law.

Article 18.- Conditions for mineral exploration

1. Specialized geological organizations set up or permitted for setting up by gcompetent state agencies or other economic organizations set up under the provisions of enterprise law and investment law may conduct mineral exploration when meeting all the following conditions:

a/ Their technical managers are geological engineers who have worked in the field of mineral exploration for at least five (5) years; are knowledgeable about and firmly grasp normative documents on mineral exploration;

b/ Their personnel and technical workers are specialized in geological survey, hydrogeology, construction geology, geophysics, drilling, exploitation, digging and relevant domains;

c/ They have necessary specialized equipment and tools for construction of mineral exploration works.

Article 19.- Criteria for executive managers of mines

Executive managers of mines appointed according to Article 36 of the Law on Minerals must fully meet the following criteria:

1. On professional qualifications:

a/ Executive managers of mines exploited by pit-mining methods must be pit-mining engineers or pit-building engineers who have been directly involved in the mining of pits for at least five (05) years;

b/ Executive managers of mines exploited by opencast-mining method must be opencast-mining or pit-mining engineers who have been directly involved in opencast mining for at least three (03) years; if they are exploration geological engineers, they must be trained in mining techniques and have been directly involved in opencast mining for at least five (5) years;

c/ Executive managers of non-metal mines exploited by opencast-mining method without industrial explosives or mines of minerals used as common building materials, which are exploited by simple manual methods, must have an intermediate or higher degree in mining or geological exploration; if they only have an intermediate mining degree, they must have been directly involved in opencast mining of minerals for at least three (3) years; if they only have an intermediate geological exploration degree, they must have been trained in mining techniques and directly involved in mineral exploitation at opencast mines for at least three (3) years.

2. On managerial and administration capacity:

a/ Firmly grasping the provisions of legal documents on minerals and other relevant provisions of law related to mineral exploration, exploitation and processing;

b/ Firmly grasping technical processes, regulations, criteria and principles on mining designs, technical mining norms, use of industrial explosives, internal regulations and labor safety rules in mining which have been promulgated by competent state agencies;

c/ Having organizational and managerial skills and practical experience in handling the exploitation techniques, labor safety techniques and environmental protection.

Chapter VIII

MINERAL ACTIVITY REGIONS AND AREAS

Article 20.- Regions banned from mineral activities

1. Regions banned from mineral activities shall include:

a/ Regions with historical-cultural relics or places of scenic beauty which have been classified or zoned off for protection under decisions of provincial-level People's Committees;

b/ Special-use forests, protective forests, new alluvial grounds with naturally generating submerged saline forests, nature conservation zones, submerged land conservation zones and geological conservation zones;

c/ Regions under land use plannings exclusively for defense or security or which may adversely affect defense or security tasks;

d/ Regions within safety protection corridors of communication, irrigation, dyke or communication infrastructure works;

dd/ Regions marked off exclusively for religions;

e/ Urban centers, industrial parks, trade areas, tourist resorts or important infrastructure works.

2. Presidents of provincial-level People's Committees shall decide to approve regions banned from mineral activities and notify in writing the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Industry and the Ministry of Construction of such regions after they are approved.

Article 21.- Regions temporarily banned from mineral activities

1. Regions temporarily banned from mineral activities shall be determined in the following cases:

a/ Due to unexpected requirements on defense or security;

b/ Due to the requirements for nature conservation and preservation of historical and cultural relics or places of scenic beauty which are being considered for recognition or have been recognized by the State or which have been detected in the mineral exploration and exploitation process;

c/ Due to the requirements of preventing or overcoming aftermaths of natural disasters.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies and presidents of provincial-level People's Committees shall report to the Prime Minister for approval regions temporarily banned from mineral activities and notify in writing the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Industry and the Ministry of Construction of such regions after they are approved.

Article 22.- Regions restricted from mineral activities

1. Regions restricted from mineral activities mean regions restricted in one of the following forms:

a/ Being reserved exclusively for one or several monopoly organizations in mineral activities;

b/ Being restricted in terms of exploitation output;

c/ Being restricted in terms of the export of exploited products.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies and presidents of provincial-level People's Committees shall report to the Prime Minister for approval regions restricted from mineral activities and notify in writing the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Industry and the Ministry of Construction of such regions after they are approved.

Article 23.- Regions opened to bidding for mineral exploration and exploitation

1. Regions opened to bidding for mineral exploration and exploitation shall include the following:

a/ Regions which have been prospected and evaluated in terms of minerals with the state budget capital and already approved by the Prime Minister to be opened to bidding for exploration;

b/ Mineral mines which have been explored with state budget capital sources and have been approved by the Prime Minister to be opened to bidding or selection of exploitation contractors.

2. The Minister of Industry and the Minister of Construction shall report to the Prime Minister for approval and announcement regions opened to bidding for mineral exploration and exploitation, regions or mineral mines which have been explored and are opened to bidding for exploitation or selection of exploitation contractors, and shall organize bidding under regulations after getting approval, except for regions opened to bidding but falling under the reporting competence of provincial-level People's Committees as provided for at Point g, Clause 1, Article 6 of this Decree.

3. The Ministry of Planning and Investment shall submit to the Prime Minister for promulgation a regulation on mineral exploration and exploitation bidding.

Article 24.- Area of a region subject to mineral prospecting

1. The area of a region subject to mineral prospecting granted under a mineral prospecting permit shall not exceed five hundred square kilometers (500 km2), except for special cases where the Prime Minister's permission is required.

2. Mineral-prospecting permits shall be granted to many organizations or individuals conducting mineral activities in the same region.

Article 25.- Area of a region for mineral exploration

1. The area of a region to be explored under a permit for exploration of metals or gemstones (diamond, ruby, sapphire, emerald) shall not exceed fifty square kilometers (50 km2).

2. The area of a region to be explored under a permit for exploration of coal or non-metal minerals (except for minerals to be used as common building materials) in the mainland, with or without water surface, shall not exceed one hundred square kilometers (100 km2).

3. The area of a region to be explored under a permit for exploration of assorted minerals (except for minerals to be used as common building materials) in the mainland shall not exceed two hundred square kilometers (200 km2).

4. The area of a region to be explored under a permit for exploration of minerals for use as common building materials in the mainland shall not exceed two square kilometers (02 km2) p,r one square kilometer (01 km2) for a region with water surface.

5. The area of a region to be explored under a permit for exploration of mineral water or natural thermal water shall not exceed two square kilometers (02 km2).

6. Organizations and individuals meeting all the conditions specified in Article 6 of the Law on Minerals and Clause 2, Article 17 of this Decree shall be granted not more than five permits, excluding granted exploration permits which have become invalid, provided that the total explored area under such exploration permits in relation to a mineral shall not double the area to be explored under a permit specified in Clause 1, 2, 3, 4 or 5 of this Article, except for special cases permitted by the Prime Minister.

Article 26.-Area of a region subject to mineral exploitation

1. The area of a region to be exploited under a mineral exploitation permit shall be considered on the basis of the compatibility of the investment project on mineral exploitation with the mineral deposit permitted for inclusion in the -exploitation design, which has been ratified by a competent state agency.

2. The area of a mineral region shown on a map of a scale of 1: 50,000 or larger, for which mineral survey and evaluation results are already available and approved by competent state agencies and which is not included in the national exploration, exploitation and processing plannings or belongs to the national mineral resource deposit shall come under the mineral exploration and exploitation permit-granting competence of provincial-level People's Committees as provided for at Point b, Clause 1, Article 56 of the Law on Minerals.

Article 27.- Area of a region under exploitation of minerals used as common building materials in cases where mineral exploration is not required

The area of a region under exploitation of minerals used as common building materials under a permit in cases where mineral exploration is not required shall, according to the provisions of Clause 2, Article 41 of the Law on Minerals, not exceed ten hectares (10 ha) for an organization and one hectare (01 ha) for an individual.

Chapter IX

FINANCE AND PROPERTY RIGHTS IN MINERAL ACTIVITIES

Article 28.-Fees for the grant of mineral activity permits

Fees for the grant of mineral activity permits include permit-granting fee and permit extension fee.

The Finance Ministry shall specify fee rates, procedures for collection, payment, management and use of fees of all types related to the grant of mineral activity permits.

Article 29.- Fee for the exclusive right to mineral exploration

1. A fee for the exclusive right to mineral exploration shall be calculated based on the exploration area unit and the valid term of a mineral exploration permit.

2. The rates of fee for the exclusive right to mineral exploration are provided as follows:

The 1st year: VND 300,000/km2/year;

The 2nd year: VND 400,000/km2/year;

The 3rd year: VND 550,000/km2/year;

The 4lh year: VND 700,000/km2/year.

3. The fee for the exclusive right to mineral exploration shall not be collected in the following cases:

a/ The valid term of an exploration permit, including the term of extension, is less than 12 months;

b/ The exploration is conducted in a region permitted for exploitation by organizations or individuals.

4. The Finance Ministry shall specify procedures for collection, payment, management and use of the fee for the exclusive right to mineral exploration.

Article 30.- Payment of deposit for mineral exploration

1. Organizations and individuals granted mineral exploration permits shall have to pay a deposit at the state treasury, except where the permitted exploration is funded with the state budget.

2. A deposit shall be paid in lump sum at the time of granting an exploration permit. The deposit level shall be equal to twenty five per cent (25%) of the estimated cost of exploration in the first exploration year.

3. Organizations and individuals permitted to explore minerals may, instead of paying a deposit, make collateral at a credit institution licensed to operate in Vietnam.

4. Six (06) months after a mineral exploration permit takes effect, if the exploration is not carried out and the permit becomes invalid, the deposit or collateral money shall be remitted into the state budget.

5. Six (06) months after a mineral exploration permit takes effect, if the exploration is carried out in compliance with the set plan, the organizations or individuals permitted to conduct exploration shall be refunded the deposit or collateral money.

6. The Finance Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the State Bank in, stipulating procedures for payment and management of mineral exploration deposits or collateral.

Article 31.- Use of information on the results of state budget-funded mineral prospecting and exploration

1. Organizations and individuals using information on the results of state budget-funded mineral prospecting or exploration shall have the following responsibilities and rights to such information:

a/ To pay charges for the use of such information by either of the following modes: lump-sum payment or installment payment based on exploitation output;

b/To transfer or bequeath such information after fully paying charges for the use thereof;

c/ In case of installment payment based on exploitation output, they must not transfer, bequeath or disclose such information to other organizations or individuals, except for the supply of such information to competent state agencies under regulations of the Ministry of Natural Resources and Environment.

2. Organizations and individuals permitted to prospect, explore and/or exploit minerals with state-budget capital sources must neither supply nor transfer information on mineral prospecting or exploration results to other organizations or individuals, except for the supply of such information to competent state agencies under regulations of the Ministry of Natural Resources and Environment. Where organizations or individuals refund state budget amounts invested in mineral prospecting or exploration, the use of information on prospecting and/or exploration results shall comply with the provisions of Clause 1 of this Article.

3. The Finance Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment in, stipulating the method of valuation, mode and procedures for payment of charges for the use of data and information on results of state budget-funded mineral prospecting and exploration.

Article 32.- Use of information on the results of mineral prospecting, exploration and/or exploitation funded by organizations or individuals

1. Organizations and individuals permitted to prospect, explore and/or exploit minerals shall have the right to transfer or bequeath information on the results of mineral prospecting, exploration and/or exploitation funded with their own capital sources.

2. Six (06) months after the expiration of their mineral exploration permits, if organizations or individuals fail to report to competent state agencies for approval mineral deposits or fail to submit applications for exploitation permits when the mineral deposits have been approved, competent state agencies shall be entitled to supply information on minerals related to such permits to other organizations or individuals.

Article 33.- Use of land in case of transfer or inheritance of the rights to mineral exploitation and/ or processing

The use of land in case of transfer or inheritance of the rights to mineral exploitation and/or processing shall comply with the provisions of land law.

Article 34.- Ownership of assets upon the expiration of mineral exploration, exploitation and/ or processing permits

1. Upon the expiration of mineral exploration, exploitation and/or processing permits, the ownership of assets related to mineral exploration, exploitation and/or processing activities shall be handled in accordance with the provisions of Point b, Clause 2, Article 30, Points b and c, Clause 2, Article 40 of the Law on Minerals, and Points b and c, Clause 2, Article 57 of this Decree.

2. The Finance Ministry shall specify methods of valuation of transferred assets and procedures for transfer to the State of assets of organizations or individuals permitted to explore, exploit and/or process minerals in case of expiration of their permits.

Article 35.- Collateral for environment restoration In mineral exploitation

1. Organizations and individuals permitted to exploit minerals must pay collateral for environment and land restoration at the Vietnam Environment Protection Fund.

2. The levels of collateral for environment and land rehabilitation shall be based on the exploitation and rehabilitation process and progress as well as environment and land rehabilitation cost estimates determined in feasibility study reports, mine designs and reports on assessment of environmental impacts or the written registrations of satisfaction of environmental standards, which have been approved or certified by competent state agencies under the provisions of law on environment protection.

3. Collateral shall incur interests as demand deposit of the Vietnam Environment Protection Fund.

4. The Finance Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment in, guiding the procedures for registration, management and use of collateral for environment restoration in mineral exploitation.

Article 36.- Deduction of budget revenues from mineral exploitation and processing activities for localities

1. Deductions of budget revenues from mineral exploitation and processing activities for local budgets must be reflected in annual state budget estimates and may be used only for investment in public infrastructure in the regions where minerals are exploited and processed.

2. The management and use of budget revenues from mineral activities in the regions where minerals are exploited and processed shall comply with decisions of the Prime Minister.

Article 37.- State investment in mineral exploration

1. The State may invest in the exploration of some kinds of mineral in which investment from other capital sources cannot be attracted or it is so required by socio-economic tasks.

2. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance, the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Industry and the Ministry of Construction in, appraising mineral exploration projects requested to be funded by the state before submitting them to the Prime Minister for consideration and approval.

Enterprises allocated with capital for mineral exploration shall have to refund such capital to the State by mode of installment payment based on mineral output when mines are put into exploitation.

3. The use of information on exploration results stipulated in Clause 1 of this Article shall comply with the provisions of Article 31 of this Decree.

Chapter X

APPRAISAL, APPROVAL OF SCHEMES AND REPORTS IN MINERAL ACTIVITIES

Article 38.- Appraisal of mineral prospecting and exploration schemes

1. The Ministry of Natural Resources and Environment and provincial-level People's Committees shall, according to their mineral activity permit-granting competence provided for in Clause 1, Article 56 of the Law on Minerals, organize the appraisal of mineral prospecting and exploration schemes before deciding to grant mineral prospecting and exploration permits.

2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall decide on the elaboration and appraisal of mineral prospecting and exploration schemes.

Article 39.- Appraisal and approval of mineral exploration reports

1. Mineral exploration reports shall be appraised according to the following requirements:

a/ Their reliability in terms of mineral deposit, content and quality, including accompanied useful minerals;

b/ Their reliability in terms of hydrogeological and geological conditions of works related to the feasibility study of mineral exploitation.

2. Reports on exploration of minerals, except for minerals used as common building materials an peat, must be deposited in the state geological archives. Reports on exploration of minerals used as common building materials and peat must be submitted to the provincial/municipal Natural Resources and Environment Services of localities where minerals are explored.

Article 40.- Appraisal and approval of mineral exploitation investment projects

1. The appraisal and approval of mineral exploitation investment projects being domestic investment projects shall comply with the provisions of investment and construction law.

2. The appraisal of mineral exploitation investment projects being foreign direct investment projects shall comply with the provisions of law on foreign investment in Vietnam.

Article 41.- Appraisal and approval of mine designs

1. Mine designs under mineral exploitation investment projects shall be appraised and approved according to the provisions of construction law.

2. Organizations or individuals appraising mine designs must be economically independent from designing organizations or individuals and shall take responsibility before law for their appraisal results.

3. The Ministry of Industry shall guide in detail the contents of designs, procedures for appraisal and approval of mine designs.

Article 42.- Reports on mineral activities

1. Organizations and individuals permitted to carry out mineral activities shall have to report their activity results to state management agencies in charge of minerals and take responsibility for the accuracy and truthfulness of reported data and information.

2. Reports on mineral activities include:

a/ Report on mineral prospecting activities, report on mineral exploration activities, report on mineral exploitation activities and report on mineral processing activities;

b/ Report on mineral activities within a province or centrally-run city.

3. The regime of reporting on mineral activities is stipulated as follows:

a/ Reports on mineral activities shall be made biannually and annually. The first six-month period shall be counted from January 1 to June 30 of the reporting year. The yearly period shall be counted from January 1 to December 31 of the reporting year.

b/ Apart from implementing the reporting regime mentioned at Point a of this Clause, when requested by competent state management agencies in charge of minerals, organizations and individuals permitted to carry out mineral activities must make extraordinary reports on the situation of mineral activities.

4. Responsibilities for submission of reports on mineral activities are stipulated as follows:

a/ Organizations and individuals permitted to carry out mineral activities shall have to make the reports defined at Point a, Clause 2 of this Article and shall, within five (5) days after the end of the reporting period defined in Clause 3 of this Article, have to submit those reports to provincial/municipal Natural Resources and Environment Services of localities where mineral activities are carried out. For organizations and individuals conducting mineral activities under permits granted by the Ministry of Natural Resources and Environment, they shall also have to submit to the reports to the Vietnam Geological and Mineral Department under this Ministry;

b/ Provincial/municipal Services of Natural Resources and Environment shall have to assist provincial-level People's Committees in making reports defined at Point b, Clause 2 of this Article and shall, within fifteen (15) days after the end of the reporting period defined in Clause 3 of this Article, send those reports to the Ministry of Natural Resources and Environment (Vietnam Geological and Mineral Department), the Ministry of Industry and the Ministry of Construction.

5. The Ministry of Natural Resources and Environment shall guide forms of reports defined in Clause 2 of this Article.

Article 43.- Mine-closing schemes

1. Mine-closing schemes must be appraised and approved in terms of contents and requirements on safety, environment and land rehabilitation and other requirements according to the provisions of Points b and d, Clause 2, Article 40 of the Law on Minerals.

2. State agencies competent to grant permits for exploitation of minerals of certain kinds shall also be competent to appraise and approve schemes on the closure of mines of minerals of such kinds.

3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall specify contents of mine-closing schemes and procedures for the closure of mines.

Chapter XI

MINERAL ACTIVITY PERMITS

Article 44.- Bases for the grant of mineral activity permits

Bases for the grant of mineral activity permits include:

1. State socio-economic development strategies; strategies on development of mineral- related industries.

2. State policies on mineral resources; mineral exploration, exploitation, processing and use plannings already approved by competent state agencies.

3. Socio-economic efficiency of every specific project in mineral activities, associated with the requirements on the protection of ecology, natural landscapes, historical-cultural relics, defense and security.

4. The legal status of permit applicants under the provisions of law and conditions stipulated in Article 6 of the Law on Minerals, and Clause 2, Article 17 of this Decree.

5. Prospecting or exploration schemes in the areas other than those already permitted or being surveyed and evaluated in terms of minerals by competent state agencies.

6. Mineral deposits, feasibility study reports, reports on assessment of environmental impacts or written registrations of satisfaction of environmental standards which have been approved or certified in accordance with the provisions of law, for cases of application for mineral exploitation and processing permits.

7. Documents of provincial-level People's Committees on the area to be explored for exploitation or construction of mineral processing plants according to the provisions of Article 45 of this Decree.

8. With regard to special and hazardous minerals stipulated in Clause 1, Article 14 of this Decree, the Prime Minister's permission for mineral exploration and/or exploitation and processing is required.

Article 45.- Responsibilities of provincial-level People's Committees for coordination in conducting appraisal for the grant of mineral exploration and exploitation permits

1. Before granting mineral exploration permits or mineral exploitation and processing permits according to its competence, the Ministry of Natural Resources and Environment shall consult in writing provincial-level People's Committees of localities where minerals exist on the exploration area, exploitation area or the area for construction of mineral processing plants.

2. Provincial-level People's Committees shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries and branches in, inspecting and determining whether the areas to be explored under mineral exploration permits for mineral exploitation, or mineral exploitation areas or areas for construction of mineral processing plants are related to regions banned or temporarily banned from mineral activities as defined in Articles 20 and 21 of this Decree or not.

3. In special cases where mineral exploration or exploitation should be conducted in regions banned or temporarily banned from mineral activities as defined in Articles 20 and 21 of this Decree, state agencies competent to grant permits specified in Clause 1, Article 56 of the Law on Minerals must report such to the Prime Minister for consideration and decision.

Article 46.- Grant of mineral activity-investment licenses for foreign organizations and individuals or joint ventures with foreign parties

1. Before granting investment licenses for mineral activities, investment-licensing bodies must gather written opinions of mineral activity permit-granting agencies defined in Clause 1, Article'56 of the Law on Minerals. Within thirty (30) days after receiving complete and valid dossiers, mineral activity permit-granting agencies must reply investment-licensing bodies.

2. In case of divergent opinions, investment-licensing bodies shall submit them to the Prime Minister for consideration and decision.

Article 47.- Valid term of a mineral processing permit

The valid term of a mineral processing permit defined in Article 44 of the Law on Minerals shall be determined on the basis of mineral processing-investment projects and lawful mineral resources but must not exceed 30 years and may be extended under the provisions of Article 51 of this Decree.

Article 48.- Extension of mineral prospecting permits

1. A mineral prospecting permit shall be extended when all the following conditions are met:

a/ The to-be prospected region has an area of one hundred kilometers (100 km2) or more;

b/ No organization or individual has applied for exploration in the region subject to permit extension;

c/ The mineral-prospecting organization or individual has fulfilled all obligations specified in the granted permit at the time of application for the extension thereof.

2. A mineral prospecting permit may be extended only once for not more than 12 months.

Article 49.- Extension of mineral exploration permits

1. A mineral exploration permit shall be extended when all the following conditions are met:

a/ The organization or individual permitted to explore minerals has fulfilled all obligations specified in the granted permit at the time of application for the extension thereof;

b/ The exploration permit is still valid for at least thirty (30) days;

c/ Upon each extension, at least thirty percent (30%) of the exploration area under the granted permit must be returned.

2. A mineral exploration permit may be extended no more than twice with a total extension duration not exceeding twenty four (24) months.

3. Where the extended duration of an exploration permit has expired while the organization or individual permitted to explore minerals, though having fulfilled the exploration volume under the scheme and provisions of the exploration permit, has not yet obtained enough grounds for formulation of an exploitation investment project, the exploration permit may be re-granted for a term not exceeding twenty four (24) months for the area with the permit previously extended but not further extended.

Article 50.- Extension of mineral exploitation permits

1. A mineral exploitation permit may be extended if, at the time of application for extension, the organization or individual permitted to exploit minerals has fulfilled all obligations specified in the granted exploitation permit and other obligations provided for by the law on minerals and relevant laws.

2. Amineral exploitation permit may be extended many times to be compatible with mineral deposits which have already been approved by competent state agencies but have not yet been exploited; the total extension duration shall not exceed twenty (20) years.

Article 51.- Extension of mineral processing permits

A mineral processing permit may be extended if at the time of application for extension, the permitted processing organization or individual has fulfilled all obligations specified in the granted processing permit as well as other obligations provided for by the law on minerals and relevant laws.

Having lawful mineral sources suitable to the processing capacity and the allowed duration of extension.

A mineral-processing permit may be extended many times to be compatible with the lawful mineral sources; the total extension duration shall not exceed twenty (20) years.

Article 52.- Return of mineral activity permits or areas under mineral activities part by part

Organizations and individuals permitted to carry out mineral activities may return the areas under such activities part by part or return the mineral activity permits according to the following provisions:

1. They have fulfilled all law-prescribed obligations at the time of application for permit extension; have restored the environment and land and assured safety in the to-be returned areas;

2. Within ninety (90) days after returning their exploration permits, organizations or individuals permitted to explore minerals must fulfill all obligations stipulated at Point b, Clause 2, Article 30 of the Law on Minerals.

Within six (06) months after their exploitation or processing permits are returned, organizations or individuals permitted to exploit minerals must fulfill all obligations stipulated at Points b, c and d, Clause 2, Article 40 of the Law on Minerals; organizations or individuals permitted to process minerals must fulfill all obligations stipulated at Points b, c and d, Clause 2, Article 57 of this Decree.

3. The return of such permits is allowed in writing by the permit-granting agencies.

Article 53.- Transfer of the rights to explore, exploit or process minerals

The transfer of the rights to explore, exploit or process minerals must comply with the following provisions:

1. Organizations or individuals permitted to explore, exploit or process minerals may transfer the rights thereto to other organizations or individuals for further exercise of their rights and obligations already provided in the permits and according to the provisions of law.

2. The transferors may transfer such rights only when, by the time of application for transfer, they have fully observed the relevant regulations and fulfilled their obligations under the granted exploration, exploitation or processing permits.

3. The details of transfer must be reflected in contracts between the transferors and transferees underthe provisions of law; apart from the contracts and applications for transfer of the exploration, exploitation or processing rights, the organizations or individuals permitted to conduct exploration, exploitation or processing must also have reports on the exploration, exploitation or processing results already achieved by the time of application for transfer.

4. Organizations or individuals transferred with the rights to explore, exploit or process minerals must meet all the conditions stipulated in Article 6 of the Law on Minerals and Clause 2, Article 17 of this Decree; with regard to precious, rare, special and hazardous minerals, they must also comply with the provisions of Clause 8, Article 44 of this Decree.

5. Where the mineral exploitation or processing right transferees are foreign organizations or individuals or joint ventures with foreign parties, they must have investment licenses granted by competent state agencies under the provisions of law on foreign investment in Vietnam. Where foreign joint-venture enterprises are converted into enterprises with 100% foreign capital, such conversion must also be approved by the state agency in charge of investment, which shall serve as a basis for the grant of new exploitation or processing permits.

6. The transfer of the rights to explore, exploit or process minerals of organizations or individuals permitted to explore, exploit or process minerals must be permitted by the agencies competent to grant such permits and transfer tax must be paid in accordance with the provisions of law.

The Finance Ministry shall submit to the Government tax rates for transfer of the rights to explore, exploit or process minerals.

Article 54.- Inheritance of the rights to explore, exploit or process minerals

1. Individuals permitted to explore, exploit or process minerals may bequeath the rights thereto by testament or by law.

2. Persons inheriting the rights to explore, exploit or process minerals shall continue to exercise such rights when the permits are still valid and must satisfy all the conditions stipulated in Article 6 of the Law on Minerals and Clause 2, Article 17 of this Decree. If failing to meet such conditions for further operation, the case shall be settled as follows:

a/ The heirs may transfer such rights to other organizations or individuals in accordance with the provisions of Article 53 of this Decree;

b/ Where the heirs fail to exercise such rights within six (06) months as from the time of enjoying the inheritance under legal provisions, the exploration, exploitation or processing permits shall be considered expired.

3. Where the exploration, exploitation or processing permits expire under the provisions of Point b, Clause 2 of this Article, the heirs shall have the rights and obligations provided for at Point b, Clause 2 of Article 30, Points b, c and d, Clause 2 of Article 40 of the Law on Minerals, Clause 2, Article 57 of this Decree.

Article 55.- Time limit for redressing violations in mineral prospecting, exploration and exploitation

1. When organizations and individuals permitted to prospect minerals violate one of the obligations specified in Article 23 of the Law on Minerals, the time limit for redressing their violations shall be thirty (30) days after receiving written notices of state agencies competent to grant permits provided for in Clause 1, Article 56 of the Law on Minerals.

2. When organizations and individuals permitted to explore minerals violate one of the obligations specified in Article 27 of the Law on Minerals, the time limit for redressing their violations shall be sixty (60) days after receiving written notices of state agencies competent to grant permits provided for in Clause 1, Article 56 of the Law on Minerals.

3. When organizations and individuals permitted to exploit minerals violate one of the obligations specified in Article 33 of the Law on Minerals, the time limit for redressing their violations shall be ninety (90) days, counting from the date the permit-granting agencies defined in Clause 1, Article 56 of the Law on Minerals issue written notices.

Article 56.- Withdrawal of mineral processing permits

A mineral processing permit shall be withdrawn in the following cases:

1. The organization or individual permitted to process minerals fails to strictly comply with the mineral-processing contents and plan under the processing project and provisions of the granted processing permit.

2. The organization or individual permitted to process minerals violates one of the provisions of Article 46 of the Law on Minerals but fails to redress such violation within ninety (90) days after receiving a written notice from the state agency competent to grant permits as defined in Clause 1, Article 56 of the Law on Minerals.

3. The processing region is declared to be banned or temporarily banned from mineral activities according to the provisions of Clause 2, Article 14 of the Law on Minerals and Articles 20 and 21 of this Decree.

4. The individual permitted to process minerals dies without heirs or the organization permitted to process minerals dissolves or goes bankrupt without any organization or individual inheriting its rights and obligations.

Article 57.- Invalidation of mineral processing permits

1. A mineral-processing permit shall cease to be valid in the following cases:

a/ It expires;

b/ It is returned;

c/ It is withdrawn.

2. When a mineral processing permit becomes invalid:

a/ The rights related to such permit shall no longer exist;

b/ All works or facilities for environment protection in the processing regions shall be placed under state ownership and must be neither dismantled nor destroyed;

c/ Apart from assets specified at Point b, Clause 2 of this Article, organizations and individuals permitted to process minerals must relocate all their assets from the mineral-processing regions;

d/ Organizations and individuals permitted to process minerals must fulfill all obligations related to environment and land rehabilitation under the provisions of the Law on Minerals, this Decree and other relevant provisions of law.

Article 58.- Use of land in mineral activities

The assignment and lease of land in mineral activities shall comply with the provisions of land law.

Chapter XII

ORDER AND PROCEDURES FOR THE GRANT OF MINERAL ACTIVITY PERMITS, EVALUATION AND APPROVAL OF MINERAL DEPOSITS

Article 59.- Dossiers for the grant, extension or return of mineral-prospecting permits

1. Dossiers of application for mineral- prospecting permits shall each comprise:

a/ The application for a mineral prospecting permit, enclosed with a map of the region to be prospected;

b/ The mineral-prospecting scheme, which clearly states geological bases and kinds of mineral to be prospected, prospecting method and volume; prospecting time limit and schedule, and financial sources;

c/ A copy of the written certification of the legal status of the organization applying for a mineral prospecting permit, notarized by a state public notary.

2. Dossiers of application for extension of mineral-prospecting permits

A dossier of application for permit extension must be submitted to the authorized agency 30 days before the expiration of the permit, comprising:

a/ The application for permit extension;

b/ The report on the results of mineral prospecting and work volume, and the fund already used by the time of application for extension.

Where a mineral-prospecting permit has expired but the dossier of application for extension is still under consideration, the organization or individual permitted to prospect minerals can operate till the time a decision on extension or a written reply not permitting such extension is issued.

3. A dossier of application for the return of a mineral-prospecting permit shall comprise:

a/ The application for the return of the permit;

b/ The report on results of mineral prospecting and work volume, and the fund already used by the time of returning the permit.

Article 60.- Dossiers of application for the grant, re-grant, extension, return or transfer of mineral exploration permits, or for the further transfer of the rights to explore minerals

1. Dossiers of application for mineral exploration permits shall each comprise:

a/ The application for a mineral exploration permit;

b/ The mineral exploration scheme made according to regulations, enclosed with a map of the to-be explored region;

c/ A copy of the written certification of the legal status, notarized by a state public notary, for the applicant being a domestic organization, or of the investment license, notarized by a state public notary, for the applicant being a foreign organization or joint-venture with foreign parties.

2. Dossiers of application for the re-grant of mineral exploration permits

In case of application for the re-grant of an exploration permit defined in Clause 3, Article 25 of the Law on Minerals and Clause 3, Article 49 of this Decree, the dossier must be submitted to the authorized agency at least thirty (30) days before the expiration of the permit, comprising:

a/ The application for the re-grant of the mineral exploration permit;

b/ The report on exploration results, the performed exploration volume and the exploration program and volume to be further performed;

c/ The map of the region under the exploration permit to be re-granted.

3. Dossiers of application for extension of mineral exploration permits.

Dossiers of application for extension of mineral exploration permits must be submitted to authorized agencies at least thirty (30) days before the expiration of permits, each comprising:

a/ The application for extension of the mineral exploration permit;

b/ The report on exploration results, the performed exploration volume; the exploration program and volume to be further performed;

c/ The map of the region under exploration, which must exclude at least thirty (30%) of the area under exploration according to the already granted permit.

Where a mineral exploration permit has expired but the dossier of application for extension is still under consideration, the organization or individual permitted to explore minerals can continue their operation till the time the permit extension is effected or a written reply not permitting the extension is issued.

4. Dossiers of application for the return of mineral exploration permits or part of the mineral exploration area shall each comprise:

a/ The application for the return of the mineral exploration permit or part of the mineral exploration area;

b/ The report on results of mineral exploration, the exploration volume already performed by the time the permit or part of the mineral exploration area is returned;

c/The map of the region to be further explored; the further exploration work or program (in case of return of part of the exploration area).

5. Dossiers of application for the transfer of the  rights to explore minerals shall each comprise:

a/ The application for the transfer of the rights to explore minerals, enclosed with the transfer contract and the list of assets to be transferred;

b/ The report on the exploration results, the performed work volume and relevant obligations under regulations, which have been fulfilled by the time of application for the transfer of the rights to exploration;

c/ A copy of the written certification of the legal status, notarized by a state public notary, for the transferee being a domestic organization, or of the investment license (if any), notarized by a state public notary, for the transferee being a foreign organization or a joint-venture with foreign parties.

The transfer of the rights to exploration shall be approved with the grant of a new exploration permit to replace the old one.

6. Dossiers of application for further exercise of the rights to explore minerals shall each comprise:

a/ The application for further exercise of the rights to explore minerals; the report on exploration results, the performed work volume and the further exploration program;

b/ A copy of the legal document notarized by a state public notary proving that the concerned organization or individual Inherits the rights to explore minerals;

c/ A copy of the written certification of the legal status of the inheriting organization, which is notarized by a state public notary.

The permission for further exercise of the rights to explore minerals shall be approved with the grant of a new exploration permit to the inheriting organization or individual to replace the old one.

Article 61.- Dossiers of application for the grant, extension, return or transfer of mineral exploitation permits, or for further exercise of the rights to exploit minerals

1. Dossiers of application for mineral exploitation permits shall each comprise:

a/ The application for a mineral exploitation permit, enclosed with a map of the region under mineral exploitation;

b/ The decision approving mineral deposits, issued by the competent state agency under regulations;

c/ The feasibility study report on mineral exploitation, enclosed with the approval decision according to regulations;

d/ The report on assessment of environmental impacts or the written registration of satisfaction of environmental standards, which has been approved or certified by a competent state agency in accordance with the provisions of environment protection law;

dd/ A copy of the written certification of the legal status, notarized by a state public notary, for the applicant being a domestic organization other than the organization already granted the exploration permit, or of the investment license, notarized by a state public notary, for the applicant being a foreign organization or a joint-venture with foreign parties.

2. Dossiers of application for extension of mineral exploitation permits

Dossiers of application for extension of mineral exploitation permits must be submitted to authorized agencies 90 days before the expiration of the permits, each comprising:

a/ The application for extension of the mineral exploitation permit;

b/The map of the current mining area, enclosed with the report on exploitation results by the time of application for extension; the remaining mineral deposits and the area applied for further exploitation.

Where a mineral exploitation permit has expired while the dossier of application for permit extension is still under consideration, the organization or individual permitted to exploit minerals may continue to operate till the permit extension is effected or a written reply not permitting such extension is issued.

3. Dossiers of application for return of mineral exploitation permits or part of the mineral exploitation area shall each comprise:

a/ The application for the return of the mineral exploitation permit or part of the mineral exploitation area;

b/ The map of the current exploitation area, enclosed with the results of mineral exploitation by the time of returning the permit or part of the exploitation area;

c7The mine-closing scheme already evaluated and approved according to the provisions of law, for cases where the exploitation permit is returned.

4. Dossiers of application for transfer of the rights to exploit minerals shall each comprise:

a/ The application for transfer of the rights to exploit minerals and the transfer contract, enclosed with the list of assets to be transferred;

b/ The report on exploitation results and obligations already fulfilled by the time of application for transfer of the rights to exploitation, enclosed with a map of the current exploitation area at the time of application for the transfer;

c/ A copy of the written certification of the legal status, notarized by a state public notary, for the transferee being a domestic organization, or the copy of the investment license, notarized by a state public notary, for the transferee being a foreign organization or joint-venture with foreign parties.

The transfer of the rights to exploitation shall be approved with the grant of a new exploitation permit to the transferee, in replacement of the old one.

5. Dossiers of application for further exercise of the rights to exploit minerals shall each comprise:

a/ The application for further exercise of the rights to exploit minerals;

b/ A copy of the legal document, notarized by a state notary public, proving that the applicant is entitled to inherit the rights to exploit minerals;

c/ A copy of the written certification of the legal status of the inheriting organization, notarized by a state notary public;

d/ The map of the current exploitation area, enclosed with the report on results of mineral exploitation by the time of application for the further exercise of the rights to exploit minerals.

The further exercise of the rights to exploit minerals shall be approved with the grant of a new mineral exploitation permit to the inheriting organization or individual, in replacement of the old one.

6. For the grant of mineral exploitation permits in the case stipulated in Clause 2, Article 41 of the Law on Minerals and in cases where minerals are exploited in the already surveyed and evaluated areas which fall beyond the national mineral exploitation and processing planning, already approved by competent state agencies, or do not belong to the national mineral reserves stipulated at Point b, Clause 1, Article 56 of the Law on

Minerals, the dossiers of application for exploitation permits shall not include decisions approving mineral deposits.

Article 62.- Dossiers of application for grant, extension, return or transfer of mineral processing permits or for further exercise of the rights to process minerals

1. Dossiers of application for mineral-processing permits shall each comprise:

a/ The application for a mineral processing permit;

b/ The feasibility study report on mineral processing, enclosed with the approval decision according to regulations;

c/ A copy of the written certification of the legal status, notarized by a state notary public, for the applicant being a domestic organization, or of the mineral processing-investment license, notarized by a state notary public, for the applicant being a foreign organization or joint venture with foreign parties;

d/ The report on assessment of environmental impacts or the written registration of satisfaction of environmental standards already approved or certified by a competent state agency according to the provisions of environment protection law;

2. Dossiers of application for extension of mineral processing permits

Dossiers of application for extension of mineral processing permits shall be submitted to authorized agencies 90 days before the expiration of the permits, each comprising:

a/ The application for extension of the mineral processing permit;

b/ The report on mineral processing results by the time of application for extension, the expected mineral-processing output.

Where a mineral-processing permit has expired but the dossier of application for extension is still under consideration, the organization or individual permitted to process minerals can still continue operation until the extension of the permit or the issuance of a written reply to the organization applying for such extension, which states the reasons why the permit extension is not allowed.

3. Dossiers of application for return of mineral-processing permits shall each comprise:

a/ The application for return of the mineral-processing permit;

b/ The report on results of mineral processing from the date the permit becomes valid to the date of its return.

4. Dossiers of application for transfer of the rights to process minerals shall each comprise:

a/ The application for transfer of the rights to process minerals;

b/ The contract on transfer of the rights to process minerals, enclosed with a list of transferred assets and their values; the report on results of mineral processing and obligations already fulfilled by the time of application for transfer of the rights to process minerals;

c/ A copy of the written certification of the legal status, notarized by a state public notary, for the applicant being a domestic organization, or a copy of the investment license, notarized by a state public notary, for the applicant being a foreign organization or a joint venture with foreign parties.

The transfer of the processing rights shall be approved with the grant of a new processing permit to the transferee, in replacement of the old one.

5. Dossiers of application for further exercise of the rights to process minerals shall each comprise:

a/ The application for further exercise of the rights to process minerals;

b/ A copy notarized by a state public notary of the legal document, proving that the applicant is entitled to inherit the mineral processing rights;

c/ A copy of the written certification of the legal status of the inheriting organization, notarized by a state public notary;

d/The report on mineral-processing results and the plan on future mineral processing activities.

The further exercise of the rights to process minerals shall be approved with the grant of a new mineral-processing permit to the inheriting organization or individual, in replacement of the old one.

Article 63.- Order of granting the permits

1. Within sixty (60) working days after receiving complete and valid dossiers from domestic organizations applying for mineral activity permits, from foreign organizations or joint-ventures with foreign parties applying for mineral-prospecting or exploration permits, the authorized agencies shall have to evaluate the dossiers and submit them to competent state agencies for consideration of the grant of permits. For complicated cases, which need more time for consideration and evaluation, the evaluation time limit may be longer but must not exceed ninety (90) working days as from the date the complete and valid dossiers are received1.

2. Within thirty (30) working days after foreign organizations or individuals or joint ventures with foreign parties have been granted investment licenses and have submitted complete and valid dossiers of application for mineral exploitation and processing permits under regulations, the dossier-receiving agencies must complete the evaluation of dossiers and submit them to agencies competent to grant permits.

3. Within thirty (30) working days after receiving the complete and valid dossiers of application for extension or return of permits or return of part of the mineral activity area, transfer of the rights to mineral activities or further exercise of the rights to mineral activities in case of lawful inheritance of such rights, the dossier-receiving agencies must complete the evaluation of dossiers, submit them to the competent state agencies for consideration and decision.

4. The time limit specified in Clause 1 and Clause 3 of this Article shall not cover the time for gathering comments of concerned agencies on matters relating to the grant of mineral activity permits.

5. Within seven (07) working days after receiving the complete and valid dossiers submitted by authorized agencies, competent state agencies shall consider and decide to grant or not to grant mineral activity permits, then hand the dossiers back to the dossier-receiving agencies. In case of not granting permits, they must give written replies and clearly state the reasons therefor.

6. The dossier-receiving agencies shall take responsibility for handing mineral activity permits to the applying organizations.

7. The Vietnam Geological and Mineral Department shall receive dossiers of application for mineral activity permits falling under the granting competence of the Ministry of Natural Resources and Environment; provincial/municipal Services of Natural Resources and Environment shall receive dossiers of application for mineral activity permits falling under the competence of provincial-level People's Committees.

8. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide forms of application and mineral activity permit and maps of regions subject to mineral activity permits.

Article 64.- Dossiers for evaluation, consideration and approval of mineral deposits

A dossier for evaluation, consideration and approval of mineral deposits shall comprise:

1. An official letter requesting evaluation, consideration and approval of mineral deposits.

2. The exploration scheme and a copy of the mineral exploration permit, notarized by a state public notary.

3. The minutes on acceptance of the volume and quality of the exploration work, which has been executed by the organization or individual granted a mineral exploration permit.

4. Four dossier sets, including three print sets and one CD set, consisting of an explanation of the exploration report, appendices, drawings and original documents.

Article 65.- Order of evaluation, consideration and approval of mineral deposits

1. The Office of the Mineral Deposit Evaluating Council shall receive dossiers of request for evaluation, consideration and approval of mineral deposits, which are submitted to the Council; provincial/municipal Services of Natural Resources and Environment shall receive dossiers of request for evaluation, consideration and approval of mineral deposits, which are submitted to provincial-level People's Committees.

2. Within thirty (30) working days after receiving the complete and valid dossiers stipulated in Article 64 of this Decree, the state agencies competent to consider and approve mineral deposits shall have to complete the evaluation, consideration and approval of mineral deposits. In case of disapproval, they must give written replies and clearly state the reasons therefor.

Chapter XIII

FULL EXTRACTION OF MINERALS

Article 66.- Area of a region for full extraction of minerals

The area of a region for full extraction of minerals under a permit granted to an organization shall not exceed ten (10) hectares, and not exceed (01) hectare for an individual.

Article 67.- Extension of permits for full extraction of minerals

A permit for full extraction of minerals may be extended many times but the total extension duration shall not exceed twenty four (24) months, under the following conditions at the time of application for extension:

1. The organization or individual permitted to fully extract minerals have fulfilled the obligations stipulated in Article 52 of the Law on Minerals;

2. The permit for full extraction of minerals remains valid for no less than thirty (30) days.

Article 68.- Order and procedures for, the grant, extension or return of permits for full extraction of minerals

The order of, and procedures for, the grant, extension or return of permits for full extraction of minerals shall comply with the provisions of Articles 61 and 63 of this Decree.

Chapter XIV

INSPECTION AND SETTLEMENT OF COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS

Article 69.- Mineral inspectorate

1. Mineral inspectorate means inspectorate specialized in minerals.

2. The organization, tasks and powers of mineral inspectorate shall be provided by the Government.

Article 70.- Settlement of complaints and denunciations

The settlement of complaints and denunciations in the field of minerals shall comply with the provisions of law on complaints and denunciations.

Chapter XV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 71.- Implementation effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO" and replaces the Government's Decree No. 76/2000/ND-CP of December 15, 2000, detailing the implementation of the Law on Minerals (amended).

Article 72.- Responsibilities of ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies, People's Committees of provinces and centrally-run cities, and relevant organizations and individuals

1. The Minister of Natural Resources and Environment and concerned ministers shall, within the ambit of their functions, tasks and powers, have to guide the implementation of this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of the Government-attached agencies, presidents of provincial/municipal People's Committees and concerned organizations and individuals shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 160/2005/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 3940/QĐ-BNN-KL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bãi bỏ Quyết định 4737/QĐ-BNN-TCLN ngày 02/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư không thuộc đối tượng quản lý như động vật hoang dã quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP ngày 22/9/2021 của Chính phủ

Tài nguyên-Môi trường, Nông nghiệp-Lâm nghiệp

văn bản mới nhất