Thông tư 93/2010/TT-BTC xác định các hành vi VPHC trong lĩnh vực tài chính
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 93/2010/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 93/2010/TT-BTC |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 28/06/2010 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng, Vi phạm hành chính, Thương mại-Quảng cáo |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 93/2010/TT-BTC
BỘ TÀI CHÍNH ------------------- Số: 93/2010/TT-BTC |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------------------- Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2010 |
THÔNG TƯ
Hướng dẫn việc xác định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính
là hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
----------------------------------
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007;
Căn cứ Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế;
Căn cứ Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 4/11/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán;
Căn cứ Nghị định số 169/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá;
Căn cứ Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22/9/2008 quy định xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại;
Căn cứ Nghị định số 41/2009/NĐ-CP ngày 5/5/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm;
Căn cứ Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 7/11/2002 của Chính phủ quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn;
Sau khi có ý kiến của Bộ Công Thương (Ban Chỉ đạo 127 TW), Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính là hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả như sau:
Điều 1.Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với các lực lượng có chức năng đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong trong lĩnh vực tài chính.
2. Hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này được hỗ trợ kinh phí từ nguồn thu xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Thông tư số 59/2008/TT-BTC ngày 4/7/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, sử dụng nguồn thu từ xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả và Thông tư số 51/2010/TT-BTC ngày 14/4/2010 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 59/2008/TT-BTC.
Điều 2.Các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan.
Các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/2/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007, bao gồm:
1. Không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trị giá, xuất xứ, mã số hàng hoá, thuế suất đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Khai khống về tên hàng, số lượng, trọng lượng, trị giá hàng hoá xuất khẩu.
3. Lập và khai không đúng các nội dung trong hồ sơ quyết toán thuế, hồ sơ thanh khoản, hồ sơ miễn thuế, hồ sơ xét miễn, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế.
4. Không khai hoặc khai sai so với quy định của pháp luật về ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng mang theo khi xuất cảnh, nhập cảnh.
5. Không xuất trình hàng hoá còn đang lưu giữ là đối tượng kiểm tra sau thông quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
6. Không cung cấp chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh khi cơ quan hải quan yêu cầu theo quy định của pháp luật.
7. Đánh tráo hàng hoá đã kiểm tra hải quan với hàng hoá chưa kiểm tra hải quan.
8. Giả mạo niêm phong hải quan, giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá mà không phải là tội phạm.
9. Di chuyển phương tiện vận tải chở hàng hoá quá cảnh, chuyển cảng, chuyển khẩu, chuyển cửa khẩu không đúng tuyến đường, địa điểm, cửa khẩu, thời gian quy định hoặc đăng ký trong hồ sơ hải quan mà không có lý do xác đáng.
10. Tự ý phá niêm phong hải quan.
11. Tự ý thay đổi bao bì, nhãn hàng hoá đang chịu sự giám sát hải quan.
12. Không bảo quản nguyên trạng hàng hoá đang chịu sự giám sát hải quan hoặc hàng hoá được giao bảo quản theo quy định của pháp luật chờ hoàn thành việc thông quan.
13. Tự ý tiêu thụ hàng hoá đang chịu sự giám sát hải quan.
14. Tự ý tiêu thụ phương tiện vận tải đăng ký lưu hành tại nước ngoài tạm nhập cảnh vào Việt Nam.
15. Tự ý tiêu thụ hàng hoá được giao bảo quản chờ hoàn thành việc thông quan theo quy định.
16. Chứa chấp, mua bán, vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không có chứng từ hợp lệ trong địa bàn hoạt động hải quan.
17. Vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới mà không phải là tội phạm.
18. Bốc dỡ hàng hoá không đúng cảng đích ghi trong bản lược khai hàng hoá, vận tải đơn mà không có lý do xác đáng.
19. Tự ý xếp dỡ, chuyển tải, sang mạn, sang toa, cắt toa hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan.
20. Tẩu tán, tiêu huỷ hoặc vứt bỏ hàng hoá để trốn tránh sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát Hải quan.
21. Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp, không đúng với thực tế giao dịch để kê khai thuế; tự ý tẩy xoá, sửa chữa chứng từ dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được miễn, giảm, được hoàn, không thu.
22. Khai sai mã số hàng hoá, thuế suất đối với những mặt hàng đã được xác định mã số hàng hoá, thuế suất ở lần nhập khẩu trước dẫn đến xác định thiếu số thuế phải nộp.
23. Vi phạm quy định về quản lý hàng hoá trong khu phi thuế quan.
24. Làm thủ tục xuất khẩu nhưng không xuất khẩu sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu.
25. Khai nhiều hơn so với thực tế hàng hoá xuất khẩu về chủng loại, số lượng, trọng lượng sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu có số thuế gian lận từ 50.000.000 đồng trở lên mà không phải là tội phạm.
26. Xuất khẩu sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu không phù hợp với nguyên liệu đã nhập khẩu; nhập khẩu sản phẩm gia công từ nước ngoài không phù hợp với nguyên liệu đã xuất khẩu.
27. Tự ý thay đổi mục đích sử dụng hàng hoá đã được xác định không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế mà không khai thuế.
28. Không khai hoặc khai sai hàng hoá nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào nội địa.
29. Khai thuế quá thời hạn quy định khi thay đổi mục đích sử dụng hàng hoá đã được xác định không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế.
30. Không ghi chép trong sổ sách kế toán các khoản thu, chi liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.
31. Khai tăng so với định mức tiêu hao nguyên liệu gia công hàng hoá để xuất khẩu, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu mà không khai bổ sung trước thời điểm cơ quan hải quan kiểm tra phát hiện.
32. Bán hàng miễn thuế không đúng đối tượng quy định.
33. Các hành vi cố ý không khai hoặc khai sai khác về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng, chất lượng, trị giá, thuế suất, xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để trốn thuế.
34. Các hành vi vi phạm về nộp thuế, cụ thể: hành vi chậm nộp tiền thuế, khai thuế sai dẫn đến được hoàn thuế cao hơn quy định.
35. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá trái với quy định về trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới, nhập khẩu hàng viện trợ nhân đạo, xuất khẩu, nhập khẩu hàng quà biếu, tài sản di chuyển, hàng hoá của người xuất cảnh, nhập cảnh.
36. Quá cảnh, chuyển khẩu hàng hoá; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải không đúng nội dung giấy phép của cơ quan có thẩm quyền hoặc thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
37. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đúng nội dung ghi trong giấy phép.
38. Tạm nhập - tái xuất, tạm xuất – tái nhập hàng hoá thuộc diện phải có giấy phép mà không có giấy phép.
39. Không tái xuất, tái nhập hàng hoá, phương tiện vận tải đúng thời hạn quy định hoặc thời gian đã đăng ký với cơ quan hải quan.
40. Xuất khẩu, nhập khẩu, đưa vào Việt Nam hàng hoá thuộc diện tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
41. Xuất khẩu, nhập khẩu, đưa vào Việt Nam hàng hoá thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.
42. Đưa hàng hoá giả mạo xuất xứ vào lãnh thổ Việt Nam.
43. Xuất khẩu hàng hoá giả mạo xuất xứ.
44. Nhập khẩu hàng hoá thuộc diện phải có giấy phép mà không xuất trình được giấy phép trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày hàng về đến cửa khẩu.
45. Xuất khẩu hàng hoá không có giấy phép theo quy định.
46. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không đủ điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
47. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá không có nhãn hàng hoá theo quy định pháp luật.
48. Tự ý thay đổi mục đích sử dụng hàng hoá là nguyên liệu, vật tư, linh kiện, máy móc, thiết bị để gia công; hàng hoá tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
49. Không mở sổ theo dõi việc xuất khẩu, nhập khẩu, xuất kho, nhập kho hàng hoá theo quy định của pháp luật.
50. Không khai hoặc khai sai so với thực tế về tên hàng, chủng loại, số lượng, trọng lượng hàng hoá từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan, kho bảo thuế; hàng hoá từ kho ngoại quan, kho bảo thuế đưa ra nước ngoài.
51. Đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan hàng hoá thuộc diện không được lưu giữ trong kho ngoại quan theo quy định.
52. Tự ý tẩu tán hàng hoá lưu giữ trong kho ngoại quan, kho bảo thuế.
53. Tiêu huỷ hàng hoá lưu giữ trong kho ngoại quan, kho bảo thuế không đúng quy định của pháp luật.
Điều 3.Các hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực thuế, phí và lệ phí.
Các hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực thuế là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, bao gồm:
1. Lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu trên bảng kê hoá đơn hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra hoặc trên các tài liệu khác liên quan đến nghĩa vụ thuế.
2. Lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu trên hoá đơn, hợp đồng kinh tế và chứng từ khác liên quan đến nghĩa vụ thuế.
3. Lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu trên tờ khai thuế, tờ khai quyết toán thuế.
4. Cung cấp sai lệch về thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo thông báo của cơ quan thuế quá thời hạn theo yêu cầu của cơ quan thuế.
5. Cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế trong thời hạn kê khai thuế; số hiệu tài khoản, số dư tài khoản tiền gửi cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu.
6. Không cung cấp đầy đủ, đúng các chỉ tiêu, số liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế phải đăng ký theo chế độ quy định, bị phát hiện nhưng không làm giảm nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
7. Cung cấp không đầy đủ, không chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày được cơ quan thuế yêu cầu.
8. Cung cấp không chính xác về thông tin, tài liệu, sổ kế toán liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời gian kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
9. Không cung cấp được hoá đơn, chứng từ hợp pháp của lô hàng vận chuyển trong thời hạn 12 giờ, kể từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm.
10. Không cung cấp được hoá đơn, chứng từ hợp pháp của lô hàng vận chuyển sau 24 giờ, kể từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm, nhưng chưa ra quyết định xử phạt.
11. Không kê khai hoặc kê khai không chính xác dẫn đến giảm số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn.
12. Sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được hoàn, số thuế được miễn, số thuế được giảm.
13. Lập thủ tục, hồ sơ huỷ vật tư, hàng hoá không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm.
14. Lập hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ sai về số lượng, giá trị để khai thuế thấp hơn thực tế.
15. Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu, chi liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.
16. Không xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hoá đơn bán hàng thấp hơn giá trị thực tế thanh toán của hàng hoá, dịch vụ đã bán và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
17. Sử dụng hàng hoá được miễn thuế (bao gồm cả hàng hoá thuộc diện không chịu thuế) không đúng với mục đích quy định mà không khai thuế.
18. Sửa chữa, tẩy xoá chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, số thuế miễn, số tiền thuế được giảm.
19. Huỷ bỏ chứng từ kế toán, sổ kế toán làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, số thuế miễn, giảm.
20. Sử dụng hoá đơn, chứng từ, tài liệu không hợp pháp trong các trường hợp để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn.
Điều 4.Các hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực giá.
Các hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực giá là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định số 169/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá và Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22/9/2008 quy định xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại, bao gồm:
1. Mua, bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ sai với mức giá tạm thời trong hiệp thương giá hoặc giá hiệp thương đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
2. Mua, bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ sai với mức giá cụ thể, khung giá, giá giới hạn đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định.
3. Lập phương án giá tài sản, hàng hoá dịch vụ do Nhà nước định giá sai với quy chế tính giá do cơ quan có thẩm quyền quy định.
4. Không kê khai giá hàng hoá, dịch vụ với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
5. Không đăng ký giá hàng hoá, dịch vụ với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
6. Không thực hiện niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ tại cửa hàng, quầy hàng, điểm giao dịch, mua bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ.
7. Niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.
8. Không niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ hoặc mua, bán vàng tại địa điểm giao dịch kinh doanh.
9. Có niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ hoặc giá mua, bán vàng nhưng hình thức, nội dung niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.
10. Niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ bằng ngoại tệ hoặc thu tiền bán hàng, phí dịch vụ bằng ngoại tệ mà không được phép.
11. Tăng giá bán hàng, phí dịch vụ từ 20% trở lên so với mức giá đã kê khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhằm thu lợi bất chính.
12. Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, không chính xác, không kịp thời số liệu, tài liệu có liên quan đến chi phí sản xuất, lưu thông, giá hàng hoá dịch vụ độc quyền theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về giá.
13. Thoả thuận giữa các tổ chức, cá nhân để ấn định giá, khống chế giá, thay đổi giá bán hàng hoá, giá dịch vụ nhằm hạn chế cạnh tranh, xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác hoặc của người tiêu dùng.
14. Thoả thuận giữa các tổ chức, cá nhân tạo sự khan hiếm hàng hoá bằng cách hạn chế sản xuất, phân phối, vận chuyển, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; phá huỷ, làm hư hỏng hàng hoá, xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác hoặc của người tiêu dùng.
15. Thoả thuận giữa các tổ chức, cá nhân thực hiện các điều kiện bán hàng, mua hàng, cung ứng dịch vụ sau bán hàng gây ảnh hưởng đến mức giá hàng hoá, giá dịch vụ, xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác hoặc của người tiêu dùng.
16. Thoả thuận giữa các tổ chức, cá nhân thay đổi giá mua, giá bán hàng hoá, dịch vụ để triệt tiêu hoặc ép buộc các doanh nghiệp khác liên kết với mình hoặc trở thành chi nhánh của mình, xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức, các nhân sản xuất, kinh doanh khác hoặc của người tiêu dùng.
17. Lợi dụng thiên tai, địch hoạ, diễn biễn bất thường khác để đầu cơ tăng giá, ép giá.
18. Thẩm định giá sai với mục đích vụ lợi gây thiệt hại cho khách hàng.
19. Thực hiện thẩm định giá khi không đủ điều kiện để hoạt động thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
20. Không áp dụng hoặc áp dụng sai phương pháp thẩm định giá phù hợp với tài sản thẩm định giá.
Điều 5.Các hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực kế toán.
Các hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực kế toán là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định số 185/2004/NĐ-CP ngày 4/11/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, bao gồm:
1. Tẩy xoá, sửa chữa chứng từ kế toán.
2. Giả mạo, khai man chứng từ kế toán.
3. Lập chứng từ kế toán có nội dung các liên không giống nhau trong trường hợp phải lập chứng từ kế toán có nhiều liên cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
4. Huỷ bỏ hoặc cố ý làm hư hỏng chứng từ kế toán.
5. Không lập chứng từ kế toán khi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
6. Cố ý lập nhiều lần chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
7. Ký chứng từ kế toán mà không có thẩm quyền ký hoặc không được uỷ quyền ký.
8. Thoả thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo, khai man chứng từ kế toán.
9. Lập sổ kế toán không đầy đủ các nội dung theo quy định như: thiếu chữ ký theo quy định; không đánh số trang, không đóng dấu giáp lai giữa các trang trên sổ kế toán.
10. Vi phạm các quy định về ghi sổ kế toán như ghi chồng lên nhau, ghi cách dòng; không gạch chéo phần trang sổ không ghi; không thực hiện việc cộng số liệu tổng cộng khi ghi hết trang sổ, không thực hiện việc chuyển số liệu tổng cộng trang sổ trước sang đầu trang sổ kế tiếp.
11. Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm thực hiện không kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán năm trước liền kề hoặc sổ kế toán ghi không liên tục từ khi mở sổ đến khi khoá sổ.
12. Không thực hiện việc khoá sổ kế toán trong các trường hợp mà pháp luật về kế toán quy định phải khoá sổ kế toán.
13. Mở sổ kế toán ngoài hệ thống sổ kế toán chính thức của đơn vị.
14. Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo sổ kế toán.
15. Ghi sổ kế toán không đầy đủ nội dung chủ yếu theo quy định.
16. Không có chứng từ kế toán chứng minh các thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán hoặc số liệu trên sổ kế toán không đúng với chứng từ kế toán.
17. Mở sổ kế toán ngoài hệ thống sổ kế toán chính thức của đơn vị.
18. Giả mạo sổ kế toán.
19. Cố ý để ngoài sổ kế toán tài sản của đơn vị hoặc tài sản có liên quan đến đơn vị.
20. Huỷ bỏ trước hạn hoặc cố ý làm hư hỏng sổ kế toán.
21. Hạch toán không theo đúng nội dung quy định của tài khoản kế toán.
22. Sửa đổi nội dung, phương pháp hạch toán của tài khoản kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc mở thêm tài khoản kế toán trong hệ thống tài khoản kế toán cấp I đã lựa chọn không được Bộ Tài chính chấp nhận.
23. Hủy bỏ tài liệu kế toán khi chưa hết thời hạn lưu trữ theo quy định.
24. Lập và trình bày báo cáo tài chính không đúng phương pháp; không rõ ràng; không nhất quán theo quy định.
25. Công khai báo cáo tài chính không đầy đủ nội dung theo quy định.
26. Thoả thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính.
27. Cố ý, thoả thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu kế toán sai sự thật.
28. Không thực hiện các thủ tục để phục hồi tài liệu kế toán bị mất mát hoặc bị huỷ hoại.
29. Tiêu hủy tài liệu kế toán không thành lập Hội đồng tiêu hủy, không thực hiện đúng phương pháp tiêu hủy và không lập biên bản tiêu hủy theo quy định.
30. Không lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê theo quy định.
31. Không xác định nguyên nhân chênh lệch; không phản ảnh số chênh lệch và kết quả xử lý số chênh lệch giữa số liệu kiểm kê thực tế với số liệu sổ kế toán vào sổ kế toán.
32. Giả mạo báo cáo tài chính, khai man số liệu trên báo cáo tài chính.
33. Thông tin, số liệu công khai báo cáo tài chính sai sự thật.
34. Lập báo cáo tài chính không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán.
Điều 6.Các hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực bảo hiểm.
Các hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực bảo hiểm là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định số 41/2009/NĐ-CP ngày 5/5/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, bao gồm:
1. Hành vi sửa chữa, gian dối hoặc giả mạo các tài liệu trong hồ sơ xin cấp phép, hồ sơ mở chi nhánh, Văn phòng đại diện; sửa chữa giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép đặt văn phòng đại diện.
2. Không thực hiện đăng trên 5 số báo hàng ngày liên tiếp của báo Trung ương và báo địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính về một trong những nội dung sau:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính, Chi nhánh, Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm;
- Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;
- Mức vốn điều lệ và số vốn điều lệ đã góp;
- Họ, tên của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Số Giấy phép và ngày cấp Giấy phép thành lập và hoạt động;
- Các nghiệp vụ bảo hiểm, nghiệp vụ môi giới bảo hiểm được phép kinh doanh.
3. Không công bố, công bố không đúng thời hạn hoặc công bố sai sự thật một trong những nội dung hoạt động và thay đổi đã được Bộ Tài chính chấp thuận sau đây:
- Tên doanh nghiệp;
- Vốn điều lệ;
- Mở hoặc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện;
- Địa điểm đặt trụ sở chính, Chi nhánh, Văn phòng đại diện;
- Nội dung, phạm vi và thời hạn hoạt động;
- Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên;
- Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc);
- Chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp.
4. Không công bố các nội dung quy định tại Giấy phép đặt Văn phòng đại diện.
5. Kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh môi giới bảo, kinh doanh tái bảo hiểm không có Giấy phép thành lập và hoạt động.
6. Tiếp tục hoạt động, kinh doanh khi đã bị thu hồi hoặc tước quyền sử dụng Giấy phép thành lập và hoạt động có thời hạn một phần hoặc toàn bộ nội dung, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoặc đã bị thu hồi Giấy phép đặt Văn phòng đại diện.
7. Tiếp tục hoạt động khi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép đặt Văn phòng đại diện đã hết thời hạn.
8. Không xây dựng hoặc xây dựng không đầy đủ quy tắc, điều khoản và tính toán phí bảo hiểm của các sản phẩm bảo hiểm.
9. Không tách quỹ và phân chia thặng dư hàng năm của quỹ chủ hợp đồng bảo hiểm.
10. Thay đổi tên, địa điểm đặt trụ sở chính, Chi nhánh, Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm mà chưa được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản.
11. Thay đổi một trong những nội dung sau đây mà chưa được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản:
- Mức vốn điều lệ;
- Nội dung, phạm vi và thời gian hoạt động.
12. Thay đổi một trong những nội dung sau đây mà chưa được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản:
- Mở hoặc chấm dứt hoạt động của Chi nhánh, Văn phòng đại diện;
- Chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp chiếm 10% số vốn điều lệ trở lên.
13. Nhận tái bảo hiểm đối với chính những rủi ro đã nhượng tái bảo hiểm; nhượng toàn bộ trách nhiệm bảo hiểm đã nhận trong một hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác.
14. Nhà tái bảo hiểm không nằm trong danh sách doanh nghiệp dự kiến sẽ nhượng tái bảo hiểm.
15. Nhượng tái bảo hiểm cho doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm ở nước ngoài không được xếp hạng tối thiểu "BBB" theo Standard & Poor s, “B++” theo A.M.Best, “Baa” theo Moody’s hoặc các kết quả xếp hạng tương đương tại năm tài chính gần nhất so với thời điểm giao kết hợp đồng tái bảo hiểm.
16. Tiến hành việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm không đáp ứng đầy đủ các điều kiện chuyển giao theo quy định tại Điều 75 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
17. Tiến hành việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm không đáp ứng đầy đủ các thủ tục chuyển giao theo quy định tại Điều 76 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
18. Giải quyết bồi thường cho khách hàng chậm so với thời hạn quy định của pháp luật.
19. Thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật.
20. Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động, điều kiện bảo hiểm.
21. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật.
22. Thông tin làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp bảo hiểm khác.
23. Thoả thuận hạn chế cạnh tranh gây thiệt hại cho quyền lợi của bên mua bảo hiểm.
24. Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác.
25. Không công khai và minh bạch trong bán hàng làm cho khách hàng hiểu sai về sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.
26. Phân biệt đối xử về điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm giữa các đối tượng bảo hiểm có cùng mức độ rủi ro.
27. Không thực hiện đấu thầu việc mua, bán bảo hiểm giữa doanh nghiệp bảo hiểm và chủ đầu tư có vốn góp từ 20% vốn điều lệ trở lên của chính doanh nghiệp bảo hiểm đó hoặc đồng bảo hiểm với các doanh nghiệp bảo hiểm khác.
28. Can thiệp trái pháp luật đến quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm của bên mua bảo hiểm.
29. Dùng ảnh hưởng của mình để yêu cầu, ngăn cản hoặc ép buộc đơn vị cấp dưới hoặc những người có liên quan phải tham gia bảo hiểm tại một doanh nghiệp bảo hiểm dưới mọi hình thức.
30. Tài liệu giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp không rõ ràng, khó hiểu và chứa đựng thông tin dẫn đến hiểu lầm.
31. Tài liệu minh hoạ bán hàng không rõ ràng, đầy đủ và chính xác để giúp khách hàng có sự lựa chọn phù hợp.
32. Tài liệu minh họa bán hàng của doanh nghiệp không phân biệt rõ giữa quyền lợi có đảm bảo và quyền lợi không đảm bảo; không thông báo cho khách hàng biết tổng số quyền lợi bảo hiểm nhận được theo các hợp đồng bảo hiểm không đảm bảo có thể khác nhau.
33. Hàng năm không xem xét lại các giả định dùng trong minh họa bán hàng; không sửa lại minh họa bán hàng nếu giả định không còn phù hợp với thực tế.
34. Tài liệu giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ, tài liệu minh họa bán hàng chứa đựng những thông tin về quyền lợi bảo hiểm trái với quy tắc, điều khoản bảo hiểm đã được Bộ Tài chính phê chuẩn.
35. Không cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, không giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.
36. Không thông báo cho bên mua bảo hiểm về tình trạng hợp đồng của họ theo quy định.
37. Vi phạm các quy định về triển khai các sản phẩm bảo hiểm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư.
38. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ không tuân thủ quy tắc, điều khoản, biểu phí đã được Bộ Tài chính phê chuẩn.
39. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ sửa đổi, bổ sung quy tắc, điều khoản, biểu phí khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Tài chính.
40. Trả hoa hồng bảo hiểm cao hơn tỷ lệ, không đúng đối tượng hoặc nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.
41. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được kinh doanh bảo hiểm bắt buộc không tuân thủ quy tắc, điều khoản và biểu phí do Bộ Tài chính ban hành.
42. Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được kinh doanh bảo hiểm bắt buộc không tách riêng phần bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc trong hợp đồng bảo hiểm trọn gói theo quy định.
43. Ngăn cản bên mua bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm không kê khai các chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.
44. Khuyến mại khách hàng dưới hình thức hứa hẹn cung cấp các quyền lợi bất hợp pháp để xúi giục khách hàng giao kết hợp đồng bảo hiểm.
45. Xúi giục bên mua bảo hiểm hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm hiện có để mua hợp đồng bảo hiểm mới.
46. Tư vấn cho khách hàng mua bảo hiểm tại một doanh nghiệp bảo hiểm với các điều kiện, điều khoản kém cạnh tranh hơn so với doanh nghiệp bảo hiểm khác nhằm thu được hoa hồng môi giới cao hơn.
47. Tư vấn, giới thiệu cho bên mua bảo hiểm quy tắc, điều khoản thuộc nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ chưa được Bộ Tài chính phê chuẩn; quy tắc, điều khoản thuộc nghiệp vụ bảo hiểm bắt buộc không đúng với quy tắc điều khoản do Bộ Tài chính ban hành hoặc các quy tắc điều khoản không phù hợp với khoản 4 điều 20 Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
48. Đại lý bảo hiểm đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm khác nhưng chưa được sự đồng ý bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm mà mình đang làm đại lý.
49. Thông tin, quảng cáo về nội dung, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, điều kiện và điều khoản bảo hiểm sai sự thật làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm.
50. Ngăn cản bên mua bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm không kê khai các chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm.
51. Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác.
52. Hứa hẹn giảm phí bảo hiểm, hoàn phí bảo hiểm hoặc các quyền lợi khác mà doanh nghiệp bảo hiểm không cam kết với khách hàng.
53. Thay đổi tên gọi, quốc tịch, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài hoặc tên gọi của Văn phòng đại diện không theo đúng qui định của pháp luật.
54. Thay đổi địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện nhưng không thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính.
55. Văn phòng đại diện doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài thay đổi nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện chưa được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.
Điều 7.Các hành vi gian lận thương mại trong việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn.
Các hành vi gian lận thương mại trong việc in, phát hành, sử dụng quản lý hoá đơn là hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 7/11/2002 của Chính phủ quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn, bao gồm:
1. Đặt in hoá đơn trùng kí hiệu, trùng số; tự in hoá đơn khi chưa đăng ký và được phép của cơ quan có thẩm quyền.
2. Không lập hoá đơn hoặc lập hoá đơn không đúng quy định khi bán hàng hoá, dịch vụ; sử dụng hoá đơn khống.
3. Lập hoá đơn có chênh lệch giữa các liên của mỗi số hoá đơn.
4. Sử dụng hoá đơn giả; hoá đơn đã hết giá trị sử dụng; hoá đơn của cơ sở kinh doanh khác và các hoá đơn, chứng từ, tài liệu bất hợp pháp khác mà theo quy định không được sử dụng.
5. Nhận, mua hoá đơn không đúng quy định hoặc tự ý cho, bán hoá đơn.
Điều 8.Điều khoản thi hành
Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết./.
Nơi nhận: - Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; - TAND tối cao, VKSND tối cao; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Kiểm toán nhà nước; - Văn phòng BCĐ TW về phòng chống tham nhũng; - Công báo, Website Chính phủ; - Website Bộ Tài chính; - Lưu: VT, Vụ PC. |
KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG (Đã ký)
Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
THE MINISTRY OF FINANCE | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 93/2010/TT-BTC | Hanoi, June 28, 2010 |
CIRCULAR
GUIDING THE DETERMINATION OF ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN THE FINANCIAL DOMAIN AS ACTS OF SMUGGLING, TRADE FRAUD AND COUNTERFEIT GOODS TRADING
THE MINISTRY OF FINANCE
Pursuant to the Government's Decree No. 118/2008/ND-CP of November 27,2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
Pursuant to the Government's Decree No. 97/ 2007/ND-CP of June 7, 2007, stipulating the handling of administrative violations and enforcement of administrative decisions in the customs domain, and Decree No. 18/2009/ND-CP of February 18, 2009, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 97/2007/ND-CP of June 7, 2007;
Pursuant to the Government's Decree No. 98/ 2007/ND-CP of June 7, 2007, stipulating the handling of violations of tax laws and enforcement of tax-related administrative decisions;
Pursuant to the Government's Decree No. 185/2004/ND-CP of November 4, 2004, on sanctioning administrative violations in the accounting domain;
Pursuant to the Government's Decree No. 169/2004/ND-CP of September 22, 2004, on sanctioning administrative violations in the price domain;
Pursuant to the Government's Decree No. 107/2008/ND-CP of September 22, 2008, stipulating the administrative sanctioning of acts of speculation, hoarding, excessive price hiking, spreading of rumors, smuggling and trade fraud;
Pursuant to the Government's Decree No. 41/2009/ND-CP of May 5, 2009, on sanctioning administrative violations in the insurance business domain;
Pursuant to the Government's Decree No. 89/ 2002/ND-CP of November 7, 2002, stipulating the printing, issuance, use and management of invoices;
After consulting the Ministry of Industry and Trade (Central Steering Committee 127), the Ministry of Finance guides the determination of acts of administrative violation in the financial domain as acts of smuggling, trade fraud and counterfeit goods trading, as follows:
Article 1. Scope and subjects of application
1. This Circular applies to forces functioning to fight smuggling, trade fraud and counterfeit goods in the financial domain.
2. Anti-smuggling, -trade fraud and - counterfeit goods activities carried out by forces specified in Clause 1 of this Article shall be funded with revenues collected from the handling of administrative violations under the Ministry of Finance's Circular No. 59/2008/TT-BTC of July 4, 2008, guiding the management and use of revenues from the handling of illegal acts in the fight against smuggling, trade fraud and counterfeit goods, and Circular No. 51/2010/TT-BTC of April 14, 2010, amending and supplementing Circular No. 59/2008/TT-BTC.
Article 2. Acts of smuggling and trade fraud in the customs domain
Acts of smuggling and trade fraud in the customs domain are acts of administrative violation specified in the Government's Decree No. 97/2007/ND-CP of June 7,2007, stipulating the handling of administrative violations and enforcement of administrative decisions in the customs domain, and Decree No. 18/2009/ND-CP of February 18, 2009, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 97/2007/ND-CP of June 7. 2007. including:
1. Failing to declare or untruthfully declaring names, categories, quantities, weights, quality, value, origin, headings and duty rates of imports or exports.
2. Declaring false names, quantities, weights and value of exports.
3. Compiling and declaring untrue contents in duty finalization dossiers, liquidation dossiers, duty exemption dossiers and dossiers for consideration of duty exemption, duty reduction, duty refund or duty non-collection.
4. Failing to declare or declaring in violation of regulations foreign currencies, Vietnam currency in cash and gold carried along by persons on entry or exit.
5. Failing to produce goods currently stored which are subject to post-customs clearance inspection to customs offices upon request.
6. Failing to supply vouchers, documents or electronic files related to imports, exports or means of transport on entry or exit to customs offices upon request in accordance with law.
7. Fraudulently swapping goods having passed customs inspection with those not yet inspected.
8. Forging customs seals and papers of customs dossiers for the purpose of importing or exporting goods, which does not yet constitute a crime.
9. Operating means of transport transporting goods in transit or goods under customs supervision from/to port or border gate not on routes or not to places or border gates or not in time as prescribed or as registered in customs dossiers without plausible reasons.
10. Breaking customs seals without permission.
11. Changing without permission packings and labels of goods currently under customs supervision.
12. Failing to properly preserve goods currently under customs supervision or goods assigned for preservation under law pending completion of customs clearance.
13. Selling without permission goods currently under customs supervision.
14. Selling without permission means of transport with overseas operation registration which are allowed to temporarily enter Vietnam-
15. Selling without permission goods assigned for preservation pending completion of customs clearance.
16. Storing, purchasing and selling or transporting imports or exports without valid documents within areas of customs operation.
17. Illegally transporting goods across the border, which does not yet constitute a crime.
18. Unloading cargoes not at ports of destination indicated in cargo manifests or bills of lading without plausible reasons.
19. Loading, unloading or transshipping goods or cutting carriages of goods imported, exported or in transit on board means of transport currently under customs supervision and inspection.
20. Dispersing, destroying or jettisoning goods to avoid customs inspection, supervision and control.
21. Using documents which are invalid or untruthful to actual transactions for tax declaration purposes; erasing and modifying vouchers resulting in lower tax amounts than payable or higher tax amounts than exemptible. reducible, refundable or non-collectible.
22. Declaring incorrect headings and duty rates of goods items of which headings and duty rates were already determined at the previous importation, resulting in lower tax amounts than payable.
23. Violating regulations on goods management in non-tariff zones.
24. Carrying out export procedures but failing to export products processed or produced from imported materials.
25. Declaring exported goods in categories, quantities or weights of goods processed or produced from imported materials higher than those actually exported, involving an evaded lax amount of VND 50.000,000 or more but not constituting a crime.
26. Exporting products processed or produced from imported materials which contain materials different from imported ones; importing products processed overseas which contain materials different from exported ones.
27. Changing without permission use purposes of goods which have been determined to be tax-free or tax-exempt or eligible for consideration of tax exemption and failing to make tax declaration thereon.
28. Failing to declare or incorrectly declaring goods imported from non-tariff zone into the inland.
29. Declaring tax after the prescribed time limit when changing use purposes of goods which have been determined to be tax-free or -exempt or eligible for consideration of tax exemption.
30. Failing to record in accounting books earnings and expenditures related to the determination of payable tax amounts.
31. Declaring quantities higher than wastage limits of materials for processing exports or imported materials for producing exports without making additional declaration thereon before such is detected by customs offices through inspection.
32. Selling duty-free goods to ineligible buyers.
33. Intentionally refraining from declaring or declaring wrong names, categories, quantities, weights, quality, value, duty rates and origin of imports or exports for lax evasion.
34. Violations of tax payment regulations, specifically paying tax late and declaring tax incorrectly, resulting in higher refunded tax amounts than prescribed.
35. Importing or exporting goods in violation of regulations on goods barter between border inhabitants or on importation of humanitarian aid goods, exportation and importation of goods given as gifts, movable property and goods of persons on entry or exit.
36. Transiting goods, transporting goods under customs supervision from/lo border gates; operating means of transport in transit, on entry or exit in violation of contents of permits issued by competent agencies or without permits issued by competent agencies though they are subject to such permits.
37. Importing or exporting goods in contravention of the contents of permits.
38. Temporarily importing for re-export or temporarily exporting for re-import goods without permits though they arc subject to such permits.
39. Failing lo re-export or re-import goods or means of transport within time limits prescribed or registered with customs offices.
40. Exporting, importing or taking into Vietnam goods subject to suspended exportation or importation.
41. Exporting, importing or taking into Vietnam goods banned from export or import.
42. Taking goods of untrue origin into Vietnamese territory.
43. Exporting goods of untrue origin.
44. Importing goods subject to permit but failing to produce such permits within 30 (thirty) days from the date goods arrive at a border gate.
45. Exporting goods without prescribed permits.
46. Importing or exporting goods failing to fully meet conditions and technical standards prescribed by law.
47. Importing or exporting goods without labels prescribed by law.
48. Changing without permission use purposes of materials, supplies, components, machines and equipment for processing; goods temporarily imported for re-export or temporarily exported for re-import which are banned from export or import or subject to conditional import or export without permission of competent state agencies.
49. Failing to keep records to monitor the import, export, ex-warehousing and warehousing of goods in accordance with law.
50. Failing to declare or untruthfully declaring names, categories, quantities and weights of goods brought from overseas into bonded warehouses or warehouses of goods pending duty payment or of goods taken from these warehouses to overseas.
51. Bringing from overseas into bonded warehouses goods which are not allowed to be stored in bonded warehouses.
52. Dispersing without permission goods stored in bonded warehouses or warehouses of goods pending duly payment.
53. Destroying in violation of law goods stored in bonded warehouses or warehouses of goods pending duty payment.
Article 3. Acts of trade fraud in the tax, charge and fee domain
Acts of trade fraud in the tax, charge and fee domain are acts of administrative violation specified in the Government's Decree No. 98/2007/ND-CP of June 7. 2007. stipulating the sanctioning of violation of tax-related laws and enforcement of tax-related administrative decisions, including:
1. Making tax declaration dossiers with incomplete or false details in the statements of invoices of goods, services purchased or sold or in other documents related to tax obligations.
2. Making tax declaration dossiers with incomplete or false details in invoices, economic contracts and other vouchers related to tax obligations.
3. Making tax declaration dossiers with incomplete or false details in duty declaration forms or duty finalization forms.
4. Supplying false information, documents or accounting books related to tax obligation determination after the deadline set by tax offices.
5. Inadequately or inaccurately supplying information, documents or accounting books related to tax obligation determination within the tax declaration time limit; account numbers or deposit account balances to competent agencies upon request.
6. Failing to supply adequate, accurate norms and figures related to tax obligations which must be registered according to regulations, which is detected but did not reduce the obligations toward the state budget.
7. Inadequately or inaccurately supplying information or documents related to deposit accounts at banks, other credit institutions or state treasuries within 3 working days after the date it is so requested by tax offices.
8. Supplying inaccurate information, documents or accounting books related to tax obligation determination at the request of competent agencies conducting lax supervision or inspection at the taxpayer's head office.
9. Failing to supply valid invoices or vouchers of a goods shipment within 12 hours from the time a competent agency detects a violation.
10. Failing to supply valid invoices or vouchers of a goods shipment within 24 hours from the time a competent agency inspects and detects a violation for which a sanctioning decision has not been issued yet.
11. Making no declaration or inaccurate declarations resulting in lower tax amounts than payable or higher tax amounts than refundable.
12. Using invalid invoices or vouchers to account the value of purchased goods or services, reducing the payable tax amount or increasing the refundable, exemptible or reducible tax amount.
13. Carrying out procedures and making dossiers for destruction of supplies or goods not true to reality, reducing the payable tax amount or increasing the refundable, exemptible or reducible tax amount.
14. Making out goods or service sale invoices with incorrect quantities or value for the purpose of declaring tax amounts lower than actual ones.
15. Failing to record in accounting books earnings or expenditures related to the determination of payable tax amounts.
16. Failing to issue goods or service sale invoices or writing a value on sale invoices lower than the actual payment value of sold goods or services, which is detected after the deadline for tax declaration dossier submission.
17. Using duty-free goods (including untaxed goods) for improper purposes without making tax declaration.
18. Modifying or erasing accounting vouchers or books, reducing the payable tax amount or increasing the refundable, exemptible or reducible tax amount.
19. Destroying accounting vouchers and books, reducing the payable tax amount or increasing the refundable, exemptible or reducible tax amount.
20. Using unlawful invoices, vouchers or documents in other cases for the purpose of determining incorrect payable or refundable tax amounts.
Article 4. Acts of trade fraud in the price domain
Acts of trade fraud in the price domain are acts of administrative violation specified in the Government's Decree No. 169/2004/ND-CP of September 22, 2004, stipulating the sanctioning of administrative violations in the price domain, and Decree No. 107/2008/ND-CP of September 22, 2008. stipulating the administrative sanctioning of acts of speculation, hoarding of goods, excessive price hiking, spreading of rumors, smuggling and trade fraud, including:
1. Buying or selling goods or providing services at prices different from temporary prices set through price consultations or consulted prices already prescribed by competent agencies.
2. Buying or selling goods, providing services at prices different from specific prices, price brackets or limit prices decided by competent agencies.
3. Setting prices of assets, goods or services subject to pricing by the State in violation of pricing regulations of competent agencies.
4. Failing to declare goods and service prices to competent state agencies according to regulations.
5. Failing to register goods and service prices with competent state agencies according to regulations.
6. Failing to post up goods and service prices at shops, stalls and places of transaction for goods trading or service provision.
7. Posting up prices against regulations or unclear] y, causing confusion to customers.
8. Failing to post up foreign exchange rates or buying and selling prices of gold at trading places.
9. Posting up foreign exchange rates or buying and selling prices of gold in forms or with contents unclear and confusing to customers
10. Posting up goods and service prices in foreign currencies or selling goods or charging services in foreign currencies without permission
11. Raising goods sale prices or service charges by 20% or higher from price levels declared to or registered with competent, state agencies for earning illicit profits.
12. Failing to report or reporting incompletely, inaccurately and untimely on data or documents related to production and circulation costs, monopolized goods or service prices at the request of competent price state management agencies.
13. Reaching agreement among organizations and individuals to fix prices, control prices, change sale prices of goods or services with a view to depressing competition, infringing upon the legitimate interests of other production and business organizations and individuals or consumers.
14. Reaching agreement among organizations and individuals in order to create sham scarcity of goods by restricting production, distribution, transportation or sale of goods or the provision of services; destroying or damaging goods, infringing upon the legitimate interests of other production and business organizations and individuals or consumers.
15. Reaching agreement among organizations and individuals to realize conditions on goods sale, purchase and post-sale service provision, affecting goods prices and service prices, infringing upon the legitimate interests of other production and business organizations and individuals or consumers.
16. Reaching agreement among organizations and individuals to change selling or buying prices of goods or services in order to suppress or compel other enterprises to align with them or become their branches, infringing upon the legitimate interests of other production and business organizations and individuals or consumers.
17. Taking advantage of natural disasters, enemy sabotage or other unexpected developments for speculation to hike or impose prices.
18. Incorrectly evaluating prices for self-seeking purposes, causing harms to customers.
19. Evaluating prices when failing to fully meet the conditions for price evaluation as prescribed by law.
20. Failing to apply or incorrectly applying price-evaluating methods suitable to assets of which prices arc evaluated.
Article 5. Acts of trade fraud in the accounting domain
Acts of trade fraud in the accounting domain are acts of administrative violation specified in the Government's Decree No. 185/2004/ND-CP of November 4, 2004, on sanctioning administrative violations in the accounting domain, including:
1. Erasing or modifying accounting vouchers.
2. Forging or falsely declaring accounting vouchers.
3. Making accounting vouchers with different contents in their originals in case of making accounting vouchers with more than one original for an arising economic or financial operation.
4. Destroying or deliberately damaging accounting vouchers.
5. Failing to make accounting vouchers for arising economic or financial operations.
6. Deliberately making more than once accounting vouchers for an arising economic or financial operation.
7. Unduly signing accounting vouchers.
8. Reaching agreement with or compelling other persons to forge or falsely declaring accounting vouchers.
9. Making accounting books with insufficient contents according to regulations, such as no signature, no page number or no stamp affixed on every two adjoining pages on accounting books.
10. Violating regulations on recording accounting books, such as making superimposed entries, making entries on every other line; failing to cross out the blank space of a page; failing to record the total figure at the end of a page; failing to transfer the total figure from a page to the next.
11. Information and figures recorded in accounting books of the accounting year failing to succeed information and figures recorded in accounting books of the preceding year or failing to make continuous entries in accounting books from the time of opening to the time of closing.
12. Failing to close accounting books in cases in which accounting books must be closed according to the accounting law.
13. Opening accounting books outside the official accounting book system of the unit.
14. Reaching agreement with or compelling other persons to forge accounting books;
15. Recording insufficient principal contents in accounting books according to regulations.
16. Failing to keep accounting vouchers evidencing information and figures recorded in accounting books or figures recorded in accounting books failing to match accounting vouchers.
17. Opening accounting books outside the official accounting book system of the unit.
18. Forging accounting books.
19. Deliberately leaving out accounting books assets of or related to the unit.
20. Destroying accounting books ahead of time or deliberately damaging them.
21. Accounting earnings and expenditures not according to the prescribed contents of accounts.
22. Modifying contents and accounting methods of accounts promulgated by the Ministry of Finance or opening additional accounts within the selected grade-I account system without approval of the Ministry of Finance.
23. Destroying accounting records before the expiry of the prescribed preservation duration.
24. Making and presenting financial statements without observing the prescribed method; with unclear or contradictory contents as prescribed.
25. Disclosing financial statements with insufficient contents as prescribed.
26. Reaching agreement with or compelling other persons to forge financial statements or declaring false figures in financial statements.
27. Deliberately providing or certifying untrue information or accounting figures; reaching agreement with or compelling other persons to provide or certify untrue information or accounting figures.
28. Failing to carry out procedures to restore lost or damaged accounting records.
29. Destroying accounting records without forming a destruction council, without strictly observing the method of destruction and making a destruction report according to regulations.
30. Failing to make summary reports on inventory results according to regulations.
31. Failing to identify causes of discrepancies; failing to reflect in accounting books discrepancies between figures obtained from an actual inventory and those of accounting books and results of handling such discrepancies.
32. Forging financial statements or declaring false figures in financial statements.
33. Using untrue information and figures in disclosed financial statements.
34. Making financial statements with figures different from those on accounting books and vouchers.
Article 6. Acts of trade fraud in the insurance domain
Acts of trade fraud in the insurance domain are acts of administrative violation specified in the Government's Decree No. 41/2009/ND-CP of May 5, 2009, on sanctioning administrative violations in the insurance business domain, including:
1. Altering, falsifying or forging documents in dossiers of application for licenses, dossiers for opening branches or representative offices; altering establishment and operation licenses or licenses to open representative offices.
2. Failing to publish on 5 consecutive issues of a central newspaper and a newspaper of the locality in which the insurance enterprise is headquartered on any of the following details:
- Name and address of the head office, branch or representative office of the insurance enterprise;
- Content, scope and duration of operation;
- Charter capital level and paid-in charter capital amount;
- Full name of the representative-at-law of the enterprise;
- Serial number and date of the establishment and operation license;
- Permitted insurance and insurance brokerage operations.
3. Failing to publish, publish late or publish untrue information on any of the following contents of operation and changes already approved by the Ministry of Finance:
- Enterprise name;
- Charter capital;
- Opening or termination of operation of a branch or representative office;
- Locations of the head office, branch or representative office;
- Contents, scope and duration of operation;
- Transfer of shares or contributed capital amounts representing 10% or more of charter capital;
- Chairman of the Board of Directors arid Director General (Director);
- Division, splitting, merger, consolidation, dissolution or transformation of the enterprise.
4. Failing to disclose the contents of the license to open a representative office.
5. Conducting insurance business, insurance brokerage business or re-insurance business without an establishment and operation license.
6. Continuing operation or business activities after having the establishment and operation license revoked or having the right to use it deprived of partially or wholly, for insurance or insurance brokerage enterprises, or after having the representative office opening license revoked.
7. Continuing operation after the establishment and operation license or representative office opening license expires.
8. Failing to formulate or formulating insufficient rules and terms of insurance products and on calculation of insurance premiums.
9. Failing to separate the insurance policy holder fund and divide its annual surplus.
10. Changing the name and location of the head office, branch or representative office of the insurer or insurance broker without written approval of the Ministry of Finance.
11. Changing any of the following contents without written approval of the Ministry of Finance.
- Charter capital level;
- Contents, scope and duration of operation.
12. Changing any of the following contents without written approval of the Ministry of
Finance:
- Opening or termination of operation of a branch or representative office;
- Transfer of shares or contributed capital amounts representing 10% or more of charter capital.
13. Undertaking re-insurance for risks for which re-insurance has been ceded; ceding all insurance liabilities undertaken under an insurance policy to another insurer.
14. A re-insurer not on the list of insurers expected to cede re-insurance.
15. Ceding re-insurance to an overseas-based re-insurance-undertaking enterprise which is not rated at least "BBB" by Standard & Poor's. "B++" by A.M.Best, "Baa" by Moody's or equivalent ratings in the fiscal year closest to the time of concluding the re-insurance policy.
16. Transferring an insurance policy failing to fully meet transfer conditions prescribed in Article 75 of the Law on Insurance Business.
17. Transferring an insurance policy without fully carrying out transfer procedures prescribed in Article 76 of the Law on Insurance Business.
18. Settling customers' claims for compensation later than the time prescribed by law.
19. Colluding with beneficiaries of insurance benefits in settling claims for insurance compensation and paying insurance sums in violation of law.
20. Providing untrue information and advertisements on contents, scope and conditions of insurance.
21. Conducting sales promotion for unfair competition as prescribed by law.
22. Disseminating information negatively affecting the lawful rights and interests of another insurer.
23. Reaching agreement on competition depression that harms the interests of the insured.
24. Fighting for customers in the forms of obstructing, dragging, bribing or threatening employees or customers of another insurer, insurance agent or insurance broker.
25. Not practicing openness and transparency in insurance sale, misleading customers about products and services provided by the insurer.
26. Discriminating against the insured with the same risk level in terms of insurance conditions and premium level.
27. Failing to hold bidding for insurance purchase and sale between the insurer and investors contributing 20% or more of charter capital of the insurer or co-insurance with other insurers.
28. Illegally intervening in the right of insurance buyers to select insurers and insurance brokers.
29. Using one's influence to ask. obstruct or force in whatever form subordinate units or related persons to buy insurance of an insurer.
30. Issuing product and service catalogs containing unclear, unintelligible and confusing information.
31.Issuing sale-illustrating documents containing unclear, insufficient and inaccurate
information, failing to help customers make appropriate choice.
32. Issuing sale-illustrating documents failing lo clearly distinguish secured and unsecured benefits; failing to inform customers that total insurance benefits receivable under unsecured insurance policies may vary.
33. Failing to annually review assumptions used in sale illustrations; failing to revise sale illustrations when assumptions are no longer realistic.
34. Issuing product and service catalogues and sale-illustrating documents containing information on insurance benefits contrary to insurance rules and terms already approved by the Ministry of Finance.
35. Failing to provide sufficient information relating to insurance policies, failing to explain insurance conditions and terms to insurance buyers when concluding insurance policies.
36. Failing to notify insurance buyers of the state of their policies according to regulations.
37. Violating regulations on the provision of insurance products in the investment-linked insurance operation.
38. A life insurer failing to comply with insurance rules, terms and tariff already approved by the Ministry of Finance.
39. A life insurer revising and supplementing insurance rules, terms and tariff without written permission of the Ministry of Finance.
40. Paying insurance commissions higher than levels, to ineligible persons or for ineligible operations as prescribed by law.
41. A non-life insurer allowed to provide compulsory insurance failing to comply with insurance rules, terms and premium tariff promulgated by the Ministry of Finance.
42. A non-life insurer allowed to provide compulsory insurance failing to separate compulsory fire and explosion insurance in lump- sum insurance policies according to regulations.
43. Preventing insurance buyers from providing information relating to insurance- policies or inciting them not to declare details related to insurance policies.
44. Conducting sales promotion in the form of promising to provide illegal benefits so as to incite customers to sign insurance policies.
45. Inciting insurance buyers to cancel current insurance policies to buy new ones.
46. To advise customers to buy insurance from an insurer with conditions and terms less competitive than another insurer for the purpose of earning higher brokerage commissions.
47. To advise and introduce customers to buy life insurance with rules and terms not yet approved by the Ministry of Finance; with rules and terms contravening those promulgated by the Ministry of Finance or incompliant with Clause 4. Article 20 of Decree No. 45/2007/ND-CP of March 27. 2007. detailing the implementation of a number of articles of the Law on Insurance Business.
48. An insurance agent concurrently acting as agent for another insurer without written approval of the principal insurer.
49. Disseminating false information and advertisements about contents, scale of operation, and insurance conditions and terms of an insurer which harm the lawful rights and interests of insurance buyers.
50. Preventing insurance buyers from providing information relating to insurance policies or inciting them not to declare details related to insurance policies.
51. Fighting for customers in the forms of preventing, dragging, bribing or threatening employees or customers of other insures, insurance agents or insurance brokers.
52. Promising to offer lower insurance premiums, refund insurance premiums or offer other benefits not committed by an insurer to customers.
53. Changing the name, nationality or address or a foreign insurer or insurance broker or the name of its representative office in violation of law.
54. Relocating a representative office without notifying it in writing to the Ministry of Finance.
55. A representative office of a foreign insurer or insurance broker changing its operation contents without written approval of the Ministry of Finance.
Article 7. Acts of trade fraud in the printing, issuance, use and management of invoices
Acts of trade fraud in the printing, issuance, use and management of invoices are acts of administrative violation specified in the Government's Decree No. 89/2002/ND-CP of November 7, 2002, stipulating the printing. distribution, use and management of invoices, specifically:
1. Placing orders for printing invoices with identical marks or serial numbers; self-printing invoices without making registration and obtaining permission of a competent agency.
2. Failing to make out or improperly making out invoices when selling goods or services; using untrue invoices;
3. Making out invoices with disparities between copies bearing the same serial number.
4. Using fake invoices, expired invoices; invoices of other businesses and other invalid invoices, vouchers and documents which are not allowed to be used according to regulations.
5. Receiving or buying invoices in violation of regulations or giving away or selling invoices without permission.
Article 8. Implementation provision
This Circular takes effect 45 days from the date of its signing. Any problems arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Finance for study and settlement.-
| FOR THE MINISTER OF FINANCE |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây