Thông tư 72/2018/TT-BTC ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Dự trữ quốc gia

thuộc tính Thông tư 72/2018/TT-BTC

Thông tư 72/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Dự trữ quốc gia
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:72/2018/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Văn Hiếu
Ngày ban hành:10/08/2018
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Dự trự quốc gia

Đây là nội dung được Bộ Tài chính quy định tại Thông tư 72/2018/TT-BTC ngày 10/08/2018.

Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Dự trữ quốc gia là tập hợp các chỉ tiêu thống kê phản ánh hoạt động dự trữ quốc gia liên quan đến quá trình hình thành, quản lý và sử dụng nguồn lực dự trữ quốc gia…

Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Dự trữ quốc gia gồm 03 nhóm chỉ tiêu:

- Hình thành nguồn lực dự trữ quốc gia, trong đó có các chỉ tiêu: Nguồn hình thành dự trữ quốc gia; Tổng chi cho mua hàng dự trữ quốc gia trong kỳ kế hoạch; Kế hoạch mua hàng dự trữ quốc gia…

- Quản lý nguồn lực dự trữ quốc gia: Số lượng hàng dự trữ quốc gia; Giá trị hàng dự trữ quốc gia; Số lượng hàng dự trữ quốc gia nhập trong kỳ; Giá trị hàng dự trữ quốc gia nhập trong kỳ…

- Sử dụng nguồn lực dự trữ quốc gia: Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất cấp trong kỳ; Giá trị hàng dự trữ quốc gia xuất cấp trong kỳ; Tỷ trọng số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất cấp trong kỳ so với số lượng hàng dự trữ quốc gia tồn kho cuối kỳ…

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 25/09/2018.

Xem chi tiết Thông tư72/2018/TT-BTC tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

Số: 72/2018/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2018

Căn cứ Luật thống kê;

Căn cứ Luật dự trữ quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 94/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật dự trữ quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 128/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia và phân công cơ quan quản lý hàng dự trữ quốc gia ban hành kèm theo Nghị định số 94/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thống kê;

Căn cứ Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Dự trữ quốc gia,

Điều 1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Dự trữ quốc gia
1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Dự trữ quốc gia là tập hợp các chỉ tiêu thống kê phản ánh hoạt động dự trữ quốc gia liên quan đến quá trình hình thành, quản lý và sử dụng nguồn lực dự trữ quốc gia; đồng thời là cơ sở để xây dựng Chế độ báo cáo thống kê ngành Dự trữ quốc gia.
2. Danh mục chỉ tiêu thống kê ngành Dự trữ quốc gia được quy định tại PHỤ LỤC I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Nội dung chỉ tiêu thống kê ngành Dự trữ quốc gia được quy định tại PHỤ LỤC II ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước) chủ trì kiểm tra, tổng hợp số liệu thống kê trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Dự trữ quốc gia và có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận, tổng hợp báo cáo, sử dụng và cung cấp thông tin các chỉ tiêu thống kê được quy định trong danh mục chỉ tiêu thống kê ngành dự trữ quốc gia theo quy định;
b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung và chuẩn hóa khái niệm, nội dung, phương pháp tính của chỉ tiêu trong Danh mục chỉ tiêu thống kê ngành Dự trữ quốc gia.
c) Xây dựng chế độ báo cáo thống kê ngành Dự trữ quốc gia trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành dự trữ quốc gia trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
2. Các Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động dự trữ quốc gia có trách nhiệm phối hợp, thu thập, lập báo cáo và cung cấp thông tin theo chỉ tiêu thống kê quy định trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Dự trữ quốc gia thuộc lĩnh vực quản lý; phối hợp trong việc cung cấp thông tin, kiểm tra công tác thống kê định kỳ, đột xuất.
3. Thủ trưởng các Bộ, ngành được giao quản lý hàng dự trữ quốc gia, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước; các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động dự trữ quốc gia chịu trách nhiệm bảo mật thông tin thống kê theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 9 năm 2018.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước, Quốc hội;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Các cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư);
- Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn;
- Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão TW;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Sở Tài chính, Kho bạc NN, Cục Thuế, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, TCDTNN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Hiếu

PHỤ LỤC I

DANH MỤC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH DỰ TRỮ QUỐC GIA
(Kèm theo Thông tư số 72/2018/7T-BTC ngày 10/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Dự trữ quốc gia)

STT

Mã số

Nhóm chỉ tiêu

Tên chỉ tiêu

01

Hình thành nguồn lực dự trữ quốc gia

 

1

0101

 

Nguồn hình thành dự trữ quốc gia

2

0102

 

Tổng chi cho mua hàng dự trữ quốc gia trong kỳ kế hoạch

3

0103

 

Kế hoạch mua hàng dự trữ quốc gia

4

0104

 

Tỷ trọng tổng dự toán chi mua hàng dự trữ quốc gia năm kế hoạch so với GDP cùng kỳ

02

Quản lý nguồn lực dự trữ quốc gia

 

5

0201

 

Số lượng hàng dự trữ quốc gia

6

0202

 

Giá trị hàng dự trữ quốc gia

7

0203

 

Số lượng hàng dự trữ quốc gia nhập trong kỳ

8

0204

 

Giá trị hàng dự trữ quốc gia nhập trong kỳ

9

0205

 

Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất trong kỳ

10

0206

 

Giá trị hàng dự trữ quốc gia xuất trong kỳ

11

0207

 

Tỷ trọng tổng mức dự trữ quốc gia năm kế hoạch so với GDP cùng kỳ

12

0208

 

Tỷ trọng tổng mức dự trữ quốc gia kỳ kế hoạch so với chiến lược; kế hoạch 5 năm dự trữ quốc gia.

03

Sử dụng nguồn lực dự trữ quốc gia

 

13

0301

 

Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất cấp trong kỳ

14

0302

 

Giá trị hàng dự trữ quốc gia xuất cấp trong kỳ

15

0303

 

Tỷ trọng số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất cấp trong kỳ so với số lượng hàng dự trữ quốc gia tồn kho cuối kỳ

16

0304

 

Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất cứu trợ; phục vụ quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ khác được giao trong kỳ

17

0305

 

Giá trị hàng dự trữ quốc gia xuất cứu trợ; phục vụ quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ khác được giao trong kỳ

18

0306

 

Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất cứu trợ; phục vụ quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ khác được tiếp nhận và sử dụng trong kỳ

19

0307

 

Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất viện trợ trong kỳ

20

0308

 

Giá trị hàng dự trữ quốc gia xuất viện trợ trong kỳ

PHỤ LỤC II:

NỘI DUNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH DỰ TRỮ QUỐC GIA
(Kèm theo Thông tư số 72/2018/TT-BTC ngày 10/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Dự trữ quốc gia)

01. HÌNH THÀNH NGUỒN LỰC DỰ TRỮ QUỐC GIA

0101. Nguồn hình thành dự trữ quốc gia

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Dự trữ quốc gia được hình thành từ các nguồn sau đây:

a) Ngân sách nhà nước:

Dự toán ngân sách Nhà nước chi cho mua hàng dự trữ quốc gia là các khoản dự toán ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương do cấp có thẩm quyền giao, thực hiện theo quy định của pháp luật và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm bao gồm:

+ Chi dự trữ quốc gia là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước để mua hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.

+ Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo để mua hàng dự trữ quốc gia phục vụ nhiệm vụ an sinh xã hội.

Ngoài ra sử dụng dự phòng từ dự toán ngân sách trung ương, tăng thu tiết kiệm chi... để chi mua bù, mua bổ sung trong năm kế hoạch và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Trường hợp mua bù, mua bổ sung hàng dự trữ quốc gia đã xuất thì bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia lập dự toán bổ sung gửi Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

Bộ Tài chính quản lý, phân bổ các khoản dự toán chi cho mua hàng dự trữ quốc gia, mua bù hàng dự trữ quốc gia đã xuất trong năm kế hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Hằng năm, cùng với việc lập kế hoạch dự trữ quốc gia, các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia lập dự toán ngân sách chi cho dự trữ quốc gia theo đúng nội dung kế hoạch dự trữ quốc gia, quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

b) Nguồn lực hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước được đưa vào dự trữ quốc gia bao gồm các nguồn lực có được từ tự nguyện; hàng hóa, vật tư được huy động từ các tổ chức, cá nhân trong tình huống đột xuất, cấp bách theo quy định của pháp luật.

Công thức tính:

Nguồn hình thành dự trữ quốc gia

=

Dự toán ngân sách nhà nước chi cho mua hàng dự trữ quốc gia (Chi dự trữ quốc gia, chi thường xuyên, chi khác)

+

Nguồn lực, hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước

2. Phân tổ chủ yếu:

- Nguồn chi mua hàng dự trữ quốc gia gồm: Ngân sách nhà nước (Chi dự trữ quốc gia, chi thường xuyên, chi khác); nguồn lực hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước.

- Nội dung: Chi mua tăng, mua bù, mua bổ sung, khác.

- Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước).

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành dự trữ quốc gia.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập tổng hợp và báo cáo số liệu:

- Đơn vị chủ trì, tổng hợp báo cáo: Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước).

- Đơn vị phối hợp, thu thập, báo cáo: Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Vụ, Cục).

0102. Tổng chi cho mua hàng dự trữ quốc gia trong kỳ kế hoạch

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Tổng chi cho mua hàng dự trữ quốc gia là toàn bộ các khoản chi được thực hiện trong kỳ theo nhiệm vụ mua hàng dự trữ quốc gia của toàn ngành.

- Cơ cấu chi bao gồm: Ngân sách nhà nước chi cho mua hàng dự trữ quốc gia trong kỳ kế hoạch (chi mua tăng, chi mua bù, chi mua bổ sung và chi khác) được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ và chi mua hàng dự trữ quốc gia từ nguồn lực hợp pháp khác ngoài ngân sách trong trong kỳ.

Công thức tính

Tổng chi cho mua hàng dự trữ quốc gia trong kỳ kế hoạch

=

Ngân sách nhà nước chi cho mua hàng dự trữ quốc gia trong kỳ kế hoạch (chi mua tăng, chi mua bù, chi mua bổ sung và chi khác)

+

Chi mua hàng dự trữ quốc gia từ nguồn lực hợp pháp khác ngoài ngân sách trong kỳ kế hoạch

Tỷ trọng NSNN chi cho mua hàng dự trữ quốc gia trong kỳ kế hoạch(%)

=

Ngân sách nhà nước chi cho mua hàng dự trữ quốc gia trong kỳ kế hoạch

x

100

Tổng chi ngân sách nhà nước trong kỳ kế hoạch

2. Phân tổ chủ yếu:

- Nguồn: Ngân sách nhà nước (Chi dự trữ quốc gia, chi thường xuyên, khác); Nguồn lực hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước.

- Nội dung: Chi mua tăng, mua bù, mua bổ sung, khác.

- Danh mục.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành dự trữ quốc gia.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp và báo cáo số liệu:

- Đơn vị chủ trì, tổng hợp báo cáo: Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước).

- Đơn vị phối hợp, thu thập, báo cáo: Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Vụ, Cục).

0103. Kế hoạch mua hàng dự trữ quốc gia

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Kế hoạch mua hàng dự trữ quốc gia là quá trình xây dựng và xác định các nguồn lực để thực hiện mục tiêu dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.

Kế hoạch, danh mục hàng dự trữ quốc gia được xây dựng, phân bổ cho từng Bộ, ngành trong kỳ kế hoạch: 5 năm, hằng năm và được tổng hợp chung vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Căn cứ xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia: Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia; Mục tiêu của dự trữ quốc gia; Khả năng cân đối của ngân sách nhà nước; Dự báo về tình hình kinh tế - xã hội trong nước, quốc tế.

- Kế hoạch mua hàng dự trữ quốc gia bao gồm: Mua tăng, mua bù, mua bổ sung và mua hàng dự trữ quốc gia trong trường hợp khác được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ về danh mục, số lượng, giá trị; được lập chi tiết cho từng mặt hàng theo quy cách, ký mã hiệu, thời gian sản xuất, thời gian nhập kho dự trữ.

Kế hoạch mua hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác trong năm kế hoạch (kỳ kế hoạch)

Công thức tính

Kế hoạch mua hàng dự trữ quốc gia trong năm kế hoạch (kỳ kế hoạch)

=

Kế hoạch mua tăng hàng dự trữ quốc gia trong năm kế hoạch (kỳ kế hoạch)

+

Kế hoạch mua bù hàng dự trữ quốc gia trong năm kế hoạch (kỳ kế hoạch)

+

Kế hoạch mua bổ sung hàng dự trữ quốc gia trong năm kế hoạch (kỳ kế hoạch)

+

Kế hoạch mua hàng dự trữ trong các trường hợp khác trong năm kế hoạch (kỳ kế hoạch)

2. Phân tổ chủ yếu

- Danh mục.

- Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước).

- Nội dung/Nguồn.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành dự trữ quốc gia.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp và báo cáo số liệu:

- Đơn vị chủ trì, tổng hợp báo cáo: Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước).

- Đơn vị phối hợp, thu thập, báo cáo: Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Vụ, Cục).

0104. Tỷ trọng tổng dự toán chỉ mua hàng dự trữ quốc gia năm kế hoạch so với GDP cùng kỳ

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Tổng dự toán chi mua hàng dự trữ quốc gia là tổng dự toán ngân sách Nhà nước bố trí từ ngân sách Trung ương để mua hàng dự trữ quốc gia trong năm kế hoạch (bao gồm mua tăng, mua bù, mua bổ sung...).

- GDP: Tổng sản phẩm trong nước là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định; được tính theo giá hiện hành (quy định tại chỉ tiêu số 0501. Tổng sản phẩm trong nước (GDP), Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định Nội dung thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia).

Công thức tính:

Tỷ trọng tổng dự toán chi mua hàng dự trữ quốc gia năm kế hoạch so với GDP (%)

=

Tổng dự toán chi mua hàng dự trữ quốc gia được giao trong năm kế hoạch

x

100

GDP cùng kỳ tương ứng được tính theo giá hiện hành

2. Phân tổ chủ yếu

- Nội dung.

- Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước).

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành dự trữ quốc gia.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp và báo cáo số liệu:

- Đơn vị chủ trì, tổng hợp báo cáo: Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước).

- Đơn vị phối hợp, thu thập, báo cáo: Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; Tổng cục Thống kê; Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Vụ, Cục).

02. QUẢN LÝ NGUỒN LỰC DỰ TRỮ QUỐC GIA

0201. Số lượng hàng dự trữ quốc gia

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số lượng hàng dự trữ quốc gia: Là số lượng, trọng lượng, tích lượng (sau đây gọi tắt là số lượng) vật tư, thiết bị, hàng hóa trong danh mục hàng dự trữ quốc gia do Nhà nước quản lý, nắm giữ để sử dụng vào mục tiêu dự trữ quốc gia và các nhiệm vụ khác theo phân công của cấp có thẩm quyền; có đơn vị tính cụ thể theo quy định đối với từng mặt hàng dự trữ quốc gia.

Danh mục hàng dự trữ quốc gia: Là tên, nhóm hàng hóa, tên vật tư, tên thiết bị hàng dự trữ quốc gia được Chính phủ quy định chi tiết. Trong trường hợp cần điều chỉnh Danh mục hàng dự trữ quốc gia, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định đảm bảo một trong các tiêu chí sau đây:

- Là mặt hàng chiến lược, thiết yếu, có tần suất sử dụng nhiều, có tác dụng ứng phó kịp thời trong tình huống đột xuất, cấp bách.

- Là mặt hàng đặc chủng, không thể thay thế.

- Là vật tư, thiết bị, hàng hóa bảo đảm quốc phòng, an ninh mà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, chất lượng, chủng loại.

Công thức tính:

Số lượng hàng dự trữ quốc gia tồn kho cuối kỳ

=

Số lượng hàng dự trữ quốc gia tồn kho đầu kỳ

+

Số lượng hàng dự trữ quốc gia nhập trong kỳ

-

Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất trong kỳ

Trong đó:

- Số lượng hàng dự trữ quốc gia tồn kho đầu kỳ: Là số lượng hàng tồn kho cuối kỳ trước liền kề chuyển sang (kỳ là quý hoặc năm).

- Số lượng hàng dự trữ quốc gia nhập trong kỳ bao gồm: số lượng hàng mua tăng, mua bù, mua bổ sung và nhập trong các trường hợp khác trong kỳ.

- Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất trong kỳ bao gồm: số lượng hàng xuất cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ, luân phiên đổi hàng và xuất trong các trường hợp khác.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Danh mục.

- Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước)/đơn vị dự trữ quốc gia.

- Vùng, địa bàn chiến lược.

- Nội dung/biến động.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành dự trữ quốc gia.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp và báo cáo số liệu:

- Đơn vị chủ trì, tổng hợp báo cáo: Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước).

- Đơn vị phối hợp, thu thập, báo cáo: Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Vụ, Cục).

0202. Giá trị hàng dự trữ quốc gia

1. Khái niệm, phương pháp tính

Giá trị hàng dự trữ quốc gia là giá trị tiền tệ (đơn vị tính là Việt Nam đồng) của các mặt hàng dự trữ quốc gia và được xác định theo giá hạch toán ghi trên sổ kế toán của các đơn vị trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước, các đơn vị thuộc các Bộ, ngành được phân công quản lý trực tiếp hàng dự trữ quốc gia.

Công thức tính:

Giá trị hàng dự trữ quốc gia tồn kho cuối kỳ

=

Giá trị hàng dự trữ quốc gia tồn kho đầu kỳ

+

Giá trị hàng dự trữ quốc gia nhập trong kỳ

-

Giá trị hàng sự trữ quốc gia xuất trong kỳ

Trong đó:

- Giá trị hàng dự trữ quốc gia tồn kho đầu kỳ: Là giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trước liền kề (kỳ là quý hoặc năm).

- Giá trị hàng dự trữ quốc gia nhập trong kỳ bao gồm: Giá trị hàng mua tăng, mua bù, mua bổ sung và nhập tăng trong các trường hợp khác trong kỳ báo cáo.

- Giá trị hàng dự trữ quốc gia xuất trong kỳ bao gồm: Giá trị hàng xuất cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ, luân phiên đổi hàng và xuất trong các trường hợp khác.

2. Phân tổ chủ yếu:

- Danh mục.

- Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước)/đơn vị dự trữ quốc gia.

- Vùng, địa bàn chiến lược.

- Nội dung/biến động.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành dự trữ quốc gia.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp và báo cáo số liệu:

- Đơn vị chủ trì, tổng hợp báo cáo: Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước).

- Đơn vị phối hợp, thu thập, báo cáo: Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Vụ, Cục).

0203. Số lượng hàng dự trữ quốc gia nhập trong kỳ

1. Khái niệm, phương pháp tính

Nhập hàng dự trữ quốc gia là hoạt động thực hiện quyết định nhập hàng dự trữ quốc gia của cấp có thẩm quyền, bao gồm các công việc từ khi có quyết định nhập hàng đến khi hàng dự trữ quốc gia được nhập vào trong kho dự trữ để thực hiện quy trình lưu kho, bảo quản.

Nhập hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp: Mua tăng, mua bù, mua bổ sung và mua, nhập khác gồm: Nhập theo quyết định của cấp có thẩm quyền; điều chuyển nội bộ; nhập tăng đối với lượng hàng khi kiểm kê thực tế lớn hơn so với sổ kế toán; tái nhập khi tạm xuất và các trường hợp khác theo nhiệm vụ được giao.

Số lượng hàng dự trữ quốc gia nhập trong kỳ: Là số lượng vật tư, thiết bị, hàng hóa thực tế được nhập kho dự trữ quốc gia trong một thời kỳ nhất định; có đơn vị tính cụ thể theo quy định đối với từng mặt hàng dự trữ quốc gia.

Công thức tính:

Số lượng hàng dự trữ quốc gia nhập trong kỳ

=

Số lượng hàng dự trữ quốc gia mua tăng trong kỳ

+

Số lượng hàng dự trữ quốc gia mua bù trong kỳ

+

Số lượng hàng dự trữ quốc gia mua bổ sung trong kỳ

+

Số lượng hàng dự trữ quốc gia mua, nhập trong trường hợp khác trong kỳ

2. Phân tổ chủ yếu:

- Danh mục.

- Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước)/đơn vị dự trữ quốc gia.

- Nội dung, mục đích.

- Quy cách, phương thức bảo quản.

- Nguồn gốc, xuất xứ.

- Địa điểm, đơn vị bảo quản.

- Chất lượng.

- Thời gian sản xuất.

- Thời hạn lưu kho.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành dự trữ quốc gia.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp và báo cáo số liệu:

- Đơn vị chủ trì, tổng hợp báo cáo: Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước);

- Đơn vị phối hợp, thu thập, báo cáo: Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Vụ, Cục).

0204. Giá trị hàng dự trữ quốc gia nhập trong kỳ

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Giá trị hàng dự trữ quốc gia nhập trong kỳ là giá trị bằng tiền tệ (Việt Nam đồng) của số lượng hàng dự trữ quốc gia nhập trong kỳ; được xác định theo số lượng, giá nhập theo quy định tại cửa kho dự trữ và được hạch toán trên sổ kế toán của các đơn vị trực thuộc Tổng cục DTNN, thuộc Bộ, ngành phân công quản lý, bảo quản trực tiếp hàng dự trữ quốc gia.

Công thức tính:

Giá trị hàng dự trữ quốc gia nhập trong kỳ

=

Số lượng hàng dự trữ quốc gia nhập kho (hàng mua tăng, mua bù, mua bổ sung, nhập khác) trong kỳ

x

Giá nhập theo quy định, tại cửa kho dự trữ quốc gia trong kỳ

2. Phân tổ chủ yếu

- Danh mục.

- Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước)/đơn vị dự trữ quốc gia.

- Nội dung, mục đích.

- Quy cách, phương thức bảo quản.

- Nguồn gốc, xuất xứ.

- Địa điểm, đơn vị bảo quản.

- Chất lượng.

- Thời gian sản xuất.

- Thời hạn lưu kho.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành dự trữ quốc gia.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp và báo cáo số liệu:

- Đơn vị chủ trì tổng hợp, báo cáo: Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước).

- Đơn vị phối hợp, thu thập, cung cấp: Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Vụ, Cục).

0205. Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất trong kỳ

1. Khái niệm, phương pháp tính

Xuất hàng dự trữ quốc gia là hoạt động thực hiện quyết định xuất hàng dự trữ quốc gia của cấp có thẩm quyền, bao gồm các công việc từ khi có quyết định xuất hàng đến khi hàng được chuyển lên phương tiện bên nhận tại cửa kho dự trữ xuất hoặc theo quy định của cấp có thẩm quyền trong trường hợp xuất cấp không thu tiền.

Xuất hàng dự trữ quốc gia bao gồm các trường hợp: Xuất hàng dự trữ quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Điều 35 Luật dự trữ quốc gia); trong tình huống đột xuất, cấp bách (Điều 36 Luật dự trữ quốc gia); kế hoạch, luân phiên đổi hàng dự trữ quốc gia (Điều 37 Luật Dự trữ quốc gia); điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia (Điều 38 Luật Dự trữ quốc gia) và trong trường hợp khác (thanh lý, tiêu hủy, loại khỏi danh mục...) theo quy định của cấp có thẩm quyền.

Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất trong kỳ: Là số lượng vật tư, thiết bị, hàng hóa dự trữ quốc gia thực tế được xuất kho dự trữ quốc gia của đơn vị trong một thời kỳ nhất định; có đơn vị tính cụ thể theo quy định đối với từng mặt hàng dự trữ quốc gia.

Công thức tính:

Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất trong kỳ

=

Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (xuất cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ,) trong kỳ

+

Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất trong tình huống đột xuất, cấp bách trong kỳ

+

Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất theo kế hoạch, luân phiên đổi hàng trong kỳ

+

Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất điều chuyển nội bộ trong kỳ

+

Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất trong trường hợp khác trong kỳ

2. Phân tổ chủ yếu

- Danh mục.

- Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước)/đơn vị dự trữ quốc gia.

- Nội dung, mục đích.

- Quy cách, phương thức bảo quản.

- Nguồn gốc, xuất xứ.

- Địa điểm, đơn vị bảo quản.

- Chất lượng.

- Thời gian sản xuất.

- Thời hạn lưu kho.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành dự trữ quốc gia.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp và báo cáo số liệu:

- Đơn vị chủ trì, tổng hợp báo cáo: Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước);

- Đơn vị phối hợp, thu thập, báo cáo: Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Vụ, Cục).

0206. Giá trị hàng dự trữ quốc gia xuất trong kỳ

1. Khái niệm, phương pháp tính

Giá trị hàng dự trữ quốc gia xuất trong kỳ là giá trị được tính bằng Việt Nam đồng tương ứng với số lượng hàng xuất trong kỳ; xác định theo giá hạch toán trên sổ kế toán của các đơn vị trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước hoặc đơn vị thuộc bộ, ngành phân công quản lý, bảo quản trực tiếp hàng dự trữ quốc gia.

Công thức tính

Giá trị hàng dự trữ quốc gia xuất trong kỳ

=

Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất kho (hàng xuất đột xuất, cấp bách; xuất theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (xuất cứu trợ, hỗ trợ, viện trợ); xuất theo kế hoạch, luân phiên đổi hàng; xuất điều chuyển nội bộ, xuất trong trường hợp khác) trong kỳ

x

Giá xuất theo giá hạch toán, tại cửa kho dự trữ quốc gia trong kỳ

2. Phân tổ chủ yếu

- Danh mục.

- Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước)/đơn vị dự trữ quốc gia.

- Nội dung, mục đích.

- Quy cách, phương thức bảo quản.

- Nguồn gốc, xuất xứ.

- Địa điểm, đơn vị bảo quản.

- Chất lượng.

- Thời gian sản xuất.

- Thời hạn lưu kho.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành dự trữ quốc gia.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp và báo cáo số liệu:

- Đơn vị chủ trì, tổng hợp báo cáo: Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước).

- Đơn vị phối hợp, thu thập, báo cáo: Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Vụ, Cục).

0207. Tỷ trọng tổng mức dự trữ quốc gia năm kế hoạch so với GDP cùng kỳ

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Tổng mức dự trữ quốc gia năm kế hoạch là tổng giá trị hàng dự trữ quốc gia được hạch toán trên sổ sách kế toán tại kỳ công bố (năm).

- GDP: Tổng sản phẩm trong nước là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định; được tính theo giá hiện hành (quy định tại chỉ tiêu số 0501. Tổng sản phẩm trong nước (GDP), Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định Nội dung thống kê thuộc hệ thống chi tiêu thống kê quốc gia).

Công thức tính:

Tỷ trọng tổng mức dự trữ quốc gia năm kế hoạch so với GDP (%)

=

Tổng mức dự trữ quốc gia năm kế hoạch

x

100

GDP cùng kỳ tương ứng được tính theo giá hiện hành

2. Phân tổ chủ yếu:

- Nội dung: Tổng mức dự trữ quốc gia năm kế hoạch; GDP cùng kỳ tương ứng.

- Danh mục.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành dự trữ quốc gia.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp và báo cáo số liệu:

- Đơn vị chủ trì, tổng hợp báo cáo: Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước);

- Đơn vị phối hợp, thu thập, báo cáo: Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; Tổng cục Thống kê; Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Vụ, Cục).

0208. Tỷ trọng tổng mức dự trữ quốc gia kỳ kế hoạch so với chiến lược; kế hoạch 5 năm dự trữ quốc gia.

1. Khái niệm, phương pháp tính:

- Tổng mức dự trữ quốc gia kỳ kế hoạch là tổng giá trị hàng dự trữ quốc gia được hạch toán trên sổ sách kế toán tại kỳ công bố (kỳ là năm; 5 năm (trung hạn), dài hạn).

- Chiến lược dự trữ quốc gia, kế hoạch 5 năm dự trữ quốc gia là các mục tiêu, định hướng chủ yếu và các giải pháp thực hiện để đạt được các mục tiêu về dự trữ quốc gia trong năm; giai đoạn 5 năm (trung hạn), dài hạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Công thức tính:

Tỷ trọng tổng mức dự trữ quốc gia kỳ kế hoạch so với chiến lược; kế hoạch 5 năm dự trữ quốc gia (%)

=

Tổng mức dự trữ quốc gia kỳ kế hoạch

x

100

Chiến lược; kế hoạch 5 năm dự trữ quốc gia

2. Phân tổ chủ yếu:

- Nội dung: Tổng mức dự trữ quốc gia kỳ kế hoạch; chiến lược; kế hoạch 5 năm dự trữ quốc gia.

- Danh mục.

3. Kỳ công bố: Năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành dự trữ quốc gia.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp và báo cáo số liệu:

- Đơn vị chủ trì, tổng hợp báo cáo: Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước);

- Đơn vị phối hợp, thu thập, báo cáo: Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Vụ, Cục).

03. SỬ DỤNG NGUỒN LỰC DỰ TRỮ QUỐC GIA

0301. Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất cấp trong kỳ

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Xuất sử dụng hàng dự trữ quốc gia là quá trình xuất cấp, giao nhận, phân phối, sử dụng hàng dự trữ quốc gia không thu tiền theo quyết định của cấp có thẩm quyền để cứu trợ, hỗ trợ, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, cứu đói (sau đây gọi chung là xuất cấp hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ); viện trợ; phục vụ quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và các nhiệm vụ khác được giao.

- Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất cấp: Là số lượng vật tư, thiết bị, hàng hóa dự trữ quốc gia xuất cấp không thu tiền thực tế được xuất kho dự trữ quốc gia theo quyết định của cấp có thẩm quyền; có đơn vị tính cụ thể đối với từng mặt hàng dự trữ quốc gia.

Công thức tính:

Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất trong kỳ

=

Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất để cứu trợ trong kỳ

+

Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất để viện trợ trong kỳ

+

Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất để phục vụ quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội trong kỳ

+

Số lượng dự trữ quốc gia xuất trong các trường hợp khác trong kỳ

2. Phân tổ chủ yếu

- Danh mục.

- Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước)/đơn vị dự trữ quốc gia.

- Nội dung, mục đích.

- Quy cách, phương thức bảo quản.

- Nguồn gốc, xuất xứ.

- Địa điểm, đơn vị bảo quản.

- Chất lượng.

- Thời gian sản xuất.

- Thời hạn lưu kho.

5. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành dự trữ quốc gia.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp và báo cáo số liệu:

- Đơn vị chủ trì, tổng hợp báo cáo: Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước).

- Đơn vị phối hợp, thu thập, báo cáo: Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Vụ, Cục).

0302. Giá trị hàng dự trữ quốc gia xuất cấp trong kỳ

1. Khái niệm, phương pháp tính

Giá trị hàng dự trữ quốc gia xuất cấp trong kỳ là giá trị tiền tệ (đơn vị tính là Việt Nam đồng) của số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất cấp trong kỳ; xác định theo giá hạch toán trên sổ kế toán của các đơn vị trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước, đơn vị thuộc bộ, ngành phân công quản lý, bảo quản trực tiếp hàng dự trữ quốc gia.

Công thức tính

Giá trị hàng dự trữ quốc gia xuất cấp trong kỳ

=

Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất cấp để cứu trợ; viện trợ; phục vụ quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và các nhiệm vụ khác được giao trong kỳ

x

Giá xuất kho theo giá hạch  toán, tại cửa kho dự trữ quốc gia trong kỳ

2. Phân tổ chủ yếu

- Danh mục.

- Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước)/đơn vị dự trữ quốc gia.

- Nội dung, mục đích.

- Quy cách, phương thức bảo quản.

- Nguồn gốc, xuất xứ.

- Địa điểm, đơn vị bảo quản.

- Chất lượng.

- Thời gian sản xuất.

- Thời hạn lưu kho.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành dự trữ quốc gia.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp và báo cáo số liệu:

- Đơn vị chủ trì, tổng hợp báo cáo: Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước).

- Đơn vị phối hợp, thu thập, báo cáo: Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Vụ, Cục).

0303. Tỷ trọng số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất cấp trong kỳ so với số lượng hàng dự trữ quốc gia tồn kho cuối kỳ.

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất cấp: Là số lượng vật tư, thiết bị, hàng hóa dự trữ quốc gia xuất cấp không thu tiền thực tế được xuất kho dự trữ quốc gia theo quyết định của cấp có thẩm quyền; có đơn vị tính cụ thể đối với từng mặt hàng dự trữ quốc gia.

Công thức tính:

Tỷ trọng số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất cấp trong kỳ so với số lượng hàng dự trữ quốc gia tồn kho cuối kỳ (%)

=

Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất cấp không thu tiền trong kỳ của từng mặt hàng

x

100

Số lượng hàng dự trữ quốc gia tồn kho cuối kỳ của từng mặt hàng đó

2. Phân tổ chủ yếu

- Danh mục.

- Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước).

- Nội dung/mục đích.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành dự trữ quốc gia.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp và báo cáo số liệu:

- Đơn vị chủ trì, tổng hợp báo cáo: Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước).

- Đơn vị phối hợp, thu thập, báo cáo: Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Vụ, Cục).

0304. Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất cứu trợ; phục vụ quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ khác được giao trong kỳ.

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất cứu trợ; phục vụ quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ khác được giao trong kỳ là số lượng vật tư, thiết bị, hàng hóa dự trữ quốc gia xuất cấp không thu tiền trong kỳ báo cáo (quý, năm) để cứu trợ (cứu trợ; hỗ trợ (Học sinh, trồng rừng...), tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, cứu đói...); phục vụ quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và các nhiệm vụ khác được giao theo quyết định của cấp có thẩm quyền; có đơn vị tính cụ thể theo quy định đối với từng mặt hàng dự trữ quốc gia.

Công thức tính:

Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất cứu trợ phục vụ quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ được giao khác trong kỳ

=

Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất cứu trợ trong kỳ

+

Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất phục vụ quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội trong kỳ

+

Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất phục vụ các nhiệm vụ khác được giao trong kỳ

2. Phân tổ chủ yếu:

- Danh mục.

- Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước)/đơn vị dự trữ quốc gia.

- Nội dung, mục đích.

- Đơn vị tiếp nhận.

5. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành dự trữ quốc gia.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp và báo cáo số liệu:

- Đơn vị chủ trì, tổng hợp báo cáo: Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước).

- Đơn vị phối hợp, thu thập, báo cáo: Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Vụ, Cục).

0305. Giá trị hàng dự trữ quốc gia xuất cứu trợ; phục vụ quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ khác được giao trong kỳ

1. Khái niệm, phương pháp tính:

Giá trị hàng dự trữ quốc gia xuất cứu trợ; phục vụ quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và các nhiệm vụ khác được giao trong kỳ là giá trị tiền tệ (đơn vị tính là Việt Nam đồng) của số lượng vật tư, thiết bị, hàng hóa dự trữ quốc gia xuất cấp không thu tiền trong kỳ báo cáo (quý, năm) để cứu trợ (cứu trợ; hỗ trợ (Học sinh, trồng rừng...), tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, cứu đói...); phục vụ quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và các nhiệm vụ khác được giao theo quyết định của cấp có thẩm quyền; xác định theo giá hạch toán trên sổ kế toán của các đơn vị trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước, đơn vị thuộc bộ, ngành phân công quản lý, bảo quản trực tiếp hàng dự trữ quốc gia.

Công thức tính:

Giá trị hàng dự trữ quốc gia xuất cứu trợ; phục vụ quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ được giao khác trong kỳ

=

Giá trị hàng dự trữ quốc gia xuất cứu trợ trong kỳ

+

Giá trị hàng dự trữ quốc gia xuất phục vụ quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội trong kỳ

+

Giá trị hàng dự trữ quốc gia xuất phục vụ các nhiệm vụ khác được giao trong kỳ

2. Phân tổ chủ yếu:

- Danh mục.

- Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước)/đơn vị dự trữ quốc gia.

- Nội dung, mục đích.

- Đơn vị tiếp nhận.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành dự trữ quốc gia.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp và báo cáo số liệu:

- Đơn vị chủ trì, tổng hợp báo cáo: Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước).

- Đơn vị phối hợp, thu thập, báo cáo: Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Vụ, Cục).

0306. Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất cứu trợ; phục vụ quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ khác được tiếp nhận, sử dụng trong kỳ.

1. Khái niệm, phương pháp tính

- Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất cứu trợ; phục vụ quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và các nhiệm vụ khác được tiếp nhận và sử dụng là số lượng vật tư, thiết bị, hàng hóa dự trữ quốc gia xuất cấp không thu tiền để cứu trợ (cứu trợ, hỗ trợ (Học sinh, trồng rừng...), tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, cứu đói...); phục vụ quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và các nhiệm vụ khác được giao theo quyết định của cấp có thẩm quyền thực tế được tiếp nhận và sử dụng trên từng vùng, địa bàn chiến lược trong kỳ báo cáo (quý, năm).

- Vùng, địa bàn chiến lược:

a. Vùng Tây bắc Bắc bộ, gồm 4 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình;

b. Vùng Đông bắc Bắc bộ, gồm 11 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh;

c. Vùng Đồng bằng Bắc bộ (Đồng bằng sông Hồng), gồm 10 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình;

d. Vùng Bắc Trung Bộ, gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế;

e. Vùng Nam Trung Bộ, gồm 8 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận;

f. Vùng Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng;

g. Vùng Đông Nam Bộ, gồm 6 tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu;

h. Vùng Tây nam Bộ (đồng bằng sông Cửu Long), gồm 13 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Kiên Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

Công thức tính:

Số lượng hàng dự trữ quốc gia được tiếp nhận, sử dụng trong kỳ

=

Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất cứu trợ, hỗ trợ, phục vụ quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ khác được giao trên từng vùng, địa bàn chiến lược trong kỳ

2. Phân tổ chủ yếu:

- Danh mục.

- Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước)/đơn vị dự trữ quốc gia.

- Địa điểm, đơn vị bảo quản.

- Nội dung; mục đích.

- Đơn vị tiếp nhận.

- Vùng, địa bàn chiến lược.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành dự trữ quốc gia.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp và báo cáo số liệu:

- Đơn vị chủ trì, tổng hợp báo cáo: Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước).

- Đơn vị phối hợp, thu thập, báo cáo: Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Vụ, Cục).

0307. Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất viện trợ trong kỳ

1. Khái niệm, phương pháp tính

Số lượng hàng dự trữ quốc gia xuất viện trợ là số lượng vật tư, thiết bị, hàng hóa dự trữ quốc gia xuất viện trợ không thu tiền trong kỳ báo cáo (quý, năm) cho một quốc gia cụ thể theo quyết định của cấp có thẩm quyền; có đơn vị tính cụ thể theo quy định đối với từng mặt hàng dự trữ quốc gia xuất viện trợ.

2. Phân tổ chủ yếu

- Danh mục.

- Nội dung; mục đích.

- Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước)/đơn vị dự trữ quốc gia.

- Đơn vị tiếp nhận.

- Địa điểm giao nhận.

- Quy cách.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành dự trữ quốc gia.

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp và báo cáo số liệu:

- Đơn vị chủ trì, tổng hợp báo cáo: Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước);

- Đơn vị phối hợp, thu thập, báo cáo: Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Vụ, Cục).

0308. Giá trị hàng dự trữ quốc gia xuất viện trợ trong kỳ

1. Khái niệm, phương pháp tính

Giá trị hàng dự trữ quốc gia xuất viện trợ trong kỳ là giá trị tiền tệ (đơn vị tính là Việt Nam đồng) của số lượng vật tư, thiết bị, hàng hóa dự trữ quốc gia xuất viện trợ không thu tiền trong kỳ báo cáo (quý, năm); xác định theo giá hạch toán trên sổ kế toán của các đơn vị trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước, đơn vị thuộc bộ, ngành phân công quản lý, bảo quản trực tiếp hàng dự trữ quốc gia.

2. Phân tổ chủ yếu

- Danh mục.

- Nội dung, mục đích.

- Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước)/đơn vị dự trữ quốc gia.

- Đơn vị tiếp nhận.

- Địa điểm giao nhận.

- Quy cách.

3. Kỳ công bố: Quý, năm.

4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê ngành dự trữ quốc gia

5. Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp và báo cáo số liệu:

- Đơn vị chủ trì, tổng hợp báo cáo: Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước).

- Đơn vị phối hợp, thu thập, báo cáo: Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia; Tổng cục Dự trữ Nhà nước (Vụ, Cục).

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 69/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước không đủ điều kiện cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định 126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp Nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần

Tài chính-Ngân hàng, Doanh nghiệp

văn bản mới nhất