Thông tư 61/2016/TT-BTC khoản lợi nhuận được chia cho phần vốn Nhà nước đầu tư

thuộc tính Thông tư 61/2016/TT-BTC

Thông tư 61/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thu, nộp và quản lý khoản lợi nhuận, cổ tức được chia cho phần vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:61/2016/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành:11/04/2016
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Doanh nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Hướng dẫn nộp lợi nhuận cho phần vốn Nhà nước đầu tư tại DN

Ngày 11/04/2016, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 61/2016/TT-BTC hướng dẫn thu, nộp và quản lý lợi nhuận, cổ tức được chia cho phần vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, quy định các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm cả các doanh nghiệp do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập và quản lý, các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh phải nộp ngân sách Nhà nước phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ theo quy định.
Cụ thể, hàng quý, căn cứ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện tạm nộp số lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp ngân sách Nhà nước của quý chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý liền sau quý phát sinh nghĩa vụ nộp lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ. Kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải khai quyết toán lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp ngân sách Nhà nước và nộp số lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ còn phải nộp (nếu có) chậm nhất vào ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
Doanh nghiệp chậm nộp hồ sơ khai lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ sẽ bị xử phạt theo quy định tại Luật Quản lý thuế. Đồng thời, doanh nghiệp chậm nộp lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ vào ngân sách Nhà nước phải nộp tiền chậm nộp vào ngân sách Nhà nước. Trường hợp tổng số lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập của năm thấp hơn số lợi nhuận sau thuế theo quyết toán năm từ 20% trở lên, doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số phải nộp theo quyết toán với số đã tạm nộp.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/05/2016 và áp dụng cho niên độ từ năm 2016.

Xem chi tiết Thông tư61/2016/TT-BTC tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

Số: 61/2016/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 11 tháng 4 năm 2016

Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số 69/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 07 năm 2013 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế; Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số Điều các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Nghị định về thuế;

Căn cứ Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định chi Tiết, hướng dẫn thu, nộp và quản lý Khoản lợi nhuận, cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp như sau:

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh
Thông tư này quy định chi Tiết việc thu, nộp lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ đối với công ty mẹ của các Tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của các Tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ; thu, nộp cổ tức và lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do bộ, ngành, địa phương đại diện chủ sở hữu.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ, bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty mẹ của các tập đoàn kinh tế nhà nước;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty mẹ của tổng công ty nhà nước (gồm cả Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước - gọi tắt là SCIC);
c) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
d) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập.
2. Công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước do bộ, ngành, địa phương đại diện chủ sở hữu.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do bộ, ngành, địa phương đại diện chủ sở hữu.
4. Cơ quan đại diện chủ sở hữu.
5. Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước.
Chương II
THU VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI LỢI NHUẬN SAU THUẾ CÒN LẠI SAU KHI TRÍCH LẬP CÁC QUỸ CỦA DOANH NGHIỆP DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100 % VỐN ĐIỀU LỆ
Điều 3. Đối tượng nộp vào ngân sách nhà nước phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ
Doanh nghiệp thực hiện nộp ngân sách nhà nước phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ tại Chương này là các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ quy định tại Khoản 1 Điều 2 Chương I Thông tư này (bao gồm cả các doanh nghiệp do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập và quản lý; các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh quy định tại Nghị định số 93/2015 ngày 15/10/2015 của Chính phủ về tổ chức, quản lý và hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh).
Đối với các doanh nghiệp xổ số, việc phân phối lợi nhuận và nộp lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính.
Điều 4. Xác định lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ nộp ngân sách nhà nước
1. Lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ nộp ngân sách nhà nước của doanh nghiệp quy định tại Khoản 1 Điều 2 Chương I Thông tư này là lợi nhuận được xác định theo quy định của pháp luật về kế toán (đã được trừ đi các Khoản chi không được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng phù hợp với quy định của pháp luật về kế toán) sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, trừ đi các Khoản phân phối, trích lập các quỹ theo quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp; Thông tư số 219/2015/TT-BTC ngày 31/12/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.
Đối với các trường hợp Chính phủ có quy định riêng về phân phối, trích lập các quỹ thì thực hiện trích lập các quỹ theo quy định riêng của Chính phủ, lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi phân phối, trích lập các quỹ phải nộp vào ngân sách nhà nước.
2. Đối với lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của các công ty con do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn Điều lệ:
Căn cứ quy chế tài chính của các công ty con do công ty mẹ ban hành, hàng năm công ty mẹ có trách nhiệm phê duyệt báo cáo tài chính và quyết định việc phân phối, sử dụng lợi nhuận sau thuế tại các công ty con để tiến hành thu lợi nhuận sau thuế của các công ty con.
Các công ty con do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn Điều lệ (công ty mẹ thuộc đối tượng quy định tại Điều 3 Thông tư này) thực hiện nộp lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ về công ty mẹ, công ty mẹ hạch toán doanh thu tài chính theo cùng niên độ tài chính để xác định lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định.
Ví dụ 1: Tập đoàn A là công ty mẹ nắm giữ 100% vốn Điều lệ đối với Công ty B. Lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ theo quyết toán năm 2016 của Công ty B phải nộp về Tập đoàn A là 1.000 tỷ đồng. Tập đoàn A hạch toán phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ năm 2016 của Công ty B phải nộp về Tập đoàn là 1.000 tỷ đồng vào doanh thu tài chính năm 2016 để xác định lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp ngân sách nhà nước năm 2016 của Tập đoàn A.
Trường hợp sau khi đã phê duyệt báo cáo tài chính, quyết định phân phối lợi nhuận sau thuế và thu lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ của các công ty con mà vốn chủ sở hữu tại công ty con lớn hơn mức vốn Điều lệ đã được công ty mẹ phê duyệt thì công ty mẹ thực hiện thu Khoản chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn Điều lệ của công ty con về công ty mẹ và hạch toán là Khoản doanh thu tài chính của công ty mẹ, xác định lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của công ty mẹ phải nộp ngân sách nhà nước.
3. Đối với cổ tức, lợi nhuận được chia của các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của công ty mẹ:
Công ty mẹ hạch toán các Khoản cổ tức, lợi nhuận được chia từ các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên có vốn góp của công ty mẹ vào doanh thu tài chính, xác định lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp theo quy định. Thời Điểm hạch toán cổ tức, lợi nhuận được chia vào doanh thu tài chính của công ty mẹ là thời Điểm nhận được thông báo chia cổ tức, lợi nhuận của Hội đồng quản trị (đối với cổ tức được chia tại công ty cổ phần) hoặc Nghị quyết của Hội đồng thành viên đã được các thành viên thông qua có hiệu lực thi hành (đối với lợi nhuận được chia tại công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên).
Ví dụ 2: Công ty C là công ty mẹ nắm giữ 60% vốn Điều lệ tại Công ty cổ phần D. Ngày 15/4/2016 Công ty cổ phần D tổ chức đại hội cổ đông và ban hành Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông, trong đó có quyết định chia cổ tức từ hoạt động kinh doanh năm 2015 của Công ty cổ phần D, thời Điểm nhận tiền là ngày 01/7/2016. Ngày 20/6/2016 Hội đồng quản trị Công ty cổ phần D có thông báo chia cổ tức gửi cho các cổ đông. Công ty C hạch toán doanh thu tài chính đối với số cổ tức được chia theo thời Điểm thông báo chia cổ tức của Hội đồng quản trị công ty D (tháng 6/2016) để xác định lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp của Công ty C năm 2016.
Công ty mẹ có vốn góp tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có trách nhiệm biểu quyết chi trả cổ tức khi có đủ các Điều kiện theo quy định của Luật doanh nghiệp đồng thời đề nghị, đôn đốc công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên nộp phần cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn góp của công ty mẹ về công ty mẹ.
Trường hợp công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của công ty mẹ vi phạm thời hạn chia cổ tức, lợi nhuận theo quy định của Luật doanh nghiệp thì công ty mẹ có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính và cơ quan chủ quản của công ty mẹ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp công ty mẹ nhận được cổ phiếu của công ty cổ phần có vốn góp của công ty mẹ mà không phải thanh toán do công ty cổ phần sử dụng thặng dư vốn cổ phần, các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu hoặc chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn Điều lệ, doanh nghiệp căn cứ vào số lượng cổ phiếu nhận được thực hiện mở sổ kế toán theo dõi, ghi chép và phản ánh trên báo cáo tài chính theo quy định của chế độ kế toán hiện hành đối với các doanh nghiệp.
Điều 5. Khai, nộp ngân sách nhà nước đối với lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ
1. Khai, nộp lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ:
a) Hàng quý, căn cứ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh quý doanh nghiệp thực hiện tạm nộp số lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp ngân sách nhà nước của quý chậm nhất vào ngày thứ 30 (ba mươi) của quý liền sau quý phát sinh nghĩa vụ nộp lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ.
b) Kết thúc năm tài chính căn cứ số liệu trên báo cáo tài chính, doanh nghiệp thực hiện khai quyết toán lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp ngân sách nhà nước theo Tờ khai mẫu số 01/QT-LNCL ban hành kèm theo Thông tư này và nộp số lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ còn phải nộp (nếu có) chậm nhất vào ngày thứ 90 (chín mươi), kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
Trường hợp tại thời Điểm khai quyết toán lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ doanh nghiệp chưa có quyết định công bố kết quả xếp loại doanh nghiệp của chủ sở hữu thì việc xếp loại doanh nghiệp căn cứ vào báo cáo xếp loại doanh nghiệp của doanh nghiệp gửi cho chủ sở hữu. Trường hợp chưa có báo cáo xếp loại của doanh nghiệp gửi cho chủ sở hữu thì doanh nghiệp tạm đánh giá xếp loại doanh nghiệp để làm căn cứ trích lập các quỹ và xác định lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp ngân sách nhà nước.
Sau khi có quyết định công bố kết quả xếp loại doanh nghiệp của chủ sở hữu nếu có sự thay đổi về xếp loại doanh nghiệp, doanh nghiệp xác định lại Khoản trích lập các quỹ và lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp ngân sách nhà nước để kê khai Điều chỉnh quyết toán Khoản lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ và nộp số phải nộp tăng thêm (nếu có) vào ngân sách nhà nước theo quy định.
Trường hợp khi quyết toán năm hoặc khi có quyết định công bố xếp loại doanh nghiệp của chủ sở hữu, nếu phát sinh số lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ đã nộp vào ngân sách nhà nước lớn hơn số thực tế phải nộp thì doanh nghiệp được giảm trừ vào số phải nộp của kỳ tiếp theo.
c) Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, cổ phần hóa, chấm dứt hoạt động theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì doanh nghiệp có trách nhiệm khai quyết toán lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ đến thời Điểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, cổ phần hóa, chấm dứt hoạt động theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và nộp số lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp vào ngân sách nhà nước chậm nhất vào ngày thứ 45 (bốn mươi lăm) kể từ ngày thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, cổ phần hóa, chấm dứt hoạt động theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Trách nhiệm nộp tờ khai lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ cho cơ quan thuế:
Doanh nghiệp thực hiện khai, nộp tờ khai lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp ngân sách nhà nước cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo hình thức điện tử.
Điều 6. Phân chia ngân sách nhà nước
a) Lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ nộp ngân sách nhà nước quy định tại Điều này của doanh nghiệp Trung ương được phân chia 100% cho ngân sách Trung ương. Doanh nghiệp thực hiện nộp vào tài Khoản thu ngân sách nhà nước mở tại Sở giao dịch kho bạc nhà nước Trung ương.
b) Lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ nộp ngân sách nhà nước quy định tại Điều này của doanh nghiệp địa phương được phân chia 100% cho ngân sách địa phương. Doanh nghiệp thực hiện nộp vào tài Khoản thu ngân sách nhà nước mở tại kho bạc nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
Điều 7. Xử lý vi phạm đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ và chậm nộp lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ vào ngân sách nhà nước
1. Doanh nghiệp chậm nộp hồ sơ khai lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ so với thời hạn quy định tại Điều 5 Chương II Thông tư này thì bị xử phạt về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế.
2. Lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ nộp ngân sách nhà nước là một Khoản thu ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ có trách nhiệm nộp đúng, nộp đủ, nộp kịp thời Khoản lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Thông tư này.
Doanh nghiệp chậm nộp lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ vào ngân sách nhà nước phải nộp tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế.
3. Trường hợp tổng số lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ đã tạm nộp của năm tài chính thấp hơn số lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp theo quyết toán năm từ 20% trở lên thì doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số phải nộp theo quyết toán với số đã tạm nộp tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp quý bốn đến ngày thực nộp số lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ còn thiếu so với số quyết toán.
Ví dụ 3: Số lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ Công ty E phải nộp theo quyết toán năm 2016 là 100 tỷ đồng. Trong năm, Công ty E đã tạm nộp của 4 quý năm 2016 là 70 tỷ đồng. Chênh lệch giữa số lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp theo quyết toán năm và số đã tạm nộp là 30 tỷ đồng (tăng 30%). 20% số lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp theo quyết toán là 20 tỷ đồng. Phần chênh lệch từ 20% trở lên là (30 tỷ đồng - 20 tỷ đồng) = 10 tỷ đồng. Công ty E đã thực hiện nộp phần chênh là 30 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước đúng thời Điểm quy định là 31/3/2017. Như vậy công ty E phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên là 10 tỷ đồng tính từ thời Điểm tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp lợi nhuận quý 4 năm 2016 là ngày 31/01/2017 đến ngày 31/3/2017.
Đối với tổng số lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ đã tạm nộp theo quý thấp hơn số phải nộp theo quyết toán năm dưới 20% mà doanh nghiệp chậm nộp so với thời hạn quy định thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ theo quyết toán năm đến ngày thực nộp vào ngân sách nhà nước số còn thiếu so với số quyết toán.
Ví dụ 4: Số lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ Công ty G phải nộp theo quyết toán năm 2016 là 100 tỷ đồng. Trong năm, Công ty G đã tạm nộp của 4 quý năm 2016 là 85 tỷ đồng. Chênh lệch giữa số lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp theo quyết toán năm và số đã tạm nộp là 15 tỷ đồng (tăng 15%). Công ty G thực hiện nộp phần chênh lệch giữa số lợi nhuận còn lại phải nộp theo quyết toán và số đã tạm nộp vào ngân sách nhà nước là 15 tỷ đồng ngày 31/8/2017. Công ty G phải nộp tiền chậm nộp đối với số tiền là 15 tỷ đồng tính từ thời Điểm tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ năm 2016 là ngày 01/4/2017 đến ngày 31/8/2017.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra sau khi doanh nghiệp đã khai quyết toán lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ, nếu phát hiện số lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp tăng so với số đã khai quyết toán thì doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp đối với toàn bộ số lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp tăng thêm qua thanh tra, kiểm tra tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ theo quyết toán năm hoặc quyết toán đến thời Điểm chấm dứt hoạt động theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đến ngày thực nộp tiền lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ.
4. Trường hợp sau khi có quyết định công bố kết quả xếp loại doanh nghiệp của chủ sở hữu, số lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp của doanh nghiệp phát sinh tăng so với số đã kê khai thì doanh nghiệp thực hiện nộp bổ sung vào ngân sách nhà nước số lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ. Đối với số lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp tăng thêm do Điều chỉnh kết quả xếp loại doanh nghiệp theo công bố của chủ sở hữu từ thời Điểm ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ đến ngày 30/6 là thời hạn công bố kết quả xếp loại của chủ sở hữu theo quy định tại Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ thì doanh nghiệp không phải nộp tiền chậm nộp.
Ví dụ 5: Tại thời Điểm nộp hồ sơ quyết toán lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ năm 2016 (ngày 31/3/2017) Công ty H xác định số phải nộp theo quyết toán năm 2016 là 230 tỷ đồng sau khi trích lập các quỹ theo quy định trên cơ sở tự xếp loại doanh nghiệp của Công ty H (loại A). Công ty đã thực hiện nộp ngân sách nhà nước số tiền 230 tỷ đồng vào thời Điểm 31/3/2017. Đến ngày 30/6/2017 chủ sở hữu Công ty H công bố xếp loại doanh nghiệp của Công ty H là loại B, trên cơ sở đó, Công ty H Điều chỉnh giảm số trích lập các quỹ và xác định lại số lợi nhuận còn lại phải nộp ngân sách nhà nước năm 2016 là 280 tỷ đồng. Công ty H không phải nộp tiền chậm nộp từ ngày 01/4/2017 đến ngày 30/6/2017 đối với số phải nộp tăng lên 50 tỷ đồng do Điều chỉnh xếp loại doanh nghiệp của chủ sở hữu.
Mức tính tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế. Tiền chậm nộp được sử dụng từ quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp được trích theo quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.
Chương III
THU VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CỔ TỨC VÀ LỢI NHUẬN ĐƯỢC CHIA CHO PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN, CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN CÓ VỐN NHÀ NƯỚC DO BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU
Điều 8. Cổ tức và lợi nhuận được chia phải nộp ngân sách nhà nước quy định tại Chương này bao gồm:
- Số cổ tức được chia trong năm tài chính (bao gồm cả số cổ tức của năm tài chính tạm chia trong năm và số cổ tức các năm trước được chia trong năm tài chính) cho phần vốn nhà nước theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị của công ty cổ phần quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này;
- Số lợi nhuận được chia trong năm tài chính (bao gồm cả số lợi nhuận của năm tài chính tạm chia trong năm và số lợi nhuận của các năm trước được chia trong năm tài chính) cho phần vốn nhà nước theo Quyết định của Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên quy định tại Khoản 3 Điều 2 Thông tư này.
Điều 9. Khai, nộp ngân sách nhà nước đối với cổ tức, lợi nhuận được chia
1. Khai, nộp cổ tức, lợi nhuận được chia: Doanh nghiệp quy định tại Điều 8 Thông tư này thực hiện khai số cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước theo mẫu Tờ khai số 01/CTLNĐC ban hành kèm theo Thông tư này và thực hiện nộp ngân sách nhà nước trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày có thông báo chia cổ tức, lợi nhuận của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
2. Trách nhiệm nộp tờ khai cho cơ quan thuế:
Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên quy định tại Điều 8 Chương này thực hiện, nộp tờ khai về cổ tức, lợi nhuận được chia cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo hình thức điện tử.
Điều 10. Phân chia ngân sách nhà nước
a) Cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do bộ, ngành đại diện chủ sở hữu được phân chia 100% cho ngân sách Trung ương. Doanh nghiệp thực hiện nộp vào tài Khoản thu ngân sách nhà nước mở tại Sở giao dịch kho bạc nhà nước Trung ương.
b) Cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của nhà nước do địa phương đại diện chủ sở hữu được phân chia 100% cho ngân sách địa phương. Doanh nghiệp thực hiện nộp vào tài Khoản thu ngân sách nhà nước mở tại kho bạc nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính.
Điều 11. Xử lý vi phạm đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai cổ tức, lợi nhuận được chia và chậm nộp cổ tức, lợi nhuận được chia vào ngân sách nhà nước
1. Doanh nghiệp chậm nộp hồ sơ khai cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước so với thời hạn quy định tại Điều 9 Chương III Thông tư này thì bị xử phạt về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế.
2. Cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước quy định tại Chương này là một Khoản thu ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước có trách nhiệm nộp đúng, nộp đủ, nộp kịp thời Khoản cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước theo quy định tại Thông tư này.
Doanh nghiệp chậm nộp cổ tức và lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước vào ngân sách nhà nước phải nộp tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Quản lý thuế.
3. Thời Điểm tính tiền chậm nộp từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn phải nộp cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Chương này.
Mức tính tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế. Tiền chậm nộp được sử dụng từ phần lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của nhà nước của kỳ sau căn cứ chứng từ nộp tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước.
Ví dụ 6: Công ty E là công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước do Bộ Công thương là đại diện chủ sở hữu. Ngày 15/4/2016 Công ty E tổ chức Đại hội cổ đông và ngày 01/7/2016 Công ty có thông báo chia cổ tức của hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2015 cho các cổ đông, trong đó cổ tức chia cho phần vốn nhà nước là 130 tỷ đồng. Công ty E phải kê khai, nộp ngân sách nhà nước số cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước là 130 tỷ đồng chậm nhất vào ngày 14/8/2016. Ngày 15/9/2016 Công ty E mới thực hiện nộp phần cổ tức được chia cho phần vốn nhà nước vào ngân sách nhà nước thì Công ty E phải nộp tiền chậm nộp tính từ ngày 15/8/2016 đến ngày 15/9/2016. Chứng từ nộp tiền chậm nộp là ngày 15/9/2016, tiền chậm nộp được sử dụng từ phần lợi nhuận sau thuế năm 2016 của Công ty E.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/5/2016 và áp dụng cho niên độ từ năm 2016.
Điều 13. Trách nhiệm thi hành
1. Các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi thẩm quyền theo quy định của pháp luật có trách nhiệm chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp theo ủy quyền thực hiện kiểm tra, đôn đốc doanh nghiệp khai, nộp các Khoản thu ngân sách nhà nước theo quy định tại Thông tư này.
2. Người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước có trách nhiệm biểu quyết chi trả cổ tức khi có đủ các Điều kiện theo quy định của Luật doanh nghiệp đồng thời đề nghị, đôn đốc công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khai, nộp phần cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước về ngân sách nhà nước theo quy định.
Trường hợp công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước vi phạm thời hạn chia cổ tức, lợi nhuận theo quy định của Luật doanh nghiệp thì người đại diện phần vốn nhà nước có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính và cơ quan đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước để xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Trách nhiệm của cơ quan Thuế các cấp:
Cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quản lý thu lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ và cổ tức, lợi nhuận được chia và phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ và cổ tức, lợi nhuận được chia thực hiện theo nội dung Thông tư này.
a) Trách nhiệm của tổ chức quản lý thuế doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế:
- Tổ chức xây dựng, quản lý khai thác sử dụng thông tin dữ liệu về nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
- Trực tiếp tổ chức thực hiện công tác quản lý thu bao gồm: hỗ trợ doanh nghiệp khai, nộp vào ngân sách nhà nước, đôn đốc thu kịp thời, tổ chức công tác kiểm tra, thanh tra việc thu nộp vào ngân sách nhà nước đối với các Khoản lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ do Trung ương quản lý (bao gồm cả SCIC); cổ tức, lợi nhuận được chia của các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của nhà nước do Bộ, Ngành đại diện chủ sở hữu;
- Chỉ đạo công tác tổ chức quản lý thu lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ và cổ tức, lợi nhuận được chia phải nộp ngân sách nhà nước đối với các doanh nghiệp thuộc trách nhiệm tổ chức quản lý thu của cục thuế địa phương quy định tại Điểm b, Khoản 3 Điều này; phối hợp với cục thuế địa phương kiểm tra, thanh tra việc thu, nộp lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ, cổ tức và lợi nhuận được chia phải nộp ngân sách nhà nước đối với các doanh nghiệp thuộc trách nhiệm tổ chức quản lý thu của cục thuế địa phương quy định tại Điểm b, Khoản 3 Điều này.
b) Trách nhiệm của cục thuế địa phương:
- Trực tiếp tổ chức thực hiện công tác quản lý thu đối với các Khoản lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ do địa phương quản lý; cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước của các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của nhà nước do địa phương đại diện chủ sở hữu.
- Thực hiện đôn đốc, thu kịp thời, tổ chức công tác kiểm tra, thanh tra việc thu nộp vào ngân sách nhà nước đối với lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ và cổ tức, lợi nhuận được chia phải nộp ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp do cục thuế trực tiếp tổ chức thực hiện công tác quản lý thu.
4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.

Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- VP Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham
nhũng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; Sở Tài chính, Cục Thuế, Cục Hải quan, Kho bạc nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn b
n (Bộ Tư pháp);
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, TCT (VT
,DNL).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG



Đỗ Hoàng Anh Tuấn

Mẫu số: 01/QT-LNCL
(Ban hành kèm theo Thông tư số 61/2016/TT-BTC ngày 11/4/2016 của B Tài chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

TỜ KHAI QUYẾT TOÁN LỢI NHUẬN SAU THUẾ CÒN LẠI SAU KHI TRÍCH LẬP CÁC QUỸ PHẢI NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA DOANH NGHIỆP DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ

[01] Kỳ tính lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ: ....từ...đến...

[02] Lần đu □                  [03] Bổ sung lần thứ: □

[04] Tên người nộp thuế:................................................................................................

[05] Mã sthuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[06] Địa chỉ:

[07] Quận/huyện:………………………….. [08] tỉnh/thành phố: ........................................

[09] Điện thoại: ……………………..[10] Fax:…………………… [11] Email: .....................

[12] Tên đại lý thuế (nếu có): .........................................................................................

[13] Mã sthuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[14] Địa chỉ:

[15] Quận/huyện: ………………………… [16] tnh/thành phố: ..........................................

[17] Điện thoại:……………………… [18] Fax:………………….. [19] Email: .....................

[20] Hợp đồng đại lý thuế số: ………………………. ngày……… tháng……… năm..........

Đơn vị tiền: đồng Việt Nam

STT

Chỉ tiêu

Mã số

Số tiền

(1)

(2)

(3)

(4)

1

Lợi nhuận sau thuế TNDN

[21]

 

2

Các Khoản phân phối, trích lập các quỹ theo quy định được trừ ([22]=[23]+[24]+...+[28])

[22]

 

2.1

Chia lãi cho các thành viên góp vốn liên kết theo quy định của hợp đồng kinh tế (nếu có)

[23]

 

2.2

Bù đắp Khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế

[24]

 

2.3

Trích quỹ đặc thù theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (nếu có)

[25]

 

2.4

Trích quỹ đầu tư phát triển

[26]

 

2.5

Trích quỹ khen thưng, phúc lợi

[27]

 

2.6

Trích quỹ thưng người quản lý doanh nghiệp, kim soát viên

[28]

 

3

Li nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp ngân sách nhà nước ([29]=[21]-[22])

[29]

 

4

Lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ đã tạm nộp trong năm

[30]

 

5

Lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ còn phải nộp ngân sách nhà nước ([31]=[29]-[30])

[31]

 

6

20% số lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải np ngân sách nhà nước ([32]=[29]*20%)

[32]

 

7

Chênh lệch giữa số lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ còn phải nộp ngân sách nhà nước với 20% số lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp ngân sách nhà nước ([33]=[31]-[32])

[33]

 

8. Tiền chậm nộp của Khoản chênh lệch từ 20% trở lên đến ngày hết hạn nộp li nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ theo quyết toán (trường hợp nộp lợi nhuận sau thuế còn tại sau khi trích lập các quỹ theo quyết toán trước thời hạn thì tính đến ngày nộp lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ)

[M1] Số ngày chậm nộp …………ngày, từ ngày…………… đến ngày……………

[M2] Số tiền chậm nộp: ……………………

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã khai./.

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THU
Họ và tên: ………………
Chứng chhành nghề số:……………

Ngày...... tháng ……năm……
NGƯỜI NỘP THUhoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

Ký, ghi rõ họ tên; chc vụ và đóng dấu (nếu có)

Mẫu số: 01/CTLNĐC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 61/2016/TT-BTC ngày 11/4/2016 của BTài chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

TỜ KHAI CỔ TỨC, LỢI NHUẬN ĐƯỢC CHIA CHO PHẦN VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN, CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN CÓ VỐN NHÀ NƯỚC DO BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU

[01] Kỳ: Cổ tức, lợi nhuận được chia của năm.......theo Nghị quyết/ Quyết định số.......

[02] Cổ tức được chia □               [03] Lợi nhuận được chia □

[04] Lần đầu □                     [05] Bổ sung lần thứ: □

[06] Tên người nộp thuế:.................................................................................................

[07] Mã sthuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[08] Địa chỉ:

[09] Quận/huyện:………………………….. [10] tỉnh/thành phố: .........................................

[11] Điện thoại: ……………………..[12] Fax:…………………… [13] Email: .....................

[14] Tên đại lý thuế (nếu có): ..........................................................................................

[15] Mã sthuế:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

[16] Địa chỉ:

[17] Quận/huyện: ………………………… [18] tnh/thành phố: ...........................................

[19] Điện thoại:……………………… [20] Fax:………………….. [21] Email: ......................

[22] Hợp đồng đại lý thuế số: ………………………. ngày……… tháng……… năm............

Đơn vị tiền: đồng Việt Nam

STT

Chỉ tiêu

chỉ tiêu

Số tiền

(1)

(2)

(3)

(4)

1

Tổng số cổ tức của công ty cổ phần, lợi nhuận của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên chia theo Nghị quyết của Đại hội đng cổ đông, Hội đồng quản trị hoặc quyết định của Hội đồng thành viên

[23]

 

2

Tỷ lệ vốn góp của Nhà nước trong công ty cổ phần, công ty trách nhim hữu hạn hai thành viên tr lên (%)

[24]

 

3

Số cổ tc, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước phải nộp ngân sách nhà nước của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên tr lên.

[25]

 

Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã khai./.

NHÂN VIÊN ĐẠI LÝ THU
Họ và tên: ………………
Chứng chhành nghề số:……………

Ngày...... tháng ……năm……
NGƯỜI NỘP THUhoặc
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ

Ký, ghi rõ họ tên; chc vụ và đóng dấu (nếu có)

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE

Circular No. 61/2016/TT-BTC dated April 11, 2016 of the Ministry of Finance guiding collection, remittance and management of profits and dividends earned from state capital amounts invested in enterprises

Pursuant to the Law on tax management No. 78/2006/QH11 dated November 29, 2006; the Law No. 21/2012/QH13 dated November 290, 2012 amending, supplementing a number of articles of the Law on tax management and the Law No. 71/2014/QH13 dated November 26, 2014 amending, supplementing a number of articles of the law on tax;

Pursuant to the Law on enterprises No. 68/2014/QH13 dated November 26, 2014;

Pursuant to the Law No. 69/2014/QH13 dated November 26, 2014 on management and use of state capital to invest in business production in enterprises;

Pursuant to the Law No. 14/2008/QH12 on enterprise income tax dated June 03, 2008; the Law No. 32/2013/QH13 dated June 19, 2013 on amending, supplementing a number of articles of the Law on enterprise income tax;

Pursuant to the Decree No. 83/2013/ND-CP dated July 22, 2013 of the Government detailing a number of articles of the Law on Tax Administration and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Tax Administration; the Decree No. 12/2015/ND-CP dated February 12, 2015 of the Government detailing the implementation of the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Tax Laws and amending and supplementing a number of articles of the decrees on taxes;

Pursuant to the Decree No. 87/2015/ND-CP dated October 06, 2015 of the Government on supervision of state capital investment in enterprises; financial supervision, performance assessment and disclosure of financial information of state-owned and state-invested enterprises;

Pursuant to the Decree No. 215/2013/ND-CP dated December 23, 2013 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

At the proposal of the General Director of Taxation Department;

The Minister of Finance promulgates the Circular guiding collection, remittance and management of profits and dividends earned from state capital amounts invested in enterprises as follows:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of application

This Circular details on collection, remittance of profit after tax remaining after making deductions for funds for parent companies of the State economic corporations, parent companies of the state corporations, parent companies in the group of parent – subsidiary, one member limited liability company that the state holds 100% of working capital; remittance, collection of dividends and profitsearned from state capital amounts invested in joint stock companies,limited liability companies with two or more members whose capital contribution is represented by ministries, sectors, localities.

Article 2. Subjects of application

1.Enterprises that the state holds 100% of working capital, including:

a) One - member limited liability companies being parent companies of state economic corporations;

b) One - member limited liability companies being parent companies of state corporations (including state capital investment corporations – hereinafter referred to as SCIC).

c) One - member limited liability companies being parent companies in the parent – subsidiary group;

d) Independent one member limited liability companies;

2. Joint stock companies that state capital contribution is represented by ministries, sectors, localities;

3.Limited liability companies with two or more members that state capital contribution is represented byministries, sectors, localities;

4. Owner representative agency;

5. Representatives of state capital invested in joint stocks, limited liability companies with two or more members.

6. Other agencies, organizations, individuals related to investment, management, use of state capital in state enterprises.

Chapter II

REMITANCE INTO STATE BUDGET FOR PROFITS AFTER TAX REMAINING AFTER MAKING DEDUCTIONS FOR FUNDS OF ENTERPRISES THAT THE STATE HOLDS 100% OF WORKING CAPITAL

Article 3. Subjects that remit remaining profits after tax into state budget after making deductions for funds

Enterprises remitting the remaining profits after tax after making deductions for funds in this chapter are enterprises that the state holds 100% of working capital as stipulated under Clause 1 Article 2 Chapter I of this Circular (including enterprises established and managed by political organizations, political and social organizations; national defense and security sectors as stipulated under the Decree No. 93/2015/ND-CP dated October 15, 2015 of the Government on organization, management and operation of the national defense and security sectors).

For lottery enterprises, distribution of profits and remittance of profits after tax remaining after making deductions for funds according to specific guidelines of the Ministry of Finance.

Article 4. Determination of remaining profit after tax remaining after making deductions for funds to remit into state budget

1. Remaining profit after tax after making deductions for funds as stipulated under Clause 1 Article 2 Chapter I of this Circular is the profit determined according to the law on accounting (deducted expenses that are not deducted when determining enterprise income tax but it is in accordance with the law on accounting) after offsetting the previous year’s losses as stipulated by the law, deducting the scientific and technological investment fund, paying enterprise income tax as stipulated by the law, deducting for distribution, making deductions for funds as stipulated under the Decree No. 91/2015/ND-CP dated October 13, 2015 of the Government on investment of state capital in enterprises and management and use of capital and assets at enterprises; the Circular No. 219/2015/TT-BTC dated December 31, 2015 of the Ministry of Finance guiding a number of contents of the Decree No. 91/2015/ND-CP  dated October 13, 2015 on investment of state capital in enterprises and management and use of capital and assets at enterprises.

For specific cases as stipulated by Government on distribution, deduction of funds, it shall be implemented according to specific regulations as stipulated by the Government, profit after tax remaining after distributing, making deductions for funds to remit into state budget.

2. For profit after tax remaining after making deductions for funds of subsidiaries that parent companies hold 100% of working capital:

Based on financial regulations of subsidiaries promulgated by parent companies, parent companies shall approve financial statements and decide on distribution, use of profit after tax at subsidiaries to collect profit after tax of subsidiaries.

Subsidiaries that parent companies hold 100% of working capital (parent companies are under the subjects as stipulated under Article 3 of this Circular) shall remit remaining profit after tax after making deductions for funds to parent companies, parent companies shall finalize income to determine remaining profit after tax after making deductions for funds to remit into state budget as stipulated.

Example 1: Corporation A is parent company that holds 100% of working capital of Company B. Remaining profit after tax after making deductions for funds according to the 2016 finalization statement of Company B has to be paid for Corporation A is 1000 billion dong. Corporation A finalizes profit after tax remaining after making deductions for funds in 2016 that has to be paid by Company B is 1000 billion dong to determine profit after tax remaining after making deductions for funds to remit into state budget in 2016 of Corporation A.

After approving the financial statement, decision on distribution of profit after tax and collection of the remaining profit after tax after making deductions for funds of subsidiaries that owner capital of subsidiaries is higher than working capital approved by parent companies, parent companies shall collect the difference amount between the owner capital and working capital of subsidiaries and finalize it as financial revenue of parent companies, determine the remaining profit after tax after making deductions for funds that parent companies have to remit into state budget.

3. For dividends, profits earned from joint stock companies, limited liability companies with two members or more that capital is contributed by parent company:

Parent company shall finalize dividends, profit earned from joint stock companies, limited liability company with two members or more that capital is contributed by parent company into financial income, determine remaining profit after tax after making deductions for funds to remit as stipulated. The time to finalize dividends, profit to be divided into profit of parent company is the time of receiving the notification on sharing dividends, profit of the Board of Management (for dividends divided in joint stock companies) or the Resolution of the Board of Members approved by members (for profits divided at limited liability company with two members or more).

Example 2: Company C is the parent company that holds 60% working capital at D Joint Stock Company. On April 15, 2016, this company organizes the meeting of shareholders and promulgates the Resolution of the general meeting of shareholders, of which promulgates the decision on dividing dividends from business activities in 2015, the time of receiving money is July 01, 2016. On June 20, 2016, the Management Board of Company D issues the notification on dividing dividend to send to shareholders. Company C finalizes financial income for earned dividend at the time of notification from Company D (June 2016) to determine remaining profit after tax after making deductions for funds of Company C in 2016.

Parent companies that contribute capital in joint stock companies, limited liability companies with two members or more shall decide on paying dividends when meeting requirements as stipulated by the enterprise law; at the same time request joint stock companies, limited liability companies with two members or more to remit dividend, profit amounts earned from contributed capital of parent company to parent company.

If joint stock companies, limited liability companies with two members or more that parent companies contribute capital violate the time of dividing dividend, profit as stipulated under the enterprise law, parent company shall report the Ministry of Finance and management agencies to handle in accordance with the law.

If parent company receives shares from joint stock companies where it contributes capital without payment due to joint stock company uses capital gains, funds under the ownership capital or divide dividend by shares to increase working capital, enterprises shall base on the number of shares received to open accounting book to supervise, record and report in financial statement as stipulated under the current accounting regime for enterprises.

Article 5. Declaration, remittance into state budget for profit after tax remaining after making deductions for funds

1. Declaration, remittance of profit after tax remaining after setting up funds

a) Quarterly, based on the business activities, enterprises shall remit profit after tax remaining after setting up funds to remit into state budget of the quarter no later than the thirtieth of the next quarter arising the obligations of paying profit after tax remaining after setting up funds,

b) When the fiscal year is done, based on the financial statements, enterprises shall finalize remaining profit after tax after setting up funds to remit into state budget according to the Form No. 01/QT-LNNC promulgated together with this Circular and pay profit after tax remaining after setting up funds that need to be remitted (if any) no later than the ninetieth since the last day of fiscal year.

At the time of finalizing remaining profit after tax after making deductions for funds, there is no announcement on ranking of enterprises of owners, the ranking of enterprises shall be based on the report that enterprises send to the owner. If the report on ranking has not been sent to the owner yet, enterprises shall rank themselves as a base to set up funds and determine profit after tax remaining after setting up funds to remit into state budget.

After decision on ranking enterprises is announced by owners, if there is any change on enterprise ranking, the enterprise shall re-determine the fund and profit after tax remaining after setting up funds that have to remit into state budget to adjust profit after tax remaining after setting up funds and pay the increasing amount (if any) into state budget as stipulated.

When the finalization of the year is done or decision of owners on enterprise ranking is announced, if profit after tax remaining after setting up funds that has been remitted into state budget is higher than the actual amount that has to be remitted, enterprises shall be deducted in the next payment.

c) If enterprises process merger and acquisition, equalization or termination of operating as one member limited liability company, enterprises shall declare the finalization of profit after tax remaining after making deductions for funds till the time of merger and acquisition, equalization or termination of operating as one member limited liability company and remit profit after tax remaining after making deductions for funds that need to be remitted into state budget no later than the forty-fifth since the day of merger and acquisition, equalization or termination of operating as one member limited liability company according to the decision of competent agencies.

2. Responsibilities of submitting the declaration form of profit after tax remaining after making deductions for funds to tax agencies:

Enterprise shall declare, submit the declaration form of profit after tax remaining after making deductions for funds that need to be remitted into state budget to tax agencies by electronic form.

Article 6. Distribution of state budget

a) Profit after tax remaining after setting up funds to remit into state budget as stipulated under this Article of central enterprises shall be distributed 100% into central budget. Enterprises shall remit into state budget at transaction office of the central state treasury.

b) Profit after tax remaining after setting up funds to remit into state budget as stipulated under this Article of local enterprises shall be distributed 100% into local budget. Enterprises shall remit into state budget at state treasury of provinces, cities that are under the central management where enterprises are located.

Article 7. Handling with violations for acts of late submission of dossier on declaration of remaining profit after tax after setting up funds and late submission of remaining profit after tax after setting up funds into state budget

1. Enterprises that are late for submission of dossier on declaration of remaining profit after tax after setting up funds compared with the deadline as stipulated under Article 5 Chapter II of this Circular shall be fined for acts of late submission as stipulated under the law on tax management.

2. Profit after tax remaining after setting up funds to remit into state budget is revenue of state budget. Enterprises being under subjects of remitting profit after tax that remain after setting up funds shall remit correctly, timely profit after tax that remains after setting up funds to remit into state budget as stipulated under this Circular.

Enterprises that are late for remittance of profits after tax remaining after setting up funds to remit into state budget shall pay an amount for late payment into state budget according to the law on tax management, the law on amending and supplementing a number of articles of the law on tax management.

3. If the total remaining profit after tax after making deductions for funds that are temporarily paid in the fiscal year is 20% or more lower than the profit after tax remaining after setting up funds, enterprises shall have to pay for late payment for the differences from 20% or more between the amount that has to be paid according to the finalization and the temporarily paid amount from the day after the deadline of Quarter IV till the actual day of paying profit after tax remaining after setting up funds that are deficient compared with the amount of finalization.

Example 3: Profit after tax remaining after setting up funds of Company E that has to be paid in 2016 is 100 billion dong. In the year, Company E has paid for 4 quarters of 2016 is 70 billion dong. The differences between profit after tax remaining after setting up funds according to the finalization and paid amount is 30 billion dong (increased by 30%). 20% of profit after tax remaining after setting up funds that shall be remitted is 20 billion dong. The difference from 20% or more is (30 billion dong – 20 billion dong) is 10 billion dong. Company E shall pay the difference that is 30 billion dong into state budget on March 31, 2017. Therefore, Company E shall pay for late payment of the difference from 20% or more is 10 billion dong since the day after the deadline of payment of profit in Quarter IV, 2016 is from January 31, 2017 to March 31, 2017.

For total profit after tax that remains after setting up funds is 20% lower than the amount that has to pay according to the year finalization that enterprises pay late compared with the deadline, the amount for late payment is calculated from the following day of the deadline to the actual day of payment into state budget.

Example 4: The profit after tax remaining after setting up funds of Company G that must be remitted is 100 billion dong. In the year, Company G has paid for 4 quarters of 2016 is 85 billion dong. The difference between profit after tax remaining after setting up funds that has to be remitted according to the finalization and the amount has been remitted is 15 billion dong (increased by 15%). Company G shall remit the difference of being 15 billion on August 31, 2017. Company G has to pay for late payment of 15 billion dong calculating from the following day of the deadline is from April 01, 2017 to August 31, 2017.

If competent agencies detect that remaining profit after tax after making deductions for funds increases compared with the amount declared, enterprises shall have to pay for late payment for the entire remaining profit after tax after making deductions for funds that have to be paid calculating from the following day of the deadline of paying remaining profit after tax after making deductions for funds according to the finalization or till the time of terminating operation as one member limited liability company till the actual day of paying remaining profit after tax after making deductions for funds.

4. In the case after the decision on ranking enterprises of owners, profit after tax remaining after setting up funds that have to be remitted increases compared with the amount that is declared, enterprises shall pay profit after tax after setting up funds into state budget. If remaining profit after tax after making deductions for funds is increasing due to adjustment on results of ranking enterprises according to announcement of owners from the following day of the deadline of paying remaining profit after tax after making deductions for funds till June 30, it is the time to announce the ranking results of owners as stipulated under the Decree No. 87/2015/ND-CP dated October 06, 2015 of the Government, enterprises shall not remit for late payment.

Example 5: At the time of submitting finalization dossier for profit after tax remaining after setting up funds of year 2016 (March 31, 2017), Company H determines that the amount of money shall be remitted according to the finalization is 230 billion dong after setting up funds as stipulated on the basis of enterprise self- ranking (type A). The enterprise remits 230 billion dong into state budget on March 31, 2017. Till June 30, 2017, the owner of Company H publishes that Company H is ranked into type B, based on that, Company H adjusts to decrease the fund and re-determine remaining profit that need to be paid in 2016 is 280 billion dong. Company H shall not pay for late payment from April 01, 2017 to June 30, 2017 for the increasing amount of 50 billion dong due to the adjustment of enterprise ranking.

The rate for late payment shall be implemented according to the law on tax management. The amount for late payment used from development investment fund of enterprises shall be deducted according to regulations under the Decree No. 91/2015/ND-CP dated October 13, 2015 of the Government on investment of state capital in enterprises and management and use of capital and assets at enterprises.

Chapter III

REMITTANCE INTO STATE BUDGET FOR DIVIDENDS AND PROFITS EARNED FROM STATE CAPITAL IN JOINT STOCK COMPANIES, LIMITED LIABILITY COMPANIES WITH TWO MEMBERS OR MORE THAT STATE CAPITAL REPRESENTATIVES ARE MINISTRIES, SECTORS, LOCALITIES

Article 8. Dividends and profits earned must be remitted into state budget as stipulated under this Chapter including:

- Dividends earned in the fiscal year (including dividends of fiscal year temporarily earned in the year and dividends of previous years earned in the fiscal year) for state capital contribution according to the Resolution of General Meeting of Shareholders or Board of Management of Joint Stock Companies as stipulated under Clause 2 Article 2 of this Circular;

- Dividends earned in the fiscal year (including profits of fiscal year temporarily earned in the year and profits of previous years earned in the fiscal year) for state capital contribution according to the Decision of Board of Members of Limited Liability Companies with two members or more as stipulated under Clause 3 Article 2 of this Circular.

Article 9. Declaration, remittance into state budget for dividends, profit earned

1. Declaration, remittance of dividends, profits earned: enterprises as stipulated under Article 8 of this Circular shall declare dividends, profit amounts for state capital contribution according to the Form No. 01/CTLNDC promulgated together with this Circular and remit into state budget within 45 days since the notification on dividing dividends, profits of Joint Stock Companies, Limited Liability Companies with two members or more is received.

2. Responsibilities of submitting the declaration form to tax agencies:

Joint stock companies, limited liability companies with two members or more as stipulated under Article 8 of this Chapter shall submit the declaration form on dividends, profits earned to tax agencies by electric forms.

Article 10. Division of state budget

a) Dividends, profits earned from state capital contribution of joint stock companies, limited liability companies with two members or more that capital contribution is represented by ministries, sectors shall be divided 100% into central budget. Enterprises shall remit into central budget at transaction office of the Central State Treasury.

b) Dividends, profits earned from state capital contribution of joint stock companies, limited liability companies with two members or more that capital contribution is represented by localities shall be divided 100% into local budget. Enterprises shall remit into state budget at State Treasury of provinces, cities that are centrally managed where enterprises are located.

Article 11. Handling with acts of violation for late submission of declaration dossier on dividend and profit earned and late submission of dividend and profit earned into state budget

1. Enterprises that are late for submission of declaration dossier on dividend and profit earned from state capital contribution compared with the deadline as stipulated under Article 9 Chapter III of this Circular shall be fined for acts of late submission as stipulated under the law on tax management.

2. Dividends, profits earned from state capital contribution as stipulated under this Chapter is the revenue of state budget. Enterprises being subjects of remitting dividends, profits earned from state capital contribution shall remit correctly, timely the dividend, profit amounts earned from state capital contribution as stipulated under this Circular.

Enterprises that are late for remittance of dividends, profits earned from state capital contribution shall pay an amount for late payment into state budget according to the law on tax management, the law on amending and supplementing a number of articles of the law on tax management.

3. The time to calculate the amount of late payment shall be from the deadline as stipulated under Clause 1 Article 9 of this Chapter.

The rate for calculating the late payment shall be implemented according to the law on tax management. The amount of payment shall be used from profit after tax of enterprise income tax of joint stock companies, limited liability companies with two members or more that capital is contributed by the state of the following term shall base on amount of late payment into state budget.

Example 6: Company E is a joint stock company that is contributed by the state and is represented by the Ministry of Industry and Trade. On April 15, 2016, Company E organized the general meeting of shareholders and on July 01, 2016, this company notified to divide dividends of business activities for 2015 to shareholders, of which dividends shared to state capital contribution is 130 billion dong. Company E has to declare, remit to state budget the dividend amounts earned from state capital is 130 billion dong no later than August 14, 2016. On September 15, 2016, Company E remitted the dividend amounts into state budget, so Company E has to pay an amount for late payment from August 15, 2016 to September 15, 2016. Documents for late payment are written on Septembers 15, 2016, amounts for late payment shall be used from profit after tax in 2016 of Company E.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 12. Effect

This Circular takes effect on May 26, 2016 and applies for year from 2016.

Article 13. Implementation responsibilities

1. Ministries, sectors, People Committees of provinces and cities that are under the central management under its competence shall direct state capital representatives invested at enterprises under its authority to supervise, guide enterprises to declare, remit revenue of state budget as stipulated under this Circular.

2. State capital representatives at joint stock companies, limited liability companies with two members or more that capital is contributed by the state shall vote on paying dividends when meeting requirements as stipulated by enterprise law; at the same time request joint stock companies, limited liability company with two members or more to declare, remit dividends, profit earned from state capital to remit into state budget as stipulated.

If joint stock companies, limited liability companies with two members or more that capital is contributed by the state violate the time of paying dividends, profit as stipulated under the enterprise law, state capital representatives shall report to the Ministry of Finance and state capital representative agencies at joint stock companies, limited liability companies with two members or more that capital is contributed by the state for settlement.

3.  Responsibilities of tax agencies at all levels:

Tax agencies shall organize the implementation of management and remittance of remaining profits after tax after setting up funds and dividends, earned profits and guide enterprises that are subjects of remitting remaining profit after tax after setting up funds and dividends, earned profits to implement this Circular.

a) Responsibilities of tax management agencies managing big corporations under the General Department of Taxation:

- Organizing, managing the exploitation of information on sources of state budget invested in enterprises;

- Directly organizing the implementation of collection including: supporting enterprises to declare, remit into state budget, inspect, supervise the remittance for profit after tax remaining after making deductions for funds to remit into state budget of enterprises 100% held by the state managed by the central (including SCIC); dividends, profit earned by joint stock company, limit liability company with two members or more that capital is contributed by the state and the ownership representatives are ministries, sectors.

- Directing management of collection profit after tax remaining after making deductions for funds and dividends, profit earned to remit into state budget for enterprises under the management of local tax agencies as stipulated under Point b Clause 3 of this Article; coordinating with local tax department to inspect, supervise the remittance, collection of profit after tax remaining after making deductions for funds for enterprises under the management of local tax department as stipulated under Point b Clause 3 of this Article.

b) Responsibilities of local tax department

- Directly organizing the management of remittance for profit after tax remaining after making deductions for funds to remit into state budget of enterprises that the state holds 100% of working capital and are managed by the local. Dividend, profit earned from state capital of Joint Stock Company, Limited Liability Company with two members or more that the state contributes capital and the ownership representative is the local.

- Timely collecting, supervising, inspecting the collection, remittance into state budget for profit after tax remaining after making deductions for funds and dividends, profit earned to remit into state budget of enterprises that tax agencies directly organize the management of collection;

4. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and chairpersons of provincial-level People’s Committees shall direct agencies, organizations, individuals to implement this Decree.

On the course of implementing, any arising problems should be timely reported to the Ministry of Finance for settlement.

For Minister

Deputy Minister

Do Hoang Anh Tuan

* All Appendices are not translated herein.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 61/2016/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 26/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư 132/2016/TT-BTC ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Hợp tác chiến lược kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Công lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ tám và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mê Công tại Việt Nam

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất