Thông tư 58/2016/TT-BTC về sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm

thuộc tính Thông tư 58/2016/TT-BTC

Thông tư 58/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định chi tiết việc sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:58/2016/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành:29/03/2016
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Hồ sơ mời thầu mua sắm trong nước tối đa 2 triệu đồng/bộ

Theo Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/03/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ trong nước tối đa là 02 triệu đồng; với hồ sơ yêu cầu, tối đa 01 triệu đồng/bộ; đối với đấu thầu quốc tế, mức giá bán thực hiện theo thông lệ đấu thầu quốc tế.
Xem thêm: Luật Đấu thầu: 09 điểm nổi bật nhất năm 2018
Trường hợp nhà thầu có kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu, cơ quan, đơn vị mời thầu được phép thu 0,02% giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị để bảo đảm chi phí cho việc xem xét giải quyết xử lý kiến nghị đó; mức thu bảo đảm tối thiểu là 01 triệu đồng và tối đa là 50 triệu đồng.
Riêng đối với các gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo; gói thầu cần thực hiện để khắc phục hoặc xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc đề án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên có giá không quá 100 triệu đồng; gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải đảm bảo tính tương tích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm…, được áp dụng hình thức chỉ định thầu. Nếu tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu, được tự thực hiện gói thầu đó. Trong trường hợp này, đơn vị được giao thực hiện gói thầu không được chuyển nhượng khối lượng công việc với tổng số tiền từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới 10% giá gói thầu nhưng trên 50 tỷ đồng.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/05/2016.

Xem chi tiết Thông tư58/2016/TT-BTC tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH

--------

Số: 58/2016/TT-BTC

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-----------------

Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 2016

 

THÔNG TƯ

Quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

-----------------------------------­­­­

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính Sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng áp dụng
Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức khoa học và công nghệ công lập (sau đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị) khi sử dụng vốn nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này để mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh
1. Nội dung mua sắm gồm:
a) Mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của các cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;
b) Mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn, phục vụ an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy;
c) Mua sắm phương tiện vận chuyển: Ô tô, xe máy, tàu, thuyền, xuồng và các phương tiện vận chuyển khác (nếu có);           
d) Mua sắm nguyên nhiên liệu, xăng dầu, hóa chất, dược liệu, sinh phẩm chẩn đoán invitro, vật tư, vật liệu tiêu hao, công cụ, dụng cụ bảo đảm hoạt động thường xuyên;
đ) May sắm trang phục ngành, trang phục phục vụ hoạt động đặc thù của ngành, lĩnh vực theo quy định (như: quần áo bác sỹ, y tá, quần áo bệnh nhân, phạm nhân và các loại trang phục đặc thù của ngành nghề khác), bảo hộ lao động (gồm cả mua sắm vật liệu, mẫu thiết kế và công may);
e) Mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tin gồm: Máy móc, thiết bị, phụ kiện, phần mềm và các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin khác, bao gồm cả lắp đặt, chạy thử, bảo hành (nếu có) thuộc dự án công nghệ thông tin sử dụng vốn sự nghiệp theo quy định của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
g) Sản phẩm in, tài liệu, biểu mẫu, ấn phẩm, ấn chỉ, tem; văn hóa phẩm, sách, tài liệu, phim ảnh và các sản phẩm, dịch vụ để tuyên truyền, quảng bá và phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ;
h) Dịch vụ phi tư vấn bao gồm: Thuê các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc, phương tiện vận chuyển; sửa chữa thường xuyên nhỏ, lẻ nhà cửa, công trình xây dựng không thuộc dự án đầu tư xây dựng cơ bản; dịch vụ thuê trụ sở làm việc, nhà trạm, ô tô phục vụ công tác, vệ sinh công nghiệp; dịch vụ xử lý chất thải; dịch vụ chăm sóc vườn hoa, cây cảnh; dịch vụ thuê đường truyền dẫn; dịch vụ bảo hiểm; dịch vụ thẩm định giá (nếu có); dịch vụ cung cấp điện, nước, điện thoại cố định; dịch vụ đào tạo, tập huấn, tổ chức hội nghị, hội thảo và các dịch vụ phi tư vấn khác;
i) Dịch vụ tư vấn bao gồm: Tư vấn lựa chọn công nghệ, tư vấn để lập, phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu và các dịch vụ tư vấn khác trong mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị;
k) Bản quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ (nếu có);
l) Các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn khác được mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị.
Các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn nêu trên, sau đây gọi chung là tài sản, hàng hóa, dịch vụ.
2. Nguồn kinh phí mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ, gồm:
a) Nguồn chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị (bao gồm cả nguồn bổ sung trong năm);
b) Nguồn vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia trong trường hợp thực hiện theo hình thức không hình thành dự án đầu tư;
c) Vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn khác do nhà nước quản lý (nếu có);
d) Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): Vay nợ, viện trợ không hoàn lại được cân đối trong chi thường xuyên ngân sách nhà nước; nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước thuộc ngân sách nhà nước (trừ trường hợp điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác);
đ) Nguồn thu từ phí, lệ phí được sử dụng theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;
e) Nguồn kinh phí từ thu hoạt động sự nghiệp, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật tại đơn vị sự nghiệp công lập;
g) Nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế;
h) Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định (nếu có).
3. Thông tư này không áp dụng đối với các trường hợp:
a) Mua sắm vật tư, trang thiết bị thuộc dự án đầu tư;
b) Mua sắm trang thiết bị, phương tiện đặc thù, chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh;
c) Mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ tại nước ngoài để phục vụ hoạt động thường xuyên của các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài;
d) Đối với việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng thuộc Danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia và Danh mục mua sắm tập trung của Bộ, ngành, địa phương thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn.
Bổ sung
">Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Điều 3. Các hình thức lựa chọn nhà thầu
1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện và lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
2. Căn cứ dự toán chi ngân sách hàng năm, dự toán bổ sung trong năm được cơ quan có thẩm quyền giao và Quyết định mua sắm tài sản của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu để tổ chức thực hiện mua sắm hàng hóa, dịch vụ theo đúng quy định.
3. Đối với các gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đủ điều kiện để áp dụng các hình thức mua sắm không phải đấu thầu; nếu cơ quan, đơn vị thấy cần thiết phải tổ chức đấu thầu để bảo đảm mục tiêu quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước thì tổ chức thực hiện đấu thầu rộng rãi theo quy định và báo cáo cấp có thẩm quyền về kết quả mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ.
Điều 4. Thu, chi trong hoạt động lựa chọn nhà thầu
1. Nội dung chi phí trong hoạt động lựa chọn nhà thầu, gồm:
a) Chi thuê tư vấn lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, tổ chức đấu thầu;
b) Chi đăng tin mời thầu (nếu có);
c) Chi thuê thẩm định (nếu có);
d) Chi cho hoạt động của tổ chuyên gia;
đ) Chi cho Hội đồng tư vấn giải quyết kiến nghị của nhà thầu (nếu có);
e) Các nội dung chi khác phục vụ cho lựa chọn nhà thầu.
2. Mức chi:
a) Chi thuê thẩm định: Theo hợp đồng thực tế được ký kết dựa trên các nội dung và phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực kinh nghiệm của chuyên gia và các yếu tố khác; chi đăng tải thông tin về đấu thầu, chi phí tham gia hệ thống mạng đấu thầu quốc gia: Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b) Chi họp tổ chuyên gia, họp thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, họp thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, họp hội đồng tư vấn: Áp dụng mức chi tổ chức các cuộc họp tương đương quy định tại Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 của Liên Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;
c) Đối với các nội dung chi không có mức chi cụ thể được cơ quan có thẩm quyền ban hành thì bên mời thầu được phép chi tiêu theo thực tế phát sinh, bảo đảm hợp lý, hợp lệ trên cơ sở tuân thủ chế độ hóa đơn, chứng từ và chịu trách nhiệm về việc chi tiêu của mình;
d) Cán bộ, công chức, viên chức khi làm thêm giờ để thực hiện nhiệm vụ liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu được thanh toán tiền lương làm thêm giờ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05/01/2005 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức.
3. Nội dung thu:
a) Thu từ việc bán hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu: Căn cứ quy mô, tính chất của gói thầu, cơ quan, đơn vị mời thầu quyết định mức giá bán một bộ hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu (bao gồm cả thuế) đối với đấu thầu trong nước nhưng tối đa là 2.000.000 đồng (hai triệu đồng) đối với hồ sơ mời thầu và 1.000.000 đồng (một triệu đồng) đối với hồ sơ yêu cầu; đối với đấu thầu quốc tế, mức giá bán theo thông lệ đấu thầu quốc tế.
b) Trường hợp nhà thầu có kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu thì cơ quan, đơn vị mời thầu được phép thu của nhà thầu để bảo đảm chi phí cho việc xem xét giải quyết xử lý kiến nghị đó. Mức thu bằng 0,02% giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị nhưng tối thiểu là 1.000.000 đồng (một triệu đồng) và tối đa là 50.000.000 đồng (năm mươi triệu đồng).
c) Các khoản thu về bảo đảm dự thầu theo quy định tại Điều 11 Luật Đấu thầu, thu về bảo đảm thực hiện hợp đồng quy định tại Điều 66 Luật Đấu thầu.
4. Biên lai: Sử dụng biên lai thu tiền (Mẫu C38-BB) theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp.
5. Hạch toán: Do khoản thu từ hoạt động đấu thầu không thuộc ngân sách nhà nước nên không hạch toán vào ngân sách nhà nước; các cơ quan, đơn vị phản ánh khoản thu, chi từ hoạt động đấu thầu vào nguồn thu khác và tổng hợp chung trong báo cáo quyết toán hàng năm của cơ quan, đơn vị.
6. Nguồn kinh phí bảo đảm cho quá trình đấu thầu:
Cơ quan, đơn vị khi tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ được sử dụng nguồn kinh phí quy định tại điểm a, điểm b khoản 3 Điều này để chi phí cho quá trình đấu thầu, giải quyết các kiến nghị của nhà thầu. Trường hợp nguồn kinh phí nêu trên không đảm bảo để chi cho quá trình đấu thầu thì cơ quan, đơn vị được phép sử dụng nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị mình để bù đắp; trường hợp còn dư, được bổ sung vào kinh phí hoạt động của cơ quan, đơn vị.
Chương II
TRÁCH NHIỆM THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT TRONG LỰA CHỌN NHÀ THẦU
Điều 5. Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan khác ở trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
2. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
3. Thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đối với nội dung, danh mục dự toán mua sắm có giá trị thuộc phạm vi được cơ quan có thẩm quyền phân cấp; đồng thời được quyết định mua sắm các nội dung, danh mục dự toán mua sắm có giá trị không quá 100 triệu đồng trong phạm vi dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền giao.
4. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc mua sắm tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Điều 6. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ở trung ương; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 5 Thông tư này phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thuộc thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ của cấp mình theo quy định.
Điều 7. Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng nguồn vốn mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ hoặc cơ quan, tổ chức được người có thẩm quyền quyết định lựa chọn làm bên mời thầu thực hiện phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu.
Điều 8. Trách nhiệm thẩm định trong lựa chọn nhà thầu
1. Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
a) Đối với gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thì Sở Tài chính chịu trách nhiệm chủ trì thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
b) Đối với gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan ở Trung ương thì Thủ trưởng cơ quan ở Trung ương quyết định cơ quan, tổ chức, bộ phận làm nhiệm vụ thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
c) Đối với các gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ mà Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng dự toán mua sắm quyết định việc mua sắm theo quy định tại Điều 5 Thông tư này thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định cơ quan, tổ chức, bộ phận làm nhiệm vụ thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
2. Thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu:
Bên mời thầu quyết định cơ quan, tổ chức, bộ phận làm nhiệm vụ thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu.
Bổ sung
Bổ sung
Chương III
KẾ HOẠCH LỰA CHỌN NHÀ THẦU
Điều 9. Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
1. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự toán mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ được cơ quan có thẩm quyền giao đầu năm và lập kế hoạch bổ sung đối với các khoản dự toán mua sắm được giao bổ sung trong năm.
Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước.
2. Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu.
3. Việc phân chia dự toán mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ trong việc mua sắm và có quy mô gói thầu hợp lý. Nghiêm cấm việc chia lẻ gói thầu để thực hiện việc mua sắm theo các hình thức không phải đấu thầu hoặc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu không đúng quy định.
4. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập sau khi có quyết định phê duyệt dự toán mua sắm hoặc đồng thời với quá trình lập dự toán mua sắm.
Điều 10. Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ
1. Tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức; trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện có cần thay thế, mua bổ sung, mua sắm mới phục vụ cho yêu cầu công việc.
2. Quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ của cấp có thẩm quyền (quy định tại Điều 5 Thông tư này) hoặc kế hoạch, danh mục dự toán mua sắm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Đề án mua sắm trang bị cho toàn ngành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (nếu có).
4. Có nguồn kinh phí mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này.
5. Dự toán mua sắm thường xuyên được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
6. Kết quả thẩm định giá của cơ quan có chức năng, nhiệm vụ thẩm định giá hoặc của tổ chức có chức năng cung cấp dịch vụ thẩm định giá hoặc các báo giá của các nhà cung cấp (nếu có).
Điều 11. Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu của từng gói thầu 
Nội dung của từng gói thầu bao gồm:
1. Tên gói thầu.
2. Giá gói thầu.
Khi lập và xác định giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần căn cứ vào ít nhất một trong các tài liệu sau:
a) Giá hàng hoá cần mua của ít nhất 3 đơn vị cung cấp hàng hóa khác nhau trên địa bàn để làm căn cứ xác định giá gói thầu; trong trường hợp không đủ 03 đơn vị trên địa bàn có thể tham khảo trên địa bàn khác đảm bảo đủ 03 báo giá;
b) Dự toán mua sắm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (gồm: chủng loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn giá hoặc toàn bộ dự toán được bố trí để mua sắm một loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ trong năm);
c) Kết quả thẩm định giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định giá tài sản, doanh nghiệp thẩm định giá đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải thẩm định giá theo quy định của Luật giá;
d) Giá thị trường tại thời điểm mua sắm được tham khảo từ thông tin chính thống do các nhà cung cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam công bố được khai thác qua mạng Internet;
đ) Giá của gói thầu mua sắm loại hàng hoá tương tự trong thời gian trước đó gần nhất, tối đa không quá 30 ngày.
Trường hợp gói thầu gồm nhiều phần riêng biệt thì ghi rõ giá ước tính cho từng phần trong giá gói thầu.
3. Nguồn vốn.
4. Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu.
5. Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu.
6. Loại hợp đồng.
7. Thời gian thực hiện hợp đồng.
Điều 12. Trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
1. Trách nhiệm trình duyệt:
Bên mời thầu có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu quy định tại Điều 6 Thông tư này xem xét phê duyệt; đồng thời gửi cho cơ quan, tổ chức, bộ phận thẩm định được quy định tại Điều 8 Thông tư này.
2. Văn bản trình duyệt gồm:
a) Phần công việc đã thực hiện bao gồm nội dung công việc liên quan đến các gói thầu thực hiện trước với giá trị tương ứng và các căn cứ pháp lý để thực hiện;
b) Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại Thông tư này;
c) Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm nội dung công việc và giá trị tương ứng hình thành các gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại Thông tư này. Trong phần này phải nêu rõ cơ sở của việc chia dự toán mua sắm thành các gói thầu. Đối với từng gói thầu, phải bảo đảm có đủ các nội dung quy định tại Điều 11 của Thông tư này. Đối với gói thầu không áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, trong văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do áp dụng hình thức lựa chọn khác;
d) Phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có), trong đó nêu rõ nội dung và giá trị của phần công việc này;
đ) Phần tổng hợp giá trị của các phần công việc quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này. Tổng giá trị của phần này không được vượt tổng dự toán mua sắm được phê duyệt.
3. Tài liệu kèm theo văn bản trình duyệt:
Khi trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải gửi kèm bản chụp các tài liệu làm căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu quy định tại Điều 10 Thông tư này.
Điều 13. Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu
1. Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu là việc tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung theo quy định tại các điều 9, 10, 11 Thông tư này.
2. Cơ quan, tổ chức được giao thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu lập báo cáo thẩm định trình người có thẩm quyền quyết định phê duyệt.
Điều 14. Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ về kế hoạch lựa chọn nhà thầu và báo cáo thẩm định, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định tại Điều 5 Thông tư này có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bằng văn bản (sau khi có quyết định phê duyệt dự toán mua sắm) để làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu hoặc đồng thời với quá trình phê duyệt dự toán mua sắm trong trường hợp đủ điều kiện.
Thời gian phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ báo cáo trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu và báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu của cơ quan, tổ chức thẩm định.
Chương IV
CHỈ ĐỊNH THẦU, CHÀO HÀNG CẠNH TRANH, MUA SẮM TRỰC TIẾP, TỰ THỰC HIỆN VÀ LỰA CHỌN NHÀ THẦU TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
Mục 1
CHỈ ĐỊNH THẦU
Điều 15. Các trường hợp được áp dụng chỉ định thầu
1. Các gói thầu quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu, gồm:
a) Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trong trường hợp cấp bách;
b) Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới quốc gia, hải đảo;
c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác; gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;
d) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình.
2. Gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc đề án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên có giá gói thầu không quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng).
3. Việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu quy định tại điểm b, c, d khoản 1 và khoản 2 Điều này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
b) Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày;
c) Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trừ gói thầu quy định tại khoản 2 Điều này).
Điều 16. Quy trình chỉ định thầu thông thường
1. Các gói thầu quy định tại Điều 15 Thông tư này (trừ gói thầu quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2) áp dụng hình thức chỉ định thầu thông thường.
2. Quy trình chỉ định thầu thông thường thực hiện theo quy định tại Điều 55 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ.
Điều 17. Quy trình chỉ định thầu rút gọn
1. Đối với gói thầu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 15, trừ gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật nhà nước:
Cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu xác định và giao cho nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm thực hiện ngay gói thầu. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày giao thầu, các bên phải hoàn thiện thủ tục chỉ định thầu bao gồm: Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu, trong đó xác định yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được và giá trị tương ứng để thương thảo, hoàn thiện hợp đồng. Trên cơ sở kết quả thương thảo hợp đồng, cơ quan trực tiếp có trách nhiệm quản lý gói thầu phê duyệt kết quả chỉ định thầu và ký kết hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu. Kết quả chỉ định thầu phải được công khai theo quy định.
2. Đối với gói thầu quy định tại khoản 2 Điều 15:
a) Bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc, dự toán được duyệt để chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được người có thẩm quyền xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được, giá trị tương ứng và các nội dung cần thiết khác;
b) Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, bên mời thầu và nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở để phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng;
c) Ký kết hợp đồng: Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, biên bản thương thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan khác.
3. Đối với các gói thầu được áp dụng quy trình chỉ định thầu rút gọn quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này; nếu cơ quan, đơn vị thấy cần thiết phải tổ chức chỉ định thầu thông thường để bảo đảm mục tiêu quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước thì tổ chức thực hiện chỉ định thầu thông thường.
Mục 2
CHÀO HÀNG CẠNH TRANH
Điều 18. Phạm vi áp dụng chào hàng cạnh tranh
1. Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị không quá 2 tỷ đồng và thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
b) Gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa thông dụng (có nhiều người sử dụng và có nguồn cung cấp đảm bảo, ổn định), sẵn có trên thị trường (hàng hóa được giao ngay khi có nhu cầu mà không phải thông qua đặt hàng để thiết kế, gia công, chế tạo, sản xuất), có đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa (theo tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn quốc tế hoặc tiêu chuẩn nước ngoài) và tương đương nhau về chất lượng (có khả năng thay thế lẫn nhau do có cùng đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng và các đặc tính khác).
2. Chào hàng cạnh tranh được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
b) Có văn bản phê duyệt dự toán mua sắm của cấp có thẩm quyền.
Điều 19. Quy trình chào hàng cạnh tranh
1. Gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng yêu cầu tại khoản 1 Điều 18 có giá gói thầu từ trên 200 triệu đồng đến 2 tỷ đồng được thực hiện quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường theo quy định tại Điều 58 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ.
2. Gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng yêu cầu tại khoản 1 Điều 18 có giá gói thầu không quá 200 triệu đồng được thực hiện quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn theo quy định tại Điều 59 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ.
Mục 3
MUA SẮM TRỰC TIẾP
Điều 20. Phạm vi và điều kiện áp dụng
1. Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự toán mua sắm hoặc thuộc dự toán mua sắm khác.
2. Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
b) Có văn bản phê duyệt dự toán mua sắm của cấp có thẩm quyền;
c) Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó;
d) Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130% so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó;
đ) Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;
e) Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng.
3. Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó.
Điều 21. Quy trình mua sắm trực tiếp
Thực hiện theo quy định tại Điều 60 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ.
Mục 4
TỰ THỰC HIỆN
Điều 22. Điều kiện áp dụng
1. Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
2. Việc áp dụng hình thức tự thực hiện phải được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu trên cơ sở tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này và đơn vị được giao thực hiện gói thầu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 61 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ, cụ thể như sau:
a) Có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh phù hợp với yêu cầu của gói thầu;
b) Phải chứng minh và thể hiện trong phương án tự thực hiện về khả năng huy động nhân sự, máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu;
c) Đơn vị được giao thực hiện gói thầu không được chuyển nhượng khối lượng công việc với tổng số tiền từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới 10% giá gói thầu nhưng trên 50 tỷ đồng.
Điều 23. Quy trình tự thực hiện
Thực hiện theo quy định tại Điều 62 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ.
Mục 5
LỰA CHỌN NHÀ THẦU TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
Điều 24. Điều kiện áp dụng
Trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại các điều 20, 21, 22, 23, 24 và 25 của Luật Đấu thầu thì người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu.
Điều 25. Quy trình lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt
1. Người có thẩm quyền lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 9, Điều 10 và Điều 11 Thông tư này; đồng thời làm rõ các điều kiện đặc thù, riêng biệt của gói thầu để làm cơ sở đề xuất phương án lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 104 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ.
2. Căn cứ ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu.
CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 26. Hướng dẫn thi hành
1. Bộ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện lựa chọn nhà thầu trong mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; ban hành hướng dẫn tổ chức thực hiện Thông tư này (nếu thấy cần thiết) trên nguyên tắc đảm bảo tuân thủ quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật về đấu thầu có liên quan.
2. Mẫu tài liệu đấu thầu và các nội dung khác không quy định tại Thông tư này thì thực hiện theo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu.
Điều 27. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 5 năm 2016 và thay thế Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26/4/2012 của Bộ Tài chính quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Khi các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.

Nơi nhận:

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Văn phòng Chính phủ;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Kiểm toán nhà nước;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Cơ quan TW của các đoàn thể;           

- HĐND, UBND các tỉnh, TP thuộc TW;

- Sở Tài chính, KBNN các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;

- Công báo;

- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;

- Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính;

- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;

- Lưu: VT, Vụ HCSN (400b).

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Đỗ Hoàng Anh Tuấn

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

MINISTRY OF FINANCE

Circular No. 58/2016/TT-BTC dated March 29, 2016 of the Ministry of Finance detailed regulations on use of State funding for making purchases for the purpose of maintaining regular operations of State agencies, units affiliated to people s armed force, public service providers, political organizations, socio-political organizations, social-political-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations

Pursuant to the Law on State budget No. 01/2002/QH11 dated December 16, 2002;

Pursuant to the Law on Bidding No. 43/2013/QH13 dated November 26, 2013;

Pursuant to the Government’s Decree No. 63/2014/ND-CP dated June 26, 2014 detailing a number of articles of the Bidding Law regarding contractor selection;

Pursuant to the Government’s Decree No. 215/2013/ND-CP dated December 23, 2013 defining functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

At the request of the Director General of the Department of Public Expenditure;

Minister of Finance promulgates this Circular providing for the use of State funding for making purchases for the purpose of maintaining regular operations of State agencies, units affiliated to people s armed force, public service providers, political organizations, socio-political organizations, social-political-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.Subject of application

State agencies, political organizations, socio-political organizations, social-political-professional organizations, socio-professional organizations, social organizations, units affiliated to people s armed force, public service providers, public scientific and technological organizations (hereinafter referred to as agencies) that use State funding as prescribed in Clause 2 Article 2 of this Circular to purchase assets, goods and services for the purpose of maintaining their regular operations.

Article 2. Scopeof regulation

1.Purchasing contents:

a) Purchases of working equipment under regulations by Prime Minister on standards and limits on working equipment of agencies, and officials and public employees;

b) Purchases of machinery and equipment serving professional operation, assurance of occupational safety, fire fighting and prevention;

c) Purchases of means of transport: Cars, bikes, ships, boats, and other means of transport (if any);

d) Purchases of raw materials, fuels, gasoline, oil, chemicals, herbal ingredients, in-vitro diagnostic reagents, materials, consumables, tools and devices for ensuring regular operations;

dd) Purchases of professional outfits, clothing serving sector/field special activities as regulated (such as scrubs, patient apparel, prison uniform and other special clothes of other sectors), personal protective equipment (including payment for materials, design and tailoring services);

e) Purchases of IT products: Machines, equipment, accessories, software, and other IT products and services, including installation, test run, warranty (if any) of IT projects funded by government budget according to government’s regulations on management of IT applications with non-business capital in compliance with the Government’s regulations on management of investment in application of information technology with funds from State budget;

g) Printing products, documents, forms, publications, regulated records, stamps; cultural articles, books, videos, and products and services for propagating, popularizing and serving professional tasks;

h) Non-consultant services consist of: Lease of services of maintaining and repairing machines, equipment, working facilities, means of transport; regular repairing of houses or construction works which are not in investment projects on basic infrastructure construction; services of leasing office building, shelters, official vehicles and industrial hygiene vehicles; waste treatment services; ornamental plants and flower garden care services; transmission line leasing services; insurance services; price appraisal services (if any); power, water and fixed telephone services; services of training and organizing seminars and conferences, other non-consultant services;

i) Consulting services consist of: Technology consulting services, consulting services for preparing, analyzing and appraising bids and other consulting services employed during the purchase for the purpose of maintaining regular operations of agencies;

k) Industrial property rights, intellectual property rights (if any);

l) Other assets, goods, consulting services and non-consulting services purchased for the purpose of maintaining regular operations of agencies.

The above-prescribed assets, goods, consulting services and non-consulting services are hereinafter referred to as assets, goods and services.

2.Funding for the purchase:

a) Funding from State budget on recurrent expenditures as regulated in the Law on State budget which is given by competent authorities under annual State budget expenditure estimates of relevant agencies (including annual additional funding);

b) Non-business capital sources for implementing National target programs in cases where no investment project is established;

c) Loan capital guaranteed by the government and other sources of funding managed by the government (if any);

d) Official Development Assistance (ODA): Non-refundable loans and grants that are balanced in recurrent expenditure from State budget; aids and finances from foreign non-governmental organizations, and those from domestic and foreign entities which are government revenues (except for the cases where international treaties on ODA and concessional loans of which Socialist Republic of Vietnam is a member shall apply);

dd) Revenues from the collection of fees and charges which are used in conformity with the law on fees and charges;

e) Revenues from non-business operations, non-business operation development funds, award funds, welfare funds and other lawful funds of public service providers;

g) Funding from the Health Insurance Fund;

h) Other lawful sources of revenue as regulated (if any).

3.The following cases shall not be governed by this Circular:

a) Purchase of materials and equipment for investment projects;

b) Purchase of specialized equipments and facilities for national defense and security;

c) Purchase of assets, goods and services made in foreign countries for serving regular operations of Vietnamese agencies in such foreign countries;

d) If the purchase of assets, goods and services prescribed in Clause 1 of this Article belongs to the national concentrated purchase list and the concentrated purchase list of ministries, regulatory bodies and local governments, regulations of the Law on bidding, the Government s Decree No. 63/2014/ND-CP dated June 26, 2014 and their instructional documents shall apply.

Article 3. Methods of contractor selection

1.Methods of contractor selection consist of: Competitive bidding, selective bidding, direct contracting, direct procurement, competitive offering, self-supply and contractor selection in special cases.

2.The head of purchasing agency shall base on annual State budget expenditure estimates and additional estimates that given by the competent authority during the year and Decision on purchase of assets made by the competent authority as prescribed in Clause 1 Article 5 of this Circular, apply an appropriate method of contractor selection to its purchase of goods and services as regulated.

3.For the cases where requirements have been satisfied to conduct the procurement of assets, goods and services without the bidding, if the purchasing agency believes that the bidding should be carried out in order to ensure managerial objectives and use funding from the State budget in an effective manner, the purchasing agency shall apply the competitive bidding as regulated and report the competent authority of results of the purchase of assets, goods and services.

Article 4. Collection and payment for contractor selection

1.Expenditures for contractor selection consist of:

a) Expenditure for preparing bidding documents, requests for proposals and organizing the bidding;

b) Expenditure for publishing bid invitation (if any);

c) Expenditure for hiring appraisal organization (if any);

d) Expenditure for operations of group of experts;

dd) Expenditure for the advisory board in charge of settling contractor’s proposals (if any);

e) Other expenditures for the contractor selection.

2.Expenditure levels:

a) Expenditure for appraisal: According to the level defined in the signed contract on the basis of contents and scope of service, implementation period, capacity and experience of experts and other elements; Expenditure for publishing bid information and participating in the national bidding network: Comply with guidelines by Ministry of Planning and Investment;

b) Expenditure for meetings of experts, meetings for appraising contractor selection plan, appraising bidding documents, request for proposals, and appraising contractor selection result, and meetings of advisory board: Apply the expenditure level for similar meetings prescribed in the Joint Circular No. 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN dated April 22, 2015 of Ministry of Finance and Ministry of Science & Technology providing guidance on construction quotas, allocation of estimates and finalization of expenditures for performing scientific and technological tasks with funding from State budget;

c) With regard to contents of expenditures where specific expenditure levels are not regulated by the competent authorities, the procuring agency may decide the expenditure levels according to actually incurred amounts provided that such expenditures must be proper and lawful on the basis of compliance with regulations on invoices and documents, and the procuring agency shall bear responsibility for their expenditures;

d) Officials and public employees who work overtime for fulfilling contractor selection tasks shall get overtime pay as regulated in the Joint Circular No. 08/2005/TTLT-BNV-BTC dated January 05, 2005 of Ministry of Finance and Ministry of Home Affairs providing guidance on pay for night work and overtime pay of officials and public employees.

3.Collection contents:

a) Revenues from selling bidding documents and request for proposals: Based on the scale and nature of the procurement, the procuring agency shall decide the selling price of a set of bidding documents and the same of request for proposals (including tax) for domestic bidding providing that the maximum selling price of a set of bidding documents and request for proposals shall, respectively, not exceed VND 2,000,000 (two million dongs) and VND 1,000,000 (one million dongs). In case of international bidding, the selling price shall apply to international rules on bidding.

b) If the contractor makes complaint about contractor selection result, the procuring agency shall require such contractor to make payment for covering expenditure for settling such complaint. The collection rate is equal to 0.02% of the bid of the contractor who files the complaint provided that it must be from VND 1,000,000 (one million dongs) to VND 50,000,000 (fifty million dongs).

c) Revenues from bid security as prescribed in Article 11 of the Law on bidding, and revenues from contract performance security as prescribed in Article 66 of the Law on bidding.

4.Receipt: Using the receipt (Form No. C38-BB) Stated in the Decision No. 19/2006/QD-BTC dated March 30, 2006 of Ministry of Finance providing policies on accounting applicable to administrative units.

5.Finalization: Because revenues from the purchase are not considered as government revenues, they are not taken into accounts of State budget; relevant agencies shall record revenues from bidding activities as their other sources of revenues and summarize them in their annual financial Statements.

6.Funding for guaranteeing bidding process:

Purchasing agencies shall use sources of funding Stated in Point a and Point b Clause 3 of this Article to cover expenses incurred from the bidding process and settling contractor’s complaints. If the said sources of funding cannot cover expenses incurred from the bidding process, purchasing agencies may use their recurrent expenditure for covering. On the contrary, the surplus shall be added to their operational expenditures.

Chapter II

RESPONSIBILITY FOR APPRAISING AND APPROVING CONTRACTOR SELECTION

Article 5. Competence to decide the purchase

1.Ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of other central government-affiliated agencies shall decide or delegate competent authorities to decide the purchase of government assets for State agencies within their authority.

2.People’s councils of provinces shall delegate competent authorities to decide the purchase of government assets for State agencies within their authority.

3.Heads of budget estimate units at all levels shall decide the purchase of assets, goods and services which belong to the list of valuable purchases with funding from State budget within their management as authorized by competent authorities, and decide the purchase of assets, goods and services worth up to VND 100,000,000 within the limit of the budget estimate granted by the competent authorities.

4.Heads of public service providers shall decide the purchase of assets as prescribed in Clause 2 Article 41 of the Government’s Decree No. 52/2009/ND-CP dated June 03, 2009 detailing and guiding the implementation of certain articles of the Law on management and use of government assets.

Article 6. Competent to approve contractor selection plan

Ministers, heads of central government-affiliated agencies, chairpersons of people’s committees at all levels, and heads of agencies that are competent to decide the purchase of assets, goods and services as prescribed in Article 5 of this Circular shall approve contractor selection plans within their authority.

Article 7. Competent to approve bidding documents, request for proposals and contractor selection result

Heads of agencies that directly use the funding sources to purchase assets, goods and services or entities acting as the procuring agencies authorized by competent persons shall give approval for bidding documents, request for proposals and contractor selection result.

Article 8. Responsibility for appraising contractor selection result

1.Appraisal of contractor selection plan:

a) If the procurement is approved by Chairperson of provincial people’s committee as regulated, Department of finance shall take the prime responsibility for appraising contractor selection plan;

b) If the procurement is approved by the head of central government-affiliated agency as regulated, such head shall authorize an entity to conduct the appraisal of contractor selection plan;

c) If the procurement is decided by the head of agency that directly use the purchase estimate as prescribed in Article 5 of this Circular, the head of such agency shall authorize an entity to conduct the appraisal of contractor selection plan.

2.Appraisal of bidding documents, request for proposals and contractor selection result:

The procuring agency shall authorize an entity to conduct the appraisal of bidding documents, request for proposals and contractor selection result.

Chapter III

CONTRACTOR SELECTION PLAN

Article 9. Principle of making contractor selection plan

1.The contractor selection plan shall be made according to the entire funding from State budget allotted by competent authorities at the beginning of the year and additional plan shall be made according to funding additionally allotted during the year.

Failure to make the contractor selection plan for the entire purchase estimate, the contractor selection plan for one or several procurements shall be made first.

2.The number of procurements and contents of each procurement must be specified in the contractor selection plan.

3.The allocation of funding for purchase of assets, goods and services to procurements must be made on the basis of technical specifications and implementation order for ensuring the synchronous purchase and appropriate scale of the procurement. The division of the procurement into smaller parts for making the purchase by employing other purchasing forms without bidding and the application of methods of contractor selection inconsistent with the law are strictly prohibited.

4.The contractor selection plan shall be made after the decision on approving purchase estimate is granted or at the same time when the purchase estimate is made.

Article 10. Grounds for making contractor selection plan for purchasing assets, goods and services

1.Standards and limits on working equipment and facilities agencies, officials and public employees; current working equipment and facilities that need to be replaced by the new ones.

2.Decision on the purchase of assets, goods and services by competent authorities (as regulated in Article 5 of this Circular) or purchase estimate plan or list approved by competent authorities.

3.Scheme for purchasing equipment for the whole sector approved by the Prime Minister (if any).

4.Sources of funding for purchase of assets, goods and services as regulated in Clause 2 Article 2 of this Circular.

5.The regular purchase estimate approved by competent authorities;

6.The price appraisal result provided by the agency in charge of price appraisal or the organization providing price appraisal services or reports provided by relevant suppliers (if any).

Article 11. Contents of the contractor selection plan of each procurement

Each procurement shall consist of the following contents:

1.Name of the procurement.

2.The procurement value.

At least one of the following documents must be used as the basis for making and determining the procurement value in the contractor selection plan:

a) The quotation of the goods that need to be purchased provided by at least three local suppliers in order to use as the basis for determining the procurement value. If it is unable to get the quotation from three local suppliers, the quotation provided by suppliers in other areas may be referred to obtain at least three quotations for determining the procurement value.

b) The purchase estimate approved by the competent authority (including types of assets, goods and services, quantity and unit price or the entire funding for purchasing one type of assets/ goods/ services during the year);

c) The price appraisal result provided by the competent State agency or the price appraisal enterprise if the price appraisal must be carried out as regulated by the Law on prices;

d) The market price at the purchasing time which is referred to orthodox information provided by relevant suppliers as regulated by the law of Vietnam and obtained through Internet network;

dd) The procurement value of a similar type of goods made over the previous 30 days.

If there are specific parts of the procurement, estimated value of each part must be specified.

3.Funding sources.

4.Contractor selection methods and procedures.

5.The time on which the contractor selection plan is performed.

6.The type of contract.

7.Time limit for contract execution.

Article 12. Submission of contractor selection plan for approval

1.Submission of contractor selection plan:

The procuring agency shall submit the contractor selection plan to the person competent to approve the contractor selection plan as regulated in Article 6 of this Circular, and send such contractor selection plan to the agency/entity in charge of appraisal as regulated in Article 8 of this Circular.

2.A proposal of contractor selection plan shall consist of:

a) Executed works, including working contents related to the procurement which has been previously executed with corresponding value and legal grounds for execution thereof;

b) Works to which one of contractor selection methods Stated in this Circular cannot apply;

c) Works which are in the contractor selection plan, including working contents and corresponding value of procurements established according to one of contractor selection methods Stated in this Circular. In this part, the basis for dividing the purchase estimate to procurements must be specified. Contents of each procurement must comply with regulations in Article 11 of this Circular. The proposal of contractor selection plan must include reasons for employing a contractor selection method other than the competitive bidding method;

d) Works which are not qualified for making the contractor selection plan (if any), in which, working contents and value of this part of works must be specified;

dd) Total value of works Stated in Point a, b, c and d of this clause. This amount shall not exceed total funding in the approved purchase estimate.

3.Documents enclosed with the proposal:

When submitting the contractor selection plan for approval, copies of documents used as the basis for making the contractor selection plan as regulated in Article 10 of this Circular must be enclosed.

Article 13. Appraisal of contractor selection plan

1.The appraisal of contractor selection plan is to verify and appraise contents prescribed in Article 9, 10 and 11 of this Circular.

2.The agency/entity in charge of appraising the contractor selection plan shall make and submit the report on appraisal results to the competent person for approval.

Article 14. Approving contractor selection plans

Heads of agencies prescribed in Article 5 of this Circular shall, after they have received valid contractor selection plans and reports on appraisal results, give written approval for contractor selection plans to use as the basis for selecting contractors after purchase estimates are approved or at the same time the approval for purchase estimates are given in cases where requirements are satisfied.

The contractor selection plan must be approved within 05 working days from the date on which the valid proposal of contractor selection plan and the report on appraisal results are received.

Chapter IV

DIRECT CONTRACTING, COMPETITIVE OFFERING, DIRECT PROCUREMENT, SELF-SUPPLY AND CONTRACTOR SELECTION IN SPECIAL CASES

Section 1. DIRECT CONTRACTING

Article 15. Cases where direct contracting shall be applied

1.Procurements specified in Clause 1 Article 22 of the Law on bidding, including:

a) Procurements which need to be performed to immediately overcome or timely handle consequences caused by force majeure events; procurements which need to be performed to ensure the national secret; procurements which need to be immediately carried out to avoid causing direct damages to life, health and assets of local communities or to prevent adverse affects on adjacent projects; procurements of purchasing chemicals, materials, and health equipment in order to carry out the work of prevention and fighting of epidemics in urgent cases;

b) Urgent procurements which need to be carried out aiming to protect national sovereignty, national borders, and islands;

c) The procurement of provision of consulting service or non-consulting service, or purchase of goods which must be bought from the previously selected contractor for ensuring the compatibility of technologies and copyright; procurements with nature of research or testing, or purchase of intellectual property right;

d) The procurement of provision of consulting service for making feasibility study report or construction design which is provided to qualified construction designer; procurements of construction of statues, reliefs, monumental paintings, or art works in association with author right from the creation to the construction of the works.

2.The procurement of purchase of asset/good/service which are in the regular purchase estimate or plan, and the value of such value shall not exceed VND 100,000,000 (one hundred million dongs).

3.The following requirements must be satisfied if the direct contracting is applied to one of procurements prescribed in Point b, c and d Clause 1 and Clause 2 of this Article:

a) The approved contractor selection plan is available;

b) The time limit for performing the direct contracting from the approving date of request for proposals to the date of signing contract shall not exceed 45 days or 90 days if the procurement has large and complicated scale;

c) The contractor who is recommended for direct contracting must be named in database on contractors as regulated by Ministry of Planning and Investment (except for the procurement specified in Clause 2 of this Article).

Article 16. Standard procedures for direct contracting

1.Procurements specified in Article 15 of this Circular (except for procurements prescribed in Point a Clause 1 and Clause 2 of this Article) may apply standard procedures for direct contracting.

2.Standard procedures for direct contracting shall comply with Article 55 of the Government s Decree No. 63/2014/ND-CP dated June 26, 2014.

Article 17. Shortened procedures for direct contracting

1.With regard to procurements specified in Point a Clause 1 Article 15, except for procurements which need to be performed to ensure the national secret:

The supervisory agency of the procurement shall determine and appoint experienced and capable contractor to execute the procurement. Within 15 days from the date on which the contract is awarded, the involved parties must complete procedures for direct contracting, including: Preparing and sending the draft contract to the contractor, which specifies required tasks, schedule, quality, and corresponding value, then concluding the contract. According to the result of contract negotiation, the supervisory agency of the procurement shall approve the direct contracting result and sign the contract with the selected contractor. Direct contracting result must be disclosed as regulated by the law.

2.With regard to procurements specified in Clause 2 of Article 15:

a) The procuring agency shall, on the basis of objectives and scope of tasks, and approved estimate, prepare and send the draft contract to the experienced and capable contractor who is authorized by the competent person to execute the procurement. The draft contract shall include required tasks, working scope, schedule, quality, corresponding value, and other necessary contents;

b) Based on the draft contract, the procuring agency and the selected contractor shall negotiate and complete the contract in order to use as the basis for approving the contractor selection result and concluding the contract;

c) Contract conclusion: The contract signed by the involved parties must conform to the decision on approving contractor selection result, the written record of contract negotiation, and relevant documents.

3.For the procurements where the shortened procedures for direct contracting regulated in Clause 1 and Clause 2 of this Article are applied, if relevant agencies believe that standard procedures for direct contracting should be adopted for the purpose of ensuring managerial objectives and effective use of funding from State budget, such agencies shall follow standard procedures for direct contracting.

Section 2. COMPETITIVE OFFERING

Article 18. Scope of competitive offering

1.The competitive offering shall be applied to one of the following procurements whose value does not exceed VND 02 billion:

a) The procurement of common and uncomplicated non-consulting services;

b) The procurement of purchase of assets/goods which are commonly used (which are used by a lot of people and acquired from stable and guaranteed suppliers), readily available on the market (goods may be provided immediately without waiting for design, processing or manufacturing), are goods whose technical characteristics are standardized (according to Vietnam’s standards, basic standards, international standards or foreign standards) and quality are equivalent (goods may be replaced for each other because they have the same technical characteristics, features and other specifications).

2.The competitive offering shall be applied when all of the conditions below are satisfied:

a) There is a contractor selection plan approved by the competent person;

b) It is required to have a purchase estimate approved by the competent authority.

Article 19. Procedures for competitive offering

1.The procurement of purchase of assets/goods/services whose value is from VND 200 million to VND 02 billion shall adopt standard procedures for competitive offering as regulated in Article 58 of the Government s Decree No. 63/2014/ND-CP dated June 26, 2014 after all of conditions specified in Clause 1 of Article 18 have been satisfied.

2.The procurement of purchase of assets/goods/services whose value does not exceed VND 200 million shall adopt shortened procedures for competitive offering as regulated in Article 59 of the Government s Decree No. 63/2014/ND-CP dated June 26, 2014 after all of conditions specified in Clause 1 of Article 18 have been satisfied.

Section 3. DIRECT PROCUREMENT

Article 20. Scope and conditions for applying direct procurement

1.Direct procurement shall be applied to the purchase of similar assets and goods which belong to the same purchase estimate or different purchase estimates.

2.The direct procurement shall be applied when all of the conditions below are satisfied:

a) There is a contractor selection plan approved by the competent person;

b) It is required to have a purchase estimate approved by the competent authority;

c) The contractor has won the contract through competitive bidding or selective bidding and has signed a contract earlier;

d) The current procurement includes similar contents and characteristics, and the scale is smaller than 130% of the earlier contract;

dd) Unit prices of tasks of the direct procurement do not exceed those of corresponding tasks in the earlier contract;

e) The period of time from the conclusion date of the earlier contract to the date on which the direct procurement result is approved must not exceed 12 months.

3.If the previous contractor is no longer capable of executing the direct procurement contract, another contractor who capacity, experience, technology, and prices satisfy the requirements in the bidding documents and the previous contractor selection result may be selected.

Article 21. Procedures for direct procurement

Procedures for direct procurement shall comply with Article 60 of the Government s Decree No. 63/2014/ND-CP dated June 26, 2014.

Section 4. SELF-SUPPLY

Article 22. Conditions for conducting the self-supply

1.The self-supply shall be applied to the procurement with funding from the estimate for purchase of assets, goods and services if the technical and financial capacity and experience of the agency directly managing and using the procurement may meet requirements of such procurement.

2.The self-supply must be approved in the contractor selection plan on the basis of compliance with regulations in Clause 1 of this Article and the agency in charge of implementing the procurement must satisfy all of conditions specified in Article 61 of the Government s Decree No. 63/2014/ND-CP dated June 26, 2014. To be specific:

a) Functions, tasks, operating fields and business sectors of such agency must be in conformity with requirements of the procurement;

b) The ability to mobilize manpower, machinery and equipment to ensure the implementation progress of the procurement must be proven and specified in the self-supply plan;

c) The agency in charge of implementing the procurement must not transfer any part of the procurement if its value is from 10% of the procurement value or its value is below 10% of the procurement value but more than VND 50 billion.

Article 23. Procedures for self-supply

Procedures for self-supply shall comply with Article 62 of the Government s Decree No. 63/2014/ND-CP dated June 26, 2014.

Section 5. CONTRACTOR SELECTION IN SPECIAL CASES

Article 24. Conditions for applying this method

In case contractor selection methods prescribed in Articles 20, 21, 22, 23, 24 and 25 of the Law on bidding cannot apply to the procurement or the project due to special conditions, the contractor selection plan shall be considered and decided by the Prime Minister upon reports submitted by the competent person.

Article 25. Procedures for contractor selection in special cases

1.The competent person shall prepare the contractor selection plan in conformity with regulations in Article 9, Article 10 and Article 11 of this Circular, which includes the explanation about special conditions of the procurement which are the basis for proposing the contractor selection plan in special cases, and send it to Ministry of Planning and Investment to conduct the appraisal in compliance with regulations in Point b Clause 1 Article 104 of the Government s Decree No. 63/2014/ND-CP dated June 26, 2014.

2.The competent person shall, on the basis of appraisal results of the Ministry of Planning and Investment, submit the contractor selection plan to the Prime Minister for consideration and decision.

Chapter V

IMPLEMENTATIONPROVISIONS

Article 26. Guidelines on implementation

1.Ministers, heads of ministerial-level agencies, other government-affiliated agencies, and Chairpersons of People’s Committees at all levels shall instruct and inspect the contractor selection during the purchases of assets, goods and services for the purpose of maintaining regular operations of agencies within their authority; provide guidance on the implementation of this Circular, where necessary, on the principle of complying with regulations of this Circular and relevant laws on bidding.

2.Forms of bidding documents and other contents which are not regulated in this Circular shall comply with the Law on bidding No. 43/2013/QH13 dated November 26, 2013 and the Government’s Decree No. 63/2014/ND-CP dated June 26, 2014 detailing the implementation of certain articles of the Law on bidding.

Article 27. Effect

1.This Circular takes effect on May 16, 2016 and supersedes the Circular No. 68/2012/TT-BTC dated April 26, 2012 of Ministry of Finance promulgating regulations on bidding for purchasing assets for the purpose of maintaining regular operations of State agencies, units affiliated to people s armed force, public service providers, political organizations, socio-political organizations, social-political-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations.

2.In case any legislative documents that are referred to apply to this Circular are amended, supplemented or superseded, the new ones shall apply.

3.Any difficulties arisen during the course of implementation should be promptly submitted to the Ministry of Finance for consideration./.

For the Minister

The Deputy Minister

Do Hoang Anh Tuan 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 58/2016/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất