Thông tư 55/2020/TT-BTC quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh nước ngoài tại Việt Nam

thuộc tính Thông tư 55/2020/TT-BTC

Thông tư 55/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh nước ngoài diện Hiệp định học tập tại Việt Nam
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:55/2020/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Ngày ban hành:12/06/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề

TÓM TẮT VĂN BẢN

Chi 2,576 triệu đồng dạy Tiếng Việt cho lưu học sinh thi tuyển vào đại học

Đây là nội dung mới được Bộ Tài chính ban hành tại Thông tư 55/2020/TT-BTC về việc hướng dẫn quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh nước ngoài diện Hiệp định học tập tại Việt Nam ngày 12/6/2020.

Theo đó, nội dung chi đào tạo lưu học sinh bao gồm các khoản chi thường xuyên cho công tác giảng dạy và học tập, các khoản chi một lần cho cả khóa học (chi hỗ trợ trang thiết bị phục vụ giảng dạy, chi tham quan, chi làm hồ sơ thủ tục nhập học,…) và các khoản chi khác như bảo hiểm y tế cho lưu học sinh trong thời gian thực tế học ở Việt Nam, chi khám bệnh tổng thể đầu khóa học,…

Cụ thể, định mức chi dạy Tiếng Việt cho lưu học sinh để thi tuyển vào bậc đại học, sau đại học là 2,576 triệu đồng/người/tháng; Các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn có thời gian đào tạo dưới 12 tháng là 5,485 triệu đồng/người/tháng.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính quy định định mức chi hỗ trợ trang cấp ban đầu đối với lưu học sinh đại học, sau đại học và lưu học sinh học Tiếng Việt để thi tuyển vào học trình đại học, sau đại học là 4,480 triệu đồng/người/tháng; Lưu học sinh các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn có thời gian đào tạo dưới 12 tháng là 3,580 triệu đồng/người/tháng; Lưu học sinh khối QP-AN được cấp bổ sung chênh lệch quân trang trị giá 55.000 đồng/người/tháng.

Thông tư có hiệu lực từ ngày 30/7/2020.

Thông tư này làm hết hiệu lực Thông tư 133/2008/TT-BTC hướng dẫn suất chi đào tạo cho lưu học sinh nước ngoài (diện Hiệp định) đang học tập tại các trường đại học của Việt Nam.

Xem chi tiết Thông tư55/2020/TT-BTC tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
________

Số: 55/2020/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

_______________________

Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2020

THÔNG TƯ

Hướng dẫn quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh nước ngoài diện Hiệp định học tập tại Việt Nam

__________

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh nước ngoài diện Hiệp định học tập tại Việt Nam.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh nước ngoài được Chính phủ các nước cử sang học tập tại Việt Nam theo các Hiệp định về giáo dục đào tạo giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Nhà nước hoặc Chính phủ các nước (sau đây gọi chung là lưu học sinh hiệp định).
2. Đối tượng áp dụng:
a) Thông tư này áp dụng đối với cơ sở giáo dục tại Việt Nam có đào tạo lưu học sinh hiệp định; lưu học sinh hiệp định được cử sang học tập tại Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
b) Thông tư này không áp dụng đối với lưu học sinh Lào, lưu học sinh Campuchia được cử sang học tập tại Việt Nam theo các Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ Lào và Chính phủ Campuchia.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ sau đây được hiểu như sau:
1. Hiệp định về giáo dục đào tạo: là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài về lĩnh vực giáo dục đào tạo làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác.
2. Cơ sở giáo dục tại Việt Nam có đào tạo lưu học sinh hiệp định: cơ sở giáo dục hoạt động hợp pháp tại Việt Nam được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo lưu học sinh diện Hiệp định.
3. Lưu học sinh hiệp định: là người nước ngoài được tiếp nhận học tập tại Việt Nam và được Chính phủ Việt Nam cấp học bổng theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, gồm sinh viên đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh, lưu học sinh học tiếng Việt để thi tuyển vào bậc đại học, sau đại học, lưu học sinh các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn có thời gian đào tạo dưới 12 tháng.
Điều 3. Nguyên tắc quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh hiệp định
1. Nguồn kinh phí đào tạo lưu học sinh hiệp định
a) Nguồn ngân sách nhà nước (ngân sách chi sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề thuộc ngân sách trung ương, ngân sách địa phương theo phân cấp ngân sách) cấp cho các cơ sở giáo dục theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
b) Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của các cơ sở giáo dục;
c) Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa, nguồn vốn huy động hợp pháp, nguồn thu khác theo quy định của pháp luật của các cơ sở giáo dục.
2. Nội dung chi đào tạo lưu học sinh hiệp định
a) Các cơ sở giáo dục được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo lưu học sinh hiệp định sử dụng nguồn kinh phí quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Thông tư này để chi cho các nội dung: Chi đào tạo lưu học sinh; Chi hỗ trợ 01 lần trang cấp ban đầu cho lưu học sinh khi sang học tại Việt Nam; Chi sinh hoạt phí (học bổng) hàng tháng cho lưu học sinh trong thời gian học tập chính thức tại Việt Nam.
b) Khuyến khích các cơ sở giáo dục sử dụng nguồn kinh phí quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều 3 Thông tư này để chi đào tạo lưu học sinh hiệp định.
3. Đối với lưu học sinh hiệp định học không tập trung, mức chi đào tạo tính theo tháng và số ngày thực tế (trường hợp không đủ 01 tháng) lưu học sinh có mặt học tập tại Việt Nam.
4. Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, công khai, minh bạch, đúng chế độ.
5. Việc lập dự toán, thanh quyết toán kinh phí đào tạo lưu học sinh hiệp định theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Chi đào tạo lưu học sinh
1. Nội dung chi đào tạo lưu học sinh
a) Chi thường xuyên bao gồm các khoản chi cho công tác giảng dạy và học tập, bao gồm cả chi phí biên dịch, phiên dịch tài liệu (nếu có), chi đi học tập, khảo sát thực tế cho các lớp bồi dưỡng ngắn hạn (nếu có), chi hỗ trợ tiền ở cho lưu học sinh.
b) Các khoản chi một lần cho cả khoá học: chi hỗ trợ trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, thực hành và trang thiết bị phục vụ sinh hoạt của lưu học sinh ở tại ký túc xá; chi tham quan; chi làm hồ sơ thủ tục nhập học; chi tổng kết, kết thúc khoá học và bảo vệ luận văn tốt nghiệp; chi tặng phẩm; chi đón và tiễn lưu học sinh đi và về tại sân bay quốc tế Việt Nam.
c) Chi phí khác: bảo hiểm y tế cho lưu học sinh trong thời gian thực tế học ở Việt Nam (mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế đối với học sinh, sinh viên); chi khám bệnh tổng thể đầu khóa học, chi khám bệnh tổng thể định kỳ hàng năm; chi nhân ngày Quốc khánh Việt Nam và Quốc khánh nước bạn.
2. Định mức chi đào tạo lưu học sinh
a) Dạy tiếng Việt cho lưu học sinh để thi tuyến vào bậc đại học, sau đại học: 2.576.000 đồng/người/tháng;
b) Đào tạo đại học, sau đại học theo quy định của pháp luật về giáo dục - đào tạo: 2.576.000 đồng/người/tháng;
c) Các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn có thời gian đào tạo dưới 12 tháng: 5.485.000 đồng/người/tháng;
d) Các cơ sở giáo dục thuộc khối quốc phòng, an ninh, cơ yếu, thể dục thể thao, văn hóa nghệ thuật được cấp tăng thêm 10% kinh phí đào tạo được cấp cho hệ đào tạo tương ứng quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
3. Đối với các mức chi cụ thể của các nội dung chi nêu tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư này: áp dụng theo định mức của cơ sở giáo dục (nếu có) phù hợp với quy định của pháp luật; trường hợp không có định mức cụ thể, các cơ sở giáo dục chủ động chi tiêu. Tổng các khoản chi không vượt quá định mức chi nêu tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này.
4. Trường hợp các cơ sở giáo dục không có đủ điều kiện phục vụ ăn, ở, sinh hoạt cho lưu học sinh nước ngoài, các cơ sở giáo dục căn cứ định mức chi quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư này để thỏa thuận, ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp để bảo đảm ăn ở, sinh hoạt cho lưu học sinh.
Điều 5. Chi hỗ trợ trang cấp ban đầu cho lưu học sinh
1. Nội dung chi hỗ trợ trang cấp ban đầu
a) Lưu học sinh được hỗ trợ trang cấp ban đầu 01 lần bằng tiền khi nhập học để mua sắm các vật dụng cá nhân cần thiết phục vụ việc học tập, ổn định cuộc sống tại Việt Nam. Cơ sở giáo dục cấp trực tiếp khoản chi hỗ trợ trang cấp ban đầu cho lưu học sinh.
b) Lưu học sinh đã được hỗ trợ trang cấp ban đầu khi sang học tiếng Việt để thi tuyển vào các bậc học không được hỗ trợ trang cấp ban đầu khi vào bậc học chính thức.
2. Định mức chi hỗ trợ trang cấp ban đầu
a) Lưu học sinh đại học, sau đại học và lưu học sinh học tiếng Việt để thi tuyển vào học trình độ đại học, sau đại học: 4.480.000 đồng/người;
b) Lưu học sinh các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn có thời gian đào tạo dưới 12 tháng: 3.580.000 đồng/người;
c) Lưu học sinh khối quốc phòng, an ninh, cơ yếu, được cấp bổ sung chênh lệch quân trang trị giá 55.000 đồng/người/tháng.
Điều 6. Chi sinh hoạt phí cho lưu học sinh
1. Nội dung chi sinh hoạt phí cho lưu học sinh
Lưu học sinh được cấp sinh hoạt phí (học bổng) để hỗ trợ trang trải các chi phí sinh hoạt và học tập. Thời gian hưởng sinh hoạt phí 12 tháng/năm trong thời gian học tập chính thức tại Việt Nam. Cơ sở giáo dục cấp trực tiếp sinh hoạt phí cho lưu học sinh.
2. Định mức chi sinh hoạt phí
a) Lưu học sinh đại học: 3.630.000 đồng/người/tháng;
b) Lưu học sinh sau đại học: 4.110.000 đồng/người/tháng;
c) Lưu học sinh các khoá đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn có thời gian đào tạo dưới 12 tháng: 4.820.000 đồng/người;
d) Lưu học sinh học tiếng Việt để thi tuyển vào bậc đại học: 2.460.000 đồng/ người/tháng;
đ) Lưu học sinh học tiếng Việt để thi tuyển vào bậc sau đại học: 2.900.000 đồng/người/tháng;
Điều 7. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 7 năm 2020.
2. Thông tư số 133/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn suất chi đào tạo cho lưu học sinh nước ngoài (diện Hiệp định) đang học tập tại các trường đại học của Việt Nam hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính nghiên cứu, giải quyết./.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- TTCP và các Phó TTCP;

- VPTW và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chủ tịch Nước;

- Văn phòng Chính phủ;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Cơ quan trung ương của các Hội, đoàn thể;

- HĐND, UBND, Sở Tài chính, KBNN các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;

- Công báo;

- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;

- Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính;

- Lưu: VT, HCSN.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

Đỗ Hoàng Anh Tuấn

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
________

No. 55/2020/TT-BTC

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness
_______________________

Hanoi, June 12, 2020

 

 

CIRCULAR

On guiding the management of the training expenses for international students under agreements on studying in Vietnam

__________

 

Pursuant to the Law on the State Budget dated June 25, 2015;

Pursuant to the Decree No. 163/2016/ND-CP dated December 21, 2016 of the Government on detailing a number of articles of the Law on the State Budget;

Pursuant to the Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017 of the Government on defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

At the proposal of Director General of the Department of Public Expenditure;

Minister of Finance promulgates the Circular on guiding the management of the training expenses for international students under agreements on studying in Vietnam.

 

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. Scope of regulation

This Circular guides the management of the training expenses for international students sent by the Governments of foreign countries to study in Vietnam as prescribed in the agreements on education and training between the State or the Government of the Socialist Republic of Vietnam and the State or Governments of the other country (hereinafter referred collectively to asinternational students under agreements).

2. Subjects of application:

a) This Circular applies to educational institutions in Vietnam that traininternational studentsunder agreements; international students under agreements that are sent to study in Vietnam and related organizations and individuals.

b) This Circular does not apply to Laos and Cambodian students that are sent to study in Vietnam under agreements between the Government of the Socialist Republic of Vietnam and the Laos Government and the Government of Cambodia.

Article 2. Interpretation of terms

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1. Agreement on education and training: means a written agreement signed between a part being on behalf of the State or Government of the Socialist Republic of Vietnam and a foreign contracting part in the field of education and training that gives rise to, changes or terminates rights, obligations of the Socialist Republic of Vietnam under international law, regardless of the name of the document as treaty, convention, agreement, compact, protocol, memorandum, diplomatic notes or its’ other names.

2. Educational institution in Vietnam that trains international students: educational institution that is legally operating in Vietnam and assigned by competent state agencies to train international students under agreements.

3. International students under agreements: are international students accepted to study in Vietnam and granted scholarships by Vietnamese Government according to the international treaties to which Vietnam is a contracting party, including graduate students, masters and postgraduate students, international students studying Vietnamese for admission exams to graduate and postgraduate levels, and international students of courses of training and improving professional knowledge with a training period of less than 12 months.

Article 3. Principles of managing the training expenses for international students under agreements

1. Sources of expenses for international students under agreements

a) State budget sources (budgets for education - training and vocational training in the central and local budgets according to the budget decentralization) shall be allocated to educational institutions as prescribed the Law on the State Budget;

b) Revenue from non-business activities of educational institutions;

c) Financial support and assistance of domestic and foreign organizations and individuals; socializing capital, legally mobilized capital and other revenue sources of educational institutions in accordance with law provisions.

2. Content of training expenses of international students under agreements

a) The educational institutions assigned by competent authorities to train international students under agreements use the expenses from the sources as prescribed in Point a, Clause 1, Article 3 of this Circular to cover the following contents: training the international students under agreement; supporting initial equipment for international students when they come to study in Vietnam; monthly subsistence expenses (scholarships) for international students during official study in Vietnam.

b) Encouraging educational institutions to use the sources specified at Points b and c, Clause 1, Article 3 of this Circular to spend on training international students under agreements.

3. For international students under agreements that don’t learn full-time program, the training expenses shall be calculated according to the number of months or the number of days (in case of less than 01 month) international students actually present to study in Vietnam.

4. Educational institutions shall take responsibility for managing and using the expenses for the right purposes, with efficiency, publicity, transparency, right regime.

5. The formulation of estimates and payment and finalization of training expenses of international students under agreements shall implement in accordance with law provisions.

Article 4. Training expenses for international students

1. Content of training expense for international students

a) Regular expenses include expenses for teaching and learning, including cost of interpretation, document translation (if any), expenses for field surveys of short-term improving courses (if any), accommodation expenses for international students.

b) One-time expenses for the whole course: financial support for equipment used for teaching, practice and equipment for living activities of international students in dormitories; sightseeing expenses; expenses for admission procedures; expenses for summation, end of course and thesis defense; expenses for gifts; expenses for welcoming and seeing off international students at Vietnam international airports.

c) Other expenses: health insurance for international students during their actual study in Vietnam (premium rate of health insurance accords with the provisions of law on health insurance for pupils and students); expenses for general medical examination at the beginning of the course, expenses for annual medical examination; expenses for the National Day of Vietnam and of the international students’ countries.

2. Spending norms for training for international students

a) Teaching Vietnamese to international students to attend undergraduate and postgraduate admission exams: VND 2,576,000/student/month;

b) Graduate and postgraduate training according to the law on education and training: VND 2,576,000/student/month;

c) Training courses to improve professional knowledge with training period of less than 12 months: VND 5,485,000/student/month;

d) Educational institutions of national defense, security, cipher, physical training sports, culture and arts are provided additionally with 10% of expenses for those at similar training system as prescribed in Points b and c, Clause 2, Article 4 of this Circular.

3. For specific spending norms of the spending items mentioned in Clause 1, Article 4 of this Circular: to apply educational institution s norms (if any) in accordance with the provisions of law; in the absence of specific norms, educational institutions may actively spend. The total expenses do not exceed the spending norms specified in Clause 2, Article 4 of this Circular.

4. If educational institutions don’t have enough accommodation conditions for international students, the educational institutions shall negotiate and sign contracts with suppliers to ensure accommodation of international students in accordance with the spending norms prescribed in Clause 2, Article 4 of this Circular.

Article 5. Expenses for support of initial equipment of international students

1. Content of expenses for support of initial equipment

a) As entry, international students shall receive one-time initial equipment support in cash to purchase necessary personal items for studying and stabilizing their life in Vietnam. Educational institutions shall directly provide these expenses for international students.

b) International students who have been supported with the initial equipment when studying Vietnamese for admission exam shall not be supported these items when they enter the official program.

2. Spending norms for support of initial equipment

a) For graduate international students, postgraduate international students and international students who study Vietnamese for graduate or postgraduate admission exam: VND 4,480,000/student;

b) For international students of training courses to improve professional knowledge for less than 12 months: VND 3,580,000/student;

c) International students of national defense, security and cipher are provided with additional military equipment worth VND 55,000/student/month.

Article 6. Subsistence expenses for international students

1. Content of subsistence expenses for international students

International students are provided with a subsistence allowance (scholarship) to help covering subsistence and studying expenses. This subsistence expenses is paid for 12 months/year during the official study duration in Vietnam. Educational institutions shall directly provide subsistence expenses to international students.

2. Spending norms of subsistence expenses

a) Graduate international students: VND 3,630,000/student/month;

b) Postgraduate international students: VND 4,110,000/student/month;

c) International students of training courses to improve professional knowledge for less than 12 months: VND 4,820,000/student;

d) International students who study Vietnamese for graduate admission exam: VND 2,460,000/student/month;

dd) Vietnamese students who study Vietnamese for postgraduate admission exam: VND 2,900,000/student/month;

Article 7. Effect

1. This Circular takes effect on July 30, 2020.

2. The Circular No. 133/2008/TT-BTC dated December 31, 2008 of the Ministry of Finance on guiding the management of the training expenses for international students under agreements on studying at universities in Vietnam ceases to be effective from the effective date of this Circular.

3. Any difficulty and problem arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Finance for study and settlement.

 

 

FOR THE MINISTER

THE DEPUTY MINISTER

 

 

 

Do Hoang Anh Tuan

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 55/2020/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 55/2020/TT-BTC PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất