Thông tư 45/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 45/2003/TT-BTC
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 45/2003/TT-BTC |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Nguyễn Công Nghiệp |
Ngày ban hành: | 15/05/2003 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Thông tư45/2003/TT-BTC tại đây
tải Thông tư 45/2003/TT-BTC
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 45/2003/TT-BTC NGÀY 15 THÁNG 5 NĂM 2003 HƯỚNG DẪN QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ
Căn cứ Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ; Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư như sau:
PHẦN
I
QUY ĐỊNH CHUNG
1. Tất cả các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước sau khi hoàn thành đưa dự án vào khai thác, sử dụng đều phải quyết toán vốn đầu tư theo quy định của Thông tư này.
2. "Vốn đầu tư được quyết toán" là toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện đúng với hồ sơ thiết kế - dự toán đã phê duyệt, bảo đảm đúng quy chuẩn, định mức, đơn giá, chế độ tài chính - kế toán, hợp đồng kinh tế đã ký kết và những quy định của Nhà nước có liên quan. Vốn đầu tư được quyết toán phải nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc điều chỉnh (nếu có).
3. Báo cáo quyết toán vốn đầu tư phải xác định đầy đủ, chính xác tổng chi phí đầu tư đã thực hiện; phân định rõ nguồn vốn đầu tư; chi phí đầu tư được phép không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư dự án; giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: tài sản cố định (TSCĐ), tài sản lưu động (TSLĐ); đồng thời phải đảm bảo đúng nội dung, thời gian lập, thẩm tra và phê duyệt theo quy định.
4. Đối với các dự án nhóm A gồm nhiều dự án thành phần hoặc tiểu dự án, trong đó nếu từng dự án thành phần hoặc tiểu dự án có thể độc lập vận hành khai thác hoặc thực hiện theo phân kỳ đầu tư được ghi trong văn bản phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền, thì mỗi dự án thành phần hoặc tiểu dự án đó được thực hiện quyết toán vốn đầu tư như một dự án đầu tư độc lập tương ứng với quy định về phân nhóm dự án (A, B, C) của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng phù hợp với từng thời kỳ đầu tư.
Hàng năm, chủ đầu tư và cơ quan quản lý cấp trên của chủ đầu tư (được giao nhiệm vụ quản lý chung dự án - nếu có) có trách nhiệm tổng hợp toàn bộ tình hình thực hiện dự án, tình hình quyết toán vốn đầu tư của dự án báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Khi toàn bộ dự án hoàn thành, chủ đầu tư và cơ quan quản lý cấp trên của chủ đầu tư (nêu trên) có trách nhiệm quyết toán các chi phí chung liên quan tới dự án trình Bộ chủ quản phê duyệt và tổng hợp chung vào kết quả quyết toán vốn đầu tư của toàn dự án để báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
5. Đối với các dự án có nhiều hạng mục công trình mà mỗi hạng mục công trình hoặc nhóm hạng mục khi hoàn thành có thể đưa vào khai thác, sử dụng độc lập, thì chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo hạng mục, trình người có thẩm quyền phê duyệt. Giá trị đề nghị quyết toán của hạng mục công trình bao gồm: chi phí xây lắp, chi phí thiết bị và các khoản chi phí khác có liên quan trực tiếp đến hạng mục đó. Sau khi toàn bộ dự án hoàn thành, chủ đầu tư phải tổng quyết toán toàn bộ dự án và xác định mức phân bổ chi phí chung của dự án cho từng hạng mục công trình thuộc dự án trình người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán phê duyệt.
6. Đối với các dự án đầu tư có sử dụng vốn nước ngoài (vốn do Nhà nước bảo lãnh, vốn vay, vốn viện trợ từ các Chính phủ, tổ chức, cá nhân người nước ngoài) khi hoàn thành phải thực hiện quyết toán vốn đầu tư theo quy định của Thông tư này và các quy định liên quan của Điều ước quốc tế (nếu có).
7. Đối với dự án của cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, dự án có yêu cầu cơ mật thuộc an ninh quốc phòng, dự án mua sở hữu bản quyền, việc quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành được thực hiện theo quyết định riêng của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề xuất và kiến nghị của cơ quan có dự án.
8. Thông qua công tác quyết toán vốn đầu tư nhằm đánh giá kết quả quá trình đầu tư, xác định năng lực sản xuất, giá trị tài sản mới tăng thêm do đầu tư mang lại; xác định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, các nhà thầu, cơ quan cấp vốn, cho vay, kiểm soát thanh toán, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan; đồng thời qua đó rút kinh nghiệm nhằm không ngừng hoàn thiện cơ chế chính sách của nhà nước, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý vốn đầu tư trong cả nước.
Phần II
quy định cụ thể
I. nội dung báo cáo quyết toán:
1. Nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án tính đến ngày khoá sổ lập báo cáo quyết toán (chi tiết theo từng nguồn vốn đầu tư).
2. Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán:
Chi tiết theo cơ cấu xây lắp, thiết bị, chi phí khác; chi tiết theo hạng mục, khoản mục chi phí đầu tư.
3. Xác định chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư:
- Chi phí đầu tư thiệt hại do thiên tai, địch họa và các nguyên nhân bất khả kháng không thuộc phạm vi và đối tượng được bảo hiểm.
- Chi phí đầu tư thiệt hại do thực hiện các khối lượng công việc phải huỷ bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
4. Xác định số lượng và giá trị tài sản hình thành qua đầu tư của dự án, công trình hoặc hạng mục công trình (Sau đây gọi chung là dự án); chi tiết theo nhóm, loại TSCĐ, TSLĐ theo chi phí thực tế. Đối với các dự án có thời gian thực hiện đầu tư lớn hơn 36 tháng tính từ ngày khởi công đến ngày nghiệm thu bàn giao đưa vào khai thác sử dụng phải thực hiện quy đổi vốn đầu tư về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng.
- Việc phân bổ chi phí khác cho từng TSCĐ được xác định theo nguyên tắc: Chi phí trực tiếp liên quan đến TSCĐ nào thì tính cho TSCĐ đó; chi phí chung liên quan đến nhiều TSCĐ thì phân bổ theo tỷ lệ chi phí trực tiếp của từng TSCĐ so với tổng số chi phí trực tiếp của toàn bộ tài sản cố định.
- Trường hợp tài sản do đầu tư mang lại được bàn giao cho nhiều đơn vị sử dụng phải xác định đầy đủ danh mục và giá trị của TSCĐ, TSLĐ của dự án bàn giao cho từng đơn vị.
II. BIỂU MẪU BÁO CÁO QUYẾT TOÁN:
1. Đối với dự án hoàn thành:
Gồm các biểu theo Mẫu số: 01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08/QTDA kèm theo.
2. Đối với hạng mục công trình hoàn thành:
Gồm các biểu theo Mẫu số: 01, 02,03, 04,05, 06/QTDA kèm theo.
3. Đối với dự án quy hoạch hoàn thành, quyết toán chi phí chuẩn bị đầu tư của các dự án được huỷ bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền: Gồm các biểu theo Mẫu số: 07,08, 09/QTDA kèm theo.
4. Nơi nhận báo cáo quyết toán:
- Cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán;
- Cấp trên trực tiếp của chủ đầu tư (nếu có);
- Cơ quan cấp vốn, cho vay, thanh toán.
III. HỒ SƠ TRÌNH DUYỆT QUYẾT TOÁN
(Gồm 01 bộ gửi cơ quan thẩm tra phê duyệt quyết toán):
1. Đối với dự án, công trình, hạng mục công trình hoàn thành:
1.1. Tờ trình đề nghị phê duyệt quyết toán của chủ đầu tư (bản gốc).
1.2. Báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo quy định tại mục I, II, Phần II của Thông tư này (bản gốc).
1.3. Các văn bản pháp lý có liên quan theo Mẫu số 02/QTDA (bản gốc hoặc bản sao).
1.4. Các hợp đồng kinh tế, các biên bản thanh lý hợp đồng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu, các đơn vị, cá nhân tham gia thực hiện dự án (bản gốc hoặc bản sao).
1.5. Các biên bản nghiệm thu giai đoạn, biên bản tổng nghiệm thu bàn giao dự án hoàn thành đưa vào sử dụng (bản gốc hoặc bản sao).
1.6. Toàn bộ các bản quyết toán khối lượng A-B, bản nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành của tất cả các gói thầu trong dự án (bản gốc).
1.7. Báo cáo kết quả kiểm toán quyết toán vốn đầu tư của tổ chức kiểm toán độc lập (nếu có, bản gốc); Kèm văn bản của chủ đầu tư về kết quả kiểm toán: nội dung thống nhất, nội dung không thống nhất, kiến nghị.
Trong quá trình thẩm tra, Chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trình cho cơ quan thẩm tra các tài liệu phục vụ công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu tư của dự án: Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công, hồ sơ đấu thầu, dự toán thiết kế, dự toán bổ sung (nếu có) và các hồ sơ chứng từ thanh toán có liên quan.
2. Đối với dự án quy hoạch; quyết toán chi phí chuẩn bị đầu tư của các dự án được huỷ bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền:
2.1. Tờ trình đề nghị phê duyệt quyết toán của chủ đầu tư (Bản gốc).
2.2. Báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo quy định tại mục I, II, Phần II của Thông tư này (Bản gốc).
2.3. Tập các văn bản pháp lý có liên quan (Bản gốc hoặc bản sao).
2.4. Các hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư với các nhà thầu; biên bản nghiệm thu thanh lý hợp đồng (Bản gốc hoặc bản sao).
Trong quá trình thẩm tra, chủ đầu tư có trách nhiệm xuất trình các tài liệu khác có liên quan đến quyết toán vốn đầu tư của dự án khi được cơ quan thẩm tra quyết toán yêu cầu.
IV. THẨM
QUYỀN PHÊ DUYỆT QUYẾT TOÁN,
CƠ QUAN THẨM TRA QUYẾT TOÁN:
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt quyết toán vốn đầu tư các dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
2. Đối với các dự án còn lại, người có thẩm quyền quyết định đầu tư đồng thời là người phê duyệt quyết toán vốn đầu tư của dự án.
3. Cơ quan thẩm tra quyết toán vốn đầu tư:3.1. Đối với dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Bộ Tài chính là cơ quan chủ trì tổ chức thẩm tra quyết toán.
3.2. Đối với các dự án còn lại:
- Dự án Trung ương quản lý do người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư quyết định đơn vị chức năng trực thuộc chủ trì tổ chức thẩm tra.
- Dự án địa phương (Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) quản lý do Sở Tài chính - Vật giá chủ trì tổ chức thẩm tra.
- Dự án cấp quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh quản lý do phòng Tài chính chủ trì tổ chức thẩm tra.
Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán quyết định thành lập tổ tư vấn thực hiện thẩm tra trước khi phê duyệt quyết toán vốn đầu tư. Thành phần tổ tư vấn thẩm tra gồm thành viên của các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng có liên quan.
V. THẨM TRA PHÊ DUYỆT QUYẾT TOÁN:
1. Hình thức tổ chức thẩm tra:
1.1. Sau khi lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư của dự án theo nội dung, mẫu biểu quy định tại mục I, II nêu trên; chủ đầu tư có văn bản trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán kèm theo báo cáo quyết toán vốn đầu tư của dự án hoàn thành.
1.2. Tùy theo điều kiện cụ thể về quy mô của dự án và bộ máy chuyên môn thẩm tra trực thuộc, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán có thể quyết định một trong hai hình thức thẩm tra quyết toán sau đây:
Hình thức thứ nhất: Người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán sử dụng cơ quan chuyên môn thuộc quyền quản lý, có đủ năng lực để trực tiếp thẩm tra quyết toán hoặc quyết định thành lập tổ tư vấn thẩm tra trước khi phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
Hình thức thứ hai: Thuê tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp tại Việt Nam kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.
Khi được người có thẩm quyền cho phép thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư của dự án, chủ đầu tư lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập để triển khai thực hiện. Việc lựa chọn tổ chức kiểm toán theo quy định của Quy chế đấu thầu.
1.3. Trên cơ sở Báo cáo kết quả kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư của dự án hoàn thành; cơ quan (đơn vị) chủ trì thẩm tra quyết toán thực hiện việc kiểm tra theo các nội dung sau:
- Kiểm tra trình tự, nội dung thực hiện kiểm toán có đảm bảo yêu cầu theo quy định hay không. Trường hợp cần thiết, trình người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán để yêu cầu cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán bổ sung hoặc tự tổ chức thẩm tra bổ sung (nếu kết quả kiểm toán chưa đảm bảo yêu cầu so quy định).
- Kiểm tra những căn cứ pháp lý mà tổ chức kiểm toán sử dụng để kiểm toán so với quy định của nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng như: cơ chế quản lý, thanh toán vốn đầu tư, tiêu chuẩn, quy phạm, quy chuẩn xây dựng, hệ thống định mức - đơn giá…
- Kiểm tra, xem xét những nội dung còn khác nhau giữa chủ đầu tư và tổ chức kiểm toán độc lập.
1.4. Căn cứ kết quả kiểm toán và kết quả thẩm tra; cơ quan (đơn vị) chủ trì thẩm tra quyết toán có trách nhiệm lập báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án để trình người có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án được quy định tại điểm 2 dưới đây.
1.5. Riêng đối với Báo cáo quyết toán các dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Nhà nước tổ chức kiểm tra theo nội dung quy định tại điểm 2 dưới đây để xác định số liệu quyết toán vốn đầu tư gửi về Bộ Tài chính kèm theo văn bản đề nghị phê duyệt quyết toán. Trường hợp phát hiện sai sót, yêu cầu chủ đầu tư hoàn chỉnh hồ sơ trước khi có văn bản đề nghị Bộ Tài chính thẩm tra phê duyệt quyết toán.
2. Nội dung thẩm tra (kiểm tra, kiểm toán) và nội dung của Báo cáo kết quả thẩm tra (Báo cáo kiểm tra, Báo cáo kết quả kiểm toán) quyết toán vốn đầu tư:
Cơ quan (đơn vị) chủ trì thẩm tra, kiểm tra quyết toán nói trên, tổ chức kiểm toán độc lập phải thực hiện thẩm tra (kiểm tra, kiểm toán) và lập báo cáo kết quả thẩm tra (kết quả kiểm tra, kiểm toán) quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành theo trình tự và nội dung cụ thể như sau:
2.1. Đối với dự án, công trình, hạng mục công trình hoàn thành:
2.1.1. Thẩm tra hồ sơ pháp lý:
- Thẩm tra việc chấp hành trình tự thủ tục đầu tư và xây dựng theo quy định của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng từ khâu chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc đầu tư đưa dự án vào sản xuất, sử dụng.
- Thẩm tra việc chấp hành Quy chế đấu thầu của dự án.
- Thẩm tra tính pháp lý của các hợp đồng kinh tế do chủ đầu tư ký với các nhà thầu (tư vấn, xây lắp, cung ứng vật tư thiết bị) để thực hiện dự án.
2.1.2. Thẩm tra nguồn vốn đầu tư của dự án:
- Đối chiếu số vốn đã cấp, cho vay, thanh toán chủ đầu tư báo cáo với số xác nhận của cơ quan cấp vốn, cho vay, thanh toán liên quan; đối chiếu với nguồn vốn theo cơ cấu nguồn được xác định trong quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.
- Thẩm tra sự phù hợp trong việc sử dụng nguồn vốn đầu tư so với cơ cấu xác định trong quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.
2.1.3. Thẩm tra chi phí đầu tư:
2.1.3.1. Đối với dự án thực hiện theo phương thức đấu thầu hợp đồng trọn gói và hợp đồng chìa khoá trao tay (EPC):
Đối chiếu giá trị đề nghị quyết toán với giá trị và các điều kiện nêu trong hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng, hồ sơ hoàn công, với giá trúng thầu được duyệt và các tài liệu liên quan.
Thẩm tra giá trị phát sinh (nếu có): Xác định rõ nguyên nhân tăng giảm, đối chiếu với văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền, việc áp dụng các chính sách chế độ quy định liên quan để thanh toán chi phí đầu tư phát sinh.
2.1.3.2. Đối với dự án thực hiện theo phương thức đấu thầu hợp đồng có điều chỉnh giá:
Thẩm tra chi phí đầu tư đề nghị quyết toán: Đối chiếu khối lượng quyết toán với hồ sơ dự thầu của gói thầu, giá trúng thầu được duyệt, các điều kiện nêu trong hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng, hồ sơ hoàn công và các tài liệu liên quan.
Thẩm tra giá trị phát sinh (nếu có): Xác định rõ nguyên nhân tăng giảm, đối chiếu với văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền, việc áp dụng các chính sách chế độ quy định liên quan để thanh toán chi phí đầu tư phát sinh.
2.1.3.3- Đối với dự án thực hiện theo phương thức chỉ định thầu:
Thẩm tra chi phí đầu tư đề nghị quyết toán (chi tiết từng hợp đồng): Đối chiếu với dự toán được duyệt, các điều kiện nêu trong hợp đồng, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng, hồ sơ hoàn công và các tài liệu liên quan.
Thẩm tra giá trị phát sinh (nếu có): Xác định rõ nguyên nhân tăng giảm. đối chiếu với văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền, việc áp dụng các chính sách chế độ quy định liên quan để thanh toán chi phí đầu tư phát sinh.
2.1.3.4. Thẩm tra các khoản chi phí khác:
Thẩm tra chi tiết từng nhóm loại, từng khoản mục, từng khoản chi phí so với dự toán được duyệt, chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo quy định:
- Thẩm tra các khoản chi phí tư vấn thực hiện theo hợp đồng;
- Thẩm tra chi phí do chủ đầu tư trực tiếp thực hiện;
- Thẩm tra chi phí ban quản lý dự án.
2.1.4. Thẩm tra chi phí đầu tư thiệt hại không tính vào giá trị tài sản:
- Chi phí đầu tư thiệt hại do thiên tai, địch họa và các nguyên nhân bất khả kháng khác không thuộc phạm vi bảo hiểm.
- Chi phí đầu tư cho khối lượng công việc được huỷ bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
2.1.5. Thẩm tra việc xác định số lượng, giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: Thẩm tra số lượng và giá trị tài sản chi tiết theo nhóm, loại thuộc tài sản cố định và tài sản lưu động; nguyên giá (đơn giá) của từng nhóm (loại) tài sản theo thực tế chi phí và theo giá quy đổi về thời điểm bàn giao tài sản đưa vào sản xuất, sử dụng.
2.1.6. Thẩm tra tình hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọng:
- Các khoản nợ phải thu, phải trả: căn cứ kết quả thẩm tra chi phí đầu tư được quyết toán, tình hình thanh toán cho các nhà thầu của chủ đầu tư để thẩm tra công nợ còn tồn tại của dự án.
- Thẩm tra số lượng, giá trị vật tư, thiết bị tồn đọng: Căn cứ thực tế tiếp nhận và sử dụng vật tư thiết bị của dự án để xác định số lượng, giá trị vật tư, thiết bị tồn đọng, đề xuất phương án xử lý.
- Thẩm tra số lượng, giá trị tài sản đầu tư cho hoạt động Ban quản lý dự án: Căn cứ biên bản kiểm kê đánh giá tài sản dành cho hoạt động Ban quản lý dự án tính đến ngày lập báo cáo quyết toán xác định số lượng, giá trị tài sản còn lại để bàn giao cho đơn vị sử dụng hoặc xử lý theo quy định.
2.1.7. Nhận xét đánh giá, kiến nghi:
- Nhận xét đánh giá về việc chấp hành quy chế của nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng
- Nhận xét đánh giá về việc công tác quản lý chi phí đầu tư, tài sản đầu tư của dự án đối với chủ đầu tư
- Nhận xét đánh giá về việc trách nhiệm của từng cấp đối với công tác quản lý vốn đầu tư dự án.
- Kiến nghị về giá trị quyết toán vốn đầu tư.
- Kiến nghị về xử lý các vấn đề có liên quan.
2.2. Đối với dự án quy hoạch và chi phí chuẩn bị đầu tư của các dự án được huỷ bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền:
- Thẩm tra hồ sơ pháp lý của dự án.
- Thẩm tra nguồn vốn đầu tư thực hiện.
- Thẩm tra chi phí đầu tư thực hiện chi tiết từng nhóm loại, từng khoản mục chi phí, từng khoản chi phí phát sinh so với dự toán được duyệt; chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo quy định.
- Thẩm tra tình hình công nợ của dự án.
- Thẩm tra số lượng, giá trị tài sản hình thành qua đầu tư ( nếu có).
3. Phê duyệt quyết toán:
- Căn cứ báo cáo kết quả thẩm tra theo nội dung nêu trên; người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán xem xét, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành theo quy định.
- Quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành được gửi cho các cơ quan, đơn vị sau:
+ Chủ đầu tư;
+ Cơ quan quản lý cấp trên của chủ đầu tư;
+ Cơ quan cấp vốn, cho vay, thanh toán;
+ Cơ quan tài chính đồng cấp quản lý của chủ đầu tư;
+ Cơ quan khác có liên quan.
VI. chi phí thẩm tra- phê duyệt quyết toán,
chi phí kiểm toán:
1. Mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán, chi phí kiểm toán:
1.1. Căn cứ tổng mức đầu tư và đặc điểm của dự án, chi phí thẩm tra - phê duyệt quyết toán, chi phí kiểm toán quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng mức đầu tư của dự án, mức trích tối đa theo quy định ở Bảng sau (Mức tối thiểu là 300.000 đồng):
BẢNG CHI PHÍ THẨM TRA - PHÊ DUYỆT QUYẾT TOÁN, CHI PHÍ
KIỂM TOÁN QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ DỰ ÁN HOÀN THÀNH:
Đơn vị tính: %
Tổng mức đầu tư (Tỷ đồng) |
Ê 0,5 |
1
|
10 |
25 |
50 |
100 |
500 |
1 ngàn |
5 ngàn |
10 ngàn |
= 20 ngàn |
Chi phi thẩm tra- phê duyệt |
0.2 |
0,12 |
0,09 |
0,08 |
0,07 |
0,06 |
0,031 |
0,02 |
0,01 |
0,006 |
0,004 |
Chi phí kiểm toán |
0.25 |
0,15 |
0.135 |
0,096 |
0.084 |
0,072 |
0,04 |
0,024 |
0,015 |
0,008 |
0.005 |
1.2. Đối với các dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng công ty Nhà nước được hưởng chi phí để thực hiện công tác tổ chức kiểm tra, xác định số liệu quyết toán vốn đầu tư trước khi đề nghị Bộ Tài chính thẩm tra phê duyệt quyết toán với mức tối đa bằng 50% mức chi phí thẩm tra, phê duyệt được quy định ở bảng trên.
1.3. Trường hợp dự án được phép thuê tổ chức kiểm toán độc lập kiểm toán báo cáo quyết toán, thì cơ quan (đơn vị) chủ trì thẩm tra quyết toán được chi cho công tác thẩm tra - phê duyệt tối đa bằng 50% mức chi phí thẩm tra phê duyệt quy định ở bảng trên.
1.4. Trường hợp cần nội suy để xác định mức trích chi phí kiểm toán, chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán thì áp dụng theo công thức tổng quát sau:
Ki = |
Kb - |
(Kb - Ka) x (Gi - Gb)
Ga - Gb |
Trong đó:
+ Ki là định mức chi phí tương ứng với quy mô dự án cần tính (đơn vị tính là %)
+ Ka là định mức chi phí tương ứng với quy mô dự án cận trên (đơn vị tính là %)
+ Kb là định mức chi phí tương ứng với quy mô dự án cận dưới (đơn vị tính là %).
+ Gi là tổng mức đầu tư của dự án cần tính, đơn vị: tỷ đồng.
+ Ga là tổng mức đầu tư của dự án cận trên, đơn vị: tỷ đồng.
+ Gb là tổng mức đầu tư của dự án cận dưới, đơn vị: tỷ đồng.
1.5. Trường hợp dự án có cơ cấu vốn thiết bị chiếm từ 51% trở lên so tổng mức đầu tư thì mức chi phí kiểm toán, thẩm tra và phê duyệt quyết toán bằng 70% mức trích tương ứng quy định ở bảng trên.
1.6. Trường hợp quyết toán hạng mục công trình hoàn thành, mức trích chi phí kiểm toán, thẩm tra và phê duyệt quyết toán được tính theo công thức sau:
Mức chi phí của HMCT |
|
Mức chi phí của cả dự án x Dự toán của HMCT Tổng mức đầu tư của dự án |
|
|
1.7. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán có thể quyết định thuê tư vấn kiểm tra lại Báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án thì chi phí thanh toán cho tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm tra này tối đa bằng 10 % mức trích chi phí thẩm tra phê duyệt quy định nêu trên.
2. Quản lý, sử dụng chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán:
2.1. Căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu theo quy định và đề nghị của cơ quan chủ trì thẩm tra, chủ đầu tư thực hiện chi cho công tác thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư theo các nội dung sau:
- Chi trả thù lao cho các thành viên tham gia thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
- Chi trả cho các chuyên gia hoặc tổ chức tư vấn thực hiện thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án theo yêu cầu của cơ quan chủ trì thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư (nếu có).
- Chi công tác phí, văn phòng phẩm, dịch thuật, in ấn, hội nghị, hội thảo và các khoản chi khác phục vụ cho công tác thẩm tra và phê duyệt quyết toán.
3. Chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán, chi phí kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư được tính vào chi phí khác trong giá trị quyết toán của dự án.
VII. THỜI HẠN QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ:
1. Đối với dự án quan trọng quốc gia, các dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách nhà nước: Thời gian lập báo cáo quyết toán không quá 12 tháng đối với dự án quan trọng quốc gia và không quá 09 tháng với dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách nhà nước tính từ ngày tổng nghiệm thu, bàn giao đưa dự án vào sử dụng. Thời gian kiểm toán không quá 06 tháng tính từ ngày hợp đồng kiểm toán có hiệu lực. Thời gian kiểm tra không quá 03 tháng; Thời gian thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư không quá 04 tháng tính từ ngày cơ quan chủ trì kiểm tra, thẩm tra nhận đủ hồ sơ trình duyệt quyết toán vốn đầu tư theo quy định của Thông tư này.
2. Đối với dự án nhóm A khác: Thời gian lập báo cáo quyết toán không quá 09 tháng tính từ ngày tổng nghiệm thu, bàn giao dự án. Thời gian kiểm toán không quá 06 tháng tính từ ngày hợp đồng kiểm toán có hiệu lực. Thời gian thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư không quá 03 tháng tính từ ngày cơ quan chủ trì thẩm tra nhận đủ hồ sơ trình duyệt quyết toán vốn đầu tư theo quy định của Thông tư này.
3. Đối với dự án có tổng mức đầu tư dưới 1 tỷ đồng và hạng mục công trình độc lập: Thời gian lập báo cáo quyết toán không quá 03 tháng tính từ ngày nghiệm thu, bàn giao dự án. Thời gian kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư (nếu có) không quá 02 tháng tính từ ngày hợp đồng kiểm toán có hiệu lực. Thời gian thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư không quá 02 tháng tính từ ngày cơ quan chủ trì thẩm tra nhận đủ hồ sơ trình duyệt quyết toán vốn đầu tư theo quy định của Thông tư này.
4. Đối với dự án còn lại: Thời gian lập báo cáo quyết toán không quá 06 tháng tính từ ngày nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng. Thời gian kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư (nếu có) không quá 04 tháng tính từ ngày hợp đồng kiểm toán có hiệu lực. Thời gian thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư không quá 04 tháng tính từ ngày cơ quan chủ trì thẩm tra nhận đủ hồ sơ trình duyệt quyết toán vốn đầu tư theo quy định của Thông tư này.
VIII.
TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ ĐẦU TƯ VÀ CÁC
CƠ QUAN CÓ LIÊN QUAN:
1. Trách nhiệm của Chủ đầu tư:
- Lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư đầy đủ nội dung và đảm bảo thời gian quy định của Thông tư này.
- Trình duyệt, quản lý hồ sơ quyết toán vốn đầu tư đúng quy định. Chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với số liệu, tính pháp lý đối với tài liệu trong hồ sơ trình duyệt quyết toán vốn đầu tư.
- Cung cấp đầy đủ tài liệu liên quan đến quyết toán vốn đầu tư theo yêu cầu của cơ quan thẩm tra (kiểm tra, kiểm toán).
- Lựa chọn đơn vị kiểm toán, ký và tổ chức thực hiện hợp đồng kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo quy định.
- Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất nếu gây lãng phí, thất thoát vốn đầu tư của dự án.
- Cùng với nhà thầu, cá nhân, đơn vị cung cấp dịch vụ cho dự án xử lý dứt điểm các vấn đề tồn tại trong quá trình quyết toán vốn đầu tư.
- Thực hiện thu hồi đầy đủ số vốn đầu tư đã chi trả cho cá nhân, đơn vị sai so với chế độ quy định.
2. Trách nhiệm của đơn vị nhận thầu (tư vấn, xây lắp, cung cấp thiết bị, cá nhân, đơn vị cung cấp dịch vụ cho dự án):
- Thực hiện quyết toán giá trị thực hiện hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư theo quy định.
- Cùng với chủ đầu tư xử lý dứt điểm các vấn đề còn tồn tại theo hợp đồng đã ký kết. Hoàn chỉnh hồ sơ quyết toán thuộc phạm vi trách nhiệm thực hiện và chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với số liệu và tính pháp lý đối với các tài liệu có liên quan đã cung cấp cho chủ đầu tư lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo quy định.
- Hoàn trả đầy đủ, kịp thời số vốn đầu tư mà chủ đầu tư đã chi trả sai so chế độ quy định.
3. Trách nhiệm của cơ quan cấp vốn, cho vay, thanh toán vốn đầu tư:
- Quản lý khoản kinh phí 5% chờ quyết toán và tổ chức thanh toán theo quy định tại Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ.
- Kiểm tra, đối chiếu, xác nhận vốn đầu tư đã cấp, cho vay và thanh toán đối với dự án đồng thời có nhận xét, đánh giá, kiến nghị với cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư về quá trình đầu tư của dự án theo Mẫu số 08/QTDA kèm theo Thông tư này.
- Phối hợp với chủ đầu tư thu hồi số vốn đã chi trả cho các cho cá nhân, đơn vị sai so chế độ quy định.
4. Trách nhiệm của tổ chức kiểm toán độc lập:
- Thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư của dự án trong phạm vi yêu cầu; đảm bảo khách quan, trung thực, chính xác; đảm bảo trình tự, nội dung, chất lượng và mức chi phí theo quy định của Thông tư này.
- Chịu trách nhiệm truớc pháp luật, trước khách hàng và người sử dụng kết quả kiểm toán báo cáo quyết toán đã thực hiện.
Trường hợp cơ quan kiểm toán vi phạm quy định của nhà nước về kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán có thể quyết định thu hồi một phần hay toàn bộ chi phí kiểm toán chủ đầu tư đã chi trả cho đơn vị kiểm toán tuỳ theo mức độ vi phạm.
5. Trách nhiệm của cơ quan thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư:
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư thực hiện công tác quyết toán vốn đầu tư kịp thời, đầy đủ nội dung biểu mẫu theo quy định.
- Hướng dẫn chủ đầu tư giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình quyết toán vốn đầu tư.
- Tổ chức thẩm tra báo cáo quyết toán vốn đầu tư đầy đủ nội dung, yêu cầu theo quy định.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả trực tiếp thẩm tra.
- Hướng dẫn, đôn đốc, tạo điều kiện pháp lý để chủ đầu tư thu hồi số vốn đã thanh toán cho các nhà thầu lớn hơn so với vốn đầu tư được quyết toán.
6. Trách nhiệm của thủ trưởng các Bộ, Ngành, Địa phương, cơ quan cấp trên của chủ đầu tư:
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, các chủ đầu tư, các cơ quan thuộc phạm vi quản lý thực hiện công tác quyết toán vốn đầu tư (lập, trình duyệt, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư) theo quy định tại thông tư này.
- Tổ chức kiểm tra theo quy định, chịu trách nhiệm về số liệu quyết toán đề nghị Bộ Tài chính thẩm tra phê duyệt đối với các dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
- Bố trí đủ vốn để thanh toán cho dự án trong năm có quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
- Đôn đốc, tạo điều kiện pháp lý để chủ đầu tư thu hồi số vốn đầu tư đã chi trả sai so với chế độ quy định cho các nhà thầu, cá nhân, đơn vị cung cấp dịch vụ cho dự án.
7. Trách nhiệm của cơ quan tài chính các cấp:
Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành theo quy định. Trường hợp phát hiện có sai sót trong công tác thẩm tra phê duyệt quyết toán, có quyền yêu cầu cấp phê duyệt quyết toán điều chỉnh lại cho đúng; đồng thời xử lý hoặc đề nghị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
IX. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, KIỂM TRA:
1. Chế độ báo cáo:
1.1. Đối với dự án trung ương quản lý:
- Chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo tình hình quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành thuộc phạm vi quản lý định kỳ 6 tháng, hàng năm gửi cơ quan cấp trên của chủ đầu tư và cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán theo Mẫu số 02/THQT kèm theo; chậm nhất vào ngày 10 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và ngày 15/01 năm sau đối với báo cáo năm.
- Cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán có trách nhiệm báo cáo tình hình quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành thuộc phạm vi quản lý định kỳ 6 tháng, hàng năm theo Mẫu số 01/THQT gửi cơ quan quản lý cấp trên; chậm nhất vào ngày 20/7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và ngày 31/01 năm sau đối với báo cáo năm.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng công ty 91 có trách nhiệm tổng hợp báo cáo tình hình quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành thuộc phạm vi quản lý định kỳ 6 tháng, hàng năm theo Mẫu số 01/THQT gửi Bộ Tài chính; chậm nhất vào ngày 31/7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và ngày 15/02 năm sau đối với báo cáo năm.
1.2. Đối với dự án địa phương quản lý:
- Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án có trách nhiệm báo cáo tình hình quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành thuộc phạm vi quản lý định kỳ 6 tháng, hàng năm gửi cơ quan cấp trên của chủ đầu tư và cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán theo Mẫu số 02/THQT kèm theo; chậm nhất vào ngày 10 tháng 7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và ngày 15/01 năm sau đối với báo cáo năm.
- Phòng Tài chính quận, huyện có trách nhiệm báo cáo tình hình quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành thuộc phạm vi quản lý định kỳ 6 tháng, hàng năm theo Mẫu số 01/THQT gửi Sở Tài chính; chậm nhất vào ngày 20/7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và ngày 31/01 năm sau đối với báo cáo năm.
- Sở Tài chính vật giá có trách nhiệm tổng hợp tình hình quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành thuộc địa phương quản lý định kỳ 6 tháng, hàng năm theo Mẫu số 01/THQT gửi Bộ Tài chính; chậm nhất vào ngày 31/7 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và ngày 15/02 năm sau đối với báo cáo năm.
1.3. Bộ Tài chính có trách nhiệm tổng hợp tình hình quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành trong cả nước báo cáo Chính phủ theo Mẫu số 01/THQT định kỳ 6 tháng, hàng năm; chậm nhất vào ngày 31/8 đối với báo cáo 6 tháng đầu năm và ngày 28/02 năm sau đối với báo cáo năm.
2. Kiểm tra xử lý vi phạm:
Các cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện công tác quyết toán vốn đầu tư theo quy định của thông tư này để kịp thời uốn nắn và xử lý các vi phạm. Tổ chức, cá nhân không thực hiện đúng quy định về quyết toán vốn đầu tư gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản nhà nước phải bồi thường và bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy tố theo quy định của pháp luật.
PHẦN III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Thông tư hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư số 70/2000/TT-BTC ngày 17/7/2000 của Bộ Tài chính.
Nhà nước khuyến khích việc lập, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư theo quy định của Thông tư này đối với các dự án không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
HỆ THỐNG MẪU BIỂU DỰ ÁN HOÀN THÀNH Ban
hành kèm theo Thông tư số 45/2003/TT-BTC
QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ
ngày 15 tháng 5 năm 2003 cuả Bộ Tài chính
Mẫu số: 01/QTDA
Ban hành kèm theo TT số 45/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 của Bộ Tài chính
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ HOÀN THÀNH
Tên dự án:
Tên công trình, hạng mục công trình:
Chủ đầu tư:
Cấp trên chủ đầu tư:
Cấp quyết định đầu tư:
Địa điểm xây dựng
Quy mô công trình: Được duyệt: Thực hiện…..
Tổng mức đầu tư được duyệt:.................…
I- NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
Đơn vị tính: đồng
|
Được duyệt |
Thực hiện |
Tăng(+), giảm (-) so được duyệt |
1 |
2 |
3 |
4 |
Tổng cộng |
|||
- Vốn Ngân sách Nhà nước - Vốn vay: + Vay trong nước + Vay nước ngoài - Vốn khác |
II- CHI PHÍ ĐẦU TƯ
1. Tổng hợp chi phí đầu tư đề nghị quyết toán:
Đơn vị tính: đồng
STT |
Nội dung chi phí |
Tổng mức đầu tư được duyệt |
Tổng dự toán được duyệt |
Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán |
Tăng(+), giảm (-) so dự toán được duyệt |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
Tổng số |
|
|
|
|
1 |
Xây lắp |
|
|
|
|
2 |
Thiết bị |
|
|
|
|
3 |
Khác |
|
|
|
|
4 |
Dự phòng |
|
|
|
|
2. Chi tiết chi phí đầu tư đề nghị quyết toán:
STT |
Nội dung chi phí |
Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán (đồng) |
|||
|
|
Tổng số |
Gồm |
||
|
|
|
Hợp đồng trọn gói |
Hợp đồng có điều chỉnh giá |
Chỉ định thầu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
Xây lắp: |
|
|
|
|
|
Thiết bị: |
|
|
|
|
|
Chi phí khác: |
|
|
|
III. CHI PHÍ ĐẦU TƯ ĐỀ NGHỊ DUYỆT BỎ KHÔNG TÍNH VÀO GIÁ TRỊ TÀI SẢN HÌNH THÀNH QUA ĐẦU TƯ
IV. GIÁ TRỊ TÀI SẢN HÌNH THÀNH QUA ĐẦU TƯ:
STT |
Nhóm tài sản |
Giá trị tài sản (đồng) |
|
|
|
Thực tế |
Giá quy đổi |
1 |
2 |
3 |
4 |
|
Tổng số |
|
|
- |
|
|
|
- |
Tài sản lưu động |
|
|
IV. THUYẾT MINH BÁO CÁO QUYẾT TOÁN
1. Tình hình thực hiện dự án:
- Thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện dự án
- Những thay đổi nội dung của dự án so quyết định đầu tư được duyệt.:
+ Quy mô, kết cấu công trình, hình thức quản lý dự án, thay đổi Chủ đầu tư, hình thức lựa chọn nhà thầu, nguồn vốn đầu tư, tổng mức vốn đầu tư
+ Những thay đổi về thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán được duyệt
+ Thay đổi về hình thức lựa chọn nhà thầu so chủ trương được duyệt
2. Nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện dự án:
- Chấp hành trình tự thủ tục quản lý đầu tư và xây dựng của nhà nước
- Công tác quản lý tiền vốn , tài sản trong quá trình đầu tư
3. Kiến nghị:
Người lập biểu(Ký, ghi rõ họ tên) |
Kế toán trưởng(Ký, ghi rõ họ tên) |
Chủ đầu tư(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Mẫu số: 02/QTDA
Ban hành kèm theo TT số: 45/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 của Bộ Tài chính
CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ CÓ LIÊN QUAN
....., Ngày... tháng... năm…
Người lập biểu(Ký, ghi rõ họ tên) |
Chủ đầu tư (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Mẫu số: 03/QTDA
Ban hành kèm theo TT số: 45/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 của Bộ Tài chính
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐẦU TƯ QUA CÁC NĂM
STT |
Năm |
Kế hoạch |
Vốn đầu tư thực hiện |
Vốn đầu tư quy đổi |
||||||
|
|
|
Tổng số |
Chia ra |
Tổng số |
Chia ra |
||||
|
|
|
|
Xây lắp |
Thiết bị |
Chi phí khác |
|
Xây lắp |
Thiết bị |
Chi phí khác |
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...., Ngày... tháng... năm…
Người lập biểu(Ký, ghi rõ họ tên) |
Kế toán trưởng(Ký, ghi rõ họ tên) |
Chủ đầu tư(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Mẫu số: 04/QTDA
Ban hành kèm theo TT số: 45/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 của Bộ Tài chính
QUYẾT TOÁN CHI PHÍ ĐẦU TƯ ĐỀ NGHỊ QUYẾT TOÁN
THEO CÔNG TRÌNH, HẠNG MỤC HOÀN THÀNH
Đơn vị: đồng
Tên công trình (hạng mục công trình) |
Dự toán được duyệt |
Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán |
||||
|
|
Tổng số |
Gồm |
|||
|
|
|
Xây lắp |
Thiết bị |
Chi phí khác trực tiếp |
Chi phí khác phân bổ |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
- Công trình (HMCT) - Công trình (HMCT) |
|
|
|
|
|
|
....., Ngày... tháng... năm...
Người lập biểu(Ký, ghi rõ họ tên) |
Kế toán trưởng(Ký, ghi rõ họ tên) |
Chủ đầu tư(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Mẫu số: 05/QTDA
Ban hành kèm theo TT số: 45/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 của Bộ Tài chính
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH MỚI TĂNG
Đơn vị tính: Đồng
STT |
Tên và ký hiệu TSCĐ |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Giá đơn vị |
Tổng nguyên giá |
Ngày tháng năm đưa TSCĐ vào sử dụng |
Nguồn vốn đầu tư |
Đơn vị tiếp nhận sử dụng |
||
|
|
|
|
Thực tế |
Quy đổi |
Thực tế |
Quy đổi |
|
|
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|||
1 2 3 |
............ |
|
|
|
|
|
|
....., Ngày... tháng... năm....
Người lập biểu(Ký, ghi rõ họ tên) |
Kế toán trưởng(Ký, ghi rõ họ tên) |
Chủ đầu tư(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Mẫu số: 06/QTDA
Ban hành kèm theo TT số: 45/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 của Bộ Tài chính
TÀI SẢN LƯU ĐỘNG BÀN GIAO
Đơn vị tính: Đồng
STT |
Danh mục |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Giá đơn vị |
Giá trị |
Đơn vị tiếp nhận sử dụng |
||
|
|
|
|
Thực tế |
Quy đổi |
Thực tế |
Quy đổi |
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
|
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
......, Ngày... tháng... năm....
Người lập biểu(Ký, ghi rõ họ tên) |
Kế toán trưởng(Ký, ghi rõ họ tên) |
Chủ đầu tư(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Mẫu số: 07/QTDA
Ban hành kèm theo TT số: 45/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 của Bộ Tài chính
Đơn vị tính: Đồng
STT |
Tên cá nhân, đơn vị thực hiện |
Nội dung công việc, hợp đồng thực hiện |
Giá trị thực hiện được A-B chấp nhận thanh toán |
Đã chi trả |
Công nợ còn tồn đến ngày khoá sổ lập báo cáo quyết toán |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
Phải trả |
Phải thu |
|
|
1 |
2 |
3 |
4 |
6 |
7 |
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
1 |
Đơn vị A:
|
- - |
|
|
|
|
|
2 |
Đơn vị B:
|
|
|
|
|
||
3 |
…….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
...., Ngày... tháng... năm....
Người lập biểu(Ký, ghi rõ họ tên) |
Kế toán trưởng(Ký, ghi rõ họ tên) |
Chủ đầu tư(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Mẫu số 08/QTDA
Ban hành kèm theo TT số: 45/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 của Bộ Tài chính
BẢNG ĐỐI CHIẾU
SỐ LIỆU CẤP VỐN, CHO VAY, THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ
Nguồn:.....................................................
1. Tên dự án:.
2. Chủ đầu tư:
3. Cơ quan cấp trên của Chủ đầu tư
4. Tên cơ quan cho vay, thanh toán
A-TÌNH HÌNH CẤP VỐN, CHO VAY, THANH TOÁN:
STT |
Chỉ tiêu |
Tổng số |
Gồm |
Ghi chú |
||
|
|
|
Xây lắp |
Thiết bị |
Khác |
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
I. |
Số liệu của chủ đầu tư |
|
|
|
|
|
1 |
- Luỹ kế số vốn đã cấp, cho vay, thanh toán từ khởi công |
|
|
|
|
|
2 |
- Chi tiết số vốn đã cấp, cho vay, thanh toán hàng năm. |
|
|
|
|
|
II. |
Số liệu của cơ quan cấp, cho vay, thanh toán |
|
|
|
|
|
1 |
- Luỹ kế số vốn đã cấp, cho vay, thanh toán từ khởi công |
|
|
|
|
|
2 |
- Chi tiết số vốn đã cấp, cho vay, thanh toán hàng năm. |
|
|
|
|
|
III. |
Chênh lệch |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Giải thích nguyên nhân chênh lệch (Tăng?, giảm?)
B- NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Nhận xét:
- Chấp hành trình tự thủ tục quản lý đầu tư và xây dựng
- Chấp hành chế độ quản lý tài chính đầu tư
2. Kết quả kiểm soát qua quá trình cấp vốn, cho vay, thanh toán vốn đầu tư thực hiện dự án:
3. Kiến nghị: về nguồn vốn đầu tư và chi phí đầu tư đề nghị quyết toán thuộc phạm vi quản lý.
Ngày... tháng... năm.... Chủ đầu tư |
Ngày... tháng... năm.... Cơ quan cấp vốn, cho vay, thanh toán |
||
Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) |
Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Phụ trách kế toán (Ký, ghi rõ họ tên) |
Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu,ghi rõ họ tên) |
Mẫu số: 09/QTDA
Ban hành kèm theo TT số: 45/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 của Bộ Tài chính
Báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành
Của Dự án:..............................
( Dùng cho dự án Quy hoạch và Chuẩn bị đầu tư)
I-VĂN BẢN PHÁP LÝ
STT |
Tên văn bản |
Ký kiệu văn bản; ngày tháng năm ban hành văn bản |
Tên cơ quan duyệt |
Tổng giá trị phê duyệt (nếu có) |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
- Chủ trương lập quy hoạch hoặc chuẩn bị đầu tư dự án |
|
|
|
|
-Văn bản phê duyệt đề cương (đối với dự án quy hoạch) |
|
|
|
|
- Văn bản phê duyệt dự toán chi phí |
|
|
|
|
- Quyết định phê duyệt quy hoạch (đối với dự án quy hoạch) |
|
|
|
|
- Quyết định phê duyệt huỷ bỏ dự án …….. |
|
|
|
II. THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
1. Nguồn vốn đầu tư
Đơn vị tính: đồng
Nguồn vốn đầu tư |
Được duyệt |
Thực hiện |
Ghi chú |
1 |
2 |
3 |
4 |
Tổng số |
|
|
|
- Vốn NSNN |
|
|
|
- Vốn vay |
|
|
|
-Vốn khác |
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
|
2. Vốn đầu tư đề nghị quyết toán:
Đơn vị tính: đồng
Nội dung chi phí |
Tổng dự toán được duyệt |
Chi phí đầu tư đề nghị quyết toán |
Tăng (+) Giảm (-) |
1 |
2 |
3 |
4 |
Tổng số |
|
|
|
............................. |
|
|
|
|
|
|
|
3. Số lượng, giá trị TSCĐ mới tăng và TSLĐ hình thành qua đầu tư, chi tiết từng nhóm, loại tài sản, tên đơn vị tiếp nhận quản lý và sử dụng tài sản (nếu có):
III - THUYẾT MINH BÁO CÁO QUYẾT TOÁN
1. Tình hình thực hiện:
- Thuận lợi, khó khăn
- Những thay đổi nội dung của dự án so chủ trương được duyệt.
2. Nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện dự án:
- Chấp hành trình tự thủ tục quản lý đầu tư và xây dựng của nhà nước
- Công tác quản lý vốn và tài sản trong quá trình đầu tư
3. Kiến nghị:
- Kiến nghị về việc giải quyết các vướng mắc, tồn tại của dự án
Ngày... tháng... năm....
Người lập biểu(Ký, ghi rõ họ tên) |
Kế toán trưởng(Ký, ghi rõ họ tên) |
Chủ đầu tư(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Mẫu số: 10/QTDA
Cơ quan phê duyệt Số:................. |
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
|
...., ngày.... tháng... năm...
QUYẾT ĐỊNH CỦA .....
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ HOÀN THÀNH
...(NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN PHÊ DUYỆT)
Căn cứ: ....................
Quyết định
Điều 1: Phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành:
- Tên dự án:
- Tên công trình, hạng mục công trình:
- Chủ đầu tư
- Địa điểm xây dựng:
- Thời gian khởi công, hoàn thành (thực tế)
Điều 2: Kết quả đầu tư:
1. Nguồn vốn đầu tư:
Đơn vị: Đồng
Nguồn |
Được duyệt |
Thực hiện (1) |
1 |
2 |
3 |
|
|
|
- Vốn ngân sách nhà nước |
|
|
- Vốn vay: + Vay trong nước + Vay nước ngoài |
|
|
- Vốn khác |
|
|
Chú thích (1): Tính đến ngày khóa sổ lập báo cáo quyết toán
1. Chi phí đầu tư:
Đơn vị: Đồng
Nội dung |
Tổng dự toán được duyệt |
Chi phí đầu tư được quyết toán |
1 |
2 |
3 |
|
|
|
- Xây lắp |
|
|
- Thiết bị |
|
|
- Chi phí khác |
|
|
3. Chi phí đầu tư được phép không tính vào giá trị tài sản:
4. Giá trị tài sản hình thành qua đầu tư:
Đơn vị: Đồng
Nội dung |
Công trình (HMCT) thuộc chủ đầu tư quản lý |
Công trình (HMCT) giao đơn vị khác quản lý |
||
|
Quy đổi |
Quy đổi |
||
1 |
4 |
5 |
||
Tổng số |
|
|
||
1. Tài sản cố định |
|
|
|
|
2. Tài sản lưu động |
|
|
|
|
Điều 3. Trách nhiệm của chủ đầu tư và các đơn vị liên quan:
1. Trách nhiệm của Chủ đầu tư:
- Được phép tất toán nguồn và chi phí đầu tư công trình là:
Nguồn vốn |
Số tiền |
Ghi chú |
1 |
2 |
3 |
Tổng số |
|
|
- Vốn ngân sách |
|
|
- Vốn vay: + Vay trong nước + Vay nước ngoài |
|
|
- Vốn khác |
|
|
- Tổng các khoản công nợ tính đến ngày... tháng.... năm...... là:
Tổng nợ phải thu:
Tổng nợ phải trả:
Chi tiết các khoản công nợ theo phụ lục số:....... kèm theo.
2. Trách nhiệm của đơn vị tiếp nhận tài sản:
Được phép ghi tăng tài sản:
Tên đơn vị tiếp nhận tài sản |
Tài sản cố định (đồng) |
Tài sản lưu động (đồng) |
Chi tiết theo nguồn vốn |
1 |
2 |
3 |
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.....................
3. Trách nhiệm của các đơn vị , cơ quan có liên quan:
4. Các nghiệp vụ thanh toán khác (nếu có)
Điều 4: Thực hiện:………….
Nơi nhận:
|
Người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Phụ lục số 01- QTDA
HƯỚNG DẪN LẬP BIỂU QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ
I- Mẫu số 01/QTDA:
1- Phần I: Nguồn vốn đầu tư: Phản ánh tình hình tiếp nhận, quản lý nguồn vốn đầu tư dự án (công trình, hạng mục công trình) theo từng loại nguồn vốn. Cụ thể:
Cột 1: Phản ánh đầy đủ từng loại nguồn vốn tham gia đầu tư dự án.
- Vốn ngân sách nhà nước bao gồm: nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư; nguồn vốn của Chính Phủ Việt Nam vay nợ, nhận viện trợ từ nước ngoài để đầu tư cho dự án.
- Vốn vay:
+ Vay ngoài nước: Phản ánh số vốn do chủ đầu tư trực tiếp vay tổ chức, cá nhân ở nước ngoài để đầu tư..
+ Vay trong nước: Phản ánh số vốn do chủ đầu tư trực tiếp vay các tổ chức, cá nhân trong nước.
- Vốn khác: Các nguồn vốn ngoài các nguồn nêu trên.
Cột 2: Phản ánh nguồn vốn đầu tư cho dự án được cấp có thẩm quyền duyệt trong Quyết định đầu tư dự án.
Cột 3: Phản ánh nguồn vốn thực tế đầu tư cho dự án tính đến thời điểm khoá sổ lập báo cáo quyết toán.
2. Phần II - Chi phí đầu tư:
a- Điểm 1- Tổng hợp chi phí đầu tư đề nghị quyết toán:
- Cột 3: Ghi giá trị tổng mức đầu tư dự án được cấp có thẩm quyền duyệt trong quyết định đầu tư dự án hoặc quyết định điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án.
- Cột 4: Ghi giá trị tổng dự toán được cấp có thẩm quyền duyệt trong quyết định phê duyệt tổng dự toán hoặc quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng dự toán.
- Cột 5: Ghi chi phí đầu tư dự án (công trình, hạng mục công trình) hoàn thành chủ đầu tư đề nghị quyết toán.
b- Điểm 2: Chi tiết chi phí đầu tư đề nghị quyết toán
Phần này nêu chi tiết chi phí đầu tư thực hiện đề nghị quyết toán theo từng hình thức thực hiện hợp đồng (trọn gói, điều chỉnh giá, chỉ định thầu và chi tiết cơ cấu chi phí đầu tư.
3- Phần III- Chi phí đầu tư đề nghị duyệt bỏ không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư: Phản ánh toàn bộ những khoản đã chi phí nhưng do nguyên nhân khách quan: thiên tai (bão, lụt, cháy nổ),... làm thiệt hại, được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép duyệt bỏ không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư.
4- Phần IV- Giá trị tài sản hình thành qua đầu tư:
Cột 3: Phản ánh giá trị của tài sản theo thực tế chi phí.
Cột 4: Phản ánh giá trị của tài sản theo giá quy đổi tính đến thời điểm bàn giao tài sản cho sản xuất, sử dụng.
II- Mẫu số 02/ QTDA: Phản ánh các văn bản liên quan đến chủ trương thực hiện đầu tư, chi phí đầu tư chủ đầu tư đề nghị quyết toán.
- Cột 5: Ghi tổng giá trị được duyệt trong các văn bản phê duyệt. Như Tổng mức đầu tư, tổng dự toán , dự toán, tổng giá trị của gói thầu...
III- Mẫu số 03/ QTDA: Phản ánh tình hình giải ngân vốn đầu tư qua các năm làm cơ sở quy đổi vốn đầu tư quyết toán công trình.
IV- Mẫu số 04 / QTDA: phản ánh chi phí đầu tư đã thực hiện đề nghị quyết toán của từng công trình (hạng mục công trình) trong trường hợp dự án có từ hai công trình (hạng mục công trình) trở lên.
- Cột 6: Các chi phí khác liên quan trực tiếp cho công trình,hạng mục công trình nào thì đưa vào công trình,hạng mục công trình đó.
Cột 7: Các chi phí khác phân bổ cho công trình,hạng mục công trình theo nguyên tắc phân bổ sau:
- Các chi phí về thuế sử dụng đất, chi đền bù, chi phí phá và tháo dỡ dỡ vật kiến trúc, chi san lấp mặt bằng, thu dọn mặt bằng, chi khảo sát, thiết kế kỹ thuật xây dựng: chỉ tính phân bổ cho công trình (hạng mục công trình) liên quan theo tỷ trọng vốn xây lắp hoàn thành.
- Chi phí chạy thử không tải, có tải: chỉ tính, phân bổ cho các công trình, hạng mục công trình có máy móc thiết bị liên quan đến dây chuyền sản xuất theo tỷ lệ vốn thiết bị và chi phí lắp đặt thiết bị.
- Các chi phí chung liên quan đến tất cả các công trình, hạng mục công trình phân bổ cho các công trình, hạng mục công trình theo tỷ lệ vốn xây lắp và thiết bị hoàn thành .
V- Mẫu số 05/ QTDA: Phản ánh toàn bộ tài sản hình thành qua đầu tư cả về số lượng, nguyên giá và và theo giá quy đổi; chi tiết theo từng, tên đơn vị tiếp nhận tài sản bàn giao.
VI- Mẫu số 06/ QTDA: Phản ánh toàn bộ tài sản lưu động bàn giao cho sản xuất sử dụng khi công trình ( hạng mục công trình hoàn thành) về số lượng, đơn giá theo chi phí thực tế và theo giá quy đổi; chi tiết tên đơn vị tiếp nhận tài sản bàn giao.
VII- Mẫu số 07/ QTDA: Phản ánh giá trị thực hiện, tình hình thanh toán và công nợ của dự án; chi tiết theo từng cá nhân, đơn vị tham gia thực hiện dự án tính từ khi thực hiện hợp đồng đến thời điểm khoá sổ lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư của dự án.
VIII- Biểu 08/ QTDA: Lập riêng từng bảng đối chiếu xác nhận cho từng nguồn vốn đầu tư, cho từng cơ quan cấp vốn, cho vay, thanh toán vốn đầu tư của dự án.
IX- Mẫu số 09/QTDA: Mẫu này áp dụng cho các dự án quy hoạch và chi phí chuẩn bị đầu tư được huỷ bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền: Cách ghi tương tự như Mẫu số 01/QTDA nêu trên.
X- Mẫu số 10/QTDA:
Điều 2- Kết quả đầu tư:
Điểm 1- Nguồn vốn đầu tư:
Cột 2: Phản ánh các nguồn vốn đầu tư cho dự án được cấp có thẩm quyền duyệt tại Quyết định đầu tư dự án ( hoặc Quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư)
Cột 3: Ghi nguồn vốn thực tế đầu tư cho dự án được phê duyệt
Điểm 2- Chi phí đầu tư:
- Cột 2: Ghi giá trị tổng dự toán được cấp có thẩm quyền duyệt trong quyết định phê duyệt tổng dự toán hoặc quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng dự toán.
- Cột 3: Ghi chi phí đầu tư được quyết toán.
Điểm 3- Phản ánh giá trị tài sản hình thành qua đầu tư theo giá trị được phê duyệt; có bản chi tiết giá trị tài sản theo công trình do chủ đầu tư quản lý sử dụng hay giao cho cơ quan, đơn vị khác quản lý sử dụng theo thực tế chi phí và theo giá quy đổi kèm theo.
Điều 3- Trách nhiệm của chủ đầu tư và các đơn vị liên quan
1- Trách nhiệm của chủ đầu tư: Nêu trách nhiệm của chủ đầu tư được phép tất toán nguồn, chi phí đầu tư cho công trình và thanh toán các khoản công nợ theo giá trị quyết toán vốn đầu tư được phê duyệt (giá trị quyết toán vốn đầu tư hoàn thành theo thực tế).
2- Trách nhiệm các đơn vị liên quan:
Đối với cơ quan đơn vị được tiếp nhận tài sản hình thành qua đầu tư: Nêu rõ tên từng cơ quan đơn vị được tiếp nhận tài sản có trách nhiệm ghi tăng vốn và tài sản theo giá trị được duyệt theo giá quy đổi tính đến ngày được tiếp nhận bàn giao (chi tiết rõ giá trị từng tài sản, nhóm loại tài sản).
MẪU BIỂU BÁO CÁO DỰ ÁN HOÀN THÀNH Ban
hành kèm theo Thông tư số 45/2003/TT-BTC
TÌNH HÌNH QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ
ngày 15 tháng 5 năm 2003 cuả Bộ Tài chính
Mẫu
số 01/THQT
Tên đơn vị báo cáo:
BÁO CÁO TÌNH HÌNH QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ
DỰ ÁN HOÀN THÀNH....
Của..................
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT |
Nhóm dự án |
Tổng số dự án |
Giá trị đề nghị quyết toán |
Giá trị quyết toán được duyệt |
Chênh lệch |
Tỷ lệ (%) |
|||||
|
|
|
|
Tổng số |
Nguồn |
|
|
||||
|
|
|
|
|
NSNN |
Vay tín dụng NN |
Khác |
|
|
||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
||
I |
Trong kỳ |
|
|
|
|
|
|
|
|||
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|||
1 |
Nhóm A |
|
|
|
|
|
|
|
|
||
2 |
Nhóm B |
|
|
|
|
|
|
|
|
||
3 |
Nhóm C |
|
|
|
|
|
|
|
|
||
II |
Luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ |
|
|
|
|
||||||
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
|
|
|||
1 |
Nhóm A |
|
|
|
|
|
|
|
|
||
2 |
Nhóm B |
|
|
|
|
|
|
|
|
||
3 |
Nhóm C |
|
|
|
|
|
|
|
|
||
B- DỰ ÁN HOÀN THÀNH Đà
NỘP BÁO CÁO CHƯA
PHÊ DUYỆT QUYẾT TOÁN
STT |
Nhóm dự án |
Tổng số dự án |
Tổng dự toán được duyệt |
Tổng giá trị quyết toán |
Ghi chú |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
|
Tổng số |
|
|
|
|
1 |
Dự án nhóm A |
|
|
|
|
2 |
Dự án nhóm B |
|
|
|
|
3 |
Dự án nhóm C |
|
|
|
|
C- TỔNG SỐ DỰ ÁN Đà HOÀN THÀNH CHƯA TRÌNH DUYỆT QUẾT TOÁN:
Trong đó:nhóm A:…, nhóm B:…., nhóm C:……
D- NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ HOÀN THÀNH (THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ)
Ngày... tháng... năm....
Người lập biểu(Ký, ghi rõ họ tên) |
Thủ trưởng đơn vị(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Mẫu số 01/THQT
Tên đơn vị báo cáo:........
BÁO CÁO TÌNH HÌNH QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ QUÝ ( NĂM)
Của..............................
A- DỰ ÁN HOÀN THÀNH Đà TRÌNH DUYỆT QUYẾT TOÁN
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT |
Tên dự án |
Tổng dự toán được duyệt |
Tổng giá trị đề nghị quyết toán |
Cơ quan nhận báo cáo |
Ngày nộp |
1 |
2 |
4 |
5 |
6 |
7 |
|
Tổng số |
|
|
|
|
1 |
Nhóm A |
|
|
|
|
|
.......... |
|
|
|
|
2 |
Nhóm B |
|
|
|
|
|
......... |
|
|
|
|
3 |
Nhóm C |
|
|
|
|
|
......... |
|
|
|
|
B- DỰ ÁN Đà HOÀN THÀNH CHƯA TRÌNH DUYỆT QUYẾT TOÁN
STT |
Tện dự án (công trình, HMCT) |
Ngày dự án hoàn thanh |
Tổng dự toán được duyệt |
Nguyên nhân chưa lập, nộp báo cáo |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
Tổng số |
|
|
|
1 |
Dự án nhóm A |
|
|
|
|
............... |
|
|
|
2 |
Dự án nhóm B |
|
|
|
|
............... |
|
|
|
3 |
Dự án nhóm C |
|
|
|
|
................... |
|
|
|
C- KIẾN NGHỊ
....., Ngày... tháng... năm...
Người lập biểu(Ký, ghi rõ họ tên) |
Kế toán trưởng(Ký, ghi rõ họ tên) |
Chủ đầu tư(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
THE MINISTRY OF FINANCE | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 45/2003/TT-BTC | Hanoi, May 15, 2003 |
CIRCULAR
GUIDING THE SETTLEMENT OF INVESTMENT CAPITAL
Pursuant to the Investment and Construction Management Regulation issued together with the Government’s Decree No. 52/1999/ND-CP of July 8, 1999 and Decree No. 12/2000/ND-CP of May 5, 2000; Decree No. 07/2003/ND-CP of January 30, 2003 amending and supplementing a number of articles of the Investment and Construction Management Regulation issued together with the Government’s Decree No. 52/1999/ND-CP of July 8, 1999 and Decree No. 12/2000/ND-CP of May 5, 2000;
Pursuant to the Government’s Decree No. 86/2002/ND-CP of November 5, 2002 defining the functions, tasks, powers and organizational structures of the ministries and ministerial-level agencies;
The Finance Ministry hereby guides the investment capital settlement as follows:
Part I
GENERAL PROVISIONS
1. All investment projects financed with State budget capital, State-guaranteed credit capital and/or development investment credit capital of the State, after being completed and put into exploitation and use, must be subject to investment capital settlement under the provisions of this Circular.
2. "The investment capital to be settled" means the entire lawful expenditures implemented in the investment process in order to put the projects into exploitation and use. Lawful expenditures means those implemented in strict accordance with the approved design-cost estimate dossiers, in strict compliance with criteria, norms, unit prices, financial-accounting regimes, signed economic contracts and relevant regulations of the State. The to be- settled investment capital must lie within the limits of the total investment amounts approved or adjusted (if so) by competent authorities.
3. The investment capital settlement reports must fully and accurately determine the total implemented investment expenditures; clearly define sources of investment capital; investment expenditures allowed not to be calculated into the value of assets formulated through project investment; the value of assets formed through investment: fixed assets, working assets; and at the same time must ensure the contents, time schedule, verification and approval as provided for.
4. For Group A projects comprising many component projects or mini-projects, in which if each component project or mini-project can independently operate for exploitation or is implemented according to investment phases inscribed in the documents approving the pre-feasibility study reports or the documents deciding on the investment undertakings of the competent authorities, each of those component projects or mini-projects shall have its investment capital settled like an independent investment project corresponding to the provisions on project classification (A, B, C) of the Investment and Construction Management Regulation suitable to each investment period.
Annually, investors and their superior managing agencies (tasked to jointly manage the projects, if any) shall have to sum up the entire situation of project implementation as well as the situation of settlement of investment capital of projects and report them to the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment.
Upon the completion of the entire projects, the investors and their superior managing agencies (mentioned above) shall have to settle the general expenses related to the projects and submit them to the managing ministries for approval and sum-up into the results of settlement of the investment capital of the entire projects for report thereon to the Prime Minister, the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment.
5. For projects having many construction items each of which or groups of which, when completed, can be put into independent exploitation and use, the investors shall have to make reports on settlement of investment capital according to construction items and submit them to competent persons for approval. The value proposed for settlement of a construction item includes: the construction and installation expenses, the equipment expense and other expenses directly related to such item. After the completion of the entire projects, the investors must make the general settlement of the entire projects and determine the levels of distribution of general expenses of the projects to each construction item under such projects and submit them to the persons competent to approve the settlement for approval.
6. For investment projects using foreign capital (State-guaranteed capital, loan capital, aid capital from foreign governments, organizations and individuals), after being completed, the settlement of their investment capital must be made under the provisions of this Circular and the relevant provisions of the international treaties (if any).
7. For projects of foreign-based Vietnamese representations, projects requiring security and defense confidentiality, projects on purchase of copyright ownership, the settlement of investment capital of completed projects shall comply with the Prime Minister’s separate decisions on the basis of proposals and recommendations of the project-owning agencies.
8. The investment capital settlement aims to evaluate the results of the investment process, determine the production capacity and the value of assets newly increased through investment; to clearly define the responsibility of investors, contractors, capital suppliers, capital lenders, settlement controllers, and concerned State management agencies; and at the same time to draw experiences so as to constantly better the State’s mechanism and policies, raise the efficiency of the management of investment capital nationwide.
Part II
SPECIFIC PROVISIONS
I. CONTENTS OF SETTLEMENT REPORTS
1. Sources of investment capital for project implementation, calculated up to the date of book closure for making settlement reports (detailed by investment capital source).
2. Investment expenses proposed for settlement:
Detailed by construction and installation structure, equipment, other expenses; detailed by item, sub-item of investment expense.
3. Determination of investment damage expenditures not calculated into the value of assets formed through investment:
- Expenditures on investment damage due to natural disasters, enemy sabotage and force majeure reasons not falling within the insured scope and objects.
- Expenditures on investment damage due to the performance of volumes of work which must be cancelled under decisions of competent authorities.
4. Determination of the quantity and value of assets formed through investment in projects, works or construction items (hereinafter referred collectively to as projects); detailed by group, type of fixed assets, working assets according to actual expenditures. For projects with the investment implementation duration of over 36 months counting from the date of construction commencement to the date of pre-acceptance test, hand-over and putting of the projects into exploitation and use, the investment capital must be converted to the price level at the time of hand-over and putting of the projects into exploitation and use.
- The distribution of other expenses to each fixed asset shall be determined according to the principle: Expenses directly related to any fixed assets shall be calculated for such fixed assets; the common expenses related to many fixed assets shall be distributed according to direct expense percentage of each fixed asset in comparison with the total direct expense of the entire fixed assets.
- Where assets are brought about by investment and handed over to many units for use, the full list and value of fixed assets, working assets of the projects, handed over to each unit must be determined.
II. FORMS OF SETTLEMENT REPORT
1. For completed projects:
Forms No.01, 02, 03, 04, 05, 06, 07, 08/QTDA.
2. For completed construction items:
Forms No. 01, 02, 03, 04, 05, 06/QTDA.
3. For completed planning projects; settlement of expenses for investment preparation of the projects cancelled by decisions of competent authorities:
Forms No.07, 08, 09/QTDA.
4. The settlement reports shall be addressed to:
- The settlement- verifying and -approving agencies;
- The immediate superiors of investors (if any);
- The capital-supplying, -lending,-paying agencies.
III. DOSSIERS SUBMITTED FOR SETTLEMENT APPROVAL (INCLUDING 01 SET ADDRESSED TO THE SETTLEMENT-VERIFYING AND -APPROVING AGENCY)
1. For completed projects, works, construction items:
1.1. The investor’s written request for approval of the settlement (the original).
1.2. The investment capital settlement report as provided for at Sections I and II, Part II of this Circular (the original).
1.3. The relevant legal documents according to Form No.02/QTDA (originals or copies).
1.4. Economic contracts, the records on contract liquidation between the investor and the contractors, units and individuals that have participated in the project implementation (originals or copies).
1.5. Records on phased pre-acceptance tests, record on the general pre-acceptance test and hand-over of completed projects for putting into use (originals or copies).
1.6. All the written settlements of A-B volume, the pre-acceptance test of completed construction and installation volume of all bidding packages in the project (original).
1.7. Report on results of auditing the investment capital settlement of the independent auditing organization (if any, the original); enclosed with the investor’s document on auditing results: agreed contents, disagreed contents, proposals.
In the course of verification, the investors shall have to produce to the verification agencies documents in service of the verification of the settlement of investment capital of the project: The dossiers on construction completion, construction diary, bidding dossiers, designing cost estimate, additional cost estimate (if any) and the relevant payment dossiers and vouchers.
2. For planning projects; settlement of expenses for investment preparation of projects cancelled by decisions of competent authorities:
2.1. The investor’s written request for approval of the settlement (the original).
2.2. The investment capital settlement report as provided for in Sections I and II, Part II of this Circular (the original).
2.3. The collection of relevant legal documents (originals or copies).
2.4. Economic contracts between the investor and contractors; the records on pre-acceptance tests and contract liquidation (originals or copies).
In the process of verification, the investors shall have to produce other documents related to the settlement of the investment capital of the projects when so requested by the agencies verifying the settlement.
IV. COMPETENCE TO APPROVE SETTLEMENT, THE SETTLEMENT-VERIFYING AGENCIES
1. The Finance Minister shall approve the settlement of investment capital of the projects with investment therein decided by the Prime Minister and Group A projects financed with the State budget capital.
2. For the remaining projects, the persons competent to decide on the investment therein shall also approve the settlement of investment capital of the projects.
3. Agencies verifying investment capital settlement:
3.1. For projects with investment therein decided by the Prime Minister and Group A projects financed with the State budget capital: The Ministry of Finance shall be the agency assuming the prime responsibility for organizing the settlement verification.
3.2. For remaining projects:
- Centrally-managed projects: The persons competent to approve the investment capital settlement shall decide on which of their attached functional bodies to organize the verification.
- Locally-managed projects (provinces, centrally-run cities): The provincial/municipal Finance-Pricing Services shall assume the prime responsibility for organizing the verification.
- Projects managed by urban districts, rural districts, provincial towns: The finance sections shall assume the prime responsibility for organizing the verification.
In case of necessity, the persons competent to approve the settlement shall decide to set up advisory teams to conduct verification before the investment capital settlement is approved. Such a advisory team is composed of members of relevant agencies performing the State management over investment and construction.
V. VERIFICATION AND APPROVAL OF SETTLEMENT
1. Forms of organizing the verification:
1.1. After making reports on settlement of investment capital of the projects according to the contents and forms prescribed in Sections I and II above, the investors shall submit documents to the authorities competent to approve the settlement together with the reports on settlement of investment capital of the completed projects.
1.2. Depending on specific conditions on the sizes of projects and the attached professional verifying apparatus, the persons competent to approve the settlement may decide on either of the following two forms of settlement verification:
Form 1: The persons competent to approve the settlement shall employ the professional agencies under their management, which are fully capable, to directly verify the settlement, or decide to set up verification advisory teams before approving the investment capital settlement.
Form 2: Hiring independent auditing organizations which lawfully operate in Vietnam to audit the reports on settlement of the investment capital of the completed projects.
When permitted by competent persons to audit the reports on settlement of investment capital of the projects, the investors shall select independent auditing organizations for the implementation thereof. The selection of auditing organizations shall comply with the Bidding Regulation.
1.3. On the basis of the reports on the results of auditing the reports on settlement of investment capital of the completed projects, the agencies (units) assuming the prime responsibility for verification of the settlement shall conduct the examination according to the following contents:
- To examine whether the auditing order and contents ensure the prescribed requirements or not. In case of necessity, to propose the persons competent to approve the settlement to request the independent auditing agencies to make additional auditing or organize the additional verification themselves (if the auditing results fail to meet the prescribed requirements).
- To examine the legal grounds used by the auditing organizations to audit as compared to the State’s regulations on investment and construction management such as the mechanism for management, payment of investment capital, construction criteria, norms and standards, the norm-unit price system...
- To examine and scrutinize contents on which the investors and the independent auditing organizations still hold divergent opinions.
1.4. Based on the auditing results and the verification results, the agencies (units) assuming the prime responsibility for verification of settlement shall have to make reports on the results of verification of the settlement of investment capital of projects for submission to the competent persons for approval. The contents of the reports on the results of verification of the settlement of investment capital of projects are prescribed at Point 2 below.
1.5. Particularly for the reports on settlement of projects with investment therein decided by the Prime Minister and Group A projects financed with the State budget capital: Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of agencies attached to the Government, presidents of the provincial/municipal People’s Committees, chairmen of the Managing Boards of the State corporations shall organize the examination according to the contents prescribed at Point 2 below in order to determine the data on investment capital settlement and send them to the Ministry of Finance together with the written request for approval of the settlement. If detecting errors, to request the investors to finalize the dossiers before sending documents to request the Ministry of Finance to verify and approve the settlement.
2. Contents of verification (examination, auditing) and contents of reports on the results of verification (examination, auditing) of the investment capital settlement:
Agencies (units) assuming the prime responsibility for verification, examination of the settlement mentioned above and independent auditing organizations shall have to conduct the verification (examination, auditing) and make reports on the results of verification (examination, auditing) of the settlement of investment capital of the completed projects according to the following order and specific contents:
2.1. For completed projects, constructions, construction items:
2.1.1. Verification of legal dossiers:
- Verification of the observance of the construction and investment order and procedures according to the Investment and Construction Management Regulation from the stage of investment preparation to the stage of investment completion and putting of projects into production and use.
- Verification of the observance of the Bidding Regulation for the projects.
- Verification of the legality of economic contracts signed between the investor and contractors (consultancy, construction and installation, provision of supplies and equipment) for project implementation.
2.1.2. Verification of the sources of investment capital of the projects:
- Comparing the capital amounts already allocated, lent or paid as reported by the investors with the amounts certified by the concerned agencies allocating, lending or paying the capital; comparing them with the capital sources according to the source structure determined in the investment decisions of the competent authorities.
- Verifying the compatibility in the use of investment capital sources with the structure determined in the investment decisions of the competent authorities.
2.1.3. Verification of investment expenses:
2.1.3.1. For projects implemented by mode of bidding for package contracts and turn-key contracts (EPC):
Comparing the value proposed for settlement with the value and terms stated in the contracts, the record on contract liquidation, the dossiers on construction completion, with the approved bid-wining prices and relevant documents.
Verification of the arising value (if any): To clearly determine the cause of increase or decrease, compare it with the documents approved by competent authorities, the application of relevant policies and regimes to the payment of arising investment expenses.
2.1.3.2. For projects implemented by mode of bidding for contracts with price adjustment:
Verification of investment expenses proposed for settlement: To compare the settlement volume with the bidding dossiers of the bidding packages, the approved bid-winning prices and terms stated in the contracts, the contract liquidation record, the dossiers of construction completion and relevant documents.
Verification of arising value (if any): To clearly determine the cause of increases or decrease, compare it with the approved documents of the competent authorities, the application of the relevant prescribed policies and regimes to the payment of arising investment expenses.
2.1.3.3. For projects implemented by mode of designation of contractors:
Verification of the investment expenses proposed for settlement (detailed for each contract): To compare them with the approved estimates, terms stated in the contracts, the pre-acceptance test record, the contract liquidation record, the dossiers on construction completion and relevant documents.
Verification of the arising value (if any): To clearly determine the cause of increase or decrease, compare it with the approved documents of the competent authorities, the application of relevant prescribed policies and regimes to the payment of arising investment expenses.
2.1.3.4. Verification of other expenses:
Detailed verification of each type, each item, each expense amount against the approved estimates, the prescribed regimes, criteria and norms:
- Verification of expenses for consultancy on contract performance;
- Verification of expenses made directly by investors;
- Verification of expenses for the project-managing unit.
2.1.4. Verification of investment damage expenditures not calculated into the asset value:
- Expenditures on investment damage due to natural calamities, enemy sabotage or other force majeure causes beyond the insurance scope.
- Investment expenses for work volumes cancelled under decisions of the competent authorities.
2.1.5. Verification of the determination of the quantity and value of assets formed through investment: To verify the quantity and value of assets, detailed by groups, types of fixed assets and working assets; the cost price (unit price) of each group (type) of asset according to actual expenses and the converted prices at the time of hand over of assets for putting into production, use.
2.1.6. Verification of outstanding debts, unused supplies and equipment:
- Debts receivable, payable: Based on the results of verification of the settled investment expenses, the situation of payment to contractors by investors to verify the outstanding debts of the projects.
- Verification of the volume, value of unused supplies and equipment: Based on the actual reception and use of supplies and equipment of the projects to determine the volume and value of supplies and equipment left unused, and propose the handling plans.
- Verification of the volume and value of assets invested for the operation of the project-management unit: Based on the records on inventory and evaluation of assets used for operation of the project-management units up to the date of making the settlement reports, to determine the volume and value of the remaining assets for hand-over to the units for use or disposal according to regulations.
2.1.7. Remarks, proposals:
- Remarks on the observance of the State’s regulations on investment and construction management.
- Remarks on the management of investment expenditures, investment assets of the projects by investors.
- Remarks on the responsibilities of each level for the management of project investment capital.
- Proposals on the value of investment capital settlement.
- Proposals on handling of relevant matters.
2.2. For planning projects and expenses for investment preparation of the projects cancelled under decisions of competent authorities:
- Verification of the legal dossiers of the projects.
- Verification of the implemented capital sources.
- Verification of implemented investment expenditures detailed by group and item, each arising expense against the approved estimates; the prescribed regimes, criteria and norms.
- Verification of debts owed by the projects.
- Verification of the quantity and value of assets formed through investment (if any).
3. Approval of settlement:
- Based on the reports on the results of verification according to the above-mentioned contents, the persons competent to approve the settlement shall consider and approve the settlement of investment capital of the competed projects according to regulations.
- The decisions on approval of the settlement of investment capital of the completed projects shall be addressed to the following agencies, units:
+ The investor;
+ The superior managing agency of the investor;
+ The agencies allocating, lending or paying capital;
+ The finance agency of the same level managing the investor;
+ Other concerned agencies.
VI. EXPENSES FOR VERIFICATION AND APPROVAL OF SETTLEMENT, AUDITING EXPENSES
1. Levels of expenses for verification and approval of settlement, auditing expenses:
1.1. On the basis of the total investment and characteristics of the projects, the expenses for verification and approval of settlement and the expenses for auditing the settlement of investment capital of the completed projects shall be calculated in percentage (%) of the total investment of the projects, the maximum deduction levels according to the provisions in the following Table (the minimum level is VND 300,000):
TABLE OF EXPENSES FOR VERIFICATION AND APPROVAL OF SETTLEMENT, EXPENSES FOR AUDITING SETTLEMENT OF INVESTMENT CAPITAL OF COMPLETED PROJECTS
Calculation unit: %
The total investment (Billion dong) | ≤ 0.5 | 1 | 10 | 25 | 50 | 100 | 500 | 1,000 | 5,000 | 10,000 | ≥ 20,000 |
Verification-approval expense | 0.2 | 0.12 | 0.09 | 0.08 | 0.07 | 0.06 | 0.031 | 0.02 | 0.01 | 0.006 | 0.004 |
Auditing expense | 0.25 | 0.15 | 0.135 | 0.096 | 0.084 | 0.072 | 0.04 | 0.024 | 0.015 | 0.008 | 0.005 |
1.2. For projects with investment therein decided by the Prime Minister and Group A projects financed with State budget capital: The ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government, professional agencies under the provincial/municipal People’s Committees and State corporations shall enjoy funding for carrying out the work of organizing the examination and verification of the investment capital settlement data before proposing the Finance Ministry to verify and approve the settlement with the maximum level equal to 50% of the verification and approval expenses prescribed in the above Table.
1.3. In cases where the projects are entitled to hire independent auditing organizations to audit the settlement reports, the agencies (units) assuming the prime responsibility to verify the settlement may spend on the work of verification and approval a maximum amount equal to 50% of the verification and approval expenses prescribed in the above Table.
1.4. In cases where consideration is required to determine the deduction level for auditing expenses and settlement-verifying and-approving expenses, the following general formula shall apply:
Ki | = | Kb | - | (Kb - Ka) x (Gi - Gb) |
Ga - Gb |
+ Ki is the spending norm corresponding to the project scale to be calculated (calculation unit is %).
+ Ka is the spending norm corresponding to the immediate preceeding project scale (calculation unit is %).
+ Kb is the spending norm corresponding to the immediate succeeding project scale (calculation unit is %).
+ Gi is the project’s total investment amount to be calculated, unit: VND billion.
+ Ga is the total investment amount of the immediate preceeding project, unit: VND billion.
+ Gb is the total investment amount of the immediate succeeding project, unit: VND billion.
1.5. In cases where a project has the equipment capital structure accounting for 51% or more of the total investment amount, the level of auditing expenses and settlement-verifying and -approving expenses shall be equal to 70% of the corresponding deduction level prescribed in the above Table.
1.6. For cases of settling completed construction items, the deduction levels for settlement- auditing, -verifying and -approving expenses shall be calculated according to the following formula:
Expense for the construction item | = | Expense for the entire project | x | Estimate for the construction item | x | 85% |
The total investment of the project |
1.7. In case of necessity, the persons competent to approve the settlement may decide to hire consultants for re-examination of the reports on the results of verification of the settlement of investment capital of projects and the expenses paid to the organizations or individuals performing such re-examination shall not exceed 10% of the deduction level for the verification- approval expenses prescribed above.
2. Management and use of settlement- verifying and – approving expenditures:
2.1. Basing themselves on the prescribed spending regimes, criteria and norms and the proposals of the key verifying agencies, the investors shall pay for the work of verifying and approving the settlement of investment capital according to the following contents:
- Payment of allowances to participants in verifying and/or approving the investment capital settlement.
- Payment to specialists or organizations that provide consultancy on verification of the settlement of investment capital of projects at the requests of the agencies assuming the prime responsibility to verify and approve the investment capital settlement (if any).
- Payment for working trips, stationery, translation, printing, conferences, seminars and other expenses in service of the settlement verification and approval.
3. The settlement-verifying and -approving expenses and the expenses for auditing the reports on settlement of investment capital can be calculated into other expenses in the settlement value of projects.
VII. TIME LIMITS FOR SETTLEMENT OF INVESTMENT CAPITAL
1. For important national projects and Group-A projects financed with State budget capital: The time limit for making settlement reports shall not exceed 12 months for important national projects and 09 months for Group A projects financed with State budget capital, counting from the date of general pre-acceptance tests and hand-over of projects for putting to use. The auditing time limit shall not exceed 6 months counting from the dates the auditing contracts take effect. The examination time limit shall not exceed 3 months. The time limit for verifying and approving the investment capital settlement shall not exceed 4 months counting from the date the agencies assuming the prime responsibility for examination and verification fully receive the dossiers submitted for approval of the investment capital settlement under the provisions of this Circular.
2. For other Group A projects: The time limit for making settlement reports shall not exceed 9 months counting from the date of general pre-acceptance test and hand-over of the projects. The auditing time limit shall not exceed 6 months as from the dates the auditing contracts take effect. The time limit for verifying and approving the investment capital settlement shall not exceed 3 months counting from the date the agencies assuming the prime responsibility for verification fully receive the dossiers submitted for approval of the investment capital settlement under the provisions of this Circular.
3. For projects with the total investment level of under VND one billion and independent construction items: The time limit for making settlement reports shall not exceed 3 months counting from the date of pre-acceptance tests and hand-over of the projects. The time limit for auditing (if any) of investment capital settlement shall not exceed 2 months counting from the dates the auditing contracts take effect. The time limit for verifying and approving the investment capital settlement shall not exceed 2 months counting from the date the agencies assuming the prime responsibility for verification fully receive the dossiers submitted for approval of the investment capital settlement according to the provisions of this Circular.
4. For the remaining projects: The time limit for making settlement reports shall not exceed 6 months counting from the date of pre-acceptance test and hand-over of projects for putting into use. The time limit for auditing (if any) of the investment capital settlement shall not exceed 4 months counting from the dates the auditing contracts take effect. The time limit for verifying and approving the investment capital settlement shall not exceed 4 months counting from the date the agencies assuming the prime responsibility for verification fully receive the dossiers submitted for approval of the investment capital settlement under the provisions of this Circular.
VIII. RESPONSIBILITIES OF INVESTORS AND THE CONCERNED AGENCIES
1. Responsibilities of investors:
- To make investment capital settlement reports with full contents and within the time limits prescribed in this Circular.
- To submit for approval and manage the investment capital settlement dossiers strictly according to regulations. To be accountable for the accuracy of the data and the legality of the materials in the dossiers submitted for approval of investment capital settlement.
- To fully supply documents related to the investment capital settlement at the requests of the verifying (examining, auditing) agencies.
- To select the auditing units, to sign and organize the performance of contracts for auditing the investment capital settlement reports according to regulations.
- To have the responsibility to pay compensation for material damage if causing wastage or losses of investment capital of the projects.
- To join the contractors, individuals and/or units that provide services for the projects in definitely handling existing problems in the process of settling the investment capital.
- To fully recover the investment capital paid to individuals and units in contravention of the prescribed regimes.
2. Responsibilities of contracting units (consultancy, construction and installation, equipment supply, individuals and/or units providing services for the projects):
- To settle the implemented value of the contracts signed with investors according to regulations.
- To join investors in definitely handling existing problems under the signed contracts. To finalize the settlement dossiers falling under the scope of their implementation responsibility and be accountable for the accuracy of the data and the legality of the relevant materials provided to the investors for making the investment capital settlement reports as stipulated.
- To fully and timely reimburse the investment capital amounts paid in contravention of regulations by investors.
3. Responsibilities of the agencies which provide capital, lend capital or pay investment capital:
- To manage the 5% funding awaiting the settlement and organize the payment according to the provisions of the Government’s Decree No.07/2003/ND-CP of January 30, 2003.
- To examine, compare and certify the investment capital already provided, lent and paid to projects, and at the same time to give remarks, evaluation and proposals to the agencies which verify and approve the investment capital settlement on the investment process of the projects, made according to Form 08/QTDA.
- To coordinate with the investors in recovering the capital amounts already paid to individuals and units in contravention of the prescribed regimes.
4. Responsibilities of independent auditing organizations:
- To audit the reports on settlement of the investment capital or projects within the required scope; to ensure the objectivity, honesty, accuracy; to ensure the order, contents, quality and expense levels prescribed in this Circular.
- To take responsibility before law, before customers and users for the results of their auditing of settlement reports.
In cases where the auditing agencies breach the State’s regulations on auditing of investment capital settlement reports, the persons competent to approve the settlement may decide to recover part or whole of the auditing expenses already paid to the auditing units by the investors, depending on the seriousness of their violations.
5. Responsibilities of agencies which verify and approve the investment capital settlement:
- To guide, examine and urge the investors in performing the work of investment capital settlement in time and with full contents according to set forms.
- To guide the investors in settling problems arising in the course of investment capital settlement.
- To organize the verification of reports on investment capital settlement according to the prescribed contents and requirements.
- To be answerable to law for the results of direct verification.
- To guide, urge and create legal conditions for investors to recover the capital amounts they have paid to contractors in excess of the approved investment capital.
6. Responsibilities of the ministers, heads of branches, localities and superior agencies of the investors:
- To guide, examine, urge investors and agencies under their respective management in performing the work of investment capital settlement (elaboration, submission for approval, verification, approval of investment capital settlement) according to the provisions of this Circular.
- To organize inspection as provided for, to be accountable for data of the settlement proposed for verification and approval by the Finance Ministry with regard to projects with investment therein decided by the Prime Minister and Group A projects financed with State budget capital.
- To arrange adequate capital for payment to projects in the year when the decisions approving the investment capital settlement are issued.
- To urge and create legal conditions for investors to recover the investment capital amounts already paid in contravention of the prescribed regimes to contractors, individuals and/or units providing services for the projects.
7. Responsibilities of finance agencies at all levels:
To guide, urge and inspect agencies and units under their respective management in performing the work of settlement of investment capital of completed projects according to regulations. In case of detecting errors in the work of verifying and approving the settlement, to be entitled to request the approvers of the settlement make proper adjustment, and at the same time to handle, or propose the handling of, violations according to law provisions.
IX. REPORTING AND INSPECTION REGIME
1. Reporting regime:
1.1. For centrally-managed projects:
- The investors have the responsibility to make biannual and annual reports on the situation of settlement of the investment capital of the completed projects falling within their management scope and send them to their superior agencies and the agencies assuming the prime responsibility for verification according to Form 02/THQT, on July 10 at the latest for the biannual reports and January 15 of the following year at the latest for the annual reports.
- The agencies assuming the prime responsibility for verification of the settlement shall have to make biannual and annual reports on the situation of settlement of investment capital of completed projects falling within their respective management scope, according to Form 01/THQT and send them to the superior managing agencies no later than July 20 for the biannual reports and January 31 of the following year for the annual reports.
- The ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and Corporations 91 shall have to make biannual and annual sum-up reports on the situation of settlement of investment capital of completed projects under their respective management according to Form 01/THQT and send them to the Finance Ministry no later than July 31, for the biannual reports and February 15 of the following year, for the annual reports.
1.2. For locally-managed projects:
- The investors and project-management units shall have to make biannual and annual reports on the situation of settlement of investment capital of the completed projects under their respective management and send them to the superior agencies of the investors and the agencies assuming the prime responsibility for verification of settlement according to Form 02/THQT no later than July 10, for the biannual reports and January 15 of the following year, for the annual reports.
- The district-level finance sections shall have to make biannual and annual reports on the situation of settlement of investment capital of the completed projects under their respective management according to Form 01/THQT, and send them to the provincial/municipal Finance Services no later than July 20, for the biannual reports and January 31 of the following year, for the annual reports.
- The provincial/municipal Finance Services shall have to make biannual and annual sum-up reports on the situation of settlement of investment capital of the completed projects under the local management according to Form 01/THQT and send them to the Finance Ministry no later than July 31, for the biannual reports and February 15 of the following year, for the annual reports.
1.3. The Finance Ministry shall have to make biannual and annual sum-up reports on the situation of settlement of investment capital of completed projects nationwide according to Form 01/THQT, and send them to the Government no later than August 31, for the biannual reports, and February 28 of the following year, for the annual reports.
2. Inspection and handling of violations:
The superior management agencies and the investment and construction State management agencies shall regularly inspect the situation of performing the work of investment capital settlement according to the provisions of this Circular so as to promptly redress and handle violations. Organizations and individuals failing to comply with the regulations on investment capital settlement and causing wastage and loss of capital and assets of the State shall have to make compensations therefor and be administratively handled or prosecuted according to law provisions.
Part III
IMPLEMENTATION PROVISIONS
This Circular takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette and replaces the Finance Ministry’s Circular No.70/2000/TT-BTC of July 17, 2000 guiding the settlement of investment capital.
The State encourages the elaboration, verification and approval of investment capital settlement under the provisions of this Circular for projects not governed by this Circular.
| FOR THE FINANCE MINISTER |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây