Thông tư 40/2016/TT-NHNN sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa của ngân hàng thương mại

thuộc tính Thông tư 40/2016/TT-NHNN

Thông tư 40/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc quy định hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa của ngân hàng thương mại
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:40/2016/TT-NHNN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Thị Hồng
Ngày ban hành:30/12/2016
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Ngân hàng không được giao, nhận hàng hóa với khách hàng

Đây là một trong những nguyên tắc cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa tại Thông tư số 40/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa của ngân hàng thương mại.
Cụ thể, ngân hàng thương mại chỉ được thanh toán bằng đồng Việt Nam cho khách hàng đối với các nghĩa vụ phát sinh theo thỏa thuận tại hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa, hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa; không được giao hàng hóa, nhận hàng hóa với khách hàng và đối tác nước ngoài. Đặc biệt, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng cho khách hàng để ký quỹ ban đầu hoặc bổ sung phần ký quỹ còn thiếu trên tài khoản ký quỹ của khách hàng mở tại ngân hàng thương mại cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa hoặc để thanh toán các nghĩa vụ phát sinh theo thỏa thuận tại hợp đồng nhận, thực hiện lệnh bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa.
Cũng theo Thông tư này, ngân hàng thương mại chỉ xem xét cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa khi khách hàng có giao dịch gốc còn hiệu lực thực hiện; mục đích sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa là phòng ngừa rủi ro giá cả hàng hóa đối với giao dịch gốc của khách hàng; có khả năng tài chính theo đánh giá của ngân hàng thương mại để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ thanh toán phát sinh liên quan đến việc sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2017.

Xem chi tiết Thông tư40/2016/TT-NHNN tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
 
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------
Số: 40/2016/TT-NHNN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2016
 
 

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG SẢN PHẨM PHÁI SINH GIÁ CẢ HÀNG HÓA
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

 
 
Căn cứ Luật các tổ chức tín dụng s 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa của ngân hàng thương mại.
 
Chương I. QUY ĐỊNH CHUNG
 
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro giá cả hàng hóa cho khách hàng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi tắt là ngân hàng thương mại) được cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa theo Giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng thương mại, Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng, hoặc văn bản sửa đổi, bổ sung Giấy phép do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp, trong đó có nội dung cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa và nội dung kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước, thị trường quốc tế.
2. Khách hàng sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa do ngân hàng thương mại cung ứng (sau đây gọi tắt là khách hàng) là tổ chức kinh tế được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ tổ chức tín dụng.
3. Các pháp nhân, cá nhân có liên quan đến hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa của ngân hàng thương mại theo quy định tại Thông tư này.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Tại Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa là công cụ tài chính được ngân hàng thương mại cung ứng nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro giá cả hàng hóa cho khách hàng.
2. Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa là việc ngân hàng thương mại thực hiện một trong các hình thức dưới đây:
a) Ngân hàng thương mại giao kết và thực hiện hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hàng hóa với khách hàng trên thị trường không tập trung nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro giá cả hàng hóa cho khách hàng; ngân hàng thương mại phải thực hiện giao dịch đối ứng với đối tác nước ngoài để cân bằng rủi ro từ hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa đã giao kết và thực hiện với khách hàng;
b) Ngân hàng thương mại giao kết và thực hiện hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa với khách hàng.
3. Sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài là thị trường tập trung mua, bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa. Sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài được thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài.
4. Thị trường không tập trung là thị trường mua, bán sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa mà không được mua, bán trên Sàn giao dịch hàng hóa.
5. Hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa là hợp đồng được chuẩn hóa, niêm yết và mua bán trên Sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài.
6. Hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa là thỏa thuận bằng văn bản mà ngân hàng thương mại tiếp nhận và đưa lệnh của khách hàng về việc mua, bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa lên Sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro giá cả hàng hóa cho khách hàng.
7. Hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa là thỏa thuận bằng văn bản giữa ngân hàng thương mại với khách hàng về việc cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa trên thị trường không tập trung.
8. Giao dịch gốc là hợp đồng mua, bán hàng hóa được lập bằng văn bản, hợp pháp và chịu rủi ro giá cả hàng hóa, gồm: Hợp đồng mua, bán hàng hóa trong nước, hợp đồng xuất khẩu hàng hóa, hợp đồng nhập khẩu hàng hóa.
9. Hàng hóa cơ sở là hàng hóa được giao dịch trong giao dịch gốc làm cơ sở cho ngân hàng thương mại cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa, gồm: Nông sản; nhiên liệu; năng lượng; kim loại, trừ hàng hóa cơ sở là vàng và các hàng hóa cấm kinh doanh và cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định hiện hành của pháp luật.
10. Giao dịch đối ứng là giao dịch ngân hàng thương mại thực hiện với đối tác nước ngoài nhằm mục đích cân bằng rủi ro từ hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa đã giao kết và thực hiện với khách hàng.
11. Đối tác nước ngoài là tổ chức được phép thực hiện giao dịch phái sinh giá cả hàng hóa theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được phép nhận lệnh và đưa lệnh mua, bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa lên Sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài.
12. Lệnh mua, bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa là đề nghị của khách hàng về việc mua, bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa qua Sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài.
13. Thời hạn giao dịch là khoảng thời gian kể từ ngày lệnh mua, bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa của khách hàng được thực hiện đến ngày lệnh mua, bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa đó được tất toán toàn bộ trên Sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài.
14. Tài khoản ký quỹ là tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam của khách hàng mở tại ngân hàng thương mại để thực hiện, bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa, hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa.
15. Khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở là khối lượng mà các bên giao kết hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa, hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa làm cơ sở để tính khoản tiền được nhận hoặc phải trả hoặc mức phí (nếu có); khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở bằng hoặc nhỏ hơn khối lượng hàng hóa cơ sở còn lại của giao dịch gốc.
16. Giá thị trường là giá của hàng hóa cơ sở được giao dịch trên Sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài hoặc do một bên thứ ba cung cấp vào thời điểm cụ thể hoặc trong một khoảng thời gian xác định.
17. Giá tham chiếu là giá thay đổi theo diễn biến giá thị trường và được các bên giao kết hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa thống nhất cách xác định vào thời điểm cụ thể trong thời hạn hợp đồng còn hiệu lực.
18. Mức giá cố định là giá được các bên giao kết hợp đồng hoán đổi giá cả hàng hóa thống nhất sử dụng để xác định phần chênh lệch giá và nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn thanh toán của hợp đồng.
19. Mức giá thực hiện là giá dùng để so sánh với giá tham chiếu của hàng hóa cơ sở để bên mua quyền chọn quyết định việc thực hiện quyền chọn mua, bán giá cả hàng hóa.
Điều 4. Nguyên tắc cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa
1. Hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa được thực hiện theo thỏa thuận giữa ngân hàng thương mại và khách hàng, phù hợp với quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan. Những nội dung thỏa thuận về việc cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa của ngân hàng thương mại đối với khách hàng phải được lập thành văn bản.
2. Ngân hàng thương mại được cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa khi đã ban hành văn bản quy định nội bộ về hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa phù hợp với quy định tại Thông tư này, pháp luật có liên quan.
3. Ngân hàng thương mại được báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa, hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa bằng ngoại tệ đối với giao dịch gốc là hợp đồng mua bán hàng hóa bằng ngoại tệ. Đối với giao dịch gốc là hợp đồng mua, bán bằng đồng Việt Nam, ngân hàng thương mại báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa, hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua, bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa bằng đồng Việt Nam; trường hợp cần quy đổi từ ngoại tệ sang đồng Việt Nam, tỷ giá đồng Việt Nam và ngoại tệ do các bên thỏa thuận phù hợp quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
4. Ngân hàng thương mại chỉ được thanh toán bằng đồng Việt Nam cho khách hàng đối với các nghĩa vụ phát sinh theo thỏa thuận tại hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa, hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa; không được giao hàng hóa, nhận hàng hóa với khách hàng và đối tác nước ngoài. Trường hợp cần quy đổi từ ngoại tệ sang đồng Việt Nam, tỷ giá đồng Việt Nam và ngoại tệ do các bên thỏa thuận phù hợp quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
5. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng cho khách hàng để ký quỹ ban đầu hoặc bổ sung phần ký quỹ còn thiếu trên tài khoản ký quỹ của khách hàng mở tại ngân hàng thương mại cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa hoặc để thanh toán các nghĩa vụ phát sinh theo thỏa thuận tại hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa.
Điều 5. Điều kiện đối với khách hàng sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa
Ngân hàng thương mại xem xét cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:
1. Có giao dịch gốc còn hiệu lực thực hiện.
2. Mục đích sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa là phòng ngừa rủi ro giá cả hàng hóa đối với giao dịch gốc của khách hàng.
3. Có khả năng tài chính theo đánh giá của ngân hàng thương mại để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ thanh toán phát sinh liên quan đến việc sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa.
Điều 6. Hồ sơ đề nghị sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa
Khi có nhu cầu sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa, khách hàng phải gửi cho ngân hàng thương mại các tài liệu, gồm:
1. Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính của giao dịch gốc. Trường hợp khách hàng nộp bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu, ngân hàng thương mại có trách nhiệm xác nhận tính chính xác của bản sao so với bản chính.
2. Các tài liệu khác theo hướng dẫn của ngân hàng thương mại.
Điều 7. Quy định nội bộ
Ngân hàng thương mại ban hành văn bản quy định nội bộ đối với hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa phù hợp quy định tại Thông tư này các quy định của pháp luật có liên quan và chính sách cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa của ngân hàng thương mại. Văn bản quy định nội bộ của ngân hàng thương mại phải hướng dẫn cụ thể các nội dung sau:
1. Quy trình thực hiện giao dịch với khách hàng sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro giá cả hàng hóa cho giao dịch gốc của khách hàng đó.
2. Việc đánh giá khả năng tài chính của khách hàng để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ thanh toán phát sinh liên quan đến việc sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa.
3. Điều kiện đối với đối tác nước ngoài mà ngân hàng thương mại giao kết và thực hiện hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này.
4. Phân cấp ủy quyền, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cá nhân, bộ phận trong việc thẩm định, phê duyệt, quyết định cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa.
5. Nhận dạng, đo lường các loại rủi ro có thể phát sinh khi cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa; xây dựng quy trình và phân công trách nhiệm theo dõi, kiểm soát, đánh giá những rủi ro phát sinh; các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro, trong đó có giới hạn cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa của ngân hàng thương mại, các giới hạn cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa đối với một khách hàng và đối với cá nhân, bộ phận được giao phê duyệt, quyết định cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa.
6. Các trường hợp thay đổi về nội dung liên quan đến hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua, bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa, hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa do thay đổi về giao dịch gốc; biện pháp xử lý giao dịch đối ứng đối với các trường hợp này.
7. Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ đối với việc cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa.
8. Hồ sơ đề nghị sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa theo quy định tại Điều 6 Thông tư này.
9. Các nội dung khác theo yêu cầu quản trị nội bộ của ngân hàng thương mại nhằm đảm bảo hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa được an toàn, hiệu quả.
Điều 8. Hạch toán kế toán
Ngân hàng thương mại thực hiện hạch toán kế toán đối với hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa theo quy định của Chuẩn mực kế toán Việt Nam và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hệ thống tài khoản kế toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Chương II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
 
Mục 1. CUNG ỨNG SẢN PHẨM PHÁI SINH GIÁ CẢ HÀNG HÓA ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG TRÊN THỊ TRƯỜNG KHÔNG TẬP TRUNG
Điều 9. Phạm vi cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa đối với khách hàng trên thị trường không tập trung
1. Ngân hàng thương mại được giao kết và thực hiện hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa với khách hàng trên thị trường không tập trung, bao gồm:
a) Hợp đồng hoán đổi giá cả hàng hóa là hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa, theo đó ngân hàng thương mại và khách hàng thỏa thuận đồng thời mua và bán cùng một loại hàng hóa cơ sở, khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở và thời điểm xác định trong thời hạn hợp đồng hoán đổi giá cả hàng hóa còn hiệu lực; theo đó, một bên sẽ mua theo mức giá cố định, đồng thời bán theo giá tham chiếu và bên còn lại sẽ bán theo mức giá cố định, đồng thời mua theo giá tham chiếu vào thời điểm xác định trong thời hạn hợp đồng hoán đổi giá cả hàng hóa còn hiệu lực; việc thanh toán giữa ngân hàng thương mại và khách hàng được thực hiện trên cơ sở phần chênh lệch mức giá cố định với giá tham chiếu và khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở;
b) Hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn mua giá cả hàng hóa là hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa, theo đó ngân hàng thương mại bán cho khách hàng quyền (nhưng không phải nghĩa vụ bắt buộc) được mua một khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở tại một mức giá thực hiện vào thời điểm xác định trong thời hạn hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn mua giá cả hàng hóa còn hiệu lực. Trong thời hạn hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn mua giá cả hàng hóa còn hiệu lực, trường hợp giá tham chiếu của hàng hóa cơ sở cao hơn mức giá thực hiện, nếu có yêu cầu của khách hàng về việc thực hiện quyền, ngân hàng thương mại phải thực hiện thanh toán cho khách hàng khoản tiền được tính trên cơ sở phần chênh lệch giữa mức giá thực hiện với giá tham chiếu của hàng hóa cơ sở và khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở; trường hợp giá tham chiếu của hàng hóa cơ sở thấp hơn mức giá thực hiện, thì không phát sinh việc thanh toán giữa ngân hàng thương mại với khách hàng về chênh lệch giữa mức giá thực hiện với giá tham chiếu của hàng hóa cơ sở. Khách hàng phải trả phí cho ngân hàng thương mại theo thỏa thuận tại hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn mua giá cả hàng hóa để mua quyền chọn mua giá cả hàng hóa; khoản phí này có thể thanh toán một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn mua giá cả hàng hóa còn hiệu lực theo thỏa thuận tại hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn mua phái sinh giá cả hàng hóa;
c) Hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn bán giá cả hàng hóa là hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa, theo đó ngân hàng thương mại bán cho khách hàng quyền (nhưng không phải nghĩa vụ bắt buộc) được bán một khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở tại một mức giá thực hiện vào thời điểm xác định trong thời hạn hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn bán giá cả hàng hóa còn hiệu lực. Trong thời hạn hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn bán giá cả hàng hóa còn hiệu lực, trường hợp giá tham chiếu của hàng hóa cơ sở thấp hơn mức giá thực hiện, nếu có yêu cầu của khách hàng về việc thực hiện quyền, ngân hàng thương mại phải thực hiện thanh toán cho khách hàng khoản tiền được tính trên cơ sở phần chênh lệch giữa mức giá thực hiện với giá tham chiếu của hàng hóa cơ sở và khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở; trường hợp giá tham chiếu của hàng hóa cơ sở cao hơn mức giá thực hiện, thì không phát sinh việc thanh toán giữa ngân hàng thương mại với khách hàng về chênh lệch giữa mức giá thực hiện với giá tham chiếu của hàng hóa cơ sở. Khách hàng phải trả phí cho ngân hàng thương mại theo thỏa thuận tại hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn bán giá cả hàng hóa để mua quyền chọn bán giá cả hàng hóa; khoản phí này có thể thanh toán một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn bán giá cả hàng hóa còn hiệu lực theo thỏa thuận tại hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn bán giá cả hàng hóa;
d) Hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn giá cả hàng hóa kết hợp trần sàn là hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa, theo đó ngân hàng thương mại bán cho khách hàng quyền (không phải nghĩa vụ bắt buộc) được mua (hoặc bán) một khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở tại một mức giá thực hiện giới hạn trần (hoặc sàn), đồng thời mua từ khách hàng quyền (không phải nghĩa vụ bắt buộc) được bán (hoặc mua) một khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở tại một mức giá thực hiện giới hạn sàn (hoặc trần), trên cùng một khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở vào thời điểm xác định trong thời hạn hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn giá cả hàng hóa kết hợp trần sàn còn hiệu lực. Trong thời hạn hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn giá cả hàng hóa kết hợp trần sàn còn hiệu lực, trường hợp giá tham chiếu của hàng hóa cơ sở cao hơn mức giá thực hiện giới hạn trần (hoặc thấp hơn mức giá thực hiện giới hạn sàn), nếu có yêu cầu của khách hàng về việc thực hiện quyền, ngân hàng thương mại phải thực hiện thanh toán cho khách hàng khoản tiền được tính trên cơ sở phần chênh lệch giữa mức giá thực hiện giới hạn trần (hoặc mức giá thực hiện giới hạn sàn) với giá tham chiếu của hàng hóa cơ sở và khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở; trường hợp giá tham chiếu của hàng hóa cơ sở thấp hơn mức giá thực hiện giới hạn sàn (hoặc cao hơn mức giá thực hiện giới hạn trần), nếu có yêu cầu của ngân hàng thương mại, thì khách hàng phải thực hiện thanh toán cho ngân hàng thương mại khoản tiền được tính trên cơ sở phần chênh lệch giữa mức giá thực hiện giới hạn sàn (hoặc mức giá thực hiện giới hạn trần) với giá tham chiếu của hàng hóa cơ sở và khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở; trường hợp giá tham chiếu của hàng hóa cơ sở thấp hơn mức giá thực hiện giới hạn trần và cao hơn mức giá thực hiện giới hạn sàn, thì không phát sinh việc thanh toán giữa ngân hàng thương mại với khách hàng về chênh lệch giữa mức giá thực hiện với giá tham chiếu của hàng hóa cơ sở. Ngân hàng thương mại và khách hàng thỏa thuận tại hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn giá cả hàng hóa kết hợp trần sàn về việc trả phí và mức phí phải trả.
2. Hiệu lực của hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa không vượt quá thời hạn giao dịch gốc còn hiệu lực.
Điều 10. Hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa
1. Ngân hàng thương mại thỏa thuận với khách hàng về việc cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa tại hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa phù hợp với các quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan. Hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa tối thiểu phải có các nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ của ngân hàng thương mại; tên, địa chỉ của khách hàng;
b) Giao dịch gốc; loại hàng hóa cơ sở; khối lượng hàng hóa cơ sở; giá hàng hóa cơ sở áp dụng trong giao dịch gốc; thời hạn giao dịch gốc còn hiệu lực; lịch thanh toán của giao dịch gốc;
c) Các mức giá để thực hiện sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa;
d) Thời hạn giao dịch của hợp đồng;
đ) Ngày thanh toán định kỳ và phương thức thanh toán;
e) Các khoản thanh toán;
g) Hiệu lực của hợp đồng;
h) Quyền và trách nhiệm của các bên;
i) Các trường hợp thay đi và chấm dứt hợp đng trước hạn; thỏa thuận phạt vi phạm.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, hợp đồng không tiêu chuẩn vphái sinh giá cả hàng hóa có thể có các nội dung khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Ngân hàng thương mại và khách hàng có thể thỏa thuận áp dụng Hợp đồng mẫu của Hiệp hội Hoán đổi và Phái sinh quốc tế với điều kiện các nội dung của hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa không trái với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
4. Hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa được lập dưới hình thức hợp đồng khung và/hoặc hợp đồng cụ thể.
Điều 11. Giao dịch đối ứng
1. Ngân hàng thương mại phải thực hiện giao dịch đối ứng với đối tác nước ngoài để cân bng rủi ro từ hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa đã giao kết và thực hiện với khách hàng như sau:
a) Ngân hàng thương mại được thực hiện giao dịch đi ứng là hợp đồng quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 9 và điểm a, b và c khoản 1 Điều 13 Thông tư này;
b) Hàng hóa trong giao dịch đối ứng là hàng hóa cơ sở;
c) Khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở và hiệu lực của giao dịch đối ứng phải trùng khớp với khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở và hiệu lực của hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa mà ngân hàng thương mại đã giao kết và thực hiện với khách hàng;
d) Trường hợp có sự thay đi liên quan đến hợp đồng không tiêu chuẩn vphái sinh giá cả hàng hóa do thay đi về giao dịch gc, ngân hàng thương mại phải điều chỉnh giao dịch đối ứng với đối tác nước ngoài phù hợp với quy định tại điểm a, b và c khoản này và quy định nội bộ tại khoản 6 Điều 7 Thông tư này;
đ) Trường hợp chấm dứt trước hạn giao dịch đối ứng giữa ngân hàng thương mại và đối tác nước ngoài, thì ngân hàng thương mại phải thực hiện giao dịch đi ng khác với hiệu lực và khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở trùng khớp với thi hạn còn hiu lực và khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở còn lại tại hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa mà ngân hàng thương mại đã giao kết và thực hiện với khách hàng; trường hợp ngân hàng thương mại không thể thực hiện giao dịch đi ứng khác cho thời hạn còn hiu lực và khi lượng hàng hóa danh nghĩa cơ sở còn lại của hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa mà ngân hàng thương mại đã giao kết và thực hiện với khách hàng, thì trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày chấm dt giao dịch đối ứng, ngân hàng thương mại phải xây dựng phương án cân bằng rủi ro từ hợp đồng không tiêu chuẩn phái sinh giá cả hàng hóa đã giao kết và thực hiện với khách hàng và báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Chính sách tiền tệ và Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) về nguyên nhân phát sinh, các biện pháp và thời hạn khắc phục.
e) Trường hợp chấm dứt trước hạn hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa giữa ngân hàng thương mại và khách hàng, thì ngân hàng thương mại phải chấm dứt giao dịch đi ứng với đi tác nước ngoài.
2. Khi thực hiện giao dịch đi ứng với đối tác nước ngoài, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, ngân hàng thương mại phải thực hiện với đối tác nước ngoài được xếp hạng tín nhiệm ti thiu Baa/P-3 theo đánh giá xếp hạng của Moody's Investors Service hoặc BBB-/A-3 theo đánh giá xếp hạng của Standard&Poor’s hoặc BBB-/F3 theo đánh giá xếp hạng của Fitch Ratings tại thời điểm giao kết hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa, trừ trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện giao dịch đi ứng với ngân hàng mẹ hoặc với chi nhánh ở nước ngoài của ngân hàng mẹ.
Điều 12. Biện pháp bảo đảm
Ngân hàng thương mại và khách hàng thỏa thuận việc áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận tại hợp đng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa phù hợp quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm và pháp luật có liên quan.
Mục 2. CUNG ỨNG SẢN PHẨM PHÁI SINH GIÁ CẢ HÀNG HÓA ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG QUA SÀN GIAO DỊCH HÀNG HÓA Ở NƯỚC NGOÀI
Điều 13. Phạm vi cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa đối với khách hàng qua Sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài
1. Ngân hàng thương mại được tiếp nhận và đưa lệnh của khách hàng về việc mua, bán các hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa lên Sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài, bao gm:
a) Hợp đồng tương lai giá cả hàng hóa;
b) Hợp đồng tiêu chuẩn về quyền chọn mua giá cả hàng hóa;
c) Hợp đồng tiêu chuẩn quyền chọn bán giá cả hàng hóa.
2. Ngân hàng thương mại chỉ được tiếp nhận và đưa lệnh việc mua, bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa của khách hàng lên Sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài, khi thời hạn giao dịch của hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa không vượt quá thời hạn giao dịch gốc còn hiệu lực.
Điều 14. Hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua, bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa
1. Ngân hàng thương mại thỏa thuận với khách hàng về việc nhận, thực hiện lệnh mua bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa qua Sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài phù hợp với các quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan. Hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua, bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa tối thiểu phải có các nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ của ngân hàng thương mại; tên, địa chỉ của khách hàng;
b) Nội dung tiếp nhận và đưa lệnh của khách hàng về việc mua, bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa lên Sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài; xác nhận lệnh của khách hàng và thông báo;
c) Hạn mức và các giới hạn nhận, thực hiện lệnh mua bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa;
d) Ký quỹ;
đ) Phí và các khoản thanh toán;
e) Quyền và trách nhiệm của các bên;
g) Các trường hợp thay đổi hợp đồng và chấm dứt hợp đồng trước hạn;
h) Xử lý tranh chấp và thanh lý hợp đồng.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua, bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa có thể có các nội dung khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua, bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa được lập dưới hình thức hợp đồng khung và/hoặc hợp đồng cụ thể.
Điều 15. Ký quỹ để mua bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa
1. Ngân hàng thương mại thỏa thuận mức ký quỹ của khách hàng trên cơ sở phù hợp quy định của Sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài hoặc yêu cầu của đối tác nước ngoài và khả năng tài chính của khách hàng để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ phát sinh theo thỏa thuận tại hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua, bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa.
2. Khách hàng phải mở và duy trì số dư tối thiểu trên tài khoản ký quỹ trước và trong quá trình khách hàng sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa qua Sàn giao dịch hàng hóa ở nước ngoài; trường hợp khách hàng không duy trì được số dư tối thiểu trên tài khoản ký quỹ theo thỏa thuận với ngân hàng thương mại thì ngân hàng thương mại có quyền tất toán toàn bộ hoặc một phần lệnh mua, bán của khách hàng.
 
Chương III. QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG SẢN PHẨM PHÁI SINH GIÁ CẢ HÀNG HÓA
 
Điều 16. Quyền và trách nhiệm của ngân hàng thương mại
1. Ngân hàng thương mại có quyền:
a) Yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin, tài liệu chứng minh việc đáp ứng các điều kiện đối với khách hàng sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa theo quy định tại Điều 5 Thông tư này; các thông tin, tài liệu khác phát sinh liên quan đến hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa phù hợp với quy định tại Thông tư này.
b) Yêu cầu khách hàng thông báo về những thay đổi liên quan đến giao dịch gốc để ngân hàng thương mại xem xét xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa;
c) Các quyền khác theo thỏa thuận của ngân hàng thương mại và khách hàng phù hợp với quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan.
2. Ngân hàng thương mại có trách nhiệm:
a) Thực hiện quản lý và kiểm soát rủi ro hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa tập trung tại trụ sở chính của ngân hàng thương mại. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa thực hiện quản lý và kiểm soát rủi ro theo quy định của ngân hàng mẹ, phù hợp với quy định tại Thông tư này;
b) Cung cấp thông tin chính xác cho khách hàng về sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa, các rủi ro có thể phát sinh, các loại phí và mức phí nếu có để khách hàng hiểu, xem xét quyết định sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa và có biện pháp phòng ngừa rủi ro;
c) Tìm hiểu các quy định của pháp luật nước ngoài và diễn biến thị trường quốc tế liên quan đến sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa, các thông tin về đánh giá xếp hạng tín nhiệm của đối tác nước ngoài nhằm đảm bảo hoạt động cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa được an toàn, hiệu quả;
d) Các trách nhiệm khác theo thỏa thuận của ngân hàng thương mại và khách hàng phù hợp với quy định của Thông tư này và pháp luật có liên quan.
Điều 17. Quyền và trách nhiệm của khách hàng sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa
1. Khách hàng có quyền:
a) Yêu cầu ngân hàng thương mại cung cấp thông tin chính xác về sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa, các rủi ro có thể phát sinh, loại phí và mức phí nếu có để khách hàng hiểu, xem xét quyết định sử dụng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa và có biện pháp phòng ngừa rủi ro;
b) Các quyền khác theo thỏa thuận của khách hàng và ngân hàng thương mại phù hợp với quy định tại Thông tư này và pháp luật có liên quan.
2. Khách hàng có trách nhiệm:
a) Cung cấp các thông tin, tài liệu chứng minh việc đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu cung cấp cho ngân hàng thương mại;
b) Kịp thời thông báo những thay đổi về giao dịch gốc để ngân hàng thương mại xem xét điều chỉnh hợp đồng nhận, thực hiện lệnh mua, bán hợp đồng tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa, hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa và giao dịch đối ứng;
c) Các trách nhiệm khác theo thỏa thuận của khách hàng và ngân hàng thương mại phù hợp với quy định của Thông tư này và pháp luật có liên quan.
 
Chương IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
 
Điều 18. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 3 năm 2017.
2. Đối với các hợp đồng cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa đã giao kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, ngân hàng thương mại tiếp tục thực hiện các nội dung ghi trong hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật có hiệu lực thi hành tại thời điểm giao kết hợp đồng cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa hoặc thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa phù hợp với quy định tại Thông tư này.
3. Trường hợp ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận thực hiện thí điểm sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa, ngân hàng thương mại tiếp tục thực hiện các nội dung về việc thí điểm sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa cho đến khi kết thúc thời hạn thực hiện thí điểm được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận. Đối với các hợp đồng cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa được giao kết sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, việc giao kết và thực hiện hợp đồng phải phù hợp với quy định tại Thông tư này.
Điều 19. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) ngân hàng thương mại chịu trách nhiệm tổ chức thi hành Thông tư này.
 
 Nơi nhận:
- Như Điều 19;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Lưu: VP, Vụ CSTT, PC.
KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Nguyễn Thị Hồng

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THESTATE BANK
OF VIETNAM

--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence – Freedom - Happiness
---------------

No.40/2016/TT-NHNN

Hanoi,December30, 2016

 

CIRCULAR 
Regulating the provision of commodity price derivatives  
of commercial banks
-----------------------

Pursuant to the Law on State Bank of Vietnam No.46/2010/QH12 dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Credit Institutions No.47/2010/QH12 dated June 16, 2010;

Pursuant to the Government s Decree No.156/2013/ND-CP dated November 11, 2013 regulating the functions, tasks, powers and organization of the State Bank of Vietnam;

At the proposal of the Director of the Monetary Policy Department;

The Governor of the State Bank of Vietnam issues a Circular regulating the provision of derivative commodity prices of commercial banks.

Chapter I 
GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Circular regulates for the provision of commodity price derivatives of commercial banks and branches of foreign banks to customers in order to prevent risks of commodity prices for them.

Article 2. Subjects of application

1. Commercial banks and branches of foreign bank (hereinafter referred to as commercial banks) entitled to provide commodity price derivatives according to Establishment and Operation Licenses of the commercial banks, Establishment Licenses of bank branches, or documents amending or supplementing Licenses issued by the State Bank of Vietnam, including regulations on the provision of commodity price derivatives as well as the basic business and provision of  foreign exchange services in domestic and international markets.

2. Customers using commodity price derivatives supplied by commercial banks (hereinafter referred to as customers), including economic organizations established and operating under the provisions of Vietnamese law provisions, except credit institutions.

3. Legal entities and individuals involved in the provision of commodity price derivatives of commercial banks according to the provisions of this Circular.

Article 3. Interpretation of terms

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1. Commodity price derivatives are financial instruments provided by commercial banks for the purpose of preventing risks of commodity prices for customers.

2. The provision of commodity price derivatives means the implementation of one of the below forms by the commercial banks:

a) Commercial banks contract and carry out non-standard contracts on commodity price derivatives with customers in unconcentrated markets for the purpose of preventing risks of commodity prices for customers; commercial banks shall carry out reciprocal transactions with foreign partners to balance risks from non-standard contracts on commodity price derivatives that have been signed and carried out with customers;

b) Commercial banks contract and carry out contracts of receiving and executing purchase and sale orders of standard contracts on commodity price derivatives with customers.

3. Overseas commodities exchanges are markets focusing on buying and selling standard contracts on commodity price derivatives. Overseas commodities exchanges shall be established and run under foreign laws.

4. Unconcentrated markets are markets buying and selling commodity price derivatives not on the Commodities Exchanges.

5. Standard contracts on commodity price derivatives are contracts standardized, listed and purchased on the overseas Commodities Exchanges.

6. Contracts of receiving and executing purchase and sale orders of standard contracts on commodity price derivatives are written agreements that commercial banks receive and upload the purchase and sale orders of standard contracts on commodity price derivative of customers on overseas Commodities Exchanges  for the purpose of preventing commodity price risks for customers.

7. Non-standard contracts on commodity price derivatives are written agreements between commercial banks and customers on the provision of commodity price derivatives in unconcentrated markets.

8. Original transactions are legal written contracts on purchase and sale of commodities and at risk of commodity prices, including: Contracts on purchase and sale of domestic commodities, contracts on commodities export and contracts on commodities import.

9. Underlying commodities are commodities traded in original transactions serving as a basis for commercial banks to provide commodity price derivatives, including: Agricultural products; fuel; energy; metal, excluding gold and commodities prohibited from trading and being exported or imported in accordance with current law provisions.

10. Reciprocal transactions are transactions of commercial banks carried out with foreign partners for the purpose of balancing risks from the non-standard contracts on commodity price derivatives signed and carried out with customers.

11. Foreign partners are organizations entitled to conduct transactions on commodity price derivatives in accordance with foreign laws or entitled to receive and upload purchase and sale orders of standard contracts on commodity price derivatives on the overseas Commodities Exchanges.

12. Purchase and sale orders of standard contracts on commodity price derivatives are orders of customers for the purchase and sale of standard contracts on commodity price derivatives via overseas Commodities Exchanges.

13. Transaction terms are periods of time starting from the date when orders of customers for the purchase and sale of standard contracts on commodity price derivatives are carried out until the date when orders of customers for the purchase and sale of standard contracts on commodity price derivatives are fully settled on the overseas Commodities Exchanges.

14. Escrow accounts are payment accounts in VND opened by customers at commercial banks to implement and ensure the implementation of arising financial obligations in non-standard contracts on commodity price derivatives, contracts on receiving and executing sale and purchase orders of standard contracts on commodity price derivatives.

15. Nominal volume of underlying commodities is the volume that the parties of non-standard contracts on commodity price derivatives or contracts on receiving and executing sale and purchase orders of standard contracts on commodity price derivatives take as a basis for calculating the receivable or payable amount or the possible fees. The nominal volume of underlying commodities is equal to or smaller than the remaining volume of underlying commodities in original transactions.

16. Market price is the price of underlying commodities traded on overseas Commodities Exchanges or provided by a third party at a specific time or in a defined term.

17. Reference price is the price that changes according to market price movements and is unanimously determined by parties of non-standard contracts on commodity price derivatives at specific points within the valid term of the contracts

18. Fixed price is the price as agreed by the parties of the commodities price swap contract to determine the price difference and payment obligations when the contracts are signed.

19. Executed price is the price used to compare the reference price of the underlying commodities for the buyers of rights to consider and choose to optionally purchase and sell commodities prices.

Article 4. Principles of providing commodity price derivatives

1. The provision of commodity price derivatives shall be implemented as agreed between commercial banks and customers in accordance with this Circular and relevant law provisions. The agreed contents on the provision of commodity price derivatives of commercial banks to customers shall be made in writing.

2. Commercial banks shall be entitled to provide commodity price derivatives when they have issued internal regulations on the provision of commodity price derivatives in accordance with the provisions of this Circular and relevant law provisions.

3. Commercial banks shall be entitled to quote, price and record prices in non-standard contracts on commodity price derivatives or contracts on receipt and execution of sale and purchase orders of non-standard contracts on commodities price derivatives in foreign currencies for the original transactions in foreign currencies. For the original transactions in VND, commercial banks shall quote, price and records prices in non-standard contracts on commodity price derivatives or contracts on receipt and execution of sale and purchase orders of non-standard contracts on commodities price derivatives in VND; In case it is necessary to convert from foreign currencies into VND, the exchange rate shall be agreed upon by the parties in accordance with the regulations of the State Bank of Vietnam.

4. Commercial banks shall only pay customers in VND for the arising obligations as agreed in non-standard contracts on commodity price derivatives or contracts on receipt and execution of sale and purchase orders of non-standard contracts on commodities price derivatives; shall not deliver and receive commodities from foreign customers and partners. In case it is necessary to convert from foreign currencies into VND, the exchange rate shall be agreed upon by the parties in accordance with the regulations of the State Bank of Vietnam.

5. Credit institutions and branches of foreign banks shall not grant credits to customers for initial escrows or additional parts on escrow accounts opened at commercial banks providing commodity price derivatives or for payment of arising obligations as agreed in the contracts on receipt and execution of sale and purchase orders of non-standard contracts on commodities price derivatives.

Article 5. Conditions for customers using commodity price derivatives

Commercial banks shall consider providing commodity price derivatives when customers have the following conditions:

1. Having valid original transactions.

2. Using commodity price derivatives to prevent the risks of commodity prices on the original transactions of customers.

3. Being financially capable as evaluated by commercial banks to ensure the fulfillment of arising payment obligations related to the use of commodity price derivatives.

Article 6. Application dossiers for using commodity price derivatives.

In need of using commodity price derivatives, customers shall send dossiers to commercial banks, each of which include:

1. Authenticated copy or copy attached with the original transaction. If the customers submit copies attached with the original transactions, the commercial banks shall confirm the accuracy of the copies compared to the originals.

2. Other documents as instructed by commercial banks.

Article 7. Internal regulations

Commercial banks shall issue documents providing internal regulations on the provision of commodity price derivatives in accordance with this Circular and relevant law provisions and policies of commercial banks. Such documents shall specifically provide the following contents:

1. Process of dealing with customers using commodity price derivatives for the purpose of preventing the risks of commodity prices for their original transactions.

2. Assessment of the financial ability of customers to ensure the fulfillment of arising payment obligations related to the use of commodity price derivatives.

3. Conditions for foreign partners to which commercial banks sign and carry out non-standard contracts on commodity price derivatives in accordance with the provisions of Clause 2, Article 11 of this Circular.

4. Decentralization of authority, functions, duties and responsibilities of individuals and units in the consultation, approval, decision to provide commodity price derivatives.

5. Identification and measurement of risks that may arise when providing commodity price derivatives; formulation of processes and assignment of responsibilities for monitoring, controlling and evaluating arising risks; measures to prevent and deal with risks, including limits for providing commodity price derivatives  of commercial banks, restrictions on the provision of commodity price derivatives  for a single customer and for individuals and departments that are approved to be provided with commodity price derivatives .

6. Cases of changes related to contracts on receipt and execution of purchase and sale orders of non-standard contracts on commodity price derivatives or non-standard contracts on commodity price derivatives due to changes in original transactions; Remedial measures for these cases.

7. Guidance, inspection, control, internal audit for the provision of commodity price derivatives.

8. Application dossiers for using commodity price derivatives in accordance with Article 6 of the Circular.

9. Other contents required by commercial banks for the internal management purpose to ensure the safe and effective provision of commodity price derivatives.

Article 8. Accounting

Commercial banks shall perform accounting for the provision of commodity price derivatives according to the Vietnam’s standards on Accounting and regulations of the State Bank of Vietnam on the system of accounting accounts of credit institutions and branches of foreign banks.

Chapter II 
SPECIFIC PROVISIONS 

Section 1 
ROVISION OF COMMODITY PRICE DERIVATIVES FOR 
CUSTOMERS IN UNCONCENTRATED MARKETS

Article 9. Scope of the provision of commodity price derivatives to customers in unconcentrated markets

1. Commercial banks shall be entitled to sign and carry out non-standard contracts on commodity price derivatives with customers in unconcentrated markets, including:

a) Commodity price swap contracts, which are non-standard contracts on commodity price derivatives, in which commercial banks and customers agree to buy and sell the same type of underlying commodities at the same time, while the nominal volume of the underlying commodities and terms of such reciprocal contracts are still valid Accordingly, one party will buy at the fixed price and sell at the reference price while the other party will sell at the fixed price and buy at the reference price at the time during the valid terms of the contracts; payments between commercial banks and customers shall be made based on the differences between the fixed and reference prices and the nominal volumes of underlying commodities;

b) Non-standard contracts on the rights to optionally purchase commodity prices are non-standard contracts on commodity price derivatives, in which commercial banks shall sell to customers the rights (not the obligations), to purchase a nominal volume of underlying commodities at a price made in the valid term of non-standard contracts on the rights to optionally purchase commodity prices. During the valid terms, when the reference price of the underlying commodities is higher than the executed price, commercial banks shall, at their requests, pay the customers the amount calculated based on the difference between the executed price and the reference price of the underlying commodities and the nominal volume of the underlying commodities; When the reference price of the underlying commodities is lower than the executed price, the commercial banks and the customers make no payment on the difference between the executed price and the reference price of the underlying commodities. Customers shall pay fees to commercial banks as agreed in the non-standard contracts when purchasing commodities prices; Such fees shall be paid in one or more installments during the valid term of the non-standard contracts as agreed;

c) Non-standard contracts on the rights to optionally sell commodity prices are non-standard contracts on commodity price derivatives, in which commercial banks shall sell to customers the rights (not the obligations) to sell a nominal volume of underlying commodities at a price made in the valid term of non-standard contracts on the rights to optionally sell commodity prices. During the valid terms, when the reference price of the underlying commodities is lower than the executed price, commercial banks shall, at their requests, pay the customers the amount calculated based on the difference between the executed price and the reference price of the underlying commodities and the nominal volume of the underlying commodities; When the reference price of the underlying commodities is higher than the executed price, the commercial banks and the customers make no payment on the difference between the executed price and the reference price of the underlying commodities. Customers shall pay fees to commercial banks as agreed in the non-standard contracts when selling commodities prices; Such fees shall be paid in one or more installments during the valid term of the non-standard contracts as agreed;

d) Non-standard contracts on the rights to optionally choose commodity prices with price ceiling/floor are non-standard contracts on commodity price derivatives, in which commercial banks shall sell to customers the rights (not the obligations), to purchase (or sell) a nominal volume of commodities at a executed price with a price ceiling (price floor), and at the same time purchase from the customers the rights (not the obligations) to sell (or purchase) the same nominal volume of underlying commodities at a executed price with a price floor (price ceiling) made in the valid term of non-standard contracts on the rights to optionally choose commodity prices with price ceiling/floor. During the valid terms, when the reference price of the underlying commodities is higher than the executed price with price ceiling (or lower than the executed price with price floor), commercial banks shall, at their requests, pay the customers the amount calculated based on the difference between the executed price with price ceiling (or lower than the executed price with price floor) and the reference price of the underlying commodities and the nominal volume of the underlying commodities; When the reference price of the underlying commodities is lower than the executed price with price ceiling and higher than the executed price with price floor, the commercial banks and the customers make no payment on the difference between the executed price and the reference price of the underlying commodities. The commercial banks and the customers shall make agreements in the non-standard contracts on the rights to optionally choose commodity prices with price ceiling/floor on the payable fees;

2. The valid terms of non-standard contracts on commodity price derivatives shall not exceed the valid terms of original transactions.

Article 10. Non-standard contracts on commodity price derivative

1. The commercial banks shall reach agreement with customers on the provision of commodity price derivatives at the non-standard contracts in accordance with the provisions of this Circular and relevant law provisions. The non-standard contracts on commodity price derivatives shall have at least the following contents:

a) Name of the address of the commercial banks; name and address of the customers;

b) Original transaction; type of underlying commodities; volume of underlying commodities; prices of underlying commodities applied in original transactions; valid terms of original transactions; payments of the original transactions;

c) Prices to implement commodity price derivatives;

d) Transaction term of the contracts;

e) Date of periodic payment and payment methods;

f) Payments;

g) Validity of the contracts;

h) Rights and responsibilities of the parties;

i) Cases of changes and premature termination of contracts, agreements on handling violations.

2. In addition to the contents prescribed in Clause 1 of this Article, non-standard contracts of commodity price derivatives shall have other contents as agreed by the parties in accordance with provisions of this Circular and relevant law provisions.

3. Commercial banks and customers shall agree to apply the Contract Templates of the International Exchanges and Derivatives Association provided that the contents of the non-standard contracts on commodity price derivatives are not contrary to provisions in this Circular and relevant law provisions.

4. Non-standard contracts on commodity price derivatives shall be established under the form of contract templates and/or specific contracts.

Article 11. Reciprocal transactions

1. Commercial banks shall conduct reciprocal transactions with foreign partners to balance risks from non-standard contracts on commodity price derivatives signed and carried out with customers as follows:

a) Commercial banks shall be entitled to make reciprocal transactions as prescribed at Points a, b, c and d, Clause 1, Article 9 and Points a, b and c, Clause 1, Article 13 of this Circular;

b) Commodities in reciprocal transactions are underlying commodities;

c) Nominal volume of underlying commodities and the validity of reciprocal transactions shall match with the nominal volume of underlying commodities and the validity of non-standard contracts on commodity price derivatives signed and carried out by commercial banks with customers;

d) In case of changes in non-standard contracts on commodity price derivatives due to changes in original transactions, commercial banks shall adjust the transactions with foreign partners according to provisions at Points a, b and c of this Clause and the internal provisions in Clause 6, Article 7 of this Circular;

e) In case of premature termination of reciprocal transactions between commercial banks and foreign partners, the commercial banks shall carry out other reciprocal transactions with the same valid term and nominal volume of underlying commodities as the remaining nominal volume of commodities in the non-standard contracts on commodity price derivatives that commercial banks have signed and carried out with customers; In case the commercial banks cannot carry out other reciprocal transactions for the remaining valid term and nominal volume of commodities in the non-standard contracts on commodity price derivatives that commercial banks have signed and carried out with customers, within 10 (ten) working days from the date of termination of the reciprocal transactions, the commercial banks shall develop plans to balance risks from the non-standard contracts on commodity price derivatives that commercial banks have signed and carried out with customers and report the causes, remedial measures and deadlines to the State Bank of Vietnam (Monetary Policy Department and Banking Inspection and Supervision Department).

2. In case of premature termination of non-standard contracts on commodity price derivatives between commercial banks and customers, the commercial banks shall terminate the reciprocal transactions with the foreign partners. When carrying out reciprocal transactions with foreign partners, the commercial banks shall comply with not only the provisions of Clause 1 of this Article, but the foreign partners shall be rated at least Baa/P-3 by Moody s Investors Service or BBB-/A-3 by Standard&Poor s or BBB-/F3 by Fitch Ratings at the time of signing non-standard contracts on commodity price derivative, except for the case in which branches of foreign banks make reciprocal transactions with their parent banks or the overseas branches of the parent banks.

Article 12. Ensuring measures

Commercial banks and customers shall agree on the application or non-application of measures to ensure the implementation of obligations as agreed in non-standard contracts on commodity price derivatives according to law provisions on secured transactions and relevant law provisions.

Section 2 
PROVIDING COMMODITY PRICE DERIVATIVES FOR CUSTOMERS VIA OVERSEAS COMMODITIES EXCHANGES

Article 13. Scope of the provision of commodity price derivatives for customers via overseas Commodities Exchanges

1. Commercial banks shall be entitled to receive and upload orders from customers on the purchase and sale of standard contracts on commodity price derivatives on overseas Commodities Exchanges, including:

a)  Contracts on future commodity prices;

b) Standard contracts on rights to optionally purchase commodity prices;

c) Standard contracts on rights to optionally sell commodity prices.

2. Commercial banks shallbeonly entitled to receive and upload orders from customers on the purchase and sale of standard contracts on commodity price derivatives on overseas Commodities Exchanges when the transaction terms of such contracts do not exceed the valid term of original transactions.

Article 14. Contracts on receiving and executing orders to buy and sell standard contracts on commodity price derivatives

1. Commercial banks shall make agreement with customers on receiving and executing the purchase and sale orders of standard contracts on commodity price derivatives via overseas Commodities Exchanges in accordance with the provisions of this Circular and relevant law provisions. The contracts on receiving and executing orders to purchase and sale orders of standard contracts on commodity price derivatives shall have at least the following contents:

a) Name and address of the commercial bank; name and address of the customers;

b) Contents of receiving and giving orders of customers on the purchase and sale of standard contracts on commodity price derivatives on overseas Commodities Exchanges; order confirmation and announcements of customers;

c) Limits of receipt and execution of orders for sale and purchase of standard contracts on commodity price derivatives;

d) Escrows;

e) Fees and payments;

f) Rights and responsibilities of the parties;

g) Cases of changes and premature termination of contracts;

h) Handling of disputes and liquidation of contracts.

2. In addition to the contents prescribed in paragraph 1 of this Article, contracts on receiving and executing orders to purchase and sale orders of standard contracts on commodity price derivatives shall have other contents as agreed by the parties according to provisions of this Circular and relevant law provisions.

3. contracts on receiving and executing orders to purchase and sale orders of standard contracts on commodity price derivatives shall be in the form of contract templates and/or specific contracts.

Article 15. Escrows for sale and purchase of standard contracts on commodity price derivatives

1. Commercial banks shall take agree on the escrow norms for customers in accordance with provisions of overseas Commodities Exchanges or requirements of foreign partners and the financial capability of customers to ensure the fulfillment of arising obligations as agreed in contracts on receiving and executing orders to purchase and sale orders of standard contracts on commodity price derivatives.

2. Customers shall open and maintain the minimum balance on escrow accounts before and during the use of commodity price derivatives via overseas Commodities Exchanges. In case the customers fail to maintain the minimum balance on such accounts as agreed with commercial banks, the commercial banks shall have the right to wholly or partly settle the purchase orders of the customers.

Chapter III 
RIGHTS AND RESPONSIBILITIES OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS RELATED TO THE PROVISION OF COMMODITY PRICE DERIVATIVES

Article 16. Rights and responsibilities of commercial banks

1. Commercial banks shall have rights to:

a) Request customers to provide information and documents proving the satisfaction of conditions for customers using commodity price derivatives according to the provisions of Article 5 of this Circular; other arising information and documents related to the provision of commodity price derivatives in accordance with this Circular.

b) Request the customer to notify any changes in original transactions to the commercial bank to consider and deal with issues related to the provision of commodity price derivatives;

c) Other rights as agreed by commercial banks and customers in accordance with this Circular and relevant law provisions.

2. Commercial banks shall take responsibilities for:

a) Performing risk management and control in providing commodity price derivatives at the head offices of commercial banks. Branches of foreign banks providing commodity price derivatives shall manage and control risks in accordance with the provisions of the parent bank, in accordance with the provisions of this Circular;

b) Providing accurate information to customers about commodity price derivatives, possible risks, fees and charges (if any) for customers to comprehend and consider the use of commodity price derivatives and take risk preventive measures;

c) Studying foreign law provisions and international market developments related to commodity price derivatives as well as information on assessing credit ratings of foreign partners in order to ensure the safe and effective provision of commodity price derivatives;

d) Other responsibilities as agreed by commercial banks and customers in accordance with this Circular and relevant law provisions.

Article 17. Rights and responsibilities of customers using commodity price derivatives

1. Customers shall have rights to:

a) Request commercial banks to provide accurate information about commodity price derivatives, possible risks, types of fees and charges (if any) so that customers can comprehend and consider the use of such commodity price derivatives and take risk preventive measures;

b) Other rights as agreed by customers and commercial banks in accordance with this Circular and relevant law provisions.

2. Customers shall take responsibilities for:

a) Providing information and documents proving the satisfaction of conditions prescribed in Article 5 of this Circular; Taking legal accountability for the accuracy and truthfulness of the information and documents given to commercial banks;

b) Promptly notifying any changes in original transactions to the commercial banks to consider and adjust the contracts on receiving and executing purchase and sale orders of standard contracts on commodity price derivatives, non-standard contracts on commodity price derivatives and reciprocal transactions;

c) Other responsibilities as agreed by commercial banks and customers in accordance with this Circular and relevant law provisions.

Chapter IV 
PROVISIONS OF IMPLEMENTATION

Article 18. Effect

1. This Circular takes effect from March 4, 2017.

2. For contracts on provision of commodity price derivatives which have been signed before the effective date of this Circular, commercial banks shall continue to carry out the contracts in conformity with valid law provisions at the time of signing the contracts or agreements on amending or supplementing  contracts according to the regulations of this Circular.

3. In case commercial banks are approved by the State Bank of Vietnam to pilot commodity price derivatives, the commercial banks shall continue to carry out the pilot contents until the end of the pilot period approved by the State Bank of Vietnam. For contracts on provision of commodity price derivatives signed after the effective date of this Circular, the signing and implementation of such contracts shall comply with provisions of this Circular.

Article 19. Organization of implementation

Chief of the Governor’s Office, Director of Monetary Policy Department, heads of units under the State Bank of Vietnam, managers of branches of the State Bank in provinces and municipalities, Chairpersons of the Management Boards, Chairpersons of Member Councils and General Directors (Directors) of commercial banks shall take responsibilities for organizing the implementation of this Circular.

 

 

PP.THEGOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR

 

(Signed)

 

 

NguyenThi Hong

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 40/2016/TT-NHNN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 40/2016/TT-NHNN PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất