Thông tư 149/2014/TT-BTC về số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi VPHC

thuộc tính Thông tư 149/2014/TT-BTC

Thông tư 149/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để bổ sung vào ngân sách Nhà nước
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:149/2014/TT-BTC
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trương Chí Trung
Ngày ban hành:10/10/2014
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng, Vi phạm hành chính

TÓM TẮT VĂN BẢN

 Xác định số lợi bất hợp pháp có được do VPHC
Theo Thông tư số 149/2014/TT-BTC ngày 10/10/2010 của Bộ Tài chính quy định về số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính (VPHC) để bổ sung vào ngân sách Nhà nước,  số lợi bất hợp pháp bao gồm tiền, giấy tờ có giá, tài sản và vật có giá khác và được xác định từ khi tổ chức, cá nhân có hành vi VPHC đến thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm hoặc có quyết định xử phạt VPHC hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Nếu số lợi bất hợp pháp thu được bằng tiền, căn cứ để xác định số tiền mà tổ chức, cá nhân vi phạm thu được do thực hiện hành vi VPHC bằng số lượng hàng hóa, khối lượng dịch vụ đã chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy nhân với đơn giá. Trong đó, số lượng hàng hóa hoặc khối lượng dịch vụ được xác định trên cơ sở kê khai của tổ chức, cá nhân vi phạm và kiểm tra, xác minh của người có thẩm quyền xử phạt; đơn giá được xác định trên cơ sở hồ sơ, chứng từ của tổ chức, cá nhân vi phạm hoặc giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ tương tự.
Số lợi bất hợp pháp thu được bằng giấy tờ có giá là toàn bộ giấy tờ có giá mà tổ chức, cá nhân vi phạm thu được từ hành vi VPHC và được xác định bằng tổng giá trị theo mệnh giá của từng loại giấy tờ có giá cùng mệnh giá. Trường hợp giấy tờ có giá đã được chuyển nhượng, số lợi bất hợp pháp được xác định bằng tiền thực tế thu được từ thời điểm chuyển nhượng; nếu giấy tờ có giá đã bị tiêu hủy, thì số lợi hợp pháp được xác định theo giá trị sổ sách của tổ chức phát hành giấy tờ có giá tại thời điểm tiêu hủy.
Tương tự, nếu số lợi bất hợp pháp thu được bằng tài sản hoặc vật có giá khác không phải là hàng cấm, hàng lậu, hàng giả nhưng đã được chuyển nhượng, tiêu thụ hoặc tiêu hủy trước thời điểm người có thẩm quyền ra quyết định xử lý thì sẽ được xác định bằng tiền tương đương giá trị thị trường của tài sản, vật có giá cùng loại hoặc xác định theo giá trị sổ sách của tài sản, vật có giá nếu không có giá trị thị trường… Nếu tài sản, vật có giá là hàng cấm, hàng lậu, hàng giả đã được chuyển nhượng, tiêu thụ trước thời điểm có quyết định xử lý, số lợi bất hợp pháp sẽ được xác định là tổng số tiền mà tổ chức, cá nhân nhận được khi thực hiện chuyển nhượng.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/11/2014.

Xem chi tiết Thông tư149/2014/TT-BTC tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
-------

Số: 149/2014/TT-BTC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2014

THÔNG TƯ

Quy định về số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi

vi phạm hành chính để bổ sung vào ngân sách Nhà nước

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính;

Căn cứ Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định về số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này hướng dẫn việc xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 37 Luật xử lý vi phạm hành chính và điểm đ, khoản 5, Điều 4 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sau đây viết tắt là Nghị định số 185/2013/NĐ-CP); hướng dẫn việc xử lý số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước (NSNN).
2. Việc xác định số lợi bất hợp pháp đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 217/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.
3. Việc xác định số lợi bất hợp pháp đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá thực hiện theo quy định tại Thông tư 31/2014/TT-BTC ngày 07/3/2014 của Bộ Tài chính.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp theo quy định tại Điều 37 Luật xử lý vi phạm hành chính và điểm đ, khoản 5, Điều 4 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP.
2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Nguyên tắc xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính
1. Việc xác định số lợi bất hợp pháp do người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thực hiện và ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
2. Số lợi bất hợp pháp được xác định từ khi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính đến thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm hoặc có quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì xác định số lợi bất hợp pháp có được theo từng hành vi vi phạm hành chính.
Trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm hành chính nhiều lần thì xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo từng lần.
Điều 4. Số lợi bất hợp pháp
Số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 37 Luật xử lý vi phạm hành chính và điểm đ, khoản 5, Điều 4 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP là khoản lợi ích mà tổ chức, cá nhân thu được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính, gồm:
1. Tiền.
2. Giấy tờ có giá.
3. Tài sản và vật có giá.
Điều 5. Xác định số lợi bất hợp pháp là tiền
1. Số lợi bất hợp pháp thu được bằng tiền là toàn bộ số tiền tổ chức, cá nhân thu được từ hành vi vi phạm hành chính.
2. Căn cứ để xác định số tiền tổ chức, cá nhân vi phạm thu được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính bằng (=) số lượng hàng hóa, khối lượng dịch vụ đã chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định nhân (x) với đơn giá. Cụ thể:
a) Số lượng hàng hóa hoặc khối lượng dịch vụ đã thực hiện được xác định trên cơ sở kê khai của tổ chức, cá nhân vi phạm và kiểm tra, xác minh của người có thẩm quyền xử phạt;
b) Đơn giá được xác định trên cơ sở hồ sơ, chứng từ của tổ chức, cá nhân vi phạm hoặc giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ tương tự;
Trường hợp không xác định được số lượng, khối lượng, đơn giá, số lợi bất hợp pháp thu được là số tiền tổ chức, cá nhân thu được.
3. Trường hợp chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định hàng hóa là hàng cấm, hàng lậu, hàng giả hoặc cung cấp dịch vụ kinh doanh có điều kiện: số tiền tổ chức, cá nhân vi phạm thu được bằng (=) số lượng hàng hóa, khối lượng dịch vụ đã chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định nhân (x) với đơn giá.
4. Ngoài hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 3 Điều này, trường hợp chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định hàng hóa hoặc dịch vụ khác: số tiền tổ chức, cá nhân vi phạm thu được bằng (=) số lượng hàng hóa, khối lượng dịch vụ đã chuyển nhượng, tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định nhân (x) với đơn giá trừ (-) chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa hoặc dịch vụ (nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có đầy đủ hồ sơ, chứng từ để chứng minh tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí đó).
Điều 6. Xác định số lợi bất hợp pháp là giấy tờ có giá
1. Số lợi bất hợp pháp thu được bằng giấy tờ có giá là toàn bộ giấy tờ có giá mà tổ chức, cá nhân vi phạm thu được từ hành vi vi phạm hành chính.
2. Giấy tờ có giá quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Trái phiếu
b) Hối phiếu
c) Tín phiếu
d) Kỳ phiếu
đ) Séc
e) Công trái
g) Các loại chứng khoán theo quy định của Luật chứng khoán.
h) Các loại giấy tờ có giá khác theo quy định của Luật chuyên ngành.
3. Số lợi bất hợp pháp được xác định bằng tổng giá trị theo mệnh giá của từng loại giấy tờ có giá cùng mệnh giá, theo công thức sau:
Tổng giá trị = giá trị theo mệnh giá1 x số lượng1 + giá trị theo mệnh giá2 x số lượng2 + … + giá trị theo mệnh gián x số lượngn
Trong đó:
a) Số lượng1 là số lượng của giấy tờ có giá cùng mệnh giá nhóm thứ nhất;
b) Số lượng2 là số lượng của giấy tờ có giá cùng mệnh giá nhóm thứ hai;
c) Số lượngn là số lượng của giấy tờ có giá cùng mệnh giá nhóm thứ n.
4. Trường hợp giấy tờ có giá đã được chuyển nhượng, số lợi bất hợp pháp được xác định bằng tiền thực tế thu được tại thời điểm chuyển nhượng. Trường hợp giấy tờ có giá đã tiêu hủy, số lợi bất hợp pháp được xác định theo giá trị sổ sách của tổ chức phát hành giấy tờ có giá tại thời điểm tiêu hủy.
Điều 7. Xác định số lợi bất hợp pháp là tài sản, vật có giá
1. Số lợi bất hợp pháp bằng tài sản hoặc vật có giá là tài sản hoặc vật có giá mà tổ chức, cá nhân vi phạm thu được từ hành vi vi phạm hành chính.
2. Tài sản quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định tại Điều 163, Điều 174, Điều 175 và Điều 181 Bộ Luật dân sự.
3. Vật có giá quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo quy định tại Điều 176, Điều 177, Điều 178, Điều 179, Điều 180 Bộ Luật dân sự.
4. Trường hợp tài sản hoặc vật có giá không phải hàng cấm, hàng lậu, hàng giả đã được chuyển nhượng, tiêu thụ hoặc tiêu hủy trước thời điểm người có thẩm quyền ra quyết định xử lý, số lợi bất hợp pháp được xác định bằng tiền tương đương giá trị thị trường của tài sản, vật có giá cùng loại hoặc xác định theo giá trị sổ sách của tài sản, vật có giá (nếu không có giá trị thị trường) hoặc xác định bằng giá trị tiền của tài sản, vật có giá ghi trên tờ khai xuất khẩu, tờ khai nhập khẩu (nếu là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu) của tổ chức, cá nhân vi phạm sau khi trừ chi phí trực tiếp cấu thành hàng hóa theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Thông tư này.
Trường hợp tài sản hoặc vật có giá là hàng cấm, hàng lậu, hàng giả đã được chuyển nhượng hoặc tiêu thụ trước thời điểm người có thẩm quyền ra quyết định xử lý, số lợi bất hợp pháp được xác định là tổng số tiền mà tổ chức, cá nhân nhận được khi thực hiện chuyển nhượng.
Điều 8. Xử lý số lợi bất hợp pháp trong trường hợp sung vào NSNN
Việc xử lý số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính là tiền, giấy tờ có giá, tài sản và vật có giá tại Thông tư này để sung vào ngân sách nhà nước được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 29/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước và Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định này.
Điều 9. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 11 năm 2014. Trường hợp có quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả từ ngày Thông tư này có hiệu lực, việc xác định số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước thực hiện theo các quy định tại Thông tư này.
2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu thực hiện tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì việc dẫn chiếu thực hiện theo các văn bản được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ;
- Kiểm toán nhà nước;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- Website Chính phủ;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trương Chí Trung

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
--------

No. 149/2014/TT-BTC

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

Hanoi, October 10, 2014

 

 

CIRCULAR

On prescribing illicit profits earned through the commission of administrative violations for forfeiture into the state budget

 

Pursuant to the Law on Handling of Administrative Violations dated June 20, 2012;

Pursuant to the Commercial Law dated June 14, 2005;

Pursuant to the Government s Decree No. 81/2013/ND-CP dated July 19, 2013 detailing a number of articles of the Law on Handling of Administrative Violations;

Pursuant to the Government’s Decree No. 185/2013/ND-CP dated November 15, 2013 on providing the penalties on administrative violations in commercial activities, production of, trading in counterfeit or banned goods and protection of consumer rights;

Pursuant to the Government’s Decree No. 215/2013/ND-CP dated December 23, 2013 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

At the proposal of the Director of the Legal Department,

The Minister of Finance hereby promulgates the Circular on prescribing illicit profits earned through the commission of administrative violations for forfeiture into the state budget.

 

Article 1. Scope of regulation

1. This Circular provides guidance on determine illicit profits earned through the commission of administrative violations for forfeiture into the state budget under Article 37 of the Law on Handling of Administrative Violations and Point dd, Clause 5, Article 4 of the Government’s Decree No. 185/2013/ND-CP on providing the penalties on administrative violations in commercial activities, production of, trading in counterfeit or banned goods and protection of consumer rights (hereinafter referred to as the Decree No. 185/2013/ND-CP); provides guidance on handling illicit profits earned through the commission of administrative violations for forfeiture into the state budget.

2. The determination of illicit profits with regard of administrative violations in the field of securities and securities market shall comply with Clause 2, Article 3 of the Ministry of Finance’s Circular No. 217/2013/TT-BTC dated December 31, 2013.

3. The determination of illicit profits with regard of administrative violations in the field of price management shall comply with the Ministry of Finance’s Circular No. 31/2014/TT-BTC dated March 07, 2014.

Article 2. Subjects of application

1. Organizations and individuals who commit administrative violations and are applied the remedial measure of forcible refund of illicit profits under Article 37 of the Law on Handling of Administrative Violations and Point dd, Clause 5, Article 4 of the Decree No. 185/2013/ND-CP.

2. Persons competent to sanction administrative violations in accordance with the Law on Handling of Administrative Violations.

3.Other organizations and individuals related to handling of administrative violation in accordance with law provisions.

Article 3. Principles of determining illicit profits earned through the commission of administrative violations

1. Persons competent to sanction administrative violations shall determine illicit profits and such shall be recorded in the decision on handling of administrative violation or decision on applying remedial measures.

2. Illicit profits shall be determined from the time that organizations and individuals commit administrative violations to the time of ending such violations or to the time when the decision handling of administrative violation or decision on applying remedial measures is issued.

3.If an organization or an individual commits many administrative violations, illicit profits earned in each act of administrative violation shall be determined.

If an organization or an individual commits an administrative violation for many time, illicit profits earned in each time of violating shall be determined.

Article 4. Illicit profits

Illicit profits earned through the commission of administrative violations under Article 37 of the Law on Handling of Administrative Violations and Point dd, Clause 5, Article 4 of the Decree No. 185/2013/ND-CP are profits that organizations and individuals earned through the commission of administrative violations, including:

1. Money.

2. Valuable papers.

3. Assets and valuables.

Article 5. Determining illicit monetary profits

1. Earned monetary illicit profits mean the entire amount of money that an organization or individual earned through the commission of administrative violations.

2. Grounds for determining the money amount earned by an organization or individual through the commission of administrative violations shall be equal to (=) the quantity of goods, the volume of services that have been transferred, consumed, dispersed or destroyed contrary to the regulation, multiply by (x) the unit price. To be specific:

a) The quantity of goods, the volume of services that have been implemented shall be determined on a basis of declaration of the violating organizations and individuals and the inspection, verification of persons competent to handling violations;

b) Unit price shall be determined on a basis of dossiers and documents of the violating organizations and individuals or the market price of similar goods and services;

If the quantity, volume, unit price is unable to determine, the earned illicit profits shall be the money amount earned by such organizations and individuals.

3. If illegally transferred, consumed, dispersed or destroyed goods are banned goods, smuggled goods, counterfeit goods or illegally provided services are conditional business services: The money amount earned by an organization or individual shall be equal to (=) the quantity of goods, the volume of services that have been transferred, consumed, dispersed or destroyed contrary to the regulation, multiply by (x) the unit price.

4. Apart from goods and services specified in Clause 3 herein, if other goods or services are illegally transferred, consumed, dispersed or destroyed: The money amount earned by an organization or individual shall be equal to (=) the quantity of goods, the volume of services that have been transferred, consumed, dispersed or destroyed contrary to the regulation, multiply by (x) the unit price minus (-) costs directly constituting the goods or services (if the violating organizations and individuals have sufficient dossiers and documents to prove the legality and validity of such costs).

Article 6. Determining the amount of illicit profits that are valuable papers

1. Earned illicit profit amounts that are valuable papers mean the whole valuable papers that an organization or individual earned through the commission of administrative violations.

2. Valuable papers specified in Clause 1 herein comprise:

a) Bond

b) Bill of exchange

c) Treasury bill

d) Promissory note

dd) Cheque

e) Government stock

g) Securities of other types in accordance with the Law on Securities

h) Other valuable papers in accordance with specialize laws.

3. The amount of illicit profits shall be determined by the total value at par value of each type of valuable papers with the same par value, according to the following formula:

Total value = value at par value1x quantity1+ value at par value2x quantity2+ ... + value at par valuenx quantityn

In which:

a) Quantity1means the quantity of valuable papers at the same par value of group 1;

b) Quantity2means the quantity of valuable papers at the same par value of group 2;

c) Quantitynmeans the quantity of valuable papers at the same par value of group n.

4. If the valuable papers are transferred, the amount of illicit profits shall be determined by the actual money amount collected at the time of transfer. If the valuable papers are destroyed, the amount of illicit profits shall be determined according to the book value of the organization issuing valuable papers at the time of destruction.

Article 7. Determining the amount of illicit profits that are assets and valuables

1. Earned illicit profit amounts that are assets and valuables are assets and valuables that an organization or individual collected from the commission of administrative violations.

2. Assets specified in Clause 1 of this Article shall be determined according to Articles 163, 174, 175 and 181 of the Civil Code.

3. Valuables specified in Clause 1 of this Article shall be determined according to Articles 176, 177, 178, 179 and 180 of the Civil Code.

4. If an asset or valuable is not banned goods, smuggled goods or counterfeit goods that have been transferred, consumed or destroyed before the time the competent persons issue decisions on handling such goods, the amount of illicit profits shall be determined by the amount of money with equivalent value to the market value of an asset or valuable of the same type or determined by the book value of such asset or valuables (if there is no market value) or determined by the monetary value of the asset, valuable recorded on the export or import declaration (for exported or imported goods) of the violating organization or individual after deducting the direct cost constituting the goods as prescribed in Clause 4, Article 5 of this Circular.

If an asset or valuable is banned goods, smuggled goods or counterfeit goods that have been transferred or consumed before the time the competent person issues a decision on handling such goods, the amount of illicit profits shall be determined by the total amount of money that an organization or individual receives when transferring.

Article 8. Handling illicit profits in case of forfeiture into the state budget

The handling of illicit profits earned through the commission of administrative violations that are money, valuable papers, assets and valuables prescribed in this Circular for forfeiture into the state budget shall comply with the Government s Decree No. 29/2014/ND-CP dated April 10, 2014 on prescribing the competence and procedures for establishment of state ownership over property and for management and handling of property over which state ownership is established and the Ministry of Finance’s Circulars on guiding this Decree.

Article 9. Effect

1. This Circular takes effect on November 25, 2014. If there is a decision on handling administrative violations or a decision on applying remedial measures from the effective date of this Circular, the determination of illicit profits earned through the commission of administrative violations for forfeiture into the state budget shall comply with this Circular.

2. If legal normative documents mentioned in this Circular are amended, supplemented or replaced, such amendments, supplements or replacements shall be applied.

Any problem arising in the course of implementation should be promptly reported to the Ministry of Finance for consideration and settlement./.

 

 

FOR  THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Truong Chi Trung

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 149/2014/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 149/2014/TT-BTC PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất