Thông tư 12/TT-NH7 của Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn thi hành quyết định số 396-TTg ngày 4/8/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung, sửa đổi một số điểm về quản lý ngoại tệ trong tình hình mới

thuộc tính Thông tư 12/TT-NH7

Thông tư 12/TT-NH7 của Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn thi hành quyết định số 396-TTg ngày 4/8/1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung, sửa đổi một số điểm về quản lý ngoại tệ trong tình hình mới
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:12/TT-NH7
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Lê Văn Châu
Ngày ban hành:05/09/1994
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 12/TT-NH7

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 12/TT-NH7
NGÀY 5-9-1994 HƯỚNG DẪN THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 396-TTG NGÀY 4-8-1994 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC BỔ SUNG,
SỬA ĐỔI MỘT SỐ ĐIỂM VỀ QUẢN LÝ NGOẠI TỆ
TRONG TÌNH HÌNH MỚI

 

Thực hiện Quyết định số 396-TTg ngày 4-8-1994 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung, sửa đổi một số điểm về quản lý ngoại tệ trong tình hình mới, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn cụ thể như sau:

 

1. Các tổ chức, đơn vị nói trong Quyết định số 396-TTg ngày 4-8-1994 là các doanh nghiệp (kể cả các Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam), các tổ chức, đoàn thể, hiệp hội thành lập và hoạt động theo pháp luật hiện hành của Việt Nam.

Các tổ chức, đơn vị phải gửi toàn bộ số ngoại tệ thu được ở trong và ngoài nước vào tài khoản ngoại tệ của mình mở tại các ngân hàng được phép hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở Việt Nam (Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng đầu tư và phát triển, Ngân hàng Thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh với nước ngoài và Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, dưới đây gọi tắt là Ngân hàng) theo quy định sau:

Các tổ chức, đơn vị được phép kinh doanh xuất nhập khẩu và làm dịch vụ với nước ngoài khi thu được ngoại tệ đều phải gửi toàn bộ số ngoại tệ đó vào tài khoản ngoại tệ của mình mở tại Ngân hàng theo thời hạn quy định tại hợp đồng.

Các tổ chức, đơn vị được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép thu ngoại tệ thông qua hoạt động bán hàng, làm dịch vụ và các tổ chức, đơn vị có ngoại tệ từ nguồn thu khác ở trong nước như viện trợ, quà tặng, quảng cáo, triển lãm... hoặc thu ở nước ngoài đều phải gửi ngay số ngoại tệ thu được vào tài khoản ngoại tệ của mình mở tại Ngân hàng.

1.1. Các Ngân hàng, Công ty tài chính chưa được Ngân hàng Nhà nước cho phép mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài, nay có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài cần có đủ các điều kiện và gửi hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước (vụ Quản lý ngoại hối) để xin cấp giấy phép mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài theo quy định dưới đây:

1.1.1. Điều kiện:

a) Có giấy phép kinh doanh ngoại tệ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp;

b) Có mức vốn điều lệ tối thiểu 50 tỷ đồng Việt Nam;

c) Có thời gian hoạt động ít nhất 2 năm, hoạt động có hiệu quả;

d) Có quan hệ đại lý với Ngân hàng nước ngoài;

e) Có cán bộ đủ trình độ và có khả năng thiệc hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

1.1.2. Hồ sơ:

a) Đơn xin mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài (theo mẫu đính kèm - phụ lục 1);

b) Quyết định thành lập và giấy phép hoạt động của Ngân hàng;

c) Giấy đăng ký kinh doanh;

d) Báo cáo kết quả hoạt động của Ngân hành năm gần nhất kèm theo ý kiến bằng văn bản của Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trên địa bàn về khả năng thực hiện nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại của Ngân hàng.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xem xét cấp giấy phép mở tài khoản hoặc trả lời bằng văn bản lý do không được cấp giấy phép cho Ngân hàng, công ty tài chính.

Ngân hàng Nhà nước uỷ quyền cho các Ngân hàng, công ty tài chính đã được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh ngoại tệ và mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài chủ động thực hiện việc đóng các tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài phù hợp với tình hình kinh doanh.

1.2. Đối với các đơn vị thuộc ngành Hàng không, Hàng hải, Bưu điện, bảo hiểm.

Khi có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài gửi đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý ngoại hối) bộ hồ sơ sau:

a) Đơn xin mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài (theo mẫu đính kèm);

b) Quyết định thành lập doanh nghiệp;

c) Giấy đăng ký kinh doanh;

d) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của bên nước ngoài cho phép bên Việt Nam trực tiếp bán vé vận chuyển tại nước sở tại (đối với ngành Hàng không, Hàng hải);

e) Hợp đồng ký với nước ngoài về thanh toán bù trừ (đối với ngành Bưu điện và ngành bảo hiểm).

1.3. Đối với các Xí nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Thực hiện theo Quy định trong Thông tư số 06/TT-NH7 ngày 18-9-1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành chương X Nghị định 18-CP ngày 16-4-1993 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

1.4. Các đơn vị kinh tế của Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ cho phép đặt trụ sở ở nước ngoài để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài việc gửi hồ sơ gồm các loại giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c thuộc mục 1.2. trên đây cùng Quyết định của Chính phủ và văn bản của bên nước ngoài cho phép đặt trụ sở ở nước ngoài để hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hồ sơ xin phép mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của các tổ chức, đơn vị nói tại điểm 1.2, 1.3, 1.4 chỉ áp dụng đối với lần đầu xin mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài (những lần tiếp theo khi có nhu cầu mở thêm tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài thì chỉ cần gửi đơn xin mở tài khoản ở nước ngoài).

Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu các tổ chức, đơn vị bổ sung hồ sơ nếu xét thấy có những vấn đề thay đổi về nội dung và mục đích hoạt động.

Những giấy phép mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cấp trước đây cho các Ngân hàng, Công ty tài chính, các tổ chức, đơn vị vẫn còn có giá trị thi hành.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xem xét cấp giấy phép mở tài khoản Ngoại tệ ở nước ngoài cho các tổ chức, đơn vị hoặc trả lời bằng văn bản lý do không được cấp giấy phép.

Việc sử dụng ngoại tệ gửi ở nước ngoài của các tổ chức, đơn vị thuộc điểm 1.2, 1.3, 1.4 Thông tư này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể trong giấy phép mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài.

Các Ngân hàng, Công ty tài chính, các tổ chức, đơn vị được Ngân hàng Nhà nước cho phép mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ thu chi ngoại tệ theo nội dung quy định tại giấy phép và có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm về tình hình hoạt động thu chi ngoại tệ trên các tài khoản ngoại tệ mở ở nước ngoài cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ quản lý ngoại hối) và chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn biết để quản lý và theo dõi.

1.5. Các tổ chức, đơn vị có ngoại tệ gửi tại Ngân hàng được sử dụng vào các mục đích sau:

1.5.1. Thanh toán tiền hàng nhập khẩu và các khoản dịch vụ cho nước ngoài;

1.5.2. Trả nợ vay Ngân hàng hoặc nợ vay nước ngoài;

1.5.3. Góp vốn thực hiện dự án theo các hình thức đầu tư của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

1.5.4. Bán cho Ngân hàng, Công ty tài chính được phép kinh doanh ngoại tệ;

1.5.5. Mua kỳ phiếu Ngân hàng bằng ngoại tệ;

1.5.6. Chuyển ngoại tệ đầu tư ra nước ngoài;

1.5.7. Chuyển ra nước ngoài những khoản tiền theo quy định tại điều 83, Chương 10, Nghị định 18-CP ngày 16-4-1993 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đầu tư (phụ lục 3 đính kèm);

1.5.8. Thanh toán cho các tổ chức Việt Nam trong một số trường hợp quy định tại điểm 3 Thông tư này;

1.5.9. Rút ngoại tệ (tiền mặt hoặc chuyển khoản) cho cán bộ nhân viên của tổ chức, đơn vị khi được cử ra nước ngoài công tác, học tập, khảo sát, hội thảo, hoặc chi các khoản lương, thưởng và các phụ cấp khác cho người nước ngoài, người Việt Nam làm việc trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc trong các Xí nghiệp đầu tư nước ngoài theo hợp đồng lao động.

Khi thực hiện các lệnh chi ngoại tệ, các Ngân hàng cần kiểm tra hồ sơ liên quan theo quy định tại Thông tư số 203/NH-TT ngày 31-10-1991 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Quyết định số 337/HĐBT ngày 25-10-1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về một số biện pháp quản lý ngoại tệ trong thời gian trước mắt; Thông tư số 06/TT-NH7 ngày 18-9-1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành Chương X Nghị định 18-CP ngày 16-4-1993 của Chính phủ quy định chi tiết về việc thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các hồ sơ liên quan đến các khoản chi quy định tại điểm 7 Thông tư này.

2. Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố cùng với Giám đốc các chi nhánh Ngân hàng trên địa bàn (bao gồm cả Giám đốc Hội sở các Ngân hàng thương mại) tính toán, xác định số ngoại tệ cần giữ lại trong quý để sử dụng và số ngoại tệ tạm thời chưa sử dụng trong quý của các tổ chức đơn vị (không kể các Xí nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam) và thông báo cho các Ngân hàng, Công ty tài chính trên địa bàn để mua số ngoại tệ nói trên.

2.1. Việc tính toán, xác định số ngoại tệ đơn vị cần giữ lại để sử dụng trong quý và số ngoại tệ tạm thời chưa sử dụng đến trong quý dựa trên kế hoạch thu chi ngoại tệ của quý (có tham khảo kế hoạch thực tế thu chi ngoại tệ đã thực hiện ở quý trước).

Trong từng quý nếu số ngoại tệ thu được vượt quá mức chi ngoại tệ của tổ chức, đơn vị theo kế hoạch thì Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổ chức, đơn vị bán số ngoại tệ vượt đó cho Ngân hàng (trước mắt áp dụng đối với các tổ chức, đơn vị có thu vượt chi từ một triệu đôla Mỹ trở lên hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương).

Các tổ chức, đơn vị khác có số dư các ngoại tệ tương đương dưới một triệu đôla Mỹ có nhu cầu mua bán ngoại tệ với Ngân hàng, Công ty tài chính vẫn thực hiện theo cơ chế mua bán ngoại tệ hiện hành.

2.2. Hàng quý trước ngày mùng 5 tháng đầu của quý sau, các Ngân hàng có trách nhiệm báo cáo số dư ngoại tệ cuối quý của các tổ chức, đơn vị mở tài khoản ngoại tệ tại Ngân hàng mình cho chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố biết. Trường hợp một đơn vị mở tài khoản ngoại tệ ở nhiều Ngân hàng thì số dư ngoại tệ cuối quý là tổng của các số dư đó.

Sau khi tổng hợp được số ngoại tệ tạm thời chưa sử dụng trong quý của các tổ chức, đơn vị phải bán cho Ngân hàng, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố cùng với Giám đốc các Ngân hàng trên địa bàn triển khai ngay việc mua số ngoại tệ này cho quỹ ngoại tệ dự trữ của Nhà nước hoặc cho các Ngân hàng.

3. Các tổ chức, đơn vị (trừ các Ngân hàng, Công ty tài chính) không được mua bán, thanh toán, chuyển nhượng và cho vay bằng ngoại tệ với nhau dưới bất kỳ hình thức nào.

Những trường hợp dưới đây được thanh toán với nhau bằng ngoại tệ qua Ngân hàng:

3.1. Thanh toán tiền hàng, dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu giữa hai đơn vị uỷ thác và nhận uỷ thác;

3.2. Điều chuyển ngoại tệ trong một đơn vị có tư cách pháp nhân với các đơn vị hạch toán phụ thuộc thuộc pháp nhân đó và ngược lại;

3.3. Mua các loại bảo hiểm về xuất nhập khẩu hàng hoá, vận chuyển hàng không, hàng hải, dầu khí, các dự án đầu tư nước ngoài và mua bảo hiểm cho các đối tượng là các tổ chức, cá nhân nước ngoài;

3.4. Thanh toán tiền vé, cước phí vận chuyển hàng hoá, hành lý quốc tế cho các tổ chức, đơn vị làm đại lý bán vé cho các hãng hàng không, hàng hải nước ngoài;

3.5. Thanh toán cước phí bưu điện quốc tế cho các tổ chức đơn vị được phép làm dịch vụ bưu chính quốc tế.

4. Kể từ ngày 1-10-1994 trở đi, những tổ chức và đơn vị có các cửa hàng bán hàng và làm dịch vụ thu ngoại tệ ở trong nước theo giấy phép của Ngân hàng Nhà nước đã cấp trước đây đều phải chuyển sang thu bằng đồng Việt Nam (các loại hàng hoá và các loại phí dịch vụ đều phải niêm yết giá bằng đồng Việt Nam và thu bằng đồng Việt Nam).

Đối với những tổ chức và đơn vị được phép tổ chức bán hàng miễn thuế và các cửa hàng dịch vụ phục vụ người nước ngoài ở các sân bay, hải cảng và ở những nơi được Thủ tướng Chính phủ cho phép vẫn được tiếp tục thu ngoại tệ trực tiếp của khách hàng và phải làm các thủ tục xin cấp giấy phép hoặc đổi giấy phép theo quy định dưới đây:

4.1. Tổ chức, đơn vị chưa có giấy phép bán hàng và dịch vụ thu ngoại tệ phải gửi hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ quản lý ngoại hối) để xin cấp giấy phép. Hồ sơ gồm:

a) Đơn xin bán hàng và làm dịch vụ thu ngoại tệ (theo mẫu đính kèm-phụ lục 2) có ý kiến của Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố.

b) Quyết định thành lập cửa hàng miễn thuế và làm dịch vụ phục vụ người nước ngoài tại các cửa khẩu, sân bay, hải cảng.

4.2. Tổ chức và đơn vị đã có giấy phép bán hàng và dịch vụ thu ngoại tệ đã cấp trước đây phải đổi lại giấy phép mới. Hồ sơ xin đổi giấy phép bao gồm các loại giấy tờ a, b, tại điểm 4.1 nói trên kèm theo giấy phép cũ đã cấp trước đây (bản chính). Hồ sơ gửi đến Ngân hàng Nhà nước để xin đổi giấy phép chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Trong lúc chờ giấy phép mới, các tổ chức, đơn vị có các cửa hàng bán hàng miễn thuế và cửa hàng dịch vụ phục vụ người nước ngoài ở sân bay, hải cảng vẫn tiếp tục duy trì thu ngoại tệ trực tiếp của khách hàng cho đến khi có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ các hồ sơ nói trên Ngân hàng Nhà nước cấp và đổi giấy phép bán hàng và dịch vụ thu ngoại tệ cho các tổ chức, đơn vị.

4.3. Các Ngân hàng và Công ty tài chính phải triển khai nhanh các mạng lưới các bàn thu đổi ngoại tệ tại những nơi cần thiết ở các cửa khẩu (sân bay, hải cảng, đường bộ), các trung tâm du lịch, trung tâm thương mại, các khách sạn có khách nước ngoài.

Các bàn thu đổi ngoại tệ đặt ở các nơi ngoài hội sở Ngân hàng chỉ được dùng đồng Việt Nam đổi lấy ngoại tệ của khách hàng, không được dùng ngoại tệ để đổi lấy đồng Việt Nam. Những bàn thu đổi ngoại tệ đặt tại các cửa khẩu sân bay, hải cảng thì được phép đổi lại ngoại tệ cho người nước ngoài đã đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam để chi tiêu trong thời gian ở Việt Nam nhưng chi tiêu không hết.

Việc bán ngoại tệ cho các đối tượng được phép xuất cảnh theo chế độ quy định hiện hành chỉ thực hiện tại các hội sở Ngân hàng.

Việc thu đổi ngoại tệ phải đảm bảo thuận lợi, an toàn và nhanh chóng cho khách hàng. Tại các bàn thu đổi ngoại tệ phải niêm yết công khai tỷ giá thu đổi ngoại tệ và giấy phép hoạt động thu đổi ngoại tệ.

4.4. Các Ngân hàng có thể uỷ nhiệm cho một số doanh nghiệp có đủ tín nhiệm và có đủ các điều kiện theo yêu cầu của mình thực hiện làm đại lý thu đổi ngoại tệ. Hợp đồng uỷ nhiệm thu đổi ngoại tệ giữa các Ngân hàng và các doanh nghiệp làm đại lý thực hiện theo mẫu thống nhất của Ngân hàng Nhà nước (phụ lục 4). Các Ngân hàng có trách nhiệm gửi các hợp đồng uỷ nhiệm thu đổi ngoại tệ đã ký với các doanh nghiệp cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trên địa bàn biết để quản lý và theo dõi.

Các bàn đại lý thu đổi ngoại tệ của các tổ chức, đơn vị phải chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Ngân hàng uỷ nhiệm và chịu sự kiểm tra, giám sát về các hoạt động liên quan đến ngoại tệ nói trong Thông tư này của Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trên địa bàn.

Mức hoa hồng đại lý thu đổi ngoại tệ được xác định trên cơ sở thoả thuận giữa tổ chức, đơn vị và Ngân hàng, Công ty tài chính.

4.5. Các Ngân hàng uỷ nhiệm đổi ngoại tệ cho các tổ chức, đơn vị quy định cụ thể hoạt động của các bàn thu đổi ngoại tệ phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn và chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ về quản lý ngoại tệ hiện hành.

5. Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có trách nhiệm giám sát, kiểm tra các Ngân hàng, Công ty tài chính và các tổ chức, đơn vị trên địa bàn thực hiện đúng các quy định tại Thông tư này.

5.1. Ngân hàng, Công ty tài chính, các tổ chức, đơn vị được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến ngoại tệ nói trong thông tư này có trách nhiệm báo cáo cho Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố về tình hình hoạt động có liên quan đến ngoại tệ của mình theo quy định:

- Báo cáo quý chậm nhất trước ngày 5 của tháng đầu quý sau.

- Báo cáo năm chậm nhất trước ngày 20 tháng 1 năm sau.

Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố tổng hợp báo cáo nói trên để báo cáo Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ quản lý ngoại hối) theo quy định sau:

- Báo cáo quý chậm nhất trước ngày 20 của tháng đầu quý sau.

- Báo cáo năm chậm nhất trước ngày 30 của tháng đầu năm sau.

5.2. Các Ngân hàng, Công ty tài chính của các tổ chức, đơn vị không thực hiện đúng các quy định trong Thông tư này, không chấp hành chế độ báo cáo theo thời hạn quy định thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý hành chính theo Pháp lệnh xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ Luật hình sự.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1-10-1994. Các nội dung tại Thông tư này bổ sung, sửa đổi điểm 5 Thông tư 33/NH-TT ngày 15-3-1989; điểm 1, 2 và 5 Thông tư 222/NH-TT ngày 20-10-1990; điểm 1, 2, 3 và 5 Thông tư 203/NH-TT ngày 31-10-1991 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành Điều lệ quản lý ngoại hối theo Nghị định 161/HĐBT ngày 18-10-1988; Chỉ thị 330/CT ngày 13-9-1990 và Quyết định 337/HĐBT ngày 25-10-1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; những quy định khác trong các văn bản trên không trái với Thông tư này đều được tiếp tục thực hiện.

6. Các Bộ, Ngành, Cơ quan trực thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ của mình cùng phối hợp thực hiện Thông tư này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STATE BANK OF VIETNAM
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No: 12/TT-NH7
Hanoi, August 04, 1994
 CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF DECISION NO.396/TTG DATED AUGUST 4, 1994 OF THE PRIME MINISTER ON AMENDING SEVERAL ITEMS OF THE FOREIGN EXCHANGE REGULATIONS IN NEW STAGE
To implement of Decision No : 396/TTG dated August 4, 1994 of the Prime Minister on amending several items of the foreign exchange regulations in the new circumstances, the State Bank of Vietnam hereby specifies the following guidance:
The institutions and entities mentioned in Decision No: 396/TTG constitute enterprises (including fully foreign enterprise operating in Vietnam), organizations and associations which are set up and operate under the existing laws of Vietnam.
Institutions and entities may deposit their aggregate foreign exchange revenues earned inside or outside the country into their accounts with those banks which are licensed to do foreign exchange operations in Vietnam (The state-owned commercial banks, the Bank for Investment and Development, joint-stock commercial banks, joint-venture banks and foreign bank branches which are referred hereunder as the Banks) in compliance with the following stipulations:
Those institutions and entities with export-import licenses and foreign services licenses shall deposit all their foreign exchange revenues into their foreign exchange accounts with the Banks in line with the duration as determined in the economic contract.
Those institution and entities licensed by the State Bank of Vietnam as from October 1st, 1994 to earn foreign exchange in their trading and service activities and those institutions and entities with foreign exchange revenues from such other sources as foreign aids, gifts, advertisement, exhibition .. or from outside the country shall immediately deposit their daily foreign exchange revenues into their foreign exchange accounts with the Banks.
1.1. Those banks, financial companies which have not been permitted to open foreign exchange account wish to open foreign accounts in foreign countries shall have to meet several conditions and submit dossiers to the State Bank (the Foreign Exchange Department) for permit to open foreign exchange accounts in foreign countries under the following stipulations:
1.1.1. Condition:
a. Having foreign exchange operation license granted by the Governor of the State Bank :
b. Having a minimum statutory capital equivalent to 50 billion VND;
c. Having operated for at least two years and operated profitably;
d. Having correspondent relationship with foreign banks;
e. Having the staffs who may be qualified and competent to do international payment transactions.
1.1.2. Dossiers:
a. Application for opening overseas foreign exchange accounts (see attachment 1)
b. The decision on establishment and license of the banks.
c. Business registration certificate.
d. The most recent annual report with the attached opinion in writing of the Director of the provincial on municipal branch of the State Bank in their locality, commenting on the external operation ability of the Bank.
Within 15 days from the reception of the complete dossiers, the State Bank shall consider to grant accounts permits or to issue written reply to explain why the Bank or the finance companies may not be granted the permit.
1.2. For the civil aviation, maritime, post and insurance services and Vietnamese economic entities which may have overseas to do business and production:
They shall submit to the State Bank (the Foreign Exchange Department) the following dossier when they may wish to open foreign exchange accounts overseas:
a. Application for opening overseas foreign exchange account (see attached form)
b. The decision to establish the enterprise;
c. Business registration certificate;
d. Document of the authorities of the foreign party which shall allow the Vietnamese party to sell transport tickets in the former's home country (in the case of civil aviation and maritime companies) ;
e. The clearing payment contract signed with the foreign party (in the case post and insurance companies);
1.3. For those enterprises which shall be set up and operated under the Law on Foreign Investment in Vietnam.
Pursuant to Circular No: 06/TT-NH7 dated September 18, 1993 of the Governor of the State Bank to guide the implementation of Chapter X of Decree No:18/CP dated April 16, 1993 of the Government specifying the implementation of the Law on Foreign Investment in Vietnam.
1.4. Those Vietnamese economic entities which may be permitted by the Prime Minister to base overseas to do business and production shall submit the dossier including the documents as stipulated in items a, b, c of Article 1.2. above-stated together with the Decision of the Government and the document of the foreign party which shall permit the entity to base overseas to do business and production.
The dossier applying for overseas foreign exchange account permit of those institutions and entities which shall be mentioned in Article 1.2, 1.3, 1.4 shall only be required for the first time application for the overseas foreign exchange account permit (Additional overseas foreign exchange accounts shall only need a single application).
The State Bank shall be entitled to ask institutions and entities to supplement their dossiers once it may find any change in connection with the content and purposes of the activities of any institution or entity.
Those overseas foreign exchange account permits previously issued the State Bank to Banks, finance companies, institutions and entities shall remain valid.
Within 30 days from the reception of the complete dossier, the State Bank shall consider to grant overseas foreign exchange account permits or to issue written reply to explain why the institutions and entities may not be granted the permits.
The utilization of foreign exchange in foreign countries by those institutions and entities as mentioned in Article 1.2, 1.3, 1.4, above-stated shall be specified by the Governor of the State Bank in the overseas foreign exchange account permits.
Those Banks, finance companies, institutions and entities which shall be permitted by the State Bank to open overseas foreign exchange accounts shall strictly comply with the foreign exchange revenue and expenditure regime under the stipulations specified in their permits.
They shall be obliged to make monthly, quarterly and annual reports on the foreign exchange revenue and expenditure developments of their overseas foreign exchange accounts to the State Bank (the Foreign Exchange Department) and the State Bank branch in their locality for knowledge and oversight.
1.5.Those institutions and entities which may deposit foreign exchange with the Banks shall use foreign exchange for the following purposes:
1.5.1. To make import and service payments for foreign countries;
1.5.2. To make repayment for foreign banking loans or foreign debts.
1.5.3. To contribute capital resources to projects licensed under the Law on Foreign Investment in Vietnam.
1.5.4. To sell to those banks and finance companies which shall be licensed to do foreign exchange operations;
1.5.5. To buy foreign exchange time banking bills;
1.5.6. To make foreign exchange investment transfers to foreign countries under the Law on Foreign Investment in Vietnam;
1.5.7. To make transfers to foreign countries under the stipulations of Article 83, Chapter 10, Decree 18/CP dated April 16, 1993 of the Prime Minister on guiding the implementation of the Investment Law (see attachment 3).
1.5.8. To make payments for Vietnamese institutions in certain cases as stipulated in Article hereunder;
1.5.9. To make foreign exchange drawdown (cash or cheque) for those employees of institutions or entities who may be assigned to go abroad on business or to study, to make study tour or to attend seminars and workshops or to pay for salary and wage, bonus and other allowances for foreigners or Vietnamese residents who may work for foreign institutions or enterprises under labour contracts.
Once the foreign exchange payment order shall be made, the Banks shall check the relevant dossier as stipulated in Circular No: 203/NH-TT dated October 31, 1991 of the State Bank on guiding the implementation of Decision No: 337/HDBT dated October 25, 1991 of the Chairman of the Council of Ministers (currently Prime Minister) on a number of foreign exchange control measures in the current circumstances; Circular No:06/TT-NH7 dated September 18 of the Governor of the State Bank on guiding the implementation of Chapter X of Decree No:18/CP dated April 16, 1993 of the Government on specifying the implementation of the Law on Foreign Investment in Vietnam and the dossiers in connection with payment transactions as stipulated in Article 7 hereunder.
2. The Director of the provincial or municipal branch of the State Bank and the Directors of the Banks shall calculate and determine the foreign exchange amount of enterprises and entities (excluding those enterprises established and operated under the Law on Foreign Investment in Vietnam) which may not be used temporarily in each calendar quarter and notify banks and companies in the locality to buy the foreign exchange amount as stated above.
2.1. The calculation and determination of the required foreign exchange holdings of the entities for the quarterly utilization and the temporary unused foreign exchange amount of a quarter shall rely on the quarterly foreign exchange revenue and expenditure plan (with reference to the actual foreign exchange revenue and expenditure plan of the previous quarter).
Within each quarter should the foreign exchange revenue shall exceed the expenditure of the institution or entity, the State Bank Branch shall ask the institution or entity to sell the expensive foreign exchange amount to the Bank. (currently this sale shall only required for those institutions and entities which may have an excessive amount of over one million USD or the same amount denominated in other foreign currencies).
Other institutions and entities which have foreign exchange balance equivalent to less than one million USD may sell their foreign exchange to the Bank or finance company. The sale shall be done under the existing foreign exchange mechanism.
2.2. Before the fifth day of the first month of each calendar quarter, the Banks shall notify the provincial or municipal branch of the State Bank of the end-quarter foreign exchange balance of those institutions and entities which may open foreign exchange accounts with the Banks.
If one entity shall open foreign exchange balance shall be the total of these balances.
After the consolidation of the quarterly temporarily unused foreign exchange amount of the institutions and entities, the provincial or municipal branch of the State Bank shall work with the banks in their locality to buy the foreign exchange amount as stated above for the official foreign exchange reserve fund or for the Banks.
3. The institutions and entities (except the Banks and finance companies shall not directly buy and sale pay, transfer and lend foreign exchange to each other in any form.
Foreign exchange payments may be made to each other through the Banks in the following cases:
3.1. Payments for goods and import-export consignment between the consignor and the consignee;
3.2. Foreign exchange transfers between a single legal entity and units under this legal entity and vice-versa.
3.3. To buy insurance of various types for import-export goods, air transport, maritime transport, oil and gas, foreign investment projects and for foreign institutions and individuals.
3.4. Payments for international air ticket, transport charges of goods, international baggage to organizations, units acting as agents selling tickets for foreign airlines and maritime agencies.
3.5. Payments for international post charges for the institutions and entities which may be permitted to engage in international post and telecommunication services;
4. As of October 1st, 1994 those institutions and entities which may be previously licensed by the State Bank to run shops and services to accept foreign exchange payments shall only collect Vietnamese Dong for their goods and services (all commodity and service prices shall be quoted in Dong and collect Dong).
Those institutions and entities which be licensed to run duty-free and service shops in favour of foreigners at airports, seaports and the other places as permitted by the Prime Minister shall continue to directly take foreign exchange payments from customers. They shall also apply for new licenses or for the change of their old licenses under the following stipulations:
4.1 Those institutions and entities which may not have license to collect foreign exchange from their goods and services shall submit dossier to the State Bank (the Foreign Exchange Department) to apply for license. The dossier shall include:
a. Application for trading and services to collect foreign exchange (see attachment 2) with the opinion of the Director of the provincial or municipal branch of the State Bank.
b. The decision to establish duty-free and service shops for foreigners at airports and seaports.
4.2. Those institutions and entities which may be previously licensed to do trading and services for foreign exchange shall change new licenses. The dossier to apply for the change of new licenses shall include documents a and b in Article 4.1. above-stated attached with previously-granted license (original copy). The dossier shall be addressed to the State Bank at the latest in 30 days from the effective date of this Circular.
Pending the new licenses, institutions and entities which may run duty-free and service shops for foreigners at airports and seaports shall continue to collect foreign exchange from customers up to the date of the reception of new licenses issued by the State Bank.
Within 15 days from the reception of the above-mentioned complete dossier, the State Bank shall grant license and change licenses to those institutions and entities which may collect foreign exchange from their goods and services.
4.3. The Banks and Finance Companies shall immediately expand the network of foreign exchange counters in such required places as ports (i.e. airports, seaports, roads), tourist and trade centers and those hotels which may accommodated of foreigners.
These foreign exchange counter which shall be based outside banking transaction centers may use Vietnamese Dong to buy foreign exchange from customers. They may not use foreign exchange to buy Vietnamese Dong from customers. The foreign exchange counters at airport and seaports may use foreign exchange to buy the remaining amount of Vietnamese Dong from customers who shall have bought Vietnamese Dong for payment during their stay in Vietnam.
The sale of foreign exchange for travel allowance under the existing regime shall only be made at the banking transaction centers.
The foreign exchange transactions for customers shall require convenience, safety and quickness. The foreign exchange counters shall openly quote the exchange and rates carry along the foreign exchange licenses.
4.4. The Banks may authorize certain reliable and competent enterprises to act as their foreign exchange agents. The contract to authorize foreign exchange transaction between the Bank and the agent enterprises shall be made in a unified form provided by the State Bank (attachment 4). The Bank shall send the authorized contract which shall be signed with enterprises to the provincial or municipal branch of the State Bank in the locality for management and monitoring.
The foreign exchange counters of the institutions and entities shall be managed in terms of profession by the authorizing Bank and shall be subject to the supervision of their foreign exchange-linked operation as mentioned in this Circular by the Director of the provincial or municipal branch of the State Bank in the locality.
The foreign exchange agent commission shall be determined on the basis of the agreement between the institutions and entities on the one hand and the Banks and Finance Companies on the other.
4.5. The authorizing Banks shall specify activities of the foreign exchange counters of the authorized institutions and entities in line with the reality of the locality and in strict compliance with existing foreign exchange control systems.
5. The Director of the provincial or municipal branch of the State Bank shall be responsible for monitoring and supervising the Banks, Finance Companies and the institutions and entities in the locality to scrupulously implement the stipulations of this Circular.
5.1. The Banks, Finance Companies and those institutions and entities which shall be permitted by the State bank to make foreign exchange linked transactions as mentioned in this Circular shall be responsible for reporting their foreign exchange linked activities to the provincial or municipal branch of the State Bank on the basis of the following reporting requirements:
- Quarterly report shall be submitted at the latest before the fifth day of the first month of the next quarter;
- Annual report shall be submitted at the latest before the 20th day of the first month of the next year.
The Director of the provincial or municipal branch of the State Bank shall consolidate all the above-mentioned reports to be submitted to the Head Office of the State Bank (the Foreign Exchange Department) on the basis of the following reporting requirements :
- Quarterly report shall be submitted at the latest before the 20th day of the first month of the next quarter;
- Annual report shall be submitted at the latest before the 30th day of the first month of the next year.
5.2. Those Banks, Finance Companies, institutions and entities shall fail to strictly comply with the stipulations of this Circular or fail to meet the reporting requirements deadline shall on the basis of severity shall be subject either to administrative measures under the administrative Punishment Ordinance or to legal proceedings under the Civil Code.
This Circular shall take effect as of October 1st, 1994. The articles of this Circular shall amend Article 5 of Circular No:33/NH-TT dated March 15, 1989; Article 1, 2 and 5 of Circular No:222/NH-TT dated October 20,1990, Article 1, 2, 3 and 5 of Circular 203/NH-TT dated October 31,1991 of the State Bank on guiding the implementation of foreign exchange regulations under Decree 161/HDBT dated October 18, 1988; Instruction No:330/CT dated September 13, 1990 and Decision No:337/HDBT dated October 25, 1991 of the Chairman of the Council of Ministers; The other stipulations of the above-said documents which shall not be contrary to this Circular shall continue to be implemented.
6. The Ministries, Agencies and Services under the Central Government, the Provincial and Municipal People's Committees by their Functions and duties shall coordinate in implementing this Circular.
 

 
FOR STATE BANK OF VIETNAM
DEPUTY GOVERNOR




Le Van Chau
 
ATTACHMENT 1
FORM OF APPLICATION FOR OPENING AN OVERSEAS ACCOUNT

Name of the enterprise
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
 
APPLICATION FOR OPENING AN OVERSEAS
FOREIGN EXCHANGE ACCOUNT
To the Sate bank of Vietnam (the Foreign Exchange Department)
Name of the enterprise
Under given authority
External contact name (if any)
Head Office
Tel                    Telex                            Fax
Foreign exchange deposit account number
With the Bank
includes:
Account number Type of account
With the Bank
Type of foreign currency
The enterprise applies for convertible foreign currency collection from trade and services with the following details
 
ATTACHMENT 1
FORM OF APPLICATION FOR OPENING AN OVERSEAS ACCOUNT

Name of enterprise
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
 
Hanoi,
 
APPLICATION FOR OPENING AN OVERSEAS
FOREIGN EXCHANGE ACCOUNT
To the State Bank of Vietnam (the Foreign Exchange Department)
Name of enterprise
Under given authority
External contact name (if any)
Head Office
Tel                    Telex                Fax
Foreign exchange deposit account number
With the Bank
The enterprise applies for opening a foreign exchange account with the Bank
Address
Tel
Telex
Fax
on the following purpose
The State bank of Vietnam is requested to consider and grant license to the enterprise to open a foreign exchange account with the Bank on the basis of the above-mentioned purpose.
We undertake to scrupulously comply with the existing regulations on foreign exchange control of the State and bear full responsibility before law for all misconduct of the enterprise.
The attached dossier
Employer of the enterprise includes:
 
ATTACHMENT 2:
FORM OF APPLICATION FOR FOREIGN EXCHANGE COLLECTION FROM TRADE AND SERVICES

Name of enterprise
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
 
Hanoi,
 
APPLICATION FOR LICENSE OF FOREIGN EXCHANGE
COLLECTION FROM TRADE AND SERVICES
To the State Bank of Vietnam (the Foreign Exchange Department)
Name of the enterprise
Under given authority
External contact name (if any)
Head Office
Tel                    Telex                Fax
Foreign exchange deposit account Number
With the Bank
In case of having an overseas account, please specify:
Account number Type of account
With the Bank Type of foreign currency.
The enterprise applies for convertible foreign currency collection from trade and services with the following details:
The State Bank of Vietnam is requested to consider and grant license to the enterprise for foreign exchange collection from trade and services as stated above.
We undertake to scrupulously comply with the existing regulations on foreign exchange control of the State and bear full responsibility before law for all misconduct of the enterprise.
Employer of the enterprise
Written opinion of the Director
of the State Bank branch in the locality
 
ATTACHMENT 3:
FORM OF APPLICATION FOR INVESTMENT RESOURCE OUTFLOW

Name of the enterprise
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
 
Hanoi,
 
APPLICATION FOR INVESTMENT RESOURCE OUTFLOW
To the Sate Bank of Vietnam (the Foreign Exchange Department)
Name of the enterprise
Under given authority
External contact name (if any)
Head Office
Tel                    Telex                Fax
Foreign exchange deposit account number
With the Bank
The enterprise applies transferring to (name of the country) an amount of to implement the investment project licensed by the State Committee on Cooperation and Investment in Permit
No: issued on
The State Bank of Vietnam is requested to consider and grant license to the enterprise to transfer to foreign country to implement the investment project as stated above.
We undertake to scrupulously comply with the existing regulations on foreign exchange control of the State and remit on the timely basis the capital and the profit earned from overseas investment activities.
We shall bear full responsibility before law all misconduct of the enterprise.
Employer of the enterprise
Attached dossier includes:

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 12/TT-NH7 DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất