Thông tư 11/2000/TT-NHNN14 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện việc giãn nợ, khoanh nợ và tiếp tục cho vay mới góp phần để khôi phục sản xuất sớm ổn định đời sống nhân dân tại vùng lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long theo Nghị quyết số 15/2000/NQ-CP ngày 6/10/2000 của Chính phủ

thuộc tính Thông tư 11/2000/TT-NHNN14

Thông tư 11/2000/TT-NHNN14 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện việc giãn nợ, khoanh nợ và tiếp tục cho vay mới góp phần để khôi phục sản xuất sớm ổn định đời sống nhân dân tại vùng lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long theo Nghị quyết số 15/2000/NQ-CP ngày 6/10/2000 của Chính phủ
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:11/2000/TT-NHNN14
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Văn Giàu
Ngày ban hành:13/10/2000
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 11/2000/TT-NHNN14

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA NGÂN HÀNG  NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 11/2000/TT-NHNN14

NGÀY 13  THÁNG  10  NĂM 2000 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VIỆC

GIÃN NỢ, KHOANH  NỢ VÀ TIẾP TỤC CHO VAY MỚI GÓP PHẦN

ĐỂ KHÔI PHỤC SẢN XUẤT SỚM ỔN ĐỊNH ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN

TẠI VÙNG LŨ LỤT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THEO

NGHỊ QUYẾT SỐ 15/2000/NQ-CP NGÀY 6 THÁNG 10 NĂM 2000

CỦA CHÍNH PHỦ

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 15/2000/NQ-CP ngày 6/10/2000 của Chính phủ về một số giải pháp tiếp tục khắc phục hậu quả, sớm ổn định đời sống nhân dân, xử lý kịp thời những vấn đề mới nảy sinh nhằm đảm bảo yêu cầu phát triển nhanh và bền vững về kinh tế- xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thực hiện một số nội dung sau:
1. Xử lý nợ vay Ngân hàng bị  thiệt hại do lũ, lụt.
Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc tại đồng bằng sông Cửu Long rà soát lại toàn bộ nợ vay ngân hàng của các hộ dân có liên quan đến  thiệt hại do lũ lụt gây nên, xem xét để có biện pháp xử lý thích hợp; cụ thể:
1.1. Về xử lý gia hạn nợ (giãn nợ):
- Đối với các hộ dân còn nợ vay của tổ chức tín dụng bị thiệt hại do lũ lụt, chưa có khả năng trả nợ theo hợp đồng tín dụng,  có đơn đề nghị gia hạn nợ thì các tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ theo quy định hiện hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Trường hợp hộ dân vay vốn đã được gia hạn nợ trước khi bị thiệt hại do lũ lụt, nếu đến hạn nhưng chưa có khả năng trả nợ, các tổ chức tín dụng  xem xét cho gia hạn nợ thêm một chu kỳ sản xuất kinh doanh đối với cho vay ngắn hạn hoặc thêm 1/2 thời hạn đối với cho vay trung, dài hạn.
1.2. Lập hồ sơ đề nghị xử lý khoanh nợ: 
- Đối với các khoản  nợ vay của các hộ dân tại các tổ chức tín dụng bị thiệt hại do lũ lụt có mức thiệt hại từ 30% trở lên, người vay thực sự khó khăn trong việc trả nợ thì các tổ chức tín dụng lập hồ sơ đề nghị khoanh nợ,  thời hạn đề nghị khoanh nợ tối đa không quá 05 năm.
- Hồ sơ đề nghị khoanh nợ gồm:
+ Đơn đề nghị khoanh nợ của hộ vay vốn.
+ Sao kê khế ước hoặc giấy nhận nợ vay vốn ngân hàng. Đối với Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng Đầu tư và phát triển thì do chi nhánh Ngân hàng trực thuộc lập.
+ Biên bản xác định thiệt hại do lũ lụt đối với đối tượng vay vốn, ghi rõ mức độ và số vốn bị thiệt hại, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã và Ngân hàng cho vay vào thời điểm xẩy ra thiệt hại.
+ Phương án trả nợ sau thời gian được khoanh nợ.
-  Trên cơ sở Biểu chi tiết nợ bị thiệt hại do lũ lụt năm 2000 đề nghị khoanh nợ của các chi nhánh đã có đầy đủ xác nhận,  các  tổ chức tín dụng  cho vay lập Biểu tổng hợp nợ bị thiệt hại do lũ lụt năm 2000 đề nghị khoanh nợ ( theo các mẫu biểu số 1 và 2 kèm theo Thông tư này).
 - Các Ngân hàng cho vay tập hợp toàn bộ hồ sơ đề nghị khoanh nợ theo từng hệ thống và gửi Biểu tổng hợp nợ bị thiệt hại do lũ lụt năm 2000 đề nghị khoanh nợ về Ngân hàng Nhà nước (Vụ Tín dụng) trước ngày 31/12/2000 để Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Riêng các Quỹ tín dụng nhân dân, các Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn tại địa bàn thì các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh  tổng hợp và báo cáo về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Trong thời gian lập hồ sơ đề nghị khoanh nợ, các tổ chức tín dụng tạm thời chưa thu lãi.
2. Cho vay mua lúa, gạo tránh lũ:
2.1. Các Ngân hàng thương mại quốc doanh huy động đủ vốn để cho Tổng công ty lương thực miền Nam vay mua lúa, gạo tránh lũ tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Số lượng lương thực mà Tổng công ty lương thực miền Nam được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo mua là 400 ngàn tấn (quy lúa), bao gồm: Long An 100 ngàn tấn, Đồng Tháp 100 ngàn tấn, An Giang 100 ngàn tấn, các tỉnh khác 100 ngàn tấn; Thời gian thực hiện mua từ 25/9/2000 đến 31/12/ 2000. Các Ngân hàng thương mại quốc doanh thực hiện cho vay theo lãi suất hiện hành để mua hết số lương thực trên.
2.2. Các ngân hàng cho vay tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Tổng công ty lương thực miền Nam vay vốn, trong trường hợp cần thiết thì có sự phối hợp cùng cho vay theo đề nghị của doanh nghiệp.
3. Cho vay mới  đối với các hộ dân.
3.1. Để giúp các hộ dân có vốn kịp thời sản xuất vụ đông xuân, các tổ chức tín dụng phải đảm bảo huy động đủ nguồn vốn, đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của các hộ dân bị thiệt hại do lũ lụt để khôi phục sản xuất. Các tổ chức tín dụng cho vay theo quy định hiện hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
3.2. Các đối tượng cần chú trọng cho vay là: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, các chi phí khác... để phục vụ trực tiếp cho sản xuất. 
3.3.Trường hợp các tổ chức tín dụng nhà nước thực hiện nhiệm vụ cho vay các nhu cầu tại điểm 2 và 3 Thông tư này có khó khăn về nguồn vốn, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để được xem xét xử lý.
4. Tổ chức thực hiện:
4.1. Đối với  Ngân hàng Nhà nước:
- Các Vụ, Cục chức năng của Ngân hàng Nhà nước, trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao, theo dõi chặt chẽ, xử lý kịp thời những vướng mắc phát sinh mà các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng đề nghị.
- Các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, phối hợp chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai thực hiện đúng các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước. Hàng tháng tổ chức họp giao ban với các tổ chức tín dụng trên địa bàn để nắm tình hình và có biện pháp chỉ đạo, xử lý vướng mắc thuộc phạm vi chức năng của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời, tổng hợp báo cáo vào ngày 5 hàng tháng kết quả triển khai nhiệm vụ của các tổ chức tín dụng tại địa bàn về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (theo các mẫu biểu  số 3 và 4 kèm theo Thông tư này).
4.2. Đối với các tổ chức tín dụng:
- Căn cứ các quy định tại Thông tư này, các tổ chức tín dụng hướng dẫn cụ thể để triển khai thực hiện sớm. 
- Định kỳ vào ngày 5 hàng tháng, các tổ chức tín dụng tổng hợp gửi báo cáo kết quả cho vay mua lúa, gạo tránh lũ và cho vay khôi phục sản xuất ở vùng bị lũ lụt tháng trước về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Vụ Tín dụng) theo các mẫu biểu  số 3 và 4 kèm theo Thông tư này .
4.3. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký.
BIỂU SỐ 01 Ngân hàng... Chi nhánh...
BIỂU CHI TIẾT NỢ BỊ THIỆT HẠI DO LŨ LỤT NĂM 2000 ĐỀ NGHỊ KHOANH NỢ
Đơn vị: 1 Đồng

STT

 

Tên khách hàng vay vốn

 

Địa chỉ

 

Số tiền đề nghị khoanh nợ

 

Tỷ lệ thiệt hại vốn vay

 

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

Gốc

 

Lãi

 

 

 

 

 

1

 

Hộ A...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

Hộ B...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ tịch UBND

tỉnh, thành phố

(Huyện, xã, phường, thị trấn)

 

Giám đốc

Sở Tài chính

(Trưởng phòng tài chính huyện)

 

Giám đốc

chi nhánh NHNN

 

....., Ngày..... tháng..... năm 2000

Giám đốc

Chi nhánh NHTM

 

BIỂU SỐ 02 Ngân hàng... Chi nhánh...
BIỂU TỔNG HỢP NỢ BỊ THIỆT HẠI DO LŨ LỤT NĂM 2000 ĐỀ NGHỊ KHOANH NỢ

Đơn vị: 1 Đồng

STT

 

Tên chi nhánh

 

Địa chỉ

 

Số tiền đề nghị khoanh

 

Tỷ lệ thiệt hại vốn vay

 

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

Gốc

 

Lãi

 

 

 

 

 

1

 

Chi nhánh A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

Chi nhánh B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

Chi nhánh...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LẬP BIỂU

 

......., Ngày..... tháng..... năm 2000

Tổng Giám đốc

 

BIỂU SỐ 03 Ngân hàng...
BÁO CÁO TIẾN ĐỘ CHO VAY THU MUA LÚA, GẠO TRÁNH LŨ
Đến ngày..... tháng..... năm 2000
Đơn vị: Triệu đồng, ngàn tấn

Số TT

 

Tên doanh nghiệp

 

Doanh số cho vay

 

Dư nợ

 

Khối lượng mua vào (Quy lúa)

 

 

 

 

 

Kỳ báo cáo

 

Luỹ kế

 

 

 

Kỳ báo cáo

 

Luỹ kế

 

I

 

Tỉnh, thành phố

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

Doanh nghiệp...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

Doanh nghiệp...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

 

Tỉnh, thành phố

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 Doanh nghiệp...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LẬP BIỂU

 

KIỂM SOÁT

 

TỔNG GIÁM ĐỐC

 

BIỂU SỐ 04 Ngân hàng...
BÁO CÁO TÌNH HÌNH CHO VAY KHÔI PHỤC SẢN XUẤT Ở VÙNG BỊ LŨ LỤT NĂM 2000 TẠI CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Đến ngày..... tháng..... năm 2000

Đơn vị: Triệu đồng, ngàn tấn

STT

 

Tên CN ngân hàng tỉnh, thành phố

 

Đã giải ngân

 

 

Cho vay ngắn hạn

 

 

Cho vay trung, dài hạn

 

 

Đối tượng vay vốn

 

 

 

 

 

 

Số lượt hộ

 

Số tiền

 

Cho vay

 

Thu nợ

 

Dư nợ

 

Cho vay

 

Thu nợ

 

Dư nợ

 

Trồng trọt

 

Chăn nuôi

 

Nuôi trồng thuỷ, hải sản

 

Chi phí khác

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LẬP BIỂU

 

KIỂM SOÁT

 

Ngày..... tháng..... năm 2000

Tổng Giám đốc (Giám đốc)

(Ký tên, đóng dấu)

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

THE STATE BANK
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No: 11/2000/TT-NHNN14
Hanoi, October 13, 2000
 
CIRCULAR
GUIDING THE DEBT RESCHEDULE AND FREEZING AS WELL AS THE PROVISION OF NEW LOANS IN ORDER TO RESTORE PRODUCTION, STABILIZE THE PEOPLE�S LIFE IN THE FLOOD-STRICKEN AREAS IN MEKONG RIVER DELTA ACCORDING TO THE GOVERNMENT�S RESOLUTION No. 15/2000/NQ-CP OF OCTOBER 6, 2000
In furtherance of the Prime Minister’s direction and the Government’s Resolution No. 15/2000/NQ-CP of October 6, 2000 on a number of measures to further overcome flood consequences, quickly stabilize the people’s life and promptly settle newly-arising problems, in order to ensure the requirements for fast and sustainable socio-economic development in the Mekong River delta, the State Bank Governor requests the general directors (directors) of credit institutions, and directors of the State Bank’s branches in Mekong River delta provinces to implement the followings:
1. HANDLING OF DEBTS BORROWED FROM BANKS AND LOST DUE TO FLOODS
The general directors (directors) of credit institutions shall direct their attached branches in Mekong River delta to revise all debts borrowed from banks by households which have suffered from losses caused by floods, then consider for appropriate handling measures; concretely as follows:
 

1.1. On debt extension ():
- For households owing debts to credit institutions, having suffered from losses caused by floods and being unable to repay debts according to the credit contracts, if they file an application requesting debt reschedule, the credit institutions shall consider for debt reschedule in accordance with current regulations of the State Bank Governor.
- In cases where households debts had been rescheduled before they suffered from losses caused by floods, if they are still unable to repay their due debts, the credit institutions shall consider for debt reschedule for a further production/business cycle, for short-term loans, or a period equal to a half of the term, for medium- or long-term loans.
1.2. Compilation of debt freezing-requesting dossiers:
- For debts borrowed from credit institutions by households, that have suffered from losses caused by floods with the extent of loss reaching 30% or higher, if the borrowers really meet with difficulties in repaying debts, the credit institutions shall compile a dossier requesting debts freezing, the maximum duration for a debt freezing shall not exceed 5 years.
A debt freezing-requesting dossier shall include:
+ The debt-freezing application of the capital-borrowing household;
+ A copy of the capital-borrowing contract or loan debt-acknowledging papers. For State commercial banks or Development and Investment banks, such papers shall be compiled by the bank’s branches.
+ A written certification of losses caused by floods to the borrowers, clearly stating the level and amount of damaged capital with certification of the commune-level People’s Committees and the lending banks at the time when losses incur.
+ Plan for debt repayment after the expiry of debt freezing period.
- On the basis of the detailed table on debt capital lost due to floods in 2000 proposed for freezing with full certifications by their branches, the lending credit institutions shall make synthesized tables on debt capital lost due to floods in 2000 proposed for freezing.
- The lending banks shall gather all debt freezing-requesting dossiers in separate systems and send the synthesized tables on debt capital lost due to floods in 2000 proposed for freezing to the State Bank (the Credit Department) before December 31, 2000, so that the State Bank shall coordinate with the Ministry of Finance in summing-up and submitting them to the Prime Minister for consideration and decision. Particularly for the people’s credit funds and rural joint-stock commercial banks in localities, the State Bank’s provincial branches shall sum up and report them to the Vietnam State Bank.
- During the time of compilation of debt freezing-requesting dossiers, credit institutions shall temporarily refrain from collecting interests.
2. PROVISION OF LOANS FOR THE PURCHASE OF PADDY AND RICE IN AVOIDANCE OF FLOODS:
2.1. The State commercial banks shall mobilize enough capital to provide as loans to the Southern Food Corporation for the purchase of paddy and rice in avoidance of floods in Mekong River delta provinces. The amount of food which the Prime Minister directs the Southern Food Corporation to buy is 400 thousand tons (in paddy equivalent), in which: Long
2.2. The lending banks shall create all favorable conditions for the Southern Food Corporation to borrow capital, in necessary
3. PROVISION OF NEW LOANS FOR HOUSEHOLDS
3.1. In order to help households to obtain capital for production in the winter-spring crop, credit institutions shall have to ensure the mobilization of sufficient capital sources, to fully meet flood-stricken households capital requirements for restoration of production. Credit institutions shall provide loans in accordance with the current regulations of the State Bank Governor.
3.2. Attention must be paid to the provision of loans for the purchase of crop varieties, fertilizers, insecticides, as well as for other costs in direct service of production.
3.3. In cases where the State-run credit institutions provide loans to meet the demands stated in Points 2 and 3 of this Circular but meet with difficulties in capital sources, they shall report such to the State Bank Governor for consideration and settlement.
4. IMPLEMENTATION ORGANIZATION
4.1. For the State Bank:
- The functional departments of the State Bank shall, within the ambit of their assigned functions and tasks, closely supervise and promptly settle the arising issues proposed by the State Bank’s branches and credit institutions.
- The State Bank’s branches in Mekong River delta provinces shall coordinate with and direct credit institutions in their respective localities in correctly implementing the guiding documents of the Government and the State Bank. Monthly, they shall organize briefings with credit institutions in the localities in order to grasp thoroughly the situation, and work out measures to direct and settle problems falling under the scope of their functions. At the same time, on the 5th every month, they shall synthesize and report to the Vietnam State Bank the results of the performance of tasks by credit institutions in the localities.
4.2. For credit institutions:
- Credit institutions shall, based on the provisions of this Circular, provide detailed guidance in order to soon organize the implementation thereof.
- Periodically on the 5th every month, credit institutions shall sum up and send reports on the results of the provision of loans for the purchase of paddy and rice in avoidance of floods as well as for production restoration in the flood-stricken areas in the previous month to the Vietnam State Bank (the Credit Department).
4.3. This Circular takes effect after its signing.
 

 
FOR THE STATE BANK GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR




Nguyen Van Giau

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 11/2000/TT-NHNN14 DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 54/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ các thông tư của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

Tài chính-Ngân hàng

Thông tư 42/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 04/2021/TT-NHNN ngày 05/4/2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách, COVID-19

văn bản mới nhất

Thông tư 54/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ các thông tư của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp

Tài chính-Ngân hàng