Thông tư 08/2021/TT-NHNN về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

thuộc tính Thông tư 08/2021/TT-NHNN

Thông tư 08/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:08/2021/TT-NHNN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Thị Hồng
Ngày ban hành:06/07/2021
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Các trường hợp tổ chức tín dụng được cho vay đặc biệt với lãi suất 0%

Ngày 06/7/2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 08/2021/TT-NHNN về việc quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Cụ thể, ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt bằng nguồn tiền từ thực hiện chức năng của ngân hàng Trung ương về phát hành tiền trong các trường hợp sau: hỗ trợ phục hồi đối với ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính, tổ chức tại chính vi mô theo phương án phục hồi đã được phê duyệt; Hỗ trợ phục hồi đối với ngân hàng thương mại theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt;…

Đối với cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản đối với tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống trong thời gian tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, bao gồm cả trường hợp tổ chức tín dụng đang thực hiện phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt, áp dụng lãi suất với nợ gốc cho vay đặc biệt quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay đặc biệt trong hạn của khoản vay tại thời điểm chuyển quá hạn.

Ngoài ra, thời hạn cho vay đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định nhưng dưới 12 tháng.

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 27/10/2021.

Xem chi tiết Thông tư08/2021/TT-NHNN tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
__________
Số: 08/2021/TT-NHNN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________________
Hà Nội, ngày 06 tháng 7 năm 2021

THÔNG TƯ

Quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

____________________

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước), Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, tổ chức tín dụng khác đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức tín dụng.
2. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
3. Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Phương án cơ cấu lại là một trong các phương án quy định tại khoản 35 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung).
2. Phương án chuyển nhượng là phương án quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng (sau đây gọi là Luật số 17/2017/QH14).
3. Bên đi vay đặc biệt (sau đây gọi là bên đi vay) là tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt vay đặc biệt tại Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, tổ chức tín dụng khác.
4. Bên cho vay đặc biệt (sau đây gọi là bên cho vay) là Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, tổ chức tín dụng khác cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
5. Lãi suất cho vay đặc biệt ưu đãi (sau đây gọi là lãi suất ưu đãi) là lãi suất thấp hơn lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố trong từng thời kỳ tại thời điểm khoản cho vay đặc biệt được giải ngân, gia hạn.
6. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính.
Điều 4. Các trường hợp cho vay đặc biệt
1. Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt bằng nguồn tiền từ thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương về phát hành tiền trong các trường hợp sau:
a) Cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản đối với tổ chức tín dụng khi tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống trong thời gian tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, bao gồm cả trường hợp tổ chức tín dụng đang thực hiện phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt;
b) Cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% để hỗ trợ phục hồi đối với ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính, tổ chức tài chính vi mô theo phương án phục hồi đã được phê duyệt;
c) Cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% để hỗ trợ phục hồi đối với ngân hàng thương mại theo phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt;
d) Cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% đối với ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc trước ngày Luật số 17/2017/QH14 có hiệu lực theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật số 17/2017/QH14 (sau đây gọi là quyết định của Thủ tướng Chính phủ);
đ) Cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% đối với ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc trước ngày Luật số 17/2017/QH14 có hiệu lực sau chuyển nhượng theo phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt.
2. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trong các trường hợp sau:
a) Cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản đối với tổ chức tín dụng khi tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống trong thời gian tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, bao gồm cả trường hợp tổ chức tín dụng đang thực hiện phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt;
b) Cho vay đặc biệt theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất ưu đãi đến mức 0% để hỗ trợ thanh khoản đối với công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô từ Quỹ dự phòng nghiệp vụ khi công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống trước khi phương án cơ cấu lại được phê duyệt;
c) Cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% để hỗ trợ phục hồi đối với công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô từ Quỹ dự phòng nghiệp vụ theo phương án phục hồi đã được phê duyệt.
3. Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trong các trường hợp sau:
a) Cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản đối với tổ chức tín dụng khi tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống trong thời gian tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, bao gồm cả trường hợp tổ chức tín dụng đang thực hiện phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt;
b) Cho vay đặc biệt theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất ưu đãi đến mức 0% để hỗ trợ thanh khoản đối với quỹ tín dụng nhân dân từ Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân khi quỹ tín dụng nhân dân có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống trước khi phương án cơ cấu lại được phê duyệt;
c) Cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến mức 0% để hỗ trợ phục hồi đối với quỹ tín dụng nhân dân từ Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo phương án phục hồi đã được phê duyệt.
4. Tổ chức tín dụng khác cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt trong các trường hợp sau:
a) Cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản đối với tổ chức tín dụng khi tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống trong thời gian tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, bao gồm cả trường hợp tổ chức tín dụng đang thực hiện phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt;
b) Cho vay đặc biệt để hỗ trợ phục hồi đối với tổ chức tín dụng theo phương án phục hồi, phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt.
Điều 5. Nguyên tắc cho vay đặc biệt, xử lý khoản cho vay đặc biệt
1. Đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 1, điểm c khoản 2, điểm c khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 4 Thông tư này, số tiền cho vay đặc biệt, mục đích sử dụng khoản cho vay đặc biệt, tài sản bảo đảm cho khoản cho vay đặc biệt, lãi suất cho vay đặc biệt, thời hạn cho vay đặc biệt, việc trả nợ cho vay đặc biệt, việc miễn, giảm tiền lãi cho vay đặc biệt, việc xử lý đối với khoản cho vay đặc biệt đã cho vay (bao gồm cả việc gia hạn khoản cho vay đặc biệt, lãi suất đối với nợ gốc cho vay đặc biệt quá hạn) thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt.
2. Việc cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước với lãi suất ưu đãi đến mức 0% do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 4, Điều 6 thực hiện theo quy định tại Thông tư này; đối với các nội dung của khoản cho vay đặc biệt đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc đã được phê duyệt tại phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng thì thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt.
4. Đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại điểm a khoản 2, điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 4 Thông tư này, số tiền cho vay đặc biệt, mục đích sử dụng khoản cho vay đặc biệt, tài sản bảo đảm cho khoản cho vay đặc biệt, lãi suất cho vay đặc biệt, thời hạn cho vay đặc biệt, việc trả nợ cho vay đặc biệt, việc miễn, giảm tiền lãi cho vay đặc biệt, việc xử lý đối với khoản cho vay đặc biệt đã cho vay (bao gồm cả việc gia hạn khoản cho vay đặc biệt, lãi suất đối với nợ gốc cho vay đặc biệt quá hạn) thực hiện theo thỏa thuận giữa bên cho vay và bên đi vay.
5. Đồng tiền cho vay đặc biệt là đồng Việt Nam.
6. Việc nhận, xử lý tài sản bảo đảm thực hiện theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Điều 6. Chuyển khoản cho vay tái cấp vốn thành khoản cho vay đặc biệt
1. Kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt, khoản cho vay tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng đó được chuyển thành khoản cho vay đặc biệt như sau:
a) Đối với trường hợp số dư cho vay tái cấp vốn còn trong hạn, số dư nợ gốc cho vay tái cấp vốn được chuyển thành số dư nợ gốc cho vay đặc biệt, số dư nợ lãi cho vay tái cấp vốn được chuyển thành số dư nợ lãi cho vay đặc biệt, ngày đến hạn của khoản cho vay đặc biệt là ngày đến hạn của khoản cho vay tái cấp vốn, lãi suất của khoản cho vay đặc biệt bằng lãi suất của khoản cho vay tái cấp vốn;
b) Trường hợp khoản cho vay đặc biệt được gia hạn thì lãi suất gia hạn cho vay đặc biệt bằng lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố trong từng thời kỳ tại thời điểm khoản cho vay đặc biệt được gia hạn;
c) Đối với trường hợp số dư cho vay tái cấp vốn đã quá hạn, số dư nợ gốc cho vay tái cấp vốn quá hạn được chuyển thành số dư nợ gốc cho vay đặc biệt quá hạn, số dư nợ lãi cho vay tái cấp vốn chậm trả (kể cả số dư nợ lãi phát sinh đối với số tiền tái cấp vốn tổ chức tín dụng phải trả theo quy định nhưng chưa được trả đúng hạn) chuyển thành số dư nợ lãi cho vay đặc biệt chậm trả, lãi suất đối với nợ gốc cho vay đặc biệt quá hạn bằng lãi suất đối với nợ gốc cho vay tái cấp vốn quá hạn, việc áp dụng lãi suất đối với nợ lãi cho vay đặc biệt chậm trả thực hiện như đối với nợ lãi cho vay tái cấp vốn chậm trả.
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày khoản cho vay tái cấp vốn được chuyển thành khoản cho vay đặc biệt, tổ chức tín dụng phải hoàn thành việc thực hiện quy định tại điểm a khoản 4 Điều 12 Thông tư này để tổng giá trị quy đổi của các tài sản bảo đảm đủ điều kiện quy định tại Điều 13 Thông tư này (sau đây gọi là tài sản bảo đảm đủ điều kiện) không thấp hơn số dư nợ gốc cho vay tái cấp vốn được chuyển thành số dư nợ gốc cho vay đặc biệt quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
3. Việc chuyển khoản cho vay tái cấp vốn thành khoản cho vay đặc biệt được quy định tại Quyết định của Ngân hàng Nhà nước đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt.
Điều 7. Thẩm quyền ký các văn bản trong hồ sơ đề nghị vay đặc biệt, hồ sơ đề nghị gia hạn vay đặc biệt, hợp đồng cho vay đặc biệt
Thẩm quyền ký các văn bản trong hồ sơ đề nghị vay đặc biệt, hồ sơ đề nghị gia hạn vay đặc biệt, hợp đồng cho vay đặc biệt của bên đi vay là người đại diện hợp pháp của bên đi vay.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 8. Mục đích sử dụng khoản vay đặc biệt
1. Bên đi vay chỉ được sử dụng khoản vay đặc biệt quy định tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư này để chi trả tiền gửi của người gửi tiền là cá nhân tại bên đi vay; việc sử dụng khoản vay đặc biệt để chi trả tiền gửi của đối tượng khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng trường hợp cụ thể.
2. Các đối tượng được chi trả quy định tại khoản 1 Điều này không bao gồm:
a) Người có liên quan của tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 28 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Người điều hành của tổ chức tín dụng;
c) Người có liên quan của người quản lý, người điều hành, thành viên góp vốn hoặc cổ đông sở hữu từ 5% vốn điều lệ hoặc vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 28 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 9. Số tiền cho vay đặc biệt
Số tiền cho vay đặc biệt trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư này do Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định trên cơ sở tình hình khả năng chi trả của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
Điều 10. Thời hạn cho vay đặc biệt
Thời hạn cho vay đặc biệt trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư này do Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định nhưng dưới 12 tháng.
Điều 11. Lãi suất
1. Đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Thông tư này:
a) Lãi suất cho vay đặc biệt, lãi suất gia hạn cho vay đặc biệt bằng lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố trong từng thời kỳ tại thời điểm khoản cho vay đặc biệt được giải ngân, gia hạn;
b) Lãi suất đối với nợ gốc cho vay đặc biệt quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay đặc biệt trong hạn của khoản vay tại thời điểm chuyển quá hạn;
c) Không áp dụng lãi suất đối với nợ lãi chậm trả.
2. Đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư này:
a) Lãi suất cho vay đặc biệt, lãi suất gia hạn cho vay đặc biệt là lãi suất ưu đãi đến mức 0% do Ngân hàng Nhà nước quyết định;
b) Lãi suất đối với nợ gốc cho vay đặc biệt quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay đặc biệt trong hạn của khoản vay tại thời điểm chuyển quá hạn;
c) Không áp dụng lãi suất đối với nợ lãi chậm trả.
Điều 12. Tài sản bảo đảm đối với khoản cho vay đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định
1. Trường hợp khoản vay đặc biệt quy định tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 4, điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này, bên đi vay phải sử dụng tài sản bảo đảm theo thứ tự ưu tiên như sau:
a) Cầm cố: Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, trái phiếu Chính phủ (gồm: tín phiếu Kho bạc, trái phiếu Kho bạc, trái phiếu công trình Trung ương, công trái xây dựng Tổ quốc, trái phiếu Chính phủ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam (trước đây là Quỹ Hỗ trợ phát triển) được Thủ tướng Chính phủ chỉ định phát hành), trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn, trái phiếu Chính quyền địa phương trong Danh mục giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước;
b) Cầm cố trái phiếu được phát hành bởi ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (trừ các ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc);
c) Cầm cố trái phiếu được phát hành bởi tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt (trừ ngân hàng thương mại quy định tại điểm b Khoản này) và doanh nghiệp khác;
d) Thế chấp quyền đòi nợ phát sinh từ khoản cho vay của bên đi vay đối với khách hàng (trừ tổ chức tín dụng).
2. Giá trị tài sản bảo đảm:
a) Giá trị của các tài sản bảo đảm quy định tại khoản 1 Điều này được xác định theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Giá trị quy đổi của từng tài sản bảo đảm cho khoản vay đặc biệt được xác định theo công thức sau:

Thông tư 08/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

Trong đó:

TS: Giá trị quy đổi của từng tài sản bảo đảm;

GT: Giá trị của từng tài sản bảo đảm được xác định theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;

TL: Tỷ lệ quy đổi tài sản bảo đảm tương ứng với từng tài sản bảo đảm.

c) Tỷ lệ quy đổi tài sản bảo đảm (TL) được xác định như sau:
(i) Đối với giấy tờ có giá quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, TL bằng tỷ lệ tối thiểu giữa giá trị giấy tờ có giá và số tiền cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ;
(ii) Đối với tài sản bảo đảm quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều này, TL bằng 170%.
d) Tại thời điểm đề nghị vay đặc biệt, gia hạn vay đặc biệt, tổ chức tín dụng phải bảo đảm tổng giá trị quy đổi của các tài sản bảo đảm đủ điều kiện không thấp hơn số tiền đề nghị vay đặc biệt, đề nghị gia hạn vay đặc biệt.
3. Trường hợp có tài sản bảo đảm quy định tại điểm c, d khoản 1 Điều này không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 2, 3 Điều 13 Thông tư này dẫn đến tổng giá trị quy đổi của các tài sản bảo đảm đủ điều kiện thấp hơn số dư nợ gốc vay đặc biệt thì bên đi vay phải hoàn thành việc thực hiện quy định tại điểm a khoản 4, điểm a khoản 5 Điều này để tổng giá trị quy đổi của các tài sản bảo đảm đủ điều kiện không thấp hơn số dư nợ gốc vay đặc biệt trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tổng giá trị quy đổi của các tài sản bảo đảm đủ điều kiện thấp hơn số nợ dư gốc vay đặc biệt.
4. Đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4, điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này, việc bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm quy định tại khoản 2 Điều 6, khoản 3 Điều này được thực hiện như sau:
a) Bên đi vay có văn bản đề nghị bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm (đã được Ban kiểm soát đặc biệt phê duyệt), trong đó nêu rõ tài sản bảo đảm đề nghị bổ sung, tài sản bảo đảm đề nghị thay thế và gửi đơn vị đang hạch toán khoản cho vay đặc biệt (Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố hoặc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước);
b) Căn cứ văn bản đề nghị của bên đi vay quy định tại điểm a Khoản này, đơn vị đang hạch toán khoản cho vay đặc biệt thực hiện hoặc phối hợp với đơn vị liên quan thực hiện các thủ tục bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm; trường hợp thay thế phải bảo đảm việc rút bớt tài sản bảo đảm không đủ điều kiện chỉ được thực hiện sau khi tài sản bảo đảm đủ điều kiện đã được bổ sung.
5. Đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư này, việc bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm quy định tại khoản 3 Điều này được thực hiện như sau:
a) Bên đi vay gửi văn bản đề nghị bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm (đã được Ban kiểm soát đặc biệt phê duyệt) cho bên cho vay, trong đó nêu rõ tài sản bảo đảm đề nghị bổ sung và tài sản bảo đảm đề nghị thay thế;
b) Căn cứ văn bản đề nghị của bên đi vay quy định tại điểm a Khoản này, bên cho vay thực hiện bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm, trường hợp thay thế phải bảo đảm việc rút bớt tài sản bảo đảm không đủ điều kiện chỉ được thực hiện sau khi tài sản bảo đảm đủ điều kiện đã được bổ sung. Bên cho vay thông báo bằng văn bản cho Ban kiểm soát đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, Vụ Chính sách tiền tệ) về việc đã bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm.
Điều 13. Điều kiện tài sản bảo đảm
1. Giấy tờ có giá quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 12 Thông tư này phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Được phát hành bằng đồng Việt Nam;
b) Đang được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước, bao gồm cả trực tiếp lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước hoặc lưu ký tại Tài khoản khách hàng của Ngân hàng Nhà nước tại Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam;
c) Không phải là giấy tờ có giá do bên đi vay phát hành;
d) Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải dài hơn thời hạn của khoản vay đặc biệt.
2. Trái phiếu quy định tại điểm c khoản 1 Điều 12 Thông tư này phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đang được niêm yết theo quy định của pháp luật;
c) Có tài sản bảo đảm và giá trị tài sản bảo đảm theo kết quả đánh giá theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng tại thời điểm gần nhất với thời điểm nộp hồ sơ đề nghị vay đặc biệt, hồ sơ đề nghị gia hạn vay đặc biệt hoặc thời điểm chuyển khoản cho vay tái cấp vốn thành khoản cho vay đặc biệt hoặc thời điểm đánh giá tài sản bảo đảm theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng trong thời gian vay đặc biệt không thấp hơn mệnh giá trái phiếu.
3. Khoản cho vay quy định tại điểm d khoản 1 Điều 12 Thông tư này phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
a) Bằng đồng Việt Nam;
b) Được phân loại nợ vào nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có của tổ chức tín dụng, không bao gồm khoản cho vay được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước;
c) Có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của pháp luật đối với toàn bộ giá trị khoản cho vay và giá trị tài sản bảo đảm theo kết quả đánh giá theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng tại thời điểm gần nhất với thời điểm nộp hồ sơ đề nghị vay đặc biệt, hồ sơ đề nghị gia hạn vay đặc biệt hoặc thời điểm chuyển khoản cho vay tái cấp vốn thành khoản cho vay đặc biệt hoặc thời điểm đánh giá tài sản bảo đảm theo quy định nội bộ của tổ chức tín dụng trong thời gian vay đặc biệt không thấp hơn dư nợ của khoản cho vay.
Điều 14. Gia hạn cho vay đặc biệt
Trường hợp tổ chức tín dụng đề nghị gia hạn khoản vay đặc biệt quy định tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 4, điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này khi chưa có phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt hoặc thay đổi phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng nhưng chưa được phê duyệt:
1. Ngân hàng Nhà nước xem xét việc gia hạn khoản cho vay đặc biệt trên cơ sở tình hình khả năng chi trả của tổ chức tín dụng hoặc chủ trương cơ cấu lại tổ chức tín dụng theo quy định tại Luật số 17/2017/QH14 (sau đây gọi là chủ trương cơ cấu lại) được Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc chủ trương cơ cấu lại đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước quyết định hoặc phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng được Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Thời gian gia hạn mỗi lần dưới 12 tháng.  
Điều 15. Trả nợ vay đặc biệt
1. Khi khoản vay đặc biệt đến hạn, bên đi vay phải trả hết nợ gốc, lãi vay đặc biệt cho bên cho vay.
2. Bên đi vay có thể trả nợ vay đặc biệt trước hạn.
3. Trường hợp khoản vay đặc biệt theo quy định tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 4, Điều 6 Thông tư này, bên đi vay phải trả nợ trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp bên đi vay có tiền thu hồi từ quyền đòi nợ làm tài sản bảo đảm cho khoản vay đặc biệt (sau đây gọi là tiền thu hồi nợ), trong thời hạn 05 ngày làm việc đầu tháng, bên đi vay phải trả nợ gốc vay đặc biệt số tiền bằng tổng số tiền thu hồi nợ phát sinh trong tháng trước liền kề theo thứ tự từ khế ước nhận nợ còn dư nợ được ký sớm nhất; 
b) Trường hợp bên đi vay không bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều 6, khoản 3 Điều 12 Thông tư này, trong thời hạn 03 ngày làm việc tiếp theo sau thời hạn phải bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm quy định tại khoản 2 Điều 6, khoản 3 Điều 12 Thông tư này, bên đi vay phải trả nợ gốc vay đặc biệt số tiền tối thiểu bằng số chênh lệch giữa số dư cho vay đặc biệt so với tổng giá trị quy đổi của các tài sản bảo đảm đủ điều kiện;
c) Đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại Điều 6 Thông tư này, ngoài việc trả nợ theo các quy định tại điểm a, b Khoản này, tổ chức tín dụng còn phải trả nợ theo hợp đồng cho vay tái cấp vốn đã ký.
4. Đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư này, trường hợp bị phát hiện sử dụng tiền vay đặc biệt không đúng mục đích, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có văn bản thông báo vi phạm quy định tại điểm d khoản 2, điểm i khoản 4 Điều 26 Thông tư này (sau đây gọi là ngày Ngân hàng Nhà nước có thông báo), bên đi vay phải trả nợ cho bên cho vay số tiền như sau:
a) Toàn bộ gốc, lãi của khoản cho vay đặc biệt;
b) Số tiền lãi phát sinh trên số tiền nợ gốc đã sử dụng không đúng mục đích với mức lãi suất bằng 130% lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố trong từng thời kỳ tại ngày Ngân hàng Nhà nước có thông báo, kể từ ngày bên đi vay nhận giải ngân số tiền nợ gốc sử dụng không đúng mục đích đến ngày Ngân hàng Nhà nước có thông báo.
5. Đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4, điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này mà bên đi vay không trả nợ theo quy định tại khoản 1 Điều này và không được gia hạn hoặc không trả nợ theo quy định tại khoản 4 Điều này và số dư cho vay đặc biệt quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư này, biện pháp xử lý của Ngân hàng Nhà nước như sau:
a) Chuyển dư nợ khoản cho vay đặc biệt sang theo dõi quá hạn, áp dụng lãi suất quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Thông tư này đối với số tiền nợ gốc cho vay đặc biệt không trả nợ đúng hạn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về phương pháp tính và hạch toán thu, trả lãi trong hoạt động nhận tiền gửi và cho vay giữa Ngân hàng Nhà nước với tổ chức tín dụng (trừ số dư cho vay đặc biệt quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư này);
b) Trích tài khoản của bên đi vay tại Ngân hàng Nhà nước để thu hồi nợ (gốc, lãi) cho vay đặc biệt sau khi có văn bản thông báo cho tổ chức tín dụng về việc trích tài khoản của bên đi vay để thu hồi nợ;
c) Yêu cầu bên đi vay chuyển quyền sở hữu tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Thông tư này cho Ngân hàng Nhà nước;
d) Thực hiện các biện pháp để xử lý tài sản bảo đảm quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 12 Thông tư này theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ (gốc, lãi) cho vay đặc biệt;
đ) Thu hồi nợ (gốc, lãi) cho vay đặc biệt từ tiền bên đi vay thu hồi được từ xử lý các tài sản bảo đảm quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 12 Thông tư này;
e) Thu hồi nợ (gốc, lãi) cho vay đặc biệt từ các nguồn khác của bên đi vay (nếu có).
6. Biện pháp xử lý của Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp bên đi vay không trả nợ vay đặc biệt theo quy định tại khoản 3 Điều này:
a) Áp dụng lãi suất bằng 130% lãi suất của khoản cho vay đặc biệt đối với số tiền nợ gốc vay đặc biệt phải trả theo quy định tại khoản 3 Điều này nhưng chưa được trả (sau đây gọi là số tiền nợ gốc chưa được trả), trong khoảng thời gian từ ngày tiếp theo ngày hết thời hạn trả nợ quy định tại khoản 3 Điều này đến ngày bên đi vay trả số tiền nợ gốc chưa được trả;
b) Trích tài khoản của bên đi vay tại Ngân hàng Nhà nước để thu hồi số tiền bên đi vay phải trả (bao gồm số tiền nợ gốc chưa được trả và số tiền lãi quy định tại điểm a Khoản này) trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 5 Điều 25 Thông tư này;
c) Thu hồi nợ (gốc, lãi) cho vay đặc biệt từ các nguồn khác của bên đi vay (nếu có).
7. Biện pháp xử lý của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam trong trường hợp bên đi vay không trả nợ vay đặc biệt theo quy định tại khoản 1 Điều này mà không được gia hạn hoặc không trả nợ vay đặc biệt theo quy định tại khoản 4 Điều này:
a) Chuyển sang theo dõi quá hạn số tiền gốc, lãi cho vay đặc biệt đến hạn bên đi vay chưa trả, áp dụng lãi suất quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Thông tư này đối với số tiền nợ gốc vay đặc biệt không trả nợ đúng hạn;
b) Đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư này, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam trích tài khoản của bên đi vay tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (nếu có) để thu hồi nợ (gốc, lãi) cho vay đặc biệt;
c) Thực hiện các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ (gốc, lãi) cho vay đặc biệt;
d) Thu hồi nợ (gốc, lãi) cho vay đặc biệt từ các nguồn khác của bên đi vay (nếu có).
8. Biện pháp xử lý của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam trong trường hợp bên đi vay không trả nợ vay đặc biệt theo quy định tại khoản 3 Điều này:
a) Áp dụng lãi suất bằng 130% lãi suất của khoản cho vay đặc biệt đối với số tiền nợ gốc chưa được trả, trong khoảng thời gian từ ngày tiếp theo ngày hết thời hạn trả nợ quy định tại khoản 3 Điều này đến ngày bên đi vay trả hết số tiền nợ gốc chưa được trả;
b) Trích tài khoản của bên đi vay tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (nếu có) để thu hồi số tiền bên đi vay phải trả (bao gồm số tiền nợ gốc chưa được trả và số tiền lãi quy định tại điểm a Khoản này) trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 5 Điều 25 Thông tư này;
c) Thu hồi nợ (gốc, lãi) cho vay đặc biệt từ các nguồn khác của bên đi vay (nếu có).
9. Biện pháp xử lý của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong trường hợp bên đi vay không trả nợ vay đặc biệt theo quy định tại khoản 3 Điều này:
a) Áp dụng lãi suất bằng 130% lãi suất của khoản cho vay đặc biệt đối với số tiền nợ gốc chưa được trả, trong khoảng thời gian từ ngày tiếp theo ngày hết thời hạn trả nợ quy định tại khoản 3 Điều này đến ngày bên đi vay trả hết số tiền nợ gốc chưa được trả;
b) Thu hồi nợ (gốc, lãi) cho vay đặc biệt từ các nguồn khác của bên đi vay (nếu có).
10. Khoản vay đặc biệt được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác, kể cả các khoản nợ có tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng trong các trường hợp sau:
a) Khi đến hạn trả nợ, trừ trường hợp trong thời gian phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng tổ chức tín dụng chưa được phê duyệt hoặc trường hợp thay đổi phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng nhưng chưa được phê duyệt;
b) Khi giải thể, phá sản tổ chức tín dụng.
11. Trong trường hợp có nhiều bên cho vay và khoản vay đặc biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này, nếu bên đi vay không đủ nguồn để trả hết nợ vay đặc biệt cho nhiều bên cho vay thì trả nợ theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.
Điều 16. Trình tự Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản
1. Khi có nhu cầu vay đặc biệt do có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt gửi đến Ban kiểm soát đặc biệt 04 bộ hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt.
Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Giấy đề nghị vay đặc biệt, trong đó nêu rõ: tên tổ chức tín dụng, số tài khoản bằng đồng Việt Nam mở tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố (nếu có), lý do, số tiền đề nghị vay đặc biệt (không vượt quá tổng giá trị quy đổi của các tài sản bảo đảm trong Danh mục quy định tại điểm đ Khoản này), mục đích sử dụng khoản vay đặc biệt, thời hạn, lãi suất đề nghị vay đặc biệt, cam kết sử dụng tiền vay đúng mục đích và tuân thủ quy định của pháp luật về cho vay đặc biệt; tổ chức tín dụng có hay chưa có phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt;  
b) Báo cáo về nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc tình hình mất khả năng chi trả, các biện pháp đã áp dụng và dự kiến áp dụng để khắc phục, giải trình số tiền, thời hạn, lãi suất đề nghị vay đặc biệt;
c) Số liệu tiền gửi bằng đồng Việt Nam theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Số liệu về nguồn vốn, sử dụng vốn bằng đồng Việt Nam theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Danh mục tài sản bảo đảm theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phương án phục hồi, phương án chuyển giao bắt buộc, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt có nội dung về tài sản bảo đảm cho khoản cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản thì Danh mục tài sản bảo đảm phù hợp với nội dung về tài sản bảo đảm trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phương án phục hồi, phương án chuyển giao bắt buộc, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt.
2. Trường hợp đồng ý với đề nghị vay đặc biệt của tổ chức tín dụng, trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 Điều này, Ban kiểm soát đặc biệt gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố (trường hợp tổ chức tín dụng đề nghị vay đặc biệt thuộc đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố), 02 bộ hồ sơ đề nghị đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ), kèm theo văn bản của Ban kiểm soát đặc biệt có ý kiến về các nội dung sau:
a) Tình hình hoạt động, khả năng chi trả của tổ chức tín dụng;
b) Ý kiến cụ thể về việc tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống;
c) Tổ chức tín dụng có hay chưa có phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt; nội dung của khoản cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc đã được phê duyệt tại phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư này (nếu có);
d) Kiến nghị cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng, ý kiến cụ thể về số tiền, mục đích sử dụng khoản cho vay đặc biệt, thời hạn, lãi suất cho vay đặc biệt.
3. Trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị và văn bản ý kiến quy định tại khoản 1, 2 Điều này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có ý kiến bằng văn bản gửi Vụ Chính sách tiền tệ về các nội dung sau:
a) Tình hình hoạt động, khả năng chi trả của tổ chức tín dụng;
b) Ý kiến cụ thể về việc tổ chức tín dụng thuộc hay không thuộc trường hợp có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống;
c) Tổ chức tín dụng có hay chưa có phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt (trường hợp phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng đề nghị vay đặc biệt thuộc thẩm quyền quyết định của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố); nội dung của khoản cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản đã được phê duyệt tại phương án cơ cấu lại (nếu có);
d) Căn cứ Danh mục tài sản bảo đảm quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, có ý kiến về việc các tài sản bảo đảm trong Danh mục tài sản bảo đảm đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 Thông tư này; trường hợp trong phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng đã được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố phê duyệt có nội dung khoản cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản có tài sản bảo đảm, có ý kiến về sự phù hợp của Danh mục tài sản bảo đảm với nội dung về tài sản bảo đảm trong phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt;
đ) Đề xuất cho vay đặc biệt hay không cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng; trường hợp đề xuất cho vay đặc biệt, có ý kiến cụ thể về số tiền, mục đích sử dụng khoản cho vay đặc biệt, thời hạn, lãi suất cho vay đặc biệt; trường hợp đề xuất không cho vay đặc biệt phải nêu rõ lý do.
4. Trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị và các văn bản ý kiến quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này, Vụ Chính sách tiền tệ gửi hồ sơ đề nghị và các văn bản ý kiến để lấy ý kiến Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Trường hợp trong Danh mục tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng có giấy tờ có giá, Vụ Chính sách tiền tệ gửi Danh mục tài sản bảo đảm để lấy ý kiến Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
5. Trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị có ý kiến của Vụ Chính sách tiền tệ quy định tại khoản 4 Điều này, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có ý kiến bằng văn bản gửi Vụ Chính sách tiền tệ về các nội dung sau:
a) Tình hình hoạt động, khả năng chi trả của tổ chức tín dụng (trường hợp tổ chức tín dụng đề nghị vay đặc biệt thuộc đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng);
b) Ý kiến cụ thể về việc tổ chức tín dụng thuộc hay không thuộc trường hợp có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống;
c) Tổ chức tín dụng có hay chưa có phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt (trừ trường hợp phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng đề nghị vay đặc biệt thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố); nội dung của khoản cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc đã được phê duyệt tại phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng tại khoản 3 Điều 5 Thông tư (nếu có);
d) Căn cứ Danh mục tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này, có ý kiến về việc các tài sản bảo đảm trong Danh mục tài sản bảo đảm đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 Thông tư này (trừ trường hợp tổ chức tín dụng đề nghị vay đặc biệt thuộc đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố) hoặc có ý kiến về sự phù hợp của Danh mục tài sản bảo đảm với nội dung về tài sản bảo đảm cho khoản cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc đã được phê duyệt tại phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng (nếu có) (trừ trường hợp phương án cơ cấu lại có nội dung về tài sản bảo đảm cho khoản cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố);
đ) Đề xuất cho vay đặc biệt hay không cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng thuộc đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; trường hợp đề xuất cho vay đặc biệt, có ý kiến cụ thể về số tiền, mục đích sử dụng khoản cho vay đặc biệt, thời hạn, lãi suất cho vay đặc biệt; trường hợp đề xuất không cho vay đặc biệt phải nêu rõ lý do;
e) Ý kiến cụ thể đối với đề xuất của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tại điểm đ khoản 3 Điều này (trường hợp tổ chức tín dụng đề nghị vay đặc biệt thuộc đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố);
g) Đề xuất về việc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cho vay đặc biệt theo quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư này (nếu có).
6. Trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị có ý kiến của Vụ Chính sách tiền tệ quy định tại khoản 4 Điều này, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước có ý kiến bằng văn bản gửi Vụ Chính sách tiền tệ đối với nội dung về tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá tại Danh mục tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng.
7. Trường hợp Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng đề xuất Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cho vay đặc biệt, trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản ý kiến của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ) gửi các tài liệu quy định tại điểm a, đ khoản 1 Điều này để lấy ý kiến Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.
8. Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị có ý kiến của Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ), Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam có ý kiến bằng văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ) về các nội dung sau:
a) Số dư Quỹ dự phòng nghiệp vụ, Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân để cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng;
b) Ý kiến đối với Danh mục tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng.
9. Trường hợp văn bản ý kiến của các đơn vị chưa đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều này, trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản ý kiến, Vụ Chính sách tiền tệ gửi văn bản đề nghị đơn vị liên quan bổ sung ý kiến. Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Vụ Chính sách tiền tệ, đơn vị được đề nghị gửi văn bản bổ sung ý kiến.
10. Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ văn bản ý kiến của các đơn vị quy định tại khoản 5, 6, 8, 9 Điều này, Vụ Chính sách tiền tệ tổng hợp, đề xuất, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định việc Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hoặc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cho vay đặc biệt, số tiền, mục đích sử dụng khoản cho vay đặc biệt, thời hạn, lãi suất cho vay đặc biệt, tài sản bảo đảm; trường hợp không đồng ý cho vay đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi tổ chức tín dụng và nêu rõ lý do.
Điều 17. Trình tự Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phương án phục hồi, phương án chuyển giao bắt buộc, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt
1. Khi có nhu cầu vay đặc biệt theo quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều 4 Thông tư này, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt gửi đến Ban kiểm soát đặc biệt 04 bộ hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt.
Hồ sơ đề nghị bao gồm:
a) Giấy đề nghị vay đặc biệt, trong đó nêu rõ số tiền, mục đích sử dụng khoản vay đặc biệt, lãi suất, thời hạn, việc trả nợ khoản vay đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phương án phục hồi, phương án chuyển giao bắt buộc, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt; nội dung về tài sản bảo đảm cho khoản cho vay đặc biệt trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phương án phục hồi, phương án chuyển giao bắt buộc, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt (nếu có); cam kết sử dụng tiền vay đúng mục đích và tuân thủ quy định của pháp luật về cho vay đặc biệt;
b) Danh mục tài sản bảo đảm có xác nhận của Ban kiểm soát đặc biệt (đối với trường hợp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phương án phục hồi, phương án chuyển giao bắt buộc, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt, khoản cho vay đặc biệt có tài sản bảo đảm); Danh mục tài sản bảo đảm phải phù hợp với nội dung về tài sản bảo đảm trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phương án phục hồi, phương án chuyển giao bắt buộc, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt;
c) Văn bản, tài liệu có liên quan (nếu có).
2. Trường hợp đồng ý với đề nghị vay đặc biệt của tổ chức tín dụng, trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 Điều này, Ban kiểm soát đặc biệt gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố (trường hợp phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng đề nghị vay đặc biệt thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố), 02 bộ hồ sơ đề nghị đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ), kèm theo văn bản của Ban kiểm soát đặc biệt kiến nghị cụ thể về số tiền, mục đích sử dụng khoản cho vay đặc biệt, lãi suất, thời hạn, việc trả nợ khoản cho vay đặc biệt.
3. Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị và văn bản ý kiến quy định tại khoản 1, 2 Điều này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có ý kiến bằng văn bản gửi Vụ Chính sách tiền tệ về các nội dung sau:
a) Nội dung về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng theo phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt;
b) Căn cứ Danh mục tài sản bảo đảm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, có ý kiến về sự phù hợp của Danh mục tài sản bảo đảm với nội dung về tài sản bảo đảm cho khoản cho vay đặc biệt theo phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt;
c) Đề xuất cho vay đặc biệt hay không cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng; trường hợp đề xuất cho vay đặc biệt, có ý kiến cụ thể về số tiền, mục đích sử dụng khoản cho vay đặc biệt, lãi suất, thời hạn, việc trả nợ khoản cho vay đặc biệt; trường hợp đề xuất không cho vay đặc biệt phải nêu rõ lý do.
4. Trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị và các văn bản ý kiến quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này, Vụ Chính sách tiền tệ gửi hồ sơ đề nghị và các văn bản ý kiến để lấy ý kiến Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Trường hợp trong Danh mục tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng có giấy tờ có giá, Vụ Chính sách tiền tệ gửi Giấy đề nghị vay đặc biệt và Danh mục tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng để lấy ý kiến Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
5. Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị có ý kiến của Vụ Chính sách tiền tệ quy định tại khoản 4 Điều này, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có ý kiến bằng văn bản gửi Vụ Chính sách tiền tệ về các nội dung sau:
a) Nội dung về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phương án phục hồi, phương án chuyển giao bắt buộc, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt;
b) Căn cứ Danh mục tài sản bảo đảm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, có ý kiến về sự phù hợp của Danh mục tài sản bảo đảm với nội dung về tài sản bảo đảm cho khoản cho vay đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phương án phục hồi, phương án chuyển giao bắt buộc, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt (trừ trường hợp phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng có nội dung về tài sản bảo đảm cho khoản vay đặc biệt của tổ chức tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố);
c) Đề xuất cho vay đặc biệt hay không cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng thuộc đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; trường hợp đề xuất cho vay đặc biệt, có ý kiến cụ thể về số tiền, mục đích sử dụng khoản cho vay đặc biệt, lãi suất, thời hạn, việc trả nợ khoản cho vay đặc biệt; trường hợp đề xuất không cho vay đặc biệt phải nêu rõ lý do;
d) Ý kiến đối với đề xuất của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tại điểm c khoản 3 Điều này đối với tổ chức tín dụng thuộc đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.
6. Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị có ý kiến của Vụ Chính sách tiền tệ quy định tại khoản 4 Điều này, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước có ý kiến bằng văn bản gửi Vụ Chính sách tiền tệ đối với nội dung về tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá tại Danh mục tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng.
7. Trường hợp văn bản ý kiến của các đơn vị chưa đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều này, trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản ý kiến, Vụ Chính sách tiền tệ gửi văn bản đề nghị đơn vị liên quan bổ sung ý kiến. Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Vụ Chính sách tiền tệ, đơn vị được đề nghị gửi văn bản bổ sung ý kiến.
8. Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ văn bản ý kiến của các đơn vị quy định tại khoản 5, 6, 7 Điều này, Vụ Chính sách tiền tệ tổng hợp, đề xuất, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước việc cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng; trường hợp không đồng ý cho vay đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi tổ chức tín dụng và nêu rõ lý do.
Điều 18. Trình tự Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định gia hạn cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản
1. Khi có nhu cầu gia hạn khoản vay đặc biệt quy định tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 4, điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này trong trường hợp chưa có phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt hoặc thay đổi phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng nhưng chưa được phê duyệt, trong thời hạn tối thiểu 40 ngày làm việc trước ngày đến hạn trả nợ, tổ chức tín dụng phải gửi đến Ban kiểm soát đặc biệt 04 bộ hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước gia hạn cho vay đặc biệt.
Hồ sơ đề nghị gồm:
a) Giấy đề nghị gia hạn vay đặc biệt, trong đó nêu rõ: tên tổ chức tín dụng, số tài khoản bằng đồng Việt Nam mở tại bên cho vay, lý do, số tiền đề nghị gia hạn (không vượt quá tổng giá trị quy đổi của tài sản bảo đảm trong Danh mục tài sản bảo đảm quy định tại điểm d Khoản này), thời hạn, lãi suất đề nghị gia hạn, cam kết tuân thủ quy định của pháp luật về cho vay đặc biệt;
b) Báo cáo về tình hình khả năng chi trả của tổ chức tín dụng; giải trình số tiền, thời hạn, lãi suất đề nghị gia hạn vay đặc biệt;
c) Số liệu về nguồn vốn, sử dụng vốn bằng đồng Việt Nam theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Danh mục tài sản bảo đảm theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trường hợp đồng ý với đề nghị gia hạn vay đặc biệt của tổ chức tín dụng, trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 Điều này, Ban kiểm soát đặc biệt gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố (trường hợp tổ chức tín dụng đề nghị gia hạn vay đặc biệt thuộc đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố), 02 bộ hồ sơ đề nghị đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ), kèm theo văn bản của Ban kiểm soát đặc biệt có ý kiến về các nội dung sau:
a) Tình hình hoạt động, khả năng chi trả của tổ chức tín dụng;
b) Tổ chức tín dụng có hay chưa có chủ trương cơ cấu lại được Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc chủ trương cơ cấu lại đã được quyết định; nội dung về xử lý khoản vay đặc biệt đã vay của tổ chức tín dụng trong chủ trương cơ cấu lại (nếu có); tổ chức tín dụng chưa có phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt hoặc thay đổi phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng nhưng chưa được phê duyệt;
c) Kiến nghị gia hạn cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng, cụ thể số tiền, lãi suất, thời gian gia hạn.
3. Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị và văn bản ý kiến quy định tại khoản 1, 2 Điều này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có ý kiến bằng văn bản gửi Vụ Chính sách tiền tệ về các nội dung sau:
a) Tình hình hoạt động, khả năng chi trả của tổ chức tín dụng;
b) Tổ chức tín dụng có hay chưa có chủ trương cơ cấu lại đã được quyết định (trường hợp chủ trương cơ cấu lại tổ chức tín dụng đề nghị gia hạn vay đặc biệt thuộc thẩm quyền quyết định của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố); nội dung về xử lý khoản vay đặc biệt đã vay của tổ chức tín dụng trong chủ trương cơ cấu lại (nếu có);
c) Tổ chức tín dụng có hay chưa có phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt (trường hợp phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng đề nghị gia hạn vay đặc biệt thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố);
d) Căn cứ Danh mục tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, có ý kiến về việc các tài sản bảo đảm trong Danh mục tài sản bảo đảm đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 Thông tư này;
đ) Đề xuất gia hạn cho vay đặc biệt hay không gia hạn cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng; trường hợp đề xuất gia hạn cho vay đặc biệt, có ý kiến cụ thể về số tiền, thời hạn, lãi suất gia hạn; trường hợp đề xuất không gia hạn cho vay đặc biệt phải nêu rõ lý do.
4. Trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị và các văn bản ý kiến quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này, Vụ Chính sách tiền tệ gửi hồ sơ đề nghị và các văn bản ý kiến để lấy ý kiến Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư này, gửi Danh mục tài sản bảo đảm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này để lấy ý kiến Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam. Trường hợp trong Danh mục tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng có giấy tờ có giá, Vụ Chính sách tiền tệ gửi Danh mục tài sản bảo đảm để lấy ý kiến Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
5. Trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị có ý kiến của Vụ Chính sách tiền tệ quy định tại khoản 4 Điều này, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có ý kiến bằng văn bản gửi Vụ Chính sách tiền tệ về các nội dung sau:
a) Tình hình hoạt động, khả năng chi trả của tổ chức tín dụng (trường hợp tổ chức tín dụng đề nghị gia hạn vay đặc biệt thuộc đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng);
b) Tổ chức tín dụng có hay chưa có chủ trương cơ cấu lại được Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc chủ trương cơ cấu lại đã được quyết định; nội dung về xử lý khoản vay đặc biệt đã vay của tổ chức tín dụng trong chủ trương cơ cấu lại (nếu có);
c) Tổ chức tín dụng có hay chưa có phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt (trừ trường hợp phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng đề nghị gia hạn vay đặc biệt thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố);
d) Căn cứ Danh mục tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, có ý kiến về việc các tài sản bảo đảm trong Danh mục tài sản bảo đảm đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 Thông tư này (trừ trường hợp tổ chức tín dụng đề nghị gia hạn vay đặc biệt thuộc đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố);
đ) Đề xuất gia hạn cho vay đặc biệt hay không gia hạn cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng thuộc đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; trường hợp đề xuất gia hạn cho vay đặc biệt, có ý kiến cụ thể về số tiền, thời hạn, lãi suất gia hạn; trường hợp đề xuất không gia hạn cho vay đặc biệt phải nêu rõ lý do;
e) Có ý kiến đối với đề xuất của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tại khoản đ khoản 3 Điều này đối với tổ chức tín dụng thuộc đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.
6. Trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị có ý kiến của Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ) quy định tại khoản 4 Điều này, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam có ý kiến bằng văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ) về Danh mục tài sản bảo đảm đề nghị gia hạn vay đặc biệt của tổ chức tín dụng.
7. Trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị có ý kiến của Vụ Chính sách tiền tệ quy định tại khoản 4 Điều này, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước có ý kiến bằng văn bản gửi Vụ Chính sách tiền tệ đối với nội dung về tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá tại Danh mục tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng.
8. Trường hợp văn bản ý kiến của các đơn vị chưa đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều này, trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản ý kiến, Vụ Chính sách tiền tệ gửi văn bản đề nghị đơn vị liên quan bổ sung ý kiến. Trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Vụ Chính sách tiền tệ, đơn vị được đề nghị gửi văn bản bổ sung ý kiến.
9. Trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ văn bản ý kiến của các đơn vị quy định tại khoản 5, 6, 7, 8 Điều này, Vụ Chính sách tiền tệ tổng hợp, đề xuất, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định việc gia hạn cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng; trường hợp không đồng ý gia hạn cho vay đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi tổ chức tín dụng và nêu rõ lý do.
10. Khi tổ chức tín dụng có nhu cầu gia hạn khoản vay đặc biệt quy định tại điểm a khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 4, điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này trong trường hợp phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt có nội dung về gia hạn khoản cho vay đặc biệt thì việc gia hạn thực hiện theo phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt; trình tự gia hạn thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.  
Điều 19. Trình tự Ngân hàng Nhà nước gia hạn cho vay đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phương án phục hồi, phương án chuyển giao bắt buộc, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt
1. Đối với khoản vay đặc biệt quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều 4 Thông tư này, trên cơ sở nội dung về gia hạn khoản vay đặc biệt của tổ chức tín dụng trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt, tổ chức tín dụng gửi đến Ban kiểm soát đặc biệt 04 bộ hồ sơ đề nghị.
Hồ sơ đề nghị bao gồm:
a) Giấy đề nghị gia hạn vay đặc biệt; trong đó nêu rõ số tiền, lãi suất, thời gian đề nghị gia hạn, việc trả nợ khoản vay đặc biệt theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt; nội dung về tài sản bảo đảm cho khoản vay đặc biệt trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phương án phục hồi, phương án chuyển giao bắt buộc, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt (nếu có); cam kết tuân thủ quy định của pháp luật về cho vay đặc biệt;
b) Danh mục tài sản bảo đảm có xác nhận của Ban kiểm soát đặc biệt (đối với trường hợp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phương án phục hồi, phương án chuyển giao bắt buộc, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt, khoản vay đặc biệt có tài sản bảo đảm); Danh mục tài sản bảo đảm phải phù hợp với nội dung về tài sản bảo đảm trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phương án phục hồi, phương án chuyển giao bắt buộc, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt;
c) Văn bản, tài liệu có liên quan (nếu có).
2. Trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 Điều này, Ban kiểm soát đặc biệt gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố (trường hợp phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng đề nghị gia hạn vay đặc biệt thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố), 02 bộ hồ sơ đề nghị đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ), kèm theo văn bản của Ban kiểm soát đặc biệt kiến nghị cụ thể về số tiền, lãi suất, thời gian gia hạn, việc trả nợ khoản vay đặc biệt của tổ chức tín dụng. 
3. Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị và văn bản ý kiến quy định tại khoản 1, 2 Điều này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có ý kiến bằng văn bản gửi Vụ Chính sách tiền tệ về các nội dung sau:
a) Nội dung về gia hạn khoản vay đặc biệt đã vay của tổ chức tín dụng trong phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt;
b) Căn cứ Danh mục tài sản bảo đảm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, có ý kiến về sự phù hợp của Danh mục tài sản bảo đảm với nội dung về tài sản bảo đảm cho khoản cho vay đặc biệt trong phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt (đối với trường hợp theo phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt, khoản cho vay đặc biệt có tài sản bảo đảm);
c) Đề xuất gia hạn cho vay đặc biệt hay không gia hạn cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng; trường hợp đề xuất gia hạn cho vay đặc biệt, có ý kiến cụ thể về số tiền, lãi suất, thời gian gia hạn, việc trả nợ khoản vay đặc biệt của tổ chức tín dụng; trường hợp đề xuất không gia hạn cho vay đặc biệt phải nêu rõ lý do.
4. Trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị và các văn bản ý kiến quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này, Vụ Chính sách tiền tệ gửi hồ sơ đề nghị và các văn bản ý kiến để lấy ý kiến Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Trường hợp trong Danh mục tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng có giấy tờ có giá, Vụ Chính sách tiền tệ gửi Giấy đề nghị và Danh mục tài sản bảo đảm để lấy ý kiến Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
5. Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị có ý kiến của Vụ Chính sách tiền tệ quy định tại khoản 4 Điều này, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có ý kiến bằng văn bản gửi Vụ Chính sách tiền tệ về các nội dung sau:
a) Nội dung về gia hạn khoản vay đặc biệt đã vay của tổ chức tín dụng trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt (trừ trường hợp phương án cơ cấu lại có nội dung gia hạn khoản vay đặc biệt của tổ chức tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố);
b) Căn cứ Danh mục tài sản bảo đảm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, có ý kiến về sự phù hợp của Danh mục tài sản bảo đảm với nội dung về tài sản bảo đảm cho khoản cho vay đặc biệt trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phương án phục hồi, phương án chuyển giao bắt buộc, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt (trừ trường hợp phương án cơ cấu lại có nội dung về tài sản bảo đảm cho khoản vay đặc biệt của tổ chức tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố);
c) Đề xuất gia hạn cho vay đặc biệt hay không gia hạn cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng thuộc đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; trường hợp đề xuất gia hạn cho vay đặc biệt, có ý kiến cụ thể về số tiền, lãi suất, thời gian gia hạn, việc trả nợ khoản vay đặc biệt của tổ chức tín dụng; trường hợp đề xuất không gia hạn cho vay đặc biệt phải nêu rõ lý do;
d) Có ý kiến đối với đề xuất của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố tại điểm c khoản 3 Điều này đối với tổ chức tín dụng thuộc đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố.
6. Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị có ý kiến của Vụ Chính sách tiền tệ quy định tại khoản 4 Điều này, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước có ý kiến bằng văn bản gửi Vụ Chính sách tiền tệ đối với nội dung về tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá tại Danh mục tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng.
7. Trường hợp văn bản ý kiến của các đơn vị chưa đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều này, trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản ý kiến, Vụ Chính sách tiền tệ gửi văn bản đề nghị đơn vị liên quan bổ sung ý kiến. Trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Vụ Chính sách tiền tệ, đơn vị được đề nghị gửi văn bản bổ sung ý kiến.
8. Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ văn bản ý kiến của các đơn vị quy định tại khoản 5, 6, 7 Điều này, Vụ Chính sách tiền tệ tổng hợp, đề xuất, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước việc gia hạn cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng; trường hợp không đồng ý gia hạn cho vay đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi tổ chức tín dụng và nêu rõ lý do.
Điều 20. Trình tự Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, tổ chức tín dụng khác cho vay đặc biệt, gia hạn cho vay đặc biệt để hỗ trợ thanh khoản
1. Khi có nhu cầu vay đặc biệt quy định tại điểm a khoản 2, điểm a khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 4 Thông tư này, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt gửi 04 bộ hồ sơ đề nghị đến Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hoặc Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hoặc tổ chức tín dụng khác.
Hồ sơ đề nghị bao gồm:
a) Các văn bản theo quy định của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hoặc Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hoặc tổ chức tín dụng khác;
b) Văn bản của Ban kiểm soát đặc biệt đề nghị Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hoặc Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hoặc tổ chức tín dụng khác xem xét việc cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt; trong đó có các nội dung: Tình hình hoạt động, khả năng chi trả của tổ chức tín dụng; ý kiến cụ thể tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống.
2. Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị quy định tại khoản 1 Điều này, trường hợp có thể cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hoặc Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hoặc tổ chức tín dụng khác gửi văn bản của Ban kiểm soát đặc biệt để lấy ý kiến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố (trường hợp tổ chức tín dụng thuộc đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố) và Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng về các nội dung sau:
a) Tổ chức tín dụng thuộc hay không thuộc trường hợp có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống;
b) Nội dung về khoản cho vay đặc biệt của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hoặc Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hoặc tổ chức tín dụng khác trong phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt (nếu có).
3. Trường hợp cần thiết, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng lấy ý kiến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trước khi có văn bản trả lời Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, tổ chức tín dụng khác.
4. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, tổ chức tín dụng khác xem xét, quyết định việc cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
5. Khi có nhu cầu gia hạn khoản vay đặc biệt quy định tại điểm a khoản 2, điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 4 Thông tư này:
a) Bên đi vay gửi hồ sơ đề nghị đến bên cho vay. Hồ sơ đề nghị bao gồm: Các văn bản theo quy định của bên cho vay; văn bản của Ban kiểm soát đặc biệt đề nghị bên cho vay xem xét việc gia hạn cho vay đặc biệt đối với bên đi vay (trong đó có nội dung về tình hình hoạt động, khả năng chi trả của bên đi vay);
b) Bên cho vay xem xét, quyết định việc gia hạn cho vay đặc biệt đối với bên đi vay.
Điều 21. Trình tự Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, tổ chức tín dụng khác cho vay đặc biệt, gia hạn cho vay đặc biệt theo phương án phục hồi, phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, tổ chức tín dụng khác cho vay đặc biệt, gia hạn cho vay đặc biệt quy định tại điểm c khoản 2, điểm c khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 4 Thông tư này theo phương án phục hồi, phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt và quy định nội bộ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, tổ chức tín dụng khác.
Điều 22. Ký hợp đồng cho vay đặc biệt, nhận cầm cố, nhận thế chấp tài sản bảo đảm, giải ngân cho vay đặc biệt
1. Ký hợp đồng cho vay đặc biệt, nhận cầm cố, nhận thế chấp tài sản bảo đảm đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này:
a) Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng, căn cứ văn bản này và các quy định của pháp luật có liên quan, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố ký hợp đồng cho vay đặc biệt, trong đó có nội dung về nhận tài sản bảo đảm (nếu có);
b) Trường hợp khoản cho vay đặc biệt có tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng cho vay đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố gửi hợp đồng cho vay đặc biệt đã ký cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước;
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hợp đồng cho vay đặc biệt đã ký do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố gửi, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước thực hiện hạch toán, cầm cố, phong tỏa tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá tại Danh mục tài sản bảo đảm đính kèm hợp đồng cho vay đặc biệt đã ký và thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố về việc đã hoàn thành việc hạch toán, cầm cố, phong tỏa các giấy tờ có giá này.
2. Ký hợp đồng cho vay đặc biệt, nhận cầm cố, nhận thế chấp tài sản bảo đảm đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư này:
a) Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng, căn cứ văn bản này và các quy định của pháp luật có liên quan, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam ký hợp đồng cho vay đặc biệt;
b) Sau khi ký hợp đồng cho vay đặc biệt, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam thực hiện nhận cầm cố, nhận thế chấp tài sản bảo đảm theo Danh mục tài sản bảo đảm đính kèm hợp đồng cho vay đặc biệt đã ký.
3. Ký hợp đồng cho vay đặc biệt, nhận cầm cố, nhận thế chấp tài sản bảo đảm đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại điểm c khoản 2, điểm c khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 4 Thông tư này:
Trên cơ sở phương án phục hồi, phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, tổ chức tín dụng khác ký hợp đồng cho vay đặc biệt và thực hiện nhận cầm cố, nhận thế chấp tài sản bảo đảm (nếu có).
4. Giải ngân cho vay đặc biệt đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại khoản 1, điểm b, c khoản 2, điểm b, c khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 4 Thông tư này:
a) Khi có nhu cầu được giải ngân vốn vay đặc biệt, bên đi vay gửi văn bản đề nghị giải ngân vốn vay đặc biệt (sau đây gọi là văn bản đề nghị giải ngân) đến Ban kiểm soát đặc biệt, trong đó nêu rõ số tiền, thời điểm, lý do đề nghị giải ngân;
b) Trên cơ sở nhu cầu sử dụng vốn vay đặc biệt của bên đi vay, Ban kiểm soát đặc biệt xem xét, có ý kiến đối với văn bản đề nghị giải ngân của bên đi vay. Trường hợp đồng ý, Ban kiểm soát đặc biệt có văn bản nêu rõ số tiền, thời điểm giải ngân kèm theo văn bản đề nghị giải ngân quy định tại điểm a Khoản này gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố hoặc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hoặc Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hoặc tổ chức tín dụng khác;
c) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố hoặc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hoặc Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hoặc tổ chức tín dụng khác giải ngân cho vay đặc biệt trên cơ sở hợp đồng cho vay đặc biệt đã ký, văn bản đề nghị giải ngân của bên đi vay và văn bản của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại điểm a, b Khoản này;
d) Bên cho vay chỉ giải ngân cho vay đặc biệt sau khi đã hoàn thành thủ tục nhận tài sản bảo đảm (nếu có).
5. Đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại điểm a khoản 2, điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 4 Thông tư này, việc ký hợp đồng cho vay đặc biệt, nhận tài sản bảo đảm (nếu có), giải ngân cho vay đặc biệt thực hiện theo quy định nội bộ của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, tổ chức tín dụng khác và thỏa thuận với bên đi vay.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 23. Trách nhiệm của bên đi vay
1. Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác cho bên cho vay các văn bản về việc vay đặc biệt; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các văn bản đã cung cấp.
2. Chịu trách nhiệm về tài sản bảo đảm cho khoản vay đặc biệt đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 Thông tư này hoặc phù hợp với nội dung về tài sản bảo đảm trong quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt (nếu có), khoản cho vay phát sinh quyền đòi nợ được sử dụng làm tài sản bảo đảm cho khoản vay đặc biệt phải tuân thủ quy định của pháp luật về hoạt động cho vay.
3. Sử dụng khoản vay đặc biệt đúng mục đích, trả nợ vay đặc biệt theo quy định tại Thông tư này, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt và hợp đồng cho vay đặc biệt đã ký.
4. Trong thời gian vay đặc biệt, bên đi vay có trách nhiệm:
a) Bảo quản, lưu giữ riêng các hồ sơ cho vay phát sinh quyền đòi nợ đang được sử dụng làm tài sản bảo đảm cho khoản vay đặc biệt;
b) Không sử dụng quyền đòi nợ đang được sử dụng làm tài sản bảo đảm cho khoản vay đặc biệt vào mục đích khác;
c) Theo dõi, đánh giá điều kiện của tài sản bảo đảm cho khoản vay đặc biệt; bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm theo quy định tại Thông tư này;
d) Báo cáo Ban kiểm soát đặc biệt khi phát sinh trường hợp tài sản bảo đảm không đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này;
đ) Báo cáo Ban kiểm soát đặc biệt số tiền thu hồi từ quyền đòi nợ đang được sử dụng làm tài sản bảo đảm cho khoản vay đặc biệt trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh tiền thu hồi nợ.
5. Xử lý tài sản bảo đảm theo quy định để trả nợ vay đặc biệt cho bên cho vay.
6. Định kỳ hằng tháng, trong thời hạn 05 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo ngay sau tháng báo cáo hoặc khi cần thiết, báo cáo dưới hình thức văn bản giấy về việc sử dụng khoản vay đặc biệt, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến:
a) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố (đối với trường hợp Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt);
b) Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (đối với trường hợp Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cho vay đặc biệt);
c) Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam (đối với trường hợp Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cho vay đặc biệt);
d) Tổ chức tín dụng cho vay (đối với trường hợp tổ chức tín dụng khác cho vay đặc biệt).
7. Báo cáo Ban kiểm soát đặc biệt về việc trả nợ vay đặc biệt trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày trả nợ.
8. Thực hiện các trách nhiệm khác quy định tại Thông tư này, quy định của pháp luật có liên quan và hợp đồng cho vay.
Điều 24. Trách nhiệm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, tổ chức tín dụng cho vay
1. Xem xét, quyết định việc cho vay đặc biệt, gia hạn cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng theo quy định tại Thông tư này; báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) việc chấp thuận hoặc không chấp thuận cho vay đặc biệt, gia hạn cho vay đặc biệt.  
2. Ban hành quy định nội bộ về việc cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, trong đó tối thiểu có các nội dung về xem xét, quyết định cho vay đặc biệt, gia hạn cho vay đặc biệt, giải ngân, thu nợ cho vay đặc biệt, tài sản bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm.
3. Giám sát việc sử dụng vốn vay đặc biệt của bên đi vay; đôn đốc, yêu cầu bên đi vay trả nợ vay đặc biệt theo quy định tại Thông tư này, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt, hợp đồng cho vay đặc biệt đã ký.
4. Nhận tài sản bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
5. Trong thời hạn 07 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo của tháng có dư nợ hoặc phát sinh thay đổi về khoản cho vay đặc biệt tại Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, tổ chức tín dụng cho vay, có báo cáo theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này gửi Ngân hàng Nhà nước.
6. Thực hiện các trách nhiệm khác quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 25. Trách nhiệm của Ban kiểm soát đặc biệt
1. Giám sát việc sử dụng vốn vay đặc biệt của bên đi vay; trường hợp phát hiện bên đi vay sử dụng tiền vay đặc biệt không đúng mục đích, Ban kiểm soát đặc biệt thông báo bằng văn bản cho bên cho vay.
2. Giám sát các khoản thu của bên đi vay (bao gồm cả tiền thanh toán, thu hồi từ tài sản bảo đảm cho khoản vay đặc biệt) để kiến nghị thu hồi nợ cho vay đặc biệt; đôn đốc, yêu cầu bên đi vay xử lý tài sản bảo đảm, trả nợ vay đặc biệt theo quy định tại Thông tư này.
3. Kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước việc thu nợ và biện pháp thu nợ đối với khoản cho vay đặc biệt quy định tại khoản 1, điểm b, c khoản 2, điểm b, c khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 4 Thông tư này.
4. Trên cơ sở báo cáo của bên đi vay quy định tại điểm d khoản 4 Điều 23 Thông tư này, đôn đốc bên đi vay rà soát, bổ sung, thay thế tài sản bảo đảm theo quy định tại Thông tư này.
5. Thông báo bằng văn bản cho đơn vị của Ngân hàng Nhà nước đang hạch toán khoản cho vay đặc biệt (Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố hoặc Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước), Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam về việc bên đi vay không trả nợ vay đặc biệt theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư này.
6. Kịp thời báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vấn đề phát sinh liên quan đến khoản cho vay đặc biệt và đề xuất biện pháp xử lý.
7. Thực hiện các trách nhiệm khác quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 26. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
1. Vụ Chính sách tiền tệ
a) Đầu mối trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định cho vay đặc biệt, gia hạn cho vay đặc biệt theo quy định tại Thông tư này;
b) Tổng hợp số liệu cho vay đặc biệt trong các trường hợp quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư này để định kỳ hằng tháng báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
c) Đầu mối trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc xử lý vướng mắc phát sinh liên quan đến quy định tại Thông tư này.
2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
a) Có ý kiến về việc cho vay đặc biệt, gia hạn cho vay đặc biệt theo quy định tại Thông tư này;
b) Đầu mối trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định đối với kiến nghị của Ban kiểm soát đặc biệt quy định tại khoản 3 Điều 25 Thông tư này;
c) Giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với tổ chức tín dụng thuộc đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trong việc thực hiện các quy định tại Thông tư này;
d) Trường hợp nhận được thông báo từ cơ quan có thẩm quyền hoặc qua công tác thanh tra, giám sát phát hiện tổ chức tín dụng thuộc đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng vi phạm theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Thông tư này, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có văn bản thông báo vi phạm gửi bên đi vay, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, đồng thời gửi Ban kiểm soát đặc biệt, Vụ Chính sách tiền tệ; văn bản thông báo vi phạm tối thiểu có nội dung về việc vi phạm sử dụng vốn không đúng mục đích của tổ chức tín dụng.
3. Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước
a) Có ý kiến đối với nội dung về tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá trong Danh mục tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng theo quy định tại Thông tư này;
b) Căn cứ Quyết định kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng, hạch toán chuyển khoản cho vay tái cấp vốn tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước thành khoản cho vay đặc biệt; thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng về việc trích tài khoản của tổ chức tín dụng để thu hồi nợ và thực hiện các quy định tại điểm a, b, đ, e khoản 5, khoản 6 Điều 15 Thông tư này đối với khoản cho vay này;
c) Trường hợp tài sản bảo đảm cho khoản cho vay đặc biệt là giấy tờ có giá, thực hiện hạch toán, cầm cố, phong tỏa tài sản bảo đảm; chấm dứt cầm cố, chấm dứt phong tỏa tài sản bảo đảm sau khi nhận được văn bản thông báo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố quy định tại điểm k khoản 4 Điều này; thực hiện quy định tại điểm c khoản 5 Điều 15 Thông tư này;
d) Đầu mối thực hiện quy định tại điểm b khoản 4 Điều 12 Thông tư này đối với khoản cho vay đặc biệt đang hạch toán tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước;
đ) Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện quy định tại điểm d khoản 4 Điều này; thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố về việc đã hạch toán, cầm cố, phong tỏa tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá do bên đi vay bổ sung;
e) Thực hiện các trách nhiệm khác quy định tại Thông tư này.
4. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố
a) Có ý kiến về việc cho vay đặc biệt, gia hạn cho vay đặc biệt theo quy định tại Thông tư này;
b) Căn cứ Quyết định kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng, hạch toán chuyển khoản cho vay tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố thành khoản cho vay đặc biệt;
c) Thực hiện ký hợp đồng cho vay đặc biệt theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này, giải ngân, gia hạn, thu nợ cho vay đặc biệt theo quy định tại Thông tư này, văn bản của Ngân hàng Nhà nước về việc cho vay đặc biệt, gia hạn cho vay đặc biệt và các quy định của pháp luật có liên quan;
d) Đầu mối thực hiện quy định tại điểm b khoản 4 Điều 12 Thông tư này đối với khoản cho vay đặc biệt đang hạch toán tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố;
đ) Phối hợp với Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước thực hiện quy định tại điểm d khoản 3 Điều này; thông báo bằng văn bản cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước về việc đã hoàn thành nhận thế chấp tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ do bên đi vay bổ sung (trừ trường hợp khoản cho vay đặc biệt đang hạch toán tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố mà bên đi vay không thay thế tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá); thông báo bằng văn bản cho tổ chức tín dụng về việc trích tài khoản của tổ chức tín dụng để thu hồi nợ và thực hiện các quy định tại điểm a, b, đ, e khoản 5, khoản 6 Điều 15 Thông tư này đối với khoản cho vay đặc biệt đang được hạch toán tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố;
e) Phối hợp với Ban kiểm soát đặc biệt thực hiện quy định tại khoản 1, 2 Điều 25 Thông tư này;
g) Trong thời hạn 07 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có dư nợ hoặc phát sinh thay đổi về khoản cho vay đặc biệt tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, có báo cáo theo Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Chính sách tiền tệ;
h) Giám sát, thanh tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với tổ chức tín dụng thuộc đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trong việc thực hiện các quy định tại Thông tư này;
i) Trường hợp nhận được thông báo từ cơ quan có thẩm quyền, Ban kiểm soát đặc biệt hoặc qua công tác thanh tra, giám sát phát hiện tổ chức tín dụng thuộc đối tượng thanh tra, giám sát an toàn vi mô của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố vi phạm theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có văn bản thông báo vi phạm gửi bên đi vay, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, đồng thời gửi Ban kiểm soát đặc biệt, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Chính sách tiền tệ; văn bản thông báo vi phạm tối thiểu có nội dung về việc vi phạm sử dụng vốn không đúng mục đích của tổ chức tín dụng;
k) Thông báo bằng văn bản cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước về việc đã thu hồi hết nợ gốc, lãi của khoản cho vay đặc biệt;  
l) Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Thông tư này.
5. Vụ Tài chính - Kế toán: Hướng dẫn hạch toán kế toán liên quan đến việc Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, bao gồm cả việc chuyển dư nợ gốc, lãi khoản tái cấp vốn thành dư nợ cho vay đặc biệt và việc nhận tài sản bảo đảm cho khoản cho vay đặc biệt.
Điều 27.  Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với các khoản cho vay đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định còn số dư đến ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành:
a) Tiếp tục thực hiện theo văn bản cho vay đặc biệt, gia hạn cho vay đặc biệt hoặc hợp đồng cho vay đặc biệt đã ký;
b) Khi chưa có phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt hoặc thay đổi phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng nhưng chưa được phê duyệt, việc gia hạn khoản cho vay đặc biệt được thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều này, điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 11, Điều 14 Thông tư này;
c) Trường hợp phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt có nội dung về gia hạn khoản cho vay đặc biệt thì việc gia hạn thực hiện theo phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt; trình tự gia hạn thực hiện theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.
2. Đối với các khoản vay đặc biệt mà tổ chức tín dụng đã vay trước ngày Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 có hiệu lực thi hành và còn số dư đến ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, việc xem xét gia hạn thực hiện theo trình tự như sau:
a) Khi có nhu cầu gia hạn khoản vay đặc biệt trong trường hợp chưa có phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt hoặc thay đổi phương án cơ cấu lại nhưng chưa được phê duyệt, trong thời hạn tối thiểu 50 ngày làm việc trước ngày đến hạn trả nợ, bên đi vay phải gửi đến Ban kiểm soát đặc biệt 04 Giấy đề nghị Ngân hàng Nhà nước gia hạn cho vay đặc biệt, trong đó nêu rõ: tên tổ chức tín dụng, số tài khoản bằng đồng Việt Nam mở tại bên cho vay (nếu có), lý do, số tiền, lãi suất, thời gian đề nghị gia hạn, thực trạng hoạt động của tổ chức tín dụng; trường hợp chưa có Ban kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng gửi 01 Giấy đề nghị đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố và 02 Giấy đề nghị đến Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ);
b) Trường hợp đồng ý với đề nghị gia hạn khoản vay đặc biệt của bên đi vay, trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Giấy đề nghị quy định tại điểm a Khoản này, Ban kiểm soát đặc biệt gửi Giấy đề nghị kèm theo văn bản ý kiến của Ban kiểm soát đặc biệt theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư này;
c) Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ Giấy đề nghị và văn bản ý kiến quy định tại điểm a, b Khoản này hoặc Giấy đề nghị quy định tại điểm a Khoản này (trường hợp chưa có Ban kiểm soát đặc biệt), Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có ý kiến bằng văn bản gửi Vụ Chính sách tiền tệ về nội dung liên quan đến khoản vay đặc biệt của bên đi vay, đề xuất gia hạn hay không gia hạn cho vay đặc biệt đối với bên đi vay; trường hợp đề xuất gia hạn thì có ý kiến cụ thể về số tiền, lãi suất, thời gian gia hạn; trường hợp đề xuất không gia hạn phải nêu rõ lý do;
d) Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ Giấy đề nghị và các văn bản ý kiến quy định tại điểm a, b, c Khoản này, Vụ Chính sách tiền tệ gửi Giấy đề nghị và văn bản ý kiến của các đơn vị để lấy ý kiến Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;
đ) Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị có ý kiến của Vụ Chính sách tiền tệ quy định tại điểm d Khoản này, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có ý kiến bằng văn bản gửi Vụ Chính sách tiền tệ về các nội dung theo quy định tại điểm a, b, c, đ khoản 5 Điều 18 Thông tư này;
e) Trường hợp văn bản ý kiến của các đơn vị chưa đầy đủ nội dung theo quy định tại Khoản này, trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản ý kiến, Vụ Chính sách tiền tệ gửi văn bản đề nghị đơn vị liên quan bổ sung ý kiến. Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Vụ Chính sách tiền tệ, đơn vị được đề nghị gửi văn bản bổ sung ý kiến;
g) Trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ văn bản ý kiến của các đơn vị quy định tại điểm đ, e Khoản này, Vụ Chính sách tiền tệ tổng hợp, đề xuất, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định việc gia hạn cho vay đặc biệt đối với bên đi vay; trường hợp không đồng ý gia hạn cho vay đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi bên đi vay và nêu rõ lý do.
3. Đối với các khoản vay đặc biệt mà tổ chức tín dụng đã vay sau ngày Luật số 17/2017/QH14 có hiệu lực thi hành và còn số dư đến ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, việc xem xét gia hạn thực hiện theo trình tự như sau:
a) Khi có nhu cầu gia hạn khoản vay đặc biệt trong trường hợp chưa có phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt hoặc thay đổi phương án cơ cấu lại nhưng chưa được phê duyệt, trong thời hạn tối thiểu 50 ngày làm việc trước ngày đến hạn trả nợ, bên đi vay phải gửi đến Ban kiểm soát đặc biệt 04 bộ hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước gia hạn cho vay đặc biệt.
Hồ sơ đề nghị gồm:
(i) Giấy đề nghị gia hạn vay đặc biệt, trong đó nêu rõ: tên tổ chức tín dụng, số tài khoản bằng đồng Việt Nam mở tại bên cho vay (nếu có), lý do, số tiền, lãi suất, thời gian đề nghị gia hạn vay đặc biệt;
(ii) Báo cáo về tình hình khả năng chi trả của tổ chức tín dụng; giải trình số tiền, lãi suất, thời gian đề nghị gia hạn vay đặc biệt;
(iii) Số liệu về nguồn vốn, sử dụng vốn bằng đồng Việt Nam theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Trường hợp đồng ý với đề nghị gia hạn khoản vay đặc biệt của bên đi vay, trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a Khoản này, Ban kiểm soát đặc biệt gửi hồ sơ đề nghị kèm theo văn bản ý kiến của Ban kiểm soát đặc biệt theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư này;
c) Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị và văn bản ý kiến quy định tại điểm a, b Khoản này, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có ý kiến bằng văn bản gửi Vụ Chính sách tiền tệ về các nội dung theo quy định tại điểm a, b, c, đ khoản 3 Điều 18 Thông tư này;
d) Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị và các văn bản ý kiến quy định tại điểm a, b, c Khoản này, Vụ Chính sách tiền tệ gửi hồ sơ đề nghị và văn bản ý kiến của các đơn vị để lấy ý kiến Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;
đ) Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị có ý kiến của Vụ Chính sách tiền tệ, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có ý kiến bằng văn bản gửi Vụ Chính sách tiền tệ về các nội dung theo quy định tại điểm b, c, e khoản 5 Điều 18 Thông tư này;
e) Trường hợp văn bản ý kiến của các đơn vị chưa đầy đủ nội dung theo quy định tại Khoản này, trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản ý kiến, Vụ Chính sách tiền tệ gửi văn bản đề nghị đơn vị liên quan bổ sung ý kiến. Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Vụ Chính sách tiền tệ, đơn vị được đề nghị gửi văn bản bổ sung ý kiến;
g) Trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ văn bản ý kiến quy định tại điểm đ, e Khoản này, Vụ Chính sách tiền tệ tổng hợp, đề xuất, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định việc gia hạn cho vay đặc biệt đối với bên đi vay; trường hợp không đồng ý gia hạn cho vay đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi bên đi vay và nêu rõ lý do.
4. Đối với các khoản cho vay đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định còn số dư đến ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành (trừ khoản cho vay đặc biệt quy định tại khoản 2, 3 Điều này), việc xem xét gia hạn thực hiện theo trình tự như sau:
a) Khi có nhu cầu gia hạn khoản vay đặc biệt trong trường hợp chưa có phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng đã được phê duyệt hoặc thay đổi phương án cơ cấu lại, phương án chuyển nhượng nhưng chưa được phê duyệt, trong thời hạn tối thiểu 50 ngày làm việc trước ngày đến hạn trả nợ, bên đi vay gửi đến Ban kiểm soát đặc biệt 04 bộ hồ sơ đề nghị Ngân hàng Nhà nước gia hạn cho vay đặc biệt.
Hồ sơ đề nghị gồm:
(i) Giấy đề nghị gia hạn vay đặc biệt, trong đó nêu rõ: tên tổ chức tín dụng, số tài khoản bằng đồng Việt Nam mở tại bên cho vay, lý do, số tiền, lãi suất, thời gian đề nghị gia hạn, cam kết tuân thủ quy định của pháp luật về cho vay đặc biệt;
(ii) Báo cáo về tình hình khả năng chi trả của tổ chức tín dụng; giải trình số tiền, lãi suất, thời gian đề nghị gia hạn vay đặc biệt;
(iii) Số liệu về nguồn vốn, sử dụng vốn bằng đồng Việt Nam theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
(iv) Danh mục tài sản bảo đảm đủ điều kiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư này theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này, tổng giá trị tài sản bảo đảm không thấp hơn số tiền vay đặc biệt đề nghị gia hạn.
b) Trường hợp đồng ý với đề nghị gia hạn khoản vay đặc biệt của bên đi vay, trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị quy định tại điểm a Khoản này, Ban kiểm soát đặc biệt gửi hồ sơ đề nghị kèm theo văn bản ý kiến của Ban kiểm soát đặc biệt theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư này;
c) Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị và văn bản ý kiến quy định tại điểm a, b Khoản này, Vụ Chính sách tiền tệ gửi hồ sơ đề nghị và văn bản ý kiến của Ban kiểm soát đặc biệt để lấy ý kiến Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng; trường hợp trong Danh mục tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng có giấy tờ có giá, Vụ Chính sách tiền tệ gửi Danh mục tài sản bảo đảm để lấy ý kiến Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước;
d) Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị có ý kiến của Vụ Chính sách tiền tệ quy định tại điểm c Khoản này, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng có ý kiến bằng văn bản về các nội dung theo quy định tại khoản 5 Điều 18 Thông tư này, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước có ý kiến bằng văn bản gửi Vụ Chính sách tiền tệ đối với nội dung về tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá tại Danh mục tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng;
đ) Trường hợp văn bản ý kiến của các đơn vị chưa đầy đủ nội dung theo quy định tại Khoản này, trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản ý kiến, Vụ Chính sách tiền tệ gửi văn bản đề nghị đơn vị liên quan bổ sung ý kiến. Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Vụ Chính sách tiền tệ, đơn vị được đề nghị gửi văn bản bổ sung ý kiến;
e) Trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ văn bản ý kiến của các đơn vị quy định tại điểm d, đ Khoản này, Vụ Chính sách tiền tệ tổng hợp, đề xuất, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định việc gia hạn cho vay đặc biệt đối với bên đi vay; trường hợp không đồng ý gia hạn cho vay đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi bên đi vay và nêu rõ lý do.
Điều 28. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 10 năm 2021.
2. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, Thông tư số 01/2018/TT-NHNN ngày 26 tháng 01 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và khoản 8 Điều 1 Thông tư số 14/2019/TT-NHNN ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Thông tư có quy định về chế độ báo cáo định kỳ của Ngân hàng Nhà nước hết hiệu lực thi hành.
3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam; tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.

Nơi nhận:                                                                         

- Như khoản 3 Điều 28;

- Ban Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước;

- Văn phòng Chính phủ;

- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);

- Công báo;

- Lưu: VP, Vụ PC, Vụ CSTT.

THỐNG ĐỐC

 

 

 

 

 

Nguyễn Thị Hồng

Phụ lục I

(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt)

Tên tổ chức tín dụng: …...

Số văn bản: …...

 

 

SỐ LIỆU TIỀN GỬI BẰNG ĐỒNG VIỆT NAM

Ngày … tháng … năm …

 

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Tiền gửi của cá nhân

(1)

(2)

I. Tổng số (=II+III)

II. Tiền gửi không kỳ hạn

III. Tiền gửi có kỳ hạn

Trong đó,

 

1. Tiền gửi có kỳ hạn đến hạn trong 10 ngày tiếp theo

2. Tiền gửi có kỳ hạn đến hạn trong 20 ngày tiếp theo

3. Tiền gửi có kỳ hạn đến hạn trong 1 tháng tiếp theo

4. Tiền gửi có kỳ hạn đến hạn trong 3 tháng tiếp theo

5. Tiền gửi có kỳ hạn đến hạn trong 6 tháng tiếp theo

 

Xác nhận của Ban Kiểm soát đặc biệt

Lập biểu

Kiểm soát

……, ngày … tháng … năm …

Người đại diện hợp pháp của

tổ chức tín dụng

 (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Hướng dẫn lập biểu:

- Số liệu tiền gửi bằng đồng Việt Nam của khách hàng là cá nhân tính đến thời điểm gần nhất khi tổ chức tín dụng gửi hồ sơ đề nghị vay đặc biệt; không bao gồm tiền gửi của các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư số 08/2021/TT-NHNN.

- Số liệu tiền gửi có kỳ hạn đến hạn trong 10 ngày, 20 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng tiếp theo kể từ ngày chốt số liệu báo cáo.

Phụ lục II

(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt)

 

Tên tổ chức tín dụng …..

Số văn bản: ….

 

 

 

SỐ LIỆU VỀ NGUỒN VỐN, SỬ DỤNG VỐN BẰNG ĐỒNG VIỆT NAM

           

Đơn vị: triệu đồng

STT

Chỉ tiêu

Ngày cuối năm trước liền kề

Ngày cuối tháng trước liền kề

Ngày …

(Ngày chốt số liệu báo cáo)

Số dư

Thay đổi so với cuối năm trước

Thay đổi so với cuối tháng trước

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6) = (5) - (3)

(7) = (5) - (4)

I

Nguồn vốn VND

 

 

 

 

 

1

Tiền gửi từ cá nhân, tổ chức (trừ TCTD)

a

Cá nhân

b

Tổ chức (trừ TCTD)

2

Tiền gửi của Kho bạc Nhà nước

3

Vay, nhận tiền gửi từ TCTD khác

4

Vay NHNN

II

Sử dụng vốn VND

 

 

 

 

 

1

Tiền mặt tại quỹ

2

Tiền gửi tại NHNN

3

Cho vay, gửi tiền tại TCTD khác

4

Tín dụng đối với nền kinh tế

5

Mua, đầu tư GTCG

a

Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh

b

Tín phiếu NHNN

c

GTCG khác (ghi rõ)

 

Xác nhận của

Ban kiểm soát đặc biệt

Lập biểu

Kiểm soát

…….., ngày ..... tháng …… năm ......

Người đại diện hợp pháp

 của tổ chức tín dụng

 (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Phụ lục III

(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt)

 

Tên tổ chức tín dụng …..

Số văn bản: ….

 

 

DANH MỤC TÀI SẢN BẢO ĐẢM CHO KHOẢN VAY ĐẶC BIỆT

Ngày ... tháng ... năm ...

 

I. Tài sản bảo đảm (TSBĐ) là giấy tờ có giá (GTCG) bằng đồng Việt Nam quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 12 Thông tư số 08/2021/TT-NHNN

STT

Loại GTCG

Mã GTCG

Tổ chức phát hành

Tổ chức lưu ký

Phương thức thanh toán lãi, gốc

Lãi suất phát hành của GTCG

Ngày phát hành

Ngày đến hạn

Thời hạn còn lại của GTCG (ngày)

Mệnh giá GTCG (đồng)

Giá trị của GTCG tại ngày … (đồng)

Tỷ lệ quy đổi của GTCG

Giá trị quy đổi của GTCG (đồng)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14) = (12)/(13)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

Ghi chú: Lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm định giá GTCG là ……%/năm.

II. Tài sản bảo đảm (TSBĐ) là giấy tờ có giá (GTCG) bằng đồng Việt Nam quy định tại điểm c khoản 1 Điều 12 Thông tư số 08/2021/TT-NHNN

STT

GTCG

Tổ chức phát hành

Tổ chức lưu ký

Phương thức thanh toán lãi, gốc

Lãi suất phát hành của GTCG

Ngày phát hành

Ngày đến hạn

Thời hạn còn lại của GTCG (ngày)

Mệnh giá GTCG (đồng)

Giá trị TSBĐ của GTCG (đồng)

Giá trị của GTCG tại ngày … (đồng)

Tỷ lệ quy đổi của GTCG

Giá trị quy đổi của GTCG (đồng)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14) = (12)/(11)

(15)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

170%

 

Đang được niêm yết

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

170%

 

Đang được niêm yết

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm định giá GTCG là ……%/năm.

III. Tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ phát sinh từ các khoản cho vay bằng đồng Việt Nam (không bao gồm khoản cho vay được cơ cấu lại thời hạn trả nợ)

STT

Tên chi nhánh của TCTD

Tên khách hàng

Số hiệu hợp đồng cho vay

Nhóm nợ của khoản cho vay

Giá trị TSBĐ của khoản cho vay

Ngày giải ngân cho vay

Ngày đến hạn

Giá trị của TSBĐ là quyền đòi nợ tại ngày … (đồng)

Tỷ lệ quy đổi của quyền đòi nợ

Giá trị quy đổi của quyền đòi nợ (đồng)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11) = (9)/(10)

1

 

 

 

1

 

 

 

 

170%

 

2

 

 

 

1

 

 

 

 

170%

 

3

 

 

 

1

 

 

 

 

170%

 

….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

Tổ chức tín dụng cam kết các tài sản tại Danh mục này đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 Thông tư số 08/2021/TT-NHNN; các khoản cho vay tại Mục III Danh mục này tuân thủ quy định của pháp luật về hoạt động cho vay. Tổng giá trị quy đổi của các tài sản bảo đảm tại Danh mục này không thấp hơn số tiền đề nghị vay đặc biệt/ đề nghị gia hạn vay đặc biệt tại Giấy đề nghị./.

 

Xác nhận của

Ban kiểm soát đặc biệt

Lập biểu

Kiểm soát

….., ngày ...... tháng …… năm ....

Người đại diện hợp pháp

của tổ chức tín dụng

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Hướng dẫn lập biểu:

- Cột (12) Mục I, Cột (12) Mục II, Cột (9) Mục III: Giá trị của tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá, quyền đòi nợ tại ngày chốt số liệu được xác định theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-NHNN.

- Cột (13) Mục I, cột (13) Mục II, cột (10) Mục III: Tỷ lệ quy đổi tài sản bảo đảm theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Thông tư số 08/2021/TT-NHNN.

nhayPhụ lục III được thay thế bởi Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 13/2022/TT-NHNN theo quy định tại Khoản 2 Điều 2.nhay

Phụ lục IV

(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt)

 

CÁCH XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI SẢN BẢO ĐẢM CHO KHOẢN VAY ĐẶC BIỆT CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT

           

1. Đối với tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 12 Thông tư số 08/2021/TT-NHNN

Giá trị của tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá tại thời điểm định giá được xác định như sau:

1. Đối với giấy tờ có giá ngắn hạn:

a) Giấy tờ có giá ngắn hạn thanh toán lãi ngay khi phát hành:

Thông tư 08/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

Trong đó:

G: Giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá

MG: Mệnh giá của giấy tờ có giá

L: Mức lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm định giá (%/năm)

t: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày).

b) Giấy tờ có giá ngắn hạn, thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn:

Thông tư 08/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

Trong đó:

            Thông tư 08/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

G: Giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá

GT: Giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán bao gồm mệnh giá và tiền lãi

MG: Mệnh giá của giấy tờ có giá

L: Mức lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm định giá (%/năm)

t: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày)

Ls: Lãi suất phát hành của giấy tờ có giá (%/năm)

n: Kỳ hạn của giấy tờ có giá (số ngày).

2. Đối với giấy tờ có giá dài hạn:

a) Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán lãi ngay khi phát hành:

Thông tư 08/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

Trong đó:        

G: Giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá

MG: Mệnh giá của giấy tờ có giá

L: Mức lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm định giá (%/năm)

t: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày).

b) Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn (lãi không nhập gốc):

Thông tư 08/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

Trong đó:

     Thông tư 08/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

G: Giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá

GT: Giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán, bao gồm mệnh giá và tiền lãi

MG: Mệnh giá của giấy tờ có giá

L: Mức lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm định giá (%/năm)

t: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày)

Ls: Lãi suất phát hành của giấy tờ có giá (%/năm)

n: Kỳ hạn của giấy tờ có giá (năm).

c) Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn (lãi nhập gốc):

Thông tư 08/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

Trong đó:

Thông tư 08/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt

G: Giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá

GT: Giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán bao gồm mệnh giá và tiền lãi;

MG: Mệnh giá của giấy tờ có giá

L: Mức lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm định giá (%/năm)

t: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày)

Ls: Lãi suất phát hành của giấy tờ có giá (%/năm)

n: Kỳ hạn của giấy tờ có giá (năm).

d) Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán lãi định kỳ:

          Thông tư 08/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt                                         

Trong đó:

G: Giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá

Ci: Số tiền thanh toán lãi, vốn gốc lần thứ i (không bao gồm số tiền thanh toán lãi, gốc có ngày đăng ký cuối cùng hưởng lãi, gốc giấy tờ có giá trước ngày định giá).

i: Lần thanh toán lãi, gốc thứ i

L: Mức lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm định giá (%/năm)

Ti: Thời hạn tính từ ngày định giá đến ngày đến hạn thanh toán lãi, gốc lần thứ i (số ngày).

k: Số lần trả lãi định kỳ trong năm.

2. Đối với tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 12 Thông tư số 08/2021/TT-NHNN

Giá trị của tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ bằng dư nợ gốc của khoản cho vay phát sinh quyền đòi nợ tại thời điểm xác định giá trị của tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ.

nhayPhụ lục IV được thay thế bởi Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 13/2022/TT-NHNN theo quy định tại Khoản 2 Điều 2.nhay

Phụ lục V

(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

HỢP ĐỒNG CHO VAY ĐẶC BIỆT

Số: ......

 

Căn cứ Thông tư số 08/2021/TT-NHNN ngày 06 tháng 7 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt (sau đây gọi là Thông tư số    08/2021/TT-NHNN);

Căn cứ Quyết định/ Văn bản số … ngày … tháng … năm … của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc cho vay đặc biệt đối với ...... (tên tổ chức tín dụng),

Hôm nay, ngày ... tháng ... năm ... tại …, chúng tôi gồm:

Bên cho vay (Bên A):            Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố …

Địa chỉ: .......................................                                              

Điện thoại: .............................................                Fax: .......................................

Số hiệu tài khoản tiền vay bằng đồng Việt Nam:..………… tại ……………

Tên người đại diện: ......................                           Chức vụ: ...............................

Bên đi vay (Bên B): Tên tổ chức tín dụng đi vay

Địa chỉ: ...................................................

Điện thoại: ............................................................ Fax: ............................................

Số hiệu tài khoản thanh toán bằng đồng Việt Nam: ……………… tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố…

Tên người đại diện: ............................................... Chức vụ: .....................................

Theo giấy ủy quyền số ……… của .... (nếu có)

Hai bên thống nhất việc Bên A cho vay đặc biệt đối với Bên B theo các nội dung sau:

Điều 1. Số tiền cho vay đặc biệt

- Bằng số: ..................................

- Bằng chữ: ................................

 

Điều 2. Lãi suất cho vay đặc biệt

- Lãi suất cho vay đặc biệt: …

- Lãi suất đối với nợ gốc cho vay đặc biệt quá hạn: ...

- Không áp dụng lãi suất đối với nợ lãi chậm trả của khoản cho vay đặc biệt.

Điều 3. Thời hạn cho vay đặc biệt

- Thời hạn cho vay đặc biệt: …

- Thời hạn cho vay tính cả ngày nghỉ, ngày lễ và ngày Tết. Trường hợp ngày trả nợ trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết thì thời hạn cho vay đặc biệt được kéo dài đến ngày làm việc tiếp theo.

Điều 4. Mục đích sử dụng tiền vay

...

Điều 5. Tài sản bảo đảm (trường hợp khoản cho vay đặc biệt có tài sản bảo đảm)

Các tài sản bảo đảm cho khoản cho vay đặc biệt liệt kê theo Danh mục đính kèm Hợp đồng này.

Điều 6. Việc trả nợ khoản vay đặc biệt

...

Điều 7. Các cam kết, thỏa thuận:

- Bên B tuân thủ và chịu trách nhiệm thực hiện đúng các quy định tại Thông tư số 08/2021/TT-NHNN.

- Trong trường hợp Bên B không trả nợ vay đặc biệt theo quy định tại khoản 1, 3, 4 Điều 15 Thông tư số 08/2021/TT-NHNN, Bên A sẽ thực hiện các biện pháp theo quy định tại khoản 5, 6 Điều 15 Thông tư số 08/2021/TT-NHNN.

- Các cam kết, thỏa thuận khác (nếu có): …

Điều 8. Hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng này được lập thành 06 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 03 bản và có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

BÊN ĐI VAY

NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐI VAY

(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

BÊN CHO VAY

GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

CHI NHÁNH TỈNH, THÀNH PHỐ…

 (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Phụ lục VI

(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt)

 

Tên đơn vị báo cáo …..

Số văn bản: ….

 

BÁO CÁO SỐ LIỆU CHO VAY ĐẶC BIỆT ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT

Tháng … năm …

 

Đơn vị: đồng

STT

Tên TCTD đi vay

Số hiệu văn bản cho vay đặc biệt

Số tiền được chấp thuận cho vay đặc biệt

Giải ngân

Thu nợ

Chuyển nợ quá hạn

Số dư cuối tháng báo cáo

Số tiền

Ngày

Số tiền

Ngày

Số tiền

Ngày

Trong hạn

Quá hạn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lập biểu

Kiểm soát

……, ngày ….. tháng  ..… năm …..

Thủ trưởng đơn vị

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Hướng dẫn lập biểu:

1. Đơn vị thực hiện báo cáo: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, tổ chức tín dụng cho vay đặc biệt.

2. Đơn vị nhận báo cáo:

- Đối với báo cáo do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện, đơn vị nhận báo cáo gồm: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Chính sách tiền tệ.

- Đối với báo cáo do Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, tổ chức tín dụng cho vay đặc biệt thực hiện:

+ Đơn vị nhận báo cáo: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (trường hợp cho vay đặc biệt theo quy định tại điểm a, c khoản 2, điểm a, c khoản 3, khoản 4 Điều 4 Thông tư số 08/2021/TT-NHNN);

+ Đơn vị nhận báo cáo: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố (trường hợp cho vay đặc biệt theo quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư số 08/2021/TT-NHNN).

3. Phương thức gửi báo cáo: Báo cáo dưới hình thức văn bản giấy, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.

4. Thời gian chốt số liệu báo cáo: Từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng báo cáo.

Phụ lục VII

(Ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt)

 

Tên tổ chức tín dụng …..

Số văn bản: ….

 

 

DANH MỤC TÀI SẢN BẢO ĐẢM CHO KHOẢN VAY ĐẶC BIỆT

Ngày ... tháng ... năm ...

 

I. Tài sản bảo đảm (TSBĐ) là giấy tờ có giá (GTCG) bằng đồng Việt Nam quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 12 Thông tư số 08/2021/TT-NHNN

STT

Loại GTCG

Mã GTCG

Tổ chức phát hành

Tổ chức lưu ký

Phương thức thanh toán lãi, gốc

Lãi suất phát hành của GTCG

Ngày phát hành

Ngày đến hạn

Thời hạn còn lại của GTCG (ngày)

Mệnh giá GTCG (đồng)

Giá trị của GTCG tại ngày … (đồng)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

Ghi chú: Lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm định giá GTCG là ……%/năm.

II. Tài sản bảo đảm (TSBĐ) là giấy tờ có giá (GTCG) bằng đồng Việt Nam quy định tại điểm c khoản 1 Điều 12 Thông tư số 08/2021/TT-NHNN

STT

GTCG

Tổ chức phát hành

Tổ chức lưu ký

Phương thức thanh toán lãi, gốc

Lãi suất phát hành của GTCG

Ngày phát hành

Ngày đến hạn

Thời hạn còn lại của GTCG (ngày)

Mệnh giá GTCG (đồng)

Giá trị TSBĐ của GTCG (đồng)

Giá trị của GTCG tại ngày … (đồng)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đang được niêm yết

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đang được niêm yết

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

Ghi chú: Lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm định giá GTCG là ……%/năm.

III. Tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ phát sinh từ các khoản cho vay bằng đồng Việt Nam (không bao gồm khoản cho vay được cơ cấu lại thời hạn trả nợ)

STT

Tên chi nhánh của TCTD

Tên khách hàng

Số hiệu hợp đồng cho vay

Nhóm nợ của khoản cho vay

Giá trị TSBĐ của khoản cho vay

Ngày giải ngân cho vay

Ngày đến hạn

Giá trị của TSBĐ là quyền đòi nợ tại ngày … (đồng)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

1

 

 

 

1

 

 

 

 

2

 

 

 

1

 

 

 

 

3

 

 

 

1

 

 

 

 

….

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

Tổ chức tín dụng cam kết các tài sản tại Danh mục này đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 Thông tư số 08/2021/TT-NHNN; các khoản cho vay tại Mục III Danh mục này tuân thủ quy định của pháp luật về hoạt động cho vay. Tổng giá trị của các tài sản bảo đảm tại Danh mục này không thấp hơn số tiền đề nghị gia hạn vay đặc biệt./.

 

Xác nhận của

Ban kiểm soát đặc biệt

Lập biểu

Kiểm soát

…….., ngày ...... tháng …… năm ......

Người đại diện hợp pháp

 của tổ chức tín dụng

 (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Hướng dẫn lập biểu:

Cột (12) Mục I, Cột (12) Mục II, Cột (9) Mục III: Giá trị của tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá, quyền đòi nợ tại ngày chốt số liệu được xác định theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-NHNN.

nhayPhụ lục VII được thay thế bởi Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 13/2022/TT-NHNN theo quy định tại Khoản 2 Điều 2.nhay
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STATE BANK

OF VIETNAM

________

No. 08/2021/TT-NHNN

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

___________

Hanoi, July 06, 2021

 

CIRCULAR

On grant of special loans to credit institutions placed under special control

________________________

Pursuant to the Law on Credit Institutions dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Credit Institutions dated November 20, 2017;

Pursuant to the Government’s Decree No. 16/2017/ND-CP dated February 17, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;

At the proposal of the Director of the Monetary Policy Department;

The Governor of the State Bank of Vietnam promulgates the Circular on grant of special loans to credit institutions placed under special control.

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulations

This Circular provides regulations on special loans granted by the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as “SBV”), the Deposit Insurance of Vietnam, the Cooperative Bank of Vietnam and other credit institutions to the credit institutions that are placed under special control.

Article 2. Subjects of application

1. Credit institutions.

2. Deposit Insurance of Vietnam.

3. Other organizations and individuals involved in the grant of special loans to the credit institutions placed under special control.

Article 3. Interpretation of terms

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1. “Restructuring plan” refers to either one of the plans specified in Clause 35, Article 4 of the Law on Credit Institutions (as amended and supplemented).

2. “Transfer plan” refers to the plan specified in Clause 3, Article 3 of the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Credit Institutions (hereinafter referred to as the Law No. 17/2017/QH14).

3. “Borrower” refers to a credit institution that is placed under special control and gets a special loan from the SBV, the Deposit Insurance of Vietnam, the Cooperative Bank of Vietnam, or another credit institution.

4. “Lender” refers to the SBV, the Deposit Insurance of Vietnam, the Cooperative Bank of Vietnam, or another credit institution that grants a special loan to a credit institution placed under special control.

5. “Preferential interest rate” refers to the interest rate which is lower than the refinancing rate announced by the SBV in each period at the time the relevant special loan is disbursed or extended.

6. “SBV’s provincial branch” refers to a branch of the SBV located in the province or centrally-run city where the credit institution placed under special control is headquartered.

Article 4. Cases eligible for special loans

1. The SBV shall consider granting special loans to credit institutions placed under special control with funding sources from the performance of the central bank’s function in terms of money issuance in the following cases:

a) Granting special loans to support the liquidity of credit institutions when such credit institutions are in danger of becoming insolvent or have become insolvent, threatening the stability of the banking system while the credit institutions are placed under special control, even if the credit institutions are implementing an approved restructuring plan or transfer plan;

b) Granting special loans at the lowest preferential interest rate of 0% to support the recovery of commercial banks, cooperative banks, finance companies or microfinance institutions under their approved recovery plan;

c) Granting special loans at the lowest preferential interest rate of 0% to support the recovery of commercial banks under an approved mandatory transfer plan;

d) Granting special loans at the lowest preferential interest rate of 0% to commercial banks that have been compulsorily purchased before the effective date of the Law No. 17/2017/QH14 under the Prime Minister’s decision as prescribed in Clause 2, Article 3 of the Law No. 17/2017/QH14 (hereinafter referred to as “the Prime Minister’s decision”);

dd) Granting special loans at the lowest preferential interest rate of 0% to commercial banks that have been compulsorily purchased before the effective date of the Law No. 17/2017/QH14 upon the completion of transfer under the approved transfer plan.

2. The Deposit Insurance of Vietnam shall consider granting special loans to credit institutions placed under special control in the following cases:

a) Granting special loans to support the liquidity of credit institutions when such credit institutions are in danger of becoming insolvent or have become insolvent, threatening the stability of the system while the credit institutions are placed under special control, even if the credit institutions are implementing an approved restructuring plan or transfer plan;

b) Granting special loans at the lowest preferential interest rate of 0% from the professional reserve fund under the SBV’s decision to support the liquidity of finance companies, people’s credit funds or microfinance institutions that are in danger of becoming insolvent or have become insolvent, threatening the stability of the system before the restructuring plan is approved;

c) Granting special loans at the lowest preferential interest rate of 0% from the professional reserve fund to support the recovery of finance companies, people’s credit fund or microfinance institutions under an approved recovery plan.

3. The Cooperative Bank of Vietnam shall consider granting special loans to credit institutions placed under special control in the following cases:

a) Granting special loans to support the liquidity of credit institutions when such credit institutions are in danger of becoming insolvent or have become insolvent, threatening the stability of the system while the credit institutions are placed under special control, even if the credit institutions are implementing an approved restructuring plan or transfer plan;

b) Granting special loans at the lowest preferential interest rate of 0% from the safety assurance fund for the system of people’s credit funds under the SBV’s decision to support the liquidity of people's credit funds that are in danger of becoming insolvent or have become insolvent, threatening the stability of the system before the restructuring plan is approved;

c) Granting special loans at the lowest preferential interest rate of 0% from the safety assurance fund for the system of people’s credit funds to support the recovery of people’s credit funds under an approved recovery plan.

4. Other credit institutions shall consider granting special loans to credit institutions placed under special control in the following cases:

a) Granting special loans to support the liquidity of credit institutions when such credit institutions are in danger of becoming insolvent or have become insolvent, threatening the stability of the system while the credit institutions are placed under special control, even if the credit institutions are implementing an approved restructuring plan or transfer plan;

b) Granting special loans to support the recovery of credit institutions under an approved recovery plan or mandatory transfer plan.

Article 5. Principles for granting and handling of special loans

1. With regard to the special loans as specified at Points b, c, d, dd Clause 1, Point c Clause 2, Point c Clause 3, Point b Clause 4, Article 4 of this Circular, the loan amount, loan purposes, collateral, lending interest rate, loan term, debt repayment, interest exemption or reduction, settlement of granted special loans (including extension of special loans and interest rates on overdue principal amount) shall comply with the Prime Minister’s decision, the approved restructuring plan or transfer plan.

2. The SBV’s granting of special loans at the lowest preferential interest rate of 0% shall be decided by the Prime Minister.

3. With regard to the special loans as specified at Point a Clause 1, Point b Clause 2, Point b Clause 3 Article 4, Article 6 of this Circular shall be granted in accordance with the provisions hereof; the contents of special loans decided by the Prime Minister or approved under the restructuring plan or transfer plan shall be performed in accordance with the Prime Minister’s decision or the approved plan or transfer plan.

4. With regard to the special loans as specified at Point a Clause 2, Point a Clause 3, Point a Clause 4 Article 4 of this Circular, the loan amount, loan purposes, collateral, lending interest rate, loan term, debt repayment, interest exemption or reduction, settlement of granted special loans (including extension of special loans and interest rates on overdue principal amount) shall be performed in accordance with the agreement between the lender and the borrower.

5. Currency unit used for special loans is Vietnamese dong (VND).

6. Acceptance and disposition of collateral shall comply with this Circular and law provisions on secured transactions.

Article 6. Conversion of refinancing loans into special loans

1. From the date on which a credit institution is placed under special control by the SBV, the refinancing loan granted to such credit institution shall be converted into a special loan as follows:

a) In cases where the refinancing loan is not yet due, the outstanding principal and interest of such refinancing loan shall be converted into those of the special loan, and the maturity date and interest rate of the special loan shall be those of the refinancing loan;

b) In cases where the special loan is extended, the interest rate on the extended special loan shall be equal to the refinancing rate announced by the SBV in each period at the time the special loan is extended;

c) In cases where the refinancing loan is overdue, the overdue principal and delayed outstanding interests of the refinancing loan (including outstanding interests on the refinancing loan that the credit institution must pay but fails to pay on schedule) shall be converted into those of the special loan, the interest rate for the overdue principal of the special loan shall be equal to that applicable to the overdue principal of the refinancing principal, and the interest rate on delayed interests of the special loan shall be charged in the same manner as that charged on delayed interests of the refinancing loan.

2. Within 15 working days from the date on which the refinancing loan is converted into the special loan, the credit institution must complete the implementation of the provisions at Point a, Clause 4, Article 12 of this Circular so that the total conversion value of the collateral meet the requirements specified in Article 13 of this Circular (hereinafter referred to as “the eligible collateral”) shall not be smaller than the outstanding principal of the refinancing loan which has been converted into the outstanding principal of the special loan as prescribed at Point a, Clause 1 of this Article.

3. The conversion of the refinancing loan into the special loan shall be specified in the SBV’s decision on placing the credit institution under special control.

Article 7. Competence to sign documents included in dossiers of application for special loans, dossiers of application for special loan extension, and special loan agreements

The competence to sign the documents included in the dossiers of application for special loans, dossiers of application for special loan extension, and special loan agreements shall be the legal representative of the borrower.

 

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

 

Article 8. Purposes of special loans

1. The borrower shall only use the special loans specified at Point a Clause 1, Point b Clause 2, Point b Clause 3 Article 4 of this Circular to make payments to individuals who have made deposits to the borrower. The use of special loans to make payments to other depositors shall be decided by the SBV’s Governor on a case-by-case basis.

2. The persons eligible for payments specified in Clause 1 of this Article shall not include:

a) Related persons of the credit institution as prescribed in Clause 28 Article 4 of the Law on Credit Institutions (as amended and supplemented) and other relevant laws;

b) Executives of the credit institution;

c) Related persons of managers, executives, capital contributors or shareholders holding at least 5% of charter capital or voting shares of the credit institution as prescribed in Clause 28, Article 4 of the Law on Credit Institutions (as amended and supplemented) and other relevant laws.

Article 9. Special loan amount

The special loan amount in the cases specified at Point a Clause 1, Point b Clause 2, and Point b Clause 3, Article 4 of this Circular shall be considered and decided by the SBV based on the solvency of the credit institution placed under special control.

Article 10. Special loan term

The special loan term in the cases specified at Point a Clause 1, Point b Clause 2, and Point b Clause 3, Article 4 of this Circular shall be considered and decided by the SBV, but less than 12 months.

Article 11. Interest rate

1. With regard to the special loans specified at Point a, Clause 1, Article 4 of this Circular:

a) The lending interest rate and the interest rate charged on an extended special loan shall be equal to the refinancing rate announced by the SBV in each period at the time the relevant special loan is disbursed or extended;

b) The interest rate charged on the overdue principal of a special loan shall be equal to 130% of the interest rate charged on due repayment determined on the date when the debt becomes delinquent;

c) No interest will be charged on late payment of outstanding interests.

2. With regard to the special loans specified at Point b, Clause 2 or Point b, Clause 3, Article 4 of this Circular:

a) The lending interest rate and the interest rate on the extended special loan shall be the preferential interest rate as low as 0% according to the SBV’s decision;

b) The interest rate charged on the overdue principal of a special loan shall be equal to 130% of the interest rate charged on due repayment determined on the date when the debt becomes delinquent;

c) No interest will be charged on late payment of outstanding interests.

Article 12. Collateral for special loans considered and decided by the SBV

1. With regard to the special loans specified at Point a Clause 1, Point b Clause 2, Point b Clause 3 Article 4, Point a Clause 1 Article 6 of this Circular, the borrower must provide collateral in the following order of priority:

a) Pledge: Bills of State Bank, government bonds (including: treasury bills, treasury bonds, bonds for central-level works, national development bonds, government bonds issued by Vietnam Development Bank (formerly known as the Development Assistance Fund) according to the Prime Minister’s directive), government-guaranteed bonds of which principal and interest shall be fully paid when they are due, municipal bonds which are included in the list of financial instruments used in the SBV’s transactions;

b) Pledge of bonds issued by commercial banks which have more than 50% of charter capital held by the State (except for commercial banks which have been compulsorily purchased);

c) Pledge of bonds issued by credit institutions which are not placed under special control (except for commercial banks specified at Point b of this Clause) and other enterprises;

d) Mortgage of rights to claim debts of loans granted by the borrower to its clients (except for credit institutions).

2. Value of collateral:

a) The value of collateral specified in Clause 1 of this Article shall be determined in accordance with the provisions of Appendix IV enclosed herewith;

b) The conversion value of each type of collateral for a special loan shall be determined according to the following formula:

In which:

TS: The conversion value of each type of collateral;

GT: The value of each type of collateral determined according to the provisions of Appendix IV issued together with this Circular;

TL: The collateral conversion ratio corresponding to each type of collateral.

c) The collateral conversion ratio (TL) shall be determined as follows:

 (i) With regard to the valuable papers specified at Point a, Clause 1 of this Article, TL shall be equal to the minimum ratio of the value of valuable papers and the loan amount secured by the pledge of valuable papers granted by the SBV to the credit institution in accordance with the SBV’s regulations in each period;

 (ii) With regard to the types of collateral specified at Points b, c, d Clause 1 of this Article, TL shall be equal to 170%.

d) At the time of application for a special loan or extension of a special loan, the credit institution must ensure that the total conversion value of types of eligible collateral shall not be smaller than the amount of the special loan or extended special loan that it applies for.

3. In cases where any type of collateral specified at Points c, d Clause 1 of this Article does not meet the requirements specified in Clauses 2, 3 Article 13 of this Circular resulting in that the total conversion value of eligible collateral is smaller than the outstanding principal of the special loan, the borrower shall be required to implement the provisions of Point a Clause 4, Point a Clause 5 of this Article so that the total conversion value of eligible collateral shall not be smaller than the outstanding principal of the special loan within 10 working days from the date on which the total conversion value of eligible collateral shall not be smaller than the outstanding principal of the special loan.

4. With regard to the special loans specified at Point a Clause 1 Article 4, Point a Clause 1 Article 6 of this Circular, the addition or replacement of collateral specified in Clause 2 Article 6, Clause 3 of this Article shall be carried out as follows:

a) The borrower shall make a written request for addition or replacement of collateral (as approved by the special control board), in which the types of collateral to be additionally provided or to be replaced must be specified, and send it to the unit recording the special loan (the SBV’s provincial branch or SBV Operations Center);

b) Based on the borrower’s written request specified at Point a of this Clause, the unit recording the special loan shall directly perform or cooperate with relevant units to perform the procedures for addition or replacement of collateral. In cases of replacement of collateral, the ineligible collateral shall be withdrawn only after the eligible collateral is provided.

5. With regard to the special loans specified at Point b Clause 2, Point b Clause 3 Article 4 of this Circular, the addition or replacement of collateral specified in Clause 3 of this Article shall be carried out as follows:

a) The borrower shall send a written request for addition or replacement of collateral (as approved by the special control board), in which the types of collateral to be additionally provided or to be replaced must be specified, to the lender;

b) Based on the borrower’s written request specified at Point a of this Clause, the lender shall perform the addition or replacement of collateral. In cases of replacement of collateral, the ineligible collateral shall be withdrawn only after the eligible collateral is provided. The lender shall give written notification of the addition or replacement of collateral to the special control board and the SBV (The Banking Inspection and Supervision Agency, the SBV’s provincial branch and Monetary Policy Department).

Article 13. Requirements for collateral

1. The valuable papers specified at Points a and b, Clause 1, Article 12 of this Circular must satisfy the following requirements:

a) They are issued in VND;

b) They are deposited at SBV, either deposited directly at SBV or deposited on SBV’s client accounts opened at Vietnam Securities Depository and Clearing Corporation (VSDC);

c) They are not the valuable papers issued by the borrower;

d) The remaining term of valuable papers must be longer than the term of the special loan.

2. The bonds specified at Point c, Clause 1, Article 12 of this Circular must satisfy the following requirements:

a) They must meet the requirements specified in Clause 1 of this Article;

b) They are listed in accordance with the law provisions;

c) The collateral is available and its value, as determined according to internal regulations of the credit institution at the nearest time to the time of application for special loan or application for extension of special loan or at the time of conversion of the refinancing loan into the special loan or at the time of valuation of collateral according to internal regulations of the credit institution during the special loan term, is not lower than the face value of bonds.

3. The loans specified at Point d, Clause 1, Article 12 of this Circular must satisfy the following requirements:

a) The loan is granted in VND;

b) The loan debt is classified in group 1 (standard loans) in accordance with the SBV’s regulations on asset classification of credit institutions, excluding loans which are rescheduled in accordance with the SBV’s regulations;

c) The collateral has been provided for the entire loan amount as prescribed by law provisions, and its value, as determined according to internal regulations of the credit institution at the nearest time to the time of application for special loan or application for extension of special loan or at the time of conversion of the refinancing loan into the special loan or at the time of valuation of collateral according to internal regulations of the credit institution during the special loan term, is not lower than the outstanding debt of the loan.

Article 14. Extension of special loans

In cases where a credit institution applies for extension of a special loan specified at Point a Clause 1, Point b Clause 2, Point b Clause 3 Article 4, or Point a Clause 1 Article 6 of this Circular before obtaining approval for its restructuring plan or transfer plan or for changes to its restructuring plan or transfer plan, the following provisions shall be followed:

1. The SBV shall consider granting extension of the special loan based on the solvency of the credit institution or policies for restructuring of the credit institution in accordance with the Law No. 17/2017/QH14 (hereinafter referred to as “restructuring policies”) which have been submitted by the SBV to the Government or the Prime Minister or the restructuring policies decided by the Government, the Prime Minister or the SBV, or the restructuring plan or transfer plan which has been submitted by SBV to the Government or the Prime Minister.

2. Each extension shall not exceed 12 months.

Article 15. Repayment of special loan debts

1. When the special loan becomes due, the borrower shall fully repay both principal and interest on the special loan to the lender.

2. The borrower may also repay the special loan debts before the maturity date.

3. With regard to the special loans specified at Point a Clause 1, Point b Clause 2, Point b Clause 3 Article 4, Article 6 of this Circular, the borrower shall repay debts in the following cases:

a) In cases where the borrower earns money from exercising the rights to claim debts which are provided as collateral for the special loan (hereinafter referred to as “collected debts”), within the first 05 working days of the month, the borrower shall use the total collected debts in the previous month to repay the principal amount of the special loan in the chronological order of the signed indebtedness contracts;

b) In cases where the borrower fails to additionally provide or replace the collateral as prescribed in Clause 2 Article 6, Clause 3 Article 12 of this Circular, within 03 working days after the deadline for addition or replacement of collateral specified in Clause 2 Article 6, Clause 3 Article 12 of this Circular, the borrower shall make repayment of the principal amount of the special loan which is at least equal to the difference between the outstanding debts of the special loan and total conversion value of types of eligible collateral;

c) With regard to the special loans specified in Article 6 of this Circular, in addition to the repayment of debts as prescribed at Points a and b of this Clause, the credit institution shall also make repayments under the signed refinancing loan agreement.

4. With regard to the special loans specified at Point a Clause 1, Point b Clause 2, Point b Clause 3 Article 4 of this Circular, in cases where the special loan amount is not used for the loan purposes, within 07 working days from the date on which the SBV gives a written notice of violation as prescribed at Point d Clause 2, Point i Clause 4 Article 26 of this Circular (hereinafter referred to as “the date on which the SBV gives a written notice of violation”), the borrower shall make repayment of loan debts to the lender as follows:

a) The total principal and interest amount of the special loan;

b) The interest on the principal amount which has been improperly used shall be calculated at the interest rate equal to 130% of the refinancing rate announced by the SBV in each period at the date on which the SBV gives a written notice of violation for the period starting from the date on which the borrower receives the disbursement of the principal amount which has been improperly used and ending on the date on which the SBV gives a written notice of violation.

5. In cases of the special loans specified at Point a Clause 1 Article 4, Point a Clause 1 Article 6 of this Circular where the borrower fails to repay debts as prescribed in Clause 1 of this Article and is not granted extension or fails to repay debts as prescribed in Clause 4 of this Article and has the special loan debts as prescribed at Point c, Clause 1, Article 6 of this Circular, the SBV shall take the following measures:

a) Marking and monitoring the outstanding debt of the special loan as an overdue debt, and charging interest at the interest rate specified at Point b, Clause 1, Article 11 of this Circular on the principal amount of the special loan which is not repaid on schedule in accordance with the SBV’s regulations on methods for calculation and accounting of revenues and payment of interests in depositing and lending operations between the SBV and credit institutions (except for the special loan debts specified at Point c, Clause 1, Article 6 of this Circular);

b) Deducting the borrower’s account opened at the SBV for recovering the special loan debts (including principal and interest) after giving a written notice of such action to the credit institution;

c) Requesting the borrower to transfer the ownership of collateral which is the valuable papers specified at Point a, Clause 1, Article 12 of this Circular to the SBV;

d) Taking measures for disposition of the collateral specified at Points a, b and c, Clause 1, Article 12 of this Circular for recovering the special loan debts (including principal and interest);

dd) Collecting the special loan debts (including principal and interest) from the borrower’s proceeds from disposition of the collateral specified at Points b, c and d, Clause 1, Article 12 of this Circular;

e) Collecting the special loan debts (including principal and interest) from the borrower’s other funding sources (if any).

6. In cases where the borrower fails to repay the special loan debts as prescribed in Clause 3 of this Article, the SBV shall take the following measures:

a) Applying the interest rate equal to 130% of the interest rate on the special loan on the outstanding principal amount of the special loan as prescribed in Clause 3 of this Article (hereinafter referred to as “outstanding principal”) for the period starting from the date following the deadline for debt repayment specified in Clause 3 of this Article and ending on the date on which the borrower fully repays the outstanding principal;

b) Deducting the borrower’s account opened at the SBV for recovering debts (including outstanding principal and interest as prescribed at Point a of this Clause) within 05 working days from the receipt of the written notice from the special control board as prescribed in Clause 5, Article 25 of this Circular;

c) Collecting the special loan debts (including principal and interest) from the borrower’s other funding sources (if any).

7. In cases the borrower fails to repay the special loan debts as prescribed in Clause 1 of this Article and is not granted extension or fails to repay the special loan debts as prescribed in Clause 4 of this Article, the Deposit Insurance of Vietnam or the Cooperative Bank of Vietnam shall take the following measures:

a) Marking and monitoring the loan principal and interest which are not yet paid by the borrower when they become due as overdue debts, and charging interest at the interest rate prescribed at Point b, Clause 2, Article 11 of this Circular on the overdue principal amount;

b) With regard to the special loan specified at Point b, Clause 3, Article 4 of this Circular, the Cooperative Bank of Vietnam shall deduct the borrower’s account opened at the Cooperative Bank of Vietnam (if any) for recovering the special loan debts (including principal and interest);

c) Taking measures for disposition of collateral as prescribed by law provisions for recovering the special loan debts (including principal and interest);

d) Collecting the special loan debts (including principal and interest) from the borrower’s other funding sources (if any).

8. In cases where the borrower fails to repay the special loan debts as prescribed in Clause 3 of this Article, the Cooperative Bank of Vietnam shall take the following measures:

a) Applying the interest rate equal to 130% of the interest rate on the special loan on the outstanding principal for the period starting from the date following the deadline for debt repayment specified in Clause 3 of this Article and ending on the date on which the borrower fully repays the outstanding principal;

b) Deducting the borrower’s account opened at Cooperative Bank of Vietnam (if any) for recovering debts (including outstanding principal and interest as prescribed at Point a of this Clause) within 05 working days from the receipt of the written notice from the special control board as prescribed in Clause 5 Article 25 of this Circular;

c) Collecting the special loan debts (including principal and interest) from the borrower’s other funding sources (if any).

9. In cases where the borrower fails to repay the special loan debts as prescribed in Clause 3 of this Article, the Deposit Insurance of Vietnam shall take the following measures:

a) Applying the interest rate equal to 130% of the interest rate on the special loan on the outstanding principal for the period starting from the date following the deadline for debt repayment specified in Clause 3 of this Article and ending on the date on which the borrower fully repays the outstanding principal;

b) Collecting the special loan debts (including principal and interest) from the borrower’s other funding sources (if any).

10. The special loan must be repaid before every other debts of the credit institution, including those secured by collateral, in the following cases:

a) The loan debts become due, unless the restructuring plan or transfer plan of the credit institution is not yet approved or changes to its restructuring plan or transfer plan are not yet approved;

b) The credit institution is dissolved or goes bankrupt.

11. In cases where the borrower is not financially capable of paying debts to all lenders and the special loans fall in the cases specified in Clause 10 of this Article, payments shall be made to all lenders in proportion to the outstanding debts.

Article 16. SBV’s order to consider and decide on special loans to support liquidity

1. When a credit institution placed under special control is in danger of becoming insolvent or has become insolvent and wishes to apply for a special loan, it shall send 04 dossiers of application for a special loan granted by the SBV to the special control board.

A dossier shall include:

a) A written request for the special loan, which specifies the name of the credit institution, number of VND accounts opened at the SBV’s provincial branch (if any), reasons and amount of the special loan (which shall not exceed the total conversion value of types of collateral included in the list specified at Point dd of this Clause), special loan purposes, term and proposed interest rate, commitments to use the loan amount for stated purposes and comply with regulations of law on special lending, and whether or not the credit institution has an approved restructuring plan or transfer plan;

b) Report on insolvency risk or status, measures taken and to be taken, and explanations about amount, term and interest rate of the expected special loan;

c) Statement of deposit balances in VND which is made in accordance with Appendix I issued together with this Circular;

d) Statement of funding sources in VND and use of capital which is made in accordance with Appendix II issued together with this Circular;

dd) List of collateral types made in accordance with Appendix III issued together with this Circular. In cases where the Prime Minister’s decision, or the approved recovery plan, mandatory transfer plan or transfer plan includes contents about the collateral for the special loan for supporting liquidity, the list of collateral types must be conformable with such contents.

2. In cases where the credit institution’s application for special loan is approved, within 03 working days from the receipt of the adequate dossier as prescribed in Clause 1 of this Article, the special control board shall send 01 set of dossiers to the SBV’s provincial branch (if the applicant is subject to micro-prudential inspection and supervision of the SBV’s provincial branch), and 02 other sets of dossiers to the SBV (the Monetary Policy Department), accompanied by its opinions about the following contents:

a) The operating status and solvency of the credit institution;

b) Specific opinions about the fact the credit institution is in danger of becoming insolvent or has become insolvent, threatening the stability of the system;

c) Whether or not the credit institution has an approved restructuring plan or transfer plan; contents of the special loan for supporting liquidity specified in the Prime Minister’s decision or approved restructuring plan or transfer plan as prescribed in Clause 3, Article 5 of this Circular (if any);

d) Proposal for grant of special loan to the credit institution, which indicates specific amount, purpose, term and interest rate of the special loan.

3. Within a maximum duration of 02 working days from the receipt of an adequate dossier and written opinions specified in Clauses 1 and 2 of this Article, the SBV's provincial branch shall give its written opinions to the Monetary Policy Department about the following contents:

a) The operating status and solvency of the credit institution;

b) Specific opinions about whether or not the credit institution is in danger of becoming insolvent or has become insolvent and whether or not such insolvency threatens the stability of the system;

c) Whether or not the credit institution has an approved restructuring plan (if the credit institution’s restructuring plan is subject to the decision of SBV’s provincial branch); contents about the special loan for supporting liquidity included in the approved restructuring plan (if any);

d) Based on the list of collateral types specified at Point dd, Clause 1 of this Article, opinions about the satisfaction of eligibility requirements specified in Article 13 of this Circular by the listed collateral types. In cases where the credit institution’s restructuring plan approved by the SBV’s provincial branch includes contents about the collateral for the special loan granted for supporting liquidity, opinions about the conformity of the list of collateral types with such contents shall be given;

dd) Whether or not the special loan shall be granted to the credit institution. In cases where the special loan shall be granted, specific amount, purposes, term and interest rate of the special loan must be specified. In cases where the special loan shall not be granted, the reasons thereof must be given.

4. Within a maximum duration of 02 working days from the receipt of an adequate dossier and written opinions as specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article, the Monetary Policy Department shall send the application and such written opinions to the Banking Inspection and Supervision Agency for its opinions. In cases where the credit institution’s list of collateral types includes financial instruments, the Monetary Policy Department shall send the list to the SBV’s Operations Center for its opinions.

5. Within a maximum duration of 07 working days from the receipt of the written request for opinions from the Monetary Policy Department as prescribed in Clause 4 of this Article, Banking Inspection and Supervision Agency shall give its written opinions to the Monetary Policy Department about the following contents:

a) The operating status and solvency of the credit institution (if the applicant is subject to micro-prudential inspection and supervision by the Banking Inspection and Supervision Agency);

b) Specific opinions about whether or not the credit institution is in danger of becoming insolvent or has become insolvent and whether or not such insolvency threatens the stability of the system;

c) Whether or not the credit institution has an approved restructuring plan or transfer plan (unless the credit institution’s restructuring plan is subject to the decision of the SBV’s provincial branch); contents about the special loan for supporting liquidity included in the Prime Minister’s decision or approved restructuring plan or transfer plan as specified in Clause 3 Article 5 of this Circular (if any);

d) Based on the list of collateral types specified at Point dd, Clause 1 of this Article, opinions about the satisfaction of eligibility requirements specified in Article 13 of this Circular by the listed collateral types (unless the applicant is subject to micro-prudential inspection and supervision of the SBV’s provincial branch) or opinions about the conformity of the list of collateral types with the contents about the collateral included in the Prime Minister’s decision or the approved restructuring plan or transfer plan (if any) (unless the restructuring plan including such contents is subject to the approval of the SBV’s provincial branch);

dd) Whether or not the special loan shall be granted to the credit institution that is subject to micro-prudential inspection and supervision of the Banking Inspection and Supervision Agency. In cases where the special loan shall be granted, specific amount, purposes, term and interest rate of the special loan must be specified. In cases where the special loan shall not be granted, the reasons thereof must be given;

e) Specific opinions about the proposal of the SBV’s provincial branch specified at Point dd, Clause 3 of this Article (in cases where the applicant is subject to micro-prudential inspection and supervision of the SBV’s provincial branch);

g) Proposal for grant of special loan by the Deposit Insurance of Vietnam or the Cooperative Bank of Vietnam as prescribed at Point b Clause 2, Point b Clause 3 Article 4 of this Circular (if any).

6. Within a maximum duration of 07 working days from the receipt of the written request for opinions from the Monetary Policy Department as prescribed in Clause 4 of this Article, the SBV’s Operations Center shall give its written opinions to the Monetary Policy Department about the collateral types which are financial instruments included in the credit institution’s list of collateral types.

7. In cases where the Deposit Insurance of Vietnam or the Cooperative Bank of Vietnam is requested to grant special loan by the Banking Inspection and Supervision Agency, within a maximum duration of 02 working days from the receipt of written opinions from the Banking Inspection and Supervision Agency, the SBV (the Monetary Policy Department) shall send the documents as specified at Points a and dd Clause 1 of this Article to the Deposit Insurance of Vietnam or the Cooperative Bank of Vietnam for their opinions.

8. Within a maximum duration of 03 working days from the receipt of the written request for opinions from the SBV (the Monetary Policy Department), the Deposit Insurance of Vietnam or the Cooperative Bank of Vietnam shall give their written opinions to the SBV (the Monetary Policy Department) about the following contents:

a) Balances on the loan loss provision and the fund for assurance of safety of the network of people’s credit funds which shall be used for granting special loan to the credit institution;

b) Opinions about the credit institution’s list of collateral types.

9. If written opinions given by requested agencies are not adequate as prescribed in this Article, within a maximum duration of 02 working days from the receipt of written opinions, the Monetary Policy Department shall give written request to relevant agencies for additional opinions. Within a maximum duration of 03 working days from the receipt of written request from the Monetary Policy Department, the requested agencies must provide their additional opinions as requested.

10. Within a maximum duration of 05 working days from the receipt of adequate opinions from relevant agencies as prescribed in Clauses 5, 6, 8 and 9 of this Article, the Monetary Policy Department shall make and submit a consolidated report thereof to the SBV’s Governor for considering and issuing a decision on grant of special loan by the SBV or the Cooperative Bank of Vietnam or the Deposit Insurance of Vietnam, amount, purposes, term, interest rate and collateral of the special loan. In cases where the dossier of application for special loan is refused, the SBV shall provide written reasons for its refusal for the credit institution.

Article 17. SBV’s order to grant special loans according to the Prime Minister’s decision, approved recovery plan, mandatory transfer plan or transfer plan

1. In cases where a credit institution placed under special control wishes to apply for special loan as prescribed at Point b, c, d or dd, Clause 1, Article 4 of this Circular, the credit institution shall submit 04 sets of dossiers of application for special loan granted by the SBV to the special control board.

A dossier shall include:

a) A written request for the special loan, which specifies amount, purposes, interest rate and term of the special loan, repayment of debts according to the Prime Minister’s decision, or the approved recovery plan, mandatory transfer plan or transfer plan; contents about the collateral for the special loan included in the Prime Minister’s decision, or the approved recovery plan, mandatory transfer plan or transfer plan (if any); commitments to use the loan amount for stated purposes and comply with regulations of law on special lending;

b) List of collateral types bearing certification of the special control board (if the Prime Minister’s decision, or the approved recovery plan, mandatory transfer plan or transfer plan includes contents about the collateral for special loan). Such list of collateral types must be conformable with the contents about the collateral included in the Prime Minister’s decision, or the approved recovery plan, mandatory transfer plan or transfer plan;

c) Other relevant documents (if any).

2. In cases where the credit institution’s application for special loan is approved, within a maximum duration of 02 working days from the receipt of an adequate dossier as prescribed in Clause 1 of this Article, the special control board shall send 01 set of dossiers to the SBV’s provincial branch (if the applicant’s restructuring plan is subject to the approval of the SBV’s provincial branch), and 02 other sets of dossiers to the SBV (the Monetary Policy Department), accompanied by its written opinions about amount, purposes, interest rate and term of the special loan, and debt repayment.

3. Within a maximum duration of 03 working days from the receipt of an adequate dossier and written opinions specified in Clauses 1 and 2 of this Article, the SBV's provincial branch shall give its written opinions to the Monetary Policy Department about the following contents:

a) Contents about the special loan granted to the credit institution under the approved restructuring plan;

b) Based on the list of collateral types specified at Point b, Clause 1 of this Article, opinions about the conformity of the list of collateral types with contents about the collateral for special loan included in the approved restructuring plan;

c) Whether or not the special loan should be granted to the credit institution. In cases where the special loan shall be granted, specific amount, purposes, term and interest rate of the special loan, and debt repayment must be specified. In cases where the special loan shall not be granted, the reasons thereof must be given.

4. Within a maximum duration of 02 working days from the receipt of an adequate dossier and written opinions as specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article, the Monetary Policy Department shall send the application and such written opinions to the Banking Supervision and Inspection Agency for its opinions. If the credit institution’s list of collateral types includes valuable papers, the Monetary Policy Department shall send the application form for special loan and the list of collateral types to the SBV’s Operations Center for its opinions.

5. Within a maximum duration of 05 working days from the receipt of the written request for opinions from the Monetary Policy Department as prescribed in Clause 4 of this Article, the Banking Supervision and Inspection Agency shall give its written opinions to the Monetary Policy Department about the following contents:

a) Opinions about grant of special loan to the credit institution according to the Prime Minister’s decision, or the approved recovery plan, mandatory transfer plan or transfer plan;

b) Based on the list of collateral types specified at Point b, Clause 1 of this Article, opinions about the conformity of the list of collateral types with contents about the collateral for special loan included in the Prime Minister’s decision, or the approved recovery plan, mandatory transfer plan or transfer plan (unless the credit institution’s restructuring plan including such contents is subject to the approval of the SBV’s provincial branch);

c) Whether or not the special loan should be granted to the credit institution that is subject to micro-prudential inspection and supervision of the Banking Supervision and Inspection Agency. In cases where the special loan shall be granted, specific amount, purposes, term and interest rate of the special loan, and debt repayment must be specified. In cases where the special loan shall not be granted, the reasons thereof must be given;

d) Specific opinions about the proposal of the SBV’s provincial branch specified at Point c, Clause 3 of this Article in case the credit institution is subject to micro-prudential inspection and supervision of the SBV’s provincial branch.

6. Within a maximum duration of 05 working days from the receipt of the written request for opinions from the Monetary Policy Department as prescribed in Clause 4 of this Article, SBV’s Operations Center shall give its written opinions to the Monetary Policy Department about the collateral types which are valuable papers included in the credit institution’s list of collateral types.

7. In cases where written opinions given by requested agencies are not adequate as prescribed in this Article, within a maximum duration of 02 working days from the receipt of such written opinions, the Monetary Policy Department shall give written request to relevant agencies for additional opinions. Within a maximum duration of 05 working days from the receipt of the written request from the Monetary Policy Department, the requested agencies must provide their additional opinions as requested.

8. Within a maximum duration of 05 working days from the receipt of adequate opinions from relevant agencies as prescribed in Clauses 5, 6 and 7 of this Article, the Monetary Policy Department shall make and submit a consolidated report thereof to the SBV’s Governor for grant of special loan to the credit institution. In cases where the dossier of application for special loan is refused, the SBV shall provide written reasons for its refusal to the credit institution.

Article 18. SBV’s order to consider and decide on extension of special loans for supporting liquidity

1. In cases where a credit institution wishes to apply for an extension to the special loan prescribed at Point a Clause 1, Point b Clause 2, Point b Clause 3 Article 4, Point a Clause 1 Article 6 of this Circular but does not have a restructuring plan or transfer plan or changes to such restructuring plan or transfer plan approved, at least 40 working days before the due date, it shall send 04 sets of dossiers of application for the SBV’s grant of extension of special loan to the special control board.

A dossier shall include:

a) A written request for the special loan extension, which specifies the name of the credit institution, number of VND accounts opened at the lender, reasons, extended amount (which shall not exceed the total conversion value of collateral types included in the list of collateral types specified at Point d of this Clause), extended term and expected interest rate, and commitments on compliance with law provisions on special lending;

b) Report on the solvency of the credit institution; explanations about extended amount, term and expected interest rate of the special loan;

c) Statement of funding sources in VND and use of capital which is made in accordance with Appendix II issued together with this Circular;

d) List of collateral types which is made in accordance with Appendix III issued together with this Circular.

2. In cases where the credit institution’s application for special loan extension is approved, within a maximum duration of 03 working days from the receipt of an adequate dossier as prescribed in Clause 1 of this Article, the special control board shall send 01 set of dossiers to the SBV’s provincial branch (if the applicant is subject to the micro-prudential inspection and supervision of the SBV’s provincial branch), and 02 other sets of dossiers to the SBV (the Monetary Policy Department), accompanied by its opinions about the following contents:

a) The operating status and solvency of the credit institution;

b) Whether or not the credit institution has restructuring policies submitted by the SBV to the Government or the Prime Minister or has approved restructuring policies; contents about settlement of the special loan granted to the credit institution included in such restructuring policies (if any); the restructuring plan or transfer plan of the credit institution is not yet approved or changes to its restructuring plan or transfer plan are not yet approved;

c) Proposal for grant of extension of special loan to the credit institution, which specifies extended amount, interest rate and extension period.

3. Within a maximum duration of 03 working days from the receipt of an adequate dossier and written opinions specified in Clauses 1, 2 of this Article, the SBV’s provincial branch shall give its written opinions to the Monetary Policy Department about the following contents:

a) The operating status and solvency of the credit institution;

b) Whether or not policies for restructuring of the credit institution have been approved (if such restructuring policies are subject to the approval of the SBV’s provincial branch); contents about the settlement of the special loan included in such restructuring policies (if any);

c) Whether or not the credit institution has an approved restructuring plan (if the credit institution’s restructuring plan is subject to the decision of the SBV’s provincial branch);

d) Based on the credit institution’s list of collateral types as specified at Point d, Clause 1 of this Article, opinions about the collateral’s satisfaction of eligibility requirements specified in Article 13 of this Circular;

dd) Whether or not the extension of special loan shall be granted to the credit institution. In cases where the extension of special loan shall be granted, specific extended amount, extension period and interest rate must be specified. In cases where the extension of special loan shall not be granted, the reasons thereof must be given.

4. Within a maximum duration of 02 working days from the receipt of an adequate dossier and written opinions specified in Clauses 1, 2, 3 of this Article, the Monetary Policy Department shall send the dossier of application and such opinions to the Banking Supervision and Inspection Agency for its opinions; with regard to the special loans specified at Point b Clause 2, Point b Clause 3 Article 4 of this Circular, the list of collateral types specified at Point d, Clause 1 of this Article shall be sent to the Deposit Insurance of Vietnam or the Cooperative Bank of Vietnam for their opinions. In cases where the credit institution’s list of collateral types includes valuable papers, the Monetary Policy Department shall send the list to the SBV’s Operations Center for its opinions.

5. Within a maximum duration of 07 working days from the receipt of the written request for opinions from the Monetary Policy Department as prescribed in Clause 4 of this Article, the Banking Inspection and Supervision Agency shall give its written opinions to the Monetary Policy Department about the following contents:

a) The operating status and solvency of the credit institution (in cases where the applicant is subject to the micro-prudential inspection and supervision of the Banking Inspection and Supervision Agency);

b) Whether or not the credit institution has restructuring policies submitted by the SBV to the Government or the Prime Minister or has approved restructuring policies; contents about settlement of the special loan granted to the credit institution included in such restructuring policies (if any);

c) Whether or not the credit institution has an approved restructuring plan or transfer plan (unless the credit institution’s restructuring plan is subject to the approval of the SBV’s provincial branch);

d) Based on the credit institution’s list of collateral types as specified at Point d, Clause 1 of this Article, giving opinions about the collateral’s satisfaction of eligibility requirements specified in Article 13 of this Circular (unless the applicant is subject to the micro-prudential inspection and supervision of the SBV’s provincial branch);

dd) Whether or not the extension of special loan shall be granted to the credit institution that is subject to the micro-prudential inspection and supervision of the SBV’s provincial branch. In cases where the extension of special loan shall be granted, specific extended amount, extension period and interest rate must be specified. In cases where the extension of special loan shall not be granted, the reasons thereof must be given;

e) Opinions about the proposal of the SBV’s provincial branch specified at Point dd, Clause 3 of this Article in case the credit institution is subject to the micro-prudential inspection and supervision of the SBV’s provincial branch.

6. Within a maximum duration of 07 working days from the receipt of the written request for opinions from the SBV (the Monetary Policy Department) as prescribed in Clause 4 of this Article, the Deposit Insurance of Vietnam and the Cooperative Bank of Vietnam shall give their written opinions to the SBV (the Monetary Policy Department) about the credit institution’s list of collateral types for extended special loan.

7. Within a maximum duration of 07 working days from the receipt of the written request for opinions from the Monetary Policy Department as prescribed in Clause 4 of this Article, the SBV’s Operations Center shall give its written opinions to the Monetary Policy Department about the collateral types which are valuable papers included in the credit institution’s list of collateral types.

8. In cases where written opinions given by requested agencies are not adequate as prescribed in this Article, within a maximum duration of 03 working days from the receipt of such written opinions, the Monetary Policy Department shall send written request to relevant agencies for additional opinions. Within a maximum duration of 07 working days from the receipt of the written request from the Monetary Policy Department, requested agencies must provide their additional opinions as requested.

9. Within a maximum duration of 07 working days from the receipt of adequate opinions from relevant agencies as prescribed in Clauses 5, 6, 7 and 8 of this Article, the Monetary Policy Department shall make and submit a consolidated report thereof to the SBV’s Governor for grant of extension of special loan to the credit institution. In cases where the dossier of application for special loan extension is refused, the SBV shall provide written reasons for its refusal to the credit institution.

10. If a credit institution wishes to apply for extension of special loan specified at Point a Clause 1, Point b Clause 2, Point b Clause 3 Article 4, or Point a Clause 1 Article 6 of this Circular in cases where its approved restructuring plan or transfer plan includes contents about the extension of special loan, the extension of special loan shall conform to the approved restructuring plan or transfer plan; the procedures for special loan extension shall be performed in accordance with Article 19 of this Circular.

Article 19. Procedures for the State Bank to extend specicial loans in accordance with the Prime Minister’s decision, recovery plans, mandatory transfer plans or transfer plans having been approved

1. For special loans specified at Points b, c, d and dd, Clause 1, Article 4 of this Circular, based on the contents on the extension of special loans of the credit organization in the Prime Minister’s decision, or the approved restructuring plan or transfer plan, the credit organization shall prepare and submit 04 sets of application dossiers for extension of special loan to the Special control board.

An application dossier or extension of special loan shall include:

a) An written application for special loan extension, which specifies the amount, interest rate, extension period, and debt repayment in accordance with the Prime Minister’s decision, or the approved restructuring plan or transfer plan; contents about the collateral for the special loan in the Prime Minister’s decision, the approved recovery plan, mandatory transfer plan or transfer plan (if any); commitments to comply with law regulations on special loans;

b) List of collateral types with the certification of the Special control board (for cases that are in accordance with the Prime Minister’s decision, the approved recovery plan, mandatory transfer plan or transfer plan, the special loan with collateral). Such list of collateral types must comply with the contents about the collateral in the Prime Minister’s decision, or the approved recovery plan, mandatory transfer plan or transfer plan;

c) Other relevant documents (if any).

2. Within 02 working days from the date on which an application dossier as prescribed in Clause 1 of this Article is received, the Special control board shall send 01 set of application dossiers to the State bank’s provincial branch (if the restructuring plan of the financial organzation is subject to the approval of State bank’s provincial branch), and 02 sets of application dossiers to the State Bank (the Department of Financial Policy), attached with the written recommendation of the Special control board on the extended amount, interest rate, extension period, and debt repayment.

3. Within 03 working days from the date on which the application dossier and the written recommendations specified in Clauses 1, 2 of this Article are received, the State Bank’s provincial branch shall send its written opinions to the Financial Policy Department about the following contents:

a) Contents on the extension of special loan granted to the credit institution included in the approved restructuring plan;

b) Based on the list of collateral types specified at Point b, Clause 1 of this Article, opinions about the conformity of the list of collateral types with contents about the collateral for special loans included in the approved restructuring plan (for cases which are in accordance with the approved restructuring plan, cases which involve special loans with collateral);

c) Suggestion on whether or not the extension of special loan should be granted to the credit institution; if the extension of special loan should be granted, the specific opinions on the extended amount, interest rate, extension period and debt repayment must be specified; if the extension of special loan should not be granted, reasons must be clearly given.

4. Within 02 working days from the date on which an adequate application dossier and written opinions as specified in Clauses 1, 2, 3 of this Article are received, the Department of Financial Policy shall send such application dossier and written opinions to the Banking Supervision Agency to seek for opinions. If the credit institution’s list of collateral types includes financial instruments, the Department of Financial Policy shall send the written request and the list of collateral types to the State Bank’s Operations Center to seek for its opinion.

5. Within 05 working days from the date on which the written request for opinions from the Department of Financial Policy as prescribed in Clause 4 of this Article is received, the State Bank’s Banking Supervision Agency shall send its written opinions to the Financial Policy Department about the following contents:

a) Contents about the extension of special loan granted to the credit institution in the Prime Minister’s decision, or the approved restructuring plan or transfer plan (unless the credit institution’s restructuring plan including such contents is subject to the approval of State Bank’s provincial branch);

b) Based on the list of collateral types specified at Point b, Clause 1 of this Article, the Financial Policy Department shall give opinions about the conformity of the list of collateral types with contents about the collateral for special loan in the Prime Minister’s decision, or the approved recovery plan, mandatory transfer plan or transfer plan (unless the credit institution’s restructuring plan including such contents is subject to the approval of State Bank’s provincial branch);

c) Suggestions on whether or not the extension of special loan should be granted to the credit institution that is subject to the microprudential supervision of State Bank’s provincial branch. If the extension of special loan should be granted, specific extended amount, interest rate, extension period and debt repayment must be specified. If the extension of special loan should not be granted, reasons must be clearly stated;

d) Opinions about the proposal of State Bank’s provincial branch specified at Point c Clause 3 of this Article for the credit institution which is subject to the microprudential supervision of the State Bank’s provincial branch.

6. Within 05 working days from the date on which the written request for opinions from the Department of Financial Policy as prescribed in Clause 4 of this Article is received, the State Bank’s Operations Center shall send its written opinions to the Department of Financial Policy about the collateral types which are financial instruments included in the credit institution’s list of collateral types.

7. In cases where the written opinions of such agencies are not adequate as prescribed in this Article, within 03 working days from the date on which such written opinions are received, the Department of Financial Policy shall send a written request to relevant agencies for additional opinions. Within 07 working days from the date on which the written request from the Department of Financial Policy is received, the requested agencies must provide their additional opinions as requested.

8. Within 05 working days from the date on which adequate opinions from relevant agencies as prescribed in Clauses 5, 6, 7 of this Article are received, the Department of Financial Policy shall consolidate opinions and submit a report to the State Bank’s Governor for the grant of special loan extension to the credit institution. If an application for special loan extension is refused, the State Bank shall send written reasons for its refusal to the credit institution.

Article 20. Deposit Insurance of Vietnam, Cooperative Bank of Vietnam and other credit institutions to grant special loans, extend special loans to support liquidity

1. When wishing to apply for special loan as prescribed at Point a, Clause 2, Point a Clause 3 and Point a Clause 4 Article 4 of this Circular, the credit institution placed under special control shall prepare and send 04 sets of application dossiers to Deposit Insurance of Vietnam or Cooperative Bank of Vietnam or other credit institutions.

The application dossier for special loan shall include:

a) Documents specified by the Deposit Insurance of Vietnam or Cooperative Bank of Vietnam or the lending credit institution;

b) The special control board’s document requesting the Deposit Insurance of Vietnam or the Cooperative Bank of Vietnam or other credit institutions to consider granting special loan to the credit institution placed under special control, which specifies the following contents: The operating status or solvency of the credit institution; specific opinions about the fact the credit institution which is likely to become insolvent or has become insolvent and such insolvency threatens the stability of the system.

2. Within 05 working days from the date on which an adequate application dossier specified in Clause 1 of this Article is received, if the application dossier is approved, the Deposit Insurance of Vietnam, or Cooperative Bank of Vietnam or other credit institutions shall send the special control board’s document to the State Bank’s provincial branch (if such credit institution is subject to the microprudential supervision of the State Bank’s provincial branch) and the State Bank’s Banking Supervision Agency for their opinions about the following contents:

a) Whether or not the credit institution is likely to become insolvent or has become insolvent and whether or not such insolvency threatens the stability of the system;

b) Contents concerning the special loan granted by the Deposit Insurance of Vietnam or the Cooperative Bank of Vietnam or the lending credit institution specified in the approved restructuring plan (if any).

3. In cases of necessity, the State Bank’s Banking Supervision Agency may request opinions from State Bank’s provincial branch before giving its opinions to the Deposit Insurance of Vietnam or the Cooperative Bank of Vietnam or other credit institutions.

4. The Deposit Insurance of Vietnam or the Cooperative Bank of Vietnam or other credit institutions shall consider and decide on granting special loan to the credit institution placed under special control.

5. In cases of extending the special loan specified at Point a, Clause 2, Point a, Clause 3, Point a, Clause 4, Article 4 of this Circular:

a) The borrower shall send an application dossier to the lender. Such application dossier shall include: the documents specified by the lender; the special control board’s document requesting the lender to consider granting extension of special loan to the borrower (which indicates the operating status and solvency of the borrower);

b) The lender shall consider and decide on granting special loan extension to the borrower.

Article 21. Procedures for the Deposit Insurance of Vietnam, the Cooperative Bank of Vietnam and other credit institutions to grant of special loans or extend special loans in accordance with the approved recovery plans or mandatory transfer plans

The Deposit Insurance of Vietnam, the Cooperative Bank of Vietnam and other credit institutions shall consider granting special loans or extending special loans specified at Point c, Clause 2, Point c, Clause 3 or Point b, Clause 4, Article 4 of this Circular in accordance with the approved recovery plans or mandatory transfer plans and their internal regulations.

Article 22. Signing of contracts of granting special loan, accepting pledged or mortgaged collateral, and disbursement of special loans

1. Signing of contracts of granting special loan, accepting pledged or mortgaged collateral, and disbursement of special loans specified in Clause 1 Article 4 of this Circular:

a) Within 03 working days from the date on which the State Bank’s document on grant of special loan to the credit institution is received, the Director of State Bank’s provincial branch shall, based on this document and relevant laws, sign the contract of granting special loans, which includes contents about the collateral (if any);

b) In cases where the collateral for the special loan includes financial instruments, within 01 working day from the date on which the special loan contract is signed, the State Bank’s provincial branch shall send the signed special loan agreement to the State Bank’s Operations Center;

c) Within 02 working days from the date on which the signed special loan contact from the State Bank’s provincial branch is received, State Bank’s Operations Center shall carry out accounting, pledge and blockade of the collateral which is the financial instruments included in the list of collateral types enclosed with the signed special loan agreement and give a written notification of such actions to State Bank’s provincial branch.

2. The sigining of the contract on granting special loan and accepting pledged or mortgaged collateral for the special loan specified at Point b, Clause 2, Point b, Clause 3, Article 4 of this Circular:

a) Within 03 working days from the date on which the State Bank’s document on granting special loan to the credit institution is received, the Deposit Insurance of Vietnam or the Cooperative Bank of Vietnam shall, based on this document and relevant laws, sign the contract on granting special loan;

b) After signing the contract on granting special loan, the Deposit Insurance of Vietnam or the Cooperative Bank of Vietnam shall receive the pledged or mortgaged collateral in accordance with the list of collateral types enclosed with the signed special loan contract.

3. The sigining of the contract on granting special loan and accepting pledged or mortgaged collateral for the special loan specified at Point c, Clause 2, Point c, Clause 3, Point b, Clause 4, Article 4 of this Circular:

Based on the approved recovery plan or mandatory transfer plan, the Deposit Insurance of Vietnam or the Cooperative Bank of Vietnam or other credit institutions shall sign the contract on granting special loan and receive the pledged or mortgaged collateral (if any).

4. The disbursement of the special loans prescribed in Clause 1, Points b, c, Clause 2, Points b, c Clause 3, Point b, Clause 4, Article 4 of this Circular:

a) When wishing to receive the disbursement of special loan, the borrower shall send a request for disbursement of special loan (hereinafter referred to as “disbursement request”), which indicates the amount, time and reasons for disbursement, to the special control board;

b) Based on the borrower’s demand for use of special loan, the special control board shall consider giving opinions about the borrower’s disbursement request. If the borrower’s disbursement request is approved, the special control board shall send its written opinions about the amount and time of disbursement and the disbursement request specified at Point a of this Clause to the State Bank’s provincial branch or the Deposit Insurance of Vietnam or the Cooperative Bank of Vietnam or other credit institutions;

c) The State Bank’s provincial branch or the Deposit Insurance of Vietnam or Cooperative Bank of Vietnam or other credit institutions shall disburse the special loan in accordance with the signed special loan agreement, the borrower’s disbursement request and the special control board’s opinions specified at Points a, b of this Clause;

d) The lender shall only disburse the special loan after completing procedures for receipt of collateral (if any).

5. For the special loans specified at Point a, Clause 2, Point a, Clause 3, Point a, Clause 4, Article 4 of this Circular, the signing of the contract on granting special loan, the receipt of collateral (if any), and the disbursement of the special loan shall comply with internal regulations of the Cooperative Bank of Vietnam or the Deposit Insurance of Vietnam or other credit institutions and special agreements made with the borrower.

 

Chapter III

IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 23. Responsibilities of borrowers

1. To provide documents concerning the special loan to the lender in an adequate, timely and accurate manner; to assume legal responsibility for the accuracy and legitimacy of provided documents.

2. To assume the responsibility for the collateral for special loan which must satisfy the eligibility requirements specified in Article 13 of this Circular or be conformable with contents about the collateral included in the Prime Minister’s decision or the approved restructuring plan or transfer plan (if any), or rights to claim debts used as collateral for the special loan which must comply with law regulations on lending.

3. To use the granted special loan for the right purposes and repay debts in accordance with regulations of this Circular, the Prime Minister’s decision or approved restructuring plan or transfer plan and the signed special loan contract.

4. During the special loan term, the borrower shall be responsible for:

a) Separately keeping and retaining documents relating to the loans on which rights to claim debts are used as the collateral for special loan;

b) Not using the rights to claim debts which are being used as the collateral for special loan for other purposes;

c) Monitoring and evaluating the satisfaction of eligibility requirements by the collateral for special loan; adding or replacing the collateral in accordance with regulations of this Circular;

d) Submitting reports on the collateral which does not meet eligibility requirements specified in Clause 3, Article 12 of this Circular to the special control board;

dd) Submitting reports to the special control board on total amounts of money collected from exercising the rights to claim debts used as collateral for the special loan within 03 working days from the date of collecting debts.

5. To handle collateral for repaying special loan debts to the lender in accordace with law regulations.

6. On a monthly basis, within the first 05 days of the month following the reporting month or where necessary, submit physical reports on use of the special loan, either in person or by post, to:

a) The State Bank’s provincial branch (if the special loan is granted by the State Bank);

b) The Deposit Insurance of Vietnam (if the special loan is granted by the Deposit Insurance of Vietnam);

c) The Cooperative Bank of Vietnam (if the special loan is granted by the Cooperative Bank of Vietnam);

d) Other credit institutions (if the special loan is granted by another credit institution).

7. To submit reports to the special control board on debt repayment within 02 working days from the repayment date.

8. To perform other responsibilities as prescribed in this Circular, relevant laws and the loan contract.

Article 24. Responsibilities of the Deposit Insurance of Vietnam, the Cooperative Bank of Vietnam and other credit institutions

1. To consider issuing decisions on granting special loans or extending special loan to the credit institutions in accordance with this Circular; to submit reports to the State Bank’s Governor (via the State Bank’s Banking Supervision Agency) on approval or refusal of applications for special loans or extension of special loan.

2. To issue internal regulations on granting special loans to the credit institution placed under special control, which include contents about consideration and issuance of decisions on granting special loan, extending special loan, disbursement, collecting debt, collateral and disposing collateral.

3. To supervise the use of special loan by borrowers; expedite and request borrowers to repay special loan debts in accordance with regulations of this Circular, the Prime Minister’s decision, the approved restructuring plans or transfer plans, and the signed special loan contract.

4. To receive and dispose of collateral in accordance with regulations of this Circular and law regulations on secured transactions.

5. Within the first 07 working days of the month following the month in which outstanding debts occur or changes in the special loan occur at the Deposit Insurance of Vietnam, the Cooperative Bank of Vietnam or other credit institution, prepare a report made in accordance with Appendix VI enclosed herewith and send it to the State Bank.

6. To comply with other regulations of this Circular and relevant law regulations.

Article 25. Responsibilities of the Special control board

1. To supervise the use of special loan by borrowers; if the special loan is not used for the right purposes, the special loan board shall give a written notice to the borrower.

2. To supervise revenues of the borrower (including proceeds from the collateral for the special loan) for recovering special loan debts; to expedite and request the borrower to dispose of the collateral and repay the special loan debts in accordance with this Circular.

3. To propose the State Bank’s Governor on debt collection and measures for collection of special loan debts as prescribed in Clause 1, Points b, c, Clause 2, Points b, c, Clause 3, Point b, Clause 4, Article 4 of this Circular.

4. Based on the borrower’s report as prescribed at Point d, Clause 4, Article 23 of this Circular, expedite the borrower’s review, addition and replacement of the collateral as prescribed in this Circular.

5. To give written notification to the State Bank’s unit recording the special loan (the State Bank’s provincial branch or State Bank’s Operations Center), the Cooperative Bank of Vietnam, or the Deposit Insurance of Vietnam of the borrower’s failure to repay the special loan debts as prescribed in Clause 3, Article 15 of this Circular.

6. To promptly submit reports to the State Bank’s Governor on any issues concerning the special loan and recommended solutions.

7. To perform other responsibilities as prescribed in this Circular and relevant laws.

Article 26. Responsibilities of the State Bank’s affiliated units

1. The Financial Policy Department

a) To act as the contact point in requesting the State Bank’s Governor to consider and make decisions on granting special loans or extending special loans in accordance with this Circular;

b) To consolidate data on the granted special loans in the cases specified in Clause 1, Point b Clause 2, Point b, Clause 3, Article 4 of this Circular in monthly reports submitted to the State Bank’s Governor;

c) To act as the contact point in requesting the State Bank’s Governor to respond to issues concerning the provisions of this Circular.

2. The State Bank’s Banking Supervision Agency

a) To give opinions on granting special loans or extending special loans as prescribed in this Circular;

b) To act as the contact point in requesting the State Bank’s Governor to make decisions or request competent authorities to make decisions on proposals of special control boards as prescribed in Clause 3, Article 25 of this Circular;

c) To, within its competence, supervise, inspect and handle violations committed by credit institutions that are subject to the microprudential supervision of the State Bank’s Banking Supervision Agency during the implementation of regulations in this Circular;

d) In cases where a credit institution is subject to the microprudential supervision of the State Bank’s Banking Supervision Agency as prescribed in Clause 4, Article 15 of this Circular as notified by a competent authority or detected through inspection, the State Bank’s Banking Supervision Agency shall give a written notification of violation to the borrower, the State Bank’s provincial branch, the Deposit Insurance of Vietnam, the Cooperative Bank of Vietnam, the special control board and Financial Policy Department; such notification must indicate details about the credit institution’s failure to use the special loan for the right purposes.

3. The State Bank’s Operations Center shall:

a) To give its opinions about the collateral types which are financial instruments included in the credit institution’s list of collateral types as prescribed in this Circular;

b) Based on the decision to place the credit institution under special control, record the special loan which is converted from the refinancing loan at the State Bank’s Operations Center; send written notification to the credit institution about the withdrawal of money from its account for debt recovery and implementation of the provisions in Points a, b, dd, e Clause 5, Clause 6, Article 15 of this Circular for such loan;

c) For the collateral of the special loan which includes financial instruments, record, pledge or blockade of the collateral; terminate the pledge or blockade of collateral after receiving the written notification from the State Bank’s provincial branch as prescribed at Point k, Clause 4 of this Article; implement the provisions at Point c, Clause 5, Article 15 of this Circular;

d) To act as the contact point in implementing the provisions at Point b Clause 4, Article 12 of this Circular for the special loans recorded at the State Bank’s Operations Center;

dd) To cooperate with the State Bank’s provincial branch to implement the provisions at Point d, Clause 4 of this Article; send written notification to the State Bank’s provincial branch of recording, pledge or blockade of the collateral types which are financial instruments additionally provided by the borrower;

e) To perform other responsibilities as prescribed in this Circular.

4. The State Bank’s provincial branch

a) To give opinions about the grant of special loans or extension of special loans as prescribed in this Circular;

b) Based on the decision to place the credit institution under special control, record the special loan which is converted from the refinancing loan at the State Bank’s provincial branch;

c) To sign contracts on granting special loan in accordance with regulations in Appendix V issued together with this Circular, disburse loan amounts, extend loans and collect loan debts in accordance with this Circular, the State Bank’s decisions on granting special loans or extending special loans and relevant law regulations;

d) To act as the contact point in implementing the provisions at Point b Clause 4, Article 12 of this Circular for the special loans recorded at the State Bank’s provincial branch;

dd) To cooperate with the State Bank’s Operations Center to implement the provisions at Point d, Clause 3 of this Article; to send written notification to the State Bank’s Operations Center of receipt of pledge of collateral which is the right to claim debts and additionally provided by the borrower (unless the special loan is recorded at the State Bank’s provincial branch and the borrower does not replace the collateral which includes financial instruments); to send written notification to the credit institution of withdrawal of money from its account for debt recovery and implementation of the provisions at Points a, b, dd, e Clause 5, Clause 6 Article 15 of this Circular for the special loans recorded at the State Bank’s provincial branch;

e) To cooperate with the special control board as prescribed in Clauses 1, 2 Article 25 of this Circular;

g) Within the first 07 working days of the month following the month in which outstanding debts occur or in which changes arise in the special loan occur at the State Bank’s provincial branch, prepare a report made in accordance with Appendix VI issued together with this Circular and send it to the State Bank’s Banking Supervision Agency and the Department of Financial Policy;

h) To supervise, inspect and, within its competence, handle violations committed by credit institutions that are subject to the microprudential supervision of the State Bank’s provincial branch during the implementation of regulations of this Circular;

i) If a credit institution is subject to the microprudential supervision of the State Bank’s provincial branch as prescribed in Clause 4, Article 15 of this Circular as notified by a competent agency or the special control board or detected through inspection, the State Bank’s provincial branch shall send a written notification of such violation to the borrower, the Deposit Insurance of Vietnam, the Cooperative Bank of Vietnam, the special control board, the State Bank’s Banking Supervision Agency and Department of Financial Policy; such notification must specify details about the credit institution’s failure to use the special loan for the right purposes;

k) To send a written notification to the State Bank’s Operations Center on the full collection of principal and interest of the special loan;

l) To perform other responsibilities as prescribed in this Circular.

5. The Department of Finance and Accounting shall provide instructions on accounting relating special loans granted to credit institutions placed under special control, including conversion of principal and interest of refinancing loans to those of special loans, and receipt of collateral for special loans.

1. For a special loan granted in accordance with the State Bank’s decision and of which outstanding debts are not yet fully paid by date on which this Circular takes effect:

a) The special loan shall be treate

Article 27. Transitional provisions

d in accordance with the decision on granting special loan or extending special loan or the signed special loan contract;

b) In cases where the restructuring plan or transfer plan are not yet approved or in cases where there are changes in the restructuring plan or transfer plan, the extension of the special loan shall comply with regulations in Clauses 2, 3, 4 of this Article, Point a, Clause 1, Point a, Clause 2, Article 11, Article 14 of this Circular;

c) In case the approved restructuring plan or transfer plan includes contents about the extension of special loan, the extension of special loan shall comply with such approved restructuring plan or transfer plan; the procedures for extending special loan shall comply with regulations in Article 19 of this Circular.

2. For special loan granted to the credit institution before the date on which the Law on Credit Institutions No. 47/2010/QH12 takes effect and of which outstanding debts are not yet fully paid by the date this Circular takes effect, the procedures for granting special loan extension shall as follows:

a) When wishing to apply for extension of the special loan before obtaining approval for its restructuring plan or for changes to its restructuring plan, at least 50 days before the debt payment due date, the borrower shall be required to send to the special control board 04 written applications for the State Bank to grant extension of special loan, each of which must clearly indicates the name of the credit institution, number of VND accounts opened at the lender’s premises (if any), reasons, amounts, interest rate and period of extension, and actual operating status of the credit institution. In cases where the special control board is not yet established, the credit institution shall send 01 written application to the State Bank’s provincial branch and 02 written applications to the State Bank (the Department of Financial Policy);

b) In cases where the borrower’s application dossier for special loan extension is approved, within 05 working days from the date on which the written application specified at Point a of this Clause is received, the special control board shall send the written application and its written opinions in accordance with regulations in Clause 2, Article 18 of this Circular;

c) Within 05 working days from the date on which the adequate written application and written opinions as prescribed at Points a, b of this Clause or the written application as prescribed at Point a of this Clause (in case of absence of the special control board) are received, the State Bank’s provincial branch shall give its written opinions to the Department of Financial Policy about contents concerning the borrower’s special loan and whether or not the extension of special loan should be granted to the borrower; If the extension of special loan should be granted, special amounts, interest rate and period of extension must be specified. If the extension of special loan should not be granted, reasons for such refusal must be clearly stated;

d) Within 05 working days from the date on which an adequate written application and written opinions as specified at Points a, b, c of this Clause are received, the Department of Financial Policy shall send the written application and such written opinions to the State Bank’s Banking Supervision Agency for its opinions.

dd) Within 10 working days from the date on which the written request for opinions from the Department of Financial Policy as prescribed at Point d of this Clause is received, the State Bank’s Banking Supervision Agency shall give its written opinions to the Department of Financial Policy about the contents specified at Points a, b, c, dd, Clause 5, Article 18 of this Circular;

e) In cases where the written opinions given by such requested agencies are not adequate as prescribed in this Clause, within 05 working days from the date on which such written opinions are received, the Department of Financial Policy shall send written request to relevant agencies to seek for their additional opinions. Within 10 working days from the date on which the written request from the Department of Financial Policy is received, requested agencies must provide their additional opinions as requested;

g) Within 15 working days from the date on which adequate opinions from relevant agencies as prescribed at Points dd, e of this Clause are received, the Department of Financial Policy shall prepare and submit a consolidated report to the State Bank’s Governor for the extension of special loan to the borrower; if the application for special loan extension is refused, the State Bank shall provide written explanation for its refusal to the borrower.

3. For special loan granted to the credit institution after the date on which the Law No. 17/2017/QH14 takes effect and of which outstanding debts are not yet fully paid by the date on which this Circular takes effect, the following procedures for grant of special loan extension shall be followed:

a) When wishing to apply for extension of the special loan before obtaining approval for its restructuring plan or for changes to its restructuring plan, at least 50 working days before the debt payment due date, the borrower shall be required to send to the special control board 04 sets of application dossiers for the State Bank’s grant of extension of special loan.

Such an application dossier shall include:

 (i) The written application for extension of special loan, which specifies the name of the credit institution, number of VND accounts opened at the lender (if any), reasons, amount, interest rate and period of extension;

 (ii) Report on the solvency of the credit institution; explanations about extended amount, term and expected interest rate of the special loan;

 (iii) Statement of funding sources in VND and use of such funding which is made in accordance with Appendix II issued together with this Circular;

b) If the borrower’s application for special loan extension is approved, within 05 working days from the date on which the adequate application as specified at Point a of this Clause is received, the special control board shall send the application dossier and its written opinions to the special control board as prescribed in Clause 2, Article 18 of this Circular;

c) Within 05 working days from the date on which an adequate application dossier and written opinions specified at Points a, b of this Clause are received, the State Bank’s provincial branch shall give its written opinions to the Department of Financial Policy about the contents specified at Points a, b, c, dd Clause 3, Article 18 of this Circular;

d) Within 05 working days from the date on which an adequate application dossier and written opinions as specified at Points a, b, c of this Clause are received, the Department of Financial Policy shall send the application dossier and such written opinions to the State Bank’s Banking Supervision Agency for its opinions;

dd) Within 10 working days from the date on which the written request for opinions from the Department of Financial Policy is received, the State Bank’s Banking Supervision Agency shall give its written opinions to the Department of Financial Policy about the contents specified at Points b, c, e Clause 5, Article 18 of this Circular;

e) In cases where the written opinions given by requested agencies are not adequate as prescribed in this Clause, within 05 working days from the receipt of such written opinions, the Financial Policy Department shall send written request to relevant agencies for their additional opinions. Within a maximum duration of 10 working days from the receipt of the written request from the Financial Policy Department, requested agencies must provide their additional opinions as requested;

g) Within 15 working days from the date on which adequate opinions from relevant agencies as prescribed at Points dd, e of this Clause are received, the Department of Financial Policy shall prepare and submit a consolidated report to the State Bank’s Governor for extending special loan to the borrower, in cases where the application for special loan extension is refused, the State Bank shall send a document to the borrower which clearly states the reason.

4. For a special loan granted in accordance with the State Bank’s decision and of which outstanding debts are not yet fully paid by the date on which this Circular takes effect (except the special loans specified in Clauses 2, 3 of this Article), the procedures for grant of special loan extension shall be as follows:

a) If the borrower wishes to apply for extension of the special loan before obtaining approval for its restructuring plan or transfer plan or for changes to its restructuring plan, at least 50 working days before the debt payment due date, the borrower shall be required to send to the special control board 04 sets of application dossiers for the State Bank’s grant of extension of special loan.

Such an application dossier shall include:

 (i) The application form for extension of special loan, which specifies the name of the credit institution, number of VND accounts opened at the lender, reasons, amount, interest rate and period of extension, and commitments to comply with regulations of law on special lending;

 (ii) Report on the solvency of the credit institution; explanations about extended amount, term and expected interest rate of the special loan;

 (iii) Statement of funding sources in VND and use of such funding sources made in accordance with Appendix II issued together with this Circular;

 (iv) The list of collateral types meeting the requirements specified in Article 13 of this Circular made in accordance with Appendix VII issued together with this Circular, and of which total value shall not be lower than the special loan to be extended.

b) If the borrower’s application dossier for special loan extension is approved, within 05 working days from the date on which an adequate application dossier as specified at Point a of this Clause is received, the special control board shall send the application dossier and its written opinions to the special control board as prescribed in Clause 2, Article 18 of this Circular;

c) Within 05 working days from the date on which adequate application dossier and written opinions as prescribed at Points a, b of this Clause are received, the Department of Financial Policy shall send the application dossier and such written opinions to the special control board to seek for the opinions of the State Bank’s Banking Supervision Agency. If the credit institution’s list of collateral types includes the financial instruments, the Department of Financial Policy shall send the list to the State Bank’s Operations Center for its opinions;

d) Within 10 working days from the date on which the written request for opinions from the Department of Financial Policy as prescribed at Point c of this Clause is received, the State Bank’s Banking Supervision Agency shall give its written opinions about the contents specified in Clause 5, Article 18 of this Circular, the State Bank’s Operations Center shall give its opinions to the Department of Financial Policy about the collateral types which are financial instruments included in the credit institution’s list of collateral types;

dd) If written opinions given by requested agencies are not adequate as prescribed in this Clause, within a maximum duration of 05 working days from the receipt of such written opinions, the Financial Policy Department shall send written request to relevant agencies for their additional opinions. Within a maximum duration of 10 working days from the receipt of the written request from the Financial Policy Department, requested agencies must provide their additional opinions as requested;

e) Within 15 working days from the date on which adequate opinions from relevant agencies as prescribed at Points d, dd of this Clause are received, the Department of Financial Policy shall prepare and submit a consolidated report to the State Bank’s Governor for grant of extension of special loan to the borrower. If the application for special loan extension is refused, the State Bank shall send the borrower a document which clearly states the reasons.

Article 28. Effect

1. This Circular takes effect from October 27, 2021.

2. The Circular No. 01/2018/TT-NHNN dated January 26, 2018 of the State Bank’s Governor, prescribing regulations on granting special loans for credit organizations under special control and Clause, 8 Article 1 of the Circular No. 14/2019/TT-NHNN dated August 30, 2019 of the State Bank’s Governor, amending and supplementing a number of articles in Circulars with regulations on regular reporting mechanism shall cease to take effect from the date on which this Circular takes effect.

3. The Chief of Office, the Director of the Department of Financial Policy, heads of the State Bank’s affiliated units, the Deposit Insurance of Vietnam, and credit institutions shall organize the implementation of this Circular./.

The Governor

Nguyen Thi Hong

 

* All Appendices are not translated herein.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 08/2021/TT-NHNN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 08/2021/TT-NHNN PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất