Thông tư 08/2019/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 03/2015 về thanh tra thanh tra ngân hàng
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 08/2019/TT-NHNN
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 08/2019/TT-NHNN |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Đoàn Thái Sơn |
Ngày ban hành: | 04/07/2019 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 04/7/2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 08/2019/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 03/2015/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.
Theo đó, thanh tra viên ngân hàng phải có kinh nghiệm tham gia tối thiểu 02 cuộc thanh tra hoặc tham gia 01 cuộc thanh tra (nếu là Trưởng đoàn thanh tra) và được Trưởng đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra đánh giá là hoàn thành chức trách, nhiệm vụ trở lên (tiêu chuẩn chỉ áp dụng với ngạch thanh tra viên, thanh tra chính).
Ngoài ra, Thông tư còn bãi bỏ quy định về mối quan hệ giữa Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trên địa bàn tại Thông tư 03/2015/TT-NHNN và sửa đổi một số quy định khác như: Chế độ thông tin, báo cáo; phân công trách nhiệm thanh tra đối với thanh tra ngân hàng, giám sát ngân hàng…
Thông tư có hiệu lực từ ngày 19/8/2019.
- Làm hết hiệu lực một phần Thông tư 03/2015/TT-NHNN
- Hướng dẫn Nghị định 26/2014/NĐ-CP
Xem chi tiết Thông tư08/2019/TT-NHNN tại đây
tải Thông tư 08/2019/TT-NHNN
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Số: 08/2019/TT-NHNN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 04 tháng 7 năm 2019 |
THÔNG TƯ
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 03/2015/TT-NHNN NGÀY 20 THÁNG 3 NĂM 2015 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 26/2014/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 4 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA, GIÁM SÁT NGÀNH NGÂN HÀNG
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng và Nghị định số 43/2019/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2015/TT-NHNN ngày 20 tháng 3 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng (sau đây gọi tắt là Thông tư số 03/2015/TT-NHNN).
“Điều 4. Phân công trách nhiệm thanh tra đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng
1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng chịu trách nhiệm thanh tra theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước, trừ các đối tượng do Ngân hàng Nhà nước chi nhánh quản lý theo phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
b) Ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
c) Ngân hàng chính sách;
d) Ngân hàng hợp tác xã;
đ) Ngân hàng liên doanh;
e) Ngân hàng 100% vốn nước ngoài;
g) Một số chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
h) Ngân hàng thương mại cổ phần;
i) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
k) Tổ chức tài chính vi mô;
l) Một số chương trình, dự án tài chính vi mô theo phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
m) Tổ chức hoạt động thông tin tín dụng;
n) Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam;
o) Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;
p) Nhà máy In tiền Quốc gia;
q) Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam;
r) Công ty con của tổ chức tín dụng quy định tại các Điểm b, d, đ, e, h, i Khoản này mà công ty con này không phải là tổ chức tín dụng nhưng thuộc trách nhiệm thanh tra của Ngân hàng Nhà nước, trừ đối tượng thuộc trách nhiệm thanh tra của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;
s) Đối tượng thanh tra thuộc trách nhiệm thanh tra của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh trong trường hợp thanh tra lại hoặc khi cần thiết và theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
t) Đối tượng khác khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.
2. Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chịu trách nhiệm thanh tra theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;
b) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trụ sở đặt tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt trụ sở của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (sau đây gọi tắt là địa bàn tỉnh, thành phố), trừ đối tượng quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều này;
c) Đơn vị trực thuộc của đối tượng thanh tra thuộc trách nhiệm thanh tra của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng quy định tại Khoản 1 Điều này (trừ đối tượng quy định tại các Điểm p, q Khoản 1 Điều này), của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khác mà đơn vị trực thuộc này có trụ sở đặt tại địa bàn tỉnh, thành phố;
d) Quỹ tín dụng nhân dân có trụ sở đặt tại địa bàn tỉnh, thành phố;
đ) Chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn tỉnh, thành phố, trừ đối tượng quy định tại Điểm 1 Khoản 1 Điều này;
e) Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng có trụ sở đặt tại địa bàn tỉnh, thành phố;
g) Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng có trụ sở đặt tại địa bàn tỉnh, thành phố, trừ đối tượng quy định tại Điểm q Khoản 1 Điều này;
h) Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên địa bàn tỉnh, thành phố có nghĩa vụ chấp hành các quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước;
i) Đối tượng báo cáo thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền ngoài các đối tượng quy định tại các Điểm b, c, d, đ, e, g, h Khoản này;
k) Đối tượng khác khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.
3. Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thực hiện thanh tra đối với đối tượng thanh tra thuộc trách nhiệm thanh tra của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khác theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.”
“Điều 5. Phân công trách nhiệm giám sát đối với các đối tượng giám sát ngân hàng
1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng chịu trách nhiệm giám sát an toàn vi mô theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng giám sát ngân hàng sau đây:
a) Ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Ngân hàng hợp tác xã;
c) Ngân hàng liên doanh;
d) Ngân hàng 100% vốn nước ngoài;
đ) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 4 Thông tư này;
e) Ngân hàng thương mại cổ phần;
g) Tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
h) Tổ chức tài chính vi mô;
i) Đối tượng khác khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.
2. Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chịu trách nhiệm giám sát an toàn vi mô theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng giám sát ngân hàng sau đây:
a) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trụ sở đặt tại địa bàn tỉnh, thành phố, trừ đối tượng quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này;
b) Đơn vị trực thuộc của đối tượng giám sát thuộc trách nhiệm giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng quy định tại Khoản 1 Điều này, của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh khác mà đơn vị trực thuộc này có trụ sở đặt tại địa bàn tỉnh, thành phố;
c) Quỹ tín dụng nhân dân có trụ sở đặt tại địa bàn tỉnh, thành phố;
d) Đối tượng khác khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.
3. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện giám sát an toàn vĩ mô đối với toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
4. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng thực hiện giám sát theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng sau đây:
a) Ngân hàng chính sách;
b) Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam;
c) Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam;
d) Tổ chức hoạt động thông tin tín dụng;
đ) Công ty con của tổ chức tín dụng quy định tại các Điểm a, b, c, d, e, g Khoản 1 Điều này mà công ty con này không phải là tổ chức tín dụng nhưng thuộc trách nhiệm giám sát của Ngân hàng Nhà nước, trừ đối tượng thuộc trách nhiệm giám sát của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;
e) Đối tượng khác khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.
5. Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thực hiện giám sát theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng sau đây:
a) Đơn vị trực thuộc của đối tượng giám sát thuộc trách nhiệm giám sát của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng quy định tại Khoản 4 Điều này mà đơn vị trực thuộc này có trụ sở đặt tại địa bàn tỉnh, thành phố;
b) Đối tượng khác khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.”
“c) Về kinh nghiệm: Đã tham gia ít nhất 02 cuộc thanh tra hoặc ít nhất 01 cuộc thanh tra (nếu là Trưởng đoàn thanh tra) và được Trưởng đoàn thanh tra hoặc người ra quyết định thanh tra (nếu là Trưởng đoàn thanh tra) đánh giá là hoàn thành chức trách, nhiệm vụ trở lên (tiêu chuẩn này áp dụng đối với ngạch thanh tra viên, thanh tra viên chính).”
“Điều 10. Chế độ thông tin, báo cáo
1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng làm đầu mối tổng hợp, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Tổng Thanh tra Chính phủ, cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền về công tác thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng và tội phạm, phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật và yêu cầu của cấp có thẩm quyền; tổng hợp, báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và các mặt công tác của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
2. Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tổng hợp, báo cáo Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh để báo cáo Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng về các mặt công tác của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
3. Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài; tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng; tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng có trụ sở đặt tại địa bàn tỉnh, thành phố có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu, báo cáo theo định kỳ hoặc khi cần thiết cho Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hoặc yêu cầu của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng.”
“Điều 11. Mối quan hệ giữa Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh
1. Mối quan hệ giữa Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh (bao gồm cả Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh):
a) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng chủ trì xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch thanh tra hằng năm của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh;
b) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra, giám sát, quản lý cấp phép, phòng, chống tham nhũng, tội phạm, giải quyết, xử lý khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân trong phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; đề nghị Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh cử thanh tra viên ngân hàng, công chức khác tham gia đoàn thanh tra;
c) Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc khi có dấu hiệu rủi ro đe dọa đến sự an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng yêu cầu Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tiến hành thanh tra đối với đối tượng thanh tra ngân hàng thuộc trách nhiệm của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh. Trường hợp Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh không đồng ý thì Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về quyết định của mình;
d) Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc khi có dấu hiệu rủi ro đe dọa đến sự an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đề nghị Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng tiến hành thanh tra đối với đối tượng thanh tra ngân hàng thuộc trách nhiệm của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;
đ) Ngân hàng Nhà nước chi nhánh đề nghị Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng hướng dẫn đối với các vấn đề thuộc lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;
e) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng chỉ đạo, hướng dẫn Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về công tác, nghiệp vụ thanh tra, giám sát, cấp phép, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng, phòng chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố;
g) Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng;
h) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cung cấp cho Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh kết quả thanh tra, giám sát có liên quan đến đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám sát ngân hàng thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh.
2. Khi có đề nghị của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về hoạt động quản lý, thanh tra, giám sát ngân hàng liên quan đến đối tượng quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động trên địa bàn để Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thực hiện nhiệm vụ đầu mối của Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn trong việc thực hiện nhiệm vụ báo cáo, quan hệ với cấp ủy, chính quyền địa phương, Đoàn Đại biểu Quốc hội; báo cáo, trả lời chất vấn theo yêu cầu của cấp ủy, chính quyền địa phương và Đoàn Đại biểu Quốc hội, xử lý kiến nghị về tiền tệ và ngân hàng trên địa bàn.
3. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh phối hợp công tác theo quy chế làm việc của Ngân hàng Nhà nước.”
“Điều 15. Áp dụng các quy định khác trong hoạt động thanh tra
Hoạt động thanh tra của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 26/2014/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 43/2019/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng) và Thông tư này. Trường hợp Nghị định số 26/2014/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 43/2019/NĐ-CP) và Thông tư này không quy định thì áp dụng các quy định của pháp luật về thanh tra và quy định có liên quan của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.”
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Nơi nhận: |
KT. THỐNG ĐỐC |
THE STATE BANK OF VIETNAM | SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence – Freedom – Happiness ------- |
No.: 08/2019/TT-NHNN | Hanoi, July 04, 2019 |
CIRCULAR
On amending and supplementing a number of Articles of the Circular No. 03/2015/TT-NHNN dated March 20, 2015 of the Governor of the State Bank of Vietnam guiding a number of Decree No. 26/2014/ND-CP dated April 07, 2014 of the Government on organization and activities of Banking Inspection and Supervisory
Pursuant to the Law on State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;
Pursuant to the Law on Investigation dated November 15, 2010;
Pursuant to the Decree No. 16/2017/ND-CP dated February 17, 2017 of the Government prescribing functions, tasks, rights and organizational structure of the State Bank of Vietnam;
Pursuant to the Decree No. 26/2014/ND-CP dated April 07, 2014 of the Government on organization and activities of Inspection and Supervision in banking and the Decree No. 43/2019/ND-CP dated May 17, 2019 of the Government on amending and supplementing a number of Articles of the Decree No. 26/2014/ND-CP dated April 07, 2014 of the Government on organization and activities of Banking Inspection and Supervisory;
At the request of theBanking Inspection and Supervision Chief,
The Governor of the State Bank of Vietnam issues the Circular on amending and supplementing a number of Articles of the Circular No. 03/2015/TT-NHNN dated March 20, 2015 of the Governor of the State Bank of Vietnam guiding a number of Decree No. 26/2014/ND-CP dated April 07, 2014 of the Government on organization and activities of Banking Inspection and Supervisory (hereafter called Circular No. 03/2015/TT-NHNN).
Article 1. To amend, supplement a number of Articles of the Circular No. 03/2015/TT-NHNN
1. To amend and supplement Article 4 as follows:
“Article 4. To allocate the investigation responsibilities for subjects of banking investigation
1. The Banking Investigation and Supervisory agencies shall be responsible for the investigation of banking subjects in accordance with legal regulations as follows:
a) Agencies, organization and individuals under the management of the State Bank of Vietnam, except for subjects managed by the State Bank of Vietnam under the appointment of the SBV’s Governor;
b) Commercial banks 100% charter capital hold by the State
c) Policy Banks;
dd) Co-Op Bank
d) Joint Venture Banks;
e) Full foreign-owned Banks;
g) Branches of foreign banks under the allocation of the Governor of the State Bank;
h) Joint Stock Commercial Banks;
i) Non-banking credit organizations;
k) Micro-financial organization;
l) Micro-financial programs and projects in accordance with the allocation of the Governor of State Bank;
m) Organization and activities of credit information;
n) Vietnam Asset Management Company;
o) Deposit Insurance of Vietnam
p) National Banknote Printing Plant
q) National Payment Corporation of Vietnam
r) Affiliated companies of credit institutions prescribed at Point b, d, dd, e, h, I of this Clause that these affiliated companies are not credit institutions but under the investigation of the State Bank of Vietnam, exempt for the subjects under the investigation responsibilities of Banking Inspection and Supervisory Branches.
s) Subject of investigation under Banking Inspection and Supervisory Branches in the case of re-investigation or if necessary under the direction of the Governor of State Bank;
t) Other subjects appointed by the Governor of State Bank.
2. Banking Inspection and Supervisory Branches shall have investigation responsibilities in accordance with legal regulations for the subjects as follows:
a) Agencies, organizations and individual under the management of branches of the State Bank;
b) Foreign bank’s branches having headquarters in provinces and central-run cities where branches of the State Bank are located (hereafter referred as provinces, cities), except for subjects prescribed at Point d, Clause 1 of this Articles;
c) Subjects under investigation subjects of the Banking Inspection and Supervisory prescribed at Clause 1 of this Article (except for subjects prescribed at Point p, q, Clause 1 of this Article), of Banking Inspection and Supervisory branches provided that their attached units have headquarters located in provinces and cities;
d) People’s Credit Funds having headquarters in provinces and cities;
dd) Micro-finance programs and projects in provinces and cities except for the subject prescribed at Point 1, Clause 1 of this Article;
e) Representative offices of foreign credit organizations and other foreign organization in banking activities having headquarters in provinces and cities;
g) Organization having foreign exchange and gold business activities; organizations supply payment intermediary service providers (not banking) having headquarters located in provinces and cities, except for regulations prescribed at Point q, Clause 1 of this Article;
h) Other agencies, organizations and individuals in provinces or cities having obligations to follow all legal regulations in industries under state management of the State Bank;
i) Subject of report under the responsibility of state management of the State Bank in provinces and cities according to the legal regulations on money laundering prevention beside the subjects prescribed at Points b, c, d, dd, e, g, h of this Clause;
k) Other subjects assigned by the Governor of the State Bank.
3. Inspection and supervision of the State Bank shall have inspection for the inspection subjects under the inspection responsibility of Banking Inspection and Supervisory of branches in accordance with direction of the Governor of State Bank”.
2. To amend and supplement Article 5 as follows:
“Article 5. Allocation of supervision responsibility for subjects of banking supervision
1. Banking Inspection and Supervisory shall be responsible for micro-safety supervision in accordance with legal regulations for the subjects as follows:
a) Commercial banks 100% charter capital hold by the State;
b) Co-Op Bank;
c) Joint Venture Banks;
d) 100% foreign capital banks;
dd) Branches of foreign banks prescribed at Point g, Clause 1, Article 4 of this Circular;
e) Joint Stock Commercial Bank;
g) Non-banking credit organizations;
h) Micro-finance organizations;
i) Other subjects appointed by the Governor of State Bank
2. Banking Inspection and Supervisory of branches shall be responsible for supervising micro-safety in accordance with legal regulations for the subjects of supervision as follows:
a) Branches of foreign banks having headquarters in provinces and cities except for the subjects prescribed at Point dd, Clause 1 of this Article;
b) The attached-units of the supervision objects are under the supervision responsibility of Banking Inspection and Supervisory prescribed Clause 1 of this Article, of the Banking Inspection and Supervision of Branches whose attached units having headquarters in provinces and cities;
c) People’s Credit Fund having headquarters in provinces and cities;
d) Other subjects appointed by the Governor of the State Bank.
3. Banking Inspection and Supervisory agencies shall supervise the macro-safety for the systems of credit organization and branches of foreign banks.
4. Banking Inspection and Supervisory agencies shall supervise legal regulations for the subjects as follows:
a) Co-Op Bank;
b) Vietnam Asset Management Company
c) Deposit Insurance of Vietnam;
d) Credit information organization;
dd) Subsidies of credit organizations prescribed at Point a, b, c, d, e, g Clause 1 of this Article that subsidies are not the credit organization but under the supervision responsibility of the State Bank, except for the subjects under the supervision responsibility of Banking Inspection and Supervisory of branches;
e) Other subjects appointed by the Governor of the State Bank.
5. Banking Inspection and Supervisory of branches shall have the supervision in accordance with legal regulations for the objectives as follows:
a) The attached-units of the Banking Inspection and Supervisory of branches prescribed at Clause 4 of this Articles and attached-units have headquarters located in provinces and cities;
b) Other objectives appointed by the Governor of State Bank."
3. To amend and supplement the Point a, b, Clause 1 of Article 6:
“a) Banking Inspection and Supervisory shall requires the independent audit for banking investigation subjects, subjects of banking supervision prescribed at Clause 1, Article 4, Clause 1 and Clause 4, Article 5 of this Circular;
b) Chief Officer of Banking Inspection and Supervisory of branches shall require the independent audit for banking investigation subjects and subject of banking supervision prescribed at Clause 2, Clause 3 of Article 4, Clause 2 and Clause 5 of this Article 5 of this Circular.”
4. To amend and supplement Point c, Clause 1 of Article 9 as follows:
c) Experience: To attend at least 02 investigations or at least 01 investigation (if the Head of investigation delegation) and evaluated to complete all responsibilities and tasks by the head of investigation delegation (this standard is applicable to the main inspectors and inspectors).”
5. To amend and supplement the Article 10:
“Article 10. Regime of information and report
1. Banking Inspection and Supervisory agencies shall act as head to collect and report to the Governor of the State Bank, General Inspectorate of Government, agencies, organizations and authorized people in inspection, supervision, complaints resolution, denounce, citizen reception, anti-corruption and crime, anti-money laundering, prevention and combat of terrorism of the State Bank in accordance with legal regulations and requirements from authorized agencies; collect and report to the Governor of State Bank on the implementation of function and tasks and other works of Banking Inspection and Supervisory agencies.
2. General branches of Banking Inspection and Supervisory shall report to the branch’s Director of the State Bank to report to Chief Officer of Banking Inspection and Supervisory on the works of Banking Inspection and Supervisory of branches.
3. Representative offices of foreign credit organization; other foreign organization having banking activities; organizations having foreign exchange activities, gold trading activities; the payment intermediary service provider is not the bank based in provinces or city. It is responsible for providing timely, sufficient and accurate information, documents and reports periodically and necessarily for Banking Inspection and Supervisory of branches in accordance with regulations of the State Bank or requirements of Banking Inspection and Supervisory.
6. To amend and supplement Article 11 as follows:
“Article 11. Relationship between Banking Inspection and Supervisory with the branches of State Bank
1. Relationship between Banking Inspection and Supervisory with the branches of State Bank (included Banking Inspection and Supervisory of branches):
a) Banking Inspection and Supervisory agencies shall take prime responsibilities to construct and implement annual investigation of Banking Inspection and Supervisory; guide, monitor, urge and inspect the implementation of inspection plans at the State Bank branches;
b) Banking Inspection and Supervisory agencies shall lead, direct, and supervise the inspection, supervision, licensing management, anti-corruption combat and prevention; complaints settlement and handling, denunciation, citizen meeting within the state management of the State Bank; to assume the prime responsibility in handling the overlap in scope, subjects, contents and time of inspection within state management of the State Bank; to suggest the branch’s Director of the State Bank to appoint the banking inspector and other civil servants to join in the inspection team;
c) When detecting the signs of law violations or any risks threatening to the safety of the activities of credit organizations and branches of foreign banks, Banking Inspection and Supervisory shall require the branch’s Director of the State Bank to have investigation for the subjects of banking investigation under the responsibilities of the Banking Inspection and Supervisory branches. In the case that the Director of State Bank does not allow, the Chief Officer of Banking Inspection and Supervisory shall decide t o make investigation, report and have responsibility before the Governor of State Bank on their decision;
d) When detecting signs of law violation or signs of threatening danger to the safe operation of credit institutions, branches of the foreign bank, the State Bank shall request the Bank Inspectorate and Supervising Agency to conduct an inspection for the banking inspection subject under the responsibility of the Banking Inspection and Supervision Agency;
dd) Branches of the State Bank shall suggest the Bank Inspectorate and Supervising Agency to provide instruction for professional issues under the functions and tasks of such Agency;
e) The Bank Inspectorate and Supervising Agency shall directs, guides the inspection and supervision of the State Bank branches on implementation, inspection, supervise, license, settlement of complaints and denunciations, reception of citizens; prevention of corruption, money laundering and terrorism;
g) The Inspectorate and Supervising Agency of the State Bank branch shall provide information and documents required by the Bank Inspectorate and Supervising Agency sufficiently, promptly and trustful;
h) The Bank Inspectorate and Supervising Agency shall provide the Inspectorate and Supervising Agency of the State Bank branch result of the investigation and supervision related to inspection subject under the responsibility of the Inspection and Supervision Agency of the State Bank;
2. On the basis of the State Bank branch’s suggestion, the Bank Inspectorate and Supervising Agency shall provide and exchange information and documents with the State Bank branch on management, investigation and supervision activities related to local subjects of management, investigation and supervision so that the State Bank branch can implement the focal task of local State Bank on reporting and relations task with the Party Committee, local authorities, National Assembly Delegates; reporting, answering questions at the request of the Party Committee, local authorities and National Assembly Delegates, handling localities petitions on currencies and banks.
3. The Bank Inspectorate and Supervising Agency and the State Bank branch shall cooperate in accordance with the State Bank’s operate regulations.
7. To amend and supplement Article 15 as follow:
“Article 15. Application of other provision in banking inspectorate
Banking inspectorate activities of the Bank Inspectorate and Supervising Agency shall be implemented as regulated in the Decree No. 24/2014/ND-CP (amended and supplemented by the Decree No. 43/2019/ND-CP) and this Circular. In case Decree No. 26/2014/ND-CP (amended and supplemented by Decree No. 43/2019/ND-CP) and this Circular does not stipulate, the provisions of laws on inspection and related regulations issued by the Governor of the State Bank shall be applied.”
Article 2.To repeal Article 12 of the Circular 03/2015/TT-NHNN.
Article 3. Handling of inspections that have not yet issued inspection conclusions which have inspection decision, inspection crew set up decision signed by the Head of the Bank Inspectorate and Supervising Department of Hanoi and Ho Chi Minh City affiliated to the Bank Inspectorate and Supervising Agency
1. For inspections that have not yet issued inspection conclusions which have inspection decision, inspection crew set up decision signed by the Head of the Bank Inspectorate and Supervising Department of Hanoi before July 04, 2019, the Governor of the State Bank in Hanoi shall take the responsibility and power of inspection decision issuers, including signing of inspection conclusions.
2. For inspections that have not yet issued inspection conclusions which have inspection decision, inspection crew set up decision signed by the Head of the Bank Inspectorate and Supervising Department of Ho Chi Minh City before July 04, 2019, the Governor of the State Bank in Ho Chi Minh City shall take the responsibility and power of inspection decision issuers, including signing of inspection conclusions.
Article 4. Organization and implementation responsibilities
Chief Officer, Chief Inspectorate of Banking Inspection and Supervisory, Heads of units directly under the State Bank; Director of the State Bank of provinces and central-run cities; the President of the Management Board; the President of Member Council; General Director (Director) of credit organization and branches of foreign banks shall implement this Circular.
Article 5. Implementation effect
1. This Circular takes effect on August 19, 2019, except for the regulations prescribed at Clause 2, Clause 3 of this Article.
2. The Article 3 of this Circular takes effect on July 05, 2019.
3. Clause 4, Article 1 of this Circular takes effect on November 15, 2019.
For the Governor
The Deputy Governor
Doan Thai Son
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây