Thông tư 07/TT-NH1 của NGân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế phát hành và sử dụng séc ban hành kèm theo Nghị định số 30 ngày 9/5/1996 của Chính phủ

thuộc tính Thông tư 07/TT-NH1

Thông tư 07/TT-NH1 của NGân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn thực hiện Quy chế phát hành và sử dụng séc ban hành kèm theo Nghị định số 30 ngày 9/5/1996 của Chính phủ
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:07/TT-NH1
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Lê Đức Thuý
Ngày ban hành:27/12/1996
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 07/TT-NH1

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 07/TT-NH1 NGÀY 27 THÁNG 12 NĂM 1996 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUY CHẾ PHÁT HÀNH VÀ SỬ DỤNG SÉC BAN HÀNH KÈM THEO
NGHỊ ĐỊNH SỐ 30/CP NGÀY 9/5/1996 CỦA CHÍNH PHỦ

 

Ngày 9/5/1996, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 30/CP ban hành Quy chế phát hành và sử dụng séc (sau đây gọi tắt là Quy chế). Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện Quy chế này như sau:

 

PHẦN I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

1. Séc quy định trong Quy chế là loại séc được dùng chung cho cá nhân và pháp nhân.

2. Các từ ngữ trong Quy chế này được hiểu như sau:

2.1. Chủ tài khoản là người đứng tên mở tài khoản tiền gửi thanh toán và là chủ sở hữu hoặc người đại diện chủ sở hữu số tiền ghi trên tài khoản đó.

- Chủ tài khoản cá nhân là người đứng tên mở tài khoản tiền gửi thanh toán của chính mình theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

- Chủ tài khoản pháp nhân là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân đứng tên mở tài khoản tiền gửi thanh toán của pháp nhân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

2.2. Người phát hành séc là chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản uỷ quyền theo quy định của pháp luật về uỷ quyền.

2.3. Người thụ hưởng séc là người có quyền sở hữu số tiền ghi trên séc. Đối với séc ký danh là người có tên trên séc; đối với séc vô danh là người cầm séc.

2.4. Người chuyển nhượng séc là cá nhân hoặc đại diện theo pháp luật của pháp nhân đứng tên chuyển nhượng quyền thụ hưởng séc cho người khác.

2.5. Đơn vị thanh toán là đơn vị giữ tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ tài khoản, được phép làm dịch vụ hoặc nhiệm vụ thanh toán theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 91/CP ngày 25/11/1993 của Chính phủ về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt và Điều 1 Quyết định số 144/QĐ-NH1 ngày 30/6/1994 của Thống đốc NHNN về điều kiện thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt đối với các quỹ tín dụng nhân dân.

2.6. Đơn vị thu hộ là đơn vị cùng hoặc khác hệ thống với đơn vị thanh toán, được phép làm dịch vụ hoặc nhiệm vụ thanh toán, nhận các tờ séc do người thụ hưởng nộp vào để thu hộ tiền.

2.7. Séc ký danh là séc có ghi họ, tên, địa chỉ cá nhân hoặc tên, địa chỉ pháp nhân thụ hưởng séc. Séc ký danh khi chuyển nhượng phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ cá nhân hoặc tên, địa chỉ pháp nhận được chuyển nhượng.

2.8. Séc vô danh là séc không ghi họ, tên cá nhân hoặc tên pháp nhân thụ hưởng séc. Việc phát hành và sử dụng séc vô danh khi có đủ điều kiện kỹ thuật và môi trường pháp lý mới áp dụng và sẽ có văn bản hướng dẫn sau của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

3. Trách nhiệm đối với séc: Người phát hành séc và những người chuyển nhượng séc đều có trách nhiệm đối với séc. Trách nhiệm đối với séc bao gồm nghĩa vụ thanh toán số tiền ghi trên séc và trách nhiệm liên đới giải quyết khiếu nại hoặc khởi kiện khi séc bị từ chối thanh toán.

4. Thời hạn hiệu lực thanh toán của tờ séc là 15 ngày kể từ ngày séc được ký phát hành cho tới khi séc được nộp vào đơn vị thanh toán hoặc đơn vị thu hộ. Thời hạn này bao gồm cả ngày chủ nhật, ngày nghỉ lễ. Nếu ngày kết thúc của thời hạn là ngày chủ nhật, ngày nghỉ lễ thì thời hạn được lùi vào ngày làm việc tiếp theo ngày sau ngày chủ nhật, ngày nghỉ lễ đó.

5. Phạm vi thanh toán séc trong thời gian trước mắt:

- Séc thanh toán giữa các khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán ở cùng một đơn vị hoặc khác đơn vị nhưng trong cùng hệ thống tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước;

- Séc thanh toán giữa các khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại các đơn vị khác hệ thống tổ chức tín dụng, kho bạc Nhà nước chỉ áp dụng trong trường hợp các đơn vị này có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước thông báo cho khách hàng của mình biết để sử dụng đúng phạm vi quy định.

 

PHẦN II

HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG TỜ SÉC

 

1. Hình thức của tờ séc phải được thiết kế theo mẫu thống nhất do Ngân hàng Nhà nước quy định tại Phụ lục số 1 đính kèm Thông tư này. Nội dung của tờ séc phải được in và ghi bằng tiếng Việt Nam.

1.1. Các yếu tố trên tờ séc gồm:

a) Chữ "Séc" được in bằng chữ in hoa;

b) Số séc: được in cả ở tờ séc và cuống séc;

c) Lệnh trả tiền được in dưới dạng: "Yêu cầu trả cho:...";

d) Người thụ hưởng séc:

+ Nếu người thụ hưởng séc là pháp nhân thì ghi tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản và tên đơn vị giữ tài khoản của pháp nhân.

+ Nếu người thụ hưởng séc là cá nhân thì ghi họ, tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản và tên đơn vị giữ tài khoản của cá nhân (nếu có).

e) Số tiền bằng số và bằng chữ (cách ghi xem điểm 1 mục II phần IV);

f) Người phát hành séc:

- Nếu người phát hành séc là đại diện pháp nhân thì ghi tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản của pháp nhân;

- Nếu người phát hành séc là cá nhân thì ghi họ, tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản của chủ tài khoản.

g) Tên, địa chỉ của đơn vị thanh toán: Được in hoặc đóng dấu phía trên góc phải mặt trước của tờ séc;

h) Nơi, ngày, tháng ký phát hành séc ghi bằng chữ, năm ký phát hành séc ghi bằng số;

i) Chữ ký, dấu (nếu có) của người phát hành séc (xem điểm 3 và 4 mục II phần IV).

1.2. Tờ séc hợp lệ phải có đủ các yếu tố và nội dụng quy định trong điểm 1.1 trên đây, không bị tẩy xoá, sửa chữa, không ghi thêm về lãi suất và các điều kiện thanh toán, số tiền bằng chữ và bằng số phải khớp nhau.

 

1.3. Tờ séc đủ điều kiện thanh toán là tờ séc:

+ Hợp lệ;

+ Được nộp trong thời hạn hiệu lực thanh toán;

+ Không có lệnh đình chỉ thanh toán;

+ Chữ ký và dấu (nếu có) của người phát hành séc phải khớp đúng mẫu đã đăng ký tại đơn vị thanh toán;

+ Không ký phát hành séc vượt quá thẩm quyền quy định tại văn bản uỷ quyền;

+ Số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ tài khoản đủ để thanh toán tờ séc;

+ Các chữ ký chuyển nhượng (nếu có) đối với séc ký danh phải liên tục.

 

2. Đối với các đơn vị thanh toán phục vụ khách hàng là người nước ngoài, ngoài tiếng Việt Nam có thể in thêm tiếng Anh dưới tiếng Việt Nam; cỡ chữ tiếng Anh phải nhỏ hơn cỡ chức tiếng Việt Nam.

 

3. Mẫu séc của các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước phải được Ngân hàng Nhà nước Trung ương duyệt và gửi lưu tại nơi duyệt mẫu. Các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm thông báo mẫu séc được duyệt cho các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước khác và khách hàng biết. Các đơn vị trực thuộc tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước phải sử dụng mẫu séc của hệ thống mình. Các mẫu séc không được Ngân hàng Nhà nước duyệt thì không được phép lưu hành.

Việc in séc của các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước thực hiện theo Quyết định số 317/QĐ-NH2 ngày 10/11/1995 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước.

Những loại séc cũ (trừ séc chuyển tiền) séc không còn giá trị sử dụng khi Thông tư này có hiệu lực thi hành. Riêng các tờ séc loại cũ đã ký phát hành trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành nhưng chưa hết thời hạn hiệu lực thanh toán thì vẫn được thanh toán theo các quy định cũ.

 

4. Séc dùng để lĩnh tiền mặt tại đơn vị thanh toán khi không có hai đường song song chéo góc ở phía trên bên trái hoặc không có từ "chuyển khoản" ở mặt trước của tờ séc. Séc dùng để chuyển khoản khi có hai đường song song chéo góc ở phía trên bên trái hoặc có từ "chuyển khoản" ở mặt trước của tờ séc.

PHẦN III

QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN PHÁT HÀNH
VÀ SỬ DỤNG SÉC

I. QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI PHÁT HÀNH SÉC

1. Người phát hành séc phải lập séc đúng quy định, bảo đảm có đủ số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán để thanh toán khi tờ séc được xuất trình tại đơn vị thanh toán. Nếu trên tài khoản tiền gửi thanh toán không đủ tiền để thanh toán, dẫn đến séc bị từ chối thanh toán, người phát hành séc phải chịu trách nhiệm thanh toán tờ séc đó và những khoản tiền phạt, chi phí phát sinh liên quan đến việc khiếu nại và khởi kiện.

2. Các tờ séc đã phát hành nhưng bị từ chối thanh toán trong trường hợp:

- Người phát hành séc là cá nhân bị chết, mất tích thì việc thanh toán séc sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật; người phát hành séc là cá nhân bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì việc thanh toán séc được thực hiện bởi người giám hộ hoặc theo quyết định của Toà án.

- Người phát hành séc là đại diện pháp nhân, trường hợp pháp nhân bị tuyên bố phá sản hoặc giải thể thì việc thanh toán séc của pháp nhân được giải quyết theo quy định của pháp luật về phá sản hoặc về giải thể.

- Cá nhân hoặc pháp nhân phát hành séc bị phong toả tài khoản, thì việc thanh toán tờ séc được thực hiện theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

 

II. QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI THỤ HƯỞNG SÉC.

1. Trong thời hạn hiệu lực thanh toán của tờ séc, người thụ hưởng séc phải lập bảng kê nộp séc cùng các tờ séc nộp vào đơn vị thanh toán hoặc đơn vị thu hộ để đòi thanh toán.

Nếu vì lý do bất khả kháng, người thụ hưởng séc không thể nộp séc trong thời hạn thanh toán thì sau khi lý do bất khả kháng chấm dứt, người thụ hưởng phải nộp séc ngay cho đơn vị thanh toán hoặc đơn vị thu hộ kèm theo xác nhận bằng văn bản về lý do bất khả kháng của Uỷ ban nhân dân xã, phường nơi mình cư trú, làm việc hoặc đặt trụ sở. Văn bản xác nhận được lập theo mẫu tại Phụ lục số 2 đính kèm Thông tư này.

2. Người thụ hưởng đầu tiên có quyền yêu cầu người phát hành séc trao cho mình tờ séc đã được đơn vị thanh toán bảo chi.

3. Người thụ hưởng séc có quyền:

- Chuyển nhượng tờ séc cho người khác nếu trước đó tờ séc chưa có cụm từ "không được phép chuyển nhượng" hoặc cụm từ "không tiếp tục chuyển nhượng" ở phần quy định việc chuyển nhượng;

- Chấm dứt việc chuyển nhượng tiếp theo bằng cách ghi trước chữ ký của mình cụm từ "không tiếp tục chuyển nhượng" ở phần quy định việc chuyển nhượng trước khi trao séc cho người thụ hưởng tiếp theo.

4. Trường hợp séc bị từ chối thanh toán, người thụ hưởng séc có quyền yêu cầu đơn vị thanh toán xác nhận lý do bằng văn bản theo mẫu tại Phụ lục số 3 đính kèm Thông tư này.

 

III. QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA ĐƠN VỊ THANH TOÁN.

1. Khi nhận séc nộp xin thanh toán, đơn vị thanh toán phải kiểm tra các điều kiện thanh toán của tờ séc.

Trường hợp séc đủ điều kiện thanh toán, đơn vị thanh toán có trách nhiệm thanh toán ngay. Nếu nhận được tờ séc sau khi kết thúc giờ giao dịch với khách hàng, đơn vị thanh toán có trách nhiệm thanh toán vào đầu giờ ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp thanh toán chậm do lỗi của đơn vị thanh toán, gây thiệt hại cho người thụ hưởng thì đơn vị thanh toán phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người thụ hưởng. Số tiền bồi thường được tính trên số tiền ghi trên tờ séc và số ngày chậm trả với mức lãi suất nợ quá hạn của lãi suất trần cho vay ngắn hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm thanh toán. Thời gian chậm trả bắt đầu tính từ ngày đơn vị thanh toán nhận được tờ séc.

2. Trường hợp có nhiều tờ séc nộp vào cùng một thời điểm để đòi tiền từ một tài khoản mà trên tài khoản không đủ tiền để thanh toán tất cả các tờ séc đó thì thứ tự thanh toán séc được xác định theo số séc đã phát hành, các tờ séc có số thứ tự nhỏ hơn sẽ được thanh toán trước.

3. Đơn vị thanh toán được quyền từ chối thanh toán và trả lại séc cho đơn vị thu hộ hoặc người thụ hưởng trong các trường hợp séc không đủ điều kiện thanh toán.

Khi từ chối thanh toán séc, phải lập phiếu từ chối thanh toán theo đúng mẫu tại Phụ lục số 3 đính kèm theo Thông tư này.

4. Đơn vị thanh toán phải in sẵn các mẫu phụ lục đính kèm Thông tư này để cung cấp cho khách hàng có nhu cầu sử dụng.

 

IV. QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA ĐƠN VỊ THU HỘ

1. Khi nhận séc từ người thụ hưởng, đơn vị thu hộ phải kiểm tra tính hợp lệ của tờ séc, thời hạn hiệu lực của tờ séc.

2. Đơn vị thu hộ phải mở sổ theo dõi những tờ séc nhận thu hộ. Sau khi nhận séc và kiểm tra, đơn vị thu hộ phải chuyển séc ngay cho đơn vị thanh toán. Nếu nhận được tờ séc sau khi kết thúc giờ giao dịch với khách hàng, đơn vị thu hộ phải chuyển séc cho đơn vị thanh toán vào đầu giờ ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp chuyển séc chậm do lỗi của đơn vị thu hộ gây thiệt hại cho người thụ hưởng, đơn vị thu hộ phải bồi thường cho người thụ hưởng; số tiền bồi thường được tính trên số tiền ghi trên tờ séc và số ngày chuyển chậm với mức lãi suất nợ quá hạn của lãi suất trần cho vay ngắn hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định vào thời điểm chuyển séc. Thời gian chuyển séc chậm bắt đầu tính từ ngày khách hàng nộp séc đến ngày đơn vị thu hộ chuyển séc cho đơn vị thanh toán.

3. Trường hợp vì lý do bất khả kháng, đơn vị thu hộ không thể nộp séc ngay thì sau khi lý do bất khả kháng chấm dứt, đơn vị thu hộ phải nộp ngày cho đơn vị thanh toán tờ séc kèm theo xác nhận lý do bất khả kháng của Uỷ ban nhân dân xã, phường nơi đóng trụ sở theo đúng mẫu quy định tại Phụ lục số 2 đính kèm Thông tư này.

4. Đơn vị thu hộ được quyền từ chối thu hộ và trả lại séc cho người thụ hưởng trong các trường hợp sau:

- Séc không hợp lệ;

- Séc hết thời hạn hiệu lực thanh toán nhưng không có giấy xác nhận lý do bất khả kháng theo quy định tại điểm 1 mục II, phần III Thông tư này.

5. Đơn vị thu hộ được thu phí dịch vụ thanh toán séc của khách hàng nhờ thu hộ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

6. Đơn vị thu hộ phải in sẵn những mẫu phụ lục cần thiết đính kèm Thông tư này để đáp ứng khi khách hàng có nhu cầu sử dụng.

PHẦN IV

THỦ TỤC TRONG PHÁT HÀNH VÀ SỬ DỤNG SÉC

I. THỦ TỤC BÁN SÉC

1. Khi có nhu cầu sử dụng séc, chủ tài khoản (hoặc người được chủ tài khoản uỷ quyền) lập giấy đề nghị bán séc nộp vào đơn vị thanh toán.

Người mua séc phải mang giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy chứng minh của quân nhân, công nhân và nhân viên quốc phòng kèm giấy đề nghị bán séc để đơn vị thanh toán làm thủ tục bán séc.

2. Đơn vị thanh toán chỉ bán séc cho những khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại đơn vị mình.

- Đơn vị thanh toán kiểm tra giấy đề nghị mua séc và giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy chứng minh của quân nhân, công nhân và nhân viên quốc phòng của người đến mua séc. Đơn vị thanh toán phải in hoặc đóng dấu tên, địa chỉ và mã hiệu của đơn vị thanh toán; in, dập chữ, hoặc ghi tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản của chủ tài khoản trên tất cả các tờ séc trước khi giao séc cho khách hàng. Số lượng séc tối đa mỗi lần bán cho cá nhân là một cuốn séc, cho pháp nhân là 3 cuốn séc (mỗi cuốn séc gồm 10 tờ séc).

- Đơn vị thanh toán mở sổ theo dõi tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản của khách hàng mua séc, số lượng và ký hiệu (số sê ri, số séc) của các tờ séc bán cho khách hàng và yêu cầu khách hàng ký nhận.

- Đơn vị thanh toán có trách nhiệm in sẵn những chỉ dẫn cần thiết trên bìa của cuốn séc theo Phụ lục 1b đính kèm Thông tư này.

- Đơn vị thanh toán có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng cách sử dụng séc và những điều cần chú ý trong khi sử dụng séc, giải thích những thắc mắc của khách hàng.

3. Khách hàng khi nhận séc phải kiểm đếm, số lượng tờ séc, kiểm tra số séc, tên, số hiệu tài khoản, ghi trên từng tờ séc, nếu có sai sót thì phải báo cho đơn vị thanh toán để đổi lấy tờ séc khác.

Nếu khách hàng không kiểm tra và kiểm đếm, khi xảy ra sai sót hoặc thiếu các tờ séc để séc bị lợi dụng thì chủ tài khoản phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về các thiệt hại xảy ra.

II. THỦ TỤC PHÁT HÀNH SÉC

1. Khi phát hành séc, người phát hành séc chỉ phát hành séc thanh toán trong phạm vị quy định tại điểm 5 phần I Thông tư này và phải:

- Viết séc bằng loại mực khó tẩy xoá, không viết bằng bút chì hoặc bằng mực đỏ, không được sửa chữa tẩy xoá.

- Ghi số tiền vào đúng chỗ quy định. Số tiền bằng chữ và số tiền bằng số phải khớp nhau.

- Ghi ngày, tháng, năm ký phát hành séc; số tiền và tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản (nếu có) của người thụ hưởng trên cuống séc khớp đúng với tờ séc.

- Ghi chữ cái đầu tiên của số tiền bằng chữ viết hoa và sát đầu dòng của dòng đầu tiên, không được viết cách dòng, cách quãng giữa các chữ hoặc viết thêm vào giữa hai chữ đã viết liền nhau.

2. Uỷ quyền ký phát hành séc:

- Chỉ có chủ tài khoản mới được phép uỷ quyền cho người khác ký phát hành séc. Người được uỷ quyền không được phép uỷ quyền tiếp cho người khác.

- Đối với chủ tài khoản là cá nhân, việc uỷ quyền cho người khác ký phát hành séc thay mình phải tuân thủ quy định của pháp luật. Uỷ quyền ký phát hành séc có thể thực hiện cho từng lần phát hành séc hoặc uỷ quyền trong một thời gian nhất định. Việc uỷ quyền phải được lập theo mẫu tại Phụ lục số 4 đính kèm Thông tư này và phải được gửi cho đơn vị thanh toán cùng với bản đăng ký mẫu chữ ký của người được uỷ quyền.

- Đối với pháp nhân, việc uỷ quyền được thực hiện đồng thời cùng với việc đăng ký mẫu dấu và mẫu chữ ký sử dụng tài khoản, người được uỷ quyền sử dụng tài khoản cũng đồng thời là người được phát hành séc thay chủ tài khoản. Trường hợp những người được uỷ quyền vắng mặt mà chủ tài khoản phải uỷ quyền tạm thời cho người khác ký phát hành séc thì việc uỷ quyền được lập theo mẫu quy định (Phụ lục số 4 đính kèm Thông tư này) và phải được gửi cho đơn vị thanh toán, đăng ký mẫu chữ ký của người được uỷ quyền.

3. Trường hợp pháp nhân có kế toán trưởng thì trên tờ séc phải có chữ ký của kế toán trưởng (hoặc của người được kế toán trưởng uỷ quyền); trường hợp pháp nhân không có kế toán trưởng hoặc không đăng ký chữ ký của kế toán trưởng thì người phát hành séc phải ghi chữ "không có" dưới chữ "kế toán trưởng".

Chữ ký và dấu trên séc phải khớp với mẫu đã đăng ký ở đơn vị thanh toán.

4. Chủ tài khoản không được ký tên và đóng dấu vào các tờ séc chưa ghi đầy đủ các yếu tố (tờ séc ký khống chỉ), trường hợp tờ séc ký khống chỉ bị lợi dụng thì chủ tài khoản phải chịu mọi thiệt hại xảy ra.

5. Trường hợp phát hành tờ séc chỉ để thanh toán bằng chuyển khoản, người phát hành séc gạch hai đường song song chéo góc hoặc viết hay đóng dấu từ "chuyển khoản" ở góc trên bên trái mặt trước tờ séc trước khi trao séc cho người thụ hưởng.

6. Trường hợp phát hành séc không cho chuyển nhượng, người phát hành séc phải ghi cụm từ "không được phép chuyển nhượng" vào mặt sau tờ séc, phần quy định việc chuyển nhượng.

7. Bảo chi séc:

a) Khi có nhu cầu bảo chi séc, người phát hành séc lập và nộp vào đơn vị thanh toán 2 liên "giấy yêu cầu bảo chi séc" theo mẫu quy định tại Phụ lục số 5 đính kèm Thông tư này và tờ séc đã ghi đầy đủ các yếu tố, có đủ chữ ký và dấu (nếu có) ở mặt trước tờ séc.

b) Đơn vị thanh toán kiểm soát, đối chiếu "giấy yêu cầu bảo chi séc" và tờ séc, số dư tài khoản của người phát hành, nếu đủ điều kiền thì tiến hành:

- Ghi số hiệu tài khoản Nợ và Có lên các liên "giấy yêu cầu bảo chi séc".

- Ghi ngày, tháng, năm và ký tên và đóng dấu của đơn vị thanh toán vào nơi quy định cho việc bảo chi ở mặt trước tờ séc.

- Giao tờ séc đã làm xong thủ tục bảo chi cho khách hàng.

- Xử lý các liên "giấy yêu cầu bảo chi séc":

+ 1 liên làm chứng từ ghi Nợ tài khoản nguồn của chủ tài khoản, đồng thời ghi Có tài khoản tiền gửi để bảo đảm thanh toán séc của chủ tài khoản.

+ 1 liên làm giấy báo Nợ giao cho người phát hành séc.

c) Khi đã bảo chi tờ séc, đơn vị thanh toán chịu trách nhiệm bảo đảm thanh toán số tiền ghi trên séc.

8. Người thụ hưởng khi nhận séc phải kiểm tra tính hợp lệ của tờ séc.

 

III. THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG SÉC

1. Việc chuyển nhượng séc phải được thực hiện trong thời hạn hiệu lực thanh toán của tờ séc.

2. Khi chuyển nhượng tờ séc ký danh thanh toán bằng chuyển khoản, người chuyển nhượng tờ séc phải ghi tên, địa chỉ, số hiệu tài khoản và tên đơn vị giữ tài khoản (nếu có) của người được chuyển nhượng, ghi ngày, tháng, năm chuyển nhượng và ký tên, đóng dấu (nếu có) vào mặt sau tờ séc (phần quy định việc chuyển nhượng).

Khi chuyển nhượng tờ séc ký danh thanh toán bằng tiền mặt, người chuyển nhượng ngoài việc ghi các yếu tố nêu trên phải ghi thêm số, ngày cấp, nơi cấp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy chứng minh của quân nhân, công nhân và nhân viên quốc phòng của người được chuyển nhượng; ghi ngày, tháng, năm chuyển nhượng và ký tên vào mặt sau tờ séc (phần quy định việc chuyển nhượng).

 

IV. THỦ TỤC NỘP SÉC

1. Trường hợp thanh toán séc bằng hình thức chuyển khoản:

Để được thanh toán số tiền trên séc, người thụ hưởng séc căn cứ vào các tờ séc lập 3 liên bảng kê nộp séc (mẫu tại Phụ lục số 6 đính kèm Thông tư này) theo từng đơn vị thanh toán (mỗi một đơn vị thanh toán lập một bảng kê nộp séc riêng) kèm theo các tờ séc để nộp vào đơn vị thu hộ hoặc đơn vị thanh toán trong thời hạn hiệu lực thanh toán của các tờ séc.

Khi lập bảng kê nộp séc, người thụ hưởng phải ghi đầy đủ, rõ ràng các yếu tố quy định trên bảng kê, không sửa chữa hoặc tẩy xoá.

Người thụ hưởng được nộp séc vào đơn vị thanh toán hoặc đơn vị thu hộ (nơi mình mở tài khoản). Trường hợp không có tài khoản thì người thụ hưởng nộp séc vào đơn vị thanh toán hoặc đơn vị thu hộ tại địa bàn tỉnh, thành phố người thụ hưởng đăng ký cư trú.

1.1. Trường hợp người thụ hưởng nộp séc vào đơn vị thanh toán thì xử lý:

Khi nhận được 3 liên bảng kê nộp séc kèm các tờ séc do người thụ hưởng nộp, đơn vị thanh toán kiểm tra:

+ Các điều kiện thanh toán của tờ séc theo điểm 1.3, phần II Thông tư này.

+ Đối chiếu, bảo đảm khớp đúng số séc, số tiền trên tờ séc với bảng kê nộp séc.

+ Cộng lại số tiền trên bảng kê, số tiền bằng chữ phải khớp với số tiền bằng số.

Nếu tờ séc đủ điều kiện thanh toán, đơn vị thanh toán ký nhận séc với người thụ hưởng (việc ký nhận séc giữa người thụ hưởng và đơn vị thanh toán phải có sổ giao nhận chứng từ).

Khi bảng kê nộp séc có sai sót hoặc các tờ séc không hợp lệ thì đơn vị thanh toán phải trả lại cho người nộp séc và yêu cầu lập lại bảng kê nộp séc khác thay thế phù hợp với các tờ séc hợp lệ.

1.2. Trường hợp người thụ hưởng nộp séc vào đơn vị thu hộ thì xử lý:

Khi nhận được 3 liên bảng kê nộp séc cùng với các tờ séc do người thụ hưởng nộp, đơn vị thu hộ phải kiểm tra:

+ Tính hợp lệ của các tờ séc theo điểm 1.2, phần II Thông tư này.

+ Thời hạn hiệu lực của từng tờ séc.

+ Tính liên tục của dãy chữ ký chuyển nhượng (nếu có) trên từng tờ séc.

+ Đối chiếu bảo đảm khớp đúng số séc, số tiền trên tờ séc với bảng kê nộp séc.

+ Cộng lại tổng sổ tiền trên bảng kê, số tiền bằng chữ phải khớp với số tiền bằng số.

Nếu thấy không có gì sai sót và chấp nhận thu hộ, đơn vị thu hộ ký vào sổ theo dõi giao séc của người thụ hưởng và chuyển séc ngay cho đơn vị thanh toán theo quy định tại điểm 2, mục IV, phần III của Thông tư này.

1.3. Trường hợp người thụ hưởng không có tài khoản thì yêu cầu đơn vị thanh toán hoặc đơn vị thu hộ mở tài khoản cho mình tuỳ từng trường hợp tờ séc được nộp vào đơn vị thanh toán hoặc đơn vị thu hộ trước khi làm thủ tục nộp séc như quy định trong điểm 1.1 và 1.2 mục này.

2. Người thụ hưởng chỉ được nộp séc rút tiền mặt tại đơn vị thanh toán. Người thụ hưởng phải ghi họ, tên, số giấy chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu hoặc giấy chứng minh của quân nhân, công nhân, viên chức quốc phòng) của người lĩnh tiền vào phần quy định dùng cho lĩnh tiền mặt ở mặt sau tờ séc. Thủ tục nộp séc lĩnh tiền mặt được thực hiện như quy định hiện hành. Đơn vị thanh toán kiểm tra các điều kiện thanh toán của tờ séc theo điểm 1.3, phần II Thông tư này. Nếu đủ điều kiện thì cho lĩnh tiền mặt, không đủ điều kiện thanh toán thì hoàn trả séc ngay cho khách hàng.

 

V. THỦ TỤC THANH TOÁN SÉC

1. Nếu séc thanh toán trong cùng hệ thống (trên cùng địa bàn hoặc khác địa bàn tỉnh, thành phố) thì thủ tục thanh toán séc do Tổng giám đốc các tổ chức tín dụng, Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước hướng dẫn cụ thể và tổ chức thực hiện đối với các đơn vị trực thuộc và khách hàng của mình, bảo đảm việc thanh toán séc được kịp thời, nhanh chóng, chính xác, an toàn và tuân thủ các quy định hiện hành.

2. Nếu séc thanh toán giữa các đơn vị khác hệ thống trên cùng địa bàn tỉnh, thành phố và có tham gia thanh toán bù trừ thì áp dụng quy trình thanh toán bù trừ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

PHẦN V

XỬ LÝ MẤT SÉC

1. Người phát hành séc khi bị mất séc phải thông báo ngay cho đơn vị thanh toán và người thụ hưởng (nếu đã ghi trên séc). Thông báo chỉ có giá trị pháp lý khi gửi bằng văn bản theo mẫu quy định (tại Phụ lục số 7 đính kèm Thông tư này). Thời điểm đơn vị thanh toán nhận được thông báo mất séc, được xác định như sau:

- Là thời điểm đơn vị thanh toán nhận được thông báo mất séc do bưu điện chuyển đến, căn cứ theo sổ ký nhận của đơn vị thanh toán với bưu điện. Nếu văn bản được gửi bằng thư bảo đảm, trên bì thư phải ghi rõ "Thông báo mất séc" để văn thư lưu ý chuyển ngay cho kế toán;

- Là thời điểm đơn vị thanh toán xác nhận vào nơi quy định tại Phụ lục số 7 đính kèm Thông tư này, nếu người làm mất séc trực tiếp trao thông báo cho đơn vị thanh toán.

2. Người thụ hưởng séc khi bị mất séc phải thông báo ngay cho đơn vị thanh toán và người phát hành séc. Thông báo chỉ có giá trị pháp lý khi gửi bằng văn bản theo mẫu quy định (tại Phụ lục số 7 đính kèm Thông tư này). Thời điểm đơn vị thanh toán nhận được thông báo được xác định như điểm 1, phần V trên đây.

3. Đơn vị thanh toán, khi nhận được thông báo mất séc, phải kiểm tra ngay tờ séc báo mất đã thanh toán chưa. Nếu tờ séc chưa thanh toán thì đơn vị thanh toán có trách nhiệm thông báo cho nhân viên của mình lệnh đình chỉ thanh toán tờ séc đó và phải chịu trách nhiệm đền bù cho khách hàng nếu để séc bị lợi dụng lấy tiền sau khi đã nhận được thông báo mất séc. Nếu thời điểm đơn vị thanh toán nhận được thông báo mất séc là sau thời điểm tờ séc đã được thanh toán thì đơn vị thanh toán thông báo ngay cho người làm mất séc và người mất séc phải chịu trách nhiệm về các thiết hại do việc mất séc gây ra.

4. Người thông báo mất séc phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của việc thông báo mất séc. Nếu phát hiện thông báo mất séc không trung thực thì tuỳ theo mức độ người thông báo mất séc sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý theo pháp luật.

5. Đơn vị thanh toán phải bảo quản séc trắng theo đúng quy định về bảo quản ấn chỉ quan trọng và chịu trách nhiệm về việc bị lợi dụng do mất séc trắng gây ra.

 

PHẦN VI

KHIẾU NẠI VÀ KHỞI KIỆN

I. KHIẾU NẠI

Khi nhận lại tờ séc bị từ chối thanh toán, người thụ hưởng có quyền khiếu nại theo những quy định sau đây:

1. Lập đơn khiếu nại theo mẫu quy định tại Phụ lục số 8 đính kèm Thông tư này; trao hoặc gửi đơn khiếu nại kèm bản sao phiếu từ chối thanh toán séc của đơn vị thanh toán cho những người có trách nhiệm đối với séc để đòi thanh toán, có thể ấn định thời gian giải quyết. Người thụ hưởng séc phải chú ý giữ bản gốc phiếu từ chối thanh toán để khởi kiện trong trường hợp người bị khiếu nại không đáp ứng yêu cầu của mình.

2. Thời điểm gửi đơn khiếu nại được xác định như sau:

Nếu trao trực tiếp thì người gửi phải yêu cầu người nhận ký xác nhận và lấy đó làm thời điểm gửi đơn khiếu nại.

Nếu gửi bằng thư bảo đảm thì thời điểm gửi đơn được xác định căn cứ vào dấu bưu điện nơi gửi đi.

3. Người nhận được đơn khiếu nại, có trách nhiệm trả lời cho người gửi đơn khiếu nại. Nếu chấp nhận đơn khiếu nại thì phải thanh toán ngay số tiền ghi trên séc cho người khiếu nại và có quyền yêu cầu người khiếu nại giao lại tờ séc và bản gốc phiếu từ chối thanh toán séc để kết thúc trách nhiệm của mình đối với séc hoặc khiếu nại những người chuyển nhượng séc trước mình (nếu có).

4. Trường hợp séc bị từ chối thanh toán do đã hết thời hạn hiệu lực thanh toán, người thụ hưởng séc tuy bị mất quyền khiếu nại nhưng tờ séc vẫn có giá trị làm căn cứ cho người thụ hưởng đòi tiền trực tiếp đối với những người có trách nhiệm đối với séc hoặc khởi kiện đòi tiền trước Toà án khi những người có trách nhiệm đối với séc không trả tiền.

II. KHỞI KIỆN

Trường hợp không giải quyết được bằng khiếu nại, người thụ hưởng có quyền khởi kiện những người có trách nhiệm đối với séc để đòi tiền theo quy định sau đây:

1. Phiếu từ chối thanh toán séc do đơn vị thanh toán lập và tờ séc là các bằng chứng trong việc kiện đòi tiền do séc bị từ chối thanh toán. Người thụ hưởng séc có quyền khởi kiện trước Toà án. Những người bị kiện là một hoặc tất cả những người sau:

+ Người phát hành séc;

+ Những người chuyển nhượng séc (nếu có).

Vụ kiện về séc do Toà án giải quyết theo pháp luật.

2. Đơn vị thanh toán có quyền kiện trước Toà án các cá nhân, pháp nhân có những hành vi gây thiệt hại cho mình, đòi bồi thường toán bộ các thiệt hại mà đơn vị thanh toán đã phải gánh chịu từ người hưởng lợi bất hợp pháp.

 

PHẦN VII

NHỮNG ĐIỀU CẤM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Tổ chức và cá nhân vi phạm các điều cấm quy định tại Điều 40 của Quy chế thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt theo các quy định hiện hành của pháp luật.

Riêng việc phát hành séc quá số dư, đơn vị thanh toán xử lý như sau:

- Vi phạm lần đầu, phạt tiền theo quy định xử phạt vi phạm hợp đồng và có công văn nhắc nhở để tranh tái phạm.

- Vi phạm lần thứ hai, ngoài việc phạt tiền như vi phạm lần đầu còn bị đình chỉ quyền phát hành séc trong 6 tháng và thu hồi toàn bộ số séc chưa sử dụng của tổ chức, cá nhân vi phạm. Sau đó phải có cam kết không tái phạm của chủ tài khoản thì mới được khôi phục quyền phát hành séc. Danh sách những tổ chức và cá nhân bị cấm phát hành séc phải được thông báo trong hệ thống ngân hàng thương mại. Nếu vẫn tái phạm thì bị cấm phát hành séc vĩnh viễn.

PHẦN VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 4 năm 1997.

Những quy định về "Thanh toán bằng séc" trong Quyết định số 22/QĐ-NH1 ngày 21/2/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt và Thông tư số 08/TT-NH2 ngày 2/6/1994 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt; Quyết định số 105/QĐ-NH1 ngày 10/4/1995 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sửa đổi mẫu séc cá nhân trong "Thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt" hết hiệu lực thi hành.

Quy định không cho phép chủ tài khoản đứng tên cá nhân uỷ quyền trong điểm 1.2.b mục I Phần I trong Thông tư số 08/TT-NH2 ngày 2/6/1994 không áp dụng đối với việc ký phát hành séc.

Những quy định về thủ tục phát hành và thanh toán séc chuyển tiền, trong mục B Phần II Thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt ban hành kèm theo Quyết định 22/QĐ-NH1 và trong mục B Phần II Thông tư 08/TT-NH2 ngày 02/6/1994 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam "Hướng dẫn thực hiện thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt" vẫn có hiệu lực thi hành.

2. Thủ trưởng các Vụ, Cục ở Ngân hàng Nhà nước Trung ương, Giám đốc các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức triển khai và giám sát việc thực hiện của các tổ chức tín dụng theo đúng quy định của Quy chế và hướng dẫn tại Thông tư này. Tổng giám đốc các Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần, Tổng giám đốc Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc thì phản ánh kịp thời về Ngân hàng Nhà nước Trung ương để hướng dẫn, giải quyết.

3. Mọi bổ sung, sửa đổi Thông tư này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết

định.

PHỤ LỤC SỐ 1: MẪU SÉC

MẶT TRƯỚC TỜ SÉC:

Phần cuống séc

Số séc:

 

Số tiền:..........................

Trả cho:........................

Số CMT:.......................

Ngày cấp:..... Nơi cấp:..

Địa chỉ:.........................

tại:.................................

 

 

 

 

 

Ngày... tháng... năm...

Chủ tài khoản

 

 

[Tên tổ chức tín dụng, BKNN]

[Tên, địa chỉ đơn vị thanh toán]

SÉC Số séc:

Yêu cầu trả cho:..............................................................

Số CMT:........ ngày cấp............. nơi cấp.........................

Địa chỉ:

Số hiệu TK

tại:

Số tiền (bằng chữ):...........................................................

..........................................................................................

Người phát hành:.........................

Địa chỉ:........................................

Số hiệu TK:..................................

........, ngày... tháng... năm...

Dấu Kế toán trưởng Người phát hành

5 cm 14 cm

 

MẶT SAU TỜ SÉC:

 

Phần quy định cho việc chuyển nhượng

 

1. Chuyển nhượng cho:...............................

....................................................................

....................................................................

....................................................................

Ngày... tháng... năm...

Ký tên, đóng dấu

 

2. Chuyển nhượng cho:..............................

....................................................................................................................................

..................................................................

Ngày... tháng... năm...

Ký tên, đóng dấu

 

Phần quy định dùng cho lĩnh tiền mặt

Họ, tên người lĩnh tiền:.......................................................................

Số CMT (hộ chiếu):...................... ngày cấp..........., nơi cấp...............

 

Ngày... tháng... năm...

Người nhận tiền Thủ quỹ Kế toán Kế toán trưởng

 

 

PHỤ LỤC 1B: LƯU Ý KHÁCH HÀNG DÙNG SÉC
(IN Ở TRANG 2 CỦA BÌA CUỐN SÉC)

 

1. Chỉ được phát hành séc trong phạm vi số dư tài khoản tiền gửi.

- Phát hành séc quá số dư lần đầu sẽ bị nhắc nhở và phạt tiền về vi phạm hợp đồng;

- Phát hành séc quá số dư lần thứ hai sẽ bị đình chỉ phát hành séc trong 6 tháng, thu hồi toàn bộ số séc chưa sử dụng. Phải có cam kết không tái phạm mới được khôi phục quyền phát hành séc. Nếu vẫn tái phạm sẽ bị cấm vĩnh viễn không được phát hành séc.

2. Không được ký khống tờ séc.

3. Không sửa chữa, tẩy xoá trên tờ séc.

4. Ghi số tiền bằng chữ và bằng số khớp nhau, đúng chỗ quy định.

5. Ghi chuyển nhượng séc đúng ô quy định.

6. Bảo quản séc chu đáo, mất séc phải thông báo ngay cho đơn vị thanh toán. Nếu séc bị lợi dụng thì phải chịu mọi thiệt hại.

 

PHỤ LỤC SỐ 2:
MẪU GIẤY XÁC NHẬN LÝ DO BẤT KHẢ KHÁNG CỦA
UỶ BAN NHÂN DÂN Xà, PHƯỜNG.

 

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


XÁC NHẬN LÝ DO BẤT KHẢ KHÁNG

Uỷ ban nhân dân xã, phường.......... Quận, huyện.................

tỉnh, thành phố.................................................. ....................

xác nhận cho ông, bà............................................. ...............

Cư trú (công tác) tại:........................................... ..................

Do..........................................................................................

................................................................. ............................

Nên không thể:................................................... .

- Nộp séc kịp thời cho...........................................

- Gửi séc kịp thời nhờ thu cho...............................

- Gửi đơn khiếu nại cho.........................................

 

..., ngày... tháng... năm...

UBND xã, phường....

Chủ tịch

(ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC SỐ 3: MẪU PHIẾU TỪ CHỐI THANH TOÁN SÉC

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


...., ngày... tháng... năm...

 

PHIẾU TỪ CHỐI THANH TOÁN SÉC

 

Kính gửi: Ông (Bà)...............................................

Chúng tôi lấy làm tiếc phải thông báo với Quý Ông (Bà) là các tờ séc:

1. Số:.............. Số tiền:......... Phát hành ngày.../.../...,

2. Số:.............. Số tiền:......... Phát hành ngày.../.../...,

3. Số:.............. Số tiền:......... Phát hành ngày.../.../...,

bị từ chối thanh toán do.........................................

...............................................................................

Tổng giám đốc Kế toán trưởng Người lập phiếu

(Giám đốc) (hoặc kiểm soát)

(ký tên, đóng dấu) (ký tên) (ký tên)

 

PHỤ LỤC SỐ 4: MẪU GIẤY UỶ QUYỀN KÝ PHÁT HÀNH SÉC

 

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


..., ngày... tháng... năm...

GIẤY UỶ QUYỀN KÝ PHÁT HÀNH SÉC

Kính gửi:........................................................

Tên tôi là: ......................, chủ tài khoản số:............

mở tại......................................................................

Nay uỷ quyền cho:

Ông (Bà):......................... Số CMT (hộ chiếu):.......

Ngày cấp.......................... Nơi cấp....................... ..

Được phép ký phát hành séc từ tài khoản.................

Trong thời gian từ ngày.../.../... đến ngày.../.../..............

Trong phạm vi tổng số tiền không quá:....................... VNĐ.

Kính đề nghị Quý cơ quan chấp thuận cho Ông (Bà).............

có quyền ký phát hành séc.

 

Chữ ký mẫu của người được uỷ quyền

Chủ tài khoản

(Ký tên, đóng dấu nếu có)

 

Xác nhận của công chứng Nhà nước hoặc

Uỷ ban nhân dân quận, huyện

(thực hiện đối với tài khoản cá nhân)

PHỤ LỤC SỐ 5: MẪU GIẤY YÊU CẦU BẢO CHI SÉC

Liên:

 


GIẤY YÊU CẦU BẢO CHO SÉC

 

Đề nghị Ngân hàng.................................

trích tài khoản số:...................................

của chủ tài khoản:................. .................

tại................................ ...........................

Số tiền (bằng số):..............................................................................................................

Số tiền (bằng chữ).............................................................................................................

và làm thủ tục bảo chi cho tờ séc số:................................................................................

 

Người thụ hưởng:.............................................................................................................

Địa chỉ:.............................................................................................................................

Số hiệu tài khoản:.................. tại......................................................................................

Kế toán trưởng Chủ tài khoản

(Nếu có) Ký và đóng dấu (nếu có)

Đơn vị thanh toán

Kế toán Kiểm soát

PHỤ LỤC SỐ 6: MẪU BẢNG KÊ NỘP SÉC

BẢNG KÊ NỘP SÉC

 

 


Tên người thụ hưởng:.......................

Số hiệu TK:......................................

Tại....................................................

 

Số TT

Số séc

Tên người
phát hành séc

Số Tài khoản người phát hành séc

Tên Đơn vị thanh toán

(Mã hiệu:.......)

Số tiền

1

2

3

...

 

 

 

 

 

Số tờ séc:

Số hiệu TK người thụ hưởng:

Tổng số tiền:

Người lập bảng kê

Đã nhận đủ.... tờ séc của ông (bà).....................................

Số TK..................... tại .....................................................

 

Đơn vị thanh toán

Thanh toán

ngày... tháng... năm...

Dấu Chữ ký

Đơn vị thu hộ

Thanh toán

ngày... tháng... năm...

Dấu Chữ ký

 

PHỤ LỤC SỐ 7: MẪU THÔNG BÁO MẤT SÉC

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

..., ngày... tháng... năm...

 

THÔNG BÁO MẤT SÉC

Kính gửi:........................................................

Đồng kính gửi:...............................................

Tên tôi là:.......................................................

Trú (công tác) tại:...........................................

Do:......................................................................................................................

............................................................................................................................

Bị mất các tờ séc có số séc sau đây:

(phải ghi thông tin về tờ séc bị mất: séc đã ký phát hành hay chưa ký, tên người phát hành séc. Nếu là séc ký danh thì người thụ hưởng là ai, nếu người làm mất séc người được chuyển nhượng phải ghi rõ họ tên người được chuyển nhượng, số tiền trên tờ. Tờ séc bị mất, tờ séc được lĩnh tiền mặt hay chuyển khoản).

............................................................................................................................

............................................................................................................................

Kính đề nghị Quý...........................................

Và Quý...........................................................

không chi trả các tờ séc có số sêri, số séc như trên.

Nhận được thông báo lúc Người lập giấy

... giờ... ngày... tháng... năm... (Ký, ghi rõ họ tên,

(Ký tên, đóng dấu) đóng dấu nếu có)

PHỤ LỤC SỐ 8:
MẪU ĐƠN KHIẾU NẠI VỀ SÉC KHÔNG ĐƯỢC THANH TOÁN

 

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


..., ngày... tháng... năm...

 

ĐƠN KHIẾU NẠI VỀ SÉC BỊ TỪ CHỐI THANH TOÁN

 

Kính gửi: Ông (Bà)...............................................

 

Tên tôi là:.....................................................

Địa chỉ:.........................................................

Ngày.../.../..., có nhận tờ séc số:....................

Số tiền:....................................., Do Quý Ông (Bà) phát hành (chuyển nhượng) cho tôi.

Ngày.../.../..., tôi đã xuất trình tờ séc trên tại............... nhưng bị từ chối thanh toán, nay tôi viết đơn này kèm theo bản sao phiếu từ chối thanh toán séc gửi tới Quý Ông (Bà).

Kính đề nghị Quý Ông (Bà) lưu tâm giải quyết để trong vòng... (ngày, giờ) kể từ khi Quý Ông (Bà) nhận được đơn này, tôi có thể nhận đủ số tiền ghi trên séc.

 

Người lập đơn

Ký tên, đóng dấu (nếu có)

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STATE BANK
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
No. 07/TT-NH1
Ha Noi ,December 27, 1996
 
CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE REGULATION ON THE ISSUE AND USE OF CHECKS ISSUED TOGETHER WITH DECREE No.30-CP OF MAY 9, 1996 OF THE GOVERNMENT
On May 9, 1996 the Government issued Decree No.30-CP promulgating the Regulation on the Issue and Use of Checks (Regulation for short). The Governor of the State Bank hereby provides the following guidance for the implementation of the Regulation:
Part I
GENERAL PROVISIONS
1. The checks as defined in this Regulation are checks used for both individuals and legal persons.
2. The terms in the Regulation are construed as follows:
2.1. Account holder is the person in whose name an account is opened for payment and also the owner of the amount of money recorded in that account or his/her representative.
- Individual account holder is the person in whose name the account is opened for payment of his/her own as stipulated by the State Bank.
- Legal person account holder is the lawful representative of the legal person in whose name the account is opened for payment by that legal person as stipulated by the State bank.
2.2. The check issuer is the owner of the account or the person mandated by him/her according to the legislation on delegation of powers.
2.3. The check payee is the person entitled to the ownership of the amount of money recorded on the check. For a signed check he is the person named on the check; for an unnamed check, he is the holder of the check.
2.4. The check assigner is an individual or the lawful representative of the legal person in whose name the right of benefiting the check is assigned to another person.
2.5. The payment unit is the unit holding the account of the account holder which is allowed to conduct the service or task of payment as stipulated in Article 2 of Decree No.91-CP of November 25, 1993 of the Government on the organization of non cash payments, and Article 1 of Decision No.144-QD/NH1 of June 30, 1994 of the Governor of the State Bank on the conditions for non- cash payment of the popular credit funds.
2.6. An assigned unit is a unit of the same as or different from the system of the payment unit which is allowed to conduct payment service or duty, which receives the checks deposited by the payee in order to receive the money on his/her behalf.
2.7. A signed check is a check which records the family name, proper the name and address of the individual, or the name and address of the legal payee of the check. A signed check when assigned must record clearly the family name, name of the individual or the name and address of the assigned legal person.
2.8. An unnamed check is one which does not record the family name and proper name of the individual or the name of the legal person beneficiary of the check. The issue and use of an unnamed check can be used only when there are enough technical conditions and legal environment. The Governor of the State Bank shall provide a written guidance thereof later.
3. Responsibility with regard to the check: the issuer of the check and the assigners all have to bear responsibility for the check. This responsibility includes the obligation to pay the sum recorded on the check and the joint responsibility of settling complaints or initiate a legal action when the check is refused payment.
4. The acceptance term of a check is 15 days from the date when the check is signed for issue until it is rendered to the payment unit or the assigned unit. This term also includes Sundays and holidays. If the end of the term is Sunday or a holiday, the deadline shall be put off until the working day immediately after that Sunday or holiday.
5. Scope of payment of checks in the immediate future:
- Checks for transaction among customers who have opened deposit accounts at the same unit or different units which belong to the same system of credit organizations or State Treasuries;
- Checks for transaction among customers who have opened deposit accounts at different units or different credit organizations or State Treasuries. This case shall apply only when these units take part in clearings on the territory of the same province or city.
The credit organizations and State Treasuries shall inform their customers thereof in order to use the checks within the prescribed scope.
Part II
FORMS AND CONTENTS OF THE CHECKS
1. The forms of the checks must be designed according to unified models prescribed by the State Bank. The contents of the check must be printed or written in Vietnamese.
1.1. Components of a check:
+ If the check payee is a legal person, the check must record his/her name and address, the serial number of his/her account and the name of the holder of his/her account.
+ If the check payee is an individual, the check shall record his family name, proper name and address, the serial number of his/her account and the name of the holder of his/her account (if any).
- If the check issuer is a legal representative, the check shall record his/her name and address and the serial number of his/her account.
- If the check issuer is an individual, the check shall record his/her family name, proper name and address and the serial number of the account holder.
1.2. A valid check must gather all the elements and contents defined in Point 1.1, bearing no trace of erasure, correction or addition as to the interest rate and payment conditions and the amount written in letters and that written in figures must match together.
1.3. A check eligible for payment is one which is:
- Valid;
- Presented within the acceptance term;
- Without an order for suspension of payment;
- The signature and seal (if any) of the check issuer must correspond with those already registered at the payment unit;
- No signing for check issue beyond the competence defined at the assignment document;
- The deposit account of the account holder is enough to clear the check.
- The signatures of assignment (if any) on a named check must be continuous.
2. With regard to the payment units catering customers who are foreigners, besides the Vietnamese language, the check may also print the English language below the Vietnamese; the size of the English words must be smaller than that of the Vietnamese words.
3. The forms of the checks of the credit organizations and State Treasuries must be ratified by the Central State Bank and must be kept at the model ratifying agency. The credit organizations and State Treasuries shall have to notify the other credit organizations, the other State Treasuries and customers of the ratified forms of checks. The units attached to the credit organizations and State Treasuries shall have to use the forms of checks of their own systems. The forms of checks which are not ratified by the State bank are not allowed circulation.
The printing of checks of the credit organizations and State Treasuries shall comply with Decision No.317-QD/NH2 of November 10, 1995 of the Governor of the State Bank.
All the old checks (except the negotiable checks) shall lose their use value after this Circular takes implementation effect. With regard to the old checks which were signed for issue before this Circular takes implementation effect but which have not expired their acceptance term, shall continue to be paid according to the old regulations.
4. A check used to draw cash money at a payment unit shall not have two parallel crossing lines on the upper left corner or the words "demand deposit" on the front side of the check. A check used to transfer an account shall have two parallel crossing lines on the upper left of the check or the word "demand deposit" on the front side of the check.
Part III
RIGHTS AND OBLIGATIONS OF THE ISSUERS AND USERS OF CHECKS
I. RIGHTS AND OBLIGATIONS OF THE CHECK ISSUER
1. The check issuer shall have to issue a check according to prescriptions, ensure that he/she has enough money on his/her deposit account so that the check can be drawn when it is rendered to the payment unit. If the amount written on the account is not enough for the payment of the check leading to the refusal of payment for the check, the issuer of the check shall have the responsibility to pay for this check, to bear all the fines and costs arising from the complaint and lawsuit.
2. The checks already issued shall be refused payment in the following cases:
- The check issuer is an individual who has died or is reported missing. In this case, the payment of the check shall comply with the provisions of law; if the check issuer is an individual who has been declared by the court to have lost his/her capacity for civil acts or has his capacity for civil acts restricted, the payment of the check shall be done by the guardian or by decision of the court.
- If the check issuer is a legal person and he/she is declared bankrupt or dissolved, the payment of the check of this legal person shall be effected according to the legislation on bankruptcy or dissolution.
- In case the individual or legal person who issues the check has his/her account frozen, the payment of the check shall comply with the decision of the competent State agency.
II. RIGHTS AND OBLIGATIONS OF THE CHECK PAYEE
1. Within the acceptance term of the check, the payee of the check shall have to make a declaration of the checks and render it together with the checks to the payment unit or the assigned unit in order to claim payment.
If for a force majeure reason the payee of the check cannot remit the checks during the acceptance term, after the termination of the force majeure reason, he/she must remit the check immediately to the payment unit or the assigned unit together with a written attestation of the force majeure reason from the Peoples Committee of the commune or ward where he/she resides, works or installs his/her office.
2. The first payee is entitled to ask the check issuer to hand him/her the
3. The payee of the check has the
- To assign the check to another if the check has not been earlier written with the words "not assignable" or the words "not to be further assigned" in the part devoted to the assignment;
- To terminate the subsequent assignment by writing before his/her signature the words "not to be further assigned" at the part reserved for the assignment before handing the check to the subsequent payee.
4. In case the check is refused payment, the payee of the check is entitled to ask the payment unit to certify the reason in writing.
III. RIGHTS AND OBLIGATIONS OF THE PAYMENT UNIT
1. When receiving the check asking for payment, the payment unit must check the conditions for payment.
In case the check is fully eligible for payment, the payment unit shall have to pay it immediately. If the check is received after the time of transaction with customers, the payment unit shall have to pay in the first hour of the following working day. In case the payment is delayed due to the fault of the payment unit and causes loss to the payee, the payment unit shall have to pay compensation to the latter. The compensation shall be calculated on the amount written on the check and the number of days of delayed payment at the interest rate of overdue debts of the ceiling interest rate of short term loans prescribed by the State Bank at the time of payment. The delayed payment period is calculated from the date when the payment unit receives the check.
2. In case many checks are sent at the same time to claim payment from an account which does not have enough money to pay all these checks, the priority of payment shall be determined according to the serial numbers of the
3. The payment unit is entitled to refuse payment and return the check to the assignee or the payee in case the check is not eligible for payment.
When refusing payment of the check the payment unit has to establish the refusal bill.
4. The payment unit must print in advance the model forms to supply customers on demand.
IV. RIGHTS AND OBLIGATIONS OF THE ASSIGNED UNIT
1. When receiving a check from the payee, the assigned unit shall have to check the validity of the check and its acceptance term.
2. The assigned unit shall have to open a book to monitor the checks assigned to it. After receiving and checking the check, the assigned unit must transfer the check immediately to the payment unit. If the check is received after the time of transaction with customers, the assigned unit must transfer the check to the payment unit at the first hour of the next working day. In case the transfer of the check is delayed due to the fault of the assigned unit and causes losses to the payee, the assigned unit must pay compensations to the payee; the compensation shall be calculated on the amount of money written on the check and the number of days of the delay in the transfer at an interest rate applied to the ceiling interest rate of short term loans prescribed by the Vietnam State Bank at the time of the transfer of the check. The period of delay is calculated from the date when the customer renders the check to the date when the assigned unit transfers the check to the payment unit.
3. In case of a force majeure reason which prevents the assigned unit from rendering the check immediately, after the force majeure reason has terminated, the assigned unit must immediately send the check to the payment unit attached to the certification of the force majeure reason by the Peoples Committee of the commune or ward where it installs its office.
4. The assigned unit is entitled to refuse the assignment and return the check to the payee in the following cases:
- The check is not valid;
- The check has expired its acceptance term without a certification of the force majeure reason prescribed in Point 1, Section II, Part III of this Circular.
5. The assigned unit is allowed to collect the fee for check clearance of the customer who asks it to collect the money as defined by the State Bank.
6. The assigned unit must print in advance the model forms in order to meet the demand of the customer when he/she so requires.
Part IV
PROCEDURES FOR THE ISSUE AND USE OF CHECKS
I. PROCEDURES OF CHECK SALE
1. When he/she needs to use the check, the account holder (or the person authorized by him/her) can put forth a proposal to sell the check and sends it to the payment unit.
The buyer of the check must take along his/her identity card or passport or the identity card of armyman, defense worker or personnel together with the proposal for check sale so that the payment unit can proceed to the sale of the check.
2. The payment unit shall sell the check only to a customer who has opened a deposit account payment at the unit.
- The payment unit shall check the proposal for check buying and the identity card or passport or identity card of armyman, defense worker and personnel of the check buyer. The payment unit shall have to print in advance or seal the name, address and codename of the payment unit; print, type or write the names, addresses and codenames of the account holders on all the checks before handing the checks to the customers. The maximum number of checks sold each time is one roll of checks to an individual and three rolls to a legal person (each roll comprises 10 checks).
- The payment unit shall open a book to monitor the name, the address and codename of the account of the check buyer, the quantity and the customer to sign reception.
- The payment unit has the responsibility to print in advance the necessary indications on the cover of the rolls of checks.
- The payment unit shall have to guide the customer how to use the check and other necessary indications and answer questions of the customer.
3. When receiving the check, the customer has to count the number of checks, check the number, name and marks of the account written on each check. If any error is detected, he/she must inform the payment unit in order to change for another check.
If the customer does not check and count, when an error happens or when some checks are missing leading to the misuse of the checks, the account holder shall have to bear full responsibility for any resulting losses.
II. PROCEDURES FOR ISSUING CHECKS
1. When issuing a check, the issuer shall issue only clearing checks within the scope defined in Point 5, Part I of this Circular. He/she must also:
- Write the check with an unerasable ink, not write it with a pencil or red ink and must not make any correction or erasing on the check.
- Write the amount of money at the prescribed place. The amount of money in words must match the amount in figures.
- Write the date, month and year of signing the check for issue; the amount of money and the name, address and marks of the account (if any) of the payee on the stub of the check which must correspond with the check.
- Write the first letter of the amount of money in the upper case and right at the beginning of the first line, not to space the lines or the letters or to add other letters between two letters already written close together.
2. Assignment of the signing for check issue:
- Only the account holder has the right to assign others to sign for the issue of the checks. The assignee shall not assign the check to another person.
- For an account holder who is an individual the assignment to another person to sign the issue of the check on ones behalf must comply with the provision of law. Assigning the signing of check issue may apply to each issue of checks or within a given period. The assignment must be done according to the form and must be sent to the payment unit together with the model form of registration of the signature of the assignee.
- For a legal person, the assignment shall be effected at the same time as the registration of the seal and signature for the use of the account. The person assigned to use the account is also the person entitled to issue the check on behalf of the account holder. In the absence of the assignees and the account holder has to temporarily assign another to sign for the issue of the check the assignment shall comply with the form defined and the letter of procuration must be sent to the payment unit in order to register the signature of the assignee.
3. In case the legal person has a chief accountant the check must also bear the signature of the chief accountant (or the person assigned by the chief accountant); if the legal person has no chief accountant or does not register the signature of the chief accountant, the check issuer must write the word "not available" under the word "chief accountant".
The signature and seal on the check must correspond with the model already registered at the payment unit.
4. The account holder must not sign or affix the seal to the checks which have not gathered all the necessary elements (signed blank check). If the signed blank check is misused the account holder shall have to bear any resulting losses.
5. If the issue of the check is aimed only at paying through money order, the check issuer shall cross the two parallel lines crossing a corner or write and affix the seal on the word "demand deposit" at the left corner on the front of the check before handing the check to the payee.
6. With regard to the issue of a non negotiable check, the issuer must write the words "not negotiable" on the back of the check in the part reserved for the transfer.
7. Cashiers check:
a/ When the need of a cashiers check arises, the check issuer shall fill the check and render to the payment unit two sets of "demands for cashiers checks" according to the form defined together with the check filled with all the necessary elements, signatures and seals (if any) on the front side of the check.
- Write the mark number of the Credit and Debit accounts on the "demands for cashiers check".
- Write the day, month and year and sign and affix the seal of the payment unit at the prescribed place for the cashiers check on the front of the check.
- To hand the check having finished cashiers check procedure to the customer.
- To handle the sets of "demands for
+ One set to certify the Original Debit Account of the account holder, and write the Credit on the credit account of the deposit to ensure clearance of the check for the account holder.
+ One set to serve as Debit Note and hand it to the check issuer.
8. When receiving the check, the payee shall have to check the validity of the check.
III. PROCEDURES FOR THE ASSIGNMENT OF CHECK
1. The assignment of a check must be effected within the acceptance term of the check.
2. When assigning a signed check for payment by money transfer, the assignor of the check must write the name, address and the number of the account and the name of the unit holding the account (if any) of the assignee, the day, month and year of the assignment and sign or affix the seal (if any) to the back of the check (on the part devoted to the assignment).
When assigning a signed check for payment in the assignor, besides writing the above elements, must also write the serial number, the date and place of issue of the identity card or passport or the identity card of the defense armymen or workers or personnel of the assignee; write the day, month and year of assignment and sign to the back of the check (on the part devoted to the assignment).
IV. PROCEDURES FOR CHECK REMITTANCE
1. In case of check clearance by money transfer:
In order to be paid the amount written on the check, the payee shall base himself/herself on the check to form three sets of declarations to remit the check according to each payment unit (each unit shall form a separate declaration) attached to the checks and remit them to the assigned unit or the payment unit within the acceptance term of the check.
When making the declaration for remitting the check, the payee must write clearly and fully the elements prescribed in the declaration, and shall not make any correction or erasing.
The payee is entitled to remit the check to the payment unit or the assigned unit (where he/she opens his/her account). In the absence of an account, the payee shall remit the check to the payment unit or the assigned unit in the province or city where the payee has registered his/her residence.
1.1. In case the payee remits the check to the payment unit, the following must be done:
Upon receiving three sets of declaration together with the checks remitted by the payee, the payment unit shall check:
- The payment conditions of the checks according to Point 1.3, Part II of this Circular.
- To compare, and ensure that the number of checks and amounts on the checks correspond with the remittance declaration.
- To make a sum total of the amounts on the declarations and ensure that the amount written in words match that written in figures.
If the check meets all the conditions for payment the payment unit shall sign acknowledgment with the payee (the signing must be recorded in the receipt book).
If any mistake is detected in the declaration on check remittance or the checks are not valid, the payment unit must return the check to the remitter and ask him/her to make another declaration on check remittance conforming
1.2. In case the payee remits the check to the assignee, the following must be done:
Upon receiving the three declarations on check remittance together with the checks remitted by the payee, the assignee shall have to check:
- The validity of the checks according to Point 1.2, Part II of this Circular.
- The acceptance term of the check.
- The continuity of the row of signatures of assignment (if any) on each check.
- To compare in order to ensure that the number and amount of money on the check correspond with those on the declarations for check remittance.
- To make the sum total of the whole amount on the declarations and see that the amount in words corresponds with that written in figures.
If no error is detected and it agrees to receive the check, the assigned unit shall sign to the book to monitor the remittance of checks of the payees and transfer the checks immediately to the payment unit as stipulated at Point 2, Section IV, Part III of this Circular.
1.3. In case the payee does not have an account he/she may ask the payment unit or the assigned unit to open an account for him/her depending on each specific case of the check to be remitted to the payment unit or the assigned unit before filling the check drawing procedures as stipulated in Points 1.1 and 1.2 in this Section.
2. The payee can only send his/her drawing check at the payment unit. The payee must write the family name, proper name, the number of his/her identity card (or passport or identity card of the defense armymen, workers or armymen) of the check drawer in the section reserved for the drawing of cash at the back of the check. The procedures of drawing a check shall comply with the current regulations. The paying unit shall check the conditions of payment of the check according to Point 1.3 of Part II of this Circular. It shall allow the drawing of cash if all conditions are met. If not, it shall return the check immediately to the customer.
V. PROCEDURES FOR PAYING A CHECK
1. If the check is paid within the same system (on the same territory or in another province or city), the procedures for paying the check shall be made under the concrete guidance of the General Director of the credit organizations and the General Director of the State Treasury and shall apply to the attached units or its customers in order to ensure timely, prompt, accurate and safe payment and conformity with current regulations.
2. If the check is paid among units of different systems on the same province or city and with the participation of clearing payment, the process of clearing payment shall apply as prescribed by the State Bank.
Part V
HANDLING OF LOSS OF CHECK
1. When a check issuer loses his/her check he/she must immediately inform the payment unit and the payee (if it is written on the check). This notice takes legal effect only when it is sent in writing.
The time when the payment unit receives the notice on loss of check shall be determined as follows:
- It is the time when the payment unit receives the notice on loss of check sent by the post, based on the book of acknowledgement between the payment unit and the post. If the document is sent by registered mail the envelope must be clearly inscribed with the words "Notice on check loss" so that the clerk may send it immediately to the accountant.
- It is the time when the payment unit certifies at the part specified, if the check loser directly hands the notice to the payment unit.
2. When he/her loses his/her check the payee must immediately inform the payment unit and the check issuer. The notice takes legal effect only when it is sent in writing. The time when the payment unit receives the notice shall be determined as stated in Point 1, Part V above.
3. When receiving the notice on the loss of check, the payment unit must immediately check to see if the announced lost check has been paid. If it is not yet paid, the paying unit shall have to issue to its personnel an order to stop paying the said check and shall have to take responsibility for paying compensation to the customer if the check is misused for drawing money after the unit has received the notice on the loss of the check. If the time when the payment unit receives the notice on the loss of the check happens after the time when the check has been paid, the payment unit must immediately inform the check loser and the latter shall have to take responsibility for the damage caused by the loss.
4. The announcer of the loss of the check shall be held responsible for the truthfulness of the announcement. If it is found out that the announcement is not truthful, the announcer shall, depending on the seriousness of the case, be sanctioned administratively or handled according to law.
5. The payment unit must preserve the blank check according to the regulations on the preservation of important printed documents and has to take responsibility for the damage caused by the loss of blank checks.
Part VI
COMPLAINTS AND INITIATION OF LAWSUITS
I. COMPLAINTS
When receiving a check which is refused payment, the payee has the right to complain according to the following regulations:
1. He/she may file a complaint according to the form stipulated; hand or send the complaint attached to a copy of the payment refusal from the payment unit to the responsible persons for the check in order to ask for payment with specification of the time for settlement. The payee must preserve the original text of the payment refusal in order to initiate a lawsuit in case the complained does not meet his/her demand.
2. Time for sending the complaint is determined as follows:
If it is directly handed, the sender must ask the receiver to sign reception and take this as the time of the sending of the complaint.
3. The receiver of the complaint shall have to reply to the sender of the complaint. If he/she accepts the complaint, he/she must pay immediately the amount written on the check to the complainant and is entitled to ask the complainant to return to him/her the check and the original of the refusal bill in order to end his/her responsibility for the check or to complain against the earlier assigners of the check (if any).
4. In case the check is refused payment because it has run out its acceptance term and though the payee has lost the right to lodge complaint, the check remains a valid basis for him/her to directly claim payment from the persons responsible for the check or start an action suit before the court if these persons refuse to pay.
II. STARTING A LAWSUIT
If the case cannot be solved by the complaint, the payee has the right to initiate a lawsuit against the persons responsible for the check to claim payment according to the following regulations:
1. The refusal note established by the payment unit and the check are evidences in the suing to claim back the money due to the refusal of payment of a check. The payee has the right to sue before the court. The sued persons may be one or all the following:
- The check issuer;
- The check assigners (if any).
The suit about the checks shall be settled by the court according to law.
2. The payment unit has the right to sue before the court the individuals or legal persons who take acts detrimental to it, ask for compensation for all the losses it has to incur due to the illegal drawer (s)
Part VII
FORBIDDANCES AND THE HANDLING OF VIOLATIONS
An organization or individual that violates the forbiddances stipulated in Article 40 of the Regulation shall, depending on the character and seriousness of the violation, be sanctioned according to the current provisions of law.
With regard to the issue of checks which exceed the balance, the payment unit shall handle as follows:
- In case of first violation, the violator shall be fined according to the regulations on the sanction against violations of contracts. The violator shall also be served notice in order to avoid a relapse.
- In case of second violation, apart from the fine stipulated in the first violation, the violator shall be suspended the right to issue checks within six months and all the unused checks of the violating organization or individual shall be withdrawn. Later the account owners must make a written commitment not to relapse before they can recover the right to issue checks. The list of the organizations and individuals that are banned from issuing checks must be publicized in the system of the commercial banks. If they continue to violate they shall be banned from issuing checks definitively.
Part VIII
IMPLEMENTATION PROVISIONS
1.This Circular takes effect on the 1st of April 1997.
The following documents have now lost their implementation effect: the regulations on "Payment by checks" in Decision No.22-QD/NH1 of February 21, 1994 of the Governor of the State Bank issuing the Modalities for Non-Cash Payment, Circular No.08-TT/NH2 of June 2, 1994 of the State Bank guiding the implementation of the Modalities for Non Cash Payment; and Decision No.105-QD/NH1 of April 10, 1995 of the Governor of the State Bank amending the model of individual checks mentioned in the "Modalities for Non-Cash Payment".
The regulation not allowing account holders to use his individual name to make assignment as stipulated in Point 1.2b, Section I, Part I in Circular No.08-TT/NH2 of June 2, 1994 shall not apply to the signing for issuing checks.
Still remaining in effect are the regulations on the procedures for issuing and paying money order checks in Section B, Part II on the Modalities for Non-Cash Payment issued together with Decision No.22-QD/NH1 and in Section B, Part II of Circular No.08-TT/NH2 of June 2, 1994 of the Vietnam State Bank "Guiding the implementation of the Modalities for Non-Cash Payment
2. The Heads of departments at the Central State Bank, the Directors of the State Bank branches in the provinces and cities shall have to organize and supervise the observance of the Statute and the guidance in this Circular by the credit organizations. The General Directors of the State-owned Commercial Banks, and the Bank for Investment and Development, the Directors of the Stock Commercial Banks, the General Director of the Joint Venture Banks, the Branches of foreign banks, the General Director of the State Treasury and other credit organizations shall have to organize the implementation of this Circular.
In the process of implementation, if any problem arises, it should be reported in time to the Central State Bank for guidance and settlement.
3. All supplements and amendments to this Circular shall be decided by the Governor of the State Bank.
 

 
FOR THE GOVERNOR OF THE STATE BANK
DEPUTY GOVERNOR




Le Duc Thuy

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 07/TT-NH1 DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất