Thông tư 07/2020/TT-NHNN đầu tư, mua sắm hàng hóa phục vụ in, đúc tiền
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 07/2020/TT-NHNN
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 07/2020/TT-NHNN |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Đào Minh Tú |
Ngày ban hành: | 30/06/2020 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 30/6/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 07/2020/TT-NHNN của về quy định việc đầu tư, mua sắm hàng hóa phục vụ hoạt động in, đúc tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Cụ thể, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền đầu tư, mua sắm hàng hóa của cơ sở in, đúc tiền như sau: Quyết định các dự án đầu tư, mua sắm hàng hóa có giá trị trên 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính của cơ sở in, đúc tiền; Phê duyệt chủ trương đầu tư, mua sắm hàng hóa và ủy quyền cho cơ sở in, đúc tiền thực hiện với các dự án có mức giá trị theo Điều lệ không quá 50% vốn chủ sở hữu được trên báo cáo tài chính của cơ sở in, đúc tiền và không quá mức vốn của dự án nhóm B.
Bên cạnh đó, cơ sở in, đúc tiền có thẩm quyền quyết định đầu tư và thực hiện thủ tục đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư và tổ chức thực hiện theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của cơ sở in, đúc tiền và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Ngoài ra, căn cứ cơ cấu mệnh giá, số lượng các loại tiền cần in, đúc, định mức kinh tế, kỹ thuật in tiền đã được phê duyệt và số lượng nguyên liệu, vật tư tồn kho, cơ sở in, đúc tiền xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch mua sắm hàng hóa theo quy định của Luật Đấu thầu; báo cáo Ngân hàng Nhà nước để theo dõi.
Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 14/8/2020.
Xem chi tiết Thông tư07/2020/TT-NHNN tại đây
tải Thông tư 07/2020/TT-NHNN
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM ______ Số: 07/2020/TT-NHNN |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________ Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2020 |
THÔNG TƯ
Quy định việc đầu tư, mua sắm hàng hóa phục vụ hoạt động in, đúc tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
__________
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 26 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 40/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về nghiệp vụ phát hành tiền; bảo quản, vận chuyển tài sản quý và giấy tờ có giá trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 ngày 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp; Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 ngày 10 năm 2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 2 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 10/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định việc đầu tư, mua sắm hàng hóa phục vụ hoạt động in, đúc tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
QUY ĐỊNH CHUNG
Thông tư này quy định việc đầu tư, mua sắm hàng hóa phục vụ hoạt động in, đúc tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước), bao gồm:
Cơ sở in, đúc tiền khác không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này thực hiện theo quy định của pháp luật và hợp đồng với Ngân hàng Nhà nước.
Các thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước trong ngành Ngân hàng liên quan đến quá trình thực hiện đầu tư, mua sắm hàng hóa phục vụ hoạt động in, đúc tiền phải được bảo mật theo các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
(i) Quyết định các dự án đầu tư, mua sắm hàng hóa có giá trị trên 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của cơ sở in, đúc tiền tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định dự án và các dự án nhóm A theo quy định của Luật Đầu tư công.
(ii) Phê duyệt chủ trương đầu tư, mua sắm hàng hóa và ủy quyền cho cơ sở in, đúc tiền thực hiện thủ tục đầu tư, thẩm định dự án đầu tư, quyết định đầu tư với các dự án có mức giá trị được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của cơ sở in, đúc tiền và các văn bản hướng dẫn khác của Ngân hàng Nhà nước nhưng không quá 50% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của cơ sở in, đúc tiền tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định dự án, đồng thời không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật Đầu tư công.
Quyết định đầu tư và thực hiện thủ tục đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư và tổ chức thực hiện theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của cơ sở in, đúc tiền và các văn bản hướng dẫn khác của Ngân hàng Nhà nước.
Việc phân cấp thẩm quyền quyết định dự án đầu tư, mua sắm hàng hóa trong nội bộ cơ sở in, đúc tiền thực hiện theo các quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
(i) Phê duyệt các thủ tục đầu tư, mua sắm hàng hóa trên cơ sở chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong trường hợp nguồn vốn sử dụng đầu tư, mua sắm hàng hóa là vốn hỗ trợ phát triển chính chức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
(ii) Quyết định đầu tư dự án nhóm A theo Luật Đầu tư công trên cơ sở chủ trương đầu tư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong trường hợp nguồn vốn sử dụng đầu tư, mua sắm hàng hóa là vốn ngân sách nhà nước.
Trường hợp nguồn vốn sử dụng đầu tư, mua sắm hàng hóa từ nguồn vốn khác (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và của Ngân hàng Nhà nước.
(iii) Quyết định đầu tư hoặc phê duyệt chủ trương đầu tư và ủy quyền cho đơn vị thực hiện đầu tư, mua sắm hàng hóa quyết định đầu tư, mua sắm hàng hóa với các dự án có mức giá trị được quy định tại các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật Đầu tư công.
Quyết định đầu tư và thực hiện thủ tục đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư và tổ chức thực hiện theo quy định tại các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Trường hợp cần điều chỉnh, Ngân hàng Nhà nước (Cục Phát hành và Kho quỹ) có văn bản thông báo gửi cơ sở in, đúc tiền thực hiện điều chỉnh cho phù hợp.
Căn cứ chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư hoặc kế hoạch mua sắm hàng hóa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ sở in, đúc tiền, đơn vị thực hiện đầu tư, mua sắm hàng hóa tổ chức thực hiện mua sắm hàng hóa theo quy định pháp luật về đấu thầu và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Căn cứ phê duyệt của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Cục Phát hành và Kho quỹ có thông báo gửi cơ sở in, đúc tiền thực hiện.
Tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc giám sát, kiểm tra cơ sở in, đúc tiền; đơn vị thực hiện đầu tư, mua sắm hàng hóa và các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có liên quan đến việc đầu tư, mua sắm hàng hóa phục vụ hoạt động in, đúc tiền theo quy định của pháp luật có liên quan.
Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước, Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc cơ sở in, đúc tiền, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.
Nơi nhận: - Như Điều 15; - Ban Lãnh đạo NHNN; - Bộ Tư pháp (để kiểm tra); - Công báo; - Lưu: VP, PC, PHKQ (05 bản). |
KT. THỐNG ĐỐC PHÓ THỐNG ĐỐC
Đào Minh Tú |
PHỤ LỤC
Mẫu số 01
ĐƠN VỊ BÁO CÁO Số:…………. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ______________________ (Tỉnh, thành phố).... ngày …… tháng ……. năm.. |
BÁO CÁO
Tình hình mua sắm và sử dụng hàng hóa đã mua sắm phục vụ hoạt động in, đúc tiền quý ….
(Từ ngày….đến ngày….)
Kính gửi:……………………………
I. TÌNH HÌNH MUA SẮM VÀ SỬ DỤNG HÀNG HÓA
1. Số lượng, chủng loại hàng hóa đã mua sắm trong kỳ báo cáo.
2. Số lượng, chủng loại hàng hóa đã sử dụng trong kỳ báo cáo.
II. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ (nếu có)
1. Khó khăn, vướng mắc khi triển khai mua sắm hàng hóa.
2. Đề xuất, kiến nghị.
|
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP |
Mẫu số 02
ĐƠN VỊ BÁO CÁO Số:…………. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ______________________ (Tỉnh, thành phố).... ngày …… tháng ……. năm.. |
BÁO CÁO
Việc thực hiện kế hoạch mua sắm hàng hóa phục vụ hoạt động in, đúc tiền năm….
(Từ ngày….đến ngày….)
Kính gửi:……………………………
I. TÌNH HÌNH MUA SẮM VÀ SỬ DỤNG HÀNG HÓA
1. Số lượng, chủng loại hàng hóa đã mua sắm trong kỳ báo cáo.
2. Số lượng, chủng loại hàng hóa đã sử dụng trong kỳ báo cáo.
3. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch mua sắm hàng hóa trong kỳ báo cáo.
II. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Khó khăn, vướng mắc khi triển khai mua sắm hàng hóa.
2. Đề xuất, kiến nghị.
|
NGƯỜI ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây