Thông tư 07/2019/TT-NHNN quy định giới hạn an toàn trong hoạt động của Ngân hàng VDB

thuộc tính Thông tư 07/2019/TT-NHNN

Thông tư 07/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:07/2019/TT-NHNN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Đoàn Thái Sơn
Ngày ban hành:03/07/2019
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Giới hạn cấp tín dụng của NH Phát triển Việt Nam không vượt quá 15%/khách hàng

Ngày 03/7/2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 07/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB).

Thông tư quy định giới hạn cấp tín dụng của VDB, trong đó tổng mức dư nợ cấp tín dụng (bao gồm cả tín dụng đầu tư của Nhà nước) tính trên vốn tự có của VDB không được vượt quá 15% đối với một khách hàng, không được vượt quá 25% đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp các dự án đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Thông tư cũng quy định, VDB phải duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản tối đa 0,6% kể từ ngày 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2020. Từ năm 2021 đến hết năm 2022, tỷ lệ này là 1%. Từ năm 2023 đến hết năm 2024 là 1,5%. Từ năm 2025, tỷ lệ này là 2%.

Đồng thời, VDB cũng phải duy trì tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động theo lộ trình: Từ 01/01/2020 đến hết ngày 31/12/2020 là 100%; Kể từ 01/01/2021 là 95%.

Tại thời điểm Thông tư có hiệu lực (01/01/2020), VDB có tỷ lệ dự trữ thanh khoản, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động chưa đảm bảo quy định nêu trên thì phải xây dựng phương án xử lý và gửi NHNN, Bộ Tài chính để báo cáo.

Xem chi tiết Thông tư07/2019/TT-NHNN tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

--------------

Số: 07/2019/TT-NHNN

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------
Hà Nội, ngày 03 tháng 7 năm 2019

THÔNG 

Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động

của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm, 2017 của Chỉnh phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cẩu tố chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Căn cứ Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 03 năm 2017 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5 năm 2006 của Thủ tưởng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động mà Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải thường xuyên duy trì, bao gồm:
a) Giới hạn cấp tín dụng;
b) Tỷ lệ dự trữ thanh khoản;
c) Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động.
2. Căn cứ kết quả giám sát, kiểm tra, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước, trong trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn trong hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, tùy theo tính chất, mức độ rủi ro, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện một hoặc một số giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn chặt chẽ hơn so với các mức quy định tại Thông tư này.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khách hàng là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp tự chủ về tài chính và tổ chức kinh tế khác vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
2. Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác. Giấy tờ có giá bao gồm trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá khác bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định của pháp luật.
3. Cấp tín dụng là việc Ngân hàng Phát triển Việt Nam thỏa thuận để doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp tự chủ về tài chính và tổ chức kinh tế khác sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật, bao gồm cả việc cấp tín dụng từ nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, tổ chức, cá nhân khác mà Ngân hàng Phát triển Việt Nam chịu rủi ro theo quy định của pháp luật.
4. Người có liên quan là tổ chức, cá nhân theo quy định tại khoản 28 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Điều 3. Quy định nội bộ
1. Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải ban hành Quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay để bảo đảm việc sử dụng vốn vay đúng mục đích theo quy định tại Thông tư này và các văn bản có liên quan, trong đó tối thiểu phải có nội dung sau:
a) Tiêu chí xác định một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư này, chính sách tín dụng đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan trong đó bao gồm quy định về điều kiện cấp tín dụng, hạn mức cấp tín dụng, lãi suất, hồ sơ, trình tự, thủ tục, quy trình thẩm định, xét duyệt cấp tín dụng, quản lý tiền vay;
b) Quy định về nguyên tắc phân cấp, ủy quyền việc quyết định, phê duyệt cấp tín dụng, xử lý rủi ro theo thẩm quyền đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan trong đó có quy định về trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị, cá nhân trong việc thẩm định, cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng đảm bảo nguyên tắc minh bạch, không xung đột lợi ích và không che giấu chất lượng tín dụng.
2. Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải ban hành Quy định nội bộ về quản lý thanh khoản theo quy định tại Thông tư này và các văn bản có liên quan, trong đó tối thiểu phải có nội dung sau:
a) Quy định về việc phân cấp, ủy quyền, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan trong việc bảo đảm duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản;
b) Kế hoạch và biện pháp để bảo đảm tỷ lệ dự trữ thanh khoản;
c) Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ đối với việc duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản.
3. Các Quy định nội bộ Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được rà soát, xem xét sửa đổi, bổ sung định kỳ ít nhất một năm một lần.
4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các Quy định nội bộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải gửi các văn bản này trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), Bộ Tài chính.
Điều 4. Hệ thống công nghệ thông tin
Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu lưu giữ, truy cập, bổ sung cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc tính toán, quản lý, giám sát các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động và thực hiện báo cáo thống kê theo quy định, yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 5. Vốn tự có
Vốn tự có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam được xác định theo quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Điều 6. Giới hạn cấp tín dụng
1. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (bao gồm cả tín dụng đầu tư của Nhà nước) tính trên vốn tự có của Ngân hàng Phát triển Việt Nam không được vượt quá 15% đối với một khách hàng, không được vượt quá 25% đối với một khách hàng và người có liên quan, trừ trường hợp các dự án đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm tổng số dư nợ cho vay của tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu; dư nợ cho vay lại vốn ODA; dư nợ các nghiệp vụ cấp tín dụng khác của Ngân hàng Phát triển Việt Nam; số dư bảo lãnh và số dư các khoản ủy thác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác cấp tín dụng (bao gồm cả dư nợ đã chuyển hạch toán ngoại bảng).
3. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 1 Điều này không bao gồm dư nợ cấp tín dụng quy định tại khoản 2 Điều này từ các nguồn vốn sau đây:
a) Nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, tổ chức và cá nhân mà các rủi ro liên quan đến khoản cho vay này do Chính phủ, tổ chức và cá nhân ủy thác chịu;
b) Nguồn vốn nhận ủy quyền để cho vay lại mà Ngân hàng Phát triển Việt Nam không chịu rủi ro.
Điều 7. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản
1. Cuối ngày làm việc cuối cùng hàng tháng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam căn cứ quy định tại Phụ lục Thông tư này để tính toán, quản lý tỷ lệ dự trữ thanh khoản theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản:
a) Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao để dự trữ đáp ứng các nhu cầu chi trả đến hạn và phát sinh ngoài dự kiến;
b) Tỷ lệ dự trữ thanh khoản được xác định theo công thức sau:
                     Tài sản có tính thanh khoản cao
Tỷ lệ dự trữ thanh khoản = --------------------------------------------          X 100%
Tổng Nguồn vốn
Trong đó:
(i) Tài sản có tính thanh khoản cao được quy định tại Phụ lục Thông tư này;
(ii) Tổng Nguồn vốn là tổng các khoản mục thuộc mục Nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán, bao gồm: tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế, khách hàng; vay ngân sách Nhà nước, không bao gồm Quỹ dự phòng rủi ro;
c) Tài sản có tính thanh khoản cao và tổng Nguồn vốn quy định tại điểm b khoản này tính theo đồng Việt Nam, bao gồm đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi khác quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước thông báo đối với đồng đô la Mỹ (USD) và tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với một số ngoại tệ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam đối với đô la Mỹ, tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với một số ngoại tệ khác.
3. Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản tối thiểu theo lộ trình sau:
a) Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020: 0,6%;
b) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022: 1%
c) Kể ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024: 1,5%;
d) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025: 2%.
Điều 8. Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động
1. Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện tính tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động theo đồng Việt Nam, bao gồm đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi khác quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước thông báo đối với đồng đô la Mỹ (USD) và tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với một số ngoại tệ khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam đối với đô la Mỹ (USD), tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với một số ngoại tệ khác, được xác định vào ngày làm việc cuối cùng của tháng theo công thức sau:
L
LDR=  --------- x 100%
D
Trong đó:
- LDR: là tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động;
- L: là tổng dư nợ cho vay quy định tại khoản 2 Điều này;
- D: là tổng vốn huy động quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Tổng dư nợ cho vay bao gồm:
a) Dư nợ cho vay ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu;
b) Dư nợ cho vay ngắn hạn chương trình đặc biệt của Chính phủ;
c) Dư nợ cho vay trung hạn tín dụng đầu tư;
d) Dư nợ cho vay trung hạn chương trình đặc biệt của Chỉnh phủ;
đ) Dư nợ cho vay dài hạn tín dụng đầu tư;
e) Dư nợ cho vay dài hạn chương trình đặc biệt của Chính phủ;
g) Dư nợ cho vay khác;
h) Dư nợ các khoản nợ vay chờ xử lý.
3) Tổng vốn huy động bao gồm:
a) Tiền gửi của tổ chức trong nước, nước ngoài;
b) Tiền vay Bảo hiểm xã hội Việt Nam, vay ngân sách Nhà nước, vay của các tổ chức tài chính, tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài;
c) Tiền huy động từ phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá khác.
4. Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải duy trì tỷ lệ tối đa dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động theo lộ trình sau:
a) Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020: 100%;
b) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021: 95%.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM VÀ
CÁC ĐƠN VỊ THUỘC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Điều 9. Ngân hàng Phát triển Việt Nam
1. Thường xuyên, liên tục tuân thủ các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định tại Thông tư này.
2. Trường hợp Ngân hàng Phát triển Việt Nam không đảm bảo hoặc có nguy cơ không đạt giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định tại Thông tư này, trong thời gian tối đa 30 ngày kể từ ngày không đảm bảo hoặc có nguy cơ không đạt giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động, Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải gửi kế hoạch khắc phục để đảm bảo tuân thủ đúng các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng quy định tại Thông tư này trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), Bộ Tài chính.
3. Báo cáo đầy đủ, kịp thời, chính xác các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 10. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
1. Thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
2. Thanh tra, giám sát việc Ngân hàng Phát triển Việt Nam xây dựng, thực hiện các quy định nội bộ tại Điều 3 Thông tư này.
Điều 11. Vụ Dự báo, thống kê
Vụ Dự báo, thống kê căn cứ quy định tại Thông tư này xây dựng, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về báo cáo thống kê đối với Ngân hàng phát triển Việt Nam trong việc thực hiện các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Thông tư này.
Chương IV
QUY ĐỊNH CHUYỂN TIẾP
Điều 12. Quy định chuyển tiếp về cấp tín dụng
Đối với các hợp đồng cấp tín dụng được ký kết trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, khách hàng và các bên liên quan tiếp tục được thực hiện theo các cam kết, các quyền hạn và trách nhiệm ghi trong hợp đồng đã ký. Việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng nói trên chỉ được thực hiện nếu nội dung sửa đổi, bổ sung phù hợp với các quy định của Thông tư này.
Điều 13. Quy định chuyển tiếp đối với tỷ lệ dự trữ thanh khoản và tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động
1. Tại thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có tỷ lệ dự trữ thanh khoản, tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng vốn huy động chưa bảo đảm quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư này, Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải xây dựng và triển khai thực hiện phương án xử lý và gửi Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), Bộ Tài chính để báo cáo. Phương án tối thiểu phải có các nội dung sau đây:
a) Các giới hạn, tỷ lệ cụ thể không đảm bảo theo quy định;
b) Biện pháp và kế hoạch xử lý để đảm bảo tuân thủ đúng quy định sau thời hạn tối đa 06 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
2) Trường hợp Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính yêu cầu sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh phương án xử lý, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có trách nhiệm điều chỉnh và tổ chức triển khai thực hiện theo yêu cầu Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 14. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020.
Điều 15. Tổ chức thực hiện Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 15;
-  Văn phòng Chính phủ;
-  Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
-  Công báo;
-  Lưu: VP, Vụ PC, CQTTGSNH5 (3 bản).

 

KT.THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC

 

 

 

Đoàn Thái Sơn

PHỤ LỤC
HƯỚNG DẪN CÁCH XÁC ĐỊNH TỶ LỆ DỰ TRỮ THANH KHOẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 07/2019/TT-NHNN ngày 03 tháng 7 năm
2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm
an toàn trong hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam)

 

1. Biểu mẫu tính “Tài sản có tính thanh khoản cao”:

Mục

Khoản mục

S liệu

1

Tiền mặt

 

2

Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước

 

3

Các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước

 

4

Tiền trên tài khoản thanh toán, trừ các khoản đã cam kết cho mục đích thanh toán cụ thể

 

5

Tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác ở trong nước và nước ngoài

 

6

Các loại trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ các nước, Ngân hàng Trung ương các nước có mức xếp hạng từ AA trở lên phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán

 

7

Tổng cộng (A) = (1÷6)

 

2. Hướng dẫn cách lấy số liệu:

Mục 1: Số dư tiền mặt trên cân đối kế toán tại thời điểm cuối tháng.

Mục 2: Số dư tiền gửi thanh toán, tiền gửi ký quỹ tại Ngân hàng Nhà nước trên cân đối kế toán tại thời điểm cuối tháng.

Mục 3: Giá trị ghi sổ các loại giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm cuối tháng.

Mục 4: Số dư tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng đại lý trên cân đối kế toán tại thời điểm cuối tháng, trừ đi các khoản đã cam kết cho mục đích thanh toán cụ thể.

Mục 5: Số dư tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác ở trong nước và nước ngoài trên cân đối kế toán tại thời điểm cuối tháng.

Mục 6: Giá trị ghi sổ trên cân đối kế toán của trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ, Ngân hàng Trung ương các nước phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán, được tổ chức xếp hạng quốc tế (Standard & Poor’s, Fitch Rating) xếp hạng từ mức AA hoặc tương đương trở lên hoặc thang thứ hạng tương ứng của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập khác tại thời điểm cuối tháng.

3. Nguyên tắc tính “Tài sản có tính thanh khoản cao”:

(i) Mục 3 và Mục 6 phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Được sử dụng ngay để chi trả hoặc dễ chuyển đổi thành tiền với chi phí giao dịch thấp;

- Không được dùng để bảo đảm cho các nghĩa vụ tài chính khác;

- Không bao gồm số dư giấy tờ có giá đang đem đi chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố, bán có kỳ hạn;

- Không bao gồm giấy tờ có giá mà tổ chức phát hành không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán lãi, gốc;

(ii) Tài sản có tính thanh khoản cao là giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước; các loại trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ, Ngân hàng trung ương các nước phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán, được tổ chức xếp hạng quốc tế (Standard & Poor’s, Fitch Rating) xếp hạng từ mức AA hoặc tương đương trở lên hoặc thang thứ hạng tương ứng của doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập khác có mệnh giá bằng đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STATE BANK OF VIETNAM

_________

No. 07/2019/TT-NHNN

 

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

____________

Hanoi, July 03, 2019


CIRCULAR

Prescribing limits and prudential ratios in operations of the Vietnam Development Bank

 

Pursuant to the Law No. 46/2010/QH12 on the State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Credit Institutions dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on amending and supplementing a number of articles of the Law on Credit Institutions dated November 20, 2017;

Pursuant to the Government’s Decree No. 16/2017/ND-CP dated February 17, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;

Pursuant to the Government’s Decree No. 32/2017/ND-CP dated March 31, 2017, on state investment credit;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 108/2006/QD-TTg dated May 19, 2006, on establishing the Vietnam Development Bank;

At the proposal of the Chief of the Banking Supervision Agency;

The Governor of the State Bank of Vietnam promulgates the Circular prescribing limits and prudential ratios in operations of the Vietnam Development Bank.

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

1. This Circular prescribes limits and prudential ratios which the Vietnam Development Bank must constantly maintain in its operations, including:

a) Credit extension limits;

b) Liquidity reserve ratio;

c) Loan-to-deposit ratio.

2. Based on results of supervision, inspection, and examination by the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as the State Bank) of the compliance with the laws on monetary and banking operations within the State Bank’s competence, in case of necessity to secure prudence in operations of the Vietnam Development Bank, and depending on the nature and extent of risks, the State Bank may request the Vietnam Development Bank to maintain one or several limit(s) or prudential ratio(s) higher than those prescribed in this Circular.

Article 2. Interpretation of terms

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1. Client means an enterprise or non-business unit exercising the financial autonomy or another economic organization borrowing loans from the Vietnam Development Bank.

2. Valuable paper means a deed proving the debt obligation of the Vietnam Development Bank toward the valuable paper holder for a given period under interest payment terms and other terms. Valuable papers include bonds, promissory notes, deposit certificates and the like in Vietnamese dong of the Vietnam Development Bank in accordance with law provisions.

3. Credit extension means that the Vietnam Development Bank agrees to let an enterprise or on-business unit exercising the financial autonomy or another economic organization use a money amount, or commit to permit the use of a money amount on the principle of repayment by the operation of loan provision, guarantee, or other credit extension operations prescribed by the law, including also credit extension from the entrusted funding sources of the Government or other organizations or individuals for which the Vietnam Development Bank bears risks in accordance with law provisions.

4. Affiliated persons are the organizations and individuals prescribed in Clause 28 Article 4 of the Law on Credit Institutions (amended and supplemented in 2017).

Article 3. Internal regulations

1. The Vietnam Development Bank shall issue its internal regulations on credit extension and management of loans in order to ensure that these loans are used for proper purposes prescribed in this Circular and relevant legal documents, in which at least the following contents shall be included:

a) Criteria for identification of a client or a client and affiliated persons as defined in Clause 4 Article 2 of this Circular, credit policy toward a client or a client and affiliated persons, including regulations on conditions for credit extension, credit extension limits, interests, dossiers, order and procedures, process for appraisal and approval of credit extension and loan management;

b) Principles of power decentralization or authorization to decide or approve credit extension, handle risks within the competence, for a client or a client and affiliated persons, including regulations on responsibilities and powers of units and individuals in appraisal, credit extension and credit quality control on the principle of transparency, preventing interest conflicts and credit quality concealment.

2. The Vietnam Development Bank shall issue internal regulations on liquidity management in accordance with this Circular and relevant legal documents, which must include at least the following contents:

a) Power delegation and authorization as well as functions and tasks of related departments in the maintenance of liquidity reserve ratios;

b) Plans and measures to maintain the liquidity reserve ratios;

c) Guidance on, inspection, control, and internal audit of, the maintenance of liquidity reserve ratios.

3. The internal regulations mentioned in Clauses 1 and 2 of this Article shall be reviewed for amendment and supplementation at least once a year.

4. Within 10 days, after the issuance, amendment, supplementation or replacement of the internal regulations mentioned in Clauses 1 and 2 of this Article, the Vietnam Development Bank shall send these documents directly or via post office to the State Bank (the Banking Supervision Agency) and the Ministry of Finance.

Article 4. Information technology system

The Vietnam Development Bank must build an information technology system meeting the requirements for storing, accessing and supplementing a database in service of the calculation, management and control of limits and prudential ratios in its operations, and requirements for making statistical reports as prescribed and required by the State Bank.

 

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

 

Article 5. Own capital

Own capital of the Vietnam Development Bank shall be determined in accordance with the law on mechanisms for financial management and operational efficiency applicable to the Vietnam Development Bank.

Article 6. Credit extension limits

1. The total outstanding credit balance of the Vietnam Development Bank (including the State’s investment credit) calculated on the Vietnam Development Bank’s own capital must not exceed 15%, for a client or 25%, for a single client and his/her/its affiliated persons, except for special projects decided by the Prime Minister.

2. The total outstanding credit balance specified in Clause 1 of this Article includes the total outstanding balance of loans of investment credit or export credit; outstanding balance of on-lending of ODA; outstanding balance of other credit extension operations of the Vietnam Development Bank; guarantee balance and amounts entrusted to other credit institutions and foreign bank branches for credit extension (including outstanding balance already transferred for off-balance sheet accounting).

3. The total outstanding credit balance mentioned in Clause 1 of this Article excludes the outstanding credit balance specified in Clause 2 of this Article, which comes from the following funding sources:

a) Entrusted capital sources of the Government, organizations and individuals for which the Government and entrusting organizations and individuals bear risks related to these loans;

b) Authorized capital sources for on-lending for which the Vietnam Development Bank does not bear risks.

Article 7. Liquidity reserve ratio

1. At the end of the last working day of every month, the Vietnam Development Bank shall, based on regulations provided in the Appendix to this Circular, calculate and manage the liquidity reserve ratio in accordance with Clause 2 of this Article.

2. Liquidity reserve ratio:

a) The Vietnam Development Bank shall hold highly liquid assets as reserves to meet due and unexpected payment demands;

b) The liquidity reserve ratio shall be determined using the following formula:

                 Highly liquid assets

Liquidity reserve ratio = -------------------------------------------- X 100%

      Total capital sources

In which:

(i) Highly liquid assets are prescribed in the Appendix to this Circular;

(ii) Total capital sources are the total of items of the section of Capital sources on the balance sheet, including deposits of the State Treasury, financial institutions, credit institutions, economic organizations, clients; borrowings from the State budget, excluding the risk reserve fund;

c) Highly liquid assets and total capital sources specified at Point b of this Clause shall be denominated in Vietnamese dong, including Vietnamese dong and freely convertible foreign currencies converted into Vietnamese dong at the central rates versus USD as announced by the State Bank, and the cross rates of Vietnamese dong versus other foreign currencies in accordance with the State Bank’s regulations on announcement of central rates of Vietnamese dong versus USA and cross rates of Vietnamese dong versus other foreign currencies.

3. The Vietnam Development Bank shall maintain the liquidity reserve ratio at least according to the schedules below:

a) From the effective date of this Circular to the end of December 31, 2020: 0.6%;

b) From January 01, 2021 to the end of December 31, 2022: 1%

c) From January 01, 2023 to the end of December 31, 2024: 1.5%;

d) From January 01, 2025: 2%.

Article 8. Loan-to-deposit ratio

1. The Vietnam Development Bank shall calculate the maximum loan-to-deposit ratio in Vietnamese dong, including Vietnamese dong and freely convertible foreign currencies converted into Vietnamese dong at the central rates versus USD as announced by the State Bank, and the cross rates of Vietnamese dong versus other foreign currencies in accordance with the State Bank’s regulations on announcement of central rates of Vietnamese dong versus USA and cross rates of Vietnamese dong versus other foreign currencies, at the last working day of the month according to the following formula:

L

LDR= --------- x 100%

D

In which:

- LDR: is the loan-to-deposit ratio;

- L: is the total outstanding balance of loans mentioned in Clause 2 of this Article;

- D: is the total mobilized capital prescribed in Clause 3 of this Article.

2. The total outstanding balance of loans includes:

a) Short-term outstanding balance of loans supporting export;

b) Short-term outstanding balance of loans for special projects of the Government;

c) Intermediate-term outstanding balance of investment credit;

d) Intermediate-term outstanding balance of loans for special projects of the Government;

dd) Long-term outstanding balance of investment credit;

e) Long-term outstanding balance of loans for special projects of the Government;

g) Other outstanding balance of loans;

h) Outstanding balance of pending loans.

3. Total mobilized capital includes:

a) Deposits of domestic and foreign organizations;

b) Loans of the Vietnam Social Security, borrowings from the State budget, borrowings from domestic and foreign financial institutions and credit institutions;

c) Amounts raised through issuance of bonds, promissory notes, deposit certificates and other valuable papers.

4. The Vietnam Development Bank shall maintain the maximum loan-to-deposit ratio according to the schedules below:

a) From the effective date of this Circular to the end of December 31, 2020: 100%;

d) From January 01, 2021: 95%.

 

Chapter III

RESPONSIBILITIES OF THE VIETNAM DEVELOPMENT BANK AND UNITS OF THE STATE BANK

 

Article 9. The Vietnam Development Bank shall

1. Regularly and continuously comply with the limits and prudential ratios in banking activities in accordance with this Circular.

2. If failing to ensure or are in danger of failing to ensure the limits and prudential ratios in banking activities as prescribed in this Circular, report directly or via post office to the State Bank (the Banking Supervision Agency) and the Ministry of Finance the handling plans to ensure its compliance with such limits and ratios as prescribed by law within 30 days from the date of failing to ensure or in danger of failing to ensure such limits and prudential ratios.

3. Fully, promptly and accurately report on limits and prudential ratios in banking activities according to the State Bank’s regulations.

Article 10. The Banking Supervision Agency shall

1. Inspect and supervise the Vietnam Development Bank's compliance with regulations on limits and prudential ratios in its banking operations.

2. Inspect and supervise the Vietnam Development Bank in formulating and complying with internal regulations specified in Article 3 of this Circular.

Article 11. The Forecasting and Statistics Department shall

Pursuant to this Circular, formulate and submit to the State Bank Governor for promulgation regulations on the reporting regime applicable to the Vietnam Development Bank in its compliance with the limits and prudential ratios specified in this Circular.

 

Chapter IV

TRANSITIONAL PROVISIONS

 

Article 12. Transitional provisions on credit extension

For contracts on credit extension signed before the effective date of this Circular, the Vietnam Development Bank, its clients and involved parties may continue to perform them according to commitments, rights, powers and responsibilities as stated in the signed contracts. The modification or supplementation of such contracts must comply with this Circular.

Article 13. Transitional provisions on liquidity reserve ratio and loan-to-deposit ratios

1. From the effective date of this Circular, the Vietnam Development Bank that has the liquidity reserve ratio and loan-to-deposit ratio not satisfying the conditions specified in Articles 7 and 8 of this Circular shall work out and implement a handling plan and report it to the State Bank (the Banking Supervision Agency) and the Ministry of Finance. Such a plan must have the following contents:

a) Specific limits and ratios which are unsatisfactory;

b) Handling measures and schedule to ensure that within 6 months after the effective date of this Circular, such ratios satisfy the specified conditions.

2. In case the State Bank or the Ministry of Finance requests for amendment, supplementation or modification of the handling plan, the Vietnam Development Bank shall be responsible for modifying and implementing upon such requests.

 

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 14. Effect

This Circular takes effect on January 01, 2020.

Article 15. Implementation organization

The Chief of the State Bank’s Office, the Chief of the Banking Supervision Agency, Chairperson of the Board of Directors and General Director of Vietnam Development Bank shall organize the implementation of this Circular./.

 

 

FOR THE GOVERNOR
THE DEPUTY GOVERNOR

 

 

Doan Thai Son

APPENDIX
INSTRUCTIONS FOR DETERMINATION OF THE LIQUIDITY RESERVE RATIO

(Attached to the Circular No. 07/2019/TT-NHNN dated July 03, 2019 of the Governor of the State Bank, prescribing limits and prudential ratios in operations
of the Vietnam Development Bank)

 

1. Calculation of “highly liquid assets”:

Section

Item

Data

1

Cash

 

2

Deposit at the State Bank

 

3

Valuable papers permitted for use in the State Bank’s transactions

 

4

Money in the payment account, except for amounts committed for the specific payment purpose

 

5

Demand deposits at other Vietnam-based and overseas credit institutions and foreign bank branches

 

6

Bonds and treasury bills issued or guaranteed by Governments and Central Banks of other countries rated AA or higher

 

7

Total (A) = (1÷6)

 

2. Instructions for data collection:

Section 1: Cash balance on the balance sheet at the end of the month.

Section 2: Balance of payment deposits and escrow deposits at the State Bank on the balance sheet at the end of the month.

Section 3: Book value of valuable papers permitted for use in the State Bank’s transactions as prescribed by the State Bank at the end of the month.

Section 4: Balance of payment deposits at correspondent banks on the balance sheet at the end of the month, minus amounts committed for specific payment purpose.

Section 5: Balance of demand deposits at other Vietnam-based and overseas credit institutions and foreign bank branches on the balance sheet at the end of the month.

Section 6: Book value on the balance sheet of bonds and treasury bills issued or guaranteed by Governments or Central Banks of other countries and rated at least AA or the equivalent by Standard & Poor’s or Fitch Rating or equivalently rated by other independent credit rating enterprises at the end of the month.

3. Principles for calculation of “highly liquid assets”:

(i) Sections 3 and 6 must meet the following requirements:

- Being immediately used for payment or easily converted into cash with low transaction costs;

- Not being used for guarantee for other financial obligations;

- Excluding the balance of valuable papers being discounted, re-discounted, pledged or sold with term;

- Excluding valuable papers for which the issuing organizations fail to comply with the principal and interest payment obligations;

(ii) Highly liquid assets are valuable papers used in transactions of the State Bank; bonds and treasury bills issued or guaranteed by Governments or Central Banks of other countries and rated at least AA or the equivalent by Standard & Poor’s or Fitch Rating or equivalently rated by other independent credit rating enterprises denominated in Vietnamese dong and freely convertible foreign currencies.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 07/2019/TT-NHNN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 07/2019/TT-NHNN PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất