Thông tư 04-TC/TCT của Bộ Tài chính về hướng dẫn việc trích thưởng đối với người có công phát hiện và bắt giữ hàng lậu
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 04-TC/TCT
Cơ quan ban hành: | Bộ Tài chính |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 04-TC/TCT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Phan Văn Dĩnh |
Ngày ban hành: | 04/01/1991 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 04-TC/TCT
THÔNG TƯ
CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 04-CT-TCT NGÀY 4 THÁNG 1
NĂM 1991
HƯỚNG DẪN VIỆC TRÍCH THƯỞNG ĐỐI VỚI
NGƯỜI CÓ CÔNG
PHÁT HIỆN VÀ BẮT GIỮ HÀNG LẬU
Thời gian qua, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành các chỉ thị về một số chủ trương và biện pháp tăng cường chống buôn lậu (các Chỉ thị số 133, 230, 231, 388, 405...); trong đó cós quy định việc khen thưởng đối với người có công phát hiện và bắt giữ hàng lậu.
Để việc xét trích thưởng và phân phối tiền thưởng về chống buôn lậu được thực hiện thống nhất trong cả nước, sau khi báo cáo và xin ý kiến chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng tại cuộc họp ngày 24 tháng 12 năm 1990, do đồng chí Võ Văn Kiệt chủ trì, Bộ Tài Chính hướng dẫn cụ thể nội dụng thủ tục xét trích thưởng và phân phối tiền thưởng về chống lậu nói trong các Chỉ thị của Chủ tịch HĐBT, như sau:
I - ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC THƯỞNG
Theo quy định tại các chỉ thị nói trên thì các tổ chức hoặc cá nhân có công phát hiện, tố giác, truy tìm, bắt giữ hàng lậu, thì ngoài việc được biểu dương khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước, còn được xét thưởng một số tiền, tuỳ theo công lao của mỗi người và kết quả của vụ bắt giữ, xử lý hàng lậu đó. Như vậy, các đội đặc nhiệm chống buôn lậu, đội quản lý thị trường, đội kiểm tra chống thất thu ngân sách, các đội biên phòng, Hải quan, công an, kiểm sát, các tổ chức và cá nhân khác nếu có phát hiện truy bắt được các loại hàng lậu như đã ghi trong các chỉ thị của Chủ tịch HĐBT thì được xét trích thưởng theo hướng dẫn tại Thông tư này..
II- CĂN CỨ TÍNH THƯỞNG VÀ MỨC THƯỞNG
1. Căn cứ tính thưởng:
a) Tiền thưởng về chống lậu được tính trên:
- Số tiền thu được về bán hàng hoá, tang vật và phương tiện vận tải bị tịch thu sau khi đã trừ đi các chi phí về vận chuyển, bốc dỡ, bảo quản đối với số hàng tang vật bị tịch thu.
- Số tiền phạt đã thu được ( bao gồm cả tiền phạt về buôn bán, tàng trữ, vận chuyển hàng lậu và tiền phạt về kinh doanh trái phép).
b) Không được trích thưởng đối với:
+ Tiền thuế: bao gồm cả truy thu thuế, thu đọng thuế và tiền thuế phát hiện thêm qua kiểm tra chống lậu.
+ Tiền phạt về nộp chậm thuế.
2. Tỷ lệ trích thưởng:
Trong mỗi vụ bắt hàng lậu, tỷ lệ trích thưởng như sau:
a) Đối với 6 mặt hàng: rượu, bia, thuốc lá, pháo nhập lậu và buôn bán lậu kim loại màu, xăng dầu thì được trích thưởng 30% trên số tiền thu được về bán hàng hoá, tang vật bị tịch thu và tiền phạt
b) Đối với các mặt hàng khác thì được trích thưởng: 15% trên số tiền thu được về bán hàng hoá, tang vật bị tịch thu và tiền phạt.
Sau khi trích thưởng, số tiền còn lại phải nộp đầy đủ, kịp thời vào kho Bạc Nhà nước tại nơi phát hiện vụ buôn lậu, kinh doanh trái phép.
c) Riêng đối với các trường hợp buôn lậu đồng các loại thì cơ quan bắt giữ lập biên bản tịch thu; đồng thời báo ngay cho Cục dự trữ quốc gia, Bộ Tài chính và Uỷ ban kế hoạch Nhà nước biết để đưa số đồng đó vào dự trữ quốc gia. Việc báo cáo này phải bằng văn bản, ghi rõ cơ quan bắt giữ, số lượng hoặc trọng lượng, chủng loại, chất lượng của đồng, trị giá theo giá thị trường địa phương nơi bắt giữ, số đồng đó hiện được bảo quản tại đâu... (kèm theo biên bản bắt giữ và xử lý). Bộ Tài chính sẽ chủ trì cùng với Cục dự trữ quốc gia, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Uỷ ban vật giá Nhà nước để định giá từng loại đồng theo giá trung bình trên thị trường tại thời điểm bắt giữ. Sau khi định giá, Bộ Tài chính sẽ thông báo cho Cục dự trữ quốc gia để đưa số đồng tịch thu vào kho dự trữ quốc gia.
Bộ Tài chính sẽ ứng trước cho Cục dự trữ quốc gia một số tiền để khi đến nhận đồng sẽ trích thưởng ngay cho cơ quan bắt giữ, xử lý 15% trên trị giá số đồng tịch thu được (căn cứ vào số lượng, trọng lượng, chủng loại đồng thực tế giao, nhận và giá cả do Bộ Tài chính thông báo bằng văn bản). Số tiền thưởng (15%) này được chi trả cho các chi phí bắt giữ, vận chuyển, bảo quản, điều tra, xử lý vụ buôn lậu đồng, số còn lại tạm trích thưởng cho những người có công trong việc phát hiện, truy tìm, bắt giữ, điều tra xử lý vụ buôn lậu đồng.
Sau khi có báo cáo của Cục dự trữ quốc gia về số lượng, trọng lượng, trị giá số đồng thực tế nhập kho, và cơ quan bắt giữ xử lý đã có báo cáo rõ về việc điều tra được nguồn gốc số đồng buôn bán và vận chuyển trái phép, thì Bộ Tài chính mới xét cấp tiếp số tiền thưởng còn lại (15%) trên trị giá số đồng tịch thu thực tế nhập kho, trả cho cơ quan bắt giữ xử lý (trả qua Cục dự trữ quốc gia) để xét thưởng tiếp cho những người có công phát hiện, truy tìm, bắt giữ, điều tra xử lý vụ buôn lậu đồng.
Khi xuất bán được số đồng (theo lệnh của Chủ tịch HĐBT), cục dự trữ quốc gia có trách nhiệm trích trừ chi phí vận chuyển, bảo quản và chi thưởng, số còn lại trích 50% chuyển cho ngân sách địa phương (tỉnh hoặc huyện) nơi đã tịch thu được số đồng đó. Số còn lại (50%) nộp vào ngân sách Trung ương.
3. Phân phối và sử dụng tiền thưởng:
Theo tinh thần của các chỉ thị của HĐBT nói ở trên và theo sự chỉ đạo của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, số tiền được trích thưởng của các đội đặc nhiệm chống buôn lậu, quản lý thị trường, kiểm tra chống thất thu ngân sách, các đội biên phòng, Hải quan, công an, kiểm sát v.v.. chỉ được trích ra một phần để thưởng cho cá nhân, số còn lại chủ yếu dùng để mua sắm trang thiết bị phương tiện đi lại, phương tiện kỹ thuật cho các lực lượng kiểm tra kiểm soát để tạo điều kiện cho công tác chống buôn lậu có hiệu quả hơn. Do đó Tổng số tiền thưởng đã được trích của mỗi vụ được phân phối như sau:
a) 20% số được trích nộp cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để xét thưởng cho những người có công gián tiếp trong việc phát hiện, bắt giữ, xử lý các vụ vi phạm và để chi dùng vào việc mua sắm phương tiện, chỉ đạo truy bắt các vụ vi phạm.
b) 30% để lập quỹ của các đội chuyên trách trực tiếp bắt giữ, xử lý hàng lậu như các đội đặc nhiệm chống buôn lậu, các đội quản lý thị trường, các đội kiểm tra chống thất thu ngân sách Nhà nước, các đội biên phòng, Hải quan, công an v.v... để chi dùng vào việc xét thưởng cho cán bộ trong đội (ngoài số tiền lương và công tác phí được hưởng theo quy định) và để mua sắm phương tiện thông tin, phương tiện đi lại phương tiện làm việc để tổ chức điều tra, truy bắt, xử lý các vụ vi phạm.
c) 50% chi thưởng trực tiếp cho những người có công tố giác, phát hiện, truy bắt vụ vi phạm hoặc có công giúp đỡ cơ quan Nhà nước truy bắt, xử lý các vụ vi phạm.
Số tiền thưởng cho mỗi cá nhân, thuộc các đối tượng nói ở điểm a, b,c nói trên trong một vụ chống buôn lậu khống chế tối đa không quá 200.000 đồng/1 người/1 vụ; và trong một tháng, dù có phát hiện được nhiều vụ buôn lậu, thì số tiền thưởng cho mỗi người khống chế tối đa không quá 500.000 đồng/1 người/1 tháng. Sau khi xét thưởng cho cá nhân nói ở điểm b và điểm c số tiền thưởng còn lại được đưa vào quỹ của các đội để làm nguồn mua sắm các phương tiện làm việc nói ở điểm b.
III- NGUYÊN TẮC VÀ THỦ TỤC XỬ LÝ, TRÍCH THƯỞNG
1. Bắt giữ hàng lậu
Mỗi lần tạm giữ hoặc tịch thu tang vật, hàng hoá buôn lậu, bất kỳ cá nhân hay tổ chức, cơ quan chức năng nào cũng đều phải lập biên bản ghi rõ lý do tạm giữ hay tịch thu, số lượng, hay trọng lượng, chủng loại, chất lượng hàng hoá, tang vật; có chữ ký của người vi phạm hoặc của người có liên quan chứng kiến việc bắt giữ.
Biên bản lập thành hai bản, giao cho người vi phạm giữ một bản, và một bản chuyển cho cơ quan có chức năng để xử lý.
Hàng hoá, tang vật tạm giữ hoặc tịch thu phải được bảo quản chu đáo, tránh mất mát, hư hỏng. Trường hợp hàng dễ hư hỏng phải bán ngay thì trong khi chờ xử lý, số tiền bán hàng được tạm gửi vào tài khoản tạm giữ của các đội kiểm tra tại ngân hàng. Giá bán hàng hoá, tang vật bắt giữ phải do Hội đồng định giá (gồm tài chính -vật giá - thuế và ngành kinh tế kỹ thuật) đề nghị và UBND địa phương quyết định trên nguyên tắc xấp xỉ giá thị trường ở địa phương.
2. Xử lý và trích thưởng:
- Chi sau khi vụ vi phạm đã có Quyết định xử lý và xử lý xong thì mới được trích thưởng và phân phối tiền thưởng. Nếu đương sự vẫn còn khiếu nại thì sau khi có Quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc khiếu nại thì mới được trích thưởng và phân phối tiền thưởng. Nếu xét thưởng xong rồi, đương sự mới khiếu nại thì việc trích thưởng phải được tính toán lại hoặc hoãn trả lại căn cứ vào quyết định xử lý việc khiếu nại của đương sự.
- Việc xử lý các vụ vi phạm phải tuân theo những quy định hiện hành của Nhà nước về thẩm quyền của từng cấp (đã ghi trong Pháp lệnh chống đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, ban hành ngày 30 tháng 6 năm 1982; Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ban hành ngày 30 tháng 11 năm 1989; các Luật thuế doanh thu, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế lợi tức do Quốc hội khoá VII kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 30 tháng 6 năm 1990).
- Người ký quyết định xử lý vụ vi phạm có trách nhiệm:
+ Căn cứ vào những quy định hiện hành của Nhà nước và thẩm quyền được giao để quyết định xử lý vụ vi phạm.
+ Quyết định trích thưởng và nộp số tiền còn lại vào kho bạc;
+ Xét thưởng cho những người trực tiếp phát hiện, bắt giữ vụ vi phạm và phân phối số tiền thưởng theo hướng dẫn ở Điều 3 mục II nói trên.
+ Quyết định trích thưởng và danh sách đơn vị, cá nhân được phân phối tiền thưởng phải gửi về cơ quan tài chính cùng cấp để theo dõi, kiểm tra, giám sát.
- Tổ chức, cá nhân nào không làm đúng những quy định hiện hành như trên, bắt giữ hàng hoá, tang vật không đúng chính sách, chế độ, quyết định xử lý không đúng nguyên tắc, chế độ; xét thưởng và phân phối tiền thưởng không đúng với quy trình hướng dẫn trong thông tư này thì ngoài việc phải bị xử lý kỷ luật, còn phải bồi thường những thiệt hại do việc làm không đúng của mình gây ra.
- Các loại ấn chỉ như: biên bản tịch thu hoặc biên bản tạm giữ hàng hoá tang vật phạm pháp; Quyết định xử lý vụ vi phạm, chứng từ thu, nộp tiền bán hàng hoá, tang vật tiền phạt, tiền thuế (nếu có), chứng từ trích thưởng, sổ sách theo dõi các vụ bắt giữ, xử lý vi phạm... phải thực hiện thống nhất theo đúng mẫu ấn chỉ của Bộ Tài chính đã hướng dẫn.
- Các đội được giao nhiệm vụ chống buôn lậu... phải mở sổ sách chứng từ theo dõi việc lập và sử dụng quỹ chống lậu và hàng tháng có trách nhiệm báo cáo kết quả thu - chi của quỹ chống lậu với cơ quan tài chính cùng cấp.
- Bộ Tài chính được Chủ tịch HĐBT giao trách nhiệm kiểm tra việc bắt giữ, xử lý, trích thưởng, phân phối tiền thưởng chống buôn lậu của tất cả các tổ chức và cá nhân có tham gia công tác chống buôn lậu.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế cho các quy định hướng dẫn trước đây của Bộ Tài chính, của các ngành, các cấp về việc xét khen thưởng cho người có công phát hiện, tố giác, truy bắt các vụ buôn lậu, trốn thuế. Những vụ chống lậu đã phát hiện, xử lý nhưng chưa trích thưởng thì nay xét trích thưởng và phân phối tiền thưởng theo hướng dẫn tại thông tư này.
Quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ảnh về Bộ Tài chính để báo cáo Chủ tịch HĐBT giải quyết.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây