Thông tư 02/2021/TT-NHNN giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng

thuộc tính Thông tư 02/2021/TT-NHNN

Thông tư 02/2021/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:02/2021/TT-NHNN
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Thị Hồng
Ngày ban hành:31/03/2021
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

NH không thu phí giao dịch đối với giao dịch ngoại tệ

Đây là nội dung được quy định tại Thông tư 02/2021/TT-NHNN ngày 31/03/2021 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.

Theo quy định loại hình giao dịch ngoại tệ bao gồm: giao dịch mua, bán ngoại tệ giao ngay; giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn; giao dịch hoán đổi ngoại tệ; giao dịch quyền chọn mua, bán ngoại tệ.

Tổ chức tín dụng được phép thực hiện giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn với tổ chức tín dụng được phép khác. Với tổ chức khác và cá nhân, tổ chức tín dụng được phép thực hiện giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn. Với người không cư trú, tổ chức tín dụng được phép thực hiện giao dịch giao ngay.

Tổ chức tín dụng được phép phải quy định các loại ngoại tệ giao dịch tại tổ chức tín dụng và niêm yết tỷ giá giao ngay giữa đồng VN và các ngoại tệ trong giao dịch với khách hàng ngay tại các địa điểm giao dịch và trên trang thông tin điện tử.

Kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn do các bên thỏa thuận. Trừ trường hợp kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi giữa Đồng VN và ngoại tệ tối đa là 365 ngày kể từ ngày giao dịch. Đáng lưu ý, tổ chức tín dụng được phép không được thu phí giao dịch đối với giao dịch ngoại tệ.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17/5/2021.

 

Xem chi tiết Thông tư02/2021/TT-NHNN tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
________
Số: 02/2021/TT-NHNN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
________________________
Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2021

THÔNG TƯ

Hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối

__________

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Pháp lệnh Ngoại hi ngày 13 tháng 12 năm 2005 và Pháp lệnh sửa đi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối ngày 18 tháng 03 năm 2013;

Căn cứ Nghị định s 70/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sđiều của Pháp lệnh ngoại hi và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối;

Căn cứ Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ trong nước giữa các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối với nhau và giữa tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối với khách hàng.
2. Giao dịch ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) được thực hiện theo quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước.
3. Thông tư này không điều chỉnh đối với giao dịch ngoại tệ trên thị trường quốc tế. Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối thực hiện giao dịch này trong phạm vi quy định tại Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hoặc Quyết định về việc chấp thuận có thời hạn các hoạt động ngoại hối khác và/hoặc các văn bản cá biệt khác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi chung là Giấy phép), tự chịu trách nhiệm về giao dịch này và tuân thủ các quy định pháp luật về đảm bảo an toàn, phòng chống rủi ro.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Tại Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối là các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối (sau đây gọi là tổ chức tín dụng được phép).
2. Khách hàng bao gồm:
a) Người cư trú là tổ chức kinh tế (bao gồm cả tổ chức tín dụng không phải là tổ chức tín dụng được phép), tổ chức khác và cá nhân;
b) Người không cư trú là tổ chức, cá nhân.
3. Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, trừ tổ chức tín dụng được phép.
4. Tổ chức khác nêu tại điểm a khoản 2 Điều này là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
5. Đối tác của tổ chức tín dụng được phép bao gồm tổ chức tín dụng được phép khác và khách hàng.
6. Loại hình giao dịch ngoại tệ bao gồm: giao dịch mua, bán ngoại tệ giao ngay; giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn; giao dịch hoán đổi ngoại tệ; giao dịch quyền chọn mua, bán ngoại tệ.
Thuật ngữ “giao dịch ngoại tệ” tại Thông tư này đồng nghĩa với thuật ngữ “giao dịch hối đoái” được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành.
7. Giao dịch mua, bán ngoại tệ giao ngay (sau đây gọi là giao dịch giao ngay) là giao dịch hai bên cam kết mua, bán một lượng đồng tiền này với một đồng tiền khác với tỷ giá xác định tại thời điểm giao dịch và ngày thanh toán tối đa là 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày giao dịch.
8. Giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn (sau đây gọi là giao dịch kỳ hạn) là giao dịch hai bên cam kết mua, bán một lượng đồng tiền này với một đồng tiền khác với tỷ giá xác định tại thời điểm giao dịch và ngày thanh toán tối thiểu là 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày giao dịch.
9. Giao dịch hoán đổi ngoại tệ (sau đây gọi là giao dịch hoán đổi) là giao dịch giữa hai bên, bao gồm một giao dịch mua và một giao dịch bán cùng số lượng một đồng tiền này với một đồng tiền khác với tỷ giá của hai giao dịch xác định tại thời điểm giao dịch và ngày thanh toán của hai giao dịch là khác nhau.
Giao dịch hoán đổi bao gồm hai giao dịch giao ngay hoặc hai giao dịch kỳ hạn hoặc một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn.
10. Giao dịch quyền chọn mua, bán ngoại tệ (sau đây gọi là giao dịch quyền chọn) là giao dịch giữa hai bên, trong đó bên mua trả cho bên bán giá mua quyền chọn để có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một lượng ngoại tệ này với một ngoại tệ khác trong một khoảng thời gian do hai bên thỏa thuận theo tỷ giá thực hiện được xác định tại thời điểm giao dịch và thanh toán vào một ngày trong tương lai. Nếu bên mua lựa chọn thực hiện quyền, bên bán phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết.
Trong giao dịch quyền chọn, quyền chọn bán đồng tiền này (Put option) đồng thời là quyền chọn mua đồng tiền khác (Call option).
11. Giá mua quyền chọn (Premium) là số tiền mà bên mua phải trả cho bên bán để mua quyền chọn mua ngoại tệ hoặc mua quyền chọn bán ngoại tệ trong giao dịch quyền chọn.
12. Ngày đáo hạn của giao dịch quyền chọn (Expiration date) là ngày cuối cùng mà bên mua được lựa chọn thực hiện quyền nhưng tối đa không quá 02 (hai) ngày làm việc trước ngày thanh toán. 
13. Ngày giao dịch là ngày hai bên xác lập thỏa thuận giao dịch theo quy định tại Thông tư này.
14. Ngày thanh toán là ngày hai bên thực hiện chuyển giao số lượng đồng tiền mua, bán theo thỏa thuận giao dịch đã xác lập. Trường hợp ngày thanh toán trùng vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày nghỉ lễ, Tết của thị trường ngoại tệ Việt Nam và/hoặc của thị trường xử lý thanh toán đối với đồng ngoại tệ trong giao dịch thì ngày thanh toán có thể được chuyển sang ngày làm việc kế tiếp.
15. Bộ phận giao dịch là một bộ phận nghiệp vụ của tổ chức tín dụng được phép, có chức năng thỏa thuận giao dịch ngoại tệ với đối tác.
16. Bộ phận nghiệp vụ hỗ trợ giao dịch là một bộ phận nghiệp vụ của tổ chức tín dụng được phép, có chức năng lập, gửi, nhận xác nhận giao dịch với đối tác.
17. Đại diện giao dịch là cá nhân thuộc bộ phận giao dịch, được tổ chức tín dụng được phép ủy quyền bằng văn bản phù hợp với quy định của pháp luật, trong đó xác định thẩm quyền xác lập thỏa thuận giao dịch với đối tác là tổ chức tín dụng được phép khác.
18. Người có thẩm quyền là cá nhân chịu trách nhiệm phê duyệt các nội dung thuộc chức năng, nhiệm vụ đã được tổ chức tín dụng được phép giao tại quy định nội bộ của tổ chức tín dụng được phép đó.
Điều 3. Nguyên tắc thực hiện giao dịch
1. Việc thực hiện giao dịch ngoại tệ phải phù hợp với quy định tại Thông tư này, phạm vi hoạt động ngoại hối của từng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Giấy phép. Đối với các giao dịch ngoại tệ mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cho phép kinh doanh, cung ứng thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó chỉ được thực hiện các giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép với vai trò là tổ chức kinh tế theo quy định tại Thông tư này.
2. Các bên tham gia giao dịch ngoại tệ phải xác lập và thực hiện giao dịch trên nguyên tắc trung thực, rõ ràng và tự chịu trách nhiệm về quyết định giao dịch của mình.
3. Giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép khác chỉ do trụ sở chính của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng hoặc trụ sở tại Việt Nam của chi nhánh ngân hàng nước ngoài được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối thực hiện. Quy định này không áp dụng đối với giao dịch đồng tiền của các nước có chung biên giới với Việt Nam tại vùng biên giới, khu kinh tế cửa khẩu.
Điều 4. Loại hình và phạm vi giao dịch được phép
1. Tổ chức tín dụng được phép được thực hiện giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn với tổ chức tín dụng được phép khác.
2. Tổ chức tín dụng được phép được thực hiện giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch bán quyền chọn với tổ chức kinh tế.
3. Tổ chức tín dụng được phép được thực hiện giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn với người cư trú là tổ chức khác và cá nhân.
4. Tổ chức tín dụng được phép được thực hiện giao dịch giao ngay với người không cư trú là tổ chức, cá nhân và giao dịch bán ngoại tệ kỳ hạn với người không cư trú quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Tổ chức tín dụng được phép được thực hiện giao dịch bán ngoại tệ kỳ hạn với người không cư trú là nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trái phiếu Chính phủ phát hành bằng Đồng Việt Nam tại thị trường trong nước để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho trái phiếu đầu tư của nhà đầu tư.
Điều 5. Đồng tiền giao dịch và tỷ giá giao dịch
1. Tổ chức tín dụng được phép phải quy định các loại ngoại tệ giao dịch tại tổ chức tín dụng.
2. Tỷ giá giao ngay giữa Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ trong giao dịch giao ngay, giao dịch giao ngay trong giao dịch hoán đổi được xác định trên cơ sở tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố tại ngày giao dịch và phạm vi biên độ do Ngân hàng Nhà nước quy định.
3. Tỷ giá kỳ hạn giữa Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ trong giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi do các bên tham gia giao dịch thỏa thuận nhưng không vượt quá mức tỷ giá được xác định trên cơ sở:
a) Tỷ giá giao ngay tại ngày giao dịch;
b) Chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất tái cấp vốn do Ngân hàng Nhà nước công bố và lãi suất mục tiêu Đô la Mỹ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Funds Target Rate). Trường hợp lãi suất mục tiêu Đô la Mỹ nằm trong khoảng biên độ thì áp dụng mức lãi suất thấp nhất trong khoảng biên độ đó.
c) Kỳ hạn của giao dịch.
4. Tỷ giá giữa Đồng Việt Nam với các ngoại tệ khác ngoài Đô la Mỹ và tỷ giá giữa các ngoại tệ với nhau trong giao dịch ngoại tệ do các bên thỏa thuận.
5. Tổ chức tín dụng được phép phải niêm yết tỷ giá giao ngay giữa Đồng Việt Nam và các ngoại tệ trong giao dịch với khách hàng tại các địa điểm giao dịch ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép và trên trang thông tin điện tử chính thức (nếu có). Tổ chức tín dụng được phép thực hiện giao dịch với khách hàng theo tỷ giá niêm yết, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác về tỷ giá áp dụng tại thời điểm giao dịch.
Điều 6. Kỳ hạn của giao dịch
1. Kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn trong giao dịch hoán đổi giữa Đồng Việt Nam với ngoại tệ tối đa là 365 (ba trăm sáu mươi lăm) ngày kể từ ngày giao dịch.
Điều 7. Phương thức giao dịch
1. Giao dịch ngoại tệ được thực hiện thông qua giao dịch trực tiếp hoặc giao dịch qua các phương tiện giao dịch, bao gồm điện thoại và phương tiện điện tử.
2. Giao dịch ngoại tệ thực hiện qua phương tiện điện tử, điện thoại do các bên tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm, đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ thông điệp dữ liệu và bảo mật thông tin phù hợp với quy định của pháp luật. Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản nếu đáp ứng quy định tại Điều 12 Luật giao dịch điện tử. Giao dịch ngoại tệ thực hiện thông qua phương tiện điện tử phải tuân thủ quy định của Luật giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
3. Trường hợp giao dịch qua điện thoại, tổ chức tín dụng được phép phải quy định và thông báo với đối tác các số điện thoại được phép sử dụng để giao dịch. Điện thoại phải có chức năng ghi âm và đảm bảo truy xuất được nội dung thỏa thuận giao dịch với đối tác để sử dụng cho mục đích lập xác nhận giao dịch, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng và xử lý tranh chấp (nếu có).
Điều 8. Phí giao dịch
Tổ chức tín dụng được phép không được thu phí giao dịch đối với giao dịch ngoại tệ.
Điều 9. Thời gian giao dịch
1. Tổ chức tín dụng được phép quy định về thời gian giao dịch với đối tác.
2. Đối với giao dịch phát sinh ngoài thời gian quy định trên, tổ chức tín dụng được phép phải tổ chức biện pháp quản lý, kiểm soát giao dịch để phòng ngừa rủi ro phát sinh. Giao dịch ngoài thời gian quy định phải được người có thẩm quyền phê duyệt và được ghi nhận vào trạng thái ngoại tệ của tổ chức tín dụng được phép vào ngày giao dịch.
Điều 10. Nội dung thỏa thuận giao dịch
1. Thỏa thuận giao dịch giữa tổ chức tín dụng được phép và đối tác phải có tối thiểu các nội dung sau:
a) Tên các bên tham gia giao dịch;
b) Ngày giao dịch;
c) Cặp đồng tiền giao dịch;
d) Số lượng ngoại tệ;
đ) Tỷ giá;
e) Ngày thanh toán;
g) Giá mua quyền chọn (đối với giao dịch quyền chọn);
h) Ngày đáo hạn (đối với giao dịch quyền chọn).
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, thỏa thuận giao dịch giữa các tổ chức tín dụng được phép phải có thêm các nội dung sau:
a) Đại diện giao dịch;
b) Chỉ dẫn thanh toán;
c) Phương tiện giao dịch;
d) Hình thức xác nhận giao dịch, người có thẩm quyền xác nhận giao dịch đối với giao dịch thực hiện qua phương tiện điện tử, điện thoại.
3. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật.
4. Thỏa thuận giao dịch quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này được xác lập dưới hình thức thỏa thuận khung và/hoặc thỏa thuận cụ thể.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục I: GIAO DỊCH NGOẠI TỆ GIỮA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐƯỢC PHÉP TRÊN THỊ TRƯỜNG NGOẠI TỆ LIÊN NGÂN HÀNG
Điều 11. Thỏa thuận giao dịch
1. Đại diện giao dịch của hai bên thực hiện thỏa thuận các nội dung của giao dịch ngoại tệ trên cơ sở phạm vi hạn mức, thẩm quyền được phép và đảm bảo tối thiểu các nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Thông tư này.
2. Thỏa thuận giao dịch do đại diện giao dịch của hai bên xác lập qua các phương tiện giao dịch là cam kết không được đơn phương thay đổi, chỉ được thay đổi hoặc hủy bỏ khi hai bên đạt được thỏa thuận bằng văn bản.
3. Tổ chức tín dụng được phép tự chịu trách nhiệm về việc ủy quyền, giao hạn mức giao dịch cho đại diện giao dịch và có nghĩa vụ thực hiện giao dịch ngoại tệ đã được đại diện giao dịch xác lập với đối tác.
Điều 12. Xác nhận giao dịch
1. Sau khi thỏa thuận giao dịch được xác lập qua phương tiện điện tử, điện thoại, hai bên phải lập và gửi cho nhau xác nhận giao dịch. Bộ phận nghiệp vụ hỗ trợ giao dịch của mỗi bên thực hiện lập và gửi xác nhận giao dịch ngay trong ngày giao dịch. Đối với giao dịch phát sinh sau thời gian quy định, xác nhận giao dịch phải được gửi chậm nhất vào ngày làm việc kế tiếp ngày giao dịch.
2. Nội dung của xác nhận giao dịch do các bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo tối thiểu có các thông tin quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này và phê duyệt của người có thẩm quyền xác nhận giao dịch theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 10 Thông tư này.
3. Trường hợp xác nhận giao dịch qua Hệ thống SWIFT (Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication), tổ chức tín dụng được phép phải thiết lập quy trình tạo lập, gửi và nhận điện xác nhận đảm bảo an toàn, phòng ngừa rủi ro. Tổ chức tín dụng được phép phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và quy định của pháp luật có liên quan.
4. Trường hợp xác nhận giao dịch được gửi qua máy fax hoặc bản đính kèm qua thư điện tử thì trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày giao dịch, hai bên phải gửi cho nhau bản gốc.
Điều 13. Chứng từ trong giao dịch
Tổ chức tín dụng được phép khi thực hiện giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép khác không phải xuất trình chứng từ chứng minh mục đích sử dụng ngoại tệ.
Mục II: GIAO DỊCH NGOẠI TỆ GIỮA TỔ CHỨC TÍN DỤNG  ĐƯỢC PHÉP VÀ KHÁCH HÀNG
Điều 14. Thỏa thuận giao dịch
1. Tổ chức tín dụng được phép và khách hàng xác lập thỏa thuận giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật và đảm bảo tối thiểu các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
2. Thỏa thuận giao dịch do bộ phận giao dịch của tổ chức tín dụng được phép thực hiện theo quy định tại quy trình giao dịch ngoại tệ nội bộ do tổ chức tín dụng được phép ban hành. Thỏa thuận giao dịch đã xác lập là cam kết không được đơn phương thay đổi, chỉ được thay đổi hoặc hủy bỏ khi hai bên đạt được thỏa thuận bằng văn bản.
3. Trường hợp khách hàng giao dịch trực tiếp tại địa điểm giao dịch của tổ chức tín dụng được phép, hai bên xác lập thỏa thuận giao dịch bằng văn bản và có chữ ký của người có thẩm quyền.
Điều 15. Xác nhận giao dịch
1. Trường hợp thỏa thuận giao dịch xác lập qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử, hai bên phải lập xác nhận giao dịch bằng văn bản, đảm bảo tối thiểu các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này và có chữ ký của người có thẩm quyền.
2. Xác nhận giao dịch được lập và gửi chậm nhất vào ngày làm việc kế tiếp ngày giao dịch.
3. Trường hợp hai bên ký kết thỏa thuận khung bằng văn bản, trong đó có nội dung khách hàng đồng ý cho tổ chức tín dụng được phép tự động thực hiện giao dịch ngoại tệ thì tổ chức tín dụng được phép thực hiện theo nội dung đã quy định tại thỏa thuận khung nhưng phải thông báo cho khách hàng thông tin về giao dịch đã thực hiện và đảm bảo tối thiểu có các nội dung theo khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
4. Trường hợp xác nhận giao dịch được gửi qua máy fax hoặc bản đính kèm qua thư điện tử thì trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày giao dịch, hai bên phải gửi cho nhau bản gốc.
Điều 16. Chứng từ trong giao dịch
1. Khách hàng phải xuất trình giấy tờ và chứng từ cung cấp đầy đủ thông tin về mục đích, số lượng, loại ngoại tệ, thời hạn thanh toán, chuyển tiền theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối và quy định của tổ chức tín dụng được phép khi thực hiện các giao dịch ngoại tệ sau với tổ chức tín dụng được phép:
a) Mua ngoại tệ trong giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn;
b) Mua ngoại tệ trong giao dịch hoán đổi giữa ngoại tệ với Đồng Việt Nam, mua ngoại tệ trong giao dịch có ngày thanh toán đến trước của giao dịch hoán đổi giữa ngoại tệ với ngoại tệ;
c) Mua quyền chọn ngoại tệ (xuất trình giấy tờ, chứng từ đối với loại ngoại tệ khách hàng nhận về);
2. Trường hợp kế hoạch thanh toán ngoại tệ của khách hàng thay đổi do nguyên nhân khách quan đã được tổ chức tín dụng được phép và khách hàng thỏa thuận trước, trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của khách hàng kèm giấy tờ chứng minh lý do cần thiết sửa đổi kỳ hạn của giao dịch, tổ chức tín dụng được phép và khách hàng được thực hiện giao dịch hoán đổi để sửa đổi kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn đã ký kết phù hợp với thời hạn trên giấy tờ, chứng từ xuất trình. Tổng kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn đã ký kết và kỳ hạn của các giao dịch hoán đổi tối đa là 365 (ba trăm sáu mươi lăm) ngày kể từ ngày giao dịch.
3. Đối với khoản vay nước ngoài bằng ngoại tệ có thời hạn vay ban đầu hoặc thời hạn vay còn lại lớn hơn 365 (ba trăm sáu mươi lăm) ngày, khách hàng được dùng Đồng Việt Nam mua ngoại tệ kỳ hạn 365 (ba trăm sáu mươi lăm) ngày từ tổ chức tín dụng được phép với mục đích phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của khách hàng, trong vòng 02 (hai) ngày làm việc trước ngày đến hạn của giao dịch kỳ hạn đã ký kết, tổ chức tín dụng được phép và khách hàng được thực hiện giao dịch hoán đổi để kéo dài kỳ hạn của giao dịch đã ký kết. Kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn trong các giao dịch hoán đổi là 365 (ba trăm sáu mươi lăm) ngày hoặc bằng thời hạn còn lại của khoản vay khi thời hạn còn lại của khoản vay dưới 365 (ba trăm sáu mươi lăm) ngày. Tổng kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn và các giao dịch hoán đổi tiếp theo không vượt quá tổng thời hạn của khoản vay.
4. Đối với giao dịch mua ngoại tệ kỳ hạn của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư này:
a) Khi thực hiện giao dịch mua ngoại tệ kỳ hạn với tổ chức tín dụng được phép, nhà đầu tư nước ngoài phải cung cấp chứng từ chứng minh quyền sở hữu trái phiếu Chính phủ, đảm bảo giá trị và kỳ hạn của giao dịch ngoại tệ không vượt quá giá mua và kỳ hạn còn lại của trái phiếu Chính phủ đó. Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc từ ngày thực hiện giao dịch mua ngoại tệ kỳ hạn, nhà đầu tư nước ngoài phải cung cấp bổ sung chứng từ phong tỏa tại Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đối với trái phiếu Chính phủ nêu trên để giao dịch kỳ hạn đã ký kết có hiệu lực.
b) Trong vòng 02 (hai) ngày làm việc trước ngày đến hạn của giao dịch kỳ hạn, trường hợp nhà đầu tư nước ngoài có nhu cầu tiếp tục phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho trái phiếu, tổ chức tín dụng được phép và khách hàng được thực hiện giao dịch hoán đổi để kéo dài kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn đã ký. Tổ chức tín dụng được phép phải đảm bảo kỳ hạn của giao dịch hoán đổi này và các giao dịch hoán đổi kế tiếp (nếu có) không vượt quá kỳ hạn còn lại của trái phiếu phong tỏa. Tổng kỳ hạn của giao dịch kỳ hạn và các giao dịch hoán đổi không được vượt quá kỳ hạn của trái phiếu phong tỏa.
Điều 17. Bán ngoại tệ cho các giao dịch chưa đến hạn thanh toán
1. Đối với các đề nghị của khách hàng dùng Đồng Việt Nam để mua ngoại tệ trước thời hạn thanh toán theo các giấy tờ, chứng từ quy định tại Điều 16 Thông tư này từ 03 (ba) ngày làm việc trở lên, tổ chức tín dụng được phép chỉ được bán ngoại tệ kỳ hạn, trừ các trường hợp sau đây:
a) Nhà đầu tư nước ngoài mua ngoại tệ và chuyển ra nước ngoài theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối;
b) Cá nhân là công dân Việt Nam mua ngoại tệ tiền mặt cho các mục đích quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 20/2011/TT-NHNN ngày 29 tháng 8 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép.
2. Ngày cuối cùng của kỳ hạn trong giao dịch kỳ hạn quy định tại khoản 1 Điều này không được trước ngày đến hạn thanh toán theo các giấy tờ, chứng từ của khách hàng 05 (năm) ngày làm việc.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VÀ CÁC ĐƠN VỊ THUỘC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Điều 18. Trách nhiệm của tổ chức tín dụng được phép
1. Ban hành quy định nội bộ về quy trình thực hiện các giao dịch ngoại tệ phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan, trong đó phải có tối thiểu các nội dung sau:
a) Quy định về trách nhiệm và thẩm quyền của các cá nhân, bộ phận liên quan khi thực hiện giao dịch ngoại tệ đảm bảo tuân thủ quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
b) Phân tách chức năng, nhiệm vụ giữa bộ phận giao dịch và bộ phận nghiệp vụ hỗ trợ giao dịch trong giao dịch với tổ chức tín dụng được phép khác đảm bảo nguyên tắc xác lập và thực hiện một giao dịch ngoại tệ có sự tham gia xử lý của hai bộ phận này.
2. Ban hành quy định nội bộ về quản lý rủi ro trong giao dịch ngoại tệ phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
3. Hướng dẫn khách hàng hiểu và thực hiện các nội dung quy định tại Thông tư này và quy định về quản lý ngoại hối khác có liên quan trước khi cung ứng dịch vụ ngoại hối và thực hiện giao dịch ngoại tệ với khách hàng.
4. Kiểm tra, xem xét, lưu trữ giấy tờ và chứng từ của khách hàng phù hợp với các giao dịch thực tế để đảm bảo giao dịch ngoại tệ được thực hiện đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
5. Thực hiện báo cáo giao dịch ngoại tệ theo quy định về chế độ báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước.
Điều 19. Trách nhiệm của khách hàng
Khi giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng được phép khách hàng có trách nhiệm:
1. Thực hiện nghiêm túc các quy định tại Thông tư này.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ xuất trình cho tổ chức tín dụng được phép.
Điều 20. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước
1. Vụ Chính sách tiền tệ làm đầu mối xử lý các vấn đề vướng mắc liên quan đến việc thực hiện giao dịch ngoại tệ trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư này.
2. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Thông tư này và xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;
b) Thông báo cho Vụ Chính sách tiền tệ việc cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, Quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động, văn bản chấp thuận hoạt động ngoại hối hoặc các văn bản khác liên quan đến hoạt động ngoại hối do Ngân hàng Nhà nước cấp cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
3. Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm xử lý các vấn đề vướng mắc liên quan đến việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 21. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 17 tháng 5 năm 2021 và thay thế Thông tư số 15/2015/TT-NHNN ngày 02 tháng 10 năm 2015 hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.
2. Đối với những thỏa thuận giao dịch ngoại tệ đã xác lập và có hiệu lực trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng được tiếp tục thực hiện theo thỏa thuận đã xác lập. Việc sửa đổi, bổ sung các thỏa thuận trên sau khi Thông tư này có hiệu lực thi hành chỉ được thực hiện nếu nội dung sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy định tại Thông tư này.
Điều 22. Trách nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

Nơi nhận:  

- Như Điều 22;
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Lưu: VP, Vụ PC, Vụ CSTT (03).

THỐNG ĐỐC

 

 

 

Nguyễn Thị Hồng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STATE BANK OF VIETNAM

________

No. 02/2021/TT-NHNN

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness

________________________

Hanoi, March 31, 2021

 

 

CIRCULAR

On guiding forex transactions of licensed credit institutions in forex market

__________

 

Pursuant to the Law on State Bank of Vietnam dated June 16, 2010;

Pursuant to the Law on Credit Institutions No. 47/2010/QH12 dated June 16, 2010 and the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Credit Institutions No. 17/2017/QH14 dated November 20, 2017;

Pursuant to the Ordinance on Foreign Exchange dated December 13, 2005 and the Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Foreign Exchange dated March 18, 2013;

Pursuant to the Government’s Decree No. 70/2014/ND-CP dated July 17, 2014, detailing a number of articles of the Ordinance on Foreign Exchange and the Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Foreign Exchange;

Pursuant to the Government’s Decree No. 16/2017/ND-CP dated February 17, 2017, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam;

At the proposal of the Director of the Monetary Policy Department;

The Governor of the State Bank of Vietnam hereby promulgates the Circular on guiding forex transactions of licensed credit institutions in forex market.

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. This Circular guides on domestic foreign exchange transactions between credit institutions licensed to engage in foreign exchange transactions and domestic foreign exchange transactions between credit institutions licensed to engage in foreign exchange transactions and their customers in forex market.

2. Foreign exchange transactions between credit institutions licensed to engage in foreign exchange transactions and the State Bank of Vietnam (hereinafter referred to as the State Bank) shall comply with specific regulations of the State Bank.

3. This Circular does not regulate international foreign exchange transactions. licensed credit institutions shall conduct such transaction within the scope specified in the establishment and operation licenses or decisions amending and supplementing licenses according to the State Bank’s regulations or decisions on approval of other foreign exchange transactions for a definite time and/or other documents issued by the Government, Prime Minister and the State Bank (hereinafter collectively referred to as licenses), be liable for such transactions, and comply with the law on assurance of safety and risk prevention.

Article 2. Interpretation of terms

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1. Credit institutions licensed to engage in foreign exchange transactions mean banks, non-bank credit institutions and foreign bank branches licensed to engage in foreign exchange business and supply of foreign exchange services (hereinafter referred to as licensed credit institutions).

2. Customers include:

a) Residents being economic institutions (including credit institutions other than licensed credit institutions), other organizations and individuals;

b) Non-residents being organizations and individuals.

3. Economic institution means an organization established and operating under Vietnamese law, including enterprises, cooperatives, unions of cooperatives and other organizations engaged in investment business, excluding licensed credit institutions.

4. Other organizations mentioned at Point a, Clause 2 of this Article mean those established and operating under Vietnamese law, except for organizations prescribed in Clause 1 and Clause 3 of this Article.

5. Partners of licensed credit institutions include other licensed credit institutions and customers.

6. Types of foreign exchange transactions include: spot foreign exchange transactions; forward foreign exchange transactions; foreign exchange swap transactions; foreign currency option transactions.

The term “foreign currency transaction” in this Circular has the same meaning as the term “foreign exchange transaction” as stipulated in other legal normative documents promulgated by the State Bank Governor.

7. Spot foreign exchange transaction (hereinafter referred to as spot transaction) means a transaction where the two parties commit to buy or sell a volume of foreign currency with another foreign currency at a rate determined at the trading time and the payment period of maximum 02 (two) working days from the trading day.

8. Forward foreign exchange transaction (hereinafter referred to as forward transaction) means a transaction where the two parties commit to buy or sell a volume of foreign currency with another foreign currency at a rate determined at the trading time and the payment period of at least 03 (three) working days from the trading day.

9. Foreign exchange swap transaction (hereinafter referred to as swap transaction) means a transaction between two parties, including the purchase and sale of the same volume of foreign currency with another foreign currency, of which the payment date and rate determined at the trading time of two transactions are different.

Swap transaction includes two spot transactions or two forward transactions or one spot transaction and one forward transaction.

10. Foreign currency option transaction (hereinafter referred to as option transaction) means a transaction between two parties where the purchasing party pays for the selling party a premium to own the rights but not obligations to purchase or sell a volume of foreign currency with another foreign currency within a pre-determined settlement date at a rate determined at the trading time and make the payment in the future. If the purchasing party choose to perform rights, the selling must execute obligations as committed.

In the option transaction, the put option of this currency concurrently is the call option of another currency.

11. Premium means an amount of money that the purchasing party shall pay for the selling party to purchase the currency call option or currency put option in the option transaction.

12. Expiration date of the option transaction means the last date on which the purchasing party is entitled to choose to perform its rights, but not exceed 02 (two) working days before the payment date. 

13. Trading date means the date on which the two parties enter into a transaction agreement as prescribed in this Circular.

14. Settlement date means the date on which the two parties transfer the volume of currency purchased or sold according to the transaction agreement that has been made. If the settlement date falls on a holiday or weekend of Vietnamese foreign exchange market and/or the payment processing market of the foreign currency used in the transaction, then, it shall be on the next working day.

15. Transaction department means a professional department of a licensed credit institution, in charge of foreign exchange transaction negotiation with its partners.

16. Transaction assistance department means a professional department of a licensed credit institution, in charge of making, sending and receiving confirmation of the transactions with its partners.

17. Transaction representative means an individual in a transaction department who is authorized in writing by a licensed credit institution in accordance with law regulations. Such a power of attorney must determine competence to make transaction agreements with partners that are other licensed credit institutions.

18. Competent person means an individual who is responsible for approving contents within his/her functions and tasks assigned by a licensed credit institution in its internal regulations.

Article 3. Principles of transactions

1. Foreign exchange transactions must be carried out in accordance with this Circular and the scope of foreign exchange operations of each credit institution, foreign bank branch as stated in its license. For foreign exchange transactions that credit institutions and foreign bank branches are not licensed to trade or provide, such credit institutions and foreign bank branches shall only carry out foreign exchange transactions with licensed credit institutions as economic institutions as prescribed in this Circular.

2. Parties involved in foreign exchange transactions must make and implement transactions in an honest and precise manner and shall be responsible for its transaction-related decisions.

3. Foreign exchange transactions with a licensed credit institution shall only be carried out by head offices of a bank, non-bank credit institution or Vietnam-based head offices of a foreign bank branch licensed to conduct foreign exchange business or provide foreign exchange services. This regulation does not apply to currency transactions of countries sharing the same border with Vietnam in border areas or border gate economic zones.

Article 4. Types and scope of licensed transactions

1. Licensed credit institutions are entitled to carry out the spot transactions, forward transactions, swap transactions and option transactions with other licensed credit institutions.

2. Licensed credit institutions are entitled to perform the spot transactions, forward transactions, swap transactions, and transactions on sale of options with economic institutions.

3. Licensed credit institutions are entitled to perform the spot transactions and forward transactions with residents being organizations and individuals.

4. Licensed credit institutions are entitled to perform the spot transaction with non-residents being organizations and individuals and perform forward transactions on selling foreign currencies with non-residents as prescribed in Clause 5 of this Article.

5. Licensed credit institutions are entitled to perform forward transactions on selling foreign currencies with non-residents being foreign investors who hold Government bonds issued in Vietnam dong in domestic market in order to prevent risks for the invested bonds.

Article 5. Currency used in transaction and transaction exchange rate

1. Licensed credit institutions must stipulate foreign currencies used at credit institutions.

2. Spot rate between Vietnam dong and US dollar in spot transaction, spot transaction in swap transaction shall be determined according to the central rate announced by the State Bank on the trading day and in the amplitude decided by the State Bank.

3. Forward rate of Vietnam dong and US dollar in forward transaction, forward transaction in swap transactions shall be agreed among parties but not exceed the rate determined based on:

a) Spot rate at the trading day;

b) Differences between two applicable interest rates, including refinancing interest rate announced by the State Bank and federal funds target rate of the US Federal Reserve. In case the federal funds target rate falls within the amplitude, the lowest interest rate in such amplitude shall be applied.

c) Transaction term.

4. The foreign exchange rate between Vietnam dong and other foreign currencies excluding US dollar and the foreign exchange rate between foreign currencies in foreign exchange transactions shall be agreed by both parties.

5. Licensed credit institutions must list the spot rate between Vietnam dong and other foreign currencies in transactions with customers at foreign exchange transaction locations of the licensed credit institutions and on their official websites (if any). Licensed credit institutions shall carry out transactions with customers at the listed foreign exchange rate, unless otherwise agreed by both parties at the trading time.

Article 6. Term of transactions

1. Term of a forward transaction, forward transaction in swap transaction or option transaction shall be subject to both parties’ agreement, except for the case specified in Clause 2 of this Article.

2. Term of a forward transaction, forward transaction in swap transaction between Vietnam dong and foreign currencies shall be up to 365 (three hundred and sixty-five) days from the trading date.

Article 7. Method of transaction

1. Foreign currency transactions shall be carried out directly or via other means of transaction, including telephones and electronic devices.

2. Foreign exchange transactions shall be carried out via telephones and electronic devices as agreed by both parties. Both parties shall take responsibilities and ensure security, safety and protect data messages and information confidentiality in accordance with law regulations. Data messages have the same value as text if they meet requirements specified in Article 12 of the Law on E-transactions. Foreign exchange transaction made through electronic devices must be complied with the law on E-transactions and relevant guiding documents.

3. If a transaction is made via mobiles, the licensed credit institution must stipulate regulations and notify its partners of telephone numbers allowed to be used for transaction. The telephone must have a recording function and ensure that the content of the transaction agreement with the partner is accessible for use for the purpose of establishing transaction confirmation, credit institution's internal control and dispute resolution (if any).

Article 8. Transaction fees

Licensed credit institutions are not allowed to charge transaction fees on foreign exchange transactions.

Article 9. Trading time

1. Licensed credit institutions shall provide the trading time with their partners.

2. With regard to transactions incurred outside the prescribed time, the licensed credit institutions must organize transaction management and control measures in order to prevent risks. Transactions outside the prescribed time must be approved by the competent person and recorded as the foreign currency status of the licensed credit institution on the trading day.

Article 10. Contents of transaction agreements

1. Transaction agreements between the licensed credit institution and its partners must contain at least the following information:

a) Name of participants;

b) Trading date;

c) Pair of currencies used in the transaction;

d) Volume of foreign currency;

dd) Foreign exchange rate;

e) Settlement date;

g) Premium (for option transactions);

h) Expiration date (for option transactions).

2. In addition to contents prescribed in Clause 1 of this Article, transaction agreements among licensed credit institutions must contain the following information:

a) Transaction representative;

b) Payment instruction;

c) Means of transactions;

d) Form of transaction confirmation, competent persons to confirm the transaction for transactions conducted through the electronic devices and telephones.

3. In addition to contents prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article, parties may reach an agreement on other contents in accordance with this Circular and other law regulations.

4. Transaction agreements prescribed in Clause 1, 2 and 3 of this Article shall be made in the form of frame agreements and/or specific agreements.

 

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

 

Section I. FOREIGN EXCHANGE TRANSACTIONS BETWEEN LICENSED CREDIT INSTITUTIONS IN FOREX INTERBANK MARKET

 

Article 11. Transaction agreements

1. Transaction representatives of the two parties shall reach an agreement on contents of the foreign exchange transaction within the permitted limit and competence, ensuring at least information as prescribed in Clauses 1 and 2, Article 10 of this Circular.

2. Transaction agreements made by transaction representatives of the two parties through transaction means are commitments that are not allowed to unilaterally change, such agreements shall only be changed or canceled as agreed in writing by the two parties.

3. Licensed credit institutions shall take responsibilities for the authorization and allocation of limits for transaction representatives and be obliged to carry out foreign exchange transactions made by the transaction representatives and their partners.

Article 12. Confirmation of the transaction

1. After a transaction agreement is made through electronic device or telephone, both parties must make and send the transaction confirmation to each other. Transaction assistance departments of both parties shall made and send transaction confirmation within the trading day. For transactions incurred outside the prescribed time, the transaction confirmation must be sent on the day following the trading day at the latest.

2. Content of transaction confirmation shall be agreed by both parties, provided that, it must contain at least information prescribed in Clause 1, Article 10 of this Circular and approval from the person competent to confirm the transaction as prescribed at Point d, Clause 2, Article 10 of this Circular.

3. In case of confirming through SWIFT system (Society for Worldwide Interbank and Financial Telecommunication), the licensed credit institution must formulate a process of making, sending and receiving confirmation notice in order to ensure safety and prevent risks. The licensed credit institution must comply with the Law on E-Transactions and relevant laws.

4. If the transaction confirmation is sent by fax or via e-mail as an attached file, the two parties must send the original within 10 (ten) working days from the trading date.

Article 13. Documents in transactions

When licensed credit institutions perform foreign exchange transactions with other licensed credit institutions, they shall not be required to present documents to prove the purpose of using foreign currency.

 

Section II. FOREIGN EXCHANGE TRANSACTIONS BETWEEN LICENSED CREDIT INSTITUTIONS AND ITS CUSTOMERS

 

Article 14. Transaction agreements

1. The licensed credit institution and its customer shall make a transaction agreement in accordance with law regulations and such agreement must contain at least information prescribed in Clause 1, Article 10 of this Circular.

2. Transaction agreements shall be carried out by the transaction departments of licensed credit institutions according to internal regulations on foreign exchange transactions issued by the licensed credit institutions. Transaction agreements that have been made are commitments that are not allowed to unilaterally change, such agreements shall only be changed or canceled as agreed in writing by the two parties.

3. If customers make transactions directly at transaction locations of licensed credit institutions, both parties shall make transaction agreements in writing and such agreements must bear signatures of the competent persons.

Article 15. Confirmation of the transaction

1. If the transaction agreement is made through telephone or electronic device, both parties must make the transaction agreement in writing with signatures of the competent persons; such agreement must contain at least information prescribed in Clause 1, Article 10 of this Circular.

2. The transaction confirmation shall be made and sent on the day following the trading day at the latest.

3. If the two parties sign a written frame agreement which specifies that the licensed credit institution is allowed to automatically carry out foreign exchange transactions by the customer, then, the licensed credit institution shall comply with contents prescribed in the frame agreement but notify the customer information about transactions that have been made, and ensure at least information prescribed in Clause 1, Article 10 of this Circular.

4. If the transaction confirmation is sent by fax or via e-mail as an attached file, the two parties must send the original within 10 (ten) working days from the trading date.

Article 16. Documents in transactions

1. Customers shall present papers and documents with information on purposes, quantity, type of foreign currency, term of payment, money transfer according to current provisions on foreign exchange management and regulations of credit institutions when performing the following foreign exchange transactions with licensed credit institutions:

a) Purchasing foreign currencies in spot transactions, forward transactions;

b) Purchasing foreign currencies in swap transactions of Vietnam dong and another foreign currency; purchasing foreign currencies in swap transactions of a foreign currency with another foreign currency with the settlement dates come first;

c) Purchasing foreign currency options (presenting papers, documents for the type of foreign currencies the customers receive is required);

2. In case a customer's foreign currency payment plan changes due to objective reasons which have been previously agreed with by the credit institution and the customer, on the basis of the customer's written request and documents proving necessary reasons for modification of transaction term, the licensed credit institution and the customer may perform the swap transaction to modify the term of the signed forward transaction in accordance with the term on the presented papers or documents. Total terms of the forward transaction signed and swap transactions are up to356 (three hundred and sixty-five) days from the trading date.

3. For foreign loans denominated in foreign currencies with the initial loan term or the remaining loan term greater than 365 (three hundred and sixty-five) days, customers may use Vietnam dong to purchase foreign currencies with a term of 365 (three hundred and sixty-five) days from licensed credit institutions for the purpose of prevention of exchange rate risks. On the basis of the written request of the customer, within 02 (two) working days prior to the due date of the signed forward transaction, the licensed credit institution and the customer may perform swap transactions to extend the term of the signed transaction. Term of a forward transaction in swap transactions is 365 (three hundred and sixty-five) days or the remaining loan term when the latter is less than 365 (three hundred and sixty-five) days. Total terms of the forward transaction and subsequent swap transactions don't exceed the total term of the loan.

4. For forward foreign currency purchase of foreign investors as prescribed in Clause 5, Article 4 of this Circular:

a) When making forward foreign currency purchase with licensed credit institutions, foreign investors must provide documents proving the ownership of Government bonds, ensuring the value and term of the foreign exchange transaction do not exceed the purchase price and the remaining term of such government bond. Within 07 (seven) working days from the date of making forward foreign currency purchase, foreign investors must additionally provide escrow documents at the Vietnam Securities Depository and Clearing Corporation for above government bonds for the forward transaction to be effective.

b) Within 02 (two) working days prior to the due date of a forward transaction, in case foreign investors wish to continue preventing exchange rate risk for bonds, licensed credit institutions and customers shall perform swap transactions to extend the term of the signed forward transaction. Licensed credit institutions must ensure that the term of such swap transaction and subsequent swap transactions (if any) do not exceed the remaining term of the escrow bond.

The total terms of a forward transaction and swap transactions do not exceed the term of the escrow bond.

Article 17. Sale of foreign currency for transactions that are not due

1. For customers’ requests to use Vietnam dong to purchase foreign currencies 03 (three) working days or more prior to the due term of payment, using the papers and documents prescribed in Article 16 of this Circular, licensed credit institutions are only allowed to sell forward foreign currencies, except the following cases:

a) Foreign investors purchase foreign currencies and remit them abroad as prescribed in Article 9 of the Government's Decree No. 70/2014/ND-CP dated July 17, 2014, on detailing a number of articles of the Ordinance on Foreign Exchange and the Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Foreign Exchange;

b) Individuals who are Vietnamese citizens purchase foreign-currency cash for the purposes specified in Clause 1, Article 2 of the Circular No. 20/2011/TT-NHNN dated August 29, 2011 of the Governor of the State Bank on the sale and purchase of foreign-currency cash between individuals and licensed credit institutions.

2. The last day of the term in forward transaction as prescribed in Clause 1 of this Article must not be preceded by the due date of payment according to the customer’s papers and documents by 05 (five) working days.

 

Chapter III

RESPONSIBILITIES OF INSTITUTIONS, INDIVIDUALS AND UNITS OF THE STATE BANK

 

Article 18. Responsibilities of licensed credit institutions

1. To promulgate the internal regulations on procedures of performing foreign exchange transactions in accordance with this Circular and other relevant law regulations, in which the following contents are required:

a) Regulations on responsibilities and competence of relevant individuals, departments when performing foreign exchange transactions, ensuring the compliance with the regulations on the internal control system of commercial banks, foreign bank branches.

b) Separation of functions and tasks between their transaction department and the transaction assistance department in transactions with other licensed credit institutions, ensuring the principle of establishing and performing a foreign exchange transaction with the participation in handling of these two departments.

2. To promulgate internal regulations on risk management in foreign exchange transaction in conformity with regulations of the State Bank and relevant legal normative documents.

3. To guide the customers in implementing this Circular and other relevant regulations on foreign exchange management before providing foreign exchange services and performing foreign exchange transactions with customers.

4. To check, review and archive customers' papers and documents in conformity with actual transactions to ensure foreign exchange transactions are performed for the right purpose and in accordance with the law regulations on foreign exchange management.

5. To report foreign exchange transactions according to the State Bank's regulations on statistical reporting regimes.

Article 19. Responsibilities of customers

When making foreign exchange transactions with licensed credit institutions, customers are responsible for:

1. Strictly complying with this Circular.

2. Taking responsibility before law for the authenticity of papers and documents presented to licensed credit institutions.

Article 20. Responsibilities of units of the State Bank

1. The Monetary Policy Department shall act as the focal point to deal with all arising problems related to performance of foreign exchange transactions during the course of implementing this Circular.

2. The Banking Inspection and Supervision Agency, branches of the State Bank in provinces and central affiliated cities shall be responsible for:

a) Examining, inspecting, supervising the implementation of this Circular and handling acts of violation according to law regulations;

b) Notifying the Monetary Policy Department of the grant of the establishment and operation license, decision on amending, supplementing the establishment and operation license, and documents approving foreign exchange activities or other documents related to foreign exchange activities granted to credit institutions, foreign bank branches by the State Bank;

3. The units of the State Bank, within the scope of their assigned functions and tasks, are responsible for handling problems related to the implementation of this Circular.

 

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 21. Effect

1. This Circular takes effect from May 17, 2021 and replaces the Circular No. 15/2015/TT-NHNN dated October 02, 2015 on guiding forex transactions of licensed credit institutions in forex market.

2. For agreements on foreign exchange transactions that are signed and take effect before the effective date of this Circular, credit institutions, foreign bank branches and customers shall continue to implement according to such agreements. Amending and supplementing the above agreements after the effective date of this Circular shall be only made if contents of amendment, supplements are in accordance with this Circular.

Article 22. Responsibility of implementation organization

Chief of Office, director of the Monetary Policy Department and heads of units of the State Bank, credit institutions, foreign bank branches shall be responsible for organizing the implementation of this Circular.

 

 

THE GOVERNOR

 

 

Nguyen Thi Hong

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 02/2021/TT-NHNN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Circular 02/2021/TT-NHNN PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 42/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 04/2021/TT-NHNN ngày 05/4/2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách, COVID-19

văn bản mới nhất

Thông tư 42/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 04/2021/TT-NHNN ngày 05/4/2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách, COVID-19