Quyết định 711/2001/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm

thuộc tính Quyết định 711/2001/QĐ-NHNN

Quyết định 711/2001/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:711/2001/QĐ-NHNN
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Lê Đức Thuý
Ngày ban hành:25/05/2001
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 711/2001/QĐ-NHNN

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 711/2001/QĐ-NHNN
NGÀY 25 THÁNG 5 NĂM 2001 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ
MỞ THƯ TÍN DỤNG NHẬP HÀNG TRẢ CHẬM

 
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

 

- Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước số 01/1997/QH10 và Luật các Tổ chức tín dụng 02/1997/QH10;

- Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ, quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ;

- Căn cứ Nghị định 90/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 của Chính phủ ban hành Quy chế Quản lý vay, trả nợ nước ngoài;

- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ quản lý ngoại hối Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Quyết định

 

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này "Quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm".

 

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định 207/QĐ-NH7 ngày 01/07/1997 ban hành Quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm.

 

Điều 3: Chánh văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc) các ngân hàng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 


QUY CHẾ

MỞ THƯ TÍN DỤNG NHẬP HÀNG TRẢ CHẬM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 711/2001/QĐ-NHNN ngày25/5/2001)

 

CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1: Thanh toán bằng thư tín dụng trả chậm (sau đây gọi là "nghiệp vụ L/C trả chậm") là một phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có kỳ hạn do ngân hàng thực hiện để phục vụ cho việc nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp.

 

Điều 2: Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ L/C trả chậm là các Ngân hàng Thương mại Nhà nước, Ngân hàng Đầu tư, Ngân hàng Phát triển, Ngân hàng Thương mại Cổ phần, Ngân hàng Chính sách, Ngân hàng Liên doanh, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và các loại hình ngân hàng khác (sau đây gọi là "Ngân hàng") được thành lập, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6 Quy chế này.

 

Điều 3: Đối tượng được Ngân hàng mở L/C trả chậm là các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam có đủ điều kiện quy định tại Điều 8 và Điều 9 Quy chế này. Các doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, chi nhánh công ty nước ngoài, doanh nghiệp thuộc các tổ chức chính trị xã hội, hợp tác xã, doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là "Doanh nghiệp").

 

Điều 4: Việc mở L/C trả chậm để nhập khẩu hàng hoá phải đảm bảo phù hợp với:

1. Chính sách nhập khẩu của Nhà nước.

2. Các quy định hiện hành của Nhà nước liên quan đến vay, trả nợ nước ngoài, bảo đảm tiền vay và các quy định tại Quy chế này.

3. Quy tắc Thực hành Thống nhất về Tín dụng Chứng từ của Phòng Thương mại Quốc tế (theo phiên bản mà Ngân hàng lựa chọn để thực hiện).

 

Điều 5: Việc mở L/C trả chậm nhập các mặt hàng do Thủ tướng Chính phủ chỉ định được thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

 

 

 

CHƯƠNG II
ĐIỀU KIỆN, PHẠM VI THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ L/C TRẢ CHẬM

 

Điều 6: Để được thực hiện nghiệp vụ L/C trả chậm, Ngân hàng phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Được phép thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế.

2. Có quy định cụ thể bằng văn bản về quy trình, thủ tục và hồ sơ cần thiết để thực hiện nghiệp vụ L/C trả chậm theo Quy tắc Thực hành Thống nhất về Tín dụng Chứng từ của Phòng Thương mại Quốc tế (theo phiên bản mà Ngân hàng lựa chọn để thực hiện) và phù hợp với Quy chế này.

3. Có quy định cụ thể bằng văn bản về tiêu chuẩn xác định khả năng tài chính của Doanh nghiệp đảm bảo thanh toán L/C trong thời hạn cam kết.

 

Điều 7: Khi mở L/C trả chậm cho Doanh nghiệp, Ngân hàng phải đảm bảo:

1. Số dư L/C trả chậm Ngân hàng mở cho 01 khách hàng (Bao gồm số tiền của các L/C trả chậm Ngân hàng đã mở nhưng chưa thanh toán cho người thụ hưởng) phải nằm trong giới hạn Tổng số dư bảo lãnh của Tổ chức tín dụng cho 01 khách hàng theo quy định tại Quy chế bảo lãnh ngân hàng.

2. Số dư L/C trả chậm Ngân hàng mở cho các khách hàng phải nằm trong giới hạn về tổng mức bảo lãnh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại Quy chế bảo lãnh ngân hàng.

 

Điều 8: Ngân hàng xem xét để mở L/C trả chậm ngắn hạn (thời hạn đến 1 năm) cho Doanh nghiệp khi Doanh nghiệp có đủ các điều kiện sau:

1. Có khả năng tài chính đảm bảo thanh toán L/C trong thời hạn cam kết theo quy định của Ngân hàng.

2. Có cam kết bằng văn bản với Ngân hàng về lịch chuyển tiền cho Ngân hàng để Ngân hàng thanh toán cho nước ngoài. Lịch chuyển tiền này phải phù hợp với nghĩa vụ thanh toán của Ngân hàng cho nước ngoài đối với L/C sẽ mở.

3. Tại thời điểm xin mở L/C: Không vi phạm cam kết chuyển tiền thanh toán cho Ngân hàng để Ngân hàng thanh toán cho nước ngoài đối với các L/C trả chậm đã mở trước đó; Không còn nợ với Ngân hàng trong các trường hợp được nêu tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 13 Quy chế này.

4. Có bảo đảm hợp pháp (Bằng một hoặc nhiều hình thức như: ký quỹ, cầm cố, thế chấp tài sản hoặc được bên thứ ba bảo lãnh) cho việc mở L/C trả chậm theo yêu cầu của Ngân hàng.

5. Đáp ứng được điều kiện vay nước ngoài ngắn hạn do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.

 

Điều 9: Ngân hàng xem xét để mở L/C trả chậm trung, dài hạn (thời hạn trên 1 năm) cho Doanh nghiệp sau khi Doanh nghiệp có đủ các điều kiện sau:

1. Điều kiện quy định tại Khoản (1), (2), (3) và (4) Điều 8 Quy chế này.

2. Có văn bản của Ngân hàng Nhà nước xác nhận đã đăng ký vay, trả nợ nước ngoài.

 

CHƯƠNG III
KÝ QUỸ, CẦM CỐ, THẾ CHẤP, BẢO LàNH, THANH TOÁN

 

Điều 10: Trước khi mở L/C trả chậm cho Doanh nghiệp, Tổng giám đốc (Giám đốc) Ngân hàng hoặc người có thẩm quyền theo quy định của Ngân hàng, tuỳ theo tình hình thực tế về sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, uy tín của từng Doanh nghiệp và đặc điểm của hàng hoá nhập khẩu để thoả thuận với Doanh nghiệp việc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp bảo đảm (ký quỹ, cầm cố, thế chấp tài sản, bảo lãnh) và quyết định trị giá của bảo đảm mà Doanh nghiệp phải đáp ứng. Việc áp dụng biện pháp bảo đảm là ký quỹ để mở L/C trả chậm được thực hiện phù hợp với quy định tại Điều 11 Quy chế này.

 

Điều 11: Đối với biện pháp bảo đảm là ký quỹ để mở L/C trả chậm:

1. Căn cứ tình hình cụ thể và chính sách nhập khẩu hàng hoá của Nhà nước, khi cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước sẽ quyết định mức ký quỹ tối thiểu đối với các mặt hàng nằm trong danh mục hạn chế nhập khẩu trong từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

2. Doanh nghiệp không được ký quỹ bằng vốn vay Ngân hàng hoặc các khoản vốn đang được Ngân hàng bảo lãnh.

 

Điều 12: Việc cầm cố, thế chấp tài sản và bảo lãnh cho việc mở L/C trả chậm được thực hiện theo thoả thuận giữa Ngân hàng và Doanh nghiệp và phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật về bảo đảm tiền vay và các quy định có liên quan khác.

 

Điều 13: Doanh nghiệp chịu trách nhiệm chuyển tiền cho Ngân hàng theo đúng cam kết giữa Doanh nghiệp và Ngân hàng để thanh toán cho nước ngoài đúng hạn. Ngân hàng chịu trách nhiệm thanh toán cho nước ngoài theo đúng cam kết của mình.

Nếu Doanh nghiệp không chuyển tiền (toàn bộ hoặc một phần) cho Ngân hàng theo đúng cam kết, Ngân hàng vẫn phải thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán với nước ngoài và được quyền ghi nợ khách hàng kể từ ngày thanh toán và tuỳ theo từng trường hợp, Ngân hàng được quyền quyết định:

1. Trong trường hợp Doanh nghiệp không chuyển tiền (toàn bộ hoặc một phần) cho Ngân hàng theo đúng cam kết là do nguyên nhân khách quan, trên cơ sở điều kiện của mình, Ngân hàng ghi nợ đối với Doanh nghiệp với lãi suất tín dụng của nợ trong hạn và quyết định thời hạn trả nợ như sau:

a) Đối với L/C trả chậm ngắn hạn, thời hạn trả nợ tối đa bằng một chu kỳ sản xuất, kinh doanh nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày Ngân hàng thanh toán cho nước ngoài; trừ trường hợp đặc biệt được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép hoặc giao cho Ngân hàng xem xét, quyết định;

b) Đối với L/C trả chậm trung, dài hạn, thời hạn trả nợ tối đa bằng 1/2 thời hạn của L/C trả chậm kể từ ngày Ngân hàng thanh toán cho nước ngoài; trừ trường hợp đặc biệt được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho phép hoặc giao cho Ngân hàng xem xét, quyết định.

2. Ngân hàng ghi nợ quá hạn hoặc chuyển nợ quá hạn, đồng thời áp dụng lãi suất nợ quá hạn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm ghi nợ quá hạn hoặc chuyển nợ quá hạn và thực hiện các biện pháp cần thiết để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật trong các trường hợp sau:

a) Doanh nghiệp không chuyển tiền (toàn bộ hoặc một phần) cho Ngân hàng theo đúng cam kết là do nguyên nhân chủ quan từ phía Doanh nghiệp.

b) Doanh nghiệp không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ trong thời hạn do Ngân hàng quyết định theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Ngay sau khi ghi nợ, ghi nợ quá hạn hoặc chuyển nợ quá hạn đối với Doanh nghiệp theo các điều kiện quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này, Ngân hàng phải kịp thời thông báo cụ thể bằng văn bản cho Doanh nghiệp.

 

CHƯƠNG IV
THẨM QUYỀN KÝ VÀ MỨC PHÍ ĐỐI VỚI
NGHIỆP VỤ L/C TRẢ CHẬM

 

Điều 14: Ngân hàng quy định thẩm quyền quyết định mở L/C trả chậm trong hệ thống của mình phù hợp với quy định hiện hành của pháp luật.

 

Điều 15: Mức phí đối với nghiệp vụ L/C trả chậm (Chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng):

1. Tổng của phí mở L/C và phí kiểm tra chứng từ tối đa là 2%/năm tính trên trị giá L/C được mở, được tính trong thời hạn hiệu lực của L/C.

2. Phí chấp nhận thanh toán tối đa là 2%/năm tính trên số tiền đã chấp nhận thanh toán nhưng chưa thanh toán cho người thụ hưởng, được tính trong thời gian kể từ khi chấp nhận thanh toán tới khi đến hạn phải thanh toán.

3. Phí chuyển tiền ra nước ngoài khi thanh toán L/C do Ngân hàng quy định và phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng.

4. Phí sửa đổi L/C, điện phí, telex phí và các loại phí hợp lý khác (nếu có phát sinh) do Ngân hàng quy định.

 

CHƯƠNG V
CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA, XỬ LÝ

 

Điều 16: Định kỳ hoặc khi cần thiết, việc kiểm tra, thanh tra đối với nghiệp vụ L/C trả chậm được thực hiện như sau:

1. Ngân hàng chịu sự kiểm tra, thanh tra của Ngân hàng Nhà nước;

2. Doanh nghiệp chịu sự giám sát, kiểm tra của Ngân hàng.

3. Doanh nghiệp chịu sự kiểm tra của Ngân hàng Nhà nước về tình hình vay, trả nợ nước ngoài dưới hình thức mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm theo quy định hiện hành về vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp.

Ngân hàng, Doanh nghiệp được kiểm tra, thanh tra có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ tình hình, số liệu và chứng từ liên quan đến việc thực hiện nghiệp vụ L/C trả chậm cho việc kiểm tra, thanh tra nói trên. Việc kiểm tra, thanh tra phải được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

 

Điều 17: Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Quy chế này, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG VI
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

 

Điều 18: Định kỳ Ngân hàng phải gửi Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối) và Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trên địa bàn các báo cáo theo quy định hiện hành về báo cáo vay, trả nợ nước ngoài (trong đó có nghiệp vụ L/C trả chậm).

 

Điều 19: Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Vụ Quản lý Ngoại hối) theo quy định sau:

1. Báo cáo ngay khi phát hiện ra các trường hợp vi phạm Quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm và kiến nghị biện pháp xử lý.

2. Thực hiện theo quy định hiện hành về báo cáo vay, trả nợ nước ngoài (trong đó có nghiệp vụ L/C trả chậm).

 

CHƯƠNG VII
ĐIỀU KHOẢN BỔ SUNG SỬA ĐỔI

 

Điều 20: Việc bổ sung, sửa đổi Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STATE BANK
-----

SOCIALISTREPUBLICOF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-----------

No: 711/2001/QD-NHNN

Hanoi, May 25, 2001

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON THE OPENING OF LETTER OF CREDIT FOR IMPORTING GOODS WITH DEFERRED PAYMENT

THE STATE BANK GOVERNOR

Pursuant to Law No.01/1997/QH10 on the State Bank and Law No.02/1997/QH10 on Credit Institutions;

Pursuant to the Government’s Decree No.15/CP of March 2, 1993 stipulating the tasks, powers and management responsibilities of the ministries and ministerial-level agencies;

Pursuant to the Government’s Decree No.90/1998/ND-CP of November 7, 1998 promulgating the Regulation on management of foreign loan borrowing and debt repayment;

At the proposal of the director of the Foreign Exchange Management Department of the State Bank of Vietnam,

DECIDES:

Article 1.-To promulgate together with this Decision the "Regulation on the opening of letter of credit for importing goods with deferred payment".

Article 2.-This Decision takes effect 15 days after its signing and replaces Decision No.207/QD-NH7 of July 1, 1997 promulgating the Regulation on opening of letter of credit for importing goods with deferred payment.

Article 3.-The director of the Office, the heads of the units of the State Bank, the managing board chairmen and the general directors (directors) of banks shall, within the ambit of their functions, tasks and powers, have to implement this Decision.

 

 

STATE BANK GOVERNOR




Le Duc Thuy

 

REGULATION

ON OPENING OF LETTER OF CREDIT FOR IMPORTING GOODS WITH DEFERRED PAYMENT
(Promulgated together with Decision No. 711/2001/QD-NHNN of May 25, 2001)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.-Settlement by means of deferred payment letter of credit (hereinafter referred to as "deferred payment L/C operation") is a mode of term documentary credit settlement performed by banks in service of goods import by enterprises.

Article 2.-Banks that perform deferred payment L/C operation include the State commercial banks, investment banks, development banks, joint stock commercial banks, policy banks, joint-venture banks, branches of foreign banks in Vietnam and banks of other types (hereinafter called "banks"), which are established and operate under the Law on Credit Institutions and meet all the conditions prescribed in Article 6 of this Regulation.

Article 3.-Subjects for which banks open deferred payment L/C are enterprises established and operating in Vietnam under the provisions of the Vietnamese law and meeting all the conditions prescribed in Articles 8 and 9 of this Regulation. Enterprises include: State enterprises, private enterprises, joint-ventures enterprises with foreign parties, enterprises with 100% foreign capital, limited liability companies, joint stock companies, partnerships, branches of foreign companies, enterprises of socio-political organizations, cooperatives and other enterprises of all economic sectors, as prescribed by law (hereinafter called "enterprises").

Article 4.-The opening of deferred payment L/C for importing goods must be compliant with:

1. The State’s import policy;

2. The State’s current regulations related to the foreign loan borrowing and debt repayment, loan security and the provisions of this Regulation.

3. The Uniform Practice Rules on Documentary Credit of the International Chamber of Commerce (upon the version chosen by banks for implementation).

Article 5.-The opening of deferred payment L/C for importing goods items designated by the Prime Minister shall be effected under his/her directions.

Chapter II

CONDITIONS FOR AND SCOPE OF DEFERRED PAYMENT L/C OPERATION

Article 6.-To be allowed to undertake deferred payment L/C operation, banks must fully meet the following conditions:

1. Being licensed to provide international settlement services;

2. Having specific written regulations on the order, procedures and dossiers necessary for undertaking deferred payment L/C operation under the Uniform Practice Rules on Documentary Credit of the International Chamber of Commerce (upon the version chosen by banks for implementation) and consistent with this Regulation.

3. Having specific written regulations on criteria for determining enterprises’ financial capabilities to ensure the L/C settlement within the committed time limit.

Article 7.-Upon opening deferred payment L/Cs for enterprises, banks must ensure that:

1. The balance of deferred payment L/C opened by a bank for one client (including money amount of deferred payment L/C already opened by the bank but not yet paid to the beneficiary) must lie within the limits of the total guarantee balance of the credit institution for one client according to the provisions of the Regulation on bank guarantee.

2. The balance of deferred payment L/C opened by banks for their clients must lie within the limits of the total guarantee level set by the State Bank in the Regulation on bank guarantee.

Article 8.-Banks shall consider the opening of short-term deferred payment L/C (with a term of up to one year) for enterprises when the latter fully meet the following conditions:

1. Having financial capabilities to ensure the L/C settlement within the committed time limit according to the banks’ regulations.

2. Making written commitments with banks on the schedule for transfer of money to banks, so that the latter make payments to foreign countries. Such a money transfer schedule must conform with the banks’ obligation to make payments to foreign countries with regard to the to-be-opened L/C.

3. At the time of applying for L/C opening: Making no breach of the commitment on transfer of settlement money to banks, so that the latter make payments to foreign countries with regard to previously opened deferred payment L/Cs; owing no debt to banks in cases specified in Clauses 1 and 2, Article 13 of this Regulation.

4. Having lawful security (in one or several forms such as: deposit, pledge or property mortgage, or guarantee by a third party) for the opening of deferred payment L/C at banks’ requests.

5. Being able to satisfy the conditions prescribed by the State Bank Governor for short-term foreign loans.

Article 9.-Banks shall consider the opening of medium- and long-term deferred payment L/Cs (with a term of over one year) for enterprises when the latter fully meet the following conditions:

1. Those prescribed in Clauses 1, 2, 3 and 4, Article 8 of this Regulation.

2. Obtaining the State Bank’s written certification that they have registered for foreign loan borrowing and debt repayment.

Chapter III

DEPOSIT, PLEDGE, MORTGAGE, GUARANTEE AND SETTLEMENT

Article 10.-Before opening deferred payment L/Cs for enterprises, the general directors (directors) of banks or competent persons defined by the banks shall, depending on the actual production and/or business situation, financial capabilities and prestige of each enterprise and characteristics of import goods, reach agreements with enterprises on the application of one or several security measures (deposit, pledge, property mortgage, guarantee) and decide on the secured value which enterprises must provide. The application of the security measure being deposit for opening of deferred payment L/C shall be effected in compliance with the provisions of Article 11 of this Regulation.

Article 11.-Regarding the security measure being deposit for opening of deferred payment L/C:

1. Basing himself/herself on the actual situation and the State’s goods import policy, when necessary, the State Bank Governor shall decide the minimum deposit level for goods items on the list of goods restricted from import promulgated by the Government for each period.

2. Enterprises are not allowed to make deposits with bank loans or capital amounts currently guaranteed by banks.

Article 12.-The pledge, property mortgage and guarantee for the opening of deferred payment L/C shall be made according to the agreements between banks and enterprises and in compliance with the current law provisions on loan security and other relevant regulations.

Article 13.-Enterprises shall be responsible for transferring money to banks strictly according to the commitments between enterprises and banks for making payments to foreign countries on time. Banks shall be responsible for making payments to foreign countries according to their own commitments.

If enterprises fail to transfer money (the whole or part) to banks according to commitments, the banks shall still have to perform their obligation to make payments to foreign countries and be entitled to make client debit entries as from the date of payment, and in the following cases, the banks may make their decisions:

1. In cases where enterprises fail to transfer money (the whole or part) to banks strictly according to the commitments due to objective reasons, the banks shall, on their own conditions, make debit entries against enterprises with a credit interest rate applicable to undue debts and decide the debt repayment time limits as follows:

a/ For short-term deferred payment L/C, the maximum debt repayment time limit shall be equal to one production or business cycle but must not exceed 12 months after the banks make payments to foreign countries, except for special cases where the State Bank Governor permits or authorizes the banks to consider and decide it;

b/ For medium-and long-term deferred payment L/C, the maximum debt repayment time limit shall be equal to half of the term of deferred payment L/C after the banks make payments to foreign countries, except for special cases where the State Bank Governor permits or authorizes the banks to consider and decide it.

2. Banks shall debit or transfer over-due debts, and at the same time apply the over-due debt interest rate as prescribed by the State Bank Governor at the time of debiting or transferring over-due debts and take necessary measures to recover debts according to the provisions of law in the following cases:

a/ Enterprises fail to transfer money (the whole or part) to banks according to the commitments due to subjective reasons of enterprises.

b/ Enterprises fail to fulfill the debt repayment obligation within the time limit decided by banks according to the provisions in Clause 1 of this Article.

3. Right after debiting debts, over-due debts or transferring over-due debts for enterprises under the conditions prescribed in Clause 1 or Clause 2 of this Article, banks shall have to promptly notify such in writing to enterprises.

Chapter IV

COMPETENCE TO SIGN DEFERRED PAYMENT L/C AND CHARGE LEVELS FOR DEFERRED PAYMENT L/C OPERATION

Article 14.-Banks shall prescribe competence to decide the opening of deferred payment L/C in their own systems in compliance with the current law provisions.

Article 15.-Charge levels for deferred payment L/C operation (value added tax not yet included):

1. The total charge for L/C opening and charge for document examination shall be at most equal to 2%/year calculated on the value and within the term of the opened L/C.

2. Charge for payment acceptance shall be at most equal to 2%/year calculated on the money amount accepted for payment but not yet paid to the beneficiaries, and within the period from payment acceptance to the payment deadlines.

3. Charge for transfer of money abroad when settling L/C prescribed by banks in compliance with Vietnam State Bank’s regulations on collection of charges for via-bank payment services.

4. Charge for L/C modification, electricity and telex and other reasonable charges (if any) prescribed by banks.

Chapter V

INSPECTION, EXAMINATION AND HANDLING

Article 16.-Periodically or when necessary, the inspection or examination of deferred payment L/C operation shall be conducted as follows:

1. Banks shall submit to the inspection and/or examination by the State Bank;

2. Enterprises shall submit to the inspection and/or examination by banks;

3. Enterprises shall submit to the inspection by the State Bank of the situation of foreign loan borrowing and debt repayment in form of opening letters of credit for importing goods with deferred payment according to the current regulations on foreign loan borrowing and debt repayment by enterprises.

The inspected or examined banks and enterprises shall have to supply all data and vouchers related to the performance of deferred payment L/C operation in service of the above-said inspection or examination. The inspection and examination must be conducted in strict compliance with law provisions.

Article 17.-Organizations and individuals that violate the provisions of this Regulation shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively handled or examined for penal liability. If damage is caused, compensation therefor must be made according to the law provisions.

Chapter VI

REPORTING REGIME

Article 18.-Periodically, banks shall have to send to the State Bank (the Foreign Exchange Management Department) and the State Bank’s branches in provinces and centrally-run cities where they are located reports made according to the current regulations on reports on foreign loan borrowing and debt repayment (including deferred payment L/C operation).

Article 19.-The State Bank’s provincial/municipal branches shall report to the State Bank (the Foreign Exchange Management Department) according to the following regulations:

1. To promptly report upon detecting violations of the Regulation on opening of letter of credit for importing goods with deferred payment and propose handling measures.

2. To comply with the current regulations on reports on foreign loan borrowing and debt repayment (including deferred payment L/C operation).

Chapter VII

CLAUSE ON SUPPLEMENT AND AMENDMENT

Article 20.-The supplement and/or amendment to this Regulation shall be decided by the State Bank Governor.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 711/2001/QD-NHNN PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất