Quyết định 2790/2002/QĐ-BYT về Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Bộ Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 2790/2002/QĐ-BYT
Cơ quan ban hành: | Bộ Y tế |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 2790/2002/QĐ-BYT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Đỗ Nguyên Phương |
Ngày ban hành: | 25/07/2002 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 2790/2002/QĐ-BYT
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) CỦA BỘ Y TẾ.
---------
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 68/CP ngày 11/10/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);
Căn cứ Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 20/9/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ban hành kèm theo Nghị định số I7/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ;
Căn cứ yêu cầu của công tác quản lý ODA của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của Bộ Y tế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kẽ từ ngày ký ban hành. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Kế hoạch chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Quyết định này.
Điều 4. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, thủ trưởng các vụ, cục, ban, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và các vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ TRƯỞNG |
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC CỦA BỘ Y TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết đinh số 2790/2002/QĐ-BYT ngày 25/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Y Tế)
Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.
Quy định này điều chỉnh mọi hoạt động thu hút, quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (bao gồm viện trợ không hoàn lại và vốn vay ưu đãi, sau đây gọi tắt là (ODA) của Bộ Y
Điều 2. Đối tượng áp dụng.
a) Quy định này áp dụng cho tất cả các chương trình, dự án thuộc các vụ, cục, ban, văn phòng, thanh tra trong cơ quan Bộ Y tế và các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế trong việc tiếp nhận, quản lý và sừ dụng ODA.
b) Đối với các chương trình, dự án về y tế do các đơn vị không trực thuộc Bộ Y tế thực hiện, không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy định này.
c) Đối với các chương trình, dự án thuộc khoản b của Điều này, Bộ Y tế giao Vụ Kế hoạch là đầu mối tiếp nhận hồ sơ chương trình, dự án để phối hợp với các vụ, cục, ban có liên quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Y tế trong việc tham gia ý kiến thẩm định hoặc có ý kiến hiệp y.
Điều 3. Các nguyên tắc cơ bản.
1. Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức cho Bộ Y tế là nguồn ngân sách nhà nước phải được tiếp nhận, quản lý và thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.
2. Trường hợp Hiệp định viện trợ đã được ký kết giữa Nhà nước hoặc Chính phủ Việt Nam với nhà tài trợ có quy định khác thì thực hiện theo quy định đó.
Điều 4. Giải thích từ ngữ.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ quan chủ quản là Bộ Y tế đối với các chương trình, dự án ODA (sau đây viết tắt là chương trình, dự án) do các đơn vị trong cơ quan Bộ hoặc các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế trực tiếp triển khai, thực hiện và những dự án thuộc lĩnh vực y tế do Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Y tế là cơ quan quản lý, thực hiện.
2. Chủ dự án là các đơn vị thuộc cơ quan Bộ hoặc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ (sau đây gọi chung là các đơn vị được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, sử dụng nguồn vốn viện trợ và nguồn vốn đối ứng để thực hiện chương trình, dự án theo nội dung đã được phê duyệt.
Điều 5. Đăng ký danh mục, nội dung chương trình dự án ODA.
Trên cơ sở chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét và điều phối kế hoạch thu hút, sử đụng ODA trong từng thời kỳ và danh mục, nội dung chương trình, dự án ODA của Bộ Y tế yêu cầu tài trợ, để đăng ký.
Điều 6. Phê duyệt các chương trình, dự án ODA.
1. Các chương trình, dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét và cho ý kiến trước khi trình xin phê duyệt. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng ủy quyền cho Thứ trưởng phụ trách về kế hoạch, đầu tư và viện trợ nước ngoài xem xét.
2. Các chương trình dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Y tế.
a) Bộ trưởng phê duyệt: các chương trình, dự án về đầu tư xây dựng cơ bản nhóm B, các dự án hỗ trợ kỹ thuật không liên quan đến thể chế chính sách, pháp luật, cải cách hành chính, văn hóa thông tin, an ninh quốc phòng có giá trị từ 500.000 USD đến dưới 1.000.000 USD hoặc tương đương.
b) Thứ trưởng phụ trách về kế hoạch, đầu tư và viện trợ nước ngoài phê duyệt: các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản nhóm C, các dự án hỗ trợ kỹ thuật không Liên quan đến thể chế chính sách, pháp luật, cải cách hành chính, văn hóa thông tin, an ninh quốc phòng có giá trị dưới 500.000 USD hoặc tương đương.
Chương 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
PHẦN 1. THU HÚT VẬN ĐỘNG ODA
Điều 7. Nguyên tắc chung trong việc thu hút và vận động ODA.
Các đơn vị thu hút và vận động ODA dựa trên các căn cứ sau:
a) Các quy định, chính sách của Nhà nước.
b) Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch hàng năm, 5 năm và 10 năm của Bộ Y tế.
c) Các chính sách ưu tiên của Bộ Y tế đối với sự phát triển của ngành và các lĩnh vực trong từng thời kỳ.
d) Nhu cầu để thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.
e) Tôn chỉ, mục đích, thế mạnh và ưu tiên của nhà tài trợ.
f) Vai trò chủ động của Bộ Y tế và của đơn vị thực hiện dự án.
Điều 8. Xây dựng Danh mục chương trình, dự án ưu tiên vận động ODA..
Tháng 8 hàng năm, các đơn vị chủ động xây dựng Danh mục ưu tiên sử dụng ODA kèm đề cương sơ bộ (theo mẫu Phụ lục số 2 của Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 20/9/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và gửi bằng văn bản về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch).
Vụ Kế hoạch làm đầu mối tổng hợp và phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế và các vụ có liên quan xem xét trình Bộ trưởng phê duyệt Danh mục ưu tiên .sử dụng ODA của Bộ Y tế.
Điều 9. Thông báo danh mục các chương trình, dự án được xem xét tài trợ.
Vụ Kế hoạch chịu trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến các đơn vị về danh mục các chương trình, dự án được nhà tài trợ đồng ý xem xét tài trợ theo từng thời kỳ và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (sau đây gọi là các chương trình, dự án được xem xét tài trợ).
PHẦN 2.: CHUẨN BỊ XÂY DỰNG NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH DỰ ÁN ODA
Điều 10. Xác đinh chủ dự án và thành lập. Ban Chuẩn bị chương trình, dự án.
1. Xác đinh chủ dự án: Vụ Kế hoạch là đầu môi phối hợp với các vụ có liên quan đề xuất chủ dự án báo cáo Thứ trưởng phụ trách kế hoạch và đầu tư trước khi trình Bộ trưởng phê duyệt.
2. Thành lập Ban Chuẩn bị chương trình, dự án (sau đây gọi tắt là Ban Chuẩn bị dự án): được thực hiện sau khi Bộ trưởng phê duyệt chủ dự án.
2.1. Đối với các dự án vốn vay, nhóm A liên quan đến nhiều lĩnh vực, chính sách của ngành y tế, có phạm vi triển khai trên quy mô lớn: Sau khi nhận được thông báo chính bằng văn bản của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về danh mục các chương trình, dự án được xem xét tài trợ, Vụ Kế hoạch là đầu mối phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Hợp tác quốc tế, Ban Quản lý các dự án và các vụ liên quan căn cứ vào nội dung chính của dự án đề xuất thành phần Ban Chuẩn bị dự án và Trưởng ban, báo cáo Thứ trưởng phụ trách về kế hoạch và đầu tư trước khi trình Bộ trưởng phê duyệt. Sau khi được Bộ trưởng phê duyệt, Vụ Tổ chức cán bộ dự thảo quyết định trình lãnh đạo Bộ ký ban hành.
2.2. Đối với các dự án không quy định tại khoản 2.1 Điều này: Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt danh mục sử dụng ODA, Vụ Kế hoạch là đầu mối phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Hợp tác quốc tế, Ban Quản lý các dự án và chủ dự án căn cứ vào nội dung chính của dự án đề xuất thành phần Ban Chuẩn bị dự án và Trưởng ban báo cáo Thứ trưởng phụ trách về kế hoạch và đầu tư trước khi trình Bộ trưởng phê duyệt. Sau khi được Bộ trưởng phê duyệt, Vụ Tổ chức cán bộ dự thảo quyết định trình lãnh đạo Bộ ký ban hành. .
2.3. Quy trình cụ thể sẽ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
3. Ban Chuẩn bị dự án chịu trách nhiệm lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi và văn kiện chương trình, dự án để các cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt. Nội dung chủ yếu của kế hoạch chuẩn bị chương trình, dự án được quy định tại Điều 14 Chương III Nghị định số 17/2001/ NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ và theo hướng dẫn chi tiết của Bộ Y tế.
4. Vốn để chuẩn bị chương trình, dự án ODA được thực hiện theo quy định tại Điều 12 Chương III Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ. Chủ dự án chịu trách nhiệm đề xuất nhu cầu vốn và nguồn vốn để chuẩn bị chương trình, dự án và gửi về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch và Vụ Tài chính kế toán). Vụ Tài chính kế toán có nhiệm vụ phối hợp với Vụ Kế hoạch hướng dẫn chủ dự án trong việc xác định và bố trí vốn và nguồn vốn phù hợp để chuẩn bị chương trình, dự án.
Điều 11. Xây dựng nội dung chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản.
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ bản được xây dựng theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng, có ghi rõ nguồn vốn trong nước, nguồn vốn ODA, các điều kiện thỏa thuận với nhà tài trợ... và bổ sung một số nội dung theo Điều 15 và Điều 16 Chương III Nghị định số 17/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Thủ tướng Chính phủ.
Trong báo cáo nghiên cứu khả thi của chương trình dự án, cần bố trí nguồn kinh phí hợp lý cho hoạt động kiểm tra đánh giá từ nguồn vốn ODA hoặc từ nguồn vốn đôi ứng.
Điều 12. Xây dựng nội dung văn kiện chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật.
Văn kiện chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật được xây dựng theo mẫu Đề cương chi tiết của Phụ lục số 8 Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 20/9/2001 của Bộ Kế hoạch Và Đầu tư và theo yêu cầu của nhà tài trợ.
Trong Văn kiện chương trình, dự án cần bố trí nguồn kinh phí hợp lý cho hoạt động kiểm tra đánh giá từ nguồn vốn ODA hoặc từ nguồn vốn đôi ứng.
PHẦN 3. THẨM ĐỊNH, PHÊ ĐUYỆT NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ODA
Điều 13. Thẩm định các chương trình, dự án sử dụng ODA thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì thẩm định các chương trình, dự án sử dụng ODA thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
Thẩm định chương trình, dự án ODA hỗ trợ kỹ thuật được thực hiện theo các quy định tại Mục III Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 20/9/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bộ Y tế quy định một số điểm cụ thể (bao gồm dự án đầu tư xây dựng cơ bản và dự án hỗ trợ kỹ thuật):
1. Các chương trình, dự án trình thẩm định phải nằm trong danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đối với các dự án nằm ngoài danh mục đã được phê duyệt phải được Bộ trưởng Bộ Y tế đồng ý về chủ trương tiếp nhận dự án).
2. Hồ sơ chương trình dự án hợp lệ gồm:
a) Công văn đề nghị được tiếp nhận dự án của chủ dự án.
b) Văn kiện dự án (hoặc báo cáo tiền khả thi báo cáo khả thi đối với dự án đầu tư xây dựng cơ bản): ít nhất 5 bộ bằng tiếng Việt phù hợp với đề cương sơ bộ chương trình dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
c) Dự thảo thỏa thuận (hoặc hiệp định) về dự án sẽ được ký kết giữa đại diện của Việt Nam và đại diện của Nhà tài trợ: ít nhất 5 bộ bằng tiếng Việt và một ngôn ngữ khác do nhà tài trợ đề nghị.
3. Vụ Kế hoạch là đầu mối của Bộ Y tế tiếp nhận hồ sơ chương trình, dự án của các đơn vị để xin ý kiến Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực và các vụ, cục có liên quan. .
4. Thứ trưởng phụ trách kế hoạch và đầu tư chủ trì cuộc họp. gồm các vụ, cục có liên quan và Ban Chuẩn bị dự án để xem xét, rà soát lại văn kiện dự án trước khi Bộ Y tế có công văn gửi các cấp có thẩm quyền thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án.
Điều 14. Thẩm định các chương trình, dự án sử dụng ODA thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Y tế.
1. Điều kiện thẩm định: Dự án đủ điều kiện thẩm định khi thỏa mãn 2 yêu cầu sau:
a) Dự án thuộc danh mục chương trình, dự án ODA đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (đối với những dự án nằm ngoài danh mục chỉ được thẩm định sau khi có ý kiến đồng ý về chủ trương của Thủ tướng Chính phủ).
b) Hồ sơ thẩm định hợp lệ: Được quy định tại khoản 2 Điều 13 của Quy định này.
2. Hình thức thẩm định: Căn cứ vào nội dung, quy mô và tính chất chương trình, dự án cần thẩm định, Bộ Y tế tiến hành thẩm định theo một trong 3 hình thức sau:
a) Tổng hợp ý kiến bằng văn bản từ các vụ có liên quan và trình lãnh đạo Bộ xem xét phê duyệt đối với các dự án hỗ trợ kỹ thuật có nội dung đã được sự nhất trí của các vụ tham gia thẩm định và có mức vốn dưới 800.000 USD hoặc tương đương.
b) Tổ chức thẩm định do Vụ Kế hoạch chủ trì:
b1) Các dự án hỗ trợ kỹ thuật có mức vốn từ 800.000 USD đến 500.000 USD hoặc tương đương.
b2) Kế hoạch hành động hàng năm đối với các dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt văn kiện hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi cho một chu kỳ.
c) Tổ chức thẩm định do Thứ trưởng chủ trì đối với các dự án hỗ trợ kỹ thuật có mức vốn trêu 500.000 USD hoặc tương đương và dự án đầu tư xây dựng cơ bản nhóm B, nhóm C.
3. Cơ quan chủ trì tổ chức thẩm định và các v tham gia thẩm định:
a) Vụ Kế hoạch là cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định có trách nhiệm phối hợp với các vụ, cục, ban liên quan căn cứ vào chức năng quản lý nhà nước đã được phân công.
b) Các đơn vị tham gia thẩm định chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về nội dung những ý kiến đóng góp của mình đối với các chương trình, dự án ODA
PHẦN 4. ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ODA
Điều 15. Cơ sở để đàm phán, ký kết điều ước quốc tế cụ thể về ODA.
1. Cơ sở để đàm phán, ký kết điều ước quốc tế cụ thể về ODA là văn kiện chương trình, dự án (báo cáo nghiên cứu khả thi hay quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư xây dựng cơ bản) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. .
2. Trong một số trường hợp đặc biệt, nhằm đảm bảo tiến độ huy động vốn ODA cấp có thẩm quyền căn cứ vào tính chất chương trình, dự án ODA cho phép sử dụng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã được phê duyệt để đàm phán, ký kết điều ước quốc tế cụ thể về ODA.
Điều 16. Đàm phán, ký kết.
Đối với các chương trình, dự án cần phải đàm phán ký kết giữa Bộ Y tế và nhà tài trợ: Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì phối hợp với các vụ, cục liên quan và chủ dự án tiến hành các thủ tục đàm phán, ký kết theo đúng các quy định hiện hành.
PHẦN 5. QUẢN LÝ THỰC HIỆN VÀ SỬ DỤNG CH ƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ODA
Điều 17. Tổ chức bộ máy thực hiện chương trình, dự án ODA.
1. Sau khi các chương trình, dự án được phê duyệt, chủ dự án phải tổ chức bộ máy quản lý chương trình dự án để thực hiện các hoạt động, đảm bảo vận hành dự án và sử dụng vốn ODA, vốn đối ứng theo đúng quy định quản lý của Nhà nước và các điều khoản đã cam kết với nhà tài trợ.
2. Chủ dự án đề xuất danh sách dự kiến Ban Quản lý dự án và gửi về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch).
3. Vụ Kế hoạch là đầu mối tham khảo ý kiến của các vụ, cục có liên quan, Vụ Tổ chức cán bộ và Ban Quản lý dự án trình lãnh đạo Bộ phê duyệt danh sách dự kiến Ban Quản lý dự án.
4. Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch và trình lãnh đạo Bộ ra quyết định thành lập Ban Quản lý dự án.
5. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, nhân sự, Quy chế hoạt động của Ban Quản lý dự án được thực hiện theo quy định tại điểm 1 Phần V Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 20/9/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và hướng dẫn của Bộ Y tế.
Điều 18. Quản lý thực hiện và sử dụng chương trình, dự án ODA.
Trên cơ sở văn kiện dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các dự án xây dựng kế hoạch hành động hàng năm gửi về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch) để trình lãnh đạo Bộ phê duyệt Kế hoạch hành động hàng năm được phê duyệt là căn cứ để các chương trình, dự án triển khai thực hiện theo quy định của Chính phủ và của Bộ Y tế, đặc biệt cần lưu ý một số nội dung sau:
a) Các hoạt động cung cấp hàng hóa, cung cấp dịch vụ tư vấn, xây dựng cơ bản... của chương trình, dự án phải thông qua đấu thầu theo quy định hiện hành của Nhà nước về đấu thầu mua sắm, cung cấp dịch vụ. Trường hợp trong Điều ước quốc tế cụ thể với nhà tài trợ có quy định riêng về đấu thầu cung cấp hàng hóa, thách vụ thì thực hiện theo quy định của nhà tài trợ.
Về công tác đấu thầu của các dự án ODA, giao Vụ Kế hoạch là đầu mối phối hợp với các vụ, cục liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện như Văn bản số 5797/YT-KH ngày 19/7/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế đã quy định.
b) Hoạt động cung cấp chuyên gia của các dự án ODA thực hiện theo quy chế chuyên gia các dự án ODA ban hành tại Quyết định số 21/1/9981 QĐ-TTG của Thủ tướng chính phủ chủ dư án gửi đơn đề nghị xác nhận chuyên gia ODA, theo mẫu đơn quy định, về Bộ Y tế. Vụ Hợp tác quốc tế là đơn vị đầu mối phối hợp với Vụ Kế hoạch có trách nhiệm xác nhận chuyên gia thuộc chương trình, dự án để làm cơ sở cho các cơ quan chức năng xét các chế độ miễn trừ ưu đãi theo quy định của quy chế chuyên gia ODA.
c) Hoạt động cử cán bộ đi tham quan học tập ở nước ngoài trong kế hoạch của chương trình, dự án phải thực hiện theo quy chế hiện hành của Bộ Y tế về đào tạo nước ngoài.
d) Các dự án ODA là vốn vay thực hiện thủ tục rút vốn giải ngân theo quy định trong Hiệp định Vay vốn (Hiệp định Tín dụng) đã được ký với từng nhà tài trợ. Đơn rút vốn gửi cho Bộ Tài chính phải đồng gửi về Vụ Tài chính kế toán và Vụ Kế hoạch - Bộ Y tế để theo dõi tiến độ giải ngân.
e) Các dự án ODA là viện trợ không hoàn lại thực hiện giải ngân các hoạt động tiếp nhận tiền, hàng của dự án qua thủ tục xác nhận viện trợ tại Vụ Kế hoạch Bộ Y tế trước khi gửi cho Bộ Tài chính. Các yêu cầu cụ thể về quản lý tài chính được thực hiện theo Quyết định số 992/2002/QĐ-BYT ngày 26 tháng 3 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
f) Các dự án ODA phải thực hiện pháp lệnh thuế theo quy định hiện hành và phải dự trù đủ kinh phí đối ứng để thực hiện các yêu cầu về thuế. Trong trường hợp các Điều ước quốc tế đã ký giữa Chính phủ với nhà tài trợ có thỏa thuận khác về thuế thì thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế đó
g) Trường hợp sau khi dự án đã hoàn thành các mục tiêu mà không sử dụng hết vốn đã phê duyệt, hoặc có phần vốn dư ra do kết quả đấu thầu thấp hơn trị giá bỏ thầu thì chủ dự án phải báo cáo về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch và Vụ Tài chính kế toán) để xem xét tiến hành các thủ tục cần thiết để sử dụng phần vốn dư đó.
h) Đối với các chương trình, dự án không kịp bố trí vốn đối ứng trong kế hoạch ngân sách hoặc có nhu cầu đột xuất về vốn đối ứng, chủ dự án gửi văn bản giải trình nhu cầu vốn đối ứng về Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính kế toán) để xem xét tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định, đảm bảo có vốn đối ứng cho dự án hoạt động.
Điều 19. Điều chỉnh, sửa đổi các chương trình dự án. Trong quá trình triển khai dự án, nếu có những thay đổi, điều. chỉnh của chương trình, dự án so với quyết định phê duyệt ban đầu thì thực hiện như sau:
1. Chủ dự án có văn bản giải trình về nội dung, kế hoạch điều chỉnh gửi Ban Quản lý các dự án.
2. Ban Quản lý các dự án có ý kiến đối với đề nghị điều chỉnh của chủ dự án và gửi Vụ Kế hoạch để Vụ Kế hoạch xem xét hoặc tổ chức thẩm định.
3. Hình thức thẩm định được tiến hành theo quy đinh tại Điều 18 và Điều 14 của Quy định này.
4. Việc ra quyết định phê duyệt điều chỉnh được thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ và hướng dẫn tại điểm 3 Phần V Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 20/9/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và hướng dẫn của Bộ Y tế.
Trường hợp phải sửa đổi, bổ sung Điều ước quốc tế đã ký về ODA thì thực hiện theo quy định của Pháp lệnh về ký kết và thực hiện Điều ước quốc tế
PHẦN 6. THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ODA
Điều 20. Theo dõi, kiểm tra, đánh giá thực hiện các chương trình, dự án.
1. Chủ dự án chịu trách nhiệm chỉ đạo Ban Quản lý dự án thực hiện thường xuyên việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá hoạt động của chương trình, dự án ODA để cung cấp các thông tin chính xác về tiến độ thực hiện, kết quả giải ngân, hiệu quả của chương trình, dự án theo yêu cầu của Bộ Y tế và các cơ quan quản lý nhà nước về ODA và đề xuất giải quyết các trường hợp cần thiết.
2. Định kỳ hoặc đột xuất, Bộ Y tế (Vụ Kế hoạch phối hợp với các vụ, cục, ban có liên quan) tổ chức các đợt kiểm tra đánh giá, hoặc cần thiết sẽ thuê tư vấn đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, dự án. Lãnh đạo Bộ quyết định việc thuê tư vấn đánh giá các chương trình, dự án.
3. Bộ Y tế giao Vụ Kế hoạch là đầu mối phối hợp với các Vụ Tài chính kế toán, Hợp tác quốc tế và Ban Quản lý các dự án chịu trách nhiệm tổ chức đánh giá dự án khi kết thúc.
4. Bộ Y tế giao Ban Quản lý các dự án chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện, tổ chức đánh giá hàng năm, giữa kỳ của các dự án ODA và báo cáo về Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính kế toán và Vụ Hợp tác quốc tế.
Điều 21. Quy định về chế độ báo cáo của các chương trình, dự án.
1. Chủ dự án chịu trách nhiệm thực hiện báo cáo hàng quý, 6 tháng, hàng năm và báo cáo khi kết thúc dự án, theo các mẫu quy định tại Phụ lục số 4, Phụ lục số 5, Phụ lục số 7, Phụ lục số 8 và Phụ lục số 9 của Thông tư số 06/2001/TT-BKH ngày 20/9/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, gửi về Vụ Kế hoạch và Ban Quản lý các dự án - Bộ Y tế.
Đối với báo cáo kết thúc dự án phải đồng gửi cho các Vụ Tài chính kế toán, Hợp tác quốc tế, Vụ chuyên ngành và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
Các chương trình, dự án nhóm A phải lập báo cáo hàng tháng theo mẫu quy định tại Phụ lục số 6 gửi Ban Quản lý các dự án, Vụ Kế hoạch - Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
2. Ban Quản lý các dự án có trách nhiệm tổng hợp báo cáo hàng tháng, hàng quý gửi các cơ quan tổng hợp của Chính phủ và đồng gửi cho Vụ Kế hoạch và Vụ Tài chính kế toán.
3. Vụ Kế hoạch có nhiệm vụ làm các báo cáo tổng hợp định kỳ 6 tháng, hàng năm và báo cáo đánh giá khi kết thúc chương trình dự án gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan.
4. Các báo cáo phải đảm bảo tính trung thực, chính xác, đầy đủ theo các nội dung yêu cầu và thời hạn quy định.
Điều 22. Nghiệm thu, khai thác sử dụng.
Các chương trình, dự án về đầu tư xây dựng cơ bản, trước khi hoàn thiện đưa vào sử dụng, chủ dự án phải thực hiện đúng quy định của Nhà nước về nghiệm thu, bàn giao từng phần hay toàn phần và đăng ký tài sản, quyết toán vốn công trình theo các quy định hiện hành của Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản.
Các chương trình, dự án hỗ trợ kỹ thuật sau khi kết thúc thực hiện, chủ dự án phải tổ chức nghiệm thu, khai thác sử dụng và có các biện pháp để duy trì, phát huy hiệu quả của chương trình, dự án. Việc bàn giao tài sản được thực hiện theo các quy định tại Điều 39 Chương IV Quyết định số 992/2002/QĐ-BYT ngày 26/3/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Chương 3. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 23. Thủ trưởng các đơn vị thực hiện dự án, Thủ trưởng các vụ, cục có liên quan của Bộ Y tế chịu trách nhiệm phổ biến và thi hành Quy định này. Trong quá trình thực hiện, Quy định này có thể được Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế./
THE MINISTRY OF PUBLIC HEALTH
------- |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness ------------ |
No: 2790/2002/QD-BYT
|
Hanoi, July 25, 2002
|
Pursuant to the Government’s Decree No.17/2001/ND-CP of May 4, 2001 issuing the Regulation on Management and Use of Official Development Assistance (ODA);
Pursuant to Circular No.06/2001/TT-BKH of September 20, 2001 of the Ministry of Planning and Investment guiding the implementation of the Regulation on Management and Use of Official Development Assistance (ODA), issued together with the Government’s Decree No.17/2001/ND-CP of May 4, 2001;
Proceeding from the requirements of the ODA management work of the Health Ministry;
At the proposal of the director of the Planning Department- the Health Ministry,
|
MINISTER OF HEALTH
Do Nguyen Phuong |
(Issued together with the Health Minister’s Decision No. 2790/2002/QD-BYT of July 25, 2002)
Article 5.- Registration of the list and contents of ODA programs and projects
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây