Quyết định 2336a/QĐ-NHNN 2016 về việc phê duyệt Kế hoạch thanh tra năm 2017

thuộc tính Quyết định 2336a/QĐ-NHNN

Quyết định 2336a/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc phê duyệt Kế hoạch thanh tra năm 2017
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:2336a/QĐ-NHNN
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Phước Thanh
Ngày ban hành:25/11/2016
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Thanh tra về tham nhũng tại Vietinbank

Theo Kế hoạch Thanh tra năm 2017 được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt tại Quyết định số 2336a/QĐ-NHNN ngày 25/11/2016, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và tội phạm với 03 ngân hàng gồm: Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Công Thương Việt Nam; Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng Chính sách xã hội và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Đồng thời, tổ chức kiểm tra đối với ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.
Về thanh tra pháp nhân, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức thanh tra đối với 06 ngân hàng thương mại, gồm: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng; Ngân hàng TMCP Quốc Dân; Ngân hàng TMCP Việt Á; Ngân hàng TMCP An Bình; Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín; Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín, và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng như: Công ty Tài chính TNHH MTV Bưu Điện; Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu Thủy; Công ty CTTC I Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (ALCI)…
Thanh tra pháp nhân bao gồm các nội dung như: Thanh tra, đánh giá thực trạng tài chính, kết quả kinh doanh; Thanh tra vốn được cấp, vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu và thực trạng sở hữu vốn điều lệ; Thanh tra quản trị, điều hành và hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ; Thanh tra quản trị, điều hành và hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ…
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 

Xem chi tiết Quyết định2336a/QĐ-NHNN tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
-------
Số: 2336a/QĐ-NHNN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2016
 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THANH TRA NĂM 2017
-----------------------
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
 
Căn cứ Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12;
Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 26/2014/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng;
Căn cứ Thông tư số 01/2014/TT-TTCP ngày 23 tháng 4 năm 2014 của Thanh tra Chính phủ quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra;
Căn cứ Văn bản số 2886/TTCP-KHTCTH ngày 31 tháng 10 năm 2016 của Thanh tra Chính phủ về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2017;
Xét đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thanh tra năm 2017 (kèm theo Danh mục các cuộc thanh tra năm 2017).
Điều 2. Giao Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng tổ chức triển khai và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch thanh tra năm 2017 theo quy định của Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 và pháp luật khác có liên quan.
Điều 3. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Ban lãnh đạo NHNN (đ
b/c);
- Thanh tra Chính phủ (để b/c);
- Các đối tượng thanh tra/kiểm tra;
- Lưu: VP, TTGSNH4 (14b).
KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Nguyễn Phước Thanh
 
 
KẾ HOẠCH
THANH TRA NĂM 2017
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2336a/QĐ-NHNN ngày 25/11/2016 của Thống đc Ngân hàng Nhà nước)
 
Phần thứ nhất
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
 
I. MỤC ĐÍCH
1. Triển khai có hiệu quả các quy định của pháp luật về thanh tra, gắn với việc tham mưu công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội và hoàn thiện thể chế trên lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng. Hoạt động thanh tra phải bám sát, đáp ứng các yêu cu của việc thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của ngành Ngân hàng.
2. Phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro gây mất an toàn và hành vi vi phạm pháp luật; góp phần đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tội phạm trong ngành Ngân hàng. Phát hiện những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý, điều hành, cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến tiền tệ, ngân hàng, hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối; cơ cấu lại và xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài (chi nhánh NHNNg) để kiến nghị cấp có thẩm quyền chấn chỉnh hành vi vi phạm, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách của Nhà nước và ngành Ngân hàng.
3. Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và quy định của pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, t cáo và phòng, chng tiêu cực, lãng phí, tham nhũng. Tăng cường trách nhiệm của các tổ chức, đơn vị trong ngành Ngân hàng trong việc chấp hành pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp tồn đọng, kéo dài. Đánh giá đúng thực trạng, chất lượng, hiệu quả việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý, thanh tra, giám sát; công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm.
4. Góp phần bảo đảm việc chấp hành quy định của pháp luật về tiền tệ, ngân hàng; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và trật tự, kỷ cương trong lĩnh vực thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN); bảo đảm sự an toàn, lành mạnh của hệ thống các TCTD; Đánh giá việc thực hiện và kết quả cơ cấu lại hệ thống các TCTD theo Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ; Xác định tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân và đề xuất giải pháp hỗ trợ, xử lý nhm bảo đảm các TCTD thực hiện đúng các phương án cơ cấu lại, phương án xử lý nợ xấu đã được phê duyệt, góp phần thực hiện cơ cấu lại hệ thống các TCTD, chi nhánh NHNNg gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020.
5. Đánh giá việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước và việc thực hiện nhiệm vụ, quyn hạn của cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước; Tình hình tuân thủ các quy định của pháp luật về tiền tệ, ngân hàng và hoạt động ngoại hối của các TCTD, chi nhánh NHNNg; Kết hợp thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng với thanh tra rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng; Thanh tra việc thực hiện nội dung phương án cơ cấu lại với đánh giá mức độ rủi ro, an toàn hoạt động và chất lượng tín dụng của TCTD, chi nhánh NHNNg. Trên cơ sở đó, đánh giá rủi ro và nguy cơ rủi ro trong hoạt động tiền tệ, ngân hàng và ngoại hối của các TCTD, chi nhánh NHNNg.
II. YÊU CẦU
1. Hoạt động thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng được các yêu cầu quản lý nhà nước về tiền tệ, ngân hàng. Thanh tra đánh giá tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, vốn và thực trạng sở hữu TCTD; các quy định về góp vốn, mua cổ phần; việc chấp hành các quy định về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NHNNg; phòng chng rửa tiền; thanh tra việc thực hiện nội dung phương án cơ cấu lại với đánh giá mức độ rủi ro, xử lý nợ xấu, chất lượng tín dụng, và an toàn hoạt động của TCTD, chi nhánh NHNNg. Tập trung thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực dễ phát sinh rủi ro, tiêu cực, tham nhũng và sai phạm, đồng thời chú trọng việc thực hiện có hiệu quả các kiến nghị, kết luận, quyết định xử lý sau thanh tra, giám sát.
2. Xác định, đánh giá đúng, đủ mức độ tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan nội dung thanh tra; các rủi ro và nguy cơ rủi ro liên quan đến các lĩnh vực hoạt động kinh doanh và dịch vụ.
3. Từ kết quả các hoạt động kinh doanh và dịch vụ phải đánh giá được chất lượng và năng lực quản trị, kiểm soát, điều hành của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Ban điều hành của TCTD; quy trình quản trị và kiểm soát rủi ro.
4. Kết luận rõ, cụ thể từng nội dung thanh tra, kiểm tra; đưa ra các khuyến nghị cảnh báo rủi ro; trong đó lưu ý kết luận cụ thể về (i) từng nội dung thanh tra, kiểm tra; (ii) xác định những mặt đã làm được, tích cực, có kết quả tốt đ phát huy; (iii) làm rõ các sai phạm, rủi ro, tồn tại, hạn chế, vướng mắc, có kết luận đúng, sai, xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, khả năng tn tht kinh tế; (iv) nguyên nhân, trách nhiệm của các tập thể, cá nhân liên quan; (v) kiến nghị biện pháp xử lý.
5. Triển khai thực hiện nghiêm túc các chủ trương, pp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp dân, xử lý đơn thư; xem xét giải quyết kịp thời, có hiệu quả các vụ việc khiếu nại, tố cáo theo hướng tôn trọng và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, bảo vệ lợi ích chung của Nhà nước trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tiễn. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong ngành Ngân hàng.
6. Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng theo quy định của pháp luật. Triển khai công tác phòng, chống tham nhũng gắn với thực thi Công ước của Liên hp quốc về chống tham nhũng. Tăng cường việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng để nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng.
7. Đánh giá đúng thực trạng, chất lượng, hiệu quả về (i) việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ quản lý, thanh tra, giám sát được giao; (ii) việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và quy định của pháp luật; (iii) việc triển khai các giải pháp cơ cấu lại và xử lý nợ xấu của các TCTD; và (iv) công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tội phạm.
8. Kết hợp thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng với thanh tra rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng; thanh tra việc thực hiện nội dung phương án cơ cấu lại với đánh giá mức độ rủi ro, an toàn hoạt động và cấp tín dụng của TCTD, chi nhánh NHNNg. Tập trung thanh tra đối với (i) các TCTD, chi nhánh NHNNg và các đối tượng khác dự kiến thanh tra trong năm 2016 nhưng chưa triển khai; (ii) các đối tượng chưa được thanh tra trong ít nhất 03 năm gần đây; (iii) các đối tượng có dấu hiệu tiềm n nhiều rủi ro, vi phạm pháp luật; và (iv) các đối tượng cần đánh giá, làm rõ thực trạng để phục vụ công tác cơ cấu lại TCTD, phương án xử lý nợ xấu.
Đối với các đối tượng thanh tra hành chính, tiến hành thanh tra, kiểm tra thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và tội phạm được lựa chọn dựa trên các tiêu chí: (i) chưa được thanh tra, kiểm tra trên 03 năm; (ii) có đơn khiếu nại, tố cáo phức tạp kéo dài; (iii) các đơn vị NHNN tập trung nhiều QTDND yếu kém, tiềm ẩn nhiều rủi ro; (iv) các TCTD trên địa bàn có tỷ lệ nợ xấu cao; và (v) các TCTD trên địa bàn phải tái cơ cấu. Nội dung thanh tra hành chính phải có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng, dễ xảy ra tiêu cực, vi phạm, tham nhũng.
9. Tiếp tục thực hiện thanh tra diện rộng đối với các Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) trong phạm vi toàn quốc, trong đó tập trung vào các QTDND chưa được thanh tra trong ít nhất 02 năm gần đây, các QTDND xếp loại yếu kém, tiền ẩn rủi ro cao hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
 
Phần thứ hai
THANH TRA HÀNH CHÍNH; THANH TRA GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO; KIỂM TRA CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VÀ TỘI PHẠM
 
I. NỘI DUNG THANH TRA
1. Thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn theo quy định của Thống đốc NHNN và việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị trong đó tập trung thanh tra các nội dung trọng tâm sau:
1.1. Tổ chức thực hiện công tác thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm đối với hoạt động của các đối tượng thanh tra trên địa bàn;
1.2. Thực hiện nhiệm vụ cấp, thu hồi, sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập và hoạt động của QTDND, chi nhánh của các TCTD, phòng giao dịch, đặt máy ATM; chấp thuận những thay đổi đối với TCTD và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng trên địa bàn theo ủy quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
1.3. Thanh tra công tác chỉ đạo, theo dõi, giám sát tình hình thực hiện cơ cấu lại các TCTD, QTDND trên địa bàn theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Thống đốc NHNN (trong đó có xử lý nợ xấu);
1.4. Thanh tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra và kết quả chỉnh sửa, khắc phục sau thanh tra.
2. Thanh tra việc tổ chức phổ biến, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của Ngân hàng Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng đến các tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Việc thống kê, thu thập thông tin nghiên cứu, phân tích và dự báo kinh tế trên địa bàn. Việc báo cáo, trả lời chất vấn theo yêu cầu. Việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng.
3. Thanh tra về công tác chỉ đạo, điều hành của ban lãnh đạo đơn vị trong quá trình thực hiện quy định của pháp luật, chức năng, nhiệm vụ được giao.
4. Thanh tra trách nhiệm của đơn vị trong việc chấp hành quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản, hoạt động sự nghiệp có thu, công tác đầu tư xây dựng cơ bản:
4.1. Thanh tra việc trang bị, quản lý sử dụng tài sản tại đơn vị theo định mức tiêu chuẩn của nhà nước và NHNN;
4.2. Thanh tra việc kiểm kê tài sản cuối năm của đơn vị;
4.3. Thanh tra việc thanh lý tài sản cố định, công cụ lao động;
4.4. Thanh tra việc thực hiện quy định về quản lý sử dụng tài sản tại đơn vị.
5. Thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức của đơn vị:
5.1. Thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn ca cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và các quy định khác có liên quan; theo nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức; việc thực hiện các nhiệm vụ khác do cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền giao; những việc cán bộ, công chức không được làm;
5.2. Thanh tra việc thực hiện quy định về công tác tuyển dụng, sắp xếp, quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, biệt phái, miễn nhiệm, đánh giá, thôi việc, nghỉ hưu, khen thưởng, xử lý kỷ luật công chức, đạo đức, văn hóa giao tiếp trong thi hành công vụ của công chức và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động công vụ;
5.3. Thanh tra việc thực hiện quy định về công tác quản lý công chức, viên chức.
6. Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân.
7. Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại; trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công tác giải quyết khiếu nại và xử lý vi phạm pháp luật về khiếu nại.
8. Thanh tra thực hiện các quy định của pháp luật về tố cáo, giải quyết tố cáo, bảo vệ người tố cáo; trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công tác giải quyết tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tố cáo.
9. Thanh tra thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và tội phạm ngành Ngân hàng, bao gồm các nội dung:
9.1. Việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng; tuyên truyền Công ước của Liên hp quốc về chống tham nhũng, Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 của Chính phủ và ngành Ngân hàng trong cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, tổ chức, đơn vị;
9.2. Việc thành lập, kiện toàn và ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo (Tiểu ban chỉ đạo) phòng, chống tham nhũng và tội phạm;
9.3. Thực hiện văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và NHNN về phòng, chống tham nhũng và tội phạm;
9.4. Việc chuyển đổi vị trí công tác của công chức, viên chức; thực hiện quy định về tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặng;
9.5. Thực hiện minh bạch kê khai tài sản, thu nhập;
9.6. Xử lý trách nhiệm người đứng đu cơ quan, tổ chức, đơn vị ngân hàng khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, đơn vị, tổ chức do mình quản lý, phụ trách;
9.7. Xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn;
9.8. Xây dựng và thực hiện các quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp;
9.9. Việc thực hiện khắc phục, chỉnh sửa các kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra, điều tra, kiểm toán, bản án có liên quan đến tham nhũng;
9.10. Việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng.
9.11. Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
II. ĐỐI TƯỢNG THANH TRA, KIỂM TRA
1. Thanh tra hành chính
- Nội dung thanh tra: Các nội dung nêu tại Mục I Phần thứ hai Kế hoạch thanh tra này.
- Thanh tra hành chính (07 đơn vị): Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố: An Giang; Bà Rịa - Vũng Tàu; Đắk Lắk; Phú Thọ; Thừa Thiên Huế; Tiền Giang; Vĩnh Phúc.
2. Thanh tra, kiểm tra thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và tội phạm (06 đơn vị)
2.1. Thanh tra (04 đơn vị): Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam; Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng Chính sách xã hội; Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
2.2. Kiểm tra (02 đơn vị): Ngân hàng TMCP Á Châu; Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.
 
Phần thứ ba
THANH TRA CHUYÊN NGÀNH
 
I. THANH TRA PHÁP NHÂN
1. Nội dung thanh tra
Căn cứ điều kiện, tình hình cụ thể của từng đối tượng thanh tra và yêu cầu quản lý nhà nước, người ra quyết định thanh tra quyết định thanh tra một, một số hoặc tất cả các nội dung sau đây:
1.1. Thanh tra, đánh giá thực trạng tài chính, kết quả kinh doanh:
Xem xét, đánh giá thực trạng thu nhập, chi phí, kết quả kinh doanh trên cơ sở đánh giá chất lượng tài sản, kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; xem xét việc chấp hành quy định của pháp luật đối với việc hạch toán lãi phải thu, chi phí khuyến mại, quảng cáo, môi giới, hoa hng và các khoản chi lương, thù lao.
1.2. Thanh tra vốn được cấp, vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu và thực trạng sở hữu vốn điều lệ:
- Đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về góp vốn, mua cổ phần; tỷ lệ sở hữu cổ phần; và mua bán, chuyển nhượng cổ phần, vốn góp của TCTD;
- Đánh giá thực trạng vốn điều lệ, vốn được cấp, vốn chủ sở hữu, việc góp vốn, mua cổ phần của TCTD; trong đó tập trung vào nguồn vốn tài trợ cho khoản góp vốn, mua cphần của TCTD và các cổ đông lớn/cổ đông có ảnh hưởng của TCTD, nguồn vốn để tăng vốn điều lệ, nhận chuyển nhượng vn góp và cổ phần.
- Xác định thực trạng cơ cấu sở hữu vốn điều lệ (cổ đông/thành viên góp vốn là cá nhân, doanh nghiệp, TCTD, đối tượng khác; cổ đông/thành viên góp vốn trong nước, cổ đông/thành viên góp vốn nước ngoài; cổ đông là doanh nghiệp nhà nước) và mức độ ảnh hưởng của cổ đông lớn, nhóm cổ đông lớn và người có liên quan của các đối tượng này đối với quản trị, điều hành và hoạt đng của TCTD.
13. Thanh tra quản trị, điều hành và hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ:
- Việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản trị, điều hành và kiểm soát, kiểm toán nội bộ; tiêu chuẩn, điều kiện đối với người quản lý, người điều hành và một số chức danh khác của TCTD, chi nhánh NHNNg theo quy định của pháp luật; việc quản lý, giám sát đối với hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch và các đơn vị sự nghiệp, đơn vị trực thuộc khác.
- Việc ban hành các chính sách, quy định nghiệp vụ, quy định nội bộ; tổ chức giám sát, kiểm tra triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, quy định pháp luật của Nhà nước, chỉ đạo của NHNN và các chính sách nội bộ, quyết định, nghị quyết của đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên.
- Một số nội dung khác (nếu cần thiết) về công tác quản trị, điều hành, kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ của TCTD, chi nhánh NHNNg.
- Nội dung thanh tra quản trị, điều hành và hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ phải lồng ghép quá trình thanh tra các hoạt động nghiệp vụ của TCTD để có kết luận đúng thực trạng quản trị, điều hành, kiểm soát của TCTD, chi nhánh NHNNg.
1.4. Thanh tra các hoạt động:
1.4.1. Việc chấp hành quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh NHNNg theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014, Thông tư 06/2016/TT-NHNN ngày 27/5/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014/TT-NHNN, trong đó tập trung vào các nội dung sau đây:
- Chấp hành các quy định an toàn hoạt động ngân hàng, trong đó bao gồm cả tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, giới hạn cấp tín dụng, tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn, giới hạn cấp tín dụng, các trường hợp hạn chế và cm cấp tín dụng theo quy định của Luật các TCTD; giới hạn đầu tư tài sản cố định; trạng thái vàng, ngoại hối.
- Đánh giá khả năng chi trả và khả năng thanh toán; đánh giá việc xây dựng và kiểm soát các giới hạn quản lý thanh khoản, giới hạn kiểm soát chênh lệch kỳ hạn, cơ cấu tiền tệ của nguồn vốn và sử dụng vốn.
1.4.2. Hoạt động cấp tín dụng (bao gồm nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, phát hành thẻ tín dụng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước).
- Chấp hành quy định về lãi suất cho vay và phí trong hoạt động cấp tín dụng.
- Chấp hành các quy định của pháp luật về: cấp tín dụng; mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết; chuyển nợ thành vốn góp; giới hạn tăng trưởng tín dụng theo quy định của NHNN; các quy định về an toàn hoạt động tín dụng và các giới hạn về cấp tín dụng, đặc biệt là cấp tín dụng, đầu tư trái phiếu đối với các trường hợp cổ đông lớn, người quản lý, người điều hành và những người có liên quan của những người này.
- Việc cấp tín dụng, chất lượng tín dụng (bao gồm cả các khoản bảo lãnh, mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết, mua bán nợ) của TCTD, chi nhánh NHNNg, đặc biệt là các trường hợp:
+ Đối với người quản lý, người điều hành, cổ đông, nhóm cổ đông của TCTD và người có liên quan của các đối tượng này;
+ Đối với công ty con, công ty liên kết và người có liên quan của các đối tượng này;
+ Các khoản phải thu, ủy thác, mua bán có kỳ hạn, bán nợ và quyền truy đòi;
+ Cho vay để góp vốn, mua cổ phần của chính TCTD cấp tín dụng, TCTD khác và các doanh nghiệp là công ty con, công ty liên kết của TCTD cấp tín dụng;
+ Đối với khách hàng được bảo đảm bằng cổ phiếu, giấy tờ có giá của chính TCTD hoặc công ty con, công ty liên kết của TCTD;
+ Cho vay, mua trái phiếu của công ty con, công ty liên kết của TCTD;
+ Cho vay khách hàng để góp vốn vào TCTD khác trên cơ sở nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu, giấy tờ có giá của chính TCTD nhận vốn góp;
+ Cho khách hàng vay được bảo đảm bằng cổ phiếu, giấy tờ có giá của TCTD khác.
- Chấp hành quy định của pháp luật về phân loại nợ, trích lập dự phòng, miễn giảm lãi vay, đặc biệt các khoản nợ có lãi phải thu lớn so với dư nợ gốc, có tiềm ẩn rủi ro trở thành nợ xấu; xác định mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng/trích lập dự phòng bổ sung theo quy định của pháp luật.
- Cơ cấu lại nợ, gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn nợ, trong đó đặc biệt lưu ý đối với nợ thuộc nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3 và nợ cơ cấu lại được giữ nguyên nhóm theo Quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 của Thống đốc NHNN.
- Nợ xấu không có tài sản đảm bảo và nợ xấu có tài sản đảm bảo, bao gồm cả bảo lãnh bằng tài sản (bất động sản, hàng hóa, nguyên vật liệu, cổ phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá và tài sản lưu động khác).
- Xử lý nợ xấu bằng sử dụng dự phòng rủi ro, bán nợ, nhận tài sản bảo đảm thay cho nghĩa vụ trả nợ, bán tài sản bảo đảm, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần; xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật về sử dụng dự phòng để xử lý nợ xấu, đặc biệt là các khoản nợ có vi phạm trong quá trình cấp tín dụng, nợ của cổ đông lớn, người quản lý, người điều hành và người có liên quan của những người này.
- Chấp hành quy định pháp luật về mua, bán, xử lý nợ xấu với Công ty TNHH MTV Quản lý tài sn của các TCTD Việt Nam (VAMC) và các đối tượng khác, trích lập dự phòng rủi ro đi với trái phiếu đặc biệt; thu hồi, xử lý các khoản nợ đã bán cho VAMC.
- Đánh giá, kiểm tra việc cho vay trả lãi, cho vay mới để trả nợ cũ, lãi vay đến hạn không trả được nhập gốc.
- Xem xét cơ cấu tín dụng, mức độ tập trung tín dụng và chất lượng tín dụng (nợ xấu) theo ngành nghề, khu vực địa lý hành chính và khách hàng (doanh nghiệp vốn nhà nước, doanh nghiệp khác, cá nhân, hộ gia đình và đi tượng khác).
- Cầm cố cổ phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá của TCTD khác và doanh nghiệp.
- Mua, bán nợ (mua bán dứt điểm, mua bán có kỳ hạn, repo, bán có quyền truy đòi, bán cổ phần của TCTD khác theo hình thức trả chậm); đặc biệt lưu ý việc bán nợ xấu cho TCTD khác, doanh nghiệp và các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của các TCTD.
- Việc triển khai thực hiện các chương trình, chính sách tín dụng (cho vay mua nhà ở, đóng tàu đánh cá; tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP...) đối với một số đối tượng đặc thù, đối tượng chính sách.
- Cấp tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng, cầm cố sổ tiết kiệm.
- Cấp tín dụng cho các dự án BOT, BT; và cấp tín dụng vượt giới hạn theo quy định đã được Thủ tướng Chính phủ, NHNN chấp thuận.
1.4.3. Chấp hành quy định của pháp luật về: Huy động vốn, lãi suất vốn huy động và chấp hành quy định về dự trữ bắt buộc.
1.4.4. Hoạt động đầu tư tài chính và các tài sản có khác:
- Chấp hành các quy định về đầu tư tài chính, mua sắm tài sản;
- Đánh giá rủi ro, hiệu quả và tác động của các khoản đầu tư, góp vốn, mua cổ phần, hoạt động công ty con, công ty liên kết ở trong nước và nước ngoài đến an toàn, hiệu quả của TCTD mẹ;
- Đánh giá việc TCTD góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp là cổ đông, thành viên góp vốn của chính TCTD đó;
- Đánh giá khả năng thu hồi của các khoản đầu tư, tài sản có khác.
1.4.5. Hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng:
- Chấp hành quy định của pháp luật về hoạt động mua, bán ngoại tệ, trạng thái ngoại tệ;
- Chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh vàng (huy động, giữ hộ, cho vay, phát hành giấy tờ có giá, trạng thái vàng, cầm cố, ký quỹ);
- Hoạt động đầu tư gián tiếp, gửi tiền, cho vay ra nước ngoài, kể cả với các chi nhánh, công ty con và công ty mẹ ở nước ngoài;
- Vay, huy động vốn từ TCTD mẹ ở nước ngoài hoặc thị trường quốc tế.
1.4.6. Hoạt động khác:
- Hoạt động ủy thác, nhận ủy thác; các khoản phải thu, phải trả;
- Các giao dịch vốn, tài chính, mua bán nợ và tài sản giữa công ty mẹ và công ty con, các đơn vị trực thuộc ở trong, ngoài nước; lưu ý về điều kiện đđược hạch toán doanh thu, thu nhập khi đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích của tài sản cho bên mua để tránh trường hợp TCTD ghi nhận lãi không đủ điều kiện;
- Hoạt động liên ngân hàng: quy mô, kỳ hạn, lãi suất và mức độ rủi ro các khoản cho vay, gửi, nhận vay, nhận gửi, mua bán giấy tờ có giá của TCTD; nợ xấu và tài sản không sinh lời trong các hoạt động liên ngân hàng;
- Việc chấp hành quy định của pháp luật về sử dụng tiền vay tái cấp vốn, các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước đối với cho vay nông nghiệp, nông thôn (điều kiện được giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, điều kiện được vay tái cấp vốn và việc sử dụng tin vay tái cấp vốn); cho vay mua, thuê nhà ở;...
- Kiểm tra, xem xét việc chấp hành các quy định về an toàn kho quỹ.
1.5. Thanh tra việc thực hiện Phương án cơ cấu lại và Phương án xử lý nợ xấu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và việc thực hiện chỉ đạo của NHNN, cấp có thẩm quyền về cơ cấu lại, xử lý nợ xấu của TCTD, trong đó làm rõ công tác tổ chức thực hiện, thực chất kết quả đạt được về xử lý nợ xấu, khó khăn, tồn tại, vướng mắc và nguyên nhân về việc thực hiện Phương án.
1.6. Thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
1.7. Thanh tra việc chấp hành các quy định về ký quỹ và quản lý tiền ký quỹ tại ngân hàng thương mại.
1.8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về đảm bảo an ninh, an toàn cho hệ thống thanh toán điện tử cũng như các thiết bị đọc thẻ trong quá trình cung ứng dịch vụ.
1.9. Thanh tra việc chấp hành quy định đối với các khoản hạch toán ngoại bảng.
1.10. Đối với quỹ tín dụng nhân dân, ngoài nội dung liên quan nêu trên cần tập trung thanh tra để làm rõ một số nội dung sau đây:
- Huy động và cho vay với các đối tượng không phải là thành viên;
- Nợ xấu, chất lượng của các khoản cho vay đối với thành viên/ khách hàng không phải là thành viên;
- Việc chấp hành các quy định của pháp luật về sở hữu vốn điều lệ; cho vay người quản lý, người điều hành và người có liên quan của những người này;
- Quản lý quỹ tiền mặt, tiền vốn huy động, cho vay, thu nợ, giải ngân;
- Cung ứng dịch vụ thanh toán;
- Việc chấp hành quy định của pháp luật về quỹ bảo toàn và điều hòa vốn;
- Cơ cấu sở hữu vốn và mức độ tập trung tín dụng đối với khách hàng lớn, ngưi quản lý, điều hành và người có liên quan của những người này;
- Địa bàn hoạt động và phạm vi hoạt động trong tương quan với năng lực quản trị, điều hành và theo quy định của pháp luật;
- Đầu tư, gửi tiền tại các TCTD khác và nhận gửi, vay của TCTD khác.
1.11. Thanh tra các nội dung khác (nếu có): Người ra quyết định thanh tra quyết định nội dung thanh tra cụ thể phù hợp với tính chất, đặc điểm và yêu cầu đối với từng đối tượng thanh tra.
2. Đối tượng thanh tra pháp nhân
2.1. Khối TCTD trong nước (11 đối tượng):
(i). Nội dung thanh tra: Thanh tra các nội dung nêu tại Điểm 1 Mục I Phần thứ ba Kế hoạch thanh tra.
(ii). Đối tượng thanh tra:
- Ngân hàng thương mại (06 đối tượng):
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng; Ngân hàng TMCP Quốc Dân; Ngân hàng TMCP Việt Á; Ngân hàng TMCP An Bình; Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín; Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín.
Riêng đối với Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín, lồng ghép thêm nội dung kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và tội phạm vào 01 cuộc thanh tra pháp nhân.
- TCTD phi ngân hàng trong nước và Tổ chức tài chính vi mô (05 đối tượng):
Công ty Tài chính TNHH MTV Bưu Điện; Công ty Tài chính TNHH MTV Công nghiệp Tàu Thủy; Công ty CTTC I Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (ALCI); Tổ chức tài chính vi mô TNHH M7; Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình thương.
2.2. Khối TCTD nước ngoài (16 đối tượng):
(i). Nội dung thanh tra: Thanh tra một số nội dung nêu tại Điểm 1 Mục I Phần thứ ba Kế hoạch thanh tra.
(ii). Đối tượng thanh tra:
- Ngân hàng 100% vốn nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính (06 đối tượng):
Ngân hàng TNHH MTV ANZ Việt Nam; Ngân hàng TNHH MTV HSBC Việt Nam; Công ty TNHH Cho thuê tài chính Quốc Tế Chailease (CILC); Công ty TNHH MTV Tài chính Toyota Việt Nam; Công ty TNHH Cho thuê tài chính Quốc tế Việt Nam; Công ty Cho thuê tài chính TNHH MTV Kexim Việt Nam.
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài (10 đối tượng):
Ngân hàng Citibank N.A. Chi nhánh Hà Nội; Ngân hàng Citibank N.A. Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh; Ngân hàng KEB Hana Chi nhánh Hà Nội; Ngân hàng Bangkok Đại chúng TNHH Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh; Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc Chi nhánh Hà Nội; Ngân hàng Industrial Bank of Korea Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh; Ngân hàng Bank of China Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh; Ngân hàng OCBC Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh; Ngân hàng JP Morgan Chase Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh; Ngân hàng First Commercial Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.
II. THANH TRA CHUYÊN ĐỀ (07 đối tượng)
1. Ngân hàng TMCP Sài Gòn: thanh tra việc thực hiện phương án tái cơ cấu; tính và hạch toán lãi phải thu.
2. Ngân hàng TMCP Tiên Phong: thanh tra hoạt động cấp tín dụng.
3. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam: thanh tra hoạt động cấp tín dụng; thực hiện phương án tái cơ cấu; tính và hạch toán lãi phải thu.
4. Ngân hàng TMCP Bảo Việt: thanh tra hoạt động cấp tín dụng; xử lý nợ xấu.
5. Công ty Tài chính TNHH HD Saison: thanh tra hoạt động cấp tín dụng.
6. Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam: thanh tra việc tính và hạch toán lãi phải thu.
7. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam: thanh tra hoạt động cấp tín dụng; và thực hiện phương án tái cơ cấu.
Riêng đối với Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam và Ngân hàng TMCP Tiên Phong, lồng ghép thêm nội dung kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và tội phạm vào 01 cuộc thanh tra chuyên đề.
 
Phần thứ tư
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 
I. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
1.1. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch thanh tra; phối hợp chặt chẽ với NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trong việc triển khai Kế hoạch thanh tra và chỉ đạo các Đoàn thanh tra; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện trách nhiệm được phân công của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố; xử lý theo thẩm quyền hoặc trình Thống đốc NHNN, cơ quan có thẩm quyền xử lý các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Kế hoạch thanh tra năm 2017.
1.2. Thực hiện thanh tra các đối tượng thuộc phạm vi trách nhiệm thanh tra của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Trong đó:
- Thời hạn và thời điểm bắt đầu tiến hành các cuộc thanh tra đối với đối tượng thanh tra của Vụ Thanh tra, giám sát các TCTD trong nước (Vụ I); Vụ Thanh tra, giám sát các TCTD nước ngoài (Vụ II); Vụ Thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng (Vụ III) do Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng quyết định;
- Thời hạn và thời điểm bắt đầu tiến hành các cuộc thanh tra đối với đối tượng thanh tra của Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hà Nội (Cục I) do Cục trưởng Cục I quyết định;
- Thời hạn và thời điểm bắt đầu tiến hành các cuộc thanh tra đối với đối tượng thanh tra của Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh (Cục II) do Cục trưởng Cục II quyết định.
1.3. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Vụ I, Vụ II, Vụ III) căn cứ vào Kế hoạch thanh tra này có trách nhiệm chủ động xây dựng kế hoạch triển khai các cuộc thanh tra đối với đối tượng thanh tra được giao tại Kế hoạch thanh tra này phù hợp quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn; phối hợp NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trong quá trình thực hiện.
Đối với địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Cục I, Cục II) căn cứ Kế hoạch thanh tra và yêu cầu quản lý, thanh tra, giám sát trên địa bàn có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai các cuộc thanh tra đối với đối tượng thanh tra được giao tại Kế hoạch thanh tra và đối tượng thanh tra trên địa bàn theo thẩm quyền, phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn; phối hợp NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trong quá trình thực hiện.
2. NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ NHNN chi nhánh TP Hà Nội và NHNN chi nhánh TP HCM)
Căn cứ Kế hoạch thanh tra và yêu cầu quản lý, thanh tra, giám sát trên địa bàn, Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng Kế hoạch thanh tra cụ thể đối với đối tượng thanh tra trên địa bàn theo thẩm quyền, phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tiễn; thời hạn và thời điểm bắt đầu tiến hành các cuộc thanh tra do Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố quyết định.
3. Danh mục các cuộc thanh tra năm 2017 ban hành kèm theo Kế hoạch thanh tra này, trong đó nội dung thanh tra, đối tượng thanh tra, đơn vị thực hiện thanh tra được phân công cụ thể.
II. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO
1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch thanh tra của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, báo cáo Thống đốc NHNN kết quả thực hiện Kế hoạch thanh tra này trước ngày 31/12/2017.
2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (trừ NHNN chi nhánh TP Hà Nội và NHNN chi nhánh TP HCM)
2.1. Tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch thanh tra năm 2017 trên địa bàn, báo cáo về Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng chậm nhất vào ngày 17 tháng 12 năm 2017.
2.2. Báo cáo Thống đốc NHNN (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) định kỳ hàng tháng chậm nhất vào ngày 17 của tháng báo cáo: (i) các kết quả, khó khăn, vướng mắc, và tiến độ thực hiện từng đoàn thanh tra được giao theo Kế hoạch thanh tra; và (ii) kiến nghị, đề xuất kịp thời biện pháp thực hiện có hiệu quả Kế hoạch thanh tra năm 2017.
2.3. Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố (trừ NHNN chi nhánh TP Hà Nội và NHNN chi nhánh TP HCM) phê duyệt Kế hoạch thanh tra năm 2017 của đơn vị mình, báo cáo Thống đốc NHNN (qua Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) trước ngày 31/01/2017, và chỉ đạo Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố triển khai Kế hoạch thanh tra đã phê duyệt.
2.4. Kế hoạch thanh tra năm 2017 của NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố cần nêu rõ: số lượng các cuộc thanh tra; đối tượng thanh tra; thời gian tiến hành thanh tra; thời hạn thanh tra; mục đích, yêu cầu, nội dung thanh tra; và cần cụ thể danh mục các cuộc thanh tra với nội dung tương tự Danh mục các cuộc thanh tra chuyên ngành ban hành kèm theo Kế hoạch thanh tra.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, kịp thời phản ánh về Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (qua Vụ Giám sát an toàn hệ thống ngân hàng) đđược hướng dẫn cụ thể./.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STATE BANK OF VIETNAM

Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016 of the State Bank of Vietnam on approval for inspection plan in 2017

Pursuant to the Law on Inspection No. 56/2010/QH12 dated November 15, 2010;

Pursuant to the Law on the State bank of Vietnam No. 46/2010/QH12;

Pursuant to the Government s Decree No. 156/2013/ND-CP dated November 11, 2013 defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the State bank of Vietnam;

Pursuant to the Government s Decree No. 26/2014/ND-CP dated April 7, 2014 on organization and operation of inspection and supervision in banking sector;

Pursuant to Circular No. 01/2014/TT-TTCP dated April 23, 2014 of Government Inspectorate on formulation and approval for orientation to inspection programs or plans;

Pursuant to Document No. 2886/TTCP-KHTCTH dated October 31, 2016 of Government Inspectorate on guidelines for formulation of Inspection Plan in 2017;

At the request of the Chief Banking Inspector-Supervisor,

DECIDES:

Article 1.To approve the Inspection Plan in 2017 (To attached with a list of inspection visits in 2017).

Article 2.Assign the Chief Banking Inspector-Supervisor to initiate and inspect, expedite the implementation of Inspection Plan in 2017 in accordance with the Law on Inspection No. 56/2010/QH12 and relevant laws.

Article 3.The Chief Banking Inspector-Supervisor, Directors of branches of the State Bank of provinces and central-affiliated cities, Heads of relevant agencies shall implement this Decision.

For the Governor

The Deputy Governor

Nguyen Phuoc Thanh

 

 

INSPECTION PLAN IN 2017

(Issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016 of the Governor of the State Bank)

Part I

PURPOSES, REQUIREMENTS

I. PURPOSES

1. Initiate implementation of regulations on inspection, associated with advices on state management, socio-economic management and perfecting the system in the field of monetary and banking. The inspection shall closely satisfy requirements pertaining to performance of duties and plan for socio-economic development of the country and banking sector.

2. Prevent, discover, and promptly deal with potential risks to safety and violations of law; contribute to the prevention and combating of corruption, crime in banking sector. Discover loopholes and shortcomings in the management and operation, policies, and regulations on monetary, banking, trading in gold and foreign exchange; restructure and settle bad debts of credit institutions and branches of foreign banks to request competent authorities to correct violations amend and improve policies of the State and banking sector.

3. Strictly and effectively implement policies of the Communist Party, the State and regulations of law on inspection, reception of citizens, handling of complaints, denunciation, and prevention and combating of misconduct, waste, and corruption. Strengthen accountability of entities in the banking sector for comply compliance with laws, policies of the Communist Party, the State so as to facilitate the reception of citizens, and handle complaints and denunciation that are complicated, unresolved, and prolonged. Properly assess the situation, quality, and efficiency of the performance of duties, inspection, and supervision; reception of citizens, handling of complaints, denunciation; prevention and combating of corruption, misconduct and crime.

4. Contribute to ensure the compliance with regulations of law on monetary and banking matters; improve the efficiency in state management and order and discipline in those fields under management of the State bank of Vietnam (SBV); ensure the safety and soundness of the credit institution system; assess the implementation and restructuring of the credit institution system in accordance with Decision No. 254/QD-TTg dated March 1, 2012 of the Prime Minister; determine shortcomings, difficulties, reasons and measures in order for credit institutions to stick to approved plans for restructuring and bad debt settlement, which are contributed to restructure the system of credit institutions and branches of foreign banks associated with bad debt settlement in the period of 2016 - 2020.

5. Assess the performance of functions, tasks, powers of affiliates of the State bank and the performance of tasks, powers of civil servants of affiliates of the State bank; the extent of compliance with regulations on monetary and banking matters and foreign exchange transactions of credit institutions, and branches of foreign banks; combine the inspection of compliance with policies and laws on monetary and banking matters and inspection of risks in operation of inspected entities in banking sector; inspect the implementation of plans for restructuring and assessment of level of risks, operation safety and credit quality involved in activities of credit institutions and branches of foreign banks. In consideration of above-mentioned matters, the assessment of risks and potential risks in monetary and banking operation and foreign exchange of credit institutions and branches of foreign banks shall be carried out.

II. REQUIREMENTS

1. Inspect major issues, meet requirements pertaining to state management in monetary and banking matters. Inspect and assess the financial situation, financial performance, capital and ownership reality of credit institutions; regulations on capital contribution, share purchase; the extent of compliance with regulations on prudential ratios in operation of credit institutions, branches of foreign banks; prevention and combating of money laundering; inspection of implementation of plans for restructuring with assessment of level of risks, settlement of bad debts, credit quality, and operation safety involved in activities of credit institutions and branches of foreign banks. Inspection focuses on those fields from which risks, misconduct, corruption and mistakes easily arise, and attach special importance to effective implementation of proposals, determination, and decisions after inspection and supervision.

2. Determine and evaluate the extent of compliance with regulations on inspection contents; risks and potential risks in connection with business and services.

3. According to the financial performance in business and services, it is required to evaluate the quality and capacity of administration and control of Board of Directors, the Control Board and Board of Management of credit institutions; procedures for administration and control of risks.

4. Provide clear and specific determination of inspection contents; give warnings against risks; particularly specifying (i) each content of inspection; (ii) achievements, positive results to be promoted; (iii) violations, risks, problems, difficulties, determination of proper or improper practice, nature and severity of the violations, the possibility of economic loss; (iv) reasons and responsibilities of relevant groups or individuals; (v) proposals for remedial measures.

5. Seriously initiate policies and regulations of law on reception of citizens, handling of complaints and denunciation. Facilitate the reception of citizens and document processing, handle complaints and denunciation promptly and efficiently in consideration of respect and protection of legitimate rights and interests of citizens, common interests of the State in accordance with regulations of law and actual condition. Strengthen the propagation and raise public awareness of legal knowledge about reception of citizens and handling of complaints and denunciation in banking sector.

6. Initiate measures for prevention, discovery and tackling of corruption in accordance with regulations of law. Implement regulations on prevention and combating of corruption in accordance with regulations of United Nations Convention against Corruption. Strengthen the propagation and raise public awareness of legal knowledge about prevention and combating of corruption to raise awareness, promote the roles and responsibilities of society in preventing and combating of corruption.

7. Properly evaluate the reality, quality and efficiency of (i) performance of duties of management, inspection, and supervision assigned; (ii) the extent of compliance with policies of the Communist Party, the State and regulations of law; (iii) the initiation of measures for restructuring and settlement of bad debts of credit institutions; and (iv) the reception of citizens, handling of complaints and denunciation, prevention and combating of corruption, misconduct and crime.

8. Combine the inspection of the extent of compliance with policies and laws on monetary and banking sector and inspection of risks in the operation of inspected entities in the banking sector; inspect the implementation of restructuring plans and evaluate the levels of risks and safety in operation and credit extending of credit institutions and branches of foreign banks. The inspection shall be focused on the following entities (i) credit institutions and branches of foreign banks and other entities expected to be inspected in 2016 that have not undergo such inspection; (ii) those that have not been inspected in at least 3 last years; (iii) those showing signs of potential risks and legal violations; and (iv) those whose operation reality should be evaluated and clarified to serve the purpose of restructuring of credit institutions and settlement of bad debts.

Administrative inspected entities that undergo inspections related to the compliance with regulations on prevention and combating of corruption and crime shall be chosen according to the following criteria:  (i) those that have not been inspected for more than 3 years; (ii) those that are involved in complicated and prolonged complaints/denunciation; (iii) the State Bank units that raise numerous people s credit funds that are poor and posing potential risks; (iv) credit institutions in the administrative divisions that have high rates of bad debts; and (v) credit institutions in the administrative divisions that are subject to restructuring. The administrative inspection contents shall be focused on crucial sectors, prone to misconduct, violations, and corruption.

9. Continue to implement widespread inspections of people s credit funds nationwide, in which focus on people s credit funds that have not been inspected for at least 2 last years, people s credit funds that are ranked poor and pose potential risks or show signs of legal violations.

Part two

ADMINISTRATIVE INSPECTION; INSPECTION OF HANDLING OF COMPLAINTS, DENUNCIATION; INSPECTION OF PREVENTION AND COMBATING OF CORRUPTION AND CRIME

I. CONTENTS OF INSPECTION

1. Inspect the performance of duties and entitlement prescribed by the Governor of the State Bank and the implementation of policies and laws on duties and entitlement of units, in which the following aspects shall be focused:

1.1. Inspection, supervision, and actions against violations in relation with operation of inspected entities in the administrative divisions;

1.2. Issuance of, revocation of, and amendments to establishment and operation licenses of people s credit funds, branches of credit institutions, transaction offices, ATM rooms; approval for changes to credit institutions and other organizations involving banking activities in the administrative divisions authorized by the Governor of the State Bank;

1.3. The direction, monitoring, and supervision of restructuring of credit institutions and people s credit funds in the administrative divisions in accordance with regulations of law and direction of the Governor of the State Bank (including settlement of bad debts);

1.4. Implementation of determination, proposals, and decisions on actions against inspection-related issues and post-inspection results.

2. The propagation and initiation of legislative documents of the State, the State Bank on monetary and banking sector to organizations and individuals in the administrative divisions. The statistics and gathering of information for the purposes of research, analysis and economic forecasts in the administrative divisions. Reports and responses to inquiries upon request. The performance of duties of state management in foreign exchange and gold trading.

3. The direction and administration of leadership boards during the implementation of regulations of law and their performance of assigned duties.

4. Responsibility of units in compliance with regulations of law on management and use of capital, assets, income-generating recurrent services, capital construction:

4.1. The furnishing and management of assets in accordance with standards prescribed by the State and the State Bank;

4.2. The year-end stocktaking;

4.3. Liquidation of fixed assets and labor tools and machinery;

4.4. The implementation of regulations on management of assets.

5. The performance of duties and entitlement of civil servants of the unit:

5.1. Performance of duties and entitlement of civil servants as prescribed by law and other relevant regulations; internal regulations and working regulations of agencies and organizations; performance of other duties assigned by competent authorities or persons; and prohibited acts applicable to officials/civil servants;

5.2. Implementation of regulations of recruitment, arrangement of work, appointment, training, transfer, rotation, secondment, discharge, assessment, severance, retirement, reward, and disciplines of civil servants and ethics and communications of civil servants on duties, and facilities/means provided for civil service activities.

5.3. The implementation of regulations on management of officials and civil servants.

6. The implementation of regulations on reception of citizens.

7. The implementation of regulations on handling of complaints; responsibilities of state management in handling of complaints and actions against violations of law on complaints.

8. The implementation of regulations on handling of denunciation, handling of denunciation, protection of denouncers; responsibilities of state management in handling of denunciation and actions against violations of law on denunciation.

9. The implementation of regulations on prevention and combating of corruption and crime of banking sector, including:

9.1. Propagation and thorough grasp of policies and regulations of the Communist Party and the State on prevention and combating of corruption; propagation of United Nations Convention against Corruption, National Strategy against Corruption by 2020 of the Government and banking sector applicable to officials and civil servants in agencies, organizations and units;

9.2. The establishment, strengthening and promulgation of operation regulations of steering committees (steering subcommittees) against corruption and crime;

9.3. Implementation of directions of the Communist Party, the State, and the State Bank on prevention and combating of corruption and crime;

9.4. The transfer of positions of officials and civil servants; implementation of regulations on gifts, receiving gifts and returning gifts;

9.5. The declaration of income and assets;

9.6. Actions against heads of banking agencies, organizations and units upon occurrence of corrupt practice in their agencies, organizations and units.

9.7. Formulation and implementation of policies, standards;

9.8. Formulation and implementation of code of conduct, the rules professional ethics;

9.9. Adoption of measures and amendments to proposals and decisions issued after inspection, investigation, audit, and judgments/verdicts in connection with corruption;

9.10. The implementation of reporting on prevention and combating of corruption.

9.11. The implementation of regulations on thrift practice, waste combat.

II. INSPECTED ENTITIES

1. Administrative inspection

- Contents of inspection: Matters prescribed in Section I Part two of the Inspection Plan.

- Administrative inspection (07 entities): Branches of the State Bank in: An Giang; Ba Ria – Vung Tau; Dak Lak; Phu Tho; Thua Thien Hue; Tien Giang; Vinh Phuc.

2. Inspection of the extent of compliance with regulations on prevention and combating of corruption and crime (06 entities)

2.1. Inspection (04 entities): Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade (VietinBank); Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam (BIDV); Vietnam Bank for Social Policies; Deposit insurance of Vietnam.

2.2. Inspection (02 entities): Asia Commercial Joint Stock Bank (ACB); Vietnam Technological and Commercial Joint Stock Bank (Techcombank).

Part three

SPECIALIZED INSPECTION

I. INSPECTION OF JURIDICAL PERSONS

1. Contents of inspection

According to actual situation of each inspected entity and state management requirements, the person competent to issue decisions on inspection shall issue a decision on inspection of one, a number, or all of the following contents:

1.1. Inspection and evaluation of financial situation and financial performance:

Consider and evaluate reality of revenues, expenses, financial performance in consideration of evaluation of asset quality, debt classification and building up of loan loss reserves; assess the extent of compliance with regulations of law on accounting of interests receivable, expenditures on sale promotion, advertisement, brokerage, commission, and payment of salaries and remuneration.

1.2. Inspection of allocated capital, charter capital, owner s equity and reality of ownership of charter capital:

- Assess the compliance with regulations on capital contribution, share purchase; proportion of shareholding; and sale, transfer of shares, stakes of credit institutions; 

- Evaluate the reality of charter capital, allocated capital, owner s equity, the capital contribution, share purchase of credit institutions; in which focus on sources of funds provided for the capital contribution, share purchase of credit institutions and major shareholders of credit institutions, sources of funds provided for increase in charter capital, receipt of transfer of stakes and shares.

- Evaluate the reality of ownership structure of charter capital (shareholders/capital contributors being individuals, enterprises, credit institutions, other entities; domestic shareholders/capital contributors, foreign shareholders/capital contributors; shareholders being state-owned enterprises) and influence degrees of major shareholders/shareholder groups and their relevant persons in terms of administration and operation of credit institutions.

1.3. Inspection of administration and system of internal control and audit:

- The extent of compliance with regulations on administration and internal control and audit; requirements pertaining to managers, executives and other positions of credit institutions and branches of foreign banks as prescribed in regulations of law; management and supervision of operation of their branches, transaction offices, and public service providers and other affiliated entities.

- The promulgation of policies and professional and internal regulations; conduct supervision and inspect the implementation of policies and regulations of the State, directions of the State Bank and internal policies, decisions and resolutions of the General Meeting of Shareholders and the Board of Directors/the Board of members.

- Other contents (if necessary) of administration, internal control, internal audit of credit institutions and branches of foreign banks.

- The inspection of administration and system of internal control and audit shall combine with the inspection of professional operations of credit institutions so as to provide a correct determination of reality of administration and control of credit institutions and branches of foreign banks.

1.4. Inspection of operations

1.4.1. The extent of compliance with regulations on prudential ratios in operation of credit institutions and branches of foreign banks in accordance with Circular No. 36/2014/TT-NHNN dated November 20, 2014; Circular No. 06/2016/TT-NHNN dated May 27, 2016 on amendments to Circular No. 36/2014/TT-NHNN, in which the following contents shall be focused:

- The extent of compliance with regulations on banking safety, including capital adequacy ratio, credit limits, creditworthiness, maximum short-term sources of funds used for middle-term and long-term loans, credit limits, cases of restrictions and prohibition of credit extending as prescribed in law of credit institutions; limits on investment in fixed assets; gold and foreign exchange position.

- Evaluate the creditworthiness and solvency ratio; evaluate the formulation and control of liquidity management limits, maturity mismatch limits, currency structure of funds and use of funds.

1.4.2. Extending credit (including loans, guarantees, discounts and rediscounts, finance lease, factoring, investment in corporate bonds, issuance of credit cards and other types of credit extending as prescribed by the State Bank).

- The extent of compliance with regulations on lending interest rates and fees in credit extending.

-  The extent of compliance with regulations on: credit extending; purchase of unlisted corporate bonds; debt to equity conversions; credit growth limits as prescribed by the State Bank; regulations on credit operation safety and limits to credit extending, particularly in credit extending, investment in bonds in terms of major shareholders, managers, executives and their relevant persons.

- The credit extending, credit quality (including guarantees, purchase of unlisted corporate bonds, debt purchase) of credit institutions and branches of foreign banks, particularly in the following cases:

+ Managers, executives, shareholders, groups of shareholders of credit institutions and their relevant persons;

+ Subsidiary companies, associate companies and their relevant persons;

+ Amounts receivable, trust, buying/selling forward, debt sale and right of recourse;

+ Loans for contributing capital to or purchasing shares of the credit institutions that extend credit (creditor), other credit institutions and enterprises being subsidiary companies, associate companies of the credit institutions being creditors;

+ Clients those are guaranteed by stocks, financial instruments of such credit institution or its subsidiary companies, associate companies;

+ Lending and buying bonds of subsidiary companies, associate companies of the credit institution;

+ Provide clients with loans to contribute capital to other credit institutions on the basis of receipt of collateral in form of stocks, financial instruments of such credit institution that receives the stakes;

+ Loans that enable clients to offer guarantees in form of stocks, financial instruments of other credit institutions.

- The extent of compliance with regulations on debt classification, building up loan loss reserves, interest exemption or reduction, particularly in those debts of which interests receivable are greater than the principal balance, those debts posing risks of becoming bad debts; and determination of amounts of loan loss reserves/additional reserves as prescribed by laws.

- Debt restructuring, debt extension and adjustments to repayment periods, in which debts of class 1, class 2, class 3 and restructured debts shall remain unchanged as prescribed in Decision No. 780/QD-NHNN dated April 23, 2012 of the Governor of the State Bank.

- Bad debts with and without collaterals, including guarantees with property (real estate, goods, materials/supplies, stocks, bonds, financial instruments and other current assets).

- The settlement of bad debts by using loan loss reserves, debt sale, obtaining collaterals in place of debt repayment obligations, collateral sale, debt to equity conversions; the extent of compliance with regulations on using reserves for settlement of bad debts, particularly in those debts involved in violations during the credit extending process, debts of major shareholders, managers, executives and their relevant persons.

- The extent of compliance with regulations on sale and settlement of bad debts with Vietnam Asset Management Company (VAMC) and other entities, building up of loan loss reserves against special bonds; recovery and settlement of those debts sold to VAMC.

- Evaluation of loans with interests, new loans for repayment of old debts, capitalized interests.

- Consideration of credit structures, credit concentrations and credit quality (bad debts) by sectors, administrative geographic areas and clients (state-invested enterprises, other enterprises, individuals, households and other entities).

- Pledging of stocks, bonds, and financial instruments of other credit institutions and enterprises.

- Debt purchase (spot, forward, repo, sale with right of recourse, sale of shares of other credit institutions in the form of deferred payments); particularly in sale of bad debts to other credit institutions, enterprises and assets management companies of credit institutions.

- The initiation of credit programs/policies (loans for buying houses, fishing boat building; credit for agriculture and rural areas as prescribed in Decree No. 55/2015/ND-CP...) for a number of special entities, beneficiaries of incentive policies.

- Credit extending in the fields of real estate, securities, consumption, and passbook pledged loans.

- Credit extending for BOT, BT projects; and credit extended exceeding limits as approved by the Prime Minister and/or the State Bank.

1.4.3. The extent of compliance with regulations on: capital mobilization, interests on capital mobilization and regulations on reserve requirement.

1.4.4. Financial investment and other credit assets:

- The extent of compliance with regulations on financial investment, procurement of property;

- Evaluation of risks, efficiency and impact of investments, capital contribution, and share purchase, operation of domestic and foreign subsidiary companies, associate companies on the safety and efficiency of parent credit institutions;

- Evaluation of the capital contribution and share purchase of a credit institution to enterprises being shareholders, and capital contributors of such credit institution;

- Evaluation of recoverability of investments and other credit assets.

1.4.5. Foreign exchange transactions and gold trading:

- The extent of compliance with regulations on sale of foreign currencies, foreign currency statuses;

- The extent of compliance with regulations on gold trading (mobilization, bailment, lending, issuance of financial instruments, gold position, pledge, escrow deposit);

- The indirect investment, fund transfer, foreign loans, including braches, subsidiary companies, and parent companies overseas;

- The borrowing and capital mobilization from parent credit institutions overseas or international market.

1.4.6. Other operations:

- Offer and acceptance of trusteeship; amounts receivable and payable;

- Capital transactions, financial transactions, purchase of debts and property among parent companies, subsidiary companies, domestic and foreign affiliated entities; notes on requirements for revenues being recorded when substantial risks and benefits of the property have been transferred to the buyer to avoid the case that the credit institution records unqualified profits.

- Interbank operations: scope, terms, interests and level of risks of loans, deposits, acceptance of loans and deposits, sale/purchase of financial instruments of credit institutions; bad debts and non-performing assets in interbank operations:

- The extent of compliance with regulations on use of refinancing, State’s subsidies to loans in the fields of agriculture and rural areas (conditions for decrease in reserve requirement rates, conditions for refinancing and use of refinancing); loans for purchase/lease of housing; etc.

- Inspection of the extent of compliance with regulations on treasury safety.

1.5. Inspection of the implementation of plans for restructuring and plans for settlement of bad debts that are approved by competent authorities and the implementation of directions of the State Bank and competent authority in terms of restructuring and settlement of bad debts of credit institutions, in which it is required to specify the implementation progress, results of settlement of bad debts, difficulties, problems and reasons for the plans.

1.6. Inspection of the extent of compliance with regulations on prevention and combating of money laundering.

1.7. Inspection of the extent of compliance with regulations on escrow deposit and management of escrow deposit at commercial banks.

1.8. Inspection of the extent of compliance with regulations on security and safety in e-payment system as well as card readers during the provision of services.

1.9. Inspection of the extent of compliance with regulations on off-balance sheet accounting.

1.10. With regard a people s credit fund, apart from the above-mentioned matters to be inspected, the following matters shall be also clarified as follows: :

- Capital mobilization and loans granted to entities other than members of the people’s credit fund;

- Bad debts, quality of loans granted to members/clients other than members of the people’s credit fund;

- The extent of compliance with regulations on ownership of charter capital; loans granted to managers, executives and their relevant persons;

- Management of cash funds, mobilized capital, loans, debt collection, and disbursement;

- Provision of payment services;

- The extent of compliance with regulations on capital preservation and regulation fund:

- Capital structures, credit concentrations according to major customers, managers, executives and their relevant persons.

- Area of operation and scope of operation in relation to the capacity of management, executive and the provisions of law;

- Investment and deposits at other credit institutions and acceptance of deposits and loans of other credit institutions.

1.11. Inspection of other matters (if any): The person issuing the inspection decision shall decide specific inspection contents in accordance with nature and requirements for each inspected entity.

2. Inspected entities being juridical persons

2.1. Domestic credit institutions (11 entities):

(i). Contents of inspection: Matters prescribed in Point 1 Section I Part three of the Inspection Plan shall be inspected:

(ii) Inspected entities:

- Commercial banks (06 entities):

Vietnam Prosperity Joint Stock Commercial Bank (VPBank); National Citizen Commercial Joint Stock Bank (NCB); Vietnam Asia Commercial Joint Stock Bank (VietABank); An Binh Commercial Join Stock Bank (ABBank); Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank (Sacombank); Vietnam Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank (VietBank).

With regard to VPBank and VietBank, apart from the above-mentioned matters to be inspected, the inspection of the extent of compliance with regulatiosn on prevention and combating of corruption and crime shall be also added to an inspection visit to a juridical person.

- Domestic non-banking credit institutions and microfinance institutions (05 entities):

Post and Telecommunication Fiannce Company Limited (PTFinance); Vietnam Shipbuilding Finance Company Limited (VFC); Agribank No.1 Leasing Company (ALCI); M7 – Microfinance Institution Limited (M7-MFI); Tinh Thuong Microfinance Institution (TYM).

2.2. Foreign credit institutions (16 entities):

(i). Contents of inspection: Matters prescribed in Point 1 Section I Part three of the Inspection Plan shall be inspected:

(ii). Inspected entities:

- Wholly foreign-owned banks, financial companies, finance leasing companies (06 entities):

Australia and New Zealand Banking (ANZ Bank); HSBC Bank (Vietnam) Ltd. (HSBC); Chailease International Leasing Co., Ltd. (CILC); Toyota Financial Services Vietnam Company Limited (TFSVN); Vietnam International Leasing Company Limited; Kexim Vietnam Leasing Co., Ltd. (KVLC).

- Branches of foreign banks (10 entities):

Citibank, N.A. Hanoi Branch; Citibank, N.A. Ho Chi Minh City Branch; Keb Hana Bank Hanoi Branch; Bangkok Bank Public Company Limited Ho Chi Minh City Branch; Industrial Bank of Korea Hanoi Branch; Industrial Bank of Korea Ho Chi Minh City Branch; Bank of China Ho Chi Minh City Branch; Overseas Chinese Banking Corporation (OCBC) Ho Chi Minh City Branch; JPMorgan Chase Ho Chi Minh City Branch; First Commercial Bank Ho Chi Minh City Branch.

II. THEMATIC INSPECTION (07 entities)

1. Sai Gon Joint Stock Commercial Bank (SCB): inspect the implementation of restructuring plans, determination and accounting of interests receivable

2. Tien Phong Commercial Joint Stock Bank (TPBank): inspect the credit extending.

3. Vietnam Maritime Commercial Stock Bank (MSB): inspect the credit extending, implementation of restructuring plans, determination and accounting of interests receivable.

4. Bao Viet Joint Stock Commercial Bank (BVB): inspect the credit extending and settlement of bad debts.

5. HD Saison Finance Co., Ltd. (HD Saison):  inspect the credit extending.

6. Vietnam Public Joint Stock Commercial Bank (PVcomBank): Inspect the determination and accounting of interests receivable.

7. Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development (Agribank): inspect the credit extending, implementation of restructuring plans.

With regard to Vietnam Maritime Commercial Stock Bank (MSB) and Tien Phong Commercial Joint Stock Bank (TPBank), apart from the above-mentioned matters to be inspected, the inspection of the extent of compliance with regulations on prevention and combating of corruption and crime shall be also added to a thematic inspection.

Part 4

IMPLEMENTATION ORGANIZATION

I. RESPONSIBILITIES

1. Bank Supervision and Inspection Agency

1.1. Direct, expedite, inspect and supervise the implementation of Inspection Plan in branches of the State Bank in provinces and cities; closely cooperation with branches of the State Bank in provinces and cities in initiation of the Inspection Plan and direct Inspectorates; monitor and expedite the fulfillment of responsibilities assigned to branches of the State Bank in provinces and cities; address issues within their competence or request the Governor of the State Bank and competent authorities to address difficulties arising during the implementation of Inspection Plan in 2017.

1.2. Carry out inspection of entities under responsibilities of Bank Supervision and Inspection Agency. In which:

- Period and starting time of inspections carried out by Department of inspection and supervision of domestic credit institutions (Department I); Department of inspection and supervision of foreign credit institutions (Department II); Department of administrative inspection, handling of complaints and prevention and combating of corruption (Department III) shall be subject to decision of the Chief Banking Inspector-Supervisor.

- Period and starting time of inspection carried out by Department of inspection and supervision of banks in Hanoi (Department I) shall be subject to decision of Director of Department I;

- Period and starting time of inspection carried out by Department of inspection and supervision of banks in Ho Chi Minh City (Department II) shall be subject to decision of Director of Department II.

1.3.. Bank Supervision and Inspection Agency (Department I, II, III) shall, according to this Inspection Plan, formulate a plan for initiation of inspection visits to inspected entities assigned in this Plan in accordance with regulations of law and actual condition; and cooperate with branches of the State Bank in provinces and cities during the implementation.

With regard to Hanoi and Ho Chi Minh City, the Bank Supervision and Inspection Agency (Department I, II) shall, according to the Inspection Plan and requirements pertaining to management, inspection and supervision in the cities, formulate a plan for initiation of inspection visits to inspected entities assigned in this Plan in accordance with regulations of law and actual condition; and cooperate with branches of the State Bank in provinces and cities during the implementation.

2. Branches of the State Bank of provinces and central-affiliated cities (except for branches of Hanoi and Ho Chi Minh City)

Pursuant to the Inspection Plan and requirements pertaining to inspection and supervision in the administrative divisions, Directors of branches of the State Bank of provinces/cities shall direct the formulation of specific inspection plans to inspected entities in the administrative divisions in accordance with regulations of law and actual condition; period and starting time of inspections shall be subject to decision of the Directors of branches of the State Bank of provinces/cities.

3. A list of inspection visits in 2017shall be issued herewith, in which inspection contents, inspected entities, and agencies in charge shall be specified.

II. REPORTING

1. Bank Supervision and Inspection Agency

Consolidate the reports on implementation of Inspection Plan from Bank Supervision and Inspection Agency and branches of the State Bank of provinces and cities and send a consolidated report to the Governor of State Bank before December 31, 2017.

2. Branches of the State Bank of provinces and central-affiliated cities (except for branches of Hanoi and Ho Chi Minh City)

2.1. Consolidate the reports on implementation of Inspection Plan in 2017 in the administrative divisions and send a consolidated report to Bank Supervision and Inspection Agency no later than December 17, 2017.

2.2. Send monthly reports to the Governor of the State Bank (via Bank Supervision and Inspection Agency) no later than every 17 of the reporting month: (i) results, difficulties, and progress of Inspectorates assigned in the Inspection Plan; and (ii) proposals for effective implementation of Inspection Plan in 2017.

2.3. Directors of branches of the State Bank of provinces and cities (except for branches of Hanoi and Ho Chi Minh City) shall approve their Inspection Plan in 2017 and send a report to the Governor of the State Bank (via Bank Supervision and Inspection Agency) before January 31, 2017, and direct the inspection and supervision agencies of branches of the State Bank of provinces and cities to initiate the approved Inspection Plan.

2.4. The Inspection Plan in 2017 of each branch of the State Bank of province/city must specify: number of inspection visits; inspected entities; inspection schedule; inspection period; purposes, requirements, and contents of inspection; a list of inspection visits, a list of specialized inspection visits issued together with the Inspection Plan.

Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to Bank Supervision and Inspection Agency (via Department of banking system safety supervision) for consideration./.

 

LIST

OF INSPECTION VISITS IN 2017
(Issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016 of the Governor of the State Bank)

No.

Inspected entity

Contents

Period

Scope

Agency in charge

Coordinating agency

Notes

A-ADMINISTRATIVE INSPECTION (13 entities)

1

SBV’s An Giang Branch

Issues prescribed in Section I Part 2 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

From January 1, 2015 to the inspection date

Bank Supervision and Inspection Agency (Department III)

Department I, II and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

2

SBV’s Ba Ria Vung Tau Branch

Issues prescribed in Section I Part 2 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

From January 1, 2015 to the inspection date

Bank Supervision and Inspection Agency (Department III)

Department I, II and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

3

SBV’s Dak Lak Branch

Issues prescribed in Section I Part 2 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

From January 1, 2015 to the inspection date

Bank Supervision and Inspection Agency (Department III)

Department I, II and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

4

SBV’s Phu Tho Branch

Issues prescribed in Section I Part 2 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

From January 1, 2015 to the inspection date

Bank Supervision and Inspection Agency (Department III)

Department I, II and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

5

SBV’s Thua Thien Hue Branch

Issues prescribed in Section I Part 2 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

From January 1, 2015 to the inspection date

Bank Supervision and Inspection Agency (Department III)

Department I, II and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

6

SBV’s Tien Giang Branch

Issues prescribed in Section I Part 2 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

From January 1, 2015 to the inspection date

Bank Supervision and Inspection Agency (Department III)

Department I, II and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

7

SBV’s Vinh Phuc Branch

Issues prescribed in Section I Part 2 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

From January 1, 2015 to the inspection date

Bank Supervision and Inspection Agency (Department III)

Department I, II and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

8

Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade (Vietinbank)

Issues prescribed in Section I Part 2 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

From January 1, 2015 to the inspection date

Bank Supervision and Inspection Agency (Department III)

Department I, II and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

9

Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam (BIDV)

Issues prescribed in Section I Part 2 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

From January 1, 2015 to the inspection date

Bank Supervision and Inspection Agency (Department III)

Department I, II and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

10

Vietnam Bank for Social Policies

Issues prescribed in Section I Part 2 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

From January 1, 2015 to the inspection date

Bank Supervision and Inspection Agency (Department III)

Department I, II and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

11

Deposit insurance of Vietnam

Issues prescribed in Section I Part 2 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

From January 1, 2015 to the inspection date

Bank Supervision and Inspection Agency (Department III)

Department I, II and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

12

Vietnam Technological and Commercial Joint Stock Bank (Techcombank)

Issues prescribed in Section I Part 2 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

From January 1, 2015 to the inspection date

Bank Supervision and Inspection Agency (Department III)

Department I, II and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

13

Asia Commercial Joint Stock Bank (ACB)

Issues prescribed in Section I Part 2 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

From January 1, 2015 to the inspection date

Bank Supervision and Inspection Agency (Department III)

Department I, II and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

B-SPECIALIZED INSPECTION

I. Inspection of juridical persons

1. Domestic credit institutions (11 entities)

1

National Citizen Bank (NCB)

Issues prescribed in Point 1 Section I Part 3 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

2016 and before-and-after 2016 (if necessary)

Bank Supervision and Inspection Agency (Department I)

Department II and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

2

Vietnam Prosperity Joint Stock Commercial Bank (VPBank)

Issues prescribed in Point 1 Section I Part 3 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

2016 and before-and-after 2016 (if necessary)

Bank Supervision and Inspection Agency (Department I)

Department II and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

3

Vietnam Asia Commercial Joint Stock Bank (VietABank)

Issues prescribed in Point 1 Section I Part 3 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

2016 and before-and-after 2016 (if necessary)

Bank Supervision and Inspection Agency (Department I)

Department II and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

4

An Binh Commercial Join Stock Bank (ABBank)

Issues prescribed in Point 1 Section I Part 3 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

2016 and before-and-after 2016 (if necessary)

Bank Supervision and Inspection Agency (Department II)

Department I and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

5

Saigon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank (Sacombank)

Issues prescribed in Point 1 Section I Part 3 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

2016 and before-and-after 2016 (if necessary)

Bank Supervision and Inspection Agency (Department I)

Department I and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

6

Vietnam Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank (VietBank)

Issues prescribed in Point 1 Section I Part 3 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

2016 and before-and-after 2016 (if necessary)

SBV’s Soc Trang Branch

Department I, II and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

7

Post and Telecommunication Finance Company Limited (PTFinance)

Issues prescribed in Point 1 Section I Part 3 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

2016 and before-and-after 2016 (if necessary)

Bank Supervision and Inspection Agency (Department I)

Department II and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

8

Vietnam Shipbuilding Finance Company Limited (VFC)

Issues prescribed in Point 1 Section I Part 3 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

2016 and before-and-after 2016 (if necessary)

Bank Supervision and Inspection Agency (Department I)

Department II and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

9

Agribank No.1 Leasing Company (ALCI)

Issues prescribed in Point 1 Section I Part 3 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

2016 and before-and-after 2016 (if necessary)

Bank Supervision and Inspection Agency (Department I)

Department II and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

10

M7 – Microfinance Institution Limited (M7-MFI)

Issues prescribed in Point 1 Section I Part 3 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

2016 and before-and-after 2016 (if necessary)

Bank Supervision and Inspection Agency (Department I)

Department II and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

11

Tinh Thuong Microfinance Institution (TYM)

Issues prescribed in Point 1 Section I Part 3 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

2016 and before-and-after 2016 (if necessary)

Bank Supervision and Inspection Agency (Department I)

Department II and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

2. Foreign credit institutions (16 entities)

2.1. Wholly foreign-owned banks, financial companies, finance leasing companies (06 subjects)

1

Australia and New Zealand Banking (ANZ Bank)

Issues prescribed in Point 1 Section I Part 3 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

2016 and before-and-after 2016 (if necessary)

Bank Supervision and Inspection Agency (Department II)

Branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

2

HSBC Bank (Vietnam) Ltd.

Issues prescribed in Point 1 Section I Part 3 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

2016 and before-and-after 2016 (if necessary)

Bank Supervision and Inspection Agency (Department II)

Branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

3

Chailease International Leasing Co., Ltd. (CILC)

Issues prescribed in Point 1 Section I Part 3 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

2016 and before-and-after 2016 (if necessary)

Bank Supervision and Inspection Agency (Department II)

Branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

4

Toyota Financial Services Vietnam Company Limited (TFSVN)

Issues prescribed in Point 1 Section I Part 3 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

2016 and before-and-after 2016 (if necessary)

Bank Supervision and Inspection Agency (Department II)

Branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

5

Vietnam International Leasing Company Limited

Issues prescribed in Point 1 Section I Part 3 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

2016 and before-and-after 2016 (if necessary)

Bank Supervision and Inspection Agency (Department II)

Branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

6

Kexim Vietnam Leasing Co., Ltd. (KVLC)

Issues prescribed in Point 1 Section I Part 3 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

2016 and before-and-after 2016 (if necessary)

Bank Supervision and Inspection Agency (Department II)

Branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

2.2. Branches of foreign banks (10 subjects)

1

Citibank, N.A. Hanoi Branch

Issues prescribed in Point 1 Section I Part 3 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

2016 and before-and-after 2016 (if necessary)

Bank Supervision and Inspection Agency (Department II)

Department I and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

2

Citibank, N.A. Ho Chi Minh City  Branch

Issues prescribed in Point 1 Section I Part 3 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

2016 and before-and-after 2016 (if necessary)

Bank Supervision and Inspection Agency (Department II)

Department II and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

3

Keb Hana Bank Hanoi Branch

Issues prescribed in Point 1 Section I Part 3 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

2016 and before-and-after 2016 (if necessary)

Bank Supervision and Inspection Agency (Department II)

Department I and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

4

Bangkok Bank Public Company Limited Ho Chi Minh City Branch

Issues prescribed in Point 1 Section I Part 3 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

2016 and before-and-after 2016 (if necessary)

Bank Supervision and Inspection Agency (Department II)

Department II and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

5

Industrial Bank of Korea Ho Chi Minh City Branch

Issues prescribed in Point 1 Section I Part 3 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

2016 and before-and-after 2016 (if necessary)

Bank Supervision and Inspection Agency (Department II)

Department II and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

6

Industrial Bank of Korea Hanoi Branch

Issues prescribed in Point 1 Section I Part 3 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

2016 and before-and-after 2016 (if necessary)

Bank Supervision and Inspection Agency (Department II)

Department I and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

7

Bank of China Ho Chi Minh City Branch

Issues prescribed in Point 1 Section I Part 3 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

2016 and before-and-after 2016 (if necessary)

Bank Supervision and Inspection Agency (Department II)

Department I and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

8

Overseas Chinese Banking Corporation (OCBC) Ho Chi Minh City Branch

Issues prescribed in Point 1 Section I Part 3 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

2016 and before-and-after 2016 (if necessary)

Bank Supervision and Inspection Agency (Department II)

Department II and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

9

JPMorgan Chase Ho Chi Minh City Branch

Issues prescribed in Point 1 Section I Part 3 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

2016 and before-and-after 2016 (if necessary)

Bank Supervision and Inspection Agency (Department II)

Department II and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

10

First Commercial Bank Ho Chi Minh City Branch

Issues prescribed in Point 1 Section I Part 3 of Inspection Plan issued together with Decision No. 2336a/QD-NHNN dated November 25, 2016

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

2016 and before-and-after 2016 (if necessary)

Bank Supervision and Inspection Agency (Department II)

Department II and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

II. Thematic inspection (07 entities)

1

Sai Gon Joint Stock Commercial Bank (SCB)

Inspect the implementation of restructuring plans, determination and accounting of interests receivable

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

2016 and before-and-after 2016 (if necessary)

Bank Supervision and Inspection Agency (Department I)

Department I, II and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

2

Tien Phong Commercial Joint Stock Bank (TPBank)

Inspect the credit extending; inspect the extent of compliance with regulations on prevention and combating of corruption and crime

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

2016 and before-and-after 2016 (if necessary)

Bank Supervision and Inspection Agency (Department I)

Department I, II and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

3

Vietnam Maritime Commercial Stock Bank (MSB)

Inspect the credit extending, implementation of restructuring plans; accounting of interests receivable; inspect the extent of compliance with regulations on prevention and combating of corruption and crime

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

2016 and before-and-after 2016 (if necessary)

Bank Supervision and Inspection Agency (Department I)

Department II and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

4

Bao Viet Joint Stock Commercial Bank (BVB)

Inspect the credit extending and settlement of bad debts

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

2016 and before-and-after 2016 (if necessary)

Bank Supervision and Inspection Agency (Department I)

Department II and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

5

HD Saison Finance Co., Ltd. (HD Saison)

Inspect the credit extending.

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

2016 and before-and-after 2016 (if necessary)

Bank Supervision and Inspection Agency (Department II)

Department I and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

6

Vietnam Public Joint Stock Commercial Bank (PVcomBank)

Inspect the determination and accounting of interests receivable

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

2016 and before-and-after 2016 (if necessary)

Bank Supervision and Inspection Agency (Department I)

Department II and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

7

Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development (Agribank)

Inspect the credit extending, implementation of restructuring plans

Subject to decision of decision maker in accordance with regulations of law and actual condition

2016 and before-and-after 2016 (if necessary)

Bank Supervision and Inspection Agency (Department I)

Department I, II and branches of the State Bank of provinces and cities (if necessary)

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 2336a/QD-NHNN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất