Quyết định 23/QĐ-NH14 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài

thuộc tính Quyết định 23/QĐ-NH14

Quyết định 23/QĐ-NH14 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:23/QĐ-NH14
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Cao Sĩ Kiêm
Ngày ban hành:21/02/1994
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 23/QĐ-NH14

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 23/QĐ-NH14
NGÀY 21-2-1994 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ BẢO LàNH VÀ
TÁI BẢO LàNH VAY VỐN NƯỚC NGOÀI

 

THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

 

Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước ngày 24-5-1990;

Căn cứ Nghị định số 15-CP ngày 2-3-1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 58-CP ngày 30-8-1993 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ tín dụng Ngân hàng Nhà nước,

 

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài.

 

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 192-NH-QĐ ngày 17-9-1992 ban hành Quy chế bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài.

 

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ tín dụng, Vụ trưởng Vụ quản lý ngoại hối, Vụ trưởng Vụ nghiên cứu kinh tế, Vụ trưởng Vụ kế toán - tài chính, Vụ trưởng Vụ các Định chế tài chính, Chánh thanh tra, Vụ trưởng Vụ tổng kiểm soát, Giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan ở Ngân hàng Nhà nước Trung ương; Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, Tổng giám đốc (Giám đốc) các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư và phát triển chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

QUY CHẾ

BẢO LàNH VÀ TÁI BẢO LàNH VAY VỐN NƯỚC NGOÀI BAN HÀNH
KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 23-QĐ-NH14 NGÀY 21-2-1994
CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

 

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Bảo lãnh vay vốn nước ngoài là cam kết của Ngân hàng nhận bảo lãnh với bên cho vay về việc trả nợ đầy đủ, đúng hạn của bên đi vay. Trường hợp bên đi vay không trả hoặc không trả đủ nợ khi đến hạn, Ngân hàng nhận bảo lãnh sẽ chịu trách nhiệm trả nợ thay cho bên đi vay.

 

Điều 2. Tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài là sự cam kết của Ngân hàng nhận tái bảo lãnh đối với bên cho vay về việc thực hiện đúng lời cam kết của Ngân hàng nhận bảo lãnh. Trường hợp Ngân hàng nhận bảo lãnh không thực hiện đúng cam kết thì Ngân hàng nhận tái bảo lãnh chịu trách nhiệm trả nợ thay cho Ngân hàng nhận bảo lãnh.

 

Điều 3. Ngân hàng nhận bảo lãnh và tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài là ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng được phép hoạt động đối ngoại (bao gồm ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng đầu tư và phát triển).

 

Điều 4. Đối tượng được bảo lãnh và phạm vi nhận bảo lãnh.

4.1. Đối tượng được bảo lãnh:

4.1.1. Các doanh nghiệp vay vốn nước ngoài theo hình thức tự vay, tự trả và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với Luật đầu tư nước ngoài (gọi chung là doanh nghiệp) được Quy định tại Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định số 58-CP ngày 30-8-1993 của Chính phủ.

4.1.2. Các Ngân hàng được phép hoạt động đối ngoại được bên cho vay nước ngoài thoả thuận cho vay.

4.2. Phạm vi nhận bảo lãnh:

4.2.1 Các Ngân hàng được phép hoạt động đối ngoại (dưới đây gọi tắt là các Ngân hàng) nhận bảo lãnh đối với các doanh nghiệp hoặc nhận bảo lãnh cho nhau;

4.2.2. Ngân hàng Nhà nước nhận bảo lãnh đối với các Ngân hàng và đối với một số doanh nghiệp được Chính phủ chỉ định;

4.2.3. Các Ngân hàng có thể cùng tham gia bảo lãnh một khoản vay.

 

Điều 5. Đối tượng được tái bảo lãnh và phạm vi nhận tái bảo lãnh.

5.1. Đối tượng được tái bảo lãnh là các Ngân hàng;

5.2. Ngân hàng Nhà nước nhận tái bảo lãnh cho các Ngân hàng hoặc các Ngân hàng nhận tái bảo lãnh cho nhau. Các Ngân hàng có thể cùng tham gia tái bảo lãnh cho một khoản bảo lãnh.

Các đối tượng xin bảo lãnh, xin tái bảo lãnh dưới đây được gọi chung là khách hàng.

 

Điều 6. Việc bảo lãnh, tái bảo lãnh được thực hiện theo từng khoản vay.

 

Điều 7. Thời hạn bảo lãnh và tái bảo lãnh được xác định căn cứ vào thời hạn vay vốn đã được thoả thuận giữa bên vay vốn và bên cho vay nước ngoài.

 

Điều 8. Khách hàng được bảo lãnh, tái bảo lãnh phải nộp cho Ngân hàng nhận bảo lãnh, tái bảo lãnh một khoản phí tối đa là 1%/năm đối với bảo lãnh, 0,5%/ năm đối với tái bảo lãnh, tính trên số tiền đang còn được bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh.

Mức phí cụ thể và định kỳ nộp do Ngân hàng nhận bảo lãnh, tái bảo lãnh quy định.

 

Điều 9. Hình thức bảo lãnh, tái bảo lãnh.

9.1. Việc bảo lãnh được thực hiện dưới các hình thức sau đây:

- Mở thư tín dụng mua hàng trả chậm;

- Ký bảo lãnh trên các hối phiếu nhận nợ với nước ngoài (trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước nhận bảo lãnh);

- Phát hành thư bảo lãnh;

- Lập giấy chứng nhận kỳ hạn nợ với nước ngoài (hoặc xác nhận vào giấy do khách hàng lập - đối với trường hợp Ngân hàng Nhà nước nhận bảo lãnh).

9.2. Việc tái bảo lãnh được thực hiện bằng hình thức phát hành thư bảo lãnh.

 

CHƯƠNG II

BẢO LàNH VÀ TÁI BẢO LàNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG

 

Điều 10. Các Ngân hàng căn cứ vào số vốn được phép sử dụng vào kinh doanh để dự kiến số tiền có thể đưa vào lập quỹ bảo lãnh và tái bảo lãnh (quy ra ngoại tệ) của mình (dưới đây gọi chung là quỹ bảo lãnh) theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Trung ương. Tổng mức bảo lãnh và tái bảo lãnh được xác định trên cơ sở quỹ bảo lãnh (dự kiến) và khả năng an toàn vốn trong bảo lãnh, tái bảo lãnh của từng Ngân hàng, nhưng tối đa không quá 20 lần số tiền của quỹ bảo lãnh (tức khả năng mất an toàn vốn trong bảo lãnh, tái bảo lãnh tối đa là 5%). Quỹ bảo lãnh được sử dụng để trả cho bên cho vay khi bên đi vay không trả nợ đúng hạn và được hạch toán vào một tài khoản riêng theo từng lần bảo lãnh, tái bảo lãnh, với tỷ lệ tối thiểu là 5% so với doanh số bảo lãnh, tái bảo lãnh.

Để phân tán khả năng rủi ro, tổng số tiền nhận bảo lãnh và tái bảo lãnh cho một khách hàng không quá 10% và cho 10 khách hàng lớn nhất không quá 30% tổng mức bảo lãnh và tái bảo lãnh (dự kiến) của Ngân hàng nhận bảo lãnh, tái bảo lãnh.

 

Điều 11. Điều kiện bảo lãnh và tái bảo lãnh:

11.1. Khách hàng muốn được bảo lãnh, phải có các điều kiện sau đây:

11.1.1. Khách hàng là các doanh nghiệp được quy định tại điểm 4.1.1 của Quy chế này;

- Có tư cách pháp nhân, hoạt động theo pháp luật hiện hành của Việt Nam;

- Có yêu cầu bảo lãnh của bên cho vay;

- Chấp hành quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài của Chính phủ và khoản vay xin bảo lãnh nằm trong kế hoạch tổng hạn mức vay nước ngoài được Chính phủ duyệt;

- Có hợp đồng vay vốn nước ngoài;

- Hoạt động kinh doanh có lãi, có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, thanh toán...;

- Có luận chứng kinh tế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền duyệt đối với dự án đầu tư.

- Có đề án khả thi về sử dụng và trả nợ vốn vay nước ngoài;

- Không có nợ quá hạn (bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ) ở trong nước hoặc ở nước ngoài (trừ nợ quá hạn từ 1990 về trước đã được phép khoanh lại); không có nợ thuế với Ngân sách Nhà nước;

- Có đủ tài sản thế chấp hợp pháp cho bảo lãnh;

- Có đơn xin bảo lãnh (theo mẫu 01/BL đính kèm).

11.1.2. Khách hàng là các Ngân hàng:

- Hoạt động kinh doanh có lãi, có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng thanh toán;

- Không có nợ quá hạn với Ngân hàng Nhà nước (trừ nợ quá hạn từ 1990 về trước được phép khoanh lại ) và các Ngân hàng khác;

- Khoản vay xin bảo lãnh phải nằm trong kế hoạch tổng hạn mức vay nước ngoài được Chính phủ duyệt;

- Có hợp đồng vay vốn nước ngoài;

- Có yêu cầu bảo lãnh của bên cho vay;

- Có tài sản thế chấp theo yêu cầu của bên nhận bảo lãnh;

- Có đơn xin bảo lãnh ( theo mẫu 02/BL đính kèm).

11.2. Ngân hàng muốn được xét tái bảo lãnh phải có các điều kiện sau đây:

- Hoạt động kinh doanh có lãi, có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, thanh toán...;

- Không có nợ quá hạn với Ngân hàng Nhà nước (trừ nợ quá hạn từ 1990 về trước được khoanh lại) và các Ngân hàng khác;

- Có tài sản thế chấp theo yêu cầu của bên nhận tái bảo lãnh;

- Có đủ hồ sơ xin bảo lãnh của khách hàng xin bảo lãnh và hồ sơ chấp thuận bảo lãnh của Ngân hàng nhận bảo lãnh;

- Có đơn xin tái bảo lãnh (theo mẫu 03/BL đính kèm).

 

Điều 12. Tài sản thế chấp bảo lãnh, tái bảo lãnh là bất động sản, như nhà cửa; động sản, như vàng, đá quý, các chứng từ có giá (trái phiếu, tín phiếu ...) và phải đủ các tiêu chuẩn sau:

- Đối với tài sản là bất động sản: phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu (bản gốc), có chứng nhận của cơ quan công chứng nhà nước, có thể chuyển nhượng được dễ dàng;

- Đối với trái phiếu, tín phiếu ..., phải có đầy đủ các yếu tố pháp lý ghi trên chứng từ, còn thời hạn thanh toán, người phát hành là các tổ chức có tín nhiệm, có thể chuyển nhượng được dễ dàng, thuộc quyền thụ hưởng của khách hàng xin bảo lãnh, tái bảo lãnh.

- Đối với vàng, đá quý: phải được kiểm định của Ngân hàng nhận bảo lãnh, tái bảo lãnh; khách hàng tự đóng gói, niêm phong, có sự chứng kiến của Ngân hàng nhận bảo lãnh, tái bảo lãnh trước khi giao cho Ngân hàng nhận bảo lãnh, tái bảo lãnh.

Riêng đối với các doanh nghiệp Nhà nước việc sử dụng tài sản để thế chấp phải được chủ sở hữu (hoặc đại diện chủ sở hữu) tài sản đó - tức cơ quan tài chính - đồng ý bằng văn bản.

 

Điều 13. Khách hàng có nhu cầu xin bảo lãnh, tái bảo lãnh phải gửi đến Ngân hàng nhận bảo lãnh, tái bảo lãnh các tài liệu sau đây:

13.1. Đối với trường hợp xin bảo lãnh:

13.1.1. Khách hàng là các doanh nghiệp:

- Đơn xin bảo lãnh;

- Hợp đồng vay vốn nước ngoài;

- Luận chứng kinh tế kỹ thuật được cấp có thẩm quyền duyệt đối với dự án đầu tư;

- Đề án khả thi về sử dụng và trả nợ vốn vay nước ngoài;

- Giấy phép nhập khẩu;

- Đơn xin mở thư tín dụng (nếu vay thương mại);

- Danh mục tài sản thế chấp.

13.1.2. Khách hàng là các Ngân hàng:

- Đơn xin bảo lãnh;

- Hợp đồng vay vốn nước ngoài;

- Đề án khả thi về sử dụng và trả nợ vốn vay nước ngoài;

- Danh mục tài sản thế chấp (nếu Ngân hàng nhận bảo lãnh yêu cầu).

13.2. Đối với trường hợp xin tái bảo lãnh:

- Đơn xin tái bảo lãnh;

- Bản sao toàn bộ hồ sơ xin bảo lãnh của khách hàng xin bảo lãnh và hồ sơ chấp thuận bảo lãnh của Ngân hàng nhận bảo lãnh;

- Danh mục tài sản thế chấp (nếu bên nhận tái bảo lãnh yêu cầu).

 

Điều 14. Trong thời hạn 20 ngày đối với bảo lãnh và 10 ngày đối với tái bảo lãnh, kể từ ngày nhận được hồ sơ xin bảo lãnh, tái bảo lãnh, Ngân hàng nhận bảo lãnh, tái bảo lãnh, phải thông báo cho khách hàng biết ý kiến chấp nhận hay từ chối chấp nhận bảo lãnh, tái bảo lãnh.

 

Điều 15. Thẩm quyền ký bảo lãnh, tái bảo lãnh:

Tổng giám đốc (Giám đốc) Ngân hàng nhận bảo lãnh hay tái bảo lãnh là người ký bảo lãnh, tái bảo lãnh và có thể uỷ quyền (bằng văn bản) cho phó Tổng giám đốc (phó giám đốc), Giám đốc chi nhánh trực thuộc mình ký bảo lãnh, tái bảo lãnh trong phạm vi nhất định chịu trách nhiệm về việc làm của người được uỷ quyền.

Người được uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác.

 

Điều 16. Khi được Ngân hàng nhận bảo lãnh, tái bảo lãnh chấp thuận, khách hàng được bảo lãnh hay được tái bảo lãnh làm thủ tục giao nộp tài sản (hoặc hồ sơ) thế chấp cho Ngân hàng nhận bảo lãnh, tái bảo lãnh. Sau khi nhận tài sản hoặc hồ sơ tài sản thế chấp, Ngân hàng nhận bảo lãnh, tái bảo lãnh làm các thủ tục về bảo lãnh, tái bảo lãnh.

 

Điều 17. Ngân hàng nhận bảo lãnh, tái bảo lãnh phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản tài sản thế chấp được lưu giữ. Nếu để xẩy ra tình trạng mất mát, hư hỏng tài sản thế chấp, Ngân hàng nhận bảo lãnh, tái bảo lãnh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại vật chất.

Trong vòng một tháng trước hạn khách hàng phải trả nợ bên cho vay, Ngân hàng nhận bảo lãnh, tái bảo lãnh phải thông báo, đôn đốc để khách hàng đảm bảo trả nợ đúng hạn.

 

Điều 18. Trong thời gian bảo lãnh, tái bảo lãnh, khách hàng phải chịu trách nhiệm giữ gìn, bảo quản những tài sản thế chấp mà mình được phép tiếp tục quản lý hay sử dụng; nếu bị mất mát, hư hỏng thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Trường hợp tài sản thế chấp là trái phiếu, tín phiếu hết hạn trước thời hạn bảo lãnh, tái bảo lãnh thì khách hàng được bảo lãnh, tái bảo lãnh phải đổi tài sản thế chấp đủ tiêu chuẩn thế chấp, nếu không đủ tài sản thế chấp để đổi thì khách hàng được bảo lãnh, tái bảo lãnh phải chịu phạt, mức phạt bằng 1%/tháng tính trên giá trị tài sản thế chấp thiếu. Khách hàng phải chịu sự kiểm tra giám sát mọi hoạt động có liên quan đến vốn vay được bảo lãnh, tái bảo lãnh, đồng thời có trách nhiệm cung cấp những tài liệu cần thiết cho công tác kiểm tra, kiểm soát đó của bên nhận bảo lãnh, tái bảo lãnh.

 

Điều 19. Khi đến hạn trả nợ, khách hàng được bảo lãnh, phải có trách nhiệm trả nợ đầy đủ cả gốc và lãi cho bên cho vay.

19.1. Khi khách hàng được bảo lãnh trả hết nợ vay nước ngoài (gốc và lãi) Ngân hàng nhận bảo lãnh, tái bảo lãnh phải trao trả đầy đủ tài sản (hoặc hồ sơ tài sản) thế chấp cho khách hàng.

19.2. Trường hợp khách hàng được bảo lãnh không trả một phần hoặc toàn bộ số nợ vay đúng hạn, Ngân hàng nhận bảo lãnh trả thay cho khách hàng đó số nợ còn thiếu bên cho vay, đồng thời khách hàng phải làm giấy nhận nợ với Ngân hàng nhận bảo lãnh về số tiền trả thay đó và phải chịu lãi suất nợ quá hạn tính theo lãi suất các khoản cho vay tương ứng của Ngân hàng nhận bảo lãnh. Sau đó Ngân hàng nhận bảo lãnh phát mại tài sản thế chấp của khách hàng để thu hồi số tiền đã trả thay theo quy định của pháp luật.

19.3. Trong trường hợp tái bảo lãnh: Nếu Ngân hàng nhận bảo lãnh không trả một phần hoặc toàn bộ nợ thay cho khách hàng thì Ngân hàng nhận tái bảo lãnh trả thay cho Ngân hàng nhận bảo lãnh; đồng thời Ngân hàng nhận bảo lãnh phải làm giấy nhận nợ với Ngân hàng nhận tái bảo lãnh số tiền trả thay đó và phải chịu lãi suất nợ quá hạn mà Ngân hàng nhận tái bảo lãnh áp dụng đối với các khoản cho vay tương ứng của mình. Sau đó, Ngân hàng nhận tái bảo lãnh phát mại tài sản thế chấp để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG III

BẢO LàNH VÀ TÁI BẢO LàNH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

 

Điều 20. Căn cứ vào chính sách tiền tệ và nhu cầu bảo lãnh, tái bảo lãnh hàng năm đối với Ngân hàng Nhà nước. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tổng mức bảo lãnh, tái bảo lãnh của Ngân hàng Nhà nước.

 

Điều 21. Các Ngân hàng muốn được Ngân hàng Nhà nước bảo lãnh, tái bảo lãnh, phải là thành viên thị trường liên Ngân hàng có các điều kiện sau đây:

21.1: Điều kiện bảo lãnh:

1.Hoạt động kinh doanh có lãi, có tín nhiệm trong quan hệ tín dụng, thanh toán; chấp hành đúng các quy định do Ngân hàng Nhà nước ban hành;

2. Không có nợ quá hạn với Ngân hàng Nhà nước và các thành viên tham gia thị trường liên Ngân hàng khác;

3. Có đề án khả thi về sử dụng và trả nợ vốn vay nước ngoài;

4. Có yêu cầu bảo lãnh của bên cho vay;

5. Có hợp đồng vay vốn nước ngoài và khoản vay xin bảo lãnh nằm trong kế hoạch tổng hạn mức vay nước ngoài được Chính phủ duyệt;

6. Có chứng từ có giá (gọi tắt là chứng từ) để thế chấp bảo lãnh (riêng đối với chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam phải có thêm ý kiến đề nghị được bảo lãnh của Ngân hàng mẹ bằng văn bản);

7. Có đơn xin bảo lãnh vay vốn nước ngoài (theo mẫu số 02/BL).

21.2. Điều kiện tái bảo lãnh.

1. Có các điều kiện 1, 2 ,6 của điều kiện bảo lãnh được quy định ở điểm 21.1 của điều này.

2. Có đủ bản sao toàn bộ hồ sơ xin bảo lãnh của khách hàng xin bảo lãnh và hồ sơ chấp thuận bảo lãnh của Ngân hàng nhận bảo lãnh;

3. Có yêu cầu tái bảo lãnh của bên cho vay;

4. Có đơn xin tái bảo lãnh (theo mẫu 03/BL);

 

Điều 22. Mức bảo lãnh, tái bảo lãnh của Ngân hàng Nhà nước cho từng khoản vay căn cứ vào số tiền xin bảo lãnh, tái bảo lãnh, giá trị chứng từ thế chấp được lưu giữ tại Ngân hàng Nhà nước.

 

Điều 23. Chứng từ thế chấp bảo lãnh, tái bảo lãnh của những chứng từ có giá trị như trái phiếu, tín phiếu, khế ước cho vay và phải đạt những tiêu chuẩn sau:

- Đối với trái phiếu, tín phiếu: phải có đầy đủ các yếu tố pháp lý ghi trên chứng từ, còn thời hạn thanh toán, người phát hành là các tổ chức có tín nhiệm, có thể chuyển nhượng được dễ dàng, thuộc quyền thụ hưởng của Ngân hàng xin bảo lãnh, tái bảo lãnh.

- Đối với khế ước cho vay phải là những khoản nợ tốt, tham gia vào chu kỳ sản xuất kinh doanh; doanh nghiệp vay vốn phải có khả năng tài chính và quản lý tốt (sản xuất kinh doanh có lãi, có tín nhiệm trong thanh toán, đảm bảo khả năng trả nợ chắc chắn); còn thời hạn vay.

 

Điều 24. Ngân hàng có nhu cầu xin bảo lãnh, tái bảo lãnh, phải gửi đến Ngân hàng Nhà nước các tài liệu sau đây:

24.1. Đối với trường hợp xin bảo lãnh:

- Đơn xin bảo lãnh vay vốn nước ngoài;

- Hợp đồng vay vốn nước ngoài;

- Đề án khả thi về sử dụng vốn và trả nợ vốn vay nước ngoài;

- Danh mục chứng từ thế chấp.

24.2. Đối với trường hợp xin tái bảo lãnh:

- Đơn xin tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài;

- Bản sao toàn bộ hồ sơ xin bảo lãnh của khách hàng xin bảo lãnh và hồ sơ chấp thuận bảo lãnh của Ngân hàng chấp nhận bảo lãnh;

- Danh mục chứng từ thế chấp.

 

Điều 25. Ngân hàng Nhà nước thực hiện việc bảo lãnh, tái bảo lãnh tại Ngân hàng Nhà nước Trung ương và tại những chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố được Ngân hàng Nhà nước Trung ương uỷ quyền (bằng văn bản).

Điều 26. Việc thế chấp chứng từ bảo lãnh, tái bảo lãnh được thực hiện như sau:

26.1. Đăng ký trước chứng từ thế chấp.

Việc đăng ký trước chứng từ thế chấp được thực hiện tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước hoặc tại các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi Ngân hàng - chi nhánh của Ngân hàng mở tài khoản.

Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước , chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố có trách nhiệm kiểm soát chứng từ thế chấp. Danh mục chứng thế chấp đủ tiêu chuẩn (theo mẫu đính kèm) được đưa vào theo dõi ở máy vi tính tập trung qua bộ phậm TPR của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và được truyền qua mạng vi tính về Vụ tín dụng.

26.2. Khi có nhu cầu xin bảo lãnh, tái bảo lãnh, các Ngân hàng lập danh mục chứng từ đủ tiêu chuẩn thế chấp đã được Ngân hàng Nhà nước chấp nhận và lưu vào máy tính gửi kèm đơn xin bảo lãnh, tái bảo lãnh cho Ngân hàng Nhà nước.

26.3. Khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bảo lãnh, tái bảo lãnh, ngân hàng được bảo lãnh, tái bảo lãnh giao nộp chứng từ thế chấp (bản gốc) cho Ngân hàng Nhà nước nơi Ngân hàng - Chi nhánh của Ngân hàng đăng ký chứng từ thế chấp. Việc giao nhận, lưu giữ, bảo quản chứng từ thế chấp thực hiện như đối với chứng từ có giá khác.

Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước phải có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản chứng từ thế chấp được lưu giữ. Nếu để xẩy ra tình trạng mất mát hư hỏng chứng từ thế chấp, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại vật chất.

Trong thời gian được bảo lãnh, tái bảo lãnh, nếu thời hạn hiệu lực của chứng từ hết hạn, thì Ngân hàng phải đổi chứng từ thế chấp khác đủ tiêu chuẩn, còn thời hạn thanh toán. Trong trường hợp Ngân hàng không đủ chứng từ thế chấp để đổi thì phải chịu phạt, mức phạt bằng 1%/tháng tính theo giá trị chứng từ thế chấp thiếu.

 

Điều 27. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao cho Vụ trưởng Vụ tín dụng, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố (nơi được uỷ quyền) xem xét hồ sơ xin bảo lãnh, tái bảo lãnh của các Ngân hàng để trình Thống đốc duyệt. Sau đó, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thể uỷ quyền cho Vụ trưởng Vụ tín dụng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố (nơi được uỷ quyền) được ký các giấy tờ bảo lãnh, tái bảo lãnh của Ngân hàng Nhà nước.

 

Điều 28.

28.1. Khi đến hạn trả nợ, Ngân hàng được bảo lãnh phải có trách nhiệm trả nợ (gốc và lãi) cho bên cho vay:

- Nếu Ngân hàng trả hết nợ vay nước ngoài (gốc và lãi) thì theo thông báo của Vụ tín dụng hoặc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước được uỷ quyền thực hiện bảo lãnh, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước hay các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nơi bảo quản chứng từ thế chấp tiến hành trao trả đầy đủ chứng từ thế chấp cho Ngân hàng.

- Nếu Ngân hàng không trả một phần hoặc toàn bộ số nợ vay đúng hạn, Ngân hàng Nhà nước trả thay cho Ngân hàng số nợ còn thiếu, đồng thời Ngân hàng phải làm giấy nhận nợ với Ngân hàng Nhà nước số tiền trả thay đó và phải chịu lãi suất nợ quá hạn bằng 150 % lãi suất mà Ngân hàng vay nước ngoài.

28.2. Trong trường hợp tái bảo lãnh: nếu Ngân hàng nhận bảo lãnh không trả một phần hoặc toàn bộ nợ thay cho khách hàng thì Ngân hàng Nhà nước trả thay cho Ngân hàng nhận bảo lãnh, đồng thời Ngân hàng nhận bảo lãnh phải làm giấy nhận nợ với Ngân hàng Nhà nước và phải chịu lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất mà khách hàng vay nước ngoài. Ngân hàng nhận bảo lãnh thực hiện các chế tài quy định tại điểm 19.2 của điều 19 đối với khách hàng của mình.

28.3. Trong thời gian các Ngân hàng chưa trả hết nợ về bảo lãnh, tái bảo lãnh cho Ngân hàng Nhà nước thì không dược nhận lại chứng từ thế chấp chưa đến hạn. Những chứng từ thế chấp đến hạn thu tiền thì đựợc rút về để lấy tiền thanh toán khoản vay Ngân hàng Nhà nước nói tại điểm 28.1, 28.2 trên đây.

28.4. Sau khi nhận nợ quá hạn Ngân hàng nhận nợ phải có biện pháp tập trung mọi nguồn vốn để trả nợ. Ngân hàng Nhà nước sẽ tự động trích tài khoản tiền gửi của Ngân hàng có nợ quá hạn để thu nợ khi tài khoản tiền gửi có tiền và trong thời gian này Ngân hàng Nhà nước sẽ tạm ngừng bảo lãnh, tái bảo lãnh cho đơn vị còn nợ.

 

Điều 29. Trong thời gian bảo lãnh, tái bảo lãnh, Ngân hàng Nhà nước kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động và tài chính của Ngân hàng được bảo lãnh, tái bảo lãnh, yêu cầu cung cấp những thông tin cần thiết liên quan đến các điều khoản cam kết trong bảo lãnh, tái bảo lãnh.

 

CHƯƠNG IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 30. Tổng giám đốc các ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư và phát triển chịu trách nhiệm hướng dẫn thi hành quy chế này trong hệ thống mình.

DANH MỤC

CHỨNG TỪ THẾ CHẤP CHO BẢO LàNH, TÁI BẢO LàNH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

(Gửi kèm đơn xin bảo lãnh, tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài)

 

- Tên Ngân hàng xin bảo lãnh, tái bảo lãnh...

- Địa chỉ...

 

 

 

Số TT

Tên chứng từ thế chấp

Số chứng từ

Ngày phát hành chứng từ

Đơn vị phát hành

Giá trị gốc của chứng từ

Lãi suất

Ngày... tháng... năm... đến hạn thanh toán

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

..... Ngày... tháng... năm

Ngân hàng xin bảo lãnh, tái bảo lãnh

Tổng Giám đốc (giám đốc)

(Ký tên và đóng dấu)

(Họ và tên)

 

Ghi chú:

- Các chỉ tiêu của mẫu biểu này cũng chỉ là chỉ tiêu của danh mục chứng từ thế chấp đủ tiêu chuẩn đưa vào theo dõi ở máy vi tính được quy định tại Điều 26.

- Cột (2) ghi theo thứ tự: trái phiếu, tín phiếu, khế ước cho vay...

 

MẪU SỐ 01/BL

 

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
 
 

ĐƠN XIN BẢO LàNH VAY VỐN NƯỚC NGOÀI
(Áp dụng cho các doanh nghiệp)

 

Kính gửi:....................(1)................

- Tên doanh nghiệp vay vốn xin bảo lãnh:...........

- Địa chỉ:...................

- Họ và tên giám đốc:............................

- Số hiệu tài khoản tiền gửi đồng Việt Nam..... mở tại ....

- Số hiệu tài khoản tiền gửi ngoại tệ................. mở tại.....

- Số hiệu tài khoản tiền vay đồng Việt Nam .....mở tại....

- Số hiệu tài khoản tiền vay ngoại tệ................ mở tại.....

Đề nghị:.................... (1) ...............bảo lãnh để được vay vốn của: ....(3) ..địa chỉ:................ nước: ..............có tài khoản tiền gửi số: .....................tại .......theo hợp đồng vay vốn số: .............ngày...... tháng ..........năm 19.... với số tiền................

(bằng chữ:...............................................................)

- Tổng số tiền xin bảo lãnh: bắng số...............................

Bằng chữ:......................................................................

- Thời hạn xin bảo lãnh: ....................tháng (từ ........đến.......... )

- Phí bảo lãnh........................

- Mục đích vay vốn:.................

- Tổng giá trị tài sản thế chấp:...........

- Tài liệu gửi đính kèm gồm:................

+ ..........................

+..........................

+..........................

Chúng tôi cam đoan chấp hành đầy đủ những quy định trong quy chế bảo lãnh, tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định số... /QĐ-NH14 ngày.... tháng ...năm 1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Ngày .....tháng ..........năm 199

Doanh nghiệp xin bảo lãnh

Giám đốc

(ký tên và đóng dấu)

(họ và tên)

 

Ý kiến của..... (2).....

Đồng ý với đề nghị xin bảo lãnh của giám đốc.... và chấp thuận cho doanh nghiệp được sử dụng các tài sản Nhà nước (theo danh mục đính kèm) để thế chấp với Ngân hàng bảo lãnh. Phần giá trị tài sản thế chấp thiếu (Nếu có) được ...(2) ....bảo đảm để doanh nghiệp được bảo lãnh và vay toàn bộ số tiền trên là:.............

Nếu doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản...... (2).....đồng ý để xử lý các tài sản thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp theo điều 38 của Luật phá sản doanh nghiệp.

....Ngày ...tháng ....năm 199...

.............(2)............

(ký tên và đóng dấu)

(họ và tên)

 

 

 

 

CHẤP THUẬN BẢO LàNH CỦA NGÂN HÀNG NHẬN BẢO LàNH

 

..........(1) ..............Chấp thuận bảo lãnh cho doanh.nghiệp ..........vay vốn của (3) :......................như sau:

- Số tiền nhận bảo lãnh: bằng số:.......................

Bằng chữ:.........................................................

- Thời hạn bảo lãnh: ...................tháng (từ ..............đến.............)

- Phí bảo lãnh:...............................................

 

.........Ngày.......... tháng ........năm 199.....

Ngân hàng nhận bảo lãnh

Tổng giám đốc (Giám đốc)

(ký tên và đóng dấu)

(họ và tên)

Ghi chú: (1): tên Ngân hàng nhận bảo lãnh

(2): Tên cơ quan tài chính (Bộ hoặc sở)

- áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước.

(3): Tên đơn vị cho vay.

 

MẪU SỐ 02/BN

 

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập tự do hạnh phúc

 

ĐƠN XIN BẢO LàNH VAY VỐN NƯỚC NGOÀI
(Áp dụng cho các Ngân hàng)

 

Kính gửi: .................(1).....................

- Tên Ngân hàng vay vốn xin bảo lãnh.................

- Địa chỉ..............................

- Họ và tên Tổng giám đốc (Giám đốc)..................

- Số hiệu tài khoản tiền gửi đồng Việt Nam.........

Mở tại.........................

- Số hiệu tài khoản tiền gửi ngoại tệ...................

Mở tại.............

- Số hiệu tài khoản tiền vay đồng Việt Nam..........

Mở tại.................

- Số hiệu tài khoản tiền vay ngoại tệ......................

Mở tại.................

Đề nghị ..........(1) ............bảo lãnh để được vay vốn của (2)....... địa chỉ.... nước..... có tài Khoản tiền gửi số .............tại......... theo hợp đồng vay vốn số....ngày... tháng .........năm .........199..... với số tiền .................( bằng chữ................)

- Tổng số tiền xin bảo lãnh: bắng số...................

Bằng chữ..........................

- Thời hạn xin bảo lã.......... tháng............... (từ ...........đến..........)...............

- Phí bảo lãnh................

- Mục đích vay vốn.................

- Tổng giá trị tài sản (hoặc chứng từ) thế chấp.....................

- Tài liệu gửi đính kèm gồm:

+..............

+ ...............

+...............

Chúng tôi cam đoan chấp hành đầy đủ những quy định trong quy chế bảo lãnh, tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài ban hành kèm theo quyết định số.... /QĐ-NH14 ngày.... tháng.... năm 1993 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

.....Ngày ......tháng............. năm 199 .....

Ngân hàng xin bảo lãnh

Tổng giám đốc (giám đốc)

(Ký tên và đóng dấu)

(Họ và tên)

 

CHẤP THUẬN BẢO LàNH CỦA NGÂN HÀNG NHẬN BẢO LàNH

-....(1) ...........Chấp thuận bảo lãnh cho Ngân hàng...... vay vốn của (2) ....như sau:

- Số tiền nhận bảo lãnh: bằng số:...............

Bằng chữ:.................................................

- Thời hạn bảo lãnh..... tháng.... ( từ ..............đến............)

- Phí bảo lãnh..........................

.....Ngày..... tháng ......năm 199.....

Ngân hàng nhận bảo lãnh

(ký tên và đóng dấu)

(họ và tên)

Ghi chú:

(1) Ngân hàng nhận bảo lãnh

(2) Tên đơn vị cho vay (nước ngoài)

MẪU SỐ 03/BL

 

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập tự do hạnh phúc

 
 
 

ĐƠN XIN TÁI BẢO LàNH VAY VỐN NƯỚC NGOÀI
(Áp dụng cho các ngân hàng xin tái bảo lãnh)

 

Kính gửi: .................(1)............................

- Tên Ngân hàng xin tái bảo lãnh..................

- Địa chỉ.....................................

Họ và tên Tổng giám đốc (Giám đốc)...............

- Số hiệu tài khoản tiền gửi Việt Nam................

Mở tại......................

- Số hiệu tài khoản tiền gửi ngoại tệ......................

Mở tại........................

- Số hiệu tài khoản tiền vay đồng Việt Nam......

Mở tại...................

- Số hiệu tài khoản tiền vay ngoại tệ..................

Mở tại...................

Đề nghị.......... (1)........... tái bảo lãnh cho chúng tôi để chúng tôi bảo lãnh cho..... được vay vốn của...........địa chỉ...........nước.........có tài khoản tiền gửi số ........tại ..............theo hợp đồng vay vốn số ............ngày.......... tháng ........năm.....với số tiền..................(bằng chữ:...............)

- Tổng số tiền xin tái bảo lãnh bằng số:.................

Bằng chữ:.............................................................

- Thời gian xin tái bảo lãnh ..........tháng (từ........... đến.........)

- Phí tái bảo lãnh..............................

- Mục đích xin tái bảo lãnh..................

- Giá trị tài sản (hoặc chứng từ ) thế chấp...............

- Tài liệu gửi đính kèm:

+...............

+ ...............

+................

Chúng tôi cam kết chấp hành đầy đủ những quy định trong quy chế bảo lãnh, tái bảo lãnh vay vốn nước ngoài ban hành kèm theo quyết định số: .....QĐ-NH ngày... tháng ..........năm 199........ của Thống đốc Ngân hàng nhà nước.

 

.....Ngày .......tháng .........năm 199...

Ngân hàng xin tái bảo lãnh

Tổng giám đốc (giám đốc)

(ký tên và đóng dấu)

(họ và tên)

 

CHẤP THUẬN TÁI BẢO LàNH CỦA NGÂN HÀNG NHẬN TÁI BẢO LàNH

 

........(1) chấp thuận tái bảo lãnh cho............... (2) để...... (2) bảo lãnh cho.... được vay vốn của...... như sau:

- Số tiền nhận tái bảo lãnh bằng số:...................

Bằng chữ:........................................................

- Thời hạn tái bảo lãnh: .........tháng (từ............ đến...............)..............

- Phí bảo lãnh.............................................

.....Ngày...... tháng ..........năm 199............

Ngân hàng Nhận tái bảo lãnh

(ký tên và đóng dấu)

(Họ và tên)

 

Ghi chú:

(1) Tên Ngân hàng nhận tái bảo lãnh

(2) Tên Ngân hàng được tái bảo lãnh

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STATE BANK
 -------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No. 23-QD/NH14
Hanoi, February 21, 1994
 
DECISION
ON GUARANTEES AND CROSS GUARANTEES FOR FOREIGN LOANS
THE GOVERNOR OF THE STATE BANK
Pursuant to the Ordinance on the State Bank dated 24 May 1990;
Pursuant to Decree 15-CP of the Government dated 2 March 1993 on the duties, powers, and State administrative responsibility of ministries and ministerial equivalent bodies;
Pursuant to Decree 58-CP of the Government dated 30 August 1993 issuing the Regulations on Control of Foreign Loans and Loan Repayments;
On the recommendation of the Director of the Credit Department of the State Bank;
DECIDES:
Article 1
To issue with this Decision the Regulations on Guarantees and Cross-Guarantees for Foreign Loans.
Article 2
This Decision shall be of full force and effect as of the date of its signing and shall replace Decision 192-NH-QD dated 17 September 1992 with which was issued regulations on guarantees and cross-guarantees for foreign loans.
Article 3
Heads of offices, the Director of the Credit Department, the Director of the Foreign Exchange Control Department, the Director of the Economic Research Department, the Director of the Finance and Accounting Department, the Director of the Finance Planning Department, the Chief Inspector, the Director of the General Control Department, and the Director of the Transaction Department of the State Bank, heads of relevant bodies of the central State Bank, directors of provincial and municipal branches of the State Bank; and the general directors (or directors) of commercial banks, and the Investment and Development Bank shall be responsible for the implementation of this Decree.
 

 
FOR THE GOVERNOR OF THE STATE BANK




Cao Sy Kiem
 
REGULATIONS
ON GUARANTEES AND CROSS-GUARANTEES FOR FOREIGN LOANS
(Issued with Decision 23-QD-NH14 of the Governor of the State Bank dated 21 February, 1994.)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1
A guarantee given in respect of a foreign loan is an undertaking of the guarantor bank to repay fully and on time the debt owed by the borrower to the lender. Where the borrower fails to repay or repay in full the due debt, the guarantor bank shall be responsible for the full payment of the debt on behalf of the borrower.
Article 2
A cross-guarantee given in respect of a foreign loan is an undertaking of the cross-guarantor bank to meet the obligations of the guarantor bank. Where the guarantor bank fails to perform its obligations, the cross-guarantor bank shall be responsible for the full repayment of the debt on behalf of the guarantor bank.
Article 3
Guarantor and cross-guarantor banks in respect of foreign loans include the State Bank and banks authorized to carry out international transactions (including State commercial banks, share holding commercial banks, joint venture banks, branches of foreign banks, and the Investment and Development Bank).
Article 4
Entities receiving guarantees and entities giving guarantees.
4.1. Entities receiving guarantees:
4.1.1. Enterprises which independently obtain and repay foreign bans, and enterprises with foreign owned capital established in accordance with the Law on Foreign Investment (hereinafter referred to as the enterprise) as stipulated in the Regulations on Control of Foreign Loans and Loan Repayments issued with Decree 58-CP of the Government dated 30 August 1993;
4.1.2. Banks authorized to carry out international transactions which have entered into a loan agreement with a foreign lender.
4.2. Entities giving guarantees:
4.2.1. Banks authorized to carry out international transactions (hereinafter referred to as banks) shall be permitted to give guarantees to enterprises or to other banks;  
4.2.2. The State Bank shall be permitted to give guarantees to banks and a number of enterprises determined by the Government;  
4.2.3. Banks may give a joint guarantee in respect of a single loan.
Article 5
Entities receiving cross-guarantees and entities giving cross guarantees.
5.1. Entities receiving cross-guarantees are banks.
5.2. The State Bank shall give cross-guarantees to banks and banks may give cross-guarantees to other banks. Banks may give a joint cross-guarantee in respect of a single guarantee.
Entities referred to in these Regulations which request guarantees or cross- guarantees shall be generally referred to as customers.
Article 6
A guarantee or a cross-guarantee shall be given in respect of loans on a case by case basis.
Article 7
The duration of a guarantee or cross-guarantee shall be determined on the basis of the duration of the loan agreed between the borrower and the foreign lender.
Article 8
A customer who receives a guarantee or cross-guarantee must pay to the guarantor or cross-guarantor bank a fee not exceeding one per cent of the amount guaranteed, or half of one (0.5) per cent of the amount cross-guaranteed calculated on the basis of the balance amount at the time when the guarantee or cross-guarantee is given.
The specific fee level and the time of payment shall be determined by the guarantor or cross-guarantor bank.
Article 9
Forms of guarantees and cross-guarantees.
9.1. Guarantees shall be given in the following forms:
The guarantor opens a letter of credit for purchases of goods with deferred payments;
The guarantor signs a bill of exchange accepting the loan obtained from a foreign lender (except in cases where the guarantor is the State Bank);
The guarantor issues a letter of guarantee;
The guarantor issues a promissory note to the foreign lender (or confirms the promissory note of a customer in cases where the guarantor is the State Bank).
9.2. Cross-guarantees shall be given by way of issuance of letters of guarantee.
Chapter II
GUARANTEES AND CROSS-GUARANTEES OF BANKS
Article 10
Banks shall, on the basis of their authorized working capital, estimate the amount of capital able to be paid in foreign currency into a guarantee reserve and a cross-guarantee reserve (hereinafter referred to as a guarantee reserve) in accordance with the guidelines determined by the central State Bank. The total sum guaranteed or cross-guaranteed shall be determined on the basis of the balance of the guarantee reserve (estimated) and the repayment risk of the loan guaranteed or cross-guaranteed but shall be less than twenty (20) times the balance of the guarantee reserve (that is, the repayment risk of the loan guaranteed or cross-guaranteed must be less than five per cent).
The guarantee reserve shall be used in cases where the borrower fails to repay his due debt and the amount withdrawn for each performance of the guarantee or cross-guarantee shall be recorded in a separate account which will have a minimum balance of five per cent of the total sum guaranteed or cross-guaranteed.
In order to distribute the potential risks, the sum guaranteed or cross-guaranteed for each customer or for every ten customers shall not exceed ten (10) per cent or thirty (30) per cent respectively of the estimated total sum guaranteed or cross-guaranteed by the guarantor or cross-guarantor bank.
Article 11
Conditions of a guarantee or cross-guarantee.
11.1. Any customer who requests a guarantee or cross-guarantee must satisfy the following conditions:
11.1.1. Where the customer is an enterprise stipulated in sub-clause 4.1.1 of these Regulations:
The enterprise must have full legal status and operate in accordance with the laws of Vietnam currently in force;
The lender must require a guarantee in respect of the loan;
The enterprise must comply with the Regulations on Control of Foreign Loans and Loan Repayments issued by the Government and the loan concerned must be consistent with the approved plan of the Government outlining the total level of foreign loans;
There must be a loan contract in respect of the foreign loan;
The business operation of the enterprise must make profits and the enterprise must have a good credit rating;
The investment project concerned must have a technical economic feasibility study approved by a competent body;
The enterprise must have a feasible plan for the utilization and repayment of the loan capital obtained from foreign lenders;
The enterprise must not have any unpaid due debts (in Vietnamese dong or foreign currencies) owing to Vietnamese or foreign entities (except where the due debt was obtained prior to 1990 and its repayment is allowed to be deferred); the enterprise must not have any outstanding tax liabilities payable to the State;
The enterprise must have sufficient assets to be given as lawful security for the guarantee;
The enterprise must complete an application for guarantee (in accordance with the attached model form No.1/BL).
11.1.2. Where the customer is a bank:
The business operation of the bank must make profits and the bank must have a good credit rating;
The bank must not have any unpaid due debts owing to the State Bank or other banks (except where the debt due was obtained prior to 1990 and its repayment is allowed to be deferred);
The loan concerned must be consistent with the approved plan of the Government outlining the total level of foreign loans;
There must be a loan contract in respect of the foreign loan;
The lender must require a guarantee in respect of the loan;
The bank must have sufficient assets to be given as security where required by the guarantor;
The bank must complete an application for guarantee (in accordance with the attached model form No.2/BL).
11.2. Any bank which requires a cross-guarantee must satisfy the following conditions:
The business operation of the bank must make profits and the bank must have a good credit rating;
The bank must not have any unpaid due debts owing to the State Bank or other banks (except where the due debt was obtained prior to 1990 and its repayment is allowed to be deferred);
The bank must have sufficient assets to be given as security where required by the cross-guarantor;
The bank must have full documentation and files of customers requesting guarantees and documents approving such guarantees issued by the guarantor bank;
The bank must complete an application for cross-guarantee (in accordance with the attached model form No.3/BL).
Article 12
Assets offered as security for guarantees and cross-guarantees may comprise real estate property such as buildings, property such as gold and precious stones, and other papers of value such as bonds and Government bonds. Assets offered as security must satisfy the following conditions:
In respect of real estate property: proper certificate of ownership (original copy), proper documentation notarized by a State notary public, and the property concerned must be easily assigned;  
In respect of bonds and Government bonds: the bond certificate must contain all the relevant items required by law, the bond must not have matured, the entity issuing the bond must be an organization of high reputation, the bond must be easily transferable, and the customer requesting the guarantee or cross-guarantee must be lawfully entitled to the interest earned in respect of the bond;
In respect of gold and precious stones: the gold or precious stones must be inspected by the guarantor or cross-guarantor bank, and must be wrapped and sealed by the customer in the presence of the guarantor or cross-guarantor bank prior to being transferred to the guarantor or cross-guarantor bank.
In the case of State owned enterprises in particular, any asset offered as security must have the written approval of the owner (or the representative of the owner) which is the financial institution.
Article 13
A customer who requests a guarantee or cross-guarantee must send to the guarantor or cross-guarantor bank the following documents:
13.1. For guarantees:
13.1.1. Where the customer is an enterprise:
An application for guarantee;
The foreign loan contract;
The feasibility study for the investment project as approved by a competent body;
The feasibility plan outlining the utilization and repayment of capital obtained from foreign lenders;
Any import license;
An application to open a letter of credit (in respect of commercial loans);
A list of assets offered as security.
13.1.2. Where the customer is a bank:
An application for guarantee;
The foreign loan contract;
The feasibility plan outlining the utilization and repayment of capital obtained from foreign lenders;
A list of assets offered as security (upon the request of the guarantor bank).
13.2. For cross-guarantees:
An application for cross-guarantee;
A copy of the whole application file for a guarantee of the customer and the documents approving the guarantee issued by the guarantor bank;
A list of assets offered as security (upon the request of the cross-guarantor bank).
Article 14
Within a period of twenty (20) days in the case of a guarantee and ten (10) days in the case of a cross-guarantee from the date of receipt of the application file, the guarantor or cross-guarantor bank must notify the customer of its decision to accept or refuse the application for guarantee or cross-guarantee.
Article 15
The power to accept a guarantee or cross-guarantee.
The general director (or director) of the guarantor or cross-guarantor bank shall be the signatory of a guarantee or cross-guarantee and shall be permitted to delegate this authority in writing to the deputy general director (or deputy director) or to a branch director who is under his authority provided that the delegated authority is limited to a defined scope and the general director (or director) is responsible for the action of the delegated person.
The person delegated with the authority must not delegate this authority to any Other person(s).
Article 16
When the bank has given the guarantee or cross-guarantee, the customer concerned must carry out the formalities of delivering to the guarantor or cross- guarantor bank the assets (or relevant papers) used as security. Upon receipt of the assets or the documentation relating to the assets, the guarantor or cross-guarantor bank shall complete the formalities relating to giving guarantees and cross-guarantees.
Article 17
The guarantor or cross-guarantor bank shall be responsible for the maintenance and preservation of the assets transferred as security.
Where the assets are lost or damaged, the guarantor or cross-guarantor bank shall be responsible before the law and for payment of compensation for material damage.
One month prior to the due date of the loan, the guarantor or cross-guarantor bank must remind and prompt the customer to ensure that the loan is repaid on time.
Article 18
For the duration of the guarantee or cross-guarantee, the customer shall be responsible for the maintenance and preservation of any secured asset which the customer is permitted to continue using or to manage; and where the asset is lost or damaged, the customer shall be fully responsible. In the event that the secured asset is a bond or Government bond which matures prior to the expiry date of the guarantee or cross-guarantee, the customer concerned must replace that asset with another equivalent asset, Where the customer has no such replacement, the customer shall be liable for a fine of one per cent of the value of the required asset. The customer shall be subject to inspections and supervision by the guarantor or cross-guarantor in respect of all of its activities relating to the guaranteed or cross-guaranteed loan capital and shall be responsible for the provision of all documents necessary for such inspections or supervision.
Article 19
When the loan is due the customer shall be responsible for full payment of the principal and any interest thereon to the lender.
19.1. When the customer has fully paid off the foreign loan (principal and interest), the guarantor or cross-guarantor bank must return all assets (or documentation relating to the assets) retained as security to the customer.
19.2. Where the customer fails to repay a part or the whole of the loan when it is due, the guarantor bank shall pay the outstanding amount to the lender on behalf of the customer and the customer at such time shall enter into a loan agreement with the guarantor bank for that amount with an interest rate calculated by reference to the interest rates of equivalent loans offered by the guarantor bank. The guarantor bank shall then be permitted to sell the secured assets of the customer to recover the amount paid by the bank on behalf of the customer in accordance with the provisions of the law.
19.3. For cross-guarantees: where the guarantor bank fails to repay a part or the whole of the loan for the customer, the cross-guarantor bank shall pay the outstanding amount on behalf of the guarantor bank; the guarantor bank must then enter into a loan agreement with the cross-guarantor bank for the amount paid with an interest rate calculated by reference to the interest rates of equivalent loans offered by the cross-guarantor bank The cross-guarantor bank shall then be permitted to sell the secured assets to recover the amount paid in accordance with the provisions of the law.
Chapter III
GUARANTEES AND CROSS-GUARANTEES OF THE STATE BANK
Article 20
On the basis of the annual monetary policy and the demand for guarantees and cross-guarantees, the Governor of the State Bank shall stipulate the total sums guaranteed and cross-guaranteed by the State Bank.
Article 21
Any bank which wishes to obtain a guarantee or cross-guarantee from the State Bank must be a member of the Interbank Market and must satisfy the following conditions:
21.1. Conditions of guarantees:
1. The business operation of the bank must make profits and the bank must have a good reputation and credit rating; the bank must comply with all the provisions of the State Bank;
2. The bank must not have any due debts owing to the State Bank or other member banks of the Interbank Market;  
3. There must be a feasibility plan outlining the utilization and repayment of the loan obtained from foreign lenders;
4. The foreign lender must request a guarantee;
5. There must be a foreign loan contract and the loan must be consistent with the approved plan of the Government outlining the total level of foreign loans;
6. The bank must possess documents of value (hereinafter referred to as documents) to be used as security for the guarantee. In particular,
branches of foreign banks operating in Vietnam must also possess the recommendations of their respective parent banks in respect of the guarantee;
7. The bank must complete an application for guarantee in respect of the foreign loan (in accordance with the attached model form No.2/BL).
21.2. Conditions of cross-guarantees:
1. The bank must satisfy conditions 1, 2, and 6 of sub-clause 21.1 of this article.
2. The bank must provide the full application file for guarantee of the customer and the approval document of the guarantor bank;
3. The lender must request a cross-guarantee;
4. An application for cross-guarantee must be prepared (in accordance with model form No.3/BL) and submitted.
Article 22
The value of the guarantee or cross-guarantee given by the State Bank for each loan shall depend on the amount in respect of which a guarantee or cross-guarantee is sought and the value of the documents retained by the State Bank as security.
Article 23
Documents retained as security for a guarantee or cross-guarantee shall be documents of value such as bonds, Government bonds, or loan contracts, and must satisfy the following criteria:
In respect of bonds and Government bonds: the bond certificate must contain all the relevant items required by law, the bond must not have matured, the entity issuing the bond must be an organization of high reputation, the bond must be easily transferable, and the bank requesting the guarantee or cross-guarantee must be lawfully entitled to the interest earned on the bond;
In respect of loan contracts: each loan must be an economically viable loan to be used in the business production cycle; the borrowing enterprise must be financially stable and well managed (its business production makes profits, it has a good credit rating, and it has the ability to pay back the loan on time); the term of the loan has not expired.
Article 24
Any bank which requires a guarantee or cross-guarantee must submit to the State Bank the following documents:
24.1. For guarantees:
An application for guarantee of a foreign loan;
The foreign loan contract;
A feasibility plan outlining the utilization and repayment of the foreign loan;
A list of documents offered as security.
24.2. For cross-guarantees:
An application for cross-guarantee of a foreign loan;
A copy of the full application file for guarantee of the customer and the approval documents of the guarantor bank;
A list of documents offered as security.
Article 25
The State Bank shall provide guarantees and cross-guarantees at its central branch or shall, by way of written documents, authorize its provincial or municipal branches.
Article 26
The use of documents as security for guarantees and cross-guarantees shall be carried out as follows:
26.1. Prior registration of documents used as security.
Documents used as security shall be registered at the Transaction Department of the State Bank, or at branches of the State Bank in the province or city in which the bank or branch of the bank has its account.
The Transaction Department of the State Bank and the provincial or municipal branches of the State Bank shall be responsible for the inspection of documents used as security. The list of documents used as security (prepared in accordance with the attached model form) shall be entered into the database of the central computer network TTR of the branches of the Stale Bank and shall be electronically transmitted to the Credit Department.
26.2. When a bank requires a guarantee or cross-guarantee, it shall prepare a list of documents to be used as security which have already been approved by the State Bank. The bank concerned must then retain the list prepared in its computer files, and submit a copy of the list and the application for guarantee or cross-guarantee to the State Bank,
26.3. When the bank has obtained a guarantee or cross-guarantee from the State Bank, it shall deliver the secured documents (original copies) to the State Bank in the locality in which the bank or branch of the bank has registered the secured documents. The delivery, filing, and preservation of the secured documents shall be carried out in the same manner which applies to other documents of value.
The Transaction Department of the State Bank and branches of the State Bank shall be responsible for the storage and preservation of any retained secured document. Where the secured documents are lost or damaged, the Transaction Department and the relevant branch of the State Bank shall be responsible before the law and liable for any material damage.
Where a secured document ceases to be valid during the term of the guarantee or cross-guarantee, the bank concerned must replace the invalid document with another document of equivalent value which is still valid. Where the bank concerned fails to provide such replacement, that bank shall be liable for a fine of one per cent of the value of the required document.
Article 27
The Governor of the State Bank shall delegate to the Director of the Credit Department or the director of a provincial or municipal branch of the State Bank the duty of assessing application files for guarantee or cross-guarantee of banks prior to submission to the Governor for consideration and approval. The Governor of the State Bank shall then, depending on each specific case, authorize the Director of the Credit Department or the director of the provincial of municipal bank to sign documents relating to the guarantee or cross-guarantee given by the State Bank.
Article 28
28.1. When the debt is due, the bank concerned must repay to the lender the amount owed (including the principal and any interest thereon):
Where the bank concerned repays fully the amount owed (both the principal and interest), the Transaction Department or the branch of the State Bank in the locality in which the secured documents are retained must return all the secured documents to the bank in accordance with the notice issued by the Credit Department or the authorized branch of the State Bank  
Where the bank concerned fails to repay a part or the whole of the due debt, the State Bank shall repay the amount outstanding on its behalf and, at the same time, enter into a loan agreement with the bank for the amount paid with an interest rate equal to one hundred and fifty (150) per cent of the interest rate of the foreign loan.
28.2. For cross-guarantees: where the guarantor bank fails to repay on behalf of the customer a part or the whole of the loan, the State Bank shall pay on its behalf the amount outstanding and, at the same time, enter into a loan agreement with the guarantor bank for the amount paid with an interest rate equal to one hundred and fifty (150) per cent of the interest rate of the foreign loan obtained by the customer. The guarantor bank must carry out all the formalities stipulated in clause 19.2 of article 19 in respect of its customer.
28.3. Where the bank concerned fails to repay the whole amount owing to the State Bank in respect of a guarantee or cross-guarantee, any document delivered as security shall be retained by the State Bank. At any time when the entitlements under the secured documents are due, the State Bank shall return temporarily the documents to their owners for collection of money to pay the debt owing to the State Bank as stipulated in clauses 28.1 and 28.2.
28.4. When a bank receives a due debt, it must direct the money received towards repayment of its own debt. The State Bank shall automatically deduct any amount which is deposited in the account of the debtor bank in order to recover the debt due and shall not provide any further guarantee or cross-guarantee until the whole amount of the due debt has been paid by the bank concerned.
Article 29
During the term of the guarantee or cross-guarantee, the State Bank shall inspect and supervise the operation and financial management of the bank receiving the guarantee or cross-guarantee, and shall request the provision of any necessary information relating to a clause of the guarantee or cross-guarantee agreement.
Chapter IV
IMPLEMENTING PROVISION
Article 30
The general directors of commercial banks, and the Investment and Development Bank shall be responsible for providing guidance on the implementation of these Regulations within their respective banking systems.
 
FORM NO.1/BL
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
APPLICATION FOR GUARANTEE OF FOREIGN LOAN
(Applicable to enterprises)
To: ...............,..(1)...................
Name of enterprise (borrower): ..............................
Address: ............................
Full name of director:...................................
Bank account no. for deposits in Vietnamese currency:
...................... Bank: ........................................
Bank account no. for loans in foreign currency:
.......................Bank:.......................................
Bank account no. for deposits in Vietnamese currency:
...................... Bank: .......................................
Bank account no. for loans in foreign currency:
...................... Bank: ........................................
Hereby requests that ..........(1)................... gives a guarantee for a loan obtained from .......(3)......., Address: ..................... Country: .............
Bank account no. ...................... Bank: .......................
In accordance with loan contract no. .......... dated ...../....../.....for an amount of .............................
..........(in words ...........................)
 Total sum guaranteed: ...................(in words ...............)
 Duration of guarantee:...... months (from ....... to ..........)
 Guarantee fee:..............................
 Purpose of the loan: .......................
 Total value of assets offered as security: .............
 Attached documents include: ........................
We hereby undertake to comply with all provisions of the Regulations on Guarantees and Cross-Guarantees of Foreign Loans issued with Decision No.../QD-NH14 dated ../...../1993 of the Governor of the State Bank
 

(Full name)
Recommendation of ...........(2).....................................
Dated: .../...../....
Director of ................
(signature and seal)
 
We accept the request for a guarantee of director ............. and hereby approve the use of the listed State assets (please refer to attached list) as security for the guarantee. The value of the assets delivered as security (if any) shall be guaranteed by .............(2),............ to enable the enterprise to obtain the guarantee requested and the whole amount referred to above which is ................
If the enterprise is declared bankrupt, ..........(2),...... hereby agrees to deal with the assets managed by the enterprise in accordance with the provisions of article 38 of the Law on Business Bankruptcy.
 

 
Dated ..../..../...
..(2)..........
(signature and seal)


(Full name)
 
APPROVAL OF APPLlCATION FOR GUARANTEE
...........(1)................ hereby agrees to give a guarantee to enterprise ..................... for a loan obtained from ........(3).......... as follows:
 Sum guaranteed: .................................... (in words): ...................................
 Duration of the guarantee:.... months (from ..... to ....)
 Guarantee fee: ...................,.........,.....
 
 

 
Dated .../..../....
Guarantor bank
General Director (or director)
(signature and seal)
(Full name)
 
Note: (1) Name of guarantor bank
(2)Name of financial body (ministry or office) - applicable for State enterprises.
(3)Name of lender.
 
MODEL FORM NO.2/BL
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
APPLICATION FOR GUARANTEE OF FOREIGN LOAN
(Applicable to banks)
TO: ..............(1)......................
Name of bank (borrower): ..................................
Address:.......................................
Full name of general director (or director): .......
Bank account no. for deposits in Vietnamese currency:
..................... Bank: ...................................
Bank account no. for deposits in foreign currency:
.................. Bank: .......................................
Bank account no. for loans in Vietnamese currency:
.................. Bank: .....................................
Bank account no. for loans in foreign currency:
................... Bank: ....................................
Hereby requests that ..........(1)................. gives a guarantee for a loan obtained from .........(2).......... Address: .................. Country: ..........
Bank account no. ................... Bank: ....................................... in accordance with loan contract no............ dated ..../..../... for an amount of ...................................... (in words ......................................)
 Total sum guaranteed: ..................... (in words ........................)
 Duration of guarantee: ...... months (from ............ to ......)
 Guarantee fee: ................................
 Purpose of the loan: ...........................
 Total value of assets (or documents) offered as security:
 Attached documents include: .....................
We hereby undertake to comply with all provisions of the Regulations on Guarantees and Cross-Guarantees of Foreign Loans issued with Decision No..../QD-NH14 dated ..../..../1993 of the Governor of the State Bank
 

 
Dated: .../...../....
General director (or director)
(signature and seal)

(Full name)
 
APPROVAL OF APPLlCATION FOR GUARANTEE
................(1)................ hereby agrees to give a guarantee to bank ....................... for a loan obtained from ...........(2).............. as follows:
Sum guaranteed: ........................................ (in words): ........................................
Duration of the guarantee:.... months (from ...... to ..... )
Guarantee fee: ........................................
 

 
Dated ../...../...
Guarantor bank
General Director (or director)
(signature and seal)

.............................
(Full name)
 
Note: (1) - Name of guarantor bank
(2) - Name of foreign lender
 
MODEL FORM NO.3
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
APPLICATION FOR CROSS-GUARANTEE OF FOREIGN LOAN
(Applicable for banks applying for a cross-guarantee)
To: ..................(1)...................
Name of bank (applicant): .........................
Address: ....................................
Full name of general director (or director): .......
Bank account no. for deposits in Vietnamese currency:
........................ Bank: .....................................
Bank account no. for deposits in foreign currency:
........................ Bank: ....... ............................. .
Bank account no. for loans in Vietnamese currency:
....................... Bank: ...................................
Bank account no. for loans in foreign currency:
....................... Bank: ....................................
Hereby requests that ..........(1)................ gives a cross-guarantee to enable us to give a guarantee for ........................... for a loan obtained from ................................... Address: ......................
Country: ................. Bank account no.............. Bank:
........................ in accordance with loan contract no. ............ dated ...../.../.... for an amount of
........................... (in words.....................................)
 Total sum cross-guaranteed: ........ (in words .............................)
 Duration of cross-guarantee: ......... months (from ..... to ..... )
 Cross-guarantee fee: ............................
 Purpose of cross-guarantee: ........................
 Total value of assets (or documents) offered as security:
 Attached documents include: ..........................
We hereby undertake to comply with all provisions of the Regulations on Guarantees and Cross-Guarantees of Foreign Loans issued with Decision No. .../QD-NH14 dated .../../1993 of the Governor of the State Bank=

 
Dated: .../..../......
Guarantor Bank
General Director (Or Director)
(Signature And Seal)
..................
(Full Name)
 
APPROVAL OF APPLICATION FOR CROSS-GUARANTEE
......(1)................ hereby agrees to give a cross-guarantee to .......(2)............ to enable .......(2)............. to provide a guarantee for ................. to obtain a loan from ............... as follows:
 Sum cross-guaranteed: ............(in words): ......
 Duration of cross-guarantee: .... months (from ..... to ........)
 Guarantee fee:
 

 
Date ......./...../.......
Cross-guarantor bank
General Director (or director)
(signature and seal)
...................
(Full name)
 
Note: (1) - Name of cross-guarantor bank
(2) - Name of guarantor bank
 
LIST OF DOCUMENTS DELIVERED AS SECURITY FOR GUARANTEES AND CROSS-GUARANTEES PROVIDED BY THE STATE BANK
(Submitted as appendix to application for guarantee or cross-guarantees of foreign loan)
Name of bank (applicant):..........................
Address:....................
 
No Name of document Doc. No. Dated Issuing body
Par value Interest Due date
 

 
Date:...../..../...
APPLICANT
General Director (Director)
(signature and seal)
(Full name)
Note: This list corresponds with the list of documents used as a basis for entry into the computer database as stipulated in article 26.
Column 2 must be filled out in the following order. Government bonds, bonds, loan contracts...

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 23/QD-NH14 DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất