Quyết định 180/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng chính sách xã hội
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 180/2002/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 180/2002/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 19/12/2002 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Tài chính-Ngân hàng |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 180/2002/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 180/2002/QĐ-TTG
NGÀY 19 THÁNG 12 NĂM 2002 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ
QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ/CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Căn cứ Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY ĐỊNH CHUNG
Ngân hàng Chính sách xã hội là đơn vị hạch toán tập trung toàn hệ thống; tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật; thực hiện bảo tồn và phát triển vốn; bù đắp chi phí và rủi ro hoạt động tín dụng theo các điều khoản quy định tại Quy chế này. Ngân hàng Chính sách xã hội không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, có tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0% (không phần trăm), được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.
VỐN, QUỸ VÀ TÀI SẢN
Khi quy mô hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội được mở rộng theo chỉ đạo của Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung vốn điều lệ.
Hàng năm, Ngân hàng Chính sách xã hội được Nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý.
Mức cấp bù chênh lệch lãi suất hàng năm được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất hoà đồng các nguồn vốn với lãi suất cho vay theo quy định và phần phí quản lý được hưởng.
Phí quản lý trong 3 năm đầu khi Ngân hàng Chính sách xã hội mới thành lập xác định không quá 0,6%/tháng trên số dư nợ cho vay bình quân (bao gồm phí quản lý trực tiếp của Ngân hàng Chính sách xã hội và phí uỷ thác). Phí quản lý Ngân hàng Chính sách xã hội được hưởng trong các năm kế tiếp do Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc trích lập và sử dụng các khoản dự phòng rủi ro trên.
Khoản chênh lệch giữa số tiền thu được do thanh lý, nhượng bán tài sản với giá trị còn lại của tài sản thanh lý, nhượng bán và chi phí thanh lý, nhượng bán được hạch toán vào kết quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Ngân hàng Chính sách xã hội được trích lập Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng vào chi phí để bù đắp những tổn thất, thiệt hại do nguyên nhân khách quan thuộc diện đơn lẻ, cục bộ. Mức trích được tính bằng 0,02% trên số dư nợ bình quân năm. Trường hợp Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng không sử dụng hết trong năm thì được chuyển sang năm sau để bù đắp rủi ro tín dụng cho những năm sau. Trường hợp Quỹ dự phòng rủi ro không đủ bù đắp số rủi ro trong năm, Chủ tịch Hội đồng quản trị trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định.
Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm quy định và thực hiện việc sử dụng Quỹ dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
THU - CHI TÀI CHÍNH
CHÊNH LỆCH THU CHI TÀI CHÍNH VÀ TRÍCH LẬP CÁC QUỸ
- Trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ 50%;
- Trích lập quỹ dự phòng tài chính 15%;
- Trích lập quỹ đầu tư phát triển 30%;
- Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 5%, số dư quỹ này không vượt quá 6 tháng lương thực hiện trong năm của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Ngân hàng Chính sách xã hội được chuyển số chênh lệch thu nhập nhỏ hơn chi phí sang năm sau, thời gian chuyển không quá 3 năm. Trường hợp sau 3 năm nếu Ngân hàng Chính sách xã hội không chuyển hết số chênh lệch thu nhập nhỏ hơn chi phí, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN, THỐNG KÊ, KIỂM TOÁN VÀ
KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
Năm tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 năm dương lịch.
Kế hoạch tài chính là căn cứ để Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức thực hiện trong năm và phải được Hội đồng quản trị của Ngân hàng Chính sách xã hội phê duyệt và gửi cho Bộ Tài chính. Thời hạn lập và gửi kế hoạch tài chính Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định hiện hành của pháp luật.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem bản dịch TTXVN.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây