Nghị định 92/2018/NĐ-CP về quản lý và sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ

thuộc tính Nghị định 92/2018/NĐ-CP

Nghị định 92/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:92/2018/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:26/06/2018
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Tài chính-Ngân hàng

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nghị định về quản lý và sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ

Việc quản lý và sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ đã được quy định tại Nghị định 92/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/06/2018.

Đây là quỹ tài chính ngoài ngân sách Nhà nước, do Chính phủ thành lập và giao Bộ Tài chính quản lý. Quỹ được mở tài khoản giao dịch bằng ngoại tệ và tiền Việt Nam tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại trong nước.

Quỹ thực hiện gửi tiền có kỳ hạn, ủy thác quản lý vốn của Quỹ tại các ngân hàng thương mại trong nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định trong danh mục xếp hạng các ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp (nếu có) hoặc được tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế xếp hạng tín nhiệm.

Các khoản chi của Quỹ gồm: Chi trả nợ nước ngoài (gốc, lãi), phí (nếu có) đối với khoản vay về cho vay lại; Ứng vốn để trả nợ nước ngoài đối với các khoản vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Chi xử lý rủi ro theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Cho ngân sách Nhà nước vay, đầu tư vốn nhàn rỗi, mua trái phiếu Chính phủ…

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/07/2018.

Xem chi tiết Nghị định92/2018/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

Số: 92/2018/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2018

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quản lý nợ công ngày 23 tháng 11 năm 2017;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Chính phủ ban hành Nghị định về quản và sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ.

Chương I
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định việc lập, quản lý và sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ.
Điều 2. Quỹ Tích lũy trả nợ
1. Chính phủ thành lập Quỹ Tích lũy trả nợ và giao Bộ Tài chính thực hiện quản lý theo quy định tại Điều 56 của Luật Quản lý nợ công trên cơ sở Quỹ Tích lũy trả nợ được thành lập theo quy định tại Nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2010 của Chính phủ.
2. Quỹ Tích lũy trả nợ (sau đây gọi tắt là Quỹ) là quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm và giao nhiệm vụ cho công chức của Bộ Tài chính làm chủ tài khoản, kế toán trưởng (hoặc phụ trách kế toán) và phân công một số công chức làm nhiệm vụ quản lý Quỹ theo chế độ kiêm nhiệm.
4. Quỹ được mở tài khoản giao dịch bằng ngoại tệ và tiền Việt Nam tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại trong nước.
5. Quỹ thực hiện hạch toán kế toán theo quy định pháp luật về kế toán. Việc quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam được thực hiện theo tỷ giá hạch toán do Bộ Tài chính (hoặc đơn vị thuộc Bộ Tài chính được ủy quyền) công bố. Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán áp dụng cho Quỹ Tích lũy trả nợ.
Điều 3. Đối tượng áp dụng
1. Bộ Tài chính.
2. Cơ quan được ủy quyền cho vay lại.
3. Bên vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ; đối tượng được bảo lãnh.
4. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý, sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ
1. Đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật; đảm bảo an toàn, thanh khoản và hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng nguồn vốn của Quỹ.
2. Gắn kết quản lý Quỹ với quản lý nợ công, đảm bảo khả năng thanh toán nghĩa vụ nợ của các khoản vay về cho vay lại và xử lý rủi ro phát sinh từ việc cho vay lại, bảo lãnh chính phủ.
3. Mọi khoản chi từ Quỹ Tích lũy trả nợ được thực hiện căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền, thỏa thuận vay nước ngoài, hợp đồng ký giữa Bộ Tài chính và bên nhận nguồn vốn từ Quỹ tùy theo tính chất và đặc điểm của từng khoản chi quy định tại Nghị định này.
Điều 5. Đảm bảo nguồn ngoại tệ của Quỹ
1. Căn cứ vào tình hình thực hiện thu chi ngoại tệ của Quỹ, Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc điều hòa ngoại tệ cho Quỹ từ quỹ ngoại tệ của ngân sách nhà nước trong trường hợp nguồn thu ngoại tệ không đáp ứng đủ nhu cầu chi ngoại tệ của Quỹ.
2. Trong trường hợp nguồn thu ngoại tệ của Quỹ không đảm bảo chi bằng ngoại tệ và Quỹ ngoại tệ của ngân sách nhà nước không đủ nguồn ngoại tệ để thanh toán, Quỹ thực hiện mua ngoại tệ từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc từ các ngân hàng thương mại để duy trì nguồn ngoại tệ tối thiểu bằng một kỳ trả nợ nước ngoài của Chính phủ trong năm tài chính. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc mua ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại.
3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm đảm bảo cân đối ngoại tệ cho Quỹ trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính.
Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quản lý Quỹ
1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ:
a) Quyết định việc sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ để xử lý rủi ro đối với các khoản cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ theo quy định tại khoản 4 Điều 14 của Luật Quản lý nợ công, bao gồm quyết định về bên nhận ứng vốn, trị giá ứng vốn, lãi suất ứng vốn, thời hạn hoàn trả ứng vốn.
b) Quyết định việc khoanh nợ khoản ứng vốn hoặc cơ cấu lại khoản ứng vốn. Quyết định việc sử dụng nguồn Quỹ để xử lý rủi ro phát sinh, bao gồm xóa nợ gốc, lãi, lãi phạt, thay đổi lãi suất ứng vốn khi bên nhận ứng vốn gặp khó khăn do nguyên nhân bất khả kháng.
c) Quyết định việc trích một phần phí bảo lãnh, phí cho vay lại và quy định việc quản lý sử dụng kinh phí được trích từ phí bảo lãnh, phí quản lý cho vay lại cho nghiệp vụ quản lý nợ công.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng Bộ Tài chính:
a) Tổ chức quản lý và thực hiện thu, chi, sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ theo quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều 56 Luật Quản lý nợ công và quy định tại Nghị định này.
b) Báo cáo Chính phủ để Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về tình hình thu, chi, nghĩa vụ trả nợ, nguyên nhân Quỹ không đủ nguồn để chi trả nợ, đề xuất phương án xử lý theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước trong trường hợp Quỹ không đủ nguồn để chi trả nợ sau khi đã áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro theo quy định của Luật Quản lý nợ công.
c) Quyết định gia hạn thu hồi khoản vốn ứng trong trường hợp đối tượng được bảo lãnh gặp khó khăn trong trả nợ theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ và Nghị định của Chính phủ về cho vay lại vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài.
d) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc khoanh nợ, cơ cấu lại khoản nợ ứng vốn khi bên nhận ứng vốn gặp khó khăn trong trả nợ theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ, Nghị định của Chính phủ về cho vay lại vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.
đ) Quyết định việc lựa chọn các ngân hàng thương mại trong nước để gửi tiền có kỳ hạn, ủy thác quản lý vốn của Quỹ.
e) Phê duyệt kế hoạch thu, chi hàng năm của Quỹ.
3. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan:
a) Cơ quan được ủy quyền cho vay lại có trách nhiệm đôn đốc, thu hồi nợ cho vay lại từ người vay lại và hoàn trả kịp thời, đầy đủ về Quỹ.
b) Bên vay lại có trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn vay lại đúng mục đích, hoàn trả về Quỹ trực tiếp hoặc thông qua cơ quan được ủy quyền cho vay lại đúng hạn, đầy đủ vốn vay lại.
c) Bên nhận ứng vốn có trách nhiệm sử dụng khoản ứng vốn đúng mục đích, hoàn trả đúng hạn, đầy đủ nghĩa vụ nợ đến hạn cho Quỹ theo thỏa thuận hoặc hợp đồng ứng vốn. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ đầy đủ, kịp thời cho Bộ Tài chính theo quy định của pháp luật. Chấp hành các chế tài theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận ứng vốn trong trường hợp không thực hiện đúng nghĩa vụ liên quan.
d) Cơ quan tiếp nhận, quản lý nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ có trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ đảm bảo an toàn, đúng quy định của pháp luật, hoàn trả gốc, lãi cho Quỹ đầy đủ, đúng hạn theo thỏa thuận.
Chương II
QUẢN LÝ THU, CHI QUỸ TÍCH LŨY TRẢ NỢ
Điều 7. Các khoản thu và các khoản chi của Quỹ Tích lũy trả nợ
1. Nội dung các khoản thu:
a) Thu hồi nợ cho vay lại (bao gồm gốc, lãi, lãi phạt và các khoản phí).
b) Thu dự phòng rủi ro đối với khoản cho vay lại.
c) Thu phí quản lý cho vay lại (phần Bộ Tài chính được hưởng theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về cho vay lại vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ).
d) Phí bảo lãnh và lãi phạt chậm trả đối với khoản phí bảo lãnh (nếu có).
đ) Thu hồi các khoản ứng vốn từ Quỹ Tích lũy trả nợ.
e) Thu từ nghiệp vụ cơ cấu lại nợ, danh mục nợ.
g) Thu lãi tiền gửi, cho vay, ủy thác quản lý vốn và đầu tư của Quỹ.
h) Các khoản thu hợp pháp khác.
2. Nội dung các khoản chi của Quỹ:
a) Chi trả nợ nước ngoài (gốc, lãi), phí (nếu có) đối với khoản vay về cho vay lại. Trường hợp ngân sách nhà nước đã ứng nguồn chi trả nợ nước ngoài, Quỹ Tích lũy trả nợ có trách nhiệm hoàn trả ngân sách nhà nước phần đã ứng.
b) Ứng vốn để trả nợ nước ngoài đối với các khoản vay về cho vay lại, bảo lãnh Chính phủ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
c) Chi xử lý rủi ro theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
d) Chi nghiệp vụ quản lý nợ công từ nguồn thu phí quản lý cho vay lại, phí bảo lãnh theo quy định của Thủ tướng Chính phủ theo nguyên tắc không trùng lắp với dự toán chi thường xuyên được ngân sách nhà nước đảm bảo.
đ) Sau khi cân đối sử dụng cho các khoản chi quy định tại điểm a, b, c, d khoản 2 Điều này, Quỹ được sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để cho ngân sách nhà nước vay, đầu tư vốn nhàn rỗi, mua trái phiếu Chính phủ theo quy định của Luật Quản lý nợ công và quy định tại Nghị định này.
Điều 8. Lập kế hoạch thu, chi của Quỹ
1. Quỹ lập kế hoạch thu, chi hàng năm, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định để làm căn cứ triển khai thực hiện.
2. Kế hoạch thu, chi của Quỹ được thực hiện theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này.
Điều 9. Nội dung lập kế hoạch thu, chi hàng năm của Quỹ
1. Kế hoạch thu hàng năm của Quỹ bao gồm:
a) Dự kiến thu hồi nợ cho vay lại (bao gồm cả phí quản lý cho vay lại) theo thời hạn vay lại của các hợp đồng cho vay lại và theo từng năm, căn cứ báo cáo của bên vay lại và cơ quan được ủy quyền cho vay lại về tình hình và kế hoạch giải ngân, trả nợ, dư nợ các khoản cho vay lại.
b) Dự kiến thu phí bảo lãnh theo các thỏa thuận cấp bảo lãnh chính phủ, căn cứ báo cáo của đối tượng được bảo lãnh về tình hình và kế hoạch giải ngân, trả nợ, dư nợ các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh.
c) Dự kiến các khoản thu từ nghiệp vụ cơ cấu lại nợ, cơ cấu lại danh mục nợ, lãi tiền gửi, cho vay, ủy thác quản lý vốn và đầu tư, các khoản thu hợp pháp khác của Quỹ theo quy định.
2. Kế hoạch chi hàng năm của Quỹ bao gồm:
a) Dự kiến chi hoàn trả ngân sách nhà nước được xây dựng trên cơ sở kế hoạch chi trả nợ nước ngoài của Chính phủ cho các khoản vay về cho vay lại theo các thỏa thuận vay nước ngoài.
b) Dự kiến các khoản ứng vốn từ Quỹ cho các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh gặp khó khăn trong trả nợ, các đề án cơ cấu lại nợ, danh mục nợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
c) Dự kiến các khoản sử dụng nguồn vốn của Quỹ (bao gồm cả chi cho nghiệp vụ quản lý nợ công) theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
3. Trường hợp trong quá trình thực hiện có phát sinh thay đổi ảnh hưởng đến kế hoạch thu, chi của Quỹ, Bộ Tài chính quyết định việc điều chỉnh kế hoạch thu, chi của quỹ cho phù hợp, làm cơ sở để thực hiện.
Điều 10. Thực hiện thu của Quỹ
1. Các khoản thu hồi nợ từ các khoản vay về cho vay lại, thu phí quản lý cho vay lại, dự phòng rủi ro cho vay lại của Chính phủ thực hiện như sau:
a) Đối với các khoản cho vay lại thông qua các cơ quan được ủy quyền cho vay lại: Căn cứ quy định trong các hợp đồng ủy quyền cho vay lại, cơ quan cho vay lại thực hiện việc thu hồi nợ gốc, lãi, lãi phạt và các khoản phí (nếu có), dự phòng rủi ro cho vay lại từ người vay lại, sau khi đã trừ đi phần phí quản lý cho vay lại và dự phòng rủi ro cho vay lại mà cơ quan cho vay lại được hưởng và hoàn trả vào Quỹ theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về cho vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.
b) Đối với các khoản cho vay lại được ủy quyền cho ngân hàng chính sách của Nhà nước thực hiện theo dõi thu hồi nợ: Ngân hàng chính sách của Nhà nước thu hồi nợ gốc, lãi, các khoản phí (nếu có), dự phòng rủi ro cho vay lại từ dự án vào ngày đến hạn trả nợ theo quy định và tổng hợp các khoản thu hồi nợ và chuyển về cho Quỹ định kỳ hàng tháng sau khi đã trừ đi phần phí cho vay lại và dự phòng rủi ro cho vay lại mà ngân hàng chính sách của Nhà nước được hưởng. Thời điểm nộp về Quỹ chậm nhất là ngày 5 hàng tháng đối với các khoản thu hồi của tháng trước. Đồng thời gửi báo cáo số thu hồi nợ gốc, lãi, các khoản phí, lãi phạt chậm trả chi tiết từng dự án. Riêng các khoản thu hồi nợ của tháng 12 được nộp về Quỹ trước ngày 25 tháng 12, số trả chính thức của tháng 12 sẽ được đối chiếu và chuyển trả phần còn thiếu (nếu có) trong tháng 01 của năm tiếp theo.
c) Đối với các khoản cho vay lại trực tiếp ký giữa Bộ Tài chính và bên vay lại: Căn cứ vào các quy định tại Hợp đồng cho vay lại, người vay lại hoàn trả trực tiếp các khoản phải trả (gốc, lãi, phí, phí quản lý cho vay lại, dự phòng rủi ro cho vay lại) vào Quỹ đầy đủ, đúng hạn.
d) Trường hợp, người nhận vay lại chỉ hoàn trả được một phần nghĩa vụ nợ đến hạn, thứ tự ưu tiên trừ nợ như sau: lãi phạt chậm trả, lãi quá hạn, lãi đến hạn, gốc quá hạn, gốc đến hạn.
2. Thu phí bảo lãnh Chính phủ: Căn cứ vào Văn bản cam kết của đối tượng được bảo lãnh với cơ quan cấp bảo lãnh, đối tượng được bảo lãnh trực tiếp nộp phí bảo lãnh vào Quỹ. Việc nộp phí bảo lãnh vào Quỹ được thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ.
3. Thu hồi các khoản ứng vốn từ Quỹ:
a) Bên nhận ứng vốn hoàn trả lại Quỹ số tiền đã ứng bao gồm gốc, lãi, lãi phạt chậm trả và phí (nếu có) theo đúng Hợp đồng ứng vốn ký giữa Bộ Tài chính và bên nhận ứng vốn.
b) Trong vòng 10 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán theo Hợp đồng ứng vốn hoặc thỏa thuận đã ký, Quỹ không nhận được số tiền người nhận ứng vốn hoàn trả thì người nhận ứng vốn phải chịu lãi phạt chậm trả trên số tiền chậm nộp. Mức lãi phạt chậm trả bằng 150% lãi suất quy định tại Hợp đồng ứng vốn.
c) Trường hợp, Bên nhận ứng vốn chỉ hoàn trả được một phần nghĩa vụ nợ đến hạn, thứ tự ưu tiên trừ nợ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này.
4. Các khoản lãi tiền gửi hoặc lãi từ ủy thác quản lý vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ được thu theo các quy định cụ thể trong các hợp đồng tiền gửi hoặc hợp đồng ủy thác.
5. Các khoản thu hợp pháp khác: Thực hiện theo quy định của pháp luật và phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
6. Quỹ thực hiện hạch toán riêng các khoản thu, chi của Quỹ, đồng thời hạch toán riêng đối với khoản thu, chi từ dự phòng rủi ro cho vay lại.
Điều 11. Hoàn trả ngân sách nhà nước
1. Hàng tháng, Quỹ hoàn trả ngân sách nhà nước phần nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của các khoản vay về cho vay lại do ngân sách nhà nước đã ứng trả cho chủ nợ nước ngoài theo Hiệp định vay (hoặc thỏa thuận vay).
2. Thời điểm Quỹ hoàn trả cho ngân sách nhà nước chậm nhất vào ngày 10 của tháng tiếp theo, riêng đối với các khoản dự kiến hoàn trả của tháng 12 sẽ được hoàn trả ngân sách nhà nước trước ngày 30 tháng 12. Số hoàn trả chính thức của tháng 12 sẽ được đối chiếu và chuyển trả phần còn thiếu (nếu có) trong tháng 01 của năm tiếp theo.
Điều 12. Ứng trả nợ thay cho đối tượng được bảo lãnh
1. Việc ứng vốn từ Quỹ để trả nợ thay đối tượng được bảo lãnh trong trường hợp đối tượng được bảo lãnh gặp khó khăn tạm thời hoặc dài hạn, không có khả năng thực hiện nghĩa vụ nợ đến hạn của khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh được thực hiện theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại Nghị định của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ.
2. Đối tượng được bảo lãnh, công ty mẹ (nếu có) phải ký hợp đồng vay bắt buộc với Cơ quan quản lý Quỹ theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ.
3. Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm hoàn trả đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ nợ đến hạn cho Quỹ theo đúng các điều kiện tại Hợp đồng ứng vốn đã ký với Bộ Tài chính. Trường hợp, người nhận ứng vốn chỉ hoàn trả được một phần nghĩa vụ nợ đến hạn, thứ tự ưu tiên trừ nợ thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 10 của Nghị định này.
4. Trong thời gian vay bắt buộc của Quỹ, đối tượng được bảo lãnh phải thực hiện đầy đủ các quy định của Nghị định về cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ.
5. Trường hợp đối tượng được bảo lãnh gặp khó khăn, không có khả năng thực hiện thanh toán các nghĩa vụ nợ đến hạn với Quỹ, căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền về việc khoanh nợ, giãn nợ cho đối tượng được bảo lãnh, Cơ quan quản lý Quỹ thực hiện ký hợp đồng hoặc thỏa thuận với đối tượng được bảo lãnh về việc khoanh nợ, giãn nợ.
Điều 13. Cho ngân sách nhà nước vay
1. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của Quỹ cho ngân sách nhà nước vay. Các điều kiện về thời hạn và lãi suất do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định đối với từng khoản vay.
2. Căn cứ vào phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc cho ngân sách nhà nước vay, cơ quan quản lý Quỹ thực hiện ký Hợp đồng cho vay với ngân sách nhà nước.
3. Cơ quan quản lý ngân sách nhà nước có trách nhiệm bố trí hoàn trả đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ nợ đến hạn cho Quỹ theo đúng quy định tại Hợp đồng đã ký với Cơ quan quản lý Quỹ.
Điều 14. Mua trái phiếu Chính phủ
1. Mức mua trái phiếu Chính phủ không quá 10% nguồn vốn nhàn rỗi của Quỹ và phải đảm bảo khả năng thanh toán của Quỹ.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định việc sử dụng nguồn tạm thời nhàn rỗi để mua, mua lại có kỳ hạn trái phiếu Chính phủ.
Điều 15. Gửi tiền có kỳ hạn, ủy thác quản lý vốn tại các ngân hàng thương mại trong nước
1. Quỹ thực hiện gửi tiền có kỳ hạn, ủy thác quản lý vốn của Quỹ tại các ngân hàng thương mại trong nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định trong danh mục xếp hạng các ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp (nếu có) hoặc được tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế xếp hạng tín nhiệm.
2. Việc gửi tiền có kỳ hạn, ủy thác quản lý vốn của Quỹ phải đảm bảo an toàn, thanh khoản và hiệu quả.
3. Khoản sinh lời của Quỹ từ việc sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, lãi do cơ cấu lại nợ được hạch toán riêng và được dùng để bổ sung nguồn vốn cho Quỹ.
Điều 16. Ứng vốn để thực hiện cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ Chính phủ
1. Quỹ ứng vốn để cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ Chính phủ và nợ được Chính phủ bảo lãnh theo Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 56 Luật Quản lý nợ công.
2. Quỹ ứng vốn để thực hiện cơ cấu lại nợ của khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, khoản cho vay lại vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ theo quy định tại Đề án cơ cấu nợ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Điều 17. Chi nghiệp vụ quản lý nợ công
Quỹ thực hiện trích một phần phí bảo lãnh, phí quản lý cho vay lại để chi cho nghiệp vụ quản lý nợ công theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 18. Quản lý rủi ro hoạt động của Quỹ
1. Trường hợp nguồn tiền của Quỹ không đủ thanh toán, chi trả, việc bù đắp thiếu hụt nguồn tạm thời được xử lý như sau:
a) Thu hồi trước hạn các khoản tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng thương mại.
b) Thu hồi các khoản ủy thác quản lý vốn.
c) Bán ra các trái phiếu chính phủ đang nắm giữ (nếu có).
2. Trong quá trình thực hiện các hoạt động của Quỹ, nếu gặp khó khăn trong việc thu hồi các khoản ứng vốn, Bộ Tài chính xây dựng phương án xử lý theo chế độ quy định. Trường hợp vượt thẩm quyền, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.
3. Trường hợp Quỹ không đủ nguồn để chi trả nợ sau khi đã áp dụng các biện pháp xử lý rủi ro theo quy định, Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo trình Chính phủ để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định theo quy định tại khoản 7 Điều 56 của Luật Quản lý nợ công.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định các biện pháp xử lý thiếu hụt nguồn của Quỹ quy định tại khoản 1 của Điều này.
Điều 19. Chi xử lý rủi ro đối với cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài và bảo lãnh Chính phủ
1. Quỹ chi xử lý rủi ro đối với cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ trong các trường hợp sau:
a) Trả nợ nước ngoài đối với các khoản vay về cho vay lại trong thời gian khoản cho vay lại được khoanh nợ.
b) Trả nợ nước ngoài đối với các khoản cho vay lại được xóa nợ.
c) Xử lý nợ đối với các dự án được Chính phủ bảo lãnh.
2. Quỹ thực hiện việc chi từ nguồn Quỹ theo Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc cho phép khoanh nợ, xóa nợ, xử lý nợ.
Chương III
BÁO CÁO VÀ KIỂM TOÁN QUỸ
Điều 20. Chế độ báo cáo
1. Hàng năm, hoặc theo yêu cầu, Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ để Chính phủ báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước về tình hình quản lý, sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ trong báo cáo chung về nợ công theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 60 của Luật Quản lý nợ công.
2. Hàng năm, Quỹ lập báo cáo về tình hình hoạt động và báo cáo tài chính của Quỹ. Thời gian lập và phê duyệt báo cáo chậm nhất trước 31 tháng 3 của năm sau năm báo cáo.
3. Hàng quý, trước ngày 10 của tháng đầu quý sau, Quỹ lập báo cáo về tình hình thu, chi trong quý trước, số dư của Quỹ và số lũy kế từ đầu năm.
4. Các cơ quan cho vay lại báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý và hàng năm về các khoản thu hồi vốn cho vay lại, thu phí quản lý cho vay lại, rủi ro cho vay lại và hoàn trả Quỹ theo từng dự án cho vay lại gửi cho Bộ Tài chính. Thời hạn báo cáo là ngày 05 của tháng tiếp theo đối với báo cáo tháng, ngày 15 của tháng đầu quý tiếp theo đối với báo cáo quý; và trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
5. Bộ Tài chính hướng dẫn mẫu biểu báo cáo tình hình các dự án Quỹ Tích lũy trả nợ phải ứng trả thay; tình hình quản lý, sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ.
Điều 21. Đối chiếu số liệu
Quỹ chịu trách nhiệm đối chiếu số liệu định kỳ hàng năm với các cơ quan, tổ chức có liên quan bao gồm:
1. Đối chiếu với các cơ quan cho vay lại và các dự án nhận vay lại trực tiếp về các khoản thu hồi nợ cho vay lại.
2. Đối chiếu với các dự án vay được Chính phủ bảo lãnh về dư nợ được bảo lãnh và phí bảo lãnh phải nộp, đã nộp.
3. Đối chiếu với ngân sách nhà nước về số tiền ngân sách nhà nước đã ứng trả cho các khoản vay về cho vay lại của Chính phủ, số tiền Quỹ đã hoàn trả cho ngân sách nhà nước.
4. Đối chiếu với các đơn vị được Quỹ ứng vốn hoặc cho vay theo quy định tại Nghị định này.
5. Đối chiếu với các tổ chức tài chính tín dụng cung cấp dịch vụ tiền gửi hoặc nhận ủy thác quản lý tài sản cho Quỹ.
Điều 22. Kiểm toán Quỹ
Quỹ chịu sự kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước trong quá trình kiểm toán ngân sách nhà nước hoặc kiểm toán chuyên đề về nợ công theo quy định tại Điều 18 của Luật Quản lý nợ công.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 23. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.
2. Quyết định số 01/2013/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về lập, quản lý và sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Điều 24. Điều khoản chuyển tiếp
1. Các hợp đồng ứng vốn, hợp đồng vay, hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn, hợp đồng ủy thác đầu tư của Quỹ được ký trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định tại Quyết định số 01/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về lập, quản lý và sử dụng Quỹ Tích lũy trả nợ.
2. Sửa đổi, bổ sung các hợp đồng ứng vốn, hợp đồng cho vay, hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn, hợp đồng ủy thác đầu tư của Quỹ quy định tại khoản 1 Điều này và được ký sau ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định của Nghị định này.
3. Đối với các khoản thu, chi liên quan đến nghiệp vụ quản lý nợ công thì thực hiện theo Quyết định số 05/2016/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ cho đến khi có quy định mới.
Điều 25. Điều khoản thi hành
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ t
ướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ươ
ng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ
Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (2).PC

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG



 

 



Nguyễn Xuân Phúc

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

GOVERNMENT

No.92/2018/ND-CP

 

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence – Freedom – Happiness

 

Hanoi, June 26, 2018



DECREE

ON MANAGING AND USING THE ACCUMULATED FUND FOR DEBT REPAYMENT

 

Pursuant to the Law on the Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on the State Budget dated June 25, 2915;

Pursuant to the Law on Public Debt Management dated November 23, 2017;

According to the request of the Minister of Finance;

The Government hereby promulgates the Decree on managing and using the Accumulated Fund for Debt Repayment.


Chapter I

GENERAL REGULATIONS

Article 1. Scope of adjustment

This Decree specifies the establishment, management and use of the Accumulated Fund for Debt Repayment.

Article 2. The Accumulated Fund for Debt Repayment

1. The Government establishes the Accumulated Fund for Debt Repayment and assigns the Ministry of Finance to manage it in accordance with Article 56 of the Law on Public Debt Management on the basis of the Accumulated Fund for Debt Repayment established under the provisions of the Government’s Decree No. 79/2010/ND-CP dated October 14, 2010.

2. The Accumulated Fund for Debt Repayment (hereinafter referred to as Fund) is a non-state budget financial fund.

3. The Minister of Finance appoints and assigns the Finance Ministry s public servants to act as the account owners, the chief accountants (or in charge of accounting) and assign a number of public servants to perform the task of Fund management according to the plurality regime.

4. The Fund is eligible to open a transaction account in foreign currency and Vietnamese currency at the State Treasury and domestic commercial banks.

5. The Fund performs accounting according to the provisions of law on accounting. Foreign currency conversion into VND is subject to the accounting rate announced by the Ministry of Finance (or an authorized agency). The Minister of Finance promulgates the accounting regime applicable to the Accumulated Fund for Debt Repayment.

Article 3. Subjects of application

1. Ministry of Finance.

2. On-lending authorized agency.

3. The sub-borrowers of the Government s foreign loan capital; guaranteed borrowers.

4. Relevant agencies, organizations and individuals.

Article 4. Principles of managing and using the Accumulated Fund for Debt Repayment

1. To ensure publicity, transparency and compliance with the provisions of law; ensure safety, liquidity and efficiency in the management and use of the Fund s capital sources.

2. To associate the Fund management with the public debt management, ensure solvency of debt obligations of on-lending loans and handle risks arising from on-lending, government guarantees.

3. All expenses from the Accumulated Fund for Debt Repayment shall be subject to the decision of the competent authority, the foreign loan agreement, the contracts signed between the Ministry of Finance and the party receiving capital from the Fund, depending on the nature and characteristics of each expenditure specified in this Decree.

Article 5. Ensuring the Fund s foreign currency source

1. Based on the Fund s foreign currency receipts and expenses, the Minister of Finance shall make decision on the reconciliation of foreign currencies for the Fund from the State budget s foreign currency fund in case the foreign currency receipt source does not fully satisfy the Fund s foreign currency spending needs.

2. When the Fund s foreign currency receipts do not ensure expenses in foreign currencies and the State budget s foreign currency fund does not have enough foreign currency sources for payment, the Fund shall purchase foreign currencies from the State Bank of Vietnam or from commercial banks to maintain the source of foreign currency at least equal to Government’s one foreign debt repayment period in the fiscal year. The Minister of Finance shall make decision on purchasing foreign currency from commercial banks.

3. The State Bank of Vietnam shall have to ensure the balance of foreign currencies for the Fund on the basis of the proposal of the Ministry of Finance.

Article 6. Duties, powers and responsibilities of relevant agencies and organizations in Fund management

1. Duties and powers of the Prime Minister:

a) To make decision on the use of the Accumulated Fund for Debt Repayment to handle risks for on-lending amounts and government guarantees in accordance with Clause 4, Article 14 of the Law on Public Debt Management, including decisions on receiving advance capital, value of the advance capital, interest rate of the advance capital, time of advance capital repayment.

b) To make decision on the moratorium of the advance capital or the restructuring of the advance capital. To make decision on the use of the Fund to handle arising risks, including write-offs of principal, interest, penalty interest, and change of the advance capital interest rate when the recipient of the advance capital faces difficulties due to force majeure.

c) To make decision on the deduction of part of the guarantee fee, the on-lending fee and regulate the management and use of the funds deducted from the guarantee fee, the on-lending management fee for the public debt management operation.

2. Duties and powers of the Minister of Finance

a) To organize the management and implementation of receipts, expenses and use of the Accumulated Fund for Debt Repayment according to the provisions of Clauses 3, 4, 5, Article 56 of the Law on Public Debt Management and the provisions of this Decree.

b) To report to the Government in order that the Government reports to the Standing Committee of the National Assembly, the National Assembly on the situation of receipts and expenses, debt repayment obligations, the reasons that the Fund does not have sufficient resources to pay debts, proposal of solutions according to regulations of law on the state budget in case the Fund does not have sufficient resources to pay debts after applying risk treatment measures in accordance with the Law on Public Debt Management.

c) To make decision on extension of advance capital recovery in case the obligor has difficulty in debt repayment in accordance with the Government s Decree on provision and management of government guarantees and the Government s Decree on the on-lending ODA and foreign preferential loans.

d) To report to the Prime Minister for consideration and decision on the moratorium and restructuring of advance capital loans when the recipient has difficulty in repaying debts according to the Government s Decree on grant and management of government guarantees, the Government s Decree on the on-lending of ODA and foreign preferential loans of the Government.

dd) To make decision on the selection of domestic commercial banks to make term deposit, entrust the Fund management.

e) To approve the annual plan of receipts and expenses of the Fund.

3. Responsibilities of relevant agencies and organizations:

a)The agency authorized to perform the on-lendingis responsible for urging and recovering the on-lending debt from the sub-borrower and promptly and fully repaying it to the Fund.

b) The sub-borrower is responsible for managing and using the on-lending capital for the right purpose, repaying the on-lending directly or through an authorized agency on time and in full.

c) The recipient of the advance capital is responsible for using the advance capital for the right purpose, repaying on time, fully due debt obligations to the Fund as per the agreement or advance principal contract. To fully and promptly periodical report to the Ministry of Finance in accordance with law. To comply with sanctions as prescribed by law and under the capital advance agreement in case of failing to fulfill related obligations.

d) The agency receiving and managing the Fund s temporary idle capital is responsible for managing and using the Fund s temporarily idle capital to ensure safety, law compliance, and repay principal and interest to the Fund fully and on time as agreed.


Chapter II

MANAGEMENT OF RECEIPTS AND EXPENSES OF THE ACCUMULATED FUND FOR DEBT REPAYMENT

Article 7. Receipts and expenses of the Accumulated Fund for Debt Repayment

1. Contents of the receipts:

a) Recovery of on-lending debt (including principal, interest, penalty interest and fees).

b) Collection of provisions against risks for on-lending.

c) Collection of on-lending management fee (the part enjoyed by the Ministry of Finance under the Government s Decree on the on-lending of official development assistance (ODA) loans and foreign preferential loans of the Government).

d) Guarantee fee and penalty interest on late payment for the guarantee fee (if any).

dd) Recovery of advance capital from the Accumulated Fund for Debt Repayment.

e) Collection from debt restructuring, debt portfolio operations.

g) Collection from interest of deposits, loans,capital management
entrustment charges and investments of the Fund
.

h) Other lawful receipts.

2. Contents of the Fund s expenses:

a) Repayment of foreign debts (principal, interest), fees (if any) for the on-lending loans. In case the state budget has advanced sources to repay foreign debts, the Accumulated Fund for Debt Repayment is responsible for repaying the state budget for the amount repaid in advance.

b) Advance capital to repay foreign debts for on-lending loan or government guarantees under decisions of the Prime Minister.

c) Expenses for risk handling under decisions of the Prime Minister.

d) Expenses for public debt management operations from the on-lending management fee and guarantee fee according to the Prime Minister s regulations on the principle of not overlapping with the regular expenditure estimates guaranteed by the state budget.

dd) After balancing the use of the expenses specified at Points a, b, c, d, Clause 2 of this Article, the Fund may use the temporarily idle capital to lend to the state budget, invest in idle capital and purchase government bonds in accordance with the Law on Public Debt Management and this Decree.

Article 8. Planning the Fund s receipts and expenses

1. The Fund shall make annual plans on receipts and expenses and report to the Minister of Finance for decision as a basis for implementation.

2. The Fund s receipt and expense plans shall comply with the provisions of Article 9 of this Decree.

 Article 9. Contents of the Fund s annual receipt and expense plans

1. The Fund s annual receipt plan includes:

a) Planned recovery of on-lending debt (including on-lending management fee) according to the on-lending term of the on-lending contracts and annually, based on reports of the sub-borrower and the agency authorized to perform the on-lending on situation and plan of disbursement, debt repayment, on-lending outstanding loan.

b) Expected receipt of guarantee fees under the government guarantee issue agreements, based on the obligor s report on the situation and plans for disbursement, debt repayment, and outstanding loans guaranteed by the Government.

c) Expected receipts from debt restructuring, debt list restructuring, deposit interest, lending, capital management entrustment and investment, and other lawful receipts of the Fund in accordance with regulations.

2. The Fund s annual expenditure plan includes:

a) Expected state budget repayment plan that is built on the basis of the Government s foreign debt repayment plan for on-lending loans under foreign loan agreements.

b) Expected advance capital amounts from the Fund for government-guaranteed loans that have difficulty in repaying debts, debt restructuring projects, and debt lists approved by competent authorities.

c) Expected use of the Fund s capital resources (including expenses for public debt management operations) according to the decision of competent authorities.

3. For any change that affects the plan of receipts and expenses of the Fund in the course of implementation, the Ministry of Finance shall decide to adjust the plan of receipts and expenses of the fund accordingly, serving as a basis for implementation.

Article 10. Implementing receipts of the Fund

1. Loans to be recovered from on-lending loans, on-lending management charges, and the government s on-lending risk reserve shall be implemented as follows:

a) For on-lending loans through on-lending authorized agencies: Based on the on-lending authorization contracts, the on-lending agencies shall recover principal, interest, penalty interest and charges (if any), on-lending risk provisions from the on-lending sub-borrowers, after deducting part of on-lending management fee and on-lending risk reserve to which the on-lending agencies are entitled to enjoy and repay to the Fund in accordance with the Government s Decree on the on-lending of ODA and foreign preferential loans of the Government.

b) For on-lending loans authorized to state-owned banks for social policies to monitor debt collection: the state-owned bank for social policies shall recover principal, interest and fees (if any), on-lending risk provisions from the project on the due date of debt repayment as prescribed and consolidate debt collection and return to the Fund on a monthly basis after deducting the on-lending fee and on-lending risk provisions to which the state-owned bank for social policies are entitle to enjoy. The deadline to repay to the Fund is the 5th of each month for the recovery amounts of the previous month. At the same time, to send a detailed report on the recovery amounts of principal, interest, fees and late payment penalty interest of each project. For the December’s debt recovery amounts payable to the Fund before December 25, the official December repayment amount will be compared and remitted to the outstanding balance (if any) in January of the following year.

c) For on-lending amounts directly signed between the Ministry of Finance and the sub-borrower: Based on the provisions of the on-lending contract, the sub-borrower shall directly repay payable amounts (principal, interest, fees, on-lending management fees, on-lending risk provisions) to the Fund fully and on time.

d) In case the sub-borrower can only partially repay the due debt obligation, the order of priority for debt deduction shall be as follows: late payment penalty interest, overdue interest, due interest, overdue principal, due principal.

2. Collection of government guarantee fee: Based on the obligor s written commitment with the guarantee-issuing agency, the obligor shall directly pay the guarantee fee to the Fund. The payment of guarantee fees to the Fund complies with the Government s Decree on provision and management of government guarantees.

3. Recovery of the advance capital from the Fund:

a) The recipient of the advance capital shall return to the Fund the advance amount, including principal, interest, late payment penalty interest and fees (if any) in accordance with the advance capital contract signed between the Ministry of Finance and the party receiving the advance capital.

b) Within 10 days from the due date of the payment under the advance capital Contract or the signed agreement, if the Fund does not receive the repayment amount, the recipient must bear late payment penalty interest for the late payment amount. The interest rate for late payment is equal to 150% of the interest rate specified in the capital advance contract.

c) In case the advance capital receiving party can only partially repay a due debt obligation, the order of priority for debt deduction is specified at Point d, Clause 1 of this Article.

4. The deposit interests or interests from the Fund s temporary idle capital management entrustment shall be collected according to the specific provisions of the deposit contracts or entrustment contracts.

5. Other lawful receipts: shall comply with the provisions of law and approved by competent authorities.

6. The Fund shall separately account the Fund s receipts and expenses, and at the same time separately account the receipts and expenses from the on-lending risk provisions.

Article 11. Repaying to the state budget

1. Monthly, the Fund shall repay the state budget the foreign debt repayment obligations of the on-lending loans already paid in advance by the state budget to foreign creditors under the loan agreement (or loan contracts).

2. The time of the Fund s repayment to the state budget on the 10th of the following month at the latest, for December expected repayment, it will be returned to the state budget before December 30. The official payment for December will be collated and the balance (if any) shall be returned in January of the following year.

Article 12. The advance capital to repaying the debt on behalf of the obligor

1. The advance capital from the Fund to repay the debt on behalf of the obligor in the event that the obligor has temporary or long-term difficulties, is unable to fulfill the due debt obligations of the loan or loan of government-guaranteed bond issuance shall comply with a decision of a competent authority specified in the Government s Decree on provision and management of government guarantees.

2. The obligor, the parent company (if any) must sign a compulsory loan contract with the Fund management agency in accordance with the provisions of the Government s Decree on provision and management of government guarantees.

3. The obligor shall fully and promptly repay the due debt obligations to the Fund in accordance with the conditions in the advance capital contract signed with the Ministry of Finance. In case the recipient can only partially repay a due debt obligation, the order of priority for debt deduction is specified at Point d, Clause 1, Article 10 of this Decree.

4. During the compulsory loan term of the Fund, the obligor must fully comply with the provisions of the Decree on provision and management of government guarantees.

5. In case the obligor is in difficulty, is unable to pay due debt obligations to the Fund, based on a decision of a competent authority on debt moratorium and rescheduling for the obligor, the Fund management agency signs a contract or agreement with the obligor on the debt moratorium and rescheduling.

Article 13. Lending to the state budget

1. The Minister of Finance shall make decision on the use of the Fund s temporary idle capital to lend to the state budget. Term and interest conditions are decided by the Minister of Finance for each loan.

2. Based on the Finance Minister s approval on lending to the state budget, the Fund management agency shall sign the loan contract with the state budget.

3. The state budget management agency shall be responsible for arranging the full and timely repayment of the due debt obligations to the Fund in accordance with the provisions in the contract signed with the Fund management agency.

Article 14. Purchasing government bonds

1. The level of buying government bonds must not exceed 10% of the Fund s idle capital and must ensure the Fund s solvency.

2. The Minister of Finance shall decide the use of the temporarily idle source to buy and redeem government bonds for a term.

Article 15. Term deposits, capital management entrustment at domestic commercial banks

1. The Fund carries out term deposits, entrust the Fund s capital management at domestic commercial banks decided by the Minister of Finance in the rating list of banks provided by the State Bank of Vietnam (if any) or rated in term of prestige by an international credit rating organization.

2. The Fund s term deposit, capital management entrustment must ensure safety, liquidity and efficiency.

3. The Fund s profits from the use of temporary idle capital and the debt restructuring interests are accounted separately and used to supplement the Fund s capital source.

Article 16. Advance capital for the restructuring of Government’s debts and debt portfolios

1. The Fund shall advance the capital to restructure Government’s debts and debt portfolios and government-guaranteed debts under a scheme approved by a competent authority according to the provisions of Point c, Clause 4, Article 56 of the Law on Public Debt Management.

2. The capital advance of the Fund for debt restructuring of a government-guaranteed loan, on-lending of the ODA capital or foreign preferential loans of the Government shall comply with the debt structuring scheme approved by the
Government.

Article 17. Expenses for public debt management operations

The Fund shall deduct part of the guarantee fee and on-lending management fee to cover public debt management under the Prime Minister s decision.

Article 18. Managing the risks of the Fund’s operations

1. In case the Fund s source is insufficient for payment, expenses, the offset of the temporary source shortage shall be handled as follows:

a) Recovering in advance the term deposits at commercial banks.

b) Recovering capital management entrustments.

c) Selling out government bonds being held by the Fund (if any).

2. In the course of implementing the Fund s activities, in case of difficulties in recovering the advance funds, the Ministry of Finance shall formulate a settlement plan according to the prescribed regime. In case this is beyond the authority of the Ministry of Finance, the Ministry of Finance shall submit to the Prime Minister for decision or reporting to competent authorities for consideration and decision.

3. In case the Fund does not have sufficient resources to pay debts after applying risk handling measures as prescribed, the Ministry of Finance shall sum up and report to the Government for reporting to competent authorities for consideration and decision according to regulations specified in Clause 7, Article 56 of the Law on Public Debt Management.

4. The Minister of Finance shall make decision on measures to deal with shortages of the Fund s resources specified in Clause 1 of this Article.

Article 19. Expenses for handling risks of on-lending of ODA loans, foreign preferential loans and government guarantees

1. The Fund shall make expenses for handling risks of ODA on-lending loans or foreign preferential loans of the Government in the following cases:

a) Repaying foreign loans for on-lending loans during the on-lending moratorium period.

b) Repaying foreign loans for the on-lending items to be written off.

c) Debt settlement of Government-guaranteed projects.

2. The Fund shall make expenses from the Fund source according to the Decision of the competent authority on permitting the debt moratorium, debt write-off, debt settlement.

 

Chapter III

FUND REPORT AND AUDIT

Article 20. Reporting regime

1. Annually, or upon request, the Ministry of Finance shall report to the Government so that it shall report to the National Assembly, the Standing Committee of the National Assembly, the President on the management and use of the Accumulated Fund for Debt Repayment in the joint report on public debt according to the provisions of Point dd, Clause 1, Article 60 of the Law on Public Debt Management.

2. Annually, the Fund prepares reports on the Fund s operation and financial statements. The report preparation and approval time is at the latest before March 31 of the year after the reporting year.

3. Quarterly, before the 10th of the first month of the following quarter, the Fund shall make a report on the situation of receipts and expenses in the previous quarter, the Fund s balance and accumulated amounts from the beginning of the year.

4. On-lending agencies shall report to the Ministry of Finance monthly, quarterly and annually on the on-lending capital recovery, recovery of on-lending management fee, on-lending risk and Fund repayment according to each on-lending project. The reporting time limit is the 5th of the following month for monthly reports, the 15th of the first month of the following quarter for quarterly reports; and before January 31 of the following year for annual reports.

5. The Ministry of Finance shall give instructions on the form of reports on the situation of projects that the Accumulated Fund for Debt Repayment must be paid on behalf of; the situation of managing, using the Accumulated Fund for Debt Repayment.

Article 21. Data comparison

The Fund is responsible for comparing annual data with relevant agencies and organizations, including:

1. Comparing with on-lending agencies and direct on-lending receiving projects on the recovery amounts of on-lending loans.

2. Comparing with government-guaranteed loan projects on the guaranteed debt balance and payable and paid guarantee fees.

3. Comparing with the state budget the amount paid by the state budget for the Government s on-lending loans, the amount which the Fund has returned to the state budget.

4. Comparing with the units advanced or loaned by the Fund according to the provisions of this Decree.

5. Comparing with financial and credit institutions providing deposit services or entrusted asset management services for the Fund.

Article 22. Auditing the Fund

The Fund is subject to the State Audit s audit during the state budget audit or the subject audit on public debt in accordance with Article 18 of the Law on Public Debt Management.

 

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 23. Effect

1. This Decree takes effect on July 1, 2018.

2. Decision No. 01/2013/QD-TTg dated January 7, 2013 of the Prime Minister on the establishment, management and use of the Accumulated Fund for Debt Repayment expires from the effective date of this Decree.

Article 24. Transitional provisions

1. Advance capital contracts, loan contracts, term deposit contracts, andinvestment entrustment contractsof the Fund signed before the effective date of this Decree shall comply with the provisions of Decision No. 01/2013/QD-TTg of the Prime Minister on the establishment, management and use of the Accumulated Fund for Debt Repayment.

2. Amendment and supplementation of capital advance contracts, loan contracts, term deposit contracts, and investment entrustment contracts of the Fund as prescribed in Clause 1 of this Article and signed after the effective date of this Decree shall comply with the provisions of this Decree.

3. For receipts and expenses related to public debt management operations, they shall comply with the Prime Minister s Decision No. 05/2016/QD-TTg of March 5, 2016 until new regulations are issued.

Article 25. Implementation provision

Ministers, Heads of Ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, Presidents of People s Committees of provinces, centrally-affiliated cities, relevant businesses, organizations and individuals are responsible for the implementation of this Decree.

 

FOR THE GOVERNMENT

THE PRIME MINISTER

 

 

Nguyen Xuan Phuc

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decree 92/2018/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decree 92/2018/ND-CP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất